1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại khách sạn cửu long – cần thơ

134 243 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 2,45 MB

Nội dung

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác Lê Thị Hòa, 2005, trang 694: - Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LẠI THỊ MỸ TIÊN

KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN CỬU LONG – CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

(BẢN CHÍNH)

Ngành kế toán tổng hợp

Mã số ngành: 52340301

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

LẠI THỊ MỸ TIÊN MSSV: 4114061

KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN CỬU LONG – CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH KẾ TOÁN TỔNG HỢP

Mã số ngành: 52340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Th.S VŨ XUÂN NAM

Tháng 8-2014

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Trong quá trình được tôi luyện và học tập gần 4 năm học Em cảm thấy mình rất may mắn khi được học tập dưới mái trường Đại học thân thương Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến quý Thầy Cô giảng viên khoa Kinh tế

và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ Qua ngần ấy năm học tập tại trường Đại học, được sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình của quý Thầy Cô mà em trang bị được nhiều kiến thức bổ ích là hành trang để em vững bước vào đời Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Thầy Vũ Xuân Nam, nhờ có Thầy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và có những góp ý quý báu đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình

Bên cạnh đó em xin cảm ơn các Cô, Chú, anh chị trong Khách Sạn Cửu Long đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng em cũng không thể tránh khỏi những sai sót Rất mong sự đóng góp của Thầy để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn

Một lần nữa em xin cảm ơn Thầy rất nhiều và em kính chúc Thầy dồi dào sức khỏe, hạnh phúc Chúc Khách Sạn Cửu Long ngày càng phát triển

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

Người thực hiện

Lại Thị Mỹ Tiên

Trang 4

TRANG CAM KẾT

Em xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa vào nghiên cứu của

em và các kết quả nghiên cứu này chƣa từng dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

Lại Thị Mỹ Tiên

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014

Thủ trưởng đơn vị

(Ký, họ tên)

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2

1.3.1 Phạm vi không gian 2

1.3.2 Phạm vi thời gian 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 3

2.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 3

2.1.2 Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh chính 3

2.1.3 Kế toán kết quả hoạt động tài chính 18

2.1.4 Kế toán thu nhập và chi phí khác 23

2.1.5 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 27

2.1.6 Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh 30

2.1.7 Kế toán phân phối kết quả hoạt động kinh doanh 33

2.1.8 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 34

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 38

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 38

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN CỬU LONG – CẦN THƠ 40

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 40

3.2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ 40

3.2.1 Chức năng 40

Trang 7

3.2.2 Nhiệm vụ 41

3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC 41

3.3.1 Cơ cấu của bộ máy quán lý ở Khách Sạn Cửu Long 41

3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban chính 41

3.4 TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN 43

3.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 43

3.4.2 Chế độ kế toán và hình thức kế toán 44

3.4.3 Phương pháp kế toán 45

3.5 SƠ LƯỢC KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN CỬU LONG 45

3.5.1 Sơ lượt kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013 45

3.5.2 Kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013, 2014 49

3.6 THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG 50

3.6.1 Thuận lợi 50

3.6.2 Khó khăn 50

3.6.3 Phương hướng hoạt động 50

CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN CỬU LONG – CẦN THƠ 51

4.1 KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 51

4.1.1 Kế toán doanh thu 52

4.1.2 Kế toán chi phí 61

4.1.3 Kế toán xác định kết quả kinh doanh 65

4.2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN TRONG GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2011 ĐẾN THÁNG 6/2014 69

4.2.1 Phân tích tình hình doanh thu 69

4.2.2 Phân tích tình hình chi phí 78

4.2.3 Phân tích tình hình lợi nhuận 84 CHƯƠNG 5 NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN

Trang 8

DOANH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI

KHÁCH SẠN CỬU LONG – CẦN THƠ 92

5.1 NHẬN XÉT CHUNG 92

5.1.1 Nhận xét về công tác kế toán 92

5.1.2 Nhận xét về kết quả hoạt động kinh doanh 93

5.2 CÁC GIẢI PHÁP VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN 93

CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95

6.1 KẾT LUẬN 95

6.2 KIẾN NGHỊ 96

6.2.1 Đối với Nhà Nước và Tổng Cục Du Lịch 96

6.2.2 Đối với Ủy Ban Nhân Dân và Sở Du Lịch Thành Phố Cần Thơ 96

6.2.3 Đối với Khách Sạn Cửu Long 96

Trang 9

Bảng 4.1: Tình hình doanh thu của Khách Sạn Cửu Long theo thành phần

trong giai đoạn 2011- 2013 63

Bảng 4.2: Tình hình doanh thu của Khách Sạn Cửu Long theo thành phần

trong 6 tháng đầu năm 2013- 2014 63

Bảng 4.3: Tình hình doanh thu của Khách Sạn Cửu Long theo bộ phận trong

Bảng 4.7: Tình hình lợi nhuận của Khách Sạn giai đoạn 2011 – 2013 75

Bảng 4.8: Tình hình lợi nhuận của Khách Sạn giai đoạn 6 tháng đầu năm

2013- 2014 75

Bảng 4.9: Bảng tổng hợp các tỷ số khả năng sinh lời của Khách Sạn trong giai

đoạn 2011 – 2013 79

ĐVT: 1000 đồng

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Trang

Hình 2.1: Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến doanh thu bán

hàng và cung cấp dịch vụ 08

Hình 2.2: Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến giá vốn hàng bán 11

Hình 2.3: Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến chi phí bán hàng 14

Hình 2.4: Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp 17

Hình 2.5: Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến doanh thu hoạt động tài chính 20

Hình 2.6: Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí tài chính 22

Hình 2.7: Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến thu nhập khác 24

Hình 2.8: Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí khác

26

Hình 2.9: Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN hiện hành 28

Hình 2.10: Sơ đồ hạch toán chi phí thuế TNDN hoãn lại 29

Hình 2.11: Sơ đồ hạch toán xác định kết quả kinh doanh 32

Hình 2.12: Sơ đồ kế toán lợi nhuận chưa phân phối 34

Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Khách Sạn Cửu Long – Cần Thơ 42

Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Khách Sạn Cửu Long – Cần Thơ 44

Hình 4.1: Lưu đồ quy trình nhận đặt tiệc và ghi nhận doanh thu của bộ phận Nhà Hàng 54

Hình 4.2: Lưu đồ quy trình ghi nhận doanh thu của bộ phận Khách Sạn theo khách hàng là khách lẻ 57

Hình 4.3: Lưu đồ quy trình ghi nhận doanh thu của bộ phận Khách Sạn theo khách hàng là khách đoàn 59

Hình 4.4: Sơ đồ kết chuyển xác định kết quả kinh doanh của Khách Sạn Cửu Long trong 6 tháng đầu năm 2014 67

Hình 4.5: Cơ cấu doanh thu của Khách Sạn Cửu Long qua 3 năm 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 71

Hình 4.6: Tình hình doanh thu của Khách Sạn Cửu Long theo bộ phận trong giai đoạn 2011- 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 75

ĐVT: 1000 đồng

Trang 11

Hình 4.7: Cơ cấu chi phí của Khách Sạn qua 3 năm 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 80

Trang 12

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BH & CCDV : Bán hàng và cung cấp dịch vụ

CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp

Trang 13

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trong những năm qua, nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã xem du lịch như một ngành kinh tế mũi nhọn, một ngành công nghiệp “không khói” trong chiến lược phát triển kinh tế Với sự phát triển của ngành du lịch thì đóng góp không nhỏ vào thành công của ngành phải kể đến trước hết là lĩnh vực kinh doanh khách sạn Du lịch phát triển dẫn đến nhu cầu về khách sạn cũng tăng theo, bởi khách sạn luôn là nơi cung cấp các dịch vụ di chuyển, giải trí, lưu trú, ăn uống Do đó phát triển kinh doanh dịch vụ trong các khách sạn là hết sức quan trọng để thúc đẩy cho sự tăng trưởng của ngành du lịch nói riêng và cho toàn nền kinh tế nói chung

Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường như hiện nay, bất

kỳ một khách sạn hay một doanh nghiệp nào thì mục tiêu về hiệu quả kinh doanh cũng được đặt lên hàng đầu Nó có tính chất quyết định sự sống còn, sự hưng thịnh hay tồn vong của mỗi doanh nghiệp Muốn đạt được lợi nhuận tối

đa thì buộc các doanh nghiệp phải tạo ra nhiều doanh thu để bù đắp các khoản chi phí đã chi ra trong quá trình kinh doanh

Để có thể quản lý hoạt động kinh doanh được hiệu quả thì hạch toán kế toán là một công cụ hỗ trợ đắc lực không thể thiếu, đặc biệt là hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh Như vậy, có thể thấy rằng kế toán xác định kết quả kinh doanh là nền tảng cho quá trình phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mọi hoạt động và nghiệp vụ phát sinh trong doanh nghiệp đều được hạch toán kịp thời để đi đến công việc cuối cùng là xác định kết quả kinh doanh

Bên cạnh việc xác định kết quả kinh doanh một cách chính xác thì việc phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng có ý nghĩa rất quan trọng, giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát về toàn bộ doanh nghiệp và biết được quá trình kinh doanh của doanh nghiệp mình có đạt hiệu quả hay không Trên cơ sở đó để đề ra những chiến lược kinh doanh tối ưu, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp Chính vì thế, qua thời gian tìm hiểu hoạt động kinh doanh của Khách Sạn Cửu Long và nhận thức được tầm quan trọng của việc

kinh doanh Khách Sạn nên em đã chọn đề tài: “Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại Khách Sạn Cửu Long - Cần Thơ” để làm đề tài luận

văn tốt nghiệp

Trang 14

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu chung

Đánh giá công tác kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh của Khách Sạn Cửu Long – Cần Thơ, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Khách Sạn

- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8/2014 đến tháng 11/2014

1.3.3 Đối tƣợng nghiên cứu

- Kế toán xác định kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính và các khoản doanh thu, chi phí tại Khách Sạn Cửu Long – Cần Thơ

Trang 15

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.1.1 Khái niệm kết quả hoạt động kinh doanh

Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, được biểu hiện dưới hình thức giá trị thông qua chỉ tiêu lãi hoặc lỗ (Hà Thị Ngọc Mai và cộng sự 2007, trang 375) Kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng lãi (nếu doanh thu lớn hơn chi phí), hoặc lỗ (nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí)

Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác (Lê Thị Hòa, 2005, trang 694):

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ), chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

- Lợi nhuận khác là số chênh lêch giữa thu nhập khác và chi phí khác

2.1.1.2 Ý nghĩa kết quả hoạt động kinh doanh

Xác định đúng kết quả kinh doanh là cơ sở đánh giá hiệu quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến sự sống còn của doanh nghiệp Việc xác định một cách chính xác kết quả kinh doanh trong kỳ sẽ cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời cho các bên quan tâm, thu hút đầu tư vào công

ty, giữ vững uy tín của công ty trong mối quan hệ với bên ngoài

2.1.2 Kế toán kết quả hoạt động kinh doanh chính

2.1.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

 Khái niệm:

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được, hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và nghiệp vụ phát sinh doanh thu như: bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có) (Trần Quốc Dũng, 2011, trang 127)

- Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra và bán hàng hóa

Trang 16

- Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thỏa thuận theo Hợp đồng trong một kỳ hoặc nhiều kỳ kế toán, cũng như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, khách sạn, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động, tư vấn,kiểm toán, cho thuê bất động sản đầu tư (cho thuê tài sản hoạt động) (Lê Thị Hòa, 2005, trang 528)

Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nhằm phản ánh tình hình doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh và tình hình kết chuyển doanh thu bán hàng thuần trong kỳ kế toán (Trần Quốc Dũng, 2011, trang 127)

 Điều kiện ghi nhận doanh thu:

Việc xác định và ghi nhận phải tuân thủ các quy định trong Chuẩn mực

kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan:

- Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau:

(a) Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua;

(b) Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người

sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa;

(c) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

(d) Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;

(e) Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

- Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy Trường hợp giao dịch

về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong

kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán của kỳ đó Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4) điều kiện sau:

(a) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;

(b) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó;

(c) Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán;

Trang 17

(d) Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó

 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 511-“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” Tài khoản này chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư đã bán; dịch vụ đã cung cấp được xác định là đã tiêu thụ trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu được tiền (Lê Thị Hòa, 2005, trang 528) Nội dung và kết cấu tài khoản như sau:

Tài khoản 511 không có số dư cuối kỳ

TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” có 5 tài khoản cấp 2 như sau:

- TK 5111 – Doanh thu bán hàng hóa

- TK 5112 – Doanh thu bán thành phẩm

- TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ

- TK 5114 – Doanh thu trợ cấp, trợ giá

- Số thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB),

thuế xuất khẩu phải nộp Nhà nước

(tính trên doanh thu bán hàng thực tế

của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã

cung cấp cho khách hàng và được xác

định là đã bán trong kỳ kế toán);

- Số thuế GTGT phải nộp của doanh

nghiệp nộp thuế GTGT tính theo

phương pháp trực tiếp;

- Cuối kỳ kết chuyển trị giá hàng bán

bị trả lại từ TK 531 vào;

- Cuối kỳ kết chuyển khoản chiết

khấu thương mại từ TK 521 vào;

- Cuối kỳ kết chuyển số giảm giá hàng

bán từ TK 532 vào;

- Kết chuyển doanh thu thuần

- Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch

vụ của doanh nghiệp phát sinh trong

kỳ kế toán

Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có

Trang 18

 Chứng từ sử dụng

- Phiếu xuất kho, hợp đồng bán hàng, …

- Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT), hóa đơn bán hàng, …

- Ngoài ra còn sử dụng các bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ, bảng thanh toán hàng đại lý, kí gửi, …

 Các khoản làm giảm trừ doanh thu:

 Khái niệm

Các khoản giảm trừ doanh thu là toàn bộ số tiền giảm trừ cho người mua hàng được tính giảm trừ vào doanh thu hoạt động kinh doanh như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại

 Kế toán chiết khấu thương mại

 Khái niệm

Chiết khấu thương mại là số tiền giảm giá trong trường hợp khách hàng mua hàng với số lượng lớn như đã được thỏa thuận ghi trên hợp đồng mua bán

Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có

Trang 19

Hàng bán bị trả lại là trị giá của số hàng đã tiêu thụ nhƣng bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân vi phạm cam kết; vi phạm hợp đồng mua bán: hàng

bị mất, kém phẩm chất; không đúng chủng loại, quy cách

 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 531- “Hàng bán bị trả lại” Nội dung và kết cấu tài khoản nhƣ sau:

Tài khoản 531 không có số dƣ cuối kỳ

 Kế toán giảm giá hàng bán

 Khái niệm:

Giảm giá hàng bán là khoản giảm giá đƣợc doanh nghiệp chấp thuận một cách đặc biệt trên giá đã đƣợc thỏa thuận vì lý do hàng bán kém phẩm chất hay không đúng theo quy cách, mẫu mã, … đã ghi trong hợp đồng mua bán

- Kết chuyển hàng bán bị trả lại vào

TK 511 xác định doanh thu thuần

Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có

- Các khoản giảm giá hàng bán đƣợc

chấp thuận

- Kết chuyển giảm giá hàng bán vào

TK 511 xác định doanh thu thuần

Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có

Trang 20

Hình 2.1 Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến doanh thu

bán hàng và cung cấp dịch vụ

Giải thích sơ đồ

(1) Ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ;

(2) Phân bổ doanh thu trả chậm, trả góp trong kỳ;

(3) Định kỳ xác định doanh thu hoa hồng bán hàng đại lý được thưởng; (4) Doanh thu hợp đồng xây dựng theo tiến độ kế hoạch hợp đồng

xây dựng;

(5) Thuế TTĐB, thuế xuất khẩu phải nộp, thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp đối với hoạt động sản xuất kinh doanh xác định vào cuối kỳ;

(6) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ;

(7) Cuối kỳ kế toán, kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh

TK 337

TK 331 (5)

(4) (3) (2) (1)

(7) (6)

Trang 21

2.1.2.2 Kế toán chi phí hoạt động kinh doanh

Chi phí hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm: Chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp (Trần Quốc Dũng, 2011, trang 130)

a) Giá vốn hàng bán:

 Khái niệm:

Giá vốn hàng bán: là giá trị của số sản phẩm, hàng hóa, lao vụ dịch vụ hoàn thành, đã tiêu thụ được trong kỳ kế toán (Trần Quốc Dũng, 2011, trang 130)

Kế toán giá vốn hàng bán là nhằm phản ánh trị giá vốn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã xuất bán trong kỳ Đối với doanh nghiệp thương mại, giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho gồm cả chi phí mua hàng đã phân bổ cho hàng hóa bán ra Đối với doanh nghiệp sản xuất thì giá vốn hàng bán là giá thành sản xuất thực tế của thành phẩm xuất kho

Trang 22

Bên Nợ Bên Có

- Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa,

dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ;

- Chi phí (CP) nguyên vật liệu, chi phí

nhân công vượt trên mức bình thường

và CP sản xuất chung cố định không

phân bổ không được tính vào trị giá

hàng tồn kho (HTK) mà phải tính vào

GVHB của kỳ kế toán;

- Các khoản hao hụt, mất mát của

HTK sau khi trừ phần bồi thường do

trách nhiệm cá nhân gây ra;

- Chi phí tự xây dựng, tự chế tài sản

cố định (TSCĐ) vượt trên mức bình

thường không được tính vào nguyên

giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự

chế hoàn thành;

- Số trích lập dự phòng giảm giá HTK

(chênh lệch giữa số dự phòng phải lập

năm nay lớn hơn năm trước chưa sử

dụng hết)

- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ sang TK 911 để xác định KQKD;

- Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK cuối năm tài chính (chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn năm trước);

- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho trong kỳ

Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có

Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ

 Sơ đồ hạch toán:

Trang 23

Hình 2.2 Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến giá vốn

hàng bán Giải thích sơ đồ

(1) Xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ hoàn thành được xác định đã tiêu thụ;

(2) Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho một đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường;

(3) Khoảng hao hụt, mất mát của HTK sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra;

(3)

(8) (4)

(5a) (6)

Trang 24

(5) Cuối kỳ, doanh nghiệp lập khoản dự phòng giảm giá HTK:

(5a) Số dự phòng giảm giá HTK phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng giảm giá HTK đã lập năm trước;

(5b) Số dự phòng giảm giá HTK phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng giảm giá HTK đã lập năm trước;

(6) Hoàn nhập dự phòng giảm giá HTK;

- Chi phí nhân viên: tiền lương, phụ cấp và các khoản trính theo lương như bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN);

- Chi phí về nguyên vật liệu, bao bì đóng gói, bảo quản sản phẩm;

- Chi phí về phân bổ công cụ, dụng cụ;

- Chi phí về khấu hao tài sản cố định dung cho công tác bán hàng;

- Chi phí về các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho công tác bán hàng như: tiền thuê nhà kho, cửa hàng, thuê các tài sản cố định khác; tiền sửa chữa tài sản cố định; vận chuyển, bốc vác hàng hóa đưa đi bán; tiền huê hồng cho đại

lý, tiền trả cho người ủy thác xuất khẩu; tiền điện, nước, điện thoại, …

- Các khoản chi phí bằng tiền khác phục vụ cho công tác bán hàng như: chi tiếp khách, công tác phí cho nhân viên bán hàng, văn phòng phẩm; chi quảng cáo, khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm, hội nghị khách hàng

 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 641- “Chi phí bán hàng” Nội dung và kết cấu tài khoản như sau:

Trang 25

Tài khoản 641 không có số dư cuối kỳ

Tài khoản 641 được mở chi tiết 7 tài khoản cấp 2:

- TK 6411 - Chi phí nhân viên

- TK 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì

- Bảng lương, bảng phân bổ tiền lương

- Phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ

- Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ

- Bảng phân bổ chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển

- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ

- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng…phục vụ cho công việc bán hàng

Trang 26

Hình 2.3 Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến chi phí bán hàng

Giải thích sơ đồ

(1) Chi phí vật liệu, công cụ;

(2) Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương;

(3) Chi phí khấu hao TSCĐ;

(4) Chi phí phân bổ dần, chi phí trích trước;

(5) Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bẳng tiền khác;

(6) Các khoản thu giảm chi;

Trang 27

(8) Chi phí chờ kết chuyển;

(9) Hoàn nhập dự phòng phải trả (về chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa);

(10) Thuế GTGT không được khấu trừ tính vào chi phí bán hàng

c) Chi phí quản lý doanh nghiêp:

 Khái niệm:

Chi phí quản lý doanh nghiệp (CPQLDN) là các khoản chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp, thường bao gồm các khoản chi phí sau (Trần Quốc Dũng, 2011, trang 131):

- Chi phí tiền lương, phụ cấp và khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN nhân bộ phận quản lý doanh nghiệp;

- Chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho văn phòng như văn phòng phẩm, các dụng cụ quản lý nhỏ;

- Chi phí về khấu hao TSCĐ dung trong công tác quản lý doanh nghiệp; - Thuế môn bài, thuế nhà đất;

- Chi phí dự phòng: khoản trích dự phòng phải thu khó đòi;

- Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ cho công tác quản lý như tiền điện, nước, điện thoại văn phòng, tiền thuê các tài sản cố định, tiền sửa chữa tài sản

cố định dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp;

- Các khoản chi phí bằng tiền khác như: chi phí tiếp khách, tổ chức hội nghị, hội họp, công tác phí, văn phòng phẩm, …

- Các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng trợ cấp mất việc làm

 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 642- “Chi phí quản lý doanh nghiệp” Nội dung và kết cấu tài khoản như sau:

Trang 28

Tài khoản 642 không có số dư cuối kỳ Tài khoản 642 có 8 tài khoản cấp 2:

- TK 6421-Chi phí nhân viên quản lý

- TK 6422-Chi phí vật liệu quản lý

- Bảng lương, bảng phân bổ tiền lương

- Phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ

- Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ

- Bảng phân bổ chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển

- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng và các chứng từ kế toán khác phục vụ cho công việc quản lý doanh nghiệp

 Sơ đồ hạch toán

- CPQLDN thực tế phát sinh trong kỳ;

- Trích lập thêm khoản dự phòng phải

thu khó đòi, dự phòng phải trả

- Các khoản ghi giảm CPQLDN cuối niên độ kế toán, hoàn nhập số chênh lệch dự phòng phải thu khó đòi đã trích lập lớn hơn số phải trích lập cho năm tiếp theo;

- Cuối kỳ kết chuyển CPQLDN sang

TK 911 để xác định KQKD

Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có

Trang 29

Hình 2.4 Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí

quản lý doanh nghiệp

(10) (4)

(9)

(3)

Trang 30

Giải thích sơ đồ

(1) Chi phí vật liệu, công cụ;

(2) Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương;

(3) Chi phí khấu hao TSCĐ;

(4) Chi phí phân bổ dần, chi phí trích trước;

(5) Chi phí quản lí cấp dưới phải nộp lên cấp trên theo quy định;

(6) Thuế môn bài, tiền thuế đất phải nộp ngân sách Nhà nước;

(7) Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác;

(8) Các khoản thu giảm chi;

(9) Kết chuyển chi phí bán hàng;

(10) Hoàn nhập dự phòng phải trả (về chi phí bảo hành, sửa chữa sản phẩm);

(11) Thuế GTGT không được khấu trừ tính vào chi phí QLDN

2.1.3 Kế toán kết quả hoạt động tài chính

2.1.3.1 Kế toán doanh thu hoạt động tài chính

 Khái niệm:

Doanh thu hoạt động tài chính gồm (Trần Quốc Dũng, 2011, trang 133):

- Tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm, trả góp; lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu; chiết khấu thanh toán do mua hàng hóa, dịch vụ; lãi cho thuê tài chính

- Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản

- Cổ tức lợi nhuận được chia

- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;

- Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng

- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;

- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ; khoản lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

- Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn

Kế toán doanh thu hoạt động tài chính là nhằm phản ánh các khoản thu nhập về các hoạt động tài chính, ngoài thu nhập về bán hàng và thu nhập khác

Trang 31

của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh (Trần Quốc Dũng,

2011, trang 133)

 Điều kiện ghi nhận

Việc xác định và ghi nhận phải tuân thủ các quy định trong Chuẩn mực

kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan:

Doanh thu phát sinh từ tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia của doanh nghiệp được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời hai (2) điều kiện sau:

(a) Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch đó;

(b) Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn

- Các chứng từ liên quan đến công trái, công phiếu

- Các văn bản góp vốn, các bản kiểm định, quyết định, …

Trang 32

Hình 2.5 Sơ đồ hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến doanh

thu hoạt động tài chính

Giải thích sơ đồ

(1) Doanh thu cổ tức, lợi nhuận được chia phát sinh trong kỳ từ hoạt động góp vốn đầu tư;

(2) Dùng cổ tức, lợi nhuận được chia để bổ sung vốn góp;

(3) Lãi tỷ giá hối đoái khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ bằng ngoại tệ;

(4) Xử lý lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối;

(5) Cuối kỳ kế toán, xác định thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp đối với hoạt động tài chính (nếu có);

(6) Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính để xác định kết quả kinh doanh

TK 413 (4)

Trang 33

2.1.3.2 Kế toán chi phí hoạt động tài chính

 Khái niệm:

Kế toán chi phí hoạt động tài chính là nhằm phản ánh những khoản chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán,…,khoản lập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán, đầu tư khác, khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ,…trong kỳ kế toán của doanh nghiệp (Trần Quốc Dũng, 2011, trang 135)

- Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá

ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ;

- Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ;

- Dự phòng giảm giá đầu tư chứng

khoán;

- Chi phí trả lãi tiền vay, lãi mua hàng

trả góp, trả chậm;

- Số tiền chiết khấu thanh toán cho

người mua sản phẩm, hàng hóa doanh

Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có

Trang 34

Hình 2.6 Sơ đồ hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu liên quan đến chi phí tài

chính

Giải thích sơ đồ

(1) Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hóa, dịch vụ được hưởng Chi phí phát sinh cho hoạt động vay vốn, chi phí hoạt động đầu tư

chứng khoán, chi phí hoạt động tài chín; số lỗ về tỷ giá do bán ngoại tệ;

(2) Bán hoặc nhận lại vốn góp liên doanh, vốn góp vào công ty con mà giá bán nhỏ hơn giá trị vốn góp;

(3) Định kỳ, phân bổ lãi tiền vay vào chi phí tài chính;

(4) Lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn, dài hạn (lập lần đầu, lập bổ sung);

(5) Xử lý lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối năm;

(6) Bán các khoản chứng khoán ngắn, dài hạn mà giá bán nhỏ hơn giá vốn;

Trang 35

(7) Cuối kỳ kết chuyển chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh

2.1.4 Kế toán thu nhập và chi phí khác

2.1.4.1 Kế toán thu nhập khác

 Khái niệm:

Thu nhập khác là các khoản thu không thường xuyên góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ

Kế toán các khoản thu nhập khác là nhằm phản ánh tình hình phát sinh

và kết chuyển các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp ngoài thu nhập bán hàng và cung cấp dịch vụ, thu nhập từ hoạt động tài chính trong kỳ kế toán của doanh nghiệp (Trần Quốc Dũng, 2011, trang 136)

Thu nhập khác của doanh nghiệp gồm:

- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;

- Các khoản thuế được ngân sách Nhà nước hoàn lại;

- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;

- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có);

- Thu nhập từ quà biếu, quà tặng bằng tiền hoặc hiện vật của tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp, …

 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 711- “Thu nhập khác” Nội dung và kết cấu tài khoản như sau:

Trang 36

Bên Nợ Bên Có

- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có)

tính theo phương pháp trực tiếp đối

với các khoản thu nhập khác (nếu có)

(ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính

theo phương pháp trực tiếp)

- Cuối kỳ kế toán kết chuyển các

khoản thu nhập khác trong kỳ sang tài

khoản 911 – Xác định kết quả kinh

(6)

Trang 37

(1) Thu về thanh lý TSCĐ, thu phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng kinh tế, tiền bảo hiểm được các tổ chức bảo hiểm bồi thường, nợ khó đòi đã xử

lý sau đó đã thu được nợ;

(2) Thu nhập khác phát sinh từ khi đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ;(3) Khoản tiền phạt khách hàng khấu trừ vào tiền ký cược, ký quỹ ngắn hạn, dài hạn, khấu trừ lương của cán bộ- công nhân viên;

(4) Doanh nghiệp được tài trợ, biếu tặng vật tư, hàng hóa, TSCĐ;

(5) Cuối kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp của số thu nhập khác;

(6) Cuối kỳ, kết chuyển thu nhập khác sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh

Kế toán chi phí khác là nhằm phản ánh các khoản chi phí và các khoản lỗ

do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp (Trần Quốc Dũng, 2011, trang 138)

Chi phí khác trong doanh nghiệp bao gồm:

- Chi phí về thanh lí, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ khi thanh lý, nhượng bán;

- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vậu tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;

- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng, bị phạt thuế, truy nộp thuế;

- Các khoản chi phí khác, …

 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 811- “Chi phí khác” Nội dung và kết cấu tài khoản như sau:

Trang 38

Bên Nợ Bên Có

- Các khoản chi phí khác phát sinh - Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ

các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh

(1) Chi phí phát sinh khi thanh lý, nhƣợng bán TSCĐ;

(2) Chi phí khác phát sinh khi đánh giá lại vật tƣ, hàng hoá, TSCĐ

Trang 39

(3) Các khoản tiền phạt phải nộp do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế, truy thu thuế;

(4) Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh

2.1.5 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là nhằm phản ánh tình hình phát sinh và kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp được hoãn lại của kỳ kế toán (Trần Quốc Dũng, 2011, trang 140)

2.1.5.1 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

 Khái niệm:

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành

Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là nhằm phản ánh tình hình phát sinh và kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của năm hiện hành

 Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 8211 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” Nội dung và kết cấu tài khoản như sau:

- Thuế TNDN phát sinh trong năm

- Thuế TNDN phải nộp bổ sung của

các năm trước

- Thuế TNDN thực tế đã nộp trong năm

- Thuế TNDN phải nộp giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước

- Kết chuyển thuế TNDN hiện hành vào TK 911

Tổng số phát sinh nợ Tổng số phát sinh có

Tài khoản 8211 không có số dư cuối kỳ

 Sơ đồ hạch toán:

Trang 40

(2) Điều chỉnh giảm thuế TNDN (khi số tạm nộp > số phải nộp);

(3) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thuế TNDN để xác định kết quả kinh doanh

2.1.5.2 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả

 Khái niệm:

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại là số thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải nộp trong tương lai phát sinh từ:

- Ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong năm

- Hoàn nhập tài sản thuế thu nhập hoãn lại đã được ghi nhận từ các năm trước

 Tài khoản sử dụng

Tài khoản 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” Nội dung

và kết cấu tài khoản như sau:

(3)

Ngày đăng: 16/10/2015, 22:36

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w