Để có được những con người đủ phẩm chất, năng lực vững bước trong thế kỷ XXI thì đòi hỏi người giáo viên Tiểu học, người " xây" " Bậc học nền tảng" của giáo dục phải biết nâng cao chất l
Trang 1BÀI THUYẾT TRÌNH VỀ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP.
ĐỀ TÀI:
" NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CHO HỌC SINH
THÔNG QUA CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP."
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ:
Tầm quan trọng và ý nghĩa của đề tài: Tầm Thế kỷ XXI là thế kỷ của khoa học công nghệ, giáo dục và nhân văn Thế kỷ cần có những con người hoàn thiện về mọi mặt, biết làm chủ xã hội, thích ứng được với mọi hoàn cảnh trong xã hội Để có được những con người đủ phẩm chất, năng lực vững bước trong thế kỷ XXI thì đòi hỏi người giáo viên Tiểu học, người " xây" " Bậc học nền tảng" của giáo dục phải biết nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, một trong những công tác không thể thiếu của người giáo viên trong giảng dạy, giáo dục là làm công tác chủ nhiệm giỏi
Trong mỗi giờ học, học sinh muốn lĩnh hội được tri thức tốt thì việc giữ nề nếp
là yếu tố ảnh hưởng tích cực nhất Cũng từ yếu tố này học sinh mới say mê, hứng thú tiếp thu bài một cách chủ động, sáng tạo
Phải dạy đủ các môn học nên giáo viên tiểu học luôn gắn liền với công tác chủ nhiệm lớp theo quy định của Điều lệ trường tiểu học
Làm công tác chủ nhiệm lớp không phải là một công việc dễ Bởi công tác chủ nhiệm hội tụ đủ cả kĩ năng sư phạm, khả năng nắm bắt tâm lý học sinh và phương pháp giảng dạy học sinh tiểu học có khi giáo viên đóng vai trò như người mẹ, có khi như người chị, có khi chỉ như người bạn của các em Làm công tác chủ nhiệm làm thế nào để tạo cho các em có hứng thú khi đến trường, các em ham học và học đạt hiệu quả cao Điều đó luôn thôi thúc tôi cố gắng bằng mọi nỗ lực nắm bắt ở các em và đưa hết khả năng của bản thân để đạt được mong muốn
Qua nhiều năm tôi được phân công làm chủ nhiệm và giảng dạy lớp 5 tại trường Tiểu học Lê Văn Thọ, lúc đầu tôi thấy việc rèn nề nếp cho học sinh của các giáo viên
Trang 2nói chung là chưa được tốt, nhất là vào dự giờ thăm lớp, việc quản lý học sinh từ lời nói đến cách đối xử của giáo viên chưa thực sự chuẩn mực khiến "Tâm" của người giáo viên trong tôi trăn trở, suy nghĩ Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, việc quản lý, giảng dạy học sinh của giáo viên là vấn đề "nhạy cảm" Chỉ cần một sơ suất nhỏ của giáo viên sẽ dẫn đến hậu quả khó lường
Trải qua 19 năm giảng dạy, nhất là 3 năm gần đây, bản thân tôi mạnh dạn chọn
đề tài này trao đổi với các đồng nghiệp để cùng nhau tham khảo về công tác chủ
nhiệm lớp trong buổi thuyết trình
PHẦN II NỘI DUNG
1 Một số vấn đề về công tác chủ nhiệm lớp ở tiểu học:
1.1 Mỗi lớp ở tiểu học có một giáo viên vừa làm công tác, vừa làm công tác chủ nhiệm lớp ( Theo điều lệ trường tiểu học) Giáo viên chủ nhiệm phải chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng, trước phụ huynh học sinh về mọi mặt của lớp mình phụ trách
1.2 Những công việc cần và đủ trong công tác chủ nhiệm lớp
a Xây dựng và thực hiện công tác chủ nhiệm gắn với kế hoạch dạy học; có các biện pháp giáo dục; quản lý học sinh một cách cụ thể, phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp; Tổ chức dạy học theo nhóm đối tượng đúng thực chất, không mang tính hình thức; đưa ra được những biện pháp cụ thể để phát triển năng lực học tập của học sinh
và thực hiện giáo dục học sinh cá biệt, học sinh khuyết tật; Phối hợp với gia đình và các đoàn thể ở địa phương để theo dõi làm công tác giáo dục học sinh; Tổ chức các buổi ngoại khóa, phối hợp với Tổng phụ trách đội, tạo điều kiện để Đội thiếu niên, Sao nhi đồng thực hiện các hoạt động tự quản
b Thực hiện thông tin hai chiều trong quản lý chất lượng học sinh: Thường xuyên trao đổi góp ý với học sinh về tình hình học tập, tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các giải pháp cải tiến chất lượng học tập sau từng kỳ; Dự giờ
Trang 3đồng nghiệp theo quy định Tham gia thao giảng, chuyên đề, sinh hoạt tổ chuyên môn đầy đủ và góp ý xây dựng để tổ, khối chuyên môn đoàn kết vững mạnh; Họp phụ huynh học sinh đúng quy định, có sổ liên lạc thông báo kết quả học tập của học sinh, tuyệt đối không phê bình học sinh trước lớp hoặc toàn bộ phụ huynh; lắng nghe và cùng phụ huynh điều chỉnh biện pháp giúp đỡ học sinh tiến bộ; Biết cách xử lý tình huống cụ thể để giáo dục học sinh vận dụng và tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục; ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôn giữ đúng phong cách nhà giáo
c Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ giáo dục và giảng dạy: Lập đủ hồ sơ để quản lý quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; bảo quản tốt các bài kiểm tra của học sinh; Lưu trữ tốt hồ sơ giảng dạy bao gồm giáo án, các tư liệu, tài liệu tham khảo thiết thực liên quan đến giảng dạy các môn học được phân công dạy; Sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, đúng thực tế và có giá trị sử dụng cao; Lưu trữ tất cả các bài làm của học sinh chậm phát triển và học sinh khuyết tật để báo cáo kết quả giáo dục về sự tiến bộ của học sinh
2 Thực trạng của vấn đề:
a Ưu điểm:
- Giáo viên tiểu học hiện nay đã được đào tạo chuẩn và trên chuẩn Một giáo viên vừa dạy kiến thức vừa chủ nhiệm nên nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh,
cá tính, học lực của học sinh Đó là những điều kiện học sinh thuận lợi
- Giáo viên hầu hết đã nhiều năm trong nghề làm công tác chủ nhiệm nên ít nhiều có kinh nghiệm trong cách quản lý, giáo dục học sinh
- Công tác chủ nhiệm hiện nay đã nhận được sự hỗ trợ về giáo dục tay ba " Nhà trường- gia đình- xã hội" Đó là thuận lợi lớn cho giáo viên trong suốt năm học chủ nhiệm các em
Trang 4- Là học sinh tiểu học nên các em luôn tin tưởng vào giáo viên chủ nhiệm, các
em xem giáo viên chủ nhiệm như tấm gương sáng, như một "Luật sư" trong môi trường học tập, sinh hoạt của mình
b Tồn tại:
- Sĩ số lớp quá đông (50 hs) nên việc quan tâm, quản lí, nắm bắt hoàn cảnh của tất cả hs gặp nhiều khó khăn
- Một số giáo viên chưa coi trọng công tác chủ nhiệm, vì vậy xảy ra tình trạng,
có giáo viên ở đó thì học sinh mới ngoan, không có giáo viên ở đó, lớp học ồn ào, mất trật tự
- Công tác chủ nhiệm gắn với các hoạt động khác nên ít nhiều giáo viên còn lúng túng, chưa có các biện pháp rõ ràng, cụ thể dễ dẫn đến "việc nọ xọ việc kia", ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy, giáo dục của lớp
3 Nguyên nhân của thực trạng:
* Về phía học sinh:
+ Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi:
Các em còn nhỏ tuổi, nhận thức còn hạn chế Tư duy chưa mang tính lô gíc, chưa bền vững Các em hiếu động, tò mò, thích khám phá nhưng ham chơi, chóng quên Nếu không có sự nhắc nhở của người lớn ở nhà và của thầy cô giáo ở trường thì những em học tốt cũng sẽ không chăm học chứ chưa nói đến những em học còn non
Nhiều em bố mẹ quan tâm chưa đúng mức Năm nay con học với cô giáo, thầy giáo nào không hề biết Đồ dùng sách vở mua sắm cho con không đầy đủ, ở nhà con học bài, bố mẹ không kèm, quản Thậm chí, cô giáo, thầy giáo viết giấy về nhà thông báo con không học bài, không làm bài đầy đủ khi đến lớp, nhưng bố mẹ không phản hồi gì Coi như đó là việc của cô, thầy
* Về phía giáo viên:
Trang 5Do điều tra thăm dò chưa cụ thể Vì thế chưa nắm rõ hoàn cảnh của từng học sinh Chưa thống kê đầy đủ các số liệu cần thết để phân loại đối tượng học sinh Học sinh xếp hạnh kiểm thế nào? Số học sinh có học lực xếp loại giỏi, khá, trung bình, yếu? Số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, hoàn cảnh khó khăn ? Số học sinh cá biệt ?
Số học sinh có năng lực về hoạt động khác ? Số học sinh chữ viết đẹp ? Vì thế dẫn đến việc giáo viên quan tâm chưa đúng mức tới từng đối tượng học sinh
Chưa nắm chắc đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu học Có lúc chưa mẫu mực trước các em Chưa dùng phối hợp nhiều biện pháp để giáo dục học sinh
4 Mục đích nghiên cứu:
- Tìm các biện pháp thực hiện nhằm giúp giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm
- Một số kiến nghị đề xuất về công tác chủ nhiệm giỏi đối với học sinh tiểu học
5 Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 5/14 trường Tiểu học Lê Văn Thọ
- Tâm sinh lý học sinh tiểu học
- Các thực trạng- biện pháp để làm tốt công tác chủ nhiệm đối với học sinh tiểu học
6 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu về tâm lý- giáo dục học (giáo trình dành cho cấp tiểu học)
- Nghiên cứu chủ đề năm học và các cuộc vận động của các cấp phát động
- Nghiên cứu nội dung, phương pháp thực hiện công tác chủ nhiệm
- Nghiên cứu các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
7 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp lý luận sư phạm
- Phương pháp thực nghiệmn sư phạm
- Phương pháp quan sát
Trang 68 Một số biện pháp thực hiện
* Biện pháp 1: Điều tra phân loại
Quá trình điều tra khảo sát: Từ đầu năm học trước được phân công chủ nhiệm lớp nào tôi cũng tìm hiểu tình hình chung của lớp qua giáo viên chủ nhiệm lớp dưới, qua lời phê trong học bạ, qua cán bộ lớp cũ, Vì thế tôi đề ra được nhiều biện pháp hạn chế tối đa những vấn đề ảnh hưởng không tốt đến quá trình phấn đấu của các em Tôi tìm các giải pháp nhằm động viên khích lệ những em học tốt kèm cặp các em học non hơn Kết quả mà tôi thu được từ công tác chủ nhiệm hằng năm khá thuyết phục Năm học 2013- 2014, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5/14 Với kinh nghiệm của những năm trước, đầu năm tôi tiến hành điều tra khảo sát để nắm rõ đặc điểm, ưu, nhược của từng học sinh và tổng thể của lớp Tôi cho các em tự khai vào mẫu in sẵn những thông tin mà tôi cần nắm: năm học 2012- 2013 đạt danh hiệu gì, hạnh kiểm xếp loại nào, học lực xếp loại nào trong bốn loại, chữ viết xếp loại gì, gia đình thuộc diện chính sách nào không, bản thân có bệnh tật gì qua lời dặn dò của bố mẹ, … Qua phiếu điều tra tôi nắm được cụ thể như sau:
HSTT
HSG
15 ( chiếm 30 %)
25 ( chiếm 50 %)
Trang 7HSG giải toán qua mạng Internet không
Qua điều tra khảo sát, tôi khái quát được thực trạng của lớp Thực trạng của lớp ( như trên) để đạt được chỉ tiêu: HSG theo TT 32: 34 em, HSTT theo TT 32 là 8 em
HS đạt Giải toán qua mạng là 2 em HS đạt Viết chữ đẹp: 4 em Học sinh có hạnh kiểm tốt: 50 em Chất lượng đại trà 100% Công tác đội: Đạt giải các phong trào, nếu giáo viên không có sự đầu tư tìm hiểu cụ thể từ đầu, không có những biện pháp phù hợp thì e rằng khó có thể hạn chế được những ảnh hưởng từ thực trạng chứ chưa nói đến đạt được chỉ tiêu đề ra
Sau khi điều tra phân loại học sinh, tôi đặc biệt chú ý đến những em có đạo đức tốt, vì đây là nhân tố ảnh hưởng đến nề nếp lớp học Lớp có một số em có đạo đức tốt, mọi hoạt động tự giác, tích cực nổi trội hơn như: em Luyến, em Cương, em Bảo Ngọc, em Phùng Yến Nhi, Những em này, vừa học giỏi vừa đạo đức tốt nên các em luôn là tấm gương về mọi hoạt động của lớp, có "uy tín" với những học sinh khác Khi cho học sinh làm tờ khai gần giống như là sơ yếu lý lịch, tôi cho các em tự nhận loại hạnh kiểm, để các em tự thấy mình đang ở mức nào, cũng một lần tôi biết khả năng tự đánh giá của các em, một trong các tiêu chí trong đổi mới cách đánh giá học sinh tiểu học
Từ đó tôi phân chia tổ học tập, phân công quản lý, gắn rõ trách nhiệm cho từng
em Những em có đạo đức tốt ngồi cạnh những em cá biệt hoặc chưa thật chăm chỉ để các em giúp đỡ nhau trong mọi hoạt động Những em học khá, giỏi ngồi cạnh những
em học còn non hơn để thực hiện đôi bạn cùng tiến Tôi đặc biệt chú trọng đến em Hoàng Anh, em có hoàn cảnh gđ ba mẹ li dị sống với mẹ Vì thiếu sự quan tâm của gđ nên em thường hay bỏ học đi chơi internet , không chịu học bài và làm bài Tôi phân
em Nguyễn Hữu Cương ngồi cạnh em Hoàng Anh, để Cương thường xuyên giúp đỡ
Trang 8bạn Bởi tục ngữ đã đúc kết lại: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" mà Đúng như nhận định, Hoàng Anh ngày một tiến bộ
- Tôi cùng học sinh của lớp sắp xếp lại lớp học đảm bảo tính mỹ quan, trang trí lớp đẹp, hài hòa, sạch sẽ, bàn ghế ngay ngắn, thẳng hàng Tranh ảnh, bảng biểu, sắp xếp theo môn để tiện sử dụng Sắp xếp chỗ ngồi cho các em phù hợp chung cho toàn lớp: Nhỏ xếp ngồi trước, những em tai mắt kém phải có chỗ ngồi thích hợp; những học sinh chưa thật chăm chỉ hay nói chuyện riêng hoặc học sinh cá biệt tôi thường sắp xếp các em ngồi lên phía trên và ngồi hai đầu bàn phía giữa lớp để giáo viên dễ quan sát, dễ nhắc nhở, giúp các em tập trung học tập Hàng tuần, đổi chỗ ngồi luân phiên để tránh các bệnh về mắt, cột sống Tránh hiện tượng có em cả năm học chỉ ngồi đúng một vị trí trong lớp học
* Biện pháp 2: Đối xử công bằng
- Là một người giáo viên thì phải thực sự đi sâu, đi sát học sinh Phải có tình cảm gắn bó như “người mẹ đối với đàn con” Người giáo viên chủ nhiệm phải thực sự công bằng, rõ ràng để chỉ cho học sinh thấy rõ những ưu điểm, nhược điểm và chí hướng phấn đấu quyết tâm sửa chữa Đây là mẫu chốt để học sinh tôn trọng giáo viên Không có ý thức bao che cho học sinh nào, đặc biệt là con em giáo viên trong trường, con em cán bộ phường, hội phụ huynh Lớp tôi có hai em là cháu của hai giáo viên trong trường Tôi không bao giờ xuề xòa đối với các em Chỉ cần tôi bao che hoặc có hành động nào tương tự cho con giáo viên thì lập tức sự tin yêu của các em đối với tôi
sẽ ra đi Đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn thì giáo viên phải tìm cách giúp đỡ, động viên, an ủi về mặt tinh thần để các em có điểm tựa tự tin khắc phục khó khăn vươn lên trong học tập Lớp tôi có 4 em trong diện học sinh nghèo Tôi luôn tìm cách động viên các em và gia đình cho con đi học đều đặn Tôi đã động viên các bạn trong lớp tham gia tốt phong trào “Nụ cười hồng”, “Nuôi heo đất”, để góp phần nào động viên các em trong học tập
Trang 9- Trong giảng dạy phải chú trọng môn đạo đức Phải biết liên hệ, kết hợp giáo dục trong những môn học khác Giáo viên phải gần gũi với học sinh Hỏi han các em khi các em có điều buồn, vui để các em yêu mến cô hơn Phải xem học sinh như con của mình, thường xuyên nhắc nhở tắm rửa, cắt tóc, gội đầu, đánh răng, cắt móng tay, đánh giày dép sạch sẽ, nhất là những học sinh cá biệt Chúng ta không được mắng nhiếc các em, khinh thường các em, mà phải càng yêu thương, càng gần gũi các em hơn Như thế mới có thể cảm hoá và giáo dục các em được tốt
* Biện pháp 3: Giáo viên phải gương mẫu
- Giáo viên phải có thái độ đúng mức đối với những em vi phạm khuyết điểm Bản thân giáo viên phải thực sự gương mẫu, khi đứng trước học sinh từ cách ăn mặc,
đi đứng, nói năng, Phải đoàn kết và giáo dục các em tinh thần đoàn kết, nhân ái Một việc làm tuy nhỏ nhưng xét đến cùng nó không nhỏ chút nào là việc đứng dậy chào cô giáo vào lớp Tôi luôn nhắc nhở các em khi chào cô giáo, thầy giáo vào lớp cần đứng ngay ngắn để tỏ thái độ kính trọng Giáo viên viết bảng phải ngay ngắn, đúng mẫu chữ để học sinh làm theo
- Rèn cho học sinh cách ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ phù hợp với thời tiết Biết cách nói năng khiêm tốn, đối xử với người trên phải thể hiện sự kính trọng, lễ phép, biết ơn Đối với bạn bè phải thể hiện ý thức đoàn kết, gắn bó, thân thiết, giúp đỡ nhau, vui vẻ, hoà nhã,
- Các giờ sinh hoạt ngoài trời giáo viên phải theo dõi sát sao, phải tỏ thái độ gần gũi nhưng rất nghiêm khắc Yêu cầu và rèn cho học sinh có tác phong nhanh gọn và làm các động tác đúng kĩ thuật Tránh hiện tượng coi đó là việc của Tổng đội, để bỏ mặc, làm chẳng ra làm vẫn không ai nhắc thế là nguyên nhân của hiện tượng vô ý thức tổ chức, kỷ luật
- Hằng ngày giáo viên luôn chú ý đến việc trực nhật của lớp, luôn rèn ý thức tự giác giữ sạch trường, lớp và kỉ luật lao động Đây chính là một trong những nhiệm vụ của năm học “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” Bởi thông qua hoạt
Trang 10động này nếu giáo viên xuề xoà, không khen, chê kịp thời thì cũng dễ gây ra cho học sinh ý thức vô tổ chức, kỉ luật
* Biện pháp 4: Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng học sinh
- Chấm, chữa bài cho học sinh phải chính xác, cho điểm rõ ràng, lời phê chuẩn
mực Bởi tâm lý học sinh tiểu học là thích khen vì vậy dù chỉ một tiến bộ nhỏ giáo viên cũng phải khen Trong giờ học, học sinh phát biểu đúng phải cho điểm hoặc phải khen, nhất là học sinh cá biệt, học sinh yếu để tạo hứng thú trong giờ học, giúp các
em mạnh dạn tự tin khi nói trước tập thể Động cơ của các em trong học tập thật đơn giản là " được khen" Tại sao chúng ta lại không "khen" các em để các em mừng? Đằng sau những cái khen đó là những gì, mỗi giáo viên hiểu rõ hơn ai hết Nói làm sao hết tâm trạng của người giáo viên khi dạy xong tiết học, chấm bài mà học sinh đạt được điểm khá giỏi nhiều
- Trong mỗi giờ sinh hoạt giáo viên phải lắng nghe và tôn trọng ý kiến phát biểu của các em, không làm qua loa, đại khái mà phải dành đúng thời gian, tiến hành sinh hoạt nghiêm túc
Qua các tiết sinh hoạt tập thể, các em còn tiến hành các hoạt động khác xen vào như: vui chơi, văn nghệ Bởi tiết sinh hoạt tập thể chiếm vị trí hết sức quan trọng trong việc biến các yêu cầu của nhà trường thành nhiệm vụ mà lớp phải thực hiện Nhờ vậy, tập thể học sinh ngày càng được củng cố, hình thành và phát triển, đặc biệt
là công tác tự quản của lớp, các em biết và thực hiện nghiêm túc về nội quy tập thể Tiết sinh hoạt tập thể góp phần giáo dục các em hiểu biết về nội quy của tập thể, giáo dục ý thức xây dựng tập thể, ý thức tham gia các công việc tập thể về mối quan hệ giữa các em với người xung quanh Bên cạnh đó tiết sinh hoạt tập thể còn giáo dục các em có thái độ tôn trọng bạn bè, tích cực tham gia các hoạt động tập thể,
có thái độ đúng đắn trong đánh giá công việc tập thể