1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản Điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Võ Thị Hảo

64 2.1K 27
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản Điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Võ Thị Hảo

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC --------------- BÁO CÁO KHOA HỌC Đề tài: Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản Điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Thị Hảo Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Trần Khánh Thành Sinh viên thực hiện : Bùi Thị Như Hoa Lớp : K50-Văn học Hà Nội -2007 Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Thị Hảo LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Trần Khánh Thành, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp dỡ em thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã dạy dỗ, khích lệ và động viên em tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học. Đề tài của em chắc hẳn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô cùng các bạn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, 8 tháng 1 năm 2007. Tác giả Bùi Thị Như Hoa Bùi Thị Như Hoa-K50 Văn học 2 Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Thị Hảo PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài. Nghệ thuật là sản phẩm kỳ diệu, vĩ đại nhất của trí tuệ và tâm hồn nhân loại. Trong quá trình vận động và phát triển, nghệ thuật ngày càng thoả mãn những yêu cầu đa dạng, phong phú của đời sống tinh thần con người đồng thời khẳng định tính độc lập của nó trước thực tiễn. Sở dĩ nghệ thuật cần thiết bởi vì chính trong nghệ thuật, con người đã tìm thấy sự biểu hiện cao nhất và đầy đủ nhất những khả năng nhiều mặt của mình. Đó là văn học, âm nhạc, hội hoạ, là điêu khắc, kiến trúc… và sau này là sân khấu điện ảnh. Các loại hình nghệ thuật có mối quan hệ qua lại, tác động và thâm nhập lẫn nhau. Một khuynh hướng văn nghệ có thể phát triển và lây lan trong nhiều ngành nghệ thuật như: chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa ấn tượng, chủ nghĩa hiện sinh, … trong đó mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh trong gia đình nghệ thuật được coi là một trong những “duyên phận” kỳ diệu và đáng chú ý nhất. Văn học đã trở thành một nguồn rất quan trọng cho sự phát triển của điện ảnh. Rất nhiều các tác phẩm điện ảnh kinh điển trên thế giới và cả ở Việt Nam đã được chuyển thể từ các tác phẩm văn học nổi tiếng . Điện ảnh đã biết khai thác mảnh đất màu mỡ của văn học để làm cái nôi cho sự phát triển của mình. Đến nay điện ảnh đã ra đời hơn một thế kỷ. So với các loại hình nghệ thuật khác như văn học, âm nhạc, hội hoạ, sân khấu, kiến trúc… thì đây là một ngành nghệ thuật trẻ tuổi nhất. Mặc dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng điện ảnh đã đạt được vàn những thành tựu tuyệt vời. Đó là do điện ảnh không chỉ dựa vào sự phát triển của kỹ thuật, công nghệ, mà còn thừa hưởng tinh hoa của tất cả các loại hình nghệ thuật có trước. Bên cạnh đó, điện ảnh còn tác động ngược trở lại vào các ngành nghệ thuật, đặc biệt là văn học, và khai sinh ra một lĩnh vực hoạt động mới trong đời sống văn học là sáng tác truyện phim, các thủ pháp, ngôn Bùi Thị Như Hoa-K50 Văn học 3 Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Thị Hảo ngữ của điện ảnh lần lượt được “chuyển thể” vào tác phẩm văn học tạo nên một diện mạo mới lạ, đầy sức sống cho một thể loại mới - kịch bản điện ảnh. Tuy nhiên từ văn học sang điện ảnh không phải là một con đường bằng phẳng, nó đầy những khó khăn, phức tạp và thử thách đối với những người yêu nghề, trong nghề. Vậy khi tác phẩm văn học được chuyển thể sang kịch bản điện ảnh, nó đã khai thác và chuyển hoá những gì? Nó có những biến đổi ra sao và có bảo toàn được tính văn học nữa không? Điện ảnh đã tác động vào văn học như thế nào ?… Lựa chọn đề tài về sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản phim truyện, chúng tôi những mong tìm hiểu và lý giải được phần nào những mối quan hệ đa chiều, phức tạp đó. Sinh năm 1956 tại Nghệ An, tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, nhà văn Thị Hảo đã bắt đầu xuất hiện trên văn đàn từ thập niên 90 cho tới nay. Những năm gần đây, tên tuổi của cô càng nổi tiếng hơn với những tập truyện ngắn: Goá phụ đen, Hồn trinh nữ, Người sót lại của rừng cười, Những chuyện không nên đọc lúc nửa đêm… , tiểu thuyết Giàn thiêu và sắp tới sẽ là Dạ tiệc quỷ… các tác phẩm của cô được đánh giá là độc đáo và đậm tính nhân văn. Thị Hảo không chỉ là một nhà văn tài năng mà còn là một nhà báo có tên tuổi với những bài báo nóng bỏng, mang tính thời sự về điện ảnh nước nhà. Nhưng có lẽ món quà đặc biệt nhất mà gần đây cô đã dành cho độc giả hâm mộ, đó là cuốn Kịch bản phim truyện với xêri ba kịch bản đã được NSND, đạo diễn điện ảnh Huy Thành nhận xét là những kịch bản “viết rất có nghề (điện ảnh)… Ngôn ngữ điện ảnh nhuần nhuyễn với những chi tiết hiển thị đắt giá…”. Đó chính là lý do mà chúng tôi lựa chọn kịch bản phim truyện của Thị Hảo làm đối tượng nghiên cứu cho đề tài của mình. Bùi Thị Như Hoa-K50 Văn học 4 Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Thị Hảo 2. Lịch sử vấn đề: Sự ảnh hưởng, tác động của văn học với điện ảnh, điện ảnh với văn học chưa được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức. Qua khảo sát, chúng tôi thấy vấn đề này được đề cập đến trong một số cuốn sách của các nhà phê bình, nghiên cứu điện ảnh của Liên Xô như Văn học với điện ảnh của Vai-Sphen, M.Rôm, I.Khâyphítxơ, E.Gabơrilôtritru; Tiết diện vàng màn ảnh của X.Prêilich… Các cuốn sách này đã phân tích một số khía cạnh về đặc trưng ngôn ngữ văn học và điện ảnh, phương pháp biểu hiện của truyện phim, thành phần văn xuôi trong truyện phim… Và mới mẻ nhất là những cuốn sách của các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ Hướng dẫn viết kịch bản của Tom Holden, Nghệ thuật viết kịch bản phim truyện của John W.Bloch, William Fadimen, Lois Peyser… Bên cạnh đó, vấn đề này còn được bàn đến trong một số bài báo như: - Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh (Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 12-2002), Minh Trí. - Từ văn học đến điện ảnh (Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 2 năm 2001), Hương Nguyên. - Từ Văn học đến điện ảnh (Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, số 6/1999), Phạm Vũ Dũng. Các bài báo trên chủ yếu chỉ ra những nét khái quát về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh, đặc biệt là vai trò của văn học với điện ảnh. Và có phân tích ít nhiều đến sự chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản điện ảnh. Vì vậy để có được một cái nhìn tương đối đầy đủ về sự chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản điện ảnhmột điều tương đối khó khăn đối với chúng tôi khi thực hiện đề tài này. Bùi Thị Như Hoa-K50 Văn học 5 Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Thị Hảo Mặt khác, cuốn Kịch bản phim truyện của Thị Hảo lại là lần đầu tiên được công bố (vào quý 3/2006) nên chưa có một công trình nào nghiên cứu. Chỉ có những bài viết đăng trên các báo, tạp chí giới thiệu đôi nét về sáng tác, văn phong và suy ngẫm của nhà văn về đời, về nghề. Lịch sử vấn đề như vậy quả thực là một thử thách của chúng tôi. 3. Mục đích, ý nghĩa đề tài: Từ việc phân tích bản chất của văn học và điện ảnh, đặc trưng ngôn ngữ thể loại cũng như mối quan hệ đa chiều giữa văn học và điện ảnh, chúng tôi muốn xem xét, tìm hiểu sự biến thể của văn học khi đi vào môi trường điện ảnh thông qua việc chuyển thể truyện ngắn sang kịch bản phim truyện của nhà văn Thị Hảo. Qua đó chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của tác phẩm văn học (mà đại diệntruyện ngắn) với kịch bản điện ảnh (đại diệnkịch bản phim truyện). Đồng thời thấy được những thành công và hạn chế của kịch bản phim truyệnnhà văn Thị Hảo đã chuyển thể từ truyện ngắn của mình và phần nào tìm hiểu được phong cách độc đáo của nhà văn. 4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu. 4.1. Phạm vi nghiên cứu: Cuốn Kịch bản phim truyện của nhà văn Thị Hảomột xêri ba kịch bản: Con dại của đá, Mùa thu kiếp sau, Biển cứu rỗi. Trong đó, kịch bản Mùa thu kiếp sau được tác giả viết trực tiếp thành kịch bản không qua chuyển thể một tác phẩm văn học nào. Vì vậy chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu hai kịch bản phim truyện là Con dại của đá và Biển cứu rỗi được chuyển thể từ hai truyện ngắn cùng tên in trong hai tập truyện ngắn là Goá phụ đen và Người còn sót lại của rừng cười. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Bùi Thị Như Hoa-K50 Văn học 6 Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Thị Hảo Nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa tác phẩm văn học và kịch bản điện ảnh cũng như những “kỹ thuật” của việc chuyển thể, chúng tôi đã lựa chọn và kết hợp các phương pháp, thao tác nghiên cứu khoa học như: - Phương pháp phân tích - tổng hợp. - Phương pháp phân loại - thống kê. - Phương pháp khảo sát - so sánh. - Phương pháp mô tả 5. Bố cục báo cáo: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Bản chất của văn học và điện ảnh. Chương 2: Mối quan hệ sâu sắc giữa văn học và điện ảnh. Chương 3: Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản phim truyện trong một số tác phẩm của nhà văn Thị Hảo. Trong đó, chúng tôi lấy chương 1, chương 2 làm hệ quy chiếu để tìm hiểu chương 3, đó cũng là trọng tâm nội dung của đề tài. 6. Quy cách trình bày: - Tên các loại tác phẩm: In nghiêng không đậm. - Viết tắt - Nxb = Nhà xuất bản. - Thông tin trong ngoặc vuông thứ tự là: Số thứ tự tài liệu đã dẫn, ở trang thứ… Bùi Thị Như Hoa-K50 Văn học 7 Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Thị Hảo PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: BẢN CHẤT CỦA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH “Tìm hiểu tính đặc thù của nghệ thuật không có nghĩa là tìm ra đường biên ranh giới giữa nghệ thuật và các hình thái ý thức xã hội khác mà chủ yếu chỉ ra những thuộc tính cơ bản, loại biệt của nghệ thuật” [5; 13]. Văn học và điện ảnh là hai loại hình nghệ thuật độc lập, tồn tại song song và tương hỗ lẫn nhau. Chúng ta thường nghe thấy những mệnh đề: “Chất văn học trong điện ảnh” hay “chất điện ảnh trong văn học”… Vậy bản chất của văn học và điện ảnh thực sự là gì? Đặc trưng ngôn ngữ thể loại và chất liệu của chúng như thế nào? Chúng tôi sẽ dành toàn bộ nội dung chương 1 để tìm hiểu những vấn đề đó và rút ra những nét so sánh cơ bản về hai loại hình nghệ thuật này. 1. Bản chất của văn học. 1.1. Thuật ngữ văn học: Nghệ thuật là một hình thái ý thức xã hội, nó là một “sản phẩm thẩm mỹ độc đáo nảy sinh trong quá trình sáng tạo theo quy luật cái đẹp” [5; 13]. Phương tiện phản ánh hiện thực của nghệ thuật chính là các hình tượng nghệ thuật. Hơn 2000 năm trước đây Arittốt, nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã chú ý đến đặc trưng nổi bật của nghệ thuật là sự “mô phỏng tự nhiên”, bao hàm việc tái hiện cuộc sống bằng hình tượng. Nhưng mỗi loại hình nghệ thuật có cách “mô phỏng tự nhiên khác nhau”, nó được quy định bởi chất liệu của loại hình. Đặc trưng của mỗi loại hình nghệ thuật, xét đến cùng, là bắt nguồn từ chất liệu của nó. Và người ta đã đưa ra những khái niệm về thuật ngữ văn học cũng chính từ nhân tố này. Nếu chất liệu của hội hoạ là màu sắc và đường nét, của âm nhạc là tiết tấu và âm thành, của vũ đạo là hình thể và động tác, … tức đều tồn tại dưới trạng thái vật chất thì chất liệu của văn học là ngôn từ. “Văn học là nghệ thuật ngôn từ” [ 6; 377], hay văn học là “loại hình nghệ thuật sáng tạo bằng ngôn từ” [11; Bùi Thị Như Hoa-K50 Văn học 8 Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Thị Hảo 275]. Như vậy văn học lấy ngôn từ làm chất liệu để phản ánh đời sống xã hội và thể hiện sự nhận thức và sáng tạo của con người. Tuy nhiên cần phải thấy rõ tính đặc thù của chất liệu nghệ thuật ngôn từ. Chất liệu của các loại hình nghệ thuật khác, xét cho cùng, đều do thiên nhiên cung cấp cho người nghệ sĩ, đó là gỗ, đá, kim loại, sơn màu, âm thanh và cả cơ thể con người để tạo nên các tác phẩm điêu khắc, kiến trúc, hội hoạ, vũ đạo… nhưng chất liệu của văn học thì hoàn toàn do con người tạo ra. Đó là ngôn ngữ, hay nói cách khác là ngôn từ. Những từ ấy tồn tại một cách khách quan trong đời sống hàng ngày. Letssing đã phân biệt chính xác khi cho rằng hội hoạ sử dụng “các vật thể và màu sắc tồn tại trong không gian làm phương tiện và ký hiệu, còn thơ ca thì sử dụng âm thanh phát ra từ tiếng lần lượt trong không gian”. Bởi vậy, nếu chúng ta không biết thứ ngôn ngữ viết trong tác phẩm văn học thì chúng ta sẽ không thể nào hiểu được nội dung của nó. Bản chất xã hội lịch sử của văn học với cách là hình thái ý thức xã hội đặc thù được xác định bằng các khái niệm như “tính hiện thực”, “tính nhân loại”, “tính giai cấp”, “tính tưởng”, “tính khuynh hướng”, “tính Đảng”, “tính nhân dân”… Nhưng văn học khác với các hình thái ý thức xã hội như chính trị, triết học, đạo đức… còn ở đối tượng nhận thức và nội dung của nó. Văn học là sự phản ánh của đời sống nên văn học lấy con người làm đối tượng nhận thức trung tâm. Văn học nhận thức con người trong tính tổng hợp, toàn vẹn, sống động trong các mối quan hệ đời sống phong phú và phức tạp của nó trên các phương diện thẩm mỹ. Trong các tác phẩm văn học, nhà văn không chỉ đưa ra những nhận thức khách quan mà còn bộc lộ tưởng, tình cảm, ước mơ, khát vọng của mình đối với con người và cuộc sống. Do đó “nội dung của văn học là sự thống nhất biện chứng giữa phương diện chủ quan và phương diện khách quan” [11 ; 276]. Đối tượng và nội dung đặc thù đòi hỏi văn học phải có phương thức chiếm lĩnh và biểu đạt riêng, đó là hình tượng nghệ thuật. Hình tượng nghệ thuật làm Bùi Thị Như Hoa-K50 Văn học 9 Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Thị Hảo cho văn học gần gũi với các loại hình nghệ thuật khác. Tuy nhiên do mỗi loại hình sử dụng một chất liệu khác nhau nên hình tượng của chúng có những điểm riêng biệt. Tóm lại, văn học là nghệ thuật ngôn từ, thứ nghệ thuật có những hình tượng không trực tiếp trông thấy, nghe thấy được mà chỉ hiện lên trong trí tưởng tượng của chúng ta. Với tất cả những khả năng kỳ diệu của mình, ngôn từ đã đem lại cho văn học những đặc trưng độc đáo, giúp khu biệt văn học với các loại hình nghệ thuật và các hình thái ý thức xã hội khác. 1.2. Đặc trưng của ngôn ngữ văn học: 1.2.1. Tính “phi vật thể” của hình tượng ngôn từ: Do lấy ngôn từ làm chất liệu nên văn học gắn với kiểu hình tượng “phi vật thể”, có khả năng tác động vào trí tuệ, vào liên tưởng của con người. Sở dĩ có thể xây dựng được hình tượng nghệ thuật đặc biệt như vậy vì các từ, hay nói đúng hơn là sự kết hợp của các từ có khả năng chỉ ra hoặc làm cho người đọc nhớ đến bất kỳ một sự vật, hiện tượng nào trong giới tự nhiên, xã hội và ý thức con người. Văn học khác với các loại hình nghệ thuật khác ở chỗ các hình tượng của nó không được cảm thụ trực tiếp bằng các giác quan: Thị giác, thính giác… Chúng ta có thể trực tiếp nhìn thấy bức tranh Người đàn bà xa lạ, nghe điệu nhạc Sông Danube xanh, tận mắt thấy điệu múa Champa, tháp Ép phen… nhưng với các tác phẩm văn học thì không thể, bởi ngôn ngữ - chất liệu đặc thù của nó - không phải là vật chất hay vật thể, đó chỉ là những ký hiệu của nó mà thôi. Khi đọc hoặc nghe một tác phẩm văn học, chúng ta không nhìn thấy trực quan cái mà nhà văn mô tả, nhưng nhờ vào sức mạnh của trí tưởng tượng mà dường như chúng ta tái tạo lại được các hình tượng, biểu tượng mà văn bản chỉ ra. Bởi vậy các hình tượng văn học mới có tính “phi vật thể” như Lessing đã diễn đạt trong sách Laokoon. Bùi Thị Như Hoa-K50 Văn học 10 [...]... chuyển thể từ văn học sang kịch bản điện ảnh 2.2.1 Lịch sử vấn đề chuyển thể Dù khác biệt về loại hình, thậm chí khác biệt dòng kênh thông tin, song giữa văn học và điện ảnh vẫn có những tương đồng khiến chúng có thể chuyển Bùi Thị Như Hoa-K50 Văn học 35 Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Thị Hảo hoá sang nhau, từ đó mà “khai sinh” ra kịch bản điện. .. phẩm điện ảnh Trong tác phẩm điện ảnh, dòng chảy thời gian (sự hồi tưởng về quá khứ diễn biến ở hiện tại, mơ tưởng đến tương lai) hay hình ảnh không gian sống động … đều là những cách thể hiện được học hỏi từ văn học Bùi Thị Như Hoa-K50 Văn học 32 Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Thị Hảo Một tác phẩm văn học có thể được đưa lên màn ảnh nhiều lần... tượng Chỉ cần một xúc cảm, một tâm trạng, một suy nghĩ của con người trước cuộc sống cũng đủ để nhà vănthể tạo nên những bức tranh sinh động, cụ thể về hiện thực Bùi Thị Như Hoa-K50 Văn học 12 Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Thị Hảo Đây cũng chính là một thế mạnh của văn học với cách là một loại hình nghệ thuật bằng ngôn từ, và cũng là... giả Các kịch bản: Mối tình qua những bức thư, Bài ca người lính, Bài thơ biển, Tsapaev… cũng Bùi Thị Như Hoa-K50 Văn học 33 Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Thị Hảo như các kịch bản xuất sắc của điện ảnh Pháp, của điện ảnh tân hiện thực Italia… đã được xem là những quyển sách best seller trong nhiều năm ở Liên Xô và hầu như tất cả các kịch bản đó... học 30 [ 26 ; 33 ] Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Thị Hảo CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ SÂU SẮC GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆN ẢNH Không có quá khứ cổ điển riêng cho mình, điện ảnh đã tìm kiếm được nó bằng cách bắt rễ vào nền văn học Và cũng chính điện ảnh đã tác động trở lại vào văn học, đem lại cho văn học một đời sống và một diện mạo mới 1 Văn học - nguồn nguyên... sinh Điện ảnhmột nghệ thuật Nằm trong cấu trúc văn hoá và truyền thông đại chúng 2.2 Đặc trưng ngôn ngữ điện ảnh: Bùi Thị Như Hoa-K50 Văn học 19 Kỹ thuật và công nghệ Kinh tế và thương mại Tính giải trí Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Thị Hảo Điện ảnhmột loại hình tổng hợp nên ngôn ngữ của nó cũng là ngôn ngữ tổng hợp, bao gồm ngôn ngữ của. .. xung đột kịch gây cấn Bùi Thị Như Hoa-K50 Văn học 34 Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Thị Hảo Để có được một kịch bản hay, nhà biên kịch phải biết tường tận mối quan hệ giữa phần văn xuôi và phần lời thoại, đồng thời phải biết điều chỉnh hợp lý hai thành phần này theo thiên hướng nhiều hình ảnh, ít lời thoại Và kịch bản thì tốt nhất chỉ có một chủ... rằng điện ảnh có 8 thuộc tính cơ bản: điện ảnhmột nghệ thuật tổng hợp, có tính chất quần chúng, tính dân tộc và tính quốc tế, tính giải trí, tính kinh tế thương mại và mang giá trị tưởng nhân sinh sâu sắc Điện ảnh là con đẻ của Bùi Thị Như Hoa-K50 Văn học 15 Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Thị Hảo khoa học kỹ thuật - công nghệ và nằm trong. .. Nó có thể xoá mờ, kể chuyện, miêu tả Với thuật bố Bùi Thị Như Hoa-K50 Văn học 21 Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Thị Hảo trí ánh sáng phù hợp, gương mặt xấu xí nhất, sự biểu hiện ngô nghê nhất cũng có thể toả ra vẻ đẹp của sự thông minh” Cùng với ánh sáng là màu sắc, một cấu tạo quan trọng của cảnh để tạo nên hình ảnh Bộ phim Play Time của Jacques... Bùi Thị Như Hoa-K50 Văn học 25 Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Thị Hảo kĩ năng thuộc lĩnh vực ngôn từ, trực diện bút ngữ như tiểu thuyết Trong loại hình nghệ thuật thứ bẩy này, lời thoại cùng với hình ảnh và các yếu tố khác tạo nên hình tượng nhân vật có sức biểu cảm cao, góp phần tạo xung đột kịch tính của phim truyện Tuy vậy, tác phẩm điện ảnh

Ngày đăng: 19/04/2013, 20:22

Xem thêm: Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản Điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Võ Thị Hảo

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w