1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng đảng cộng sản việt nam

15 880 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 41,24 KB

Nội dung

18 câu hỏi ôn tập thi giữa kỳ môn đường lối cho các bạn đây, đây là tài liệu mình đã tìm kiếm, chọn lọc và đã tập hợp chúng lại với nhau, mong nó giúp ích cho các bạn trong môn học đường lối đảng cộngsản việt nam này.

Trang 1

Câu 1: Hoàn cảnh lịch sử thế giới cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đặc điểm ảnh hưởng trực tiếp đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là CNMác Lê nin và pt công nhân

- CN Mac Lê nin:

+Những tư tưởng về cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa

đã thức tỉnh những người Việt Nam hướng theo con đường cách mạng đúng đắn đó

là con đường cách mạng vô sản;

+ Đảng cộng sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng dân tộc dân chủ và cách mạng chủ nghĩa xã hội xác định đúng vấn đề động lực cách mạng liên minh giai cấp vị trí

of cách mạng thuộc địa

=> Đó là cơ sở lí luận cho cương lĩnh cách mạng của Đảng sau này Nhờ có chủ nghĩa Mác-Lênin mà phong trào công nhân đã chuyển từ "tự phát" sang "tự giác"

- Pt công nhân:

+Từ đầu thế kỉ XX, cùng với sự phát triển của phong trào dân tộc trên lập trường

tư sản, phong trào công nhân chống lại sự áp bức, bóc lột của tư sản, thực dân cũng diễn ra từ rất sớm

+ Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào công nhân chưa trở thành lực lượng riêng biệt còn hoà lẫn với phong trào yêu nước

+Sự phát triển của phong trào công nhân trong nước đã khẳng định sự lớn lên trong nhận thức tư tưởng của GCCN về cách mạng giải phóng dân tộc VN

Như vậy phong trào công nhân ngày 1 trưởng thành là 1 trong những điều kiện tất yếu dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản VN

Câu 2: Tác động của chính sách thống trị thuộc địa đối với xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

• Việt Nam đã biến đổi từ một xã hội phong kiến thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, mất hẳn quyền độc lập, phụ thuộc vào nước Pháp về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá

• Các giai cấp xã hội bị biến đổi:

Trang 2

• Giai cấp phong kiên địa chủ đầu hàng đế quốc, dựa vào chúng để áp bức, bóc lột nhân dân

• Giai cấp nông dân bị bần cùng hoá và phân hoá sâu sắc

• Các giai cấp mới xuất hiện như: giai cấp tư sản (tư sản dân tộc và tư sản mại bản); giai cấp công nhân ra đời và trưởng thành; giai cấp tiểu

tư sản ngày càng đông đảo

• Xã hội Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản:

• Một là: mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với chủ nghĩa đế quốc xâm lược Pháp và bọn tay sai

• Hai là: mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam, chủ yếu là giai cấp nông dân, với giai cấp địa chủ phong kiến

Hai mâu thuẫn đó gắn chặt với nhau, trong đó, mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với chủ nghĩa đế quốc Pháp và tay sai phản động là mâu thuẫn chủ yếu Mâu thuẫn

đó ngày càng trở nên sâu sắc và gay gắt

Giải quyết các mâu thuẫn đó để mở đường cho đất nước phát triển là yêu cầu cơ bản và bức thiết của cách mạng nước ta lúc bấy giờ

Câu 3: Tại sao nói cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cách mạng Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc về đường lối, về giai cấp lãnh đạo?

Trước hết phải lấy dẫn chứng là các cuộc cách mạng theo đường lối phong kiến và

tư sản đều thất bại Đó là các phong trào Cần Vương, Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục Kéo theo đó là phong trào cách mạng bị dập tắt Tư sản theo kiểu Nhật để phát triển như Nhật thất bại

Phong kiến theo kiểu tôn thờ vua để hiệu triệu cả nước chống Pháp thất bại Lý do

là vì những giai cấp đó họ chỉ có lời hiệu triệu hiệu quả trong giai cấp của họ mà không huy động được đông đảo nhân dân Tư sản như Quốc Dân Đảng chỉ kêu gọi

tư sản và tiểu tư sản Cần Vương chỉ kêu gọi sỹ phu yêu nước và quan lại phong kiến Cả 2 đường lối chính đó đều thất bại khiến những nhà cách mạng hoàn toàn

bế tắc trong việc tìm được một con đường khả dĩ có thể cứu được đất nước vì khi

đó họ không tìm ra được con đường nào khác ngoài 2 con đường trên

Chỉ đến khi Nguyễn Ái Quốc, với sự giác ngộ về tư tưởng và với sự thành công

Trang 3

của cách mạng vô sản tại Nga, nhìn thấy một con đường mới để giải phóng đất nước, cách mạng VN mới có một bước đi mới, một bước đi lớn để trở thành quốc gia thuộc địa đầu tiên trên thế giới làm được cách mạng vô sản

- Nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước:

Những phong trào yêu nước trên lần lượt bị thất bại vì không cóđường lối đúng đắn Các nhà lãnh đạo những phong trào ấy đều không phân biệt thực dân Pháp với giai cấp công nhân và nhân dân lao động Pháp; chưa nhận rõđược nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là phải đánh đổđế quốc Pháp, giành lại độc lập vàđánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, mang lại ruộng đất cho dân cày; chưa nhận rõ lực lượng đông đảo nhất trong nhân dân là nông dân v.v…

Cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảngmột cách sâu sắc vềđường lối cứu nước thực chất là thiếu một giai cấp tiên tiến lãnh đạo

Phong trào Cần Vương bị thất bại vì giai cấp địa chủ phong kiến đã thối nát, phần lớn đãđầu hàng thực dân Pháp, lại áp bức bóc lột nhân dân một cách thậm tệ Cho nên ngọn cờ Cần Vương không thể tập hợp được quần chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân

Cuộc khởi nghĩa của nông dân do cụ Hoàng Hoa Thám lãnh đạo bị thất bại vì không cóđường lối, chính sách rõ ràng, không tổ chức được quần chúng đôngd dảo, cách đánh chưa tốt, vũ khí lại thiếu thốn…

Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu cải cách, không chủ trương đánh đổ thực dân Pháp

và bọn phong kiến tay sai

Cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật đểđánh đuổi thực dân Pháp, chẳng khác gì "đưa

hổ cửa trước, rước beo cửa sau"

Nguyễn ái Quốc rất khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,nhưng không nhất trí với con đường mà các cụđã chọn Người không theo phái Đông du sang Nhật mà hướng sang các nước phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, dân quyền, dân chủ và có khoa học kĩ thuật hiện đại Người

đã kể lại "Vào trạc tuổi 13, lần đầu tiên tôi đã nghe những từ Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái… Thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gìẩn dấu đằng sau những từấy" Đồng thời Người nhận thấy chếđộ giáo dục của thực

Trang 4

dân Pháp chỉđào tạo những bọn làm tay sai cho bọn thống trị vàởđâu nhân dân cũng bịáp bức bóc lột, đồng bào cũng bịđọa đầy, khổ nhục, điều đó càng thôi thúc Người đi sang các nước Âu tây để xem nhân dân các nước ấy làm như thế nào mà trở nên độc lập, hùng cường, rồi sẽ trở về "giúp đỡđồng bào" đánh đuổi thực dân Pháp ýđịnh ấy của Người đã mở rộng một phương hướng mới cho sự nghiệp

cứunước của nhân dân ta

Câu 4: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ?

Từ khi thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Đà Nẵng, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1-9-1858) đến những thập niên đầu thế kỷ XX, phong trào đấu tranh của các sĩ phu yêu nước đã liên tiếp nổi dậy chống ách thống trị tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, nhưng tất cả đều thất bại vì thiếu một đường lối đúng đắn, thiếu một phương pháp đấu tranh thích hợp và nhất là chưa có một tổ chức lãnh đạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc

Trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam đó là con đường cách mạng vô sản

-Quan tâm hàng đầu là sớm lập ra Đảng Cộng sản, nhân tố quyết định thắng lợi của

cách mạng Việt Nam Vì theo Người, cách mạng: “Trước hết phải có đảng cách

mệnh”

Sau khi tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, Người vừa tiếp tục hoạt động trong Đảng Cộng sản Pháp, nghiên cứu học tập, bổ sung và hoàn thiện

tư tưởng cứu nước, vừa tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị những điều kiện cần thiết

để thành lập một Đảng cách mạng chân chính ở Việt Nam

+Về tư tưởng: Người truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam nhằm làm

chuyển biến nhận thức của quần chúng, đặc biệt là giai cấp công nhân, làm cho hệ

tư tưởng Mác - Lênin từng bước chiếm ưu thế trong đời sống xã hội, làm chuyển biến mạnh mẽ phong trào yêu nước xích dần đến lập trường của giai cấp công nhân

+Về chính trị: Người phác thảo những vấn đề cơ bản của đường lối cứu nước đúng

đắn cho cách mạng Việt Nam, thể hiện tập trung trong những bài giảng của Người

Trang 5

cho những cán bộ cốt cán của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tại Quảng Châu (Trung Quốc) Năm 1927, được in thành sách lấy tên là “Đường Cách mệnh” Những vấn đề then chốt trong tác phẩm có tác dụng lớn không chỉ đối với Việt Nam, mà còn đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa Phương Đông Những vấn đề đó là: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, chủ yếu là công nông, vì vậy phải tổ chức quần chúng lại; cách mạng muốn thành công phải có một Đảng Cộng sản lãnh đạo; phải có đường lối và phương pháp cách mạng đúng; cách mạng giải phóng dân tộc phải liên hệ chặt chẽ với cách mạng vô sản thế giới…Người chỉ rõ: “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng

muốn cách mệnh thành công thì phải lấy dân chúng (công nông) làm gốc, phải có đảng vững bền; phải bền gan, phải hy sinh; phải thống nhất Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin”

Tác phẩm Đường cách mệnh có giá trị rất lớn trên phương diện lý luận và thực

tiễn Nó đóng vai trò chủ đạo trong việc truyền bá tư tưởng cách mạng của Người vào Việt Nam, chỉ rõ con đường và biện pháp để nhân dân ta đấu tranh giành độc lập, tự do; đặt cơ sở khoa học cho việc hình thành đường lối chiến lược của cách mạng nước ta Nó là ngọn cờ dẫn dắt cách mạng Việt Nam trong thời kỳ vận động thành lập Đảng, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối của cách mạng Việt Nam, vạch ra phương hướng cho cách mạng nước ta đi vào quỹ đạo của cách mạng vô

sản thế giới, góp phần chuẩn bị về chính trị, tư tưởng cho việc thành lập Đảng; là

thành công nổi bật của Người trong chuẩn bị về chính trị và tư tưởng.

+Về tổ chức: cùng với việc truyền bá lý luận chính trị để chuẩn bị cho sự ra đời

của một chính Đảng, Người đã dày công chuẩn bị về mặt tổ chức đó là huấn luyện, đào tạo cán bộ, từ các lớp huấn luyện do Người tiến hành ở Quảng Châu (Trung Quốc) tiến tới thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên (6-1925) để vừa chuẩn bị cán bộ, vừa truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin Đây là một tổ chức tiền thân có tính chất quá độ, vừa tầm, thích hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam bấy giờ Nó giúp cho những người Việt Nam yêu nước xuất thân từ các thành phần,

tầng lớp dễ tiếp thu tư tưởng cách mạng của Người, phản ánh tư duy sáng tạo và là

thành công của Người trong chuẩn bị về mặt tổ chức cho Đảng ra đời.

Trang 6

Như vậy, có thể thấy rằng Người đã chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, chính trị và tổ

chức, là một sáng tạo lớn và vững chắc cho việc ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam vào mùa xuân năm 1930 Đó là thành quả tất yếu của sự kết hợp giữa chủ nghĩa

Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, mà lãnh

tụ Nguyễn Ái Quốc giữ vai trò là người kiến tạo và sáng lập Điều đó càng làm sáng tỏ thêm vai trò to lớn của tầm cao tư tưởng và phương pháp hoạt động thực tiễn của Người trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế

Câu 6: Nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng giai đoạn 1939 – 1945

+Đưa nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu: mâu thuẫn chủ yếu ở nước ta đòi hỏi được giải quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc ta với bọn đế quốc, phát xít Pháp-Nhật Ban Chấp hành Trung ương quyết định tạm gác khẩu hiệu “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” bằng khẩu hiệu “Tịch thu ruộng cho bọn đé quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo”,”chia lại ruộng đất công cho công bằng

và giảm tô, giảm tức”…

+Thành lập Việt Nam Độc lập đồng minh (còn gọi là Việt Minh) để đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc thay cho hình thức mặt trận trước đó; đổi tên các hội phản đế thành hội cứu quốc

+Xác định xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng

và nhân dân ta trong giai đoạn hiện tại; ra sức phát triển lực lượng cách mạng (bao gồm lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang), xúc tiến xây dựng căn cứ địa cách mạng

+Xác định phương châm và hình thái khởi nghĩa ở nước ta: lãnh đạo cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương giành thắng lợi mở đường cho một cuộc tổng khởi nghĩa to lớn

+ Chú trọng công tác xây dựng Đảng nhằm nâng cao năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng, đồng thời chủ trương gấp rút đào tạo cán bộ cho cách mạng và đẩy mạnh công tác vận động quần chúng

=> Đường lối giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, nhận thức nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên cao hơn hết thảy, tập hợp rộng rãi mọi người Việt Nam yêu nước trong Mặt trận Việt Minh, xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng ở cả nông

Trang 7

thôn và thành thị, xây dựng căn cứ địa cách mạng và lực lượng vũ trang, nâng cao hơn nữa năng lực tổ chức và lãnh đạo của Đảng là tinh thần chung của quá trình chuyển hướng chỉ đạo chiến lược

Câu 7: Trình bày quan điểm về nhận định: “ Cách mạng Tháng Tám thắng lợi nhanh chóng, ít đổ máu là do ngẫu nhiên, ăn may”

-CM tháng 8 thành công với sự kiện ngày 2-9-1945, chủ tịch HCM thay mặt Chính

phủ lâm thời đọc “TNĐL”, tuyên bố với toàn thể quốc dân & thế giới: nước

VNDCCH đã ra đời

- Để có được thắng lợi này, Đảng & chính phủ ta đã có quá trình chuẩn bị chu đáo trong suốt 15 năm, kể từ khi có Đảng (1930-1945), trực tiếp là PTGPDT

1939-1945, nên khi có thời cơ, CM tháng 8 đã diễn ra rất mau lẹ, chỉ trong vòng 15 ngày, nhưng đã giành được thành công to lớn, giành được chính quyền trong cả nươc mà

ít đổ máu

=> đây là 1 thực tế hùng hồn đập tan những luận điệu xuyên tạc của 1 số sử gia tư sản phương Tây & chính quyền Sài Gòn trước đây, nói rằng CM tháng 8 ở VN thành công chẳng qua là “1 sự ăn may” Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng: “CM k0 tự nó đến, phải chuẩn bị nó, giành lấy nó” ĐCSản Đ.Dương đã lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa trong cả nước

- Tuy nhiên cách mạng tháng 8 muốn thành công, ngoài việc chuẩn bị chu đáo cần phải có thời cơ Thời cơ là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố bên trong & bên ngoài (chủ quan và khách quan)

- CMT8 nổ ra trong 1 hoàn cảnh thời cơ đã xuất hiện, chưa có thời điểm nào như thời điểm này, CM nước ta lại hội tụ được những điều kiện khách quan & chủ quan đầy đủ & thuận lợi như thế:

+ Nếu ta tiến hành CM trước khi quân Nhật đầu hàng quan đồng minh là quá sớm, quân Nhật vẫn còn tinh thần sẽ gây khó khăn cho ta

+ Nếu ta tiến hành CM trễ thì quân Đồng minh sẽ đàn áp CM

=> thời cơ chỉ xuất hiện & mất đi trong 1 khoảng thời gian rất ngắn, từ khi Nhật đầu hàng quân Đồng minh cho đến khi quân Đồng minh vào Đông Dương là hết

Trang 8

=> “thời cơ nghìn năm có một”, thời cơ này đã góp phần tạo nên sự thắng lợi của CMT8

- Nói tóm lại, CMT8 giành thắng lợi không phải là nhờ “ăn may” mà ta đã có sự chuẩn bị chu đáo từ trước khi có thời cơ xuất hiện & thực sự nếu không có thời cơ vào năm 1945 thì thời cơ khác sẽ xuất hiện, sự thắng lợi chỉ là vấn đề thời gian (ngoài ra còn có 1 phần nhỏ là nhờ may mắn)

Câu 8: Nội dung chủ trương kháng chiến, kiến quốc của Đảng sau Cách mạng Tháng Tám (1945)

- Về chỉ đạo chiến lược: nêu cao mục tiêu dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc này là” dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”

- Vê kẻ thù:”kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược, phỉa tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng:

- Về phương hướng, nhiệm vụ: “củng cố chính quyền, chống TD Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân

Câu 9: Tại sao Đảng ta quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược?

-Sau CMT8 VN bên cạnh những thuận lợi phải đối măt với vô vàn khó khăn: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoai xâm đã đưa vận mệnh của dân tộc ta trở lên “ngàn cân treo sợi tóc” với chủ trưng đúng đắn của TW Đ đã đưa đất nước ta thoát khỏi tình thế hiểm nghèo

-Đối với Pháp: Ta đã nhân nhượng khi ký hiệp ước Sơ bộ 6/3, tạm ước 14/9, đàm phán với Pháp ở Pháp, ở Đà Lạt nhưng thực dân Pháp ngày càng bộc lộ rõ dã tâm muốn cướp nước ta một lần nữa

+11/1946 Pháp cho quân nhảy dù xuống Lạng Sơn, đổ bộ xuống Đà Nẵng, nổ súng xâm lược Hải Phòng, cính thức xâm lược miền Bắc VN

+12/1946 Pháp liên tục khiêu khích ở HN, ngang nhiên chiếm Bộ tài chính, Bộ giao thông côg chính, gây rối trât tự ở trong thành, đặc biệt ngày 17.18/12/1946 Pháp đã gây ra vụ tà sát đẫm máu ở phố Yên Ninh , Hàng Bún HN, làm hàng trăm đồng bào vô tội bị giết 10h ngày 18/12 đại diện của Pháp đã gửi tối hậu thư cho

Trang 9

chính phủ ta, yêu cầu giải tántoàn bộ lực lượng tự vệ và trao quyền kiểm soát HN cho chúng Dân tộc VN đừng trước 2 sự lựa chọn: Tự do hoặc quay lại cuộc đời nô

lệ Dưới sự lãnh đạo của Đg 19/12/1946 Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ với quyết tâm” thà hy sinh tất cả chứ không chịu mất nước, ko chịu làm nô lệ”

Câu 10: Tại sao phải kháng chiến toàn dân?

Phải kháng chiến toàn dân vì:

· Xuất phát từ lí luận Mác- Lê Nin về vai trò quần chúng trong lịch sử nói chung, lịch sử đấu tranh nói riêng Theo lí luận chủ nghĩa Mác Lê Nin, quần chúng là động lực phát triển của cách mạng, muốn giành thắng lợi phải có đông đảo quần chúng tham gia, đo đó phải động viên toàn dân kháng chiến

·Xuất phát từ truyền thống đoàn kết đấu tranh của dân tộc ta qua các thời kì lịch sử Dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước và đấu tranh bất khuất Mặt khác, cách mạng là sự nghiệp của toàn dân, có phát huy sức mạnh toàn dân thì chúng ta mới

có thể đánh địch toàn diện và lâu dài

.Xuất phát từ tương quan lực lượng giữa ta và thực dân Pháp lúc này quá chênh lệch Nhân dân ta vừa giành được độc lập từ ta kẻ thù, đang đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách, trong đó có 3 thứ giặc phải đối phó: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm Còn quân thù thì không ngừng tăng cường lực lượng bao vây nhằm chống phá cách mạng Vì vậy, muốn giành thắng lợi chúng ta nhất thiết phải kháng chiến toàn dân, phát huy sức mạnh toàn dân thì mới có khả năng đánh tan thực dân Pháp xâm lược

· Xuất phát từ lợi ích của mối người dân, vai trò bổn phận của một người dân với đất nước Thực dân pháp đánh vào mọi người dân, cho nên mọi người dân phải đứng lên chống pháp, chỉ có hợp sức lại đánh tan quân thù thì tất cả sẽ được độc lập và tự do

· Ta chủ trương kháng chiến toàn diện, lâu dài, nên phải kháng chiến toàn dân để mọi người dân đều được đóng góp khả năng của mình vào sự nghiệp chung của cả nước

Câu 11: Tại sao phải kháng chiến toàn diện?

Phải kháng chiến toàn diện vì:

Trang 10

· Xuất phát từ thực dân Pháp, chúng đánh ta trên tất cả các mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, tư tưởng… tương quan lực lượng không cân, vì vậy chúng ta cũng phải đánh địch trên tất cả các mặt thì mới tạo nên chiến thắng toàn diện, phát huy mọi sức mạnh tiềm năng của đất nước và buộc chúng phải khuất phục

· Xuất phát từ nhiệm vụ kiến quốc cũng được tiến hành một cách toàn diện vì vậy khi tiến hành kháng chiến chúng ta cũng phải đánh địch toàn diện nhằm phát huy được sức mạnh nội lực của chính mình

Chống lại âm mưu chiến tranh toàn diện và lấy chiến tranh nuôi chiến tranh của bọn thực dân Pháp

· Kháng chíên toàn diện là điều kiện để thực hiện kháng chiến toàn dân vì sẽ phát huy được sức mạnh toàn dân

Như vậy, Chúng ta phải xây dựng và sử dụng sức mạnh toàn diện về chính trị, quân

sự, văn hoá, xã hội chống lại cuộc chiến tranh tổng lực của kẻ thù Để thực hiện mục đích chính trị của cuộc kháng chiến phải đẩy mạnh mặt trận quân sự, nhằm tiêu diệt lực lượng địch, đè bẹp ý chí xâm lược của chúng nhằm dành lại toàn bộ đất nước

Câu 12: Tại sao phải kháng chiến lâu dài?

– Đánh lâu dài là phương châm chiến lược của cuộc k/c toàn dân, toàn diện của nhân dân VN chống thực dân Pháp xâm lược, được xác định trong đường lối k/c của Đảng Quân & dân VN phải thực hiện phương châm chiến lược đánh lâu dài Vì:

+ So sánh lực lượng lúc đầu giữa ta và địch chênh lệch, địch mạnh hơn ta về nhiều mặt, ta chỉ hơn địch về tinh thần và có chính nghĩa Do đó phải có thời gian để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, ö lực lượng của ta Với chiến lược đánh lâu dài, dựa vào sức mạnh của mình là chính, với ưu thế tuyệt đối của ta về

CT và tinh thần để khắc phục dần những nhược điểm về vật chất kĩ thuật khiến cho

ta càng đánh càng mạnh, địch càng đánh càng suy yếu dần dần, làm thay đổi tương quan lực lượng giữa ta và địch

+ Nhân dân VN cần có thời gian vừa k/c vừa kiến quốc

Ngày đăng: 14/04/2017, 22:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w