Canadian Nurses Association CAN, 1984 đã nêu một định nghĩa về ngành Điều dưỡng như sau: "Điều dưỡng nghĩa là phải chăm sóc bệnh nhân phù hợp với bệnh tật của họ bao gồm cả việc luyện tậ
Trang 1BỘ Y TẾ
ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN 1
(DÙNG CHO ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG)
Mã số: Đ.34.Z.01
TS. NGUYỄN THỊ KIM HOA
Trang 2ThS. VÕ THỊ DIỆU HIỀN
BS. DƯƠNG THỊ NGỌC LAN PGS. TS. PHẠM VĂN LÌNH
TS. HOÀNG VĂN NGOẠN ThS. PHAN THỊ TỐ NHƯ
BS. NGUYỄN THỊ ANH PHƯƠNG BSCKII. ĐINH VĂN TÂM
BSCKII. TRẦN ĐỨC THÁI ThS. ĐÀO NGUYỄN DIỆU TRANG
Tham gia tổ chức bản thảo:
Thực hiện một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế đã ban hành
chương trình khung đào tạo Cử nhân điều dưỡng Bộ Y tế tổ chức biên soạn tài liệu dạy - học các
môn cơ sở và chuyên môn theo chương trình trên nhằm từng bước xây dựng bộ sách đạt chuẩn chuyên môn trong công tác đào tạo nhân lực y tế
Sách ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN 1 được biên soạn dựa trên chương trình giáo dục của Trường
Đại học Y Dược Huế trên cơ sở chương trình khung đã được phê duyệt Sách được các tác giả TS
Lê Văn An, ThS Hồ Duy Bính, BS Lê Thị Lục Hà, ThS Trần Đình Hậu, TS Nguyễn Thị Kim Hoa, ThS Võ Thị Diệu Hiền, BS Dương Thị Ngọc Lan, PGS TS Phạm Văn Lình, TS Hoàng Văn Ngoạn, ThS Phan Thị Tố Như, BS Nguyễn Thị Anh Phương, BSCKII Đinh Văn Tâm, BSCKII Trần Đức Thái, ThS Đào Nguyễn Diệu Trang biên soạn theo phương châm: Kiến thức cơ bản, hệ thống; nội dung chính xác, khoa học; cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại và thực tiễn ở Việt Nam
Sách ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN 1 đã được Hội đồng chuyên môn thẩm định sách và tài liệu dạy
-học chuyên ngành Điều dưỡng của Bộ Y tế thẩm định vào năm 2007 Bộ Y tế quyết định ban hành là tài liệu dạy - học đạt chuẩn chuyên môn của ngành trong giai đoạn hiện nay Trong thời gian từ 3 đến 5 năm, sách phải được chỉnh lý, bổ sung và cập nhật
Bản quyền thuộc Bộ Y tế (Vụ Khoa học và Đào tạo)
874 - 2007/CXB/2 - 1918/GD Mã số: 7G069M7 - DAI
Trang 3Bộ Y tế xin chân thành cảm ơn các tác giả và Hội đồng chuyên môn thẩm định đã giúp hoàn thành cuốn sách; Cảm ơn ThS Lê Thị Bình, ThS Nguyễn Mạnh Dũng đã đọc và phản biện, để cuốn sách sớm hoàn thành kịp thời phục vụ cho công tác đào tạo nhân lực y tế
Lần đầu xuất bản, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, các bạn sinh viên và các độc giả để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn
VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
Bài 1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
1 ĐẠI CƯƠNG
Ngày nay, ngành Điều dưỡng đã phát triển khá xa so với điều dưỡng năm mươi năm về trước. Bước vào thế kỷ XXI, ngành Điều dưỡng ngày càng tiến bộ. Để hiểu ngành Điều dưỡng ngày nay và chuẩn bị cho tương lai, chúng ta phải hiểu những sự kiện đã xảy ra, đang xảy ra và những yếu tố xã hội ảnh hưởng đến nó.
Thật khó và phức tạp để định nghĩa ngành Điều dưỡng bởi vì người điều dưỡng làm quá nhiều việc. Nếu ở lớp học, khi bạn hỏi sinh viên hoàn thành câu: "Ngành Điều dưỡng là " thì sẽ có rất nhiều câu trả lời khác nhau, bởi vì mỗi người sẽ trả lời dựa trên những kinh nghiệm và kiến thức khác nhau của mình về ngành Điều dưỡng. Khi bạn tiếp xúc với chương trình điều dưỡng, sự định nghĩa về ngành Điều dưỡng của bạn sẽ thay đổi, bạn sẽ biết và hiểu thêm về ngành Điều dưỡng là gì. Bài này giới thiệu về ngành Điều dưỡng, bao gồm định nghĩa ngành Điều dưỡng và sơ lược lịch
sử điều dưỡng trong thời điểm hiện tại. Chương trình giáo dục, nghề nghiệp và hướng dẫn thực hành nghề điều dưỡng dựa trên sự hiểu biết điều dưỡng là gì và tổ chức nó như thế nào. Bởi vì điều dưỡng
là một phần của một xã hội luôn đổi thay.
2 ĐỊNH NGHĨA
Đã có nhiều định nghĩa đã được đưa ra, một số định nghĩa đã nêu sai về vai trò và con người của ngành Điều dưỡng. Ví dụ theo Tạp chí The New Lexicon Wesbter’s đã định nghĩa: "Người điều dưỡng là người phụ nữ được huấn luyện để chăm sóc những người ốm đau". Tuy nhiên, ngày nay có nhiều nam giới đã chọn nghề Điều dưỡng. Những người điều dưỡng này được cung cấp những kỹ năng chăm sóc bảo vệ bệnh nhân tốt qua một chương trình đào tạo.
Florence Nightingale đã đưa ra một định nghĩa về ngành Điều dưỡng cách đây hơn 100 năm:
"Điều dưỡng là một hành động thiết thực bảo vệ môi trường chung quanh bệnh nhân để giúp cho bệnh nhân bình phục". Trong thuyết đầu tiên này, Florence Nightingale đã đề cao vai trò của công tác điều dưỡng. Người điều dưỡng không những được huấn luyện để chăm sóc bệnh nhân ốm đau mà còn được huấn luyện như những người nội trợ.
Virginia Henderson là một trong những người điều dưỡng đầu tiên nêu ra định nghĩa điều dưỡng
MỤC TIÊU
1 Trình bày được định nghĩa và tình trạng nghề nghiệp điều dưỡng
2 Trình bày được lịch sử ngành Điều dưỡng trên thế giới và ở Việt Nam
Trang 4Canadian Nurses Association (CAN, 1984) đã nêu một định nghĩa về ngành Điều dưỡng như sau: "Điều dưỡng nghĩa là phải chăm sóc bệnh nhân phù hợp với bệnh tật của họ bao gồm cả việc luyện tập về tinh thần, chức năng và phục vụ bệnh nhân trực tiếp hoặc gián tiếp, giúp cho người bệnh cải thiện sức khỏe, ngăn chặn ốm đau, hoà nhập vào cộng đồng và xã hội".
Bước vào thế kỷ XXI, người ta đã cố gắng trả lời câu hỏi: "Nếu không có ngành Điều dưỡng thì cái gì sẽ mất?". Người ta đã xem ngành Điều dưỡng như là một nghệ thuật, một môn khoa học. Điều dưỡng liên quan đến sức khỏe quá khứ, hiện tại và tương lai. Điều dưỡng là một ngành, nghề chăm sóc người bệnh.
3 ĐIỀU DƯỠNG MỘT NGHỀ NGHIỆP NỔI BẬT TỪ NỀN VĂN MINH CỔ ĐẠI CHO ĐẾN THẾ KỶ THỨ XX
Ngành Điều dưỡng có một lịch sử phát triển đáng tự hào. Những người phụ nữ ngày xưa với vai trò làm vợ, làm mẹ, họ bao gồm cả việc chăm sóc và nuôi nấng những thành viên của gia đình. Xã hội ngày càng phát triển, dân cư ngày càng đông đúc, có nhiều người đau ốm và họ có thể chăm sóc bản thân, gia đình và xã hội. Từ đó, những người phụ nữ trong gia đình đã tham gia vào các công việc của xã hội. Trong xã hội đã xuất hiện các cá nhân, những tổ chức giúp đỡ những người đau ốm cần chăm sóc và ngành Điều dưỡng ra đời.
3.1 Ngành Điều dưỡng trong nền văn minh cổ đại
Ngành Điều dưỡng chưa bao giờ tồn tại một cách riêng biệt. Trong thời gian đầu, vai trò của người điều dưỡng đã được xác định bởi những cấu trúc xã hội mà con người đang sinh sống. Chăm sóc sức khỏe và điều dưỡng như chúng ta đã biết ngày nay chịu ảnh hưởng bởi những gì đã xảy ra trong quá khứ.
Ở nền văn hoá nguyên thuỷ, con người nghĩ rằng đau ốm là do một nhân vật siêu phàm gây nên.
Để giúp giải thích những điều chưa biết này, thuyết duy linh đã mô tả rằng "mọi vật trong tự nhiên sống dưới một thế lực và khả năng không thấy được, những linh hồn tốt sẽ mang lại điều may mắn, những linh hồn tội lỗi sẽ bị ốm đau và chết" (Dolan, 1978). Suốt thời gian này, vai trò của những thầy thuốc và điều dưỡng tồn tại tách biệt. Người thầy thuốc điều trị bệnh tật qua việc cầu kinh, lo sợ hoặc sự tuyệt vọng làm thế nào để giải thoát những linh hồn tội lỗi. Người điều dưỡng thông thường
là những người mẹ, người mà thường chăm sóc chính gia đình họ khi bị ốm đau bằng những chăm sóc y tế, hoặc những phương thuốc thảo mộc. Vai trò chăm sóc này của người điều dưỡng tiếp tục được duy trì cho đến bây giờ.
Khi mà những bộ lạc trở nên văn minh hơn, những đền thờ trở thành trung tâm của những chăm sóc y tế, bởi vì người ta tin rằng, sự đau ốm được gây ra bởi những dấu hiệu không hài lòng của Chúa. Những vị linh mục, thầy tu được xem như là những người thầy thuốc bậc cao, cuộc sống của những người đàn ông và phụ nữ không có giá trị trong xã hội. Những người điều dưỡng như là những nô lệ, họ thực hiện những nhiệm vụ của những người đầy tớ dựa trên những mệnh lệnh của những thầy thuốc linh mục. Trái lại, suốt thời kỳ này, người Hebrews cổ đại đã đưa ra những luật lệ
về những mối quan hệ đạo đức của con người, về sức khỏe tâm trí và về sự điều khiển bệnh tật thông qua 10 điều răn của Đức Chúa Trời. Người điều dưỡng chăm sóc ốm đau tại nhà và tại cộng đồng và cũng thực hiện như vai trò của nữ hộ sinh (Dolan, 1978).
Trong thời kỳ cổ đại, con người có rất ít kiến thức để chăm sóc trong lúc ốm đau. Suốt thời gian này họ tin tưởng nhiều vào Chúa, Thần linh. Khi xã hội ngày càng phát triển hơn, nhiều phương pháp điều trị bệnh ra đời và người ta đã biết rằng, việc chăm sóc lúc ốm đau là cần thiết. Đặc biệt trong giai đoạn này vai trò của người hộ sinh là quan trọng. Họ chăm sóc cả mẹ và con suốt quá trình
Trang 5thai nghén và sinh nở. Họ hướng dẫn cho sản phụ cách chăm sóc con, cho con bú và cách tự chăm sóc cho chính bản thân.
Ở nền văn hoá cổ đại tại Châu Phi, chức năng của người điều dưỡng là bao gồm cả vai trò người
hộ sinh, chăm sóc trẻ em và người già.
Ở Ấn Độ, có nhiều bệnh viện với đội ngũ điều dưỡng nam, những người điều dưỡng nam này phải hội đủ 4 điều kiện:
Năm 60, bà Phoebe (Hylạp) đã đến từng gia đình có người ốm đau để chăm sóc. Bà được ngưỡng mộ và suy tôn là người nữ điều dưỡng tại gia đầu tiên của thế giới.
Thế kỷ thứ IV, bà Fabiola (Lamã) đã tự nguyện biến căn nhà sang trọng của mình thành bệnh viện, đón những người nghèo khổ đau ốm về để tự bà chăm sóc nuôi dưỡng.
Suốt từ năm 500 - 1500 sau Công nguyên, nhiều tổ chức quân đội gồm cả nam và nữ được thành lập để chăm sóc những người đau ốm.
Ở thế kỷ thứ XVI, Camillus De Lellis đã thành lập những nhóm người để chăm sóc người nghèo, người đau ốm và những người tù. Năm 1633, Sisters Chariting đã thành lập Saint Vincent De Paul tại Pháp. Đó là tổ chức đầu tiên dưới thời Giáo Hoàng dùng để chăm sóc người đau ốm. Tổ chức đã gởi những người điều dưỡng này đi khắp nơi trên thế giới, họ đã thành lập thêm nhiều bệnh viện ở Canada, Mỹ và Úc.
Thời kỳ viễn chinh ở Châu Âu, bệnh viện được xây dựng để chăm sóc số lượng lớn những người hành hương bị đau ốm. Cả nam và nữ đều thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho tất cả mọi người. Nghề điều dưỡng trở thành nghề được coi trọng.
Vào thời điểm bắt đầu có đạo Cơ đốc, người điều dưỡng có vai trò quan trọng và rõ ràng hơn. Dẫn đầu bởi niềm tin về tình yêu và sự chăm sóc những cá nhân khác là quan trọng, tổ chức đầu tiên
về chăm sóc những người đau ốm được thực hiện bởi những người phụ nữ, gọi là "những người trợ tế". Trong suốt cuộc viễn chinh ở Châu Âu, những bệnh viện đã được xây dựng để chăm sóc một số lượng những người hành hương cần chăm sóc sức khỏe và người điều dưỡng được kính trọng hơn. Đến cuối thế kỷ thứ XVI, chế độ nhà tù ở Anh và Châu Âu bị bãi bỏ. Các tổ chức tôn giáo bị giải tán, dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng người chăm sóc bệnh nhân. Những người phụ nữ phạm tội, bị giam giữ được tuyển chọn làm điều dưỡng, thay vì thực hiện án tù; còn những người phụ nữ khác chỉ chăm sóc gia đình mình thôi. Bối cảnh này tạo ra những quan niệm và thái độ xấu của xã hội đối với điều dưỡng.
Giữa thế kỷ XVIII đầu thế kỷ thứ XIX, việc cải cách xã hội đã thay đổi về vai trò người điều dưỡng. Vai trò của người phụ nữ trong xã hội nói chung cũng được cải thiện. Trong thời kỳ này, một phụ nữ người Anh đã được thế giới tôn kính và suy tôn là người sáng lập ra ngành Điều dưỡng. Đó
là Florence Nightingale (1820 - 1910). Bà sinh ra trong một gia đình giàu có ở Anh nên được giáo dục chu đáo. Bà biết nhiều ngoại ngữ, đọc nhiều sách triết học, tôn giáo, chính trị. Ngay từ nhỏ, bà
đã thể hiện thiên tính và hoài bão được giúp đỡ người nghèo khổ. Bà đã vượt qua sự phản kháng của gia đình để vào học và làm việc tại bệnh viện Kaiserwerth (Đức) năm 1847. Sau đó bà học thêm ở Paris (Pháp) vào năm 1853. Những năm 1854 - 1855, chiến tranh Crimea nổ ra, bà cùng 38 phụ nữ
Trang 6tỷ lệ nhiễm trùng từ 42% xuống còn 2%. Đêm đêm, Florence cầm ngọn đèn dầu đi thăm bệnh, chăm sóc thương binh, đã để lại hình tượng người phụ nữ với cây đèn trong trí nhớ những người thương binh hồi đó. Chiến tranh chưa kết thúc, Florence phải trở lại nước Anh. Cơn "sốt Crimea" và sự căng thẳng của những ngày ở mặt trận đã làm cho bà mất khả năng làm việc. Bà được dân chúng và những người lính Anh tặng món quà 50.000 bảng Anh để chăm sóc sức khỏe. Vì sức khỏe không cho phép tiếp tục làm việc ở bệnh viện, Florence đã lập ra hội đồng quản lý ngân sách 50.000 bảng Anh để thành lập trường đào tạo điều dưỡng đầu tiên trên thế giới ở nước Anh vào 1860. Trường điều dưỡng Nightingale cùng với chương trình đào tạo một năm đã đặt nền tảng cho hệ thống đào tạo điều dưỡng không chỉ ở nước Anh mà còn ở nhiều nước trên thế giới.
Để tưởng nhớ công lao của bà và khẳng định quyết tâm tiếp tục sự nghiệp mà Florence đã dày công xây dựng. Hội đồng Điều dưỡng thế giới đã quyết định lấy ngày 12 - 5 hằng năm, ngày sinh của Florence Nightingale, làm ngày điều dưỡng quốc tế. Bà đã trở thành người mẹ tinh thần của ngành Điều dưỡng thế giới.
Hiện nay ngành Điều dưỡng của thế giới đã được xếp là một ngành nghề riêng biệt, ngang hàng với các ngành, nghề khác. Có nhiều trình độ điều dưỡng khác nhau: đại học, trên đại học. Nhiều cán
bộ điều dưỡng đã có bằng thạc sĩ, tiến sĩ và các học hàm phó giáo sư, giáo sư
4 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM
4.1 Trước thời Pháp thuộc
4.1.1 Vai trò của ngưòi mẹ
Cũng như thế giới, từ xa xưa các bà mẹ Việt Nam đã chăm sóc, nuôi dưỡng con cái và gia đình mình. Bên cạnh những kinh nghiệm chăm sóc của gia đình, các bà đã được truyền lại các kinh nghiệm dân gian của các lương y trong việc chăm sóc người bệnh, biết dùng các cây thuốc nam để chữa bệnh,
4.1.2 Người đặt nền móng cho y học cổ truyền Việt Nam
Hai danh y nổi tiếng thời xưa của dân tộc ta là Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) và Hải Thượng Lãn Ông -Lê Hữu Trác (thế kỷ XVIII) đã sử dụng phép dưỡng sinh để trị bệnh, đã phát hiện ra hàng trăm vị thuốc để điều trị bệnh có hiệu quả. Hai danh y này đã để lại cho nền y học nước ta một gia sản có giá trị lớn về y đức, y thuật Việt Nam.
4.1.3 Vai trò của các tôn giáo trong công tác điều dưỡng
Cuối thế kỷ XV, nhiều đoàn giáo sĩ phương Tây đã đến Việt Nam vừa truyền đạo, vừa chữa bệnh cho các tín đồ. Một số giáo sĩ được mời vào cung vua để chữa bệnh cho các vua quan trong triều đình. Cuối thế kỷ XVII, linh mục Vachet người Pháp và linh mục Coffler người Bồ Đào Nha là hai giáo sĩ đầu tiên đặt nền móng y học và điều dưỡng phương Tây ở nước ta. Sau đó, các tu viện được thành lập, các trại chăm sóc cho người nghèo, trẻ mồ côi do các nữ tu đảm nhiệm. Việc chăm sóc mang tính nhân đạo, tự nguyện và không đòi hỏi thù lao.
4.2 Dưới thời Pháp thuộc
Thời kỳ Pháp thuộc, người Pháp đã xây dựng nhiều bệnh viện. Trước năm 1900, họ đã ban hành chế độ học việc cho những người muốn làm việc tại bệnh viện. Việc đào tạo không chính quy mà chỉ
là cầm tay chỉ việc. Họ là những người giúp việc thạo kỹ thuật, vững tay nghề và chỉ phụ việc bác sĩ
mà thôi.
Năm 1901, mở lớp nam y tá đầu tiên tại bệnh viện Chợ Quán, nơi điều trị bệnh tâm thần và bệnh
Trang 7Ngày 20-12-1906, Toàn quyền Đông Dương ban hành nghị định thành lập ngạch nhân viên điều dưỡng bản xứ.
Năm 1910, lớp học dời về bệnh viện Chợ Rẫy để đào tạo y tá đa khoa.
Ngày 1-12-1912, Công sứ Nam Kỳ ra nghị định mở lớp nhưng mãi đến năm 1923 mới mở Trường Y tá và ban hành ngạch bậc y tá bản xứ. Do chính sách của thực dân Pháp không tôn trọng người bản xứ và coi y tá chỉ là người giúp việc nên về lương bổng chỉ được xếp ở ngạch hạ đẳng. Năm 1924, Hội Y tá ái hữu và Nữ hộ sinh Đông Dương thành lập, người sáng lập là cụ Lâm Quang Thiêm, nguyên Giám đốc bệnh viện Chợ Quán. Chánh hội trưởng là ông Nguyễn Văn Mân. Hội đã đấu tranh với chính quyền thực dân Pháp yêu cầu đối xử công bằng với y tá bản xứ, chấp nhận cho y tá được thi chuyển ngạch trung đẳng, nhưng không được tăng lương mà chỉ được phụ cấp đắt đỏ.
Năm 1937, Hội Chữ thập đỏ Pháp tuyển sinh lớp nữ y tá đầu tiên ở Việt Nam. Lớp học tại 38 Tú Xương (hiện là Trung tâm điều trị trẻ suy dinh dưỡng).
4.3 Thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954)
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà vừa mới thành lập đã phải bước ngay vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Ngành Y tế non trẻ mới ra đời, với vài chục bác sĩ và vài trăm y tá được đào tạo thời Pháp thuộc. Lớp y tá đầu tiên được đào tạo 6 tháng do giáo sư Đỗ Xuân Hợp làm hiệu trưởng được tổ chức tại quân khu X (Việt Bắc). Những y tá vào học lớp này được tuyển chọn tương đối kỹ lưỡng. Sau đó liên khu III cũng mở lớp đào tạo y tá. Năm 1950, ta mở nhiều chiến dịch. Vì vậy nhu cầu chăm sóc thương bệnh binh tăng mạnh. Việc đào tạo y tá cấp tốc (3 tháng là phổ biến) đã cung cấp nhiều y tá cho kháng chiến. Để đáp ứng công tác quản lý, chăm sóc và phục vụ người bệnh trong những năm 1950. Cục Quản lý cũng đã mở một số lớp đào tạo y tá trưởng, nhưng chương trình chưa được hoàn thiện. Mặt khác, kháng chiến rất gian khổ, cơ sở vật chất nghèo nàn, thuốc men cũng rất hạn chế, nên việc điều trị cho bệnh nhân chủ yếu dựa vào chăm sóc và chính nhờ điều dưỡng mà nhiều thương, bệnh binh bị chấn thương, cắt cụt, vết thương chiến tranh, sốt rét ác tính, đã qua khỏi.
4.4 Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975)
Năm 1954, kháng chiến chống Pháp thắng lợi. Đất nước ta bị chia làm 2 miền. Miền Bắc bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục chịu sự xâm lược của đế quốc Mỹ. Tuy vậy, mỗi miền có những bước phát triển riêng về công tác điều dưỡng.
4.4.1 Ở miền Nam
Năm 1956 có trường điều dưỡng đào tạo điều dưỡng 3 năm. Cô Lâm Thị Hạ, là nữ giám học đầu tiên.
Năm 1968, do thiếu điều dưỡng trầm trọng nên đã mở thêm ngạch điều dưỡng sơ học 12 tháng chính quy tại các trường điều dưỡng. Từ những năm 1960 đã có Sở Điều dưỡng tại Bộ Y tế.
Năm 1970, Hội Điều dưỡng Việt Nam được thành lập, cô Lâm Thị Hai là chánh sự vụ Sở Điều dưỡng đầu tiên kiêm Chủ tịch hội.
Trang 8Việc đào tạo điều dưỡng trưởng cũng đã được quan tâm. Ngay từ năm 1960, một số bệnh viện và Trường Trung học Y tế trung ương đã mở lớp đào tạo y tá trưởng như lớp trung học y tế bệnh viện Bạch Mai. Tuy nhiên chương trình và tài liệu giảng dạy chưa được hoàn thiện.
Ngày 21 tháng 11 năm 1963, Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định về chức vụ y tá trưởng ở các cơ sở điều trị bệnh viện, viện điều dưỡng, trại phong, bệnh xá từ 30 giường bệnh trở lên.
4.5 Công tác điều dưỡng từ năm 1975 đến nay
Năm 1975, kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, đất nước được thống nhất, Bộ Y tế đã thống nhất chỉ đạo công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân ở cả 2 miền. Từ đó, nghề điều dưỡng bắt đầu có tiếng nói chung giữa 2 miền Nam - Bắc.
Từ năm 1975, tiêu chuẩn tuyển chọn vào y tá trung học cần trình độ văn hoá cao hơn, học sinh được tuyển chọn bắt buộc phải tốt nghiệp trung học phổ thông hay bổ túc văn hoá và chương trình đào tạo cũng hoàn thiện hơn.
Ngày 27 tháng 11 năm 1979, Bộ Y tế ra công văn số 4839 về chế độ phụ cấp trách nhiệm đối với
y tá trưởng khoa và bệnh viện.
Năm 1982, Bộ Y tế ban hành chức danh y tá trưởng bệnh viện và y tá trưởng khoa.
Năm 1985, một số bệnh viện đã xây dựng phòng điều dưỡng, phòng này tách ra khỏi phòng y vụ. Ngày 14 tháng 7 năm 1990, Bộ Y tế ban hành quyết định số 570/BYT-QĐ thành lập phòng điều dưỡng trong các bệnh viện có trên 150 giường bệnh.
Khởi đầu, ông Phạm Đức Mục, trưởng phòng điều dưỡng Viện Nhi Thụy Điển làm việc 100%;
bà Lê Thị Sửu, giáo viên trường Trung học Y tế Hà Nội và bà Lê Thị Bình, giáo viên Trung học Y tế Bạch Mai làm 50% tại phòng Điều dưỡng Bộ Y tế được đặt trong Vụ Quản lý sức khỏe, nay là Vụ Điều trị Bộ Y tế để phát triển công tác điều dưỡng trong cả nước thời đó.
Ngày 14 tháng 3 năm 1992, Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định thành lập Phòng Y tá của Bộ đặt trong Vụ Quản lý sức khỏe.
Ngày 10 tháng 6 năm 1993, Bộ Y tế ra quyết định số 526 kèm theo quy định về chế độ trách nhiệm của y tá trong việc chăm sóc bệnh nhân tại bệnh viện. Cùng ngày đó, vụ Quản lý sức khỏe (nay là Vụ Điều trị) ra công văn số 3722 về việc triển khai thực hiện quy định trên.
Về đào tạo, năm 1985, Bộ Y tế được Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp cho phép tổ chức khoá đào tạo đại học điều dưỡng đầu tiên tại Trường Đại học Y Hà Nội, năm 1986 mở tại Trường Đại học Y - Dược thành phố Hồ Chí Minh. Đây là mốc lịch sử quan trọng trong lĩnh vực đào tạo Đại học điều dưỡng của nước ta.
Tổ chức Y tế thế giới rất hoan nghênh chủ trương này, vì từ đây Bộ Y tế đã xác định được hướng
đi của ngành Điều dưỡng, coi đây là một ngành nghề riêng biệt, chứ không suy nghĩ như trước đây cho y tá giỏi học chuyên tu thành bác sĩ.
Năm 1994, Bộ Giáo dục Đào tạo và Bộ Y tế lại tiếp tục cho phép đào tạo cử nhân cao đẳng, nữ
hộ sinh, kỹ thuật viên y học khoá III tại Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Cao đẳng Y tế Nam Định.
Năm 1998, Trường Đại học Y khoa Huế mở lớp điều dưỡng cao đẳng đầu tiên tại khu vực miền Trung.
Vào những năm 60 của thế kỷ XX đã đào tạo điều dưỡng trưởng tại Bệnh viện Bạch Mai để cung cấp Điều dưỡng trưởng cho các Bệnh viện Trung ương nhưng chưa được bài bản. Năm 1990, lớp đầu tiên đào tạo điều dưỡng trưởng được Bộ Y tế cho phép là Trường Trung học Kỹ thuật Y tế trung ương I phối hợp với chuyên gia Thụy Điển mở 3 lớp "Điều dưỡng trưởng Bệnh viện": lớp thứ nhất
Trang 9Đến nay khoảng 50% điều dưỡng trưởng khoa, điều dưỡng trưởng bệnh viện đã được đào tạo qua các lớp quản lý điều dưỡng trưởng.
Năm 1986, Hội Điều dưỡng khu vực thành phố Hồ Chí Minh mở đại hội. Năm 1989, Hội Điều dưỡng thủ đô Hà Nội và Hội Điều dưỡng tỉnh Quảng Ninh ra đời. Sau đó lần lượt một số tỉnh thành khác cũng thành lập Hội Điều dưỡng, thôi thúc sự ra đời của Hội Điều dưỡng cả nước. Ngày 26 tháng 10 năm 1990, Hội Y tá Điều dưỡng Việt Nam mở đại hội lần thứ nhất tại hội trường Ba Đình lịch sử. Nhiệm kỳ thứ nhất của Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) Hội là 3 năm (1990 - 1993). BCH có 31 ủy viên ở cả 2 miền. Bà Vi Thị Nguyệt Hồ là Chủ tịch, 3 phó Chủ tịch là: Cô Trịnh Thị Loan, Cô Nguyễn Thị Niên, ông Nguyễn Hoa. Tổng Thư ký là ông Phạm Đức Mục. Ngày 26 tháng 3 năm 1993, đại hội đại biểu y tá - điều dưỡng toàn quốc lần thứ 2 (nhiệm kỳ 1993 - 1997) được tổ chức tại Bộ Y tế và BCH mới gồm 45 ủy viên, Chủ tịch là Bà Vi Thị Nguyệt Hồ, 3 phó Chủ tịch là: Ông Nguyễn Hoa, Cô Trịnh Thị Loan, Ông Phạm Đức Mục (kiêm tổng thư ký).
Ngày 13 tháng 8 năm 1997, sau nhiều cố gắng của Hội Y tá - Điều dưỡng Việt Nam, Nhà nước
đã chấp thuận đổi tên Hội Y tá - Điều dưỡng thành Hội Điều dưỡng.
Từ khi thành lập đến nay Hội đã có 19 tỉnh hội và trên 160 chi hội. Sự hoạt động của Hội đã góp phần động viên đội ngũ điều dưỡng thêm yêu nghề nghiệp và thúc đẩy công tác chăm sóc tại các cơ
sở khám bệnh, làm chuyển đổi bộ mặt chăm sóc điều dưỡng.
Trong quá trình phát triển của ngành Điều dưỡng Việt Nam từ khi đất nước được thống nhất đến nay, chúng ta đã được nhiều tổ chức điều dưỡng quốc tế giúp đỡ cả về tinh thần, vật chất và kiến thức. Trong các tổ chức đó phải kể đến đội ngũ điều dưỡng của Thụy Điển đã liên tục đầu tư cho việc đào tạo hệ thống điều dưỡng. Nhiều chuyên gia điều dưỡng Thụy Điển đã để lại những kỷ niệm tốt đẹp cho anh chị em điều dưỡng Việt Nam như Eva Johansson, Lola Carison, Ann Mari Nilsson, Marian Advison, Emma Sunberg, Tổ chức Y tế thế giới cũng đã cử những chuyên gia điều dưỡng giúp chúng ta như Chieko Sakamoto, Margret Truax, Miller Therese, cùng nhiều chuyên gia điều dưỡng khác của tổ chức Care International, tổ chức khoa học Mỹ - Việt, Các bạn đã giúp chúng ta
cả về kinh phí, kiến thức và tài liệu. Chúng ta không thể quên được sự giúp đỡ quý báu của các bạn điều dưỡng quốc tế. Chính các bạn đã giúp đỡ chúng ta hiểu rõ nghề nghiệp của mình và phấn đấu cho sự nghiệp điều dưỡng Việt Nam phát triển.
5 KẾT LUẬN
Trên đây là vài nét sơ lược về ngành Điều dưỡng trên Thế giới và Việt Nam. Qua đây chúng ta cũng thấy lịch sử ngành Điều dưỡng Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của đất nước. Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, tuy ngành Điều dưỡng Việt Nam chưa được coi là một ngành riêng biệt, nhưng đã được quan tâm và có nhiều cống hiến to lớn. Chúng ta có quyền tự hào về ngành Điều dưỡng của chúng ta.
Những thành tựu của ngành Điều dưỡng Việt Nam hiện nay chính là sự kết tinh truyền thống và kinh nghiệm của những người đi trước truyền lại cho những thế hệ điều dưỡng hôm nay và mai sau.
Đó cũng là sự giúp đỡ tận tình của các chuyên gia điều dưỡng quốc tế. Thế hệ điều dưỡng chúng ta quyết phát huy truyền thống của dân tộc, của ngành Điều dưỡng Việt Nam không ngừng học tập, rèn luyện để tiến bộ, góp phần xây dựng và phát triển ngành ngày càng mạnh mẽ.
Trang 101 ĐỊNH NGHĨA
Quy trình điều dưỡng là một loạt các hoạt động theo một kế hoạch đã được định trước, trực tiếp hướng tới một kết quả chăm sóc riêng biệt, hay quy trình điều dưỡng là một hệ thống và phương pháp tổ chức của kế hoạch chăm sóc.
Quy trình điều dưỡng gồm các bước sau: nhận định, chẩn đoán điều dưỡng, lập kế hoạch chăm sóc, thực hiện kế hoạch chăm sóc và đánh giá kết quả chăm sóc.
1 Mô tả được 5 bước của quy trình điều dưỡng
2 Trình bày được nội dung các bước của quy trình điều dưỡng
3 Áp dụng được quy trình điều dưỡng để lập kế hoạch chăm sóc
Trang 112 CÁC BƯỚC CỦA QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG
Thực hiện quy trình chăm sóc, yêu cầu người điều dưỡng phải sử dụng kiến thức, kỹ năng và thái
độ nghề nghiệp. Người điều dưỡng trưởng phải có kiến thức về tâm sinh lý, cách đối xử với con người, kỹ năng truyền đạt, giải quyết vấn đề. Người điều dưỡng phải có phong cách quản lý và lãnh đạo tốt.
Khi điều trị và chăm sóc, người cán bộ y tế phải coi bệnh nhân là trung tâm trong khoa, phòng và bệnh viện, vì vậy khi tiếp xúc với bệnh nhân phải hướng tới:
Trang 12- Các nhân viên: Bao gồm các thầy thuốc, kỹ thuật viên y tế và các nhân viên khác sẽ cung cấp thêm các chi tiết về bệnh tật của bệnh nhân, đặc biệt là những triệu chứng thu nhận được khi bệnh nhân mới vào viện.
2.1.2.2 Thu thập dấu hiệu qua quan sát bệnh nhân
Người điều dưỡng cần phải quan sát sự biểu hiện tình cảm của bệnh nhân như trước khi mổ, thái
độ và tình cảm của bệnh nhân biểu lộ thế nào. Quan sát tình trạng da, niêm mạc, tình trạng hô hấp, tình trạng vận động,
Quan sát là phương pháp thông thường nhất của theo dõi, những thông tin thu được phải kết hợp với những nguồn thông tin thông qua các giác quan khác.
2.1.2.3 Theo dõi và thăm khám bệnh nhân
Theo dõi là tập hợp những thông tin về tình trạng của bệnh nhân, bằng sử dụng 4 giác quan với
sự hiểu biết những vấn đề đã được hiểu rõ, theo dõi bệnh nhân bằng cách chú ý các triệu chứng quan trọng, hoặc những điều bệnh nhân nói và nhận biết, phân tích nguồn thông tin bằng nhận thức chung. Người điều dưỡng theo dõi bệnh nhân phải chú ý đến dấu hiệu toàn thân, ví dụ: thấy mặt bệnh nhân đỏ phải nghĩ đến bệnh nhân sốt, tiến hành đo nhiệt độ cơ thể, có thể là do nhiễm khuẩn hay lý
do khác. Theo dõi là kỹ năng của người điều dưỡng, đòi hỏi người điều dưỡng phải có kinh nghiệm
và kiến thức mới làm được.
Khám bệnh nhân: người điều dưỡng phải biết tiến hành thăm khám cơ bản cho bệnh nhân bao gồm:
- Nhìn (quan sát bệnh nhân): đây là bước quan trọng đầu tiên trong thăm khám thực thể. Màu sắc, hình dạng, hoạt động, đối xứng, điệu bộ của các bộ phận của cơ thể.
Bước này được thực hiện trong quá trình phỏng vấn bệnh nhân và trong quá trình thăm khám thực thể. Ví dụ, tuyến giáp lớn có thể phát hiện được trong quá trình thăm khám thực thể cũng như trong lúc phỏng vấn bệnh nhân.
- Sờ: Sờ bằng đầu ngón tay và lòng bàn tay, điều dưỡng có thể xác định được kích thước, hình dạng và mật độ của các cơ quan bên dưới. Bắt mạch, sờ được hình dạng bên ngoài của các cơ quan như tuyến giáp, lách, hay gan; kích thước, hình dạng, và tính di động của một khối; nhiệt độ của da;
độ cứng mềm hay tính nhạy cảm của một số bộ phận của cơ thể,
- Gõ: Được sử dụng để đánh giá vị trí và mức của các cơ quan trong cơ thể, xác định bản chất của các cấu trúc cơ thể (đầy dịch, đầy khí, đặc), xác định các khối u.
Trang 13- Nghe: Kỹ thuật nghe các âm của cơ thể bằng ống nghe. Nó cung cấp các thông tin về sự di chuyển của khí hay dịch trong cơ thể. Ống nghe được đặt lên trên bề mặt của cơ thể để khuếch đại các âm bình thường và không bình thường. Kết quả của thính chẩn nằm trong sự diễn giải của điều dưỡng. Tham khảo với các điều dưỡng khác khi nghi ngờ. Nhiều hệ thống của cơ thể cần nghe là hô hấp, tim, mạch, dạ dày và ruột.
Sự đánh giá ban đầu là tập hợp các nguồn thông tin và những nhu cầu cần thiết về tình trạng của bệnh nhân, nó có ý nghĩa rất quan trọng. Đánh giá bao gồm sự tham gia hoạt động của bệnh nhân và điều dưỡng, những thông tin thu thập được phải bao gồm cả khách quan và chủ quan.
2.1.2.4 Bệnh án của bệnh nhân
Bệnh án sẽ cung cấp thông tin về chẩn đoán bệnh của thầy thuốc đã từng điều trị và các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết, đặc biệt là các thuốc đã sử dụng, thời gian sử dụng cũng như các phương pháp chăm sóc đặc biệt khác.
2.2 Bước hai: Chẩn đoán điều dưỡng
2.2.1 Định nghĩa chẩn đoán điều dưỡng
Chẩn đoán điều dưỡng là một câu phát biểu về tình trạng hiện tại của bệnh nhân hay một khả năng tiềm tàng đối với một vấn đề sức khoẻ mà người điều dưỡng được phép và có khả năng chăm sóc thành thạo.
2.2.2 Xác định các vấn đề của bệnh nhân (nhu cầu người bệnh)
Trước khi hình thành các chẩn đoán điều dưỡng, người điều dưỡng phải xác định các vấn đề chăm sóc sức khoẻ chung của bệnh nhân. Ví dụ, sau khi nhận định, điều dưỡng có được các nhu cầu của bệnh nhân là: khó thở, nhịp thở tăng, ho và điều dưỡng có thể nhận ra rằng bệnh nhân có vấn đề
về hô hấp nói chung. Tuy nhiên trước khi điều dưỡng có thể đưa ra những chăm sóc hiệu quả thì vấn
đề phải được xác định một cách riêng biệt hơn. Khi xác định những vấn đề này, điều dưỡng xem xét tất cả các dữ kiện trong phần nhận định và tập trung vào các dữ kiện bất thường, thích đáng.
Việc xác định vấn đề được xem như là một chăm sóc sức khỏe chung chung và việc hình thành các chẩn đoán điều dưỡng được xem như là vấn đề chăm sóc sức khỏe riêng biệt. Điều dưỡng phải biết biến những cái chung thành cái riêng.
Để xác định nhu cầu của bệnh nhân thì trước tiên người điều dưỡng cần phải xác định được vấn
đề sức khoẻ của bệnh nhân là gì và xem chúng là vấn đề hiện tại hay vấn đề tiềm tàng.
Vấn đề sức khỏe hiện tại là vấn đề mà bệnh nhân cảm nhận được và đang trải qua. Ví dụ: "Rối loạn kiểu ngủ do tiếng ồn của môi trường xung quanh".
Vấn đề sức khoẻ nguy cơ cảnh báo điều dưỡng phải có những can thiệp dự phòng. Các yếu tố nguy cơ trong chẩn đoán nguy cơ về điều dưỡng mô tả các tình huống làm tăng khả năng phơi nhiễm của bệnh nhân với bệnh tật cũng như các tai nạn.
Bước xác định vấn đề này sẽ đưa điều dưỡng đến gần hơn với việc hình thành các chẩn đoán điều dưỡng.
2.2.3 Cách hình thành các chẩn đoán điều dưỡng
Một chẩn đoán điều dưỡng được đưa ra dựa trên việc xác định nhu cầu của bệnh nhân. Một khi các dữ liệu trong phần nhận định đã biểu lộ được vấn đề về sức khỏe thì người điều dưỡng hướng trực tiếp đến việc lựa chọn các chẩn đoán điều dưỡng phù hợp. Phần chính của chẩn đoán dựa vào việc xác định các nhu cầu hiện diện trong phần nhận định. Phần chính là một vấn đề, ví dụ: "nguy cơ tổn thương" và yếu tố liên quan với nó, ví dụ: "do lú lẫn". Vấn đề là một khả năng tiềm tàng hay một
Trang 14Cụm từ "liên quan đến" hay "do" đã xác định nguyên nhân của vấn đề. Chẩn đoán điều dưỡng không phải là một câu phát biểu nhân quả nhưng nó cũng chỉ ra nguyên nhân có thể đóng góp vào hay có liên quan đến vấn đề.
Nguyên nhân của vấn đề trong chẩn đoán điều dưỡng phải nằm trong khả năng thực hành của điều dưỡng và là một tình trạng mà điều dưỡng có thể áp dụng các can thiệp điều dưỡng. Trong một
số đơn vị, chẩn đoán y khoa được viết như là nguyên nhân của chẩn đoán điều dưỡng, điều này là không đúng. Các can thiệp điều dưỡng không thể làm thay đổi các chẩn đoán y khoa. Ví dụ: chẩn đoán điều dưỡng là: "đau do ung thư vú" là không đúng. Các can thiệp điều dưỡng không thể tác động lên chẩn đoán y khoa của ung thư vú. Có thể phát biểu lại bằng cách khác: "đau do tổn thương
da thứ phát sau mổ khối u vú". Các can thiệp điều dưỡng là: làm tăng sự thoải mái, kiểm soát đau và chăm sóc vết mổ.
Vì tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân thay đổi, chẩn đoán điều dưỡng sẽ được thay đổi. Ví dụ: các dữ kiện thu thập được trong phần nhận định là: chất xơ trong chế độ ăn giảm, lượng dịch đưa vào
ít, âm ruột giảm, bụng dưới chướng, phân cứng khi thăm khám trực tràng. Chẩn đoán điều dưỡng thích hợp nhất là: "táo bón do chế độ ăn bị hạn chế chất xơ".
Nếu một vần đề về sức khoẻ được giải quyết thì chẩn đoán điều dưỡng không còn nữa. Khi tình trạng sinh lý và cảm xúc của bệnh nhân thay đổi, vấn đề về sức khoẻ hầu như vẫn còn nhưng nguyên nhân có thể sẽ thay đổi. Vì vậy điều dưỡng phải thay đổi các chẩn đoán điều dưỡng bằng cách thay đổi nguyên nhân.
Nếu một vấn đề mới phát sinh thì điều dưỡng phải phát triển một chẩn đoán mới phản ánh sự thay đổi nhu cầu và tình trạng của bệnh nhân.
Sự thay đổi các chẩn đoán điều dưỡng là liên tục. Khi mức độ chẩn đoán điều dưỡng và mức độ khoẻ mạnh của bệnh nhân thay đổi, những sự thay đổi này được phản ánh qua câu phát biểu về chẩn đoán điều dưỡng. Những chẩn đoán điều dưỡng cũ không phản ánh chính xác nhu cầu hiện tại của bệnh nhân.
Chẩn đoán điều dưỡng có thể liên quan chẩn đoán điều trị và cả hai chẩn đoán sẽ bổ sung cho nhau. Chẩn đoán điều dưỡng có liên quan tới chức năng độc lập của người điều dưỡng (chức năng đặc trưng của nghề điều dưỡng). Nó là đặc điểm của công tác chăm sóc và được tách biệt khỏi chữa bệnh. Người điều dưỡng bắt buộc phải thực hiện các y lệnh điều trị, đó là chức năng phụ thuộc.
Bảng 2.1 Những điểm khác nhau giữa chẩn đoán điều dưỡng và chẩn đoán điều trị
Người điều dưỡng phải có nghĩa vụ thiết lập chẩn đoán điều dưỡng. Lời tuyên bố phải được viết
rõ ràng những giới hạn súc tích, bao gồm hai thành phần:
- Bày tỏ sự phản ứng của bệnh nhân đối với bệnh tật hoặc nhu cầu cần thiết mà người bệnh yêu cầu.
- Những yếu tố hướng đến nguyên nhân hay những phản ứng có thể xảy ra.
Chẩn đoán điều trị Chẩn đoán điều dưỡng
- Mô tả một quá trình bệnh tật riêng biệt, nó
cũng giống nhau đối với tất cả các bệnh nhân
- Bổ sung cho chẩn đoán điều dưỡng - Bổ sung cho các chẩn đoán điều trị.
- Diễn giải liên quan đến cơ quan bị bệnh - Diễn giải các nhu cầu (phản ứng của bệnh)
và lý do của các nhu cầu cần chăm sóc.
Trang 15Hai phần này được nối liền với nhau bằng sử dụng những từ ngữ liên quan hoặc liên kết với nhau.
2.2.4 Những đặc điểm của lời tuyên bố điều dưỡng
2.3.2 Những thành phần của kế hoạch chăm sóc
- Mục đích của lập kế hoạch chăm sóc:
+ Kế hoạch chăm sóc được xem như là một hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân.
+ Để thảo luận với các điều dưỡng khác, với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về các dữ liệu đánh giá, tất cả các vấn đề của bệnh nhân và liệu pháp chăm sóc.
+ Kế hoạch chăm sóc tốt sẽ làm giảm nguy cơ chăm sóc không đúng và không hợp lý.
+ Điều dưỡng có thể xác định các can thiệp điều dưỡng nhanh chóng với một kế hoạch chăm sóc tốt đã có từ trước.
Trang 16sự hiểu biết và những kinh nghiệm của người điều dưỡng trưởng. Đầu tiên phải quyết định những khó khăn nào của bệnh nhân cần phải được giải quyết ngay trong số các khó khăn đã nhận định được ở bệnh nhân. Những vấn đề ưu tiên cho bệnh nhân bao gồm:
- Những vấn đề đe doạ cuộc sống của bệnh nhân (khó thở, xuất huyết).
- Những tình trạng cần phải chú ý ngay tức khắc.
- Những tình trạng rất quan trọng đối với bệnh nhân (ví dụ như đau hay lo lắng).
Chẩn đoán vấn đề ưu tiên là những chẩn đoán có khả năng đe doạ cuộc sống của bệnh nhân và cần phải hành động ngay. Để làm được vấn đề này, điều dưỡng cần phải đặt ra các câu hỏi:
Những vấn đề ưu tiên đã được xác định có thể không tồn tại cố định, vì vậy người điều dưỡng cần phải thay đổi ngay khi tình trạng của bệnh nhân tiến triển hoặc khi có y lệnh điều trị mới.
2.3.2.2 Thiết lập những mục đích (kết quả mong chờ)
Sau khi nhận biết được những khó khăn của bệnh nhân, bước tiếp theo là thiết lập mục đích. Thiết lập mục đích là một trong những hoạt động chăm sóc, vì nó tập trung vào chăm sóc cá thể. Những mục đích của bệnh nhân có thể cho bệnh nhân biết để bệnh nhân tự làm được, phụ giúp sự chăm sóc và các hoạt động chăm sóc.
Mục đích chăm sóc phải được lựa chọn để khi thực hiện sẽ thích ứng với cơ sở. Nó sẽ cung cấp cho việc đánh giá kết quả của công tác chăm sóc. Ý định của những mục tiêu đối với bệnh nhân:
- Cung cấp sự chỉ dẫn để thiết lập các hoạt động chăm sóc.
- Chuẩn bị một giai đoạn thời gian để thực hiện kế hoạch chăm sóc.
- Cung cấp một tiêu chuẩn để đánh giá các hoạt động chăm sóc đã đạt được.
Ví dụ: Bệnh nhân khó thở do ứ đọng đàm giải, thì mục đích mong chờ là làm giảm hoặc mất khó thở cho bệnh nhân.
2.3.2.3 Lập kế hoạch các hoạt động chăm sóc
Khi lập kế hoạch chăm sóc, người điều dưỡng trưởng phải xem xét những phương tiện, thiết bị, nguồn nhân lực sẵn có cũng như khả năng nhân viên, thời gian và điều kiện của bệnh nhân và thân nhân của họ.
Những hoạt động chăm sóc đã lập có thể thực hiện được một lần, hoặc tiếp tục thực hiện trong một thời gian.
Những hoạt động chăm sóc cần phải được các nhân viên điều dưỡng tham gia vào công tác chăm sóc.
2.3.2.4 Viết kế hoạch chăm sóc
Mục đích của hoạt động chăm sóc là giúp cho bệnh nhân đạt được các nhu cầu cơ bản của họ. Kế hoạch chăm sóc có thể bao gồm những mục đích dài hạn và những mục đích đặc biệt. Mục đích được dựa vào sự đánh giá bệnh nhân của điều dưỡng, dựa vào chẩn đoán điều dưỡng, những nhu cầu cần thiết của bệnh nhân. Tất cả mục đích phải được coi như mục đích của điều trị bệnh vì nó cung cấp một chỉ dẫn đối với chăm sóc từng cá thể. Khi viết kế hoạch chăm sóc cần lưu ý:
Trang 17- Cung cấp về thông tin thuận lợi cho tất cả các nhân viên tham gia vào công tác chăm sóc bệnh nhân.
+ Nội dung của viết các mệnh lệnh chăm sóc là: ở đâu, cái gì sẽ được làm và cái gì là cần thiết để thực hiện hoạt động này, nó phải được làm như thế nào? Ví dụ: chườm lạnh ở đâu, bao giờ làm, ai làm, làm khi nào
+ Thời gian: trong khoảng thời gian nào? quy định thời gian như thế nào? Ví dụ: cứ 2 giờ bắt mạch 1 lần, đo nhiệt độ 1 lần.
và trở nên thành thạo trong việc lập kế hoạch chăm sóc.
2.4 Bước bốn: Thực hiện kế hoạch chăm sóc
Bước bốn của quy trình điều dưỡng là giai đoạn thực hiện, triển khai kế hoạch chăm sóc bệnh nhân. Người điều dưỡng đồng thời phải chủ động với hành động chăm sóc của mình; vừa phải thực hiện các y lệnh điều trị của bác sĩ. Hoạt động chăm sóc phải được thực hiện với một trách nhiệm cao
2.5 Bước năm: Đánh giá quá trình chăm sóc
Đánh giá quá trình chăm sóc là kiểm tra lại kế hoạch chăm sóc mà người điều dưỡng lập ra, bệnh nhân có được chăm sóc không? và đạt được ở mức độ nào? Những nhu cầu nào của bệnh nhân đã được giải quyết và những nhu cầu nào còn chưa thực hiện được?
- Xác định các kết quả mong muốn: các kết quả mong muốn đã được xác định trong bước lập kế hoạch chăm sóc là các tiêu chuẩn được sử dụng để lượng giá đáp ứng của bệnh nhân đối với các can thiệp điều dưỡng.
- Thu thập các dữ kiện: người điều dưỡng phải tiến hành thu thập các dữ kiện bằng cách đặt ra những câu hỏi hết sức rõ ràng, chính xác. Những dữ kiện mà điều dưỡng thu thập có thể là những dữ kiện khách quan cũng như những dữ kiện chủ quan. Những dữ kiện chủ quan có thể là những lời
Trang 18mà người điều dưỡng đánh giá qua thăm khám thực thể như: đánh giá mức độ mất nước so với trước khi tiến hành các can thiệp điều dưỡng. Những dữ liệu này cần phải ghi lại chính xác để phán đoán xem các kết quả mong muốn có đạt được hay không.
dễ dàng. Cả bệnh nhân và điều dưỡng đều đóng một vai trò rất tích cực trong việc đánh giá các đáp ứng thực sự của bệnh nhân với các kết quả mong muốn.
- Khi xác định các mục tiêu có đạt được hay không thì người điều dưỡng có thể có được 1 trong
3 kết luận:
+ Mục tiêu đã đạt được, nghĩa là đáp ứng của bệnh nhân giống như kết quả mong muốn.
+ Mục tiêu chỉ đạt được một phần, nghĩa là mục tiêu trước mắt là đạt được nhưng mục tiêu lâu dài là không đạt được hoặc là kết quả mong muốn chỉ đạt được một phần.
+ Mục tiêu hoàn toàn không đạt được.
Sau khi quyết định mục tiêu có đạt được hay không thì người điều dưỡng phải ghi lại câu kết luận với hai phần: phần kết luận và phần các dữ kiện chứng minh.
Trong đó phần lượng giá là một câu phát biểu xem kế hoạch chăm sóc có đạt được hay không, còn phần các dữ kiện chứng minh là một loạt các đáp ứng của bệnh nhân để chứng minh cho kết luận
đó. Ví dụ: Đạt được kết quả mong muốn: lượng dịch đưa vào nhiều hơn lượng dịch thải ra là 300ml, niêm mạc ẩm, sức căng da tốt.
- Trên cơ sở đó, nếu những kế hoạch chăm sóc nào chưa thực hiện được thì người điều dưỡng phải xem xét lại những đánh giá trong phần nhận định của mình đã đúng chưa? và những kế hoạch chăm sóc có đúng không? để có thể điều chỉnh kế hoạch chăm sóc cho ngày hôm sau nhằm chăm sóc tốt hơn các nhu cầu người bệnh.
Trang 19B. Không dùng trực giác trong quy trình điều dưỡng vì đã có những kỹ năng khác trong kỹ năng thăm khám.
1 KHÁI NIỆM VỀ NHU CẦU
Nhu cầu là những đòi hỏi của con người về điều kiện vật chất, tinh thần để sống, tồn tại và phát triển. Trong cuộc sống hằng ngày của con người, nhu cầu, xu hướng biểu hiện ra bên ngoài thể hiện, những hứng thú, niềm tin, thế giới quan, Vai trò của nhu cầu là biểu hiện đầu tiên tính tích cực của
họ, chính nhu cầu kích thích họ hoạt động. Không có nhu cầu, không có hoạt động. Toàn bộ cuộc sống, tâm lý của con người đặc biệt về mặt đạo đức chịu ảnh hưởng rất lớn của nhu cầu. Người ta thường chia ra các nhu cầu sau:
1.1 Nhu cầu của động vật
MỤC TIÊU
1 Trình bày được nhu cầu cơ bản của con người theo phân loại của Maslow
2 Giải thích được sự liên quan giữa nhu cầu và nguyên tắc điều dưỡng
3 Kể được các nhu cầu cơ bản của người bệnh và cách chăm sóc
Trang 20- Con vật chỉ thoả mãn các nhu cầu từ trong thiên nhiên (ăn sẵn) chứ không tự tạo ra nhu cầu và các công cụ để thoả mãn và thực hiện các nhu cầu của nó.
1.2 Nhu cầu của con người
- Khác xa với nhu cầu của động vật. Nhu cầu của con người phong phú, đa dạng, phức tạp hơn nhiều:
+ Thoả mãn nhu cầu này lại đòi hỏi nhu cầu khác.
+ Càng biết càng muốn biết nhiều hơn.
- Phương tiện để thoả mãn nhu cầu cũng đa dạng hơn.
- Nhu cầu được cá nhân nhận thức ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn về ý nghĩa của nó đối với sự tồn tại và phát triển của mình. Lúc đó, nhu cầu trở thành động lực thúc đẩy cá nhân hoạt động nhằm thoả mãn nhu cầu. Vì vậy, trong sự gắn bó với thế giới xung quanh, con người không phụ thuộc vào thế giới một cách thụ động như con vật mà trái lại, trong mối quan hệ này con người xuất hiện như một hành động tích cực, sáng tạo. Do đó con người tạo ra nhu cầu và các phương tiện để thoả mãn nhu cầu.
2 MỘT SỐ NHU CẦU VỀ CON NGƯỜI
2.1 Nhu cầu về sinh lý
Là những nhu cầu sống còn như: oxy, nước uống, thức ăn, chất thải cặn bã, hoạt động, nghỉ, tình dục,
2.2 Nhu cầu về sự an toàn
Sự ổn định về kinh tế, việc làm, sự ổn định về tâm thần, an toàn cá nhân,
2.3 Nhu cầu về tình cảm và sự tự trọng
Thể hiện trong sự cư xử để gây thiện cảm, cảm tình của người khác. Nhu cầu được người khác kính nể và tôn trọng mình.
2.4 Nhu cầu về tự giải quyết hay tự thể hiện (lãnh đạo)
Cá nhân muốn được hoạt động độc lập, sáng tạo, muốn làm chủ trong công việc của mình vì cuộc sống hằng ngày.
Trang 212.5 Nhu cầu được đánh giá
Cá nhân nào cũng có nhu cầu được đánh giá. Sự khen chê đúng mức, chân thực, chính xác khiến
cá nhân hoạt động tích cực hơn và ngược lại.
Bảng phân loại nhu cầu của Maslow: đối tượng của điều dưỡng là con người bao gồm người khỏe và người có bệnh tật. Con người được tạo ra bởi các yếu tố thể chất, tinh thần và xã hội. Các nhu cầu cần thiết để duy trì các yếu tố tạo ra con người gọi là nhu cầu cơ bản, hay còn gọi là các nhu cầu để tồn tại và phát triển của con người.
Người ta cho rằng: mỗi một cá thể ở một phương diện nào đó giống tất cả mọi người, ở một phương diện khác chỉ giống một số người và có những phương diện không giống ai cả. Như vậy, con người vừa có tinh thần đồng nhất vừa có tính duy nhất nên việc chăm sóc phải xuất phát từ nhu cầu
và sở thích của từng cá nhân sao cho phù hợp với từng đối tượng. Tuy nhiên, khi một nhu cầu thiết yếu được thoả mãn, con người chuyển sang một nhu cầu khác cao hơn. Bảng phân loại của
Những nhu cầu ở mức độ thấp luôn tồn tại, cho đến khi những nhu cầu được thoả mãn con người
có khả năng chuyển sang những nhu cầu khác ở mức độ cao hơn. Hệ thống thứ bậc của các nhu cầu rất hữu ích để làm nền tảng trong việc nhận định về sức chịu đựng của người bệnh, những giới hạn
và nhu cầu đòi hỏi sự can thiệp về điều dưỡng.
3 NHU CẦU CỦA CON NGƯỜI
3.1 Nhu cầu về thể chất và sinh lý
Nhu cầu về thể chất và sinh lý là nền tảng của hệ thống phân cấp nhu cầu và được ưu tiên hàng đầu. Nhu cầu về thể chất và sinh lý bao gồm: oxy, thức ăn, nước uống, bài tiết, vận động, ngủ, nghỉ ngơi, Các nhu cầu này cần được đáp ứng tối thiểu để duy trì sự sống. Đáp ứng nhu cầu thể chất là một phần quan trọng trong kế hoạch chăm sóc cho trẻ em, người già, người có khuyết tật và người
ốm. Bởi vì những nhóm người này cần sự hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu cho chính họ.
3.2 Nhu cầu an toàn và được bảo vệ
Nhu cầu an toàn và được bảo vệ được sắp xếp ưu tiên sau nhu cầu thể chất, bao hàm cả an toàn
về tính mạng và an toàn về tinh thần. An toàn về tính mạng nghĩa là bảo vệ cho người ta tránh được các nguy cơ đe doạ cuộc sống và an toàn về tinh thần là tránh được mọi sự sợ hãi và lo lắng. Người bệnh khi vào bệnh viện có sự đòi hỏi rất cao về nhu cầu an toàn và bảo vệ vì cuộc sống, tính mạng của họ phụ thuộc vào cán bộ y tế.
Để giúp bảo vệ người bệnh khỏi bị nguy hiểm, người điều dưỡng phải biết rõ tính chất, đặc điểm của bệnh nhân và nhận biết rõ bất kỳ những tai biến nào có thể xảy đến cho bệnh nhân, và nếu có biến chứng xảy ra, người điều dưỡng có thể xử trí một cách đúng đắn.
3.3 Nhu cầu tình cảm và quan hệ
Mọi người đều có nhu cầu tình cảm quan hệ bạn bè, hàng xóm, gia đình và xã hội. Các nhu cầu này được xếp vào nhu cầu ở mức cao. Nó bao hàm sự trao - nhận tình cảm. Người không được đáp ứng về tình cảm, không có mối quan hệ bạn bè, xã hội có cảm giác buồn tẻ và cô lập. Người điều
Trang 223.4 Nhu cầu được tôn trọng
Sự tôn trọng tạo cho con người lòng tự tin và tính độc lập. Khi sự tôn trọng không được đáp ứng, người ta tin rằng họ không được người khác chấp nhận nên sinh ra cảm giác cô độc và tự ty. Điều dưỡng đáp ứng nhu cầu hằng ngày của người bệnh bằng thái độ thân mật, niềm nở và chú ý lắng nghe ý kiến của người bệnh.
3.5 Nhu cầu tự hoàn thiện
Nhu cầu tự hoàn thiện là mức cao nhất trong hệ thống phân loại nhu cầu của Maslow và Maslow đánh giá rằng chỉ 1% dân số trưởng thành đã từng đạt đến mức độ tự hoàn thiện. Nhu cầu tự hoàn thiện diễn ra trong suốt cuộc đời, nó chỉ xuất hiện khi các nhu cầu dưới nó được đáp ứng trong chừng mực nhất định. Các nhu cầu cơ bản càng được đáp ứng thì càng tạo ra động lực sáng tạo và tự hoàn thiện ở mỗi cá thể. Người điều dưỡng cần biết đánh giá đúng những nhu cầu, kinh nghiệm, kiến thức và thẩm mỹ của người bệnh để từ đó có sự quan tâm và lập kế hoạch chăm sóc thích hợp.
4 SỰ LIÊN QUAN GIỮA NHU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC ĐIỀU DƯỠNG
4.1 Nguyên tắc điều dưỡng
Người khỏe mạnh tự đáp ứng được các nhu cầu của họ. Khi bị bệnh tật, ốm yếu người bệnh không tự đáp ứng được nhu cầu hằng ngày cho chính mình nên cần sự hỗ trợ của người điều dưỡng. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân dẫn đến sự ra đời của ngành Y tế và cán bộ y tế.
4.2 Nhu cầu của con người vừa có tính đồng nhất vừa có tính duy nhất
Nhu cầu của con người vừa có tính đồng nhất vừa có tính duy nhất nên điều dưỡng cần có kế hoạch chăm sóc riêng biệt cho từng bệnh nhân. Nhu cầu con người tuy cơ bản giống nhau nhưng mức độ và tầm quan trọng đối với từng nhu cầu ở từng người có khác nhau. Hơn nữa, trong cùng một con người nhu cầu này có thể mạnh hơn nhu cầu khác và thay đổi mức ưu tiên theo từng giai đoạn của cuộc sống, người điều dưỡng cần nhận biết được các nhu cầu ưu tiên của người bệnh để lập
kế hoạch chăm sóc thích hợp.
4.3 Nhu cầu giống nhau nhưng cách đáp ứng có thể khác nhau
Nhu cầu giống nhau nhưng cách đáp ứng có thể khác nhau để thích hợp với từng cá thể. Việc chăm sóc người bệnh cần hướng tới từng cá thể, tuỳ từng trường hợp, từng hoàn cảnh sao cho phù hợp.
4.4 Sự tham gia của người bệnh vào quá trình chăm sóc
Chăm sóc xuất phát từ nhu cầu của người bệnh, thông thường người bệnh hiểu rõ nhu cầu của
họ, trừ trường hợp bệnh nhân hôn mê, tâm thần , nên khi lập kế hoạch chăm sóc điều dưỡng cần tham khảo ý kiến bệnh nhân và gia đình bệnh nhân để tạo cho họ tham gia tích cực vào quá trình điều trị, chăm sóc, phục hồi sức khỏe của chính họ.
4.5 Điều dưỡng cần tạo ra môi trường chăm sóc
Điều dưỡng cần tạo ra môi trường chăm sóc thích hợp để người bệnh được thoải mái, mau chóng lành bệnh, hoặc nếu chết thì chết được thanh thản nhẹ nhàng.
5 NHU CẦU CƠ BẢN CỦA NGƯỜI BỆNH VÀ CHĂM SÓC
Trang 23- Đáp ứng các nhu cầu về hô hấp và tim mạch:
+ Cho bệnh nhân nằm ở những tư thế thích hợp (tư thế đầu cao), ở phòng thông thoáng để đảm bảo hô hấp tốt.
+ Nếu bệnh nhân có thể đi lại được, khuyến khích bệnh nhân nên vận động.
+ Nếu bệnh nhân không đi lại được, người điều dưỡng trực tiếp giúp bệnh nhân vận động, tập luyện hoặc yêu cầu người nhà giúp.
- Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi:
+ Không nên thực hiện các can thiệp điều dưỡng khi bệnh nhân đang ngủ nếu không cần thiết. + Tránh tiếng ồn không cần thiết của môi trường, như tiếng nói chuyện quá lớn của các nhân viên y tế, tiếng ồn của người nhà bệnh nhân.
+ Tạo môi trường thích hợp cho từng loại bệnh nhân.
+ Chỉ cho phép người nhà bệnh nhân thăm viếng trong những thời gian nhất định để bệnh nhân
có đủ thời gian nghỉ ngơi.
- Giúp bệnh nhân mặc và thay áo quần: một số bệnh nhân không thể tự mặc hay thay quần áo được thì người điều dưỡng giúp bệnh nhân, hoặc thảo luận và yêu cầu người nhà giúp đỡ.
- Giúp bệnh nhân tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện và tránh tổn thương cho người khác.
+ Đối với những bệnh nhân hôn mê, những bệnh nhân nhỏ thì yêu cầu giường phải có thanh chắn.
+ Những bệnh nhân tâm thần trong giai đoạn kích thích phải ở trong phòng không có những vật dụng có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của bệnh nhân và cách ly với những bệnh nhân khác.
+ Những bệnh nhân mắc các bệnh lây thì phải được cách ly với những bệnh nhân khác,
Trang 24+ Một số tình trạng bệnh làm bệnh nhân không thể giao tiếp tốt như trước kia nên người điều dưỡng phải cố gắng tỏ ra lắng nghe và khuyến khích bệnh nhân giao tiếp.
+ Tập nói cho các bệnh nhân có rối loạn về phát âm.
- Giúp bệnh nhân thoải mái về tinh thần, tự do tín ngưỡng: trong quá trình chăm sóc bệnh nhân, người điều dưỡng không được áp đặt các tín ngưỡng, tôn giáo của mình cho bệnh nhân và phải hết sức tôn trọng tự do tín ngưỡng của bệnh nhân.
- Giúp bệnh nhân lao động, làm một việc để tránh mặc cảm là người vô dụng. Người bệnh sẽ cảm thấy mình là người vô dụng vì không thể làm được các công việc như trước kia, một số bệnh nhân thậm chí không thể làm các công việc vệ sinh cá nhân, họ sẽ rất chán nản. Vì vậy, người điều dưỡng phải giúp bệnh nhân tập luyện để bệnh nhân có thể tự phục vụ bản thân và thảo luận với người nhà để có các biện pháp hỗ trợ.
- Giúp bệnh nhân trong các hoạt động vui chơi, giải trí: liệu pháp tâm lý đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình điều trị nên người điều dưỡng khuyến khích và tạo điều kiện cho bệnh nhân tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí như nghe nhạc, xem ti vi, đi dạo,
- Giúp bệnh nhân có kiến thức về y học: người điều dưỡng phải giáo dục cho bệnh nhân hiểu về tình trạng bệnh của mình cũng như những kiến thức liên quan đến bệnh tật để bệnh nhân có thể phát hiện sớm bệnh tật và hợp tác tốt trong việc điều trị.
Nhu cầu cơ bản của bệnh nhân và các nguyên tắc cơ bản của việc chăm sóc là cơ bản giống nhau, nhưng không bao giờ có hai bệnh nhân có nhu cầu hoàn toàn giống nhau cả. Do đó, kế hoạch chăm sóc được xây dựng riêng biệt tuỳ theo tuổi tác, giới tính, cá tính, hoàn cảnh văn hoá xã hội và khả năng thể chất và tinh thần của người bệnh. Kế hoạch này còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng bệnh lý
C. Maslow đánh giá rằng chỉ 1% dân số trưởng thành đã từng đạt đến mức độ tự hoàn thiện.
D. Trong cùng một con người, các nhu cầu có thể thay đổi mức ưu tiên theo từng giai đoạn của cuộc sống.
Trang 251.2.1 Nguyên tắc sử dụng và ghi chép hồ sơ
- Tất cả các tiêu đề trong hồ sơ bệnh nhân phải được ghi chép chính xác, hoàn chỉnh (họ tên bệnh nhân, địa chỉ, khoa điều trị, ).
- Chỉ ghi vào hồ sơ những công việc điều trị chăm sóc thuốc men do chính mình thực hiện. Chỉ sao chép những chỉ định dùng thuốc và điều trị của bác sĩ khi đã được ghi vào hồ sơ bệnh nhân.
- Tất cả các thông số theo dõi phải được ghi vào phiếu theo dõi bệnh nhân hằng ngày, mô tả tình
MỤC TIÊU
1 Nêu được mục đích, nguyên tắc của việc ghi chép hồ sơ
2 Trình bày được cách ghi chép và bảo quản hồ sơ bệnh nhân
Trang 26trạng bệnh nhân càng cụ thể càng tốt. Không ghi những câu văn chung chung (bình thường, không có gì phàn nàn, ). Cần có những nhận xét, so sánh về sự tiến triển của bệnh nhân sáng, chiều, trong ngày.
Bệnh nhân nặng, bệnh nhân sau mổ cần có phiếu theo dõi đặc biệt liên tục suốt 24 giờ.
- Chỉ dùng ký hiệu chữ viết tắt phổ thông khi thật cần thiết.
- Bệnh nhân từ chối sự chăm sóc cần ghi rõ lý do từ chối. Bệnh nhân mổ hay làm các thủ thuật phải có giấy cam đoan của bệnh nhân hoặc thân nhân, có chữ ký ghi rõ họ tên và địa chỉ.
1.2.2 Nguyên tắc bảo quản hồ sơ
2 CÁC LOẠI HỒ SƠ BỆNH NHÂN VÀ CÁCH GHI CHÉP ĐIỀU DƯỠNG
2.1 Các loại hồ sơ bệnh nhân
Bệnh án gồm 2 phần chính sau:
+ Phần hành chính: họ tên, tuổi bệnh nhân, giới tính, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, nơi ở, địa chỉ cơ quan, họ tên người thân và địa chỉ khi cần liên lạc, số hồ sơ.
- Cách ghi và kẻ trên bảng:
+ Ghi rõ: ngày, tháng, sáng, chiều.
Trang 27+ Nhiệt độ: dùng ký hiệu dấu chấm xanh ( ) trên biểu đồ, đường nối dao động giữa hai lần đo nhiệt độ dùng bút màu xanh.
+ Nhịp thở, huyết áp: dùng bút màu xanh ghi các chỉ số vào biểu đồ.
+ Các theo dõi khác: ghi vào 6 dòng trống dưới biểu đồ mạch, nhiệt tuỳ theo y lệnh theo dõi và tính chất bệnh nhân mà ghi rõ thêm.
+ Điều dưỡng viên ký tên sau khi đã thực hiện đầy đủ các mục trên.
+ Không khoanh tròn cột mạch, nhiệt độ.
Lưu ý: Ngoài những thông số theo dõi trong bảng, trong những trường hợp cần thiết, điều dưỡng
viên theo dõi bệnh nhân phải mô tả vào bệnh án những dấu hiệu, triệu chứng, những diễn biến bất thường hoặc làm rõ thêm các thông số đã ghi trong bảng.
2.2.3 Phiếu theo dõi và chăm sóc bệnh nhân
- Dùng cho tất cả các bệnh nhân nằm viện (trừ bệnh nhân hộ lý cấp I, II).
- Ghi đầy đủ và rõ vào các phần: Bệnh viện, khoa, phòng, giường, họ tên bệnh nhân, tuổi, giới tính, chẩn đoán.
- Cột ngày, giờ: ghi ngày, giờ rõ ràng.
- Cột kế hoạch chăm sóc: người điều dưỡng phải lập ra kế hoạch thực hiện trên bệnh nhân dựa vào nhận định ban đầu, lập kế hoạch theo thứ tự ưu tiên (nặng trước nhẹ sau).
- Cột thực hiện kế hoạch: ghi lại tất cả hành động chăm sóc và xử trí của người điều dưỡng đối với bệnh nhân.
- Cột đánh giá: ghi lại tình trạng bệnh tại thời điểm đánh giá, có phù hợp với kế hoạch và mục tiêu chăm sóc không. Nếu kết quả chưa tốt phải xem lại kế hoạch và mục tiêu chăm sóc bệnh nhân.
3 BẢO QUẢN HỒ SƠ BỆNH ÁN
- Trong thời gian bệnh nhân điều trị, hồ sơ bệnh nhân phải được giữ gìn cẩn thận, sạch sẽ, đầy
đủ, sắp xếp theo thứ tự không để thất lạc, nhầm lẫn phải dán lại theo quy định và được để trong một cặp hồ sơ riêng có ghi rõ họ tên tuổi bệnh nhân, số giường, phòng, khoa.
- Không để bệnh nhân tự xem hồ sơ của bản thân và của người khác.
- Phải giữ bí mật về tình hình bệnh tật và những điều có tính chất riêng tư của bệnh nhân.
- Sau khi làm xong thủ tục xuất viện phải giữ đầy đủ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân về phòng kế hoạch để lưu trữ.
Trang 28
BỆNH VIỆN Khoa
Phòng Giường
PHIẾU THEO DÕI VÀ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
Họ tên bệnh nhân Tuổi Giới
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC BỆNH NHÂN
Khoa Phòng Ngày tháng năm 200
Bệnh nhân
Trang 29Thực hiện
kế hoạch
Đánh giá tình trạng bệnh nhân (so với mục tiêu và yêu cầu chăm sóc)
Tên người thực hiện
BẢNG THEO DÕI MẠCH, NHIỆT ĐỘ
Họ tên bệnh nhân Tuổi Giới
Chẩn đoán
Ngày, tháng
Trang 31
Trang 32
3 Đặc điểm liên quan bệnh tật: 1 Có 2 Không
TT Mã Thời gian TT Mã Thời gian
2 Các cơ quan khác: 1 Không bình thường 2 Bình thường 3 Nghi ngờ
TT Cơ quan Mã TT Cơ quan Mã
Trang 33
3 Các xét nghiệm cần thiết: 1 Bệnh lý 2 Bình thường 3 Nghi ngờ
TT Cơ quan Mã số Cơ quan
Chế độ ăn uống bệnh lý: 1 Lỏng 2 Cháo 3 Cơm 4 Tự do;
Kiêng: a Muối; b Mỡ; c Đường; d Khác
Trang 351 TIẾP NHẬN BỆNH NHÂN VÀO VIỆN
Bệnh nhân vào viện thường có trạng thái lo âu, sợ hãi. Vì vậy điều quan trọng là người điều dưỡng phải đón tiếp bệnh nhân nhiệt tình, lịch sự, thông cảm với nỗi lo âu của bệnh nhân làm cho
bệnh nhân mới đến cảm thấy dễ chịu, gây ấn tượng ban đầu tốt đẹp cho bệnh nhân.
1.1 Các thủ tục hành chính khi bệnh nhân vào viện
1.1.1 Trường hợp cấp cứu
- Chuyển ngay vào phòng cấp cứu, ghi họ, tên, tuổi, địa chỉ bệnh nhân ở cơ quan và gia đình, ngày giờ, lý do đến phòng khám, ghi lại tên địa chỉ người đưa bệnh nhân đến, phương tiện vận chuyển và tình trạng bệnh nhân.
- Kiểm kê tài sản của bệnh nhân để bàn giao lại cho người nhà hoặc khoa phòng tiếp nhận bệnh nhân.
1.1.2 Trường hợp không cấp cứu
Khi tiếp nhận bệnh nhân vào viện cần có:
MỤC TIÊU
1 Trình bày được các thủ tục cần thiết khi tiếp nhận bệnh nhân vào viện
2 Thực hiện được các quy trình vào viện, chuyển viện, ra viện
Trang 36- Giấy chứng nhận miễn, trừ viện phí.
- Lập hồ sơ cho bệnh nhân (cần ghi rõ và đủ các mục: tên, tuổi, quê quán, lý do vào viện, ).
- Biên nhận tài sản bệnh nhân đã giữ lại.
1.2 Quy trình vào viện
1.2.1 Tiếp nhận bệnh nhân tại phòng khám
Ví dụ: Bệnh nhân khó thở cho nằm đầu cao; bệnh nhân tím tái cho thở oxy; bệnh nhân hôn mê cho nằm đầu ngửa tối đa, nghiêng về một bên.
- Mời bác sĩ khám và cho hướng xử trí:
Trang 371.2.2 Tiếp nhận bệnh nhân vào khoa
1.2.2.1 Chuẩn bị dụng cụ và các phương tiện
Trang 38+ Các bộ phận giả (răng giả, mắt giả, hậu môn nhân tạo, ).
+ Nghe những than phiền của bệnh nhân.
- Hướng dẫn cách sử dụng các phương tiện của khoa: bật, tắt công tắc điện, quạt, tivi, đài (nếu có), nhà tắm, nhà vệ sinh,
1.2.2.4 Nhiệm vụ của người điều dưỡng
- Ghi vào hồ sơ ngày giờ bệnh nhân vào viện.
- Báo cáo với điều dưỡng trưởng và bác sĩ: sau khi hoàn thành các thủ tục tiếp nhận bệnh nhân vào khoa và các dấu hiệu bất thường của bệnh nhân (nếu có).
- Trợ giúp bác sĩ khám bệnh và làm các xét nghiệm cần thiết.
- Thực hiện tốt các y lệnh điều trị.
2 CHUYỂN VIỆN
Bệnh nhân trong thời gian nằm điều trị tại bệnh viện do tính chất và quá trình diễn biến của bệnh tật có thể được chuyển viện. Khi bác sĩ ra quyết định, bệnh nhân có thể được chuyển từ phòng này sang phòng khác, khoa này sang khoa khác, hoặc bệnh viện này sang bệnh viện khác. Do bệnh nhân
có thể lo lắng khi bác sĩ yêu cầu chuyển viện, nên nhiệm vụ của điều dưỡng viên là phải giải thích cho bệnh nhân hiểu được sự di chuyển này sẽ giúp cho bệnh nhân nhận được sự chăm sóc và điều trị
Trang 39- Khi chuyển viện, điều dưỡng viên phải đi cùng với bệnh nhân và chuẩn bị phương tiện xử trí khi đi đường (hộp thuốc cấp cứu, ).
- Khi đến nơi, điều dưỡng viên phải bàn giao đầy đủ giấy tờ và phản ánh những đặc điểm tư tưởng và sinh hoạt của bệnh nhân để cơ sở điều trị mới tiếp tục quản lý. Đưa bệnh nhân đến phòng, khoa, ký nhận bàn giao xong mới trở về.
2.2 Quy trình chuyển bệnh nhân
- Giúp bệnh nhân thu dọn tư trang cá nhân để di chuyển.
- Chuyển bệnh nhân đến khoa mới, bệnh viện mới cùng với tư trang cá nhân bằng phương pháp vận chuyển an toàn và thích hợp (dìu, cáng, xe đẩy, ôtô, ).
3.1 Thủ tục cần thiết của việc ra viện
- Phải tập trung đầy đủ hồ sơ bệnh án tại khoa để làm thủ tục ra viện.
- Trường hợp đặc biệt có thể chuyển hồ sơ bệnh nhân lên phòng kế hoạch tổng hợp để làm thủ tục ra viện.
- Báo cho gia đình hoặc cơ quan bệnh nhân biết để đón bệnh nhân và thanh toán viện phí.
- Dặn dò bệnh nhân về những điều cần lưu ý về điều trị phòng bệnh để duy trì kết quả điều trị. Nếu bệnh nhân có khám lại theo định kỳ thì phải báo cáo rõ ngày, giờ đến khám lại, giải quyết các thắc mắc của bệnh nhân (nếu có).
- Giải thích cho bệnh nhân biết rõ kết quả điều trị, cách điều trị tiếp theo tại nhà, hướng dẫn cách
ăn uống nâng cao thể trạng, chuẩn bị giấy tờ, báo cho gia đình biết trước để đón, thông báo cho bệnh nhân và thân nhân biết về tình trạng ra viện, ngày giờ ra viện và thủ tục hành chính.
- Các phương tiện vận chuyển thích hợp.
3.2 Kỹ thuật tiến hành
- Giúp bệnh nhân thu dọn tư trang cá nhân và trả lại đồ dùng cho khoa.
- Thanh toán viện phí.
Trang 40- Kiểm tra xem bệnh nhân đã nhận được giấy ra viện, y lệnh của bác sĩ để thực hiện tại nhà, giấy hẹn của bác sĩ hay khoa, phòng.
1 ĐẠI CƯƠNG
Các kỹ thuật ngăn ngừa hay kiểm soát sự lan truyền của vi sinh vật giúp bảo vệ bệnh nhân và các nhân viên y tế khỏi bệnh. Bệnh nhân trong tất cả các đơn vị chăm sóc y tế đều có nguy cơ bị nhiễm trùng mắc phải vì sức đề kháng với các vi sinh vật gây nhiễm trùng thấp, tăng sự phơi nhiễm với nhiều loại vi sinh vật gây bệnh và các thủ thuật xâm nhập. Biết được các kỹ thuật ngăn ngừa và kiểm soát nhiễm trùng, điều dưỡng có thể tránh sự lan truyền vi sinh vật sang bệnh nhân.
Các nhân viên y tế có thể tự bảo vệ khỏi các bệnh lây trong cộng đồng, hoặc tránh sự tiếp xúc với các nguồn nhiễm trùng nhờ vào sự hiểu biết về quy trình nhiễm trùng và các hàng rào bảo vệ thích hợp.
MỤC TIÊU
1 Trình bày được bản chất của nhiễm khuẩn
2 Thực hiện được quy trình điều dưỡng trong quá trình kiểm soát nhiễm khuẩn