Vài nét so sánh văn học và điện ảnh.

Một phần của tài liệu Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản Điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Võ Thị Hảo (Trang 28 - 31)

Cùng trong gia đình nghệ thuật, kế thừa và học hỏi lẫn nhau nên văn học và điện ảnh đã có những điểm tương đồng: đều lấy con người với những biến động từ cuộc sống và thế giới xung quanh làm đối tượng thẩm mỹ, có khả năng phong phú trong việc xử lý không gian và thời gian, vận dụng các thủ pháp nghệ thuật…. Nhưng do chất liệu khác nhau mà văn học và điện ảnh cũng có những điểm khác nhau.

Lấy ngôn từ làm chất liệu văn học có thế mạnh trong việc xây dựng các hình tượng “phi vật thể” với những phương pháp nghệ thuật miêu tả, so sánh, ẩn

dụ… mà các loại hình nghệ thuật khác khó có thể thực hiện được. Và với khả năng vô tận của ngôn từ, văn học có thể thâm nhập vào ngõ ngách của thế giới nội tâm con người, diễn tả những ý niệm mơ hồ nhất. Đây vừa là thế mạnh và cũng vừa là hạn chế của nghệ thuật ngôn từ. Văn học xây dựng hình tượng nghệ thuật mà ta không thể trực tiếp trông thấy, nghe thấy, nó chỉ hiện lên trong trí tưởng tượng của chúng ta, nó như một “ảo giác” Secnưsepxki đã nhận xét rằng vì các hình tượng nghèo hơn và yếu hơn so với các tri giác cảm tính trực tiếp mà thơ ca tỏ ra thua kém rõ rệt các nghệ thuật khác về sức mạnh và độ sáng rõ của các ấn tượng chủ quan.

Nhường bước các loại hình nghệ thuật khác về khả năng gây tác động có tính chất tập trung đối với giác quan, thơ ca lại nổi bật hẳn lên về độ sâu sắc và tính tích cực của tư duy. Bởi vậy, thơ ca được cho là “mức quá độ giữa nghệ thuật và tư duy khoa học” [ 19; 125 ].

Còn tác phẩm điện ảnh, sản phẩm của loại hình nghệ thuật tổng hợp, bao hàm nhiều ngôn ngữ khác nhau: ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ âm nhạc, ngôn ngữ hội hoạ… Chính khả năng này của điện ảnh đã “hấp thụ” những kiểu miêu thuật đa dạng của các loại hình nghệ thuật khác, mang đến cho chúng ta một cách toàn vẹn và sinh động hiện thực cuộc sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất, tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến thị giác, thính giác, xúc giác… của người xem. Đặc trưng này của điện ảnh gắn liền với tính tạo hình của nó.

Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng “tiềm năng tạo hình của ngôn từ văn học có thể đưa văn học đến rất gần ngôn ngữ thị giác của hình ảnh” [ 26; 33 ]. Chính nhờ tính “phi vật thể” của hình tượng nghệ thuật ngôn từ mà ngôn ngữ thơ ca có khả năng “phiên dịch” bất kỳ loại hình nghệ thuật nào. Chẳng hạn trong tác phẩm Nhà thờ đức bà Pari của Victo Huygo đã xây dựng một hình tượng văn học sâu sắc về một công trình kiến trúc; trong Anna Karenina, khi kể chuyện về hoạ sĩ Mikhailốp, Tônxtoi đã đi sâu vào cái bản chất nhất của hình tượng hội hoạ; trong Chiến tranh và hoà bình, khi miêu tả điệu múa của Natasa

đến chơi nhà Bêdukhốp, tác giả dường như đặt trước mắt ta một hình ảnh nhảy múa sinh động. Việc tái hiện bằng thơ ca hình tượng các loại hình tượng nghệ thuật khác ắt hẳn không thể thay thế cho bản thân những hình tượng ấy. Nhưng việc nhà thơ đưa vào các tác phẩm của mình những yếu tố nội dung nghệ thuật của bất kỳ loại hình nghệ thuật nào khác đã nói lên ưu điểm đặc biệt của thơ ca, đó là tính chất vạn năng tự do trong việc xây dựng hình tượng một cách “hữu hình”. Ưu điểm này có được là nhờ tính linh hoạt, mềm dẻo, tính tổng hợp của chất liệu nghệ thuật ngôn từ. Mỗi một chất liệu nghệ thuật, hình khối của kiến trúc, màu sắc của hội hoạ, giai điệu tiết tấu của âm nhạc… đều chỉ có một khả năng thể hiện một nội dung nhất định, về mặt này thì ngôn ngữ thơ cả quả thật có những khả năng vô hạn. Bởi vậy “việc ngôn ngữ văn học tiếp thu những thủ pháp nghệ thuật của hội hoạ, điện ảnh… để tiến gần tới lối nói bằng “hình tượng thị giác” như điện ảnh là một khả năng hiện thực” [ 26 ; 33 ].

CHƯƠNG II: MỐI QUAN HỆ SÂU SẮC GIỮA VĂN HỌC VÀ ĐIỆNẢNH ẢNH

Không có quá khứ cổ điển riêng cho mình, điện ảnh đã tìm kiếm được nó bằng cách bắt rễ vào nền văn học. Và cũng chính điện ảnh đã tác động trở lại vào văn học, đem lại cho văn học một đời sống và một diện mạo mới.

Một phần của tài liệu Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản Điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Võ Thị Hảo (Trang 28 - 31)