Văn học nguồn nguyên liệu dồi dào của điện ảnh.

Một phần của tài liệu Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản Điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Võ Thị Hảo (Trang 31 - 33)

Có thể nói, tác phẩm văn học là nguồn rất quan trọng cho các nhà làm phim ở bất kỳ quốc gia nào. Việc Pưriep và Culítzanốp tìm đến Đôxtôiepxki, Svayxer và Bônđachúc tìm đến L.Tônxtôi… có ý nghĩa quyết định trong sáng tác của các nghệ sĩ lão thành và trung niên này. Tất cả mọi người đều ghi nhớ thành công trên toàn thế giới khi những bộ phim như Số phận con người của

Bônđachúc, Người thứ bốn mốt của Chukhơrai, Thời thơ ấu của Tacốpxki lần đầu tiên ra mắt công chúng. Tất cả các phim đó đều được dựng theo các tác phẩm của văn học Xô Viết. Như vậy, rõ ràng, văn học mà đáng chú ý hơn cả là các tác phẩm xuất sắc sẽ là nền tảng, là mảnh đất màu mỡ cho sự gieo trồng và phát triển phim ảnh.

Như vậy văn học, đúng hơn là tác phẩm văn học đang ùa vào điện ảnh với một nhịp độ lớn, khó nắm bắt. Văn học đã trở thành cái nền vững chắc, là chất liệu phong phú của các tác phẩm điện ảnh. Tác phẩm điện ảnh chỉ có thể “bay lên” từ một cái nền vững chắc như vậy.

Bên cạnh việc sử dụng chất liệu văn học (cốt truyện, nhân vật, tính cách) … điện ảnh còn học hỏi và tiếp thu một cách khôn ngoan các thủ pháp nghệ thuật và phương tiện biểu hiện của văn học. Trong bộ phim Cũ và mới, cảnh người phụ nữ nông dân nghèo tên là Macpha sang nhà người láng giềng giàu có để mượn một con ngựa, cái gáy nung núc mỡ của tên Culắc được quay cận cảnh, còn ở phần thứ hai của màn ảnh là cái thân hình nhỏ bé với vẻ rụt rè của người đến xin nhờ vả. Việc đặt hai nhân vật trong thế tương phản nhau như vậy tương

tự như thủ pháp so sánh của văn học, làm nổi bật lên hoàn cảnh khốn khổ của những người nông dân.

Mỗi hình ảnh điện ảnh đều có thể mang ý nghĩa rộng hơn là nó biểu hiện. Và điện ảnh, chính vì nó có thể phản ánh được tất cả, cho nên nhiều khi nó buộc phải hạn chế bằng sự ẩn dụ được tiếp thu từ văn học, về mặt này nó cũng giống như kiểu im lặng trong văn học.

Hay một cảnh nổi tiếng trong phim Cô gái Pari, trong đó nhân vật chính đã gặp lại cô gái mà anh ta từng yêu nhưng anh ta không biết cuộc sống của cô từ khi họ chia li đã diễn ra như thế nào và định nối lại mối tình dang dở khi xưa. Nhưng rồi cô ta mở ngăn kéo và làm rơi ra một chiếc cổ áo đàn ông. Chi tiết ẩn dụ này có hiệu quả hơn mọi lời giải thích kể lể dài dòng.

Rõ ràng là các thủ pháp nghệ thuật của văn học đã được điện ảnh sử dụng và khai thác triệt để thông qua việc phối hợp giữa các cảnh quay bằng montage hay tạo dựng bố cục khuôn hình…

Trong điện ảnh, các yếu tố như lời thoại, khung cảnh, hoạt động, thời gian, không gian… cũng mang những đặc tính của văn học, bởi nó được khai thác từ văn học. Các đoạn đối thoại, độc thoại, lời dẫn truyện… trong một bộ phim chính là những thành phần văn xuôi của điện ảnh. Nó có tác dụng thúc đẩy câu chuyện, phát triển kịch tích và có chức năng tự sự. Khi điện ảnh mới ra đời, các bộ phim lúc đó thường thể hiện các hành động bên ngoài như một chiếc tàu đi đến, một người con gái đi ra phố hay những người đang tưới vườn…. Nhưng khi nghệ thuật điện ảnh phát triển nhanh chóng thì người ta nhận thấy rằng điện ảnh chẳng những có hoạt động bên ngoài mà nó còn có cả ý nghĩa bên trong nữa, đó là khả năng của văn học mà điện ảnh đã tiếp thu và đã đem lại những thành công không nhỏ cho các tác phẩm điện ảnh.

Trong tác phẩm điện ảnh, dòng chảy thời gian (sự hồi tưởng về quá khứ - diễn biến ở hiện tại, mơ tưởng đến tương lai) hay hình ảnh không gian sống động … đều là những cách thể hiện được học hỏi từ văn học.

Một phần của tài liệu Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản Điện ảnh trong một số tác phẩm của nhà văn Võ Thị Hảo (Trang 31 - 33)