1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUAN hệ THƯƠNG mại HÀNG hóa GIỮA VIỆT NAM và lào GIAI đoạn 2002 2015

82 686 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

i MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...........................................................................................vii DANH MỤC SƠ ĐỒ .............................................................................................. vii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC ASEAN+6 ............... 6 1.1. Quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế ............................................................ 6 1.1.1. Khái niệm về quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế..................................... 6 1.1.2. Các hình thức quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế .................................... 7 1.2. Các nước ASEAN+6 ........................................................................................... 8 1.3. Một số chỉ số đánh giá mối quan hệ thương mại hàng hóa ............................ 9 1.3.1. Cán cân thương mại ....................................................................................... 9 1.3.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu ................................................................... 9 1.3.3. Chỉ số cường độ thương mại (Trade Intensive Index) ................................... 9 1.3.4. Chỉ số lợi thế thương mại đối tác................................................................. 10 1.3.5. Chỉ số bổ trợ thương mại ............................................................................. 11 1.4. Mô hình trọng lượng (gravity model) trong phân tích thương mại hai chiều ......................................................................................................................... 11 1.5. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thương mại hàng hóa .................. 14 1.5.1. GDP và dân số ............................................................................................. 14 1.5.2. Khoảng cách giữa các quốc gia ................................................................... 14 1.5.3. Tỷ giá hối đoái ............................................................................................. 15 1.5.4. Hiệp định tự do hóa thương mại .................................................................. 15 1.5.5. Một số yếu tố khác ....................................................................................... 16 1.6. Việt Nam và các nước ASEAN+6 ................................................................... 17 1.6.1. Quá trình hội nhập của Việt Nam và các nước ASEAN+6 ......................... 17 1.6.1.1. ASEAN ................................................................................................... 17 1.6.1.2. ASEAN và các nước mở rộng ................................................................ 17 1.6.2. Vị thế của Việt Nam trong khu vực ASEAN+6 .......................................... 22 ii 1.6.3. Sự cần thiết phát triển quan hệ thương mại hàng hóa của Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN+6 ........................................................................... 23 Tiểu kết chương 1...................................................................................................... 25 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC ASEAN+6 ....................... 26 2.1. Tổng quan về tình hình thương mại hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2002 – 2013........................................................................................................................26 2.2. Đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam – ASEAN+6 thông qua các chỉ số thương mại ............................................................................................ 28 2.2.1. Cán cân thương mại ..................................................................................... 28 2.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu ................................................................. 30 2.2.3. Chỉ số cường độ thương mại ....................................................................... 32 2.2.4. Chỉ số lợi thế thương mại đối tác (PCA) ..................................................... 33 2.2.5. Chỉ số tương bổ trợ thương mại (TCI) ........................................................ 34 2.3. Đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam – ASEAN+6 bằng mô hình trọng lượng (gravity model) ........................................................................ 35 2.3.1. Xây dựng mô hình ....................................................................................... 35 2.3.2. Dữ liệu ......................................................................................................... 37 2.3.3. Phương pháp hồi quy ................................................................................ 38 2.3.4. Kết quả hồi quy ............................................................................................ 40 2.3.4.1. Mô hình tổng thương mại (1) ................................................................ 40 2.3.4.2. Mô hình xuất khẩu và nhập khẩu (2) và (3) .......................................... 43 2.3.5. Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại hai chiều giữa Việt Nam và ASEAN+6 và hạn chế của mô hình trọng lượng ............................ 49 2.4. Các vấn đề rút ra từ phân tích quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam – ASEAN+6 ................................................................................................................ 50 Tiểu kết chương 2...................................................................................................... 51 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC ASEAN+6 ........................................................................................... 52 3.1. Định hướng phát triển thương mại trong nội khối ASEAN+6 .................... 52 3 3.1.1. Hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN ................................................... 52 3.1.2. RCEP ........................................................................................................... 57 3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các nước ASEAN+6 ................................................................................ 60 3.2.1. Nâng cao lợi thế thương mại để tạo dựng lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực trước bối cảnh ACE và RCEP ...................................................... 60 3.2.2. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước để tránh phụ thuộc và giảm nhập siêu từ ASEAN+6 .............................................................................. 66 3.2.3. Tận dụng tốt ưu đãi từ FTA sẵn có cũng như đón đầu ACE, RCEP để nâng cao kim ngạch xuất khẩu ..................................................................................... 68 3.2.4. Tích cực khai thác các thị trường tiềm năng trong nội khối...................... 70 3.2.5. Điều tiết hoạt động nhập khẩu một cách hiệu quả..................................... 71 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 72 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................. 75 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 78 4 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài ASEAN+6 bao gồm 10 nước trong khu vực Đông Nam Á: Brunei, Cambodia, Idonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam và 6 nước mở rộng bao gồm Ấn Độ, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Năm 2013, các nước ASEAN+6 chiếm 31,2% tổng giá trị GDP, 31,6% tổng giá trị hoạt động thương mại toàn cầu và 48% dân số thế giới. Khu vực này bao gồm các nước phát triển và các nước đang phát triển với sự góp mặt của hai nền kinh tế lớn của thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản. Hoạt động thương mại của Việt Nam với các nước trong khu vực này chiếm một tỷ trọng rất lớn, 74,5% tổng giá trị hoạt động thương mại của Việt Nam năm 2013. Giữa ASEAN và 6 nước mở rộng đã ký kết các Hiệp định Tự do hóa Thương mại, đồng thời kết hợp với vị trí địa lý thuận lợi và có mối quan hệ kinh tế truyền thống, ASEAN+6 là một trong những nhóm đối tác kinh tế quan trọng và có tác động rất lớn đến thương mại và chiến lược phát triển của Việt Nam. Không những thế, trong thời gian gần đây, các nước ASEAN+6 đang đàm phán để đi đến Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) nhằm liên kết chặt chẽ hơn các nước trong khu vực thành một khối kinh tế thống nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trước ngưỡng cửa hội nhập sâu rộng, việc đưa ra một bức tranh tổng quát về tình hình thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các nước ASEAN+6 là cần thiết và cấp bách. Đây là cơ sở để hình thành những chính sách, bước đi phù hợp với điều kiện hiện tại của Việt Nam nhằm phát huy tối đa lợi ích cũng như tối thiểu hóa các rủi ro trong hoạt động giao thương với các nước trong khu vực. Xuất phát từ nhận định trên, tác giả đã chọn đề tài: “Quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN+6” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng các nghiên cứu về quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các nước ASEAN+6 còn hạn chế, có một số công trình tiêu biểu như: Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với ASEAN+3 của tiến sĩ Từ Thúy Anh, thạc sĩ Đào Nguyên Thắng năm 2008. Đề tài đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam đến tổng thương mại, xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam với các nước ASEAN+3. Cách tiếp 5 cận của đề tài theo mô hình trọng lượng. Tuy nhiên, đề tài chỉ mới phải ánh được quan hệ thương mại giữa Việt Nam với 12 nước, số liệu cập nhật đến năm 2008, và không đề cập đến biến số tỷ giá hối đoái. Hội thảo tham vấn Cộng đồng doanh nghiệp về Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP): Tác động, cơ hội và thách thức do Mutrap kết hợp với Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thực hiện vào tháng 5/2014. Hội thảo sử dụng nghiên cứu của David Vanzetti đánh giá tác động của RCEP bằng định lượng đối với sự tăng trưởng xuất nhập khẩu, xuất khẩu, thay đổi cơ cấu ngành xuất nhập khẩu trên bối cảnh của RCEP bằng mô hình cân bằng tổng thể (CGE). Ngoài ra, hội thảo còn báo cáo về tác động cụ thể đến từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ trước thềm hiệp định RCEP. ASEAN Community 2015: Managing intergration for better jobs and shared prosperity của Tổ chức Lao động Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á 2014. Với mô hình định lượng cân bằng tổng thể, nghiên cứu đã chỉ ra thay đổi về cơ cấu kinh tế, lao động, tăng trưởng kinh tế trong nước trước tác động của viễn cảnh hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ACE). Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào tác động của ACE đến lao động dưới những thay đổi về cơ cấu kinh tế trong tương lai. Hơn thế nữa, nghiên cứu chỉ tập trung vào 10 quốc gia ASEAN nên chưa phản ánh hết tình hình quan hệ thương mại hàng hóa. Gravity model by panel data approach: An empirical application with implications for the ASEAN free trade agreement của Nguyễn Trung Kiên. Đề tài đã sử dụng mô hình trọng lượng để phân tích tác động của Khu vực Tự do hóa Thương mại ASEAN đối với các nước trên thế giới. Mặc dù đề tài có đề cập đến khu vực ASEAN nhưng tác giả không chú trọng vào hoạt động thương mại cụ thể của Việt Nam với 15 nước còn lại trong khu vực. Ngoài ra, còn có một số đề tài phân tích quan hệ thương mại giữa Việt Nam với các nước ASEAN, ASEAN+3, ASEAN+6 được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành, các đề tài quan hệ thương mại giữa Việt Nam với một hoặc một số nước trong khu vực mà tác giả chưa có cơ hội được tiếp cận. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích: Đề tài nghiên cứu tình quan hệ thương mại hàng hóa của Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giao thương hàng hóa giữa Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN+6 nhằm xác định những thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế, tiềm năng thương mại trong khu vực mà Việt Nam chưa 6 tận dụng và khai thác. Từ đó đề ra những giải pháp, kiến nghị để thúc đẩy mối quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam với các nước ASEAN+6 ngày càng phát triển sâu rộng và bền vững. Nhiệm vụ của đề tài: Phân tích, đánh giá thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và 15 nước còn lại trong khu vực ASEAN+6 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy lợi thế và khắc phục những yếu điểm khi tham gia và thị trường các nước trong khu vực. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và 15 nước còn lại trong khu vực ASEAN+6, các yếu tố vĩ mô của các nước để đánh giá tác động của từng yếu tố đến hoạt động thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các đối tác còn lại. Phạm vi nghiên cứu: Về thời gian: Thời gian nghiên cứu tập trung chủ yếu trong giai đoạn 1990 – 2014, ngoài ra một số khoảng thời gian khác cũng được đưa vào để bài viết có tính thuyết phục hơn. Về không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong phạm vi 16 quốc gia trong khu vực ASEAN+6, ngoài ra một số quốc gia và khu vực khác trên thế giới như Mỹ, EU cũng được đưa vào bài viết để đưa ra những so sánh, nhận định từ đó tạo nên bức tranh đa chiều về tình hình thương mại hàng hóa Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn như tổng hợp, phân tích số liệu thứ cấp, thống kê mô tả, so sánh đối chiếu. Để đề tài có tính thuyết phục hơn, phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng thông qua việc sử dụng mô hình trọng lượng (graviy model) dựa trên lý thuyết của Krugman xây dựng trên cơ sở định luật vạn vật hấp dẫn của Newton. 6. Tính mới của đề tài Đề tài đánh giá mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và 15 nước còn lại trong khu vực ASEAN+6 thông qua các chỉ số thương mại như cán cân thương mại hàng hóa, chỉ số lợi thế đối tác thương mại (PCA), chỉ số cường độ thương mại (T), chỉ số bổ sung thương mại (TCI). Các chỉ số được tính trên quan điểm Việt Nam là nước được nghiên cứu chính và các nước còn lại là đối tác. Đề tài còn sử dụng mô hình trọng lượng (gravity model) để phân tích sự ảnh 7 hưởng của các yếu tố GDP, GDP/đầu người, khoảng cách giữa Việt Nam và nước đối tác, tác động của FTA, tỷ giá hối đoái đến tổng thương mại hai chiều giữa Việt Nam và nước đối tác. Đây là mô hình được sử dụng phổ biến trên thế giới để phân tích quan hệ thương mại và lần đầu tiên được áp dụng cho Việt Nam và 15 nước còn lại trong khu vực ASEAN+6. Số liệu đề tài có tính cập nhật, các số liệu đều đến năm 2013, một số chính sách quan trọng, tình hình đàm phán RCEP được cập nhật đến năm 2014. 7. Kết cấu đề tài Đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về hoạt động thương mại giữa các nước ASEAN+6 và sự cần thiết nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các nước trong khu vực ASEAN+6 Chương 2: Tình hình quan hệ thương mại hàng hóa của Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN+6 Chương 3: Định hướng và các giải pháp phát triển quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN+6 8 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC ASEAN+6 1.1. Quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế 1.1.1. Khái niệm về quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế Theo định nghĩa của Bùi Thị Lý (2010), quan hệ kinh tế đối ngoại là là tổng thể các quan hệ về kinh tế, thương mại, khoa học và công nghệ của một nền kinh tế với bên ngoài (ở đây được hiểu là các quốc gia khác các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế và các tập đoàn tư bản độc quyền đa quốc gia). Quan hệ kinh tế quốc tế là tổng thể các mối quan hệ kinh tế đối ngoại trên phạm vi toàn thế giới. Theo Tô Xuân Dân (1997) thì các quan hệ kinh tế thường diễn ra dưới hình thức nhất định, chủ yếu bao gồm: quan hệ kinh tế trao đổi hàng hóa, quan hệ quốc tế về di chuyển vốn đầu tư, quan hệ quốc tế về di chuyển sức lao động, quan hệ quốc tế trong lĩnh vực khoa học công nghệ và quan hệ tiền tệ quốc tế. Trong đó quan hệ kinh tế quốc tế về trao đổi hàng hóa là một hình thức quan hệ kinh tế quốc tế chủ yếu, thông qua việc di chuyển hàng hóa từ quốc gia này sang các quốc gia khác. Hàng hóa ở đây được phân ra thành hai nhóm: nhóm hàng hóa hữu hình và nhóm hàng hóa vô hình (dịch vụ). Quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế là quan hệ kinh tế trong đó chủ yếu là việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia, tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đem lại lợi ích cho các bên. Trong lịch sử thương mại thế giới, quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế đã xuất hiện từ rất lâu, bắt đầu có sự phân công lao động giữa các quốc gia trên thế giới, tuy nhiên trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế vai trò của nó mới được chú trọng và trở thành xu hướng chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. 1.1.2. Các hình thức quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế Nếu xét về cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu thì quan hệ thương mại được chia làm hai nhóm chính là: quan hệ thương mại hàng hóa hữu hình và quan hệ thương mại hàng hóa vô hình (thương mại dịch vụ). Thương mại hàng hóa hữu hình là việc trao đổi, mua bán các hàng hóa dạng vật chất. Thương mại hàng hóa vô hình là việc trao đổi mua bán các sản phẩm vô hình, phi vật chất thông qua các hành động của con người như: dịch vụ tín dụng, du lịch, phần mềm công nghệ, dịch vụ tài chính, ... Nếu xét về phương thức của hoạt động xuất nhập khẩu có thể chia thành phương thức thương mại chính ngạch và phương thức thương mại tiểu ngạch. Phương thức thương mại chính ngạch là hình thức thương mại mà hoạt động xuất nhập khẩu 9 giữa hai nước phải có giấy phép của Bộ Công Thương và lưu thông chính thức qua các cửa khẩu quốc tế, chấp hành đúng quy định về thuế và các thủ tục hải quan. Hình thức này thường được điều chỉnh bằng hợp đồng và luật thương mại của các quốc gia hay các tổ chức quốc tế theo thỏa thuận trong hợp đồng của các bên. Còn thương mại tiểu ngạch là mối quan hệ trao đổi buôn bán hàng hóa hợp pháp nhưng diễn ra dưới hình thức trao đổi buôn bán của nhân dân sống ở vùng biên giới, có hạn ngạch quy định. Vì thương mại tiểu ngạch không đòi hỏi hợp đồng mua bán, được hưởng mức thuế thấp và thủ tục hải quan cũng đơn giản hơn nên giá cả cũng cạnh tranh hơn. Tuy nhiên hình thức này không ổn định, lượng hàng hóa có giới hạn vận chuyển qua biên giới nên không được khuyến khích nhiều, chỉ dùng làm biện pháp thúc đẩy kinh tế dân cư vùng sâu và biên giới. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là hoạt động quan trọng của mỗi quốc gia và có tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế hai bên. 1.2. Các nước ASEAN+6 ASEAN+6 bao gồm 10 nước ASEAN: Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Myanmar, Philippines, Việt Nam và 6 nước mở rộng bao gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand. Các quốc gia này đều nằm trong khu vực châu Á Thái Bình Dương và đều là thành viên của APEC. Giữa thành viên các nước ASEAN đã cùng nhau ký kết hình thành khu vực mậu dịch tự do (AFTA) từ đó tiếp tục ký kết các FTA giữa ASEAN và các nước mở rộng. Các nước này đều nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương với sự đa dạng về trình độ phát triển kinh tế, từ các nước đang phát triển như Việt Nam, Malaysia,… đến các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Giữa các nước đều có sự khác biệt cơ bản về văn hóa, chính trị, tôn giáo, điều này góp phần tạo nên những đặc trưng nhất định trong khối ASEAN+6. Hoạt động kinh tế diễn ra sôi nổi trong khu vực, chiếm tới 31,2% tổng giá trị GDP, 31,6% tổng giá trị hoạt động thương mại toàn cầu trong năm 2013. Đặc biệt, đây là khu vực có số lượng dân số lớn, chiếm đến 48% tổng dân số toàn cầu, cơ cấu dân số trẻ và lực lượng lao động dồi dào, đây là một trong những khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới trong những năm gần đây. Giữa khối nước ASEAN và 6 nước mở rộng đã ký các hiệp định tự do hóa thương mại (FTA), ASEAN+6 là một trong những đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng GDP của các nước ASEAN+6 không đồng đều, giao động từ -2% đến 8% trong năm 2013. Trong đó, nhóm nước đang phát triển như Việt Nam, 10 Philippines, Lào có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trên 5% trong năm 2013. Đáng kể nhất đó chính là tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc, lên đến 8%, cao nhất trong khu vực. Brunei là quốc gia duy nhất có tốc độ tăng trưởng âm với con số là -2%. Thu nhập bình quân đầu người trên ngang giá sức mua trên đầu người của các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore nằm trong tốp những nước cao nhất khu vực, trong khi đứng cuối bảng về chỉ tiêu này thuộc về những nước đang phát triển như Việt Nam, Lào, Cambodia, Myanmar. ASEAN+6 là khu vực có số dân đông với sự góp mặt của hai quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc và Ấn Độ. Với những đặc điểm trên, thị trường các nước ASEAN+6 luôn là một thị trường tiềm năng cho không chỉ cho Việt Nam mà tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới. 1.3. Một số chỉ số đánh giá mối quan hệ thương mại hàng hóa 1.3.1. Cán cân thương mại Cán cân thương mại xuất nhập khẩu ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (thường là quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch giữa chúng (xuất khẩu trừ nhập khẩu). Công thức tính cán cân thương mại xuất nhập khẩu: Bik = Eik – Iik Trong đó: Bik là cán cân thương mại Eik là kim ngạch xuất khẩu của quốc gia i đến thị trường k Iik là kim ngạch nhập khẩu của quốc gia i từ quốc gia k Nếu Bik > 0 thì cán cân thương mại có thặng dư, tức là xuất siêu; khi Bik = 0 có nghĩa là cán cân thương mại cân bằng; Bik < 0 có nghĩa là cán cân thương mại thâm hụt, tức nhập siêu. 1.3.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu được thể hiện tỷ lệ từng loại (nhóm) mặt hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu từ quốc gia hoặc nhóm quốc gia đối tác. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu cho biết quốc gia đó có thế mạnh xuất khẩu về loại mặt hàng nào và thiếu hụt những loại mặt hàng nào cần được bổ sung từ hoạt động nhập khẩu. 1.3.3. Chỉ số cường độ thương mại (Trade Intensive Index) Chỉ số cường độ thương mại (T) được dùng để xác định xem giá trị giao dịch thương mại giữa các quốc giá lớn hơn hay nhỏ hơn giá trị mong đợi dựa trên cơ sở tầm quan trọng của quan hệ thương mại này so với thương mại thế giới. Chỉ số này xác định bằng cách chia tỷ trọng xuất khẩu của quốc gia này sang nước đối tác với tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia cho tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa (của thế giới) 11 vào nước đối tác với xuất khẩu của thế giới. Cụ thể nó được tính theo công thức xij/Xit Tij= xwj /Xwt 12 xij: giá trị xuất khẩu của nước i vào nước j Xit: tổng giá trị xuất khẩu của nước i xwj: tổng giá trị nhập khẩu của nước j Xwt: Tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới Giá trị chỉ số lớn (hay nhỏ) hơn 1 ám chỉ quan hệ thương mại song phương lớn hơn (hay nhỏ hơn) mức mong đợi. 1.3.4. Chỉ số lợi thế thương mại đối tác Lợi thế thương mại của một quốc gia với đối tác, gọi tắt là lợi thế thương mại đối tác PCA, được xác định căn cứ vào quan hệ tương quan của tỷ lệ giữa kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu của một quốc gia với đối tác trong một thời kỳ với tỷ lệ giữa tổng kim ngạch xuất khẩu và tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia đó trong thời kỳ tương ứng. Lợi thế này chỉ được dùng để đo lường lợi thế của quốc gia với đối tác về đầu tư hoặc các lĩnh vực khác. PCA dùng để đo lường lợi thế thương mại tổng hợp của quốc gia với đối tác thương mại mà không đo lường chi tiết lợi thế so sánh từng mặt hàng cụ thể. Công thức tính: 𝐄𝐩 𝐈𝐩 𝐏𝐂𝐀 = 𝐄 𝐫 𝐈𝐫 Trong đó: PCA: Lợi thế thương mại đối tác của một quốc gia so với quốc gia đối tác p trong một thời kỳ. Ep: Kim ngạch xuất khẩu của quốc gia sang nước đối tác p Ip: Kim ngạch nhập khẩu của quốc gia từ nước đối tác p Er: Tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia xem xét trong thời kỳ tương ứng Ir: Tổng kim ngạch nhập khẩu của quốc gia xem xét trong thời kỳ tương ứng PCAchi2 = 0,0000 Do vậy chọn mô hình FEM và HT b. Lựa chọn mô hình nhập khẩu. Bảng 2.7: Kết quả hồi quy phương pháp Pooled OLS, FEM, REM, HT của mô hình nhập khẩu Biến phụ thuộc: Tổng nhập khẩu Biến độc lập Pooled OLS FEM REM 1,4032 0,8819 1,2253 0,9795 (16,35)* (5,55)* (9,17)* (6,49)* -0,6013 6,2112 -0,0017 4,0662 (-5,15)* (3,59)* (-0,00) (2,95)* -0,6437 ---- -0,7480 -0,6564 (-1,33) (-0,27) GDP Dân số Khoảng cách (0,1576)* Tỷ giá nước đối tác Tỷ giá Việt Nam FTA Biên giới 0,0010 -0,2768 -0,1454 -0,2678 (0,03) (-3,16)* (-1,92)*** (-3,07)* 2,4318 2,3541 3,3276 2,7578 (5,50)* (5,11)* (9,68)* (6,66)* 0,3153 -0,0231 0,0614 0,0172 (1,34) (-0,15) (0,40) (0,12) 0,1690 ---- 0,4458 -0,7274 (0,43) (-0,17) (0,71) Hằng số -24,5682 (-6,35)* R-square HT 0,6699 - 142,831 6 (0,1610 38,5603 -103,5746 (-3,61)* 0,6127(-5,08)* 5,19)* Nguồn: Tính toán của tác giả từ STATA 11 (*) Có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (**) Có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (***) Có ý nghĩa thống kê ở mức 10% Kết quả kiểm định Hausman 47 Giả thiết Ho: Không có sự khác biệt giữa các hệ số hồi quy không có tính chất hệ thống chi2(5) = (b-B)'[(V_b-V_B)^(-1)](b-B) = 20,46 Prob>chi2 = 0,0010 Do vậy chọn FEM và HT cho mô hình nhập khẩu. c. Giải thích mô hình Kết quả hồi quy cho thấy, tương tự như mô hình tổng thương mại, GDP, dân số, tỷ giá đồng Việt Nam so với USD đều có ý nghĩa thống kê và có tác động đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Cứ 1% GDP tăng lên thì kim ngạch xuất khẩu tăng thêm 0,55% và nhập khẩu tăng lên 0,98% trong khi tổng thương mại tăng 0,87%. Tăng trưởng kinh tế tác động mạnh đến kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam trong khu vực hơn là xuất khẩu. Theo giải thích của Từ Thúy Anh (2008) thì nguyên nhân của việc này có thể do sự chênh lệch về độ trễ giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Nếu kinh tế tăng trưởng thì ngay lập tức sẽ dẫn đến nhu cầu nhập khẩu các loại nguyên vật liệu, máy móc hay đầu vào cho sản xuất. Trong khi đó, khả năng xuất khẩu chỉ có thể được cải thiện sau khi tăng trưởng kinh tế diễn ra trong một thời gian nhất định. Hay nói cách khác, tác động của tăng trưởng kinh tế đến xuất khẩu có độ trễ về mặt thời gian lớn hơn so với tác động đến nhập khẩu. Không những thế, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế tình hình thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN+6. Trong giai đoạn 2002 – 2013, khi kinh tế Việt Nam càng phát triển thì mức độ thâm hụt thương mại với ASEAN+6 ngày càng tăng, từ 3,77 tỷ USD lên đến 51,2 tỷ USD trong vòng 12 năm. Biến dân số đều ảnh hưởng đến xuất khẩu cũng như nhập khẩu và có tác động dương, tương tự như mô hình tổng thương mại nhưng tác động của dân số lên xuất khẩu mạnh hơn nhập khẩu. Điều này được giải thích là do dân số tăng dẫn đến khả năng sản xuất trong nước tăng lên dẫn đến thặng dư thương mại và xuất khẩu sang các nước khác. Đồng thời, cơ cấu xuất khẩu các các mặt hàng của Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm chứa nhiều sức lao động và nhập khẩu các loại sản phẩm nguyên vật liệu máy móc từ ASEAN+6, đây là lợi thế thương mại của Việt Nam về lao động tuy nhiên về lâu dài, cần xem xét hoạt động chuyển đổi ngành bởi vì giá trị từ các sản phẩm chứa nhiều sức lao động không cao bằng các sản phẩm công nghệ, trí tuệ cao. 48 Điểm đáng chú ý là hoạt động nhập khẩu bị ảnh hưởng bởi tỷ giá của đồng quốc gia đối tác so với đồng USD. Điều này cho thấy, đối với các nước đối tác, biến động tỷ giá ảnh hưởng đến cơ cấu xuất khẩu khẩu của quốc gia đó. Hay nói cách khác, quốc gia đó sẽ hạn chế xuất khẩu sang Việt Nam (và các nước khác) khi tỷ giá biến động không có lợi cho họ. Nhìn chung, tương tự như mô hình tổng thương mại, mô hình xuất nhập khẩu cho thấy FTA không có tác động đến hai hoạt động này. Tuy nhiên, để tìm hiểu thêm sự ảnh hưởng của AFTA và các hiệp định tự do hóa thương mại giữa ASEAN và các nước mở rộng, tác giả bỏ biến FTA từ mô hình xuất khẩu và nhập khẩu, đồng thời thêm hai biến giả là ASEAN và các hiệp định mở rộng (other). ASEAN bằng 0 đối với các quốc gia không thuộc ASEAN, và bằng 0 khi AFTA giữa Việt Nam và các nước trọng nội khối chưa có hiệu lực. ASEAN bằng 1 khi AFTA bắt đầu có hiệu lực giữa Việt Nam và các nước đối tác trong khối. Biến other có giá trị bằng 0 đối với các nước ASEAN và năm mà ASEAN chưa có FTA đối với các nước mở rộng, bằng 1 khi các hiệp định ASEAN với các nước mở rộng có hiệu lực. Bảng 2.8: Các Hiệp định Tự do hóa Thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN+6 Hiệp định AFTA EPA AJCEP AANZFTA AIFTA ACFTA AKFTA Thời gian ký kết/gia nhập Thời điểm bắt đầu có hiệu lực 1995 1996 12/2008 1/2009 4/2008 7/2009 2/2009 7/2009 8/2008 1/2010 11/2004 7/2005 8/2006 1/2007 Nguồn: Tổng hợp từ Trung tâm WTO Sau khi hồi quy lại, mô hình xuất khẩu cho thấy, việc ký kết FTA với ASEAN không mang lại hiệu quả, tuy nhiên, ký kết FTA với các nước mở rộng lại có tác động dương đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang thị trường các nước mở rộng. Số liệu thực tế cho thấy, sau khi các FTA với các nước mở rộng bắt đầu có hiệu lực, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vọt so với các năm trước đó, trong đó đáng kể đến như Ấn Độ, New Zealand, Hàn Quốc. Tốc độ tăng trưởng xuất 49 khẩu của Việt Nam – New Zealand năm 2009 giảm do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, tuy nhiên, năm 2010 tốc độ tăng vọt lên 66%, đây là tốc độ tăng trưởng hằng năm mạnh nhất trong giai đoạn 2002 – 2013. Tương tự, với Ấn Độ, năm 2010 tăng 133% so với năm 2009, với Hàn Quốc năm 2007 tăng 50% so với năm 2006. Trong quá trình phát triển đất nước, vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thị trường là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy thương mại giữa các quốc gia Bảng 2.9: Kết quả hồi lại quy mô hình xuất khẩu và mô hình nhập khẩu theo phương pháp HT Biến phụ thuộc: Tổng xuất khẩu và tổng nhập khẩu Biến độc lập Mô hình xuất khẩu GDP Dân số Khoảng cách Tỷ giá nước đối tác Tỷ giá Việt Nam ASEAN FTA mở rộng (với các nước ngoài ASEAN) Biên giới Hằng số Mô hình nhập khẩu 0,4621 0,9880 (2,65)* (6,36)* 11,8008 3,9654 (6,43)* (2,76)* -0,7347 -0,7166 (-0,14) (-0,29) 0,0179 -0,2747 (0,18) (-2,97)* 0,8227 2,7707 (1,69)*** (6,63)* -0,0075 0,0479 (-0,04) (0,25) 0,4173 -0,0144 ( 2,02)** (-0,08) -4,1531 -0,7189 (-0,45) (-0,16) -217,8160 -101,5389 (-4,43)* (-3,45)* Nguồn: Tính toán của tác giả từ STATA 11 (*) Có ý nghĩa thống kê ở mức 1% 50 (**) Có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (***) Có ý nghĩa thống kê ở mức 10% Trên thực tế tác động của FTA về lâu dài đến xuất khẩu của Việt Nam với ASEAN+6 vẫn chưa đáng kể, chưa xứng tầm với Hiệp định Tự do hóa Thương mại. Bảng 2.10: Số liệu về tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu Việt Nam tận dụng được các ưu đãi thuế quan theo các FTA 2005 7,10% 2007 9,41% 2008 12,76% 2009 2010 2011 11,41% 14,11% 20,20% 27,81% 30,52% 31,23% 79,05% 65,79% 90,77% AANZFTA 8,89% 15,91% AIFTA 2,39% 7,37% 25,23% 23,11% AFTA 6,07% 2006 AJCEP, VJEPA AKFTA ACFTA 8,89% 6,30% 9,83% 21,7% Nguồn: Tổng hợp của Bộ Công thương 2013 Ngoại trừ Hàn Quốc thì hầu hết kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam sang ASEAN+6 đều hưởng thuế ưu đãi từ FTA chưa đến 40%, thấp nhất là đối với Ấn Độ và ASEAN. Do vậy, theo như mô hình hồi quy tổng thương mại thì việc FTA không ảnh hưởng đến thương mại hai chiều là có căn cứ và hợp lý khi việc thực hiện và tận dụng từ FTA của hàng xuất khẩu Việt Nam vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Trái lại, với nhập khẩu thì việc gia nhập ASEAN cũng như các nước mở rộng không chịu tác động từ FTA. Nhận định này có vẻ trái với thực tế là cứ sau mỗi FTA ký kết với các quốc gia mở rộng thì sau khi có hiệp lực, tốc độ nhập khẩu lại tăng rất mạnh so với năm trước đó. Nếu xem xét một cách toàn diện từ mô hình thì có thể nhận ra rằng, tăng trưởng nhập khẩu trong khu vực tăng mạnh hơn tăng trưởng kinh tế nhưng cán cân thương mại với thế giới càng có xu thế cân bằng từ năm 2002 đến năm 2013. Kết hợp với những phân tích từ các mục trước, khu vực ASEAN+6 đóng vai trò quan trọng trong khâu cung ứng đầu vào cho nên việc tồn tại FTA hay không vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu phục sản xuất trong nước. Mặc khác, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ ASEAN+6 các mặt hàng công nghiệp phụ trợ, nguyên liệu, các mặt hàng này được nhà nước ưu đãi về thuế nhập khẩu cho nên tác động của FTA lên mặt hàng này là không đáng kể. Xét trên phương diện hàng tiêu dùng, hầu 51 hết các FTA với ASEAN+6 mức độ mở cửa vẫn chưa toàn diện, lộ trình còn tương đối dài, mức độ bảo hộ trong nước vẫn còn cao thông qua đánh thuế các sản phẩm tiêu dùng nhập khẩu do vậy, có thể khẳng định rằng, FTA không tác động đến nhập khẩu của Việt Nam từ ASEAN+6 trong giai đoạn nghiên cứu là điều hoàn toàn hợp lý. 2.3.5. Đánh giá chung về các yếu tố ảnh hưởng đến thương mại hai chiều giữa Việt Nam và ASEAN+6 và hạn chế của mô hình trọng lượng Từ kết quả của các mô hình trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau:  Tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và ASEAN+6 bị tác động bởi tăng GDP cũng như sự gia tăng dân số. Khi xét trên phương diện hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu thì tác động của tăng trưởng kinh tế lên nhập khẩu mạnh hơn xuất khẩu. Đối với tăng trưởng dân số thì tác động mạnh lên xuất khẩu hơn là nhập khẩu.  Đối với các nước ASEAN+6, khoảng cách không tác động đến hoạt động thương mại giữa Việt Nam và các nước trong nội khối, đồng thời giao thương giữa Việt Nam và các nước giáp biên giới không tác động như kỳ vọng của mô hình.  Tỷ giá hối đoái đồng Việt Nam với đồng USD tác động đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Đáng chú ý đó chính là tỷ giá của quốc gia đối tác lại ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của Việt Nam  Hiệp định AFTA không tác động đến hoạt động xuất khẩu cũng như nhập khẩu, trong khi đó, việc ký kết các FTA giữa ASEAN và các nước mở rộng lại có tác động tích cực đến xuất khẩu của Việt Nam. Nhập khẩu không bị ảnh hưởng bởi FTA. Tuy nhiên, mô hình vẫn còn những hạn chế nhất định. Thứ nhất, R-squared tương đối thấp và giao động mạnh, điều này cho thấy ngoài những yếu tố đã kể ở trên, vẫn còn nhiều yếu tố khác có ảnh hưởng đến thương mại hai chiều. Thứ hai, mô hình chưa chỉ rõ được sự ảnh hưởng của các biến phụ thuộc lên từng mặt hàng đối với thương mại Việt Nam – ASEAN+6. Nghiên cứu của Chan-Huyn (2001) đã đưa nhiều nhóm mặt hàng xuất và nhập của lực vào mô hình do vậy đã giải thích một cách khách quan tác động trên đến từng mặt hàng và đề ra những chính sách cụ thể, nhưng 52 do hạn chế về thời gian, nguồn lực cũng như số liệu nên tác giả chưa đủ điều kiện để tiến hành nghiên cứu sâu hơn. Thứ ba, nguồn số liệu thống kê của một số quốc gia bị khuyết, điển hình như GDP của Myanmar, do vậy tác giả đã sử dụng số liệu ước tính từ các nguồn khác để bổ sung vào mô hình. Thứ tư, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và một số nước bằng 0 trong một số năm, điển hình như Brunei. Việc khắc phục mô hình trọng lượng khi thương mại bằng 0 đã được nhiều nhà kinh tế học trên thế giới áp dụng, tuy nhiên vì yếu tố khách quan, tác giả không thực hiện được kỹ thuật này, đồng thời đã loại bỏ những năm này ra khỏi dữ liệu, tạo nên bảng dữ liệu không cân xứng (unbalanced panel). Đây cũng là hướng nghiên cứu tiếp theo cho mô hình trọng lượng khi phân tích quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ASEAN+6. 2.4. Các vấn đề rút ra từ phân tích quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam – ASEAN+6 Thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và ASEAN+6 ngày càng nghiêm trọng trong giai đoạn 2002 – 2013, hay nói cách khác ASEAN+6 là nơi cung cấp hàng hóa cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước hơn là thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Điều này được giải thích bởi mô hình trọng lượng là tăng trưởng kinh tế dẫn đến tăng trưởng thương mại trong đó tăng trưởng nhập khẩu trong khu vực mạnh hơn xuất khẩu. Một mặt, thâm hụt thương mại có tác động tích cực đến nền kinh tế, đó là cung ứng đầu vào cho hoạt động sản xuất trong nước, thể hiện qua việc các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu từ ASEAN+6 đều là nguyên vật liệu để tạo ra các sản phẩm xuất khẩu chủ lực trong nước. Mặt khác, thể hiện sự yếu kém trong đối với ngành công nghiệp phụ trợ và quá phụ thuộc vào thị trường nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc dễ dẫn tới rủi ro khi có biến động về kinh tế, chính trị. Việt Nam không có lợi thế thương mại đối với hầu hết các quốc gia trong ASEAN+6, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN+6 chưa đáp ứng được nhu cầu của quốc gia đó. Ngoài ra, cơ cấu sản xuất của so với các nước đối tác trong khu vực có sự cạnh tranh do sự tương đồng về trình độ phát triển, cơ cấu sản xuất, lao động và định hướng phát triển. Tuy nhiên, trong ASEAN+6 vẫn có một số thị trường xuất khẩu truyền thống và ổn định qua các năm, điển hình như Nhật Bản, Australia, Philippines, Cambodia. 53 Độ co dãn của thương mại ảnh hưởng bởi tăng trưởng kinh tế và dân số trong nước cũng như nước đối tác. Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam để tiếp tục mở rộng xuất khẩu sang thị trường các quốc gia có tốc động tăng trưởng kinh tế nhanh, đặc biệt là Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển như Lào, Cambodia, Thái Lan, … mặt khác làm giấy lên lo ngại về khả năng nhập siêu từ ASEAN+6 ngày càng nghiêm trọng hơn. Chính sách tỷ giá chưa hợp lý và chưa điều tiết được nhập khẩu trong khi đó xuất khẩu lại bị ảnh hưởng bởi tỷ giá. Rủi ro về tỷ giá của đồng Việt Nam so với USD tác động đến cả hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam. Việc ký kết các FTA chưa phát huy được hết tính hiệu quả, mặc dù có ảnh hưởng đến xuất khẩu nhưng việc tuân thủ các quy định để được hưởng ưu đãi từ FTA vẫn còn hạn chế. Nhập khẩu không bị ảnh hưởng bởi FTA, do sự ưu đãi của nhà nước về thuế quan đối với mặt hàng nhập khẩu là nguyên liệu, độ bảo hộ trong nước vẫn còn cao. Thị trường lớn bị bỏ ngõ, chưa khai thác hết tiềm năng của những thị trường này, đáng kể nhất đó chính là Ấn Độ, Trung Quốc là hai quốc gia cho dân số lớn nhất thế giới, có nhiều sự tương đồng trong văn hóa và thu nhập đầu người tương đối cao trong khu vực. Tiểu kết chương 2 Chương hai đã phân tích chi tiết quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam và các nước ASEAN+6 thông qua các chỉ số thương mại như cán cân thương mại, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu, chỉ số cường độ thương mại, chỉ số lợi thế đối tác, chỉ số bổ sung thương mại. Bên cạnh đó, việc sử dụng mô mình trọng lượng để đánh giá thương mại hai chiều Việt Nam – ASEAN+6 hỗ trợ cho quá trình phân tích trở nên chặt chẽ, thuyết phục hơn. Từ việc phân tích trên, tác giả đã đưa ra được toàn cảnh hoạt động thương mại của Việt Nam với 15 nước còn lại trong khu vực, rút ra những nhận xét làm tiền đề cho phân tích ở chương ba. 54 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC ASEAN+6 3.1. Định hướng phát triển thương mại trong nội khối ASEAN+6 3.1.1. Hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN Để xây dựng lên một khu vực hội nhập kinh tế sâu rộng, các nhà hoạch định đã chỉ ra rằng, ASEAN sẽ là nhân tố chính tạo dựng nên sự phát triển đó. Việc hình thành nên Cộng đồng Kinh tế ASEAN là bước đệm quan trọng để tiến tới hình thành RCEP. Sơ đồ 3.1: Quá trình hình thành ASEAN+6 từ ASEAN Trung Quốc Nhật Bản Ấn Độ Hàn Nguồn: Tác giả tự tổng hợp Ý tưởng cho việc thành lập AEC được đưa ra lần đầu trong Hội nghị thượng đỉnh không chính thức các nước ASEAN lần thứ 2 tại Kuala Lumpur vào năm 1997. Tại đây, các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Tầm nhìn ASEAN 2020 về phát triển kinh tế và hội nhập khu vực, hướng tới phát triển đồng đều và bền vững. Tầm nhìn đã được cụ thể hóa thông qua uyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN trong Hiệp định ASEAN II hay Hiệp định Bali II ngày 7 tháng 10 năm 2003. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12 tại Cebu vào ngày 9 tháng 1 năm 2007, các nhà lãnh đạo cam kết sẽ tiến tới thành lập một Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Tuyên bố Hua Hin Cha-am về Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN(2009-2015) cũng đã được ký 55 kết ở Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại Thái Lan năm 2009. Cộng đồng Kinh tế ASEAN có những đặc điểm như sau: Một thị trường đơn nhất và một không gian sản xuất chung: Theo hoạch định của ACE, một thị trường thống nhất và một không gian sản xuất chung bao gồm năm yếu tố cốt lõi: di chuyển tự do hàng hóa, dịch vụ, lao động có tay nghề; di chuyển tự do hơn nữa các dòng vốn và dòng đầu tư. Trên phương diện mở cửa thương mại, ACE đã đạt được thành tựu quan trọng đối với việc cắt giảm thuế quan thông quan hiệp định Tự do Hàng Hóa ASEAN năm 2009 (ASEAN Trade In Goods Agreement). Thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất mang lại lợi ích cho các ngành công nghiệp ưu tiên tham gia hội nhập như: nông nghiệp, hàng không (vận chuyển bằng đường hàng không), ô tô, điện tử, ngư nghiệp, chăm sóc sức khỏe, cao su, dệt may và thời trang, du lịch, nghành công nghiệp gỗ và các dịch vụ logistics khác… Một khu vực kinh tế mang tính cạnh tranh Việc xây dựng một thị trường thống nhất và không gian sản xuất chung sẽ dựa trên cạnh tranh công bằng và bình đẳng, chính sách sở hữu trí tuệ, sự phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng. Những yếu tố này đóng góp và việc xây dựng một môi trường kinh doanh hoàn hảo, nâng cao độ hấp dẫn của đầu tư nước ngoài, thúc đẩy việc thành lập các mạng lưới sản xuất. Phát triển kinh tế công bằng Hoạch định cung của ACE chỉ ra rằng, mục tiêu quan trọng đó chính là thu hẹp khoảng cách trình độ phát triển giữa các nước thành viên, thúc đầy hội nhập kinh tế của Cambodia, Lào, Myanmar và Việt Nam, cho phép các nước thành viên cùng hướng tới một mục tiêu chung và đảm bảo tất cả các quốc gia này đều có được lợi ích công bằng trong quá trình hội nhập kinh tế. Nhấn mạnh cơ chế bảo vệ và phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SEM). Sự phát triển của các SEM là rất quan trọng bởi vì đây là những doanh nghiệp tồn tại với số lượng rất lớn, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động cũng như đóng góp vào sự phát triển của mọi lực lượng lao động. Hội nhập kinh tế toàn cầu Với thị trường tương tác lẫn nhau và các ngành công nghiệp hội nhập, có thể nói ASEAN hiện đang hoạt động trong một môi trường toàn toàn cầu hóa ngày càng 56 cao. Do đó, không chỉ dừng lại ở AEC mà ASEAN còn phải xem xét tất cả các quy định trên thế giới để hình thành chính sách cho chính mình, như chấp thuận các tiêu chuẩn và kinh nghiệm sản xuất, phân phối quốc tế tối ưu nhất. Đây sẽ là động lực chính cho phép ASEAN có thể cạnh tranh thành công với thị trường toàn cầu, đạt được mục đích sản xuất, trở thành nơi cung ứng quan trọng cho thị trường quốc tế, đồng thời đảm bảo thị trường ASEAN có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.Các quốc gia thành viên ASEAN cũng nhất trí tham gia nhiều hơn nữa vào mạng lưới cung ứng toàn cầu bằng việc nâng cao năng suất và hiệu quả công nghiệp. AEC sẽ trở thành tâm điểm của ASEAN với vai trò chủ động tham gia cùng các đối tác FTA ASEAN và đối tác kinh tế bên ngoài trong việc đổi mới kiến trúc khu vực. Việc thành lập ACE mang lại những lợi ích cũng như những thách thức nhất định đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với các nước ASEAN Thứ nhất, gia nhập ACE sẽ thúc đẩy tăng trưởng thương mại hai chiều. Theo tính toán của Plummer và các cộng sự (2014), thì trước viễn cảnh của ACE, thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2025 sẽ tăng thêm 19%, nhập khẩu tăng 19,7%, GDP tăng 14,7% so với đường cơ sở (baseline) vào năm 2007. Việc tăng trưởng xuất khẩu có thể giải thích nhờ việc cắt giảm thuế quan. Cắt giảm thuế quan tạo cơ hội cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường ASEAN. Thuế quan xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào khu vực ASEAN tương đối cao, trung bình khoảng 6,2% và cao hơn thế giới 5,8%. Trong đó đối thuế quan nhập khẩu vào Philippines là cao nhất, lên tới 28% và thấp nhất là đối với Singapore là 0%. Do vậy, việc hình thành một khu vực tự do hóa thương mại thực sự trong nội khối ASEAN sẽ tạo cơ hội rất lớn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam thâm nhập vào thị trường này. Trên thực tế cho thấy, giữa các nước ASEAN đã ký kết AFTA nhưng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào ASEAN là thấp nhất so với các nước còn lại, chỉ chiếm khoảng 15,6% (2012) tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi đó, cao nhất là đối với Lào (46,5% năm 2012). Đây là cơ hội để tận dụng thị trường nội khối để nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Cắt giảm thuế quan sẽ làm cho luồng hàng nhập khẩu từ ASEAN dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam hơn. Ngoài ra, những hàng rào phi thuế quan được cam 57 kết dỡ bỏ theo lộ trình nhất định, cũng góp phần thúc đẩy thương mại hai chiều giữa Việt Nam với ASEAN và ngược lại. Biểu đồ 3.1: Mức độ bảo hộ thuế quan của các nước ASEAN đối với hàng xuất khẩu Việt Nam (năm 2007 - %) Singapore Lào Rest of ASEAN Malaysia Indonesia Thái Lan Cambodia Philippines Thế giới ASEAN 0 5 10 Thuế nhập khẩu từ ASEAN vào Việt Nam 15 20 25 30 Thuế nhập khẩu vào ASEAN Nguồn: Global Trade Analysis Project (phiên bản 8.1) Thứ hai, tăng lượng vốn FDI vào Việt Nam từ nội khối các nước ASEAN. Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tăng lượng vốn FDI sẽ làm động lực cho nền kinh tế phát triển, thừa hưởng những tiến bộ từ các doanh nghiệp ngoại quốc để phát triển, xây dựng, nâng cao hoạt động sản xuất trong nước. Kế thừa những tiến bộ khoa học kỹ thuật mà những doanh nghiệp này mang lại để cải tiến trình độ kỹ thuật, nâng cao năng suất. Theo Tổng cục Thống kê 2013, ASEAN là một trong những đối tác có nguồn vốn đầu tư FDI vào Việt Nam cao nhất, lên đến 22% tổng nguồn vốn. Trong đó Singapore là đối tác quan trọng về đầu tư vào Việt Nam (chỉ đứng sau Nhật Bản) 58 Tuy nhiên, thách thức lớn nhất mà cách doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt đó chính là sự cạnh tranh gay gắt từ hàng hóa ngoại quốc vào thị trường nội địa, các doanh nghiệp FDI với tiềm lực về tài chính mạnh với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Thuế nhập khẩu hàng hóa từ các nước ASEAN vào Việt Nam trung bình 6,6%, việc giảm thuế sẽ làm cho các mặt hàng ngoại ồ ạt tràn vào Việt Nam, trong bối cảnh trình độ khoa học kỹ thuật trong nước còn hạn chế, năng suất lao động của người Việt Nam kém xa so với các nước trong khu vực thì đây là cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp nội địa với hàng hóa ngoại nhập. Bảng 3.1: Giá trị sản xuất trên đầu người (sử dụng giá trị đô la quốc tế năm 2005 làm mốc - constant 2005 international $) 2011 2012 2013 ASEAN 10 097 10 467 10 812 Brunei 99 362 100 051 100 015 Cambodia 3 619 3 797 3 989 Indonesia 9 130 9 486 9 848 Lào 4 865 5 115 5 396 Malaysia 34 056 35 018 35 751 Myanmar 2 560 2 683 2 828 Philippines 9 168 9 571 10 026 Singapore 98 775 96 573 98 072 Thái Lan 13 666 14 446 14 754 Việt Nam 5 082 5 239 5 440 Nguồn: ILO: Trends Econometric Models, Jan. 2014; World Bank: World Development Indicators, 2013. Năng suất lao động của Việt Nam xếp vào hàng thấp nhất trong khu vực, khi ACE tạo một môi trường chung tự do di chuyển và hàng hóa, dịch vụ, vốn, lao động thì đây là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, do vậy, việc tạo ra hàng hóa sẽ kém cạnh tranh hơn so với các nước cùng khối dẫn đến hàng hóa không có lợi thế trên thị trường quốc tế. Và nếu, sự mở cửa của ACE là toàn diện thì có thể, trên chính thị trường nội địa, các doanh nghiệp sẽ không thể cạnh tranh được với hàng 59 nhập khẩu. Trước tình hình đó, doanh nghiệp sẽ đối mặt với áp lực cải tiến sản xuất hoặc phá sản, đây là động lực phát triển quốc gia trong bối cảnh ACE. 3.1.2. RCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một thỏa thuận tự do hóa thương mại giữa 16 nước: 10 nước ASEAN và 6 quốc gia mở rộng đã ký FTA với ASEAN: Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Đàm phán RCEP được các nhà lãnh đạo 16 nước nhất trí bên lề hội nghị thượng đỉnh Đông Á vào ngày 20 tháng 10 năm 2012 với mong muốn RCEP sẽ là một hiệp định đối tác kinh tế hiện đại, toàn diện, cao cấp và có lợi ích tương hỗ, tạo dựng nên một môi trường thương mại và đầu tư rộng mở để thúc đẩy mở rộng khu vực tự do hóa thương mại và đầu tư đóng góp và sự phát triển và tăng trưởng kinh tế thế giới. Bảng 3.2: Các vòng đàm phán RCEP Vòng đàm phán Thời gian Địa điểm Vòng 1 9 – 13/5/2013 Brunei Darussalam Vòng 2 23 – 27/9/2013 Brisbane, Australi Vòng 3 20 – 24/1/2014 Kuala Lumpur, Malaysia Vòng 4 31/3– 4/4/2014 Nanning, Trung Quốc Vòng 5 21 – 27/6/2014 Singapore Vòng 6 1 – 5/12/2014 New Delhi, Ấn Độ Nguồn: Tổng hợp của tác giả RCEP là một bước tiến quan trọng trong việc hình thành một khung hiệp định thương mại trong khối các quốc gia Đông Á. RCEP được xem là bước tiến triển từ Hiệp định Tự do hóa Thương mại giữa ASEAN và ba nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (ASEAN+3). Hiệp định này được thông qua từ năm 2007 với dự thảo lộ trình hình thành một khu vực tự do hóa thương mại rộng hơn: ASEAN+6, bao gồm ASEAN+3 và ba nước Australia, Ấn Độ và New Zealand. Vào tháng 5 năm 2013, phiên đàm phán chính thức của RCEP bắt đầu. RCEP sẽ bao gồm tất cả các lĩnh vực: thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, giải quyết tranh chấp, vấn đề pháp lý, thủ tục hải quan, quy tắc nguồn gốc xuất 60 xứ, tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ động thực vật, và những vấn đề khác được xác định trong các phiên đàm phán. Đàm phán RCEP dự định kết thúc vào cuối năm 2015. RCEP là một sân chơi rộng lớn hơn, trong 16 thành viên, Trung Quốc và Nhật Bản là một trong những nền kinh tế lớn của thế giới. Lợi ích lớn nhất từ RCEP đó chính là tăng trưởng thương mại hai chiều, tương tự như ACE nhưng với mức độ rộng hơn. Theo ước tính của Michael G. Plummer và các cộng sự (2014), so với đường cơ sở năm 2007, thì kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu dưới bối cảnh RCEP năm 2025 sẽ tăng trong khoảng 59,5%. So với ACE thì tăng trưởng của RCEP lớn hơn rất nhiều, do vậy, tham vọng tạo dựng nên một khu vực tự do hóa thương mại sẽ thúc đẩy thương mại quốc tế, làm tăng GDP. Cũng theo ước tính này, GDP Việt Nam tăng 42,1% trong năm 2025, cao hơn ACE (14,7%). Biểu đồ 3.2: Xuất khẩu nông nghiệp dưới bối cảnh RCEP 2020 (thay đổi so với kịch bản gốc năm 2007) 120 100 80 60 40 % 20 Thực phẩm Thịt lợn và gia cầm -80 Thịt bò Thủy sản Đường Nguyên liệu -60 Sản phẩm khác -40 Rau củ -20 Gạo 0 Cơ bản Khiêm tốn Tham vọng Nguồn: GTAP 2014 phiên bản 8 Dưới bối cảnh RCEP, một số sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu năm 2020 tăng trưởng mạnh so với năm 2007, trong đó đáng kể nhất là gạo, nguyên liệu và thủy sản. Tuy nhiên xuất khẩu các sản phẩm như thị bò, thị lợn và gia cầm lại tăng trưởng âm. Đây là những mặt hàng nông nghiệp thế mạnh của Australia, New Zeland, sự cạnh tranh của loại mặt hàng này trong nước vẫn còn kém so với hai quốc gia trên có thể 61 dẫn đến kim tăng trưởng âm. Xuất khẩu công nghiệp cũng tăng trưởng mạnh với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu truyền thống, trong đó tăng mạnh nhất đó chính là dầu thô. Biểu đồ 3.3: Xuất khẩu công nghiệp dưới bối cảnh RCEP năm 2020 (thay đổi so với kịch bản gốc băm 2007) 300 250 200 % 150 100 50 Hàng công nghiệp Khoáng sản Máy móc Hóa chất Giấy Đồ gỗ Mô tô Dầu thô Điện tử Da Quần áo Dệt may Đồ uống và thuốc lá 0 Cơ bản Khiêm tốn Tham vọng Nguồn: GTAP phiên bản 8 Thách thức đối với RCEP cũng tương tự như ACE đó chính là sự cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại và hàng hóa từ nước ngoài đổ vào Việt Nam. Nhưng với RCEP, việc mở cửa giữa ba quốc gia: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản sẽ làm cho hàng hóa của Việt Nam phải cạnh tranh với hàng may mặc, gạo, giày dép của Trung Quốc vào Nhật Bản cũng như cạnh tranh với Trung Quốc vào thị trường Hàn Quốc với các sản phẩm như thức ăn, thực phẩm, may mặc. So với xuất khẩu thì tốc độ tăng trưởng nhập khẩu dưới bối cảnh RCEP đối với mặt hàng công nghiệp thấp hơn. Tăng trưởng nhập khẩu thể hiện rõ nhất đối với ngành dệt may, gia dày. 62 Biểu đồ 3.4: Nhập khẩu công nghiệp của Việt Nam trước bối cảnh RCEP (thay đổi năm 2020 so với năm cơ sở 2007) 250 200 150 % 100 50 Khoáng sản Máy móc Hàng công nghiệp Cơ bản Khiêm tốn Tham vọng Hóa chất Giấy Đồ gỗ Mô tô Dầu thô Điện tử Da Quần áo Dệt may Đồ uống và thuốc lá 0 Nguồn: GTAP phiên bản 8 3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các nước ASEAN+6 3.2.1. Nâng cao lợi thế thương mại để tạo dựng lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực trước bối cảnh ACE và RCEP 3.2.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp Chỉ số lợi thế thương mại đối tác của Việt Nam tương đối thấp đối với hầu hết các nước trong khu vực ASEAN+6, sự đáp ứng của hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đối với các thị trường này còn tương đối hạn chế, đây là một điểm bất lợi đối với hoạt động xuất khẩu Việt Nam trước thềm ACE và RCEP. Hơn thế nữa, mức độ tự do hóa thương mại trước hai bối cảnh trên là tương đối toàn diện, do vậy, việc thâm nhập hàng hóa của các nước trong khu vực vào nội địa sẽ dễ dàng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam phải cải tiến để tạo lợi thế trên trường quốc tế cũng như giữ vững thị phần nội địa. Việc hàng hóa Việt Nam kém lợi được cho là, thứ nhất, năng suất lao động trong nước còn thấp so với các nước trong khu vực. Năng suất lao động là chỉ tiêu quan trọng đánh giá trình độ phát triển của nền kinh tế. Theo Báo cáo công bố ngày 63 19/8/2014 của Tổ chức Lao động Thế giới và Ngân hàng Phát triển Châu Á về năng suất lao động của ASEAN, năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013 đã có bước thu hẹp khoảng cách với các nước trong khu vực. Năm 2007 năng suất lao động của các nước ASEAN gấp 2,12 lần so với Việt Nam (9.173 USD/4.322 USD tính theo sức mua tương đương - PPP), đến năm 2013 khoảng cách này đã thu hẹp còn 1,98 lần (10.812 USD/5.440 USD). Trong đó, so với Singapore giảm từ 21,3 lần xuống còn 18; so với Thái Lan từ 3 lần xuống còn 2,7; so với Philippines từ 2 lần xuống còn 1,8. Trong khu vực ASEAN+6, năng suất lao động của Việt Nam chỉ hơn mỗi Cambodia và Myanmar, ngang bằng với Lào. Thứ hai, lao động được đào tạo ở Việt Nam còn hạn chế. Bảng 3.3: Trình độ lao động của Việt Nam (số liệu mới nhất từ LFS %) Tổng Nữ Nam 100 52,8 47,2 Trình độ cao 12,1 52,8 47,2 Trình độ trung cấp 20,2 68,4 31,6 Trình độ thấp 67,8 48,2 51,8 Nguồn: ILO Asia-Pacific Working Paper Series: Assessing the impact of ASEAN economic integration on labour markets, 2014 Trình độ lao động được đào tạo có kỹ năng cao ở Việt Nam chỉ chiếm 12,1%, lao động trình độ trung cấp chiếm 20,2% trong khi đó một lượng lớn lao động có trình độ thấp. Trình độ lao động có mối liên hệ chặt chẽ với năng suất lao động cũng như tạo dựng lợi thế cạnh tranh, do vậy, muốn cải thiện sản xuất thì đây là một trong những yếu tố cần được quan tâm hàng đầu. Năm 2012, lực lượng lao động phân bổ cho ngành nông nghiệp là lớn nhất, chiếm 48% tổng lực lượng lao động, công nghiệp và dịch vụ lần lượt chiếm 21% và 32%. Mặc dù một lượng lớn lao động tham gia và hoạt động nông nghiệp và đây là lĩnh vực ngành nghề lao động được ít đào tạo nhất. Đóng góp GDP của ngành nông nghiệp chỉ chiếm 19,3%, công nghiệp chiếm 38,5% và dịch vụ chiếm 42,2% (số liệu ước tính năm 2013 bởi CIA). Do vậy có thể thấy, ngành nông nghiệp có số lượng lao động dồi dào nhưng trình độ thấp dẫn đến khả năng tạo ra sản phẩm không cao, trong khi đó dịch vụ và công nghiệp với lực 64 lượng lao động ít hơn nhưng tỷ lệ được đào tạo cao hơn do vậy đóng góp vào GDP cao hơn. Trong chiến lược phát triển lâu dài thì việc chuyển đổi cơ cấu ngành phải được đặt lên hàng đầu. Bảng 3.4: Trình độ lao động chia theo nhóm ngành (%) Trình độ cao Trung cấp Trình độ thấp Lúa gạo 0,3 0,4 99,3 Ngũ cốc khác 0,3 0,4 99,3 Cây trồng khác 0,3 0,4 99,3 Chăn nuôi 0,2 0,1 99,7 Tài nguyên thiên nhiên 0,9 1,3 97,8 Khai khoáng 10,5 48,7 40,8 Thực phẩm 6,1 65,9 28,0 Dệt may 6,8 83,7 9,5 May mặc 3,3 92,3 4,4 Sản phẩm từ gỗ 4,4 83,5 12,2 Hóa chất 20,4 56,1 23,4 Kim loại 8,0 72,3 19,6 Xe cộ 16,8 73,8 9,3 Thiết bị điện tử 17,3 75,7 7,0 Máy móc 17,6 71,8 10,6 3,7 83,1 13,3 45,9 40,0 14,1 Xây dựng 7,5 66,2 26,3 Thương mai/vận tải 5,8 17,8 76,3 Dịch vụ cá nhân 32,8 22,0 45,2 Chính phủ 76,3 9,4 14,3 Sản phẩm công nghiệp khác Dịch vụ công ích Nguồn: ILO Asia-Pacific Working Paper Series: Assessing the impact of ASEAN economic integration on labour markets, 2014 Bên cạnh đó, việc kém lợi thế trên trường quốc tế bị ảnh hưởng bởi tình hình ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên 65 tiến sẽ giúp tăng năng suất, tạo ra sản phẩm tiêu chuẩn chất lượng, tiết kiệm chi phí cũng như nguồn lực. 3.2.1.2. Triển khai giải pháp Dựa trên căn cứ được đề xuất ở mục trước, tác giả đề ra ba nhóm giải pháp như sau: a. Nâng cao năng suất lao động (i) Đào đạo lao động có tay nghề cao. Phải có sự chuyển đổi mạnh mẽ đối với trình độ chuyên môn. Nâng cấp từ kỹ năng thấp lên kỹ năng trung bình, từ trung bình lên trình độ chuyên môn cao. Để làm được điều này, phải có cơ chế đào tạo lao động bài bản, có khoa học và đặc biệt phải đi kèm với thực tế. Bộ Giáo dục và Đào tạo phải tích cực đổi mới công tác giảng dạy đối với các bậc Cao đẳng, Đại học và sau đại học nhằm tạo ra lực lượng đội ngũ lao động có chất lượng cao. Trong tiến trình đào tạo cần gắn liền với thực tiễn như tăng thời lượng thực tập tại các doanh nghiệp nhằm tạo dựng cho sinh viên thích ứng môi trường làm việc, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình học tập tại trường. Loại bỏ bình thức lý thuyết hóa các tiết học và thay vào đó là sự kết hợp giữa giáo dục và mô phỏng thực tế, tăng cường tính tự chủ và sáng tạo của sinh viên nhằm giúp cho sinh viên biết ứng dụng những kiến thức đã học vào trong thực tế để tạo ra các sản phẩm trí tuệ do chính tay sinh viên làm ra. Đào tạo kết hợp với phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên như kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, tư duy phản biển, tự tìm tòi, học hỏi thay vì theo lối mòn đọc chép và mang nặng hình thức thi cử để ra trường. Đây là những kỹ năng cần thiết giúp cho sinh viên dễ dàng thích nghi với môi trường thực tế đặc biệt là môi trường quốc tế trước ngưỡng cửa hội nhập ACE và RCEP. Không những đào tạo về học thuật mà còn thường xuyên tổ chức, thảo luận các chủ đề về xu hướng kinh tế quốc tế, xu hướng mở cửa hợp tác trong khu vực, đặc biệt là ACE để sinh viên có tầm nhìn hơn, nắm bắt cơ hội cũng như hoàn thiện bản thân, nâng cao kỹ năng chuyên môn cũng như kỹ năng mềm nhằm đón đầu mọi cơ hội cũng như tối thiểu hóa rủi ro từ hội nhập mở cửa, khi nào lao động trong nội khối ASEAN được tự do di chuyển giữa các nước thì sự cạnh tranh trên thị trường lao động càng thể hiện rõ nét và ngày càng khốc liệt. 66 Đối với lao động có trình độ trung bình và lao động chưa có trình độ thì việc đào tạo là điều cần thiết. Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội cần tăng cường mở các lớp đào tạo nghề, cũng như nâng cao tay nghề cho mọi lực lượng lao động để nâng cao năng suất lao động cũng như đào tạo lao động thích nghi với sự đa dạng ngành nghề trong bối cảnh hội nhập. Bên cạnh đào tạo chuyên môn thì đạo tạo ý thức và nhận thức cho lao động cần phải được nâng cao. Điều này sẽ giúp cho lực lượng lao động này nắm rõ các quy định về pháp luật để tránh hiện tượng bóc lột sức lao động, không công bằng về lương, thưởng, bảo hiểm, chế độ phúc lợi khác. Bên cạnh đó, nâng cao ý thức lao động còn tạo dựng môi trường lao động phát triển bền vững, nâng cao năng suất lao động cũng như tạo tâm lý an tâm cho chủ lao động. Đối với chính người lao động như sinh viên, học sinh, lao động phổ thông thì việc tìm hiểu các xu thế hội nhập là điều hoàn toàn cần thiết để nắm bắt cơ hội và nâng cao các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết. Tích cực, chủ động học hỏi để hoàn thiện bản thân tốt nhất. Ngoài ra, yếu tố tiên quyết và quan trọng đó chính là ngoại ngữ. Mỗi sinh viên cần trao dồi ngoại ngữ trong thời hội nhập để bắt nhịp với xu thế của thế giới, đồng thời đây cũng là một yếu tố nền tảng giúp cho mỗi sinh viên có thêm nhiều cơ hội việc làm cũng cơ cơ hội giáo dục từ các nước trong khu vực ASEAN+6. Đối với xã hội và các doanh nghiệp, cần tạo điều kiện tốt nhất để đào tạo lực lượng lao động trẻ, các doanh nghiệp cần hợp tác với các trường Đại học, Cao đẳng, trường nghề để cùng đào tạo lực lượng lao động. Môi trường thực tế là điều kiện quan trọng để tào tạo và thích ứng với công việc. Bên cạnh đó, chính nội khối mỗi doanh nghiệp cần thường xuyên nâng cấp đội ngũ nhân viên thông qua các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn. (ii) Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất cũng như quản lý Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật của Việt Nam còn hạn chế, các loại dây chuyền máy móc đang dần lạc hậu và cho năng suất lao động kém. Do vậy: Các bộ ngành liên quan hỗ trợ cho cách doanh nghiệp vay vốn đầu tư các thiết bị máy móc tiên tiên để phục vụ sản xuất, thay thế các loại máy móc thiết bị lỗi thời, lạc hậu. 67 Đầu tư vào máy móc, đổi mới công nghệ và các cải tiến kĩ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng gia trị cho hàng hóa xuất khẩu, giữ vững thị trường và tạo ra lợi thế cạnh tranh. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần phải chú trọng áp dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả quản trị. Sự áp dụng công nghệ mới và máy móc thiết bị cần phải đồng bộ. Các mô hình sản xuất hiện đại cần phải áp dụng thống nhất liên tục, giúp cho doanh nghiệp cắt giảm đáng kể lực lượng lao động và các vị trị công việc, giảm mặt diện tích mặt bằng và lượng hàng tồn kho. Để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóc đất nước, các máy móc thiết bị cần được hiện đại hóa tạo ra các sản phẩm chất lượng phục vụ trường trong và ngoài nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đặc biệt là đón đầu cơ hội từ ACE, RCEP. Cải thiện cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp, nâng cao khả năng quản lý và khuyến khích công nhân tích cực tham gia vào quản lý chất lượng sản phẩm. (iii) Điều tiết tiền lương tối thiểu Tiền lương tối thiểu mà phù hợp sẽ có tác động tốt đến người lao động với ý nghĩa làm một khoản thu nhập chính, từ đó bảo đảm được năng suất lao động ổn định và tăng lên. Nêu tiền lương tối thiểu quá thấp, dẫn đến tiền lương bình quân thấp, tiền lương không còn là khoản thu nhập chính của người lao động và mất tác dụng kích thích người lao động làm việc, tăng năng suất lao động. Nếu tiền lương tối thiểu quá cao, gây ra sự đảo ngược hay quan hệ không hợp lý giữa tốc độ tăng tiền lương và tốc độ tăng năng suất lao động, từ đó ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế nói riêng, của xã hội nói chung. Mối quan hệ giữa tiền lương và năng suất lao động chặt chẽ với nhau, do vậy cần phải đề ra một chính sách tiền thương thích hợp để tăng năng suất lao động. Các bộ ngành liên quan cần thiết lập một mức lương tối thiểu nhất định nhằm giúp cho người lao động có thể trang trải được cuộc sống hằng ngày. Các doanh nghiệp căn cứ vào tiền lương tối thiểu để xác định mức lương chính thức cho người lao động, ngoài ra phải có chính sách thưởng trên hiệu quả công việc, thưởng trên doanh thu hoặc vượt chỉ tiêu để khuyến khích người lao động. b. Chuyển đổi cơ cấu ngành sản xuất Hầu hết các mặt hàng của Việt Nam là hàng nông nghiệp, thủy sản, khoáng sản thô, dầu thô, dệt may, da giày. Đây là những ngành phù hợp với điều kiện hiện tại của Việt Nam nhưng giá trị kim ngạch mang lại vẫn chưa cao, mức độ cạnh tranh vẫn còn kém so với các nước trong khu vực. Chuyển dịch cơ cấu ngành sang các 68 ngành công nghệ cao giúp cho Việt Nam giúp cho Việt Nam tạo ra những mặt hàng có giá trị hơn, đáp ứng được định hướng phát triển quốc gia theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Nâng cao vị thế cạnh tranh trên trường quốc tế và nâng cao đời sống cho người lao động trong nước. Để đạt được mục tiêu này cần những biện pháp như, thứ nhất, vạch chiến lược phát triển dài hạn cho Việt Nam trên các ngành công nghệ cao như công nghệ phần mềm, cơ khí chế tạo chính xác và tự động hóa, tinh chế và chế biến thực phẩm… theo xu hướng phát triển của thế giới. Thứ hai, đầu tư cho các ngành công nghệ cao, phát triển cơ sở hạ tầng, quy hoạch các khu, vùng công nghiệp để phát triển ngành. Thứ ba, phát triển các hoạt động nghiên cứu khoa học – công nghệ, tìm kiếm và chuyển giao công nghệ cho các ngành sản xuất. Thứ tư, đào tạo nguồn nhân lực phù hợp với định hướng từng ngành. c. Chuyên môn hóa các sản phẩm xuất khẩu lợi thế Chuyên môn hóa các sản phẩm lợi thế sẽ giúp cho Việt Nam tăng lợi thế theo kinh nghiệm và theo quy mô sản xuất. Một số ngành có thể tiếp tục tạo lợi thế như dệt may, da giày, nông nghiệp, khoáng sản. Tuy nhiên, để phát triển lâu dài, cần tìm mở rộng ngành để tạo sự đa dạng về hàng hóa. 3.2.2. Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước để tránh phụ thuộc và giảm nhập siêu từ ASEAN+6 3.2.2.1. Căn cứ đề xuất giải pháp Kim ngạch xuất nhập khẩu vào ASEAN+6 có chiều hướng thâm hụt và ngày càng nghiêm trọng, trong đó, kim ngạch nhập khẩu chủ yếu vẫn là các mặt hàng nguyên liệu phụ trợ phục vụ cho các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như nguyên liệu da giày, dệt may, hóa chất, linh kiện điện tử… trong khi đó cán cân thương mại của Việt Nam với thế giới lại theo chiều hướng cân bằng. Điều này thể hiện vai trò của ASEAN+6 như là khu vực đáp ứng tốt nguồn cung cho các hoạt động sản xuất trong nước. Đối tác mà Việt Nam thâm hụt thương mại lớn nhất đó chính là Trung Quốc. Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc tăng vọt trong những năm gần đây, sự phụ thuộc vào đối tác lớn này dẫn đến nhiều rủi ro cho các ngành công nghiệp trong nước. Chúng ta chưa chủ động được nguồn cung, hoặc nguồn cung chưa đáp ứng được cầu dẫn đến rủi ro hệ thống khi nước cung ứng có bất ổn về kinh tế, chính trị. Điều này dẫn đến đình trệ sản xuất trong nước cũng như mất uy tín đối với các đối tác nhập khẩu. Bên cạnh đó, sự phụ thuộc vào đối tác tiềm năng trì hoãn sự phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ. Khi công nghệ trong nước còn non trẻ, khả năng cung ứng nguyên vật liệu trong nước sẽ có giá thành tương đối cao so với nhập khẩu 69 và chất lượng sẽ khó đảm bảo. Nếu sự phụ thuộc này không còn, thì buộc trong nước phải phát triển ngành này, không những đáp ứng tốt nguyên liệu sản xuất mà còn tạo thêm công ăn việc làm cho người dân trong nước. Sự hội nhập kinh tế sâu rộng dẫn đến nhiều FTA coi trọng quy tắc nguồn gốc xuất sứ. Giống như TPP, hàng hóa phải có nguyên liệu xuất sứ trong nội khối các quốc gia TPP mới được hưởng thuế xuất ưu đãi. Nếu như vậy thì ngành dệt may, da giày trong nước khó có thể đáp ứng được tiêu chuẩn này khi hầu hết nguyên vật liệu đều có nguồn gốc từ Trung Quốc (không phải là quốc gia đàm phán TPP) mặc dù đây là hai ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và phải chịu thuế tương đối cao tại các thị trường như Mỹ, Canada… Sự cần thiết phải phát triển ngành này cần phải được quan tâm đúng mức, trước hết để thoát khỏi sự lệ thuộc, và sau đó là sự chuẩn bị cho sự hội nhập sâu rộng hơn từ các Hiệp định Tự do hóa Thương mại. 3.2.2.2. Triển khai giải pháp Tận dụng tốt các nguồn vốn FDI để đầu tư phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. Sự hấp dẫn từ TPP cũng như tiềm năng từ các ngành xuất khẩu chủ lực trong nước đòi hỏi một lượng lớn nguyên vật liệu cũng như những điều kiện tự nhiên trong nước phù hợp để phát triển nguyên liệu thô cho các ngành này như bông vải, da cá sâu, luồng đầu tư cho các ngành này từ nước ngoài trong nước đang có xu hướng phát triển. Đây là cơ hội lớn để xây dựng và phát triển ngành này với giá cả cạnh tranh hơn so với hàng nhập khẩu. Quy hoạch, xây dựng các nhà máy, xí nghiệp để sản xuất các loại nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Đặc biệt chú trọng đến phát triển nguyên phụ liệu cho các ngành chủ lực như dệt may, da giày vì đây là những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam. Việc quy hoạch phát triển này gắn liền với sự phát triển bền vững của ngành như đảm bảo được nguồn cung nguyên liệu thô cho hoạt động chế biến nguyên liệu, vừa liên kết chặt chẽ với các nhà máy sản xuất để đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của các mặt hàng, chất lượng mà các đối tác yêu cầu. Sự bố trí phải đảo bảo thuận lợi về vận chuyển nguyên vật liệu đến nhà máy sản xuất một các thuận tiện, tốt nhất là bố trí trong một cụm hoặc khu công nghiệp để giảm chi phí vận chuyển. Hỗ trợ vốn để cho nông dân, doanh nghiệp phát triển ngành phụ trợ trong nước. Đầu tư cho nông dân đối với sản xuất bông, đay, ngành thuộc da như nuôi cá sấu để cung cấp nguyên liệu bền vững cho các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu. Hỗ trợ vốn để các doanh nghiệp đầu tư, mua máy móc, công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng để sản xuất sản phẩm. Đối với các nguyên phụ liệu đòi hỏi kỹ thuật như hóa chất, các loại linh kiện, cần tích cực hỗ trợ vốn để các doanh nghiệp mạnh dạn hơn để đầu tư trên lĩnh vực này. 70 Nghiên cứu, phát triển, hỗ trợ kỹ thuật cho các loại cây trồng vật nuôi hỗ trợ cho ngành sản xuất phụ liệu như bông gòn, tơ tằm. Nhập khẩu các loại giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng đa dạng các loại nhu cho các mặt hàng, ngành hàng khác nhau. Tìm kiếm các nhà phân phối mới các sản phẩm này để tránh phụ thuộc vào Trung Quốc để phân bổ rủi ro trong quá trình quy hoạch và phát triển. 3.2.3. Tận dụng tốt ưu đãi từ FTA sẵn có cũng như đón đầu ACE, RCEP để nâng cao kim ngạch xuất khẩu 3.2.3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp Việc ký kết các FTA đối với ASEAN+6 ảnh hưởng đến xuất khẩu, hơn thế nữa, kỳ vọng từ ACE cũng như RCEP về mức độ mở cửa sâu rộng hơn mở ra nhiều cơ hội cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam. Một thực trạng hiện nay là các doanh nghiệp Việt Nam đang bỏ lỡ nhiều ưu đãi mà các FTA mang lại. Một phần là do các doanh các doanh nghiệp chưa nắm bắt được đầy đủ thông tin. Hiện nay Việt Nam đã có 8 FTA được ký kết thế nhưng cộng đồng doanh nghiệp chưa tận dụng được đầy đủ các ưu đãi thuế quan của các FTA. Từ năm 2005 đến 2011 tỷ lệ C/O ưu đãi trên kim ngạch xuất khẩu theo các hiệp định thương mại tư do là rất ít. Ngoại trừ con số của hiệp định thương mại AKFTA giữa ASEAN với Hàn Quốc có tỷ lệ 90,77%, thì rất nhiều các hiệp định khác, tỷ lệ C/O ưu đãi trên kim ngạch xuất khẩu chỉ ở mức từ 15,20% đến 30%, thấp nhất là 7,37% như AIFTA. Do đó các doanh nghiệp cần tần dụng tối đa những ưu đãi từ các FTA để nâng cao hơn nữa kim ngạch nhập khẩu. Sự tiếp cận của các doanh nghiệp Việt Nam trước cơ hội hội nhập còn hạn chế, do vậy sự chuẩn bị sơ sài sẽ làm cho các doanh nghiệp Việt Nam chưa phát huy hết được tiềm năng của các FTA. Theo khảo sát mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 76% doanh nghiệp Việt không nắm rõ thông tin về ACE, 94% doanh nghiệp không hiểu rõ về nội dung đàm phán, 63% doanh nghiệp không hiểu về những cơ hội và thách thức khi tham gia AEC, trong khi Cộng đồng kinh tế ASEAN là một lộ trình hội nhập chắc chắn. 3.2.3.2. Triển khai giải pháp Các bộ ngành liên quan phải có trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc truyền đạt thông tin, hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc sản xuất theo các tiêu chuẩn của của các FTA hiện thời. Đơn giản hóa các thủ tục, các chứng từ chứng minh cần thiết, rút ngắn thời gian cung cấp các loại giấy tờ đó để giúp cho doanh nghiệp kịp thời 71 Thường xuyên tổ chức các hội thảo về FTA, ACE, RCEP để giúp cho doanh nghiệp có tầm nhìn sâu hơn về xu hướng mở cửa thương mại trong thời gian sắp tới, phổ biến sâu rộng các tiêu chuẩn, quy định về các FTA đến từng doanh nghiệp để nắm bắt thông tin. Đón đầu cơ hội từ ACE và RCEP bằng cách nghiên cứu kỹ các tiêu chuẩn, quy định cũng như luồng hàng hóa, lao động trong tương lai để có bước điều chỉnh phù hợp với sản xuất, cải tiến, chuyển đổi cơ cấu, hướng đi trong nước. Đây là một yếu tố hết sức quan trọng, nếu có sự chuẩn bị tốt thì ACE cũng như RCEP sẽ là một yếu tố “đẩy” rất mạnh đối với chuyển đổi kinh tế của Việt Nam. Việc đón đầu các cơ hội sẽ giúp cho Việt Nam bớt bỡ ngỡ trước xu thế hội nhập sâu rộng, giảm thiểu rủi ro và phát huy lợi thế. Đối với các doanh nghiệp, tìm hiểu thông tin chính xác, đầy đủ, có thể hiểu được về các FTA, tham vấn các cơ quan chính phủ cách thức thực tế để tận dụng các cơ hội từ FTA, và đặc biệt là tư vấn về các thị trường, các FTA và điều kiện để được hưởng ưu đãi. Cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tiếp cận với các tiêu chuẩn sản xuất để tạo ra sản phẩm không những đáp ứng tốt trên thị trường mà còn phải có sức cạnh tranh với hàng hóa của các nước trong khu vực nội khối. Sản xuất theo tiêu chuẩn FTA và nâng cao hiệu quả sản xuất theo các tiêu chuẩn mới từ ACE cũng như RCEP. Các doanh nghiệp phải chủ động trong việc hướng dẫn đàm phán cho các nhà đàm phán đối với RCEP để tạo ra lợi thế cho mình. 3.2.4. Tích cực khai thác các thị trường tiềm năng trong nội khối 3.2.4.1. Căn cứ đề xuất giải pháp Một số thị trường lớn trong ASEAN+6 như Trung Quốc, Ấn Độ với dân số lớn nhất nhì thế giới, tổng thu nhập quốc dân và thu nhập đầu người thuộc nhóm nước cao trong khu vực. Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam vào hai thị trường này chưa tương xứng với tiềm năng của quốc gia đó. Tăng trưởng GDP tác động đến thương mại, do vậy những quốc gia có GDP tăng mạnh như Trung Quốc, Lào, Cambodia, Philippines cũng như các quốc gia có thu nhập đầu người cao như Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc sẽ có tiềm năng thương mại rất lớn đối với Việt Nam. 3.2.4.2. Triển khai giải pháp Các cơ quan chứng năng tại nước sở tại cần thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước thông qua việc tìm hiểu nắm bắt tình hình mới nhất về kinh tế thương mại, thị trường. Tích cực thực hiện các chính sách khảo sát thị trường, tư vấn đàm đàm phán hợp đồng xuất nhập khẩu hàng 72 hóa. Các Bộ ngành liên quan như cần kết hợp để ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất phát triển các ngành hàng sản phẩm mới phục vụ cho xuất khẩu trên cơ sở nhu cầu của nước nhập khẩu. Đối với các doanh nghiêp, cần tích cực tham gia vào các hội chợ quan trọng tại thị trường mới trong nội khối các nước ASEAN+6. Điều tra, khảo sát thị trường các nước về từng mặt hàng cụ thể, nắm bắt thông tin thị trường một cách thường xuyên liên tục. Cập nhật những thông tin thay đổi về nhu cầu mới về sản phẩm, thị hiếu của khách hàng, các phản ứng của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp về mặt chất lượng, mẫu mã, giá cả, hệ thống phân phối, dịch vụ hậu mãi để tìm ra những giải pháp phản ứng nhanh chóng và làm thõa mãn khách hàng. Liên kết với các doanh nghiệp, kênh phân phối bản địa, tăng cường hợp tác với họ để đưa sản phẩm vào phục vụ người tiêu dùng. Duy trì hoạt động xuất khẩu, nâng cao chất lượng hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu tốt hơn của nước nhập khẩu, tạo lợi thế cạnh tranh trước ngưỡng cửa hội nhập ACE và RCEP. 3.2.5. Điều tiết hoạt động nhập khẩu một cách hiệu quả 3.2.5.1. Căn cứ đề xuất giải pháp Mở cửa thị trường trước ACE và RCEP sẽ làm cho hàng hóa các nước trong ASEAN+6 thâm nhập vào thị trường nội địa dẫn đến cạnh tranh gay gắt với hàng hóa sản xuất trong nước. Công cụ điều tiết bằng thuế nhập khẩu sẽ không còn phát huy hiệu quả. Thuế nhập khẩu từ ASEAN và Việt Nam là 6,6%, từ thế giới vào là 10,4% (xem thêm tại biểu đồ 3.1), đây là những con số tương đối cao, tuy nhiên nếu cam kết giảm thuế quạn được thực hiện thì sẽ tạo điều kiện cực kỳ thuận lợi cho hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Do vậy, cần phải kết hợp nhiều cơ chế khác nhau để hạn chế tình trạng nhập siêu. Chính sách tỷ giá của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy ảnh hưởng của tỷ giá danh nghĩa chưa rõ nét trong việc tác động đến xuất nhập khẩu, trong khi đó, tỷ giá thực hiệu quả lại có tác động rất rõ nét đến thâm hụt thương mại. Điều này chứng tỏ tỷ giá danh nghĩa chưa sát với tỷ giá thực hiệu quả… Chính sách tỷ giá chưa thật sự phù hợp và không tác động đến hàng hóa nhập khẩu từ ASEAN+6. 3.2.5.2. Triển khai giải pháp Đổi mới cơ chế quản lý và điều hành hoạt động nhập khẩu. Khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ, cần xây dựng đồng bộ các tiêu chuẩn phi thuế quan khác phù hợp với hội nhập quốc tế để hạn chế nhập khẩu như chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn môi trường trong thương mại, tự vệ, khẩn cấp, áp thuế chống bán phá giá, thuế tiêu thụ đặc biệt. 73 Xây dựng chính sách tỷ giá thích hợp nhằm hạn chế nhập khẩu. Việt Nam nên theo đuổi mục tiêu ổn định tỷ giá, song điều hành tỷ giá danh nghĩa nên bám sát tỷ giá thực hiệu quả, điều đó từng bước tạo điều kiện cho tỷ giá trở thành công cụ khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu trong trung hạn. Cần có chính sách vĩ mô thích hợp, với mục tiêu giữ lạm phát ở mức độ hợp lý trong trung và dài hạn để vừa đạt được ổn định tỷ giá hối đoái vừa tăng tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Tiểu kết chương 3 Chương 3 đã nêu lên được các xu hướng mở cửa thương mại của các nước trong khu vực ASEAN+6 trong tương lai đó chính là hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Hiệp định Đối tác Kinh tế Khu vực Toàn diện. Trên cơ những cơ sở phân tích từ chương 2, kết hợp với xu thế thương mại trong ASEAN+6, tác giả đã nêu lên những cơ hội và thách thức của Việt Nam trước thềm hội nhập từ đó đưa ra những giải pháp cho Việt Nam trước bối cảnh hội nhập ACE và RCEP. 74 KẾT LUẬN Bằng việc phối hợp các phương pháp nghiên cứu, tác giả rút ra các kết luận như sau. Với các nước ASEAN+6, Việt Nam luôn thâm hụt thương với mức độ càng ngày càng nghiêm trọng trong những năm gần đây, trong đó nhập khẩu Trung Quốc luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Việt Nam không có lợi thế thương mại đối tác với hầu hết các nước trong khu vực ASEAN+6. Phân tích cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu cho thấy sự tương quan giữa đầu vào các sản phẩm xuất khẩu và nhập khẩu chủ lực của Việt Nam, đó là Việt Nam nhập khẩu các nguyên liệu đầu vào từ ASEAN+6 để sản xuất ra các sản phẩm xuất khẩu chủ lực xuất vào khu vực này cũng như ra thế giới. Quan hệ thương mại tác động bởi tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng dân số, đây là cơ hội lớn cho Việt Nam thúc đẩy tăng trưởng thương mại song phương với các nước có tốc độ phát triển nhanh trong ASEAN+6 cũng như các nước có thu nhập đầu người cao. Khi xem xét yếu tố FTA, đề tài đã chỉ ra rằng, các FTA giữa ASEAN với các nước mở rộng tác động một đến xuất khẩu và không ảnh hưởng đến nhập khẩu hàng hóa, đây là cơ sở cho các Hiệp định Tự do hóa Thương mại sâu rộng hơn trong tương lai để tăng cường mối quan hệ kinh tế trong nội khối. Không những thế, biến động về tỷ giá giữa đồng Việt Nam và USD có tác động đến luồng thương mại hai chiều, trong đó, đối với hoạt động nhập khẩu còn bị ảnh hưởng bởi tỷ giá đồng quốc gia nước đối tác so với USD. Mặc dù khoảng cách địa lý ảnh hưởng đến thương mại theo lý thuyết, tuy nhiên mô hình đã chứng minh rằng, khoảng cách không còn là rào cản hiện hữu đối với quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và ASEAN+6, đồng thời, giáp biên giới quốc gia với Lào, Cambodia, Trung Quốc cũng không ảnh hưởng đến thương mại. Trước những phân tích trên, đề tài đã đưa ra những giải pháp nhằm giúp cho Việt Nam khắc phục được những yếu điểm còn tồn đọng trong nước và phát huy những điểm mạnh trong bối cảnh ACE và RCEP để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Trong đó, đề tài chú trọng đến các giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh trên trường ASEAN+6, chú trọng đến phát triển nguồn lực lao động, chuyển đổi cơ cấu ngành, chuyên môn hóa các sản phẩm có lợi thế. Giữa xu thế hội nhập sâu rộng hơn, không chỉ từ ACE hay RCEP mà còn từ TPP thì việc phụ thuộc quá lớn vào nguyên liệu nhập khẩu dẫn đến nhiều rủi ro và kém lợi thế trên thị trường quốc tế, do vậy đề tài đã đề xuất xây dựng các biện pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trong nước nhằm giải quyết bài toán nhập siêu cũng như nguyên tắc nguồn gốc xuất sứ. Bên cạnh đó, đề tài đã đưa ra các giải pháp như tận dụng các FTA 75 sẵn có và đón đầu ACE, RCEP, tích cực khai thác các thị trường tiềm năng trong nội khối ASEAN+6 và điều tiết hoạt động nhập khẩu. 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1) Từ Thúy Anh, Đào Nguyên Thắng, 2008, Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với ASEAN+3, Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc Gia Hà Nội. 2) Nguyễn Xuân Bắc, 2010, The Determinants of Vietnamese Export Flows: Static and Dynamic Panel Gravity Approaches, International Journal of Economics and Finance no.4, vol.2. 3) Bergstrand, Jeffrey H. a, 1985, The gravity equation in international trade: some microeconomic foundations and empirical evidence, Havard University Press: The Review of Economics and Statistics, vol 67, p.471-81. 4) Bergstrand, Jeffrey H. b, 1989, The Generalized Gravity Equation, Monopolistic Competition, and the Factor-Proportions Theory in International Trade, Review of Economics and Statistics, February 1989, vol.71(1), p.143-53. 5) Boisso, Dale and Ferrantino, Michael, 1997, Cultural Distance, and Openness in International Trade: Empirical Puzzles, Journal of Economic Integration, vol.12(4), p.456-84. 6) Cheng, I-H và H-J. Wall, 2005, Controlling for heterogeneity in gravity models of trade and intergration, Federal Reserve Bank of St. Louis Review, v87(1), p49-63. 7) Tô Xuân Dân, 1997, Quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Hà Nội. 8) Deardorff, A.V., 1998, Determinant of bilateral trade: does gravity model work in a neoclassical world, University of Michigan, No.382, p.1-27. 9) Dell’Ariccia, G., 1999, Exchange rate fluctuation and trade flows: evidence from the European Union, IMF Staff papers, no.3, vol.56. 10) Eaton, Jeffrey, và Korton, S., 1997, Technology and bilateral trade, NBER working paper, Cambridge, MA, National Bureau of Economic Research, No 6253, p.1-53. 11) Frankel, Jeffrey; Stein, Ernesto và Wei, Shang-Jin, 1995, Trading Blocs and the Americas: The Natural, the Unnatural, and the Super-Natural, Journal of Development Economics, vol.47(1), p.61-95. 12) Frankel, Jeffrey, 1997, Regional trading blocs in the world economic system, institute for International Economics, Washington, D.C. 77 13) Gujarati D.N., và Dawn C. Porter, 2009, Basic Econometrics 5th ed, McGrawHill/Irwin, New York. 14) Hà Văn Hội, 2013, Tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN và những tác động đến thương mại quốc tế của Việt Nam, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 4 (2013) 44-53 15) Hausman, J.A. và W.E. Taylor, 1981, Panel data and unobservable individual effects. Econometrica, v49(1), p1377-1398. 16) International Labour Organization and Asian Development Bank, 2014, Asean Community 2015: Managing intergration for better jobs and shared prosperity, Thái Lan. 17) International Monetary Fund A, 2014, Direction of Trade Statistics (DOTS) 18) International Monetary Fund B, 2014, International Financial Statistics (IFS) 19) Nguyễn Trung Kiên, 2009, Gravity model by panel data approach: An empirical application with implications for the ASEAN free trade agreement, ASEAN economic Bulletin Vol. 26, No. 3, pp 266-77 20) Krugman, P.R., và Maurice, 2005, International economics: theory and policy, Addison-Wesley, Boston US. 21) Krugman P.R., Maurice, O., Marc, J.M., 2012. International Economics Theory and Policy, Pearson Education, US. 22) Linnemanm, H., 1966, An econometric study of international trade flows, Amsterdam, North Holland. 23) Bùi Xuân Lưu và Nguyễn Hữu Khải, 2007, Giáo trình kinh tế ngoại thương, NXB Lao động, Hà Nội. 24) Bùi Thị Lý, 2010, Giáo trình quan hệ kinh tế quốc tế, NXB Giáo dục. 25) Matthie Bussiere và Bernd Schnatz, 2006, Evaluating China’s Intergration in World Trade with a Gravity Model Based Benchmark, European Central Bank Working Paper Series No.693. 26) Plummer, M.G., và Peter A.P., 2014. Assessing the impact of ASEAN economic intergration on labour markets, ILO Asia-Pacific Working Paper Series, Thái Lan. 78 27) Sohn, Chan-Hyun A, 2005, Does the Gravity Model Fit Korrea’s Trade Patterns? Implications for Korea’s FTA Policy and North-South Korean Trade, Center for International Trade Studies Working Papers. 28) Sohn, Chan-Hyun B, 2001, A gravity model Analysis of Korea’s Trade Patterns and the Effects of a Regional Trading Arrangement, Working Paper Series Vol.200109. 29) Nguyễn Hồng Sơn, 2009, Cộng đồng ASEAN: Nội dung và lộ trình, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 30) Tinbergen, J., 1962, Shaping the world economy: Suggestions for an international economic policy, The Twentieth Century Fund, New York. 31) Đỗ Thái Trí, 2006, A gravity model for Trade Between Vietnam and TwentyThree European Countries. 32) Wall, Howard J. a, 2000, Gravity Model Specification and the Effect of the Canada-U.S. Border, Federal Reserve Bank of St. Louis, Working Paper No. 2000024A. 33) Wall, Howard J. b, 2002, Has Japan Been Left Out in the Cold by Regional Integration?” Bank of Japan, Monetary and Economic Studies, pp. 117-34. 34) Wei, Shang-Jin, Frankel, Jeffrey, 1997, Open versus Closed Trading Blocs,” in Takatoshi Ito and Anne O. Krueger, eds., Regionalism versus Multilateral Trade Arrangements, University of Chicago Press, Chicago, pp. 119-39 79 PHỤ LỤC DANH MỤC PHỤ MỤC BẢNG Bảng p.1: Các chỉ số quốc gia 16 nước ASEAN+6 năm 2013 ................................ 92 Bảng p.2: Mười mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam năm 2013 (tỷ USD) ...................................................................................................................................93 Bảng p.3: Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu với các nước ASEAN+6 năm 2013 (đơn vị tỷ USD) ............................................................................................................... 94 Bảng p.4: Chỉ số cường độ thương mại: .................................................................. 96 Bảng p.5: Chỉ số lợi thế thương mại đối tác............................................................. 97 Bảng p.6: Chỉ số bổ trợ thương mại ......................................................................... 98 DANH MỤC PHỤ LỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ p.1: Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2013 ...... 98 Biểu đồ p.2: Cán cân thương mại giữa Việt Nam và một số nước trong khu vực ASEAN+6 giai đoạn 2002 – 2013 (đơn vị: tỷ USD) .............................................. 99 80 DANH MỤC PHỤ LỤC HÌNH Hình p.1: Kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled OLS của mô hình tổng thương mại bằng Stata 11 .................................................................................................... 82 Hình p.2: Kết quả hồi quy theo phương pháp Fixed effects của mô hình tổng thương mại bằng stata 11 .................................................................................................... 82 Hình p.3: Kết quả hồi quy theo phương pháp Ramdom effects của mô hình tổng thương mại bằng stata 11 ........................................................................................ 83 Hình p.4: Kết quả kiểm định Hausman cho Fixed effect và Ramdom effects cho mô hình tổng thương mại .............................................................................................. 83 Hình p.5: Kết quả hồi quy theo phương pháp HT của mô hình tổng thương mại bằng stata 11 .................................................................................................................... 84 Hình p.6: Kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled OLS của mô hình xuất khẩu bằng stata 11 ........................................................................................................... 84 Hình p.7: Kết quả hồi quy theo phương pháp Fixed effects của mô hình xuất khẩu bằng stata 11 ........................................................................................................... 85 Hình p.8: Kết quả hồi quy theo phương pháp Ramdom effects của mô hình xuất khẩu bằng stata 11 ........................................................................................................... 85 Hình p. 9: Kết quả kiểm định Hausman cho Fixed effects và Ramdom effects cho mô hình xuất khẩu ................................................................................................... 86 Hình p.10: Kết quả hồi quy theo phương pháp HT của mô hình xuất khẩu bằng stata 11 ............................................................................................................................... 86 Hình p.11: Kết quả hồi quy theo phương pháp Pooled OLS của mô hình nhập khẩu bằng stata 11 ........................................................................................................... 87 Hình p.12: Kết quả hồi quy theo phương pháp Fixed effects của mô hình nhập khẩu bằng stata 11 ........................................................................................................... 87 Hình p.13: Kết quả hồi quy theo phương pháp Ramdom effects của mô hình nhập khẩu bằng stata 11 ................................................................................................... 88 Hình p.14: Kết quả kiểm định Hausman cho Fixed effects và Ramdom effects cho mô hình nhập khẩu .................................................................................................. 88 Hình p.15: Kết quả hồi quy theo phương pháp HT của mô hình nhập khẩu bằng stata 11 ............................................................................................................................... 89 81 Hình p.16: Kết quả hồi quy lại theo phương pháp HT của mô hình xuất khẩu bằng stata 11 ..................................................................................................................... 90 Hình p.17: Kết quả hồi quy lại theo phương pháp HT của mô hình nhập khẩu bằng stata 11 ..................................................................................................................... 91 82 [...]... lý thuyết vững chắc để tiến hành phân tích chi tiết quan hệ thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và các nước ASEAN+6 trong chương 2 28 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC ASEAN+6 2.1 Tổng quan về tình hình thương mại hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2002 – 2013 Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam luôn tăng trưởng, riêng năm 2009, do sự tác động... các chỉ số thương mại 2.2.1 Cán cân thương mại Cán cân thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN+6 có chiều hướng tiêu cực, liên tục giảm từ giai đoạn 2002 – 2013, điều này chứng tỏ Việt Nam nhập khẩu siêu hàng hóa trong khu vực này Trong giai đoạn 2002 – 2005, mức độ thâm hụt thương mại tăng nhẹ qua các năm, tuy nhiên giai đoạn 2006 – 2013, tốc độ thâm hụt thương mại ngày càng tăng mạnh, từ 10,7 tỷ... Phát triển quan hệ thương mại hàng hóa để đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu Thị trường các nước ASEAN+6 là thị trường rất tiềm năng đối với hàng hóa Việt Nam, việc hội nhập sâu rộng sẽ mở lối cho nhiều mặt hàng của Việt Nam thâm nhập vào khu vực Thông quan các Hiệp định Tự do hóa Thương mại, các rào cản thuế quan và phi thuế quan sẽ dần được gỡ bỏ, đây là cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam cạnh tranh trên... mại hàng hóa quốc tế, các chỉ số đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa, đề cập đến lý thuyết mô hình trọng lượng, một số yếu tố ảnh hưởng đến thương mại giữa hai quốc gia Đồng thời trong chương này, tác giả đã chỉ ra tiến trình hội nhập của Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN+6, vị thế của Việt Nam đối với các nước ASEAN+6 cũng như tầm quan trọng của việc phát triển quan hệ thương mại hàng hóa. .. Mỹ, EU và các nước ASEAN Trong đó Trung Quốc là đối tác nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam vào thị trường này có xu hướng thâm hụt do sự gia tăng tốc độ nhanh chóng về nhập khẩu so với xuất khẩu Ngoài ra, Mỹ và EU là 2 thị trường xuất khẩu truyền thống và lớn nhất của Việt Nam 2.2 Đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam – ASEAN+6 thông qua các chỉ số thương mại. .. xuất và nhập Cán cân thương mại dần có dấu hiệu tích cực, thâm hụt thương mại trong giai đoạn 2002 đến 2011 và tương đối cân bằng trong 2 năm 2012 và 2013 Biểu đồ 2.2: Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2002 Kim ngạch (tỷ USD) – 2013 (đơn vị: tỷ USD) 80 60 40 20 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 xuất khẩu nhập khẩu 2013 cán cân thương mại Nguồn: Tổng cục Hải quan. .. thấy mức độ ổn định trong thương mại hàng hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản Riêng đối với Cambodia, chỉ số này liên tục tăng và đạt đến 9,3 điểm trong năm 2013, đây là quốc gia duy nhất trong ASEAN+6 mà Việt Nam có lợi thế thương mại đối tác rất cao, hàng hóa của Việt Nam đáp ứng tốt nhu cầu của Cambodia, thể hiện qua việc kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục và thặng dư thương mại trong thời gian dài Chỉ... nước như Lào, Ấn Độ, Cambodia, Myanmar khi chỉ số TCI đều nhỏ hơn 0,5 từ năm 2002 – 2013 Mức độ bổ trợ thương mại với Nhật Bản tương đối tốt và đền lớn hơn 0,5, cho thấy hai nền kinh tế duy trì mối quan hệ tương hỗ, bổ trợ tốt cho nhau Trên thực tế, cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản đều dương trong giai đoạn trên và các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản là các mặt hàng mà Việt Nam có... thấy việc thâm nhập vào những thị trường lớn trong khu vực tương đối khó khăn bởi vì lợi thế của hàng hóa Việt Nam không phát huy được tại những thị trường này 2.2.5 Chỉ số tương bổ trợ thương mại (TCI) Nhìn chung, mức độ bổ trợ thương mại của hàng xuất khẩu Việt Nam đối với các nước ASEAN+6 tương đối kém, chỉ số bổ trợ thương mại biến động nhiều trong giai đoạn nghiên cứu Việt Nam có cơ cấu xuất khẩu... (AANZFTA) Mục tiêu: i Từng bước tự do hoá và tạo thuận lợi cho thương mại hàng hoá giữa các Bên thông qua, nhưng không hạn chế ở, xoá bỏ dần các hàng rào thuế quan và phi thuế quan trong hầu hết thương mại hàng hoá giữa các Bên; ii Từng bước tự do hoá thương mại dịch vụ giữa các Bên, với phạm vi ngành đáng kể; iii Tạo thuận lợi, thúc đẩy và tăng cường cơ hội đầu tư giữa các Bên thông qua việc phát triển ... thức quan hệ thương mại hàng hóa quốc tế Nếu xét cấu mặt hàng xuất nhập quan hệ thương mại chia làm hai nhóm là: quan hệ thương mại hàng hóa hữu hình quan hệ thương mại hàng hóa vô hình (thương mại. .. 26 2.1 Tổng quan tình hình thương mại hàng hóa Việt Nam giai đoạn 2002 – 2013 26 2.2 Đánh giá quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam – ASEAN+6 thông qua số thương mại ... quan hệ thương mại hàng hóa Việt Nam nước ASEAN+6 chương 28 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC ASEAN+6 2.1 Tổng quan tình hình thương mại hàng

Ngày đăng: 19/10/2015, 11:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w