Tìm hiểu CHỈ số PHÁT TRIỂN CON NGƯỜi HDI

50 1.2K 3
Tìm hiểu CHỈ số PHÁT TRIỂN CON NGƯỜi HDI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong sự phát triển của mỗi quốc gia, vai trò của con người với tư cách là người lao động – người sản xuất là rất lớn lao. Ở nước ngoài sự quan tâm đến sức lao động luôn đi kèm với việc nâng cao về chất lượng, tiềm năng của con người, nhằm làm tạo ra nguồn lao động có chất lượng cao, có năng suất cao hơn là rất quan trọng. Chất lượng lao động có thể được nâng cao nhờ giáo dục cả trẻ em và người lớn, nhờ chăm sóc sức khỏe tốt và sự nuôi dưỡng đối với trẻ em và người lao động… Chính vì vậy nhiều nước coi việc đầu tư vào tư bản con người quan trọng không kém đầu tư về sức lực. Sự phát triển tiềm năng của con người và phát triển kinh tế xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng đến nhau. Để thể hiện tầm quan trọng của con người, cơ quan Báo cáo phát triển con người của chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã nghiên cứu và đưa ra chỉ số phát triển con người (HDI

MỤC LỤC A Đặt vấn đề B Nội dung I : tìm hiểu chung về HDI II : Vấn đề về tuổi thọ III : Vấn đề về giáo dục IV : Vấn đề về kinh tế V : giải pháp cơ bản để phát triển con người ở Việt Nam hiện nay C Kết luận Tài liệu tham khảo A Đặt vấn đề Trong sự phát triển của mỗi quốc gia, vai trò của con người với tư cách là người lao động – người sản xuất là rất lớn lao. Ở nước ngoài sự quan tâm đến sức lao động luôn đi kèm với việc nâng cao về chất lượng, tiềm năng của con người, nhằm làm tạo ra nguồn lao động có chất lượng cao, có năng suất cao hơn là rất quan trọng. Chất lượng lao động có thể được nâng cao nhờ giáo dục cả trẻ em và người lớn, nhờ chăm sóc sức khỏe tốt và sự nuôi dưỡng đối với trẻ em và người lao động… Chính vì vậy nhiều nước coi việc đầu tư vào tư bản con người quan trọng không kém đầu tư về sức lực. Sự phát triển tiềm năng của con người và phát triển kinh tế xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và ảnh hưởng đến nhau. Để thể hiện tầm quan trọng của con người, cơ quan Báo cáo phát triển con người của chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã nghiên cứu và đưa ra chỉ số phát triển con người (HDI). 1 B NỘI DUNG I : Tìm hiểu chung về HDI HDI (Human developmen Index) là thước đo tổng hợp về sự phát triển của con người, phản ánh mức độ đạt được những khát vọng chung của họ. Đó là sức khỏe dồi dào, có tri thức và mức thu nhập cao,chỉ số này dao động từ 0-1 Để xác định chỉ số HDI trước đây người ta chỉ căn cứ vào chỉ tiêu mức sống của con người. Như vậy những nước có thu nhập bình quân cao, mức sống cao đương nhiên có chỉ số HDI cao. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng, không phải nước nào có thu nhập lớn thì trình độ dân trí đều cao và đều chú ý chăm lo sức khỏe, phúc lợi xã hội cho con người. Ngược lại, nhiều nước có thu nhập bình quân thấp, mức sống chưa cao nhưng rất quan tâm tới mục tiêu giáo dục, y tế và chăm sóc sức khỏe cho mọi thành viên. Chính vì vậy hiện nay cơ quan báo cáo phát triển con người của chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã lựa chọn đưa ra 3 chỉ số liên quan đến sự phát triển con người để đánh giá HDI, đó là: Tuổi thọ, giáo dục, mức sống. Sức khỏe: Một cuộc sống dài lâu và khỏe mạnh, đo bằng tuổi thọ trung bình. Tri thức: Được đo bằng tỉ lệ số người lớn biết chữ và tỉ lệ nhập học các cấp giáo dục (tiểu học, trung học, đại học). 1. Thu nhập: Mức sống đo bằng GDP bình quân đầu người. HDI là số trung bình nhân của các số sau: Chỉ số tuổi thọ trung bình – LEI (Life expectancy) Chỉ số tuổi thọ trung bình = Tuổi thọ trung bình - 20 83.4 - 20 Chỉ số học vấn – EI 2/3 tỉ lệ số người lớn biết chữ cộng với 1/3 tỷ lệ chung trong cả nước. Chỉ số GDP bình quân đầu người – II (GDP tính theo phương pháp sức mua tương đương quy ra dollar Mỹ): 2 Chỉ số thu nhập đầu người = Chỉ số phát triển con người: HDI = Bảng 1. Phân loại HDI 2011 Phân loại HDI Xếp hạng quốc gia Rất cao từ 0,889 trở lên 1 – 47 Cao 0,741 – 0,888 48 – 94 Trung bình 0,630 – 0,740 95 – 141 Thấp 0,456 – 0,629 142 - 187 Bảng phân loại HDI của UNDP năm 2011 Bản đồ số liệu về chỉ số phát triển con người trên thế giới (dựa trên dữ liệu năm 2011, công bố vào 2 tháng 11, 2011) 3   0,900 trở lên   0,650–0,699   0,400–0,449   0,850–0,899   0,600–0,649   0,350–0,399   0,800–0,849   0,550–0,599   0,300–0,349   0,750–0.799   0,500–0,549   dưới 0,300   0,700–0,749   0,450–0,499   Không có dữ liệu Nguồn biểu đồ: http://hdrstats.undp.org/en/countries/profiles/VNM.html Tình hình HDI của Việt Nam và thế giới 4 Báo cáo phát triển con người 2011 do Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) công bố tại Hà Nội ngày 9 tháng 11 năm 2011 cho thấy Việt Nam đứng trong nhóm các nước có mức phát triển con người trung bình và xếp thứ 128 trên 187 nước được khảo sát với chỉ số tuổi thọ trung bình của người VN là 75,2, thu nhập quốc dân đầu người là 2.805 USD/năm và số năm đến trường trung bình của người VN chỉ tăng một năm từ 4,5 lên 5,5 năm. Chỉ số này đã tăng 11% so với mức được công bố 10 năm trước đây nhưng không thay đổi so với năm 2010. Những tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được trong từng chỉ số thành phần của HDI cho thấy tiến bộ chung về phát triển con người chủ yếu do tăng trưởng kinh tế. Những tiến bộ về phát triển xã hội, bao gồm cả y tế và giáo dục diễn ra chậm hơn và đóng góp ít hơn cho HDI của Việt Nam. Trích báo cáo phát triển con người của Liên Hợp Quốc năm 2011 Vấn đề được đặt ra là tại sao lại có sự chênh lêch lớn đến như vậy? Sự chênh lệch đó có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển bền vững của HDI. Và đề ra phương án giải quyết thực trạng này. Do đó, chúng ta cần nghiên cứu sâu hơn về 3 yếu tố này để đưa ra câu trả lời phù hợp nhất cho 3 vấn đề trên 5 II Vấn đề tuổi thọ trung bình: 1. Định nghĩa Tuổi thọ trung bình (tiếng Anh: Life expectancy) là số năm dự kiến còn lại của cuộc đời ở một độ tuổi nhất định. Tuổi thọ trung bình phụ thuộc vào các tiêu chuẩn được sử dụng để chọn các nhóm. Tuổi thọ trung bình thường được tính riêng cho nam và nữ. Nữ giới thường sống lâu hơn nam giới ở hầu hết các quốc gia có hệ thống y tế sản khoa tốt. 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ 2.1. Di truyền Trong một nghiên cứu công bố trên tạp chí "American Geriatrics Society" ra ngày 2/8/2011, các nhà khoa học Israel cho biết con người sống lâu còn do gen di truyền. Các nhà khoa học thuộc trường Đại học Y Albert Einstein của Israel đã tiến hành nghiên cứu đối với 477 cụ già Ashkenazim - người Do Thái thuần chủng - có tuổi thọ từ 95-122, sống độc lập, tự xoay sở cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy so với 3.164 người khác ra đời cùng thời gian, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của nhóm cụ già người Ashkenazim không hề tốt hơn, nhưng họ vẫn sống thọ hơn. Thậm chí, những cụ ông trong nhóm "bách niên giai lão" này còn uống rượu nhiều hơn (24%) và luyện tập sức khỏe ít hơn (43%) so với nhóm người bình thường (22%uống rượu và 57% tập thể dục) 6 Chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của nhóm cụ già người Ashkenazim không hề tốt hơn, nhưng họ vẫn sống thọ hơn. Nhà khoa học Nir Barzilaiph, trưởng nhóm nghiên cứu trên cho biết những cụ trăm tuổi trên có thể sở hữu các gen sống thọ, giúp họ chống chọi được với tác động tiêu cực của lối sống không thực sự lành mạnh. Cùng bị thừa cân, nhưng các cụ thuộc nhóm người Ashkenazim lại không có nguy cơ béo phì cao như nhóm người bình thường. Người Ashkenazim được chọn để nghiên cứu do họ có sự ổn định về gen hơn các tộc người khác. Điều đó giúp giới chuyên môn dễ phát hiện sự khác nhau về gen khi nghiên cứu. 2.2 Giới tính Viện nghiên cứu khoa học xã hội và y tế công cộng của Anh đã phân tích tỷ lệ tử vong của 30 quốc gia châu Âu và đưa ra kết luận rằng trong mỗi 100.000 người, tỷ lệ tử vong của nam giới luôn nhiều hơn nữ giới vài trăm người. Cùng với xu hướng chung của thế giới, Việt Nam cũng là một trong số những quốc gia được đánh giá là có sự chênh lệch tuổi thọ trung bình giữa nam và nữ.(tuối thọ trung bình của người Việt Nam năm 2010 là 72,8 tuổi trong đó nữ là 75.6 tuổi và nam là 70,2 tuổi) 7 Nguyên nhân: ● Do gen : Một nghiên cứu mới phát hiện, các biến dị đối với ADN của ti thể (mitochondria) trong tế bào sinh vật có thể là nguyên nhân gây những khác biệt về tuổi thọ của nam và nữ. Ti thể bào quan phổ biến ở hầu hết các tế bào động vật – đóng một vai trò thiết yếu đối với sự sống vì chúng là nơi chuyển hóa thức ăn thành năng lượng vận hành cơ thể. Ở hầu hết các loài, ADN của ti thể chỉ được truyền từ mẹ cho con, không “dính líu” đến bố. Tiến sĩ Damian Dowling và nghiên cứu sinh tiến sĩ Florencia Camus đến từ Trường nghiên cứu Sinh vật học Monash (Mỹ) đã hợp tác với tiến sĩ David Clancy thuộc Đại học Lancaster (Anh) để khám phá ra những khác biệt về tuổi thọ và quá trình lão hóa sinh vật ở ruồi giấm đực và cái mang các biến dị ti thể.Nhóm nghiên cứu nhận thấy, biến thể gen ở các ti thể là dấu hiệu đáng tin cậy về tuổi thọ ở giống đực, không phải giống cái. Trang Daily Mail dẫn lời tiến sĩ Dowling nói, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng vô số biến dị bên trong ADN của ti thể ảnh hưởng tới việc giống đực sống lâu tới mức nào cũng như tốc độ lão hóa của chúng. 8 - Do thói quen hàng ngày và hoạt động sống ● Nam giới thường sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện,…là nguyên nhân chính gây ra các bệnh nguy hiểm như ung thư phổi, lao, sơ gan ● Nam giới cũng thường tử vong cao hơn nữ giới do các chấn thương như : tai nan giao thông, bạo lực, chiến tranh,……. Trong nghiên cứu về bệnh tật và tử vong hàng đầu tại Việt Nam trong 5 năm (2007 – 2011), TS. Nguyễn Phương Hoa (Đại học Y Hà Nội) chỉ rõ: kết quả điều tra hơn 10.000 ca tử vong tại 192 xã thuộc 16 tỉnh ở Việt Nam, thì tai nạn giao thông đứng thứ 2, chỉ sau các bệnh lý về mạch máu não, xếp trên cả các nguyên nhân gây tử vong như ung thư, HIV/AIDS. Tỉ lệ người chết vì tai nạn giao thông đang bị trẻ hoá, với 14% người chết trong độ tuổi từ 15 – 19. 80% số người chết và bị thương do tai nạn giao thông là nam giới. - Sự khác biệt về sinh học thì giải thích rằng phụ nữ có khả năng miễn dịch tốt hơn với 9 các bệnh về lây nhiễm hay thoái hóa. Sinh lý học: Theo chủ hướng tiến hóa, giống cái của các loài có hai nhiệm vụ: một là chuyển lại gen của mình cho con cái (di truyền), hai là nuôi dưỡng và bảo vệ con cái. Ở con người, phụ nữ khoảng tuổi trên 50 bị tắt kinh, mất khả năng sinh sản, do đó có đủ thời gian và sức khỏe tiếp tục che chở nuôi con và cháu của mình. Còn đàn ông thì chỉ cần đưa gen (tinh trùng) xong là đủ. Vì vậy, động lực tiến hóa sinh tồn của phụ nữ mạnh hơn đàn ông.[7] - Sinh sản an toàn: Nhờ phát triển y học nên số phụ nữ chết khi sinh nở giảm nhiều 2.3 Những yếu tố địa lý : Life Expectancy at birth (years) over 80 60-65 77.5-80 55-60 75-77.5 50-55 72.5-75 45-50 70-72.5 40-45 67.5-70 under 40 10 65-67.5 2.3.1. Khí hậu not available Người ta thấy rằng, phần lớn các cụ có tuổi thọ cao thường sống ở các vùng có khí hậu trong lành như vùng biển hoặc nông thôn, miền núi, nơi có nhiều cây xanh và khí hậu trong lành quanh năm. Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta, tỷ lệ người cao tuổi chiếm tới 11-12%. Riêng huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, với số dân gần 10.000 người đã có 2.400 người cao tuổi. Kết quả công trình nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc trường đại học Queensland University of Technology và CSIRO thực hiện cho thấy việc nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 2 độ C vào năm 2050 sẽ làm cho tuổi thọ trung bình của con người bị giảm đi đáng kể. Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Nature Climate Change này tập trung vào thành phố Brisbane, nơi có đặc điểm khí hậu cận nhiệt đới. Giáo sư Adrian Barnett, trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: "Nhiệt độ tại Brisbane tăng thêm 2 độ C từ nay tới năm 2050 sẽ làm tổng tuổi thọ của người dân tại thành phố này giảm đi 381 năm mỗi năm." Nhiệt độ tăng cao hơn con số trên sẽ dẫn tới thảm họa. Các nhà nghiên cứu dự đoán nếu nhiệt độ tăng thêm 4 độ C thì tổng tuổi thọ của người dân ở Brisbane sẽ giảm 3.242 năm mỗi năm. 2.3.2. Đai cao Theo nghiên cứu của các nhà khoa học và ngiên cứu sinh ở đại học Harvad và Đại học Athens (2007) tại một ngôi làng ở độ cao 3.100 mét ở Hy Lạp, cư dân ở đây bị cơn đau tim ít hơn và sống lâu hơn so với người dân ở hai vùng đồng bằng gần đó. Nghiên cứu của họ theo dõi 1.198 nam giới và phụ nữ trong nhiều năm l5. Mặc dù các cư dân miền núi trung bình có huyết áp cao, mức cholesterol và mỡ trong máu, họ chết vì bệnh tim ở mức ít hơn một nửa của vùng đồng bằng. Tỷ lệ tử vong thấp hơn 61% đối với những người đàn ông, 54% thấp hơn cho phụ nữ 2.4 Những yếu tố xã hội: giáo dục, tội phạm, chiến tranh,…. Các quốc gia đang xảy ra chiến tranh hoặc có tình hình chính trị bất ổn thì tuổi thọ của người dân không cao như Liberia có tuổi thọ trung bình của người dân là 45,7 năm, Nam Phi là 49,3 năm , Afganítan là 43,8 năm,…… 11 3 Tình hình tuổi thọ ở Việt Namvà trên thế giới hiện nay 3.1 Tình hình tuổi thọ của một số nước trên thế giới Quốc gia Tuổi thọ Tuổi thọ trung bình trung bình năm 2002 năm 2005 Tây Ban Nha 81,02 82,31 Úc 80,00 80,39 Ý 79,25 79,68 Pháp 79,05 79,60 Đức 77,78 78,65 Anh 77,99 78,4 Hoa Kỳ 77,4 77,7 Hiện nay dân Nhật bản sống lâu nhất : tuổi thọ trung bình là 86,44 tuổi ( năm 2009 ) Các nước tiên tiến là 77-83 tuổi (thí dụ: Canada: 80.1 tuổi theo thống kê năm 2005) Các nước chậm tiến là 35-60 tuổi (thí dụ: Mozambique: 40.3 tuổi theo thống kê năm 2005) 3.2 Tình hình tuổi thọ ở Việt Nam hiện nay 3.2.1 Tuổi thọ trung bình của Việt Nam qua các năm Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam 50 năm qua đã tăng được 35 tuổi (từ 40 tuổi vào năm 1960 lên 75 tuổi vào năm 2010). Trong khi đó, tuổi thọ trung bình của thế giới chỉ tăng được 21 tuổi (từ 48 tuổi lên 69 tuổi). Hiện nước ta có khoảng 8,65 triệu người cao tuổi, chiếm 9,9% dân số. Trong số đó chỉ có 4,8% NCT có sức khỏe tốt và rất tốt, 65,4% là yếu và rất yếu. Trong đó, có 26,1% NCT không có bất cứ loại bảo hiểm y tế nào, trên 51% NCT không đủ tiền chi trả cho việc điều trị, dẫn đến không điều trị. 12 Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tuổi 70.05 70.61 70,61 70,85 70,07 73 72 72,6 75 thọ trung binh Theo "Toàn cảnh Dân số thế giới, 2008" của Liên hợp quốc, vào năm 2050, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam sẽ là 80,4 trong đó nữ là 82,5 tuổi, nam là 78,2 tuổi. Hình 1: Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam, 2010 -2050 3.2.2 . Chênh lệch về tuổi thọ giữa các vùng Việt Nam Theo số liệu của Điều tra người cao tuổi Việt Nam năm 2011, 39% người cao tuổi Việt Nam vẫn đang làm việc, tỷ lệ người cao tuổi ở vùng nông thôn và phụ nữ cao tuổi tham gia vào lực lượng lao động cao hơn đáng kể so với người cao tuổi sinh sống tại các khu vực đô thị và nam giới cao tuổi. Người ta thấy rằng, phần lớn các cụ có tuổi thọ cao thường sống ở các vùng có khí hậu trong lành như vùng biển hoặc nông thôn, miền núi, nơi có nhiều cây xanh và khí hậu trong lành quanh năm. Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ nước ta, tỷ lệ người cao tuổi chiếm tới 11-12%. Riêng huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, với số dân gần 10.000 người đã có 2.400 người cao tuổi. Những nơi có điều kiện kinh tế phát triển tuổi thọ trung bình cao hơn so với các 13 khu vực điều kiện kinh tế khó khăn. Nguyên nhân: - Chất lượng cuộc sống của người thành thị cao hơn nông thôn, mức sống cao là một trong những nhân tố tích cực nâng cao tuổi thọ của con người và thúc đẩy già hóa dân số ở thành thị. Ví dụ ở thành thị có nhiều khu vui chơi giải trí cho mọi lứa tuổi, nhiều câu lạc bộ, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng... đáp ứng đủ đời sống tinh thần và nhu cầu của bản thân ● Chế độ dinh dưỡng cũng có sự khác biệt lớn giữa thành thị và nông thôn. Ở thành thị nhu cầu dinh dưỡng luôn được đáp ứng một cách đầy đủ và liên tục trong mỗi bữa ăn hằng ngày đảm bảo nguồn năng lượng để phát triển toàn diện. Trong khi đó các bữa ăn của những gia đình ở nông thôn thường bị mất cân bằng dinh dưỡng cụ thể có những nhóm dinh dưỡng quá thừa so với nhu cầu cơ thể nhưng có những nhóm dinh dưỡng lại thiếu một các trầm trọng (bữa cơm của người thành phố) 14 (bữa cơm của người nông thôn) ● Điều kiện cơ sở vật chất ở khu vực nông thôn còn kém, người nông dân phần lớn không quan tâm đến sức khỏe, chỉ khi bệnh nặng mới đi khám, sử dụng thuốc bừa bãi không theo chỉ dẫn thậm chí còn không chịu chữa bệnh. Đến khi khám phát hiện ra bệnh thỉ đã quá muộn, khả năng chữa khỏi không cao 3.2.3. Chênh lệch tuổi thọ giữa các ngành nghề Theo thống kê của các Sở LĐ-TB&XH, giai đoạn 2005-2010, cả nước đã có trên 30.000 người bị tai nạn lao động (TNLĐ) và trên 4.000 người chết vì TNLĐ. Thực tế, số vụ TNLĐ và số người chết còn cao hơn nhiều do có những trường hợp TNLĐ bị doanh nghiệp che giấu, không khai báo. Theo dự báo, giai đoạn 2010-2015, mỗi năm sẽ có thêm khoảng 170.000 người bị TNLĐ với 1.700 người chết, số người mắc mới bệnh nghề nghiệp hàng năm cũng sẽ tăng trên 1.000 người; thiệt hại ước tính sẽ trên 2.000 tỷ đồng mỗi năm. Tuổi thọ của các nhóm nghề là khác nhau và khoảng cách giữa các nhóm nghề cũng khác nhau. Đáng chú ý là tuổi thọ trung bình tăng và khoảng cách tuổi thọ giữa các nhóm đã bị thu hẹp. Tuy nhiên, điều lạ là nhóm nghề thuộc lĩnh vực giải trí lại có tuổi thọ thấp hơn. Trong thế kỷ 20, tuổi thọ trung bình của nhóm nhà báo tăng nhẹ, lên 72 tuổi nhưng với tuổi thọ trung bình vào những năm 60 và 70 là 61 năm và năm 90 là 65 năm, các nhà báo vẫn thuộc nhóm có tuổi thọ thấp nhất. Những người trong ngành thể thao cũng không sống thọ với tuổi thọ là 61 năm vào những năm 60, 70 và 68 năm vào những năm 80, 69 năm vào những năm 2000. Thời điểm duy nhất họ sống thọ hơn 70 tuổi là vào những năm 90 thế kỷ 20 với tuổi thọ trung bình là 71. Chênh lệch tuổi thọ cao nhất là giữa nhóm người làm tôn giáo vào những 15 năm 80 thế kỷ 20 với tuổi thọ 80 và nhóm tác giả vào cùng thời gian này với tuổi thọ trung bình 61 tuổi. S o s á n h t u ổ i t h ọ t r u n g b ì n h 16 c á c n h ó m n g h ề t r o n g 1 0 n ă m g ầ n 17 đ â y Xêp loại Nhóm nghề Tuổi thọ (Bảng số liệu khảo sát năm 2010) Như vậy có sự chênh lệch lớn về tuổi thọ giữa các nhóm ngành nghề khác nhau, do đặc thù, hoàn cảnh điều kiện công việc của các nhóm ngành nghề là khác nhau Vậy để có sức khỏe tốt và để kéo dài tuổi thọ con người cần có biện pháp khắc phục các điều kiện khó khăn trong công việc như : ● Cải thiện môi trường làm việc, điều kiện lao đông của người lao động 18 ● Sử dụng các thiết bị bảo hộ phù hợp với từng loại công việc ● ● Tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người lao động tầm quan trọng của an toàn lao động Các cơ quan quản lý Nhà nước thường xuyên kiểm tra chặt chẽ,nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn các vụ TNLĐ, đề ra chế tài xử phạt nặng các hành vi cố ý vi phạm Tuy nhiên biện pháp được xem là hiệu quả nhất để tăng tuổi thọ ở người đó là:’’Luôn luôn sống thật vui vẻ,ăn uống thật hợp lý’’ III Vấn đề giáo dục: 1. Tình hình giáo dục ở Việt Nam Trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội. Điều này đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại. 19 1.1. Một số thành tựu của nền giáo dục Việt Nam Trong vấn đề giáo dục,. TS Mark Ashwill (Giám đốc Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) ở Việt Nam): Thuận lợi của giáo dục Việt Nam là văn hóa coi trọng việc học hành, là sự đầu tư về thời gian và tiền bạc của cha mẹ cho con cái họ, là sự ham học hỏi và mong muốn của những bạn trẻ muốn phát triển tiềm năng của họ thông qua giáo dục và những hoạt động liên quan đến giáo dục. ● Việt Nam đã đạt được sự chuyển biến ấn tượng .Đó chính là số năm đi học kỳ vọng tăng từ 7,8 năm vào năm 1990 lên 10,4 năm vào năm 2011 ● Quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục được phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của xã hội. Năm học 2007-2008, cả nước có gần 23 triệu học sinh, sinh viên, tăng 2,86% so với năm học 2000-2001; trong đó số học sinh học nghề tăng 2,14 lần; số học sinh trung cấp chuyên nghiệp tăng 2,41 lần; số sinh viên cao đẳng, đại học tăng 1,75 lần, nâng tỷ lệ sinh viên cao đẳng, đại học trên một vạn dân tăng 1,6 lần, số học viên cao học và nghiên cứu sinh tăng 2,5 lần ● Mạng lưới trường lớp được phát triển rộng khắp trong toàn quốc. Về cơ bản đã xóa được "xã trắng" về giáo dục mầm non; trường tiểu học đã có ở tất cả các xã, trường trung học cơ sở có ở xã hoặc cụm liên xã, trường trung học phổ thông có ở tất cả các huyện. Các cơ sở đào tạo nghề, cao đẳng và đại học được thành lập ở hầu hết các địa bàn dân cư lớn, các vùng, các địa phương. Hiện nay, cả nước có trên 9.000 trung tâm học tập cộng đồng, gần 700 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và huyện, 1.300 trung tâm tin học, nhiều trường đại học triển khai các chương trình đào tạo từ xa. Ngoài ra, có nhiều cơ sở đào tạo ngoại ngữ và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có yếu tố nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Một xã hội học tập đã hình thành rõ nét ở Việt Nam. ● ● Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đã có chuyển biến. Giáo dục mầm non, tiểu học:TheoQuyết định số 149/2006/QĐ –TTg ngày 23/06/2006, các nguồn tài chính dành cho GD mầm non trong vòng 10 năm trở lại đây cũng đã tăng lên đáng kể: từ 1.359 tỷ VNĐ năm 2001 lên 6.920 tỷ VNĐ năm 2008, theo số liệu này chi tiêu cho 20 GDMN đã tăng từ 6.88% năm 2001 lên 8.5% năm 2008; tỷ lệ trẻ 5 tuổi đến trường đã tăng từ 74% năm 2004 lên 98,6% năm 2009; cơ sở vật chất được cải thiện đáng kể và các trường đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất đã đạt 13,2% vào năm 2009 ● Tính đến tháng 5/2005 cả nước có 979000 nhà giáo, trong đó có 47646 giảng viên đại học và cao đẳng. Tỷ lệ sinh viên ĐH, CĐ/giảng viên là 28, khá cao so với các nước khác ● Tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước đã được công nhận chuẩn quốc gia về xoá mù chữ, ● phổ cập giáo dục tiểu học và đang thực hiện phổ cập trung học cơ sở. Công tác xã hội hoá giáo dục và việc huy động nguồn lực cho giáo dục đã đạt được những kết quả bước đầu. ● Công bằng xã hội trong giáo dục đã được cải thiện, đặc biệt tăng cơ hội học tập cho trẻ em gái, trẻ em người dân tộc, con em các gia đình nghèo và trẻ em khuyết tật. Giờ học môn Tiếng Việt của học sinh dân tộc thiểu số ở Lào Cai. ● Công tác quản lý giáo dục đã có nhiều chuyển biến - Tỷ lệ biết đọc, biết viết của dân số Việt Namở từ 15 tuổi trở lên là 93,5 phần trăm. - Sự khác biệt về tỷ lệ biết đọc, biết viết giữa nam và nữ có xu hướng giảm mạnh - từ 10 phần trăm vào năm 1989 xuống còn 7 phần trăm vào năm 1999 và chỉ còn 4,4 phần trăm vào năm 2009. Tuy nhiên, nữ nông thôn đang bị tụt hậu nhiều về trình độ chuyên môn kỹ thuật. - 22,7 % người Kinh đã hoàn thành trung học cơ sở hoặc cao hơn, trong khi chỉ số này chỉ ở mức khoảng 9% đối với các nhóm dân tộc thiểu số. 21 1.2 Một số tồn tại chính trong nền giáo dục hiện nay 1.2.1 Vẫn tồn tại sự chệnh lệch về tỷ lệ biết đọc, biết viết và trình độ học vấn giữa các dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh. Tỷ lệ biết đọc, biết viết của dân số Việt Nam ở độ tuổi từ 15 trở lên là 93,5 phần trăm – tăng lên 3,2 phần trăm so với năm 1999. Mặc dù tỷ lệ biết đọc, biết viết của cả nước rất cao nhưng tỷ lệ này ở các dân tộc Thái, Khơ me, và Mông vẫn còn tương đối thấp so với dân tộc Kinh (xem hình 1). Dân tộc Kinh có trình độ học vấn cao hơn nhiều so với các dân tộc thiểu số. 22,7 phần trăm người Kinh đã hoàn thành trung học cơ sở hoặc cao hơn, trong khi chỉ số này chỉ ở mức khoảng 9 phần trăm đối với các nhóm dân tộc thiểu số. Một điểm đáng chú ý khác là tỷ lệ bỏ học trong các nhóm dân tộc thiểu số là cao nhất (xem hình 2). Hình 1: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên biết đọc Hình 2: Tỷ lệ bỏ học, phân theo dân tộc biết viết phân theo dân tộc 1.2.2. Sự khác biệt giữa các vùng, miền vẫn còn tồn tại với tỷ lệ bỏ học cao nhất ở các tỉnh phía Nam Số liệu của Tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy tỷ lệ bỏ học ở độ tuổi đi học (5-18) ở các tỉnh phía Nam cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ này ở các tỉnh phía Bắc. Tỷ lệ bỏ học thấp nhất ở các tỉnh phía Bắc bao gồm Hà Nội (7,8 %), Thái Bình (8,1%), Hải Dương (8,9 phần trăm). Tỷ lệ bỏ học cao nhất là ở các tỉnh phía Nam bao gồm Bình Dương (30,8 %), Bạc Liêu (26,2 %), An Giang (25,9 %) và Sóc Trăng (25,8 %). Đồng thời, khu vực đồng bằng sông Cửu Long luôn có tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông và tỷ lệ đạt các trình độ sơ cấp, trung cấp nghề, và cao đẳng trở lên ở mức thấp nhất. 1.2.3. Công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập. 22 ● Có sự chênh lệch giữa giáo dục vùng đồng bằng và miền núi. (miền núi) ● ● (đồng bằng) Cơ sở vật chất tuy đã có nhiều biến đổi xong vẫn chưa đáp ứng tối đa nhu cầu của giáo dục. Tồn tại những bất cập trong thi cử : như hành động gian lận trong thi cử,quay cóp,học nhầm chỗ,nhầm lớp…..vv. ● Có quá nhiều trường đai học, cao đẳng, trung cấp song chất lượng đào tạo chưa thực sự cao. Đó là chưa kể đến việc tăng thêm thật nhiều nguyện vọng 1.2.3.4 vì không có sinh viên nhập học.Điếm sàn Đại hoc,cao đẳng trong những năm gần đây có xu hướng giảm mạnh(khối B năm 2007 là 15 điểm, đến năm 2012 là 13 điểm). Bằng cấp của các trường đại học ở Việt Nam chưa được quốc tế công nhận, hiện có khoảng 63% sinh viên đại học, cao đẳng thất nghiệp. 1.2.4. Mặt bằng trình độ chuyên môn, kỹ thuật thấp đặt ra thách thức lớn cho tương lai Năm 2009, trong nhóm dân số từ 15 tuổi trở lên, chỉ có 1,63% có bằng cao đẳng, có 4,17% 23 có bằng đại học và 0,21% có bằng sau đại học. Theo phân loại quốc tế về giáo dục của UNESCO, trong nhóm dân số từ 25 tuổi trở lên ở Việt Nam thì 18,9% đạt được “trình độ học vấn bậc trung”1 và chỉ có 5,4% có trình độ học vấn bậc cao (xem hình 5). Hình 5: So sánh tỷ lệ dân số từ 25 tuổi trở lên có trình độ giáo dục bậc cao của Việt Nam với một số nước trên thế giới Các số liệu so sánh quốc tế trên hình này cũng bao gồm chỉ số phát triển con người cho thấy Việt Nam có tỷ lệ dân số có trình độ học vấn bậc cao thấp hơn các nước có cùng xếp hạng về chỉ số phát triển con người (thậm chí còn thấp hơn) như Mông Cổ và Nam Phi. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với thách thức lớn về giáo dục đào tạo. 1.2.5. Việt Nam đã đạt được những tựu đáng kể về giáo dục cho phụ nữ nhưng khu vực nông thôn vẫn còn tụt hậu so với khu vực thành thị 1. 24 . Đi làm công nhân còn phải đi học bổ túc tiểu học Ở cấp quốc gia, tỷ lệ biết đọc biết viết của dân số từ 15 tuổi trở lên ở nhóm nam giới cao hơn so với nữ giới. Tuy nhiên, khi phân tích số liệu của cả 3 cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở trong các năm từ 1989 đến 2009, sự khác biệt giữa nam và nữ về tỷ lệ biết đọc, biết viết có xu hướng giảm mạnh - từ 10 % vào năm 1989 xuống còn 4,4 phần trăm vào năm 2009 (xem hình 3). Những con số này phản ánh tiến bộ đáng kể trong việc đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 3 về thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Hình 4: Tỷ lệ dân số có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao nhất, phân theo giới tính và thành thị/nông thôn Hình 3: Tỷ lệ biết đọc biết viết của nhóm dân số từ 15 tuổi trở lên 25 - Tuy nhiên, phân tích số liệu về tình trạng biết đọc, biết viết phân theo theo vùng miền cho thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ. Phụ nữ nông thôn đang bị tụt hậu nhiều về trình độ chuyên môn kỹ thuật. 2 Ảnh hưởng của giáo dục tới chỉ số phát triển con người Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, nhưng kết quả vẫn còn thấp so với thế giới, đã “kéo” chỉ số HDI của Việt Nam xuống. Chính vì vậy, giáo dục- đào tạo còn đang là một điểm “nghẽn” hiện nay. Giáo dục sẽ có nguy cơ tụt hậu như cảnh báo và Việt Nam sẽ rất khó phát triển bền vững, nhất là khi Việt Nam đang đặt ra mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp hóa vào năm 2020. Sẽ rất khó hình dung một nước công nghiệp hóa khi tính theo trung bình, người dân chỉ mới trải qua bậc học tiểu học. - Chỉ số phát triển giới GDI cho thấy vẫn còn khoảng cách giới trong giáo dục ở các tỉnh nghèo nhất. Ở một số tỉnh, tỷ lệ người lớn biết chữ là nữ thấp hơn 20-30% so với nam. Ví dụ, ở Lai Châu, tỷ lệ này của nữ là 48% so với 75,5% của nam. Tương tự, ở một số tỉnh, khoảng cách giới trong tỷ lệ nhập học chung là 30%. - Báo cáo năm nay cũng cho thấy, chi tiêu công cho giáo dục ở Việt Nam ở mức tương đương so với đa số các nước khác trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Năm 2008, chi tiêu công cho giáo dục là 5,3% GDP, chiếm 20% chi tiêu chung của Nhà nước. Tuy nhiên, kết quả giáo dục của Việt Nam còn kém so với các nước láng giềng - cả về số năm đi học trung bình và số năm đi học kỳ vọng. Bên cạnh đó, khoảng một nửa chi tiêu chung cho giáo dục là từ hộ gia đình, tùy thuộc vào cấp học và tăng mạnh ở những cấp học cao hơn. Trong 26 khi ở cấp tiểu học, chi tiêu của hộ gia đình chiếm 17,5% tổng chi tiêu thì ở cấp đại học, con số này tăng lên đến 52,2%. Thống kê cho thấy cũng như y tế, chi tiêu cho giáo dục trở thành gánh nặng đối với các hộ gia đình nghèo và thiệt thòi. Bà Ingrid Fitzgerald - tác giả báo cáo - nhận định: "Việt Nam sẽ khó cạnh tranh hiệu quả trong một thị trường ngày càng toàn cầu hóa cao và khó tránh khỏi bẫy thu nhập trung bình nếu không thể cải thiện các kết quả giáo dục và trình độ kỹ năng một cách bền vững". 3. Nguyên nhân - Các chính sách xã hội hiện nay vẫn chưa đủ để đảm bảo tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế và giáo dục có chất lượng cũng như đảm bảo khả năng chi trả cho mọi người. Chính sách xã hội hóa lại bị biến thành tình trạng thương mại hóa, thậm chí hình thành hệ thống dịch vụ “hai tầng”: Chất lượng cho người có tiền và một chất lượng khác cho người ít tiền. - Chương trình giáo dục chính thức nhất quán từ phổ thông đến ĐH chưa có, chưa bàn bạc thống nhất phê duyệt ở cấp quốc gia về những nội dung chương trình cần phải giảng dạy ở tất cả các cấp học thì đã vội vàng biên soạn sách giáo khoa. Hậu quả là bậc phổ thông học sinh bị bội thực về sách, bậc ĐH thì đói sách học chay triền miên. Chương trình giáo dục ở phổ thông quá nặng và xa rời với chuẩn quốc tế (phải bỏ đi khoảng 30%-50% khối lượng kiến thức - có môn như môn toán phải bỏ tới 60% khối lượng và viết lại cho phù hợp với quốc tế và đặc thù của lứa tuổi phổ thông). - Nhiều người phê phán phương pháp dạy và học ở các cấp còn lạc hậu, mô hình tổ chức giáo dục, đào tạo vẫn rập khuôn theo kiểu hàn lâm, nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo theo kiểu hình ống mà không có sự sàng lọc. Hiện nay giáo dục ở nước ta vẫn chủ yếu tập trung vào truyền đạt kiến thức cho học sinh, mà chưa làm cho cho học sinh, sinh viên biết cách học, cách làm người, có óc phê phán và sáng tạo, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, không ngại gian khổ hy sinh để có những thành công trong cuộc sống - Giáo viên ở bậc phổ thông chỗ thừa chỗ thiếu, việc chuẩn hóa thiếu cơ sở khoa học, ở bậc 27 ĐH thiếu khoảng 20.000 giáo viên nhưng việc sử dụng những trí thức có học hàm học vị hiện có lại nhiều bất cập về cách thức sử dụng và đãi ngộ. Người có trình độ bậc cao, trong đó không ít người có trình độ nghiên cứu và giảng dạy thuộc đẳng cấp quốc tế, cứ đến tuổi là cho về hưu, ngược với xu thế chung về sử dụng đội ngũ chuyên gia giỏi trên thế giới. - Mất cân đối trong hệ thống giáo dục quốc dân và cơ cấu nguồn nhân lực. GS Nguyễn Xuân Hãn ví von: Giáo dục phổ thông, ĐH và dạy nghề được ví như 3 chân kiềng cân đối hài hòa tạo thành hệ thống giáo dục quốc dân hoàn chỉnh, song năm 1993 ta đã thay đổi, gần như xóa bỏ nhánh dạy nghề, hệ thống giáo dục quốc dân trở thành hình trụ. Học sinh vào học lớp 1 phổ thông và đầu ra là thi ĐH, cái kiềng chỉ còn 2 chân, chênh vênh không bền vững. Một tỉ lệ lớn giáo viên phổ thông không đủ sức đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục hiện hành. Sắp tới đây, chất lượng giáo viên mới vào nghề còn thấp hơn vì phần lớn sinh viên đang học các trường sư phạm vốn chỉ là học sinh trung bình, phương pháp đào tạo lại quá lạc hậu. - Theo thống kê, số trường ĐH, CĐ hiện nay là khoảng 500 trường, dự kiến từ nay đến năm 2020 sẽ có khoảng 576 trường, số lượng sinh viên là 4,5 triệu. So với năm 1987, số trường ĐH, CĐ tăng gấp 5 lần, số sinh viên tăng 13 lần nhưng số giảng viên chỉ tăng 3 lần. PGS Đặng Danh Ánh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu - Đào tạo và Tư vấn khoa học công nghệ, nêu lên bất cập giữa quy mô giáo dục tăng mạnh so với trước nhiều lần nhưng vốn kiến thức cơ bản và văn hóa của học sinh phổ thông rất yếu, khả năng thực hành sáng tạo và độc lập nghiên cứu của sinh viên cực kém, trong khi đó năng lực ứng dụng kiến thức đã học của thạc sĩ, tiến sĩ và thực tiễn lại càng hạn chế. - Nghề giáo và người thầy bị hạ thấp trở ngại lớn nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông chính là họ không còn động lực hoạt động nghề nghiệp vì thu nhập từ lương và phụ cấp Nhà nước trả không đủ bảo đảm cho họ có một cuộc sống tươm tất. Để tự cứu mình, nhiều giáo viên phải dạy thêm dẫn đến dạy thêm tràn lan, sự xuống cấp về đạo đức cũng khiến giáo viên bị lây nhiễm và vì thế, vị thế của nghề giáo, người thầy bị hạ thấp trong thang giá trị xã hội. - Một vài bất lợi của giáo dục Việt Nam là lương giáo viên còn thấp và làm việc quá tải, cơ sở vật chất kém, bao gồm thư viện, các kỳ thi vào đại học đã lỗi thời, cũng như tốc độ tư nhân hóa nhanh của giáo dục đại học dẫn đến nhiều trường hợp thu lợi nhuận nhiều nhưng 28 chất lượng thấp. 3. Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở Việt Nam ● Tập trung nghiên cứu đưa ra triết lý giáo dục cho phù hợp với yêu cầu của thời đại. Thực hiện tốt chính sách công bằng, dân chủ trong giáo dục. Bảo đảm cho mọi công dân quyền bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong học tập để mọi người, dù giàu nghèo đều có cơ hội học tập và thành đạt ngang nhau. ● Giáo dục phải tôn trọng, phát triển cá tính, phải mở ra nhiều con đường, nhiều hướng, tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho thế hệ trẻ phát triển tài năng, bồi dưỡng nhân tài. Đặc biệt chú ý đến giáo dục nhân cách và phương pháp tự học, phát huy khả năng tư duy sáng tạo cho học sinh, sinh viên. Các trường từ phổ thông đến đại học cần giáo dục cho học sinh, sinh viên có lòng ham mê khoa học và rèn luyện thói quen tự học, tự đọc, tự tìm thông tin để nâng cao sự ● hiểu biết. Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới quản lý giáo dục, nhất là việc quản lý chất lượng đào tạo ở các cấp học, bậc học để khắc phục dần tình trạng "học giả, bằng thật". IV Vấn đề về kinh tế: 1. Thực trạng chỉ số HDI gắn với phát triển kinh tế Hơn mười năm qua, Việt Nam đã dành được nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế.Trong Báo cáo phát triển con người năm 2010 của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam được đứng vào tốp 10 quốc gia trên thế giới có những tiến bộ nhất về thu nhập. Tuy nhiên bản thân sự tiến bộ về tăng trưởng kinh tế chưa đủ lực để tạo nên những bước đột phá (tiến bộ vươt bậc) về chỉ số phát triển con người , chính bản thân cách thức thức thực hiện mục tiêu tăng trưởng của chúng ta hiện nay cũng đã làm giảm dần hiệu ứng của mô hình phát triển vì con người (đã được thiết kế trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010). Hiện tại, chúng ta đang đứng thứ 128/187 nước về trình độ phát triển con người, được xếp loại trung bình thấp, và thấp hơn phần lớn các nước trong khu vực Đông Nam Á. Theo WEF công bố GDP quy theo giá thực tế năm 2011 của Việt Nam là 122,7 tỷ USD, trong đó thu nhập đầu người là 1.374 USD Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012 – 2013 vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới 29 (WEF) công bố, xếp Việt Nam ở vị trí thứ 75 trên tổng số 144 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát. Legatum Institute (http://www.li.com), một “think tank” ở London, nghiên cứu và xếp hạng độ phồn vinh (prosperity) của các nước trên thế giới. Về kinh tế, Việt Nam đứng thứ 40/110, với +1.07 điểm, thuộc loại trung bình khá trên thế giới. Trong xếp hạng về kinh tế này, thì Singapore đứng đầu bảng, Trung Quốc đứng thứ 10, Pháp đứng thứ 16, Mỹ đứng thứ 18. 1.1. Những thành tựu mà kinh tế Việt Nam đã đạt được 1.1.1. Mức thu nhập bình quân của dân cư tăng lên rõ rệt Theo con số của Bộ Công thương, năm 2011 nhiều chỉ số vĩ mô của Việt Nam đang tốt lên đáng kể, với tổng GDP ước khoảng 119 tỷ USD. GDP đầu người đạt 1.300 USD/người/năm. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2011 ước tính tăng 5,57% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó quý I tăng 5,43%; quý II tăng 5,67%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 22,77%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,9%; khu vực dịch vụ chiếm 37,33%. Một trong những thành tựu nổi bật của kinh tế Việt Nam là duy trì tốc độ tăng trưởng GDP liên tục đến nay là 32 năm. Quy mô GDP ước năm 2011 gấp khoảng 22 lần năm 1955, gấp 7,5 lần năm 1980, gấp trên 7,6 lần năm 1976, gấp khoảng 5,5 lần năm 1985, gấp trên 4,4 lần năm 1990, gấp trên 2,1 lần năm 2000. GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái đã tăng liên tục qua các năm (năm 1988 đạt 86 USD, năm 1990 đạt 118 USD, năm 1995 đạt 289 USD, năm 2000 đạt 402 USD, năm 2005 đạt 642 USD, năm 2011 đạt 1.375 USD). 30 1.1.2. Các khía cạnh về tiến bộ xã hội và phát triển con người được cải thiện. Tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định đã tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo nghèo ở Việt Nam trong thập niên vừa qua. Trước khi tiến hành công cuộc đổi mới, tỷ lệ các hộ nghèo ở Việt Nam rất cao, lên đến 70%. Bước vào thời kỳ đổi mới, công tác xoá đói giảm nghèo đã được Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn xã hội đặc biệt quan tâm, kết quả là tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước đã giảm khá nhanh chóng. (xem Bảng 1). Bảng 1. Tỷ lệ hộ nghèo Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010 Năm 2001200 20 20 200 200 20 20 20 20 2 03 04 5 6 07 08 09 10 Số hộ 2800 250 17 14 389 356 32 28 23 22 nghèo ( ,1 0 00 40 8,6 8,5 29 06 66 19 1000 hộ) Tỷ lệ 17,1 14,311 8,3 7 hộ 8 18 14, 13, 11, 10, 7 4 3 6 nghèo ( %) Nguồn: Số liệu Bộ KH&ĐT Bảng trên cho thấy, tương ứng với chuẩn nghèo vật chất áp dụng cho từng giai đoạn thì: giai đoạn 2001-2005, trung bình giảm 375 ngàn hộ mỗi năm, tương ứng giảm được 2,5% hộ nghèo/năm. Giai đoạn 2006 – 2010, đã giảm được 7,6% hộ nghèo, bình quân năm giảm được 1,85% hộ nghèo. Theo báo cáo của UNDP hàng năm, xếp hạng chỉ số nghèo tổng hợp (HPI) của Việt Nam đã có những thay đổi tích cực: năm 1999 Việt Nam xếp thứ 51 trong số 92 nước đang phát triển được xếp hạng về chỉ số HPI; năm 2000 xếp thứ 47/85, năm 2001 xếp thứ 45/90; năm 2005 xếp thứ 37/103 nước và năm 2010 xếp thứ 32/105 nước Kết quả giảm nghèo của Việt Nam đạt được ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Mặc dù những năm cuối của thời kỳ 2006-2010 tăng trưởng kinh tế có chậm lại nhưng việc giảm tỷ lệ hộ nghèo vẫn thiếp tục được cải thiện. 31 Với kết quả trên, Việt Nam được cộng đồng quốc tế công nhận là nước có tốc độ giảm nghèo nhanh trên thế giới và là một trong những nước đi đầu trong thực hiện mục tiêu giảm 50% số người nghèo vào năm 2015. Ngân hàng Thế giới đã đánh giá “Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những thành công nhất trong phát triển kinh tế”. 1.2. Những mặt hạn chế 1.2.1. Mức thu nhập thực tế bình quân của dân cư vẫn còn thấp và có nguy cơ tụt hậu Năm 2010 thu nhập danh nghĩa trên đầu người của VN đạt khoảng 1.200 USD, thấp xa so với các con số tương ứng của nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á (Singapore 37.597,3 USD, Brunei 35.623 USD, Malaysia 8.209,4 USD, Thái Lan 4.042,8 USD, Indonesia 2.246,5 USD, Philippines 1.847,4 USD). GDP bình quân đầu người của Việt Nam mới bằng 42,8%, con số tương ứng của khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 7/11 nước; bằng 26% con số tương ứng của châu Á và đứng thứ 36/50 nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh; bằng 11,7% con số tương ứng của thế giới và đứng thứ 138/182 nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh. Nếu họ “đứng yên” thì cũng phải nhiều năm sau Việt Nam mới bằng mức hiện nay của họ. Nhưng đó chỉ là giả thiết, thực tế họ vẫn tiến, thậm chí có nước, có năm còn tiến nhanh hơn. Nếu xét mức gia tăng thực thu nhập bình quân đầu người, (lấy tốc độ tăng thu phận bình quân đầu người trừ đi tỷ lệ lam phát), kết quả cho thấy, con số này ở VN thời gian qua có xu hướng tăng chậm dần và những năm cuối có xu hướng giảm đi. Bảng 2. Mức tăng GDP/người thực Năm GDP/người Tốc độ tăng Tỷ lệ lạm (USD) GDP/người (%) phát(%) Tốc độ tăng GDP/người thực (%) 2005 640 2006 725 13,3 6,6 +6,7 2007 835 15,1 12,6 +2,5 32 2008 1052 25,9 22,9 +3 2009 1064 1,1 6,88 - 5,78 2010 1170 9,9 11,2 - 1,3 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Bộ KH&ĐT 1.2.2. Tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại Bình quân năm thời kỳ 2001-2005, tỷ lệ hộ nghèo giảm được 2,5%, trong khi đó tương ứng thời kỳ 2006-2010 chỉ còn đạt được 1,85%. Điều này được giải thích một phần bởi sự suy giảm trong tốc độ tăng trưởng GDP giữa thời kỳ sau so với thời kỳ trước (là 7,5% thời kỳ 2001-2005 và 6,98% thời kỳ 2006-2010). Tuy vậy, nếu thời kỳ 2006-2010 tốc độ tăng trưởng cũng bằng với thời kỳ trước (7,5%) thì tỷ lệ hộ nghèo bình quân năm của thời kỳ này cũng chỉ đạt con số 1,99% (xấp xỉ 2%) mà thôi. Điều này cho thấy tỷ lệ giảm nghèo đang có xu hướng giảm đi. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã xác nhận, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, xu hướng giảm nghèo chậm lại với hệ số co giãn tỷ lệ nghèo chỉ bằng một nửa so với thời kỳ 2000-2004. Điều này cảnh báo giảm nghèo sẽ khó khăn hơn, chủ yếu do bản chất nghèo đói đã thay đổi so với trước. Bảng 3. So sánh tăng trưởng và giảm nghèo 20012002 20032004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 1. Tăng trưởng: 33 - Tốc độ tăng trưởng (%) 6,89 7,08 7,34 7,79 8,4 - Số điểm % tăng trưởng 8,23 8,46 6,18 5,32 6,7 0,22 0,26 0,45 0,61 - gia tăng so với năm trước 0,23 -2,28 -0,86 1,38 0,17 2. Giảm nghèo - Tỷ lệ nghèo đói (%) - Số điểm % giảm nghèo 17,5 14,5 11 3 8,31 7 3,5 2,96 1,31 18 14,7 13,4 11,3 10,6 3,3 1,3 2,1 0,7 giảm xuống so với năm trước Nguồn: Tính toán từ số liệu của bộ KH&ĐT 1.2.3. Bất bình đẳng về thu nhập có xu hướng tăng. Cùng với việc chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh, sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập có xu hướng gia tăng trên cả 3 khía cạnh đánh giá (các tổ chức quốc tế đang sử dụng): Mật độ phân bố thu nhập ngày càng có xu hướng phân tán hơn (Hệ số GINI tăng dần), mức độ trầm trọng của sự phân hóa ngày càng sâu hơn (chỉ số khoảng dãn cách thu nhập), thu nhập của những người nghèo chiếm tỷ trong ngày càng ít hơn trong tổng thu nhập dân cư (chỉ số tiêu chuẩn 40). Bất bình đẳng thu nhập gia tăng cho thấy thành quả của tăng trưởng đã không được phân bổ đồng đều giữa các tầng lớp dân cư. Thực tế này đặt ra câu hỏi: Có bao nhiêu phần trăm dân số Việt Nam có thu nhập ít nhất là ngang bằng với mức thu nhập bình quân đầu người? Nếu tỷ lệ này là cao thì việc vượt ngưỡng nước đang phát triển có thu nhập thấp mới thực sự có ý nghĩa. Kết hợp với các số liệu về tỷ lệ nghèo ở trên ở các vùng trong cả nước, cho thấy tỷ lệ người sống dưới mức vượt ngưỡng nước nghèo còn khá lớn. 34 Chúng ta còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa cho mục tiêu vượt ngưỡng nghèo đích thực. Kết luận: Đứng trên góc độ xã hội, có thể thấy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã hướng theo mô hình tăng trưởng vì con người. Tuy nhiên bản thân sự tiến bộ về tăng trưởng kinh tế chưa đủ lực để tạo nên những bước đột phá (tiến bộ vựơt bậc) về mặt xã hội cho con người. Mặt khác chính bản thân cách thức thực hiện mục tiêu tăng trưởng của chúng ta hiện nay cũng đã làm giảm dần hiệu ứng của mô hình tăng trưởng vì con người 2.giải pháp tăng trưởng kinh tế 2.1. Khẳng định lại mô hình phát triển vì con người Tiếp tục quan điểm phát triển con người là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam cũng đã xác định mô hình phát triển kinh tế của chúng ta vẫn là kết hợp tăng trưởng nhanh với giải quyết đồng thời với các vấn đề xã hội, vì vậy mô hình tăng trưởng vì con người phải được đặt ra hàng đầu trong mọi quyết sách về kinh tế, theo đó hai định hướng sau đây cần được đặt ra: 2.1.1. Hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế ngày càng vì con người, theo đó - Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện các khía cạnh liên quan đến phát triển con người, xã hội: quá trình tăng trưởng kinh tế phải được kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ bởi các chỉ tiêu phát triển xã hội, trong đó trọng tâm là vấn đề xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, giải quyết việc làm, chỉ tiêu liên quan đến sự phát triển toàn diện cho con người như giáo dục, y tế, thể dục thể thao, văn hóa nghệ thuật, các chỉ số giới và dân tộc v.v…. - Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tạo điều kiện ngày càng công bằng cho tất cả mọi người về cơ hội phát triển. Điều này liên quan đến việc cần (i) phải thực hiện các chính sách tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều được trang bị các năng lực tham gia vào quá trình thực hiện tăng trưởng kinh tế; (ii) cần phải có chính sách nhằm sử dụng triệt để và bảo đảm cho tất cả mọi người có cơ hội tham gia vào các quá trình kinh tế để tạo tăng trưởng. - Bảo đảm tăng trưởng kinh tế luôn gắn với nâng cao mức sống cho quảng đại quần chúng nhân dân, thông qua chính sách phân phối và phân phối lại thu nhập. Mô hình tăng trưởng vì con người đặt ra yêu cầu sử dụng để và có hiệu quả hai phương thức phân phối thu nhập: (i) Phân phối thu nhập theo chức năng, tức là thu nhập của mỗi người được xác định trên cơ sở đóng góp về số và chất lượng nguồn lực mà họ đóng góp vào việc tạo ra thu nhập cho nền 35 kinh tế; (ii) Phân phối lại thu nhập, dưới hình thức trực tiếp (thuế, trợ cấp) và gián tiếp (qua chính sách giá tiếp cận dịch vụ công) để góp phần điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội. 2.1.2. Thực hiện sự lan tỏa tích cực của tăng trưởng đến giảm nghèo và công bằng xã hội Mục tiêu của định hướng giải pháp này là: Đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, tạo cơ hội cho hộ đã thoát nghèo vươn lên khá giả; cải thiện một bước điều kiện sống và sản xuất ở các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhóm hộ nghèo, hạn chế tốc độ gia tăng khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nhóm hộ giàu và nhóm hộ nghèo; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn một cách bền vững, giảm khoảng cách giữa các dân tộc và giữa các vùng trong cả nước. 2.2. Những giải pháp chính sách cần phải làm ngay 2.2.1. Chính sách lan tỏa tích cực tăng trưởng kinh tế đến xóa đói giảm nghèo 2.2.1.1 Chính sách tạo điều kiện về sinh kế cho người nghèo Các chính sách này được thiết kế mang tính khung, Trung ương tập trung cho các huyện nghèo nhất và các xã đặc biệt khó khăn miền núi, bãi ngang ven biển, hải đảo; các địa phương sẽ áp dụng cụ thể trên cơ sở các chính sách, chương trình đã được ban hành và sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện; khuyến khích các địa phương có điều kiện nâng mức chuẩn nghèo cao hơn và có thêm chính sách bằng nguồn lực của địa phương, gồm: - Cung cấp tín dụng cho các hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu về vốn để phát triển sản xuất, tự tạo việc làm, đa dạng hóa sinh kế, tăng được thu nhập và tự vượt nghèo. - Trợ giúp người nghèo các khoá dạy nghề ngắn hạn để họ tự tạo việc làm hoặc tìm việc làm trên thị trường lao động; đi lao động xuất khẩu hoặc tự tạo việc làm, góp phần giảm nghèo bền vững. - Hỗ trợ bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới, nhất là công nghệ sinh học vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp có năng xuất và thu nhập cao; về kiến 36 thức kinh doanh trong kinh tế hộ gia đình; trước hết là kiến thức và kỹ năng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, hạch toán thu chi, tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm…để tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững. - Chính sách hỗ trợ sinh kế, tạo thu nhập cho người nghèo, tạo cơ hội cho người nghèo có việc làm ổn định, đa dạng hóa sinh kế phù hợp với đặc thù của từng vùng, từng địa phương và tăng thu nhập để thoát nghèo bền vững. 2.2.1.2 Tiếp tục hoàn thiện các chính sách giảm nghèo; ổn định và hoàn thiện cơ chế hỗ trợ và giúp đỡ, tạo sự bình đẳng hơn đối với các đối tượng nghèo, vùng nghèo Tạo cơ hội để hộ nghèo tự vượt nghèo bằng các chính sách trợ giúp về phát triển CSHT phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông, tiêu thụ sản phẩm v.v.. Khuyến khích các hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo thông qua các chính sách về y tế, giáo dục, nước sinh hoạt, nhà ở, đất ở, hạ tầng phục vụ dân sinh; cải thiện sự tham gia của người dân trong quá trình ra quyết định đối với các chương trình, dự án, cơ chế chính sách giảm nghèo. 2.1.2.3 Tăng cưòng đầu tư hỗ trợ vùng nghèo, người nghèo, nhất là đầu tư phát triển CSHT để rút ngắn tình trạng cách biệt Các nội dung cần nhấn mạnh đến công tác này là: (i) Đẩy mạnh xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; tăng cường tính minh bạch trong quản lý đầu tư. (ii) Đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng nghèo; nhất là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. (iii) Đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức huy động vốn, ưu tiên trong việc bố trí nguồn lực cho các xã, huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, tạo sự chuyển biến rõ nét và nhanh chóng tiếp cận tốc độ phát triển của cả nước. 2.1.2.4 Thực hiện tốt các chính sách trợ giúp xã hội và đẩy mạnh xã hội hoá công tác xoá đói giảm nghèo Các chính sách này bao gồm: (i) Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách trợ cấp xã hội theo khả năng nền kinh tế và mức sống xã hội, đảm bảo mức sống tối thiểu cho các đối tượng xã hội. Tiếp tục hỗ trợ các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; phát triển các dịch 37 vụ an sinh xã hội bền vững và dễ tiếp cận hơn, chú trọng đến các dịch vụ bảo trợ xã hội, tăng cường các biện pháp phòng tránh và hỗ trợ hoà nhập cộng đồng. (ii) Quy hoạch lại các vùng dân cư, cơ sở hạ tầng sản xuất và xã hội thuận lợi cho việc phòng chống, cứu trợ khi thiên tai xảy ra. Tổ chức, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện cứu trợ để kịp thời ứng phó và hạn chế các tác động xấu của thiên tai, hướng dẫn người dân chủ động phòng chống thiên tai. Tăng cường mạng lưới an sinh xã hội: phát triển và củng cố các quỹ của xã hội và đoàn thể. Khuyến khích các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đầu tư vào các vùng nghèo, xã nghèo và tạo điều kiện cho người nghèo vào làm việc tại các doanh nghiệp, nông, lâm trường hoặc xuất khẩu lao động. (iii) Tăng cường hợp tác quốc tế để huy động và sử dụng có hiệu quả sự hỗ trợ về kỹ thuật, kinh nghiệm và các nguồn lực cho thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo. (iiii) Đẩy mạnh các hoạt động xã hội trợ giúp người nghèo, huy động các nguồn lực phát triển cả trong và ngoài nuớc cho công tác xóa đói giảm nghèo. Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về công tác giảm nghèo; tạo cơ chế thúc đẩy, khuyến khích ý chí quyết tâm vượt nghèo của người dân. V. Một số giải pháp cơ bản để phát triển con người ở Việt nam hiện nay Một là, Tăng cường thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, đặc biệt là ở vùng nông thôn, miền núi. Xóa đói, giảm nghèo là một trong những mục tiêu quan trọng nhất của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây là điều kiện quan trọng, là nền tảng để phát triển con người, vì muốn phát triển con người thì trước tiên phải nâng cao đời sống vật chất cho nhân dân, trên cơ sở đó nâng cao trình độ dân trí, sức khỏe cho nhân dân. Thực tế cho thấy, khi người dân no đủ, họ mới chú ý đến việc chăm lo đến giáo dục, sức 38 khỏe và mới có điều kiện tham gia vào các hoạt động xã hội trong những lĩnh vực nằm trong tiêu chí phát triển con người. Để thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo cần phải làm tốt những việc sau đây: - Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố, gắn với công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nông thôn và miền núi, trước hết là trong mặt trận nông nghiệp, nhằm phát triển kinh tế ở nông thôn, miền núi, giải quyết việc làm cho nhân dân. - Tiếp tục hoàn thiện chính sách xóa đói, giảm nghèo: + Tập trung trợ giúp các địa phương có nhiều hộ nghèo phát triển kinh tế thông qua chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hướng vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có năng suất, giá trị cao. Phát triển kinh tế hàng hóa ở các khu vực này theo hướng tăng dần tỷ trọng lao động trong công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp. + Tăng nguồn vốn tín dụng cho xóa đói, giảm nghèo, trợ giúp người nghèo sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, Nhà nước cần tạo điều kiện về mặt bằng kinh doanh, hỗ trợ 39 tiêu thụ sản phẩm. + Tăng cường bằng ngân sách Nhà nước vào các địa bàn khó khăn nhất như: vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới, hải đảo, các vùng dân tộc thiểu số, trước tiên là cơ sở hạ tầng giao thông, giáo dục, y tế… + Thực hiện tốt chính sách trợ giúp cho các nhóm người dễ bị tổn thương ở các vùng chịu nhiều thiên tai nhằm giảm thiểu những rủi ro, ngăn ngừa tình trạng tái nghèo ở các khu vực này. - Đẩy mạnh xã hội hóa công tác xóa đói, giảm nghèo, nhằm huy động các nguồn lực trong các tầng lớp dân cư, trong các cơ quan, xí nghiệp… Đồng thời, tăng cường dân chủ hóa, công khai hóa công tác xóa đói, giảm nghèo, đề cao tinh thần trách nhiệm, tính chủ động sáng tạo của các cấp chính quyền, xử phát nghiêm minh đối với những trường hợp làm thất thoát kinh phí trong công tác xóa đói, giảm nghèo. 40 Hai là, đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, xây dựng con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nâng cao trình độ dân trí, trình độ nhận thức cho nhân dân, theo quan điểm của Đảng, là mục tiêu của phát triển con người, đồng thời là động lực cho sự phát triển con người. Muốn đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo xây dựng con người mới, đòi hỏi phải làm tốt những việc sau đây: - Thực hiện xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và tiến tới là trung học cơ sở trong cả nước. Đây là giải pháp quan trọng nhằm giúp đông đảo người nghèo có cơ hội tiếp cận với tri thức cơ bản, giúp họ nâng cao trình độ tri thức tri thức phổ thông, để học có đủ năng lực tham gia vào xã hội. - Nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, trong đó nâng cao trình độ giáo viên có ý nghĩa quyết định. Nhà nước phải có chính sách đãi ngộ giáo viên có trình độ, khuyến khích giáo viên công tác tại vùng sâu, vùng xa. 41 - Thực hiện cải cách chương trình giáo dục, đào tạo và đổi mới cách dạy và học là yêu cầu bức xúc có tầm quan trọng hàng đầu trong đổi mới hệ thống giáo dục và đào tạo ở nước ta. Cụ thể: + Cải cách chương trình giáo dục sao cho đáp ứng yêu cầu tạo nền tảng tri thức cho sự phát triển con người toàn diện, đồng thời phù hợp với yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. + Đổi mới cách dạy và học phải chuyển từ hướng dạy học theo lối "áp đặt" sang hướng trang bị các phương pháp tiếp cận, thu nhận và xử lý các thông tin và tri thức nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. - Tăng cường giáo dục theo hình thức thường xuyên nhằm bồi dưỡng trình độ cho các tầng lớp nhân dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 42 - Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật trong các nhà trường, đặc biệt cần trang bị máy vi tính và các thiết bị giáo dục hiện đại, để học sinh tiếp cận với tri thức khoa học hiện đại, gắn học với hành, gắn lý luận với thực tiễn. Ba là, hoàn thiện hệ thống y tế, chương trình dân số. Mục tiêu trong những năm tới (từ nay đến năm 2010) là nâng cao chất lượng của các dịch vụ y tế cơ bản cho con người ở tất cả các vùng, miền, nhằm làm giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giữa các nhóm dân cư, giữa các vùng miền, đảm bảo cho mọi người dân được chữa các bệnh thông thường, giảm nhanh tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình. Để thực hiện được mục tiêu trên cần phải thực hiện một số giải pháp sau: - Nhà nước phải tăng mức chi ngân sách đầu tư cho lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, trong đó ưu tiên đầu tư cho các vùng miền núi, hải đảo, đầu tư cho 43 các chương trình phòng và chữa bệnh cho nhân dân như: sốt rét, bại liệt, lao… Đồng thời củng cố mạng lưới y tế ở các thôn, ấp… - Tăng cường xây dựng bộ máy y tế ngày càng vững mạnh thông qua việc đào tạo, nâng cao trình độ cho đội ngũ y, bác sĩ, đồng thời giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ này. - Mở rộng thông tin, tuyên truyền và giáo dục nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về dân số, giới tính, cung cấp miễn phí các dụng cụ y tế phục vụ cho chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình. - Nâng cao chất lượng hoạt động của bảo hiểm y tế bằng các quy chế rõ ràng để mỗi người thấy rõ giá trị của bảo hiểm và tham tham gia tích cực vào lĩnh vực này. Bốn là, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi. Phát triển con người là nâng cao văn hóa cho con người. Văn hóa là mục tiêu, nền tảng, là động lực của phát triển xã hội, phát triển con người. Vì vậy, trong giai 44 đoạn hiện nay, nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân là nhiệm vụ, là trách nhiệm thường xuyên, lâu dài của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân. Để thực hiện được mục tiêu nâng cao đời sống văn hóa cho nhân dân, đặc biệt là người dân ở vùng nông thôn, miền núi, phải làm tốt một số nhiệm vụ sau đây: - Chính quyền địa phương phải kết hợp với nhân dân đầu tư xây dựng và nâng cấp các công trình văn hóa, nhà văn hóa, thư viện ở thôn, xóm, bản… để người dân có điều kiện tiếp xúc với kiến thức khoa học và trước tiên là kiến thức về dân số, về trồng trọt, chăn nuôi. - Các đoàn thể cần kết hợp đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ theo hướng phát huy các giá trị văn hóa dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân này càng phong phú, đảm bảo cho sự phát triển con người toàn diện. 45 - Nhà nước cẩn đẩy mạnh hoạt động quản lý văn hóa, kiên quyết đấu tranh chống mọi tư tưởng phản động, tiêu cực, đập tan âm mưu diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, đấu tranh chống các loại tiêu cực và tệ nạn xã hội. Năm là, đẩy mạnh công tác điều tra, báo cáo thường xuyên tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế… để đánh giá thực trạng của việc phát triển con người ở nước ta, đồng thời đưa ra những dự báo kịp thời, làm cơ sở cho Đảng và Nhà nước trong việc đề ra và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội vì định hướng phát triển con người, tiến bộ xã hội. Để thực hiện được những yêu cầu trên, cần phải làm tốt một số việc sau đây: - Các ngành phải có báo cáo thường xuyên, hàng tháng, hàng năm về thực trạng của sự phát triển kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế… một cách chính xác, khách quan. - Củng cố tổ chức, hoạt động của cơ quan điều tra, đánh giá các vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế… Đồng thời, không ngừng đào tạo,bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ điều tra. C KẾT LUẬN Để thực hiện được mục tiêu phát triển con người ở nước ta hiện nay cần phải hệ thống những giải pháp mà trước tiên là những giải pháp cơ bản nhằm phát huy những 46 thành tựu, khắc phục những hạn chế về phát triển con người. Thực hiện đầy đủ những giải pháp này sẽ đảm bảo sự định hướng đúng đắn trong mục tiêu của sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và con người và vì sự phát triển toàn diện của con người. NHỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ KH&ĐT, Sổ tay kế hoạch hóa các năm từ 2000 đến 2010 2. Báo cáo của Bộ KH&ĐT tại hội nghị CG 2010 ( tháng 6/2010 và tháng 12/2010 4. CIEM và ACI, Cáo cáo Năng lực cạnh tranh quốc gia 2009 5. Dự thảo văn kiện Đại hội Đảng CSViệt Nam lần thứ 11: Cương lĩnh Chính trị, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020, KH phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011-2015 6. Kỷ yếu Hội nghị phát triển bền vững toàn quốc lần thứ 3 tháng 1 năm2011. 7. Ngân hàng thế giới, Báo cáo phát triển thế giới 2009, 2010 8. Tổng cục Thống kê: Kết quả khảo sát mức sống hộ gia định 2008, NXB Thống kê 2010 9. Trung tâm Nghiên của Kinh tế và Chính sách, trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội, Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2010, nxb Tri thức 2010 Nguồn: Viện Khoa học lao động xã hội 47 . CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA Năm Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Thứ hạng HDI của chỉ số HDI chỉ số tuổi chỉ số giáo chỉ số thọ dục GDP Việt Nam* Báo cáo phát triển năm 1995 0,539 0,67 0,78 0,17 120/174 Báo cáo phát triển năm1996 0,540 0,68 0,79 0,11 121/174 Báo cáo phát triển năm 1997 0,557 0,68 0,80 0,18 121/175 Báo cáo phát triển năm1998 0,560 0,69 0,81 0,18 121/174 Báo cáo phát triển năm 1999 0,664 0,71 0,82 0,47 110/174 Báo cáo phát triển năm 2000 0,671 0,71 0,83 0,47 108/174 Báo cáo phát triển năm 2001 0,682 0,71 0,84 0,49 101/162 Báo cáo phát triển năm 2002 0,688 0,72 0,84 0,50 109/173 Báo cáo phát triển năm 2003 0,688 0,73 0,83 0,51 109/175 Báo cáo phát triển năm 2004 0,691 0,73 0,82 0,52 112/177 Báo cáo phát triển năm 2005 0,704 0,76 0,82 0,54 108/177 Báo cáo phát triển năm 2006 0,709 0,76 0,81 0,55 109/177 * So với tổng số các nước tham gia xếp hạng Nguồn: Báo cáo phát triển con người toàn cầu của UNDP từ 1995 đến 2006. Cần chú ý rằng khi tính, do nguồn thông tin, số liệu, LHQ thường phải sử dụng những số liệu của 2-3 năm trước. 48 . 49 50 [...]... những bước đột phá (tiến bộ vươt bậc) về chỉ số phát triển con người , chính bản thân cách thức thức thực hiện mục tiêu tăng trưởng của chúng ta hiện nay cũng đã làm giảm dần hiệu ứng của mô hình phát triển vì con người (đã được thiết kế trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001-2010) Hiện tại, chúng ta đang đứng thứ 128/187 nước về trình độ phát triển con người, được xếp loại trung bình thấp,... sánh tỷ lệ dân số từ 25 tuổi trở lên có trình độ giáo dục bậc cao của Việt Nam với một số nước trên thế giới Các số liệu so sánh quốc tế trên hình này cũng bao gồm chỉ số phát triển con người cho thấy Việt Nam có tỷ lệ dân số có trình độ học vấn bậc cao thấp hơn các nước có cùng xếp hạng về chỉ số phát triển con người (thậm chí còn thấp hơn) như Mông Cổ và Nam Phi Điều này cho thấy Việt Nam vẫn đang... tế ngày càng vì con người, theo đó - Tăng trưởng kinh tế gắn với cải thiện các khía cạnh liên quan đến phát triển con người, xã hội: quá trình tăng trưởng kinh tế phải được kiểm soát thường xuyên, chặt chẽ bởi các chỉ tiêu phát triển xã hội, trong đó trọng tâm là vấn đề xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, giải quyết việc làm, chỉ tiêu liên quan đến sự phát triển toàn diện cho con người như giáo dục,... phát triển vì con người Tiếp tục quan điểm phát triển con người là mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011-2020 của Việt Nam cũng đã xác định mô hình phát triển kinh tế của chúng ta vẫn là kết hợp tăng trưởng nhanh với giải quyết đồng thời với các vấn đề xã hội, vì vậy mô hình tăng trưởng vì con người phải được đặt ra hàng đầu trong mọi quyết... đọc, tự tìm thông tin để nâng cao sự ● hiểu biết Tiếp tục đẩy mạnh việc đổi mới quản lý giáo dục, nhất là việc quản lý chất lượng đào tạo ở các cấp học, bậc học để khắc phục dần tình trạng "học giả, bằng thật" IV Vấn đề về kinh tế: 1 Thực trạng chỉ số HDI gắn với phát triển kinh tế Hơn mười năm qua, Việt Nam đã dành được nhiều thành tựu về tăng trưởng kinh tế.Trong Báo cáo phát triển con người năm... chuyên môn kỹ thuật 2 Ảnh hưởng của giáo dục tới chỉ số phát triển con người Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo, nhưng kết quả vẫn còn thấp so với thế giới, đã “kéo” chỉ số HDI của Việt Nam xuống Chính vì vậy, giáo dục- đào tạo còn đang là một điểm “nghẽn” hiện nay Giáo dục sẽ có nguy cơ tụt hậu như cảnh báo và Việt Nam sẽ rất khó phát triển bền vững, nhất là khi Việt Nam đang đặt... quân đầu người của Việt Nam mới bằng 42,8%, con số tương ứng của khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 7/11 nước; bằng 26% con số tương ứng của châu Á và đứng thứ 36/50 nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh; bằng 11,7% con số tương ứng của thế giới và đứng thứ 138/182 nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh Nếu họ “đứng yên” thì cũng phải nhiều năm sau Việt Nam mới bằng mức hiện nay của họ Nhưng đó chỉ là... đã có trên 30.000 người bị tai nạn lao động (TNLĐ) và trên 4.000 người chết vì TNLĐ Thực tế, số vụ TNLĐ và số người chết còn cao hơn nhiều do có những trường hợp TNLĐ bị doanh nghiệp che giấu, không khai báo Theo dự báo, giai đoạn 2010-2015, mỗi năm sẽ có thêm khoảng 170.000 người bị TNLĐ với 1.700 người chết, số người mắc mới bệnh nghề nghiệp hàng năm cũng sẽ tăng trên 1.000 người; thiệt hại ước... nguồn lực con người Việt Nam càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội Điều này đòi hỏi giáo dục phải có chiến lược phát triển đúng hướng, hợp quy luật, xu thế và xứng tầm thời đại 19 1.1 Một số thành... một nước công nghiệp hóa khi tính theo trung bình, người dân chỉ mới trải qua bậc học tiểu học - Chỉ số phát triển giới GDI cho thấy vẫn còn khoảng cách giới trong giáo dục ở các tỉnh nghèo nhất Ở một số tỉnh, tỷ lệ người lớn biết chữ là nữ thấp hơn 20-30% so với nam Ví dụ, ở Lai Châu, tỷ lệ này của nữ là 48% so với 75,5% của nam Tương tự, ở một số tỉnh, khoảng cách giới trong tỷ lệ nhập học chung ... xã hội 47 CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA Năm Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Thứ hạng HDI số HDI số tuổi số giáo số thọ dục GDP Việt Nam* Báo cáo phát triển năm... phương pháp sức mua tương đương quy dollar Mỹ): Chỉ số thu nhập đầu người = Chỉ số phát triển người: HDI = Bảng Phân loại HDI 2011 Phân loại HDI Xếp hạng quốc gia Rất cao từ 0,889 trở lên... cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân, đặc biệt vùng nông thôn, miền núi Phát triển người nâng cao văn hóa cho người Văn hóa mục tiêu, tảng, động lực phát triển xã hội, phát triển người

Ngày đăng: 16/10/2015, 21:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan