Đánh giá sự ảnh hƣởng của đô thị hoá tới kinh tế hộ thông qua các

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 85)

5. Bố cục của luận văn:

2.7.Đánh giá sự ảnh hƣởng của đô thị hoá tới kinh tế hộ thông qua các

các câu hỏi định tính

2.7.1. Mức độ ảnh hưởng đến thu nhập do tác động của đô thị hóa

Chúng tôi đã tiến hành đánh giá sự thay đổi thu nhập của hộ dựa trên nhận định chủ quan của người trả lời thông qua các câu hỏi mang tính chất định tính. Qua khảo sát, chúng tôi thấy có tới 56,67% số hộ cho là thu nhập của hộ năm 2007 cao hơn so với năm 2004, 13,33% số hộ cho rằng thu nhập không tăng và 30% số hộ cho rằng thu nhập của hộ giảm đi so với năm 2004.

Bảng 2.11 Ý kiến của các hộ điều tra về xu hƣớng thay đổi thu nhập do tác động của đô thị hóa

ĐVT: %

Diễn giải Ý kiến các hộ điều tra

1. Giảm đi 30

2. Giữ nguyên 13,33

3. Tăng lên 56,67

Tổng số 100

Từ số liệu ở bảng 2.11 cũng có thể thấy trong phần lớn số hộ có thu nhập năm 2007 cao hơn thu nhập của hộ năm 2004 với 56,67%/ tổng số ý kiến của hộ. 13,33% số hộ cho rằng thu nhập của họ không thay đổi hay giữ nguyên từ khi tiến hành đô thị hóa đến năm 2007. Còn 30% số hộ cho rằng thu nhập thấp hơn so với năm 2004.

Như vậy, sau đô thị hoá tổng thu nhập của hộ nông dân năm 2007 cao hơn so với năm 2004. Lý do của hiện tượng này là:

Thứ nhất, do thương mại dịch vụ trong khu vực ngày càng phát triển với nhiều loại hình phong phú đa dạng: dịch vụ nhà ở, dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ cung ứng vật liệu xây dựng, dịch vụ ăn uống, photocopy... Thành phố Thái nguyên có lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, là trung tâm đầu mối của vùng TDMNBB, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời có chợ Thái và chợ Đồng Quang là hai trung tâm buôn bán để trao đổi những hàng hoá trong nội vùng và với các vùng lân cận.

Thứ hai, do đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ nên việc tìm kiếm một công việc làm thêm đối với người nông dân cũng dễ dàng hơn nhiều so với trước kia. Tầng lớp lao động trẻ có xu hướng làm công nhân cho các xí nghiệp, nhà máy các công ty liên doanh giải quyết tình trạng dôi dư lao động.

Nhìn chung, do tác dộng của đô thị hoá mà thu nhập ở các hộ nông dân có xu hướng tăng lên tuy nhiên nhiều hộ cho rằng thu nhập tăng nhưng giá cả các mặt hàng tiêu dùng cũng tăng lên nhiều nên chi phí cho đời sông sinh hoạt khá đắt đỏ. Ngoài ra ngành thương mại dịch vụ vẫn mang tính chất tự phát. Sản xuất thủ công nghiệp còn ở tình trạng sản xuất nhỏ phân tán, sản xuất hàng hoá phát triển với tốc độ chậm. Nguồn lao động chủ yếu là lao động nông nghiệp, lao động công nghiệp kể cả tầng lớp trẻ vẫn là lao động phổ thông, chưa đáp ứng được yêu cầu của tiến trình công nghiệp hoá nên việc làm vẫn chưa thực sự ổn định, mức lương vẫn thấp.

Tóm lại, để đời sống kinh tế xã hội tiếp tục được nâng cao, vượt qua các hạn chế cần tăng cường phát huy các thế mạnh của thành phố nhằm phát triển theo hướng nền sản xuất hàng hoá có hiệu quả kinh tế cao.

2.7.2. Mức độ tác động của đô thị hoá

Quá trình ĐTH diễn ra mạnh mẽ đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực đời sống, văn hoá, xã hội của các hô nông dân thành phố Thái Nguyên

Bảng 2.12 Ý kiến của các hộ điều tra về mức độ tác động của đô thị hóa

ĐVT: %ý kiến Lĩnh vực Tác động Tốt Như cũ Xấu 1. Đường 89,5 10,5 0 2. Cấp, thoát nước (hệ thống cống) 79,17 0 20,83 3. Điện 51,7 8,3 40 4. Dịch vụ NN 85 15 0 5. Tiếp cận thị trường 55 45 0 6. Cơ hội học tập 57 32,5 10,5 7. Nhà ở 55 28,25 16,75 8. Sức khoẻ 39,17 52,5 8,33 9. Môi trường 35 39,17 25,83

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra hộ năm 2007)

Từ số liệu bảng 2.12, chúng tôi thấy ĐTH đã có ảnh hưởng tích cực đến nhiều lĩnh vực như: đường, điện, dịch vụ nông nghiệp, tiếp cận thị trường...

Về đường giao thông, 89,5% số hộ điều tra cho rằng tốt lên nhiều và 10,5% số hội nói là tốt lên vừa. Trong những năm qua, hệ thống giao thông nông thôn đã được nâng cấp, cải tạo rất nhiều, những con đường đất đã được thay thế bằng những đường nhựa tạo thuận lợi cho việc đi lại, giao lưu văn hoá, buôn bán...

Các hộ dân cũng rất hài lòng với hệ thống điện của xã hiện nay: 51,7% ý kiến cho là tốt lên nhiều và 8,3% ý kiến cho là tốt lên vừa.

Về dịch vụ nông nghiệp thì 80% số hộ được hỏi trả lời rằng tốt lên vừa. Nhiều người cho biết hiện nay họ có thể dễ dàng mua được giống phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc ở các đại lý gần nhà chứ không còn gặp khó khăn như trước kia. Dịch vụ cày bừa, tuốt lúa cũng rất phát triển, giải phóng được số lao động cho người nông dân. Tuy nhiên, giá cả các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc vẫn còn ở mức cao do mức độ trượt giá của thị trường.

Đường được nâng cấp, dân cư đông đúc hơn đồng thời các đô thị được mở rộng nên việc trao đổi buôn bán giữa người dân với nhau nói riêng và với các vùng lân cận nói chung cũng rất phát triển. 55% số ý kiến của người nông dân cho rằng việc tiếp cận thị trường dễ dàng hơn nhiều những năm qua. ở mức độ tốt lên vừa thì có 45% ý kiến tán thành.

Cơ hội học tập cũng có chiều hướng tốt lên. Trường học đã được tu bổ lại và trang thiết bị giáo dục cũng như bổ sung thêm giáo viên đáp ứng nhu cầu học tập của con em người dân. Sự quan tâm của các hộ nông dân về tầm quan trọng của giáo dục được tăng lên, họ đều tạo điều kiện cho con mình được học hành vì mong muốn con cái họ có được một tương lai tốt đẹp. Nhiều gia đình đã dành khoản tiền lớn cho thiết bị học tập như máy tính cá nhân… 57% số hộ được hỏi cho rằng cơ hội học tập tốt lên nhiều và 32,5% trả lời là tốt lên vừa.

Thu nhập của các hộ gia đình tăng lên trong thời gian qua. Đồng thời nhiều hộ nhận được một khoản lớn tiền đền bù và tiền do bán đất. Họ sử dụng chúng vào việc xây dựng nhà nên nhà cửa cũng khang trang, tươm tất hơn. Đa số các hộ gia đình được hỏi đều đã có công trình phụ kiên cố. 55% tổng số ý kiến cho rằng nhà ở của họ đã tốt lên nhiều và 28,25% tổng số ý kiến trả lời là không thay đổi.

Về vấn đề sức khỏe, có 52,5% ý kiến cho là tốt lên vừa và 39,17% ý kiến trả lời là tốt lên nhiều. Khi đời sống được nâng cao, người dân đã có ý thức chăm lo cho sức khoẻ của bản thân nhiều hơn. Rất nhiều người được hỏi trả lời rằng hàng sáng và chiều họ đều tập thể dục ở sân nhà hoá của mỗi khu vực. Đồng thời trạm y tế cũng được nâng cấp nên sức khoẻ của người dân tốt lên. Tuy nhiên vẫn có 8,3% (tương ứng với 10 ý kiến) trong tổng số ý kiến được hỏi trả lời rằng sức khoẻ của họ xấu đi do tác động của ĐTH. Họ cho biết, ĐTH gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng làm ảnh hưởng không tốt tới sức khoẻ của con người.

Bên cạnh những tác động tích cực trên, theo người nông dân ĐTH còn có những tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường, gây ra tình trạng ngập úng cục bộ.

Nhiều hộ nông dân phân vân là cứ khi có một trận mưa rào thì đường sẽ bị ngập úng. 20,83% số ý kiến phản hồi là xấu đi nhiều. Đây là nguyên do của tình trạng làm đường không có quy hoạch cụ thể, đồng bộ, hệ thống thoát nước không được tốt. Lý do thứ hai là ao hồ bị lấp đi để xây nhà, làm việc thoát nước cũng bị ảnh hưởng do mất nơi điều hoà lưu lượng, gây tình trạng úng ngập khi hệ thống cống chưa được triển khai xây dựng. Ngoài ra tình trạng xây nhà bừa bãi của người dân cũng làm tổn hại đến hệ thống cơ sở hạ tầng của khu vực. Nhiều hộ khi làm nhà đã gây hư hại nặng đến hệ thống cống của khu vực mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về vấn đề môi trường, rác thải ở khu tiến hành ĐTH đã được thu gom sạch sẽ. Tuy nhiên, tình trạng vệ sinh môi trường không đảm bảo còn do hầu hết các khu dân cư đều sử dụng hệ thống mương hở, chung thoát nước mưa với nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường. Có những điểm ủng ngập không do mưa mà do chính nguồn nước thải của người dân tạo ra đã gây mất vệ sinh. Nguồn nước ở các ao hồ còn lại bị ô nhiễm nặng nề nên gây chết

hàng loạt cá. Tốc độ ĐTH nhanh làm lượng xe lưu thông trên các tuyến đường ngày càng nhiều. Vì thế, lượng bụi và lượng khí độc thải ra mỗi ngày một nhiều hơn. Các công trình lớn liên tục được xây dựng trên địa bàn thành phố ngày càng gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí. Vì vậy có đến 25,83% trong tổng số ý kiến cho rằng môi trường xấu đi nhiều và 39,17% ý kiến cho rằng môi trường xấu đi vừa (như cũ).

Tóm lại, các lĩnh vực của Thành phố đã có những chuyển biến tốt hơn hoặc xấu đi do tác động của ĐTH. Vì thế, để có thể phát triển được bền vững trong tương lai, cần phát huy những tác động tích cực và hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của ĐTH đến mọi mặt của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội.

2.7.3. Kế hoạch của hộ nông dân thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới

Chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến của hộ nông dân về kế hoạch của họ trong tương lai. Qua khảo sát, chúng tôi đã thấy 64,17% ý kiến hộ mong muốn vừa sản xuất nông nghiệp vừa hoạt động dịch vụ; 20,83% ý kiến hộ sẽ đầu tư vào làm nhà ở do diện tích đất thổ cư bị thu hồi tương đối lớn không đáp ứng được nhu cầu về nhà ở; 4,17 % ý kiến hộ cho biết sẽ cho thuê hoặc bán đất, di rời nơi cư trú...

Bảng 2.13 Ý kiến của các hộ điều tra về kế hoạch trong thời gian tới

ĐVT: %

Diễn giải Ý kiến hộ điều tra

1. Xây dựng nhà ở 20,83

2. Vừa SXNN vừa KDDV 64,17

3. Bán, cho thuê đất 4,17

4. Làm SXKD phi NN 5

5. Chờ Nhà nước đầu tư 0

6. Chưa biết 5,83

Tổng 100

Đa số người nông dân vẫn mong muốn được tiếp tục sản xuất nông nghiệp (64,17% ý kiến) và họ sẽ kết hợp giữa sản xuất nông nghiệp với kinh doanh dịch vụ và sản xuất TTCN. Để thu nhập từ nông nghiệp tăng lên, hộ nông dân có kế hoạch đầu tư hơn nữa cho sản xuất nông nghiệp cũng như chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang các loại cây có giá trị kinh tế cao.

Tuy nhiên, một số hộ nông dân chỉ chờ nhà nước đền bù hoặc chưa có kế hoạch gì cho tương lai (5,83% ý kiến). Nhưng những hộ này lại không mong mất toàn bộ đất nông nghiệp, họ vẫn muốn sau khi nhà nước thu hồi thì còn lại một ít đất để sản xuất. Đó là do tâm lý không tin tưởng vào việc có thể tìm được việc làm ổn định của người dân gây nên.

2.8. Đánh giá chung tác động của ĐTH tới sản xuất nông nghiệp trên đại bàn thành phố Thái Nguyên

Từ việc phân tích đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp của toàn thành phố cũng như của các hộ đại diện, chúng tôi nhận thấy quá trình ĐTH đã có nhiều tác động tích cực

2.8.1. Tác động tích cực

Một là, ĐTH góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích canh tác.

ĐTH diễn ra mạnh mẽ làm diện tích nông nghiệp bị thu hẹp dần. Do đó, các hộ nông dân đã hướng tới việc sử dụng đất có hiệu quả hơn bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang các loại cây ăn quả đặc sản, cây rau có giá trị kinh tế cao. Vùng chuyên canh cây ăn quả được mở rộng.

Cũng do quá trình ĐTH mà dân cư đô thị được mở rộng, đời sống người dân cũng được tăng lên nên nhu cầu tiêu dùng hàng nông sản có chất lượng cao được tăng lên đáng kể. Giá bán các loại quả đặc sản từ đó cũng được nâng cao làm tăng giá trị thu được từ vườn quả, tăng thu nhập cho người nông dân.

Hai là, ĐTH giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đô thị được mở rộng, mật độ dân cư tăng nhanh nên nhu cầu tiêu dùng hàng nông sản tăng mạnh, đặc biệt là đối với sản phẩm tươi như rau xanh. Lượng tiêu thụ những sản phẩm này ngày càng nhiều.

Quá trình ĐTH cũng góp phần nâng cấp, cải tạo hệ thống giao thông làm cho giao lưu hàng hoá được phát triển. Do đó, người từ nơi khác có thể dễ dàng đến mua sản phẩm do nông dân sản xuất ra cũng như người dân có thể thuận tiện mang hàng nông sản ra bán ở những chợ đầu mối lớn của thành phố: Chợ Thái, chợ Đống Quang...

Ba là, ĐTH góp phần tăng khả năng tích tụ ruộng đất.

ĐTH mở ra những cơ hội việc làm mới cho người lao động. Họ không nhất thiết phải bám trụ lấy mảnh đất của mình mới có thể sinh sống được. Những hộ mà có lao động chuyển sang các ngành phi nông nghiệp, không đủ lao động hoặc không đủ vốn đầu tư sản xuất thì sẽ cho mượn, cho thuê đất. Nhờ vậy, những hộ mong muốn có được nhiều đất để sản xuất đã có thêm đất, thuận tiện cho việc chăm sóc cả một vườn cây theo hướng: “một công đôi ba việc”. Doanh thu của hộ đó từ sản xuất nông nghiệp nhờ vậy cũng được tăng lên.

Bốn là, ĐTH giúp sản xuất nông nghiệp có nhiều thuận lợi.

ĐTH mang lại cơ sở hạ tầng phát triển tương đối toàn diện: đường giao thông thuận tiện, mạng lưới điện an toàn và toàn vẹn, hệ thống thuỷ lợi được kiên cố hoá, tạo điều kiện thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp.

ĐTH góp phần làm cho thương mại dịch vụ phát triển mạnh. Do đó các khâu cung ứng các loại hình dịch vụ nông nghiệp cũng được phát triển. Nhiều tụ điểm buôn bán phân bón, thuốc trừ sâu bệnh, các loại thức ăn gia súc, gia cầm mọc lên đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của người sản xuất. ĐTH gắn với CNH nên máy móc cơ giới phục vụ sản xuất không ngừng tăng, giải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phóng được sức lao động cho nông dân. Dịch vụ cày bừa, tuốt lúa thuê liên tục phát triển.

Bên cạnh cơ sở hạ tầng phát triển, các hộ nông dân còn được hưởng sự trợ giúp đắc lực từ các cấp chính quyền như hội khuyến nông, hội làm vườn của thành phố, của tỉnh... Họ truyền đạt khoa học kỹ thuật và cung cấp kiến thức, thông tin cần thiết đến người nông dân.

Việc vay vốn của người nông dân để đầu tư cho sản xuất nông nghiệp cũng được dễ dàng hơn. Họ có thể vay tiền từ ngân hàng hay từ quỹ tín dụng nhân dân. Nhờ đó mà hộ nông dân có thể chủ động được trong sản xuất lẫn trong kinh doanh.

ĐTH làm tăng khả năng nhận thức, tiếp thu của người nông dân. Trình độ dân trí của người nông dân mỗi ngày được nâng cao do họ thường xuyên được tiếp xúc với các phương tiện thông tin đại chúng, với khoa học kỹ thuật hiện đại. Do đó người nông dân ngày càng thể hiện được tính năng động, chủ động, sáng tạo của mình. Họ mạnh dạn trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng những giống mới có năng suất và giá trị kinh tế cao. Họ ham học hỏi, tìm tòi những quy trình kĩ thuật chăm sóc tiên tiến; sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón ngày càng hợp lý và có hiệu quả. Năng suất sản xuất nông

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của xu hướng đô thị hóa đối với kinh tế hộ nông dân trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 85)