Cau hoi on tap mon duong loi cong san chuong 4
Trang 1CÂU 1: CÔNG NGHIỆP HÓA TRƯỚC ĐỔI MỚI
*, ĐĂC ĐIỂM CƠ BẢN:
1 Chủ trương của Đảng
a Mục tiêu và phương hướng của công nghiệp hóa XHCN- Được hình thành từ Đại hội III của Đảng(tháng 9/1960).- 25 năm tiến hành CNH qua 2 giai đoạn:
+ 1960-1975 : ở miền Bắc
Từ 1 nền kinh tế lạc hậu tiến thăng lên CNXH
Đảng khẳng định tính tất yếu của CNH đối với công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta
Đại hội cũng chi rõ, để thực hiện được mục tiêu trên thì vấn đề quan trọng có tính chất quyết định là thực hiện trang bị kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, thực hiện cơ giới hóa sản xuất, từ đó nâng cao năng suất lao động.
Công nghiệp hóa XHCN là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXHở nước ta.
Mục tiêu cơ bản: xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại; bước đầu xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của CNXH
Phương hướng chỉ đạo xây dựng và phát triển Công nghiệp (Hội nghị TW lần thứ 7(khóa III))
* Ưu tiên phát triển công nghiêp nặng 1 cách hợp lý * kết hợp chặt chẽ phát triển CN với NN
* Ra sức phát triển Công nghiệp nhẹ song song với việc ưu tiên phát triển Công nghiệp nặng
* Ra sức phát triển công nghiệp TW, đồng thời đẩy mạng phát triển Công nghiệp địa phương.
nhất trí với nhưng nhận thức cơ bản về CN hóa ở miền Bắc trước đây đồng thời có chỉ đạo thêm.
Sau khi thực hiện Công nghiệp hóa 5 năm(1976-1981)
từ 1 nền sản xuất nhỏ đi lên, điểu quan trọng là phải xác định đúng bước đi của CN hóa cho phù hợp với mục tiêu và khả năng của mỗi chặng đường.
Trang 2 Đại hội lần thứ V( tháng 3/1982) khằng định * lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu
* phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
* xây dựng và phát triển công nghiệp nặng cần làm có mức độ, vừa sức nội dung chính của CN hóa trong chặng đường trước mắt.
Nóng vội, giản đơn, chủ quan duy ý chí, ham làm nhanh làm lớn, không quan tâm đến hiệu quả kinh tế xã hội.
2) kết quả và ý nghĩa:- Công nghiệp:
+ Số xí nghiệp tăng lên 16,5 lần so với năm 1955+ nhiều khu công nghiệp lớn đã hình thành,
có nhiều cơ sở đầu tiên của các ngành công nghiệp nặng quan trọng như điện than, cơ khí, luyện kim….
- Giáo dục: Có hàng chục trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật xấp xỉ 43 vạn người, tăng 19 lần so với năm1960
có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo cơ sở ban đầu để nước ta phát triển nhanh hơn trong các giai đoạn tiếp theo
CÂU 2:HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN:
- Hạn chế
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật hết sức lạc hậu Những ngành công nghiệp then chốt còn hết sứcnhỏ bé và chưa được xây dựng đồng bộ, chưa đủ sức làm nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân.
+ Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp chỉ mới bước đầu phát triển, NN chưa đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho xã hội Đất nước vẫn còn trong tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, kém phát triển, rơi vào khủng hoảng kinh tế- xã hội.
- Nguyên nhân:
Trang 3+ khách quan: tiến hành công nghiệp hóa từ một nền kinh tế lạc hậu, nghèo nàn và trong điều kiện chiến tranh kéo dài, vừa bị tàn phá nặng nề, vừa không thể tập trung sức người, sức của cho công nghiệp hóa.
+ chủ quan: chúng ta đã mắc những sai lầm nghiêm trọng trong việc xác định mục tiêu, bước đi về cơ sở vật chất, kỹ thuật, bố trí cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư, v v
Đó là những sai lầm xuất phát từ chủ quan duy ý chí
CÂU 3: MỤC TIÊU, Ý NGHĨA CÔNG NGHIỆP HÓA HIỆN ĐẠI HÓA3.1 Mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Là cải biến nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, có cơcấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, ph hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, mức sống vật chất v tinh thần cao, quốc phịng - an ninh vững chắc, dn giu, nước mạnh, x hội cơng bằng, văn minh.
- Để thực hiện mục tiêu trên, ở mỗi thời kỳ phải đạt được những mục tiêu cụ thể Đại hội Xxác định mục tiêu đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức để sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng km pht triển, tạo nền tảng đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
3.2 Ý nghĩa công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Một l, Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với pháttriển kinh tế tri thức.
Từ thế kỷ XVII, XVIII, các nước Tây Âu đ tiến hnh cơng nghiệp hĩa.
Gọi l CNH TBCN bởi vì nĩ diễn ra ở cc nước Tư bản (Anh, Pháp ), hay cịn gọi đây là cuộc cách mạng công nghệ lần thứ nhất.
- Cơng nghiệp nhĩa là quá trình biến một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp, nhưng cái cốt li nhất của cơng nghiệp hĩa l qu trình chuyển lao động thủ công sang lao động sử dụng máy móc: quá trình cơ khí hóa nền kinh tế (thay đổi LLSX kéo theo thay đổi QHSX và các mặt khác)
- Hiện đại hóa xuất hiện giữa thế kỷ XX trở lại đây, gắn với cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại Hiện đại hóa theo nghĩa đơn giản là quá trình nng cấp, thay đổi kỹ thuật từ trình độ thấp lên trình độ cao.
- Nước ta thực hiện CNH, HĐH khi nền kinh tế tri thức đ pht triển.
"Kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trị quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống"
Trong nền kinh tế tri thức, những nền kinh tế có tác động to lớn tới sự phá triển là những ngành dựa vào tri thức, dựa vào các thành tựu mới của khoa học, công nghệ (công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, cả những ngành kinh tế truyền thống như nông nghiệp,công nghiệp, dịch vụ được ứng dụng khoa học công nghệ cao)
Trang 4- Đại hội X chỉ r: đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Hai l, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Khác với CNH ở thời kỳ trước đổi mới, được tiến hành trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, lực lượng làm CNh chỉ có Nhà nước,theo kế hoạch của Nhà nước thông qua các chỉ tiêu pháp lệnh
- Thời kỳ đổi mới CHH, HĐH tiến hành trong nền KTTT ĐH XHCN, nhiều thành phần Do đó CNH, HĐH không chỉ là việc của Nhà nước mà là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước là chủ đạo.
Thời kỳ trước đổi mới phân bố nguồn lực để CNh được thực hiện bằng cơ chế kế hoạch hóa tập trung của Nhà nước Thời kỳ đổi mới thì vic phn bố nguồn lực chủ yếu bằng cơ chếthị trường.
+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế ở nước ta hiện nay diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế -> đây là xu hướng kháchquan tất yếu -> phải hội nhập và mở rộng quan hệkinh tế quốc tế
- Hội nhập KT quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm: thu hút vố đầu tư nước ngoài, thu hút công nghệ hiện đại, học tập kinh nghiệm quản lý tin tiến của Thế giới -> sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng km ph triển.
- Hội nhập kinh tế quốc tế cịn nhằm khai thc thị trường Thế giới để tiêu thụ những sản phẩm mà nước ta có nhiều lợi thế, có sức cạnh tranh cao.
Ba là, lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững
- Để tăng trưởng kinh tế cần 5 yếu tố chủ yếu: vốn, khoa học công nghệ, con người, thể chếchính trị v quản lý nh nước, cơ cấu kinh tế thì yếu tố con người là yếu tố quyết định.
Con người là quan trọng nhất vì con người có khả năng sáng tạo ra các nhân tố khác, và sử dụng các nhân tố đó.
- Muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì phải đầy tư nhân tố con người => coi giáo dục là quốc sách hàng đầu
Phải tạo ra nguồn lực phù hợp, phải đông đảo và đồng bộ.
Bốn là, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hóa, hiện đại hóa.- Khoa học cơng nghệ cĩ vai trị quyết định đến tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, nâng cao lợi thế cạnh tranh và tốc độ phát triển kinh tế nói chung.
- Muốn đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển Kinh tế tri thức thì pht triển khoa học cơng nghệ l yếu cầu tất yếu v bức xc.
Phải đẩy mạnh việc chọn lọc nhập công nghệ, mua sáng chế kết hợp với phát triển công nghệ nội sinh để nhanh chóng đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ (công nghệ thông
Trang 5tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới).
Năm là, phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng x hội, bảo vệ mơi trường tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học.
- Xây dựng CNXH ở nước ta thực chất là nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, x hội cơng bằng, dn chủ, văn minh Để thực hiện được điều đó, trước hết kinh tế phải phát triển nhanh,hiệu quả và bền vững.
- Sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững có quan hệ chặt chẽ với việc bảo vệ môi trường tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học.
Câu 4: tại sao vn phải công nghiệp hóa_hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
Từ thập niên 80 thế kỷ XX đến nay, do tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc, nhanh chóng về cơ cấu, chức năng và phương thức họat động
- Kinh tế tri thức: Có nhiều định nghĩa khác nhau nhưng có định nghĩa của của tổ chức hợptác và phát triển kinh tế đưa ra năm 1995:
Nền kinh tế tri thức là nên kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
+ Định nghĩa trên được hiểu là: Kinh tế tri thức là trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất xã hội…
+ Trong nền kinh tế tri thức, những ngành kinh tế có tác động to lớn tới sự phát triển là những ngành dựa vào tri thức, dựa vào những thành tựu mới của khoa học, công nghệ…+ Một ngành kinh tế có thể coi là đã trở thành ngành kinh tế tri thức khi giá trị do tri thức tạo ra chiếm tỷ lệ áp đảo ( khoảng 70%) trong tổng giá trị sản xuất của ngành nào đó Một nền kinh tế được coi là là đã trở thành nền kinh tế tri thức khi tổng sản phẩm các ngành kinh tế tri thức chiếm khoảng 70% tổng sản phẩm trong nước (GDP).
- Trong nền kinh tế tri thức, tri thức trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là vốn quý nhất,
Trang 6là nguồn lực quan trọng hàng đầu, quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.- Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động kinh tế có những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng; trong đó các các ngành kinh tế dựa vào tri thức, dựa vào cácthành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ ngày càng tăng và chiếm đa số.
- Trong nền kinh tế tri thức, công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết lập được các mạng thông tin đa phương diện được phủ khắp nước, nối với hầu hết các tổ chức, các gia đình Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất của nền kinh tế.
- Trong nền kinh tế tri thức, nhuồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa; sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành yêu cầu thường xuyên đối với mọi người và phát triển cong người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội.
- Trong nền kinh tế tri thức, mọi hoạt động đều có liên quan đến vấn đề toàn cầu hóa kinh tế, có tác động tích cực hoặc tiêu cực sâu rộng tới nhiều mặt của đời sống xã hội trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới.
* Yêu cầu đối với Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
- Nhất thiết phải tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu công nghệ hiện đại và tri thức mới;
- Kết hợp quá trình phát tuần tự với đi tắt đón đầu.- CNH, HĐH gắn với kinh tế trí thức
- Kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại
- Từng bước phát triển kinh tế tri thức, để vừa phát triển kinh tế - xã hội nhanh bền vững vừa rút ngắn được khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Câu 5 : những hiểu biết của bạn vể cơ chế bao cấp
Trang 7thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam để chỉ một giai đoạn mà hầu hết sinh
hoạt kinh tế diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa, một đặc điểm của nền kinh tế theo chủ nghĩa cộng sản Hàng hóa được nhà nước phân phối theo chế độ tem phiếu, hàng hóa không được mua bán tự do trên thị trường, không được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác Phân phối hàng hóa, hạn chế trao đổi bằng tiền mặt.Chế độ hộ khẩu được thiết lập trong thời kỳ này để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người Lương đôi khi cũng được trả bằng hiện vật.
Mặc dù chế độ bao cấp đã tồn tại ở miền Bắc từ trước năm 1975, song thời kỳ bao cấp thường được dùng để chỉ sinh hoạt kinh tế cả nước Việt Nam ở giai đoạn từ đầu năm 1976 đến cuối năm 1986, tức là trước thời kỳ Đổi mới Đây được coi như một giai đoạn thất bại và tù đọng nhất của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ 20.
CÂU 6: SỰ ĐỔI MỚI TƯ DUY CỦA ĐẢNG TỪ ĐẠI HỘI 9 ĐẾN ĐẠI HỘI 10
Bước ngoặt trong đổi mới tư duy kinh tế của Đảng là chúng ta chuyển từ nền kinh tế kếhoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa Thành tựu nổi bật nhất trong bước khởi đầu đổi mới tư duy kinh tế là phát triển nềnkinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhànước Quan điểm về mô hình nền kinh tế trong thời kỳ quá độ đã thay đổi căn bản và đếnnay đã được xác lập, đó là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ cóhai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể mà tồn tại nhiều thành phần kinh tế khácnhau Qua quá trình phát triển nhận thức, cũng như tư duy lý luận về các thành phần kinhtế ngày một hoàn chỉnh, đến Đại hội X của Đảng, nền kinh tế nước ta được xác lập gồm 5thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tưhữu tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài(*) Sự đổi mớitư duy kinh tế của Đảng không chỉ dừng lại ở việc xác định số lượng các thành phần kinhtế tồn tại trong nền kinh tế, mà còn xác lập đúng vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tếtrong nền kinh tế quốc dân Có thể nói, sự đổi mới tư duy kinh tế của Đảng về các thànhphần kinh tế có tầm quan trọng đặc biệt, nó tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân, tổchức trong toàn xã hội phát huy mọi tiềm năng, sáng tạo, tạo ra sức mạnh to lớn cho sựnghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, đồng thời nó là động lực to lớn cho chúng taphát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đổi mới tư duy kinh tế vềphát triển nền kinh tế nhiều thành phần còn góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thông qua tính dân chủ trong hoạt động kinh tế, mọi cá
Trang 8nhân đều có quyền tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh một cách bình đẳng theo phápluật
Qua hơn 25 năm đổi mới, tư duy về kinh tế thị trường của Đảng ta ngày càng hoàn thiệnhơn Nếu ở Đại hội VI, Đảng ta mới khẳng định sự cần thiết phải sử dụng quan hệ hànghóa - tiền tệ dưới chủ nghĩa xã hội thì đến Đại hội VII và Đại hội VIII Đảng đã khẳng địnhcơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đại hộiIX tiếp tục đánh dấu thêm một bước phát triển mới trong đổi mới tư duy lý luận kinh tế củaĐảng, đã xác định: Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là môhình kinh tế tổng quát trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Đại hội Xlàm sáng tỏ thêm nội dung cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ởViệt Nam, đó là nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường, nângcao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sựvận hành các loại hình thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, phát triểnmạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh Nền kinh tếkhông chỉ độc tôn bàn tay kế hoạch của Nhà nước, mà phải được vận hành bởi hai bàn tay:thị trường và Nhà nước Thực hiện cơ chế thị trường đã khuyến khích sự làm giàu hợppháp, tháo gỡ sự kìm hãm sản xuất và lưu thông Cơ chế thị trường cũng đã góp phần pháthuy lợi thế so sánh giữa các vùng, các khu vực trong nước, giữa thành thị và nông thôn,góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng có lợi, cải thiện đời sống nhân dân.Sự phá bỏ độc quyền, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho các thànhphần kinh tế, các doanh nghiệp phát huy tính năng động, sáng tạo trong hoạt động sản xuấtkinh doanh.
Quá trình đổi mới tư duy về hội nhập kinh tế quốc tế thật sự bắt đầu cùng với sự nghiệp đổimới được Đại hội VI của Đảng khởi xướng Đến Đại hội VII, chủ trương hội nhập kinh tếquốc tế được khẳng định là chủ trương lớn, chủ đạo của đường lối đổi mới của nước ta Đạiđội IX của Đảng đã khẳng định chủ trương: Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủnguồn lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh có hiệu quảvà bền vững Đổi mới tư duy kinh tế của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại thànhtựu to lớn cho đất nước Đến nay Việt Nam đã có quan hệ hợp tác với nhiều tổ chức kinhtế, tiền tệ thế giới như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàngphát triển châu Á (ADB); gia nhập Hiệp hội các nước Đông - Nam Á (ASEAN) năm 1995và Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996; tham gia sáng lập diễn đàn hợptác Á - Âu (ASEM) năm 1996; gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái BìnhDương (APEC) năm 1998 và đặc biệt năm 2007 trở thành thành viên chính thức của Tổchức thương mại thế giới (WTO) Việt Nam đã đẩy lùi được chính sách bao vây, cô lập vềchính trị, cấm vận về kinh tế của các thế lực thù địch Hiện chúng ta đã có quan hệ thươngmại với hơn 170 nước và vùng lãnh thổ, đã ký hiệp định thương mại với gần 100 quốc giavà có thỏa thuận về đối xử tối huệ quốc với 81 quốc gia và vùng lãnh thổ Hầu hết các
Trang 9nước trên thế giới, kể cả những nước đã từng là thù địch chống nước ta, đều coi Việt Namlà đối tác tin cậy, là thị trường giàu tiềm năng và ổn định, là nơi đầu tư hết sức lý tưởngcho các nhà đầu tư nước ngoài, không ít quốc gia lớn, có tiềm lực kinh tế xem Việt Nam làđối tác kinh tế chiến lược Những thành tựu đạt được trong đổi mới tư duy kinh tế củaĐảng trong thời gian qua là hết sức to lớn, có thể ví như một cuộc cách mạng thật sự vềkinh tế đối với nước ta Tuy nhiên, đó mới chỉ là những thành tựu bước đầu, để đạt đượcmục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” việc tiếp tục đổimới mạnh mẽ tư duy lý luận về kinh tế của Đảng đang là đòi hỏi khách quan với các yếu tốcơ bản sau:
Một là, sự phát triển của nền kinh tế tri thức Đặc trưng của nền kinh tế tri thức là sử dụngcó hiệu quả tri thức và những sáng tạo mới của con người để đẩy nhanh tốc độ đổi mới sảnphẩm và công nghệ Dưới quan điểm về kinh tế phát triển, kinh tế tri thức là kinh tế trongđó sản sinh ra, truyền bá và sử dụng tri thức, là động lực chủ yếu nhất của tăng trưởng, tạora của cải, việc làm trong tất cả các ngành kinh tế và là nền kinh tế mở ra khả năng pháttriển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống Nền kinh tế tri thức là điều kiện thuận lợi,là phương tiện để các quốc gia tăng tốc phát triển kinh tế Sự xuất hiện của nền kinh tế trithức, một mặt tạo cơ hội cho chúng ta tiếp cận những thành tựu của nhân loại, mặt khác nóbuộc chúng ta phải đổi mới tư duy trong ban hành và tổ chức thực hiện chính sách kinhtế
Hai là, toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế làđiều kiện hết sức thuận lợi để các quốc gia đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thờicũng tạo nên những thách thức không nhỏ đối với các quốc gia Toàn cầu hóa tạo điều kiệngiao lưu, hợp tác giữa các quốc gia, trên cơ sở đó các quốc gia có thể tiếp thu những thànhtựu của văn minh nhân loại để phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội Nó là quá trình vừahợp tác để phát triển, vừa đấu tranh rất phức tạp để tồn tại, đặc biệt là đấu tranh giữa cácnước đang phát triển để bảo vệ lợi ích của mình, trong đó có Việt Nam Toàn cầu hóa tạođiều kiện thuận lợi cho các quốc gia thực hiện công cuộc cải cách của mình, đồng thờicũng là yêu cầu, sức ép đối với các quốc gia trong việc đổi mới và hoàn thiện thể chế kinhtế, đặc biệt là các chính sách và phương thức quản lý vĩ mô Toàn cầu hóa tạo dựng cácnhân tố mới và điều kiện mới cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tếtrên cơ sở trình độ phát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất, là điều kiện để khơithông các nguồn lực trong và ngoài nước, mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ vàcác kinh nghiệm quản lý Tuy nhiên toàn cầu hóa cũng tạo ra nhiều thách thức không nhỏđối với các quốc gia, nhất là những quốc gia đang phát triển Do vậy, để khỏi bị gạt rangoài lề phát triển của thế giới và hội nhập kinh tế quốc tế thành công thì chúng ta phải tiếptục đổi mới trong nhận thức, trong tư duy về kinh tế.
Trang 10Ba là, năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm còn yếu Một trongnhững thách thức lớn nhất đối với Việt Nam hiện nay trong hội nhập kinh tế quốc tế là sứccạnh tranh của các doanh nghiệp, sản phẩm và quốc gia còn yếu, sức cạnh tranh chủ yếudựa vào lợi thế lao động rẻ và tài nguyên Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới(WEF) thì Việt Nam vẫn nằm trong số 60 nước có môi trường kinh doanh khó khăn nhất;đánh giá của WEF, Ngân hàng thế giới và Công ty tài chính quốc tế về năng lực cạnh tranhtoàn cầu thì năm 2006, 2007 Việt Nam xếp hạng 77/125 quốc gia, tụt 3 bậc so với năm2005 Nguyên nhân của tình trạng này là do chúng ta chậm đổi mới về tư duy kinh tế trongđiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Sự đổi mới không theo kịp với xu hướng phát triển củathời đại đã làm kìm hãm phát triển của doanh nghiệp và quốc gia Thời gian qua, chúng tachỉ tập trung vào các nhân tố bên trong, dựa vào nội lực là chính, chưa thật sự đánh giáđúng vai trò, cũng như sức ép từ các nhân tố bên ngoài trong phát triển kinh tế Doanhnghiệp chưa thật sự quan tâm đến hội nhập, chưa thật sự chủ động thay đổi tư duy, cáchthức tổ chức cho phù hợp với điều kiện mới của môi trường cạnh tranh quốc tế Trong hơn25 năm đổi mới, mặc dù chúng ta đã đạt được những thành tựu kinh tế hết sức ấn tượng,song khách quan mà nói nền kinh tế nước ta vẫn đang trong tình trạng lạc hậu, đổi mới tưduy về kinh tế chưa theo kịp với sự biến đổi nhanh chóng của thời đại, nhất là những thayđổi của nhân loại mang tính đột phá như công nghệ thông tin, kinh tế tri thức, công nghệsinh học, mô hình phát triển kinh tế Việt Nam cũng đã có những thứ hạng đáng kể về xuấtkhẩu một số mặt hàng và thu hút đầu tư, song nếu phân tích, đánh giá một cách khách quanthì chưa thật sự tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của đất nước Vì vậy, chúng ta cầnphải tiếp tục đổi mới tư duy kinh tế để tiếp tục cải thiện vị thế của mình trong cộng đồngkinh tế quốc tế
Bốn là, những bất cập của thực tiễn cuộc sống Sự phát triển kinh tế trong thời gian qua,đặc biệt là sự tăng lên mạnh mẽ số lượng các doanh nghiệp và huy động vốn đầu tư đanggặp những rào cản Đó là tình trạng ban hành chính sách kinh tế chưa phù hợp với thực tế,còn có những bất cập trong việc ban hành và thực thi chính sách, nhất là chính sách đất đaivà tín dụng Môi trường kinh doanh chưa thật sự thuận lợi Hiện nay, tiềm lực nội tại củanền kinh tế nước ta vẫn còn rất lớn, nguồn vốn trong dân còn nhiều nhưng chưa được sửdụng vào đầu tư phát triển kinh tế Trong một số khu vực kinh tế đã có dấu hiệu chững lại.Sự phát triển kinh tế đang kéo theo nhiều vấn đề cần phải giải quyết như khoảng cách giàunghèo ngày càng lớn, tài nguyên và môi trường bị ảnh hưởng nặng nề, năng suất lao độngvà hiệu quả kinh tế còn thấp, chất lượng tăng trưởng kinh tế chưa cao
Đại hội lần thứ IX của Đảng là “Đại hội của trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới” họp tại Hà Nội từ ngày 19 đến 22-4-2001, dự Đại hội có 1.168 đại biểu đại diện cho 2.479.719 đảng viên trong toàn Đảng Đồng chí Trần Đức Lương, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị đọc diễn văn khai mạc Đồng chí Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đọc báo cáo của Ban Chấp hành
Trang 11Trung ương khóa VIII về các văn kiện trình Đại hội IX.
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 1996-2000, Báo cáo Chính trị khẳng định 5 nhóm thành tựu quan trọng: Kinh tế tăng trưởng khá; văn hóa - xã hội có những tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện; tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng và an ninh được tăng cường; công tác xây dựng Đảng được chú trọng; hệ thống chính trị được củng cố; quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả Bên cạnh những thành tựu, Đại hội cũng chỉ rõ những khuyết điểm, yếu kém: Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp; một số vấn đề văn hóa, xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết; cơ chế chính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển; tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng.
Đại hội xác định mô hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó chính là nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Đại hội xác định động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức do Đảng lãnh đạo.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX gồm 150 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đã bầu Bộ Chính trị gồm 13 đồng chí; Ban Bí thư gồm 9 đồng chí Đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 18-4 đến ngày 25-4-2006 tại Thủ đô Hà Nội Dự Đại hội có 1176 đại biểu, đại diện cho trên 3,1 triệuđảng viên.
Đồng chí Trần Đức Lương, Ủy viên Bộ Chính trị đọc Diễn văn khai mạc Đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đọc Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “Nângcao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển” Các Văn kiện trình Đại hội: Báo cáo Chính trị; Báo cáo về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010; Báo cáo công tác xây dựng Đảng; Báo cáo về một số vấn đề bổ sung sửa đổi Điều lệ Đảng và dự thảo Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi); Báo cáo về kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII trên lĩnh vực đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong nhiệm kỳ Đại hội IX và Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX.
Đại hội xác định mục tiêu và phương hướng tổng quát của 5 năm 2006- 2010 là: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực cho công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước; phát triển văn hóa; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị-xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém
Trang 12phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Đại hội X của Đảng nêu cao ý chí sắt đá của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, triệu người như một, năng động và sáng tạo, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, quyết tâm đổi mới toàn diện và mạnh mẽ theo con đường xã hội chủ nghĩa, nhằm thực hiện bằng được mục tiêu “ dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa X gồm 160 đồng chí ủy viên chính thức và 21 đồng chí ủy viên dự khuyết Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu Bộ Chính trị gồm 14 đồng chí; Ban Bí thư gồm 8 đồng chí; đồng chí Nông Đức Mạnh được bầu lại làm Tổng Bí thư của Đảng.
Câu7:Quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thi trường,định hướng cách mạng xã hội chũ nghĩa,kết quả và ý nghĩa:
Trả lời:
Nhận thức đầy đủ,tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan của kinh tế thị trường,thông lệ quốc tế,phù hợp với điều kiện của Việt Nam,đảm bảo định hướng xã hội chũ nghĩa của nền kinh tế.
Định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sáchtrên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc của thị trường Đổi mới căn bản công tác qui hoạch, kế hoạch phù hợp yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hộinhập kinh tế quốc tế, phát huy tối đa mọi lợi thế so sánh của quốc gia, vùng và địa phương,thu hút mọi nguồn lực tham gia phát triển kinh tế - xã hội.
Tạo môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực của xãhội cho phát triển, các chủ thể hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai và minh bạch, có trật tự, kỷ cương.Hỗ trợ phát triển, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng.
Bảo đảm tính bền vững và tích cực của các cân đối kinh tế vĩ mô, hạn chế các rủi ro và tác động tiêu cực của cơ chế thị trường.
Tác động đến thị trường chủ yếu thông qua cơ chế, chính sách và các công cụ kinh tế; đồng thời sử dụng kịp thời có hiệu quả một số biện pháp cần thiết khi thị trường trong nước hoạt động không có hiệu quả hoặc thị trường khu vực và thế giới có biến động lớn Thực hiện quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp Tách chức năng quản lý hành chính của Nhà nước khỏi chức năng quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, xóa bỏ “chế độ chủ quản”; phân biệt rõ ràng hệ thống cơ quan hành chính công và hệ thống cơ quan sự nghiệp
Trang 13dịch vụ công cộng (giáo dục, khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, thể dục thể thao); phát triển mạnh các dịch vụ công cộng.
Tiếp tục đổi mới chính sách tài chính, tiền tệ, điều tiết thu nhập Bảo đảm tính ổn định và sự phát triển bền vững của nền tài chính quốc gia.
Định rõ mối quan hệ giữa Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế và xã hội.
Phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ Thu hẹp những lĩnh vực Nhà nước độc quyền kinh doanh, xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp; tiếp tục đổi mới cơ chế kiểm soát giá cả Pháttriển mạnh thương mại trong nước ở tất cả các vùng và tăng nhanh xuất khẩu, nhập khẩu Đẩy mạnh tự do hóa thương mại phù hợp các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế Tạo bước phát triển mới, nhanh và toàn diện thị trường dịch vụ, nhất là những dịch vụ cao cấp, có hàm lượng trí tuệ cao, giá trị gia tăng lớn Phấn đấu đưa tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động du lịch, đa dạng hóa các loại hình du lịch Phát triển nhanh hơn các dịch vụ vận tải, viễn thông, dịch vụ tài chính, ngân hàng, dịch vụ tư vấn.
Từng bước phát triển vững chắc thị trường tài chính, hoàn thiện thị trường tiền tệ; lành mạnh hóa các hoạt động giao dịch vốn ngắn hạn và mua bán các giấy tờ có giá trên thị trường Phát triển mạnh thị trường vốn, thúc đẩy mạnh hơn hoạt động của thị trường chứngkhoán gắn với tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phát triển hình thức cổ phần và huy động các nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư phát triển Củng cố ngân hàng nhà nước, lành mạnh hóa, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, công ty mua bán nợ, công ty đầu tư chứng khoán.
Phát triển thị trường bất động sản (bao gồm thị trường quyền sử dụng đất và bất động sản gắn liền với đất): bảo đảm quyền sử dụng đất chuyển thành hàng hóa một cách thuận lợi; làm cho đất đai thật sự trở thành nguồn vốn cho phát triển; từng bước làm cho thị trường bất động sản trong nước có sức cạnh tranh so với thị trường khu vực, có sức hấp dẫn các nhà đầu tư.
Thực hiện công khai, minh bạch và tăng cường tính pháp lý, kỷ luật, kỷ cương trong quản lý đất đai Nhà nước điều tiết giá đất bằng quan hệ cung - cầu về đất đai và thông qua các chính sách về thuế có liên quan đến đất đai Nhà nước vừa quản lý tốt thị trường bất động sản vừa là nhà đầu tư bất động sản lớn nhất Hoàn thiện hệ thống luật pháp về kinh doanh bất động sản.
Trên cơ sở ba chế độ sở hữu (toàn dân, tập thể, tư nhân), hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
Trang 14Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân Kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế.
Doanh nghiệp cổ phần ngày càng phát triển, trở thành hình thức tổ chức kinh tế phổ biến, thúc đẩy xã hội hóa sản xuất kinh doanh và sở hữu
Nhà nước chỉ thực hiện sự ưu đãi hoặc hỗ trợ phát triển đối với một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm; một số mục tiêu như xuất khẩu, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, khắc phục những rủi ro; một số địa bàn, các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Xây dựng một hệ thống doanh nghiệp VN nhiều về số lượng, có sức cạnh tranh cao, có thương hiệu uy tín, trong đó chủ lực là một số tập đoàn kinh tế lớn dựa trên hình thức cổ phần Nhà nước định hướng, tạo môi trường để phát triển có hiệu quả các doanh nghiệp theo cơ chế thị trường; bồi dưỡng, đào tạo và biểu dương các doanh nhân có tài, có đức và thành đạt.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp nhà nước thật sự hoạt động trong môi trường cạnh tranh, công khai, minh bạch, nâng cao hiệu quả Xóa bỏ độc quyền và đặcquyền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhà nước có quyền tài sản, thật sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong kinh doanh, cạnh tranh, chấp nhận rủi ro Gắn trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích của người quản lý doanh nghiệp với kết quả hoạt động của doanh nghiệp Chăm lo đào tạo đội ngũ quản trị giỏi đáp ứng tốt yêu cầu quản lý công ty theo chế độ hiện đại.
Tiếp tục đẩy mạnh việc sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là cổ phần hóa Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực kết cấu hạ tầng, sản xuất tư liệu sản xuất và dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, vào một số lĩnh vực công ích Đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, kể cả các tổng công ty nhà nước; đề phòng và khắc phục những lệch lạc, tiêu cực trong quá trình cổ phần hóa Giá trị doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, kể cả giá trị quyền sử dụng đất, phải theo cơ chế thị trường.
Thúc đẩy việc hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, tầm cỡ khu vực, có sự tham gia cổ phần của Nhà nước, của tư nhân trong và ngoài nước, các công ty bảo hiểm, các quĩ đầu tư , trong đó Nhà nước giữ cổ phần chi phối.
Tổng kết thực tiễn để sớm có chính sách, cơ chế cụ thể khuyến khích phát triển mạnh hơn các loại hình kinh tế tập thể đa dạng về hình thức sở hữu và hình thức tổ chức sản xuấtkinh doanh, trước hết là các hợp tác xã kiểu mới, các hợp tác xã mà thành viên tham gia gồm cả thể nhân và pháp nhân.
Khuyến khích huy động cổ phần và các nguồn vốn, không ngừng tăng thêm vốn đầu tưphát triển, tăng tài sản và quĩ không chia Các hợp tác xã cổ phần từng bước trở thành thực thể chủ yếu của kinh tế tập thể.
Trang 15Hợp tác xã và các loại hình kinh tế hợp tác hoạt động theo đúng các nguyên tắc: hợp tác tự nguyện, tương trợ giữa các thành viên, dân chủ trong quản lý; thực hiện hạch toán, tựchủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh; cạnh tranh để phát triển.Mọi côngdân có quyền tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh với quyền sở hữu tài sản và quyềntự do kinh doanh được pháp luật bảo hộ; có quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh, tiếpcận các cơ hội, nguồn lực kinh doanh, thông tin và nhận thông tin.
Tôn vinh những người sản xuất, kinh doanh giỏi, chấp hành tốt pháp luật; xóa bỏ mọi rào cản hữu hình và vô hình, tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp của tư nhân phát triển không hạn chế qui mô trong mọi ngành nghề,lĩnh vực, kể cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà pháp luật không cấm.
Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý, đa dạng hóa các hình thức và cơ chế để thu hút mạnh các nguồn lực của các nhà đầu tư nước ngoài vào các ngành nghề, các lĩnh vực kinh doanh quan trọng Tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài kinh doanh thuận lợi.
Câu 8:phân tích hạn chế và nguyên nhân của hoàn thiện thể chế:Trả lời:
Bài học kinh nghiệm của nhiều quốc gia và kể cả nước ta cho thấy, nếu như các thị
trường bị bóp méo và không được vận hành đúng với bản chất quy luật của chúng, thì chính các thị trường này lại trở thành nguồn gốc và kênh dẫn ngòi nổ cho sự bất ổn định, dẫn đến các cuộc suy thoái kinh tế.
Sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường nhất thiết phải tuân theo nguyên tắcthị trường, tôn trọng quy luật thị trường Bản chất của nguyên tắc thị trường là quan hệ traođổi ngang giá; quan hệ chi phí- lợi ích: mọi quyết định được quyết định dựa trên những tính toán lợi ích ròng thu được so với chi phí cơ hội trên cơ sở trao đổi ngang giá.
Thị trường Việt Nam phải có cơ chế và môi trường liên thông với thị trường thế giới Thể chế kinh tế của nhà nước phải đảm bảo khả năng phản ứng nhanh với sự thay đổi cungcầu và giá cả quốc tế Hạn chế tình trạng như vừa qua, giá dầu thế giới tăng cao thì ta lại kìm giá trong nước lại, đến khi không chịu đựng nổi thì cái lò xo nó bật ra, giá cả tăng vọt đến 30% (từ 14,5 nghìn đồng lít lên 19 nghìn đồng lít xăng A92), rồi khi giá cả thế giới giảm nhanh thì ta phải giảm nhỏ giọt để bù lỗ Những biến động đó thường lại là những dấu hiệu bắt đầu cho một chu kỳ kinh tế mới Chúng ta phải chấp nhận nó như một tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường nhưng đồng thời cũng phải tìm kiếm các biện pháp để hạn chế các tác động tiêu cực.
Trên thực tế, để tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa, các nước đang phát triển bị cuốn hútvào vòng xoáy của cơn lốc tăng trưởng nhanh với hy vọng cải thiện mức sống dân cư, làm cho bộ mặt nền kinh tế nhanh khởi sắc Chúng ta thường quan tâm đến việc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước để rồi gồng mình lên, bằng mọi giá thực
Trang 16hiện cho được mục tiêu này Nhiều nước, đã tạo được sự thần kỳ tăng trưởng trong hàng chục năm liền nhưng sau đó rơi vào thảm họa trì trệ, suy thoái kéo dài, điều đó có nghĩa là trong ngắn hạn và kể cả trung hạn tốc độ tăng trưởng có thể đạt được rất cao nhưng vãn có thể thua trong cuộc đua tranh phát triển dài hạn Cần phải có cái nhìn dài hạn trong tăng trưởng, quan điểm này đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách tăng trưởng hướng đến các chính sách để tạo ra, duy trì và củng cố các cơ sở tăng trưởng dài hạn như yếu tố vốn nhân lực, cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, một cấu trúc kinh tế hợp lý, cân đối, không dựa trên cơ sở vay mượn Theo thông điệp này, có thể phải chấp nhận tạm thời trong một số năm trước mắt nền kinh tế không đạt được tốc độ tăng trưởng cao như kỳ vọng vì phải dốc sức vào việc tạo lập và củng cố cơ sở tăng trưởng dài hạn, nhưng suốt cả giai đoạn dài sau đó nó nhất định đạt được mục tiêu tăng trưởng cao và bền vững.
Tính đồng bộ trong hệ thống pháp luật, chính sách, cơ chế là một tiền đề đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả thi hành Trong thời gian tới, việc xây dựng thể chế kinh tế không chỉ đảm bảo tính đồng bộ trong phạm vi hệ thống pháp lý, cơ chế chính sách ở Việt Nam mà còn phải đảm bảo cả tính tương thích với những quy chuẩn quốc tế, thúc đẩy nhanh hơn và hiệu quả hơn nữa trong quá trình chủ động hội nhập quốc tế.
Công khai và dân chủ là hai nhân tố tạo nên điều kiện để huy động trí tuệ và nguồn lực, kiểm chế những hiện tượng tiêu cực trong toàn xã hội Quá trình hoàn thiện thể chế, nhất làquá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật kinh tế cần đặc biệt lưu ý đến công việc công khai thông tin, dân chủ trong xây dựng pháp luật, hoạch định chính sách.
Quan điểm này muốn hướng tăng trưởng kinh tế tới các mục tiêu phát triển bền vững Theo đó, vấn đề quan trọng không phải là bám đuổi mục tiêu tăng trưởng nhanh mà là duy trì một mục tiêu tăng trưởng hợp lý trong mối quan hệ răng buộc với những điều kiện về tàinguyên môi trường và các vấn đề xã hội Một mặt, đối với vấn đề tài nguyên môi trường, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với: bảo đảm sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên, nâng cao khả năng tái sinh tài nguyên; phòng chống ô nhiễm môi trường, có phương án xử lý ô nhiễm, kỹ thuật phòng chống và giải quyết hệ quả của ô nhiễm, có chính sách kinh tế phù hợp áp dụng cho các cơ sở kinh tế gây ô nhiễm, tực hiện sự tham gia công đồng trong vấn đề này; thực hiện quá trình đa dạng hóa sinh học hình thành những vùngvệ tinh tạo yếu tố môi trường thuận lợi cho những khu vực có ô nhiễm Mặt khác, đối với vấn đề xã hội, quá trình tăng trưởng kinh tế phải được kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ bởi các chỉ tiêu phát triển xã hội, trong đó trọng tâm là vấn đề xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, giải quyết việc làm, chỉ tiêu liên quan đến sự phát triển toàn diện cho con người như giáo dục, y tế, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật, cá chỉ số giới và dân tộc v.v Chính việc bảo đảm các chỉ tiêu xã hội và môi trường sẽ là yếu tố tích cực củng cố, duy trì khả năng tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
Các mục tiêu kinh tế, các mục tiêu xã hội, mục tiêu bảo vệ môi trường phải được kết hợp
chặt chẽ trên bình diện cả nước cũng như ơ từng lĩnh vực, địa phương Thể chế kinh tế của Nhà nước phải đảm bảo rằng xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh; phải khuyến khích, tạo
điều kiện để mọi người dân làm giàu chính đáng, đồng thời giúp đỡ người khác thoát
Trang 17nghèo, từng bước khá giả hơn; cho phép thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với những người có công với nước; thực hiện các chính sách xã hội bải đảm an toàn cuộc sống cho mọi thành viên trong cộng đồng, hỗ trợ những vùng bị thiên tai, những người gặp khó khăncơ nhỡ Thể chế kinh tế của Nhà nước cần được hoàn thiện sao cho càng đi vào kinh tế thị trường, phúc lợi xã hội càng được hoàn thiện sao cho càng đi vào kinh tế thị trường, phúc lợi xã hội càng được chăm lo tốt hơn, mục tiêu giải quyết việc làm, phát triển giáo dục, vănhoá, chăm sóc sức khỏe nhân dân càng được đề cao hơn; các nguồn lực đầu tư cho lĩnh vựcxã hội được phát huy, thực hiện yêu cầu gắn kết hài hòa giữa kinh tế và xã hội.
Thể chế kinh tế của Nhà nước phải hướng vào việc phát triển văn hóa gắn kết chặt chẽ và đồng bộ với sự phát triển kinh tế xã hội Sao cho, sự phát triển nhanh của kinh tế là yếu tố hỗ trợ cho phát triển nền văn hóa tiên tiến, dân tộc, để nền văn hóa này thật sự trở thành nền tảng của sự phát triển xã hội Không ngừng xây dựng và hoàn thiện giá trị của con người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế; bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, đặc biệt là lý tưởng sống, năng lực trí tuệ, đạo đức caođẹp và bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam.
Câu 9: Những hiểu biết về hệ thống chính trị Việt nam
Chính trị Việt Nam đi theo nguyên mẫu nhà nước xã hội chủ nghĩa độc đảng Một
hiến pháp mới được thông qua vào tháng 4 năm 1992, tái khẳng định vai trò trung tâm của Đảng Cộng sản Việt Nam (trong thời gian 1951-1976 có tên là Đảng Lao động Việt Nam) trong chính trị và xã hội, phác thảo việc tái tổ chức chính phủ và tăng cường cải cách thị trường trong nền kinh tế Dù Việt Nam vẫn còn là một quốc gia độc đảng, việc đi theo đường lối tư tưởng chính thống của đảng đã giảm bớt phần quan trọng và ưu tiên so với mục tiêu phát triển kinh tế.
Tổ chức
Cách tổ chức chính trị ở Việt Nam được sắp xếp theo theo trục dọc với Đảng Cộng Sảngiữ địa vị trên hết, không như mô hình tam quyền phân lập như các tổ chức chính phủ dân chủ nghị viện thường thấy Quyền lực quan trọng nhất bên trong Chính phủ Việt Nam - ngoài Đảng Cộng sản - là các cơ quan hành pháp do hiến pháp năm 1992 quy định: các chức vụ chủ tịch nước và thủ tướng Chủ tịch nước Việt Nam, hiện nay là Nguyễn Minh Triết, hoạt động với tư cách nguyên thủ quốc gia nhưng trên danh nghĩa cũng là Thống lĩnhcác lực lượng vũ trang và Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh Thủ tướng Việt Nam, hiện nay là Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo một chính phủ hiện gồm năm phó thủ tướng và 22 bộ trưởng và các ủy ban, tất cả các chức vụ và ủy ban trên đều được Quốc hội thông qua.
Vai trò-Nghĩa vụ
Trang 18Dù Hiến pháp 1992 tái khẳng định vai trò trung tâm của Đảng Cộng sản, theo hiến pháp Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là tổ chức duy nhất nắm quyềnlập pháp Cơ quan này có trách nhiệm to lớn trong việc giám sát mọi chức năng của chính phủ Từng chỉ được coi là một cơ quan để phê chuẩn, Quốc hội đã có vai trò quan trọng hơn trong việc thực thi quyền lực của mình thông qua trách nhiệm lập pháp, đặc biệt trong những năm gần đây Tuy nhiên, Quốc hội vẫn là đối tượng chịu sự lãnh đạo của đảng Khoảng gần 90% đại biểu quốc hội là đảng viên Số còn lai dù không phải là đảng viên, nhưng vẫn phải được nhà nước thông qua mới có thể tranh cửa vào Quốc Hội Quốc hội họp hai lần một năm, mỗi lần kéo dài từ 7 đến 10 tuần; đại biểu quốc hội có nhiệm kỳ 5 năm Có một cơ quan tư pháp riêng biệt, nhưng nhánh này có vai trò khá mờ nhạt Nói chung, số lượng luật sư còn ít và các thủ tục tòa án còn khá sơ khai.
Vai trò của đảng Cộng sản
Bộ chính trị với 14 thành viên hiện nay, được bầu ra vào tháng 4 năm 2006 và do Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đứng đầu, quyết định chính sách của chính phủ; Ban Bí thư gồm 8 người giám sát việc thi hành chính sách hàng ngày Dù đã có một số nỗ lực nhằm giảm sự chồng chéo giữa các vị trí của đảng và chính quyền, cách quản lý này hiện vẫn đang được áp dụng và mở rộng Các thành viên chính của Bộ chính trị như Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Lê Hồng Anh hiện cũng giữ các vị trí cao trong chính phủ và Quốc hội Ngoài ra, Đảng ủy Quân sự Trung ương của đảng, gồm 3 thành viên từ Bộ chính trị và các ủy viên Trung ương Đảng trong quân đội, quyết định chính sáchquốc phòng.
Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành 5 năm một lần để đưa ra phương hướng lãnh đạo của đảng và chính phủ Đại hội toàn quốc lần thứ 10 Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành từ ngày 18 tháng 4 năm 2006 và kết thúc ngày 25 tháng 4 năm 2006 với 1.176 đại biểu.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng với 160 thành viên, do đại hội toàn quốc của đảng bầu ra, họp (thường kì) hai lần một năm.
Câu 10:Tại sao Đảng phải có chủ trương xây dựng hệ thống chuyên trính vô sản mang đặc điểm Việt Nam
Những năm trước đây và một số năm đầu đổi mới, chúng ta chưa dùng thuật ngữ "Hệ thống chính trị", mà dùng thuật ngữ "Hệ thống chuyên chính vô sản", để chỉ hệ thống cơ cấu tổ chức các cơ quan quyền lực lãnh đạo và quản lý, điều hành xã hội Hiện nay, thuật