+ Do thói quen vệ sinh cá nhân: cũng như đối với các nhóm tuổi khác, những thói quen vệ sinh cánhân không tốt có thể trở thành những yếu tố nguy cơ gây bệnh như: dùng chung dụng cụ đựng
Trang 1BỘ Y TẾ
ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN 2
(DÙNG CHO ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG)
Mã số: Đ.34.Z.02
Chỉ đạo biên soạn :
VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
Chủ biên :
PGS TS HOÀNG NGỌC CHƯƠNG BSCKII TRẦN ĐỨC THÁI
Trang 2Những người biên soạn :
TS LÊ VĂN AN ThS HỒ DUY BÍNH
BS LÊ THỊ LỤC HÀ ThS TRẦN ĐÌNH HẬU ThS NGUYỄN THỊ KIM HOA ThS VÕ THỊ DIỆU HIỀN
TS HOÀNG VĂN NGOẠN ThS PHAN THỊ TỐ NHƯ
BS DƯƠNG THỊ NGỌC LAN
BS NGUYỄN THỊ ANH PHƯƠNG BSCKII TRẦN ĐỨC THÁI
BS ĐÀO NGUYỄN DIỆU TRANG
Tham gia tổ chức bản thảo :
ThS PHÍ VĂN THÂM ThS LÊ THỊ BÌNH
Lời giới thiệu
Thực hiện một số điều của Luật Giáo dục, Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Y tế đã ban hành chương
trình khung đào tạo Cử nhân điều dưỡng Bộ Y tế tổ chức biên soạn tài liệu dạy - học các môn cơ sở và
chuyên môn theo chương trình trên nhằm từng bước xây dựng bộ sách đạt chuẩn chuyên môn trong công tác đào tạo nhân lực y tế
Sách ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN 2 được biên soạn dựa trên chương trình giáo dục của Trường Đại
Bản quyền thuộc Bộ Y tế (Vụ Khoa học và Đào tạo)
Trang 3học Y Dược Huế trên cơ sở chương trình khung đã được phê duyệt Sách được các tác giả: TS Lê Văn An, ThS Hồ Duy Bính, BS Lê Thị Lục Hà, ThS Trần Đình Hậu, ThS Nguyễn Thị Kim Hoa, ThS
Võ Thị Diệu Hiền, TS Hoàng Văn Ngoạn, ThS Phan Thị Tố Như, BS Dương Thị Ngọc Lan, BS Nguyễn Thị Anh Phương, BSCKII Trần Đức Thái, BS Đào Nguyễn Diệu Trang biên soạn theo phương châm : Kiến thức cơ bản, hệ thống; nội dung chính xác, khoa học; cập nhật các tiến bộ khoa học, kỹ thuật hiện đại và thực tiễn ở Việt Nam
Sách ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN 2 đã được Hội đồng chuyên môn thẩm định sách và tài liệu dạy
-học chuyên ngành Điều dưỡng của Bộ Y tế thẩm định vào năm 2007 Bộ Y tế quyết định ban hành là tài liệu dạy - học đạt chuẩn chuyên môn của ngành trong giai đoạn hiện nay Trong thời gian từ 3 đến 5 năm, sách phải được chỉnh lý, bổ sung và cập nhật
Bộ Y tế xin chân thành cảm ơn các tác giả TS Lê Văn An, ThS Hồ Duy Bính, BS Lê Thị Lục Hà, ThS Trần Đình Hậu, ThS Nguyễn Thị Kim Hoa, ThS Võ Thị Diệu Hiền, TS Hoàng Văn Ngoạn, ThS Phan Thị Tố Như, BS Dương Thị Ngọc Lan, BS Nguyễn Thị Anh Phương, BSCKII Trần Đức Thái, BS Đào Nguyễn Diệu Trang và Hội đồng chuyên môn thẩm định đã giúp hoàn thành cuốn sách; Cảm ơn ThS Lê Thị Bình, ThS Nguyễn Mạnh Dũng đã đọc và phản biện, để cuốn sách sớm hoàn thành kịp thời phục vụ cho công tác đào tạo nhân lực y tế
Lần đầu xuất bản, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, các bạn sinh viên
và các độc giả để lần xuất bản sau được hoàn thiện hơn
VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO - BỘ Y TẾ
Bài 1 CHĂM SÓC CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA CƠ THỂ
1 ĐẠI CƯƠNG
Cơ thể con người có những đặc điểm riêng về giải phẫu và sinh lý Từ lúc thụ thai đến tuổi trưởngthành và già đi, con người phải trải qua hai hiện tượng Trước hết là sự tăng trưởng về lượng tức là sự tăng trưởng tế bào ở các mô, dẫn đến sự trưởng thành Hiện tượng thứ hai là sự thay đổi về chất (phát triển) là sự thay đổi về cấu trúc của một số bộ phận, dẫn đến thay đổi về chức năng tế bào
Quá trình tăng trưởng và phát triển của con người có tính chất toàn diện về thể chất, tinh thần và vậnđộng Mỗi giai đoạn lớn lên và phát triển của con người có những đặc điểm riêng về sinh lý và bệnh lý Nhưng giữa các giai đoạn không có ranh giới rõ ràng, giai đoạn trước chuẩn bị cho giai đoạn sau, bao
MỤC TIÊU
1 Trình bày được đặc điểm sinh lý và bệnh lý của từng giai đoạn phát triển của cơ thể
2 Trình bày được kế hoạch chăm sóc điều dưỡng theo từng giai đoạn phát triển của cơ thể
Trang 4gồm:
- Thời kỳ bào thai
- Thời kỳ sơ sinh
- Thời kỳ bú mẹ
- Thời kỳ răng sữa
- Thời kỳ thiếu niên
- Thời kỳ dậy thì
- Thời kỳ thanh niên
- Thời kỳ trung niên
- Thời kỳ tuổi già
2 CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ THỂ VÀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC
2.1 Thời kỳ phát triển trong tử cung (hay thời kỳ bào thai)
Từ lúc thụ thai cho đến khi trẻ chào đời Sự phát triển bình thường trong khoảng 38 tuần đến 42tuần, tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối
2.1.2 Đặc điểm bệnh lý
- Bệnh lý có thể gặp trong thời kỳ này là sự rối loạn hình
thành và phát triển thai nhi
- Tất cả những yếu tố như hoàn cảnh sinh hoạt vật chất và
tinh thần, tình trạng bệnh tật, điều kiện lao động của bà mẹ đều
ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi như: sinh non,
sẩy thai, suy dinh dưỡng bào thai, thai chết lưu, quái thai, dị tật
bẩm sinh (Down, sứt môi, hở hàm ếch ) (hình 1.1)
2.1.3 Chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh
Chủ yếu cho thai phụ
- Bảo đảm chế độ lao động hợp lý, sinh hoạt điều độ, tinh
thần thoải mái
Trang 5- Bảo vệ và đề phòng các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm vi rút trong 3 tháng đầu của thai kỳ
- Thận trọng khi dùng thuốc, tránh tiếp xúc với các yếu tố độc hại
- Khám thai định kỳ, ít nhất 3 lần trong suốt thời kỳ thai nghén
- Tiêm chủng đầy đủ để phòng các bệnh uốn ván, viêm gan
2.2 Thời kỳ sơ sinh
Được tính từ lúc sinh cho đến hết 4 tuần tuổi (hình 1.2)
Hình 1.2 Trẻ sơ sinh 2.2.1 Đặc điểm sinh lý
- Trẻ bắt đầu thích nghi với môi trường sống ngoài tử cung, bắt đầu thở bằng phổi Vòng tuần hoànchính thức hoạt động thay cho tuần hoàn nhau thai
- Thay huyết sắc tố bào thai thành HbA1, giảm số lượng hồng cầu
- Bộ máy tiêu hóa hoạt động, trẻ bú, nuốt và tiêu hóa được sữa mẹ
- Hệ thần kinh phát triển chưa hoàn chỉnh nên trẻ ngủ hầu như suốt ngày
- Sụt cân sinh lý, bong da, rụng rốn và có thể có vàng da
- Ngay sau sinh trẻ không thích uống chất đắng, ngược lại thích chất ngọt Trẻ có thể ngửi mùi sữa
mẹ, nên nhận được mẹ và tìm vú mẹ để bú
2.2.2 Đặc điểm bệnh lý
- Các bệnh lý trước sinh: rối loạn sự hình thành và phát triển thai nhi như quái thai, teo ruột, hậumôn không thủng, tim bẩm sinh
- Khẩu phần ăn hằng ngày cần đầy đủ năng lượng, đạm, mỡ,
đường, vitamin, và muối khoáng
Hình 1.1 Trẻ bị sứt môi, hở hàm ếch
Trang 6- Các bệnh lý do sinh: sang chấn sản khoa, ngạt
- Các bệnh mắc phải sau sinh: cơ thể non yếu nên trẻ dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn da, đường hôhấp, đường tiêu hóa Diễn tiến của bệnh thường nặng và dễ đưa đến nhiễm khuẩn huyết, do đó tỷ lệ tử vong cao
- Trẻ có thể bị xuất huyết não - màng não, vàng da tăng bilirubin tự do
2.2.3 Chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh
- Cho trẻ bú sữa mẹ ngay sau khi sinh
- Đảm bảo vệ sinh trong khu vực trẻ nằm như tã lót, môi trường thoáng mát, không nên ủ than vàđóng kín các cửa
- Giữ vệ sinh da, chú ý sau mỗi lần trẻ đi đại tiện hoặc tiểu tiện
- Giữ ấm khi trời lạnh
- Tiêm chủng theo lịch
- Tuyệt đối tránh các phương pháp chữa bệnh dân gian như chích, lễ
- Mẹ phải rửa tay và vệ sinh vú trước khi cho trẻ bú
- Mẹ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, muối khoáng
2.3 Thời kỳ bú mẹ
Tiếp theo sau thời kỳ sơ sinh cho đến hết 12 tháng
2.3.1 Đặc điểm sinh lý
- Trong thời kỳ này cơ thể trẻ lớn rất nhanh Thông thường sau 1 năm trẻ cân nặng gấp 3 lần lúc sinh
và chiều cao tăng gấp rưỡi, nên nhu cầu dinh dưỡng cao, nhu cầu năng lượng gấp 3 so với người lớn, ước tính trung bình 120 - 130 kcalo/kg/ngày
- Công thức tính cân nặng gần đúng của trẻ (1 tuổi):
với N < 6 tháng (Tuổi của trẻ tính bằng tháng)
với N > 6 tháng (Tuổi của trẻ tính bằng tháng)
- Chiều cao quý I mỗi tháng tăng thêm 3,5cm Quý II mỗi tháng tăng thêm 2cm Quý III mỗi thángtăng thêm 1,5cm Quý IV mỗi tháng tăng thêm 1cm Như vậy, đến 1 tuổi chiều cao của trẻ tăng thêm được 24cm, trẻ cao khoảng 75cm
- Song song với sự tăng trưởng về thể chất, sự phát triển về tinh thần - vận động cũng nhanh Ở tuổi
sơ sinh trẻ có một số phản xạ bẩm sinh, sau đó trẻ biết hóng chuyện, mỉm cười Thời gian thức và chơi tăng dần Trẻ có thể đón lấy những vật do người lớn đưa Lăn từ ngửa sang nghiêng (tháng thứ 3) Dần dần trẻ phát âm một vài phụ âm, biết lạ quen, có cảm xúc vui mừng, sợ hãi Những tháng tiếp theo trẻ biết vẫy tay chào, nói được "ma ma, ba ba", bắt đầu tập đi Tháng 12, trẻ có thể đi được vài bước (hình
Trang 71.3)
a)
b)
Hình 1.3 Các đặc điểm phát triển sinh lý ở tuổi bú mẹ
a) Phát triển ngồi; b) Phát triển bò, đứng.
- Tuy vậy chức năng các bộ phận còn yếu, nhất là chức năng tiêu hóa, cho nên sữa mẹ là thức ăn tốtnhất và phù hợp nhất cho trẻ trong giai đoạn này Tình trạng miễn dịch thụ động giảm nhanh, trong khi
đó khả năng tạo globulin miễn dịch còn yếu
2.3.2 Đặc điểm bệnh lý
- Do mâu thuẫn giữa nhu cầu dinh dưỡng cao, nhưng chức năng bộ máy tiêu hóa còn yếu nên trẻ dễ
bị rối loạn tiêu hóa, ỉa chảy, suy dinh dưỡng
- Hệ xương phát triển nhanh, nếu không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thì trẻ dễ bị thiếuVitamin D và hậu quả sẽ bị còi xương
- Trẻ dưới 6 tháng thường được bảo vệ bởi kháng thể của mẹ như IgG truyền sang cho con qua nhau
Trang 8thai và IgA qua sữa nên trẻ ít bị mắc các bệnh truyền nhiễm Sau 6 tháng, miễn dịch đó giảm dầntrong khi miễn dịch của trẻ còn yếu nên dễ bị mắc các bệnh trong diện tiêm chủng mở rộng, viêm phổi
và viêm màng não mủ
2.3.3 Chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh
- Phải đảm bảo sữa mẹ đầy đủ cho trẻ
- Thực hiện chế độ ăn bổ sung đúng phương pháp để phòng ngừa suy dinh dưỡng, còi xương vàthiếu máu
- Áp dụng loại thức ăn bổ sung theo mô hình ô vuông thức ăn: Sữa mẹ là trung tâm; Nhóm thức ăn
cơ bản gồm ngũ cốc và khoai; Nhóm thức ăn cung cấp prôtêin như thịt, cá, trứng, tôm, đậu; Nhóm cung cấp vitamin, muối khoáng gồm rau và hoa quả; Nhóm cung cấp năng lượng như dầu, mỡ, bơ, đường
- Tiêm chủng đầy đủ theo lịch
- Ngoài vệ sinh thân thể cần chú ý giúp trẻ phát triển về mặt tinh thần vận động
2.4 Thời kỳ răng sữa
Thời kỳ này bắt đầu từ 1 tuổi đến hết 6 tuổi Có thể chia thời kỳ này làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn nhà trẻ: 1 - 3 tuổi
- Giai đoạn mẫu giáo: 4 - 6 tuổi
2.4.1 Đặc điểm sinh lý
Chức năng các bộ phận hoàn thiện dần
- Tốc độ tăng trưởng chậm hơn
- Chức năng vận động phát triển nhanh, hệ cơ phát triển Từ khi biết đi, trẻ dần dần biết chạy nhảy,leo trèo, làm được những việc đơn giản tự phục vụ mình như đi giày, rửa tay, rửa mặt Trẻ có khả năng phối hợp các động tác khéo léo hơn
- Trẻ thích tiếp xúc với bạn bè, người lớn; thích tìm hiểu môi trường
xung quanh
- Trí tuệ phát triển nhanh đặc biệt là ngôn ngữ
- Công thức tính cân nặng gần đúng của trẻ trên 1 tuổi:
N: Số tuổi của trẻ
- Công thức tính chiều cao gần đúng của trẻ trên 1 tuổi:
N: Số tuổi của trẻ
2.4.2 Đặc điểm bệnh lý
Trang 9- Tiêm chủng đúng lịch quy định
- Không để những đồ dùng bén nhọn, dược phẩm, ổ cắm điện và các vật dụng nguy hiểm khác vừatầm tay của trẻ
- Cho trẻ tham gia sinh hoạt tập thể
* Lứa tuổi mẫu giáo:
- Có chế độ dinh dưỡng hằng ngày phù hợp với sự phát triển của trẻ
- Tiêm chủng nhắc lại theo lịch quy định
- Cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời
- Giáo dục cho trẻ tinh thần lễ phép trong gia đình và ngoài xã hội
- Tránh không cho trẻ tiếp xúc hay chứng kiến những hành vi thiếu đạo đức hay không lành mạnh ởmôi trường xung quanh
2.5 Thời kỳ thiếu niên
- Răng vĩnh viễn thay thế dần cho răng sữa
- Các đặc điểm giới tính phát triển
2.5.2 Đặc điểm bệnh lý
- Do tiếp xúc rộng rãi nên trẻ dễ mắc một số bệnh truyền
nhiễm như cảm cúm, sởi, bạch hầu, ho gà, bại liệt, lao nếu
không tiêm chủng đầy đủ Bên cạnh đó, trẻ cũng dễ bị các tai
nạn như ngộ độc, bỏng, điện giật, chấn thương (hình 1.4)
- Trẻ cũng dễ mắc các bệnh dị ứng như hen, mẩn ngứa,
viêm cầu thận cấp
2.4.3 Chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh
* Lứa tuổi nhà trẻ:
- Phải vệ sinh thân thể hằng ngày, rửa tay trước khi ăn
- Hướng dẫn cho trẻ đi tiêu, đi tiểu đúng chỗ
- Giáo dục cho trẻ dần dần có ý thức vệ sinh cá nhân và
giữ vệ sinh môi trường chung quanh
- Sớm cách ly với những trẻ bị bệnh phân biệt được các vật dụng nguy hiểmHình 1.4 Trẻ dễ bị điện giật do chưa
Trang 10- Bệnh lý ở thời kỳ này gần giống như người lớn Do tiếp xúc nhiều với cộng đồng nên trẻ dễ mắccác bệnh nhiễm trùng nhưng thường là nhẹ
- Trẻ dễ bị mắc bệnh thấp tim, đây là bệnh rất nguy hiểm ở lứa tuổi này
- Trẻ dễ bị viêm amydales
- Hệ thống xương đang phát triển, các dây chằng cột sống chưa ổn định vững chắc do đó trẻ dễ mắccác bệnh về tư thế như gù, vẹo cột sống; ngoài ra trẻ cũng dễ bị cận thị và một số tật về mắt
2.5.3 Chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh
- Luôn luôn chú ý các trường hợp viêm khớp nhằm phát hiện sớm bệnh thấp tim để dự phòng vàđiều trị một cách tích cực
- Nếu bị thấp tim thì phải thực hiện đúng theo chương trình phòng thấp
- Chú ý, có tư thế ngồi học thích hợp và ánh sáng đầy đủ tại bàn học cũng như trong lớp học
2.6 Thời kỳ dậy thì
Giới hạn tuổi ở thời kỳ này có thay đổi tùy theo giới, môi trường sống, nguồn gốc về sắc tộc và hoàncảnh kinh tế xã hội Vì vậy, người ta chia ra như sau:
- Trẻ gái bắt đầu dậy thì lúc 13 - 14 tuổi và kết thúc lúc 17 - 18 tuổi
- Trẻ trai bắt đầu dậy thì lúc 15 - 16 tuổi và kết thúc lúc 19 - 20 tuổi
Trẻ em thành phố thường dậy thì sớm hơn trẻ em nông thôn Trẻ em được nuôi dưỡng đầy đủ dậy thìsớm hơn trẻ có hoàn cảnh kinh tế khó khăn
2.6.1 Đặc điểm sinh lý
- Trẻ lớn nhanh và biến đổi nhiều về tâm - sinh lý
- Hoạt động tuyến nội tiết và sinh dục chiếm ưu thế
- Chức năng sinh dục đã trưởng thành
- Những bệnh khác tương tự như người lớn
2.6.3 Chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh
- Phải giáo dục cho trẻ biết yêu thích và tập luyện thể dục thể thao như bóng đá, bóng chuyền, bơilội, cờ tướng, cờ vua, thể dục dụng cụ
- Giáo dục cho trẻ tham gia hoạt động đoàn thể và công ích xã hội
Trang 11- Giáo dục sự trong sáng và lành mạnh trong quan hệ nam, nữ
- Đặc biệt chú trọng giáo dục các bệnh nguy hiểm do quan hệ tình dục, do nghiện hút ma túy gâynên
2.7 Thời kỳ thanh niên
Được tính từ 20 - 39 tuổi
2.7.1 Đặc điểm sinh lý
- Giai đoạn thanh niên là giai đoạn hoàn tất việc tăng trưởng về mặt sinh lý ở tuổi 20, ngoại trừ phụ
nữ mang thai và cho con bú
- Phát triển và hoàn thiện về mặt tư duy và ngôn ngữ, về các hành vi tâm lý và xã hội
- Tình dục: sự phát triển đầy đủ về mặt sinh lý cơ thể giúp thanh niên có một đời sống tình dục hoànchỉnh cả về tâm lý và thể chất
2.7.2 Đặc điểm bệnh lý
- Ít gặp các bệnh lý nghiêm trọng như ở những người lớn tuổi Tuy nhiên lứa tuổi này thường cókhuynh hướng bỏ qua các triệu chứng thực thể và thường trì hoãn việc điều trị
- Các nguy cơ về sức khoẻ ở lứa tuổi này bao gồm:
+ Do tiền sử gia đình: có thể đặt thanh niên vào mối nguy cơ phát triển bệnh lý vào thời kỳ trungniên hay tuổi già Một thanh niên có bố và ông bị nhồi máu cơ tim thì bản thân thanh niên đó đến thời kỳ trung niên hoặc tuổi già cũng có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim Sự hiện diện của một bệnh lý mạn tính nào
đó trong gia đình cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh của các thành viên trong gia đình
+ Do thói quen vệ sinh cá nhân: cũng như đối với các nhóm tuổi khác, những thói quen vệ sinh cánhân không tốt có thể trở thành những yếu tố nguy cơ gây bệnh như: dùng chung dụng cụ đựng thức ăn với những người bị bệnh truyền nhiễm; vệ sinh răng miệng kém làm tăng nguy cơ bệnh răng miệng, đặc biệt là sâu răng và viêm nha chu
+ Tử vong và chấn thương do bạo lực: bạo lực là nguy cơ tử vong cao nhất trong mô hình bệnh tậtcủa tuổi thanh niên Tử vong có thể xảy ra do hành hung, tai nạn giao thông và tự tử Đói nghèo, bố mẹ
ly hôn, lạm dụng tình dục và bỏ rơi trẻ em, bạo hành gia đình lặp đi lặp lại là những nguy cơ làm gia tăng tình trạng bạo lực dẫn đến hậu quả là chấn thương và tử vong
+ Lạm dụng chất gây nghiện: các chất bị lạm dụng có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến tỷ lệ tửvong và mô hình bệnh tật ở lứa tuổi thanh niên Thanh niên say rượu là nguyên nhân dẫn đến các tai nạn giao thông nghiêm trọng dẫn đến tử vong hoặc thương tật vĩnh viễn cho bản thân hay cho người khác Chất gây nghiện hay chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ lây truyền các bệnh qua đường máu, bệnh lý thần kinh
- Quan hệ tình dục sớm và bừa bãi ở lứa tuổi này là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các bệnh lâytruyền qua đường tình dục như giang mai, chlamydia, lậu, herpes sinh dục, HIV/AIDS cũng như có tình trạng có thai ngoài ý muốn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống, đặc biệt là cho nữ thanh niên
- Các yếu tố môi trường và nghề nghiệp: các yếu tố nguy cơ từ môi trường hay nghề nghiệp có thểgây ra một số bệnh như bệnh phổi và ung thư Các bệnh phổi như bệnh bụi phổi do silic, bệnh khí phế
Trang 12thủng do hít phải khói bụi Các bệnh ung thư gây ra do các yếu tố nghề nghiệp liên quan đến các cơquan như phổi, gan, não, máu hoặc da
2.7.3 Chăm sóc điều dưỡng
Nhìn chung, thời kỳ thanh niên là khoảng thời gian có sức khoẻ tinh thần và thể chất tốt nhất Vai tròchính của người điều dưỡng trong việc tăng cường sức khoẻ cho lứa tuổi này là xác định các nguy cơ bệnh lý và hỗ trợ, cung cấp các giáo dục, tư vấn cần thiết để hạn chế và thay đổi các hành vi không có lợi cho sức khoẻ
Các nguy cơ sức khoẻ tiềm ẩn ở tuổi thanh niên chủ yếu liên quan đến lối sống Các chăm sóc cấpthời đối với lứa tuổi này thường liên quan đến tai nạn, lạm dụng thuốc kích thích và chất gây nghiện, các bệnh lý do căng thẳng tâm lý, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm dạ dày Sự bó buộc và phụ thuộc vào các chế
độ điều trị cũng là một yếu tố có thể gây sang chấn tâm lý (stress) cho những người trẻ tuổi Người điều dưỡng cần phải nhận định một cách tỉ mỉ và toàn diện về hành vi sức khoẻ, tiền sử bị lạm dụng và hậu quả, trình độ học vấn, nghề nghiệp, các hệ thống hỗ trợ và phúc lợi xã hội, phát hiện các yếu tố nguy cơ bạo lực và luôn phải xem xét trên bình diện từng cá thể Cần phải lưu ý đến các yếu tố về đạo đức, giới
và giai cấp có ảnh hưởng xã hội và tâm lý lên đời sống của thanh niên
Các bệnh lý mạn tính ít xảy ra ở những người trẻ tuổi nhưng không phải là không thể xảy ra Tănghuyết áp, bệnh mạch vành hoặc đái đường có thể khởi phát khi bệnh nhân còn trẻ mà bệnh nhân không phát hiện được cho đến lúc lớn tuổi Các bệnh lý này có thể ảnh hưởng đến sự hoàn thành các quá trình phát triển quan trọng ở thời kỳ trưởng thành và có thể gây tàn phế cho bệnh nhân Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về mục tiêu sống cá nhân, gia đình và nghề nghiệp Can thiệp điều dưỡng là phải giúp bệnh nhân đối mặt với thực trạng của bệnh tật, tư vấn cho bệnh nhân các nghề nghiệp, hành vi phù hợp với sức khoẻ hiện tại
- Cần giáo dục sức khoẻ cho lứa tuổi thanh niên về:
+ Tác hại của việc lạm dụng các chất kích thích và gây nghiện, các biện pháp cai nghiện
+ Tầm quan trọng của thể thao đối với sức khoẻ Hướng dẫn và tư vấn cho bệnh nhân những mônthể thao hay các bài tập thể dục phù hợp
+ Kiến thức về sức khoẻ sinh sản, các biện pháp thực hiện an toàn tình dục
+ Các biện pháp phòng chống stress trong công việc, gia đình và cuộc sống
+ Nhận thức được tầm quan trọng của các kỹ thuật và cách kết hợp các test sàng lọc thường quy, cáchoạt động tự kiểm tra vào hoạt động hằng ngày
2.8 Thời kỳ trung niên
Thường được bắt đầu tính từ sau 40 tuổi
2.8.1 Đặc điểm sinh lý
Các thay đổi chính về sinh lý xảy ra ở lứa tuổi 40 - 60 Thay đổi bề ngoài có thể dễ nhìn thấy nhất làtóc bạc dần, da có nếp nhăn và tăng vòng eo Thính lực và thị lực bắt đầu giảm Chức năng nhận thức của người ở tuổi trung niên hiếm khi thay đổi trừ khi bị bệnh hay chấn thương Ở lứa tuổi này vẫn có thể học các kỹ năng và thông tin mới
Thay đổi lớn nhất trong thời kỳ này là mãn kinh ở phụ nữ và suy giảm khả năng tình dục ở nam Kinh nguyệt và quá trình rụng trứng theo chu kỳ ở phụ nữ có từ thời kỳ thanh niên đến trung niên
Trang 13Mãn kinh là sự phá vỡ chu kỳ này, thường do hệ thống hormone thần kinh mất khả năng hoạt động
để duy trì các ảnh hưởng có tính giai đoạn của nó lên hệ nội tiết Buồng trứng không còn khả năng sản xuất oestrogen, progesteron, và nồng độ các chất này trong máu giảm đáng kể
Mãn kinh thường xuất hiện vào tuổi 45 - 60 Khoảng 10% phụ nữ không có các triệu chứng mãnkinh nào khác ngoài việc ngừng kinh nguyệt; 70 - 80% ý thức được có sự thay đổi nhưng không ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ; khoảng 10% có những thay đổi khá nghiêm trọng gây trở ngại đến hoạt động hằng ngày
Suy giảm khả năng tình dục xảy ra ở nam giới trong độ tuổi cuối 40 đến 50 tuổi Nguyên nhân là dogiảm nồng độ androgen Trong giai đoạn này và thời gian sau đó, nam giới vẫn có khả năng sản xuất tinh trùng và làm bố Tuy nhiên, sự cương cứng của dương vật giảm, xuất tinh không thường xuyên, ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt tình dục
Tình dục và các mối quan hệ tình dục có sự thay đổi trong giai đoạn trung niên Đối với một sốngười, việc chỉ có một bạn tình dẫn đến tăng thỏa mãn về tình dục Đối với một số người khác, các mối quan hệ với bạn tình mới được tạo lập Ảnh hưởng về vấn đề tình dục ở lứa tuổi này còn chịu ảnh hưởng của các thay đổi về sinh lý của cơ thể
Thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ và thời kỳ suy giảm chức năng tình dục ở đàn ông có nhiều ảnh hưởngđến sức khoẻ tình dục của cả hai giới Ngoài ra những căng thẳng trong công việc, hạn chế về sức khoẻ của một trong hai người, việc dùng thuốc như hạ huyết áp có những tác dụng phụ ảnh hưởng đến mong muốn và chức năng tình dục
2.8.2 Đặc điểm bệnh lý
- Các bệnh lý cấp tính và các điều kiện mắc phải ở tuổi trung niên cũng tương tự như ở tuổi thanhniên Chấn thương và các bệnh lý cấp tính ở tuổi trung niên cần thời gian hồi phục dài hơn bởi sự chậm lại của các quá trình hồi phục Cũng như vậy, các bệnh lý cấp tính và chấn thương trong thời kỳ trung niên có thể trở thành các bệnh lý mạn tính Do lứa tuổi trung niên này thuộc thế hệ ở giữa (sandwich generation) các mức độ stress có thể tăng lên khi họ cố gắng cân bằng giữa trách nhiệm về công việc, cuộc sống gia đình, chăm sóc con cái, chăm sóc bố mẹ già; hoặc trong giai đoạn hồi phục sức khoẻ sau các chấn thương hoặc bệnh lý cấp tính
- Các bệnh lý mạn tính như đái đường, tăng huyết áp, thấp khớp, các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,hoặc bệnh xơ cứng lan toả có thể ảnh hưởng đến vai trò và trách nhiệm của người ở tuổi trung niên Căng thẳng trong quan hệ gia đình, thay đổi trong hoạt động của gia đình, sự gia tăng các nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ, tăng stress về mặt tài chính, nhu cầu về thay đổi nhà ở cho phù hợp, cô lập xã hội, các mối quan tâm về y tế và sự đau buồn có thể có do các bệnh mạn tính Các mức độ tàn phế và nhận thức của bệnh nhân về bệnh tật và tàn phế quyết định phạm vi ảnh hưởng đến cuộc sống
- Các thay đổi về tâm lý hay các stress liên quan đến việc thay đổi chỗ làm ngoài ý muốn, thay đổitình trạng hôn nhân (ly hôn, tái hôn, sống độc thân ), các thay đổi trong gia đình như con cái ra ở riêng
là những stress tâm lý cần phải thích ứng
- Trầm cảm: mặc dù tuổi thường mắc trầm cảm là 25 - 44 tuổi nhưng bệnh lý này cũng phổ biến ởtuổi trung niên, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới gấp đôi nam giới (Haber và cộng sự 1997) Các nguyên nhân gồm có: thất vọng hay mất mát trong công việc hoặc trong các mối quan hệ gia đình; hụt hẫng và trống vắng do con cái tách riêng, tiền sử gia đình Những bệnh nhân trầm cảm nhẹ có các triệu chứng như cảm thấy buồn, chán nản, thất vọng, suy sụp và đầy nước mắt Các triệu chứng khác có thể gặp là thay đổi về giấc ngủ như khó ngủ (insomnia) hoặc ngủ nhiều (hypersomnia), cáu gắt, mất cảm giác quan tâm đến môi trường xung quanh, giảm chú ý Các thay đổi về mặt sinh lý như giảm cân, tăng cân, đau đầu, hoặc cảm giác mệt không liên quan đến bệnh lý hay công việc có thể là những triệu chứng của bệnh trầm cảm
Trang 14Thay đổi trạng thái tinh thần và trầm cảm là những hiện tượng phổ biến trong thời kỳ mãn kinh Lạmdụng rượu và các chất gây nghiện khác có thể làm trầm cảm nặng thêm
2.8.3 Chăm sóc điều dưỡng
Người điều dưỡng phải nhận định các thay đổi chính trong cuộc sống có ảnh hưởng đến tình trạngsức khoẻ của bệnh nhân Các yếu tố tâm lý của cá nhân như khả năng đương đầu với bệnh tật và khó khăn, các nguồn hỗ trợ và phúc lợi xã hội Đi cùng với tình trạng sức khoẻ hiện tại của bệnh lý mạn tính
ở tuổi trung niên, người điều dưỡng phải nhận định được thông tin sức khoẻ cơ bản dựa trên cả bệnh nhân và gia đình họ Cần có sự kết hợp giữa phương pháp điều trị và chăm sóc, phục hồi chức năng, các dịch vụ xã hội và cộng đồng để đưa ra biện pháp tối ưu cho bệnh nhân
Trong quá trình đánh giá, người điều dưỡng thường phải thu thập được dữ liệu về các hành vi có lợihay bất lợi cho sức khoẻ từ bệnh nhân Các ví dụ về hành vi có lợi cho sức khoẻ như tập thể dục đều đặn, tôn trọng triệt để các thói quen tốt về ăn uống, tránh dùng quá mức các loại thức uống có cồn, tham gia các cuộc kiểm tra sàng lọc thường quy và các test chẩn đoán cho việc dự phòng và nâng cao sức khoẻ, các thay đổi về lối sống để làm giảm stress Trong bước lập kế hoạch, thực hiện và lượng giá kế hoạch, người điều dưỡng phải giúp cho bệnh nhân duy trì các thói quen có lợi cho sức khoẻ và cung cấp các thay đổi có lợi cho việc nâng cao sức khoẻ trong cuộc sống hằng ngày
Nhận định điều dưỡng về trầm cảm trung niên cần phải tập trung vào các dữ liệu liên quan đến tiền
sử cá nhân và gia đình về trầm cảm, thay đổi trạng thái tinh thần, nhận thức, hành vi và quan hệ xã hội,
cả về mặt sinh lý Cần thu thập thông tin của bản thân và cả gia đình bệnh nhân
Xây dựng các chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng dành cho lứa tuổi trung niên với mục tiêuchống lại bệnh tật, tăng cường sức khoẻ và phát hiện các bệnh lý ở giai đoạn sớm Người điều dưỡng cộng đồng cần tích cực và năng động trong việc thực hiện chương trình sàng lọc và giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng cũng như hỗ trợ để cộng đồng phát triển tính chủ động của chính mình Liên kết với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khác, các tổ chức trong cộng đồng và các doanh nghiệp là vai trò không thể thiếu của người điều dưỡng cộng đồng
Nâng cao sức khoẻ ở tuổi trung niên đòi hỏi phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung các hoạt độngthư giãn, tập thể dục thường xuyên, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp, giảm hoặc bỏ thuốc lá
và đồ uống có cồn, thường xuyên kiểm tra sức khoẻ Cần lưu ý đến môi trường xã hội và các mối quan
hệ giao tiếp như quan hệ với bố mẹ, con cái, đồng nghiệp
Các biện pháp nâng cao sức khoẻ:
- Kiến thức về stress và các biện pháp làm giảm stress
- Tạo các thói quen tốt cho sức khoẻ: tập thể dục, đánh răng mỗi ngày
- Giáo dục và tư vấn về sức khoẻ: hướng dẫn để cải thiện các thói quen không có lợi cho sức khoẻ.Người điều dưỡng càng hiểu biết sâu sắc về động lực của hành vi và thói quen thì các can thiệp về điều dưỡng sẽ càng giúp cho bệnh nhân đạt đến hoặc duy trì được các thói quen tốt, giúp nâng cao sức khoẻ
Để giúp bệnh nhân thiết lập, duy trì được các thói quen tốt, người điều dưỡng không những phải trởthành một giáo viên mà còn phải là một hướng dẫn viên Người điều dưỡng phải biết lắng nghe để tìm hiểu các mối quan tâm của bệnh nhân, những điều mà họ thích hoặc không thích, thảo luận các biện pháp can thiệp về sức khỏe và các kết quả có thể đạt được Cần phải ghi nhớ rằng, chỉ có bệnh nhân là người có khả năng thay đổi hành vi và kết hợp các thói quen mới hoặc các hành động mới vào trong cuộc sống hằng ngày
Ví dụ: Hướng dẫn cho bệnh nhân về các thói quen tập thể dục để tăng cường sức khoẻ
Trang 15- Mục tiêu: Bệnh nhân tập thể dục với hình thức đi bộ hằng tuần để giảm cân và tăng cường chứcnăng hô hấp tuần hoàn
- Các chiến lược giảng dạy:
+ Ôn lại cho bệnh nhân thời gian biểu hoạt động hằng ngày và xác định thời gian có thể tập thể dục + Thông báo cho bệnh nhân về hiệu quả của tập thể dục trong việc kiểm soát cân nặng và tăngcường chức năng tuần hoàn
+ Kiến tập cho bệnh nhân cách xác định nhịp tim chuẩn và cách đếm mạch chính xác
+ Cung cấp các bài tập khởi động, thư giãn và kiến tập cách thực hiện
+ Hướng dẫn cho bệnh nhân sử dụng các loại giày hỗ trợ đi bộ
- Lượng giá:
+ Để bệnh nhân ghi nhật ký hằng ngày về thời gian tập thể dục
+ Để bệnh nhân trình diễn lại cách đếm mạch
+ Để bệnh nhân trình diễn lại các bài tập khởi động và thư giãn
+ Xem xét chân bệnh nhân để xem có chỗ đau hoặc phồng rộp nào không?
+ Các trở ngại về vấn đề thay đổi hành vi?
+ Các trở ngại từ bên ngoài? (Định kiến xã hội về các hoạt động sức khoẻ, nguồn lực cộng đồng baogồm không gian xanh và môi trường an toàn, thiếu sự hỗ trợ của xã hội, thiếu các nguồn nguyên liệu) + Các trở ngại của bản thân: Mâu thuẫn về các vấn đề ưu tiên và mục tiêu, động lực, thiếu kiến thức
và kỹ năng, các mối quan tâm thuộc tâm lý học
- Nhiệt độ: giảm ở các đầu chi; giảm tiết mồ hôi
- Bề mặt: giảm tính đàn hồi, có nếp nhăn, lõm, gấp
- Mô mỡ: giảm ở các đầu chi, tăng ở bụng
- Lông, tóc: tóc mỏng, bạc; rụng lông ở nách và xương mu, các chi; rụng lông, râu ở mặt đàn ông; ởcằm và môi trên phụ nữ
- Móng: giảm tốc độ phát triển
2.9.1.2 Đầu và cổ
Trang 16- Mất lông mày ở phụ nữ, lông mày rậm ở đàn ông
- Mắt giảm thị lực, giảm nhạy cảm với bóng đêm, nhưng nhạy cảm với ánh sáng loá
- Tai giảm phân biệt âm sắc, hạn chế nhẹ phản xạ, giảm độ nhạy của nghe
- Mũi và các xoang: tăng lông mũi; giảm khứu giác
- Miệng và hầu họng: giảm vị giác, phì đại các nhú lưỡi
- Cổ: có thể có u nhỏ tuyến giáp, lệch nhẹ khí quản do phì đại cơ
- Phụ nữ: Giảm oestrogen, giảm kích thước tử cung, giảm tiết, tăng sinh niêm mạc âm đạo
- Đàn ông: Giảm testosteron, giảm số lượng tinh trùng, giảm kích thước tinh hoàn
Trang 172.9.2 Đặc điểm bệnh lý
Có rất nhiều yếu tố góp phần vào việc giảm sức khoẻ theo năm tháng của những người lớn tuổi vànhững yếu tố này cần được tính đến trong nhận định của điều dưỡng Hút thuốc lá là nguy cơ lớn nhất cho bệnh lý ở người lớn tuổi, tiếp theo là tăng huyết áp; Các nguy cơ khác bao gồm: uống rượu nhiều, ít hoạt động, tăng cholesterol máu, ăn không đủ chất rau và trái cây
Điều quan trọng là các yếu tố nguy cơ này không nhất thiết là nguyên nhân gây bệnh, nhưng chúng
có thể đặt một cá nhân vào nguy cơ có bệnh Các yếu tố nguy cơ thường cùng tồn tại, vì thế không có gì bất thường khi nhận định của điều dưỡng có liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ Tuy nhiên, ở mọi lứa tuổi có thể tăng cường sức khoẻ thông qua việc xử trí phù hợp các yếu tố nguy cơ cùng với sự phòng bệnh sớm
- Trọng lượng cơ thể: Những người thừa cân có nguy cơ tử vong và bệnh tật cao hơn nếu bị đáiđường týp 2, bệnh mạch vành, bệnh đường hô hấp, một số loại ung thư, bệnh lý bàng quang, loãng xương, và các tai biến thiếu máu Nhìn chung, tỷ lệ thừa cân ở người lớn tuổi cao hơn ở những người trẻ Giảm cân ở những người thừa cân làm giảm tỷ lệ và tính nghiêm trọng của bệnh tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái đường, loãng xương và một số loại ung thư khác
- Tăng cholesterol máu: là yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạch vành và một số các tai biến khác.Các axít béo no trong chế độ ăn là yếu tố chính của việc tăng cholesterol máu
- Tăng huyết áp: là nguyên nhân chính gây ra bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, suy tim, cácbệnh mạch máu ngoại biên, suy thận Tỷ lệ tăng huyết áp thường gặp ở những người lớn tuổi Theo nghiên cứu của Viện Sức khoẻ và Trợ cấp Xã hội Úc (2002), trên 75% những người trên 75 tuổi bị tăng huyết áp Nguy cơ này cao hơn đối với những người không chịu vận động cơ thể, thừa cân hoặc có chế
độ ăn mặn
- Giảm dung nạp glucose máu: thường gặp ở những người thừa cân, ít vận động cơ thể, phổ biến ởnhững người lớn tuổi Khi tuổi lớn, các tế bào tuỵ sản xuất insulin- hormone chuyển hoá glucose của cơ thể thành năng lượng trở nên giảm hiệu quả Một khi kèm theo với việc lười vận động sẽ đưa đến tăng tỷ
lệ đường máu (đái đường týp 2) ở những người lớn tuổi Giảm dung nạp glucose cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành
- Hút thuốc lá: Đây là nguy cơ lớn nhất cho các loại bệnh Hút thuốc lá tăng nguy cơ bị ung thư phổi,bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, thiếu máu cơ tim và các bệnh lý khác Các nhà khoa học đã chứng minh rằng việc bỏ thuốc đem lại lợi ích cho mọi lứa tuổi
- Tiêu thụ các chất có cồn: việc uống nhiều chất có cồn trong một thời gian dài liên quan đến cácbệnh gan, viêm tuỵ, đái đường, động kinh, và một số bệnh ung thư Sự dung nạp của cơ thể đối với các loại đồ uống có cồn giảm dần theo tuổi Tuy nhiên có bằng chứng cho thấy với lượng thấp hoặc trung bình, các loại đồ uống có cồn có thể giúp cho việc chống lại các bệnh tăng huyết áp, thiếu máu
- Ít hoặc không vận động cơ thể: là yếu tố nguy cơ độc lập của bệnh lý tim mạch và cũng có liênquan đến các yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, tăng cholesterol máu và thừa cân Việc tăng cường các hoạt động luyện tập cơ thể ở những người lớn tuổi có thể đem lại ích lợi cho việc tăng cường sức khoẻ về cơ xương khớp, sức khoẻ tinh thần Các hoạt động cơ thể còn giúp việc phòng và điều trị đái đường týp 2, đặc biệt là những người đã có nguy cơ
2.9.3 Chăm sóc điều dưỡng
Đánh giá về sức khoẻ và sự khoẻ mạnh là một quá trình phức tạp Các khuynh hướng về sinh lý vàtâm lý của tuổi tác có mối liên quan chặt chẽ với nhau Đối với những người lớn tuổi, giảm khả năng đối phó với những stress, đã trải qua nhiều mất mát và kèm theo các thay đổi sinh lý của tuổi tác có thể kết
Trang 18hợp tạo nên những nguy cơ cao về bệnh tật và suy giảm chức năng Mặc dù những phản ứng về mặtsinh lý và tâm lý có thể nghiêm trọng, người điều dưỡng không nên cho rằng tất cả những người lớn tuổi đều có dấu hiệu, triệu chứng hoặc hành vi chứng tỏ có sự hiện diện của bệnh tật và suy sụp Tuổi tác không phải lúc nào cũng dẫn đến bệnh tật và tàn phế, hơn thế nữa, tuổi tác làm giảm các dự trữ về mặt sinh lý của cơ thể Sức khoẻ tổng quát của người lớn tuổi là kết quả của:
- Phản ứng của các ảnh hưởng tuổi tác
Tuổi tác không phải là một bệnh Tuy nhiên, phản ứng giữa sự khoẻ mạnh theo tuổi tác và bệnh lý làrất phức tạp Chúng ta vẫn chưa hiểu hết những gì gọi là "bình thường" ở người lớn tuổi Nhiều chuyên gia tin rằng, nên xem xét và điều trị bệnh nhân trong độ tuổi này theo từng cá nhân để bù đắp cho sự thiếu hụt về các tiêu chuẩn định nghĩa chuẩn và các giá trị cho một khoảng tuổi quá rộng Sự khác biệt giữa bình thường và bệnh lý ở những người lớn tuổi là một thách thức trong công việc của các bác sĩ và người điều dưỡng Người điều dưỡng nên so sánh tình trạng sức khoẻ và chức năng của bệnh nhân trong quá khứ và hiện tại để quyết định kế hoạch chăm sóc sức khoẻ toàn thể
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lý có thể không có, bị thay đổi hoặc không điển hình ở nhữngngười lớn tuổi (Lueckenote, 1996) và có thể rất khác so với những dấu hiệu thường gặp ở các lứa tuổi khác (Whitehead và Finucane, 1995) Một người lớn tuổi bị viêm phổi có thể có nhịp chậm, khó thở chậm, và lú lẫn thay vì sốt và ho có đờm, là những triệu chứng vốn được xem là phổ biến Thay vì đau ngực ở phần dưới xương ức và toát mồ hôi, người lớn tuổi bị nhồi máu cơ tim có thể hoàn toàn không đau, hoặc chỉ khó chịu vùng thượng vị, kích thích, hạ huyết áp, lú lẫn Một người lớn tuổi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể có triệu chứng lú lẫn, chán ăn, dễ bị ngã và đái không tự chủ, thay vì sốt, bí tiểu thường xuyên hay cấp tính (Brown, 2002)
Đạt được nhận định toàn diện và sâu sắc về người lớn tuổi mất nhiều thời gian hơn so với nhữngngười trẻ tuổi bởi vì tuổi lớn hơn và bệnh sử phức tạp hơn Trong quá trình lập kế hoạch nên dành thêm thời gian cho phần lượng giá Trong suốt quá trình lượng giá, người điều dưỡng khi cần thiết phải dành thời gian nghỉ ngơi hoặc cần phải xây dựng quá trình lượng giá theo nhiều giai đoạn để đỡ tốn năng lượng và giới hạn việc chịu đựng của các bệnh nhân già, yếu
Các thay đổi về giác quan có thể ảnh hưởng đến việc thu thập số liệu Sử dụng kỹ năng giao tiếp cóthể bị ảnh hưởng bởi các suy giảm và hư hỏng về chức năng nghe, nhìn ở người lớn tuổi Ví dụ, nếu bệnh nhân lớn tuổi khó khăn trong khi nghe các câu hỏi của người điều dưỡng sẽ dẫn đến những câu trả lời không chính xác làm cho người điều dưỡng hiểu nhầm là bệnh nhân bị lú lẫn
Bảng 1.1 Các kỹ năng nhận định khi người lớn tuổi gặp các vấn đề về giác quan
Các thay đổi
về giác quan Các kỹ năng nhận định
Rối loạn thị lực Phải chọn vị trí trong tầm nhìn bao quát của bệnh nhân
Trang 19Các suy giảm về trí nhớ có thể ảnh hưởng đến tính chính xác và hoàn chỉnh của các thông tin thuđược Các thông tin do gia đình hoặc những người chăm sóc cung cấp rất cần thiết để bổ sung cho việc thu thập các thông tin về bệnh sử, tiền sử của bệnh nhân (tiền sử dị ứng, miễn dịch ) Cần phải bảo đảm
sự tế nhị và kín đáo khi phỏng vấn
Các can thiệp hỗ trợ sức khoẻ tâm lý của người lớn tuổi cũng có sự tương đồng với các nhóm khác.Tuy nhiên, một số can thiệp chủ yếu đặc thù cho những người lớn tuổi bị cô lập về mặt xã hội suy giảm nhận thức; hoặc các stress liên quan đến tình trạng hưu trí, thay đổi chỗ ở hoặc đang đối mặt với cái chết Những can thiệp này bao gồm liệu pháp giao tiếp, tiếp xúc, định hướng thực tế, liệu pháp về giá trị, hồi tưởng và can thiệp để cải thiện hình ảnh của cơ thể
Liệu pháp giao tiếp: người điều dưỡng phải nhận thức và tôn trọng tính cá nhân và duy nhất của
bệnh nhân Người điều dưỡng không thể đơn giản đi vào thế giới của người già và ngay lập tức thiết lập các mối quan hệ vì mục đích điều trị, mà cần phải có hiểu biết và kỹ năng trong khi giao tiếp với bệnh nhân Nếu giao tiếp có hiệu quả, điều dưỡng sẽ được chấp nhận như là người có thể chia sẻ những mối quan tâm của bệnh nhân
Tiếp xúc trực tiếp: trong cuộc sống, các tiếp xúc dịu dàng, thân thiện có sức ảnh hưởng rất lớn Một
cái nắm tay mạnh mẽ có thể đem lại cảm giác an toàn Những người già bị cô lập, bị bỏ rơi, hoặc cảm thấy bị phụ thuộc do bệnh tật, sợ chết, hoặc thiếu sự tự tin thường cần sự vỗ về Người điều dưỡng phải nhận diện được nhu cầu an ủi vỗ về của bệnh nhân lớn tuổi, những bệnh nhân này có thể biểu hiện bằng cách tiến đến cầm tay điều dưỡng viên Sự vỗ về phải có tính tôn trọng và nhạy cảm, không nên thực hiện các hành động theo kiểu vỗ nhẹ lên đầu bệnh nhân Đây là một công cụ điều trị mà người điều dưỡng sử dụng để làm cho bệnh nhân thoải mái, thư giãn, định hướng bệnh nhân về với thực tế và sự quan tâm đến giao tiếp
Các định hướng thực tế cho bệnh nhân: là một kỹ năng giao tiếp dùng để giúp bệnh nhân nhận thức
về thời gian, nơi chốn và con người Mục tiêu của việc này là khôi phục các cảm giác về thực tế, tăng cường khả năng nhận thức, tăng cường tính hoà nhập xã hội, tăng sự độc lập, hạn chế lú lẫn, mất định hướng và thoái hoá cơ thể
Mặc dù người điều dưỡng có thể sử dụng kỹ năng định hướng thực tế cho bệnh nhân ở bất kỳ hìnhthức chăm sóc điều dưỡng nào, nhưng tốt nhất là trong các trường hợp cấp cứu Các bệnh nhân lớn tuổi trải qua các thay đổi của môi trường, phẫu thuật, bệnh tật hoặc các stress về tình cảm có nguy cơ bị mất định hướng Thay đổi về môi trường, như quá sáng, tiếng ồn lạ, thiếu cửa sổ ở những đơn vị điều trị đặc biệt của bệnh viện, sự vắng mặt của các điều dưỡng viên quen thuộc thường dẫn đến việc mất định hướng và lú lẫn Khi sử dụng các thuốc gây mê, an thần, giảm đau, các thuốc ức chế sinh lý, có khả năng tăng sự mất định hướng Quan trọng là phải theo dõi sự mất định hướng và lú lẫn như là những hậu quả
có thể xảy ra của việc nhập viện, chuyển chỗ, phẫu thuật, mất mát hoặc bệnh tật, để kết hợp các can thiệp dựa trên việc định hướng thực tế cho bệnh nhân vào kế hoạch chăm sóc
Then chốt của liệu pháp này là phải thường xuyên nhắc bệnh nhân về thời gian, nơi chốn và conngười; sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như đồng hồ, lịch, các nhân viên Giao tiếp luôn luôn phải có tính tôn
Chọn nơi có đầy đủ ánh sáng, tránh bị loá mắt
Phải chắc chắn bệnh nhân đang đeo kính, kính có chất lượng tốt
Đối mặt với bệnh nhân khi nói, hoặc đặt câu hỏi, không được che miệng.
Không nghe rõ
Nói trực tiếp, rõ ràng, tốc độ vừa phải, giọng trầm; không che miệng; phát
âm các phụ âm rõ ràng, nói lại nếu bệnh nhân không hiểu được câu hỏi;
nói ở phía tai nghe tốt của bệnh nhân, giảm các tiếng ồn xung quanh, bảo đảm bệnh nhân mang các dụng cụ trợ thính và các dụng cụ này làm việc chính xác.
Trang 20trọng, kiên nhẫn và bình tĩnh Trả lời các câu hỏi của bệnh nhân một cách đơn giản và trung thực vớimột thái độ chu đáo và nhạy cảm
Hồi tưởng: là biện pháp tái hiện quá khứ Nhiều bệnh nhân lớn tuổi cảm thấy vui khi được chia sẻ
các kinh nghiệm trong quá khứ Với vai trò là một liệu pháp điều trị, hồi tưởng sử dụng sự tái hiện quá khứ để hiểu hiện tại và giải quyết các mâu thuẫn hiện tại Việc hồi tưởng giúp bệnh nhân nhớ lại các thành công khi đương đầu với khó khăn và bệnh tật trong quá khứ, giúp họ có các giải pháp có lợi cho hiện tại
Đây cũng là một hình thức biểu lộ tính đặc thù cá nhân Phản ánh các thành công trong quá khứ giúpcho việc nâng cao lòng tự trọng của bệnh nhân Trong quá trình nhận định, người điều dưỡng dùng hồi tưởng để đánh giá sự tự trọng của bệnh nhân, chức năng nhận thức, trạng thái tình cảm, các mâu thuẫn không được giải quyết, khả năng đương đầu với các thử thách, và mong muốn về tương lai Việc hồi tưởng xảy ra trong các hoạt động chăm sóc trực tiếp Bỏ thời gian để hỏi về các kinh nghiệm quá khứ và lắng nghe một cách chú ý, chuyển tải sự chân thành và tôn trọng bệnh nhân của người điều dưỡng Mặc dù hồi tưởng được sử dụng phổ biến trong quan hệ một đối một giữa điều dưỡng viên và bệnhnhân, hồi tưởng cũng có thể được sử dụng trong liệu pháp điều trị nhóm bị suy giảm nhận thức hoặc trầm cảm Người điều dưỡng tổ chức nhóm và lựa chọn các giải pháp Quy mô, cấu trúc, quá trình, mục tiêu và hoạt động phải phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân
Các can thiệp cải thiện hình ảnh cơ thể: cách mà các người lớn tuổi giới thiệu bản thân họ là có tácđộng đáng kể của thể hình và cảm giác bị cô lập Một số tính chất của tuổi già như tóc bạc, nếp nhăn, chứng tỏ sự làm việc chăm chỉ Tuy nhiên, xã hội thường nhìn nhận những người già như những người không có năng lực, béo phì Ngoài ra bệnh tật, các xét nghiệm chẩn đoán, điều trị cũng góp phần làm thay đổi hình ảnh cơ thể bệnh nhân Người điều dưỡng với việc chuẩn bị và vệ sinh phải giúp cho việc giữ gìn vẻ bề ngoài cho bệnh nhân
LƯỢNG GIÁ
1 Câu hỏi đúng/sai:
2 Các biện pháp nâng cao sức khỏe ở tuổi trung niên bao gồm:
-
-
- Giáo dục và tư vấn về sức khoẻ
3 Câu nào sau đây là sai:
A Nếu không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thì trẻ dễ bị thiếu Vitamin D và hậu quả sẽ bị còi xương
Trong mô hình ô vuông thức ăn, sữa mẹ luôn ở vị trí trung tâm
Trẻ dưới 6 tháng thường được bảo vệ bởi kháng thể như IgA của
mẹ truyền sang cho con qua nhau thai và IgG qua sữa.
Trang 21B Thời kỳ sơ sinh được tính từ lúc sinh cho đến hết 4 tuần tuổi
C Thời kỳ trung niên thường được bắt đầu tính từ sau 50 tuổi
D Thời kỳ răng sữa được tính bắt đầu từ 1 tuổi đến hết 6 tuổi
E Tăng cholesterol máu là yếu tố nguy cơ chính của bệnh mạch vành và một số các tai biến khác
4 Trình bày cách chăm sóc điều dưỡng đối với tuổi già
Bài 2
ĐO DẤU HIỆU SỐNG
1 ĐẠI CƯƠNG
Trong đánh giá sức khoẻ, đặc biệt là của bệnh nhân, nhân viên y tế sử dụng các thông số như nhiệt
độ, mạch, huyết áp, và tần số thở Các thông số này là những dấu hiệu chỉ điểm về sự hoạt động hiệu quả của chức năng hô hấp, tuần hoàn và nội tiết của cơ thể Do tầm quan trọng đặc biệt này mà chúng được gọi là các dấu hiệu sống (vital signs) Dấu hiệu sống chịu sự tác động của nhiều yếu tố môi trường, sức khoẻ, bệnh tật dẫn đến sự thay đổi về mặt giá trị, nhiều lúc vượt ra khỏi giới hạn bình thường
Đo dấu hiệu sống là một phương pháp nhanh và hiệu quả nhằm theo dõi bệnh nhân, cung cấp các dữliệu để quyết định xem tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân như thế nào (các số liệu cơ bản) cũng như đáp ứng đối với các sang chấn (stress) sinh lý, bệnh lý, liệu pháp điều trị và chăm sóc Sự thay đổi dấu hiệu sống chỉ ra sự thay đổi các chức năng sinh lý của cơ thể cần đến sự can thiệp điều trị và điều dưỡng Người điều dưỡng phải nhận thức được các yếu tố ảnh hưởng đến dấu hiệu sống và mối liên quan giữa
sự thay đổi dấu hiệu sống và các chức năng khác của cơ thể, thì mới có thể đưa ra những quyết định chính xác và có giá trị cho sức khoẻ bệnh nhân
Các kỹ năng cơ bản: quan sát, bắt mạch và nghe được sử dụng để đo các dấu hiệu sống Các kỹ năngnày tuy đơn giản, nhưng không ước lượng được kết vì đây được xem là nền tảng của việc giải quyết các vấn đề sức khoẻ Đánh giá các dấu hiệu sống cho phép người điều dưỡng nhận định và đưa ra các chẩn đoán điều dưỡng, thực hiện các kế hoạch can thiệp điều dưỡng và lượng giá khi các dấu hiệu sống trở về bình thường hoặc ở mức độ chấp nhận được
2 QUY TẮC HƯỚNG DẪN ĐO DẤU HIỆU SỐNG
MỤC TIÊU
1 Trình bày được quy tắc hướng dẫn đo dấu hiệu sống
2 Trình bày được các quy trình theo dõi nhiệt độ, mạch, huyết áp, nhịp thở
3 Trình bày được ý nghĩa các giá trị sinh lý và bệnh lý của dấu hiệu sống
Trang 22- Dấu hiệu sống là một phần của dữ liệu sức khoẻ cơ bản mà người điều dưỡng phải thực hiện trongquá trình nhận định Người điều dưỡng phải thực hiện kỹ thuật đo dấu hiệu sống chính xác, hiểu và nhận định được các giá trị đo được, báo cáo kịp thời và can thiệp đúng lúc
- Người điều dưỡng chịu trách nhiệm đo dấu hiệu sống của bệnh nhân, phân tích và diễn giải các kếtquả để cho y lệnh can thiệp điều dưỡng Việc phân tích kết quả không được uỷ thác cho người khác
- Các dụng cụ phải đảm bảo đúng chức năng, phù hợp về kích cỡ, tuổi tác và điều kiện của bệnhnhân để bảo đảm cho kết quả chính xác, ví dụ: máy đo huyết áp với kích cỡ người lớn không thể đo cho trẻ em
- Người điều dưỡng phải biết được giới hạn bình thường về dấu hiệu sống của bệnh nhân, giới hạnchuẩn theo tuổi và theo tình trạng sức khoẻ Các giá trị bình thường của bệnh nhân được sử dụng như là nền tảng để so sánh với các kết quả gần nhất Người điều dưỡng phải phát hiện sự thay đổi theo thời gian và sự sai lệch so với bình thường
- Người điều dưỡng cần nắm vững bệnh sử, các phương pháp điều trị, các thuốc đã dùng của bệnhnhân Một số bệnh lý và thuốc có thể làm thay đổi các dấu hiệu sống vì thế người điều dưỡng cần nhận định được sự cần thiết để đo dấu hiệu sống kịp thời Ví dụ, chỉ định của một số thuốc tim mạch (digoxin) phụ thuộc vào giá trị tần số mạch của bệnh nhân, đòi hỏi người điều dưỡng phải kiểm tra mạch của bệnh nhân trước và trong thời gian dùng thuốc
- Số lần đo dấu hiệu sống: người điều dưỡng có thể phối hợp với bác sĩ trong việc quyết định số lần
đo dấu hiệu sống Khi theo dõi các phẫu thuật hoặc các can thiệp điều trị cần phải đo dấu hiệu sống một cách thường xuyên để phát hiện sớm các biến chứng Tuy nhiên, trong tất cả mọi tình huống, người điều dưỡng phải chịu trách nhiệm cho việc phán đoán xem khi nào cần phải đo dấu hiệu sống Ví dụ, điều kiện của một bệnh nhân đang xấu đi, cần thiết phải theo dõi dấu hiệu sống 5 - 15 phút/lần, bình thường
đo dấu hiệu sống 2 lần/ngày
- Tiếp xúc với bệnh nhân: cách thức tiếp xúc với bệnh nhân có thể làm thay đổi kết quả đo dấu hiệu
sống Người điều dưỡng phải thực hiện quy trình một cách bình tĩnh, chu đáo và chứng tỏ được khả năng sử dụng thành thạo các dụng cụ cần thiết để đo dấu hiệu sống
- Phương pháp đo: người điều dưỡng phải hạn chế tối đa các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng
đến kết quả đo Trước khi đo dấu hiệu sống bệnh nhân phải được nghỉ ngơi ít nhất 10 - 15 phút Trong khi thực hiện đo dấu hiệu sống, không được làm các thủ thuật khác như tiêm, truyền , trừ trường hợp bệnh quá nặng hay cấp cứu Mỗi quy trình kỹ thuật đòi hỏi phải tuân theo thứ tự các bước để bảo đảm tính chính xác Cần phải tổ chức việc kết hợp đo các dấu hiệu sống sao cho đạt hiệu quả nhất
- Phân tích kết quả: không nên tách riêng các giá trị dấu hiệu sống để phân tích mà người điều
dưỡng phải biết tổng hợp các dấu hiệu và triệu chứng thực thể để nhận định tình trạng sức khoẻ hiện tại
và tiếp diễn của bệnh nhân Phải báo cáo các thay đổi có ý nghĩa về dấu hiệu sống cho các điều dưỡng, bác sĩ có trách nhiệm và phải lưu trữ kết quả đo được vào bệnh án Khi các dấu hiệu có sự bất thường, cần có một điều dưỡng hay một bác sĩ khác kiểm tra lại kết quả
- Giáo dục bệnh nhân: người điều dưỡng phải xây dựng một kế hoạch giảng dạy để hướng dẫn bệnh
nhân hoặc những người chăm sóc bệnh nhân trong việc đánh giá các dấu hiệu sống
3 CHUẨN BỊ DỤNG CỤ
- Máy đo huyết áp, ống nghe, nhiệt kế, đồng hồ bấm giây hoặc đồng hồ có kim giây
- Dầu trơn, bông có tẩm cồn, gạc, găng tay sạch
- Bảng theo dõi dấu hiệu sống hoặc sổ có ghi rõ họ tên bệnh nhân, số giường, số phòng, chẩn đoán
Trang 23Vị trí nào có động mạch nằm trên xương và dưới một lớp da, khi ta để ngón tay lên chỗ đó, ấn nhẹvào động mạch sẽ thấy mạch đập Mạch đập không phải do máu chảy tới nơi bắt mạch mà chính là do làn sóng rung động phát sinh ở động mạch chủ, dưới ảnh hưởng của tâm thất bóp lan truyền tới Làn sóng rung động này càng lan xa càng yếu dần và đến đầu hệ mao mạch thì không còn nữa Do đó hiện tượng mạch đập không thấy ở trên tĩnh mạch
+ Nhiệt độ cơ thể tăng
+ Vận động tập luyện trong thời gian ngắn
+ Sử dụng các chất kích thích như cà phê, thuốc lá
Trang 24+ Lo lắng
+ Bệnh cường giáp, bệnh cơ tim, bệnh phổi
+ Mất máu
+ Một số thuốc làm tăng tần số mạch như atropin
+ Trung bình nữ giới có tần số mạch cao hơn nam giới
- Mạch chậm khi:
+ Nhiệt độ cơ thể giảm
+ Tập luyện trong thời gian dài
+ Tư thế nằm mạch chậm hơn so với đứng, ngồi
+ Đau mạn tính hoặc đau nặng
+ Bệnh suy giáp
+ Một số thuốc làm giảm tần số mạch như nhóm digitalis, chẹn beta
4.3 Đếm tần số mạch
4.3.1 Những vị trí thường dùng để đếm tần số mạch
Về lý thuyết, mạch có thể sờ thấy ở bất kỳ vị trí nào mà động mạch ngoại biên nằm ngay sát dưới da
và đi trên một tổ chức chắc như xương Có 9 vị trí thông thường để bắt mạch: động mạch thái dương nông, cảnh chung, mỏm tim, cánh tay, quay, đùi, khoeo, chày sau, mu chân (hình 2.1) Trên thực tế mạch quay được sử dụng nhiều nhất vì dễ xác định, tiện lợi ở hầu hết mọi người; mỏm tim cũng thường được sử dụng
Vị trí mạch Lý do sử dụng
Mạch quay Thuận tiện, dễ thấy, được sử dụng thường xuyên.
Mạch thái dương nông Sử dụng khi không bắt được mạch quay, thường dùng
để bắt mạch ở trẻ em.
Mạch cảnh Xác định tuần hoàn tới não, sử dụng trong bắt mạch trẻ
em, khi ngừng tim.
Mỏm tim Sử dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, phân biệt
sự khác nhau giữa mạch quay và mỏm tim khi loạn nhịp.
Cánh tay Đo huyết áp.
Đùi Trong trường hợp ngừng tim, xác định tình trạng tuần
hoàn chi dưới, ở trẻ em.
Khoeo Đo huyết áp chi dưới.
Chày sau Xác định tuần hoàn ở vùng cẳng bàn chân và mắt cá.
Mu chân Xác định tình trạng tuần hoàn tới bàn chân và các ngón
chân.
Trang 25Hình 2.1 Các vị trí có thể bắt mạch trên cơ thể 4.3.2 Kỹ thuật đếm mạch
4.3.2.1 Mạch quay
- Giải thích cho bệnh nhân biết việc sắp làm
- Đặt bệnh nhân ở tư thế thoải mái, có thể ngồi hoặc nằm Nếu nằm, tay duỗi dọc theo thân, hoặc đặtcẳng tay lên ngực, lòng bàn tay úp xuống
- Đặt đầu các ngón tay 2 - 3 - 4 lên trên vị trí động mạch quay (hình 2.2)
- Ấn các ngón tay nhẹ nhàng, chống lại động mạch với mức độ vừa phải để cảm nhận được mạch,nếu ấn mạnh quá sẽ làm mất mạch
- Sử dụng đồng hồ bấm giây hoặc đồng hồ có kim giây để đếm mạch Nếu mạch đều, đếm trong 30giây rồi nhân 2 để có tần số trong một phút, nếu mạch không đều đếm trong 60 giây
- Ghi nhận tần số, nhịp điệu và cường độ của mạch
- Ghi kết quả vào bảng theo dõi: dùng bút màu đỏ, chấm vào giao điểm giữa thời gian đo và giá trịmạch Dùng thước nối các giao điểm lại để theo dõi biểu đồ mạch
Trang 26Hình 2.2 Kỹ thuật bắt mạch quay
4.3.2.2 Mỏm tim
Đối với mỏm tim, có thể dùng phương pháp sờ, nhưng thông thường nhất là nghe tim
- Giải thích cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân (nếu bệnh nhân nữ hoặc bị bệnh nhân hôn mê)
- Kéo bình phong che giường để bảo đảm sự kín đáo cho bệnh nhân
- Để bệnh nhân ở tư thế thoải mái: bệnh nhân có thể nằm ngửa, đầu giường cao trẻ em có thể nằmngửa, cho trẻ ngậm vú giả để trẻ không khóc; người đếm mạch ngồi trên giường hoặc trên ghế
- Bộc lộ vùng mỏm tim người bệnh
- Xác định vị trí mỏm tim: mỏm tim nằm ở gian sườn 4 - 5 trên đường trung đòn trái
- Làm ấm màng nghe bằng cách giữ trong tay một lát hoặc xoa vào lòng bàn tay (nếu trời lạnh)
- Mắc tai nghe vào tai
- Đặt màng ngăn của ống nghe trên vị trí mỏm tim
- Đếm tần số mạch trong 30 giây nếu mạch đều, đếm trong 60 giây nếu mạch không đều
- Ghi nhận tần số, nhịp điệu và cường độ của mạch
- Ghi nhận sự bất thường của mạch bằng cách lắng nghe tim và sờ mạch quay cùng lúc
- Cho bệnh nhân nằm lại tư thế thoải mái
- Thu dọn dụng cụ và ghi kết quả vào bảng theo dõi
Trang 274.3.3.2 Nhịp điệu
- Bình thường có khoảng cách đều đặn giữa mỗi lần mạch đập
- Nếu khoảng cách đó nhanh, chậm, hoặc không có gọi là rối loạn nhịp mạch
4.3.3.3 Cường độ mạch
- Cường độ mạch có thể cảm nhận được với áp lực trung bình của đầu các ngón tay và bị mất với áplực lớn hơn
- Cường độ mạch bình thường giống nhau ở mỗi lần đập
- Mạch có thể yếu, nhỏ khó bắt được gặp trong suy tim, sốc
- Mạch dội là mạch đầy, mạnh xảy ra khi sốt, lo lắng, trong bệnh cường giáp
5 THEO DÕI NHIỆT ĐỘ CƠ THỂ
+ Ở trực tràng hằng định nhất, trung bình khoảng 37,5oC
+ Ở miệng trung bình khoảng 37oC
+ Ở nách trung bình khoảng 36,5oC Ở vị trí này nhiệt độ dao động nhiều nhất song thuận lợi để đonhất, thường được sử dụng để theo dõi thân nhiệt ở người bình thường
- Thân nhiệt ngoại vi: đo ở da, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường nhiều hơn Thân nhiệt ngoại
vi cũng thay đổi theo vị trí đo
5.1.2 Cân bằng thân nhiệt
Nếu như năng lượng không ngừng được tạo ra trong quá trình chuyển hóa các chất, thì sự ổn địnhthân nhiệt là điều kiện quan trọng cho sự hoạt động bình thường của các men tham gia vào quá trình chuyển hóa đó Các động vật máu nóng, nhất là con người, có khả năng duy trì thân nhiệt trong một phạm vi khá hẹp, không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường nhờ vào hai quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt Rối loạn cân bằng giữa hai quá trình này thì thân nhiệt của cơ thể cũng rối loạn theo
- Quá trình sinh nhiệt: là quá trình điều hòa hóa học do chuyển hóa các chất tạo nên Khi nhiệt độmôi trường giảm thì sinh nhiệt tăng và ngược lại Ở người nguồn gốc sinh nhiệt chủ yếu là do chuyển hóa, do vận động co cơ, rồi đến những hoạt động có chu kỳ của đường tiêu hóa và tác dụng động học của thức ăn, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của một số hormone Song song với quá trình sinh nhiệt thì quá trình thải nhiệt cũng đồng thời xảy ra, có tác dụng làm giảm thân nhiệt, tương đương với quá trình tăng thân nhiệt
Trang 28- Quá trình thải nhiệt: là quá trình mất nhiệt của cơ thể ra môi trường bên ngoài, thông qua các conđường sau:
+ Truyền nhiệt: là sự tiếp thu nhiệt độ cơ thể bằng các vật có nhiệt độ thấp hơn khi tiếp xúc với cơthể như: không khí, quần áo, thức ăn
+ Khuếch tán nhiệt: còn gọi là tỏa nhiệt, là khả năng mất nhiệt do các vật ở xa có nhiệt độ thấp hơnhoặc thu nhiệt từ những vật có nhiệt độ cao hơn
+ Bốc nhiệt: là hiện tượng mất nhiệt do bốc hơi nước qua da và niêm mạc đường hô hấp
Do những cơ chế mất nhiệt trên nên nhiệt độ cơ thể con người thay đổi tùy theo từng bộ phận vàtheo nhiệt độ phòng Tất cả những yếu tố tham gia vào quá trình điều hòa sinh nhiệt và thải nhiệt chỉ có thể hoạt động được bình thường khi trung tâm điều hòa nhiệt, các vùng cảm thụ nhiệt, đường dẫn truyền thần kinh được toàn vẹn Trung tâm điều hòa nhiệt nằm ở vùng dưới đồi, gồm:
- Phần trước: điều hòa những phản xạ nhiệt, khi bị kích thích thì gây giãn mạch, đổ mồ hôi, khi bịtổn thương thì gây tăng thân nhiệt
- Phần sau: điều hòa những phản xạ khi lạnh như run rẩy và khi bị tổn thương thì thân nhiệt giảm
5.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt của cơ thể
- Tuổi: trẻ nhỏ và người già đặc biệt nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường
- Vận động: hoạt động cơ làm tăng thân nhiệt
- Hormone: thân nhiệt phụ nữ thay đổi hơn nam giới Thay đổi hormone trong chu kỳ kinh nguyệtdẫn đến nhiệt độ dao động Sự thay đổi nhiệt độ cơ thể cũng xảy ra ở những phụ nữ mãn kinh
- Nhịp ngày đêm: thân nhiệt bình thường dao động từ 0,5oC đến 1oC trong ngày Thân nhiệt thườngthấp nhất từ 1 - 4 giờ sáng, trong ngày thân nhiệt tăng dần cho đến 6 giờ chiều thì giảm dần
- Sang chấn (stress): những stress thể chất và tinh thần làm cho thân nhiệt tăng
- Môi trường: nóng, ẩm, hoặc lạnh đều ảnh hưởng đến thân nhiệt cơ thể, đặc biệt ở trẻ nhỏ và ngườigià
5.2 Đo nhiệt độ cơ thể
5.2.1 Các loại nhiệt kế
Để đo nhiệt độ cơ thể người ta dùng nhiệt kế Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau tuỳ vào vị trí đo
5.2.1.1 Nhiệt kế thuỷ ngân: là loại nhiệt kế thông dụng nhất (hình 2.3)
Cấu tạo nhiệt kế thuỷ ngân gồm có:
- Một bầu đựng đầy thủy ngân
- Một ống thủy tinh chân không nhỏ nối liền với bầu thủy ngân Đằng sau ống có bảng chia độ đượcgiới hạn từ 35o - 42o theo độ bách phân (độ Celcius) Có vạch chia từng 1/10 và cứ 5/10, người ta lại kẻ một đường dài hơn để dễ nhận biết Ở 37oC thường có vạch đỏ làm chuẩn
Nhiệt kế cũng có thể sử dụng thang độ Faherenheit (F)
Trang 29Công thức chuyển đổi đơn vị giữa oC và oF như sau:
- Hoạt động của nhiệt kế: khi đặt nhiệt kế bầu thủy ngân vào chỗ nóng, thủy ngân trong bầu bị nởtràn vào ống thủy tinh nhỏ Sau một thời gian lấy nhiệt kế ra, thủy ngân không tụt xuống bầu được dù nhiệt độ bên ngoài đã thay đổi (là nhờ cấu trúc giữa bình thủy ngân và ống thủy tinh có một chỗ eo nhỏ) Như vậy, người ta có thể đọc kết quả dựa vào mức tăng của cột thủy ngân ở bảng chia độ Sau đó ta vẩy nhẹ nhiệt kế, thủy ngân tụt trở lại các bầu chứa
- Tuỳ theo vị trí đo mà cấu tạo của nhiệt kế thuỷ ngân có đôi chút khác biệt:
+ Nhiệt kế đo ở miệng: bầu thủy ngân thon và dài, hoặc ngắn và tròn
+ Nhiệt kế đo ở hậu môn: bầu thủy ngân tròn hoặc bầu dục
+ Nhiệt kế đo ở nách: bầu đựng thủy ngân thon dài
Hình 2.3 Các loại nhiệt kế thuỷ ngân
a) Nhiệt kế có bầu thon dài dùng để đo ở miệng hay ở nách;
b) Nhiệt kế có bầu ngắn và tròn dùng cho mọi vị trí đo;
c) Nhiệt kế dùng để đo ở hậu môn
5.2.1.2 Các loại nhiệt kế khác (hình 2.4): Ngoài nhiệt kế thuỷ ngân, còn có các loại nhiệt kế điện
tử, nhiệt kế dùng vạch màu huỳnh quang
Trang 30Hình 2.4 Các loại nhiệt kế
(Nhiệt kế đo ở tai, nhiệt kế điện tử, nhiệt kế đo ở trán)
5.2.2 Đo nhiệt độ ở nách
Là phương pháp thường được sử dụng nhất
Các bước tiến hành kỹ thuật đo nhiệt độ ở nách với nhiệt kế thuỷ ngân:
- Rửa tay, giải thích cho bệnh nhân yên tâm, kiểm tra xem có đúng bệnh nhân không (số giường, tên,
số phòng)
- Lấy nhiệt kế ra khỏi cốc đựng, lau khô nếu để trong dung dịch sát khuẩn
- Kiểm tra mức thủy ngân trong nhiệt kế, bảo đảm < 35oC hay < 95oF
- Lau khô hố nách cho bệnh nhân rồi đặt nhiệt kế giữa hỏm nách
- Bảo bệnh nhân để tay bắt chéo qua ngực để giữ nhiệt kế
- Để nhiệt kế trong thời gian 5 - 10 phút
- Lấy nhiệt kế ra để nhiệt kế ở ngang mắt, đọc kết quả
- Sau khi đọc kết quả xong, vẩy nhẹ nhiệt kế cho cột thủy ngân tụt xuống, đặt nhiệt kế vào cốc, rửatay
- Ghi kết quả theo dõi vào sổ và bảng theo dõi dấu hiệu sống Báo cáo kết quả cho điều dưỡngtrưởng và bác sĩ điều trị khi có bất thường
5.2.3 Kỹ thuật đo nhiệt độ ở miệng
Dùng được cho tất cả người lớn, trừ các trường hợp sau:
bệnh nhân hôn mê, lú lẫn, trẻ nhỏ, người dễ bị động kinh,
bệnh nhân đang thở ôxy, có đặt ống xông dạ dày liên tục
hoặc bị bệnh lý ở mũi, miệng, họng
Các bước chuẩn bị cho bệnh nhân, dụng cụ và đọc kết
quả tương tự như đo nhiệt độ ở nách
Kỹ thuật đặt nhiệt kế ở miệng: Yêu cầu bệnh nhân há
Trang 31- Bệnh nhân nằm nghiêng, bộc lộ mông, đắp vải phủ hoặc chăn cho bệnh nhân
- Mang găng sạch Bôi trơn đầu nhiệt kế
- Đưa nhiệt kế vào hậu môn khoảng 2,5 - 3,5cm tuỳ theo tuổi bệnh nhân
- Không cố gắng ấn mạnh hoặc ấn vào trong phân, giữ nhiệt kế từ 3 - 5 phút
- Lấy nhiệt kế ra, lau sạch, đọc kết quả, rửa nhiệt kế, rửa tay
- Ghi kết quả theo dõi vào sổ và bảng theo dõi dấu hiệu sống Báo cáo kết quả cho điều dưỡngtrưởng và bác sĩ điều trị khi có bất thường
5.2.5 Đánh giá
Các rối loạn thân nhiệt: là hậu quả của sự mất cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt, dẫnđến hai hiện tượng: tăng thân nhiệt và giảm thân nhiệt
5.2.5.1 Giảm thân nhiệt: là rối loạn quá trình sinh nhiệt và thải nhiệt dẫn đến quá trình thải nhiệt
nhiều hơn quá trình sinh nhiệt, làm cho thân nhiệt giảm Có ba loại giảm thân nhiệt:
- Giảm thân nhiệt sinh lý: hiện tượng ngủ đông
- Giảm thân nhiệt nhân tạo
- Giảm thân nhiệt bệnh lý: do nhiệt độ của môi trường thấp hay trạng thái bệnh lý của cơ thể
Trên lâm sàng gọi là giảm thân nhiệt khi nhiệt độ cơ thể xuống dưới 36oC đo ở trực tràng
Các nguyên nhân làm giảm thân nhiệt: do bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như: xơ gan, đái đường,suy dinh dưỡng ; giảm thân nhiệt do tăng thải nhiệt: do nhiệt độ của môi trường bên ngoài xuống thấp gây nên sự chênh lệch nhiệt độ quá khả năng sản xuất nhiệt của cơ thể gọi là nhiễm lạnh
Các điều kiện làm giảm thân nhiệt: thời gian chịu lạnh dài hay ngắn, độ ẩm và tốc độ của không khíchuyển động, điều kiện sinh hoạt: ăn uống, áo quần đầy đủ tạo điều kiện tốt cho khả năng chống lạnh Tác dụng của rượu và một số hóa chất, dược phẩm, làm giãn mạch ngoại biên đồng thời làm mất phản
xạ co mạch khi gặp lạnh, đặc biệt là khi say rượu Một số loại thuốc ngủ cũng có tác dụng giãn mạch, hạ huyết áp, gây rối loạn chuyển hóa do đó làm giảm thân nhiệt
5.2.5.2 Tăng thân nhiệt: là tình trạng cơ thể tích lũy nhiệt, do hạn chế quá trình thải nhiệt vào môi
trường hoặc do sinh nhiệt tăng, có khi phối hợp cả hai Có hai loại tăng thân nhiệt:
miệng, đặt nhiệt kế ở đáy lưỡi, bên trái hoặc bên phải của
hãm lưỡi (hình 2.5), hướng dẫn bệnh nhân ngậm chặt môi
quanh nhiệt kế Để trong vòng 5 - 10 phút
5.2.4 Đo nhiệt độ ở trực tràng
Chỉ đo trong trường hợp đặc biệt, bệnh nhân bị lú lẫn,
hôn mê, trẻ em
Hình 2.5 Đặt nhiệt kế ở miệng
Trang 32Nhiễm nóng: say nóng, say nắng do môi trường có nhiệt độ quá cao, làm hạn chế quá trình thảinhiệt
Sốt: là tình trạng tăng thân nhiệt do rối loạn trung tâm điều hòa nhiệt, trước tác dụng của các yếu tố
có hại, hay gặp nhất là do nhiễm khuẩn, được xem như là một phản ứng thích nghi toàn thân của động vật máu nóng và người
- Nguyên nhân gây sốt:
+ Nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất, đa số các bệnh nhiễm khuẩn và virus đều có sốt Tuynhiên có một số ngoại lệ như bệnh tả gây hạ thân nhiệt hoặc thân nhiệt bình thường trong lỵ amib + Sốt không do nhiễm khuẩn:
Do prôtêin lạ có hai loại: Ngoại sinh ít gặp; Nội sinh do các sản phẩm phân hủy protid của cơ thểtrong xuất huyết nội, hoại tử tổ chức bỏng, chấn thương
Do muối: khi tiêm vào cơ thể muối ưu trương, nhất là dưới da hoặc tiêm bắp có thể gây ra sốt Giảithích là do muối làm hoại tử tổ chức sinh ra các protid lạ khác
Sốt do tác dụng của thuốc: các chất như cafein hoặc pheramin có thể kích thích trung tâm điềunhiệt làm hạn chế quá trình thải nhiệt
Sốt do thần kinh: khi có tổn thương hệ thần kinh như u não, chảy máu não, loạn thần kinh
Sốt còn do phản xạ đau đớn, khi bộ phận nhận cảm bị kích thích như thông tiểu, cơn đau quặnthận
- Phân loại sốt: dựa vào cường độ chia thành:
+ Sốt nhẹ: từ 37,5oC - 38oC
+ Sốt vừa: từ 38oC - 39oC
+ Sốt cao khi nhiệt độ cơ thể từ 39oC - 40oC
+ Sốt quá cao khi nhiệt độ cơ thể trên 40oC
- Dựa theo đường biểu diễn nhiệt độ chia thành:
+ Sốt liên tục: nhiệt độ luôn giữ một mức cao trong một thời gian, nhiệt độ sáng chiều thay đổikhông vượt quá 10C Thường gặp trong sốt viêm phổi, sốt phát ban
+ Sốt dao động: nhiệt độ thay đổi trong ngày, sự chênh lệch nhiệt độ sáng chiều vượt quá 1oC, gặptrong nhiễm khuẩn huyết, lao phổi, các trường hợp viêm mủ
+ Sốt cách nhật: là hiện tượng luân phiên giữa cơn sốt và thời kỳ không sốt; thời kỳ không sốt có thể
là 1 ngày hay 3 ngày, thường gặp trong sốt rét
+ Sốt hồi quy: tương tự như sốt cách nhật nhưng thời kỳ không sốt kéo dài hơn, thường là 7 ngày
- Các giai đoạn của quá trình sốt: sốt tăng, sốt đứng, sốt lui Trong mỗi giai đoạn biểu hiện sự thayđổi sản sinh nhiệt và thải nhiệt có khác nhau, nhưng liên tiếp tạo thành một cơn sốt thống nhất
+ Giai đoạn sốt tăng: trong giai đoạn này quá trình sinh nhiệt tăng, thải nhiệt giảm, tỷ số giữa sinh
nhiệt/thải nhiệt > 1
Phản ứng tăng nhiệt đầu tiên là: run rẩy, nổi da gà, rung cơ
Trang 33Phản ứng giảm thải nhiệt là: co mạch dưới da, da tái nhợt, tư thế co quắp, không tiết mồ hôi
+ Giai đoạn sốt đứng: quá trình sinh nhiệt vẫn cao hơn bình thường, song quá trình thải nhiệt cũng
tăng Do giãn mạch toàn thân nên da trở nên đỏ và nhiệt độ ngoại vi tăng Một thăng bằng mới xuất hiện song ở mức cao hơn Khi này để tạo điều kiện cho thải nhiệt có thể dùng: chườm lạnh, cho thuốc hạ nhiệt
+ Giai đoạn sốt lui: đến giai đoạn này quá trình thải nhiệt chiếm ưu thế thông qua việc ra nhiều mồ
hôi, thở sâu, thở nhanh, mạch ngoại biên giảm tạo điều kiện cho tỏa nhiệt tăng lên
Như vậy quá trình thải nhiệt mạnh hơn quá trình sinh nhiệt, kết quả là nhiệt độ cơ thể hạ xuống, chođến khi cân bằng ban đầu được lập lại và lúc này thân nhiệt đã trở về bình thường
Lưu ý: trong giai đoạn này bệnh nhân có thể hạ nhiệt độ đột ngột do: tiểu tiện, đại tiện nhiều, ra mồ
hôi nhiều, làm mất nước dẫn đến khối lượng tuần hoàn giảm, hậu quả là hạ huyết áp, trụy tim mạch và
tử vong
6 THEO DÕI HUYẾT ÁP
6.1 Các khái niệm
Huyết áp động mạch là áp lực của máu trên thành động mạch
Áp lực này là kết quả tổng hợp của:
Vì vậy thì tâm trương máu vẫn lưu thông và huyết áp vẫn tồn tại Sự lưu thông của máu trong lòngđộng mạch theo hình làn sóng nên áp lực động mạch có hai trị số:
- Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa): là áp lực của máu trong động mạch lên đến mức cao nhất khitim co bóp
- Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu): là áp lực của máu ở điểm thấp nhất khi tim giãn ra
- Sự chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và tâm trương được gọi là hiệu áp
- Đơn vị đo huyết áp là mmHg, huyết áp thường được biểu diễn ở dạng phân số, tử số là huyết áptâm thu, mẫu số là huyết áp tâm trương
Sơ sinh 65 - 95 30 - 60 80/46
Trang 346.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Huyết áp thường không ổn định, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp Hiểu biết những yếu tốnày giúp diễn giải chính xác hơn những chỉ số huyết áp
- Tuổi: bình thường huyết áp thay đổi theo tuổi, ở trẻ em huyết áp thường thấp, huyết áp tăng dần ởngười lớn, người già huyết áp thường cao hơn người trẻ
- Sang chấn (stress): lo lắng, sợ, đau là những sang chấn về mặt cảm xúc kích thích hệ giao cảm làmtăng huyết áp
- Chủng tộc: chỉ số tăng huyết áp ở người Châu Phi, Châu Mỹ cao hơn người Châu Âu Tỷ lệ chếtliên quan đến tăng huyết áp cũng cao hơn
- Thuốc: thuốc co mạch làm tăng huyết áp, thuốc giãn mạch làm hạ huyết áp; thuốc giảm đau gâyngủ làm hạ huyết áp
- Thay đổi ngày đêm: huyết áp thấp nhất vào sáng sớm, tăng dần trong ngày, cao nhất vào cuối buổichiều hoặc tối
- Giới tính: không có sự khác nhau đáng kể về huyết áp giữa hai giới
- Vận động: vận động có thể làm tăng huyết áp tức thời
6.4 Kỹ thuật đo huyết áp
6.4.1 Nguyên lý
Đo huyết áp là làm mất những nhịp đập của một động mạch bằng cách bơm căng một dải băng cuốn
có túi hơi sau đó xả hơi dần dần đồng thời ghi những phản ứng của động mạch bằng áp kế Huyết áp tối
đa ứng với lúc máu bắt đầu đi qua trong khi xả hơi dần ở băng Huyết áp tối thiểu tương ứng lúc máu hoàn toàn tự do lưu thông trong động mạch khi giảm sức ép hoàn toàn
Các điểm cần lưu ý:
Vị trí đo: thường đo ở động mạch cánh tay Trường hợp cần thiết hoặc khó khăn hoặc do chỉ địnhcủa bác sĩ có thể đo ở động mạch khoeo chân (khi đo phải ghi cả vị trí đo) Định đo ở vị trí nào thì phải tìm động mạch ở đó trước
Không được dừng lại giữa chừng rồi bơm hơi tiếp vì làm như vậy kết quả sẽ không chính xác Khi
xả hơi để đo huyết áp tối đa và tối thiểu thì phải xả liên tục cho đến khi cột thuỷ ngân hạ xuống số 0 Khi thấy trị số huyết áp không bình thường phải báo cáo ngay cho bác sĩ
Trang 35Huyết áp được đo bằng một dụng cụ gọi là huyết áp kế và ống nghe tim phổi
Hình 2.6 Cấu tạo huyết áp kế
Các loại huyết áp kế:
- Huyết áp kế thuỷ ngân: chính xác nhưng cồng kềnh
- Huyết áp kế đồng hồ: tiện sử dụng nhưng kém chính xác
- Huyết áp kế điện tử: loại này không cần sử dụng ống nghe để nghe những âm thanh của áp lực.Bơm khí vào rồi xả khí ra khỏi túi hơi (tự động) thì máy sẽ tự đo lượng huyết áp và đưa kết quả huyết áp tâm thu và tâm trương lên màn hình
6.4.2.2 Ống nghe
Ống nghe là dụng cụ để nghe tim và đo huyết áp Ống nghe có 5 bộ phận chính: tai nghe, gọng, ốngnghe cao su, loa nghe, màng nghe (hình 2.7)
Trang 36Tai nghe phải vừa khít và tạo cảm giác thoải mái cho người nghe, phù hợp với cấu trúc của ống tai,hướng về phía mặt thì mới bảo đảm nghe tốt Gọng tai nghe có hình dạng cong và đủ cứng để bảo đảm tai nghe vừa vững chắc nhưng vẫn thoải mái
Bộ phận ống nghe có mục đích giảm sự truyền sóng âm, ống này làm bằng polyvinyl phải có độmềm dẻo và dài khoảng 30 - 40cm Ống có thành dày và độ cứng vừa phải để giảm sự truyền các tiếng
ồn và không bị vặn xoắn dẫn đến việc làm méo mó các sóng âm Ống nghe có thể một ống hay hai ống Hai ống thì tăng độ trong của sóng âm bằng cách hạn chế sự đổi hướng của sóng âm trước khi đến được tai nghe
Hình 2.7 Cấu tạo của ống nghe
Bộ phận màng nghe có hình tròn, dẹt bọc quanh bằng một vòng chất dẻo mỏng Nó truyền các âmcao do chuyển động vận tốc cao của không khí và máu
Loa nghe là một bộ phận hình miệng chén thường được bao quanh bằng một vòng cao su Vòng nàygiúp tránh làm cho bệnh nhân ớn lạnh, rùng mình khi tiếp xúc với kim loại Loa nghe truyền các âm thấp
do vận tốc dòng máu thấp Nhịp tim và mạch thường dùng loa để nghe
Cần phải đặt loa và màng nghe đúng vị trí và tạo được áp lực vừa đủ để nghe Trước khi thực hiệnthao tác trên bệnh nhân cần kiểm tra âm thanh bằng cách gõ nhẹ lên màng hoặc loa nghe Các ống nghe gần đây có thể chỉ có một bộ phận chung cho loa và màng nghe Với áp lực nhẹ dùng loa nghe, nếu áp lực tăng thì dùng màng nghe
Ống nghe là một dụng cụ tinh tế, đòi hỏi phải có sự chăm sóc đúng cách để thực hiện chức năng
Trang 37được tốt nhất Tai nghe nên thay định kỳ Loa và màng nghe cần được lau chùi bụi, xơ và mồ hôi cơthể Tránh quấn ống nghe quanh cổ và tiếp xúc với da Lau ống bằng xà phòng nhẹ và nước, không nên lau bằng cồn vì cồn làm giòn và vỡ ống
- Kiểm tra các dụng cụ đo huyết áp trước khi đem đến bên giường bệnh nhân
- Xác định đúng bệnh nhân cần đo, giải thích và đặt bệnh nhân ở tư thế thoải mái
- Khoá van và bóp bóng bơm khí vào túi hơi cho đến khi không nghe thấy tiếng đập, tiếp tục bơmthêm 30mmHg Đối với người bình thường áp lực bơm này khoảng 160mmHg Không nên bơm quá 200mmHg cho mỗi lần đo trừ khi bệnh nhân tăng huyết áp ác tính
- Mở van từ từ để xả hơi sao cho áp lực hạ dần với tốc độ 2 - 3mmHg/giây, vừa chú ý nghe tiếng đậpcủa mạch vừa quan sát mặt kính đồng hồ hoặc cột thủy ngân
- Trị số huyết áp tối đa tương ứng với tiếng đập đầu tiên sau khoảng thời gian im lặng Trị số huyết
áp tối thiểu tương ứng khi nghe tiếng đập cuối cùng hoặc tiếng thay đổi âm sắc
- Xả hết khí trong túi hơi ra sau khi đã xác định huyết áp tối thiểu, có thể mở van nhiều hơn để khí
xả ra nhanh Tháo băng cuốn tay, cuốn lại cho gọn Giúp bệnh nhân nằm lại tư thế thoải mái và thu dọn
- Bộc lộ vùng cần đo huyết áp đủ rộng để có thể
tiến hành các thao tác
- Đặt phần giữa túi hơi ngay trên đường đi của
động mạch cách nếp khuỷu hoặc nếp gấp gối từ 2
-3cm Cuốn dải băng nhẹ nhàng nhưng đủ chặt vào
chi rồi cố định lại Nếu dùng huyết áp kế đồng hồ
thì sau khi cuốn dải băng xong, mắc đồng hồ vào
băng cuốn sao cho có thể nhìn thấy dễ dàng hoặc có
thể đặt đồng hồ trên một mặt phẳng ở một vị trí có
thể nhìn rõ bằng mắt
- Sờ mạch để xác định ví trí động mạch cánh tay
hoặc động mạch khoeo
- Mắc ống nghe vào tai, đặt ống nghe lên trên
đường đi của động mạch (hình 2.8) Hình 2.8 Kỹ thuật đo huyết áp
Trang 38dụng cụ
- Ghi chép và báo cáo kết quả: ghi chép vào bảng sổ theo dõi dấu hiệu sinh tồn
- Cách ghi kết quả huyết áp vào bảng theo dõi:
+ Kết quả huyết áp có thể được ghi vào bảng dưới hình thức phân số (ví dụ: 120/70mmHg) và hìnhthức biểu diễn dưới dạng biểu đồ
+ Vì kết quả huyết áp gồm hai trị số nên khi biểu diễn huyết áp trên biểu đồ người ta thường dùng kýhiệu: đầu mũi tên xuống biểu thị huyết áp tối đa, đầu mũi tên lên biểu thị huyết áp tối thiểu
+ Sau mỗi lần đánh dấu biểu thị kết quả đo, phải dùng thước để kẻ đường nối giữa huyết áp tối đalần này với huyết áp tối đa lần trước, huyết áp tối thiểu lần này với huyết áp tối thiểu lần trước, để tiện việc theo dõi sự diễn biến của huyết áp, đảm bảo sạch đẹp và rõ ràng
Lưu ý: Đối với trường hợp đo huyết áp lần đầu tiên, nên sử dụng phương pháp bắt mạch để ước
lượng huyết áp tâm thu trước khi dùng ống nghe
- Sau khi cuốn dải băng vào tay bệnh nhân, điều dưỡng viên một tay bắt mạch quay, một tay bơmbóng lên cho đến khi không nghe thấy mạch nữa, sau đó bơm thêm 30mmHg rồi xả hơi xuống từ từ với vận tốc 2 - 3mmHg/giây Huyết áp tâm thu tương ứng với tiếng đập đầu tiên trở lại của mạch
- Sau đó mắc ống nghe vào tai và tiến hành các bước kỹ thuật trên với áp lực bơm vào trên mứchuyết áp tâm thu vừa đo được 30mmHg
6.4.4 Đánh giá
- Tăng huyết áp: khi huyết áp tối đa > 140mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu > 90mmHg ở cả 2 lần đoliên tiếp (theo tiêu chuẩn của JNC VII)
- Hạ huyết áp: khi huyết áp tối đa < 90mmHg
- Hạ huyết áp tư thế: huyết áp tối đa giảm 25mmHg, huyết áp tối thiểu giảm 10mmHg kèm theonhững dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu não khi thay đổi tư thế
- Huyết áp tối đa ở tay lớn hơn ở chân là bất thường
- Hiệu số huyết áp giảm là bất thường, hiệu số huyết áp < 20mmHg gọi là huyết áp kẹt
+ Cơ hoành: bình thường lồi lên phía lồng ngực theo hai vòm hoành, khi cơ hoành co nó phẳng ra,
hạ thấp xuống do đó làm tăng chiều thẳng đứng của lồng ngực
+ Các xương sườn: ở tư thế nghỉ, xương sườn chếch ra phía trước xuống dưới Khi các cơ hít vào colại các xương sườn chuyển từ tư thế đó sang tư thế nằm ngang hơn do đó tăng đường kính trước sau và đường kính ngang của lồng ngực
Trang 39+ Ngoài ra các cơ bậc thang, cơ răng trước, cơ liên sườn trong, cơ liên sườn ngoài đóng vai trò quantrọng trong động tác hít vào của các cơ hô hấp
- Hít vào gắng sức: nếu ta cố gắng hít vào hết sức thì có thêm một số cơ nữa cùng tham gia vào độngtác đó như: cơ ức đòn chũm, cơ ngực, cơ chéo đó là những cơ hít vào phụ, khi cần phải huy động các
cơ này; do đó người hít vào có một tư thế rất đặc biệt, cổ hơi ngửa ra sau, hai cánh tay dang ra không cử động
7.1.2 Động tác thở ra
- Động tác thở ra bình thường: nhằm đưa lồng ngực trở về vị trí cũ dưới tác dụng của sức đàn hồiphổi và sức chống đối các tạng bụng Kết quả là các xương sườn hạ xuống, cơ hoành lồi lên lồng ngực làm giảm dung tích của lồng ngực, đẩy không khí từ phổi ra
- Động tác thở ra gắng sức: khi cố gắng thở ra hết sức cần huy động thêm một số cơ nữa, chủ yếu làcác cơ thành bụng
7.2 Điều hoà chức năng hô hấp
7.2.1 Trung tâm hô hấp
Bình thường hô hấp được duy trì tự động, nhịp nhàng là nhờ có trung tâm hô hấp ở hành não, đềuđặn phát các xung động làm cho các cơ hô hấp co, giãn theo một nhịp độ nhất định Khi nhu cầu ôxy của
cơ thể tăng lên trong lao động, trong vận động nặng đòi hỏi phải điều chỉnh hô hấp sao cho đáp ứng được nhu cầu thay đổi của cơ thể Quá trình điều chỉnh hô hấp cho phù hợp với nhu cầu của cơ thể cũng như duy trì mức độ hoạt động đều đặn, nhịp nhàng của bộ máy hô hấp được gọi là điều hoà hô hấp Người ta đã xác định có hai trung tâm hô hấp nằm ở hai bên hành não, bình thường chúng liên hệngang với nhau để chỉ huy hô hấp Mỗi trung tâm hô hấp lại gồm có ba phần nhỏ:
- Trung tâm hít vào
- Trung tâm thở ra
- Trung tâm điều chỉnh
Trung tâm hô hấp hoạt động có tính tự động
7.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến điều hoà hoạt động của các trung tâm hô hấp
Có nhiều yếu tố tham gia điều hoà hoạt động của các trung tâm hô hấp thông qua hai cơ chế:
- Cơ chế hoá học
- Cơ chế ngoài hoá học
Song, đáng lưu ý là các yếu tố sau:
7.2.2.1 Vai trò của CO 2
- Khi nồng độ khí CO2 tăng trong máu gây phản xạ hô hấp tăng
- CO2 với nồng độ bình thường trong cơ thể có tác dụng kích thích duy trì hô hấp
Trang 40- Nồng độ CO2 trong cơ thể quá thấp sẽ gây ngừng thở.
7.2.2.3 Vai trò của dây X
Qua nhiều thí nghiệm người ta đã chứng minh được dây X có tác dụng trung gian quan trọng trong
cơ chế tự duy trì hoạt động nhịp nhàng của trung tâm hô hấp tức là duy trì sự kế tục giữa hai thì hít vào
và thở ra
7.2.2.4 Vai trò của các trung tâm thần kinh
- Trung tâm nuốt: khi trung tâm nuốt hưng phấn sẽ ức chế hô hấp do đó khi nuốt ta nín thở
- Vùng dưới đồi: thay đổi nhiệt độ môi trường xung quanh sẽ thông qua vùng dưới đồi gây ra nhữngbiến đổi hô hấp nhằm góp phần điều hoà thân nhiệt
7.2.2.5 Vai trò của vỏ não, hoạt động ý thức và xúc cảm
- Vỏ não có tác dụng quan trọng chi phối hoạt động tự động của trung tâm hô hấp
Trong biểu hiện cảm xúc: cười, khóc, thở dài, thì hô hấp đều có những thay đổi rõ rệt
7.3 Tần số thở bình thường ở các lứa tuổi