Sau khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam có nhiều bước chuyển biến mạnh mẽ, nền kinh tế hội nhập quốc tế nên môi trường kinh doanh sẽ phức tạp hơn, mức độ cạnh tranh cũng khắc nghiệt hơn bởi có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài...
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1 BÁN LẺ VÀ CẠNH TRANH BÁN LẺ 3
1 Hệ thống bán lẻ 3
1.1 Thương mại bán lẻ 3
1.2 Qúa trình hình thành của thương mại bán lẻ 3
2 Cạnh tranh và cạnh tranh trong thương mại bán lẻ 5
2.1 Cạnh tranh 5
2.2 Cạnh tranh trong thương mại bán lẻ 6
3 Năng lực cạnh tranh của thương mại bán lẻ 7
3.1 Năng lực cạnh tranh 7
3.1.1 Năng lực cạnh tranh 7
3.1.2 Tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh 8
3.2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của thương mại bán lẻ Việt Nam 10
PHẦN 2 THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA THƯƠNG MẠI BÁN LẺ VIỆT NAM 12
1 Thực trạng môi trường kinh doanh 12
2 Kinh doanh của thương mại bán lẻ Việt Nam 15
2.1 Quá trình phát triển của thương mại bán lẻ 15
2.2 Thực trạng kinh doanh của thương mại bán lẻ hiện nay 17
3 Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam .20 3.1 Đánh giá năng lực cạnh tranh qua các chỉ tiêu chủ yếu 20
3.1.1 Thị phần 20
3.1.2 Năng lực cạnh tranh về chất lượng dịch vụ 21
3.1.3 Năng lực cạnh tranh về giá 23
3.1.4 Năng lực đáp ứng yêu cầu của khách hàng 24
3.1.5 Khả năng đa dạng hoá kinh doanh 24
3.2 Nhận xét năng lực cạnh tranh của thương mại bán lẻ 25
2.2.1 Điểm mạnh 26
2.2.2 Điểm yếu 28
4 Giải pháp và phương hướng phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam 30
KẾT LUẬN 34
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam có nhiều bước chuyển biếnmạnh mẽ, nền kinh tế hội nhập quốc tế nên môi trường kinh doanh sẽ phứctạp hơn, mức độ cạnh tranh cũng khắc nghiệt hơn bởi có sự tham gia của cácdoanh nghiệp nước ngoài Các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh với cácdoanh nghiệp trong nước nữa mà phải cạnh tranh với các đối thủ nặng ký từnước ngoài mạnh về tài chính và phương thức quản lý hiện đại…Không đứngngoài xu thế đó các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang phải đối mặt với rấtnhiều khó khăn trong khi đó thời điểm mở cửa thị trường đang đến gần Thuakém các doanh nghiệp nước ngoài về mọi mặt, từ cơ sở vật chất, đến cungcách phục vụ, hoạt động quản lý…các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đangtừng bước tìm chỗ đứng cho mình trên thị trường để có thể tồn tại được Cácdoanh nghiệp không ngừng mở rộng hệ thống kênh phân phối của mình đểtiếp cận thị trường đầy tiềm năng khi tốc độ tiêu dùng của người dân tăng caoqua các năm Không để thua trên sân nhà các doanh nghiệp bán lẻ trong nướccần nỗ lực xây dựng hệ thống các kênh thương mại hiện đại phát triển mộtcách bền vững, luôn luôn coi trọng yếu tố con người là hàng đầu Xây dựngtính chuyên nghiệp trong toàn bộ hệ thống: chuyên nghiệp trong bán hàng,chuyên nghiệp trong phục vụ, chuyên nghiệp trong quản lý…từng bước cảithiện vị trí kinh doanh của mình trên thị trường nhằm từng bước nâng caonăng lực cạnh tranh Không chỉ vậy việc xây dựng hệ thống quản lý chấtlượng trong doanh nghiệp là nhu cầu bức thiết hiện nay, đời sống được nângcao nên nhu cầu tiêu dùng cũng tăng theo, hàng hóa không chỉ đáp ứng nhucầu mà còn phải đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm Vì vậy lấychất lượng làm đầu sẽ giúp cho doanh nghiệp đứng vững trong điều kiện cạnhtranh hiện nay Nếu doanh nghiệp đứng ngoài xu hướng đó, doanh nghiệp sẽkhông tồn tại được cho nên các doanh nghiệp bán lẻ trong nước không ngừng
Trang 3cải thiện, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để có thể tồn tại nếu không
sẽ bị đào thải khỏi thị trường
Không nằm ngoài mục tiêu trên bài viết “Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam” đánh giá năng lực cạnh tranh hiện nay của
các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam so với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoàitrong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay và đưa ra giải pháp, phương hướngphát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp bán lẻ trong
nước Được sự hướng dẫn của thầy là PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền bài viết
của em đã hoàn thành Bài viết còn nhiều hạn chế rất mong thầy góp ý giúp
em để bài viết được hoàn thiện hơn
Em xin trân trọng cảm ơn thầy!
Trang 4Các hình thức của thương mại bán lẻ:
- Phân phối từ nhà sản xuất → thương mại hiện đại ( siêu thị, trung tâmthương mại, đại lý ) → người tiêu dùng
- Nhà sản xuất → chợ truyền thống → người tiêu dùng
1.2 Qúa trình hình thành của thương mại bán lẻ
Do sự phát triển của kinh tế hàng hóa, nhu cầu trao đổi hàng hóa của conngười tăng lên do vậy con người cần một thị trường để có thể trao đổi hànghóa, thông thương buôn bán với nhau và dần dần các chợ hàng hóa được hìnhthành, ban đầu chỉ do tự phát họp thành nơi tập trung gọi là các “ chợ cóc”sau đó hình thành các ban quản lý các “chợ” này
Kinh tế phát triển, đời sống được nâng cao, nhu cầu của con người tănglên, không chỉ đòi hỏi có hàng hóa mà còn yêu cầu về chất lượng hàng hóadịch vụ, sự đa dạng về chùng loại dẫn đến sự ra đời của thương mại bán lẻhiện đại, các siêu thị, đại siêu thị, các trung tâm thương mại…
Theo kết quả điều tra của TNS cho thấy, tính đến tháng 6/2008, thươngmại hiện đại ở Việt Nam đã chiếm 18% Các cửa hàng trên phố chiếm 61%,hình thức chợ chiếm 13%, các hình thức còn lại chiếm 7% Tuy nhiên, với tốc
Trang 5độ tăng trưởng như hiện nay, người ta cho rằng đến 2009 thương mại hiện đại
sẽ tăng trưởng nhanh và chiếm gấp đôi so với hình thức chợ
Do cuộc sống bận rộn, đời sống được nâng cao, người dân có dần có thóiquen đi mua sắm cuối tuần dùng cho nhu cầu cả tuần của gia đình để tiết kiệmthời gian bằng cách mua sắm ở siêu thị mà không đi chợ Khi mức thu nhậpđược nâng lên, cuộc sống hiện đại bận rộn hơn, thay vì mua tại các chợ truyềnthống, họ thích mua hàng tại các siêu thị và trung tâm thương mại – nơi cóhàng hóa phong phú, phong cách phục vụ chuyên nghiệp Do vậy hình thứcchợ và bán hàng truyền thống có thể gặp khó khăn trong thời gian tới Cáccửa hàng tạp hóa truyền thống có thể cũng tồn tại nhưng sẽ không phải là sựlựa chọn của người tiêu dùng khi mua sắm, Người Việt Nam đang dầnchuyển đổi thói quen mua sắm tại các chợ sang các hình thức thương mại hiệnđại như siêu thị và cửa hàng tự chọn
Trong thời gian tới, thị trường Việt Nam sẽ có những thay đổi rất lớntrong thói quen mua sắm của người tiêu dùng, chuyển từ mua sắm truyềnthống (tại các cửa hàng tạp hóa, nhỏ lẻ, chợ) sang mua sắm-giải trí Ngườitiêu dùng sẽ dần đến các siêu thị, cửa hàng tiện ích để xem hàng và so sánh,chọn lựa khi các mặt hàng của nước ngoài tràn vào ngày càng phong phú vàcạnh tranh Trong vòng 4 năm từ 2003 đến 2007 tăng từ 41,7% lên 50,8%.Trong số đó có 30% đi mua sắm ở siêu thị, 12% dùng hình thức siêu thị bán
sỉ, 8% ở trung tâm thương mại, 2% ở siêu thị nhỏ Chính sự phát triển củathương mại hiện đại đã làm cho người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm,khi đó sẽ có nhiều hình thức mua sắm hơn để lựa chọn Người tiêu dùngkhông chỉ mua các đặc tính vốn có của sản phẩm mà họ có thể trả cho sự phục
vụ, cho tiện ích mà họ nhận được Các doanh nghiệp phải không ngừng nângcao hoạt động bán hàng của mình, cùng với phát triển về quy mô mà cả về sốlượng và chất lượng Như vậy tính cạnh tranh sẽ cao hơn, thương mại hiện đạingày càng phát triển, doanh nghiệp không chỉ làm sao thu hút được khách
Trang 6hàng đến nhiều mà còn làm sao thỏa mãn được nhu cầu khách hàng một cáchtốt nhất, đem đến sự tiện ích cho khách hàng.
Không chỉ tăng trưởng mạnh về quy mô, trong vòng 4 năm qua giá trịcủa thương mại hiện đại cũng tăng gấp đôi, chi tiêu của thương mại hiện đạithường xuyên gia tăng 17%/ năm và chỉ tiêu/ lần là 87 nghìn đồng/ lần Nhưvậy thương mại hiện đại đang phát triển mạnh mẽ đang từng bước nâng caonhu cầu sống cho người dân, có thể nhận thấy thương mại hiện đại đã làm chocuộc sống của người dân dễ dàng hơn: 83% thích chất lượng sản phẩm; 83%thích sự đa dạng; 82% đổi mới và khuyến mại; 76% thoải mái và sạch/antoàn Tuy nhiên nhiều người tiêu dùng không thích thương mại điện tử bởi vì
họ cho rằng giá đắt hơn và họ không biết rằng neus mua hàng với khối lượnglớn giá cả sẽ rẻ hơn 8% so với hình thức mua hàng truyền thống Chính vì vậy
để thương mại hiện đại phát triển hơn nữa, đi thực sự vào đời sống của ngườidân, khi đó sẽ không còn các hình thức bán hàng truyền thống nữa mà thayvào đó là hệ thống thương mại hiện đại Đó sẽ là xu thế tất yếu của xã hộihiện nay
Một bất lợi khác nữa được 47% khách hàng phản ánh là khó mang về;40% ít nhận được tư vấn từ khách hàng; 34% xa nhà Bên cạnh đó, hình thứcthương mại truyền thống ở Việt Nam dù sao vẫn có một lợi thế là đã hoạtđộng rất nhiều năm nên người tiêu dùng quen sử dụng, và vì gần nhà họ
2 Cạnh tranh và cạnh tranh trong thương mại bán lẻ
2.1 Cạnh tranh
Cạnh tranh nói chung là sự phấn đấu , vươn lên không ngừng để giànhlấy vị trí hàng đầu trong một lĩnh vực hoạt động nào đó bằng cách ứng dụngcác tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo ra sản phẩm mới,tạo ra năng suất và hiệu quả cao nhất
Trang 7Trong kinh tế cạnh tranh là đấu tranh để giành lấy thị trường tiêu thụ sảnphẩm ( hàng hóa và dịch vụ ) bằng các phương pháp và các biện pháp khácnhau như kỹ thuật, kinh tế, chính trị, quân sự, tâm lí xã hội…
2.2 Cạnh tranh trong thương mại bán lẻ
Đối với các doanh nghiệp để có thể tồn tại và phát triển trong môi trườngcạnh tranh đầy khó khăn và khắc nghiệt của môi trường toàn cầu hóa thì vấn
đề cạnh tranh lẫn nhau lại càng quan trọng Các doanh nghiệp không chỉ phảicạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với cácdoanh nghiệp nước ngoài đặc biệt là với các doanh nghiệp của các tập đoànlớn mạnh trên thế giới, họ không chỉ mạnh về tài chính mà còn chuyên nghiệptrong mọi lĩnh vực:
Quản lý chuyên nghiệp
Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp
Vì vậy cạnh tranh trong bán lẻ cũng giống như cạnh tranh trong cácdoanh nghiệp khác để có thể tồn tại được trong xu thế toàn cầu như hiện naythì cạnh tranh là yếu tố không thể tránh khỏi, doanh nghiệp phải xây dựngđược hình ảnh, vị trí của mình trên thị trường Để có thể cạnh tranh tốt doanh
Trang 8nghiệp không ngừng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình ở mọi quá trình, mọikhâu.
3 Năng lực cạnh tranh của thương mại bán lẻ
3.1 Năng lực cạnh tranh
3.1.1 Năng lực cạnh tranh
Có rất nhiều khái niệm về năng lực cạnh tranh được đưa ra:
Theo OECD ( Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ) đưa ra định nghĩa:Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sửdụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, các ngành,các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiệncạnh tranh quốc tế
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu thụđược nhanh chóng trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trêncùng thị trường Hay nói cách khác năng lực sản phẩm được đo bằng thị phầncủa sản phẩm đó, năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượngcủa nó, tốc độ cung ứng, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệuquảng cáo, điều kiện mua bán…
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo rađược lợi thế cạnh tranh có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơnđối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triểnbền vững trong thời gian dài…
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế củadoanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòihỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng cao hơn Như vậy, năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanhnghiệp Đây là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tínhbằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh
Trang 9nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnhtranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường Sẽ là vônghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánhgiá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với các đối tác cạnhtranh Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏidoanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình Nhờ lợithế này, doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàngmục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh.
3.1.2 Tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh
Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãnđầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng Thường thì doanh nghiệp có lợithế về mặt này và có hạn chế về mặt khác Vần đề cơ bản là, doanh nghiệpphải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh màmình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng Những điểmmạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua cáclĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sảnxuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thông tin…Tuy nhiên, để đánhgiá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được cácyếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau
và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng Các doanhnghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau cócác yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau Mặc dù vậy, vẫn có thểtổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệpbao gồm:
giá cả sản phẩm và dịch vụ: đây là yếu tố đầu tiên tao lợi thế cạnh tranhcho doanh nghiệp trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, doanh nghiệp tiếtkiệm chi phí trong thu mua hàng hóa sẽ giảm thiểu được chi phí cho hàng hóakhi đó sẽ có giá cả dịch vụ thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh;
Trang 10chất lượng sản phẩm và bao gói: vấn đề chất lượng sản phẩm hiện naytạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp nào có chất lượng tốt, tạo nên hìnhảnh của doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng, là lợi thế cho doanh nghiệptồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện môi trường kinh doanh biếnđộng;
kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng: đây là biện pháp màdoanh nghiệp tiếp cận khách hàng,hệ thống kênh phân phối thuận tiện, nhanhchóng đem đến lợi ích cho khách hàng một cách nhanh nhất, thuận tiện chokhách hàng, kênh phân phối hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóngchiếm được thị phần, đưa hình ảnh của doanh nghiệp gần vời người tiêu dùnghơn;
thông tin và xúc tiến thương mại: trong xu thế phát triển và cạnh tranhmạnh mẽ như hiện nay, doanh nghiệp nào có thông tin nhanh sẽ nắm bắt được
cơ hội trước, khả năng xúc tiến nhanh tạo điều kiện thuận lợi cho doanhnghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình;
năng lực nghiên cứu và phát triển: chiến lược dài hạn cho doanhnghiệp, doanh nghiệp nào đầu tư tốt cho nghiên cứu và phát triển doanhnghiệp đó sẽ phát triển bền vững trong tương lai;
thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp: tạo dựng được thương hiệu và
uy tín trong tâm trí khách hàng thì doanh nghiệp đó có chỗ đứng vững chắctrên thị trường, để làm được điều đó doanh nghiệp phải thực hiện cả quá trìnhtạo dựng;
trình độ lao động: trình độ lao động phản ánh sự phát triển của doanhnghiệp, nếu một doanh nghiệp có lao động thấp kém thì doanh nghiệp đókhông thể tồn tại được, với các doanh nghiệp bán lẻ thì nhân viên bán hàng có
vị trí sống còn của doanh nghiệp, cách phục vụ của người bán hàng cho khách
sẽ đưa hình ảnh của doanh nghiệp tới khách hàng, kéo khách hàng với doanhnghiệp lại gần nhau hơn, một doanh nghiệp có đội ngữ lao động mạnh sẽ là
Trang 11một doanh nghiệp mạnh bới yếu tố con người là quan trọng trong mọi doanhnghiệp;
thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần: thểhiện khả năng chiếm lĩnh thị phần của doanh nghiệp đến đâu, thị phận cànglớn chứng tỏ doanh nghiệp lớn mạnh có năng lực cạnh tranh lớn hơn so vớicác đối thủ cạnh tranh;
vị thế tài chính: đây là yếu tố chính để doanh nghiệp phát triển mở rộngquy mô hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp
cả hiện tại và tương lai;
năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp: đây là yếu tố quyết định sựlớn mạnh của doanh nghiệp
3.2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của thương mại bán lẻ Việt Nam
Theo cam kết WTO, đến ngày 1/1/2009 sẽ mở của hoàn toàn thị trườngbán lẻ khi đó Việt Nam sẽ cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nướcngoài trong lĩnh vực phân phối và bán lẻ được hoạt động trên thị trường VN.Cạnh tranh trên thị trường phân phối bán lẻ VN tăng cao khi xuất hiện nhiềutập đoàn quốc tế Nhận định hoạt động phân phối và bán lẻ tại thị trường VN
sẽ phát triển mạnh sau năm 2009 Các doanh nghiệp nước ngoài vào sẽ làthách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam Trong khi đóđây là thị trường rất tiềm năng trong năm 2008, hiện nay Việt Nam đứng thứ
1 trong bảng xếp hạng có môi trường hấp dẫn, hàng năm dịch vụ phân phốibán lẻ chiếm 15% GDP Điều đó cho thấy thị trường này như một cái bánhngọt chưa được khai thác hết và dường như cái bánh này sẽ được chia nhỏtrong thời gian tới khi có sự xuất hiện của các tập đoàn lớn trên thế giới vàoViệt Nam đặc biệt là tập đoàn bán lẻ khổng lồ Wal-mart Do vậy để tồn tạiđược các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam cần phải nâng cao năng lực cạnhtranh của mình trong mọi lĩnh vực để không chỉ chiếm lĩnh được chiếc bánh
Trang 12ngọt đó mà còn có thể làm cho cái bánh đó to thêm Khi đó doanh nghiệp ViệtNam mới có thể đứng vững và phát triển được trong môi trường cạnh tranhtoàn cầu như hiện nay.
Trong khi đó, các doanh nghiệp nội địa còn rất nhiều yếu kém.Vấn đề vềvốn cho mở rộng hoạt động kinh doanh còn rất nhiều hạn chế, vấn đề chấtlượng dịch vụ chưa được quan tâm một cách xác đáng, chưa thấy được vị tríquan trọng của việc xây dựng hệ thống dịch vụ khách hàng một cách chuyênnghiệp làm lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Đội ngũ bán hàng chưachuyên nghiệp, chưa được đào tạo bài bản và doanh nghiệp Việt Nam cũngchưa thấy được tầm quan trọng của đội ngũ bán hàng để có những chính sáchđào tạo cần thiết Một trong những yếu tố thành công của nhà bán lẻ khổng lồWal-mart chính là xây dựng được một hệ thống hậu cần chuyên nghiệp, trongkhi đó các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam thì chưa trang bị được các hệ thốngcung ứng hàng hiện đại, chưa có mối liên hệ giữa nhà bán lẻ với nhà cung cấpnên hay xảy ra các tình trạng thiếu hàng trong các dịp lễ Tết…Đó là nhữngyếu kém của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa cần khắc phục để nâng cao nănglực cạnh tranh cho mình để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp nướcngoài trước thời điểm 1/1/2009 sắp tới gần
Trang 13PHẦN 2 THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA THƯƠNG MẠI BÁN LẺ
VIỆT NAM
1 Thực trạng môi trường kinh doanh
Mặc dù toàn cầu hóa làm các nền kinh tế trên thế giới xích lại gần nhau,nhưng ở mỗi nền kinh tế vẫn tồn tại sự khác nhau Nền kinh tế Việt Nam đangtừng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới, đời sống dân cư được từng bướcnâng cao, khoảng cách giàu nghèo ngày càng được rút ngắn Do vậy môitrường kinh doanh của ngành bán lẻ tăng trưởng rất nhanh qua các năm gầnđây đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì mức độ tăng này lại cànglớn
Thứ nhất, thị trường bán lẻ Việt Nam là thị trường tiềm năng, có sức hấp
dẫn lớn Tốc độ tăng trưởng của thị trường bán lẻ trung bình các năm đều đạt20% riêng năm 2007 tăng 25-27% Trong năm 2008 tốc độ tăng trưởng thịtrường lên đến 30,9% tuy nhiên lạm phát lại rất cao nên tốc độ tăng thực củathị trường chỉ vào khoảng 10% đó cũng là con số tích cực của thị trường bán
lẻ trong điều kiện hiện nay Bên cạnh đó theo kết quả đánh giá mức độ hấpdẫn của thị trường bán lẻ trong 30 nền kinh tế mới nổi đối với các tập đoànbán lẻ do hãng tư vấn Mỹ A.T.Kearney tiến hành khảo sát, mức độ hấp dẫncủa thị trường bán lẻ Việt Nam đã tăng 5 bậc so với năm 2005, 2006 ViệtNam đứng vị trí số 3 đứng sau Ấn Độ, Nga, trên bảng xếp hạng và đến năm
2007 Việt Nam đã tụt một bậc đứng vị trí thứ 4 sau Ấn Độ, Nga, Trung Quốc.Năm 2008 này lần đầu tiên Việt Nam vươn lên ngôi vị thị trường hấp dẫnnhất thế giới vượt qua Ấn Độ Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp ViệtNam trong việc phát triển hoạt động kinh doanh và chiếm lĩnh thị trườngnhưng cũng là thách thức không nhỏ khi thị trường mở cửa áp lực cạnh tranhlớn từ các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới tham gia vào thị trường
Trang 14Thứ hai, một trong các yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của thị trường bán lẻ
đó chính là nhu cầu tiêu dùng tăng nhanh chóng và tốc độ tăng trưởng kinh tếqua các năm đạt trên 8% cụ thể như sau:
Tốc độ tăng GDP năm 2005 : 8,43%
2006 : 8,17%
2007 : 8,5%
Và 2008 : 6,23% do sự ảnh hưởng của khủnghoảng kinh tế nhưng điều đó cũng không làm cho nhu cầu tiêu dùng củangười dân giảm đi thậm chí còn tăng thể hiện qua: năm 2006 số người tiêudùng đã tăng 20% so với năm 2005, và đến năm 2007 tỉ lệ tăng trưởng này chỉ
là 11,2% nhưng mức tiêu dùng của người dân tăng khoảng 23%, một con sốđầy hấp dẫn đối với các doanh nghiệp bán lẻ Nhu cầu tiêu dùng tăng lênnhanh chóng 80% các hộ gia đình ở thành thị đã mua sắm ở các trung tâmthuộc kênh thương mại hiện đại trong vòng 12 tháng qua Thống kê của Hiệphội các nhà bán lẻ Việt Nam cho thấy, tỷ lệ mua sắm tại các siêu thị, trungtâm thương mại của người Việt Nam đã tăng từ 9% năm 2005, lên 14% năm
2007 và dự kiến sẽ tăng lên 24% vào năm 2010 Riêng tại hai thành phố lớn là
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ tương ứng là 15%; 24% và 37%.Vớimức tiêu dùng như hiện nay thì đây là một môi trường rất tiềm năng cho cácdoanh nghiệp phát triển
Thứ ba, là một nước dân số trẻ, người tiêu dùng thuộc hàng trẻ nhất
Châu Á với hơn 79 triệu người ở tuổi dưới 65, dân cư có độ tuổi dưới 30chiếm trên 50% dân số cả nước tiêu thụ tăng 75% trong giai đoạn 2000-2007
Thứ tư, chưa bao giờ thị trường bán lẻ lại sôi động như hiện nay.Các
doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam không chỉ đối mặt với các đồi thủ trong nước
mà còn phải cạnh tranh rất lớn đối với doanh nghiệp nước ngoài Sắp tới1/1/2009 sẽ có một cuộc thay đổi lớn đối với thị trường bán lẻ Việt Nam
Trang 15Theo đó, các tập đoàn, nhà đầu tư quốc tế sẽ có thể thành lập công ty bán lẻ100% vốn nước ngoài thay vì phải xin phép hoặc liên doanh như trước Điều
đó cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong nước phải đối mặt trựctiếp với các tập đoàn đa quốc gia mạnh về tài chính, nguồn lực, cung cáchquản lý hiện đại và tiềm lực vượt trội về thị trường
Hàng loạt các siêu thị mọc lên, rất nhiều “ đại gia” bán lẻ trên thế giới đã
có mặt tại Việt Nam như Big C, Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp),Diary Farm, Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaysia), Zen Plaza (Nhật Bản),Diamond Plaza ( Hàn Quốc)… và theo như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện đã
có thêm nhiều tập đoàn đa quốc gia khác có kế hoạch xâm lược thị trườngViệt Nam như Carefour (Pháp), Tesco (Anh), Lotte Shopping, South AsiaInvestment (Singapore) và đặc biệt là sự xuất hiện của tập đoàn bán lẻ lớnnhất thế giới Wal-Mart ( Mỹ ) sẽ làm cho mức độ cạnh tranh trong ngành tănglên thậm chí là khốc liệt ở đó chỉ có doanh nghiệp nào mạnh thì tồn tại còndoanh nghiệp yếu không trụ vững được sẽ phải rút lui
Thứ năm, Việt Nam có nền chính trị ổn định tạo điều kiện cho kinh tế
tăng trưởng bền vững Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh chocác doanh nghiệp Bên cạnh đó chính sách của Đảng và Nhà nước phù hợp,các thể chế chính sách đang cải thiện theo hướng thân thiện với các nhà đầu
tư nước ngoài
Chính những đặc điểm trên của môi trường kinh doanh đã tạo cho cácdoanh nghiệp bán lẻ Việt Nam những cơ hội và thách thức sau:
Trang 16- Giúp doanh ngiệp trong nước chủ động hơn trước xu thế cạnh tranhhiện nay
Tóm lại, để tồn tại trong môi trường kinh doanh này các doanh nghiệpViệt Nam cần phải biết nắm bắt tận dụng các cơ hội để có thể phát triển bêncạnh đó cần có các chiến lược hoạt động thích hợp, đổi mới phương thứcquản lý để thích ứng mới có thể tồn tại được
2 Kinh doanh của thương mại bán lẻ Việt Nam
2.1 Quá trình phát triển của thương mại bán lẻ
Đời sống được nâng cao kéo theo nhu cầu tiêu dùng của người dân tănglên dẫn đến thương mại bán lẻ nhanh chóng phát triển Ban đầu chỉ là các “chợ cóc ” nhỏ lẻ họp một cách tự phát không có sự quản lý do nhu cầu muabán hàng hóa phát sinh Sau đó phát triển thành các quầy bán lẻ, siêu thị, đạisiêu thị và trung tâm thương mại như hiện nay và hiện nay thương mại bán lẻtrở thành một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng và không ngừng lớn mạnh
Mô hình siêu thị xuất hiện tại Việt Nam những năm đầu thập kỷ 90 củathế kỷ 20, nhưng chỉ dừng ở mức độ tương đối sơ khai của một mô hình bánhàng hiện đại Tức là mới chỉ có các siêu thị hoặc chuỗi siêu thị, cửa hàng tiệních mà chưa có đại siêu thị, tổng kho phân phối
Theo thống kê của Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, năm 1995 cả nước mới có
10 siêu thị và và 2 trung tâm thương mại thì đến 2007 cả nước có trên 140
Trang 17siêu thị và đại siêu thị, 20 trung tâm thương mại đang hoạt động và gần 1 triệum2 mặt bằng kinh doanh bán lẻ đang được đầu tư phát triển.
Cho đến năm 2005, theo thống kê của Bộ Công thương, cả nước mới cókhoảng 200 siêu thị, 30 trung tâm thương mại và gần 1.000 cửa hàng tiện íchhọat động tại 30/64 tỉnh thành Đến tháng 4.2008 này, con số đã tăng gấp đôi,
và dự kiến đến 2010 sẽ có khoảng 700 - 750 siêu thị, 150 trung tâm thươngmại qui mô lớn và hàng chục ngàn cửa hàng tiện ích
Tháng 7/2006 vừa qua, Saigon Coop đã đồng loạt khai trương 12 cửahàng Coopmart Ngày 5/8, Cty G7Mart đã tạo một cuộc đổi mới thị trườngbán lẻ bằng việc ra đời 500 cửa hàng do G7 trực tiếp quản lý, 9.500 cửa hàngG7 thành viên và 70 trung tâm phân phối Tại thị trường HN, lớn nhất vàothời điểm này là Fivimart mở ra được 5 siêu thị, Intimex có 2, còn lại là cácsiêu thị nhỏ lẻ Theo hội siêu thị Hà Nội đến cuối năm 2007 trên địa bànthành phố có khoảng 100 siêu thị ( gồm các siêu thị, trung tâm thương mại,của hàng tiện ích) nhiều gấp 4 lần so với năm 2000 chiếm 38% tổng số siêuthị cả nước Từ cuối năm 2007 đến nay, hàng loạt các siêu thị mới của SaigonCo.op, Maximax, Citimart được đưa vào hoạt động Chỉ trong mấy tháng đầunăm 2008, Liên hiệp hợp tác xã Thương mại Sài Gòn (Saigon Co.op) đã khaitrương 2 siêu thị tại quận Bình Tân (TP.HCM) và TP Vũng Tàu Nếu tính cảnăm 2007, Saigon Co.op đã đưa vào hoạt động 9 siêu thị mới với tổng vốnđầu tư trên 500 tỷ đồng Trong năm nay, dự kiến Saigon Co.op sẽ khai trươngtiếp các Co.op mart tại Biên Hoà (Đồng Nai), Tam Kỳ (Quảng Nam), thị xã
Vị Thanh (Hậu Giang)…
Tính đến tháng 5.2008, không kể các hệ thống do nước ngoài đầu tư nhưMetro, Big C; tại Việt Nam hiện có hơn 10 hệ thống siêu thị do các doanhnghiệp trong nước làm chủ, đang “ăn nên làm ra” với tốc độ tăng trưởng 30-45%/năm, có mạng lưới từ 5 đến 30 điểm kinh doanh như Co-opmart,Citimart, Bài Thơ Mart, Hapro, Vinatexmart, Fivimart…Các hệ thống này
Trang 18đang gia tăng tốc độ “phủ sóng” ở các địa phương Mạng lưới rộng và códoanh thu lớn nhất Việt Nam hiện nay là hệ thống Co-opmart với 30 siêu thị
và gần 100 cửa hàng tự chọn Ông Nguyễn Ngọc Hoà, tổng giám đốc Sài GònCo-op cho biết: đến năm 2010 Co-opmart sẽ mở rộng hệ thống thành 50 siêuthị và đến 2015 là 100 siêu thị trên toàn quốc
Kế đến là Vinatexmart có 45 siêu thị đang kinh doanh Bà Nguyễn ThịHồng Hương, tổng giám đốc Vinatexmart khẳng định: từ nay đến năm 2010
sẽ lập 80 siêu thị Hệ thống Hapro đã có 11 siêu thị, 16 cửa hàng tiện ích và sẽnâng lên thành 5 đại siêu thị, trung tâm thương mại, 70 siêu thị, 800 cửa hàngtiện ích trong thời gian từ nay đến 2010 Tập đoàn bán lẻ Phú Thái cũng sẽphát triển lên 100 siêu thị, 5.000 đại lý bán buôn, 50.000 cửa hàng bán lẻ trêntoàn quốc
Không chỉ các doanh nghiệp Việt Nam ráo riết mở rộng hoạt động kinhdoanh để tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, các doanh nghiệp nước ngoài cũngkhông chịu ngồi yên Cuối tháng 9, Tập đoàn Metro (Ðức) khai trương Trungtâm phân phối thứ tám và đầu tháng 10, Tập đoàn Dairy Farm (Hồng Công) ramắt siêu thị đầu tiên Trước đó là Bic C (Pháp) và tiếp theo là Wal-Mart(Mỹ), Parson (Malaysia) những tên tuổi lớn trong ngành phân phối thế giới
và khu vực đang gấp rút chuẩn bị cuộc "đổ bộ" vào thị trường nước ta
Trước tình trạng phát triển mạnh mẽ như một “ cuộc cách mạng mới ”trong ngành bán lẻ hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam không nên phát triểnmột cách ồ ạt mà nên có quy củ, liên kết với nhau để phát triển lớn mạnh cả
về số lượng cũng như chất lượng tạo ra sức mạnh cạnh tranh chứ không nênchỉ chạy theo số lượng như hiện nay
2.2 Thực trạng kinh doanh của thương mại bán lẻ hiện nay
Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài “ bành trướng thế lực” của mìnhthì các doanh nghiệp trong nước cũng đang ráo riết chuẩn bị kế hoạch “ chạy