Nghiên cứu sự kiện tác động của thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến giá chứng khoán niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán hồ chí minh giai đoạn 2009 – 2013
Trang 1CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC EURÉKA
LẦN THỨ XVI NĂM 2014
TÊN CÔNG TRÌNH :
NGHIÊN CỨU SỰ KIỆN:TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG BÁO CHI TRẢ CỔ TỨC BẰNG TIỀN MẶT ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2009 – 2013
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: Kinh tế
CHUYÊN NGÀNH : Tài chính- ngân hàng- chứng khoán- kế toán- kiểm toán
Mã số công trình : ………
(Phần này do BTC cấp thành ghi)
Trang 2A MỤC LỤC
A MỤC LỤC 1
B HỆ THỐNG BẢNG BIỂU, CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
C PHẦN MỞ ĐẦU 5
D NỘI DUNG CHÍNH 9
Chương 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 9 1.1 Cơ sở lý thuyết 9
1.2 Nghiên cứu về cổ tức ở Việt Nam 14
Chương 2 SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM, SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP HỒ CHÍ MINHVÀ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC 15 2.1 Tổng quan thị trường vốn Việt Nam 15
2.2 Tổng quan về Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) 19 2.3 Chính sách chi trả cổ tức 23
Chương 3 GIẢ THIẾT 25
Chương 4 NGHIÊN CỨU SỰ KIỆN 27
4.1 Phương pháp nghiên cứu 27
4.2 Dữ liệu đầu vào 29
4.3 Kết quả nghiên cứu 31
Chương 5 PHÂN TÍCH HỒI QUY TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG BÁO CỔ TỨC TIỀN MẶT ĐẾN LỢI SUẤT CHỨNG KHOÁN 35
5.1 Phương pháp nghiên cứu 35
5.2 Dữ liệu trong mô hình hồi quy tuyến tính 36
5.3 Kết quả của mô hình hồi quy 38
5.4 Tổng hợp kết quả 41
Chương 6 KẾT LUẬN 43
E TÀI LIỆU THAM KHẢO 45
Trang 4A HỆ THỐNG BẢNG BIỂU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
HỆ THỐNG BẢNG BIỂU
YHình 2.1 Quy mô niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí
Minh tính đến thời điểm tháng 02/2014 19
Hình 2.2.Khối lượng giao dịch,giá trị thị trường, và giá trị vốn hóa thị trường của chỉ số VN Index trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013 21
Hình 2.3.Khối lượng giao dịch của VN Index giai đoạn 2000 – 2013 22
Hình 2.4 Biểu đồ giá VN Index giai đoạn 2000 – 2013 22
Bảng 4.1 Event window daily abnormal return 30
Bảng 4.2 Abnormal return 31
Bảng 4.3 Cummulative abnormal return 32
Bảng 5.1 Dividend per share after tax 36
Bảng 5.2 Dividend per share befote tax 37
Bảng 5.3.Kết quả mô hình hồi quy (1) 38
Bảng 5.4.Kết quả mô hình hồi quy (2) 39
Trang 5Earning annoucementMerton Miller và Franco ModiglianiHội đồng quản trị
Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
Trang 6C PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thị trường chứng khoán luôn biến động hàng ngày hàng giờ, là kênh sôi động nhất trong nền kinh tế, vốn rất nhạy cảm với các thông tin kinh tế, chính trị và các thông tin về nội bộ công ty Giá cổ phiếu trên thị trường chủ yếu bị tác động bởi yếu tố cung – cầu; vốn khó xác định được chính xác và chịu tác động bởi các tin đồn, thông tin chính thức và phi chính thức Trong khi đó, thông tin chia cổ tức của công
ty được xem như thông tin “nhạy cảm” đối với nhà đầu tư trên thị trường
Trên thế giới, các nghiên cứu về thông báo chia cổ tức và tác động của nó đến giá
cổ phiếu là chủ đề quen thuộc, tuy nhiên, ở Việt Nam, theo nhóm đã tìm hiểu, thì chưa có đề tài nào đề cập đến chủ đề này trong trường hợp của thị trường Việt Nam.Hiện nay, liên quan đến cổ tức đa phần là nghiên cứu tác động của chính sách chia
cổ tức đối với giá trị thị trường của doanh nghiệp Điển hình như công trình dự thi
“Nhà kinh tế trẻ - 2011” với tên đề tài là “Phân tích chính sách cổ tức và tác động của nó đến giá trị thị trường của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”; đề tài “Phân tích chính sách chi trả cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn HOSE 2005 – 2007”…Phần lớn các nghiên cứu chỉ phân tích chính sách cổ tức mà chưa chú ý đến các yếu tố khác có thể gây ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu như việc thông báo tiến hành chi trả cổ tức
Vì vậy, nhóm thực hiện đề tài “Nghiên cứu sự kiện: Tác động của thông báo chi trả cổ tức bằng tiền mặt đến giá chứng khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh giai đoạn 2009 – 2013” với mong muốn cung cấp thêm cơ sở
cho nhà đầu tư để xây dựng một chiến lược đầu tư cổ phiếu trong ngắn hạn bên cạnh các phương pháp phân phổ biến như phân tích kỹ thuật trong trường hợp các thông báo chia cổ tức được đưa ra ở thị trường Việt Nam nói chung
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu chính là nhận biết xu hướng biến động giá của cổ phiếu trên sàn HOSE trong ngắn hạn khi thông báo chia cổ tức
Trang 7được đưa ra, và tác động của thông tin này đến giá kéo dài trong bao lâu, với mục tiêu cuối cùng là cung cấp thông tin để các nhà đầu tư có chiến thuật mua bán hợp
lý trong ngắn hạn
3 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài tiến hành xem xét và đánh giá sự biến động của giá cổ phiếu trước, trong và sau khi thông báo chia cổ tức được đưa ra nhằm trả lời các câu hỏi sau:
- Thông báo chia cổ tức được đưa ra có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trên sàn hay không
- Nếu có, tác động của thông báo cổ tức đối với thị trường là tích cực hay tiêu cực
- Thời gian tác động của thông báo kéo dài trong bao lâu, và tác động mạnh nhất vào ngày nào
- Thị trường Việt Nam có hoạt động hiệu quả, nhạy cảm với loại thông báo này
- Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, các thông tin gây “nhiễu” khác có góp phần làm ảnh hưởng của thông báo cổ tức đến biến động giá trên thị trường tăng(giảm) hay không
4 Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: 1118 thông báo chia cổ tức của 185 cổ phiếu được niêm yết trên sở Giao dịch Hồ Chí Minh
Yếu tố được xem xét là các thông báo chia cổ tức bằng tiền mặt của công ty niêm yết và tác động của các thông báo này đến sự biến động của giá cổ phiếu
Phạm vi nghiên cứu: Lợi suất bất thường của các cổ phiếu này khi thông báo chia
cổ tức được đưa ra trong phạm vi 11 ngày (trước và sau ngày thông báo 5 ngày), 7 ngày (trước và sau ngày thông báo 3 ngày), 2 ngày (ngày thông báo và 1 ngày sau đó) ; số liệu lấy trong 5 năm : 2009, 2010, 2011, 2012, 2013
Để nghiên cứu đối tượng trên, nhóm khai thác dữ liệu về ngày thông chia cổ tức, cổ tức trước và sau thuế được nêu ra trong thông báo, ngày thông báo lợi nhuận, mức vốn hóa, giá cổ phiếu… từ nguồn số liệu của Thomson Reuters
Trang 85 Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện (“event study”), phương pháp phân tích hồi quy
- Sử dụng phần mềm Excel, Matlab, SPSS hỗ trợ trong việc chạy mô hình hồi quy
và thống kê sự kiện
6 Cấu trúc đề tài:
Chương 1 Cơ sở lý luận: Cung cấp thông tin tóm tắt về các lý thuyết làm cơ sở cho
nghiên cứu, đồng thời trình bày tổng quan những nghiên cứu ở Việt Nam về cổ tức và chính sách cổ tức đến giá cổ phiếu
1.1 Cơ sở lý luận: Phần này cung cấp các lý thuyết lớn về cổ tức mà các nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra bao gồm:
1.2 Nghiên cứu về cổ tức ở Việt Nam: các nghiên cứu về cổ tức, chính sách chia
cổ tức… tác động đến giá cổ phiếu ở Việt Nam đã được thực hiện
Chương 2 Sơ lược về thị trường vốn Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh và chính sách chi trả cổ tức: Giới thiệu chung về thịtrường vốn ở Việt Nam, chính sách chia cổ tức và tình hình hoạt độngcủa sàn HOSE trong giai đoạn 2009 - 2013
2.1 Tổng quan thị trường vốn Việt Nam
2.2 Tổng quan về Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
2.3 Chính sách chi trả cổ tức
Chương 3 Giả thiết: Thiết kế những giả thiết phù hợp để kiểm định, với mục đích
trả lời những câu hỏi nghiên cứu đã đưa ra ở trên Đề tài bao gồm 7 giả thiết chung cho 2 phương pháp nghiên cứu sự kiện và phân tích hồi quy như sau:
Chương 4 Phương pháp nghiên cứu sự kiện
4.1 Phương pháp nghiên cứu
4.2 Dữ liệu
4.3 Kết quả nghiên cứu
Chương 5 Phương pháp phân tích mô hình hồi quy
5.1 Phương pháp nghiên cứu
Trang 10D NỘI DUNG CHÍNH
Chương 1 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM 1.1 Cơ sở lý thuyết
1.1.1 Giả thuyết nội dung thông tin (The information content of dividend
hypothesis)
Giả thuyết nội dung thông tin cho rằng nhà đầu tư xem sự thay đổi của cổ tức là tín hiệu về dự báo thu nhập của ban quản lý công ty Khác với lý thuyết cổ tức độc lập với giá trị công ty (Lý thuyết trường phái trung dung được đề cập bên dưới) của Merton Miller và Franco Modigliani (M&M), giả thuyết nội dung thông tin dựa trêngiả định có sự tồn tại bất cân xứng trong thông tin giữa nhà quản lý và các nhà đầu
tư bên ngoài Trong đó, các nhà quản lý nắm nhiều thông tin hơn về tình hình hiện tại cũng như triển vọng trong tương lai của công ty so với các nhà đầu tư bên ngoài,
do vậy, các thông báo cổ tức – đến từ các nhà quản lý – chứa đựng những thông tin
về khả năng tăng trưởng cũng như lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp, vì thế, sẽ
có sự thay đổi về giá trị công ty thông qua giá cổ phiếu sau khi thông báo cổ tức được đưa ra
Giả thuyết nội dung thông tin được đề cập đầu tiên bởi Lintner (1956), ông cho rằng
cổ tức có xu hướng tăng khi nhà quản lý tin rằng lợi nhuận doanh nghiệp trong tương lai sẽ tăng Ban lãnh đạo công ty sẽ giữ cổ tức không đổi và chỉ tăng cổ tức khi lợi nhuận của doanh nghiệp chắc chắn sẽ tăng trong thời gian tới Giả thuyết này, sau đó đã được phát triển và mô hình hóa bởi nhiều nhà nghiên cứu điển hình
là Miller & Rock (1985) Các nghiên cứu này cũng dựa vào giả thuyết thông tin bất cân xứng trên thị trường vốn và các nhà quản trị “muốn”đưa thông tin đến thị trường Cổ tức chứa đựng nhiều thông tin về dòng tiền tương lai của doanh nghiệp Các thông báo cổ tức tác động tới thị trường cổ phiếu, khi tỉ lệ cổ tức tăng cho thấy lợi nhuận tương lai có khả năng tăng
Các nghiên cứu về giả thuyết nội dung thông tin (tín hiệu) xem xét theo hai hướng:
Trang 11- Mối quan hệ giữa cổ tức và lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp
- Khi có thông báo chia cổ tức, giá cổ phiếu biến động như thế nào
Một số nghiên cứu như củaPettit (1972) cho thấy có sự tương quan giữa sự thay đổi trong cổ tức và lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp; trong khi nghiên cứu của DeAngelo et al (1992) thì cho kết quả ngược lại
Các nghiên cứu củaPettit (1972), Lie (2005) cho thấy sự biến động cùng chiều giữa giá cổ phiếu và sự thay đổi cổ tức được thông báo.Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Bernartzi et al (1997) lại không tìm ra được nhiều bằng chứng cho thấy tương quan giữa sự thay đổi trong giá cổ phiếu và cổ tức thay đổi
1.1.2 Lý thuyết Sự độc lập của cổ tức (Dividend irrelavance Hypothesis)
Đại diện tiêu biểu cho trường phái này là M&M với công trình nghiên cứu đoạt giải Nobel 1961 – “Chính sách cổ tức và giá trị của doanh nghiệp” M&M lập luận rằng chính sách cổ tức không ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp mà giá trị doanh nghiệp là do các quyết định đầu tư ấn định bởi nó quyết định dòng thu nhập của công ty trong tương lai Các cổ đông không bị ảnh hưởng bởi quyết định sử dụng đểchia cổ tức hay tái đầu tư do đó họ không quan tâm đến cách phân phối thu nhập Mặt khác, nhà đầu tư có thể tạo cổ tức cho mình bằng cách bán đi các cổ phần Tuy nhiên, những lập luận của trường phái trung dung dựa trên giả định về một thị trường vốn hiệu quả và hoàn hảo như sau:
Thứ nhất, không có thuế Theo đó nhà đầu tư không bận tâm về việc họ sẽ nhận thu
nhập cổ tức hay lãi vốn
Thứ hai, không có chi phí giao dịch chứng khoán Điều này cho phép nhà đầu tư
nắm giữ cổ phiếu của các doanh nghiệp không chi trả hoặc chi trả ít cổ tức bán lại (mà không chịu phí tổn) số cổ phần mà họ muốn bán để chuyển lãi vốn thành thu nhập cổ tức
Thứ ba, không có chi phí phát hành Nếu doanh nghiệp không phải chi trả chi phí
cho việc phát hành chứng khoán mới thì họ có thể hưởng trọn vẹn phần vốn cổ phầncần thiết, bất kể họ giữ lại lợi nhuận hay chi trả cổ tức
Trang 12Thứ tư, chính sách đầu tư và tài trợ cố định Điều nàycó nghĩa là doanh nghiệp giữ
chính sách đầu tư và tài trợ nhất quán, khi doanh nghiệp thừa tiền thì chỉ có thể mualại cổ phần hoặc chia cổ tức Trường hợp thiếu tiền, doanh nghiệp không thể đi vay
mà phải phát hành thêm cổ phiếu để tài trợ cho các dự án
Bên cạnh đó còn có một số yếu tố như: không có tình trạng thông tin bất cân xứng, các nhà đầu tư là người chấp nhận giá và có thể vay cùng lãi suất như công ty Trên thực tế một số giả định của M&M là không tưởng, tuy nhiên lý thuyết trung dung của hai ông vẫn đóng vai trò quan trọng khi đưa ra các điều kiện để cổ tức không ảnh hưởng đến giá trị thị trường doanh nghiệp Đây là khởi đầu để các nghiên cứu về cấu trúc vốn hiện đại phát triển mạnh mẽ với những giả định thực tế hơn
1.1.3 Giả thuyết dòng tiền tự do (Free cash Flow hypothesis/Overinvestment
(overinvestment) sẽ có khả năng xảy ra vì các nhà quản lý đều muốn mở rộng quy
mô hoạt động của công ty mình Các dự án xấu, không tốt, có NPV (net present value) âm có thể bị lựa chọn làm tổn hại lợi ích của các những nhà đầu tư nắm giữ
cổ phiếu của công ty Vì thế, làm giảm dòng tiền tự do mà các nhà quản lý nắm
Trang 13trong tay, hay nói cách khác, tăng tỷ lệ chi trả cổ tức là phương pháp hiệu quả ngăn chặn hiện tượng đầu tư quá mức
Theo M&M, chính sách cổ tức của một công ty là độc lập với chính sách đầu tư củacông ty đó Ngược lại, giả thuyết dòng tiền tự do cho rằng chính sách cổ tức có mối liên hệ chặt chẽ với chính sách đầu tư của công ty vì, như đã nói ở trên, tăng tỷ lệ chi trả cổ tức sẽ ngăn chặn hiện tượng đầu tư quá mức, góp phần tăng giá trị nội tại của công ty.Tuy vậy, tỷ lệ chi trả cổ tức cũng cần phải được cân nhắc một cách thậntrọng, vì nếu tỷ lệ chi trả cổ tức quá cao sẽ làm tăng rủi ro của công ty cũng như khiên cho các nhà đầu tư phải trả thuế cao hơn khi nhận cổ tức Tóm lại, các nhà đầu tư phải đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc nhận cổ tức nhiều hơn
1.1.4 Giả thuyết Hiệu ứng khách hàng (Clientele Effects of Dividends
Hypothesis)
Giả thuyết hiệu ứng khách hàng cho rằng một số nhà đầu tư thích được trả thu nhập dưới dạng cổ tức, ngược lại, các nhà đầu tư khác lại thích thu nhập được công ty giữlại Điều dẫn đến sự khác biết này đó chính là sự khác nhau trong việc đánh thuế lênthu nhập từ vốn và thu nhập từ cổ tức
Ở nhiều nước trên thế giới, thu nhập từ vốn bị đánh thuế ít hơn thu nhập từ cổ tức
Vì vậy, theo các bài nghiên cứu của Miller và Modigliani (1961), Black và Schloles(1974) cho rằng đối với những nhà đầu tư có thu nhập từ vốn bị đánh thuế ít hơn thunhập từ cổ tức sẽ có khuynh hướng thích các doanh nghiệp giữ lại các khoản thu nhập này để tiếp tục tái đầu tư, nâng cao giá trị của công ty Vì thế, thông báo chia
cổ tức sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực lên nhóm khách hàng này vì họ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thuế nhiều hơn
Ngược lại, đối với nhóm khách hàng cá nhân nghỉ hưu, quỹ hưu trí, quỹ học bổng, thu nhập tiền mặt được ưa thích hơn, do đó mong muốn các công ty chi trả tỷ lệ cổ tức trong phần thu nhập của công ty Điều này được thể hiện trong bài nghiên cứu của Short et al (2002), họ đã tìm thấy mối liên hệ giữa những nhà đầu tư cá nhân và thông báo chi trả cổ tức của công ty Thông báo chi trả cổ tức tăng sẽ tạo ra ảnh
Trang 14hưởng tích cực, ngược lại thông báo chi trả cổ tức giảm sẽ tạo ảnh hưởng tiêu cực lên nhóm nhà đầu tư này
Tóm lại, các nhà đầu tư muốn có thu nhập hiện thời nên mua cổ phiếu của những công ty trả cổ tức cao, trong khi các nhà đầu tư không cần thu nhập hiện thời nên mua cổ phiếu của các công ty trả cổ tức thấp Hay nói cách khác, hiệu ứng nhóm khách hàng tồn tại, cho rằng, các công ty có những nhóm khách hàng khác nhau, và các nhóm khách hàng này có những sở thích khác nhau Do đó, việc thay đổi chính sách cổ tức có thể làm không hài lòng nhóm khách hàng hiện tại của công ty, ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu Công ty nên đưa ra chính sách cổ tức hợp lý, tránhlàm mất đi khách hàng của mình
1.2 Nghiên cứu về cổ tức ở Việt Nam
Tại Việt Nam các nghiên cứu về cổ tức đa phần xoay quanh các vấn đề về tác động của chính sách chia cổ tức đối với giá trị cổ phiếu trên thị trường hoặc phân tích ảnhhưởng của thuế thu nhập đối với chính sách cổ tức
Điển hình là công trình dự thi “Nhà kinh tế trẻ – 2011” với tên đề tài là “Phân tích chính sách cổ tức và tác động của nó đến giá trị thị trường của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.Với mong muốn đóng
góp một phần vào việc phân tích rõ hơn quyết định phân phối cổ tức, cũng như tầm quan trọng của nó đối với mục tiêu tối đa hóa tài sản của các cổ đông, công trình đãphân tích, đánh giá chính sách cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Từ đó, đề ra phương hướng để xây dựng chính sách
cổ tức phù hợp nhất cho các doanh nghiệp niêm yết Đề tài thứ hai mang tên
“Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam dưới tác động của thuế thu nhập”, mục tiêu là tìm hiểu tổng quan về chính
sách cổ tức của công ty cổ phần, các tranh luận về ảnh hưởng của chính sách cổ tức đến giá trị doanh nghiệp, các chính sách cổ tức trong thực tiễn của các công ty trên thế giới Bài nghiên cứu tiến hành phân tích chính sách cổ tức của các công ty cổ phần niêm yết ở Việt Nam hiện nay cũng như xem xét ảnh hưởng của chính sách thuế thu nhập hiện nay ở Việt Nam đến việc quyết định chính sách cổ tức của các
Trang 15công ty cổ phần niêm yết Bên cạnh đề ra giải pháp xây dựng phương hướng chi trả
cổ tức thì đề tài cũng góp phần đưa ra một số giải pháp hoàn thiện chính sách thuế thu nhập hiện nay Bên cạnh đó cũng có một số đề tài hướng đến một ngành sản
xuất cụ thể như công trình nghiên cứu “Hoàn thiện chính sách cổ tức của các Công ty thủy sản niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh”…
Trang 16Chương 2 SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG VỐN VIỆT NAM, SỞ GIAO
DỊCH CHỨNG KHOÁN TP HỒ CHÍ MINHVÀ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC
2.1 Tổng quan thị trường vốn Việt Nam
2.1.1 Tổng quan thị trường vốn
Một nền kinh tế bền vững đòi hỏi phải có một thị trường vốn phát triển, nhu cầu vốn được đáp ứng một cách đầy đủ, đồng vốn được sử dụng một cách hiệu quả Thị trường vốn Việt Nam từ sau khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) đã cónhững bước phát triển một cách vượt bậc, thu hút dòng vốn ngoại đổ vào “ồ ạt” Điều này giúp cho nền kinh tế nước nhà có cơ hội mở rộng về quy mô, đáp ứng nhucầu đầu tư của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Tuy nhiên, thị trường vốn Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại nhiều khuyết điểm, thể chế thị trường chưa hoàn thiện, quá trình giám sát, thanh tra từ các cơ quan quản lý chưa được thực hiện một cách chặt chẽ, sự yếu kém từ các thành viên tham gia thị trường,…
Các công cụ tài chính được giao dịch trên thị trường vốn Việt Nam:
- Cổ phiếu bao gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi
- Trái phiếu công ty
- Trái phiếu chính phủ
- Vay thế chấp
- …
Các trung gian tài chính trên thị trường vốn Việt Nam: Các trung gian tài chính
thực hiện chức năng dẫn vốn từ người thừa vốn đến người thiếu vốn Các trung giantài chính trên thị trường vốn Việt Nam có thể kể đến là các ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, công ty tài chính và các công ty chứng khoán
- Ngân hàng thương mại: tính đến ngày 30/06/2013, theo thống kê củaNgân hàng
Nhà Nước Việt Nam, hiện có tổng cộng có 6 ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng xã hội chính sách Việt Nam, Ngân hàng phát triển, 36 ngân hàng thương mại cổ phần, 6 ngân hàng liên doanh,5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài,
50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam đang hoạt động
Trang 17- Các công ty bảo hiểm: thị trường bảo hiểm trong những năm gần đây rất sôi
động, đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phong phú của khách hàng Số lượng các công ty bảo hiểm ngày càng tăng, một lượng nguồn vốn lớn đang được các công ty bảo hiểm quản lý phục vụ cho các nhu cầu đầu tư dài hạn, đem lại lợi nhuận cao
- Các công ty tài chính: khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển, hệ thống
ngân hàng sẽ không thể đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng gia tăng với những điềukiện chặt chẽ về hạn mức cho vay, kỳ hạn vay, dẫn đến sự ra đời của các công
ty tài chính Hiện tại, phần lớn các công ty tài chính trực thuộc các tập đoàn nhà nước như công ty tài chính xi măng, công ty tài chính điện lực,…
- Các công ty chứng khoán: thị trường chứng khoán Việt Nam đang trên một tốc
độ phát triển mạnh mẽ với số lượng công ty chứng khoán ngày càng nhiều, quy
mô mở rộng hơn so với các năm trước đây
Thực trạng thị trường vốn Việt Nam:
- Thị trường vốn tín dụng: Sau khi tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới
(WTO), thị trường vốn Việt Nam đã có những bứt phá mạnh mẽ, nguồn vốn đầu
tư tăng mạnh đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài Các chủ thể tham gia thị trường (các công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, ) đã có những bướcphát triển cải thiện về quy mô, năng lực tài chính để có thể hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những vấn đề kìm hãm
sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam Đó là những bất ổn về mặt chính sách của Ngân hàng nhà nước, lạm phát tăng cao, nền kinh tế vĩ mô chưa ổn định Hơn nữa, còn là những vấn đề nội tại trong bản thân doanh nghiệp, hệ thống ngân hàng Việt Nam: tình trạng sở hữu chéo, nợ xấu tăng cao, năng lực cạnh tranh cạnh tranh thấp, kinh doanh thua lỗ,…
- Thị trường chứng khoán: trong năm 2013, tuy tình hình kinh tế còn nhiều khó
khăn, nhưng nhờ vào môi trường vĩ mô ổn định đã có những ảnh hưởng tích cựcđến tâm lý nhà đầu tư Thị trường chứng khoán phục hồi, chỉ số VN-Index cũng như khối lượng giao dịch đều có xu hướng tăng Thị trường chứng khoán Việt
Trang 18Nam đang có tốc độ phát triển mạnh, thế nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho nhàđầu tư và tính thanh khoản còn thấp.
2.1.2 Thông tin bất cân xứng trên thị trường
Theo kinh tế học, thông tin bất cân xứng thông tin là một trong ba thất bại của thị trường (ngoại tác, hàng hóa công và bất cân xứng thông tin) Thông tin bất cân xứng là trạng thái bất cân bằng thông tin, khi có một bên có nhiều thông tin hơn bênkia, giữa các chủ thể giao dịch có mức độ nắm giữ thông tin không ngang nhau Cụ thể, trên thị trường chứng khoán, hiện tượng bất cân xứng xảy ra khi: doanh nghiệp,những người quản lý doanh nghiệp có nhiều thông tin hơn so với cộng đồng nhà đầu tư Chủ doanh nghiệp thường có xu hướng che giấu những thông tin bất lợi, chỉ công khai những điều có lợi cho công ty, hoặc cung cấp thông tin một cách không công bằng đối với nhà đầu tư khác nhau Điều này sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu tư không chính xác, gây cung cầu ảo, tạo ra các bong bóng gây nguy cơ tiềm ẩn sụp đổ thị trường Mặt khác, những người có nhiều thôngtin từ doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội kiếm được nhiều lợi nhuận từ sự biến động của thị trường chứng khoán Để giải quyết hiện tượng này, Bộ tài chính đã ban hành Thông tư 52/2012/TT-BTC hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán và áp dụng được từ năm 2012.Thông tư này đã phần nào hoàn thiện vẫn còn nhiều lỗ hổng: các giao dịch đầu cơ, giao dịch nội gián vẫn còn nhiều cách để thực hiện khi cổ đông nội bộ nhờ người khác đứng tên để thực hiện giao dịch Thị trường hiện nay cần phải có các giải pháp quyết liệt hơn nữa, cũng như tăng các hình thức xử phạt với việc giao dịch nội gián…
2.1.3 Tâm lý nhà đầu tư Việt Nam
Với đặc điểm sự bất cân xứng thông tin, thông tin nhà đầu tư nhận được thường không phải là thông tin chính thống, đã được kiểm định Do đó, khi có bất kỳ tin đồn nào trên thị trường, tâm lý nhà đầu tư sẽ dễ dàng bị tác động, dẫn đến thay đổi quyết định trong đầu tư Điều này sẽ dẫn đến khả năng nhà đầu tư trên thị trường bị lợi dụng, tạo nên những xu hướng cung cầu ảo, và thiệt hại cuối cùng do các nhà đầu tư nhỏ lẻ, thiếu thông tin gánh chịu
Trang 19Bên cạnh đó, kỳ vọng các nhà đầu tư Việt Nam thường không rõ rệt, thông thường chỉ đơn giản là thu được lợi nhuận cao Trong khi đó, nếu muốn đạt được mục tiêu lâu dài, các nhà đầu cần phải xác định mục tiêu, hiểu rõ một hoặc một số nhóm ngành nhất định, tương đối nhất quán, ổn định, tránh thường xuyên thay đổi gây phát sinh chi phí giao dịch, cũng như không hiểu rõ thị trường đang đầu tư.
Những điều này một phần là do kiến thức nhà đầu tư Việt Nam thường không nhiều Là một thị trường mở, hầu như bất kỳ ai cũng có thể tham gia thị trường, có những người tham gia hoàn toàn không có kiến thức cơ bản về kinh tế Khi đó, thành công của họ phụ thuộc vào những may rủi trên thị trường Phần lớn nhà đầu
tư chỉ quan tâm tới lợi nhuận, họ tin vào những thông tin bảo mật bị “rò rỉ” ra bên ngoài Do không có kiến thức, các nhà đầu tư này sẽ không thể trang bị cho mình bộlọc thông tin có phương hướng, có chủ đích và có phương pháp, từ đó không thể xác định được đâu là thông tin thật, đâu là thông tin nhiễu, ảnh hưởng lớn đến quyếtđịnh đầu tư cá nhân
Từ đây xuất hiện "hiệu ứng bầy đàn." Khi có quá nhiều thông tin nhiễu dẫn đến sai lầm trong quyết định, nhiều nhà đầu tư sẽ xuất hiện tâm lý bầy đàn Một số bài nghiên cứu cho thấy tại Việt Nam có hiệu ứng bầy đàn cao Hiệu ứng này đặc biệt mạnh khi giá thị trường tăng trong một khoảng thời gian liên tiếp khá dài Điều này cho các chiến lược đầu tư gần như không có sự khác biệt, tính thanh khoản giảm dần, dẫn đến sự thất bại của thị trường
Và cũng vì những lý do trên, các nhà đầu tư trên thị trường Việt Nam thường chỉ tập trung vào những cổ phiếu có giá trị cao, chia cổ tức đều đặn và giá trị cổ tức lớn
Họ thường không quan tâm đến việc quản trị và phân tán rủi ro của rổ tài sản Và khi đã “bỏ tất cả trứng vào trong một rổ”, nếu có một tác động không tốt lên thị trường, hiệu ứng dây chuyền có thể xảy ra kéo theo sự sụp đổ cả thị trường
Trang 202.2 Tổng quan về Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE)
2.2.1 Giới thiệu sơ lược về Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh
Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) thành lập từ năm 1998, đến giữa năm 2000, phiên giao dịch đầu tiên với 2 mã cổ phiếu niêm yết đã chính thức được tổ chức tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM, đánh dấu một bước ngoặt lịch sử của Thị trường chứng khoán Việt Nam
Sau 14 năm hoạt động, đến thời điểm tháng 02/2014 đã có 342 chứng khoán niêm yết trên toàn thị trường và 91 công ty chứng khoán thành viên[10].Theo số liệu thống kê của HSX, quy mô niêm yết cổ phiếu trên HOSE có sự gia tăng đột biến trong giai đoạn 2006 – 2009, đây cũng chính là giai đoạn phát triển bùng nổcủa thị trường chứng khoán Việt Nam Sau giai đoạn này, sựgia tăng số công ty niêm yết trên sàn chậm lại rõ rệt
Hình 2.1 Quy mô niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh tính đến thời điểm tháng 02/2014
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014050
Trang 21quy định về chuẩn niêm yết cổ phiếu trên HOSE nêu rõ điều kiện niêm yết cổ phiếu bao gồm: [9]
a) Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ
120 tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
b) Có ít nhất 02 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần tính đến thời điểm đăng ký niêm yết (ngoại trừ doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa gắn với niêm yết); tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất tối thiểu là 5% và hoạt động kinh doanh của hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi; không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01năm; không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết; tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính;
c) Công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan;
d) Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất ba trăm (300) cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ, trừ trường hợp doanh nghiệpnhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
e) Cổ đông là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty; cổ đông lớn là người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;
f) Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định
Trang 222.2.3 Thống kê giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Hình 2.2.Khối lượng giao dịch,giá trị thị trường, và giá trị vốn hóa thị trường của chỉ số VN Index trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2013
Năm Khối lượng giao dịch Giá thị trường Giá trị vốn hóa
Trang 23Hình 2.3.Khối lượng giao dịch của VN Index giai đoạn 2000 – 2013
(Đơn vị: triệu cổ phiếu)
Khối lượng giao dịch Giá trị vốn hóa
Giai đoạn 2000 – 2005: Đây làgiai đoạn đầu tiên hình thành thị trường chứng
khoán Việt Nam Tại khung thời gian đó, quá trình hình thành, cổ phấn hóa của các doanh nghiệp Việt Nam còn chậm, tác động cung – cầu trên thị trường chưa