Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo &PTNT chi nhánh Chợ Hôm
LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, nước ta đã gia nhập WTO, bước vào chặng đường mới của hội nhập và mở cửa, sự đầu tư của cả trong nước và nước ngoài là rất lớn. Cơ sở của việc đầu tư cho nền kinh tế là tính khả thi và nguồn lực để thực thi, trong đó NHTM là đơn vị quan trọng nhất cung cấp về vấn đề nguồn vốn. Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Nhiệm vụ chủ yếu là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cho vay và cung ứng dịch vụ Ngân hàng cho nền kinh tế. Đối với một NHTM thì vốn tự có chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, còn lại chủ yếu là vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác. Trong đó vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất. Do vậy huy động vốn là điều kiện đầu tiên, là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của mỗi Ngân hàng. Mặt khác, trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều tổ chức được huy động vốn đó là các NHTM, NHCP, Bưu điện, Kho bạc Nhà nước, Công ty Bảo hiểm…Một điều dễ thấy rằng, tốc độ vốn tăng lên trong nền kinh tế không thể bằng tốc độ tăng lên của các tổ chức huy động vốn. Do vậy, thu hút vốn là vấn đề cạnh tranh giữa các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Trong thực tiễn hoạt động của NHNNo & PTNT Việt Nam nói chung và NHNNo & PTNT chi nhánh Chợ Hôm nói riêng công tác huy động vốn đã được coi trọng đúng mức và đã đạt được kết quả nhất định. Song bên cạnh đó, còn bộc lộ một số tồn tại, do vậy cần phải được tiếp tục nghiên cứu về cả phương diện lý luận và thực tiễn để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng nhằm phục vụ tốt công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Với những lý do trên, em xin chọn đề tài: “ Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo &PTNT chi nhánh Chợ Hôm''. Nội dung chính của chuyên đề được trình bày trong 3 chương. Chương 1: những vấn đề cơ bản về công tác huy động vốn của Ngân hàng thưong mại. Chương 2: Thực trạng công tác huy động vốn tại ngân hàng NHNNo & PTNT chi nhánh Chợ Hôm. Chương 3: Giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT Chợ Hôm. 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI I. CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TRONG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI HOẠT ĐỘNG. 1.1. Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng Thương mại . 1.1.1 Khái niệm NHTM Hiện nay có quan niệm về NHTM khác nhau, nhưng nhìn chung họ đều xem NHTM là một tổ chức trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ với nội dung chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền này để cho vay, đầu tư và cung ứng dịch vụ tài chính cho nền kinh tế. NHTM hình thành và phát triển trong một quá trình lâu dài, qua nhiều hình thái kinh tế xã hội, nó ra đời trên cơ sở nền sản xuất lưu thông hàng hoá phát triển. Khái niệm Ngân hàng đã xuất hiện từ hơn 2000 năm, trước lúc đó mỗi Quốc gia, thậm chí mỗi địa phương sử dụng một loại tiền, điều đó gây trở ngại cho hoạt động trao đổi và lưu thông hàng hoá. Để giải quyết khắc phục trở ngại này, “khái niệm” NHTM ra đời với nghiệp vụ sơ khai là đổi loại tiền này sang loại tiền kia, sau đó là cất giữ và bảo quản tiền cho người gửi dưới dạng tiền đúc, người gửi tiền sẽ được cấp một giấy biên nhận để thuận tiện cho viêc lấy tiền ra. Sau đó người ta nhận thấy rằng có thể dùng các giấy biên nhận làm các phương tiện thanh toán tiện lợi hơn việc dùng tiền đúc, tiền nén. Người cất giữ nhận thấy số tiền nhàn rỗi mà họ đang bảo quản có thể cho vay để kiếm lời . Theo thời gian, sản xuất và lưu thông tiền tệ phát triển, dần hoàn thiện. Để thu hút tiền gửi trong xã hội “Ngân hàng sơ khai” ngoài việc trả lãi cho người gửi tiền họ còn làm trung gian thanh toán, chuyển tiền . Tất cả dần trở thành nghiệp vụ chuyên môn của họ dẫn đến sự cần thiết để ra đời Ngân hàng thực thụ. Từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XVIII, các Ngân hàng đóng vai trò vừa kinh doanh tiền tệ, vừa phát hành giấy bạc. Đến cuối thế kỷ XIX, Nhà nước can thiệp bằng cách hạn chế lượng các Ngân hàng phát hành tiền tệ vào lưu thông và có thể nói, giai đoạn này hệ thống Ngân hàng mới thực sự ra đời. Nó bao gồm Ngân hàng phát hành và các NHTM. 2 1.1.2. Những hoạt động cơ bản của NHTM 1.1.2.1 Hoạt động thanh toán cho nền kinh tế. Thứ nhất : Nhận tiền gửi Cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó các Ngân hàng đã tìm mọi cách để huy động nguồn vốn của mình. Một trong những nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi quan trọng của khách hàng – một quỹ sinh lời được gửi tại Ngân hàng trong khoảng thời gian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, đôi khi được hưởng mức lãi suất tương đối cao. Thứ hai: Chiết khấu thương phiếu và cho vay Thương mại. Ngay ở thời kỳ đầu, các Ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với các thương nhân địa phương, những người bán các khoản nợ (khoản phải thu) của các khách hàng cho Ngân hàng để lấy tiền mặt. Đó là bước chuyển tiếp từ chiết khấu thương phiếu sang cho vay trực tiếp đối với các khách hàng, giúp họ co vốn để mua hàng dự trữ hoặc xây dựng văn phòng và mua sắm thiết bị sản xuất. Thứ ba: Bảo quản vật có giá Ngay từ thời kỳ trung cổ, các Ngân hàng đã bắt đầu thực hiện việc lưu trữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảo quản. Một điều hấp dẫn là các giấy chứng nhận do Ngân hàng ký thác cho khách hàng (ghi nhận về các tài sản đang được lưu trữ) có thể được lưu hành như tiền- đó là hình thức đầu tiên của séc và thẻ tín dụng. Ngày nay nghiệp vụ bảo quản vật co giá cho khách hàng thường do phòng “Bảo quản” của Ngân hàng thực hiện. Thứ tư: Tài trợ các hoạt động của Chính phủ Trong thời kỳ trung cổ và những năm đầu cách mạng công nghiệp, huy động vốn để cho vay với khối lượng lớn của Ngân hàng được cấp giấy phép thành lập với điều kiện là họ phải mua trái phiếu Chính phủ theo một một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà Ngân hàng huy động được. Các Ngân hàng đã cam kết cho Chính phủ Mỹ vay trong thời kỳ chiến tranh. Ngân hàng Bank of North American được Quốc hội cho phép thành lập năm 1781, Ngân hàng này được thành lập để tài trợ cho cuộc đấu tranh xoá bỏ sự đô hộ của thời kỳ nội chiến, Quốc hội đã thành lập ra một Ngân hàng liên 3 bang mới, chấp nhận các Ngân hàng quốc gia ở mọi tiểu bang là các Ngân hàng nay phải lập quỹ phục vụ chiến tranh. Thứ năm: Cung cấp các tài khoản giao dịch. Cuộc cách mạng ở Châu Âu và Châu Mỹ đã đánh dấu sự ra đời những hoạt động và dịch vụ Ngân hàng mới. Một dịch vụ mới quan trọng nhất được phát triển trong thời kỳ này là tài khoản tiền gửi giao dịch – một tài khoản tiền gửi cho phép người gửi viết séc thanh toán cho việc mua hàng hoá và dịch vụ. Việc đưa ra loại tài khoản tiền gửi mới này được xem là một trong những bước đi quan trọng nhất trong công việc Ngân hàng bởi vì nó cải thiện đáng kể hiệu quả của quá trình thanh toán, làm cho các công việc kinh doanh trở lên dễ dàng hơn, nhanh chóng và an toàn hơn. Thứ sáu: Cung cấp dịch vụ uỷ thác Từ nhiều năm nay, các Ngân hàng đã thực hiện việc quản lý tài sản và quản lý hoạt động tài chính do cá nhân và doanh nghiệp thương mại theo đó, Ngân hàng sẽ thu phí trên cơ sở giá trị của tài sản hay quy mô vốn họ quản lý. Chức năng quản lý tài sản này được gọi la dịch vụ uỷ thác. Hầu hết các Ngân hàng đều cung cấp cả hai loại dịch vụ uỷ thác thông thường cho cá nhân, hộ gia đình và uỷ thác thương mại cho các doanh nghiệp. Thông qua phòng uỷ thác cá nhân, các khách hàng có thể tiết kiệm các khoản tiền để cho con đi học. Ngân hàng sẽ quản lý và đầu tư khoản tiền đó cho đến khi khách hàng cần. Thậm chí phổ biến hơn, các Ngân hàng đóng vai trò là người được uỷ thác trong di chúc, quản lý tài sản cho khách hàng đã qua đời bằng cách công bố tài sản, bảo quản các tài sản có giá trị, đầu tư có hiệu quả và đảm bảo cho người thừa kế hợp pháp việc nhận khoản thừa kế. Trong phòng Uỷ thác Thương mại, Ngân hàng quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và kế hoạch tiền lương cho các Công ty kinh doanh. Ngân hàng đóng vai trò như những người đại lý cho các Công ty, thu hồi các chứng khoán khi đến hạn bằng cách thanh toán toàn bộ cho những người nắm giữ chứng khoán. 1.1.2.2. Những dịch vụ Ngân hàng mới phát triển gần đây: Thứ nhất: Cho vay tiêu dùng Trong lịch sử, hầu hết các Ngân hàng không tích cực cho vay đối với cá nhân và hộ gia đình bởi vì họ tin rằng các khoản cho vay tiêu dùng nói 4 trên có quy mô rất nhỏ với rủi ro tương đối cao và do đó làm cho chúng trở nên có mức sinh lời thấp. Từ đầu thế kỷ XIX, các Ngân hàng bắt đầu dựa nhiều hơn vào tiền gửi của khách hàng để tài trợ cho những món vay Thương mại lớn. Và rồi sự cạnh tranh khốc liệt trong việc giành giật khách hàng trung thành tiềm năng. Cho tới những năm 1923 và 1930, nhiều Ngân hàng lớn đã thành lập những phòng tín dụng tiêu dùng lớn mạnh. Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, tín dụng tiêu dùng đã trở thành một trong những loại hình tín dụng có mức tăng trưởng nhanh nhất. Thứ hai: Tư vấn tài chính Các Ngân hàng từ lâu đã được khách hàng yêu cầu thực hiện tư vấn về tài chính, đặc biệt là về tiết kiệm và đầu tư. Ngân hàng ngày nay đã cung cấp nhiều dịch vụ tư vấn tài chính đa dạng, từ thuế và kế hoạch tài chính cho các khách hàng của họ. Thứ ba: Quản lý tiền mặt Qua nhiều năm, các Ngân hàng đã phát hiện ra rằng một số dịch vụ mà họ làm cho bản thân mình cũng có ích đối với khách hàng. Một trong những ví dụ nổi bật nhất là dịch vụ quản lý tiền mặt, trong đó Ngân hàng quản lý việc thu chi cho một Công ty kinh doanh và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán. Trong khi các Ngân hàng có khuynh hướng chuyên môn hoá vào dịch vụ quản lý tiền mặt cho các tổ chức, hiện nay có một xu hướng đang gia tăng việc cung cấp các dịch vụ tương tự cho người tiêu dùng. Sở dĩ khuynh hướng này đang lan rộng là do các Công ty môi giới chứng khoán, các tập đoàn tài chính khác cung cấp cho người tiêu dùng tài khoản môi giới với hàng loạt dịch vụ tài chính liên quan. Thứ tư: Dịch vụ cho thuê thiết bị Rất nhiều người tích cực cho khách hàng kinh doanh quyền lựa chọn mua các thiết bị máy móc cần thiết thông qua hợp đồng thuê mua thiết bị phải trả tiền thuê (mà cuối cùng đủ để trang trải chi phi mua thiết bị) đồng thời phải chịu chi phí sửa chữa và thuế. Thứ năm: Cho vay tài trợ dự án 5 Các Ngân hàng ngày nay trở lên năng động trong việc tài trợ cho chi phí xây dựng nhà máy mới đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao. Do rủi ro trong loại hình tín dụng này nói chung là cao lên chúng thường được thực hiện qua một Công ty đầu tư, là thành viên sở hữu Ngân hàng, cùng với sự tham gia của các thể chế đầu tư khác để chia sẻ rủi ro. Thứ sáu: Cung ứng các dịch vụ bảo hiểm. Từ nhiều năm nay, các Ngân hàng đã bán Bảo hiểm tín dụng cho khách hàng, điều đó đảm bảo cho viêc hoàn trả trong trường hợp khách hàng vay vốn bị chết hay bị tàn phế. Trong khi các quy định ở Mỹ cấm Ngân hàng Thương mại trực tiếp bán các dịch vụ bảo hiểm, nhiều Ngân hàng hy vọng có thể đưa ra các hợp đồng bảo hiểm cá nhân thông thường và hợp đồng bảo hiểm tổn thất tài sản như ô tô hay nhà cửa trong tương lai. Hiện nay, Ngân hàng thương mại bảo hiểm cho khách hàng thông qua các liên doanh hoặc các thoả thuận đại lý kinh doanh độc quyền theo đó mà một Công ty bảo hiểm đồng ý đặt tại hành lang của Ngân hàng và Ngân hàng sẽ nhận một phần thu nhập từ các dịch vụ đó. Thứ bảy: Cung cấp các kế hoạch hưu trí. Phòng uỷ thác của Ngân hàng rất năng động trong việc quản lý kế hoạch hưu trí mà hầu hết các doanh nghiệp lập cho người lao động, đầu tư vốn và phát lương hưu cho những người đã nghỉ hưu hoặc tàn phế. Ngân hàng cũng bán các kế hoạch tiền gửi hưu trí cho các cá nhân và giữ nguồn tiền gửi cho đến khi người sở hữu các kế hoạch này cần đến. Thứ tám: Cung cấp dịch vụ môi giới chứng khoán. Trên thị trường tài chính hiện nay, nhiều Ngân hàng đang phấn đấu để trở thành một “Bách hoá tài chính” thực sự, phải cung cấp đủ các dịch vụ tài chính cho phép khách hàng thoả mãn mọi nhu cầu tại một thời điểm. Đây là một trong những lý do chính khiến các Ngân hàng bắt đầu bán các dịch vụ môi giới chứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà không phải nhờ đến người khinh doanh chứng khoán. Trong một vài trường hợp họ mua lại một Công ty môi giới đang hoạt động hoặc thành lập các liên doanh với các Công ty môi giới. Thứ chín: Cung cấp dịch vụ quỹ tương hỗ và trợ cấp 6 Do Ngân hàng cung cấp các tài khoản tiền gửi truyền thống với lãi suất quá thấp, nhiều khách hàng đã hướng tới việc sử dụng cái gọi là sản phẩm đầu tư đặc biệt là các tài khoản của quỹ hỗ trợ và hợp đồng trợ cấp, những loại hình cung cấp triển vọng thu nhập cao hơn tài khoản tiền gửi nhưng kèm theo rủi ro lớn hơn. Hợp đồng trợ cấp bao gồm các kế hoạch tiết kiệm dài hạn cam kết thanh toán một khoản tiền mặt hàng năm cho khách hàng bắt đầu từ một ngày nhất định trong tương lai (chẳng hạn như ngày nghỉ hưu). Ngược lại quỹ tương hỗ bao gồm các chương trình đầu tư được quản lý một cách chuyên nghiệp nhằm vào việc mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán phù hợp với mục tiêu của quỹ (Ví dụ: Tối đa hoá thu nhập hay đạt được sự tăng giá trị vốn). Thứ mười: Cung cấp dịch vụ Ngân hàng đầu tư và Ngân hàng bán buôn. Ngân hàng ngày nay đang theo chân các tổ chức tài chính hàng đầu trong việc cung cấp dịch vụ Ngân hàng, đầu tư và dịch vụ Ngân hang bán buôn cho các tập đoàn lớn. Những dịch vụ này bao gồm xác định mục tiêu hợp nhất, tài trợ mua Công ty, mua bán chứng khoán cho khách hàng (ví dụ: Bảo lãnh phát hành chứng khoán) cung cấp công cụ Marketing chiến lược, các dịch vụ hạn chế rủi ro để bảo vệ khách hàng. Các Ngân hàng cũng dẫn sâu vào thị trường bảo đảm, hỗ trợ các khoản nợ do Chính phủ và Công ty phát hành để những khách hàng này có thể vay vốn với chi phí thấp nhất từ thị trường tự do hay từ các tổ chức cho vay khác. 1.2. Nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM Ngân hàng kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huyđộng, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Hoạt động vốn - hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng thương mại - đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Phần này tập trung nghiên cứu các loại nguồn tiền được truyền tải đến ngân hàng theo các kênh dẫn khác nhau. 1.2.1. Khái niệm về vốn Vốn của Ngân hàng Thương mại là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng Thương mại tạo lập hoặc huy động để cho vay đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. 1.2.2. Kết cấu vốn của Ngân hàng Thương mại 7 Tuỳ thuộc vào nguồn hình thành và yêu cầu quản lý, người ta chia vốn của Ngân hàng thành các loại vốn khác nhau. Về cơ bản, vốn của Ngân hàng gồm: -Vốn tự có -Vốn huy động -Vốn đi vay -Vốn khác 1.2.3.1. Vốn tự có. Để bắt đầu hoạt động ngân hàng( được pháp luật cho phép) chủ ngân hàng phải có một lượng vốn nhất định. Đây là loại vốn ngân hàng có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho ngân hàng. Nguồn hình thành và nghiệp vụ hình thành nên loại vốn này rất đa dạng tùy theo tính chất sở hữu, năng lực tài chính của chủ ngân hàng, yêu cầu và sự phát triển của thị trường. Nguồn vốn này bao gồm: - Nguồn vốn hình thành ban đầu Tùy theo tính chất của mỗi ngân hàng mà nguồn gốc hình thành vốn ban đầu khác nhau. Nếu là ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước, ngân sách Nhà nước cấp(vốn của Nhà nước). Nếu là ngân hàng cổ phần, các cổ đông đóng góp thông qua mua cổ phần hoặc cổ phiếu. Ngân hàng liên doanh góp; ngân hàng tư nhân là vốn thuộc sở hữu tư nhân. - Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động Trong quá trình hoạt động, ngân hàng gia tăng vốn của chủ theo nhiều phương thức khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể. Nguồn từ lợi nhuận: Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơn không, chủ ngân hàng có xu hướng gia tăng vốn của chủ bằng cách chuyển một phần thu nhập ròng thành vốn đầu tư. Tỷ lệ tích lũy tùy thuộc vào cân nhắc của chủ ngân hàng về tích lũy và tiêu dùng. Những ngân hàng lâu năm, thu nhập ròng lớn, nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận sẽ cao hơn vốn của chủ hình thành ban đầu. Nguồn vốn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm . để mở rộng quy mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ứng nhu cầu gia tăng vốn của chủ do ngân hàng nhà nước quy định . đặc 8 điểm của hình thức huy động này là không thường xuyên, xong giúp cho ngân hàng có được lượng vốn chủ sở hữu lớn vào lúc cần thiết. - Các quỹ Ngân hàng có nhiều quỹ. Mỗi quỹ có mục đích riêng. Trước tiên là quỹ dự phòng tổn thất. Quỹ này được trích lập hàng năm và được tích lũy lại nhằm bù đắp những tổn thất xảy ra. Quỹ bảo tồn vốn nhằm bù đắp hao mòn của vốn dưới tác động của lạm phát. Quỹ thặng dư là phần đánh giá lại tìa sản của ngân hàng và chênh lệch giữa thị giá và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới. Tùy theo quy định cụ thể của từng nước, các ngân hàng còn có thể có quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ giám đốc . Các quỹ của ngân hàng thuộc sở hữu của hủ ngân hàng. Nguồn hình thành các quỹ này là từ thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên một số quỹ ngân hàng không thể sử dụng lâu dài. - Nguồn vay nợ có thể chuyển đổi thành cổ phần. Các khoản vay trung và dài hạn của ngân hàng thương mại mà có khả năng chuyển đổi thành vốn cổ phần có thể được coi là một vộ phận của vốn sở hữu của ngân hàng( vốn bổ sung) do nguồn này có một số đặc diểm như sử dụng lâu dài, có thể đầu tư vào nhà cửa, đất đai và có thể không phải hoàn trả khi đến hạn. Từ những năm 1920 trở về trước các nhà kinh doanh Ngân hàng và các nhà quản lý Ngân hàng ít quan tâm đến quy mô vốn tự có của NHTM, nhưng thực tế trên thế giới, số lượng các Ngân hàng phá sản đạt con số kỷ lục đã dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng, trong những năm 1920 có khoảng 600 Ngân hàng bị phá sản, từ những năm 1930 – 1933 trung bình mỗi năm có khoảng 2000 Ngân hàng bị phá sản. Sự phá sản của các Ngân hàng do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân quan trọng là vốn tự có của NHTM là quá nhỏ và có sự suy giảm mạnh cụ thể ở Châu Âu và Châu Mỹ đầu thế kỷ XIX hệ số vốn tự có/ tổng tài sản ở mức trung bình là 50% đến cuối thế kỷ XIX giảm xuống còn 30% và tiếp tục giảm, trong thế kỷ XX chỉ còn dưới 10%. Sự suy giảm tỷ lệ vốn tự có của NHTM thực chất là sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế các nước đòi hỏi tăng khối lượng tín dụng trong khi tốc độ tăng vốn của các NHTM lại không tương xứng. Điều quan trọng hơn là các nhà quản trị Ngân hàng lại muốn duy trì lợi tức cổ phần cao cho các cổ đông, buộc họ phải giảm tỷ lệ vốn tự có/tổng 9 tài sản. Do vậy, các nhà quản lý Ngân hàng đã đưa ra quy chế tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản. Do vậy, các nhà quản lý Ngân hàng đã đưa ra quy chế quản lý vốn tự có thông qua các hệ số nhằm hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong hệ thống Ngân hàng và bảo vệ quyền lợi của khách hàng. Cụ thể: - Hệ số vốn tự có/tiền gửi: ở Mỹ tối thiểu là 1/10. - Hệ số vốn tự có/tổng tài sản có:10% - Hệ số vốn tự có/tài sản có rủi ro chuyển đổi: 8%. 1.2.3.2. Vốn huy động. Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà Ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và được dùng làm vốn để kinh doanh. Bản chất của vốn huy động là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau, Ngân hàng chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu và có trách nhiệm hoàn trả cả gốc lẫn lãi khị đến hạn (tiền gửi có kỳ hạn) hoặc khi khách hàng có nhu cầu rút vốn (tiền gửi không kỳ hạn). Vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của một NHTM. Nó đóng vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Vốn huy động bao gồm: • Huy động tiền gửi: + Tiền gửi khách hàng. + Tiền gửi tiết kiệm. • Huy động qua phát hành các công cụ nợ: + Phát hành kỳ phiếu. + Phát hành trái phiếu. + Phát hành chứng chỉ tiền gửi. 1.2.3.3. Vốn đi vay. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, đôi khi các Ngân hàng lâm vào tình trạng tạm thời thiếu vốn khả dụng. Có nghĩa là, khi đó Ngân hàng đã sử 10 [...]... 10/1995 tip tc bn giao 05 chi nhỏnh Ngõn hng No&PTNT Huyn thuc ngoi thnh H Ni v trc thuc Trung tõm iu hnh( Ngõn hng No&PTNT Vit Nam) Sau 02 ln bn giao 12 chi nhỏnh NHNo& PTNT Huyn v cỏc chi nhỏnh H Tõy, Vnh Phỳc, v Trung tõm iu hnh, quy mụ v phm vi hot ng ca chi nhỏnh NHNo& PTNT b thu hp li ng trc tỡnh hỡnh ú, Chi nhỏnh Ngõn hng No&PTNT H Ni ó ch ng m rng mng li kinh doanh, thnh lp cỏc chi nhỏnh mi, cỏc Phũng... NHNNo&PTNT chi nhánh Chợ Hôm) 1.2.4 Thu nhập _ chi phí lũy kế năm 2006 Thu nhập và chi phí lũy kế năm 2006 của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chợ Hôm đợc thể hiện qua bảng sau: Bảng 3: Thu nhập_ chi phí lũy kế năm 2006 (Đơn vị: triệu đồng) Tổng thu Tổng chi cha có lơng quỹ thu nhập 2006 95.302 89.774 + 5.528 + 1.992( Thng DV) Tng cng + 7.520 (Ngun s liu: phũng k toỏn NHNNo&PTNT... ngõn hng NNo&PTNT Ch Hụm Ngõn hng nụng nghip v phỏt trin nụng thụn H Ni c thnh lp theo quyt nh s 51/NH/Q ngy 27/6/1988 ca Tng Giỏm c ngõn hng nh nc Vit Nam ( nay l thng c ngõn hng nh nc Vit Nam) vi 12 chi nhỏnh Ngõn hng No&PTNT Huyn trc thuc Thỏng 9/1991 chi nhỏnh Ngõn hng No&PTNT H Ni bn giao 07 chi nhỏnh Ngõn hng No&PTNT Huyn v cỏc chi nhỏnh Ngõn hng No&PTNT H Tõy v chi nhỏnh Ngõn hng No&PTNT Vnh Phỳc... chi nhỏnh Ch Hụm) II THC TRNG CễNG TC HUY NG VN CA CHI NHNH NGN HNG No&PTNT CH HễM 2.1 Cỏc hỡnh thc huy ng vn ca chi nhỏnh ngõn hng Hỡnh thc huy ng vn cú l c coi l mt ch tiờu quan trng nht ỏnh giỏ hiu qu huy ng vn ca mt Ngõn hng, a dng, phong phỳ trong hỡnh thc huy ng chớnh l iu kin v l yu t quan trng u tiờn tỏc ng n cụng tỏc huy ng vn Hỡnh thc huy ng cng a dng thỡ hiu qu huy ng cng cao, ngun vn huy. .. cũn phi chu mt s chi phớ khỏc nh chi phớ tin lng cho cỏn b huy ng vn, chi phớ in n phỏt hnh, chi phớ c s vt cht, chi phớ giao dch, qung cỏo 18 Nu Ngõn hng gim chi phớ huy ng bng cỏch h lói sut thỡ vic huy ng vn s rt khú khn vỡ khụng canh tranh c vi cỏc Ngõn hng khỏc Do ú Ngõn hng cn phi gim thiu chi phớ khỏc 1.3.3.3 Mc a dng cỏc hỡnh thc huy ng S lng cỏc cụng c huy ng Tu theo c im kinh doanh m mi... 62.025 t, chim t trng 22.33% trong tng ngun vn Sau õy phõn tớch cỏc hỡnh thc huy ng vn cú chin lc thớch hp, nhm phỏt huy ti a kh nng huy ng vn ca cỏc doanh nghip thuc mi thnh phn kinh t cng nh ca dõn c trong xó hi 2.2.2 Tc tng trng ngun vn huy ng Qua bng trờn ta thy ngun vn huy ng ca chi nhỏnh NHNNo&PHTNT chi nhỏnh Ch Hụm liờn tc tng trng qua cỏc nm, nm sau cao hn nm trc Nm 2004: Tng ngun vn huy ng... lng huy ng vn Nhng ni dung ny lm sỏng t lý lun liờn quan n hot ng v ngun vn ca Ngõn hng, giỳp chỳng ta cú mt c s lý lun rừ rng i sõu phõn tớch thc trng ngun vn ca NHTM núi chung v ca chi nhỏnh NHNo & PTNT Ch Hụm núi riờng 24 CHNG II: THC TRNG CA CễNG TC HUY NGVN TI NGN HNG NO&PTNT CHI NHNH CH HễM I - KHI QUT CHI NHNH NHNNO&PTNT CH HễM 1.1 S ra i v b mỏy t chc hot ng kinh doanh 1.1.1 S ra i ca chi. .. mt mc chi phớ bỡnh quõn s a dng hoỏ trong lói sut cho phự hp vi mi hỡnh thc huy ng vn l cn thit S a dng hoỏ lói sut lm tng tớnh hiu qu ca chớnh sỏch lói sut m Ngõn hng a ra Nu a ra chớnh sỏch lói sut thi hn hỡnh thc phự hp, Ngõn hng s tit kim c chi phớ v hon thnh k hoch huy ng ngun vn Chi phớ khỏc Bờn cnh chi phớ chớnh l tr lói sut huy ng thỡ trong quỏ trỡn huy ng vn Ngõn hng cũn phi chu mt s chi phớ... hng Vỡ vy trong huy ng vn, mi Ngõn hng u c gng ỏp dng mi bin phỏp cú th nhm tỡm kim c nhng ngun vn cao chi phớ huy ng vn bỡnh quõn l nh nht v s dng s vn ú cho vay vi mt lói sut c chp nhn trờn th trng Chi phớ huy ng thng c ỏnh giỏ ch yu bi mc lói sut huy ng tng ngun, lói sut huy ng bỡnh quõn tớnh bng bỡnh quõn gia quyn ca lói sut cỏc ngun theo tng ngun, chờnh lch u vo v u ra Cỏc ngun huy ng ca Ngõn... trc thuc huy ng vn v ỏp ng nhu cu vay vn phỏt trin kinh t Tớnh n thỏng 12/ 2005 Chi nhỏnh Ngõn hng No&PTNT H Ni ó cú 12 chi nhỏnh: Cu Giy, Ch Hụm, Hng o, Hai B Trng, Hon Kim, Thanh Xuõn, Ba ỡnh, ng a, Ngha ụ, Trng Tin, Trn Duy Hng v khu vc tam trỡnh v 40 phũng giao dch trc thuc t trờn a bn cỏc qun Chi nhỏnh Ngõn hng No&PTNT Ch Hụm c thnh lp ngy 14/10/2003 l mt chi nhỏnh cp hai ca ngõn hng NNo&PTNT H . chọn đề tài: “ Giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh NHNo &PTNT chi nhánh Chợ Hôm& apos;'. Nội dung chính của chuyên đề được. Giải pháp nhằm tăng cường công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng NNo&PTNT Chợ Hôm. 1 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TÁC HUY