Mục tiêu chính của phương pháp nghiên cứu sự kiện là để xác định tác động của thông báo chia cổ tức lên giá cổ phiếu trong các khung thời gian xác định, cụ thể, trước và sau ngày thông báo 5 ngày, trước và sau ngày thông báo 3 ngày, sau ngày thông báo 1 ngày.
Bảng 4.2. Abnormal return
Bảng 4.2. thể hiện sự thay đổi bất thường của giá cổ phiếu trước và sau thông báo chia cổ tức bằng tiền mặt (abnormal return) của từng ngày cụ thể trong khoảng thời gian trước và sau 5 ngày. Các sự kiện được tập trung thành 1 mẫu chung, sau đó được chia ra thành 2 mẫu là thông báo cổ tức tăng và thông báo cổ tức giảm.
Đơn vị: %, đối với cột t–stat, độ tin cậy được sử dụng là 95%
Day All Increase Decrease
AR% t–stat AR% t–stat AR% t–stat
-5 0.085 1.156 – 0.046 -0.415 0.095 0.721 -4 0.066 0.913 0.140 1.265 – 0.089 – 0.698 -3 0.225 3.031 0.195 1.794 0.068 0.490 -2 0.109 1.466 0.146 1.297 0.169 1.252 -2 0.008 0.104 0.063 0.572 – 0.211 – 1.619 0 0.294 3.732 0.268 2.209 0.480 3.396 1 0.495 6.073 0.612 5.122 0.521 3.336 2 0.217 2.792 0.263 2.216 0.265 1.870 3 0.257 3.404 0.240 2.116 0.201 1.481 4 0.062 0.829 – 0.052 -0.469 0.079 0.582 5 0.004 0.054 0.074 0.711 – 0.097 – 0.667
(Nguồn số liệu: Được nhóm nghiên cứu tính toán)
Dựa vào bảng trên, có sự thay đổi của giá cổ phiếu trước ngày thông báo chia cổ tức là không quá lớn. Trước 5 ngày, sự dao động trong giá cổ phiếu là rất nhỏ, khi có thông báo và các ngày sau đó thì sự dao động giá trở nên rõ rệt hơn. AR tăng mạnh ngay trong ngày thông báo, ví dụ, đối với nhóm tất cả thông báo, AR tăng từ
0.008% vào ngày -1 lên đến 0.294% vào ngày có thông báo (ngày 0) đối với nhóm tăng và nhóm giảm, sự biến động cũng tương tự; đối với nhóm tăng.
Sự thay đổi trong giá cổ phiếu có thể nhận thấy rõ nhất là sau 1 ngày kể từ ngày thông báo (AR đối với nhóm tất cả thông báo là 0.495%, nhóm thông báo tăng là 0.612%, thông báo giảm là 0.521%). Trong ngày này, t–stat cũng đạt giá trị lớn nhất.
Sau 3 ngày thông báo, giá cổ phiếu tăng ít hơn (AR lần lượt đối với nhóm tất cả thông báo, nhóm thông báo cồ tức tăng nhóm và thông báo cổ tức giảm là 0.257%, 0.240%, 0.201%), tác động của thông báo cổ tức lên giá cổ phiếu trở nên giảm dần sau 2 ngày kế tiếp.
Giá trị t–stat của 3 nhóm thông báo, với độ tin cậy của số liệu là 95% (t0.05 = 1.96), dựa theo kết quả trên, từ ngày 0 đến ngày 3, tác động của thông báo chia cổ tức đến AR là mạnh nhất trong trong những ngày này, tuy nhiên đối với nhóm thông báo giảm, hiệu quả này yếu dần từ ngày 3 (t–stat = 1.481)
Hệ số CAR (Cummulative Abnormal Return) được kiểm tra như 1 mẫu chung và chia ra thành 2 mẫu phụ là thông báo cổ tức tăng (cash dividend increase) và thông báo cổ tức giảm (cash dividend decrease) như được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 4.3. Cummulative abnormal return
Bảng 4.3 tóm tắt kết quả của phương pháp nghiên cứu sự kiện. Tất cả 3 mẫu đều được kiểm tra trong 3 khung thời gian xác định (event window) trình bày trong cột đầu tiên của bảng (trước và sau 5 ngày thông báo, sau ngày thông báo 1 ngày, trước và sau 3 ngày thông báo). Đối với cột t–statistic, độ tin cậy được sử dụng là 95%.
Event window s
All Increase Decrease
CAR t–stat CAR t–stat CAR t–stat
[-5,5] 1.821 3.876 1.902 3.279 1.480 2.046
[0,1] 0.789 5.566 0.879 3.617 1.001 34.115
[-3,3] 1.604 4.300 1.787 4.213 1.492 2.447
(Nguồn số liệu: Được nhóm nghiên cứu tính toán)
Các giả thiết được đề cập trong phần trước: không có sự thay đổi bất thường trong giá cổ phiếu (CAR = 0) trước và sau ngày thông báo chia cổ tức 5 ngày, trước và
sau ngày thông báo 3 ngày, sau ngày thông báo 1 ngày (giả thiết 1, 2, 3); CAR = 0 khi có thông báo cổ tức tăng hoặc giảm (giả thiết 3, 4). Độ tin cậy được sử dụng trong bài là 95% (t = 1.96), điều này có nghĩa là giả thiết sẽ được chấp nhận khi t– stat của hệ số CAR được tính nhỏ hơn t = 1.96, ngược lại thì giả thiết sẽ bị bác bỏ. Dựa vào kết quả bảng 6.2, đối với nhóm tất cả thông báo, t–stat được tính của các hệ số CAR trong từng khung thời gian (event window) xác định [-5,5], [0,1],[-3,3] lần lượt là 3.876, 5.566, 4.300. So sánh với t = 1.96 (độ tin cậy 95%), t–stat của từng khung thời gian đều lớn hơn, nghĩa là giả thiết 1, 2, 3 đều bị bác bỏ. Điều này chứng minh rằng thông báo chia cổ tức bằng tiền mặt có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu trong các khung thời gian trước và sau 5 ngày, trước và sau 3 ngày, sau 1 ngày thông báo. Tuy nhiên, CAR của nhóm này vẫn thấp hơn một chút so với nhóm thông báo tăng, CAR của nhóm tất cả thông báo lần lượt là 1.821, 0.789, 1.604. Đối với thông báo chia cổ tức tăng, nghĩa là cổ tức trên mỗi cổ phiếu (dividend per share) hiện tại lớn hơn cổ tức trên mỗi cổ phiếu của năm trước, t–stat của hệ số CAR được tính ra trong 3 khung thời gian xác định lần lượt là 3.279, 3.617, 4.213. So sánh với t = 1.96, cả 3 t–stat của 3 khung thời gian đều lớn hơn, giả thiết 4 bị bác bỏ. Vậy thông báo chia cổ tức tăng cũng có sự ảnh hưởng đối với giá cổ phiếu trong khung thời gian trước và sau 5 ngày, trước và sau 3 ngày, sau 1 ngày thông báo. Đối với thông báo chia cổ tức giảm, nghĩa là cổ tức trên mỗi cổ phiếu hiện tại nhỏ hơn cổ tức trên mỗi cổ phiếu của năm trước, t–stat của hệ số CAR lần lượt là 2.046, 34.115, 2.447. So sánh với t = 1.96, giả thiết 5 cũng bị bác bỏ, điều này có nghĩa là giá cổ phiếu cũng bị ảnh hưởng bởi thông báo chia cổ tức giảm trong 3 khung thời gian [-5,5], [-3,3], [0,1]. Thông báo chia cổ tức giảm không làm cho giá cổ phiếu tăng nhiều như đối với thông báo chia cổ tức tăng (hệ số CAR lần lượt là 1.480, 1.001, 1.492). Giả thiết 6, 7 sẽ được kiểm chứng thông qua mô hình hồi quy. Thông qua phương pháp nghiên cứu sự kiện, rút ra kết luận: có tồn tại mối quan hệ tích cực giữa thông báo chia cổ tức bằng tiền mặt và CAR của cố phiếu. Thông báo chia cổ tức bằng tiền mặt, dù là thông báo cổ tức tăng hay giảm, đều làm CAR tăng
trong cả 3 khung thời gian đang tiến hành xem xét, trong đó, mối quan hệ mạnh nhất xảy ra vào khung thời gian [0,1] và [-3,3]. Đồng thời, thông qua đánh giá chỉ số AR và t-stat của nó, kết luận được rằng, cố phiếu có xu hướng tăng giá trong 4 ngày kể từ ngày thông báo, và tăng mạnh nhất vào ngày 0 và ngày 1 trong khung thời gian, phản ứng này giảm dần cho đến hết ngày 3, đến ngày 5, giá cổ phiếu có xu hướng ổn định lại. Những kết luận trên cho thấy được sự nhạy cảm của thị trường chứng khoán Việt Nam đối với thông báo chia cổ tức bằng tiền mặt, và phản ứng của thị trường đối với loại thông báo này là tích cực.
Chương 5. PHÂN TÍCH HỒI QUY TÁC ĐỘNG CỦA THÔNG BÁO CỔ TỨC TIỀN MẶT ĐẾN LỢI SUẤT CHỨNG KHOÁN