1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Nghị Luận về Âm Nhạc trong đời sống xã hội

3 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 16,05 KB

Nội dung

"Lạm bàn”, vì người viết là kẻ ngoại đạo về âm nhạc, nên chỉ với tư cách là người thích nghe nhạc, tìm thấy ở những bản nhạc đích thực sự thanh lọc tâm hồn, được tiếp sức từ tiếng “gọi thì thầm gọi thì thầm gọi thì thầm” của giai điệu và ca từ đồng điệu và đồng tình một nguồn sức mạnh, một nguồn cảm hứng vượt qua những chán nản để tiếp tục sống và làm việc theo cách “đôi khi thấy trên lá khô một dòng suối”. Dòng suối của sự sống không bị vẩn **c vì những dục vọng thấp hèn và sự ngột ngạt vì thiếu không khí, không phải thiếu oxy dành cho lá phổi mà cho đầu óc và trái tim. Baudelaire nói “Nghệ thuật thì dài lâu nhưng thời gian thì ngắn ngủi”. Song chính thời gian là phép thử nhiệm mầu xem đâu là tác phẩm nghệ thuật đích thực và đâu là những của rởm đội tên nghệ thuật, hoặc đâu là tác phẩm nghệ thuật chưa đến nỗi là “hữu sinh vô dưỡng” nhưng sinh mệnh của nó lại quá ư ngắn ngủi trong quãng thời gian vốn đã ngắn ngủi. Nhưng nếu nhìn theo một góc độ khác, thời gian chính là người bạn đường chung thủy và hết sức vô tư của những tài năng chân chính đã sản sinh ra những “tác phẩm nghệ thuật dài lâu”. Trịnh Công Sơn đã từng đặt tên cho một tác phẩm của mình là “Để gió cuốn đi”, nhưng rồi gió - gió trời hay gió của tình người phôi pha - không “cuốn đi” nhạc Trịnh, mà lại nâng nó lên, đẩy nó đi xa trong không gian ngày càng mở rộng cùng với thời gian luôn đồng hành với những tác phẩm nghệ thuật đã được công chúng đón nhận. Thời gian của “tháng năm quá rộng”, của “ngày tháng vơi” của “thiên thu là một đường không bến bờ” trong cảm nhận của người nghệ sĩ chuyển thành thời gian trông ngóng, thời gian tiếc nuối cho những gì đã tàn phai. Những nỗi niềm ấy đã đọng lại trong tâm hồn của nhiều thế hệ Việt Nam với “nắng thủy tinh”, với “bàn chân buông lối ngỏ”, với “ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”, với “tiếng hát tan trong trời gió lên” với “Giọt nước mắt thương em/ Trên vận nước điêu linh/ Giọt nước mắt không tên/ Xin để lại quê hương. Và rồi vừa cụ thể, vừa mông lung với “Nhớ Sài Gòn những chiều lộng gió/ Lá hát như mưa suốt con đường đi/ Có mặt đường vàng như hoa gấm/ Có không gian mầu áo bay lên” để rồi thăng hoa trong nỗi nhớ “Hà Nội mùa thu Hà Nội gió/ Xôn xao con đường xôn xao lá/ Nhòa phố mong manh nhòe phố mưa/ Chợt nắng long lanh chợt nắng trưa”. Là “con chim nhỏ hát chơi trên đầu ngọn lau” đến “kẻ du ca bất khuất”, rồi là một trong những “người sáng tác những bài thơ tình hay nhất thế kỷ” để chuyển thành nhạc, người nhạc sĩ tài hoa ấy đem lại cho người những “đóa hoa vô thường”! Cuộc đời cảm nhận được những “giọt nước mắt trong tim chảy lai láng vào hồn”. Giọt nước mắt trong tim người nghệ sĩ đã chảy lai láng vào tâm hồn người đón nhận nó cũng bằng trái tim. Mà khi đã ở trong trái tim của công chúng, tác phẩm sẽ trở nên bất tử. Mượn tác phẩm của Trịnh để lạm bàn về sự cảm thụ âm nhạc chẳng qua chỉ là biểu thị một tri thức hạn hẹp và thiên kiến của người viết vốn thích nhạc và yêu mến người nhạc sĩ tài hoa này. Nhưng biết làm sao được, đã là thị hiếu thẩm mỹ thì tha hồ riêng tư bởi lẽ, cái thiện thì cần bằng chứng còn cái đẹp thì không. Nhưng chính vì nó không cần “bằng chứng” theo kiểu cân đong đo đếm, cho nên biết thưởng thức cái đẹp không dễ, mà sáng tạo nên cái đẹp càng khó gấp bội. Sáng tạo cái đẹp trong âm nhạc lại càng khó hơn nữa bởi vì dường như âm nhạc là một thứ ngôn ngữ chung của loài người, không phân biệt ranh giới quốc gia, màu da, chủng tộc, tín ngưỡng, ý thức hệ.v.v…một bản nhạc đích thực tấu lên, thì hầu như mọi con người đều có thể lắng nghe, và trong chừng mức nào đó, thưởng thức. Đương nhiên, cũng chỉ trong ý nghĩa tương đối, hơn nữa cũng còn tùy vào “lỗ tai thính âm nhạc, con mắt cảm thấy cái đẹp của hình thức” *(C.Mác) thì mới có sự cảm thụ được cái “ngôn ngữ chung” ấy. Hơn nữa, cũng chính C.Mác lưu ý đến : “chỉ có âm nhạc thức tỉnh cảm giác âm nhạc của con người; đối với lỗ tai không thính âm nhạc thì âm nhạc hay nhất cũng không có ý nghĩa gì cả, đối với nó, âm nhạc phải là đối tượng…cảm giác của tôi trải ra với mức nào thì ý nghĩa của một đối tượng nào đó đối với tôi cũng trải ra đúng với mức ấy”*. Vậy mà, theo V.Hugo thì “âm nhạc là âm thanh biết suy nghĩ ” thì lại càng khó khăn đến nhường nào trong sáng tác, sáng tạo cũng như trong cảm thụ, thưởng thức. Mà đâu chỉ có thế, cuộc sống càng phát triển thì âm nhạc cũng phải phát triển theo để bằng “âm thanh biết suy nghĩ” ấy mà biểu đạt sự phong phú và đa dạng của cuộc sống con người, đặc biệt là đời sống tinh thần của con người. Chẳng thế mà hôm nay, gõ vào Google hai từ âm nhạc, sẽ biết được rằng hiện đã có đến 4.050.000 điều nói về lĩnh vực kỳ thú này! Michael Jackson và "nền văn hóa đại chúng" Và rồi cũng hôm nay đang là thời sự hiện tượng Michael Jackson, “một nhạc sĩ tạo ra nhịp đập cho cả thập kỷ. Một vũ công với bước chân mê hoặc trên đường phố. Một ca sĩ phá vỡ mọi ranh giới về thẩm mỹ, phong cách và màu sắc”. Cho nên khi Los Angeles Times đăng tin Jackson qua đời, trang web của tờ báo này đã có ngay 12 triệu người truy cập. Tin tức về cái chết của Michael Jackson đã làm tăng đột biến việc truy cập mạng Internet, gây nên tình trạng quá tải. Một số trang điện tử xảy ra lỗi do lượng truy cập quá lớn như Google , Facebook, Twitter và Wikipedia. Michael là một huyền thoại. Khó hình dung có một ca sĩ nào gây nhiều tai tiếng và là đề tài của nhiều tranh cãi lớn trên báo chí thế giới nhưng lại vẫn khiến cho người hâm mộ yêu mến đến cuồng nhiệt và lâu dài như Michael Jackson. Xuất thân từ một gia đình người da đen bình thường, Michael vượt lên số phận và tỏa sáng. Sự tỏa sáng ấy cũng là sự đáp ứng một nhu cầu của thời đại mới, của khát vọng thay đổi số phận với một nguồn cảm hứng lớn lao từ loại hình âm nhạc mới với chất liệu mới, giai điệu mới, ngôn ngữ mới. Michael là ngôi sao của những **a hát, của sóng truyền thanh và của những video nhạc rock; người cứu sống ngành thương mại âm nhạc, một nhạc sĩ đã khởi động nhịp đập cho thập kỷ, một vũ công trên phố xá với vũ điệu lạ mắt nhất của đôi chân, một ca sĩ đã phá bỏ mọi rào cản về thị hiếu, phong cách và cả màu da. Sự nghiệp âm nhạc làm nên tên tuổi của một Michael Jackson, một phần quan trọng trong văn hóa “pop”. “Ông vua nhạc pop” đã đáp ứng được những đặc điểm của văn hóa đại chúng mà người dân Mỹ đòi hỏi, đáp ứng về điều đượcgọi là “quyền tối cao của công chúng”(consumer sovereignty). Tính dân chủ là sức mạnh lớn lao của thứ văn hóa đại chúng đó, và Michael đã thỏa mãn nhu cầu đó bằng cảm hứng sáng tạo độc đáo với đặc điểm cá tính nổi bật. Chính cái đó khiến Michael trở thành “thần tượng” của lớp trẻ. Theo Daily Telegrap, anh là "một nhân vật cực kỳ quan trọng trong lịch sử văn hóa đại chúng" và là "một thiên tài". Còn theo “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”: “Michael đã ảnh hưởng lên nền âm nhạc thế giới với việc phá bỏ rào cản xã hội, mở đường cho nhạc pop hiện đại và thay đổi hình tượng về một ngôi sao nhạc pop hiện đại ở nước Mỹ. Những sản phẩm của anh, đặc biệt là phong cách nhạc và cách hát đã ảnh hưởng lên một số lượng lớn nghệ sĩ sau này trong đó có những ca sĩ thành danh như Mariah Carey, Usher, Justin Timberlake[, Britney Spears, R. Kelly, và Ne-Yo. Không chỉ riêng tại Mỹ, tầm ảnh hưởng "không thể sánh kịp" của Jackson lên thế hệ đàn em đã lên đến phạm vi toàn cầu ”. Dẫn ra hai trường hợp về âm nhạc có tính “sự kiện”, chỉ để nói lên đôi điều về cá tính của người nghệ sĩ và sự độc đáo của những tác phẩm nghệ thuật dài lâu. Để có cái đó, người nghệ sĩ “phải lắng nghe cái gì sâu xa nhất trong con người của mình, bồi dưỡng cho mình một bản lĩnh vững vàng, một phong cách độc đáo, vì nghệ thuật không phải là sản phẩm hàng loạt như sản xuất công nghiệp”**. Chỉ ra điều ấy, nhà văn hóa Phạm Văn Đồng dẫn lại lời của M.Gorky để khuyến cáo với người nghệ sĩ hãy là mình: “Bạn hãy giữ lấy cái gì là riêng của mình, hãy săn sóc làm sao cho nó phát triển tự do. Lúc một người không có cái gì là riêng của mình, thì phải thấy ở người đó chẳng có gì hết”**. Phát triển tự do Nhưng làm thế nào để “cái gì là riêng của mình” được “phát triển tự do”? Từ xa xưa, thi hào Nguyễn Du chẳng đã xót xa với cái sự thật phũ phàng: “Chút riêng chọn đá thử vàng, Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu? Còn như vào trước ra sau, Ai cho kén chọn vàng thau tại mình” đó sao!. Khi thiếu một môi trường xã hội tôn trọng tự do của con người, thì cá tính của người nghệ sĩ làm sao có thể phát huy để làm nên những tác phẩm độc đáo? Khi có sự lộng hành của thói độc quyền tư tưởng, áp đặt tư duy và tùy tiện quy kết để phán quyết đâu là “vàng”, đâu là “thau” theo ý riêng của mình thì làm sao đòi hỏi người nghệ sĩ có được “một bản lĩnh vững vàng” để tạo dựng nên một “phong cách độc đáo”. Mà không có cái đó thì làm sao có “tác phẩm nghệ thuật dài lâu”được! Không có cái đó thì công chúng chỉ có thể đành phải thưởng thức những tác phẩm làng nhàng hạng hai, hạng ba hoặc những của rởm nhân danh là nghệ thuật. Cũng từ xưa, bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã chống trả sự bóp nghẹt con người của xã hội bà đang sống chỉ muốn đúc nên một kiểu người thuận với ý đồ của giai cấp thống trị bằng một hình ảnh thật độc đáo, táo tợn và thâm thúy: “Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông. Chúng bảo nhau rằng “ấy ái uông”! Chao ôi, trong tiếng cười bật lên nỗi uất hận cho thân phận con người đã bị làm cho méo mó đến vậy. Chính vì vậy Phạm Văn Đồng nhắn nhủ: “Đừng có sợ, đừng có sợ một chút nào những ý kiến khác nhau! Nếu tất cả giống nhau thì xã hội thật là buồn! Ai không chấp nhận được điều này là vô văn hóa, phản văn hóa. Và những người này không thiếu đâu. Và điều đó dễ hiểu”.** Những tác phẩm nghệ thuật chân chính sẽ được tạo dựng và định hình từ những cái khác nhau ấy. Và người nghệ sĩ đích thực sẽ không câu nệ về đề tài, về thị hiếu mà phải xuất phát từ tiếng gọi chân thực của con tim mình đang cùng nhịp đập với thời đại, tiếng gọi thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả và rung động thẩm mỹ mạnh mẽ.

"Lạm bàn”, vì người viết là kẻ ngoại đạo về âm nhạc, nên chỉ với tư cách là người thích nghe nhạc, tìm thấy ở những bản nhạc đích thực sự thanh lọc tâm hồn, được tiếp sức từ tiếng “gọi thì thầm gọi thì thầm gọi thì thầm” của giai điệu và ca từ đồng điệu và đồng tình một nguồn sức mạnh, một nguồn cảm hứng vượt qua những chán nản để tiếp tục sống và làm việc theo cách “đôi khi thấy trên lá khô một dòng suối”. Dòng suối của sự sống không bị vẩn **c vì những dục vọng thấp hèn và sự ngột ngạt vì thiếu không khí, không phải thiếu oxy dành cho lá phổi mà cho đầu óc và trái tim. Baudelaire nói “Nghệ thuật thì dài lâu nhưng thời gian thì ngắn ngủi”. Song chính thời gian là phép thử nhiệm mầu xem đâu là tác phẩm nghệ thuật đích thực và đâu là những của rởm đội tên nghệ thuật, hoặc đâu là tác phẩm nghệ thuật chưa đến nỗi là “hữu sinh vô dưỡng” nhưng sinh mệnh của nó lại quá ư ngắn ngủi trong quãng thời gian vốn đã ngắn ngủi. Nhưng nếu nhìn theo một góc độ khác, thời gian chính là người bạn đường chung thủy và hết sức vô tư của những tài năng chân chính đã sản sinh ra những “tác phẩm nghệ thuật dài lâu”. Trịnh Công Sơn đã từng đặt tên cho một tác phẩm của mình là “Để gió cuốn đi”, nhưng rồi gió - gió trời hay gió của tình người phôi pha - không “cuốn đi” nhạc Trịnh, mà lại nâng nó lên, đẩy nó đi xa trong không gian ngày càng mở rộng cùng với thời gian luôn đồng hành với những tác phẩm nghệ thuật đã được công chúng đón nhận. Thời gian của “tháng năm quá rộng”, của “ngày tháng vơi” của “thiên thu là một đường không bến bờ” trong cảm nhận của người nghệ sĩ chuyển thành thời gian trông ngóng, thời gian tiếc nuối cho những gì đã tàn phai. Những nỗi niềm ấy đã đọng lại trong tâm hồn của nhiều thế hệ Việt Nam với “nắng thủy tinh”, với “bàn chân buông lối ngỏ”, với “ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau”, với “tiếng hát tan trong trời gió lên” với “Giọt nước mắt thương em/ Trên vận nước điêu linh/ Giọt nước mắt không tên/ Xin để lại quê hương. Và rồi vừa cụ thể, vừa mông lung với “Nhớ Sài Gòn những chiều lộng gió/ Lá hát như mưa suốt con đường đi/ Có mặt đường vàng như hoa gấm/ Có không gian mầu áo bay lên” để rồi thăng hoa trong nỗi nhớ “Hà Nội mùa thu Hà Nội gió/ Xôn xao con đường xôn xao lá/ Nhòa phố mong manh nhòe phố mưa/ Chợt nắng long lanh chợt nắng trưa”. Là “con chim nhỏ hát chơi trên đầu ngọn lau” đến “kẻ du ca bất khuất”, rồi là một trong những “người sáng tác những bài thơ tình hay nhất thế kỷ” để chuyển thành nhạc, người nhạc sĩ tài hoa ấy đem lại cho người những “đóa hoa vô thường”! Cuộc đời cảm nhận được những “giọt nước mắt trong tim chảy lai láng vào hồn”. Giọt nước mắt trong tim người nghệ sĩ đã chảy lai láng vào tâm hồn người đón nhận nó cũng bằng trái tim. Mà khi đã ở trong trái tim của công chúng, tác phẩm sẽ trở nên bất tử. Mượn tác phẩm của Trịnh để lạm bàn về sự cảm thụ âm nhạc chẳng qua chỉ là biểu thị một tri thức hạn hẹp và thiên kiến của người viết vốn thích nhạc và yêu mến người nhạc sĩ tài hoa này. Nhưng biết làm sao được, đã là thị hiếu thẩm mỹ thì tha hồ riêng tư bởi lẽ, cái thiện thì cần bằng chứng còn cái đẹp thì không. Nhưng chính vì nó không cần “bằng chứng” theo kiểu cân đong đo đếm, cho nên biết thưởng thức cái đẹp không dễ, mà sáng tạo nên cái đẹp càng khó gấp bội. Sáng tạo cái đẹp trong âm nhạc lại càng khó hơn nữa bởi vì dường như âm nhạc là một thứ ngôn ngữ chung của loài người, không phân biệt ranh giới quốc gia, màu da, chủng tộc, tín ngưỡng, ý thức hệ.v.v… một bản nhạc đích thực tấu lên, thì hầu như mọi con người đều có thể lắng nghe, và trong chừng mức nào đó, thưởng thức. Đương nhiên, cũng chỉ trong ý nghĩa tương đối, hơn nữa cũng còn tùy vào “lỗ tai thính âm nhạc, con mắt cảm thấy cái đẹp của hình thức” *(C.Mác) thì mới có sự cảm thụ được cái “ngôn ngữ chung” ấy. Hơn nữa, cũng chính C.Mác lưu ý đến : “chỉ có âm nhạc thức tỉnh cảm giác âm nhạc của con người; đối với lỗ tai không thính âm nhạc thì âm nhạc hay nhất cũng không có ý nghĩa gì cả, đối với nó, âm nhạc phải là đối tượng…cảm giác của tôi trải ra với mức nào thì ý nghĩa của một đối tượng nào đó đối với tôi cũng trải ra đúng với mức ấy”*. Vậy mà, theo V.Hugo thì “âm nhạc là âm thanh biết suy nghĩ ” thì lại càng khó khăn đến nhường nào trong sáng tác, sáng tạo cũng như trong cảm thụ, thưởng thức. Mà đâu chỉ có thế, cuộc sống càng phát triển thì âm nhạc cũng phải phát triển theo để bằng “âm thanh biết suy nghĩ” ấy mà biểu đạt sự phong phú và đa dạng của cuộc sống con người, đặc biệt là đời sống tinh thần của con người. Chẳng thế mà hôm nay, gõ vào Google hai từ âm nhạc, sẽ biết được rằng hiện đã có đến 4.050.000 điều nói về lĩnh vực kỳ thú này! Michael Jackson và "nền văn hóa đại chúng" Và rồi cũng hôm nay đang là thời sự hiện tượng Michael Jackson, “một nhạc sĩ tạo ra nhịp đập cho cả thập kỷ. Một vũ công với bước chân mê hoặc trên đường phố. Một ca sĩ phá vỡ mọi ranh giới về thẩm mỹ, phong cách và màu sắc”. Cho nên khi Los Angeles Times đăng tin Jackson qua đời, trang web của tờ báo này đã có ngay 12 triệu người truy cập. Tin tức về cái chết của Michael Jackson đã làm tăng đột biến việc truy cập mạng Internet, gây nên tình trạng quá tải. Một số trang điện tử xảy ra lỗi do lượng truy cập quá lớn như Google , Facebook, Twitter và Wikipedia. Michael là một huyền thoại. Khó hình dung có một ca sĩ nào gây nhiều tai tiếng và là đề tài của nhiều tranh cãi lớn trên báo chí thế giới nhưng lại vẫn khiến cho người hâm mộ yêu mến đến cuồng nhiệt và lâu dài như Michael Jackson. Xuất thân từ một gia đình người da đen bình thường, Michael vượt lên số phận và tỏa sáng. Sự tỏa sáng ấy cũng là sự đáp ứng một nhu cầu của thời đại mới, của khát vọng thay đổi số phận với một nguồn cảm hứng lớn lao từ loại hình âm nhạc mới với chất liệu mới, giai điệu mới, ngôn ngữ mới. Michael là ngôi sao của những **a hát, của sóng truyền thanh và của những video nhạc rock; người cứu sống ngành thương mại âm nhạc, một nhạc sĩ đã khởi động nhịp đập cho thập kỷ, một vũ công trên phố xá với vũ điệu lạ mắt nhất của đôi chân, một ca sĩ đã phá bỏ mọi rào cản về thị hiếu, phong cách và cả màu da. Sự nghiệp âm nhạc làm nên tên tuổi của một Michael Jackson, một phần quan trọng trong văn hóa “pop”. “Ông vua nhạc pop” đã đáp ứng được những đặc điểm của văn hóa đại chúng mà người dân Mỹ đòi hỏi, đáp ứng về điều đượcgọi là “quyền tối cao của công chúng”(consumer sovereignty). Tính dân chủ là sức mạnh lớn lao của thứ văn hóa đại chúng đó, và Michael đã thỏa mãn nhu cầu đó bằng cảm hứng sáng tạo độc đáo với đặc điểm cá tính nổi bật. Chính cái đó khiến Michael trở thành “thần tượng” của lớp trẻ. Theo Daily Telegrap, anh là "một nhân vật cực kỳ quan trọng trong lịch sử văn hóa đại chúng" và là "một thiên tài". Còn theo “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”: “Michael đã ảnh hưởng lên nền âm nhạc thế giới với việc phá bỏ rào cản xã hội, mở đường cho nhạc pop hiện đại và thay đổi hình tượng về một ngôi sao nhạc pop hiện đại ở nước Mỹ. Những sản phẩm của anh, đặc biệt là phong cách nhạc và cách hát đã ảnh hưởng lên một số lượng lớn nghệ sĩ sau này trong đó có những ca sĩ thành danh như Mariah Carey, Usher, Justin Timberlake[, Britney Spears, R. Kelly, và Ne-Yo. Không chỉ riêng tại Mỹ, tầm ảnh hưởng "không thể sánh kịp" của Jackson lên thế hệ đàn em đã lên đến phạm vi toàn cầu ”. Dẫn ra hai trường hợp về âm nhạc có tính “sự kiện”, chỉ để nói lên đôi điều về cá tính của người nghệ sĩ và sự độc đáo của những tác phẩm nghệ thuật dài lâu. Để có cái đó, người nghệ sĩ “phải lắng nghe cái gì sâu xa nhất trong con người của mình, bồi dưỡng cho mình một bản lĩnh vững vàng, một phong cách độc đáo, vì nghệ thuật không phải là sản phẩm hàng loạt như sản xuất công nghiệp”**. Chỉ ra điều ấy, nhà văn hóa Phạm Văn Đồng dẫn lại lời của M.Gorky để khuyến cáo với người nghệ sĩ hãy là mình: “Bạn hãy giữ lấy cái gì là riêng của mình, hãy săn sóc làm sao cho nó phát triển tự do. Lúc một người không có cái gì là riêng của mình, thì phải thấy ở người đó chẳng có gì hết”**. Phát triển tự do Nhưng làm thế nào để “cái gì là riêng của mình” được “phát triển tự do”? Từ xa xưa, thi hào Nguyễn Du chẳng đã xót xa với cái sự thật phũ phàng: “Chút riêng chọn đá thử vàng, Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu? Còn như vào trước ra sau, Ai cho kén chọn vàng thau tại mình” đó sao!. Khi thiếu một môi trường xã hội tôn trọng tự do của con người, thì cá tính của người nghệ sĩ làm sao có thể phát huy để làm nên những tác phẩm độc đáo? Khi có sự lộng hành của thói độc quyền tư tưởng, áp đặt tư duy và tùy tiện quy kết để phán quyết đâu là “vàng”, đâu là “thau” theo ý riêng của mình thì làm sao đòi hỏi người nghệ sĩ có được “một bản lĩnh vững vàng” để tạo dựng nên một “phong cách độc đáo”. Mà không có cái đó thì làm sao có “tác phẩm nghệ thuật dài lâu”được! Không có cái đó thì công chúng chỉ có thể đành phải thưởng thức những tác phẩm làng nhàng hạng hai, hạng ba hoặc những của rởm nhân danh là nghệ thuật. Cũng từ xưa, bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương đã chống trả sự bóp nghẹt con người của xã hội bà đang sống chỉ muốn đúc nên một kiểu người thuận với ý đồ của giai cấp thống trị bằng một hình ảnh thật độc đáo, táo tợn và thâm thúy: “Một đàn thằng ngọng đứng xem chuông. Chúng bảo nhau rằng “ấy ái uông”! Chao ôi, trong tiếng cười bật lên nỗi uất hận cho thân phận con người đã bị làm cho méo mó đến vậy. Chính vì vậy Phạm Văn Đồng nhắn nhủ: “Đừng có sợ, đừng có sợ một chút nào những ý kiến khác nhau! Nếu tất cả giống nhau thì xã hội thật là buồn! Ai không chấp nhận được điều này là vô văn hóa, phản văn hóa. Và những người này không thiếu đâu. Và điều đó dễ hiểu”.** Những tác phẩm nghệ thuật chân chính sẽ được tạo dựng và định hình từ những cái khác nhau ấy. Và người nghệ sĩ đích thực sẽ không câu nệ về đề tài, về thị hiếu mà phải xuất phát từ tiếng gọi chân thực của con tim mình đang cùng nhịp đập với thời đại, tiếng gọi thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả và rung động thẩm mỹ mạnh mẽ. ... thính âm nhạc, mắt cảm thấy đẹp hình thức” *(C.Mác) có cảm thụ “ngôn ngữ chung” Hơn nữa, C.Mác lưu ý đến : “chỉ có âm nhạc thức tỉnh cảm giác âm nhạc người; lỗ tai không thính âm nhạc âm nhạc. .. thế, sống phát triển âm nhạc phải phát triển theo để âm biết suy nghĩ” mà biểu đạt phong phú đa dạng sống người, đặc biệt đời sống tinh thần người Chẳng mà hôm nay, gõ vào Google hai từ âm nhạc, ... hứng lớn lao từ loại hình âm nhạc với chất liệu mới, giai điệu mới, ngôn ngữ Michael **a hát, sóng truyền video nhạc rock; người cứu sống ngành thương mại âm nhạc, nhạc sĩ khởi động nhịp đập

Ngày đăng: 14/10/2015, 19:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w