Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong công ty cổ phần kinh đô luận văn ths

86 571 7
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong công ty cổ phần kinh đô  luận văn ths

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- BÙI THỊ BÍCH THUẬN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- BÙI THỊ BÍCH THUẬN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 (đối với chuyên ngành TCNH) LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. VŨ CÔNG TY XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ CÁN BỘ HƢỚNG DẪN CHẤM LUẬN VĂN Hà Nội – 2015 LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Bùi Thị Bích Thuận Sinh ngày: 31/03/1986 Nơi sinh: Yên Bình Là học viên cao học lớp: QH-E2012.CH TCNH3 Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Khóa học: 2012 - 2015 Trƣờng: Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội Tôi xin cam đoan: 1. Luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong công ty cổ phần Kinh Đô” là do chính tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS. TS. Vũ Công Ty. 2. Các tài liệu, số liệu, dẫn chứng mà tôi sử dụng trong đề tài là có thực và do bản thân tôi thu thập, xử lý mà không có bất cứ sự sao chép không hợp lệ nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này. Tác giả luận văn Bùi Thị Bích Thuận MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... i DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 1 PHẦN GIỚI THIỆU .................................................................................................. 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 5 1.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ..............................................................................5 1.2. Những đóng góp của đề tài ................................................................................. 8 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH ................................................................................... 9 2.1. Lý luận về vốn kinh doanh .................................................................................. 9 2.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh...................................................................... 18 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................ 36 3.1. Cách tiếp cận ...................................................................................................... 36 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 37 CHƢƠNG 4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ ........................................... 41 4.1. Giới thiệu công ty cổ phần Kinh Đô .................................................................. 41 4.2. Thực trạng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong công ty cổ phần Kinh Đô ....................................................................................................... 48 4.3. Nhận xét ............................................................................................................. 68 CHƢƠNG 5. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ .................... 73 5.1. Định hƣớng về việc sử dụng vốn kinh doanh đối với c ông ty cổ phần Kinh Đô ................................................................................................................... 73 5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Kinh Đô .................................................................................................................... 74 5.3. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Kinh Đô ..................................................................................................................... 76 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 79 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BCĐKT Bảng cân đối kế toán 2 BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh 3 BEP Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản 4 DN Doanh nghiệp 5 EBIT Thu nhập trƣớc thuế và lãi vay 6 EPS Thu nhập trên cổ phiếu 7 ROA Tỷ suất sinh lời của tài sản 8 ROE Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu 9 ROS Tỷ suất lợi nhuận kinh doanh trên doanh thu thuần 10 TSCĐ Tài sản cố định 11 TSLĐ Tài sản lƣu động 12 VCSH Vốn chủ sở hữu i DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 4.1 Kết quả kinh doanh của công ty Kinh Đô 46 2 Bảng 4.2 Quy mô, cơ cấu tài sản của công ty Kinh Đô 48 3 Bảng 4.3 Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty Kinh Đô 48 4 Bảng 4.4 Quy mô, cơ cấu TSNH của công ty Kinh Đô 49 5 Bảng 4.5 Hiệu suất sử dụng TSNH của công ty Kinh Đô 50 6 Bảng 4.6 Quy mô, cơ cấu TSDH của công ty Kinh Đô 52 7 Bảng 4.7 Hiệu suất sử dụng TSNH của công ty Kinh Đô 53 8 Bảng 4.8 Quy mô, cơ cấu nguồn vốn của công ty Kinh Đô 53 9 Bảng 4.9 Quy mô, cơ cấu nợ phải trả của công ty Kinh Đô 54 10 Bảng 4.10 Quy mô, cơ cấu vốn chủ sở hữu của công ty Kinh Đô 55 11 Bảng 4.11 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng tiền năm 58 2013 12 Bảng 4.12 Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng tiền năm 59 2014 13 Bảng 4.13 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần của 3 năm 61 14 Bảng 4.14 Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản trong 3 năm 61 15 Bảng 4.15 Tỷ suất sinh lời của tài sản trong 3 năm 61 16 Bảng 4.16 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu trong 3 năm 63 17 Bảng 4.17 Mối quan hệ giữa BEP, r và vốn vay bình quân 66 18 Bảng 4.18 Thu nhập một cổ phần của KDC qua 3 năm 67 19 Bảng 4.19 Lợi tức một cổ phần của KDC qua 3 năm 67 ii LỜI NÓI ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Một trong những vấn đề quan trọng và cần được xem xét đầu tiên khi nói đến tài chính doanh nghiệp, đó là vốn kinh doanh. Vốn là yếu tố không thể thiếu giúp doanh nghiệp khởi nghiệp, tồn tại và phát triển. Đồng thời vốn kinh doanh còn là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc liên tục. Do đó, vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải tổ chức huy động vốn sao cho hiệu quả, đồng thời cũng cần phải có những biện pháp thiết thực để quản lý việc sử dụng vốn một cách tiết kiệm, mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng làm tốt việc đó, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam đang có xu hƣớng giảm dần đều. Mặc dù vậy các doanh nghiệp vẫn chú trọng đến việc tăng quy mô vốn thay vì tập trung nâng cao hiệu quả và hiệu suất sử dụng vốn. Thực tế cho thấy nếu tăng quy mô vốn mà không có biện pháp quản lý hiệu quả, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng thất thoát, lãng phí vốn, lại thêm gánh nặng trả lãi, chắc chắn sẽ gây ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận thức đƣợc vấn đề đó, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ” làm đề tài tốt nghiệp thạc sĩ. Đây là một vấn đề thiết thực với thực trạng của nền kinh tế đang phát triển hiện nay, hơn nữa đề tài này cũng vận dụng đƣợc khối lƣợng lớn những kiến thức chuyên ngành mà tôi đã đƣợc lĩnh hội trong toàn bộ khóa học cao học – ngành Tài chính ngân hàng. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng tìm kiếm thông tin, tài liệu, đồng thời đƣợc sự chỉ dẫn tận tình của thầy hƣớng dẫn là PGS. TS. Vũ Công Ty, tuy nhiên không thể tránh khỏi những sai sót, tôi rất mong nhận đƣợc sự góp ý của quý thầy cô và bạn đọc. 1.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 1 1.2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ thực trạng quản lý sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Kinh Đô, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp này. 1.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để giải quyết các câu hỏi đƣa ra ở trên, luận văn đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: - Hệ thống hóa kiến thức về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. - Thu thập số liệu thực tế, phân tích, đánh giá thực trang quy mô, cơ cấu vốn kinh doanh, hiệu suất, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Kinh Đô. Từ đó phát hiện những tồn tại làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. - Trên cơ sở những tồn tại trên, đƣa ra các giải pháp và kiến nghị thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, luận văn sẽ giải quyết những câu hỏi chính nhƣ sau: - Những vấn đề tổng quan về vốn kinh doanh: Khái niệm, đặc điểm, vai trò, phân loại và nguồn hình thành vốn kinh doanh; Khái niệm hiệu quả vốn kinh doanh; Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp là gì? - Thực trạng cơ cấu vốn và tình hình sử dụng vốn tại công ty cổ phần Kinh Đô nhƣ thế nào? - Trong giai đoạn 2012-2014, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Kinh Đô tốt hay không? - Công ty công ty cổ phần Kinh Đô đã đạt đƣợc kết quả gì, còn những hạn chế nào trong quá trình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh? - Cần đƣa ra đƣợc những giải pháp nhất định nào nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp này? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 - Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về thực trạng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần Kinh Đô. - Phạm vi nghiên cứu: Vốn kinh doanh của công ty cổ phần Kinh Đô năm 2012, 2013, 2014. 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp điều tra: Luận văn thu thập số liệu thứ cấp về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần Kinh Đô qua 3 năm 2012, 2013, 2014 dựa vào các báo cáo tài chính đã đƣợc công bố trong giai đoạn này. - Phƣơng pháp xử lý dữ liệu: Luận văn sử dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp: so sánh, phân tích tổng hợp, đánh giá … dựa trên số liệu thực tế thu thập đƣợc nhằm phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Kinh Đô. 1.5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần giới thiệu vấn đề nghiên cứu và kết luận, luận văn đƣợc thiết kế với kết cấu gồm có 4 chƣơng, cụ thể nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu và những đóng góp của đề tài Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Chƣơng 3: Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu Chƣơng 4: Đánh giá thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Kinh Đô Chƣơng 5: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Kinh Đô 3 PHẦN GIỚI THIỆU Vốn kinh doanh là một trong những yếu tố đầu vào đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm vốn kinh doanh sẽ là đòn bẩy quan trọng kích thích sự phát triển cho các doanh nghiệp. Công ty cổ phần Kinh Đô là 1 thƣơng hiệu hàng đầu Việt Nam trong ngành sản xuất kinh doanh bánh kẹo, thực phẩm. Công ty cũng sở hữu hệ thống phân phối rộng lớn trên toàn lãnh thổ Việt nam, bao gồm 200 nhà phân phối, hơn 200.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc và xuất khẩu ra hơn 30 nƣớc trên thế giới. Với quy mô hoạt động lớn mạnh nhƣ vậy, việc quản lý hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một vấn đề quan trọng đối với công ty. Trên thực tế đã có nhiều bài báo, công trình nghiên cứu, luận văn, khóa luận đề cập đến đề tài này. Tuy nhiên chƣa có công trình nào nghiên cứu về thực trạng hiệu quả sử dụng vốn cũng nhƣ đƣa ra các giải pháp thuyết phục đối với công ty cổ phần Kinh Đô. Vì vậy, tôi thực hiện luận văn này với đề tài “NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ” nhằm phân tích thực trạng nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn và đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty. 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1.1. Bài báo Trong các bài báo, tạp chí phát hành trong nƣớc cũng nhắc nhiều đến chủ đề “Hiệu quả sử dụng vốn”, tuy nhiên hầu nhƣ chỉ đề cập đến vấn đề “Sử dụng vốn nhà nƣớc trong các doanh nghiệp” mà chƣa có bài viết nào thật sự tâm huyết đánh giá hoặc đƣa ra các giải pháp thiết thực về hiệu quả quản lý sử dụng vốn trong doanh nghiệp nói chung và trong công ty cổ phần nói riêng. Trong bài báo “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Nhà nƣớc sau cổ phần hóa” đăng trên tạp chí tài chính, tháng 1 năm 2015, tác giả Vũ Thanh Hƣơng – Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp đã nhận định sâu sắc những tồn tại hạn chế của việc quản lý sử dụng vốn kinh doanh trong 1 bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp nhà nƣớc, đồng thời tác giả cũng đƣa ra những giải pháp rất thiết thực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của những doanh nghiệp này sau cổ phần hóa. Đây là một tài liệu khá hữu ích trong quá trình nghiên cứu của tác giả. Trên các tạp chí chuyên nghành kinh tế - tài chính có uy tín nhƣ Tạp chí Kinh tế, Tạp chí ngân hàng, Tạp chí Tài chính,… có rất nhiều các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học viết về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Kinh Đô. Đây là một trong những nguồn tài liệu quan trọng phục vụ công tác nghiên cứu và trình bày luận văn của tác giả 1.1.2. Sách Trong các sách viết về tài chính, vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một nội dung luôn đƣợc chú trọng. Cuốn Phân tích tài chính doanh nghiệp của tác giả Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà, 2010, Học viện Tài chính có trình bày khái quát về phân tích cấu trúc vốn và tài sản của doanh nghiệp. Đồng thời tác giả cũng đƣa ra một số chỉ tiêu phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp nhƣ tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, lợi tức một cổ phần, … Tuy nhiên, những phân tích trên chƣa nhấn mạnh đến hiệu quả quản lý sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. 5 Cuốn Tài chính doanh nghiệp của tác giả Lƣu Thị Hƣơng, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, năm 2011 có dành một chƣơng để viết về vốn kinh doanh và việc quản lý nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Qua đó, tác giả trình bày khá chi tiết về cơ cấu nguồn vốn kinh doanh, các mô hình bố trí nguồn vốn kinh doanh. Tuy nhiên tác giả chƣa nhắc đến các chỉ tiêu để tính toán hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Cuốn Tài chính doanh nghiệp của tác giả Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển, Học viện Tài chính, 2010 viết tƣơng đối chi tiết về những nội dung cơ bản của vốn kinh doanh nhƣ khái niệm, nội dung, cách lập kế hoạch vốn cố định, vốn lƣu động. Tác giả cũng đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. Nhƣng mới chỉ dừng lại ở một số chỉ tiêu cơ bản nhƣ vòng quay vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận mà chƣa chú trọng đến việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong công ty cổ phần thông qua các chỉ tiêu về thu nhập một cổ phần hay trị giá cổ phiếu,… Cuốn Tài chính doanh nghiệp căn bản (Lý thuyết – bài tập và bài giải) của tác giả Nguyễn Minh Kiều, NXB Lao động xã hội Hà Nội, đƣợc đánh giá là một công trình khoa học khá quy mô về lĩnh vực tài chính. Trong tác phẩm này, tác giả đã đi sâu vào rất nhiều mảng lý thuyết tài chính căn bản, trong đó có vốn kinh doanh. Cũng có những phần kiến thức đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu nhƣ hiệu quả sử dụng tài sản, tỷ suất sinh lời của tài sản, của vốn chủ sở hữu,…Tuy nhiên, tác giả chƣa trình bày kỹ về mối quan hệ tƣơng quan giữa các chỉ tiêu, đây là một điều quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thông qua sự tác động của các nhân tố ảnh hƣởng. 1.1.3. Luận văn thạc sỹ Luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong công ty cổ phần xây lắp số 1 – Vinaconex 1” của tác giả Trần Hữu Vinh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, 2008. Luận văn đã dựa trên cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, kết hợp với việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp số 1 – Vinaconex 1 để đƣa ra những giải 6 pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Tuy nhiên, luận văn mới chỉ sử dụng đến các phƣơng pháp nghiên cứu thông thƣờng nhƣ phƣơng pháp so sánh truyền thống, phƣơng pháp phân tích các hệ số tài chính,… Điều đó chƣa đủ để đƣa ra đƣợc những dự báo thuyết phục về hiệu quả quản lý sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Luận văn thạc sỹ “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Kim khí Bình An” của tác giả Lê Mai Hoa, trƣờng Đại học Cần Thơ, 2010. Đây đƣợc đánh giá là một luận văn có những đánh giá khá tốt về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong công ty cổ phần. Tác giả sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá khá phù hợp nhƣ cơ cấu tài sản, nguồn vốn, tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế, sau thuế, thu nhập một cổ phần,… Tuy nhiên, tác giả mới chỉ đƣa ra đƣợc các giải pháp chung chung, chƣa có đƣợc những giải pháp cụ thể, mang tính bứt phá để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Luận văn thạc sĩ “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thương mại và sản xuất Ngọc Diệp” của tác giả Nguyễn Mai Phƣơng, trƣờng đại học Thƣơng Mại Hà Nội, năm 2010 đã đánh giá khá tốt thực trạng nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lƣu động của công ty Ngọc Diệp, tuy nhiên, luận văn chƣa đƣa ra đƣợc những đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn bình quân của công ty, thông qua việc tính toán các chỉ tiêu sinh lời cơ bản nhƣ tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu,… Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Hẳng, năm 2006, với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng Ba Vì” cũng đã tiến hành phân tích thực trạng sử dụng vốn tại công ty tƣơng đối đầy đủ, xây dựng đƣợc một hệ thống chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên, tác giả chỉ phân tích riêng lẻ hiệu quả sử dụng vốn lƣu động và vốn cố định, không có sự so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành để làm cơ sở đánh giá khách quan. 1.1.4. Thông tin trên các trang website Công ty cổ phần Kinh Đô là một trong những công ty cổ phần đƣợc đánh giá cao trên thị trƣờng hiện nay, với mã cổ phiếu KDC luôn đƣợc xếp hạng cao, do đó 7 các thông tin về tình hình hoạt động cũng nhƣ hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty luôn đƣợc cập nhật khá thƣờng xuyên trên các website uy tín nhƣ: tapchitaichinh.vn, cophieu68.vn, kinhdo.vn, cafef.vn,… Đây cũng là một trong những nguồn tài liệu tin cậy để tác giả sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn. Nhƣ vậy có thể nói, vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một trong những đề tài đƣợc doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ cũng nhƣ các nhà nghiên cứu khoa học đặc biệt quan tâm. Điều này đƣợc thể hiện qua khối lƣợng đồ sộ các công trình nghiên cứu đã đƣợc công bố. Tuy nhiên, chƣa có công trình nào nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Kinh Đô trong giai đoạn hiện nay với cách tiếp cận mới về mặt lý thuyết cũng nhƣ thực tế. 1.2. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Qua quá trình nghiêm túc nghiên cứu cả lý luận và thực tiễn, đề tài đã có những đóng góp nhất định nhƣ sau: - Cập nhật và hệ thống hóa cơ sở lý luận về vốn kinh doanh của doanh nghiệp. - Xây dựng một hệ thống chỉ tiêu hoàn chỉnh để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. - Trình bày và phân tích thực trạng nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Kinh Đô tại thời điểm mới nhất (số liệu đƣợc cập nhật đến ngày 31/12/2014) - So sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Kinh Đô với các doanh nghiệp có quy mô tƣơng đƣơng trong cùng lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, bánh kẹo nhƣ Bibica. - Đƣa ra các kiến nghị, giải pháp bám sát với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng nhƣ của ngành và thực trạng của nền kinh tế hiện nay. 8 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 2.1. LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH 2.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của vốn kinh doanh 2.1.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải có các yếu tố cơ bản là tƣ liệu lao động, đối tƣợng lao động và sức lao động. Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, để có đƣợc các yếu tố đó, các doanh nghiệp phải bỏ ra một số vốn tiền tệ nhất định, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp. Số vốn tiền tệ ứng trƣớc để đầu tƣ mua sắm, hình thành tài sản cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc gọi là vốn kinh doanh. Có nhiều khái niệm đƣợc đƣa ra để định nghĩa về Vốn kinh doanh: Khái niệm 1: Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình đƣợc đầu tƣ vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. (Theo Đinh Văn Sơn – ĐH Thƣơng mại) Khái niệm 2: Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực dùng trong kinh doanh của doanh nghiệp. (theo PGS. TS. Lƣu Thị Hƣơng – ĐH Kinh tế quốc dân) Khái niệm 3: Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản đƣợc huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. (theo PGS.TS. Vũ Công Ty, Bùi Văn Vần - Học viện Tài Chính) Trong đó, khái niệm thứ 3 bao hàm đầy đủ, xúc tích nhất về bản chất và các đặc điểm cơ bản của vốn kinh doanh. 2.1.1.2. Đặc điểm của vốn kinh doanh Vốn kinh doanh không ngừng vận động và chuyển đối hình thái biểu hiện trong suốt quá trình kinh doanh. Từ hình thái vốn tiền tệ sang hình thái vốn hiện vật, cuối cùng lại quay trở về hình thái vốn tiền tệ. 9 Vốn kinh doanh là một loại hàng hóa đặc biệt, các doanh nghiệp có thể khai thác huy động trên thị trƣờng tài chính thông qua các kênh huy động phong phú. Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các tài sản nhất định (cả tài sản hữu hình và tài sản vô hình) mà doanh nghiệp huy động, sử dụng vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh luôn gắn với một chủ sở hữu nhất định. Các doanh nghiệp không thể mua bán quyền sở hữu vốn mà chỉ có thể mua bán quyền sử dụng vốn trên thị trƣờng tài chính. Vốn kinh doanh luôn có giá trị theo thời gian, một đồng vốn kinh doanh hiện tại sẽ có giá trị kinh tế khác một đồng vốn kinh doanh trong tƣơng lai và ngƣợc lại. 2.1.1.3. Vai trò của vốn kinh doanh Trong cơ chế kinh tế thị trƣờng, vốn kinh doanh có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn tại, phát triển không chỉ của bản thân mỗi doanh nghiệp mà còn của cả nền kinh tế. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trƣờng cũng là môi trƣờng để cho vốn kinh doanh bộc lộ và phát huy các vai trò vốn có của nó. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn đóng vai trò đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi theo mục tiêu đã định. Nó là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của sản xuất, bao gồm: vốn, sức lao động, tài nguyên và kỹ thuật công nghệ. Trong đó, vốn là yếu tố có thể giúp doanh nghiệp sử dụng để mua sắm tài nguyên, kỹ thuật công nghệ và thuê nhân công phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh giúp các doanh nghiệp hoạt động liên tục, có hiệu quả. Tƣơng ứng với mỗi quy mô sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có một lƣợng vốn nhất định. Lƣợng vốn này thể hiện nhu cầu thƣờng xuyên mà doanh nghiệp cần có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đƣợc diễn ra liên tục, không bị gián đoạn. Nếu thiếu vốn kinh doanh, quá trình sản xuất của doanh nghiệp sẽ bị đình trệ, không đảm bảo đƣợc các hợp đồng đã ký với khách hàng,… dẫn đến bị mất uy tín, thị phần, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Từ đó ảnh hƣởng không nhỏ đến doanh thu, lợi nhuận bị thu hẹp và các mục tiêu khác của doanh nghiệp đều không thể thực hiện đƣợc. 10 Ngoài ra, vốn kinh doanh còn đóng vai trò như đòn bẩy thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là điều kiện để tạo lợi thế cạnh tranh, khẳng định chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường. Bất kể doanh nghiệp nào cũng có những lợi thế, tiềm năng nhất định. Tuy nhiên, nếu không có vốn kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không có điều kiện để phát huy lợi thế, tiềm năng của mình. Vốn kinh doanh đƣợc doanh nghiệp sử dụng để thực hiện các dự án đầu tƣ, trang trải cho mọi chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cƣờng quan hệ hợp tác với nhiều đối tác. Qua đó, khẳng định đƣợc vị thế của doanh nghiệp trong ngành cũng nhƣ trong nền kinh tế. Vốn kinh doanh còn là công cụ phản ánh và đánh giá quá trình vận động của tài sản, kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu tài chính nhƣ hiệu quả sử dụng vốn, hệ số thanh toán, hệ số sinh lời, tỷ suất doanh lợi,… các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp sẽ nắm bắt đƣợc thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá đƣợc hiệu quả sản xuất, phát hiện đƣợc các tồn tại, tìm ra nguyên nhân và đƣa ra các giải pháp khắc phục giúp doanh nghiệp phát triển đúng hƣớng để đạt đƣợc mục tiêu cuối cùng. 2.1.2. Phân loại vốn kinh doanh 2.1.2.1. Căn cứ vào công dụng kinh tế Theo căn cứ này, vốn kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc phân loại thành: vốn cố định và vốn lƣu động a. Vốn cố định Vốn cố định là một bộ phận vốn đầu tư bên trong ứng trước về tài sản cố định của doanh nghiệp (hay Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định.) Vốn cố định có những đặc trƣng nhƣ sau: - Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất sản phẩm; do tính chất của tài sản cố định là có thời gian sử dụng lâu dài, sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mới cần phải thay thế. - Vốn cố định chuyển dịch từng phần vào giá trị của sản phẩm và thu hồi dần theo phƣơng pháp khấu hao thích hợp. 11 - Sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh vốn cố định mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Vì vai trò quan trọng của vốn cố định trong tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, việc quản lý vốn cố định luôn đƣợc các doanh nghiệp chú trọng, phải luôn gắn liền với việc quản lý hình thái hiện vật và hình thái giá trị của nó là các TSCĐ, trong đó: - Quản lý về mặt hiện vật là bảo quản tài sản cố định tốt, thời gian và công suất sử dụng lâu. - Quản lý về mặt giá trị là quản lý quỹ khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp. Cần xác định mức khấu hao đúng, hợp lý và phù hợp cho từng loại TSCĐ. b. Vốn lưu động Vốn lưu động là một bộ phận vốn đầu tư ứng trước về tài sản lưu động nhằm phục vụ cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện một các liên tục và bình thường. Đặc điểm của vốn lƣu động: - Vốn lƣu động tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh, do thời gian sử dụng của tài sản lƣu động ngắn. - Vốn lƣu động bị tiêu dùng và luân chuyển hoàn toàn giá trị trong quá trình tạo ra sản phẩm và không giữ nguyên hình thái ban đầu, chuyển đổi từ hình thái tiền tệ, sang hình thái hiện vật rồi lại quay về hình thái tiền tệ. Quản lý vốn lƣu động hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà tài chính doanh nghiệp cần quan tâm, do đó các doanh nghiệp cần: - Xác định đúng đắn nhu cầu vốn lƣu động - Tổ chức khai thác nguồn tài trợ vốn lƣu động. - Luôn có các biện pháp bảo toàn và phát triển vốn lƣu động: xử lý vốn vật tƣ ứ đọng, hàng hoá chậm luân chuyển. - Thƣờng xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lƣu động để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. 2.1.2.2. Căn cứ vào thời gian sử dụng vốn 12 Căn cứ vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp ra làm hai loại: Nguồn vốn thƣờng xuyên và nguồn vốn tạm thời. a. Nguồn vốn thường xuyên là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn này thƣờng đƣợc sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sản lƣu động thƣờng xuyên cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. b. Nguồn vốn tạm thời là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dƣới 1 năm), doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các yêu cầu có tính chất tạm thời, phát sinh trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bao gồm: vốn vay ngắn hạn từ ngân hang và các tổ chức tín dụng, các khoản nợ ngắn hạn khác. Việc phân loại này giúp cho ngƣời quản lý xem xét, huy động các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh. 2.1.2.3. Căn cứ vào nguồn hình thành vốn Cách phân loại này nhằm tạo khả năng xem xét và có phƣơng án tối ƣu để huy động các nguồn vốn sao cho cơ cấu vốn tối ƣu để đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp, tối đa hóa đƣợc giá trị công ty. Dựa theo căn cứ này, vốn kinh doanh đƣợc phân loại thành: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. a. Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp và cấu thành giá trị của doanh nghiệp. Đối với mọi loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu bao gồm các bộ phận chủ yếu: + Vốn góp ban đầu: Khi doanh nghiệp đƣợc thành lập, bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn ban đầu nhất định do các cổ đông, chủ sở hữu doanh nghiệp đóng góp. Chẳn hạn, đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc, vón góp ban đầu chính là vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc, chủ sở hữu doanh nghiệp là Nhà nƣớc. Đối với các công ty cổ phần, vốn do các cổ đông đóng góp, mỗi cổ đông sẽ là một chủ sở hữu của công ty và chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trên giá trị số cổ phần mà họ nắm giữ,… 13 + Lợi nhuận không chia: Là số vốn đƣợc hình thành từ khoản lợi nhuận giữ lại từ chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh trƣớc đó, đƣợc doanh nghiệp sử dụng để tái đầu tƣ cho kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh tiếp theo. Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia – nguồn vốn nội bộ là một phƣơng thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp, giảm bớt chi phí và sự phụ thuộc của doanh nghiệp vào bên ngoài. Tuy nhiên, nguồn vốn này chỉ có thể thực hiện đƣợc nếu nhƣ doanh nghiệp đã và đang hoạt động có lợi nhuận. + Phát hành cổ phiếu: Là việc các công ty cổ phần phát hành chứng khoán ra thị trƣờng nhằm huy động thêm vốn cho sản xuất kinh doanh. Đây là nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng để huy động vốn cho doanh nghiệp. b. Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác nhƣ: Nợ vay, các khoản phải trả cho ngƣời bán, cho Nhà nƣớc, cho ngƣời lao động trong doanh nghiệp,… Nợ phải trả bao gồm: Tín dụng ngân hàng, tín dụng thƣơng mại và vay thông qua phát hành trái phiếu, nợ phải trả khác. + Tín dụng ngân hàng: Là nguồn tài chính mà doanh nghiệp huy động từ việc vay của các tổ chức tài chính tín dụng, các ngân hàng thƣơng mại. Có thể nói rằng, đây là nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân các doanh nghiệp mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Không một doanh nghiệp nào tồn tại mà không cần đến nguồn vốn vay từ ngân hàng. Nguồn vốn tín dụng ngân hàng có ƣu điểm là thời hạn linh hoạt, quy mô đa dạng, do đó đáp ứng đƣợc phần lớn các nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cả trong ngắn hạn và dài hạn. + Tín dụng thƣơng mại: Là nguồn tài chính mà doanh nghiệp huy động đƣợc từ việc mua bán chịu hàng hóa, nguyên vật liệu, tài sản cố định,… của các doanh nghiệp khác. Đây là một trong những nguồn vốn mà các doanh nghiệp hiện nay thƣờng sử dụng, vì không cần phải thông qua các trung gian tài chính, giảm bớt chi phí sử dụng vốn và chi phí lƣu thông hàng hóa. Tuy nhiên nguồn vốn này có nhƣợc điểm là quy mô bị hạn chế, thời hạn tín dụng ngắn, chỉ đáp ứng đƣợc nhu cầu về vốn của một số ít các doanh nghiệp. 14 + Phát hành trái phiếu công ty: Là việc các công ty trách nhiệm hữu hạn phát hành các giấy chứng nhận nợ trung và dài hạn để huy động vốn trên thị trƣờng tài chính. Việc huy động vốn kinh doanh thông qua hình thức này phụ thuộc rất lớn vào uy tín của doanh nghiệp trên thị trƣờng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần cân nhắc ký lƣỡng để đƣa ra mức lãi suất hợp lý, vừa hấp dẫn nhà đầu tƣ, vừa mang lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp. Để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thông thƣờng một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn: chủ sở hữu và nợ phải trả. Sự kết hợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của ngành mà doanh nghiệp hoạt động, tùy thuộc vào quyết định của ngƣời quản lý trên cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. 2.1.2.4. Căn cứ vào phạm vi huy động vốn Theo căn cứ này, nguồn vốn của doanh nghiệp đƣợc chia thành: nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài. a. Nguồn vốn bên trong là nguồn vốn có thể huy động đƣợc từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra, nó thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. Bao gồm: - Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tƣ - Khoản khấu hao tài sản cố định - Tiền nhƣợng bán tài sản, vật tƣ không cần dùng hoặc thanh lý tài sản cố định Đối với doanh nghiệp, khi sử dụng nguồn vốn bên trong sẽ có được những lợi ích nhất định, đó là: - Chủ động đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, nắm bắt kịp thời các thời cơ trong kinh doanh. Nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tƣơng đối ổn định, các doanh nghiệp có thể dự đoán một cách khá chính xác quy mô lợi nhuận có thể thu đƣợc trong năm kế hoạch. Lợi nhuận sau thuế cùng với nguồn khấu hao đƣợc hình thành trên cơ sở trích khấu hao tài sản cố định đã cho phép các doanh nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu vốn cho các dự án và cơ hội 15 đầu tƣ, đặc biệt là các dự án đầu tƣ mạo hiểm, có mức độ rủi ro cao nhƣ phát triển sản phẩm mới, tìm kiếm thị trƣờng mới,… - Tiết kiệm đƣợc chi phí sử dụng vốn. Việc sử dụng các nguồn vốn bên trong cho phép các doanh nghiệp vừa tiết kiệm thời gian huy động vốn, vừa tiết kiệm nhiều chi phí huy động vốn do không phát sinh các chi phí quảng cáo, môi giới, hoa hồng bảo lãnh, … so với việc huy động qua phát hành chứng khoán. - Giữ đƣợc quyền kiểm soát doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu tăng vốn đầu tƣ dài hạn bằng cách tăng thêm các thành viên góp vốn mới nhƣ phát hành thêm cổ phiếu, gọi vốn liên doanh hoặc tiếp nhận thành viên mới thì cũng đồng nghĩa với việc các chủ sở hữu của doanh nghiệp chấp nhận chia sẻ quyền sở hữu, quản lý, kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp cho các thành viên mới. Điều này sẽ không xảy ra nếu nhƣ doanh nghiệp tự tài trợ bằng các nguồn vốn nội bộ. - Tránh đƣợc áp lực phải thanh toán đúng hạn. Việc sử dụng các nguồn vốn nội bộ để tài trợ nhu cầu đầu tƣ còn giúp doanh nghiệp có thể tránh đƣợc áp lực từ phía các chủ nợ do phải thanh toán gốc và lãi đúng kỳ hạn, giảm bớt căng thẳng về tài chính khi hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế kể trên, nguồn vốn bên trong cũng bộc lộ những hạn chế nhất định: - Hiệu quả sử dụng thƣờng không cao. Việc không phải hoàn trả gốc và lãi theo định kỳ đã không tạo áp lực cho ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc cân nhắc, tính toán kỹ lƣỡng việc sử dụng vốn đầu tƣ. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả sử dụng các dự án tài trợ bằng nguồn vốn nội bộ thƣờng đạt hiệu quả không cao bằng các dự án đƣợc tài trợ bằng các nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp. - Có sự giới hạn về mặt quy mô nguồn vốn. Chẳng hạn, lợi nhuận sau thuế chịu sự chi phối trực tiếp của kết quả kinh doanh hàng năm và chính sách phân chia, nguồn vốn khấu hao lại bị giới hạn bởi nguyên giá và thời gian khấu hao tài sản cố định, … Vì vậy, đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc các doanh nghiệp có 16 trang bị cơ sở không hiện đại thì quy mô nguồn vốn bên trong thƣờng rất hạn chế, không đủ để đáp ứng nhu cầu đầu tƣ dài hạn của doanh nghiệp. Với những hạn chế kể trên, các doanh nghiệp cần cân nhắc dựa vào điều kiện của mình để huy động các nguồn vốn từ bên ngoài phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. b. Nguồn vốn bên ngoài là nguồn vốn đƣợc huy động từ các chủ thể khác bên ngoài doanh nghiệp, bao gồm: - Vay ngƣời thân (đối với doanh nghiệp tƣ nhân) - Vay ngân hàng thƣơng mại và các tổ chức tài chính trung gian. - Kêu gọi góp vốn liên doanh, liên kết. - Tín dụng thƣơng mại của nhà cung cấp. - Thuê tài sản. - Huy động vốn bằng phát hành chứng khoán. 2.1.3. Nguồn hình thành vốn kinh doanh Vốn kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc hình thành từ hai nguồn khác nhau: nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản nợ phải trả. 2.1.3.1. Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp mới đƣợc thành lập thì nguồn vốn chủ sở hữu hình thành vốn điều lệ do chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ góp vốn. Trong quá trình hoạt động, ngồn vốn chủ sỏ hữu đƣợc bổ sung từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các loại hình doanh nghiệp khác nhau có nguồn vốn chủ sở hữu khác nhau. - Nguồn vốn từ NSNN: là nguồn vốn NSNN cấp cho các doanh nghiệp nhà nƣớc lúc mới thành lập. Hiện nay, nguồn vốn này có xu hƣớng giảm đáng kể cả về số lƣợng và tỷ trọng. - Nguồn vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra trong các doanh nghiệp tƣ nhân. - Nguồn vốn liên doanh, liên kết: là những nguồn đóng góp theo tỷ lệ cam kết giữa các chủ đầu tƣ khi thành lập doanh nghiệp để cùng kinh doanh và cùng hƣởng lợi nhuận. 17 - Nguồn vốn từ phát hành chứng khoán: là nguồn vốn trong các công ty cổ phần do các cổ đông đóng góp thông qua việc phát hành cổ phiếu của công ty cổ phần. - Nguồn vốn khác: lợi nhuận không chia, quỹ đầu tƣ phát triển, quỹ dự trữ tài chính … Nguồn vốn chủ sở hữu có tác dụng tạo điều kiện thuận lợi cho chủ doanh nghiệp chủ động hoàn toàn trong sản xuất. Tuy nhiên nguồn vốn này thƣờng bị hạn chế về quy mô nên không đáp ứng mọi nhu cầu về vốn, mặt khác việc sử dụng nguồn vốn này không chịu sức ép về chi phí sử dụng vốn và có thể thiếu việc kiểm tra giám sát nên có thể gây thất thoát, lãng phí, hiệu quả mang lại không cao. 2.1.3.2. Các khoản nợ phải trả Các khoản nợ phải trả là nguồn vốn mà doanh nghiệp khai thác, huy động từ các chủ thể khác qua vay nợ, thuê mua, ứng trƣớc tiền hàng … Doanh nghiệp đƣợc quyền sử dụng tạm thởi, sau đó phải hoàn trả cho chủ nợ. Các khoản nợ phải trả bao gồm: - Nợ ngắn hạn: Là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả trong thời gian ngắn, nhƣ: vay ngắn hạn, phải trả cho ngƣời bán, ngƣời nhận thầu, ngƣời mua ứng trƣớc tiền hàng, thuế và các khoản phải nộp NSNN, phải trả, phải nộp ngắn hạn khác. - Nợ dài hạn: Là các khoản nợ mà doanh nghiệp phải trả trong thời gian từ 1 năm trở lên, nhƣ: vay dài hạn, nợ thuê mua TSCĐ, phát hành trái phiếu,… - Nợ khác: nợ ký quỹ, ký cƣợc dài hạn, các khoản chi phí phải trả khác. Việc huy động nguồn vốn này là rất quan trọng đối với doanh nghiệp để đảm bảo cung ứng kịp thời, đầy đủ cho sản xuất kinh doanh. Với sức ép về chi phí sử dụng vốn, thời hạn hoàn trả sẽ thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. Tuy nhiện việc sử dụng nguồn vốn này cũng có hạn chế, doanh nghiệp bị phụ thuộc vào nguồn vốn vay, tốn kém về chi phí, thời gian. Nếu không có biện pháp tính toán thận trọng và chính xác, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hƣởng. 2.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 18 2.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 2.2.1.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm sinh lợi tối đa với chi phí hoạt động là thấp nhất. Đây là một vấn đề phức tạp, có liên quan đến tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh nên doanh nghiệp chỉ có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trên cơ sở sử dụng một cách hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đƣợc lƣợng hóa thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn,…Nó thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của toàn bộ quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Công thức xác định là: H = v G V Trong đó: Hv là hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp G là sản lƣợng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ hoặc doanh thu bán hàng V là vốn sản xuất bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ. Theo công thức trên, Hv càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh càng cao, đồng thời cho thấy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cần đảm bảo các điều kiện sau: - Phải khai thác nguồn lực một cách triệt để, tránh ứ đọng vốn, giảm thiểu nguồn lực nhàn rỗi. - Phải sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm. - Phải quản lý vốn một cách chặt chẽ, không để sử dụng vốn sai mục đích, thất thoát. 2.2.1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Muốn tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh, yếu tố cần thiết đầu tiên là vốn kinh doanh, vốn phải đƣợc sử dụng hiệu quả, không đƣợc thất thoát, hao hụt mà 19 phải sinh lời tối đa. Đồng vốn bỏ ra đƣợc sinh lời quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì thế, việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh một cách hiệu quả là một yêu cầu khách quan đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc chú trọng nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, sử dụng vốn kinh doanh xuất phát từ những nguyên nhân sau: Xuất phát từ vị trí vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu đƣợc của bất kỳ một doanh nghiệp, một ngành nghề kinh doanh nào. Vốn là tiền đề để sử dụng các nguồn lực tiềm năng khác, để phát triển sản xuất kinh doanh, phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng. Với vai trò quan trọng đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đó chính là mục tiêu cần đạt tới của việc sử dụng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp: Trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay, mục tiêu đầu tiên của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận, để tồn tại, phát triển và khẳng định vị thế của mình trên thị trƣờng, các doanh nghiệp cần phải có lợi nhuận. Vì thế lợi nhuận đƣợc coi là yếu tố đòn bẩy, là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp luôn đặt ra mục tiêu phấn đấu là thu đƣợc mức lợi nhuận cao nhất có thể. Để đạt đƣợc điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cƣờng công tác quản lý và sử dụng vốn kinh doanh, để đạt đƣợc lợi nhuận nhƣ mong muốn, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Xuất phát từ thực trạng của các doanh nghiệp hiện nay: Tình trạng thiếu vốn, phải thƣờng xuyên huy động vốn từ bên ngoài để đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh đang rất phổ biến trong một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Hiệu quả sử dụng vốn thấp, tình trạng lãng phí, thất thoát vốn còn nhiều. Do đó, để cạnh tranh thắng lợi, thực hiện mục tiêu đề ra đòi hỏi các doanh nghiệp phải có biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn một cách triệt để. Xuất phát từ yêu cầu của tình hình quản lý mới đối với doanh nghiệp: Trong cơ chế bao cấp trƣớc đây, mọi nhu cầu về vốn kinh doanh của các doanh nghiệp nhà 20 nƣớc đều đƣợc bao cấp từ ngân sách nhà nƣớc và qua nguồn tín dụng với lãi suất ƣu đãi từ các ngân hàng. Chuyển dịch sang cơ chế thị trƣờng, các doanh nghiệp nhà nƣớc là bộ phận song song cùng tồn tại với các loại hình doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Để tồn tại và phát triển trong cơ chế mới, các doanh nghiệp phải năng động nắm bắt nhu cầu thị trƣờng, đầu tƣ đổi mới máy móc trang thiết bị, cải tạo quy trình công nghệ, tìm cách hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phải đảm bảo bảo toàn đƣợc số vốn kinh doanh bỏ ra thông qua việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh. Từ những vấn đề nêu trên, nhận thấy việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp là một tất yếu và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp trong cơ chế thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt hiện nay. 2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 2.2.2.1. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh Để đánh giá về hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, ta sử dụng các nhóm chỉ tiêu sau: a. Chỉ tiêu liên quan đến hàng tồn kho - Số vòng quay hàng tồn kho (Vhtk) Số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này thƣờng đƣợc so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và ít bị ứ đọng vốn ở hàng tồn kho. Tuy nhiên chỉ tiêu này cao quá cũng không thực sự tốt, vì nó cho thấy doanh nghiệp doanh nghiệp có lƣợng hàng dự trữ trong kho không nhiều, trong trƣờng hợp nhu cầu thị trƣờng tăng đột ngột thì doanh nghiệp không có khả năng đáp ứng, dễ dẫn đến việc mất khách và bị đối thủ cạnh tranh tranh giành thị phần. Hơn nữa, việc dự trữ nguyên vật liệu trong kho cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến sự liên tục của quá trình sản xuất hàng hóa. Nhƣ vậy có thể hiểu, Số vòng quay hàng tồn kho là số lần (vòng) mà hàng tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. 21 Công thức xác định: Số vòng quay hàng tồn kho (Vhtk) Giá vốn hàng bán = Giá trị hàng tồn kho bình quân Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết hàng tồn kho của doanh nghiệp quay đƣợc bao nhiêu vòng (lần) trong một năm. - Số ngày một vòng quay hàng tồn kho (Nhtk) Khái niệm: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho là số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Công thức xác định: Số ngày một vòng quay 360 = hàng tồn kho (Nhtk) Số vòng quay hàng tồn kho (Vhtk) Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết hàng tồn kho quay một vòng cần bao nhiêu ngày hoặc kỳ đặt hàng bình quân của doanh nghiệp là bao nhiêu ngày. b. Chỉ tiêu liên quan đến khoản phải thu - Số vòng quay các khoản phải thu (Vpt) Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Công thức xác định: Số vòng quay các khoản = phải thu (Vpt) Tổng doanh thu Số dƣ bình quân các khoản phải thu Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết các khoản phải thu quay đƣợc bao nhiêu vòng trong một năm. - Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân phản ánh trung bình độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu đƣợc tiền hàng. Đây là chỉ tiêu đƣợc dùng để đo lƣờng hiệu quả và chất lƣợng quản lý khoản phải thu, là quan hệ so sánh giữa số ngày trong năm với số vòng quay khoản phải thu trong năm. Công thức xác định: Kỳ thu tiền bình quân Số ngày trong năm (360) = Vòng quay khoản phải thu 22 Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết bình quân mất bao nhiêu ngày để công ty có thể thu hồi khoản phải thu. Kỳ thu tiền bình quân phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng nhỏ, doanh nghiệp càng có khả năng cao trong việc thu hồi các khoản phải thu, thể hiện việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả và ngƣợc lại. c. Chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng tài sản - Vòng quay tài sản lưu động Vòng quay tài sản lƣu động đo lƣờng hiệu suất sử dụng tài sản lƣu động chung mà không phân biệt giữa hiệu quả hoạt động hàng tồn kho hay hiệu quả hoạt động các khoản phải thu. Chỉ tiêu này là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu thuần và giá trị tài sản lƣu động bình quân trong kỳ. Công thức xác định: Vòng quay tài sản lƣu động Doanh thu thuần = Giá trị TSLĐ bình quân Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng tài sản lƣu dộng tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất của tài sản lƣu động lớn thì hiệu quả sử dụng TSLĐ càng cao và ngƣợc lại. - Vòng quay tài sản cố định Vòng quay tài sản cố định đo lƣờng hiệu suất sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu thuần và giá trị tài sản cố định bình quân trong kỳ. Công thức xác định: Vòng quay tài sản cố định Doanh thu thuần = Giá trị TSCĐ bình quân Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng tài sản cố định tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất của tài sản cố định lớn thì hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao và ngƣợc lại. - Vòng quay tổng tài sản 23 Vòng quay tổng tài sản đo lƣờng hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp nói chung mà không phân biệt giữa tài sản lƣu động hay tài sản cố định. Chỉ tiêu này là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu thuần và giá trị tài sản bình quân trong kỳ. Nó chịu ảnh hƣởng của đặc điểm ngành nghề kinh doanh, chiến lƣợc kinh doanh và trình độ bố trí, quản lý, sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Công thức xác định: Vòng quay Doanh thu thuần = tổng tài sản Tổng giá trị tài sản bình quân Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng tài sản tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Sức sản xuất của tài sản lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại. d. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán - Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Hk) Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Công thức xác định: Hk Tổng tài sản = Tổng nợ phải trả - Nếu Hk>=1 thì doanh nghiệp có đủ và thừa khả năng thanh toán, tình hình tài chính của doanh nghiệp khả quan, tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Nếu Hk < 1 thì doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, chỉ tiêu này càng nhỏ thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán, tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cho biết với tổng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay không. Nó phản ánh khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền để trang trải các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Công thức xác định: 24 Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn Tổng tài sản ngắn hạn = Tổng nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là tốt và ngƣợc lại. - Hệ số thanh toán tức thời Chỉ tiêu này cho biết với lƣợng tiền và tƣơng đƣơng tiền hiện có, doanh nghiệp có đủ khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn hay không. Công thức xác định: Hệ số thanh toán tức thời Tiền và tƣơng đƣơng tiền = Tổng nợ ngắn hạn Nếu chỉ tiêu này có giá trị >= 1 thì doanh nghiệp đảm bảo thừa khả năng thanh toán nhanh và ngƣợc lại. 2.2.2.2. Chỉ tiêu cơ cấu vốn và tài sản Cơ cấu nguồn vốn thể hiện tỷ trọng của các nguồn vốn trong tổng giá trị nguồn vốn mà doanh nghiệp huy động để sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Cơ cấu tài sản thể hiện tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng giá trị tài sản mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Cơ cấu nguồn vốn và tài sản là một trong những yếu tố quyết định đến chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp, nó có ảnh hƣởng trực tiếp đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhƣ: tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, thu nhập trên một cổ phần, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh,… Khi xem xét cơ cấu nguồn vốn và tài sản của doanh nghiệp, cần chú ý đến các chỉ tiêu sau: a. Hệ số nợ (Hsn) Hệ số nợ là một chỉ tiêu tài chính hết sức quan trọng đối với nhà quản lý doanh nghiệp, các chủ nợ cũng nhƣ các nhà đầu tƣ. Đối với nhà quản lý doanh nghiệp, thông qua hệ số nợ cho thấy sự độc lập về tài chính, mức độ sử dụng đòn 25 bẩy tài chính và rủi ro tài chính có thể gặp phải để từ đó có sự điều chỉnh về chính sách tài chính phù hợp. Hệ số này thể hiện là quan hệ tỷ lệ giữa nợ phải trả và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. - Công thức xác định: Hệ số nợ Tổng số nợ phải trả = Tổng nguồn vốn = 1- Hệ số vốn chủ sở hữu - Ý nghĩa: Hệ số nợ cho biết trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn vay. b. Hệ số vốn chủ sở hữu (Hsc) Hệ số vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. - Công thức xác định: Hệ số vốn chủ sở hữu = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn = 1- Hệ số nợ - Ý nghĩa: Hệ số vốn chủ sở hữu cho biết trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. c. Tỷ suất đầu tƣ - Khái niệm: Tỷ suất đầu tƣ là quan hệ tỷ lệ giữa giá trị tài sản ngắn hạn hoặc tài sản dài hạn với tổng tài sản của doanh nghiệp. - Công thức Tỷ suất đầu tƣ vào = tài sản ngắn hạn Tỷ suất đầu tƣ vào = tài sản dài hạn Tài sản ngắn hạn Tổng tài sản Tài sản dài hạn Tổng tài sản - Ý nghĩa: Tỷ suất đầu tƣ cho biết trong một đồng tài sản của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn (tài sản dài hạn). d. Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn 26 - Khái niệm: Tỷ suất đầu tƣ là quan hệ tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và giá trị tài sản dài hạn. - Công thức Tỷ suất tự tài Vốn chủ sở hữu = trợ dài hạn Tài sản dài hạn - Ý nghĩa: Tỷ suất tự tài trợ dài hạn cho biết một đồng tài sản dài hạn đƣợc tài trợ bởi bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu hoặc vốn chủ sở hữu tài trợ đƣợc bao nhiêu lần (%) tài sản dài hạn. 2.2.2.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc lƣợng hóa thông qua các chỉ tiêu sau: a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần là một trong những chỉ tiêu phản ánh khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí của doanh nghiệp, một yếu tố tất yếu tác động đến hiệu quả quản lý sử dụng vốn kinh doanh. Nó thể hiện quan hệ giữa lợi nhuận kinh doanh với doanh thu thuần của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. - Công thức xác định: ROS Lợi nhuận kinh doanh = Doanh thu thuần - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng doanh thu thuần tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận kinh doanh. Hệ số này càng lớn thì khả năng sinh lời của đồng vốn càng cao và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn. b. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản còn đƣợc gọi là tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay trên vốn kinh doanh. Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản hay vốn kinh doanh không tính đến ảnh hƣởng của nguồn gốc vốn kinh doanh và thuế thu nhập doanh nghiệp. - Công thức xác định: BEP Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay = Tổng tài sản bình quân 27 - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay cho doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có tác dụng rất lớn trong việc xem xét mối quan hệ với lãi suất vay vốn để đánh giá việc sử dụng vốn vay có tác động tích cực hay tiêu cực đối với khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. c. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản (tỷ suất sinh lời của tài sản – ROA) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản của doanh nghiệp, nó phản ánh khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. - Công thức xác định: ROA Lợi nhuận sau thuế = Tổng tài sản bình quân - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng tài sản bỏ vào kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. d. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. - Công thức xác định: ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho doanh nghiệp. e. Thu nhập một cổ phần (EPS) Thu nhập một cổ phần phản ánh mỗi cổ phần thƣờng trong 1 năm thu đƣợc bao nhiêu lợi nhuận sau thuế - Công thức xác định: Thu nhập một cổ phần = Lợi nhuận sau thuế - cổ tức trả cho cổ đông ƣu đãi Tổng số cổ phần thƣờng đang lƣu hành 28 - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ sở hữu 1 cổ phần thƣờng có thể nhận đƣợc bao nhiêu tiền. f. Lợi tức một cổ phần (Cổ tức một cổ phần) (DIV) Lợi tức một cổ phần phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế dành trả cổ tức cho cổ đông thƣờng và tổng số cổ phần thƣờng đang lƣu hành của doanh nghiệp. - Công thức xác định: Lợi tức một cổ phần = Lợi nhuận sau thuế dành trả cổ tức cho cổ đông thƣờng Tổng số cổ phần thƣờng đang lƣu hành - Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết cứ sở hữu 1 cổ phần thƣờng của doanh nghiệp thì đƣợc nhận đƣợc bao nhiêu tiền trong 1 năm. 2.2.2.4. Mối quan hệ tƣơng tác giữa các chỉ tiêu a. Nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản Ta có: ROA Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần  ROA = Lợi nhuận sau thuế = ROS Tổng tài sản bình quân Doanh thu thuần x Tổng tài sản bình quân x Vòng quay tài sản Nhƣ vậy, qua phƣơng trình trên có thể thấy, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bị ảnh hƣởng bởi 2 yếu tố là tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và vòng quay toàn bộ tài sản của doanh nghiệp. b. Ảnh hƣởng của đòn bẩy tài chính đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu Ta có: D (BEP – r)] (1-t) E Qua công thức trên cho thấy, (1-t) là một hằng số, do vậy tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu phụ thuộc vào 3 nhân tố : Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản, Lãi suất vay vốn và hệ số nợ/vốn chủ sở hữu. Công thức này thể hiện mức độ ảnh hƣởng của đồn bẩy tài chính đến tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu. ROE = [BEP + 29 c. Nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu Ta có: ROE = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu bình quân Hay: LNKD ROE = LNKD + Thu nhập khác x LNTT – Thuế TNDN x TS ngắn hạn x Doanh thu x 1 x 1 – Nợ phải Doanh thu LNKD LNTT Tổng TS TS ngắn hạn Hiệu quả Ảnh nhƣởng của hoạt Hiệu quả quản lý Cơ cấu tài Hiệu suất sử Cơ cấu KD động khác chi phí sản dụng TS NH nguồn vốn Nhƣ vậy, có 6 nhân tố ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, bao gồm: - Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp - Lợi nhuận khác - Hiệu quả quản lý chi phí của doanh nghiệp - Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp - Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn - Cơ cấu vốn của doanh nghiệp 30 trả/Tổng TS 2.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện qua năng lực tạo ra giá trị sản xuất, doanh thu và khả năng sinh lời của vốn, do đó nó chịu ảnh hƣởng trực tiếp của các nhân tố đƣợc xem xét dƣới đây. 2.2.3.1. Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp - Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp: Cơ cấu nguồn vốn cho biết tỷ trọng vốn chủ sở hữu cũng nhƣ tỷ trọng các khoản nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nó thể hiện trình độ quản trị tổ chức nguồn vốn cho hoạt động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có cơ cấu vốn hợp lý là biết cân bằng giữa việc sử dụng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, tạo ra mức độ an toàn vừa đủ cho tình hình tài chính cũng nhƣ khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tạo tiền đề cho việc sử dụng vốn mang lại hiệu quả cao nhất. - Cơ cấu tài sản của doanh nghiệp: Cơ cấu tài sản cho biết tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trong tổng tài sản của doanh nghiệp, nó thể hiện trình độ quản trị bố trí giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp. Một cơ cấu tài sản phù hợp sẽ tận dụng tối đa đƣợc hiệu quả của vốn, tránh thất thoát, lãng phí, ứ đọng vốn, đồng thời tạo cho doanh nghiệp một mức độ an toàn, hiệu quả trong hoạt động. - Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn: Điều này đƣợc thể hiện qua việc tính toán chỉ tiêu vòng quay tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, nó cho biết mỗi đồng tài sản ngắn hạn tham gia vào kinh doanh tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Doanh nghiệp có hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn cao thể hiện trình độ bố trí, sắp xếp và quản lý sử dụng tài sản ngắn hạn tốt, là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. - Hiệu quả kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận kinh doanh trên doanh thu thuần. Các doanh nghiệp đều mong muốn chỉ tiêu này cao và gia tăng nhiều. Thể hiện khả năng quản lý, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. - Trình độ quản lý chi phí hợp lý: Trình độ quản lý chi phí hợp lý của doanh nghiệp đƣợc xem xét dựa trên việc tính toán tỷ lệ LNST/LNTT của doanh nghiệp. 31 Nếu tỷ lệ này cao và có xu hƣớng tăng, thể hiện trình độ quản lý chi phí hợp lý của doanh nghiệp đƣợc đánh giá tốt, tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp và ngƣợc lại. - Tác động của hoạt động khác: Hoạt động khác là các hoạt động xảy ra không thƣờng xuyên trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phần thu nhập từ hoạt động khác cũng có những ảnh hƣởng ít nhiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh cuối cũng của doanh nghiệp. Nếu phần thu nhập này dƣơng, tức là doanh nghiệp có lãi từ hoạt động khác thì hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh sẽ đƣợc tăng lên và ngƣợc lại. - Nhân tố khác: + Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp: Chiến lƣợc thể hiện phƣơng hƣớng, quy mô của một tổ chức trong dài hạn, chiến lƣợc sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ƣu các nguồn lực trong một môi trƣờng cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng và các nhà đầu tƣ. Một chiến lƣợc kinh doanh hợp lý sẽ đem lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh nói chung và trong việc sử dụng vốn nói riêng. Chiến lƣợc kinh doanh liên quan tới việc làm thế nào một doanh nghiệp có thể cạnh tranh thành công trên một thị trƣờng cụ thể. Nó liên quan đến các quyết định chiến lƣợc về lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác, khai thác và tạo ra các cơ hội mới, trên cơ sở đó sẽ góp phần tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng vòng quay vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp. + Trình độ quản lý lao động: Một doanh nghiệp có sự sắp xếp số lƣợng và chất lƣợng nhân sự phù hợp với từng công việc cụ thể, đồng thời ngƣời lao động cảm thấy đƣợc khuyến khích trong công việc, đƣợc tự hào về vị trí và trách nhiệm của mình thì doanh nghiệp sẽ tận dụng đƣợc tối đa trình độ, năng lực của ngƣời lao động để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho việc khai thác và sử dụng vốn kinh doanh một cách hiệu quả nhất. Ngƣợc lại, trình độ quản lý lao động yếu kém, thiếu khoa học sẽ gây ra thất thoát, lãng phí, giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. 32 + Trình độ quản lý tài chính: Yêu cầu của việc quản lý tài chính đòi hỏi lập đƣợc các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn một cách khoa học, hợp lý, đồng thời biết cách tổ chức quản lý việc sử dụng vốn hiệu quả cho doanh nghiệp. Đây là công việc rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp, nó ảnh hƣởng trực tiếp đến cách thức và phƣơng thức huy động, sắp xếp cơ cấu vốn, luân chuyển vốn,... trong doanh nghiệp. Nếu việc quản lý tài chính không hiệu quả sẽ dẫn đến sự thất bại đối với hoạt động của doanh nghiệp, làm cho chi phí tăng cao, doanh thu và lợi nhuận giảm đáng kể, từ đó dẫn đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sẽ thấp và ngƣợc lại. + Thương hiệu của doanh nghiệp: Thƣơng hiệu là kết quả của cả một quá trình mà doanh nghiệp phấn đấu để xây dựng tên tuổi, vị trí đứng và giữ gìn uy tín trên thị trƣờng. Thƣơng hiệu mạnh có giá trị rất lớn trong việc duy trì và mở rộng quan hệ làm ăn với đối tác, nhà đầu tƣ, thuận lợi trong quá trình huy động vốn trên thị trƣờng tài chính, ảnh hƣởng rất tích cực đến hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Ngƣợc lại một doanh nghiệp chƣa có tên tuổi thƣờng gặp nhiều khó khăn hơn khi tham gia thị trƣờng, gây ảnh hƣởng không nhỏ đến quá trình hoạt động kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. + Mức độ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh: Khoa học kỹ thuật ngày nay đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp. Tiến bộ khoa học kỹ thuật là điều kiện để doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa sản phẩm, rút ngắn chu kỳ sản xuất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, góp phần hạ giá thành, tăng vòng quay của vốn, tạo ra những lợi thế cạnh tranh nhất định cho sản phẩm. Từ đó doanh nghiệp có cơ hội tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 2.2.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp - Chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, đặc biệt là chính sách thuế có ảnh hƣởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng phải chấp hành các chế độ chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc. Mọi sự thay đổi trong chế độ chính sách đều có những ảnh hƣởng nhất định đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo các mức độ khác nhau. Dễ nhận thấy 33 và có tầm ảnh hƣởng trực tiếp là chính sách Thuế. Mức thuế suất cao hay thấp sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, từ đó sẽ ảnh hƣởng rõ ràng đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. - Sự ổn định của nền kinh tế: Đây là một trong những nhân tố mà các nhà đầu tƣ rất quan tâm. Nền kinh tế ổn định tạo môi trƣờng và cơ hội cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, tăng đầu tƣ, tăng lợi nhuận, đảm bảo đƣợc hiệu quả sử dụng vốn kỳ vọng của doanh nghiệp. Ngƣợc lại, sự bất ổn của nền kinh tế sẽ gây ra những rủi ro không lƣờng trƣớc trong kinh doanh đối với doanh nghiệp, tạo tâm lý thiếu an toàn cho nhà đầu tƣ, ảnh hƣởng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. - Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất kinh doanh: Hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thƣờng đƣợc thực hiện trong một hoặc một số ngành nghề kinh doanh nhất định. Mỗi ngành nghề kinh doanh có những đặc điểm kinh tế kỹ thuật riêng có ảnh hƣởng không nhỏ tới việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tính chất ngành nghề kinh doanh thể hiện trong thành phần và cơ cấu vốn của doanh nghiệp, ảnh hƣởng tới quy mô vốn kinh doanh, tốc độ luân chuyển vốn, phƣơng pháp đầu tƣ và thể thức thanh toán. Do đó sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, dẫn đến ảnh hƣởng tới các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tính thời vụ và chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hƣởng đến nhu cầu và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Chẳng hạn, những doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất có tính thời vụ thì nhu cầu vốn lƣu động giữa các quý trong năm thƣờng biến động lớn, doanh thu bán hàng không đều, tình hình thanh toán chi trả cũng gặp những khó khăn nhất định, từ đó ảnh hƣởng đến kỳ thu tiền bình quân, tới hệ số vòng quay vốn,… dẫn đến những ảnh hƣởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. - Thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra: Đây là nơi diễn ra hoạt động mua bán các yếu tố đầu vào của quá trình kinh doanh (vốn, sức lao động, nguyên vật liệu,…) và nơi tiêu thụ các yếu tố đầu ra cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (sản phẩm hàng hóa, dịch vụ). Sự biến động của thị trƣờng này sẽ ảnh 34 hƣởng trực tiếp đến chi phí và doanh thu của doanh nghiệp, từ đó tác động trực tiếp đến chỉ tiêu lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: Nhân tố này ảnh hƣởng đến chi phí đầu tƣ, chi phí sản xuất kinh doanh và các rủi ro mang tính tự nhiên của doanh nghiệp, qua đó tác động đến doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra còn một vài những nhân tố khách quan cũng có những ảnh hƣởng nhất định đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, thiên tai, chiến tranh, khủng hoảng kinh tế,… Đòi hỏi doanh nghiệp phải có những nắm bắt kịp thời để tranh thủ những nhân tố tích cực, đồng thời hạn chế ảnh hƣởng của những nhân tố tiêu cực đối với quá trình hoạt động của mình. Từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. Tóm lại, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là việc quản lý sử dụng vốn kinh doanh luôn chịu sự chi phối của rất nhiều nhân tố cả khách quan và chủ quan. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có những nắm bắt kịp thời và những điều chỉnh linh hoạt, phù hợp để tận dụng đƣợc những nhân tố tích cực và hạn chế ảnh hƣởng của những nhân tố tiêu cực, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 35 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 3.1. CÁCH TIẾP CẬN Cách tiếp cận hệ thống Trên cơ sở các lý thuyết về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, tác giả xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Từ đó làm tiền đề cho việc phân tích, đánh giá và đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong công ty cổ phần Kinh Đô. Cách tiếp cận thực tiễn Trên cơ sở của cách tiếp cận hệ thống, từ các số liệu thực tiễn thu thập đƣợc từ báo cáo tài chính của công ty cổ phần Kinh Đô qua 3 năm 2012, 2013, 2014, tác giả tiến hành tính toán các chỉ tiêu, phân tích và so sánh số liệu của các năm, qua đó tìm ra các nguyên nhân chủ quan và khách quan để đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty. Cuối cùng, đƣa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần Kinh Đô. 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp Thu thập tài liệu là một công việc quan trọng trong nghiên cứu khoa học, là việc tác giả tiến hành ghi chép, cập nhật các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại thời gian và địa điểm nhất định. Thu thập tài liệu nhằm mục đích cung cấp số liệu cần thiết cho các bƣớc tiếp theo của quá trình nghiên cứu nhƣ: tổng hợp, phân tích, đánh giá, dự báo. Khi thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả đã tiến hành thu thập tài liệu từ các báo cáo tài chính của công ty cổ phần Kinh Đô qua các năm 2012, 2013, 2014, đây là nguồn tài liệu thứ cấp đáng tin cậy, đã đƣợc thẩm định và công bố công khai. Bên cạnh đó, tác giả còn thu thập tài liệu từ các bài báo liên quan đến tình hình kinh doanh và sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần Kinh Đô, đƣợc công bố trên trang website chính thức của công ty là www.kinhdo.vn và trên các tạp chi tài chính, kinh tế uy tín nhƣ www.tapchitaichinh.vn, www.tapchikinhte.com,... 36 3.2.2. Phƣơng pháp tổng hợp số liệu Phƣơng pháp tổng hợp cho phép nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các lý luận, các kết quả thu thập đƣợc từ phƣơng pháp thu thập số liệu. Sử dụng phƣơng pháp này luận văn đã tổng hợp và kế thừa có chọn lọc các lý luận, kết quả nghiên cứu về cơ cấu vốn từ các luận án, luận văn, tạp chí, … và các nguồn khác. Các nguồn số liệu sử dụng để tổng hợp, tính toán, phân tích, đánh giá, đƣợc cập nhật từ báo cáo tài chính công khai của công ty cổ phần Kinh Đô đã đƣợc kiểm toán cẩn thận, đảm bảo độ chính xác, tính khả thi của các số liệu nghiên cứu. Ngoài ra, luận văn còn tổng hợp số liệu từ một số nguồn khác nhƣ trang web khác, các bài báo… bổ sung thêm trong phần nghiên cứu trong luận văn. Từ các lý luận và nguồn số liệu thu thập đƣợc, với việc tính toán cẩn thận, tác giả đã xử lý, phân tích, tổng hợp các thông tin nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần Kinh Đô. 3.2.3. Phƣơng pháp so sánh, phân tích số liệu Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). - Nguyên tắc so sánh: Trƣớc hết chọn chỉ tiêu của một kỳ là căn cứ để so sánh, đƣợc gọi là kỳ gốc. Tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh, kỳ gốc có thể là: Năm trƣớc, năm kế hoạch, chỉ tiêu trung bình của ngành hay của khu vực, năm thực hiện. - Điều kiện so sánh: + Các chỉ tiêu để so sánh phải phù hợp về yếu tố thời gian và không gian. + Phải có cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính toán, quy mô và điều kiện kinh doanh. - Kỹ thuật so sánh: + So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện khối lƣợng, quy mô của các hiện tƣợng kinh tế. 37 + So sánh bằng số tƣơng đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc. Kết quả so sánh này biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của của các chỉ tiêu kinh tế. + So sánh bằng số bình quân + So sánh mức biến động tƣơng đối vó điều chỉnh theo quy mô chung Mức biến động tương đối = Kỳ thực hiện – (Kỳ gốc x hệ số điều chỉnh K) So sánh là phƣơng pháp đƣợc nhiều môn khoa học sử dụng. Đối với phân tích kinh tế, việc sử dụng phƣơng pháp so sánh là nhằm đạt đƣợc các mục đích sau đây: + Qua so sánh ngƣời ta biết đƣợc kết quả của công việc thực hiện các mục tiêu do đơn vị đặt ra. Muốn vậy cần phải so sánh giữa kết quả đạt đƣợc với mục tiêu đặt ra, hay giữa thực tế với kế hoạch. + Qua so sánh có thể biết đƣợc tốc độ, nhịp điệu phát triển của các hiện tƣợng và kết quả kinh tế thông qua việc so sánh giữa kết quả của kỳ này với kết quả của kỳ trƣớc. + Qua so sánh ngƣời ta biết đƣợc mức độ tiên tiến hay lạc hậu của từng đơn vị trong quá trình thực hiện các mục tiêu do chính đơn vị đặt ra. Muốn vậy cần phải so sánh giữa kết quả của đơn vị khác có cùng loại hình quy mô hoạt động và so sánh giữa kết quả của từng đơn vị thành viên với kết quả trung bình của tổng thể. Sử dụng phƣơng pháp này tác giả đã đi so sánh các số liệu trong báo cáo tài chính của công ty cổ phần Kinh Đô qua 3 năm 2012, 2013, 2014 để đánh giá sự biến động về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Đồng thời so sánh và phân tích sự biến động của các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty qua các năm. Từ đó có thể tìm ra đƣợc các nguyên nhân chủ quan cũng nhƣ khách quan có tác động đến tình hình sử dụng vốn của công ty. 3.2.4. Phƣơng pháp đánh giá Đánh giá là việc đƣa ra các ý kiến, trình bày quan điểm của cá nhân hay tập thể về một hay một nhóm đối tƣợng nghiên cứu phục vụ cho quá trình ra quyết định của chủ thể quản lý liên quan đến đối tƣợng đó. Nhƣ vậy phải đánh giá trên bất cứ phƣơng diện nào đều không tránh khỏi ý chí chủ quan của chủ thể đánh giá đối với đối tƣợng đánh giá. Để giảm thiểu những tác động tiêu cực bởi ý chí chủ quan của 38 chủ thể đánh giá trong phân tích ngoài việc áp dụng các nguyên tắc phổ biến nhƣ : trung lập, trách nhiệm,... khi thực thi nhiệm vụ phân tích thì yêu cầu cơ bản là đánh giá phải dựa trên thông tin định lƣợng đã đƣợc kiểm định. Dựa trên các nguyên tắc cơ bản trên, phƣơng pháp đánh giá luôn đƣợc sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp, đồng thời đƣợc sử dụng trong nhiều giai đoạn của quá trình phân tích. Thông thƣờng, để đánh giá, ngƣời ta sử dụng các kỹ thuật sau : - So sánh ; - Phân chia ; - Đối chiếu, xếp hạng; - Đồ thị. Sử dụng phƣơng pháp này, luận văn đã đƣa ra đƣợc những ý kiến của cá nhân tác giả dựa trên cơ sở nghiên cứu khoa học về những nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý, sử dụng vốn của công ty cổ phần Kinh Đô. 39 CHƢƠNG 4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 4.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ Kinh Đô là một công ty cổ phần chuyên sản xuất và kinh doanh thức ăn nhẹ tại Việt Nam, với các mặt hàng chính gồm bánh, kẹo và kem. Hiện nay Kinh Đô là một trong những doanh nghiệp có lợi nhuận vào hàng cao nhất trong các công ty niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán tại Việt Nam. Giới thiệu về công ty cổ phần Kinh Đô: - Tên công ty: Công ty cổ phần Kinh Đô - Tên tiếng Anh: Kinh Do corporation - Biểu tƣợng của công ty - Vốn điều lệ: 2.141.828.700.000 đ (Hai ngàn, một trăm bốn mƣơi mốt tỷ, tám trăm hai mƣơi tám triệu, bảy trăm ngàn đồng) - Trụ sở chính: Số 138-142, Hai Bà Trƣng, Phƣờng Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh - Điện thoại: (84-8) 7269474 - Fax: (84-8) 7269472 - Email: info@kido.vn - Website: www.Kinhdo.vn - Giấy phép ĐKKD: Số 403001184 do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ TP. Hồ Chí Minh cấp, đăng ký lần đầu ngày 6/9/2002, đăng ký thay đổi lần thứ 5 ngày 7/10/2004. - Ngành nghề kinh doanh: + Chế biến nông sản thực phẩm + Sản xuất kẹp, nƣớc uống tinh khiết và nƣớc ép trái cây + Mua bán nông sản thực phẩm, công nghệ phẩm, vải sợi, hàng may mặc, giày dép, túi xách, đồng hồ, mắt kính, mỹ phẩm, kim khí điện máy, điện lạnh, thủ công mỹ nghệ, dụng cụ học tập và giảng dạy, văn phòng phẩm, vật tƣ ngành ảnh, rau quả tƣơi sống 40 + Dịch vụ thƣơng mại + Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa + ... 4.1.1. Sự hình thành và phát triển của công ty cổ phần Kinh Đô Năm 1993: Công ty TNHH xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô đƣợc thành lập gồm 1 phân xƣởng sản xuất bánh snack nhỏ tại Phú Lâm, Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh với vốn đầu tƣ là 1,4 tỉ VNĐ và khoảng 70 công nhân viên. Năm 1993 và 1994 công ty tăng vốn pháp định lên 14 tỉ VNĐ, nhập dây chuyền sản xuất bánh Snack với công nghệ của Nhật bản trị giá trên 750.000 USD. Năm 1996, Công ty tiến hành đầu tƣ xây dựng nhà xƣởng mới tại số 6/134 Quốc lộ 13, phƣờng Hiệp Bình Phƣớc, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh với diện tích 14.000m². Đồng thời công ty cũng đầu tƣ dây chuyền sản xuất bánh Cookies với công nghệ và thiết bị hiện đại của Đan Mạch trị giá 5 triệu USD. Năm 1997 & 1998, Công ty tiếp tục đầu tƣ dây chuyền thiết bị sản xuất bánh mì, bánh bông lan công nghiệp với tổng trị giá đầu tƣ trên 1,2 triệu USD. Cuối năm 1998, dây chuyền sản xuất kẹo Chocolate đƣợc đƣa vào khai thác sử dụng với tổng đầu tƣ khoảng 800.000 USD. Sang năm 1999, Công ty tiếp tục tăng vốn pháp định lên 40 tỉ VNĐ, cùng với sự ra đời của Trung tâm thƣơng mại Savico – Kinh Đô, tại quận 1 thành phố Hồ Chí Minh. Cùng thời gian đó hệ thống Kinh Đô Bakery - kênh bán hàng trực tiếp của Công ty Kinh Đô - ra đời. Năm 2000, Công ty Kinh Đô tiếp tục tăng vốn pháp định lên 51 tỉ VNĐ, mở rộng nhà xƣởng lên gần 60.000 m2, trong đó diện tích nhà xƣởng là 40.000m². Để đa dạng hóa sản phẩm, công ty đầu tƣ một dây chuyền sản xuất Bánh mặn Cracker từ Châu Âu trị giá trên 2 triệu USD. Bên cạnh đó, một nhà máy sản xuất bánh kẹo Kinh Đô cũng đƣợc xây dựng tại thị trấn Bần Yên Nhân tỉnh Hƣng Yên trên diện tích 28.000m², tổng vốn đầu tƣ là 30 tỉ VNĐ. 41 Tháng 04/2001, Công ty đầu tƣ thêm một dây chuyền sản xuất Kẹo cứng và một dây chuyền sản xuất Kẹo mềm hiện đại với tổng trị giá 2 triệu USD, công suất 40 tấn/ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Đến tháng 06/2001, tổng vốn đầu tƣ của Công ty Kinh Đô lên đến 30 triệu USD. Công ty đƣa vào khai thác thêm một dây chuyền sản xuất bánh mặn Cracker trị giá 3 triệu USD và công suất 1.5 tấn/giờ. Nhà máy Kinh Đô tại Hƣng Yên cũng đƣợc đƣa vào hoạt động nhằm phục vụ cho thị trƣờng Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Năm 2001 công ty đẩy mạnh việc xuất khẩu ra các thị trƣờng Mỹ, Pháp, Canada, Đức, Đài Loan, Singapore, Campuchia, Lào, Nhật, Malaysia, Thái Lan. Năm 2002, sản phẩm và dây chuyền sản xuất của công ty đƣợc BVQI chứng nhận ISO 9002 và sau đó là ISO 9002:2000. Nâng vốn điều lệ lên 150 tỉ VNĐ, công ty bắt đầu gia nhập thị trƣờng bánh Trung Thu và đổi tên thành Công ty cổ phần Kinh Đô. Ngày 01/10/2002, Công ty Kinh Đô chính thức chuyển thể từ Công ty TNHH Xây dựng và Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô sang hình thức Công ty Cổ Phần Kinh Đô. Sản lƣợng tiêu thụ năm sau luôn tăng gấp đôi so với năm trƣớc. Kinh Đô hiện có một mạng lƣới 150 nhà phân phối và trên 30.000 điểm bán lẻ rộng khắp cả nƣớc. Tốc độ phát triển kênh phân phối hàng năm tăng từ 15% đến 20%. Năm 2003, Kinh Đô chính thức mua lại công ty kem đá Wall's Việt Nam của tập đoàn Unilever từ Anh Quốc và thay thế bằng nhãn hiệu kem Kido's. Tháng 10/2004, Thành lập công ty Kinh Đô Bình Dƣơng với vốn điều lệ 100 tỷ đồng trong đó công ty cổ phần Kinh Đô góp 80% vốn. Tháng 12 năm này, Kinh Đô miền Bắc chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán với mã chứng khoán NKD. Tháng 12/2005, Kinh Đô chính thức lên sàn giao dịch chứng khoán (mã chứng khoán: KDC) và nhận đƣợc sự đầu tƣ từ các quỹ đầu tƣ lớn nhƣ: Vietnam Opportunity Fund (VOF), Prudential, Vietnam Ventured Limited, VinaCaptital, Temasek (Singapore), Quỹ Đầu tƣ Chứng khoán (VF1), Asia Value Investment Ltd… 42 Tháng 11/2005, Kinh Đô đầu tƣ vào Công ty Cổ phần Nƣớc Giải Khát Sài Gòn - Tribeco. Tháng 07/2006, Kinh Đô và Tập đoàn thực phẩm hàng đầu thế giới Cadbury Schweppes chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác kinh doanh phân phối các sản phẩm của Cadbury Schweppes tại thị trƣờng Việt Nam. Tháng 10/2006, Kinh Đô khởi công xây dựng nhà máy mới: Kinh Đô Bình Dƣơng với tổng vốn đầu tƣ 660 tỷ đồng trên diện tích xây dựng 13 ha tại KCN Việt Nam Singapore. Đồng thời trong năm này, Kinh Đô vinh dự đón nhận huân chƣơng lao động hạng ba. Tháng 02/2007, Kinh Đô Group và Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác chiến lƣợc. Tháng 07/2007, Kinh Đô và Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Dinh Dƣỡng Đồng Tâm (Nutifood) ký kết hợp tác liên minh chiến lƣợc toàn diện. Tháng 12/2007, Kinh Đô đầu tƣ vào Vinabico, trực tiếp tham gia ban lãnh đạo và hỗ trợ Vinabico trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tháng 12/2008, Kinh Đô chính thức khánh thành và đƣa vào hoạt động nhà máy Kinh Đô Bình Dƣơng. Nhà máy đƣợc đầu tƣ hệ thống dây chuyền máy móc khép kín, hiện đại, tiên tiến bậc nhất trên thế giới theo công nghệ Châu Âu, đáp ứng các yêu cầu khu vực và quốc tế theo tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practices), HACCP… Với mô hình nhà máy hiện đại, mọi sản phẩm của công ty đƣợc sản xuất hoàn toàn tự động, đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhất, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và chuẩn bị sẵn sàng cho việc mở rộng thị trƣờng trong và ngoài nƣớc. Công ty Cổ phần Kinh Đô đƣợc bình chọn là thƣơng hiệu Quốc gia. Năm 2010, thực hiện sáp nhập công ty Kinh Đô miền Bắc và công ty KIDO, Kinh Đô tiếp tục đƣợc bình chọn là thƣơng hiệu Quốc gia lần thứ 2. Năm 2013, với những thành tích đạt đƣợc trong hoạt động kinh doanh, Kinh Đô vinh dự đón nhận huân chƣơng lao động hạng Hai. Trải qua 20 năm phát triển và trƣởng thành, sản phẩm và thƣơng hiệu Kinh Đô đã trở nên hết sức gần gũi với ngƣời tiêu dùng Việt Nam từ những sản phẩm 43 phục vụ nhu cầu bình dân hàng ngày cho đến những sản phẩm cao cấp, trang trọng phục vụ các dịp lễ Tết. Song song đó, với việc định hƣớng phát triển để trở thành một tập đoàn đa ngành, Kinh Đô cũng mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhƣ đầu tƣ kinh doanh bất động sản, tài chính và phát triển hệ thống bán lẻ. Theo đó, các lĩnh vực có mối tƣơng quan hỗ trợ cho nhau, Công ty mẹ giữ vai trò chuyên về đầu tƣ tài chính, các công ty con hoạt động theo từng lĩnh vực với các ngành nghề cụ thể theo hƣớng phát triển chung của Tập Đoàn. Hiện nay, quy mô của Kinh Đô đã thực sự lớn mạnh, trở thành một trong những tập đoàn hàng đầu Việt Nam với hệ thống 5 công ty thành viên, bao gồm: Công ty TNHH 1 Thành viên Kido, công ty TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc, Công ty cổ phần Kinh Đô Bình Dƣơng, Công ty cổ phần Vinabico, Công ty TNHH MTV thực phẩm Kido. 4.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Kinh Đô 4.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần Kinh Đô Đối với ngƣời tiêu dùng: Công ty cổ phần Kinh Đô luôn tạo ra những sản phẩm phù hợp, tiện dụng, an toàn, dinh dƣỡng. Từ những sản phẩm phục vụ nhu cầu bình dân hàng ngày cho đến những sản phẩm cao cấp, trang trọng phục vụ các dịp lễ Tết cổ truyền. Đối với cổ đông: Kinh Đô cam kết không chỉ mang lại mức lợi nhuận tối đa trong dài hạn mà còn thực hiện nhiệm vụ quản lý tốt rủi ro trong kinh doanh đối với đồng vốn mà các cổ đông đã tin tƣởng đóng góp vào công ty. Đối với đối tác, nhiệm vụ của Kinh Đô là tạo ra những giá trị bền vững cho tất cả các thành viên trong chuỗi cung ứng bằng cách đảm bảo một mức lợi nhuận hợp lý thông qua các sản phẩm, dịch vụ đầy tính sáng tạo. Kinh Đô không chỉ đáp ứng đúng xu hƣớng tiêu dùng mà còn thỏa mãn đƣợc mong ƣớc của khách hàng.Đối với cán bộ công nhân viên: Kinh Đô mong muốn ƣơm mầm và tạo sự thỏa mãn tối đa về nhu cầu và kỳ vọng trong công việc để phát huy tính sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên, nhằm tạo ra một lực lƣợng nhân lực không 44 ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lƣợng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất kinh doanh và tầm nhìn chiến lƣợc của công ty. Đối với cộng đồng: Kinh Đô thực sự mong muốn đƣợc tham gia và đóng góp đối với các chƣơng trình mang tính chất cộng đồng, đặc biệt là các hoạt động từ thiện. 4.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Kinh đô * Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc điều hành: Trần Kim Thành. Ông này đƣợc báo chí Việt Nam bình chọn là ngƣời giàu thứ 10 Việt Nam dựa trên chứng khoán. Gia tộc nhà ông cũng sở hữu một trong số những tài sản chứng khoán nhiều nhất nƣớc, đƣợc nhiều ngƣời ví giống nhƣ "Gia đình Walton" sở hữu tập đoàn Wal-Mart của Mỹ. * Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc: Trần Lệ Nguyên. Ông là em trai của ông Trần Kim Thành, đứng thứ 24 trong bảng xếp hạng trên. * Phó tổng giám đốc: Vƣơng Ngọc Xiềm, Vƣơng Bửu Linh. Hai bà này cũng là vợ của ông Trần Kim Thành và ông Trần Lệ Nguyên và đứng vị trí 14 và 15 những ngƣời phụ nữ giàu nhất Việt Nam dựa trên cổ phiếu. Trải qua quá trình 20 năm xây dựng và phát triển, đến nay công ty Kinh Đô có 5 công ty thành viên với tổng số lao động hơn 7000 ngƣời, bao gồm: Công ty TNHH 1 Thành viên Kido, công ty TNHH MTV Kinh Đô miền Bắc, Công ty cổ phần Kinh Đô Bình Dƣơng, Công ty cổ phần Vinabico, Công ty TNHH MTV thực phẩm Kido 4.1.3. Đặc điểm sản xuất của công ty cổ phần Kinh Đô - Công ty cổ phẩn Kinh Đô là một công ty hoạt động theo mô hình tập đoàn, công ty mẹ giữ vai trò chuyên về đầu tƣ tài chính, các công ty con hoạt động theo từng lĩnh vực với các ngành nghề cụ thể theo hƣớng phát triển chung của Tập Đoàn. - Kinh Đô thực hiện đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, với nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thực phẩm, bánh kẹo đến đầu tƣ kinh doanh bất động sản, tài chính và phát triển hệ thống bán lẻ. Trong đó công ty đặc biệt chú trọng đến mặt hàng bánh kẹo, đây là mặt hàng chủ chốt, mang lại thị phần doanh thu cao cho công ty từ khi thành lập cho đến nay. 45 - Kinh Đô có quy mô hoạt động lớn, cả về quy mô vốn cũng nhƣ đội ngũ cán bộ công nhân viên. Điều này khẳng định vị thế của Kinh Đô trên thị trƣờng bánh kẹo nói riêng cũng nhƣ thị trƣờng kinh tế Việt Nam nói chung. - Phạm vi hoạt động của công ty rộng, với 5 công ty thành viên có trụ sở từ Bắc vào Nam và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm trên toàn quốc, cho thấy thị trƣờng kinh doanh của Kinh Đô là tƣơng đối lớn, đó chính là cơ hội để Kinh Đô phát triển mạng lƣới khách hàng cho mình. - Sản phẩm của Kinh Đô đa dạng, phong phú, mẫu mã đẹp, chất lƣợng tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm đƣợc đánh giá cao. Tuy nhiên giá cả vẫn còn hơi cao so với mặt bằng chung của ngành bánh kẹo. Đây cũng là bài toán đòi hỏi các chuyên gia tài chính của Kinh Đô phải tính toán để sản phẩm của Kinh Đô đến tay đƣợc nhiều hơn nữa ngƣời tiêu dùng trên cả nƣớc. 4.1.4. Kết quả kinh doanh năm 2012, 2013, 2014 của công ty cổ phần Kinh Đô BẢNG 4.1. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 4.285.797 4.560.598 4.952.663 Giá vốn hàng bán (2.416.752) (2.584.485) (2.806.831) Doanh thu từ hoạt 133.282 113.135 144.327 (190.340) (73.517) (26.185) (94.370) (43.392) (20.732) Chi phí bán hàng (958.733) (996.843) (1.214.613) Chi phí quản lý (343.004) (395.953) (417.539) 510.250 631.823 622.935 20.133 30.373 63.332 (40.455) (34.690) (32.196) Doanh thu thuần động tài chính Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay doanh nghiệp Lợi nhuận kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác 46 Lợi nhuận khác (20.322) (4.317) 31.136 Lợi nhuận trƣớc 489.928 618.618 662.958 (132.498) (125.825) (125.833) 357.430 492.793 537.124 5.673.521 5.946.475 7.127.061 thuế Thuế TNDN phải nộp Lợi nhuận sau thuế Tổng tài sản (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, 2013, 2014 và tính toán của tác giả) Số liệu trong bảng 4.1 cho thấy, doanh thu thuần của công ty qua 3 năm có xu hƣớng tăng dần, từ 4.285.797 trđ (năm 2012) lên 4.952.663 trđ (2014) tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 15,6%, do có sự mở rộng mạng lƣới bán hàng trên toàn quốc của công ty cổ phần Kinh Đô. Lợi nhuận kinh doanh năm 2013 tăng 23,8%, tƣơng ứng tăng 121.573 trđ so với năm 2012. Tuy nhiên, sang năm 2014, chỉ tiêu này lại có sự giảm sút nhẹ 8.888 trđ, tƣơng ứng giảm 1,4% so với năm 2013, do chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty tăng lên. Tuy nhiên lợi nhuận trƣớc thuế của công ty vẫn tăng đều, từ 489.928 trđ (năm 2012) lên 618.618 trđ (năm 2013) và 662.958 trđ (năm 2014), tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 35,32% qua 3 năm, do trong năm 2014, công ty có thêm thu nhập từ hoạt động khác. Trong khi đó, quy mô tài sản của công ty đã tăng 25,62%, từ 5.673.521 trđ (năm 2012) lên 7.127.061 trđ (năm 2014). Thể hiện sự mở rộng về quy mô hoạt động kinh doanh của công ty là tƣơng đối lớn. 4.2. THỰC TRẠNG VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 4.2.1. THỰC TRẠNG VỐN KINH DOANH 4.2.1.1. Thực trạng quy mô và cơ cấu tài sản của công ty a. Quy mô, cơ cấu của tài sản 47 BẢNG 4.2. QUY MÔ, CƠ CẤU TÀI SẢN CỦA CÔNG TY CP KINH ĐÔ Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Năm 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng tài sản 5.673.521 100 5.946.475 100 7.127.061 100 A. Tài sản ngắn hạn 2.423.958 43 2.749.167 46 3.766.542 53 B. Tài sản dài hạn 3.249.564 57 3.197.308 54 3.360.519 47 (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, 2013, 2014 và tính toán của tác giả) Nhận xét: Quy mô tài sản của công ty từ năm 2012 đến năm 2014 đã tăng 1.453.540 triệu đồng (tƣơng đƣơng 25,62%). Đây là mức tăng tƣơng đối lớn, thể hiện sự mở rộng và phát triển về quy mô sản xuất và kinh doanh của công ty cổ phần Kinh Đô. Cơ cấu tài sản cũng có sự biến động nhất định. Công ty có xu hƣớng tăng dần việc đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn so với tài sản dài hạn. Cụ thể, tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản tăng dần qua 3 năm, từ 43% (năm 2012) lên 53% (năm 2014), tƣơng ứng tăng 1.342.494 trđ. Song song với đó, tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản đã giảm dần, từ 57% (năm 2012) xuống còn 47% (năm 2014). Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty, đa phần các sản phẩm có chu kỳ ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh nên đầu tƣ chủ yếu vào tài sản ngắn hạn là hợp lý, góp phần nâng cao đƣợc hiểu quả sử dụng vốn của công ty. * Hiệu suất sử dụng tài sản của công ty: Để đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của công ty qua 3 năm, ta thực hiện tính toán chỉ tiêu sau: BẢNG 4.3. HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TÀI SẢN CỦA CÔNG TY KINH ĐÔ Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Vòng quay tổng tài 0,76 0,77 0,69 sản (lần) (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, 2013, 2014 và tính toán của tác giả) 48 Nhƣ vậy, vòng quay tổng tài sản của công ty có xu hƣớng giảm từ 79% năm 2012 xuống còn 69% năm 2014, tức là mỗi đồng tài sản tham gia vào kinh doanh đang tạo ra số đồng doanh thu ít hơn so với năm trƣớc, cho thấy sức sản xuất của tài sản mặc dù ở mức cao nhƣng có biểu hiện giảm sút, tƣơng ứng với việc giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. b. Thực trạng quy mô, cơ cấu tài sản ngắn hạn BẢNG 4.4. QUY MÔ, CƠ CẤU TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn IV. Hàng tồn kho Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Năm 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) 2.423.958 100 2.749.167 100 3.766.542 100 898.395 37,1 1.393.762 50,7 2.212.621 58,7 305.627 12,6 138.481 5 369.790 9,8 803.513 33,1 871.003 31,7 821.962 21,8 357.319 14,7 310.152 11,3 318.719 8,5 V. Tài sản 59.105 35.768 43.449 ngắn hạn 2,4 1,3 1,2 khác Số liệu trong bảng 4.3 cho thấy, quy mô tài sản ngắn hạn qua 3 năm tăng dần, từ 2.423.958 trđ (năm 2012) lên 3.766.452 trđ (năm 2014), tƣơng ứng tăng 55,4%. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, tỷ trọng khoản mục tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền luôn chiếm nhiều nhất, và có xu hƣớng tăng, từ tỷ lệ 37,1% (năm 2012) 49 lên 58,7% (năm 2014) cho thấy công ty rất chú trọng vào tính thanh khoản của nguồn vốn kinh doanh. Tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn giảm đều, từ 33,1% (năm 2012) xuống còn 21,8% (năm 2014), đây là một tín hiệu tốt trong việc quản lý vốn kinh doanh của công ty, cho thấy công ty đang dần ít bị chiếm dụng vốn từ các khoản phải thu ngắn hạn. Bên cạnh đó, tỷ trọng hàng tồn kho của công ty có xu hƣớng giảm nhẹ, từ 14,7% (năm 2012) giảm xuống còn 8,5% (năm 2014), thể hiện sự tích cực trong hoạt động kinh doanh của công ty, tác động làm giảm chi phí cho việc lƣu giữ, bảo quản hàng hóa. * Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn Hiệu suất sử dụng TSNH đƣợc thể hiện thông qua các chỉ tiêu dƣới đây: BẢNG 4.5. HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN CỦA CÔNG TY Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Vòng quay tài sản ngắn hạn (lần) 1,77 1,66 1,31 Số vòng quay hàng tồn kho (lần) 6,7636 8,3330 8,8066 53 43 41 5,3642 5,3662 6,2360 67 68 58 3,3093 4,0120 4,6231 0,5663 1,0645 1,5796 1,5456 2,0997 2,6890 Số ngày một vòng quay HTK (ngày) Số vòng quay các khoản phải thu (lần) Kỳ thu tiền bình quân (ngày) Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (lần) Hệ số khả năng thanh toán tức thời (lần) Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (lần) (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, 2013, 2014 và tính toán của tác giả) Qua số liệu phân tích ở trên cho thấy: - Chỉ tiêu vòng quay tài sản lƣu động cho biết mỗi đồng tài sản lƣu động tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần, chỉ tiêu này có xu hƣớng giảm dần từ năm 2012 đến năm 2014, ở mức 1,77 lần giảm 50 xuống còn 1,31 lần (năm 2014), cho thấy mức gia tăng đầu tƣ vào tài sản lƣu động của công ty tăng với tỷ lệ cao hơn so với mức gia tăng của doanh thu từ năm 2012 đến năm 2014. Cụ thể, qua 3 năm, tài sản lƣu động tăng 155%, trong khi doanh thu chỉ tăng 119%. Điều này thể hiện có sự giảm sút nhỏ trong hiệu quả sử dụng tài sản lƣu động của công ty. - Số vòng quay hàng tồn kho tăng đều từ năm 2012 đến năm 2014, từ 6,7636 lần đến 8,8066 lần, đây là một hệ số cao cho thấy chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp ngắn, vốn bỏ vào hàng tồn kho không bị ứ đọng, quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. - Số ngày một vòng quay hàng tồn kho từ năm 2012 đến năm 2014, giảm từ 53 ngày xuống còn 41 ngày. Chỉ tiêu này cho biết số ngày hàng tồn kho luân chuyển thành hàng bán đã giảm khá nhiều qua 3 năm, doanh nghiệp sẽ giảm thiểu đƣợc chi phí bảo quản, chi phí kho bãi, chi phí tài chính khác,…do đó tăng khả năng sinh lời của đồng vốn mà doanh nghiệp bỏ ra, giảm rủi ro tổn thất tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp. - Số vòng quay các khoản phải thu qua 3 năm tăng nhẹ và ở mức khá cao, từ 5,3642 lần (năm 2012) tăng lên 6,2360 lần (năm 2014), cho thấy thời gian bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp giảm, tốc độ luân chuyển vốn trong thanh toán của doanh nghiệp tăng cao, điều này sẽ làm giảm rủi ro tài chính do ứ đọng vốn của doanh nghiệp giảm xuống, rất có lợi đối với việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. - Kỳ thu tiền bình quân giảm từ 67 ngày (năm 2012) xuống còn 58 ngày (năm 2014), cho thấy doanh nghiệp có khả năng cao trong việc thu hồi các khoản phải thu, thể hiện việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp tƣơng đối hiệu quả. - Các hệ số khả năng thanh toán của các năm đều ở mức cao (lớn hơn 1) và tăng dần từ năm 2012 đến năm 2014, trong đó: + Hệ số khả năng thanh toán tổng quát đều lớn hơn 3, phản ánh một đồng nợ phải trả của doanh nghiệp luôn có ít nhất 3 đồng tài sản đảm bảo, thậm chí là 4,6231 đồng tài sản đảm bảo (đối với năm 2014). Điều này thể hiện tính an toàn về khả 51 năng thanh toán của doanh nghiệp, tuy nhiên hệ số này hiện đang cao quá so với mức cần thiết, nó thể hiện việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty là không thực sự hiệu quả. + Hệ số khả năng thanh toán tức thời năm 2012 nhỏ hơn 1, đến năm 2013 và 2014 tăng dần và đều lớn hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán ngay các khoản nợ bằng các khoản tiền và tƣơng đƣơng tiền hiện có của doanh nghiệp đã đƣợc cải thiện, do khoản mục tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền của doanh nghiệp đã tăng từ 898.395 trđ (năm 2012) lên 2.212.621 trđ (năm 2014) đạt tỷ lệ tăng là 246%. Điều này thể hiện việc chấp hành kỷ luật thanh toán của doanh nghiệp với chủ nợ là tƣơng đối tốt, tạo uy tín cao cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn về lâu dài. + Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn từ năm 2012 đến năm 2014 đều lớn hơn 1 và có xu hƣớng tăng đều, đến năm 2014, hệ số này đạt mức 2,6890, có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn đƣợc đảm bảo bằng 2,6890 đ tài sản ngắn hạn, thể hiện tính an toàn tƣơng đối cao trong việc sử dụng vốn của doanh nghiệp. c. Thực trạng quy mô và cơ cấu tài sản dài hạn BẢNG 4.6. QUY MÔ, CƠ CẤU TÀI SẢN DÀI HẠN CỦA CÔNG TY Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Số tiền Tỷ trọng (%) Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Năm 2014 Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng TSDH 3.249.564 100 3.197.308 100 3.360.519 100 I. TSCĐ 1.452.939 44,7 1.411.561 44,1 1.492.287 44,4 II. Bất động sản đầu tƣ 25.305 0,8 22.732 0,7 20.158 0,6 1.263.408 38,9 1.271.600 39,8 1.376.123 40,9 135.873 4,2 153.144 4,8 168.477 5 322 0,01 150 0,005 - - III. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn IV. Tài sản dài hạn khác V. Phải thu dài hạn khác 52 (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, 2013, 2014 và tính toán của tác giả) Qua số liệu tính toán ở bảng 4.6, ta thấy quy mô tài sản dài hạn của công ty qua 3 năm tăng rất ít, chỉ tăng 3,4%, tƣơng ứng tăng 110.955 trđ, so với quy mô của Kinh Đô thì con số này cho thấy, công ty có chủ trƣơng không gia tăng đầu tƣ vào tài sản dài hạn. Trong đó, tỷ trọng cụ thể của từng loại tài sản trong tài sản dài hạn nhƣ tài sản cố định, bất động sản đầu tƣ, đầu tƣ tài chính dài hạn, phải thu dài hạn,… cũng đều giữ tỷ lệ tƣơng đối ổn định. Cho thấy, qua 3 năm, công ty ít có sự thay đổi trong quy mô cũng nhƣ cơ cấu tài sản dài hạn. * Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn: Bảng 4.7. HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TÀI SẢN DÀI HẠN CỦA CÔNG TY Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Vòng quay tài sản 2,97 3,31 3,43 dài hạn (lần) (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, 2013, 2014 và tính toán của tác giả) Ngƣợc lại với xu hƣớng giảm trong hiệu quả sử dụng TSLĐ, vòng quay tài sản cố định qua 3 năm lại có xu hƣớng tăng dần, từ 2,97 lần (năm 2012) lên 3,43 lần (năm 2014). Có nghĩa là mỗi đồng tài sản dài hạn tham gia vào sản xuất kinh doanh đang mang lại càng ngày càng nhiều hơn số đồng doanh thu so với năm trƣớc, điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của công ty là khá tốt. 4.2.1.2. Thực trạng quy mô và cơ cấu nguồn vốn của công ty a. Quy mô và cơ cấu nguồn vốn BẢNG 4.8. QUY MÔ VÀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CÔNG TY KINH ĐÔ Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2012 Chỉ tiêu TỔNG NGUỒN VỐN Số tiền 5.673.521 Năm 2013 Tỷ trọng (%) 100,0 Số tiền 5.946.475 Tỷ trọng (%) 100,0 Năm 2014 Tỷ Số tiền trọng (%) 7.127.061 100,0 3.923.932 69,2 4.445.959 74,8 5.534.129 77,6 A. Vốn chủ sở hữu 1.714.402 30,2 1.482.181 25,2 1.541.608 22,6 B. Nợ phải trả 1.568.310 27,6 1.309.325 22,0 1.400.736 19,7 I. Nợ ngắn hạn 146.093 2,6 172.855 2,9 140.872 2,0 II. Nợ dài hạn (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, 2013, 2014 và tính toán của tác giả) 53 Qua số liệu tính toán ở trên có thể thấy, công ty cổ phần Kinh Đô luôn sử dụng một cơ cấu vốn an toàn, với tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn luôn ở mức cao (xấp xỉ 70%) và có xu hƣớng tăng dần từ 69,2% (năm 2012) lên 77,6% (năm 2014). Có nghĩa là trong 100 đồng vốn đƣợc Kinh Đô sử dụng vào kinh doanh có quá 2/3 số đó là vốn chủ sở hữu, trong đó chiếm chủ yếu là vốn góp của các cổ đông. Tƣơng ứng với đó thì nợ phải trả của công ty chiếm tỷ lệ thấp (dƣới 30%), và có xu hƣớng giảm dần, từ 30,2% (năm 2012) xuống còn 22,6% (năm 2014), trong đó chiếm chủ yếu là nợ ngắn hạn, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế kinh doanh của công ty, chu kỳ sản phẩm ngắn, nhanh thu hồi vốn, sử dụng nợ ngắn hạn thay vì nợ dài hạn là hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Nhƣ vậy có thể thấy mức độ rất an toàn về vốn kinh doanh cùng với tiềm lực tài chính mạnh mẽ của công ty cổ phần Kinh Đô, đây là yếu tố căn bản góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh nói chung. b. Thực trạng quy mô và cơ cấu nợ phải trả BẢNG 4.9. QUY MÔ VÀ CƠ CẤU NỢ PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY KINH ĐÔ Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ Số tiền trọng (%) 1.541.608 100,0 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng nợ phải trả 1.714.402 100,0 1.482.181 100,0 I. Nợ ngắn hạn 1. Vay và nợ ngắn hạn 1.568.310 706.107 91,5 88,3 41,2 1.309.325 465.249 2. Phải trả ngƣời bán 274.376 16,0 3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc 5. Phải trả ngƣời lao động 36.843 2,1 63.446 3,7 53.735 3,6 65.415 4,2 6. Chi phí phải trả 7. Các khoản phải trả, phải nộp khác 8. Qũy khen thƣởng phúc lợi 201.468 11,8 212.066 14,3 269.920 17,5 43.386 2,5 48.588 3,3 50.807 3,3 II. Nợ dài hạn 1. Phải trả dài hạn khác 146.093 62.737 8,5 172.855 34.846 11,7 140.872 56.429 9,1 Chỉ tiêu 80.447 4,7 162.335 9,5 3,7 54 90,9 31,4 1.400.736 477.129 279.195 18,8 280.906 18,2 36.290 2,4 36.008 2,3 92.275 121.926 6,2 8,2 2,4 66.241 154.310 31,0 4,3 10,0 3,7 2. Vay và nợ dài hạn 83.356 4,9 110.759 7,5 84.443 5,5 (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, 2013, 2014 và tính toán của tác giả) Dựa vào số liệu ở bảng 4.9, có thể thấy xu hƣớng giảm dần trong việc sử dụng nguồn vốn nợ phải trả trong hoạt động kinh doanh của công ty. Trong đó, giảm nhiều nhất là khoản mục vay và nợ ngắn hạn, từ 31,2%% (năm 2012) xuống còn 31% (năm 2014), đây là khoản mục vốn có chi phí khá cao, việc giảm đƣợc khoản mục này trong tổng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ảnh hƣởng rất tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Các nguồn vốn chiếm dụng đều có xu hƣớng tăng lên, nhƣ: Khoản mục phải trả ngƣời bán tăng nhẹ, từ 16% (năm 2012) lên 18,2% (năm 2014), khoản mục chi phí phải trả tăng từ 11,8% (năm 2012) lên 17,5% (năm 2014),…Đây là khoản mục vốn kinh doanh không mất chi phí, việc gia tăng sử dụng nguồn vốn này cũng mang lại những hiệu quả tích cực cho công ty. Khoản mục nợ dài hạn chiếm tỷ trọng ít hơn và cũng ít có sự biến động qua 3 năm, do đây không phải là nguồn vốn đƣợc ƣu tiên sử dụng của Kinh Đô. c. Thực trạng quy mô và cơ cấu vốn chủ sở hữu BẢNG 4.10. QUY MÔ VÀ CƠ CẤU VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CÔNG TY KINH ĐÔ Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2012 Chỉ tiêu 100,0 35,6 4.445.959 1.637.749 36,8 Năm 2014 Tỷ Số tiền trọng (%) 5.534.129 100,0 2.121.408 38,3 2.070.223 52,8 2.267.045 51,0 2.809.301 50,8 -404.558 -10,3 -403.936 -9,1 -479.226 -8,7 -445 0,0 - 67.073 1,7 67.073 Số tiền Năm 2013 Tỷ trọng (%) Vốn chủ sở hữu 1. Vốn cổ phần 3.923.932 1.397.198 100,0 2. Thặng dƣ vốn cổ phần 3. Cổ phiếu ngân quỹ 4. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 5. Các quỹ 6. Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 794.442 20,2 Số tiền 878.028 Tỷ trọng (%) 1,5 19,7 67.073 1.015.569 (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, 2013, 2014 và tính toán của tác giả) Qua số liệu ở bảng 4.10, nhận thấy vốn chủ sở hữu là nguồn vốn đƣợc sử dụng chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty, và có xu hƣớng tăng đều qua 55 1,2 18,4 3 năm, từ 69,2% (năm 2012) lên 76,7% (năm 2014), tƣơng ứng tăng 1.610.197 trđ, trong đó tăng chủ yếu ở khoản mục vốn góp của các cổ đông, thể hiện sự lớn mạnh về quy mô của công ty cổ phần Kinh Đô cũng nhƣ khẳng định giá trị của cổ phiếu KDC trên thị trƣờng. Các khoản mục khác nhƣ các quỹ của công ty và lợi nhuận giữ lại chƣa phân phối ít biến động. Việc sử dụng phần lớn nguồn vốn chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh khẳng định sự vững mạnh về khả năng tự tài trợ vốn của công ty cổ phần Kinh Đô, hạn chế các rủi ro về thanh toán trong hoạt động kinh doanh, giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Tuy nhiên, hệ số vốn chủ sở hữu đang có xu hƣớng tăng nhanh, ở mức trên 70%, có nghĩa là 100 đồng vốn kinh doanh có hơn 70 đồng vốn chủ sở hữu, con số này là quá cao so với mức cần thiết, nhiều khi sẽ làm ảnh hƣởng đến hiệu quả của đòn bầy hoạt động của công ty. 4.2.1.3. Bố trí nguồn vốn và tài sản a. Bố trí nguồn vốn và tài sản của công ty năm 2012 Cách bố trí nguồn vốn và tài sản của công ty đƣợc minh họa theo sơ đồ sau: SƠ ĐỒ 4.1. BỐ TRÍ NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN CỦA CÔNG TY NĂM 2012 TÀI SẢN NGUỒN VỐN Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn (2.423.958 trđ) (1.568.310 trđ) Nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên (855.648 trđ) Tài sản dài hạn Nguồn vốn thƣờng xuyên (4.070.025 trđ) (3.249.564 trđ) (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, 2013, 2014 và tính toán của tác giả) Nhìn vào sơ đồ 4.1, ta thấy, Nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên của công ty năm 2012 lớn hơn 0, có nghĩa là tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn. Thể hiện sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của Kinh Đô vì có một bộ phần vốn lƣu động thƣờng xuyên để tài trợ cho tài sản lƣu động. b. Bố trí nguồn vốn và tài sản của công ty năm 2013 Cách bố trí nguồn vốn và tài sản của công ty đƣợc minh họa theo sơ đồ sau: 56 SƠ ĐỒ 4.2. BỐ TRÍ NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN CỦA CÔNG TY NĂM 2013 TÀI SẢN NGUỒN VỐN Nợ ngắn hạn Tài sản ngắn hạn (2.749.167 trđ) (1.309.325 trđ) Nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên (1.439.842 trđ) Tài sản dài hạn Nguồn vốn thƣờng xuyên (4.637.150 trđ) (3.197.308 trđ) (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, 2013, 2014 và tính toán của tác giả) Tƣơng tự nhƣ năm 2012, sơ đồ 4.2 chỉ ra rằng, nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên của công ty năm 2013 lớn hơn 0, và còn tăng so với năm trƣớc, cho thấy sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của công ty, công ty có xu hƣớng tăng cƣờng thêm nguồn vốn thƣờng xuyên để tài trợ cho tài sản lƣu động, tăng tính an toàn, giảm rủi ro trong việc sử dụng vốn của công ty. c. Bố trí nguồn vốn và tài sản của công ty năm 2014 Cách bố trí nguồn vốn và tài sản của công ty đƣợc minh họa theo sơ đồ sau: SƠ ĐỒ 4.3. BỐ TRÍ NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN CỦA CÔNG TY NĂM 2014 TÀI SẢN NGUỒN VỐN Nợ ngắn hạn (1.400.736 trđ) Tài sản ngắn hạn (3.766.542 trđ) Nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên (2.365.806 trđ) Tài sản dài hạn Nguồn vốn thƣờng xuyên (5.726.325 trđ) (3.360.519 trđ) (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, 2013, 2014 và tính toán của tác giả) Năm 2014, nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên vẫn có giá trị dƣơng và còn tăng khá nhiều so với năm 2013, cụ thể tăng 64,3%. Điều này thể hiện công ty đang sử dụng một mô hình tài trợ vốn rất an toàn, tuy nhiên với cách bố trí nhƣ vậy, tài sản lƣu động đang đƣợc tài trợ quá nhiều bằng nguồn vốn thƣờng xuyên, nhƣ vậy là 57 không thật sự cần thiết, nó sẽ ảnh hƣởng phần nào đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 4.2.1.4. Phân tích tài trợ Để phân tích tình hình tài trợ của công ty, ta tiến hành phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng tiền của công ty năm 2013 và năm 201, cụ thể nhƣ sau: * Phân tích tài trợ năm 2013 BẢNG 4.11. BẢNG PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG TIỀN NĂM 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Số tiền Tỷ trọng (%) 1.123.605 82,99 Tăng TSNH khác 24.697 1,82 Tăng ĐTTC dài hạn Tăng TSDH khác 1.000 50.180 0,07 3,71 128.420 9,49 2.671 0,20 Thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn Giảm hàng tồn kho Giảm đầu tƣ vào TSCĐ Thu hồi các khoản phải thu dài hạn Giảm đầu tƣ vào BĐS 20.351 1,50 3.000 0,22 Sử dụng tiền Tăng dự trữ vốn bằng tiền Trả vay và nợ ngắn hạn Giảm ngƣời mua trả trƣớc Giảm thuế và các khoản phải nộp NSNN Trả các khoản phải trả dài hạn khác Số tiền Tỷ trọng (%) 198.103 14,63 22.281 1,65 21.908 80.738 1,62 5,96 299 0,02 3.574 0,26 Tăng nợ ngƣời bán 9.254 0,68 Tăng nợ ngƣời lao động 9.864 0,73 9.808 0,72 116.725 881.370 1.353.924 8,62 65,10 100,00 Diễn biến nguồn vốn Giảm ĐTTC ngắn hạn Tăng quỹ khen thƣởng phúc lợi Tăng vay và nợ dài hạn Tăng thêm VCSH Tổng cộng 1.353.924 100,00 (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2013 và tính toán của tác giả) Qua bảng tính toán ở trên, có thể nhận thấy: - Về sử dụng tiền: Quy mô sử dụng tiền của công ty năm 2013 đã tăng 1.353.924 trđ. Trong đó tăng chủ yếu là do công ty đã tăng dự trữ vốn bằng tiền, cụ thể tăng 1.128.605 trđ, chiếm tỷ trọng 82,99% việc sử dụng tiền, tăng thêm đầu tƣ tài chính dài hạn và các tài sản khác, cả ngắn hạn và dài hạn. Ngoài ra, công ty cũng trả bớt các khoản vay và nợ ngắn hạn 128.420 trđ, chiếm 9,49%. Nhƣ vậy, sự gia tăng của việc dự trữ vốn bằng tiền cùng với các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn là hoàn toàn 58 phù hợp với bối cảnh công ty đang có xu hƣớng chững lại trong hoạt động kinh doanh do tác động của thị trƣờng, vì thế cần đa dạng hóa đầu tƣ tài chính là biện pháp sử dụng vốn khôn khéo hiện nay. Bên cạnh đó, việc trả bớt các khoản vay và nợ ngắn hạn cũng giảm thiểu đƣợc chi phí sử dụng vốn cho công ty, nâng cao đƣợc các chỉ số về khả năng sinh lời của vốn. - Về nguồn tiền: Nguồn tiền huy động đƣợc trong năm 2013 cũng tăng 1.353.924 trđ. Chủ yếu là do sự tăng thêm của vốn chủ sở hữu (881.370 trđ – chiếm 65,1%). Ngoài ra, công ty cũng giảm đƣợc hàng tồn kho 38.650 trđ (2,12%), giảm đầu tƣ tài chính ngắn hạn, giảm đầu tƣ vào TSCĐ và bất động sản. Đồng thời tăng thêm các khoản vốn chiếm dụng không mất chi phí nhƣ: nợ ngƣời bán, nợ ngƣời lao động, quỹ khen thƣởng phúc lợi,… Nhƣ vậy, nguồn tiền huy động đƣợc gia tăng ở vốn chủ sở hữu là chủ yếu sẽ đảm bảo đƣợc tính an toàn cao trong cơ cấu tài chính của công ty, nâng cao khả năng thanh toán, hợp lý để đầu tƣ thêm tài sản cố định và gia tăng nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên. Đồng thời, việc giảm giá trị hàng tồn kho cũng là một tín hiệu khả quan trong quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp. * Phân tích tài trợ năm 2014 BẢNG 4.12. BẢNG PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN NV VÀ SD TIỀN NĂM 2014 Đơn vị tính: triệu đồng Sử dụng tiền Số tiền Tỷ trọng (%) Diễn biến nguồn vốn Số tiền Tỷ trọng (%) Dự trữ vốn bằng tiền tăng 509.113 27,69 Thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn 76.826 4,18 Tăng ĐTTC ngắn hạn 660.621 35,94 31.043 1,69 Tăng đầu tƣ vào TSCĐ 242.191 13,17 8.735 0,48 Tăng ĐTTC dài hạn 208.045 11,32 3.573 0,19 Trả nợ ngƣời bán Giảm thuế và các khoản phải nộp Giảm quỹ khen thƣởng phúc lợi Trả nợ vay dài hạn Trả các khoản phải trả dài hạn khác 5.734 0,31 Giảm hàng tồn kho Giảm tài sản ngắn hạn khác Giảm đầu tƣ vào bất động sản Giảm TSDH khác 19.516 1,06 31.180 1,70 Tăng vay nợ ngán hạn 154.379 8,40 4.300 0,23 168.885 8.251 2.176 0,12 9,19 Ngƣời mua trả trƣớc tăng lên Tăng nợ ngƣời lao động 13.540 0,74 0,45 Tăng chi phí phải trả 79.662 4,33 Tăng các khoản phải trả 63.906 3,48 59 khác Tăng thêm VCSH Tổng cộng 1.838.320 100,00 1.384.964 1.838.320 75,34 100,00 (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014 và tính toán của tác giả) Qua bảng tính toán ở trên, có thể nhận thấy: - Về sử dụng tiền: Quy mô sử dụng tiền của công ty năm 2014 đã tăng 1.838.320 trđ. Trong đó tăng chủ yếu là do công ty đã tăng dự trữ vốn bằng tiền, cụ thể tăng 509.113 trđ, chiếm tỷ trọng 27,69% việc sử dụng tiền, tăng cƣờng thêm đầu tƣ tài chính ngắn hạn 660.621 trđ, tƣơng ứng 35,94%. Bên cạnh đó, công ty cũng tăng cƣờng đầu tƣ vào tài sản cố định và đầu tƣ tài chính dài hạn. Đồng thời công ty cũng trả bớt đƣợc vay và nợ dài hạn, trả các khoản nợ ngƣời bán, nợ thuế cũng nhƣ quỹ khen thƣởng phúc lợi,… Việc sử dụng tiền nhƣ vậy là hoàn toàn hợp lý khi lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh đang có dấu hiệu tăng chậm, công ty chuyển hƣớng sang đầu tƣ tài chính sẽ đa dạng hóa đƣợc hoạt động, tăng lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro có thể gặp phải trong kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty. - Về nguồn tiền: Nguồn tiền huy động đƣợc trong năm 2014 cũng tăng 1.838.320 trđ. Chủ yếu là do sự tăng thêm của vốn chủ sở hữu (1.384.964 trđ – chiếm 75,34%). Ngoài ra, công ty cũng giảm đƣợc hàng tồn kho 31.043 trđ (1,69%), giảm đƣợc các khoản vốn bị chiếm dụng nhƣ phải thu của khách hàng. Đồng thời, tăng thêm các khoản vốn chiếm dụng không mất chi phí nhƣ: nợ ngƣời bán, nợ ngƣời lao động, ngƣời mua ứng trƣớc tiền hàng, chi phí phải trả,… Nhƣ vậy, nguồn tiền huy động đƣợc gia tăng ở vốn chủ sở hữu là chủ yếu sẽ vẫn đảm bảo đƣợc tính an toàn cao trong cơ cấu tài chính của công ty, nâng cao khả năng thanh toán, hợp lý để đầu tƣ thêm tài sản cố định và gia tăng nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên. 4.2.2. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ Để xem xét hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty Cổ phần Kinh Đô qua 3 năm 2012, 2013, 2014, luận văn tiến hành tính toán các chỉ tiêu sau: a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS) BẢNG 4.13. TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU THUẦN 3 NĂM 60 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 ROS 8,34% 10,81% 10,85% 2,47% 0,04% Biến động ROS (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, 2013, 2014 và tính toán của tác giả) Chỉ tiêu ROS của công ty qua 3 năm luôn lớn hơn 1, và có xu hƣớng tăng dần, từ 8,34% (năm 2012) lên 10,85% (năm 2014), điều này thể hiện sự tăng trƣởng ổn định của doanh nghiệp, khả năng sinh lời của đồng vốn khá cao, dẫn đến hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ hiệu quả sử dụng vốn đƣợc đảm bảo. b. Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) BẢNG 4.14. TỶ SUẤT SINH LỜI KINH TẾ CỦA TÀI SẢN TRONG 3 NĂM Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 BEP 10,3% 11,1% 9,59% 0,8% -1,51% Biến động BEP (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, 2013, 2014 và tính toán của tác giả) Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời trƣớc thuế và lãi vay của công ty, tức là khả năng sinh lời căn bản của công ty chƣa kể đến ảnh hƣởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Dựa vào tính toán ở trên, nhận thấy, công ty có mức sinh lời tăng ở năm 2013 so với năm 2012, tuy nhiên lại giảm 1,51% ở năm 2014, do trong cơ cấu vốn của mình, công ty đã giảm tỷ trọng sử dụng nợ phải trả năm 2014, dẫn đến chi phí lãi vay cũng giảm theo. c. Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) Để phân tích biến động của tỷ suất sinh của tài sản, ta lập bảng tính toán sau, dựa vào công thức: ROA = ROS x Vòng quay tài sản BẢNG 4.15. TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA TÀI SẢN QUA 3 NĂM Năm ROS Vòng quay tài sản ROA Chênh lệch ROA ROA (Bibica) Năm 2012 8,34% 76% 6,34% Năm 2013 10,81% 77% 8,32% + 1,98% 4,1% Năm 2014 10,85% 69% 7,49% -0,83% 3,8% 3,4% (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, 2013, 2014 và tính toán của tác giả) 61 Nhận thấy, tỷ suất sinh lời của tài sản năm 2013 tăng 1,98% so với năm 2012, luôn ở mức cao nhất so với các doanh nghiệp lớn trong cùng ngành bánh kẹo (số liệu cụ thể nhƣ trên bảng thống kê), khẳng định vị trí thƣơng hiệu mạnh của Kinh Đô trong ngành kinh doanh bánh kẹo, thực phẩm. Mức tăng này là do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần và vòng quay tài sản của công ty trong năm 2013 đều tăng, thể hiện năng lực sử dụng và bố trí nguồn vốn cũng nhƣ tài sản của công ty tƣơng đối hiệu quả. Năm 2014, do Kinh Đô mở rộng kinh doanh, đầu tƣ thêm dây chuyền sản xuất mới để lấn sân sang lĩnh vực kinh doanh thực phẩm ăn liền khiến cho vòng quay tài sản giảm từ 77% xuống còn 69%. Trong khi đó, doanh thu từ mặt hàng mới mẻ này còn chƣa cao nên ảnh hƣởng khiến cho lợi nhuận năm 2014 không đạt đƣợc kế hoạch đề ra, dẫn đến chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần không tăng nhiều làm cho có sự suy giảm 0,83% ở chỉ tiêu ROA so với năm 2013. Tuy nhiên, mức suy giảm này không làm mất đi vị trí dẫn đầu của Kinh Đô so với các doanh nghiệp lớn khác cùng nghành. Thể hiện hiệu quả quản lý vốn kinh doanh của Kinh Đô vẫn đƣợc đánh giá tốt. 62 d. Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) * Để phân tích biến động của tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, ta lập bảng tính toán sau: BẢNG 4.16. TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA VỐN CHỦ SỞ HỮU QUA 3 NĂM Năm 1/( 1-Hệ số nợ) TSNH/Tổng TS 0,43 Vòng quay TSNH 1,77 2012 1,433 2013 2014 ROS LNST/LNTT LNTT/LNKD ROE Chênh lệch ROE ROE (Bibica) 4,5% 0,0834 0,732 0,960 6,4% 1,337 0,46 1,66 0,1081 0,797 0,979 8,61% +2,21% 6,4% 1,292 0,53 1,31 0,1085 0,810 1,064 8,39% -0,22% 6,2% (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, 2013, 2014 và tính toán của tác giả) Số liệu tính toán ở trên cho thấy: - Đối với chỉ tiêu 1/(1- hệ số nợ) = Tài sản/vốn chủ sở hữu + Năm 2012 chỉ tiêu này là 1,433  tức là 1 đồng vốn chủ sở hữu đƣợc sử dụng trong 1,433 đồng tài sản của công ty. + Năm 2013, 1 đồng vốn chủ sở hữu đƣợc sử dụng trong 1,337 đồng tài sản của công ty. + Năm 2014, 1 đồng vốn chủ sở hữu đƣợc sử dụng trong 1,292 đồng tài sản của công ty. -> Điều này cho thấy sự gia tăng trong việc sử dụng vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản của công ty qua 3 năm, tức là cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi bằng việc tăng cƣờng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. - Đối với chỉ tiêu TSNH/Tổng tài sản + Năm 2012, chỉ tiêu này là 0,43, có nghĩa là trong 1 đồng tài sản đầu tƣ vào kinh doanh có 0,43 đồng tài sản ngắn hạn. + Năm 2013, chỉ tiêu này là 0,46, có nghĩa là trong 1 đồng tài sản đầu tƣ vào kinh doanh có 0,46 đồng tài sản ngắn hạn. + Năm 2012, chỉ tiêu này là 0,53, có nghĩa là trong 1 đồng tài sản đầu tƣ vào kinh doanh có 0,53 đồng tài sản ngắn hạn. 63 -> Chỉ tiêu này tăng dần đều qua 3 năm, cho thấy cơ cấu tài sản của công ty có sự thay đổi, công ty có xu hƣớng gia tăng đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn. - Đối với chỉ tiêu Vòng quay tài sản ngắn hạn + Năm 2012, vòng quay TSNH = 1,77, tức là 1 đồng tài sản ngắn hạn tham gia vào hoạt động kinh doanh tạo ra đƣợc 1,77 đồng doanh thu thuần. + Năm 2013, vòng quay TSNH = 1,66, tức là 1 đồng tài sản ngắn hạn tham gia vào hoạt động kinh doanh tạo ra đƣợc 1,66 đồng doanh thu thuần. + Năm 2014, vòng quay TSNH = 1,31, tức là 1 đồng tài sản ngắn hạn tham gia vào hoạt động kinh doanh tạo ra đƣợc 1,31 đồng doanh thu thuần.  Vòng quay tài sản ngắn hạn giảm dần từ năm 2012 đến năm 2014, cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty đang có xu hƣớng giảm dần. - Chỉ tiêu ROS + Năm 2012, ROS = 0,0834, cho biết 1 đồng doanh thu thuần tạo ra đƣợc 0,0834 đồng lợi nhuận kinh doanh. + Năm 2013, ROS = 0,1081, cho biết 1 đồng doanh thu thuần tạo ra đƣợc 0,1081 đồng lợi nhuận kinh doanh. + Năm 2014, ROS = 0,1085, cho biết 1 đồng doanh thu thuần tạo ra đƣợc 0,1085 đồng lợi nhuận kinh doanh.  Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty có thay đổi theo chiều hƣớng tăng, tuy nhiên mức độ tăng không đáng kể. 64 - Chỉ tiêu LNST/LNTT + Năm 2012, LNST/LNTT = 0,732, cho thấy 1 đồng lợi nhuận trƣớc thuế tƣơng ứng với 0,732 đồng lợi nhuận sau thuế. + Năm 2013, LNST/LNTT = 0,797, cho thấy 1 đồng lợi nhuận trƣớc thuế tƣơng ứng với 0,797 đồng lợi nhuận sau thuế. + Năm 2014, LNST/LNTT = 0,810, cho thấy 1 đồng lợi nhuận trƣớc thuế tƣơng ứng với 0,810 đồng lợi nhuận sau thuế.  Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả quản lý chi phí của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này tăng dần từ năm 2012 đến năm 2014 cho thấy hiệu quả quản lý chi phí của công ty khá tốt. - Chỉ tiêu LNTT/LNKD + Năm 2012, LNTT/LNKD = 0,960, cho biết 1 đồng lợi nhuận kinh doanh tạo ra 0,96 đồng lợi nhuận trƣớc thuế. + Năm 2013, LNTT/LNKD = 0,979, cho biết 1 đồng lợi nhuận kinh doanh tạo ra 0,979 đồng lợi nhuận trƣớc thuế. + Năm 2014, LNTT/LNKD = 1,064, cho biết 1 đồng lợi nhuận kinh doanh tạo ra 1,064 đồng lợi nhuận trƣớc thuế.  Chỉ tiêu này phản ánh ảnh hƣởng của hoạt động khác đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tiêu này có biểu hiện gia tăng từ 2012 đến năm 2014, do năm 2014, công ty có thêm thu nhập từ hoạt động khác. Cuối cùng, ROE của công ty năm 2013 tăng 2,21% so với năm 2012, do công ty sắp xếp lại cơ cấu vốn với tỷ trọng nợ phải trả giảm xuống, đồng thời trong việc bố trí tài sản đã tăng cƣờng tỷ lệ tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản từ 43% lên 46%. Bên cạnh đó tỷ suất lợi nhuận kinh doanh trên doanh thu cũng gia tăng đáng kể, từ 0,0834 lên 0,1081. Đồng thời tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế/lợi nhuận trƣớc thuế tăng từ 0,732 lên 0,797 thể hiện trình độ quản lý chi phí của công ty khá tốt. Tuy nhiên, sang năm 2014, mặc dù vẫn giữ quan điểm tăng cƣờng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn kinh doanh, giảm tỷ lệ nợ phải trả, tăng cƣờng việc bố trí tài sản ngắn hạn trong cơ cấu tổng tài sản của công ty, hiệu quả kinh doanh giữ ổn định so với năm trƣớc. Bên cạnh đó, trình độ quản lý chi phí của công ty vẫn ở mức 65 tốt. Ngoài ra, trong năm này, công ty còn có thêm thu nhập từ hoạt động khác. Tuy nhiên, vòng quay tài sản ngắn hạn lại giảm tƣơng đối nhiều so với năm 2013, giảm 35%, thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn đang có dấu hiệu đi xuống. Vì thế, cuối cùng tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu đã giảm nhẹ 0,22% so với năm 2013. Mặc dù vậy, chỉ tiêu này qua 3 năm vẫn luôn ở vị trí cao so với các công ty cùng lĩnh vực (căn cứ vào số liệu trên bảng thống kê), thể hiện hiệu quả quản lý và sử dụng vốn của công ty cổ phần Kinh Đô vẫn đƣợc đánh giá tốt. * Ngoài ra, để đánh giá một cách toàn diện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty, cần xem xét ảnh hƣởng của đòn bẩy tài chính đến tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu. Ta phân tích dựa theo công thức sau : D (BEP – r)] (1-t) E Với BEP, lãi suất tiền vay (r) và Vốn vay bình quân của 3 năm nhƣ sau: ROE = [BEP + BẢNG 4.17. MỐI QUAN HỆ GIỮA BEP, r VÀ VỐN VAY BÌNH QUÂN Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 BEP 10,3% 11,1% 9,59% r 11,9% 7,5% 3,7% Vốn vay bình 789.463 576.008 561.572 quân (trđ) (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, 2013, 2014 và tính toán của tác giả) Nhận xét: - Năm 2012: BEP < r, khi doanh nghiệp càng sử dụng nhiều vốn vay thì tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu càng bị giảm sút nhanh so với việc không sử dụng vốn vay. Tức là trong trƣờng hợp này đòn bẩy tài chính khuyếch đại giảm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và rủi ro tài chính tăng lên. - Năm 2013, BEP > r, về mặt lý thuyết, trong trƣờng hợp này, doanh nghiệp càng sử dụng nhiều vốn vay thì càng gia tăng nhanh đƣợc tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, tức là đòn bẩy tài chính khuyếch đại tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên trên thực tế, công ty cổ phần Kinh Đô lại có xu hƣớng giảm tỷ trọng vốn vay trong tổng nguồn vốn kinh doanh, điều này là trái với những tính toán nêu trên, cho 66 thấy việc sử dụng cơ cấu nợ phải trả/vốn chủ sở hữu nhƣ vậy là chƣa hoàn toàn hợp lý để kích thích tăng hiệu quả sử dụng vốn cho công ty. - Tƣơng tự nhƣ vậy, năm 2014, BEP > r, theo lý thuyết thì công ty cần tăng cƣờng sử dụng vốn vay để đạt đƣợc tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cao. Nhƣng thực tế, công ty lại gia tăng việc sử dụng vốn chủ sở hữu, do đó trong trƣờng hợp này, công ty đã không tận dụng đƣợc ảnh hƣởng tích cực của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. e. Thu nhập một cổ phần (EPS) BẢNG 4.18. THU NHẬP MỘT CỔ PHẦN CỦA KDC QUA 3 NĂM Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 EPS 1.408 1.948 2.307 38,4% 18,4% Biến động (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, 2013, 2014 và tính toán của tác giả) Thu nhập một cổ phần của cổ phiếu Kinh Đô tăng đều qua các năm, từ 1.408 đ/cổ phiếu (năm 2012) lên 2.307 đ/cổ phiếu (năm 2014) với tỷ lệ tăng từng năm là 38,4% và 18,4%. Điều này cho thấy những dấu hiệu khả quan trong hoạt động kinh doanh của công ty cũng nhƣ vị thế của cổ phiếu KDC trên sàn chứng khoán. Từ đó sẽ có những tác động tích cực đến hiệu quả huy động, sử dụng vốn của công ty. f. Lợi tức một cổ phần (DIV) BẢNG 4.19. LỢI TỨC MỘT CỔ PHẦN CỦA KDC QUA 3 NĂM Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 DIV 2.318 3.051 2.296 +31,6% -24,7% Biến động (Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, 2013, 2014 và tính toán của tác giả) Lợi tức một cổ phần của KDC năm 2013 tăng 31,6% (tƣơng ứng tăng 733 đ/cổ phiếu) cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều khả quan, do việc sử dụng vốn vào hoạt động kinh doanh mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, sang năm 2014, chỉ tiêu này bị giảm 24,7% (tƣơng ứng giảm 755 đ/cổ phiếu), thể hiện những dấu hiệu suy giảm trong hoạt động kinh doanh của Kinh Đô, cụ thể là do thông tin Kinh Đô nhƣợng bán cổ phần công ty Kinh Đô Bình 67 Dƣơng cho đối tác nƣớc ngoài, khiến giá cổ phiếu KDC sụt giảm, ảnh hƣởng khá lớn đến hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ hiệu quả sử dụng vốn của công ty ở thời điểm cuối năm 2014. 4.3. NHẬN XÉT 4.3.1. Ƣu điểm Qua những phân tích ở trên, chúng ta có thể nhận thấy một số những ƣu điểm trong công tác quản lý, sử dụng vốn tại công ty cổ phần Kinh Đô trong giai đoạn 2012-2014 nhƣ sau: 4.3.1.1. Hệ số thanh toán đƣợc đảm bảo ở mức an toàn Công ty cổ phần Kinh Đô với bề dày hoạt động gần 20 năm, là một thƣơng hiệu mạnh trên thị trƣờng bánh kẹo, thực phẩm Việt Nam, vì vậy công ty có lợi thế lớn về vốn chủ sở hữu, tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn trong 3 năm luôn ở mức cao (trên 60%), tƣơng ứng với đó hệ số nợ phải trả ở mức thấp (duy trì < 40%) khiến cho các hệ số thanh toán của công ty đều lớn hơn 1, luôn đảm bảo ở mức an toàn. Đây là một lợi thế của công ty trong quá trình hoạt động, vì các nhà đầu tƣ sẽ an tâm hơn khi đầu tƣ vốn vào Kinh Đô, do đó việc huy động vốn của công ty sẽ thuận lợi hơn. Đồng thời việc sử dụng nhiều nguồn vốn chủ sở hữu cũng giảm thiểu đƣợc chi phí sử dụng vốn trong quá trình kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty. 4.3.1.2. Quy mô vốn của công ty tăng Quy mô vốn của Kinh Đô tăng 1,26 lần qua 3 năm (từ 5.673.521 trđ lên 7.127.061 trđ), do công ty có sự sát nhập thêm thành viên mới là công ty Vinabico, đồng thời thƣơng hiệu của công ty ngày càng đƣợc khẳng định trên thị trƣờng nên việc huy động vốn từ việc phát hành cổ phiếu cũng gặp nhiều thuận lợi. Việc tăng quy mô vốn của công ty chủ yếu là tăng vốn chủ sở hữu đã tạo điều kiện cho việc sắp xếp sử dụng vốn trong doanh nghiệp đƣợc dễ dàng. Công ty có khả năng để đầu tƣ thêm máy móc, trang thiết bị sản xuất, nhà xƣởng hiện đại, nhập khẩu nguyên vật liệu từ nƣớc ngoài phục vụ cho quá trình sản xuất kinh 68 doanh. Từ đó góp phần tăng trƣởng về doanh thu, lợi nhuận, dẫn đến các tỷ suất sinh lời của công ty đƣợc cải thiện. 4.3.1.3. Chi phí sử dụng vốn thấp Do tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của công ty luôn ở mức cao (nhƣ phân tích ở trên), tỷ trọng nợ phải trả chiếm dƣới 40% nên chi phí cho việc sử dụng vốn của công ty luôn ở mức thấp. Nhƣ vậy, phần nào tác động khiến cho tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp giảm xuống, là một trong những yếu tố làm tăng lợi nhuận, dẫn đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty luôn ở mức cao. 4.3.1.4. Trình độ quản lý chi phí tốt Trình độ quản lý chi phí hợp lý của công ty đƣợc thể hiện thông qua tỷ lệ giữa LNST/LNTT, qua phần tính toán ở trên, cho thấy, tỷ số này tăng đều qua 3 năm, từ 0,732 (năm 2012) lên 0,810 (năm 2014). Thể hiện rằng công ty cổ phần Kinh Đô đã có những biện pháp rất tích cực để quản lý chi phí hợp lý trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một trong những nhân tố quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho công ty. 4.3.2. Hạn chế Bên cạnh những ƣu điểm đáng kể trong quá trình quản lý sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần Kinh Đô, vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định nhƣ sau: 4.3.2.1. Cơ cấu vốn chƣa thực sự hợp lý Công ty cổ phần Kinh Đô đang sử dụng một cơ cấu vốn trong đó vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao. Việc sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh sẽ đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán, giảm thiểu rủi ro cho công ty, nhƣng nếu hệ số này cao quá mức cần thiết (bình quân trên 60%, thậm chí là gần 80% ở năm 2014) sẽ gây lãng phí, đồng thời thể hiện việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty là chƣa thực sự hiệu quả (nhƣ phân tích ở phần 4.2.2.4). 4.3.2.2. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn giảm Kinh Đô đang có xu hƣớng tăng dần tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của công ty, từ mức 43% (năm 2012) đã tăng lên 53% (năm 2014). Tuy nhiên, 69 hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn lại có xu hƣớng giảm dần, thể hiện ở chỉ tiêu vòng quay tài sản giảm dần từ 1,77 (vòng) năm 2012 xuống còn 1,31 (vòng) năm 2014. Cho thấy mỗi đồng tài sản ngắn hạn tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đang ngày càng tạo ra số đồng doanh thu ít đi. Điều này thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của công ty là chƣa hợp lý, từ đó sẽ có những ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. 4.3.2.3. Chƣa chú trọng đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính Qua việc xem xét mối quan hệ giữa việc sử dụng đòn bẩy tài chính đến tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu đƣợc trình bày ở phần 4.2.2.4, cho thấy, công ty đang sử dụng đòn bẩy tài chính chƣa hiệu quả. Theo tính toán, lẽ ra công ty nên tăng cƣờng sử dụng vốn vay để gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu thì trên thực tế, công ty lại đang giảm dần tỷ trọng nợ phải trả, đặc biệt là vay và nợ ngắn, dài hạn dẫn đến đòn bẩy tài chính khuyếch đại làm giảm tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu và rủi ro tài chính của công ty tăng lên. 4.3.2.4. Việc bố trí nguồn vốn và tài sản chƣa cân đối Trong năm 2014, theo tính toán của tác giả, nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên của doanh nghiệp là 2.365.806 trđ, chiếm tỷ lệ 33,2% trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Đây là một tỷ lệ khá cao và không thật sự cần thiết. Bởi tài sản lƣu động của công ty đang đƣợc tài trợ quá nhiều bằng nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên, nhƣ vậy sẽ dẫn đến tăng chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm hiệu quả của việc sử dụng vốn kinh doanh. 4.3.2.5. Hiệu quả kinh doanh gia tăng không đáng kể Mặc dù quy mô vốn kinh doanh đã tăng 1,26 lần từ năm 2012 đến năm 2014, tuy nhiên hiệu quả kinh doanh lại có dấu hiệu gia tăng không tƣơng xứng với mức độ đầu tƣ về vốn, thậm chí còn có xu hƣớng chững lại. Điều này đƣợc thể hiện khá rõ ràng thông qua việc tính toán tỷ suất lợi nhuận kinh doanh trên doanh thu thuần, chỉ tiêu này ở năm 2013 là 10,81%, đến năm 2014 cũng chỉ đạt 10,85%. So với một công ty hàng đầu trong lĩnh vực nhƣ Kinh Đô thì mức gia tăng này thể hiện hiệu quả kinh doanh chƣa tốt. 4.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế 70 Để hiểu rõ hơn nguyên nhân của những hạn chế phân tích ở trên, trong phần này, luận văn sẽ tiếp cận theo 2 hƣớng: Nguyên nhân từ bên trong doanh nghiệp và nguyên nhân từ bên ngoài doanh nghiệp. 4.3.3.1. Nguyên nhân từ bên trong doanh nghiệp Thứ nhất, Với việc duy trì mô hình tài trợ an toàn cho tài sản nên trong những năm gần đây, công ty đã tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng vốn kinh doanh, nâng hệ số vốn chủ sở hữu lên mức trên 60% ở tất cả các năm, đặc biệt là trong năm 2014, tỷ lệ này đạt mức 78,37%. Điều này đã làm cho ROE của doanh nghiệp giảm 0,22% so với năm 2013. Về mặt lý thuyết, hiện tƣợng này là hoàn toàn phù hợp (xét theo mô hình phân tích tài chính Dupont). Tuy nhiên sử sụt giảm của chỉ tiêu ROE vẫn phần nào làm tác động đến sự đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Thứ hai, Do đặc thù ngành nghề sản xuất kinh doanh của công ty, nhu cầu về tài sản lƣu động chiếm tỷ trọng lớn hơn so với nhu cầu về tài sản cố định, do các sản phẩm đều có chu kỳ ngắn, nguồn nguyên vật liệu đa phần phải nhập khẩu từ nƣớc ngoài (bột mỳ là nguyên liệu chủ yếu, phải nhập khẩu gần nhƣ 100%). Với tỷ lệ tài sản cố định/tổng tài sản của doanh nghiệp luôn ở mức thấp nhƣ vậy (khoảng 25%), công ty sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn vay trên thị trƣờng. Nhất là trong bối cảnh tỷ lệ nợ xấu đang tăng cao, điều kiện cho vay đang đƣợc các ngân hàng siết chặt, thì việc công ty khó tiếp cận với các khoản tín dụng dài hạn là đƣơng nhiên. Điều này có thể giải thích cho việc tại sao công ty lại sử dụng cơ cấu vốn có hệ số vốn chủ sở hữu cao nhƣ vậy. Thứ ba, Với thông tin cuối năm 2014, công ty Kinh Đô sẽ bán lại 80% cổ phần công ty Kinh Đô Bình Dƣơng cho Mondelēz International – nhà sản xuất thức ăn nhẹ hàng đầu thế giới có trụ sở tại Mỹ, đã khiến cho các nhà đầu tƣ phiền lòng, cụ thể, cổ phiếu KDC đã giảm 8 phiên, giảm mất 5.500 đ/cổ phiếu sau 12 phiên giao dịch. Điều này tác động không nhỏ dẫn đến giảm sút về thu nhập một cổ phần (EPS) và lợi tức một cổ phần (DIV) của công ty trong năm 2014. 4.3.3.2. Nguyên nhân từ bên ngoài doanh nghiệp 71 Thứ nhất, trong năm 2014, với chủ trƣơng kiềm chế giá cả, bình ổn thị trƣờng của Chính Phủ, nên giá cả các mặt hàng hầu nhƣ không tăng, thậm chí còn có xu hƣớng giảm nhẹ. Kinh Đô cũng rơi vào tình trạng tƣơng tự, giá các mặt hàng bánh kẹo, thực phẩm của công ty năm 2014 giữ ổn định so với năm 2013. Trong khi đó giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu lại tăng nhẹ từ 2-5% trong 3 tháng đầu năm 2014. Từ đó dẫn đến lợi nhuận cuối cùng của công ty bị ảnh hƣởng, khiến cho các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty giảm sút. Thứ hai, Tồn tại và xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh đáng nể. Thị trƣờng bánh kẹo, thực phẩm Việt Nam hiện nay có khoảng 30 công ty quy mô lớn và vừa, cùng với khoảng 1.000 cơ sở sản xuất đang hoạt động. Bên cạnh đó, một thực tế không thể phủ nhận là thị trƣờng này đang có nguy cơ dần rơi vào tay các đối tác nƣớc ngoài, khi mà bánh kẹo nhập khẩu đang tràn lan tại các siêu thị lớn nhƣ Lotte, Giant, Big C, Citimart,… thậm chí là ở các chợ truyền thống, không khó để tìm thấy các sản phẩm bánh kẹo của Anh, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc hay Trung Quốc,… Điều này làm ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Kinh Đô, dẫn đến nguy cơ giảm sút về doanh thu, lợi nhuận trong tƣơng lai là khá cao. Thứ ba, Ngành kinh doanh thực phẩm, bánh kẹo Việt Nam đang có dấu hiệu chững lại. Theo báo cáo của tổ chức Business Monitor International, tăng trƣởng của ngành này trong những năm gần đây đang có dấu hiệu suy giảm do đang bƣớc chân vào giao đoạn bão hòa. Cụ thể, tăng trƣởng ngành năm 2013 đạt 9,55% thấp hơn so với mức 11,4% của năm 2012, trong khi đó năm 2014 cũng chỉ đạt mức 9%. Là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực này, công ty Kinh Đô cũng chịu tác động không nhỏ bởi xu hƣớng trên. Thứ tư, Thị hiếu của ngƣời tiêu dùng có những thay đổi nhất định. Do nhận thức rõ ràng hơn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, đặc biệt là lƣợng đƣờng nạp vào cơ thể. Hơn nữa thông qua các cảnh báo y tế về tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh béo phì, tiểu đƣờng,.. đang tăng trong những năm gần đây. Ngƣời tiêu dùng cũng cân nhắc hơn trong việc sử dụng các sản phẩm bánh kẹo, đồ ăn nhanh. Hành động này tác động khá nghiêm trọng đến doanh thu của công ty, nếu không có những biện pháp cải tiến sản phẩm để phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. 72 CHƢƠNG 5. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 5.1. ĐỊNH HƢỚNG VỀ VIỆC SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ Giai đoạn 2013-2023, Kinh Đô thực hiện đa dạng hóa với chiến lƣợc Food & Flavor. Mở rộng hoạt động đầu tƣ, liên doanh, hợp tác cùng các đối tác để phát triển vƣơn tầm quốc tế. Công ty định hƣớng thâm nhập vào lĩnh vực các ngành hàng thiết yếu để phục vụ nhu cầu tiêu thụ của ngƣời tiêu dùng suốt cả ngày, đồng thời đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng doanh thu của công ty. Khẳng định vị thế số 1 trên thị trƣờng thực phẩm, bánh kẹo Việt Nam. Để đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc nhƣ trên, luận văn đƣa ra một số ý kiến định hƣớng về việc sử dụng vốn kinh doanh đối với công ty cổ phần Kinh Đô nhƣ sau: - Đảm bảo tăng quy mô vốn tƣơng ứng với việc tăng quy mô của sản xuất, bám sát chiến lƣợc kinh doanh của công ty về lâu dài, tránh tình trạng bất đối xứng giữa quy mô vốn với quy mô của sản xuất. - Xác định nhu cầu vốn thích hợp, căn cứ vào đặc thù sản xuất và tính chất mùa vụ của sản phẩm. - Cần xác định một cơ cấu vốn hợp lý, cân bằng giữa tỷ trọng vốn chủ sở hữu và tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của công ty. - Có các biện pháp huy động vốn phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, tránh lãng phí trong chi phí sử dụng vốn. - Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn chi tiết, tránh lãng phí, thất thoát vốn. Thực hiện phân bổ và sử dụng vốn một cách phù hợp giữa tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn của công ty. - Thƣờng xuyên tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty một cách cụ thể, qua đó kịp thời điều chỉnh tình hình sử dụng vốn để đạt đƣợc hiệu quả cuối cùng cao nhất. 73 - Có những biện pháp hiệu quả để tìm hiểu và đánh giá tình hình thị trƣờng, đối thủ cạnh tranh, thị hiếu ngƣời tiêu dùng,... để đƣa ra những sản phẩm phù hợp, đƣợc ƣa chuộng nhằm không ngừng tăng thị phần của công ty trên thị trƣờng, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng của doanh thu, lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cho công ty. 5.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ Qua kết quả tính toán, phân tích ở chƣơng 4 về thực trạng và hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần Kinh Đô từ năm 2012 đến năm 2014, tác giả nhận thấy, công ty đang thực hiện khá tốt việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhỏ, vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty trong thời gian tới, nhằm đạt đƣợc những mục tiêu chiến lƣợc đã đề ra, luận văn xin đƣa ra một số giải pháp nhƣ sau: 5.2.1. Xây dựng lại cơ cấu vốn hợp lý Thực tế cho thấy, Kinh Đô đang sử dụng mô hình tài trợ vốn với tỷ trọng vốn chủ sở hữu đang cao hơn mức cần thiết (bình quân trên 60% so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp). Qua số liệu phân tích ở trên, với cơ cấu vốn nhƣ vậy, công ty chƣa tận dụng hết đƣợc hiệu quả của vốn, thậm chí còn thể hiện sự yếu kém trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty. Vì vậy, để phát huy tối đa hiệu quả các nguồn vốn sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần xây dựng lại cơ cấu vốn, giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu bằng cách bán bớt cổ phần của mình, tăng tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn thông qua việc huy động thêm vay và nợ từ các tổ chức tín dụng, phát hành trái phiếu công ty,... 5.2.2. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn Qua tính toán ở trên cho thấy, hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn qua 3 năm đang theo chiều hƣớng giảm dần, thể hiện ở chỉ tiêu vòng quay tài sản ngắn hạn giảm từ 177% (năm 2012) xuống còn 131% (năm 2014). Mà hiệu suất sử dụng TSNH là 1 trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Vì thế, công ty cần có giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả sử dụng 74 tài sản ngắn hạn trong thời gian tới. Bằng cách chú trọng vào công tác quản lý hàng tồn kho cũng nhƣ quản lý các khoản phải thu, giảm tình trạng vốn bị ứ đọng lâu. 5.2.3. Chú trọng đến hiệu quả của đòn bẩy tài chính Theo tính toán ở trên, trong năm 2014, BEP lớn hơn lãi suất tiền vay, điều đó có nghĩa là việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, Kinh Đô lại chƣa chú trọng đến việc đó, vẫn giữ quan điểm sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu thay vì sử dụng vốn vay vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là một sự lãng phí tài chính đối với công ty. Vì vậy, để hiệu quả sử dụng vốn tốt hơn trong thời gian tới, công ty cần chú trọng đến việc sử dụng đòn bẩy tài chính, bằng việc tăng cƣờng sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của mình, thông qua việc tăng vay và nợ ngắn hạn cũng nhƣ dài hạn. 5.2.4. Bố trí lại nguồn vốn và tài sản Các phân tích ở trên đã chỉ ra rằng, việc bố trí nguồn vốn và tài sản của Kinh Đô là chƣa thực sự hợp lý, dẫn đến nguồn vốn lƣu động thƣờng xuyên dùng để tài trợ cho tài sản lƣu động đang cao quá mức cần thiết, dẫn đến một sự lãng phí trong việc sử dụng vốn của công ty. Do đó, để hạn chế nhƣợc điểm trên, công ty cần cân đối lại nguồn vốn và tài sản bằng cách tăng cƣờng thêm tài sản dài hạn (thông qua việc đầu tƣ thêm tài sản cố định hữu hình, tăng đầu tƣ tài chính dài hạn,…), từ đó giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, công ty cần kết hợp với biện pháp tăng cƣờng thêm vay và nợ ngắn hạn trong giới hạn cho phép. 5.2.5. Có biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả kinh doanh Sản phẩm của Kinh Đô đƣợc đánh giá là có chất lƣợng tốt, đa dạng và phong phú về chủng loại mẫu mã đẹp, chƣơng trình quảng cáo hấp dẫn, khá phù hợp với thị hiếu của ngƣời tiêu dùng. Tuy nhiên giá thành các sản phẩm vẫn còn ở mức cao. Do đó nhiều ngƣời tiêu dùng vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận thƣờng xuyên với sản phẩm của công ty. Nhất là trong bối cảnh kinh tế đang có dấu hiệu chững lại hiện nay, ngƣời tiêu dùng có xu hƣớng cắt giảm chi tiêu. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ làm giảm lợi nhuận kinh doanh của công ty, dẫn đến giảm sút về tỷ suất lợi nhuận kinh doanh trên doanh thu thuần. Do đó, để đảm bảo hiệu quả kinh doanh 75 trong thời gian tới, công ty cần có những biện pháp cụ thể để hạ giá thành sản phẩm, tăng doanh số bán hàng, góp phần tăng lợi nhuận kinh doanh cho công ty. 5.2.6. Giải pháp khác: Tìm kiếm các sản phẩm phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng, góp phần tăng thị phần cho công ty trên thị trƣờng Với thực tế hiện nay, khi mà số lƣợng đối thủ cạnh tranh trong ngành bánh kẹo, thực phẩm đang không ngừng gia tăng, đặc biệt là sự xuất hiện của các đối thủ lớn từ nƣớc ngoài. Bên cạnh đó, thị hiếu và trình độ của ngƣời tiêu dùng đang có sự thay đổi lớn. Đồng thời, thị trƣờng bánh kẹo đang có xu hƣớng tăng trƣởng chậm lại. Vì vậy, để hiệu quả sử dụng vốn của công ty vẫn đảm bảo thông qua việc giữa vững tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sinh lời của vốn, thì công ty cần có những nghiên cứu thiết thực để đƣa ra đƣợc những sản phẩm đƣợc ngƣời tiêu dùng yêu thích, chẳng hạn nhƣ sản phẩm ít đƣờng nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng và mức độ dinh dƣỡng,... 5.3. KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 5.3.1. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 5.3.1.1. Đƣa viêc̣ tính toán, xây dƣṇ g hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn thành mô ̣t trong các phầ n không thể thiế u trong viêc̣ lâ ̣p kế hoa ̣ch tài chính Viê ̣c tiń h toán hiệu quả sử dụng vố n cầ n đƣơ ̣c tiế n hành song song với viê ̣c lâ ̣p các kế hoa ̣ch tài chính khác . Một hệ thống chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cụ thể sẽ làm cơ sở cho viê ̣c lâ ̣p kế hoa ̣ch huy đô ̣ng và sử dụng nguồ n vố n . Tƣ̀ đó giúp doanh nghiê ̣p có đƣợc định hƣớng sử dụng vốn sao cho tiế t kiê ̣m đƣơ ̣c chi phí sử dụng vốn, nâng cao hiê ̣u quả sản xuấ t – kinh doanh. 5.3.1.2. Công bố thông tin công khai, minh bạch và kịp thời Để tính toán một cách chính xác hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty, cần có các số liệu đầy đủ và chính xác về kết quả kinh doanh, về việc huy động, phân bổ và sử dụng vốn của công ty. Vì vậy, đòi hỏi công ty phải công bố thông tin một cách công khai, minh bạch và kịp thời, phục vụ cho công tác tính toán hiệu quả. 5.3.2. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC 76 5.3.2.1. Có các chính sách ƣu đãi đối với ngành kinh doanh thực phẩm, bánh kẹo Với thực tế hiện nay, ngành kinh doanh bánh kẹo, thực phẩm đang có xu hƣớng bị bão hòa, đồng thời, thêm sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh từ nƣớc ngoài. Để phát triển bền vững mà không bị đối thủ cạnh tranh chèn ép, đòi hỏi phải có sự ƣu đãi về cơ chế chính sách từ phía Nhà nƣớc. Chẳng hạn nhƣ chính sách ƣu đãi, miễn giảm thuế nhập khẩu đối với nguyên vật liệu nhập ngoại, giúp doanh nghiệp có cơ hội hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh về giá đối với sản phẩm của mình. Hoặc chính sách hỗ trợ tín dụng, cung cấp thêm nguồn vốn để doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tiếp cận công nghệ hiện đại, đổi mới mẫu mã và chất lƣợng sản phẩm,... 5.3.2.2. Hoàn thiện các văn bản quy định về việc công khai thôn g tin và kiể m soát các thông tin công bố trên thi trƣơ ̣ ̀ ng chƣ́ng khoán Quy đinh ̣ về viê ̣c công khai thông tin và kiể m soát các thông tin đƣơ ̣c công bố trên thi ̣trƣờng sẽ ta ̣o ra mô ̣t sân chơi công bằ ng cho các công ty niêm yế t và các nhà đầu tƣ . Lúc đó chứng khoán của các công ty sẽ đƣợc đánh giá đúng với giá trị của nó. Điề u này sẽ thu hút các công ty cổ phầ n tham gia niêm yế t , và là kênh đầu tƣ hấ p dẫn cho các nhà đầ u tƣ . Lúc đó lƣợng vốn chảy và o thi ̣trƣờng sẽ lớn hơn , đây là cơ hô ̣i tố t cho các công ty có thành tích và hiê ̣u quả kinh doanh tốt nhƣ Kinh Đô huy động đƣợc lƣợng vốn phù hợp phục vụ cho hoạt động kinh doanh lâu dài. 77 KẾT LUẬN Xây dựng và tính toán các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một trong những công việc quan trọng trong phân tích tài chính doanh nghiệp. Trên cả lý thuyết và thực tiễn đều chƣa có một công trình nào xây dựng một cách đầy đủ và toàn diện hệ thống chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Với đề tài nghiên cƣ́u “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong công ty cổ phần Kinh Đô” , tác giả một lần nữa đã khái quát lại những kiến thức lý thuyế t cơ bản về vốn kinh doanh và hiệu quả sử d ụng vốn kinh doanh của doanh nghiê ̣p. Áp dụng lý thuyết để phân tích , đánh giá thực trạng nguồn vố n, tình hình bố trí sử dụng vốn ta ̣i mô ̣t doanh nghiê ̣p điể n hình , cụ thể. Trong luâ ̣n văn đã sƣ̉ du ̣ng hệ thống các chỉ đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, thông qua các số liê ̣u thu thâ ̣p, sau quá trình tính toán, phân tích các bảng số liệu, tác giả đã đánh giá đƣơ ̣c nhƣ̃ng ƣu và nhƣơ ̣c điể m trong hiệu quả quản lý sử dụng vốn của công ty cổ phần Kinh Đô. Tƣ̀ viê ̣c đánh giá đó, tác giả đã tìm ra nguyên nhân khiến cho hiệu quả sử dụng vốn còn tồn tại những hạn chế , đồng thời đề xuấ t mô ̣t số giải pháp , kiến nghị nhằm giúp công ty có căn cứ để tính toán , phân bổ vốn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, sao cho có đƣợc mô ̣t cơ cấ u vố n hơ ̣p lý , góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng nhƣ hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung của công ty trong thời gian tới. Về cơ bản, luâ ̣n văn đã đáp ƣ́ng đƣơ ̣c mu ̣c đích nghiên cƣ́u đề ra và giải quyết tƣơng đối tốt các câu hỏi đặt ra, song với mô ̣t đề tài khó , với mô ̣t doanh nghiê ̣p điể n hiǹ h có cơ sở dƣ̃ liê ̣u chƣa đầ y đủ , thời gian nghiên cƣ́u ha ̣n chế nên các giải pháp đƣa ra mang còn tính chủ quan của tác giả , ít giải pháp mang tính đinh ̣ lƣơ ̣ng. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học , các nhà nghiên cứu, các thầy, cô giáo và các đồ ng nghiê ̣p để luâ ̣n văn đƣơ ̣c hoàn chỉnh hơn và có khả năng áp du ̣ng trong thƣ̣c tế cao hơn. 78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Công ty cổ phần Kinh Đô, 2012. Báo cáo tài chính hợp nhất 2. Công ty cổ phần Kinh Đô, 2013. Báo cáo tài chính hợp nhất 3. Công ty cổ phần Kinh Đô, 2014. Báo cáo tài chính hợp nhất 4. Nguyễn Thị Hằng, 2006. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng Ba Vì. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Cần Thơ. 5. Lê Mai Hoa, 2010. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Kim khí Bình An. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Cần Thơ. 6. Đàm Văn Huệ, 2012. Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (sách chuyên khảo). Hà Nội: NXB Đại học Kinh tế quốc dân. 7. Lƣu Thị Hƣơng, 2011. Giáo trình tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Đại học kinh tế quốc dân. 8. Nguyễn Minh Kiều, 2011. Giáo trình tài chính doanh nghiệp căn bản (Lý thuyết – bài tập và bài giải). Hà Nội: NXB Lao động xã hội. 9. Nguyễn Minh Kiều, 2011. Tài chính công ty hiện đại. Hà Nội: NXB Thống kê. 10. Nguyễn Mai Phƣơng, 2010. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty thương mại và sản xuất Ngọc Diệp. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Thƣơng mại Hà Nội. 11. Vũ Công Ty, Bùi Văn Vần, 2009. Giáo trình tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Tài Chính. 12. Bùi Văn Vần, Vũ Văn Ninh, 2013. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Tài chính. 13. Trần Hữu Vinh, 2008. “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong công ty cổ phần xây lắp số 1 – Vinaconex 1”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Đà Nẵng. 79 80 [...]... và chính xác, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hƣởng 2.2 HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 18 2.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 2.2.1.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp... quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thông qua sự tác động của các nhân tố ảnh hƣởng 1.1.3 Luận văn thạc sỹ Luận văn thạc sĩ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong công ty cổ phần xây lắp số 1 – Vinaconex 1” của tác giả Trần Hữu Vinh, Đại học Kinh tế Đà Nẵng, 2008 Luận văn đã dựa trên cơ sở lý luận về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, kết hợp với việc... lý sử dụng vốn trong doanh nghiệp Luận văn thạc sỹ Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Kim khí Bình An” của tác giả Lê Mai Hoa, trƣờng Đại học Cần Thơ, 2010 Đây đƣợc đánh giá là một luận văn có những đánh giá khá tốt về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong công ty cổ phần Tác giả sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá khá phù hợp nhƣ cơ cấu tài sản, nguồn vốn, tỷ suất tự tài trợ,... tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh càng cao, đồng thời cho thấy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cần đảm bảo các điều kiện sau: - Phải khai thác nguồn lực một cách triệt để, tránh ứ đọng vốn, giảm thiểu nguồn lực nhàn rỗi - Phải sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm - Phải quản lý vốn một cách chặt chẽ, không để sử dụng vốn sai mục đích, thất thoát 2.2.1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng. .. và sử dụng vốn kinh doanh Từ những vấn đề nêu trên, nhận thấy việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp là một tất yếu và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp trong cơ chế thị trƣờng cạnh tranh khốc liệt hiện nay 2.2.2 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 2.2.2.1 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh. .. quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp - Trình bày và phân tích thực trạng nguồn vốn và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần Kinh Đô tại thời điểm mới nhất (số liệu đƣợc cập nhật đến ngày 31/12/2014) - So sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Kinh Đô với các doanh nghiệp có quy mô tƣơng đƣơng trong cùng lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, bánh kẹo nhƣ Bibica... báo Trong các bài báo, tạp chí phát hành trong nƣớc cũng nhắc nhiều đến chủ đề Hiệu quả sử dụng vốn , tuy nhiên hầu nhƣ chỉ đề cập đến vấn đề Sử dụng vốn nhà nƣớc trong các doanh nghiệp” mà chƣa có bài viết nào thật sự tâm huyết đánh giá hoặc đƣa ra các giải pháp thiết thực về hiệu quả quản lý sử dụng vốn trong doanh nghiệp nói chung và trong công ty cổ phần nói riêng Trong bài báo Nâng cao hiệu quả. .. và hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lƣu động của công ty Ngọc Diệp, tuy nhiên, luận văn chƣa đƣa ra đƣợc những đánh giá chung về hiệu quả sử dụng vốn bình quân của công ty, thông qua việc tính toán các chỉ tiêu sinh lời cơ bản nhƣ tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh, tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu,… Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Hẳng, năm 2006, với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng. .. trạng sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây lắp số 1 – Vinaconex 1 để đƣa ra những giải 6 pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty Tuy nhiên, luận văn mới chỉ sử dụng đến các phƣơng pháp nghiên cứu thông thƣờng nhƣ phƣơng pháp so sánh truyền thống, phƣơng pháp phân tích các hệ số tài chính,… Điều đó chƣa đủ để đƣa ra đƣợc những dự báo thuyết phục về hiệu quả quản lý sử dụng vốn trong. .. bám sát với đặc thù hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng nhƣ của ngành và thực trạng của nền kinh tế hiện nay 8 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 2.1 LÝ LUẬN VỀ VỐN KINH DOANH 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của vốn kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm vốn kinh doanh Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải có các yếu tố cơ ... VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ 41 4.1 Giới thiệu công ty cổ phần Kinh Đô 41 4.2 Thực trạng vốn kinh doanh hiệu sử dụng vốn kinh doanh công ty cổ phần. .. SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 18 2.2.1 Khái niệm hiệu sử dụng vốn kinh doanh cần thiết phải nâng cao hiệu sử dụng vốn kinh doanh 2.2.1.1 Khái niệm hiệu sử dụng vốn kinh doanh Hiệu sử dụng vốn kinh doanh. .. thực trạng hiệu sử dụng vốn nhƣ đƣa giải pháp thuyết phục công ty cổ phần Kinh Đô Vì vậy, thực luận văn với đề tài “NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ” nhằm

Ngày đăng: 14/10/2015, 18:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan