1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích báo cáo tài chính của công ty sx tm dv sa pai

35 312 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 848,5 KB

Nội dung

phân tích báo cáo tài chính của công ty sx tm dv sa pai

1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Báo cáo tài chính là công cụ cung cấp thông tin quan trọng cho ban quản trị, các nhà đầu tư, các nhà cho vay... mỗi đối tượng quan tâm đến tài chính doanh nghiệp trên góc độ khác nhau để phục vụ cho lĩnh vực quản lý, đầu tư của họ. Chính vì vậy, phân tích báo cáo báo cáo tài chính là công việc cần thiết, không thể thiếu trong quản lý tài chính doanh nghiệp, có ý nghĩa thực tiễn và là chiến lược lâu dài. Thấy được tầm quan trọng cũng như cần thiết của việc phân tích báo cáo tài chính, là sinh viên chuyên ngành tài chính ngân hàng nên em quyết định chọn đề tài để nghiên cứu : Phân tích Báo cáo tài chính của công ty SX-TM-DV Sa Pai 2. Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu : Bằng cách tìm hiểu, tham khảo một số bài viết và thu thập thông tin và chọn lọc qua các sách báo, internet về thực tế và với các kiến thức đã được học nhóm chúng em sẽ làm rõ vai trò quan trọng của việc phân tích báo cáo tài chính , dựa trên các tỷ ,số mô hình kinh tế và ý nghĩa để từ đó có nhận xét chính xác và đưa ra những biện pháp để nâng cao hoạt động của doanh nghiệp trong giai đoạn hiện tại . 3. Kết cấu đồ án : Nội dung đề tài bao gồm 3 phần : • Chương 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT, THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAPAI. • Chương 2: PHÂN TÍCH BCTC CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ SA PAI • Chương 3: BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ SA PAI GVHD: Th.s Ngô Ngọc Cương 2 Chương 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT, THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ SAPAI. 1.1 Lịch sử hình thành và tổng quan về công ty Công ty TNHH- Thương Mại- Dịch vụ SAPAI được thành lập vào năm 2003, đã họat động lâu năm trong việc sản xuất các thiết bị phòng sạch với đội ngũ cán bộ, công nhân viên và kỹ sư có nhiều kinh nghiệm. Chúng tôi luôn luôn phấn đấu để cải thiện mẫu mã và chất lượng sản phẩm, liên tục cập nhật những công nghệ tiên tiến để mang đến những sản phẩm tốt nhất và đáp ứng nghiêm ngặt những yêu cầu của khách hàng Chi nhánh mới ở Bình Dương của SAPAI ngày càng khẳng định năng lực sản xuất và hiệu quả hơn trong việc đưa ra các sản phẩm tốt nhất. Tên công ty bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ SA PAI. Tên công ty bằng tiếng Anh : SAPAI SERVICE TRADING PRODUCTION COMPANY LIMITED. Địa chỉ trụ sở chính: Lô B1-1, khu A3, đường D9, khu công nghiệp Rạch Bắp, Xã An Tây, Huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dưong, Việt Nam. Website: sapai.com.vn Vốn điều lệ :15,000,000,000 đồng ( 15 tỷ đồng ). GVHD: Th.s Ngô Ngọc Cương 3 1.2 Cơ cấu công ty. 1.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý. 1.2.2 Chức năng ,nhiệm vụ của từng bộ phận. Công ty họat động theo mô hình cơ cấu tổ chức quản trị trực tuyến. Mối quan hệ trong cơ cấu tổ chức này được thiết lập theo chiều dọc. Công việc quản trị theo tuyến. Mô hình tổ chức đảm bảo nguyên tắc tạo ra sự thống nhất, tập trung cao độ, chế độ trách nhiệm rõ ràng. • Hội đồng quản trị: quyết định kế hoạch phát triển, sản xuất kinh doanh và ngân sách hàng năm của công ty. Ngoài ra còn có chức năng xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các mục tiêu chiến lược và bổ nhiệm, miễn nhiệm, cắt chức giám đốc điều hành. • Giám đốc điều hành: Giữ chức vụ điều hành cao nhất của công ty, điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. GVHD: Th.s Ngô Ngọc Cương 4 + Phòng kế toán: Tham mưu cho giám đốc điều hành các lĩnh vực như công tác tài chính, công tác kế toán tài vụ, công tác kiểm toán nội bộ, công tác quản lý tài sản, công tác thanh quyết toán hợp đồng kinh tế, kiểm soát các chi phí của công ty, quản lý vốn, tài sản của công ty, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong toàn công ty. + Phòng quản lý nhân sự: là phòng tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc về công tác tổ chức, nhân sự hành chính, pháp chế, truyền thông và quan hệ công chúng (PR) của công ty. + Phòng quản lý xuất nhập khẩu: Nhiệm vụ chính là tham mưu, giúp Ban giám đốc công ty thực hiện quản lý về công tác chuyên môn, nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Giao thương quốc tế và hợp tác quốc tế. Thực hiện các dịch vụ kinh doanh xuất nhập khẩu và thực hiện một số nhiệm vụ ủy quyền của Tổng giám đốc và theo quy định của pháp luật. • Giám đốc bán hàng: Quản lý bộ phận bán hàng và bộ phận thu mua, làm tăng hiệu quả của đội ngũ chuyên viên và là đại diện công ty đối với khách hàng. + Bộ phận thu mua: Nhiệm vụ chính là liên hệ với các nhà cung cấp để kiểm tra mẫu mã,chất lượng bảng giá và quyết định lựa chọn nhà cung cấp. Quản lý các nhà cung cấp theo các chỉ tiêu: năng lực, sản phẩm, thời gian giao hàng, dịch vụ hậu mãi, phương pháp thanh toán, tiềm năng phát triển. Xây dựng môi trường cung ứng lành mạnh, năng động, trách nhiệm và hiệu quả, có tính đến tiết kiệm chi phí để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. + Bộ phận bán hàng: là nơi quản lý bộ máy bán hàng của công ty gồm những người liên quan đến hoạt động như giao hàng, dịch vụ khách hàng, nhóm sales audit, trade marketing, bảo hành, bảo trì. • Giám đốc kỹ thuật: Thực hiện nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng, áp dụng tiến bộ khoa học ký thuật công nghệ. Chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật và giám sát hoạt động các bộ phận và nhân viên trực thuộc. 1.2.3 Ngành nghề kinh doanh. − − − − Sản xuất, xây đựng và lắp đặt thiết bị phòng sạch. Sản xuất dụng cụ sản xuất phụ trợ và băng tải. Sản xuất kinh doanh các sản phẩm tiêu dùng chống tĩnh điện và phòng sạch. Sản xuất và kinh doanh các thiết bị dùng trong kinh doanh trong sản xuất thiết bị điện tử. GVHD: Th.s Ngô Ngọc Cương 5 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BCTC CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ SA PAI. 2.1 Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính. 2.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán. 2.1.1.1 Phân tích tình hình tài sản. GVHD: Th.s Ngô Ngọc Cương 6 ● Phân tích biến dộng tài sản GVHD: Th.s Ngô Ngọc Cương 7 Qua bảng phân tích trên ta thấy được tài sản của công ty năm 2010, 2011 và 2012 đã có sự thay đổi và theo một chiều hướng tốt. Tổng tài sản của công ty năm 2011 so với 2010 đã tăng một cách đáng kể 15,745 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 116.18%. Năm 2012 so với 2011 tăng 13,630 triệu đồng tương ứng với 54.86%. Qua số liệu trên chứng tỏ quy mô hoạt động của công ty đã tăng lên một cách nhanh chóng, chúng ta hãy đi sâu nghiên cứu các chỉ tiêu để thấy được từng chỉ tiêu ảnh hưởng như thế nào đến tổng tài sản.  Tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn của công ty trong năm 2011 so với năm 2010 đã tăng lên 15,083 triệu đồng tương ứng với 124.39% còn tài sản ngắn hạn năm 2012 so với 2011 tuy không tăng nhiều như năm trước nhưng cũng tăng đáng kể 13,630 triệu đồng tương ứng với 50.09% Trong đó: − Tiền và các khoản tương đương tiền. Các chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền của công ty năm 2011 tăng 1,113 triệu đồng tương ứng 190.43% so với năm trước và tăng tiếp tục trong giai đoạn 2012 và 2011 là 1,523 triệu đồng tương ứng với 89.71%. Qua các số liệu này ta thấy công ty đã không mạnh dạn dùng lượng tiền đem đi hoạt động đầu tư, kinh doanh mà giữ lượng tiền và các khoản tương đương tiền quá nhiều. Đây chính là một biểu hiện không tích cực của công ty trong quản lý tiền và các khoản tương đương tiền trong ba năm qua. − Các khoản phải thu ngắn hạn. Kế đến là chỉ tiêu các khoản phải thu ngắn hạn, đây chính là chỉ tiêu đánh giá các giá trị tài sản công ty đang bị các đơn vị khác chiếm dụng, đối với chỉ tiêu này nhìn chung qua ba năm biến động mạnh. Nếu năm 2011 so với 2010 tăng 6,770 triệu đồng tương ứng với 176.67% thì bước sang năm 2012 so với 2011 lại giảm đến mức trở thành con số âm -1,179,565, triệu đồng ứng với -11.12%. − Hàng tồn kho Hàng tồn kho năm 2011 so với hàng tồn kho 2010 cũng tăng 6,303 triệu đồng tương ứng 86.54%. Riêng hàng tồn kho 2012 so với 2011 tăng khá mạnh từ 12,247 triệu đồng ứng với 90.14%. Điều này cho thấy công ty đã gia tăng sản xuất, kinh doanh tạo ra nhiều sản phẩm để chủ động thích ứng với sự đòi hỏi khắc khe của thị trường. − Tài sản ngắn hạn khác GVHD: Th.s Ngô Ngọc Cương 8 Tài sản ngắn hạn khác chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tài sản ngắn hạn nhưng vẫn tăng 1,935 triệu đồng tương ứng với 210.88% (2011 so với 2010) và tăng 1,039 triệu đồng tương ứng với 78.65% ( 2012 so với 2011).  Tài sản dài hạn Tài sản dài hạn là một kết cấu trong tổng tài sản, tài sản dài hạn năm 2011 so với 2010 có xu hướng tăng 661 triệu đồng tương ứng với 46.42% và tăng liên tục ở giai đoạn 2012-2011 là 2,442 triệu đồng tương ứng với 116.99%. Qua số liệu này chứng tỏ công ty đã đầu tư mạnh hơn cho những kế hoạch về lâu về dài, chính sự tăng vọt của tài sản dài hạn cho chúng ta thấy được khả năng nhạy bén của công ty trong các lĩnh vực đầu tư vào các dự án cho tương lai. − Tài sản cố định Trong năm 2011 so với 2010 tài sản cố định đã tăng 661 triệu đồng tương ứng với 217.71% và tiếp tục tăng tài sản cố định ở năm 2012 so với 2011 là 2,44 tỉ đồng tương ứng với 116.99%. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chủ yếu là sản xuất nên vấn đề đầu tư vào tài sản cố định có ý nghĩa đặc biệt trong cạnh tranh, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. ● Phân tích kết cấu tài sản  Tài sản ngắn hạn Tỷ trọng tài sản ngắn hạn của năm 2011 so với năm 2010 có xu hướng tăng cụ thể là tăng 3.39% ( từ 89.48% lên 92.87% ). Nhưng đến năm 2012 so với 2011 lại có xu hướng giảm, giảm 2.86% ( từ 92.87% xuống còn 90.01%), thể hiện cụ thể ở bảng 2.3 như sau: GVHD: Th.s Ngô Ngọc Cương 9 GVHD: Th.s Ngô Ngọc Cương 10 Trong đó chủ yếu tăng ở chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền tăng 1.48% (2011-2010) và tăng 1.3% (2012-2011), tài sản ngắn hạn khác tăng 1.37% (2011-2010) và tăng 0.69% (2012-2011), các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng 7.91% vào năm 2011 so với 2010. Bên cạnh đó cũng có những chỉ tiêu giảm vào giai đoạn 2011 so với 2010 đó là chỉ tiêu hàng tồn kho giảm xuống còn 7.37% ( từ 53.75% xuống còn 46.38%) nhưng lại tăng lên rõ rệt 10.56% (2012-2011). Đối với một số chỉ tiêu tăng ở trên thì khi bước qua giai đoạn 2012 so với 2011 lại có xu hướng giảm cụ thể ở khoản phải thu ngắn hạn giảm 15.42% ( từ 36.19% xuống còn 20.77%). Điều này cũng hợp lý với kết quả phân tích theo chiều ngang nó cho thấy quy mô của khoản mục vốn bằng tiền của doanh nghiệp không bị ứ đọng. Nhìn chung tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng mặt dù xét về toàn bộ thì cũng có vài chi tiêu giảm qua đó cho thấy được công ty hoạt động có hiệu quả tuy nhiên công ty nên chú ý đến khoản mục hàng tồn kho càng tăng thì tình trạng hư hỏng hàng hóa càng lớn, nhưng tại vì sản phẩm là thiết bị làm sạch nên khả năng bảo quản dễ, chi phí bảo quản cũng không cao và khả năng hư hỏng cũng không lớn vì thế ít tổn thất.  Tài sản dài hạn Tỷ trọng của tài sản dài hạn trong năm 2011 bị giảm xuống 3.39% so với năm 2010 trong đó giảm chủ yếu là do giảm tài sản cố định từ 10.52% xuống còn 7.13%. Nhưng đến 2012 thì tỷ trọng tài sản dài hạn và tài sản cố định lại tăng lên 2.86% so với 2011. Nhìn chung, tài sản dài hạn tăng lên chứng tỏ cơ sở vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp được tăng cường, quy mô năng lực sản xuất của doanh nghiệp tăng lên. 2.1.1.2 Phân tích tình hình Nguồn vốn : GVHD: Th.s Ngô Ngọc Cương 11 GVHD: Th.s Ngô Ngọc Cương 12 ● Phân tích biến động nguồn vốn Bên cạnh việc xem xét tình hình tài sản thì việc tìm hiểu về nguồn vốn cũng không kém phần quan trọng. Điều này sẽ giúp cho nhà đầu tư, ban quản trị và những đối tượng khác thấy được khả năng tài trợ về mặt tài chính, mức độ tự chủ, chủ động trong họat động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như những khó khăn mà doanh nghiệp sẽ gặp phải để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời. GVHD: Th.s Ngô Ngọc Cương 13 Qua bảng 2.5 cho ta thấy tổng nguồn vốn năm 2011 là 29,297 triệu tăng 15,745 triệu đồng tương ứng là 1.16% so với năm 2010. Năm 2012 tổng nguồn vốn là 45,370 triệu đồng tăng 0.55% so với năm 2011 nguồn vốn của công ty không ngừng tăng lên chứng tỏ khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn tăng tạo điều kiện cho tài sản của công ty được mở rộng và công ty mở rộng quy mô sản xuất. Điều này được thể hiện cụ thể. Trong 3 năm 2010, 2011, 2012 có những chỉ tiêu tăng lên và tăng lên rất nhanh như vay ngắn hạn năm 2011 tăng 2.17% tương ứng 11,945 triệu đồng so với năm 2010 và năm 2012 tăng 0.75% tương ứng 13,056 triệu đồng so với năm 2011,cũng như có những chỉ tiêu lại giảm xuống như năm 2011 phải trả người bán giảm -0.18% tương ứng – 410 triệu đồng so với năm 2010 và năm 2012 lại tăng nhẹ 0.09% tương ứng 163 triệu đồng. Nguồn vốn sở hữu của công ty được hình thành từ khi thành lập và được bổ sung trong quá trình họat động của công ty.Nguồn VCSH phản ánh sức mạnh tài chính và sức mạnh chung của công ty.Tại công ty VCSH năm 2011 tăng 1.89% tương ứng 5,052 triệu đồng so với năm 2010 và năm 2012 tăng 0.44% tương ứng 3,402 triệu đồng so với năm 2011, chứng tỏ sức mạnh tài chính của công ty ngày một tăng lên và có vị trí cao trên thị trường. Công ty ngày càng có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất từ nguồn vốn chủ sở hữu. Đồng thời, ta thấy rằng nợ phải trả luôn chiếm tỷ trọng lớn có khi hơn 80%, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp hơn gần 20% trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Nợ phải trả là nguồn vốn quan trọng không chỉ đối với các doanh nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế.Trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gắt gao, việc doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất và phát triển để nâng cao vị thế của mình trên thị trường và nguồn vốn từ bên ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nợ phải trả có chiều hướng tăng về mặt giá trị, nhưng xét về mặt tỷ trọng so với tổng nguồn vốn thì lại có sự tăng giảm trong 3 năm gần đây. Năm 2010 là 10,881 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 80.29% trên tổng nguồn vốn. Đến năm 2011 tăng lên 10,693 triệu đồng tương ứng 0.98% so với năm 2010, nhưng về tỷ trọng thì lại giảm chỉ còn 73,64% trên tổng nguồn vốn.Từ năm 2011 đến năm 2012 tăng thêm 12,670 triệu đồng tương ứng 0.59% nâng tổng số nợ phải trả trong năm 2012 lên 34,245 triệu đồng, nhưng so về mặt tỷ trọng thì tăng lên không đáng kể chỉ chiếm 75.48% trên tổng nguồn vốn. Do các nguyên nhân sau: GVHD: Th.s Ngô Ngọc Cương 14 Nhìn chung ta thấy nợ ngắn hạn chiếm gần như tòan bộ nợ phải trả và có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Năm 2011 là 21,345 triệu đồng tăng 10,984 triệu đồng tương ứng 1.06% so với năm 2010 và đến năm 2012 con số này là 34,193 triệu đồng và tăng 12,848 triệu đồng so với năm 2011. Như vậy tốc độ tăng nợ phải trả hơn hẳn so với tốc độ tăng vốn chủ sở hữu. Đồng thời ta thấy nợ phải trả tăng chủ yếu là do nợ ngắn hạn tăng nhanh Cho thấy công ty mở rộng sản xuất kinh doanh chủ yếu nhờ nguồn vốn từ bên ngoài. Bảng 2.6 So sánh tỷ trọng nợ phải trả và vốn CSH trong tổng NV Đơn vị: ngàn đồng Chỉ tiêu Nợ phải trả Vốn CSH Tổng NV 2010 Giá trị 10,881,496 2,670,659 13,552,155 2011 2012 Tỷ trọng(%) 80.29 19.71 100 Giá trị 21,574,996 7,722,673 29,297,669 Tỷ trọng(%) 73.64 26.36 100 Giá trị 34,245,872 11,124,803 45,370,676 Tỷ trọng(%) 75.48 24.52 100 Qua bảng 2.6, ta thấy tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn xu hướng giảm nhưng không đáng kể và chiếm tỷ trọng cao, còn tỷ trọng vốn CSH trong tổng NV giảm, chiếm tỷ trọng thấp. Nhưng không thể phủ nhận những cố gắng của công ty trong việc nâng cao nguồn lực bên trong và công ty mở rộng kinh doanh từ nguồn vốn bản thân. Bên cạnh đó, Công ty cũng mở rộng kinh doanh từ nguồn bên ngoài thông qua các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn. Đồng thời, Vốn CSH của công ty tăng do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm 2011 so với 2010 tăng từ 1,670 triệu đồng lên 6,772,673 và tỷ trọng trong tổng NV cũng tăng từ 12.33% lên 23.12%.Năm 2012 so với 2011 tăng từ 6,772 triệu đồng lên 10,124 triệu đồng nhưng tỷ trọng lại có phần giảm từ 23.12% còn 22.32%. Điều này phản ánh nguồn vốn CSH của công ty rất ổn định, đây là NV mở rộng họat động kinh doanh của công ty trong tương lai. Nó là nguồn vốn bền vững nhất trước những diễn biến bất thường của thị trường. ● Phân tích kết cấu nguồn vốn qua tỷ suất tài trợ Khi phân tích cần xác định tương quan giữa nguồn vốn chủ sở hữu và các loại tài sản của doanh nghiệp thông qua tỷ suất tự tài trợ cho tài sản cố định,tài sản lưu động. GVHD: Th.s Ngô Ngọc Cương 15 Bảng 2.7: Tỷ suất tự tài trợ của công ty Đơn vị: ngàn đồng Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn Vốn CSH lưu động Vốn CSH Vốn CSH cố định Tài sản cố định Tổng NV Tỷ suất tự tài trợ (%) Tỷ suất tự tài trợ TSLĐ (%) Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ (%) 12,126,171 10,361,375 1,764,795 2,670,659 905,864 1,425,984 13,552,155 20% 15% 64% 27,209,797 21,345,665 5,864,132 7,722,673 1,858,540 2,087,872 29,297,669 26% 22% 89% 40,840,238 34,193,916 6,646,322 11,124,803 4,478,481 4,530,437 45,370,676 25% 16% 99% Qua bảng 2.7 tỷ suất tự tài trợ của công ty, ta thấy tỷ suất tự tài trợ của công ty tương đối cao, tỷ suất tự tài trợ năm 2011 so với năm 2010 tăng từ 20% lên 26% nhưng năm 2012 so với năm 2011 giảm nhưng không đáng kể do vốn chủ sở hữu tăng chậm hơn so với tổng NV. Cụ thể, vốn CSH năm 2011 so với năm 2010 tăng 5,052 triệu đồng. Năm 2012 so với năm 2011 tăng 3,402 triệu đồng và tổng NV năm 2011 so với 2010 tăng 15,745triệu đồng và năm 2012 tăng 16,073 triệu đồng Tỷ suất tự tài trợ tài sản lưu động của công ty thấp, do nợ ngắn hạn quá lớn dẫn đến vốn chủ sở hữu lưu động không đáng kể. Cụ thể, năm 2012 tỷ suất tự tài trợ đạt 16% giảm đi 6% so với năm 2011 trong khi tài sản lưu động tăng 13,630 triệu đồng. Như vậy ta thấy tỷ suất tự tài trợ của công ty cho vốn lưu động là chưa đủ ([...]... doanh chung của công ty cũng liên tục tăng lên cho thấy công ty đã sử dụng các nguồn vốn vào kinh doanh có hiệu quả Tỷ lệ nợ phải trả cũng tăng lên đáng kể do nợ ngắn hạn tăng lên công ty có chiếm dụng vốn từ bên ngoài nhờ đó giảm bớt áp lực về nhu cầu vốn từ bên trong của công ty Nguồn vốn chủ sở hữu ổn định là thế mạnh của công ty Khả năng tự tài trợ của NV của công ty cho tài sản của công ty tương... rất nhỏ như vậy là chưa hợp lý Nếu công ty tận dụng được NV này sẽ tăng được NV của công ty mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán, tự chủ về vốn vì nguồn vốn CSH của công ty là khá lớn và có xu hướng tăng do kết quả sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng tăng lên 2.1.2 Phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình... triệu đồng Nguồn vốn sở hữu của công ty được hình thành từ khi thành lập và được bổ sung trong quá trình họat động của công ty. Nguồn VCSH phản ánh sức mạnh tài chính và sức mạnh chung của công ty. Tại công ty VCSH năm 2011 tăng 1.89% tương ứng 5,052 triệu đồng so với năm 2010 và năm 2012 tăng 0.44% tương ứng 3,402 triệu đồng so với năm 2011, chứng tỏ sức mạnh tài chính của công ty ngày một tăng lên và có... ánh nguồn vốn CSH của công ty rất ổn định, đây là NV mở rộng họat động kinh doanh của công ty trong tương lai Nó là nguồn vốn bền vững nhất trước những diễn biến bất thường của thị trường ● Phân tích kết cấu nguồn vốn qua tỷ suất tài trợ Khi phân tích cần xác định tương quan giữa nguồn vốn chủ sở hữu và các loại tài sản của doanh nghiệp thông qua tỷ suất tự tài trợ cho tài sản cố định ,tài sản lưu động... thêm 2,442 triệu đồng Với tốc độ tăng này thì tài sản cố định được NV ổn định thường xuyên của công ty tài trợ, khả năng đảm bảo cho TSCĐ là rất lớn, là nền tảng vững chắc cho công ty phát triển trong tương lai, nâng vị thế của công ty trên thương trường Vì vậy, thông qua những phân tích ở trên về nguồn vốn công ty trong thời gian gần đây cho thấy công ty có tổng nguồn vốn không ngừng tăng lên với... đồng Tỷ suất tự tài trợ tài sản lưu động của công ty thấp, do nợ ngắn hạn quá lớn dẫn đến vốn chủ sở hữu lưu động không đáng kể Cụ thể, năm 2012 tỷ suất tự tài trợ đạt 16% giảm đi 6% so với năm 2011 trong khi tài sản lưu động tăng 13,630 triệu đồng Như vậy ta thấy tỷ suất tự tài trợ của công ty cho vốn lưu động là chưa đủ ( ... CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BCTC CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ SA PAI 2.1 Phân tích tổng quát báo cáo tài 2.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 2.1.1.1 Phân tích tình hình tài sản GVHD:... vực công tác tài chính, công tác kế toán tài vụ, công tác kiểm toán nội bộ, công tác quản lý tài sản, công tác toán hợp đồng kinh tế, kiểm soát chi phí công ty, quản lý vốn, tài sản công ty, ... nguồn vốn CSH công ty lớn có xu hướng tăng kết sản xuất kinh doanh công ty không ngừng tăng lên 2.1.2 Phân tích bảng kết hoạt động kinh doanh công ty Báo cáo kết kinh doanh báo cáo tài tổng hợp,

Ngày đăng: 15/10/2015, 10:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w