Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 96 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
96
Dung lượng
1,54 MB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
HOÀNG THỊ KIM NGÂN
PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẨN
NGOẠI THƢƠNG HẢI DƢƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
Hà Nội – 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------
HOÀNG THỊ KIM NGÂN
PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẨN
NGOẠI THƢƠNG HẢI DƢƠNG
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ MINH CƢƠNG
XÁC NHẬN CỦA GVHD
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
Hà Nội – 2015
CAM KẾT
Tôi xin cam đoan Luận văn này là do chính tôi nghiên cứu và thực
hiện. Các thông tin và số liệu sử dụng trong Luận văn đƣợc trích dẫn đủ
nguồn tài liệu, kết quả phân tích trong Luận văn là trung thực. Luận văn
không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày 29 tháng 05 năm 2015
Tác giả
Hoàng Thị Kim Ngân
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn thạc sĩ này, tác giả xin đƣợc bày tỏ lòng biết
ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS,TS. Đỗ Minh Cƣơng – Ngƣời thầy đã
luôn tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tác giả
hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Quý thầy cô đã giảng dạy trong quá trình
học thạc sĩ, Quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ đề cƣơng, Quý thầy cô Khoa
Quản trị kinh doanh và Khoa Sau đại học, Quý thầy cô trong Hội đồng chấm
luận văn đã truyền đạt các kiến thức bổ ích, đồng thời có những góp ý quý
báu về những thiếu sót, hạn chế của Luận văn, giúp tác giả nhận ra những vấn
đề cần khắc phục để Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các cán bộ, nhân viên Ngân hàng TMCP
Ngoại thƣơng Việt Nam đã cung cấp các thông tin giá trị, đóng góp một phần
quan trọng để tác giả hoàn thành Luận văn.
Xin đƣợc trân trọng cảm ơn những ngƣời thân trong gia đình, bạn bè đã
tạo mọi điều kiện tốt nhất để tác giả có thể chuyên tâm vào việc nghiên cứu
nội dung của Luận văn.
Tác giả
Hoàng Thị Kim Ngân
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt..................................................................................... i
Danh mục các bảng ........................................................................................... ii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ
DOANH NGHIỆP VÀ VĂN HÓA CỦA VIETCOMBANK .......................... 8
1.1. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp ...................................................... 8
1.1.1. Khái niệm, cấu trúc của văn hóa doanh nghiê ̣p .............................. 8
1.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của văn hóa doanh nghiê ̣p................................. 14
1.1.3 Sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp ......................... 16
1.1.4 Ảnh hƣởng của văn hóa doanh nghiệp đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. ..................................................................................... 18
1.2.Văn hóa doanh nghiệp trong một số ngân hàng thƣơng mại ở nƣớc ta. 19
1.2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc xây dựng và phát triển VHDN
trong NHTM ............................................................................................. 20
1.2.2. Tình hình xây dựng và thực hiện VHDN trong một số ngân hàng
thƣơng mại của nƣớc ta hiện nay ............................................................. 24
1.3. Nguồn gốc và nội dung của hệ thống Văn hóa Vietcombank .............. 25
1.3.1 Nguồn gốc lịch sử phát triển hệ thống Vietcombank...................... 25
1.3.2 Văn hóa Vietcombank ..................................................................... 28
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI CHI NHÁNH
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG HẢI DƢƠNG 49
2.1. Khái quát về Chi nhánh NH TMCP Ngoại thƣơng Hải Dƣơng ........... 49
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triể n.................................................. 49
2.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực tại Vietcombank Hải Dƣơng. ............... 50
2.2.Việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Vietcombank Hải Dƣơng ..... 52
2.2.1. Quá trình xây dựng và áp dụng Văn hóa Vietcombank tại Chi
nhánh Hải Dƣơng. .................................................................................... 52
2.2.2 Các điểm nối bật của Văn hóa doanh nghiệp tại VCB Hải
Dƣơng……………………………………………………………………60
2.2.3. Đánh giá kết quả xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại
Vietcombank Hải Dƣơng. ........................................................................ 61
2.2.4. Nhƣ̃ng nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. ........................... 69
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI
CHI NHÁNH NH TMCP NGOẠI THƢƠNG HẢI DƢƠNG........................ 74
3.1. Hoàn thiện thể chế quản trị và xây dựng VHDN của Vietcombank.... 74
3.2.Tổ chƣ́c bô ̣ phâ ̣n tham mƣu và kiể m soát quá trin
̀ h xây dƣ̣ng , phát triển
của VHDN ta ̣i Chi nhánh............................................................................. 75
3.3. Ngƣời lãnh đạo phải là tấm gƣơng cho toàn Chi nhánh ....................... 76
3.4. Bồi dƣỡng và nâng cao nhận thức về VHDN cho cán bộ .................... 77
3.5. Có chính sách khách hàng hợp lý theo định hƣớng của VHDN .......... 78
3.6. Xây dựng đạo đức kinh doanh và tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp. ........................................................................................ 79
3.7. Xây dƣ̣ng VHDN phải có chiế n lƣơ ̣c và thời gian ............................... 79
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 85
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
Từ viết tắt
ACB
Agribank
Nguyên nghĩa
Ngân hàng TMCP Á châu
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam
3
BIDV
4
LienVietPostbank Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt
5
NHTM
ngân hàng thƣơng mại
6
VHDN
Văn hóa doanh nghiệp
7
8
Vietcombank
Vietinbank
Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng
Việt Nam
Ngân hàng TMCP công thƣơng Việt Nam
i
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp cơ cấu lao động qua các năm .......................................................... 50
Bảng 2.2: Bảng tổng kết hoạt động kinh doanh ................................................................ 62
Bảng 2.3: Số liệu về sự nhận thức của cán bộ về biểu hiện của VHDN ............................ 70
ii
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam đang phải thực hiện mở cửa các
hoạt động kinh tế để thúc đẩy phát triển đất nƣớc. Cùng với đó, là các cam kết
mở cửa trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng nên trong thập kỷ qua có sự gia
tăng đáng kể về số lƣợng các tổ chức tài chính ở Việt Nam, nhiều tổ chức đã có
sự phát triển nhanh chóng; Do đó sức ép cạnh tranh ngày càng tăng lên, để tối
đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại, ngoài các
yếu tố về vốn, công nghệ, nguồn nhân lực, … thì Văn hóa doanh nghiệp
(VHDN) có vai trò đặc biệt quan trọng để mỗi ngân hàng hoàn chỉnh, nâng cao
thƣơng hiệu của mình trong điều kiện cạnh tranh ngày nay. VHDN sẽ tạo nên
những nét riêng, sức hấp dẫn cho doanh nghiệp, góp phần lớn định hình tính
cách, phong thái của những con ngƣời trong doanh nghiệp, nó sẽ ảnh hƣởng
trực tiếp tới sự phát triển bền vững hay suy thoái của doanh nghiệp.
Có thể nói , chƣa bao giờ các ngân hàng lại chăm lo , xây dựng hình ảnh
cho mình đến vậy . Thuật ngữ "văn hóa doanh nghiê ̣p " đƣợc nhắc đến nhiều,
đƣợc đề cập, vận dụng ở các ngân hàng. Tầm quan trọng của nó đƣợc tất cả
thừa nhận, tuy nhiên việc xây dựng và thực hiện sao cho có hiệu quả lại là một
vấn đề không đơn giản.
Vietcombank – nơi hàng ngày tôi đƣợc làm việc và học hỏi từ các thế hệ
đi trƣớc, có thể tự hào là một doanh nghiệp giàu tính văn hóa. Với bề dầy lịch sử
hơn nửa thế kỷ hình thành và phát triển, những thế hệ đi trƣớc đã tạo dựng nên
một Vietcombank lớn mạnh, thành công và vững bƣớc với vị trí “Ngân hàng số
1 Việt Nam”; Truyền thống lịch sử, văn hóa và thƣơng hiệu đã không ngừng hun
đúc, phát huy mạnh mẽ tạo lên một tính cách, một văn hóa Vietcombank với
những đặc trƣng riêng rất quý báu. Điều đó cũng phần nào đƣợc thể hiện ở
Vietcombank Hải Dƣơng. Với sự xuất hiện muộn trên địa bàn Hải Dƣơng, mà
1
điểm xuất phát không dựa trên cơ sở nào cũ nên Vietcombank Hải Dƣơng đã gặp
không ít khó khăn trong hoạt động, xây dựng thƣơng hiệu của mình tại địa bàn.
Do vậy, việc nghiên cứu và đánh giá tình hình thông qua đó kết hợp giữa lý luận
và thực tiễn để để xuất các mô hình, hƣớng đi phù hợp nhằm phát triển văn hóa
Vietcombank, tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh, tạo dựng hình ảnh và nâng cao vị thế
của Vietcombank hơn nữa trên địa bàn tỉnh là vô cùng cần thiết trong giai đoạn
cạnh tranh hết sức khốc liệt hiện nay.
Từ những phân tích trên cho thấy, việc chọn vấn đề Phát triển văn hóa
doanh nghiệp của Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương
Hải Dương làm đề tài nghiên cứu Luận văn của mình là xuất phát từ nhu cầu
của thực tiễn doanh nghiệp và địa phƣơng.
2. Câu hỏi nghiên cứu
Văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp Việt Nam nói chung và văn
hoá doanh nghiệp của Vietcombank nói riêng là đề tài đã đƣợc nhiều tác giả
nghiên cứu. Tuy nhiên, luận văn này sẽ xem xét việc phát triển văn hoá doanh
nghiệp của Vietcombank Hải Dƣơng – là một thành viên trong hệ thống
Vietcombank; Nghiên cứu đề tài luận văn cần tập trung vào giải quyết các câu
hỏi nghiên cứu sau :
1. Văn hóa doanh nghiệp là gì? Vai trò và khả năng áp dụng của nó trong quản
trị một ngân hàng thƣơng mại ở nƣớc ta hiện nay?
2. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Vietcombank Hải Dƣơng hiện nay thế
nào? Vì sao cần đặt vấn đề để tiếp tục hoàn thiện, phát triển nó?
3. Cần những phƣơng hƣớng và giải pháp gì để phát triển VHDN của
Vietcombank Hải Dƣơng trong giai đoạn hiện nay?
3.Tình hình nghiên cứu có liên quan
VHDN hiện nay vẫn còn là khái niệm khá mơ hồ với rất nhiều ngƣời, và
hiện nay đang là đề tài tranh luận sôi nổi trên các diễn đàn của giới doanh
2
nghiệp, các nhà quản lý và trên phƣơng tiện thông tin đại chúng; VHDN quyết
định sự phát triển trƣờng tồn của doanh nghiệp. Sức sống của nó có thể còn lâu
dài hơn đời sống của những nhà sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp để trở thành
tài sản tinh thần, nguồn lực quan trọng thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền
vững. Vấn đề VHDN đã và đang đƣợc nhắc đến nhƣ một “tiêu chí” để đánh giá
năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đây cũng là
một đề tài hay dự án lớn đã đƣợc nhiều nhà quản trị nghiên cứu và xây dựng
cho doanh nghiệp một nét văn hóa riêng.
Với những vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp,
VHDN đã đƣợc nhiều trƣờng đại học tổ chức nghiên cứu và phát triển để đƣa
“văn hóa doanh nghiệp” trở thành môn học có bài bản nhằm trang bị những
kiến thức tốt cho các nhà kinh tế tƣơng lai.
Bên cạnh đó, VHDN cũng đƣợc nhiều nhà khoa học, các học giả rất quan
tâm nghiên cứu. Ở nƣớc ta đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, hội
thảo , tọa đàm đề cập và giải quyết các vấn đề liên quan đến VHDN. Có thể nêu
ra một số công trình tiêu biểu sau :
- PGS.TS. Đỗ Minh Cƣơng - "Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh"
– NXB.Chính trị quốc gia, (2001). Đây là công trình đầu tiên ở nƣớc ta trình
bày một cách hệ thống về các vấn đề văn hoá kinh doanh, VHDN, triết lý kinh
doanh...từ phƣơng diện cơ sở lý luận và thực tiễn trên thế giới và tại Việt Nam.
Công trình là một tài liệu tham khảo tốt, cung cấp những kiến thức hữu ích đối
với quá trình nghiên cứu luận văn này.
- PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân - "Đạo đức kinh doanh và văn hoá công
ty" – NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân, (2011). Đây là giáo trình của Trƣờng
Đại học Kinh tế Quốc dân. Công trình trình bày rõ khái niệm, bản chất, các
dạng VHDN. Ngoài ra công trình cũng đề cập đến vấn đề vận dụng VHDN
3
trong quản lý - tạo lập bản sắc văn hoá công ty. Luận văn đã tham khảo công
trình này khi xây dựng phần cơ sở lý luận.
- PGS.TS. Dƣơng Thị Liễu – "Văn hoá kinh doanh" – NXB Đại học Kinh
tế Quốc Dân, (2012). Công trình đã đề cập đến các lý thuyết về văn hoá kinh
doanh, các yếu tố cấu thành văn hoá kinh doanh. Công trình cũng dành phần
lớn nội dung để trình bày về thực trạng văn hoá kinh doanh tại Việt Nam, văn
hoá kinh doanh quốc tế cũng nhƣ đƣa ra các tình huống văn hoá kinh doanh rất
cụ thể và hữu ích.
- Hội thảo “Phát triển VHDN nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho
doanh nghiệp Việt Nam sau khi ra nhập tổ chức Thƣơng mại thế giới WTO
(2008). Với 14 tham luận, Hội thảo đã tập trung vào những vấn đề nhƣ văn hóa
doanh nghiệp là gì? Thực trạng VHDN Việt Nam, cơ hội và thách thức với
doanh nghiệp hậu WTO; nhận thức của doanh nghiệp về VHDN; Suy nghĩ của
chủ doanh nghiệp về xây dựng VHDN; xây dựng VHDN theo tinh thần Nghị
quyết Trung ƣơng 5, khóa VIII.
- Hội thảo quốc gia do Hiệp hội phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt
Nam (VNABC) phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ƣơng, Bộ Công thƣơng,
Bộ văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Nam
đồng tổ chức với chủ đề: “Xây dựng văn hóa doanh nghiệp theo tinh thần Nghị
quyết Hội nghị Trung ƣơng Đảng lần thứ 9 khóa XI”. Tại Hội thảo, nguyên
Phó Thủ tƣớng Vũ Khoan cũng thẳng thắn chia sẻ những quan niệm về xây
dựng văn hóa. Theo ông, trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, nếu
không am hiểu về văn hóa thế giới thì không giao lƣu đƣợc, nhƣng nếu không
mạnh về văn hóa dân tộc, lại càng không hòa nhập đƣợc. Xây dựng văn hóa
doanh nghiệp là cả một chặng đƣờng dài, cần sự vào cuộc của không chỉ các
doanh nghiệp và doanh nhân.
4
- Tọa đàm khoa học do NGƢT. TS. Đỗ Kim Hảo - Phó Giám đốc Học
viện chủ trì với chủ đề"Phát triển văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động
kinh doanh ngân hàng Việt Nam” đƣợc tổ chức tại Học viện Ngân hàng ngày
11/10/2013. Mục tiêu buổi tọa đàm là chia sẻ, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm
giữa những nhà nghiên cứu và những ngƣời làm thực tế, từ đó tìm kiếm và đề
xuất các giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp cho các Ngân hàng Thƣơng
mại Việt Nam, hƣớng tới một hệ thống ngân hàng lành mạnh, minh bạch và
phát triển bền vững;
Ngoài ra, VHDN cũng là đề tài nghiên cứu ngày càng nhiều của các sinh
viên, học viên các cấp với các luận văn thạc sỹ, tiến sỹ trong các trƣờng đại
học.
Nhƣ vậy, có thể thấy số lƣợng các công trình nghiên cứu về VHDN rất
phong phú chứng tỏ sự hấp dẫn của đề tài này đối với các nhà nghiên cứu. Các
tác phẩm đã chỉ ra các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của
VHDN; đề xuất các mô hình, loại hình VHDN; nghiên cứu ảnh hƣởng của
VHDN tới hiệu quả kinh doanh... Số lƣợng các bài viết, nghiên cứu về sự thành
công trong việc phát triển VHDN của ngân hàng thƣơng mại cũng rất đa dạng,
tuy nhiên chƣa có tác phẩm nào đi sâu vào việc phân tích vai trò và làm thế nào
để phát triển Văn hóa Vietcombank . Em xin cam kết đề tài Luận văn này là
công trình nghiên cứu của riêng em. Viê ̣c cho ̣n đề tài nghiên cƣ́u của em không
bị trùng lắp với đề tài nghiên cứu nào khác.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa doanh nghiệp đƣợc xây dựng và phát triển
trong quá trình hoạt động của Vietcombank nói chung
. Luâ ̣n văn sẽ đi vào
nghiên cƣ́u và phân tić h cụ thể đối với VHDN của Ngân hàng TMCP
thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hải Dƣơng.
5
Ngoại
Phạm vi nghiên cứu: Luân văn chỉ nghiên cứu trong giới hạn mô ̣t số vấn đề cơ
bản về văn hóa và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại
thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hải Dƣơng trong thời gian 12 năm kể tƣ̀ khi Chi
nhánh đƣợc thành lập và đi vào hoạt động đến nay
(2003 – 2015).
5. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Comment [A1]: Chú ý luôn có dẫu chấm chỗ
này- cách số và chữ.
Nghiên cứu nhận diện, đánh giá thực trạng của Văn hoá doanh nghiệp của
Vietcombank Hải Dƣơng hiện nay để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện, phát triển Văn hoá doanh nghiệp để Vietcombank tiếp tục phát triển bền
vững, giữ vững vị thế là ngân hàng hàng đầu trong nƣớc hiện nay.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thƣ́ nhấ t: Trên cơ sở lý luâ ̣n, đề tài nghiên cứu thực tiễn về VHDN trong hoạt
động của các Ngân hàng thƣơng mại ở nƣớc ta và văn hóa Vietcombank.
- Thƣ́ hai: Luận văn thực hiện nghiên cứu, khảo sát thực trạng việc thực hiện
VHDN của Vietcombank Hải Dƣơng, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và
đƣa ra nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Thứ ba: Luận văn đƣa ra những đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát
triể n VHDN ta ̣i Vietcombank Hải Dƣơng phù hợp với thực tiễn .hơn
Ba mục tiêu trên đƣợc thực hiện cụ thể bằng 3 chƣơng của luận văn này.
6. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u
Trên cơ sở phƣơng pháp luận duy vật biện chứng; Luận văn đã sử dụng một
cách tổng hợp nhiều phƣơng pháp của các môn khoa học khác nhau nhƣ thống
kê toán học, kinh tế học, văn hóa học… ; dùng phiếu khảo sát, điều tra chọn
mẫu (70 phiếu khảo sát đối với cán bộ Vietcombank Hải Dƣơng), phỏng vấn
kết hợp với nghiên cứu phân tích tổng hợp các dữ liệu dựa trên những thông tin,
nguồn số liệu, báo cáo do Vietcombank Hải Dƣơng công bố, thực hiện sự kết
6
hợp với lý luận về VHDN để phân tích, tổng hợp các vấn đề phát sinh và có liên
quan;
Nguồn thông tin sử dụng: Các báo cáo, quy chế, quy định, văn bản của
Vietcombank; Thông tin thu đƣợc qua phiếu điều tra, phỏng vấn.
- Quy trình làm phiếu khảo sát:
+ Xác định mục đích, đối tƣợng đề tài cần hƣớng tới để thiết kế phiếu khảo sát,
các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến VHDN.
+ Lựa chọn phƣơng pháp điều tra: chọn mẫu, quan sát, phỏng vấn
+ Lên phƣơng án điều tra, xây dựng bảng hỏi
+ Tiến hành phát phiếu điều tra tại các Phòng của VCB Hải Dƣơng
+ Thu nhận, các phiếu điều tra, kiểm tra các thông tin thu đƣợc.
+ Tổng kết điều tra, đánh giá kết quả, tồn tại.
- Số lƣợng phiếu phát ra: 70 phiếu
- Số lƣợng phiếu thu về: 70 phiếu
- Nội dung phiếu khảo sát: tập trung vào sự nhận thức của cán bộ về vài trò
VHDN đối với sự phát triển của VCB Hải Dƣơng.
7. Cấ u trúc và nô ̣i dung của Luận văn
Với mu ̣c tiêu và phƣơng pháp nghiên cƣ́u của đề tài nhƣ trên
, ngoài phần Mở đầu
và phần Kết luận, Luận văn đƣơ ̣c kế t cấ u thành3 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luâ ̣n chung về VHDN và văn hóa của
Vietcombank.
Chƣơng 2. Thực trạng VHDN ta ̣i Vietcombank Hải Dƣơng
Chƣơng 3. Mô ̣t số giải pháp phát triển VHDN ta ̣i Vietcombank Hải Dƣơng.
7
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ
DOANH NGHIỆP VÀ VĂN HÓA CỦA VIETCOMBANK
1.1. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, cấu trúc của văn hóa doanh nghiê ̣p
* Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp:
VHDN là một vấn đề tƣơng đối mới, có nhiều định nghĩa khác nhau. Tất
cả các khái niệm đó sẽ giúp chúng ta hiểu về VHDN một cách toàn diện và đầy
đủ hơn.
Theo Deal và Kennedy, "văn hóa doanh nghiệp đơn giản là cách thức mà
doanh nghiệp triển khai hoạt động kinh doanh của mình". [20]
Theo Schneider - một trong những học giả đầu tiên đi sâu nghiên cứu về văn
hoá doanh nghiệp, "văn hoá doanh nghiệp là chất keo kết dính toàn bộ tổ chức
lại với nhau bằng cách cung cấp sự cố kết và liên kết mạch lạc giữa từng bộ
phận nhỏ của doanh nghiệp". [19]
Theo Robert A. Cooke, "văn hoá doanh
nghiệp chính là những hành vi mà các thành viên tin rằng họ cần phải phù hợp
và đáp ứng mong đợi trong tổ chức của họ" [19]. Định nghĩa này nhấn mạnh
đến ý thức của mỗi cá nhân trong tổ chức, họ phải tự điều chỉnh hành vi của
mình để phù hợp với hành vi chung đƣợc tổ chức thừa nhận và áp dụng.
Một định nghĩa phổ biến và đƣợc chấp
nhận rộng rãi do chuyên gia nghiên cứu về văn hoá tổ chức Edgar Schein,
"VHDN là tổng hợp những quan niệm chung mà các thành viên trong doanh
nghiệp học đƣợc trong quá trình giải quyết các vấn đề nội bộ và xử lý các vấn
đề với môi trƣờng xung quanh". [21]
Theo Tổ chức lao động quốc tế (International Labour Organization –
ILO), "VHDN là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và
8
truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối
với một số tổ chức đã biết". [7]
Georges de Saite Marie – chuyên gia ngƣời Pháp về doanh nghiệp vừa và
nhỏ, đƣa ra định nghĩa : "VHDN là tổng hợp các giá trị, biểu tƣợng, huyền
thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành
nền móng sâu xa của doanh nghiệp" [7]. Đây là khái niệm gắn liền với các yếu
tố văn hoá hữu hình của văn hoá doanh nghiệp, do đó nó sẽ giúp các thành viên
trong doanh nghiệp hiểu đƣợc các yếu tố VHDN vô hình (niềm tin, giá trị cốt
lõi, triết lý...) một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu về VHDN cũng đƣa ra những cách hiểu khác
nhau :
Giáo sƣ Trần Ngọc Thêm cho rằng : "VHDN là một hệ thống các giá trị
do doanh nghiệp sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong
mối quan hệ với môi trƣờng xã hội và tự nhiên của mình" [22].
Theo PGS.TS. Đỗ Minh Cƣơng: "VHDN (văn hoá công ty) là một dạng văn
hoá tổ chức bao gồm những giá trị, những nhân tố văn hoá mà doanh nghiệp
làm ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tạo nên cái bản sắc của doanh
nghiệp và tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các thành viên của
nó". [1]
Theo PGS.TS. Dƣơng Thị Liễu: "VHDN là một hệ thống các giá trị, các
chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt động của
mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng của
doanh nghiệp". [10]
TS. Đỗ Thị Phi Hoài: "VHDN là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị niềm
tin chủ đạo, cách nhận thức và phƣơng pháp tƣ duy đƣợc mọi thành viên trong
doanh nghiệp đồng thuận và có ảnh hƣởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành
9
động của từng thành viên trong hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh
doanh của doanh nghiệp đó". [10]
Theo PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân: "Văn hoá công ty là một hệ thống
các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, (cách) nhận thức và phƣơng pháp tƣ duy
đƣợc mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hƣởng ở phạm
vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên" [9]. Định nghĩa này thể
hiện hai đặc điểm của văn hoá doanh nghiệp: thứ nhất là VHDN liên quan đến
nhận thức, thứ hai là VHDN có tính thực chứng.
Tổng hợp các quan điểm trên, ta có thể hiểu một cách đầy đủ “VHDN là một
dạng của văn hóa tổ chức bao gồm những giá trị, những nhân tố văn hóa mà
doanh nghiệp làm ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tạo nên cái bản sắc
của doanh nghiệp và tác động tới tình cảm, lý trí và hành vi của tất cả các
thành viên của nó”
Tuy những khái niệm về VHDN ở trên chƣa phải là tất cả song đó cũng là
những nét chung và tƣơng đối đầy đủ về VHDN. Nhƣ vậy, VHDN là toàn bộ
các giá trị văn hóa đƣợc gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại của một
doanh nghiệp, là sản phẩm của những ngƣời cùng làm trong một doanh nghiệp
và đáp ứng nhu cầu giá trị bền vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị đƣợc
mọi ngƣời làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo
các giá trị đó. VHDN cũng góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh
nghiệp và đƣợc coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.
* Cấ u trúc của văn hóa doanh nghiệp
VHDN là hệ thống các yếu tố vật thể và phi vật thể mà doanh nghiệp tạo
ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. VHDN vừa hữu hình vừa vô hình. Nó
có thể đƣợc thể hiện qua một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể nhƣng cũng có thể
chỉ là cảm nhận rất chủ quan của một khách hàng hay cộng đồng kinh doanh
đối với doanh nghiệp. Cũng có ý kiến cho rằng VHDN không phải là cái gì vô
10
hình, ngƣợc lại, thể hiện rõ trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: trong
mọi hành vi kinh doanh, giao tiếp của cán bộ trong doanh nghiệp và trong các
sản phẩm hàng hóa , dịch vụ của doanh nghiệp . Đi sâu phân tích các biểu hiện
VHDN, theo Edga H.Schein, cấ u trúc của VHDN là hê ̣ thố ng bao gồ m các yế u
tố hƣ̃u hình và vô hình hơ ̣p la ̣i, đƣơ ̣c chia thành 3 yế u tố chính, đƣợc xếp chồng
lên nhau nhƣ một hình tam giác hay hình kim tự tháp đó la:̀
- Cấp độ thứ nhất: Những quá trình và cấ u trúc hữu hình . Là những cái
dễ nhiǹ thấ y , nghe thấ y , cảm nhận đƣợc khi tiếp xúc với doanh nghiệp
, là
nhƣ̃ng biể u hiê ̣n bên ngoài của hê ̣ thố ng VHDN nhƣ: Kiế n trúc, đồ ng phu ̣c, biểu
tƣợng logo, khẩ u hiê ̣u, lễ hô ̣i, các ấn phẩm, ...
+ Kiến trúc doanh nghiệp: bao gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất công
sở. Từ sự tiêu chuẩn hóa về màu sắc, kiểu dáng của bao bì đặc trƣng, thiết kế
nội thất nhƣ bàn ghế, phòng ốc, biển hiệu, biển quảng cáo, biển chỉ dẫn, biển
tên ... Tất cả đƣợc sử dụng tạo ấn tƣợng thân quen, gần gũi và trang trọng với
mọi ngƣời.
+ Biểu tƣợng: Là một thứ gì đó hoặc hình ảnh biểu thị thay cho doanh nghiệp, có
tác dụng giúp mọi ngƣời nhận ra hay hiểu đƣợc thứ mà nó biểu thị, truyền đạt giá
trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên trong. Biểu tƣợng là logo thƣờng đƣợc thiết kế để thể hiện
hình tƣợng về một tổ chức, một doanh nghiệp bằng ngôn ngữ nghệ thuật. Các biểu
tƣợng vật chất này thƣờng có sức mạnh rất lớn vì chúng hƣớng sự chú ý của ngƣời
thấy nó vào một (vài) chi tiết hay điểm nhấn cụ thể có thể diễn đạt đƣợc giá trị chủ
đạo mà tổ chức, doanh nghiệp muốn tạo ấn tƣợng, lƣu lại hay truyền đạt cho ngƣời
thấy nó. Logo là loại biểu trƣng đơn giản nhƣng lại có ý nghĩa rất lớn nên đƣợc các
tổ chức, doanh nghiệp rất chú trọng.
+ Ngôn ngữ, khẩu hiệu: Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã sử dụng những câu
chữ đặc biệt, khẩu hiệu, ví von, ẩn dụ hay một sắc thái ngôn ngữ để truyền tải
một ý nghĩa cụ thể đến nhân viên của mình và những ngƣời hữu quan. Khẩu
11
hiệu là hình thức dễ nhập tâm và đƣợc không chỉ nhân viên mà cả khách hàng
và nhiều ngƣời khác luôn nhắc đến. Khẩu hiệu thƣờng rất ngắn gọn, hay sử
dụng các ngôn từ đơn giản, dễ nhớ. Khẩu hiệu là cách diễn đạt cô đọng nhất của
triết lý hoạt động, kinh doanh của một tổ chức, một công ty. Vì vậy, chúng cần
đƣợc liên hệ với bản tuyên bố sứ mệnh của tổ chức, công ty để hiểu đƣợc ý
nghĩa tiểm ẩn của chúng.
+ Ấn phẩm điển hình: Là những tƣ liệu chính thức có thể giúp những ngƣời hữu
quan có thể nhận thấy rõ hơn về cấu trúc văn hóa của một tổ chức. Chúng có
thể là bản tuyên bố sứ mệnh, báo cáo thƣờng niên, tài liệu giới thiệu về tổ chức,
công ty, sổ vàng truyền thống, ấn phẩm định kỳ hay đặc biệt, tài liệu quảng cáo,
trang Web công ty, các tài liệu hồ sơ của công ty.....
- Cấp độ thứ hai : Những giá tri ̣ được chia sẻ , được chấ p nhận , được
tuyên bô. Là những thể thức , tâ ̣p tu ̣c trải qua quá trì nh hoa ̣t đô ̣ng của doanh
nghiê ̣p chúng đƣơ ̣c các thành viên trong doanh nghiê ̣p chấ p nhâ ̣n , áp dụng và
trở thành phổ biế n, nhƣ: Nhƣ̃ng chuẩ n mƣ̣c hành vi; Tâ ̣p quán, tâ ̣p tu ̣c; Các nghi
thƣ́c tín ngƣỡng ; Chuẩ n mƣ̣c đa ̣o đƣ́c nghề nghiê ̣ p; Chiế n lƣơ ̣c, mục tiêu, triế t
lý của doanh nghiệp, ...
- Cấp độ thứ ba: Những ngầm định nền tảng và quan niê ̣m chung . Là
nhƣ̃ng giá tri ̣văn hóa đƣơ ̣c hình thành sau mô ̣t thời gian hoa ̣t đô ̣ng, va cha ̣m, xƣ̉
lý nhiều tình huống thực tiễn của doanh nghiê ̣p trở thành những thói quen, mặc
định có tính cộng đồng, tự nhiên và bền vững. Các giá trị này đã ăn sâu vào tâm
lý hầu hết các thành viên gần nhƣ không thể bị phản bác , không thể thay đổ i và
không đƣơ ̣c làm khác đi. Các quan niệm chung này định hƣớng cho suy nghĩ ,
cảm nhận và hành vi của các thành viên trong cả mối quan hệ bên trong và bên
ngoài doanh nghiệp , nhƣ: Các giá trị nền tảng , các giá trị cốt lõi ; Quan niê ̣m
kinh doanh; Quan điể m phát triể n, ...
12
Theo cách phân chia này, Schein cho rằng bản chất của văn hoá tổ chức nói
chung hay văn hoá doanh nghiệp nói riêng là nằm ở những ngầm định và quan
niệm chung của chúng. Nếu văn hoá của một tổ chức đƣợc nhận biết ở cấp độ
một và hai thì chúng ta mới tiếp cận nó ở bề nổi, tức là có khả năng suy đoán
các thành viên của tổ chức đó "nói gì" trong một tình huống cụ thể. Chỉ khi nắm
bắt đƣợc lớp văn hoá thứ ba thì chúng ta mới có khả năng dự báo họ sẽ "làm gì"
khi vận dụng những giá trị này vào thực tiễn.
Song đến nay khi trích dẫn, luận giải mô hình “kim tự tháp 3 tầng” hay “tảng
băng chìm” của E. Schein, nhiều ngƣời chƣa chú ý đến mối quan hệ biện chứng
giữa các tầng VHDN. VHDN thƣờng hình thành ban đầu từ các tạo tác hữu hình,
sau đó đƣợc chắt lọc, khái quát hoá thành các triết lý, giá trị và quy tắc ứng xử, đƣợc
doanh nghiệp văn bản hoá và chia sẻ trong tổ chức, tức là tầng thứ 2 của kim tự tháp
hay tảng băng chìm. Đến mức độ này, VHDN đã đƣợc xây dựng đến tầng tƣ tƣởng,
triết lý, chuẩn mực nên có có ảnh hƣởng, tác động chi phối tới tầng thứ nhất, tức là
tới các sản phẩm hữu hình và hành vi ứng xử bộc lộ ra bên ngoài. Nếu không hiểu
đƣợc tầng thức hai thì “tình trạng dễ quan sát nhƣng không dễ lý giải” của VHDN
vẫn tồn tại, cũng có nghĩa là biểu hiện của nó ra bên ngoài còn kém bền vững.
Nhƣng VHDN sẽ phát huy tác dụng cao nhất, mạnh nhất khi nó trở thành quan niệm
chung, niềm tin và hành vi tự nhiên, mặc định của mọi thành viên trong doanh
nghiệp, tức là tạo đƣợc tầng thứ 3- nền tảng của nó. Muốn các văn bản và quy chế
VHDN biến thành hành động thực tế, hành vi tự nhiên thì đòi hỏi phải có một quá
trình giáo dục, truyền thông, thực thi bằng các thiết chế và biện pháp cụ thể. Đây là
tầng khó xây dựng nhất của một hệ thống VHDN có sự định hƣớng và theo chƣơng
trình hành động của lãnh đạo. Mặt khác, một số quan niệm, hành vi chung vẫn có
thể trở thành văn hoá của doanh nghiệp đƣợc các thành viên của nó chấp nhận một
cách tự nhiên, phổ biến qua thời gian tồn tại của nó. Nhƣng cách hình thành VHDN
kiểu này có nguy cơ là, nếu những thói hƣ, tật xấu, phong tục lạc hậu một khi đã trở
13
thành một bộ phận của VHDN hay văn hoá tổ chức tất gây ảnh hƣởng tiêu cực tới
sự phát triển của nó song lại tồn tại rất lâu dài và khó xoá bỏ. Nhƣ vậy, cách ứng xử
của những nhà sáng lập và lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc, có tâm – có tầm, là chủ
động xây dựng và triển khai, thực thi một hệ thống văn hoá mạnh và đẹp trong tổ
chức, doanh nghiệp của mình một cách chủ động, tích cực.
Áp dụng cấu trúc VHDN nêu trên vào các doanh nghiệp ta thấy không có
doanh nghiệp nào lại không có văn hóa của mình . Song điều quan tro ̣ng là các
doanh nghiê ̣p có thể nhâ ̣n biế t đƣơ ̣c đúng đắ n giá tri ̣và vai trò của các yế u tố
văn hóa mà mình có để xây dƣ̣ng và phát huy c
húng trở thành VHDN và sử
dụng VHDN nhƣ một lợi thế cạnh tranh trong quá trình hoạt động và phát triển
của doanh nghiệp hay không, điề u đó còn phu ̣ thuô ̣c rấ t lớn vào quan điể m và ý
thƣ́c xây dƣ̣ng VHDN của nhà lañ h đa ̣o cũn
g nhƣ các thành viên của doanh
nghiê ̣p đó . Ngoài ra, viê ̣c xây dƣ̣ng thành công VHDN không chỉ dƣ̀ng ở viê ̣c
đa ̣t đƣơ ̣c các yế u tố văn hóa nhƣ trên mà điề u quan tro ̣ng nhấ t là VHDN phải
thƣ̣c sƣ̣ hòa quyê ̣n với doanh nghiê ̣p để trở thà nh niề m tin, trở thành mô ̣t phầ n
máu thịt, trở thành tƣ duy , nhâ ̣n thƣ́c của mo ̣i thành viên trong doanh nghiê ̣p
trong quá trình hoa ̣t đô ̣ng và phát triể n của mình. Làm đƣợc nhƣ vậy, VHDN đã
trở thành một phƣơng thức quản trị doanh nghiệp có tính nhân văn, bền vững và
đƣợc mọi ngƣời đồng thuận, tự giác thực hiện.
1.1.2. Vai trò, nhiệm vụ của văn hóa doanh nghiê ̣p
Một là, VHDN tạo ra sự thống nhất, đồng tâm của mọi thành viên trong
doanh nghiệp bằng một hệ thống các giá trị - chuẩn mực chung, từ đó tạo nên
một nguồn lực nội sinh chung của doanh nghiệp. Xã hội càng phát triển thì nhu
cầu của con ngƣời ngày càng cao. Các nhu cầu giờ đây không đơn giản chỉ là ăn
no, mặc ấm mà còn là ăn ngon, mặc đẹp. Ngƣời lao động làm việc không chỉ vì
tiền mà còn những nhu cầu khác nữa. Theo Maslow, hệ thống nhu cầu của con
ngƣời gồm 5 loại nhu cầu xếp theo thứ tự từ thấp đến cao: Nhu cầu sinh lý; Nhu
14
cầu an ninh; Nhu cầu xã hội – giao tiếp; Nhu cầu đƣợc kính trọng và Nhu cầu tự
khẳng định để tiến bộ. Các nhu cầu trên là những cung bậc khác nhau của sự ham
muốn có tính khách quan ở mỗi cá nhân.
Vì vậy, doanh nghiệp mà nắm bắt đƣợc các nhu cầu khác nhau của ngƣời lao động
thì sẽ có đƣợc nhân tài cho doanh nghiệp mình. Bởi con ngƣời luôn là trung tâm
của mọi việc, là yếu tố quan trọng làm nên thành công của doanh nghiệp. Và mỗi
một cá nhân trong doanh nghiệp mang trong mình nét văn hoá riêng góp phần tạo
nên nét văn hoá chung cho toàn doanh nghiệp đó. Trong một nền VHDN chất
lƣợng, các thành viên nhận thức rõ ràng về vai trò của bản thân trong toàn bộ tổng
thể, họ làm việc vì mục đích và mục tiêu chung.
Hai là, VHDN tạo nên phong thái của doanh nghiệp, là bản sắc của
doanh nghiệp, là đặc tính để phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp
khác. VHDN chứa đựng trong nó rất nhiều bộ phận và yếu tố nhƣ kiến trúc, sản
phẩm, tập tục, nghi lễ, thói quen, cách họp hành, chiến lƣợc kinh doanh, logo,
ấn phẩm điển hình, giai thoại về ngƣời sáng lập doanh nghiệp… Và chính
những yếu tố đó đã làm nên một phong thái, một nét riêng, đặc trƣng của doanh
nghiệp đó mà không doanh nghiệp nào khác có thể bị lẫn vào, giúp phân biệt
doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác bởi những nét văn hoá đặc trƣng của
doanh nghiệp đó. Không có doanh nghiệp nào lại không có văn hóa, vấn đề là
văn hóa kiểu gì mà thôi. Và VHDN tốt cũng sẽ gây ấn tƣợng mạnh cho ngƣời
ngoài, là niềm tự hào của các thành viên trong doanh nghiệp.
Bản sắc văn hóa không chỉ là “tấm căn cƣớc” để nhận diện doanh nghiệp mà
còn là phƣơng thức sinh hoạt và hoạt động chung của một cộng đồng. Qua quá
trình hoạt động lâu dài của doanh nghiệp, các yếu tố của VHDN sẽ đƣợc tạo
lập, thử thách để rồi tồn tại nhƣ một hệ thống, tạo ra lối hoạt động, kinh doanh
của chính nó.
15
Ba là, VHDN có tính “di truyền”, bảo tồn được cái bản sắc của doanh
nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của
doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, đổi mới – phát triển và bảo tồn có
mối quan hệ biện chứng với nhau. Một doanh nghiệp không có khả năng tự đổi
mới và phát triển lâu dài thì sớm muộn sẽ bị thất bại. Trái lại, doanh nghiệp có
khả năng bảo tồn và di truyền bản sắc, nếu nó có năng lực phát triển bền vững.
Lãnh đạo, quản trị doanh nghiệp dựa trên hệ thống văn hóa tổ chức của nó là
cách thức để doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực, vốn cộng đồng và là điều
kiện để nó phát triển bền vững.
1.1.3 Sự hình thành và phát triển văn hóa doanh nghiệp
Giai đoạn non trẻ
Trong quá trình phát triể n VHDN , phong cách và tƣ tƣởng của ngƣời lãnh đạo
ảnh hƣớng lớn tới việc hình thành VHDN, họ là ngƣời quyế t đinh
̣ viê ̣c hin
̀ h
thành hệ thống giá trị văn hóa của doanh nghiệp cũng là ngƣời tạo nên nét đặc
thù của VHDN. Nhà lãnh đạo có vai trò khơi dậy , nuôi dƣỡng và đinh
̣ hƣớng ,
phát huy VHDN , đồ ng thời truyề n thôn g, thẩ m thấ u các giá tri ̣văn hóa của
doanh nghiê ̣p cho các thành viên và hơn hế t , nhà lãnh đạo còn là tấm gƣơng về
văn hóa trong doanh nghiê ̣p của miǹ h . Bên cạnh đó, những hành động và tấm
gƣơng cụ thể trong doanh nghiệp cũng là những yếu tố ảnh hƣởng lớn tới việc
hình thành VHDN. Những tấm gƣơng này có sức thuyết phục cao đối với nhân
viên về việc tuân thủ các quy định của doanh nghiệp. Do đó, có thể nói văn hóa
lãnh đạo quyết định chất lƣợng văn hóa của cả doanh nghiệp.
Trong giai đoạn đầu, doanh nghiệp phải tập trung tạo ra những giá trị văn
hóa khác biệt so với các đối thủ, cũng cố những giá trị đó và truyền đạt cho
những ngƣời mới (hoặc lựa chọn nhân lực phù hợp với những giá trị này). Nền
văn hóa trong những doanh nghiệp thành đạt thƣờng đƣợc kế thừa mau chóng
do Những ngƣời sáng lập ra nó vẫn tồn tại; Chính nền văn hóa đó đã giúp
16
doanh nghiệp khẳng định mình và phát triển trong môi trƣờng đầy cạnh tranh;
Rất nhiều giá trị của nền văn hóa đó là thành quả đúc kết đƣợc trong quá trình
hình thành và phát triển doanh nghiệp.
Do vậy, mỗi doanh nghiệp đều nỗ lực xây dựng một hệ thống quan điểm
giá trị để công nhân viên chức chấp nhận, tạo ra sự hài hòa trong nội bộ doanh
nghiệp, một không khí văn hóa tích cực để phát huy thế mạnh văn hóa của tập
thể, tăng cƣờng nội lực và sức mạnh của doanh nghiệp. Thƣ̣c hiê ̣n VHDN sẽ ta ̣o
nên phong cách và bản sắ c của doanh nghiê ̣p cũng nhƣ ta ̣o môi trƣờng làm viê ̣c
thân thiê ̣n, hiê ̣u quả và sƣ̣ gắ n kế t , thố ng nhấ t ý chí, đinh
̣ hƣớng thái đô ̣ và hành
vi của các thành viên trong doanh nghiê ̣p , tƣ̀ đó giúp làm tăng sƣ̣ ổ n đinh
̣ của
doanh nghiê ̣p. Ngoài ra, VHDN cũng góp phầ n nâng cao khả năng ca ̣nh tranh
của doanh nghiệp thông qua việc tạo bầu không kh í và tác phong làm việc tích
cƣ̣c, khích lệ quá trình đổi mới và sáng tạo của các thành viên
, nâng cao đa ̣o
đƣ́c kinh doanh và ta ̣o uy tín, tạo phong cách cho doanh nghiệp trong nhận thức
của khách hàng. Ngƣơ ̣c la ̣i, nế u mô ̣t doanh nghiê ̣p có nề n văn hóa yế u sẽ ta ̣o ra
nhƣ̃ng tác đô ̣ng tiêu cƣ̣c làm xấ u đi uy tín , hình ảnh và kìm hãm sự phát triển
của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, trong giai đoạn này, việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp
hiếm khi diễn ra, trừ khi có những yếu tố tác động từ bên ngoài nhƣ khủng
hoảng kinh tế khiến doanh nghiệp thất bại trên thị trƣờng. Khi đó sẽ diễn ra quá
trình thay đổi nếu những thất bại này làm giảm uy tín và hạ bệ ngƣời sáng lập –
nhà lãnh đạo mới sẽ tạo ra diện mạo văn hóa doanh nghiệp mới.
Giai đoạn giữa
Khi ngƣời sáng lập không còn giữ vai trò thống trị hoặc đã chuyển giao quyền
lực cho ít nhất 2 thế hệ. Doanh nghiệp có nhiều biến đổi và có thể xuất hiện
những xung đột giữa phe bảo thủ và phe đổi mới (những ngƣời muốn thay đổi
văn hóa doanh nghiệp để củng cố uy tín và quyền lực của bản thân).
17
Điều nguy hiểm khi thay đổi văn hóa doanh nghiệp trong giai đoạn này là những
“đặc điểm” của ngƣời sáng lập qua thời gian đã in dấu trong nền văn hóa, nỗ lực
thay thế những đặc điểm này sẽ đặt doanh nghiệp vào thử thách: nếu những thành
viên quên đi rằng những nền văn hóa của họ đƣợc hình thành từ hàng loạt bài học
đúc kết từ thực tiễn và kinh nghiệm thành công trong quá khứ, họ có thể sẽ cố thay
đổi những giá trị mà họ thật sự chƣa cần đến.
Sự thay đổi chỉ thực sự cần thiết khi những yếu tố từng giúp doanh nghiệp
thành công trở nên lỗi thời do thay đổi của môi trƣờng bên ngoài và quan trọng
hơn là môi trƣờng bên trong
Giai đoạn chín muồi và nguy cơ suy thoái
Trong giai đoạn này, doanh nghiệp không tiếp tục tăng trƣởng nữa do thị trƣờng
đã bão hòa hoặc sản phẩm trở nên lỗi thời. Sự chín muồi không hoàn toàn phụ
thuộc vào mức độ lâu đời, quy mô hay số thế hệ lãnh đạo của doanh nghiệp mà
cốt lõi là phản ảnh mối quan hệ qua lại giữa sản phẩm của doanh nghiệp và
những cơ hội, hạn chế của thị trƣờng.
Tuy nhiên, mức độ lâu đời cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi văn
hóa doanh nghiệp. Nếu trong quá khứ doanh nghiệp có một thời gian dài phát
triển thành công và hình thành đƣợc những giá trị văn hóa, đặc biệt là quan
niệm chung của riêng mình, thì sẽ khó thay đổi vì những giá trị này phản ảnh
niềm tự hào và lòng tự tôn của tập thể.
1.1.4 Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Văn hóa ảnh hƣởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của
một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội
nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của
các lực lƣợng văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhƣng cũng có
thể xóa đi một ngành kinh doanh. VHDN là nền tảng tinh thần và cơ sở lý luận
18
để DN thực hiện công tác lãnh đạo, quản lý các lĩnh vực chuyên môn, cụ thể
khác nhƣ: Quản trị chiến lƣợc, Quản trị nguồn nhân lực….
Văn hóa ảnh hƣởng tới hành vi tiêu dùng của ngƣời tiêu dùng nên nó là
một phần quyết định ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp
cần tìm hiểu kỹ càng xem ngƣời tiêu dùng nơi có văn hóa ra sao một cách kỹ
càng thì mới có thể thâm nhập và tồn tại tại thị trƣờng đó đƣợc.
Văn hóa còn ảnh hƣởng đến các nhân viên trong chính doanh nghiệp. Một đội
ngũ lao động nhiệt huyết vì công ty hay không còn phụ thuộc vào văn hóa tại
công ty đó. Doanh nghiệp có văn hóa càng phát triển thì ngƣời lao động càng
nhiệt huyết, hết mình vì công việc. Văn hóa còn thể hiện qua cách cƣ xử của
các nhân viên với các đối tác khách hàng nên việc doanh nghiệp đƣợc lòng
khách hàng đối tác hay không cũng bị ảnh hƣởng văn hóa doanh nghiệp rất
nhiều.
Các doanh nghiệp phải nhận thức đƣợc rằng: Văn hóa doanh nghiệp là tài
sản vô hình, góp phần phát huy mọi nguồn lực con ngƣời, là gạch nối, có khả
năng tạo ra lực điều tiết, tác động (tích cực hay tiêu cực) đối với tất cả yếu tố
chủ quan, khách quan khác nhau làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn
lực con ngƣời đơn lẻ, nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp.
1.2.Văn hóa doanh nghiệp trong một số ngân hàng thƣơng mại ở nƣớc ta
VHDN là yếu tố cơ bản để xây dựng nên thƣơng hiệu cho một ngân hàng
thƣơng mại (NHTM); Bản sắc văn hóa của mỗi ngân hàng góp phần tạo nên
thƣơng hiệu của ngân hàng đó. Đây cũng là điểm quan trọng tạo nên sức mạnh
cạnh tranh của ngân hàng trong thời kỳ hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế
giới. Thực tế đã cho thấy VHDN của ngân hàng đã góp phần đem lại lợi nhuận
to lớn cho ngân hàng, lợi nhuận này đƣợc tạo ra từ mức sinh lợi thực tế trên cơ
sở khai thác nguồn tài nguyên tri thức, trí lực của ngƣời lao động để sử dụng có
19
hiệu quả nguồn lực hiện có của ngân hàng gián tiếp tạo ra lợi thế cạnh tranh; Vì
vậy, ta cần tìm hiểu những nhân tố cơ bản có ảnh hƣởng đến việc xây dựng và
phát triển VHDN trong ngân hàng thƣơng mại.
1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát triển VHDN trong
NHTM
* Môi trường văn hóa, kinh tế, xã hôi của địa phương.
Sự phản chiếu của văn hóa dân tộc, văn hóa xã hội, kinh tế lên hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp là một điều tất yếu. Thể chế xã hội bao gồm thể chế
chính trị, thể chế kinh tế, thể chế văn hóa, hệ thống pháp chế của Nhà nƣớc hay
của một địa phƣơng cụ thể thể hiện qua lối sống, cách suy nghĩ của từng con
ngƣời …. là những yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp tới môi trƣờng kinh doanh và các
mối quan hệ bên trong của chủ thể kinh doanh; qua đó ảnh hƣởng sâu sắc tới
việc hình thành và phát triển VHDN.
Hoạt động kinh doanh của NHTM tồn tại trong một môi trƣờng xã hội
nhất định nên nhất thiết nó phải chịu ảnh hƣởng của văn hóa xã hội. Mỗi nền
văn hóa xã hội có những giá trị đặc trƣng riêng và có hệ quả đặc thù đối với
hoạt động kinh doanh. Chẳng hạn nhƣ tính kỷ luật và trung thành trong các
doanh nghiệp của Nhật Bản, sự chính xác trong các ngân hàng Thụy Sĩ, sự năng
động, sáng tạo và hiện đại trong các doanh nghiệp Mỹ, sự hào hoa đến lãng
mạn của các doanh nghiệp Pháp, sự thân thiện trong các doanh nghiệp của Nga
hay sự lạnh lùng trong các doanh nghiệp của Đức và Anh.
* Hệ thống quản trị nội bộ và chính sách xây dựng VHDN của ngân hàng.
Hệ thống quản trị nội bộ trong ngân hàng đƣợc coi nhƣ hệ thống nhận diên
thƣơng hiệu, là xƣơng sống cho việc triển khai VHDN trong ngân hàng. Việc
thực hiện cơ chế quản lý nội bộ là biểu hiện của VHDN thông qua cơ chế ủy
quyền phân cấp rõ ràng, khoa học tạo ra nét văn hóa mới trong công tác quản
trị, điều hành ngân hàng nhằm đảm bảo tính minh bạch trong trách nhiệm và
20
quyền hạn của các cấp, tăng tính sáng tạo năng động trong hoạt động kinh
doanh của đội ngũ nhân viên ngân hàng, cơ chế quản trị nội bộ cũng là phƣơng
thức nhằm giám sát các hoạt động ứng xử, giao tiếp của cán bộ ngân hàng thực
hiện theo đúng các quy chế, chuẩn mực đã đƣợc chuẩn hóa thành các quy tắc
của ngân hàng.
Các chủ trƣơng, chính sách của cấp trên chính là những định hƣớng cho sự
phát triển của VHDN cho các chi nhánh. Để đƣa một vấn đề nào đó vào hoạt động
kinh doanh thì cũng cần có các văn bản hƣớng dẫn từ cấp trên hoặc là một định
hƣớng cụ thể cho sự phát triển chung của toàn ngành chứ không thể tự bản thân
từng Chi nhánh tự đƣa ra. Bởi vì, các chủ trƣơng đó còn phải căn cứ vào nền văn
hóa dân tộc, xu hƣớng phát triển và định hƣớng phát triển theo từng thời kỳ.
* Nguồn nhân lực của Ngân hàng.
Nhân tố con ngƣời bao giờ cũng đƣợc coi là nhân tố hàng đầu trong việc phát
triển VHDN vì con ngƣời chính là nguồn lực của mọi nguồn lực. Hoạt động
ngân hàng ngày càng phát triển đòi hỏi chất lƣợng của đội ngũ cán bộ ngân
hàng cao hơn. Đánh giá nhân tố con ngƣời bao gồm các khía cạnh: số lƣợng, cơ
cấu nhân sự, trình độ cán bộ, năng lực điều hành kinh doanh, phẩm chất đạo
đức nghề nghiệp …
Trong đó, ngƣời lãnh đạo là ngƣời chèo lái cho doanh nghiệp tiến bƣớc ra thị
trƣờng rộng lớn song cũng đầy cạnh tranh và thử thách. Không những là ngƣời
quyết định cuối cùng cho các vấn đề quan trọng, vấn đề mang tính chiến lƣợc của
doanh nghiệp mà còn góp phần đáng kể vào quá trình hình thành và phát triển các
giá trị văn hoá của doanh nghiệp nhƣ cơ cấu tổ chức, công nghệ, các niềm tin, nghi
lễ… của doanh nghiệp. Và để có đƣợc các giá trị này thì không phải trong ngày một
ngày hai mà nó cần một quá trình lâu dài.
Đối với đội ngũ lãnh đạo thì phải là những ngƣời có trình độ cao, có
phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với nghề nghiệp và luôn vì lợi ích tập thể, lợi
21
ích chung … Ngƣời lãnh đạo hội đủ những yếu tố nhƣ vậy mới có đủ khả năng
đƣa ngân hàng phát triển và làm gƣơng cho các nhân viên dƣới quyền.
Đối với các nhân viên nói chung cũng phải có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, am hiểu xã hội và phải thực sự là những ngƣời bạn đồng hành của
khách hàng. Chỉ khi có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ và chuyên nghiệp
trong khi phục vụ khách hàng mới có thể thu hút đƣợc khách hàng về với ngân
hàng mình. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn về đạo đức của nhân viên ngân hàng có
vai trò quan trọng hơn ai hết vì họ là ngƣời trực tiếp tạo ra các sản phẩm phục
vụ các nhu cầu của khách hàng và do đặc trƣng của hoạt động ngân hàng là gắn
liền với “tiền” – lĩnh vực rất nhạy cảm – rất dễ làm cho con ngƣời thay đổi.
Ngay từ khi mới đƣợc thành lập, các quy định về chuẩn mực đạo đức của nhân
viên ngân hàng phải đƣợc chú ý xây dựng. Những quy tắc đạo đức và hình thức
kỷ luật chính là đạo đức kinh doanh của ngân hàng, nó sẽ có tác dụng điều
chỉnh các hoạt động hàng ngày của ngân hàng, răn đe đội ngũ nhân viên tu
dƣỡng rèn luyện đạo đức giúp hình thành nên những con ngƣời hết lòng vì sự
nghiệp chung trong một tổ chức có kỷ luật và ứng xử có văn hóa.
Ngân hàng có nền văn hóa mạnh sẽ thu hút đƣợc nhân tài. Cũng nhƣ các
doanh nghiệp nói chung, tiền lƣơng chƣa phải là yếu tố quan trọng nhất để thu
hút và níu kéo ngƣời lao động, điều quan trọng là nhân viên phải cảm thấy hứng
thú khi đƣợc làm việc trong môi trƣờng của doanh nghiệp hay không? Họ có
cảm thấy bầu không khí thân thuộc trong doanh nghiệp hay không? VHDN sẽ
làm cho ngân hàng trở thành một cộng đồng hợp tác, tin cậy, hữu ái, vững chắc
và tiến thủ.
* Nhận thức và sự học hỏi các giá trị của văn hoá doanh nghiệp khác.
Sự nhận thức và sự học hỏi này đƣợc hình thành vô thức hoặc có ý thức. Hình
thức của những giá trị học hỏi đƣợc cũng rất phong phú:
- Những kinh nghiệm tập thể của doanh nghiệp
22
- Những giá trị đƣợc học hỏi từ các doanh nghiệp khác
- Những giá trị văn hoá đƣợc tiếp nhận trong quá trình giao lƣu với nền văn hoá
khác
- Những giá trị do một hay nhiều thành viên mới đến mang lại
- Những xu hƣớng hoặc trào lƣu xã hội
* Lịch sử hình thành ngân hàng.
Đây cũng là một ảnh hƣởng không nhỏ đến VHDN. Lịch sử hình thành ngân hàng
là cả một quá trình lâu dài của sự nỗ lực xây dựng và vun đắp cho ngân hàng. Đó sẽ
là niềm tự hào cho các thành viên trong ngân hàng và trở thành những giai thoại còn
sống mãi cùng sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.
* Quá trình toàn cầu hóa
Tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế đã góp phần làm cho hoạt động kinh doanh
phát triển mạnh mẽ. Quá trình này mở cửa cho nền kinh tế hòa nhập cùng nền
kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy hết khả năng của
mình cho phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng. Sự giao lƣu giữa các nền văn hóa
kinh doanh trong qua trình toàn cầu hóa đã bổ sung thêm giá trị mới cho văn
hóa doanh nghiệp của mỗi doanh nghiệp, làm phong phú thêm kho tàng kiến
thức về kinh doanh, biết cách chấp nhận luật chơi chung, những giá trị chung để
cùng hợp tác phát triển.
Khi hoạt động kinh doanh ngày càng mang tính toàn cầu, khả năng cạnh
tranh quốc tế ngày càng gay gắt nên đòi hỏi các chủ thể kinh doanh phải khai
thác các thế mạnh trong đó văn hóa là một điển hình. Nền kinh tế toàn cầu làm
cho môi trƣờng kinh doanh biến đổi nhanh hơn và nâng các chuẩn mực văn hóa
lên cao, điều đó đòi hỏi các chủ thể phải xây dựng đƣợc nền văn hóa có tính
thích nghi, có sự tin cậy cao để cạnh tranh thành công. Nếu không, họ sẽ không
thể tồn tại.
23
Ngoài ra còn có rất nhiều các nhân tố ảnh hƣởng tới sự hình thành VHDN nhƣ
khách hàng và đối tác, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp; hệ thống đánh giá
thành tích, chế độ đãi ngộ, hệ thống quản lý và chia sẻ thông tin; các nguồn lực:
nguồn nhân lực, nguyên nhiên liệu, công nghệ và sản phẩm của doanh nghiệp.
1.2.2. Tình hình xây dựng và thực hiện VHDN trong một số ngân hàng
thương mại của nước ta hiện nay
Ngân hàng thƣơng mại là tổ chức trung gian tài chính quan trọng bậc
nhất trong nền kinh tế, thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với khách
hàng và đối tác là mọi thành phần trong xã hội, đóng vai trò lớn trong việc bình
ổn nền kinh tế của một quốc gia. Với sự cạnh tranh gay gắt hiện nay thì VHDN
trong hoạt động kinh doanh của NHTM là hết sức cần thiết, nó góp phần không
chỉ đến sự tăng trƣởng lâu dài của chính bản thân ngân hàng mà còn ảnh hƣởng
đến phát triển bền vững của toàn xã hội.
Hiện nay, VHDN đã đƣợc các NHTM quan tâm xây dựng dƣới nhiều
hình thức với các phƣơng châm hoạt động khác nhau. Ví dụ ở Ngân hàng
TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) với phƣơng châm “Chung
niềm tin, vững tƣơng lai”; còn Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
(BIDV) luôn coi “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động
của BIDV”, quan hệ giữa BIDV và bạn hàng là mối quan hệ hợp tác cùng phát
triển với cam kết “cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lƣợng
cao, tiện ích tốt cho khách hàng và mỗi cán bộ trong BIDV phải là một lợi thế
trong cạnh tranh về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức; Ngân hàng
TMCP công thƣơng Việt Nam (Vietinbank) với phƣơng châm “Nâng giá trị
cuộc sống” luôn mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất và hoàn hảo nhất;
Phƣơng châm hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam (Agribank) là “Mang phồn thịnh đến khách hàng ”; Ngân hàng
TMCP Á châu (ACB) “ luôn hƣớng đến sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng”
24
hay Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt (LienVietPostbank) với phƣơng
châm là “Liên kết phát triển”, trong đó giá trị cốt lõi là: Tất cả từ con ngƣời, vì
con ngƣời - khẳng định thƣơng hiệu LienVietPostbank,…
Sự phát triển của hệ thống mạng lƣới của các NHTM với tốc độ quá
nhanh, số lƣợng nhiều trong những giai đoạn năm 2008 – 2010 đã bộc lộ nhiều
vấn đề bất ổn, đó là một số ngân hàng hoạt động vì lợi ích cục bộ, chạy đua lãi
suất dẫn đến thanh khoản khó khăn, nợ xấu có dấu hiệu tăng cao, chất lƣợng
quản trị điều hành còn hạn chế, rủi ro đạo đức cán bộ đang tăng cao trong hoạt
động tại nhiều ngân hàng; Có thể nói từ năm 2012 đến nay trong ngành ngân
hàng có tới hàng trăm vụ liên quan đến rủi ro đạo đức gây tổn thất lớn cho hệ
thống làm suy giảm lòng tin của ngƣời dân với các ngân hàng, nhƣ: Tập đoàn
Vinashin của BIDV, SHB, Techcombank; vụ Huyền Nhƣ của Vietinbank, vụ
Bầu Kiên của ACB….. ảnh hƣởng lớn đến cả nền kinh tế và sự an toàn của toàn
hệ thống. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự bất ổn trong
hoạt động ngân hàng hiện nay là chƣa xây dựng đƣợc văn hóa doanh nghiệp
một cách hoàn thiện, thiết lập một hệ thống kiểm soát đặc biệt về các hành vi
trong hoạt động ngân hàng, từ đó mới có thể ngăn ngừa đƣợc rủi ro, giữ đƣợc
sự ổn định và phát triển trong hoạt động của ngân hàng.
Với phƣơng châm hoạt động và tầm nhìn của các ngân hàng rất rõ ràng, nên
từng NHTM phải tập trung xây dựng những nét văn hóa riêng trong kinh doanh,
luôn hƣớng tới hệ thống các giá trị về chân – thiện – mỹ và đều vì một mục tiêu
phát triển bền vững của từng ngân hàng.
1.3. Nguồn gốc và nội dung của hệ thống Văn hóa Vietcombank
1.3.1 Nguồn gốc lịch sử phát triển hệ thống Vietcombank
Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam trƣớc đây, nay là Ngân hàng thƣơng
mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank), đƣợc thành lập và chính
thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963, với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối
25
(trực thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam) hiện là một trong các ngân hàng
TMCP lớn nhất Việt Nam. Vietcombank là Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc
đầu tiên đƣợc Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phẩn hóa, Vietcombank
chính thức hoạt động với tƣ cách là một ngân hàng TMCP vào ngày 02/06/2008
sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổ
phiếu lần đầu ra công chúng.
Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Vietcombank cũng luôn giữ
vững vị thế là nhà cung cấp các dịch vụ tài chính hàng đầu tại Việt Nam trong
lĩnh vực thƣơng mại quốc tế; trong các lĩnh vực truyền thống nhƣ kinh doanh
vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án,... phục vụ hiệu quả cho phát triển
kinh tế trong nƣớc, đồng thời tạo những ảnh hƣởng quan trọng với cộng đồng
tài chính khu vực và toàn cầu.
Vietcombank cũng là một NHTM có mạng lƣới rộng khắp bao gồm: Hội
sở chính, Sở giao dịch tại Hà Nội, 89 Chi nhánh với 351 Phòng giao dịch hoạt
động tại 46/63 tỉnh thành phố trong cả nƣớc; có 1.853 ngân hàng đại lý tại 176
quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới với hơn 14.000 cán bộ nhân viên;
Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với hơn
2.100 máy ATM và trên 49.500 điểm chấp nhận thanh toán thẻ (POS) khắp cả
nƣớc. Hoạt động ngân hàng còn đƣợc hỗ trợ bởi mạng lƣới hơn 1.800 ngân
hàng đại lý tại trên 155 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vietcombank là ngân hàng
tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế vào
quản lý và kinh doanh. Với việc triển khai thành công dự án hiện đại hóa ngân
hàng, Vietcombank đã xây dựng đƣợc hình ảnh một ngân hàng tiên tiến, xử lý
tự động các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống nhƣ ngân hàng bán lẻ, tài trợ
thƣơng mại, kinh doanh vốn... và không ngừng đƣa ra các sản phẩm dịch vụ
điện tử nhằm "đƣa ngân hàng tới gần khách hàng" nhƣ: Dịch vụ Internet
26
banking, VCB-Money, thanh toán hóa đơn trực tuyến (VCB-P), SMS Banking,
Phone banking...
Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi
trƣờng kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao, Vietcombank luôn là sự
lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn và của đông đảo
khách hàng cá nhân.
Những đóng góp quan trọng cho sự phát triển ổn định của ngành ngân
hàng, sự phát triển ổn định của kinh tế - xã hội đất nƣớc hơn 50 năm qua,
Vietcombank đã vinh dự nhận đƣợc nhiều phần thƣởng cao quý của Ðảng, Nhà
nƣớc và Chính phủ trao tặng nhƣ: Huân chƣơng Hồ Chí Minh; Huân chƣơng
Ðộc lập hạng Nhất; nhiều Huân chƣơng Lao động và Bằng khen của Chính phủ,
Huân chƣơng Lao động hạng Hai, Danh hiệu Anh hùng lao động, ... Không chỉ
đƣợc đánh giá cao trong nƣớc, thƣơng hiệu và hình ảnh của Vietcombank còn
có sức lan tỏa và đã khẳng định vị thế trên trƣờng quốc tế. Nhiều tổ chức, tạp
chí tài chính danh tiếng trên thế giới nhƣ Euro Money, Asianmoney, Trade
Finance Magazine, The Asian Banker, Global Trade Review... đã trao tặng cho
Vietcombank nhiều danh hiệu uy tín.
Vietcombank xác định nhiệm vụ xây dựng NHTMCP Ngoại thƣơng Việt
Nam thành một tập đoàn đầu tƣ tài chính ngân hàng đa năng trên cơ sở áp dụng
các thông lệ quốc tế tốt nhất, duy trì vai trò chủ đạo tại Việt Nam và trở thành
một trong 70 định chế tài chính hàng đầu châu Á (không kể Nhật Bản) vào năm
2015-2020, có phạm vi hoạt động quốc tế là nhiệm vụ trọng tâm. Tiếp tục đổi
mới và hiện đại hóa toàn diện mọi mặt hoạt động, bắt kịp với trình độ khu vực
và thế giới; tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế sẵn có để phát triển, mở rộng lĩnh
vực hoạt động một cách hiệu quả theo cả chiều rộng và chiều sâu, xứng đáng
với niềm tin của khách hàng vào thƣơng hiệu ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
27
Với hơn 50 năm hình thành và phát triển đã tạo dựng nên một Vietcombank
không chỉ là một ngân hàng lớn mạnh trên nhiều phƣơng diện, một ngân hàng
uy tín và hiện đại, gần gũi và biết sẻ chia; mà còn tạo dựng nên một văn hóa,
một cốt cách Vietcombank với những đặc trƣng riêng có, rất đáng tự hào. Đó
chính là lợi thế cạnh tranh riêng có của Vietcombank, là sức mạnh để
Vietcomank luôn vững tin, vƣợt qua mọi khó khăn thách thức để vững bƣớc
trên con đƣờng phát triển.
1.3.2 Văn hóa Vietcombank
1.3.2.1 Những quá trình và cấ u trúc hữu hình
Đối với Vietcombank những cấu trúc văn hóa hữu hình hiện có là khá
phong phú , mô ̣t phầ n đƣơ ̣c hiǹ h thành mô ̣t cách tƣ̣ nhiên thông qua quá trin
̀ h
hình thành và phát triển mang nhiều sắc thái truyền thống văn hóa của mình ,
nhƣng phầ n lớn là đƣơ ̣c hiǹ h thành thông qua chủ ý của nhà lañ h đa ̣o với mu ̣c
đích là xây dƣ̣ng cho đơn vi ̣mô ̣t bản sắ c văn hóa và mô ̣t phong cách riêng
.
Trong pha ̣m vi đề tài Luận văn này , chúng ta đi vào xem xét một số cấu trúc
văn hóa cơ bản nhƣ sau:
* Biể u tượng và logo : Biểu tƣợng là một thứ gì đó và có tác dụng giúp
mọi ngƣời nhận ra hay hiểu đƣợc thứ mà nó biểu thị, nó là tác phẩm sáng tạo
đƣợc thiết kế để thể hiện hình tƣợng về một tổ chức, một doanh nghiệp bằng
ngôn ngữ nghệ thuật phổ thông.
Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam sử dụng hệ thống nhận dạng thƣơng
hiệu Vietcombank hơn 50 năm qua và đã có nhiều thay đổi theo từng thời kỳ.
28
Ngày 31/3/2013, Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank)
chính thức ra mắt hệ thống nhận diện thƣơng hiệu mới mới và hệ thống nhận
diện thƣơng hiệu này chính thức đƣợc áp dụng từ ngày 1/4/2013. Hệ thống
nhận diện thƣơng hiệu mới Vietcombank tiếp tục đƣợc phát triển dựa trên nhiều
yếu tố: kế thừa, hội tụ và phát huy các giá trị vốn đƣợc tích lũy, chắt lọc trong
suốt bề dày hoạt động của mình. Thông điệp truyền thông của thƣơng hiệu
Vietcombank là: “Chung niềm tin vững tƣơng lai” (Together for the future)
khẳng định lời cam kết của Vietcombank luôn sẵn sàng đồng hành cùng khách
hàng trên con đƣờng hƣớng tới tƣơng lai.
Biểu tƣợng của Vietcombank gợi cảm giác liên tƣởng sự bắt đầu và
chuyển dịch liên tục của chữ “V” với ý nghĩa kết nối để mang đến cảm xúc tin
tƣởng. Chữ V trong biểu tƣợng thƣơng hiệu đƣợc thiết kế theo hƣớng hiện đại,
cách điệu, liên kết xuyên suốt, thể hiện kết nối thành công bền vững. Đó không
chỉ là biểu trƣng cho Vietcombank mà còn là biểu tƣợng của tinh thần quyết
thắng (Victory), của sự đoàn kết đồng lòng với niềm tin xuất phát từ trái tim
cho một tƣơng lai chung thịnh vƣợng của Việt Nam. Đó cũng là kết tinh của 6
giá trị cốt lõi của thƣơng hiệu Vietcombank: Sáng tạo, Phát triển không ngừng,
Chu đáo - Tận tâm, Khác biệt, An toàn - Bảo mật.
Ý nghĩa màu sắc của logo: Vietcombank chọn màu xanh lá truyền thống
là màu chủ đạo, nó là biểu tƣợng của sức mạnh thiên nhiên, tƣợng trƣng cho uy
quyền, đĩnh đạc, an toàn, đáng tin cậy, biểu tƣợng của sức sống của tuổi trẻ,
tinh thần hiện đại, năng động, ý chí mạnh mẽ và khát vọng vƣơn xa. Biểu tƣợng
logo này đã tạo nên sự khác biệt so với các ngân hàng khác mà vẫn tạo sự gần
gũi thân thiết với khách hàng.
Biể u tƣơ ̣ng của V ietcombank đƣơ ̣c sƣ̉ du ̣ng thố ng nhấ t trong toàn hê ̣
thố ng, là hình tƣợng duy nhất đại diện cho V ietcombank trong mo ̣i giao dich
̣
quố c tế và nô ̣i điạ , trong giao dich
̣ thông thƣờng cũng nhƣ giao dich
̣ pháp lý ,
29
biể u tƣơ ̣ng của V ietcombank đƣơ ̣c sƣ̉ du ̣ng in nổ i hoă ̣c chim
̀ trong mo ̣i ấ n
phẩ m, ấn chỉ của VCB. Ngoài ra, biể u tƣơ ̣ng của Vietcombank còn đƣơ ̣c in trên
áo đồng phục, trên mu,̃ trên thẻ cán bộ.
Là một trong những ngân hàng uy tín bậc nhất tại Việt Nam và khu vực,
Vietcombank luôn tuân thủ những chuẩn mực quốc tế trong mọi hoạt động kinh
doanh của mình. Điều này cũng đã đƣợc thể hiện rõ nét trong việc xây dựng ý
tƣởng thiết kế trong bộ nhận diện thƣơng hiệu mới của Vietcombank. Về cơ
bản, biể u tƣơ ̣ng và logo của VCB đã đáp ƣ́ng đƣơ ̣c yêu cầ u cả về mă ̣t hin
̀ h thƣ́c
và ý nghĩa . Với tầm nhìn chiến lƣợc, với những giá trị cốt lõi đã đƣợc khẳng
định, với niềm tin của khách hàng đã trao gửi trong suốt 50 năm qua, thiết kế
logo của Vietcombank đƣợc thể hiện qua mẫu thiết kế của nhà thiết kế chuyên
nghiệp quốc tế và cũng đƣợc đăng ký bảo hộ thƣơng hiệu tại Việt Nam và quốc
tế.
* Về cơ sở hạ tầng và ấ n phẩm:
Đế n nay, cơ sở hạ tầng của các Chi nhánh Vietcombank tƣơng đối khang trang ,
sạch đẹp và lịch sự ; VCB đã có đƣơ ̣c kiế n trúc riêng đă ̣c trƣng cho mình . Với
hình dạng khối tòa nhà màu đỏ biểu tƣợng cho sự may mắn, mang sự thịnh
vƣợng và thành đạt đến cho mọi khách hàng. Hình ảnh trụ sở hình dáng của két
sắt mang đến cảm giác an toàn cho khách hàng khi đến giao dịch gửi tài sản của
mình. Kiến trúc về ngoại thất nhƣ mặt tiền trụ sở, bố cục của Vietcombank đã
gây đƣợc ấn tƣợng với mọi ngƣời về sự độc đáo, sức mạnh của ngân hàng. Kiến
trúc này tƣơng đối đồng nhất giữa các Chi nhánh. Đối với các Chi nhánh triển
khai xây dựng mới trụ sở làm việc đều đƣợc thực thi đồng nhất với kiến trúc
này tuy nhiên có sự khác nhau về quy mô diện tích, số tầng, số phòng làm việc.
Không chỉ những kiến trúc bên ngoài mà những kiến trúc nội thất bên trong
cũng đƣợc Vietcombank quan tâm. Từ những vấn đề lớn nhƣ tiêu chuẩn hoá về
màu sắc, kiểu dáng đặc trƣng, thiết kế nội thất nhƣ mặt bằng, quầy, bàn ghế ,
30
phòng, giá để hàng , lối đi , loại dịch vụ , trang phục… đến những chi tiết nhỏ
nhƣ đồ ăn , vị trí công tắc điện , thiết bị và vị trí của chúng trong các phòng…
Tất cả đều đƣợc sử dụng để tạo ấn tƣợng thân quen , thiện chí. Cách bài trí đều
toát nên đƣơ ̣c sƣ̣ hiê ̣n đa ̣i và năng đô ̣ng của mô ̣t ngân hàng
. Viê ̣c bố trí biể n
hiê ̣u cùng biể u tƣơ ̣ng luôn đƣơ ̣c thiế t kế nổ i bâ ̣t nhấ t , nhằ m gây ấ n tƣơ ̣ng và ăn
sâu vào tâm trí khách hàng đế n giao dịch . Tên biển hiệu của các Chi nhánh và
phòng giao dịch chỉ là từ Vietcombank theo đúng kiểu chữ, không có địa chỉ,
điện thoại của từng chi nhánh, để tạo ấn tƣợng nhấn mạnh với khách hàng
Vietcombank là một nhà, giao dịch tại mọi điểm giao dịch nhƣ nhau, không
nhất thiết chỉ tại nơi mở tài khoản.
Mô ̣t trong nhƣ̃ng kiế n trúc văn hóa đă ̣c biê ̣t mà Vietcombank xây dƣ̣ng
nhằ m đáp ƣ́ng các nhu cầ u tìm hiể u , nghiên cƣ́u, học tập của cán bộ viên chức
và quảng bá hình ảnh của đơn vị với khách hàng , đó là phòng truyề n thống. Có
thể nói, phòng truyền thống là vừa là nơi cất giữ , bảo tồn vừa là nơi trƣng bày ,
thể hiê ̣n các nét văn hóa đă ̣c sắ c của ngân hàng , đây cũng là niề m tƣ̣ hào của
mỗi cán bộ cũng nhƣ của cả tâ ̣p thể mỗi chi nhánh . Phòng truyề n thố ng đƣơ ̣c
thiế t kế theo các tiêu chí sau:
- Đƣợc bố trí tại một nơi trang trọng của đơn, vị
thuâ ̣n tiê ̣n cho viê ̣c tim
̀ hiể,unghiên
cƣ́u, thăm quan của cán bộ và khách hàng đế n giao dich
̣ ta ̣i đơn. vi ̣
- Có tủ và các g iá đỡ đặt các biểu tƣợng của các giải thƣởng mà đơn vị đã đạt
đƣơ ̣c trong nƣớc và quố c tế , … Tủ đă ̣t các Huân chƣơng, Bằ ng khen, Giấ y khen
của Nhà nƣớc, của Chính phủ, của VCB và ngoài ngành .
- Có khu vực trƣng bày các đồ vâ ̣t đă ̣c trƣng, các bài viết có liên quan đến quá
trình hình thành và phát triển của đơn vị, các kỷ vật của ngành, của từng đơn vị.
Dành riêng một khu vực bài trí ảnh chân dung cán bộ lãnh đạo trong từng thời
kỳ và c ác tập thể , cá nhân xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển
Vietcombank.
31
Một phƣơng thức truyền tải văn hóa của Vietcombank khác đó là thông qua tạp
chí hàng tháng. Tạp chí nơi phát ngôn chính thống của VCB là nơi trao đổi kinh
nghiệp, học tập nghiệp vụ của các các Chi nhánh , cũng là nơi tập tổ ng hơ ̣p các
bài viết của cán bộ viên chức , các công trình khoa học và các trang nghiên cứu
trao đổ i. Ngoài ta ̣p chí Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam
còn có Website http://www.vietcombank.com.vn đều tổ ng hơ ̣p các thông tin
hoạt động của các Chi nhánh , là nơi giao lƣu văn hóa của mọi miền đất nƣớc ,
đặc biệt tại trang Web, các khách hàng có thể trực tiếp tra cứu tài khoản cá
nhân, chuyển tiền, gửi tiền tiết kiệm, thanh toán trực tuyến qua internet không
cần tới địa điểm giao dịch của Vietcombank đây là công nghệ hiện đại , đột phá
trong hình kinh doanh khác hẳn với hình thức giao dịch cũ . Đây cũng là một
điểm mới trong trang Web đƣơ ̣c ƣa thích nhấ t đố i với cán bô ̣ và khách hàng của
Vietcombank.
* Các tập quán: Trong hoạt động nghề nghiệp và sinh hoạt tập thể, các cá
nhân và từng chi nhánh thành viên sẽ xây dựng nên những tập quán ứng xử
mang ý nghĩa xã hội và tính nhân văn trong nội bộ, đối với cộng đồng xã hội nó
đƣợc mọi ngƣời ủng hộ. Nó đƣợc thể hiện bằng những hình thức sau:
- Tập quán trong nội bộ ngân hàng: Tập quán mừng sinh nhật, ngày cƣới
hỏi, tặng quà các cháu con cán bộ nhân ngày quốc tế thiếu nhi, Tết trung thu;
chia buồn, chăm nom khi ốm đau hay có tang chế của nhân viên. Lập quỹ
khuyến học đối với con em cán bộ công nhân viên, giúp đỡ những gia đình
nhân viên gặp hoạn nạn …
- Với khách hàng, phải thƣờng xuyên thăm hỏi khi có việc hiếu hỉ, hoặc
khi khách hàng gặp trở ngại hay khó khăn trong cuộc sống.
* Môi trường làm viê ̣c:
Nhằ m ta ̣o mô ̣t môi trƣờng làm viê ̣c thố ng nhấ t và bảo đảm kỷ luâ ̣t
, kỷ cƣơng
công tác, Vietcombank ban hành quy chế tiêu chuẩn cán bộ Vietcombank để các
32
cán bộ thực hiê ̣n áp du ̣ng trong đó, quy đinh
̣ cụ thể về nguyên tắc làm việc và tổ
chƣ́c công viê ̣c. Ngoài ra, TW còn ban hành các quy định về chức năng nhiệm
vụ của từng phòng ban TW, quy định sự phối hợp giữa các phòng đầu mối để
phối hợp giải quyết công việc của từng Chi nhánh, từ đó quy định đƣợc trách
nhiệm của từng cán bộ đầu mối giải quyết công việc, tạo đƣợc sự thống nhất,
đoàn kết và tăng tính trách nhiệm của mỗi cán bộ Vietcombank.
- Trang phục, đồ ng phuc̣ và hành vi giao tiế p:
Đồng phục là một yếu tố không thể thiếu trong tạo dựng hình ảnh và văn hóa
doanh nghiệp. Bởi lẽ, đồng phục thuộc văn hóa tầng bề mặt, là yếu tố giúp
doanh nghiệp dễ dàng quảng bá, tạo bản sắc riêng, xây dựng truyền thống cũng
nhƣ hình ảnh thƣơng hiệu. Rõ ràng việc đầu tƣ đồng phục cho nhân viên là một
hƣớng đầu tƣ có lãi, bởi đồng phục đƣợc mặc bởi nhân viên là công cụ quảng
bá thƣơng hiệu hữu hiệu nhất, có sức thuyết phục nhất. Không những thế, đồng
phục đƣa tập thể nhân viên lại gần nhau hơn, khi khoác lên mình cung một màu
áo, cùng một trang phục, nhân viên sẽ không còn khoảng cách, mọi ngƣời sẽ
thân thiện và đoàn kết hơn, từ đó hiệu quả công việc cũng sẽ đƣợc đẩy cao hơn.
Đồng phục truyền thống của Vietcombank là đồ kiểu đảm bảo tiêu chí kín đáo,
lịch sự và trang trọng. Nam giới: mặc quần âu tối màu, áo trắng có cà vạt vào
mùa hè; mùa đông mặc comple tối màu, cà vạt; Nữ giới: mùa hè mặc áo dài
màu xanh truyền thống có in logo VCB là hình trái tim trải đều trên thân áo dài;
mùa đông mặc áo vét và Juyp màu xanh tím than, áo trắng đồng phục bên
trong; đeo thẻ có logo, tên và chức vụ của ngân hàng. Đồng phục của nhân viên
đã đƣợc thống nhất trong toàn hệ thống về mẫu mã và kiểu cách.
Viê ̣c sƣ̉ du ̣ng đồ ng phu ̣c và thẻ trong làm viê ̣c và giao dich
̣ đã ta ̣o nên mô ̣t
phong cách, bản sắc riêng của Vietco mbank cũng nhƣ ta ̣o mô ̣t môi trƣờng làm
viê ̣c chuyên nghiê ̣p , thân thiê ̣n với khách hàng . Khi sƣ̉ du ̣ng đồ ng phu ̣c và thẻ
giƣ̃a các thành viên trong Chi nhánh nhƣ có sƣ̣ gắ n kế t vô hin
̀ h với nhau về mô ̣t
33
“màu cờ sắ c áo” của miǹ h . Ngoài ra, cán bộ cũng đƣơ ̣c hƣởng mô ̣t bầ u không
khí làm việc tích cực và ý thức đƣợc trách nhiệm khi mang trên ngƣời bộ đồng
phục của đơn vị, điề u đó gián tiế p ảnh hƣởng và ngầ m điề u chin
̉ h hành vi giao
tiế p của mỗi cán bộ trong khi thƣ̣c hiê ̣n chƣ́c trách, nhiê ̣m vu ̣ của mình.
1.3.2.2 Bản sắc văn hóa Vietcombank và Những quan niệm chung.
* Trong công tác giao dịch với khách hàng, Ban Lãnh đạo luôn đề cao tinh thầ n
phục vụ của cán bộ trong giao tiếp với khách hàng và coi đó là bản sắc văn hóa
riêng của miǹ h . Từ năm 2009 TW đã ban hành bộ tiêu chuẩn của giao dịch
viên, trong đó quy định chức năng, nhiệm vụ, thái độ của các giao dịch viên khi
tiếp khách, từ đó các lãnh đạo phòng sẽ phải trực tiếp quan sát, uốn nắn từng
cán bộ, cuối tháng sẽ có hình thức thi đua khen thƣởng và trừ điểm trực tiếp vào
lƣơng đối với những cán bộ có hành vi không đúng với chuẩn mực hoặc có ý
kiến phản ảnh của khách hàng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của VHDN nên
năm 2010, Vietcombank đã ban hành cuốn “Sổ tay văn hóa Vietcombank” quy
định cụ thể những “Bản sắc văn hóa Vietcombank”, cụ thể về sứ mệnh, tầm
nhìn, triết lý hoạt động, hình ảnh, thƣơng hiệu của Vietcombank. Đây chính là
cuốn sổ tay đầy đủ, sâu sắc nhất nói về nét văn hóa doanh nghiệp xuất hiện đầu
tiên trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Có thể đánh giá đây là một trong
những tiến bộ vƣợt bậc xuất phát từ tâm tƣ, tình cảm, tâm huyết của những
ngƣời lãnh đạo Vietcombank. Bản sắc văn hóa Vietcombank đƣợc tóm tắt trong
5 giá trị cơ bản:
Vietcombank Tin cậy: Giữ gìn chữ Tín và Lành nghề;
Chữ Tín luôn là cơ sở thiết lập, duy trì và phát triển mọi mối quan hệ, đặc biệt
trong lĩnh vực Ngân hàng, vì vậy ngƣời Vietcombank phải luôn coi trọng việc
giữ gìn chữ Tín. Để xây dựng đƣợc chữ Tín đòi hỏi một quá trình lâu dài và
bằng nhiều nỗ lực trong khi đó chỉ “một lần bất tín” là “vạn sự bất tin”. Bài học
về chữ Tín không chỉ là biểu hiện của một triết lý kinh doanh bên vững mà sâu
34
xa hơn nữa còn là nhân cách của mỗi con ngƣời. Chính vì vậy, ngƣời
Vietcombank cần tôn trọng nguyên tắc “Nói là Làm” trong mọi lúc, mọi nơi và
trong mọi mối quan hệ.
Vietcombank Chuẩn mực: Tôn trọng nguyên tắc và ứng xử chuẩn mực;
Giá trị thƣơng hiệu Vietcombank không chỉ đƣợc khẳng định thông qua uy tín
của Vietcombank, chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ của Vietcombank mà một phần
quan trọng còn bắt nguồn từ phong cách làm việc chuyên nghiệp. Để đạt đƣợc
điều này ngƣời Vietcombank phải luôn tôn trọng nguyên tắc và ứng xử chuẩn
mực trong mọi hoạt động của mình. Đó là:
Chuẩn mực trong hình ảnh và diện mạo bên ngoài: Ngân hàng là ngành kinh
doanh dịch vụ cao cấp vì vậy hình ảnh và diện mạo bên ngoài của mỗi cá nhân
luôn đóng góp một phần quan trọng vào chất lƣợng dịch vụ cung ứng đến khách
hàng và đối tác. Vì vậy Ngƣời Vietcombank cần chú trọng giữ gìn lời ăn tiếng
nói và diện mạo bên ngoài xứng tầm với giá trị hình ảnh và thƣơng hiệu
Vietcombank mà mình là một đại diện.
Chuẩn mực trong xử lý công việc: Ngƣời ta thƣờng nói Ngân hàng là ngành
kinh doanh rủi ro vì vậy ngƣời Vietcombank cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy
định có liên quan của pháp luật và các quy định nội bộ trong Ngân hàng. Mỗi cá
nhân cần ý thức đƣợc vai trò, vị trí của mình trong guồng máy Vietcombank đề
có cách hành xử trong công việc một cách phù hợp nhất.
Chuẩn mực trong hành vi ứng xử: Tôn trọng đối tƣợng giao tiếp, ứng xử hoà
nhã và lịch sự là những nguyên tắc mà ngƣời Vietcombank cần rèn luyện và
thực hiện nhằm đạt đƣợc kết quả làm việc cao nhất.
Vietcombank Sẵn sàng đổi mới: Luôn hƣớng đến cái mới hiện đại và
văn minh
Cuộc sống luôn vận động và luôn có cái mới tiến bộ hơn ra đời. Chính vì vậy
ngƣời Vietcombank phải luôn có ý thức chủ động tìm tòi học hỏi cái mới và khi
35
nhận biết đó chính là cái mới hiện đại hơn, văn minh hơn thì phải tìm cách vận
dụng vào công việc hàng ngày nhằm đạt đƣợc hiệu quả và chất lƣợng cao nhất.
Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc cái mới thƣờng phải xoá bỏ cái cũ lạc hậu vì vậy
ngƣời Vietcombank phải tự trang bị cho mình tƣ tƣởng tiến bộ, sẵn sàng đón
nhận sự đổi mới và cùng chung sức ủng hộ, cống hiến để sự đổi mới của ngân
hàng đạt đƣợc thành công.
Vietcombank Bền vững: Vì lợi ích lâu dài;
Phát triển bền vững là mục tiêu xuyên suốt của Vietcombank và để đảm bảo
mục tiêu đó, Vietcombank luôn tôn trọng các nguyên tắc an toàn bình đẳng và
hài hoà lợi ích các bên trong quá trình hoạt động.
Để duy trì các mối quan hệ bền vững, cơ sở nền tảng đề phát triền kinh doanh
thành công, ngƣời Vietcombank không chỉ quan tâm đến lợi ích riêng của mình
mà còn phải cân nhắc tạo điều kiện để khách hàng và đối tác cùng thành công.
Vietcombank không kinh doanh theo kiểu lợi mình hại ngƣời, không vì lợi ích
trƣớc mắt, ngắn hạn mà làm tổn thƣơng đến lợi ích lâu dài.
Ngƣời Vietcombank luôn có tầm nhìn xa và rộng. Làm việc không chỉ vì lợi ích
hôm nay mà còn vì lợi ích của các thế hệ Vietcombank mai sau.
Vietcombank Nhân văn: Trọng đức, gần gũi và biết thông cảm sẻ chia;
Luôn coi trọng mối quan hệ tốt đẹp giữa con ngƣời với con ngƣời, giữ gìn đạo
đức trong kinh doanh, tận tâm hết lòng vì công việc đoàn kết giúp đỡ đồng
nghiệp,... là những giá trị nhân văn đƣợc lớp lớp cán bộ Vietcombank giữ gìn
và phát triển trong gần nửa thập kỷ qua. Chính nhờ những giá trị quý giá này
mà Vietcombank đã tạo nên sự khác biệt trên thƣơng trƣờng, vƣợt qua mọi khó
khăn và gặt hái đƣợc những thành công rực rỡ nhƣ ngày hôm nay .
Để tiếp tục phát huy các giá trị Nhân văn cao đẹp, ngƣời Vietcombank luôn đặt
mình vào vị trí của đối tƣợng tiếp xúc (khách hàng, đối tác, đồng nghiệp, ...) để
thấu hiểu cặn kẽ không chỉ những thuận lợi mà cả những khó khăn mà đối tƣợng
36
tiếp xúc đang gặp phải, để có thể đƣa ra các cách giải quyết “vừa thấu tình vừa đạt
lý” và chắc chắn cũng là cách giải quyết tối ƣu nhất.
* Những quan điểm chung về Văn hóa Vietcombank
Đạo đức và trách nhiệm của Ngƣời Viecombank
Phẩm chất đạo đức của ngƣời Vietcombank:
Tôn trọng pháp luật và các quy định nội bộ
Tuân thủ luật pháp và các quy định nội bộ là trách nhiệm đầu tiên và xuyên suốt
đối với ngƣời Vietcombank.
Có ý thức chủ động tìm hiểu và tự nguyện thực hiện tốt các quy định của pháp
luật và của Vietcombank.
Có trách nhiệm tham gia phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật và quy
định nội bộ của Ngân hàng.
Trung thành, luôn vì lợi ích Vietcombank
Tự hào và tôn vinh những thành tựu và truyền thống tốt đẹp của Vietcombank,
có ý thức bảo vệ uy tín, thƣơng hiệu và hình ảnh của Vietcombank trong mọi
lúc mọi nơi.
Luôn suy nghĩ và hành động xuất phát từ lợi ích Vietcombank.
Tuân thủ nguyên tắc: Đặt lợi ích Ngân hàng lên trên lợi ích cá nhân.
Trung thực - Công bằng - Liêm khiết - Tận tâm - Cầu tiến
Trung thực, biết giữ gìn sự tín nhiệm của bản thân.
Báo cáo, phản ánh đúng sự thực của sự việc đối với cấp trên và đồng nghiệp.
Tôn trọng nguyên tắc công bằng, không lồng ghép quan hệ cá nhân, tình cảm
riêng trong xử lý công việc.
Lao động siêng năng, tận tâm, hết lòng vì lợi ích chung của Ngân hàng.
Luôn nêu cao tinh thần sáng tạo, khiêm tốn học hỏi kiến thức mới, sẵn sàng
chấp nhận sự thay đổi để kết quả công việc ngày càng tốt hơn.
37
Không lạm dụng chức quyền và vị trí công tác đề tham nhũng hoặc có đƣợc
các lợi ích vật chất dù nhỏ cho bản thân.
Thực hành tiết kiệm, không xa xỉ lãng phí, phô trƣơng hình thức.
Nhân ái, hoà đồng cùng tập thể, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng
Uống nƣớc nhớ nguồn, luôn ghi nhớ và trân trọng những đóng góp của các thế
hệ cán bộ Vietcombank đi trƣớc.
Có ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ.
Thẳng thắn nhƣng chân thành, gần gũi, thân thiện cùng đồng nghiệp.
Tích cực tham gia và cổ vũ các phong trào, các hoạt động chung, các ngày hội
do Vietcombank tổ chức.
Tích cực tham gia các phong trào đền ơn đáp nghĩa; các hoạt động từ thiện, giúp đỡ
ngƣời nghèo ngƣời khuyết tật, các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Trách nhiệm đối với khách hàng và đối tác
Bảo đảm lợi ích hợp lý cho khách hàng và đối tác
Nguyên tắc vàng của việc duy trì và phát triển mọi mối quan hệ là “Các bên
cùng có lợi”. Chính vì vậy, trong quá trình cung ứng dịch vụ hoặc làm việc với
khách hàng và đối tác, ngƣời Vietcombank không chỉ chú trọng yếu tố lợi
nhuận tìm cách bán đƣợc dịch vụ với giá cao mà còn phải bảo đảm lợi ích hợp
lý của khách hàng.
Ngƣời Vietcombank phải luôn đặt mình vào vị trí khách hàng và đối tác
để hiểu đúng khách hàng và đối tác cần gì, để cùng chia sẻ và tƣ vấn tận tình
nhằm đạt đƣợc sự thoả mãn cao nhất của khách hàng và đối tác.
Trƣờng hợp không thể tự giải quyết đƣợc hoặc không đáp ứng đƣợc yêu cầu
của khách hàng và đối tác, ngƣời Vietcombank có trách nhiệm báo cáo lên cấp
cao hơn đề giải quyết. Tuyệt đối không tự ý từ chối yêu cầu của khách hàng và
đối tác khi chƣa nắm chắc chắn lý do của việc từ chối.
38
Lƣu ý sự hài lòng của khách hàng và đối tác chính là mục tiêu cao nhất và cuối
cùng của mọi hoạt động Vietcombank vì vậy mọi cán bộ Vietcombank. Dù ở bất
kỳ vị trí nào đều phải có ý thức phục vụ khách hàng và đối tác thật tốt.
Giữ gìn chữ Tín trong mọi lúc mọi nơi
Trong quan hệ với khách hàng và đối tác, chữ Tín đóng vai trò quyết định, mất
chữ tín là mất tất cả, mất khách hàng, mất đối tác. Vì vậy ngƣời Vietcombank
phải có trách nhiệm giữ gìn chữ Tín trong mọi lúc mọi nơi, coi đó là một trách
nhiệm cơ bản của mình.
Đặc biệt đối với khách hàng và đối tác, ngƣời Vietcombank chỉ hứa và cam kết
những điều mà bản thân mình hoặc Ngân hàng có thể thực hiện đƣợc. Không
hứa và cam kết những điều mình còn chƣa rõ hoặc biết Ngân hàng khó có thể
thực hiện đƣợc. Những nội dung đã hứa và cam kết với khách hàng và đối tác,
ngƣời Vietcombank không đƣợc tìm cách lảng tránh mà phải tìm cách thực hiện
bằng đƣợc, thậm chí với chất lƣợng tốt hơn. Trƣờng hợp đặc biệt vì một lý do
nào đó, không thể thực hiện đƣợc các nội dung đã cam kết hoặc đã hứa, phải
báo cáo cấp trên xin ý kiến xử lý và phải có thông báo lại cho khách hàng và
đối tác biết và cảm thông.
Bảo mật thông tin của khách hàng và đối tác
Bảo mật thông tin cho khách hàng và đối tác không những là đạo đức của
ngƣời Vietcombank mà còn là quy định của pháp luật vì vậy ngƣời
Vietcombank cần phải tuân thủ nghiêm túc.
Ngƣời Vietcombank lƣu ý không những có trách nhiệm bảo mật thông tin của
khách hàng và đối tác đối với các tổ chức và cá nhân bên ngoài mà còn phải bảo
mật thông tin của họ ngay trong nội bộ Vietcombank. Thông tin của khách hàng
và đối tác chỉ đƣợc cung cấp cho ngƣời khác theo chức năng nhiệm vụ đƣợc
Ngân hàng phân công.
39
Các trƣờng hợp cung cấp thông tin của khách hàng và đối tác ra cho các cơ quan
có thầm quyền phải đƣợc cấp có thầm quyền trong Ngân hàng phê duyệt.
Tác phong làm việc chuyên nghiệp, lịch sự và tận tình
Nhằm mục đích không ngừng gia tăng chất lƣợng dịch vụ đề lại ấn tƣợng tốt
đẹp trong lòng khách hàng và đối tác, ngƣời Vietcombank cần phải có tác
phong làm việc chuyên nghiệp thái độ giao tiếp lịch sự và tận tình.
Để có đƣợc tác phong làm việc chuyên nghiệp ngƣời Vietcombank phải không
ngừng phấn đấu học hỏi cả về kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tế,
chăm chỉ rèn luyện vì “trăm hay không bằng tay quen”. Có nhƣ vậy, tay nghề của
ngƣời Vietcombank mới không ngừng đƣợc nâng cao và mới có thể cung ứng dịch
vụ theo các chuẩn mực của Ngân hàng (cả về nội dung và chất lƣợng), đáp ứng
nhu cầu của khách hàng và đối tác trong thời gian nhanh nhất.
Ngƣời Vietcombank phải luôn ý thức rằng hình ảnh của bản thân là đại diện
cho hình ảnh của Ngân hàng vì vậy cần chú trọng đến hình ảnh cá nhân thông
qua việc ăn mặc và để đầu tóc lịch sự gọn gàng, phù hợp nơi công sở. Ngôn từ
lễ phép dễ hiểu, thái độ niềm nở và khiêm tốn. Tránh không để khách hàng và
đối tác có thể liên tƣởng đến những ngụ ý không tích cực về bán thân.
Ngoài ra, ngƣời Vietcombank còn phải thể hiện sự tận tình hết lòng phục vụ đối
với khách hàng và đối tác trong quá trình làm việc, tranh thủ giới thiệu với
khách hàng và đối tác các dịch vụ khác của Vietcombank.
Tuyệt đối tránh đề xảy ra các trƣờng hợp đôi co tranh cãi với khách hàng và đối
tác
Không tham nhũng, nhận quà của khách hàng và đối tác
Để tránh hiểu lầm và đảm bảo minh bạch trong xử lý công việc, ngƣời
Vietcombank không đƣợc phép nhận quà tặng là tiền, hiện vật hoặc dịch vụ có
giá trị từ khách hàng và đối tác.
40
Trƣờng hợp đặc biệt không thể từ chối đƣợc, phải có trách nhiệm báo cáo cấp
trên để xử lý.
Nghiêm cấm các hành vi tham nhũng, làm tổn hại đến lợi ích uy tín và hình ảnh
của Vietcombank.
Nghiêm cấm các hành vi lạm dụng chức quyền và vị trí công tác để vòi vĩnh,
nhũng nhiễu khách hàng đối tác nhằm đạt đƣợc các lợi ích vật chất (dù nhỏ) cho
bản thân.
Trách nhiệm đối với đồng nghiệp
- Hết lòng hợp tác tƣơng trợ đồng nghiệp trong công việc
Trong hoạt động Ngân hàng, mỗi công việc đều đòi hỏi có sự đóng góp của
nhiều đơn vị, cá nhân vì vậy rất cần có sự hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong công
việc.
Để công việc đƣợc hoàn thành trong thời gian nhanh nhất, với chất lƣợng tốt
nhất, ngƣời Vietcombank không những phải ý thức đƣợc trách nhiệm của bản
thân mình mà còn phải có trách nhiệm tạo điều kiện đề đồng nghiệp có thể làm
việc đƣợc tốt nhất. Đối với những việc mới hoặc chƣa có tiền lệ, ngƣời biết
cách xử lý công việc có trách nhiệm giới thiệu và cùng làm với ngƣời chƣa biết
cách xử lý công việc, ngƣời vào nghề trƣớc bảo ban ngƣời vào nghề sau, ngƣời
có kinh nghiệm hƣớng dẫn ngƣời chƣa có kinh nghiệm.
Nghiêm cấm các trƣờng hợp gây khó dễ, cản trở khả năng làm việc của đồng
nghiệp nhƣ che dấu không chia xẻ thông tin trong phạm vi đƣợc phép, không
phối hợp cùng thực hiện các nhiệm vụ mà bản thân đƣợc phân công không có
tinh thần cùng tháo gỡ khó khăn, ...
Không đùn đầy công việc lẫn nhau
Xác định bản thân mình và đồng nghiệp đều đang cùng làm công việc vì lợi ích
Ngân hàng vì vậy ngƣời Vietcombank không đƣợc phép đùn đẩy công việc lẫn
nhau mà phải luôn tự giác, hết mình đồng thời chủ động phối hợp, cùng nhau
41
chung sức đề hoàn thành tốt nhất công việc đƣợc giao. Không đƣợc cố tình kéo
dài thời gian hay từ chối sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị cá nhân liên quan.
Ngay cả khi công việc không thành công, thậm chí có sai phạm, ngƣời
Vietcombank không vội đổ trách nhiệm cho nhau mà phải cùng nhau nhận diện
lại toàn bộ sự việc, tìm cách xử lý để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất và
đúc rút những kinh nghiệm cần thiết cho Ngân hàng và cho bản thân để tránh
những sai lầm có thể xảy ra trong tƣơng lai.
- Chung sức tạo lập môi trƣờng làm việc nhân văn
Môi trƣờng làm việc chính là môi trƣờng sống của chúng ta trong giờ làm việc
vì vậy rất cần chăm sóc để mỗi ngƣời Vietcombank luôn cảm thấy hài lòng
thoải mái và phát huy tối đa trí tuệ và năng lực làm việc cho Ngân hàng.
Để có một môi trƣờng làm việc nhân văn, trƣớc hết ngƣời Vietcombank phải ý
thức đƣợc Vietcombank chính là ngôi nhà thứ hai của mình và phải coi mình và
những ngƣời đồng nghiệp khác là “ngƣời trong một nhà”.
Là “ngƣời trong một nhà”, ngƣời Vietcombank phải tuyệt đối tôn trọng
lẫn nhau; Luôn lắng nghe và quan tâm đến ý kiến riêng của đồng nghiệp; Giữ
gìn thông tin riêng và bảo vệ uy tín của đồng nghiệp không nói xấu, nói sai sự
thật gây ảnh hƣởng đến uy tín và danh dự của đồng nghiệp; Biết nhìn ra ƣu
điểm của đồng nghiệp và bao dung độ lƣợng khi đồng nghiệp có sai sót
Là “ngƣời trong một nhà”, ngƣời Vietcombank phải luôn giữ thái độ thân
thiện gần gũi với nhau; Chia sẻ với nhau không chỉ những thông tin liên quan
đến công việc mà cả những thông tin, chuyện buồn vui trong cuộc sống; Luôn
có ý thức mang lại niềm vui đồng nghiệp; sẵn sàng tƣơng trợ giúp đỡ khi đồng
nghiệp gặp khó khăn.
Là “ngƣời trong một nhà”, ngƣời Vietcombank phải chân thành sẻ chia
với đồng nghiệp những điều mà mình biết; Thẳng thắn và khách quan trong
đánh giá đồng nghiệp; Không chia rẽ bè phái; Giữ gìn đoàn kết....
42
Các tổ chức đoàn thể nhƣ Công đoàn, Đoàn thanh niên, Phụ nữ... là nơi tập hợp,
gắn bó ngƣời Vietcombank với nhau vì vậy ngƣời Vietcombank phải tham gia
nhiệt tình và có ý thức đóng góp đề các phong trào đoàn thể thực sự có ý nghĩa,
góp phần cải thiện môi trƣờng làm việc Vietcombank.
Trách nhiệm của ngƣời lãnh đạo
- Luôn gƣơng mẫu
Ngƣời lãnh đạo trong một tập thể phải luôn là tấm gƣơng sáng để cán bộ cấp
dƣới noi theo, chính vì vậy ngƣời lãnh đạo phải luôn gƣơng mẫu đi đầu trong
việc thực hiện các chủ trƣơng chính sách cũng nhƣ các phong trào của Ngân
hàng.
Trong chuyên môn, ngƣời lãnh đạo phải thể hiện sự am hiểu tƣờng tận của bản
thân và phải có khả năng ra các quyết định về chuyên môn hợp lý. Để có đƣợc
điều này ngƣời lãnh đạo phải là ngƣời lao động chăm chỉ, không ngừng học hỏi
để nâng cao kiến thức, biết lắng nghe và có khả năng phân tích và tổng hợp tình
hình.
Không chỉ trong chuyên môn, ngƣời lãnh đạo còn phải thể hiện sự gƣơng mẫu
của mình trong trong việc chấp hành pháp luật và thực hiện nội quy làm việc
của Ngân hàng nhƣ đảm bảo giờ giấc làm việc, ứng xử với khách hàng với đối
tác và với đồng nghiệp một cách có văn hoá, không vi phạm các quy định nội
bộ của Vietcombank.
Thực tiễn cho thấy ngay cả những hành vi ứng xử của ngƣời lãnh đạo bên ngoài
Ngân hàng cũng có ảnh hƣởng tốt hơn hoặc xấu hơn trong mắt của cán bộ cấp dƣới.
Vì lý do này, ngƣời lãnh đạo phải luôn chú ý và có trách nhiệm gƣơng mẫu thể hiện
tác phong và nếp sống văn hoá với gia đình, bạn bè cộng đồng, ...
- Tạo lập môi trƣờng làm việc minh bạch, bình đẳng và có tổ chức
43
Muốn xây dựng đƣợc một môi trƣờng làm việc có văn hoá, trƣớc hết ngƣời lãnh
đạo phải thực sự công tâm, có trách nhiệm xây dựng và duy trì yếu tố minh
bạch và bình đẳng trong môi trƣờng làm việc.
Để đạt đƣợc yếu tố minh bạch trong môi trƣờng làm việc, ngƣời lãnh đạo phải
cố gắng thực hiện công khai các hoạt động trong đơn vị của mình. Tạo điều
kiện để cán bộ cấp dƣới tiếp cận đƣợc càng nhiều thông tin càng tốt. Nêu rõ các
lý do, cơ sở dẫn đến việc ra quyết định của ngƣời lãnh đạo.
Để xây dựng đƣợc một tập thể làm việc đoàn kết, ngƣời lãnh đạo phải quán triệt
nguyên tắc bình đẳng trong làm việc. Không ứng xử phân biệt theo tình cảm
hoặc quan hệ riêng. Thực hiện áp dụng chung một chế độ đãi ngộ, một điều
kiện làm việc và một cơ hội thăng tiến đối với mọi cán bộ. Thực hiện sự phân
công công việc công khai, công bằng, hợp lý phù hợp với năng lực của từng cán
bộ trong đơn vị.
Bảo vệ danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ. Duy trì tôn ti trật tự
trong phạm vi đơn vị đƣợc phân công quản lý.
- Chịu trách nhiệm cao nhất
Ngƣời lãnh đạo phải là ngƣời dám nghĩ, dám làm, chịu trách nhiệm cao nhất đối
với mọi hoạt động trong phạm vi đơn vị làm việc của mình. Chính vì vậy ngƣời
lãnh đạo phải luôn sâu sát cán bộ cấp dƣới, không làm việc theo cách đại khái
qua loa không quan liêu quan cách.
Trƣờng hợp có khó khăn hoặc rủi ro xảy ra, ngƣời lãnh đạo phải dám đứng ra
nhận trách nhiệm, không tìm cách né tránh hoặc đổ lỗi cho cấp dƣới và phải
tiếp tục có trách nhiệm cao nhất trong việc tìm cách giảm thiểu rủi ro xuống
mức thấp nhất.
Trách nhiệm đối với cộng đồng
Tôn trọng phong tục tập quán và các giá trị văn hoá xã hội
44
Vietcombank luôn tôn trọng mọi phong tục, tập quán và các giá trị văn hóa - xã
hội, đức tin của cộng đồng địa phƣơng nơi Ngân hàng hoạt động. Vietcombank
tạo điều kiện để ngƣời Vietcombank đƣợc tìm hiểu và tham gia các lễ hội
truyền thống quan trọng diễn ra trên địa phƣơng; đóng góp xây dựng và tu tạo
các di sản, di tích trong điều kiện cho phép.
- Tham gia bảo vệ môi trƣờng
Hƣớng tới hình ảnh một Ngân hàng Xanh, Vietcombank cam kết tuân thủ luật
bảo vệ môi trƣờng ƣu tiên cấp tín dụng đối với các dự án tái tạo hoặc tiết kiệm
năng lƣợng và tài nguyên thiên nhiên. Ngƣời Vietcombank cần chú trọng thực
hiện tiết kiệm điện, nƣớc, giấy và các vật liệu văn phòng khác, ... ngay trong
công sở, có ý thức giữ gìn môi trƣờng làm việc Xanh - Sạch - Đẹp.
Tham gia công tác xã hội
Vietcombank luôn xác định trách nhiệm của mình đối với cộng đồng và xã hội;
tích cực tham gia đóng góp cải thiện chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân địa
phƣơng; tham gia các phong trào tình nguyện trợ giúp nhân dân vùng bị thiên
tai, phong trào đền ơn đáp nghĩa, trợ giúp ngƣời nghèo ngƣời có hoàn cảnh khó
khăn.
Trách nhiệm bảo vệ tài sản của Vietcombank
Mỗi ngƣời Vietcombank phải luôn có ý thức và trách nhiệm cao nhất đối với
mọi tài sản của Ngân hàng.
Tài sản của Ngân hàng bao gồm các tài sản hữu hình nhƣ văn phòng, đồ đạc.
máy móc thiết bị ..., và các tài sản vô hình nhƣ thƣơng hiệu, thông tin kế hoạch
kinh doanh, dữ liệu trong máy tính, các mối quan hệ,...
Những tài sản của Vietcombank chỉ đƣợc sử dụng phục vụ cho mục đích công
việc của Ngân hàng. Ngƣời Vietcombank có trách nhiệm giao nộp và báo cáo đầy
đủ cho Ngân hàng mọi tài sản vô hình và hữu hình phát sinh trong các giao dịch
45
với khách hàng và đối tác trong quá trình làm việc tại Vietcombank; không che
giấu hoặc tìm cách biến chúng thành của riêng cho bản thân.
Không sử dụng tên, lo go, dấu hiệu thƣơng mại, các mối quan hệ, thiết bị và
mọi tài sản khác của Ngân hàng vào mục đích cá nhân hoặc mục đích khác
không phục vụ cho công việc của Vietcombank.
Mọi vi phạm của bất kỳ cá nhân nào trong hệ thống Vietcombank về vấn đề bảo
vệ tài sản của Ngân hàng sẽ bị xử lý theo quy định
“Sổ tay văn hóa Vietcombank” đƣợc ra đời nhằm mục đích kêu gọi mỗi cán bộ
Vietcombank hãy chung tay giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Vietcombank,
thông qua việc cùng nỗ lực phấn đấu hƣớng tới những mục tiêu chung của
Ngân hàng, điều chỉnh hành vi giao tiếp ứng xử hàng ngày thân thiện hơn, văn
minh hơn đồng thời có trách nhiệm hơn trong quan hệ với cộng đồng. Mỗi cán
bộ Vietcombank thực hiện tốt những quy chuẩn văn hóa của Vietcombank, và
đoàn kết cùng nhau xây dựng một ý thức, một phong cách sống và làm việc thật
Vietcombank.
- Các hoạt động phong trào và hoạt động xã hội:
Theo thông lê ,̣ hàng năm vào các dịp ngày lễ , dịp kỷ niệm thành lập ngành
01/04, các hoạt động phong trào văn nghệ , thể thao đƣợc tổ chức tạo khí thế thi
đua sôi nổi trong cán bộ, đảm bảo sôi nổi, lành mạnh, không phô trƣơng, hình
thức, đảm bảo thuần phong, mỹ tục của dân tộc, không ảnh hƣởng đến nhiệm
vụ chính trị đƣợc giao và đảm bảo tiết kiệm. Bên cạnh đó, các dịp kỷ niệm các
ngày lễ có năm chẵn, các dịp tổ chức đại hội đảng, TW đều có chƣơng trình
phát động thi đua chào mừng trong toàn hệ thống, khuyến khích các sáng kiến ,
cải tiến trong xây dựng văn minh công sở. Thƣờng xuyên theo dõi, động viên,
khuyến khích cán bộ tự giác, tự nguyện xây dựng nếp sống văn minh công sở,
tổ chức giao lƣu thể thao văn hóa, các buổi tọa đàm học hỏi nghiệp vụ liên chi
nhánh. Viê ̣c tổ chƣ́c các phong trào văn hóa đƣơ ̣c coi nhƣ là mô ̣t trong nhƣ̃ng
46
yế u tố tinh thầ n ta ̣o nên mô ̣t môi trƣờng công tác đoàn kế t , lành mạnh và hiệu
quả, các hoạt động đó nhƣ sợi chỉ vô hình gắn kết các đồng nghiệ
p của
Vietcombank.
Bên ca ̣nh đó , xuấ t phát tƣ̀ truyề n thố ng đoàn kế t , yêu thƣơng và đùm bo ̣c
lẫn nhau của cán bộ, Vietcombank cũng luôn quan tâm và tham gia công tác AN
SINH XÃ HỘI , …Hàng năm, cán bộ của Vietcombank ủng hộ 04 ngày lƣơng
để xây dựng Quỹ hỗ trợ đồng bào nghèo , Quỹ đền ơn đáp nghĩa , Quỹ trẻ thơ ,
Quỹ phòng chống bão lụt ; ngoài ra có những sự kiện bất thƣờng về thiên tai ,
khủng bố trong và ngoài nƣớc Vietcombank đều phát động sự đóng góp từ
ngƣời lao động; tổ chức các chuyến đi vận chuyển hàng cứu trợ cho đồng bào
miền Trung khi gặp lũ lụt, xây dựng chƣơng học cho một số tỉnh miền Trung,
thực hiện chƣơng trình “Nghĩa tình Trƣờng Sơn”, chƣơng trình tặng xe lăn cho
ngƣời khuyết tật nhân kỷ niệm ngày 27/07; Phát triển phong trào đền ơn đáp
nghĩa, xây dựng nhà tình nghĩa, nuôi dƣỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng…; các
tổ chức đoàn thể tổ chức các chuyến đi “Về nguồn” với các địa điểm kháng
chiến để nâng cao nhận thức và thực hiện tinh thần “Uống nƣớc nhớ nguồn”
cho cán bộ Vietcombank.
Bằng trí tuệ và tâm huyết, các thế hệ cán bộ nhân viên Vietcombank đã, đang
và sẽ luôn nỗ lực để xây dựng Vietcombank phát triển ngày một bền vững với
mục tiêu:
-
Một Vietcombank Xanh và Mạnh
-
Một Vietcombank Uy tín và Hiện đại
-
Một Vietcombank Gần gũi và Biết sẻ chia
Nhƣ vậy, VHDN chỉ có thể hình thành và phát triển bền vững ở mỗi ngân hàng
khi từng cán bộ nhân viên ngân hàng thấu hiểu đƣợc bản chất của nó , còn nhà
lãnh đạo cụ thể hóa thành các chuẩn mực, đồng thời có các biện pháp giáo dục,
đào tạo và khuyến khích mọi ngƣời thực hiện một cách nghiêm túc, tự giác.
47
VHDN là yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự phát triển bền vững của mỗi ngân
hàng, liên kết các thành viên trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn hệ
thống. Tuy VHDN không thể thay thế các nguồn lực khác của ngân hàng nhƣ
vốn, công nghệ, kỹ thuật, nhân lực... nhƣng nó lại có thể tạo ra môi trƣờng và
cách thức để phát huy cao nhất hiệu quả các nguồn lực trên. Thực hiện tốt
VHDN không những hình ảnh ngân hàng trong tiềm thức khách hàng sẽ ngày
càng đẹp hơn mà nó chính là cơ hội để mỗi cán bộ, nhân viên, ngƣời lao động
hoàn thiện mình.
48
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG
HẢI DƢƠNG
2.1. Khái quát về Chi nhánh NH TMCP Ngoại thƣơng Hải Dƣơng
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Hải Dƣơng, nay là Ngân
hàng Thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hải Dƣơng
(Vietcombank Hải Dƣơng) đƣợc thành lập năm 2002 theo Quyết định số
405/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT ngày 4/9/2002 của Hội đồng Quản trị Ngân hàng
Ngoại thƣơng Việt Nam và chính thức đi vào hoạt động tháng 3/2003. Khi mới
thành lập, Vietcombank Hải Dƣơng với mô hình tổ chức đơn giản gồm 27 lao
động tại 6 Phòng ban (chƣa phát triển mạng lƣới ra khỏi địa bàn Thành phố Hải
Dƣơng), kinh doanh tập trung với sản phẩm truyền thống bao gồm: tiết kiệm,
cho vay, thanh toán L/C, bảo lãnh, kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ ngân quỹ, cất
giữ, bảo quản và quản lý các giấy tờ trị giá bằng tiền và tài sản quý, dịch vụ
thanh toán... Đến nay, quy mô hoạt động, cơ cấu tổ chức của đơn vị đã đƣợc mở
rộng và phát triển mạnh mẽ. Chi nhánh đã phát triển lên đến 197 ngƣời lao
động và 26 Phòng (11 Phòng tại trung tâm và 15 Phòng giao dịch tại khắp các
địa bàn huyện, thành phố của tỉnh Hải Dƣơng). Các dịch vụ ngân hàng hiện đại
liên tục đƣợc cải tiến và giới thiệu tới khách hàng. Quá trình hoạt động của
Vietcombank Hải Dƣơng đã có bƣớc phát triển vƣợt bậc, hoạt động sản xuất
kinh doanh hiệu quả, hoàn thành vƣợt bậc các chỉ tiêu kế hoạch đƣợc giao, tiếp
tục giữ vững vị thế hàng đầu so với các ngân hàng trên địa bàn. Vietcombank
Hải Dƣơng vinh dự đƣợc Nhà nƣớc tặng Huân chƣơng lao động Hạng Nhì, Cờ
thi đua của Chính phủ và nhiều phần thƣởng của các Bộ, Ngành. Với phƣơng
49
châm “Luôn mang đến cho bạn sự thành đạt”, Chi nhánh Ngân hàng TMCP
Ngoại thƣơng Hải Dƣơng luôn phấn đấu là ngƣời bạn tin cậy của khách hàng.
2.1.2. Đặc điểm nguồn nhân lực tại Vietcombank Hải Dương.
* Đánh giá chung: Tại Vietcombank Hải Dƣơng số cán bộ có trình độ đại
học cao đẳng tính đến năm 2015 là 79%, số cán bộ có trình độ sau đại học
chiếm 21%. Cho đến nay, tất cả các cán bộ của chi nhánh đều đã đƣợc đào tạo
và huấn luyện về chuyên môn nghiệp vụ, đa số tuổi đời còn trẻ, độ tuổi trung
bình là 30,5 nên chƣa có nhiều kinh nghiệm trong thực tế cuộc sống cũng nhƣ
kinh nghiệm về công tác.
Nội dung
Bảng 2.1: Tổng hợp cơ cấu lao động qua các năm
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Tổng số lao
động
Trình độ
Độ tuổi
Giới tính
166 ngƣời
197 ngƣời
197 ngƣời
18% Thạc sỹ
20% Thạc sỹ
21 % Thạc sỹ
60% Đại Học
68% Đại Học
70,6% Đại Học
22% Cao Đẳng
11% Cao Đẳng
8,4% CaoĐẳng
17 % trung niên
15 % trung niên
15 %trung niên
(≥ 35 tuổi)
(≥ 35 tuổi)
83 %thanh niên
85 %thanh niên
85 %thanh niên
(< 35 tuổi)
(< 35 tuổi)
(< 35 tuổi)
36% nam
33 % nam
33 % nam
64 % nữ
67 % nữ
67 % nữ
(≥ 35 tuổi)
(Nguồn:Tác giả tổng hợp từ số liệu thuộc phòng Hành chính nhân sự năm 2014)
Mặc dù tuổi đời còn trẻ nhƣng các cán bộ Vietcombank Hải Dƣơng là
những ngƣời giàu nghị lực, ý chí phấn đấu và có chí tiến thủ rất cao. Điều này
góp phần gia tăng không ngừng những hoạt động phong trào thể dục thể thao
văn hóa văn nghệ làm phong phú thêm đời sống văn hóa nhộn nhịp và sôi nổi
50
tại Vietcombank Hải Dƣơng. Những hoạt động văn hóa văn nghệ thể thao này
đã làm cho ngƣời lao động thêm hăng say, phấn khởi gắn bó với công việc, gắn
bó với cơ quan ngăn chặn tận gốc mọi tệ nạn xã hội, góp phần đảm bảo an ninh,
an toàn xã hội trong cơ quan và trên địa bàn.
* Bộ máy quản lý: Vietcombank Hải Dƣơng bố trí một bộ máy quản lý gọn
nhẹ, phù hợp đã mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý với những quyết
định nhanh, đúng đắn. Hầu hết các phòng của chi nhánh đều chỉ có một lãnh đạo
phòng và một cán bộ kiểm soát, điều này giúp cho bộ máy quản lý gọn nhẹ, không
cồng kềnh nhƣ bộ máy quản lý tại các ngân hàng khác là nhất thiết phải có trƣởng
phòng, phó phòng và kiểm soát tại mỗi phòng ban. Việc bố trí bộ máy quản lý nhƣ
trên không những giảm chi phí tiền lƣơng, giảm sự chồng chéo trong công việc mà
còn nâng cao trách nhiệm của các cán bộ quản lý.
Vietcombank Hải Dƣơng tự hào rằng, đã có rất nhiều thay đổi và chuyển
mình trong việc thích ứng với những thay đổi trong hoạt động kể từ khi thành
lập cho đến nay, mà quan trọng là việc kịp thời thay đổi văn hoá doanh nghiệp.
Sự xuất hiện của Vietcombank Hải Dƣơng trên địa bàn đã mang đến một làn
gió mới về phong cách phục vụ khách hàng với phƣơng châm thân thiện, tôn
trọng và sẻ chia để mang đến lợi ích tố nhất cho khách hàng. Khi đến các phòng
ban ta bắt gặp không khí làm việc hiện đại với đội ngũ nhân viên lành nghề ăn
mặc đồng phục, nói năng lịch sự.
Văn hoá Vietcombank Hải Dƣơng mang nhiều bản sắc dân tộc phong
phú. Cụ thể là, các cán bộ Vietcombank Hải Dƣơng đã phải đƣơng đầu với
nhiều khó khăn do sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trƣờng, nhƣng
trong “cái khó ló cái khôn” họ bộc lộ tính sáng tạo và sự kiên cƣờng. Họ là
những ngƣời thông minh sáng tạo. Chính họ đƣa ra nhiều đổi mới trong lao
động, giúp cho doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn và chiếm đƣợc uy tín trên thị
trƣờng.
51
2.2.Việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp tại Vietcombank Hải Dƣơng
2.2.1. Quá trình xây dựng và áp dụng Văn hóa Vietcombank tại Chi nhánh
Hải Dương.
Chặng đƣờng 12 năm hoạt động tuy không dài nhƣng đánh dấu bƣớc
trƣởng thành của Vietcombank Hải Dƣơng ; Tính đến 31/12/2014,
Vietcombank Hải Dƣơng có tổng tích sản đạt 5.715 tỷ đồng, tăng 58 lần so với
ngày đầu thành lập tốc độ tăng trƣởng trung bình 23%; Vietcombank Hải
Dƣơng đã tạo nên một gia đình thực sự; Một gia đình để mỗi thành viên tự hào
về nơi mình sống, mỗi cán bộ nhân viên Vietcombank đều biết lấy cái Tâm đạo
đức làm cái Bất biến và lấy Trí tuệ, tinh thông nghiệp vụ và luật pháp làm cái
Vạn biến để trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào cũng sẽ tự mình tìm đƣợc giải
pháp để vƣợt qua đem lại kết quả cho ngân hàng. Tạo dựng sự đoàn kết, gắn bó
coi nhau nhƣ ngƣời trong một đại gia đình là mục tiêu lớn mà tập thể
Vietcombank Hải Dƣơng cần duy trì, phát triển và truyền thông nhân rộng; mặc
dù có rất nhiều khó khăn nhƣng Vietcombank Hải Dƣơng đã đạt đƣợc rất nhiều
thành tích đáng khích lệ tạo dựng thƣơng hiệu Vietcombank trên địa bàn với
những nét văn hoá đặc trƣng.
* Những cấu trúc hữu hình
Đối với Vietcombank Hải Dƣơng nhƣ̃ng cấ u trúc văn hóa hƣ̃u hình hiê ̣n
có là khá phong phú , phần lớn là đƣợc kế thừa trực tiếp từ Vietcombank TW
nhƣ về biểu tƣợng logo, trang phục giao dịch, cơ sở hạ tầng và ấn phẩm, môi
trƣờng làm việc, các tập quán....do sự yêu cầu của việc đồng nhất trong hệ
thống đã tạo nên một thƣơng hiệu Vietcombank. Logo và màu áo dài đồng phục
màu xanh dƣơng của Vietcombank đã trở thành biểu tƣợng quen thuộc của
ngƣời dân Hải Dƣơng.
+ Kiến trúc : Trụ sở của Vietcombank Hải Dƣơng tại số 66 Nguyễn Lƣơng
Bằng, Thành phố Hải Dƣơng và phòng giao dịch Sao Đỏ tại Thị xã Chí Linh
52
đƣợc xây dựng khang trang theo đúng kiến trúc chung của Vietcombank; trang
thiết bị bên trong đƣợc trang bị đầy đủ với các thiết bị mới, hiện đại, cách bày
trí đƣợc thiết kế thoáng đãng tạo phong cách chuyên nghiệp của ngân hàng theo
bộ nhận diện thƣơng hiệu của Vietcombank đã tạo đƣợc không khí thân thiện
với khách hàng khi đến giao dịch.
53
+ Biểu tƣợng: Logo của Vietcombank Hải Dƣơng cũng chính là logo của VCB
+ Ấn phẩm : Ngoài những ấn phẩm đƣợc thừa kế của VCB, thì Vietcombank
Hải Dƣơng cũng phát triển thêm đƣợc những ấn phẩm của riêng mình nhƣ trang
Website http://vietcombankhaiduong.com.vn để đƣa tìn bài, hình ảnh của
Vietcombank Hải Dƣơng đến rộng rãi khách hàng hơn.
* Những giá tri ̣ được chia sẻ, được chấ p nhận, được tuyên bố .
- Các chuẩn mực hành vi, ứng xử:
Trong các giá tri ̣văn hóa đã hiǹ h thành ta ̣i Vietcombank Hải Dƣơng thì
các chuẩn mực hành vi , ứng xử là giá trị văn hóa phong phú và đa dạng nhất ,
các chuẩn mực này có thời gian hình thành từ nhiều năm trƣớc , nhƣng để đƣơ ̣c
chấ p nhâ ̣n và phổ biế n cầ n phải có mô ̣t khoảng thời gian nhấ t đinh,
̣ vì các chuẩn
mƣ̣c này ảnh hƣởng không ít đế n thói quen , sở thích của cán bộ . Xét về lẽ tự
nhiên, ai cũng có sở thić h và nhƣ̃ng thói quen đã ăn sâu vào hoa ̣t đô ̣ng thƣờng
ngày khó có thể bỏ đƣợc
. Tuy nhiên , trong mô ̣t môi trƣờng làm viê ̣c nhƣ
Vietcombank Hải Dƣơng , là môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp , có tính chất
phục vụ khách hàng cao thì những hành vi có thể gây ảnh hƣởng đến sức khỏe ,
tinh thầ n của khách hàng , của đồng nghiệp và ảnh hƣởng đến chất lƣợng công
54
viê ̣c đề u phải đƣơ ̣c ha ̣n chế và loa ̣i trƣ̀ , nhằ m ta ̣o mô ̣t môi trƣờng lành ma ̣nh và
tích cực.
Trong các chuẩ n mƣ̣c hành vi , ứng xử có 2 nô ̣i dung quy đinh
̣ “Văn hóa
ứng xử giao tiếp trong nội bộ Chi nhánh” và “Văn hóa giao tiếp ứng xử với
khách hàng” . Có thể nói , đây là 2 nô ̣i dung chuẩ n mƣ̣c hành vi , ứng xử quan
trọng nhất mà Vietcombank đã xây dựng và phổ biến cho toàn thể cán bộ , nhìn
vào các hành vi, ứng xử hàng ngày của cán bộ, ngƣời ta có thể thấ y toát lên mô ̣t
giá trị văn hóa đặc trƣng hay ít nhất ngƣời ta cũng có thể cảm nhâ ̣n đƣơ ̣c sƣ̣ văn
hóa trong hành vi, ứng xử. Có thể nói nền tảng văn hóa xây dựng nên nội dung
quy đinh
̣ hai chuẩ n mƣ̣c hành vi ƣ́ng xƣ̉ này là sƣ̣ tổ ng hòa của truyề n thố ng
văn hóa thuầ n Việt , “kiń h trên, nhƣờng dƣới” và văn hóa hiê ̣n đa ̣i “năng đô ̣ng ,
lịch lãm”.
+ Văn hóa giao tiếp ứng xử với khách hàng
Văn hóa trong giao tiếp luôn đƣợc coi trọng là một trong những vấn đề
hàng đầu trong tiếp xúc với khách hàng. Cán bộ luôn phải chủ động chào hỏi
khi gặp khách hàng, đối tác đi trong phạm vi trụ sở ngân hàng kể cả khi khách
hàng, đối tác không làm việc với mình. Nhiệt tình hƣớng dẫn khi thấy khách
hàng đang tìm kiếm phòng họp hoặc cần sự giúp đỡ. Luôn bảy tỏ sự tôn trọng,
lịch sự và chân thành với khách hàng. Thực hiện “khách hàng luôn luôn đúng”
các nhân viên của chi nhánh đã đƣợc trang bị đầy đủ các kỹ năng giao tiếp
nhằm làm “ Vui lòng khách đến vừa lòng khách đi”. Mỗi cán bộ của Chi nhánh
đã tự xây dựng cho mình phong cách giao dịch văn minh, lịch sự hiện đại với
phẩm chất văn hóa và đạo đức xã hội , điều đó luôn đƣợc thể hiện qua hành vi ,
thái độ và ngôn ngữ giao dịch , phong cách ứng xử với khách hàng . Khi giao
dịch với khách hàng, mỗi cán bô ̣ sẽ phải bảo đảm các tiêu chuẩ n sau: Luôn tƣơi
cƣời thể hiê ̣n sƣ̣ thân thiê ̣n với khách hàng ; Trao đổ i cởi mở , nhiê ̣t tình tƣ vấ n
cho khách hàng; Tôn tro ̣ng khách hàng, lắ ng nghe ý kiế n trin
̀ h bày của ho ;̣ Làm
55
vƣ̀a lòng khách là ƣu tiên trong mo ̣i giao dich
̣ ; Lắ ng nghe ý kiế n phê bin
̀ h của
khách hàng một cách tích cực ; Xây dƣ̣ng tố t nhƣ̃ng mố i quan hê ̣ lâu dài với
khách hàng.
Tại những thời điểm đông khách hàng hơn bình thƣờng, công việc bận
rộn nhƣng các nhân viên vẫn luôn nhiệt tình và niềm nở tiếp đón khách hàng.
Tuy vậy, vẫn không tránh khỏi những lúc khách hàng không hài lòng, những
lúc đó các nhân viên luôn lắng nghe và tiếp thu những nhận xét, đánh giá của
khách hàng để tiếp tục đổi mới phong cách giao dịch văn minh. Ngoài ra, ngân
hàng cũng có các hộp thƣ tự động online để khách hàng khi có những vƣớng
mắc thì có thể đƣợc giải đáp, hƣớng dẫn. Các khách hàng truyền thống của Chi
nhánh luôn đƣợc Chi nhánh quan tâm, động viên thăm hỏi khi gia đình có việc
hiếu, hỉ, ngày sinh nhật của khách luôn đƣợc lãnh đạo cấp phòng mang hoa đến
chúc mừng. Điều này đã gây đƣợc những ấn tƣợng với khách hàng, tạo sự gần
gũi gắn kết giữa ngân hàng và khách hàng.
+ Văn hóa ứng xử trong nội bộ ngân hàng.
Văn hóa giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp đƣợc thể hiện khi gặp nhau
cán bộ Vietcombank Hải Dƣơng chủ động chào hỏi để bày tỏ sự thân thiện, có
tinh thần vì tập thể, vì tình đoàn kết và rộng lƣợng bỏ qua những thiếu sót của
đồng nghiệp với bản thân mình, thể hiện ở việc ý thức gắn bó của nhân viên với
công việc và chi nhánh, coi cơ quan nhƣ gia đình. Các nhân viên luôn coi mình
nhƣ thành viên của một gia đình, có tinh thần chia sẻ, giúp đỡ nhau khi đồng
nghiệp gặp khó khăn để hoàn thành công việc. Ngoài giờ thƣờng trao đổi với
nhau kinh nghiệm làm việc và cách thức giải quyết các vấn đề phát sinh trong
giao dịch khách hàng cũng nhƣ trong cuộc sống.
Tại Vietcombank Hải Dƣơng luôn có một không khí làm việc cảm giác thật ấm
cúng nhƣ một gia đình nhỏ chứ không có khoảng cách giữa nhân viên và lãnh
đạo. Bên cạnh các buổi sinh hoạt tập thể, các chuyến dã ngoại của các tổ chức
56
công đoàn, công đoàn nhân những ngày nghỉ, ngày lễ luôn đƣợc cán bộ hƣởng
ứng nhiệt tình, tham gia tích cực; Ngày sinh nhật của cán bộ luôn đƣợc quan
tâm bằng việc Ban Giám đốc tặng hoa và bánh sinh nhật để tổ chức tại phòng
mình làm việc, chính điều này đã làm cho cán bộ cảm thấy cơ quan chính là
ngôi nhà thứ hai của mình.
Viê ̣c phổ biế n và thƣ̣c hiê ̣n các chuẩ n mƣ̣c hành vi
, ứng xử tại Vietcombank
Hải Dƣơng một mặt tạo cơ sở để tiếp tục xây dựng các giá tri ̣VHDN khác, mô ̣t
mă ̣t cũng là sƣ̣ quảng bá , xây dƣ̣ng hiǹ h ảnh, thƣơng hiê ̣u của Vietcombank Hải
Dƣơng đố i với khách hàng, đố i tác trong hoa ̣t đô ̣ng của mìn.h
- Những chuẩn mực đạo đức nghề nghiê ̣p :
Cùng nằm trong nhƣ̃ng giá tri ̣văn hóa đƣơ ̣c chấ p nhâ ̣n và phổ biế n ta ̣i
Vietcombank Hải Dƣơng, các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ là
tổ ng hơ ̣p các quy đinh
̣ về phẩ m chấ t đa ̣o đƣ́c cũng nhƣ các giá tri ̣nhân văn mà
mô ̣t cán bô ̣ ng ân hàng cầ n phải có và rèn luyê ̣n . Nế u các chuẩ n mƣ̣c hành vi ,
ứng xử là các quy tắc điều chỉnh các hành động
, hành vi bên ngoài thì các
chuẩ n mƣ̣c đa ̣o đƣ́c nghề nghiê ̣p la ̣i là các quy tắ c điề u chỉnh các yêu tố bên
trong, yế u tố nô ̣i ta ̣i của mô ̣t ngƣời cán bô .̣ Cán bộ của Vietcombank luôn đƣợc
xác định là phải tôn trọng pháp luật và các quy định nội bộ, trung thành và vì
lợi ích Vietcombank. Trung trực – Công bằng – Liêm khiết – Tận tâm – Cầu
tiến. Trong hoạt động luôn nêu cao tinh thần sáng tạo, khiêm tốn học hỏi, không
lạm dụng chức quyền để tham nhũng, thực hành tiết kiệm, không xa xỉ, lãng
phí, phô trƣơng hình thức. Cán bộ cũng xác định là phải nhân ái, hòa đồng cùng
tập thể, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng.
Cùng với các phong trào thi đua, Công đoàn thƣờng xuyên quan tâm đời sống vật
chất, tinh thần cho ngƣời lao động. Đảm bảo các khoản chi đúng chế độ, tham gia
đầy đủ bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể, tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho cán
bộ, tổ chức thăm hỏi hiếu kỷ kịp thời. Tặng quà và phần thƣởng cho các cháu là
57
con cán bộ cơ quan nhân dịp 1/6, Rằm trung thu, tặng quà các gia đình cán bộ là
gia đình chính sách nhân ngày thƣơng binh liệt sỹ 27/07.
Bên cạnh đó để giáo dục cho cán bộ ý thức trách nhiệm với cộng đồng –
phát huy truyền thống “Uống nƣớc nhớ nguồn – đền ơn đáp nghĩa” Công đoàn
luôn vận động cán bộ đi đầu trong các đợt ủng hộ, quyên góp. Trong năm đã
quyên góp đƣợc hàng chục triệu cho các quỹ từ thiện nhƣ: Quỹ vì ngƣời nghèo,
quỹ ủng hộ đồng bào bão lụt, quỹ nạn nhân chất độc màu da cam.
Đối với Vietcombank Hải Dƣơng , viê ̣c chấ p nhâ ̣n và phổ biế n các chuẩ n mƣ̣c
đa ̣o đƣ́c nghề nghiê ̣p mô ̣t mă ̣t nhằ m mu ̣c đích xây dƣ̣ng đô ̣i ngũ cán bộ có
phẩ m chấ t và bản lính chính tri ̣vƣ̃
ng vàng , có đạo đức nghề nghiệp , giỏi
chuyên môn nghiê ̣p vu ̣ , có tƣ duy đổi mới , sáng tạo , có khả năng tiếp cận và
làm chủ công nghệ tiên tiến về quản trị ngân hàng , mô ̣t mă ̣t quan tro ̣ng hơn là
làm cơ sở để xây dựng các giá trị cốt lõi của Chi nhánh, mà trong đó yếu tố nền
tảng là yếu tố con ngƣời.
* Những quan niệm chung.
Tìm tòi, gạn lọc, kế thừa và phát huy những giá trị cốt lõi, định hình bản sắc
văn hoá riêng của Vietcombank là trách nhiệm của cán bộ, nhân viên và ngƣời lao
động, vì sự phát triển bền vững của Vietcombank. Nhận thức đƣợc điều đó từ năm
2009 Vietcombank Hải Dƣơng đã quyết định lấy ngày 17/3 (ngày thành lập Chi
nhánh) hàng năm là Ngày hội Văn hoá Vietcombank Hải Dƣơng. Và căn cứ vào
điều kiện thực tế, Chi nhánh sẽ tổ chức ngày, tuần, tháng văn hóa theo từng năm ;
Việc tổ chức này đã mang lại tiếng vang, tạo hình ảnh đẹp ấn tƣợng đối với ngƣời
dân trên địa bàn cũng nhƣ khách hàng. Vietcombank Hải Dƣơng đƣợc coi là điểm
sáng phát triển VHDN của hệ thống Vietcombank.
58
2.2.2 Các điểm nối bật của Văn hóa doanh nghiệp tại VCB Hải Dƣơng
* Tập trung xây dựng văn hóa con người
Viecombank Hải Dƣơng đặc biệt quan tâm đến đời sống văn hóa tinh
thần cho cán bộ nhân viên, coi công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn
hóa giao tiếp với khách hàng, văn hóa ứng xử trong nội bộ trở thành yếu tố nền
tảng hỗ trợ cho công tác kinh doanh.
Chi nhánh xây dựng nội quy lao động, xây dựng và ban hành Hệ thống tiêu
chuẩn phục vụ khách hàng gồm 33 tiêu chuẩn, trong đó có 10 tiêu chuẩn về môi
trƣờng làm việc, 23 tiêu chuẩn đối với cán bộ; Tiêu chuẩn đạo đức ngƣời cán bộ
Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Hải Dƣơng làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ
Chí Minh và giữ gìn bản sắc văn hóa Vietcombank với 5 giá trị cốt lõi: Tin cậy,
Chuẩn mực, Sẵn sàng đổi mới, Bền vững, Nhân văn.
* Xây dựng môi trường văn hóa
Bên cạnh việc đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, Chi nhánh đã tích
cực xây dựng môi trƣờng văn hóa:
Trụ sở của Chi nhánh đƣợc xây dựng khang trang, hiện đại, đầy đủ cơ sở
vật chất, tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho ngƣời lao động. Từ năm 2010 –
2015, Chi nhánh đã tổ chức thành công: “Ngày hội văn hóa Vietcombank Hải
Dƣơng lần thứ I”, “Tuần lễ văn hóa Vietcombank năm 2012”, và các năm 2013
– 2015 là “Tháng văn hóa Vietcombank Hải Dƣơng” với một chuỗi các hoạt
động: Quầy hàng giao dịch kiểu mẫu, Gian hàng giới thiệu truyền thống của
VCB Hải Dƣơng, Gian hàng café từ thiện nhằm quyên góp tiền để làm công tác
an sinh xã hội, tổ chức cuộc thi “Vẽ tranh, viết chữ đẹp” dành cho các cháu là
con của khách hàng, con của cán bộ nhân viên, giao lƣu thể thao và văn nghệ
với khách hàng tạo sự gắn kết giữa cán bộ, ngƣời thân và khách hàng, tạo dựng
nên những nét văn hóa riêng của Vietcombank Hải Dƣơng. Chi nhánh đã xây
dựng và ban hàng 3 bộ quy chế: Quy chế gia đình cán bộ Vietcombank Hải
59
Dƣơng văn hóa tiêu biểu, Quy chế hỗ trợ con cán bộ nhân viên chi nhánh, Quy
chế ghi sổ vàng Tấm gƣơng Vietcombank Hải Dƣơng. Các bộ quy chế đã tạo
đƣợc khí thế thi đua sôi nổi, ý thức sâu sắc về trách nhiệm không chỉ của cán bộ
mà còn của thành viên gia đình cùng phấn đấu vì sự phát triển của
Vietcombank. Với quy chế Ghi sổ vàng Tấm gƣơng Vietcombank Hải Dƣơng
đã xuất hiện nhiều ứng xử văn hóa nhƣ trả tiền thừa cho khách, tham gia ủng hộ
công tác an sinh xã hội, cán bộ có nhiều sáng kiến áp dụng trong hoạt động kinh
doanh, nhiều cán bộ đã có thành tích xuất sắc trong công việc đƣợc vinh
danh….
Thông điệp chung trong Ngày hội văn hoá Vietcombank Hải Dƣơng: đó
là ĐẠO ĐỨC LÀ CỐT LÕI, CHUYÊN NGHIỆP LÀ PHƢƠNG TIỆN, HỢP
TÁC CÙNG CÓ LỢI ĐỂ PHÁT TRIỂN. Ngày hội là một hoạt động có ý
nghĩa, quy tụ đƣợc sức mạnh tập thể trong việc củng cố, nâng cao chất lƣợng
VHDN đặc biệt là trong giai đoạn khó khăn chung của Ngành Ngân hàng hiện
nay, tăng cƣờng sự đoàn kết, gắn bó giữa cán bộ nhân viên, ngƣời thân, khách
hàng, đồng thời gieo vào tâm hồn mỗi cán bộ tình yêu đối với con ngƣời, công
việc, những nét đẹp trong cuộc sống để cùng phấn đấu cho mục tiêu cao nhất
của đại gia đình Vietcombank luôn phát triển bền vững. Vietcombank Hải
Dƣơng là đơn vị tiên phong trong hệ thống, cũng nhƣ ngành ngân hàng trên địa
bàn thực hiện xây dựng và phát triển VHDN với ngày hội thành công tốt đẹp,
tạo đƣợc tiếng vang và dƣ âm tốt đẹp về thƣơng hiệu Vietcombank trên địa bàn.
60
Ngày hội Văn hóa Vietcombank Hải Dƣơng đã thực sự là gắn kết giữa
Vietcombank Hải Dƣơng với khách hàng, với cán bộ đã trở thánh nét văn hóa
truyền thống, có bản sắc của Vietcombank Hải Dƣơng.
Để xây dựng con ngƣời văn hóa, môi trƣờng văn hóa, hàng năm Chi nhánh đều
tiến hành đăng ký và thực hiện tốt quy chế xây dựng doanh nghiệp văn hóa với
Ủy ban nhân dân tỉnh. Với kết quả và thành tích hoạt động của mình,
Vietcombank Hải Dƣơng đã vinh dự đƣợc UBND tỉnh Hải Dƣơng tặng Bằng
khen “Doanh nghiệp văn hóa tiêu biểu năm 2013”.
2.2.3. Đánh giá kết quả xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại
Vietcombank Hải Dương.
Với những nỗ lực không ngừng trong hoạt động VHDN, Vietcombank
Hải Dƣơng đã gặt hái đƣợc nhiều thành công to lớn về kết quả hoạt động kinh
doanh và các chỉ tiêu mà Vietcombank đề ra.
61
Bảng 2.2: Bảng tổng kết hoạt động kinh doanh
Đơn vị : Tỷ đồng
Năm 2012
S
T
Chỉ tiêu
Năm 2013
% so
%+/-
Thực
với
so với
hiện
KH
năm
T
Năm 2014
% so
%+/-
Thực
với
so với
hiện
KH
năm
trƣớc
% so
%+/-
Thực
với
so với
hiện
KH
năm
trƣớc
trƣớc
01
Huy động
4.310
100
30
4762
104
10,5
5.301
107,3
11
02
Dƣ nợ
3.768
102,8
5,2
3.937
101
4,5
4.413
100
12
03
Nợ xấu
0
KH
0,18
KH
0,04
KH
0,5
04
Nộp NS
5,827
100
05
LN TT
142,3
0,3
06
ASXH
1,10
1,5
36,8
0,5
4,733
100
-18,8
6,214
100
31,3
140,3
117
-1,4
153,9
100
9,7
6,491
1,30
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của chi nhánh VCB HD các năm 2012-2014)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, sau khủng hoảng kinh tế thế giới đến nay,
nền kinh tế nƣớc ta đã có nhiều diễn biến phức tạp, tốc độ tăng trƣởng GDP
thấp, sản xuất kinh doanh phục hồi chậm, nhiều doanh nghiệp giải thể, phá sản,
sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp yếu, nợ xấu tăng cao… Nhiều giải pháp bảo
đảm ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ đƣa ra liên tục thay đổi với những
chính sách về lãi suất, tỷ giá, tín dụng....đã gây ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động
của các tổ chức kinh tế; Vietcombank Hải Dƣơng cũng không nằm ngoài sự ảnh
hƣởng đó, tuy nhiên với sự đoàn kết, nỗ lực, cố gắng không ngừng của toàn thể
cán bộ thì kết quả hoạt động trên mọi mặt của Vietcombank luôn đạt kết quả
tốt, năm sau luôn tăng hơn năm trƣớc với tốc độ tăng trƣởng ổn định vững
vàng. Vietcombank vẫn đứng vững trên thƣơng trƣờng, củng cố và nâng cao
62
đƣợc hình ảnh, uy tín của mình ngay cả trong điều kiện kinh tế nhiều khó khăn
và cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay.
Để đạt đƣợc kết quả đó, đi vào phân tích một số mặt cụ thể ta sẽ thấy đƣợc sự
ảnh hƣởng của VHDN đã và đang mang lại lợi ích nhƣ thế nào cho VCB Hải
Dƣơng?
Huy động vốn là yếu tố sống còn của các ngân hàng, thì tại Vietcombank
Hải Dƣơng lƣợng vốn huy động đƣợc cũng không ngừng tăng lên theo thời
gian, tốc độ tăng trƣởng luôn cao hơn tốc độ của các ngân hàng khác trên cùng
địa bàn. Trong thời gian qua, khi mà các NHTMCP đồng loạt đƣa ra lãi suất
luôn cao hơn lãi suất trần đƣợc quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc việc lãi suất
huy động nhƣ của Vietcombank Hải Dƣơng công bố không đủ để hút nguồn
huy động từ dân cƣ, thậm chí việc giữ khách hàng thôi cũng là bài toán nan
giải. Nhận thức đƣợc điều đó, Ban Lãnh đạo đã chỉ đạo các phòng ban phối hợp
Công đoàn, Đoàn thanh niên đƣa vào một số hoạt động văn hóa lồng ghép vào
chƣơng trình hành động của mình nhƣ động viên cán bộ thực hiện Cuộc vận
động “Cán bộ và ngƣời thân sử dụng dịch vụ Vietcombank”, gửi tiết kiệm tháng
lƣơng thứ 13, giao chỉ tiêu huy động vốn cho từng cán bộ, từng Phòng ban,
tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ về khó khăn chung của Chi nhánh,
chấp nhận đồng lòng, chia sẻ cùng vƣợt qua giai đoạn khó khăn. Với sự chỉ đạo
quyết liệt đó, huy động vốn của Chi nhánh đã tăng trƣởng tuyệt đối, bình quân
hàng năm từ năm 2012 – 2014 tăng 22,6% cao hơn tốc độ tăng chung trên địa
bàn, hoàn thành vƣợt mức kế hoạch đƣợc giao. Có thể đánh giá những giải pháp
mà Ban Lãnh đạo đƣa ra chính là vận dụng vai trò của văn hóa doanh nghiệp đã
phát huy tác dụng, thúc đẩy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, nỗ lực chung của tập
thể cán bộ Vietcombank Hải Dƣơng .
Với tinh thần xây dựng quan niệm hƣớng tới khách hàng là “Thƣợng đế”.
Vietcombank Hải Dƣơng hƣớng ra thị trƣờng nói cho cùng là hƣớng tới khách
63
hàng, lấy khách hàng là trung tâm. Cụ thể Vieccombank Hải Dƣơng đã phải căn
cứ vào yêu cầu và ý kiến của khách hàng để khai thác sản phẩm, dịch vụ mới và
cung cấp dịch vụ chất lƣợng cao; Xây dựng hệ thống tƣ vấn cho khách hàng, cố
gắng để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cùng với việc nâng cao chất lƣợng
phục vụ để tăng cƣờng sức mua của khách hàng; Xây dựng quan niệm phục vụ
là thứ nhất, lợi nhuận là thứ hai, tiến hành khai thác văn hóa đối với môi trƣờng
sinh tồn của ngân hàng, xây dựng hình ảnh ngân hàng tốt đẹp trong mắt khách
hàng. Từ đó khách hàng gắn kết với Vietcombank qua việc sử dụng nhiều dịch
vụ tổng thể. Các hoạt động về tín dụng luôn đƣợc đảm bảo ổn định an toàn, các
hoạt động khác nhƣ hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, hoạt động thẻ, ATM,
ngân hàng điện tử...luôn đứng đầu về thị phần trên địa bàn.
Công tác khác: Hoạt động đoàn thể luôn đƣợc Vietcombank chú trọng
nhƣ : Tổ chức thành công “Ngày hội văn hoá Vietcombank Hải Dƣơng" hàng
năm, giao lƣu Diễn đàn thanh niên sống đẹp, sống có ích theo chân Bác; diễn
đàn Phụ nữ Vietcombank với cái đẹp, tham gia nhiều hoạt động văn hoá thể
thao, hoạt động tình nghĩa do đoàn thanh niên phát động, xây nhà tình nghĩa,
ủng hộ đồng bào bão lụt, xây nhà đại đoàn kết cho ngƣời nghèo, tổ chức Tết
thiếu nhi cho con em cán bộ, tặng học bổng cho học sinh nghèo vƣợt khó, tổ
chức Giao lƣu văn nghệ thể thao chào mừng Hội nghị khách hàng tiêu biểu
hàng năm và Mừng Giáng sinh, đón chào năm mới gắn kết với việc giới thiệu
Văn hóa Vietcombank.
Với những kết quả đã phân tích, ta thấy rằng VHDN đã và đang mang lại
nhiều lợi ích cho Vietcombank Hải Dƣơng, ảnh hƣởng to lớn tới thành công của
chi nhánh.VHDN là yếu tố cơ bản bảo đảm cho sự phát triển bền vững của mỗi
ngân hàng, liên kết các thành viên trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn
hệ thống. Tuy VHDN không thể thay thế các nguồn lực khác của ngân hàng
nhƣ vốn, công nghệ, kỹ thuật, nhân lực... nhƣng nó lại có thể tạo ra môi trƣờng
64
và cách thức để phát huy cao nhất hiệu quả các nguồn lực trên. Do đó, nếu
không có VHDN chắc chắn sẽ không có một Vietcombank Hải Dƣơng lớn
mạnh nhƣ ngày này. Nhờ có VHDN, khách hàng và các đối tác đã biết đến
Vietcombank nhiều hơn. Khách hàng chọn Vietcombank Hải Dƣơng làm địa
chỉ tin cậy để gửi gắm niềm tin của mình. Từ đó, Vietcombank không những
khẳng định hình ảnh và vị thế của mình mà còn đƣợc tiếp nhận một sức mạnh
cạnh tranh vƣợt trội so với các đối thủ trong lĩnh vực ngân hàng.
Qua sự nhìn nhận trên đây, phong cách ứng xử chuyên nghiệp, đậm chất
nhân văn không trộn lẫn thì đã đều làm nên sự thành công của Vietcombank
Hải Dƣơng; có thể nói văn hoá doanh nghiệp tại Vietcombank Hải Dƣơng đã
phát huy đƣợc vai trò của mình, tuy nhiên tại Vietcombank vẫn còn một số hạn
chế nhƣ sau:
+ VHDN tại Vietcombank Hải Dương là chưa hoàn thiê ̣n , chưa hình thành có
hệ thống: Nhƣ chúng ta đã biế t, cấ u trúc của VHDN gồ m 03 phầ n chính: Nhƣ̃ng
quá trình và cấu trúc hữu hình – Các giá trị đ ƣợc chia sẻ , đƣơ ̣c chấ p nhâ ̣n và
đƣơ ̣c tuyên bố – Các quan niệm chung , nhƣng trên thƣ̣c tế , không phải doanh
nghiê ̣p cƣ́ ta ̣o dƣ̣ng đƣơ ̣c các giá tri ̣văn hóa trên là có thể có VHDN hay có mô ̣t
VHDN hoàn thiê ̣n đƣơ ̣c. Khi doanh nghiê ̣p đã tạo dựng đƣợc các giá trị văn hóa
cơ bản , điề u cầ n thiế t là phải “cha ̣y thƣ̉” chúng , phải để các giá trị văn hóa hòa
nhâ ̣p la ̣i với nhau, xâm nhâ ̣p vào tiề m thƣ́c, hành động của mỗi cá nhân trong tổ
chƣ́c, tạo ra môi trƣờng làm viê ̣c mới và đinh
̣ hƣớng tƣ duy, đinh
̣ hƣớng hành vi
của các thành viên trong tổ chức . Tƣ̀ đó , đánh giá vai trò tác du ̣ng của VHDN
thông qua kế t quả hoa ̣t đô ̣ng của doanh nghiê ̣p , thông qua phản ƣ́ng của khách
hàng, thông qua uy tín mà doanh nghiê ̣p ta ̣o dƣ̣ng đƣơ ̣c . Tại Vietcombank Hải
Dƣơng, với lich
̣ sƣ̉ 12 năm hiǹ h thành và phát triể n , không phải là mô ̣t khoảng
thời gian dài , có những giá trị văn hóa đã đƣợc tạo dựng do kế thừa truyền
thố ng văn hóa Vietcombank trƣớc đó (truyề n thố ng đoàn kế t , tƣơng thân tƣơng
65
ái), có những giá trị văn hóa đƣợc chắt lọc và kết tinh qua thời gian phát triển
của Chi nhánh (sƣ̣ tâ ̣n tâm phu ̣c vu ̣ khách hàng , chuẩ n mƣ̣c hành vi , các hoạt
động phong trào …) và cũng có những giá trị văn hóa mới đƣợc hình thành (các
cấ u trúc văn hóa hƣ̃u hình); có những giá trị văn hóa đã đƣợc kiểm chứng, đã đi
vào tiềm thức của các cán bộ nhƣng cũng có những giá trị văn hóa đ ang đƣơ ̣c
“thƣ̉ nghiê ̣m”, mới đƣơ ̣c sƣ̣ tiế p nhâ ̣n của mo ̣i ngƣời . Hơn nƣ̃a , trong cấ u trúc
VHDN của Chi nhánh , có những giá trị văn hóa quan trọng chƣa đƣợc hình
thành mà mới đang đƣợc hƣớng tới , đó là sƣ́ mê ̣nh , tầ m nhin
̀ , là những chiến
lƣợc chƣơng trình hoạt động dài hơi, hay là nhƣ̃ng giá tri ̣văn hóa tinh thầ n nhƣ:
bài hát truyền thống , các nghi lễ , tâ ̣p tu ̣c … Tấ t cả nhƣ̃ng giá tri ̣văn hóa trên ,
không thể mô ̣t sớm mô ̣t chiề u mà Vietcombank Hải Dƣơng có đƣơ ̣c, đó phải là
mô ̣t quá trình . Chính vì vậy , tạo dựng đƣợc những giá trị văn hóa cơ bản là
nhƣ̃ng điề u kiê ̣n cầ n , nhƣng Vietcombank Hải Dƣơng còn cầ n phải tiế p tu ̣c xây
dƣ̣ng cho mình nhƣ̃ng điề u kiê ̣n đủ nhƣ đã phân tích ở trê n, để có thể có đƣợc
mô ̣t VHDN hoàn chỉnh theo đúng nghiã của no.́
+ Tác phong làm việc: Cán bộ của Vietcombank Hải Dƣơng đã và đang cố
gắng rất nhiều để dần thích nghi với nhịp sống mới sôi động nhƣng nhìn chung
vẫn còn rất chậm, đặc biệt ở các phòng ban trực tiếp phục vụ khách hàng.
Không khí làm việc chƣa thực sự khẩn trƣơng, nhiều nơi nhân viên làm việc
chƣa tuân thủ nội quy lao động một cách tuyệt đối, lề lối, phong cách làm việc
chƣa thực sự tôn trọng khách hàng, có thể giảm chữ tín trong hoạt động, có một
số khách hàng khi đến giao dịch tỏ ra rất ngạc nhiên vì thời gian chờ đợi đến
lƣợt mình đƣợc phục vụ. Tại nhiều điểm giao dịch, mặc dù ta bắt gặp những nụ
cƣời niềm nở, thái độ lịch sự song vẫn chƣa đủ nếu thiếu đi những lời khuyên
hữu ích, thái độ chân thành và khả năng cung cấp thông tin chính xác về sản
phẩm của chi nhánh.
66
+ Các quy tắc chuẩn mực mà ngân hàng hiện có thì chỉ là những quy định đơn
thuần, vì vậy nhận thức của cán bộ về mục tiêu của Chi nhánh còn mơ hồ. Bởi
vậy, để VHDN thực sự thúc đẩy hoạt động kinh doanh nên xây dựng một hệ
thống bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực hành vi đạt tiêu chuẩn cho cán bộ công
nhân viên.
+ Việc thực hiện truyền thông tới toàn thể cán bộ chƣa đạt kết quả cao nên cán
bộ chƣa hiểu rõ, hiểu sâu nét văn hóa Vietcombank để thực hiện nghiêm túc các
quy trình, quy định nội bộ. Tinh thần làm việc của cán bộ đôi khi còn thiếu
nhiệt huyết, thiếu năng động sáng tạo, thể hiện ở việc tham gia các hoạt động
tập thể còn phải để nhắc nhở, chƣa chủ động tham gia một cách tích cực, tính
tuân thủ quy trình quy định còn chƣa nghiêm nên trong tác nghiệp vẫn còn xẩy
ra một số rủi ro.
Đánh giá chung:
Trải qua một chặng đƣờng 12 năm, bằ ng nỗ lƣ̣c và sƣ̣ cố gắ ng , Vietcombank
Hải Dƣơng đã ta ̣o dƣ̣ng cho miǹ h nhƣ̃ng giá t rị văn hóa cơ bản làm cơ sở để
xây dƣ̣ng và phát triể n VHDN ta ̣i đơn vi ̣ . Nhƣ̃ng giá tri ̣văn hóa đó có sƣ̣ tác
đô ̣ng trở la ̣i và xâm nhâ ̣p vào tƣ̀ng cá nhân , tâ ̣p thể và môi trƣờng làm viê ̣c của
Chi nhánh, tƣ̀ đó giúp ta ̣o nên mô ṭ môi trƣờng làm viê ̣c văn hóa , đinh
̣ hƣớng tƣ
duy làm viê ̣c, hành vi giao tiếp , phong cách cho lañ h đa ̣o và tƣ̀ng cán bộ trong
đơn vi.̣
Lãnh đạo ngƣời tạo ra môi trƣờng cho các cá nhân phát huy tính sáng tạo
và là ngƣời góp phần mang đến không gian tự do và bầu không khí ấm cúng
cho ngân hàng, họ chính là linh hồn và là ngƣời có vai trò quyết định trong việc
tạo nên văn hóa doanh nghiệp. Bởi vậy, ngƣời lãnh đạo cần có Tầm, có Tài, có
Tâm, biết đoàn kết xiết chặt tay nhau, biết nhận xét, bảo ban cùng nhau tiến bộ;
nghĩa là ngƣời lãnh đạo phải có khả năng định hƣớng, biết trân trọng cái cũ tìm
ra những cơ hội mới và phải biết thức tỉnh những giá trị tốt đẹp trong mỗi nhân
67
viên. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo cũng góp phần tích cực trong việc đóng góp
kinh nghiệm, những giá trị văn hoá học hỏi đƣợc trong quá trình xử lý các vấn
đề chung. Lãnh đạo sẽ sử dụng các kinh nghiệm này để đạt hiệu quả quản trị
cao, tạo nên môi trƣờng văn hóa hỗ trợ đắc lực cho hoạt động của chi nhánh.
Qua đó, ngƣời lãnh đạo đóng vai trò ngƣời nghệ sĩ vẽ lên hình ảnh của ngân
hàng thông qua vai trò đại diện cho ngân hàng. Từ hoạt động của mình nhà lañ h
đa ̣o cho cán bô ̣ cảm nhận đƣợc rằng, nhà lãnh đạo và ho ̣ là những ngƣời đi cùng
trên mô ̣t con đƣờng, là tấm gƣơng sáng đi đầu trong cách lĩnh vực, dần dần, các
cán bộ tự ngầm xác đinh
̣ và đi theo con đƣờng do lãnh đạo định hƣớng , chính
yếu tố này đã gắn kết mọi thành viên trong đơn vi ̣với nhau và tạo nên tinh thần
tập thể vững mạnh . Ngoài ra , bản thân nhà lãnh đạo cũng luôn
cố gắ ng , rèn
luyê ̣n và không ngừng bồi dƣỡng , nâng cao khả năng lãnh đạo cho mình , tƣ̀ đó
chính là góp phần nâng cao văn hóa doanh nghiệp.
Đối với các cán bộ của Vietcombank Hải Dƣơng , các giá trị văn hóa đã
đƣơ ̣c hiǹ h thành và phổ biế n giúp cho mỗi cán bộ có thể nhận thức đƣợc giá trị
của bản thân họ đối với Chi nhánh . Với nhƣ̃ng nỗ lƣ̣c đã ta ̣o dƣ̣ng , mọi ngƣời
có cảm giác họ đƣợc sống trong một môi trƣờng tự do cống hiến
, chia sẻ ý
tƣởng, đƣợc ghi nhận khi thành công… mo ̣i ngƣời bắ t đầ u ý thƣ́c đƣơ ̣c rằ ng họ
là mô ̣t phần quan tro ̣ng của Chi nhánh . Điề u này tạo cho cán bộ mô ̣t tinh thầ n
chung thân làm việc , vƣợt qua những giai đoạn thử thách , những tình thế khó
khăn của đơn vi ̣. VHDN đã giúp ta ̣o nên sự đoàn kết , nhấ t trí cùng với một khí
thế làm việc sôi nổ i , có trách nhiệm để Vietcombank Hải Dƣơng đạt đƣợc
nhƣ̃ng kế t quả hoa ̣t đô ̣ng tố t trong thời gian vƣ̀a qua.
Đối với tập thể Chi nhánh, kế t hơ ̣p nhƣ̃ng giá tri ̣văn hóa đã xây dƣ̣ng đƣơ ̣ c với
viê ̣c phát huy giá tri ̣cố t lõi đang theo đuổ i là “sƣ̣ tâ ̣n tâm phu ̣c vu ̣ đố i với khách
hàng”, Chi nhánh Hải Dƣơng bƣớc đầ u đã ta ̣o dƣ̣ng đƣơ ̣c sƣ̣ uy tín và mô ̣t
phong cách khác biê ̣t trong tâm thƣ́c của khách hàng . Điề u này giúp Chi nhánh
68
xác lập đƣợc lợi thế cạnh tranh trong môi trƣờng hoạt động ngân hàng trên địa
bàn và đạt đƣợc kết quả hoạt động khả quan trong những năm qua.
2.2.4. Những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.
* Vietcombank chưa xây dựng được chiến lược , kế hoạch dài hạn phát
triển VHDN.
Cho đế n nay , Vietcombank mới chỉ ban hành đƣợc “Sổ tay văn hóa
Vietcombank”, một số bộ tiêu chuẩn chuẩn mức , đạo đức nghề nghiệp với cán
bộ, tuy nhiên vẫn chƣa xây dƣ̣ng đƣơ ̣c mô ̣t chiế n lƣ
ợc cụ thể , thành một hệ
thống đố i với viê ̣c xây dƣ̣ng VHDN của ngành , chƣa có hệ thống các văn bản
pháp lý quy định cụ thể từ cấp trên về việc xử lý với những hành vi vi phạm
VHDN. Mă ̣c dù Ban lañ h đa ̣o VCB đã nhâ ̣n đinh,
̣ xây dƣ̣ng VHDN của VCB là
cầ n thiế t và tấ t yế u cho sƣ̣ tồ n ta ̣i và phát triể n của Vietcombank trong thời kỳ
hô ̣i nhâ ̣p. Song, trong thời gian qua viê ̣c triể n khai đế n các Chi nhánh mới chỉ
dƣ̀ng la ̣i ở mƣ́c đô ̣ hƣớng dẫn , chỉ đạo các nội dung cơ bản , còn việc định
hƣớng, xây dƣ̣ng chiế n lƣơ ̣c và chỉ đa ̣o cu ̣ thể còn nhiề u lúng túng , chƣa nhấ t
quán, dẫn đế n các Chi nhánh vƣ̀a thƣ̣c hiê ̣n
, vƣ̀a cầ m chƣ̀ng chờ đơ ̣i
Vietcombank Hải Dƣơng là mô ̣t trong nhƣ̃ng Chi nhánh chủ đô ̣ng tr
.
iể n khai
mô ̣t số nô ̣i dung cu ̣ thể phù hơ ̣p với đă ̣c điể m , tình hình của mình , nhƣng trên
thƣ̣c tế trong khi chờ chiế n lƣơ ̣c cu ̣ thể của ngành thì cũng vẫn chƣa thể có mô ̣t
đinh
̣ hƣớng nhấ t quán cho viê ̣c xây dƣ̣ng VHDN ta ̣i Chi nhań h đƣơ ̣c.
* Vai trò của người lãnh đạo chưa được phát huy đúng mức.
Chúng ta đã biết , trong quá trình xây dƣ̣ng và phát triể n VHDN , vai trò
của nhà lãnh đạo là cực kỳ quan trọng , làm gƣơng cho cấp dƣới noi theo , nhà
lãnh đạo cũng là ngƣời quyết định đến nền tảng văn hóa của doanh nghiệp . Tại
Vietcombank Hải Dƣơng hiê ̣n nay chƣa có bô ̣ phâ ̣n tham mƣu , giúp việc cho
lãnh đạo về xây dựng VHDN . Điề u này có ảnh hƣởng lớn đế n hiê ̣u quả làm
viê ̣c của lañ h đa ̣o Chi nhánh trong điề u hành và thƣ̣c thi vai trò của min
̀ h . Vì
69
thế , trên thƣ̣c tế lañ h đa ̣o Chi nhánh chƣa đƣơ ̣c câ ̣p nhâ ̣t thông tin về tin
̀ h hin
̀ h
VHDN của Chi nhánh mô ̣t cách đầ y đủ , các đánh giá kết quả công việc thiếu
tính tổ ng hơ ̣p và tiń h khách quan . Quan tro ̣ng hơn lañ h đa ̣o Chi nhánh chƣa
kiể m soát đƣơ ̣c quá trình xây dƣ̣ng VHDN mô ̣t cách hiê ̣u quả
. Chính vì vậy
trong thời gian qua , mă ̣c dù là ngƣời chỉ đa ̣o trƣ̣c tiế p viê ̣c xây dƣ̣ng VHDN
nhƣng bản thân nhà lañ h đa ̣o Chi nhánh cũng chƣa cảm nhâ ̣n đƣơ ̣c hế t tầ m quan
trọng và vai trò của mình trong công việc này , do đó chƣa khơi dâ ̣y đƣơ ̣c hế t
giá trị của các yếu tố văn hóa đã tạo dựng đƣợc cũng nhƣ chƣa thúc đẩy quá
trình xây dựng VHDN tại Chi nhánh đạt kết quả cao hơn.
* Nhận thức chưa thống nhất của cán bộ về VHDN .
Muốn xây dựng đƣợc VHDNN tốt thì trƣớc tiên phải đòi hỏi nhận thức từ
mỗi cán bộ phải tốt, từ đó mới có thể có hành động đúng đƣợc. Tuy nhiên, một
số cán bộ vẫn chƣa có sự nhận thức đầy đủ về VHDN. 100% cán bộ nhân viên
của Vietcombank Hải Dƣơng đều nhận thầy VHDN là rất cần thiết và nên cần
phải xây dựng phát triển hơn. Nhƣng điều tra sơ bộ với 70 phiếu khảo sát cán
bộ Vietcombank Hải Dƣơng, cho thấy kết quả sau:
Bảng 2.3: Số liệu về sự nhận thức của cán bộ về biểu hiện của VHDN
Biểu hiện của VHDN
Số
Tỷ lệ
lƣợng
(%)
- Kiến trúc văn phòng
40
57
- Các nghi lễ và cách thức giao tiếp trong nội bộ và bên
39
55,7
- Logo và thƣơng hiệu dịch vụ của ngân hàng
56
80
- Ngôn ngữ và khẩu hiệu
44
62,8
- Những ấn phẩm điển hình
37
52,8
- Giá trị, niềm tin và thái độ đối với sự phát triển của VCB
38
54,3
- Lịch sử phát triển và truyền thống văn hoá
42
60
ngoài của thành viên, cách thức làm việc và ra quyết định
70
- Lý tƣởng
_
_
- Tất cả các đặc trƣng trên
38
54,3
70
100
Tổng
(Nguồn: Điều tra thực tế tại Vietcombank Hải Dương )
Theo điều tra thì có khoảng 54,3% cán bộ nhận viên cho rằng biểu hiện
của VHDN có các đặc trƣng là kiến trúc ngoại thất và nội thất công sở; các nghi
lễ và cách thức giao tiếp trong nội bộ và bên ngoài của thành viên; Logo và
thƣơng hiệu dịch vụ của ngân hàng; ngôn ngữ và khẩu hiệu; những ấn phẩm
điển hình; lý tƣởng; giá trị, niềm tin và thái độ đối với sự phát triển của ngân
hàng; lịch sử phát triển và truyền thống văn hoá. Nhƣ vậy phần lớn cán bộ nhân
viên của Vietcombank Hải Dƣơng đã có những hiểu biết về VHDN, tuy nhiên
còn chƣa đầy đủ. Cho đến tận bây giờ cũng chƣa có nghiên cứu nào hoàn chỉnh
về vấn đề này song tầm quan trọng của nó đối với sự sống còn của doanh
nghiệp thì mọi ngƣời dần đã nhận ra. Và thực tế cho thấy các doanh nghiệp
thành công trên thế giới cũng đã xây dựng cho mình những nét văn hoá rất
riêng và đặc sắc, mức độ nổi tiếng lan toả trên toàn cầu.
* Những điểm mạnh hiện nay của Vietcombank Hải Dương có thể trở
thành những điểm yếu: thành công lớn cũng là một trở ngại cho những bước
phát triển kế tiếp.
Những thành công trong hoạt động ngân hàng, số liệu về huy động, dƣ
nợ, thu dịch vụ, lợi nhuận không ngừng tăng lên qua các năm có thể sinh ra tâm
lý chủ quan, thiếu động lực phấn đấu và muốn dùng lại những kinh nghiệm
thành công cũ. Trong khi đó, trong điều kiện hiện nay, sự cạnh tranh của các tổ
chức tín dụng khác ngày càng khốc liệt, đòi hỏi phải có những chiến lƣợc,
những cách làm khác nhau. Thêm vào đó, sự thành công cũng tạo thành một cái
bóng lớn của chính mình mà Vietcombank Hải Dƣơng phải vƣợt qua. Nhiều cá
nhân không dám sáng tạo, không dám thử làm những cái mới vì lo sợ sai lầm,
71
thất bại. Nó gây ra sức ì, sự thụ động lớn, thiếu sự năng động sáng tạo quyết
tâm đạt mọi kế hoạch đƣợc giao.
*Tác động của môi trường văn hóa, kinh tế, xã hội của địa phương.
Việc xây dựng VHDN của Chi nhánh chịu sự tác động không nhỏ của
môi trƣờng văn hóa, kinh tế, xã hội của địa phƣơng. Hải Dƣơng là một tỉnh
thuần nông nên vẫn chịu ảnh hƣởng nặng nề của các đặc trƣng văn hóa của nền
văn minh lúa nƣớc. Thể hiện qua lối sống, cách suy nghĩ và hành động đã ăn
sâu vào tiềm thức của mỗi ngƣời dân Hải Dƣơng. Chúng ta đang sống trong
một môi trƣờng kinh doanh cạnh tranh khốc liệt nhƣng vẫn không gạt bỏ đƣợc
lối sống trọng tình, giải quyết công việc theo cơ chế “đi cửa sau”; tình trạng
“giờ cao su” trong công việc vẫn đang tiếp diễn; ... rất dễ phát sinh sự mất công
bằng, tiêu cực trong quản trị nguồn nhân lực của các doanh nghiệp. Hiện nay ở
Vietcombank Hải Dƣơng việc tuyển dụng cán bộ vẫn còn ảnh hƣởng bởi những
quan hệ ngoại giao, đối ngoại. Nếu không phòng tránh đƣợc nếp nghĩ bảo thủ
của văn hóa truyền thống này thì sự đòi hỏi tính công tâm, khách quan và tinh
thần trọng dụng nhân tài của hệ thống quản lý hiện nay vẫn chỉ tồn tại trên lý
thuyết và sách vở mà thôi. Điều này làm cho việc thu hút đƣợc nhân tài thực sự
và việc có đƣợc các mối làm ăn hiệu quả của ngân hàng bị giảm sút rất nhiều.
Bên cạnh môi trƣờng văn hóa, xã hội, tác động của môi trƣờng kinh tế nhƣ cơ
chế, chính sách của Nhà nƣớc, pháp luật và hoạt động của bộ máy công chức
cũng đang tạo ra những rào cản nhất định cho việc xây dựng và hoàn thiện văn
hóa kinh doanh nói chung và văn hóa doanh nghiệp nói riêng. Thể chế công tác
quản lý cán bộ còn thiếu tính công bằng, công khai, minh bạch nên chƣa tạo ra
môi trƣờng lành mạnh cho doanh nhân cạnh tranh và phát triển, dẫn đến các
lãnh đạo của các doanh nghiệp tìm đủ mọi cách để doanh nghiệp mình trụ vững
trên thƣơng trƣờng. Nhƣ vậy là kinh doanh lúc này đã không còn tính đến vấn
đề văn hóa hay không nữa
72
Nhƣ vâ ̣y, qua xem xét tiǹ h hiǹ h văn hóa VHDN ta ̣i Vietcombank Hải Dƣơng ,
với nhƣ̃ng đánh giá khách q uan và khoa ho ̣c , chúng ta có thể khẳng định rằng :
Trong nhƣ̃ng năm qua , bằ ng nhâ ̣n thƣ́c và sƣ̣ cố gắ ng của min
̀ h Vietcombank
Hải Dƣơng đã tạo dựng cho mình những giá trị văn hóa quý giá , nhƣ̃ng giá tri ̣
văn hóa này đã góp phầ n quan tro ̣ng trong viê ̣c xây dƣ̣ng mô ̣t môi trƣờng làm
viê ̣c lành ma ̣nh , có văn hóa , cũng nhƣ tạo dựng đƣợc uy tín của Chi nhánh
trong lòng khách hàng và ta ̣o nên mô ̣t phong cách làm viê ̣c văn minh chuyên
nghiê ̣p, nhƣng bên ca ̣nh đó , việc xây dựng VHDN tại Chi nhánh vẫn còn nhiều
hạn chế . Do vâ ̣y , để có thể xây dựng hoàn thiện VHDN tại Chi nhánh
Vietcombank Hải Dƣơng cầ n thiế t phải tiế p tu ̣c nghiên cƣ́u và đƣa ra các giải
pháp cụ thể việc xây dựng VHDN đạt hiê ̣u quả cao hơn.
73
,
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
TẠI CHI NHÁNH NH TMCP NGOẠI THƢƠNG HẢI DƢƠNG
Nhƣ đã triǹ h bày ở phầ n đầ u của Luâ ̣n văn
, trong pha ̣m vi của đề tài nà,yem
xin đƣơ ̣c nêu ra mô ̣t số giải pháp nhằ m ho
àn thiện và phát huy VHDN ta ̣i Chi nhánh
phù hợp và thiết thực hơn để cùng nghiên cứu và tham khảo
.
3.1. Hoàn thiện thể chế quản trị và xây dựng VHDN của Vietcombank
Thể chế ở đây là việc quản trị có hiệu quả trong cơ chế quản lý của tập trung
toàn hệ thống Vietcombank, bao gồm các yếu tố, nội dung chính: các chính sách,
văn bản pháp quy và quan hệ giữa Vietcombank với các cấp, với khách hàng, với
nội bộ; hoàn thiện tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động và hệ thống quản trị nội bộ
Vietcombank; xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lƣợc phát triển…
Để có thể xây dƣ̣ng và phát triể n VHDN ta ̣i Chi nhánh Hải Dƣơng, yế u tố cơ bản
phải hoàn thiện đƣợc thể chế xây dựng VHDN của Vietcombank
. Nhƣ đã phân tích
ở Chƣơng 2, do Vietcombank Hải Dƣơng là mô ̣t đơn vi ̣trƣ̣c thuô ̣c hê ̣ thố ng
Vietcombank, do đó viê ̣c xây dƣ̣ng VHDN ta ̣i Chi nhánh chiụ sƣ̣ ảnh hƣởng trƣ̣c
tiế p tƣ̀ đinh
. Tuy nhiên, cho đế n
̣ hƣớng xây dƣ̣ng văn hóa ngành của Vietcombank
nay, vì những nguyên nhân khác nhau mà Vietcombank mới chỉ dừng lại ở việc ban
hành các quy tắc, chuẩn mực rời rạc, chƣa thành hệ thống, chƣa có chiến lƣợc cụ
thể, chƣa hình thành lộ trình phát triển rõ ràng. Vì vậy, Ban Lãnh đạo Vietcombank
nên sớm triển khai và thành lập bộ phận chuyên trách để nghiên cứu, đề xuất áp
dụng VHDN cho hệ thống, ban hành thành một thể chế cụ thể từ đó các Chi nhánh
sẽ có định hƣớng cụ thể để áp dụng, phát triển VHDN tại Chi nhánh mình hiệu quả
hơn trong thời gian tới.
74
3.2.Tổ chƣ́c bô ̣ phâ ̣n tham mƣu và kiể m soát quá trin
̀ h xây dƣṇ g , phát
triể n của VHDN ta ̣i Chi nhánh
Nhƣ chúng ta đã biế t , vai trò của nhà lañ h đa ̣o trong xây dƣ̣ng và phát
triể n VHDN là cƣ̣c kỳ quan tro ̣ng , mang tính chấ t quyế t đinh
̣ đế n sƣ̣ thành ba ̣i
của cả quá trình. Tuy nhiên, trong thƣ̣c tế không phải lúc nào nhà lañ h đa ̣o cũng
có thế nhận thức đƣợc hết vai trò và tầm quan trọng của mình hoặc giả nhà lãnh
đa ̣o có nhâ ̣n thƣ́c đƣơ ̣c viê ̣c đó thì cũng không thể mô ̣t mình mà đảm đƣơng hết
đƣơ ̣c. Tại Vietcombank Hải Dƣơng nhƣ đã phân tích ở Chƣơng 2, dó thiếu bộ
phâ ̣n tham mƣu , giúp việc là nguyên nhân gián tiếp khiến cho quan điểm của
nhà lãnh đạo đối với việc xây dựng VHDN còn chƣa đúng mức , chƣa phát huy
hế t đƣơ ̣c vai trò của nhà lañ h đa ̣o . Vì vậy, viê ̣c tổ chƣ́c mô ̣t bô ̣ phâ ̣n tham mƣu
và giúp việc cho lãnh đạo Chi nhánh Hải Dƣơng về xây dựng VHDN là rất cần
thiế t trong giai đoa ̣n hiê ̣n nay. Đối với bộ máy tổ chức của Chi nhánh hiê ̣n nay,
viê ̣c thành lâ ̣p mô ̣t bô ̣ phâ ̣n tham mƣu chuyên trách là không khả thi, phƣơng án
tố t nhấ t là tổ chƣ́c mô ̣t Tổ giúp viê ̣c bán chuyên trách mà thành phầ n là cán bộ
các phòng đã đƣợc chọn lọc trong suốt quá t rình xây dựng VHDN trƣớc đây
của Chi nhánh, các thành viên của Tổ giúp việc phải là những ngƣời am hiểu về
VHDN và thƣ̣c tra ̣ng VHDN ta ̣i Chi nhánh hiê ̣n ta ̣i , đồ ng thời, các thành viên
phải có trách nhiệm tham mƣu với lãnh đạo Chi nhánh thƣ̣c hiê ̣n tố t vai trò , tác
dụng của nhà lãnh đạo trong công cuộc xây dựng VHDN của mình . Bên ca ̣nh
đó, Tổ giúp viê ̣c phải trƣ̣c tiế p thƣ̣c hiê ̣n viê ̣c kiể m soát quá trình xây dƣ̣ng
VHDN, tƣ̀ đó , có những đánh giá , báo cáo sát thực tình hình xây dựng và phát
triể n VHDN để tham mƣu, đề xuất với lãnh đạo Chi nhánh những giải pháp cụ
thể nhằ m phát huy hơn nƣ̃a VHDN ta ̣i Chi nhánh.
75
3.3. Nêu cao vai trò và trách nhiệm phát triển VHDN của Ngƣời lãnh đạo
Chi nhánh.
Ngƣời lãnh đạo không chỉ là ngƣời quyết định chiến lƣợc kinh doanh,
cơ cấu tổ chức và công nghệ của doanh nghiệp mà đó còn là ngƣời đặt nền
móng, tạo lập tƣ tƣởng, giá trị, niềm tin... của doanh nghiệp. Qua đó những
tƣ tƣởng và tính cách của họ đƣợc phản chiếu và gây ảnh hƣởng lên VHDN,
là nhân tố quyết định bản sắc VHDN. Ngƣời lãnh đạo phải thực sự thể hiện
đƣợc vai trò là ngƣời đi đầu, dẫn dắt tƣ tƣởng và hành động của nhân viên.
Vai trò và trách nhiệm của ngƣời lãnh đạo trong việc phát triển VHDN càng
trở nên cấp thiết khi hiện nay. Nó có ảnh hƣởng đến lề lối, phong cách làm
việc của toàn bộ cán bộ nhân viên trong ngân hàng. Vì vậy để thay đổi bất cứ
vấn đề nào trong ngân hàng thì ngƣời lãnh đạo phải luôn là ngƣời đi tiên phong,
làm gƣơng cho các nhân viên. Để lãnh đạo thực sự khẳng định đƣợc vai trò của
mình trong công tác phát triển VHDN cần tăng cƣờng tiếp xúc giữa lãnh đạo và
nhân viên. Qua các cuộc gặp gỡ, giao lƣu, hội thảo, các hoạt động văn hoá...
lãnh đạo có thể truyền đạt những tƣ tƣởng, niềm tin của mình tới nhân viên và
kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện VHDN của Chi nhánh. Đó cũng là dịp
để lãnh đạo có thể chia sẻ những kinh nghiệm trong công tác, truyền tải cá tính,
phong cách lãnh đạo của mình tới toàn thể nhân viên. Qua đó, nhân viên sẽ hiểu
đƣợc những mục tiêu, giá trị mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Cùng với đó,
những ngƣời lãnh đạo cần phải hành động làm gƣơng trƣớc khi tuyên truyền tới
các thành viên trong Chi nhánh. Muốn đạt đƣợc yêu cầu trên, việc đào tạo
những ngƣời quản lí cần chú ý tới yêu cầu đào tạo các kỹ năng quản lý chất
lƣợng toàn diện. Quy trình đổi mới tƣ duy và thực hiện chính là quá trình đổi
mới về nhận thức về “chất” và “hồn”. Muốn vậy để đi đến thành công, ngƣời
quản lý phải hiểu rõ, hiểu tƣờng tận các nội dung của chƣơng trình, trực tiếp chỉ
đạo và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chƣơng trình trong bộ phận đơn
76
vị, phòng ban mình phụ trách. Những thập kỷ trƣớc đây, môi trƣờng kinh doanh
ổn định hơn, thay đổi chậm hơn và do vậy cũng dễ tiên đoán hơn, phƣơng châm
của những ngƣời lãnh đạo là “làm việc chăm chỉ, chú trọng thực hiện những
điều đúng đắn”. Còn ngày nay thế giới đã thay đổi, thị trƣờng thay đổi, khách
hàng và cả công nghệ đang thay đổi từng giờ. Ngƣời lãnh đạo không những
thông minh xuất chúng khả năng chuyên môn giỏi mà đòi hỏi phải có trình độ
học vấn cao mới, phải biết nhìn nhận lại chính mình mà có sự tiến bộ vƣợt bậc
hơn nữa thì mới có thể vững tay chèo lái vƣợt qua ghềnh thác và biết nhìn xa
trông rộng cho viễn cảnh mới. Cần tạo dựng niềm tin hơn nữa đối với các nhân
viên, các lãnh đạo cũng cần phải lƣu tâm và xem xét thay đổi phong cách làm
việc của mình sao cho có đƣợc sự khâm phục của các nhân viên. Từ đó giúp
nâng cao uy tín của các lãnh đạo đối với các nhân viên của mình. Hơn ai hết,
lãnh đạo Chi nhánh phải là những ngƣời đi đầu trong việc phát triển VHDN, là
ngƣời tiên phong thực hiện những cam kết, triết lý mà họ đƣa ra.
3.4. Bồi dƣỡng và nâng cao nhận thức về VHDN cho cán bộ
- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, nhận thức của cán bộ về nội dung,
vai trò của Văn hóa Vietcombank: Học tập là điều kiện cần để phát triển nền
tảng văn hóa của cá nhân cũng nhƣ của tổ chức, vì kiến thức học đƣợc là cơ sở
để trau dồi kiến thức nghiệp vụ, đảm bảo thực thi nhiệm vụ, thực hiện các hành
vi văn hóa. Văn hóa doanh nghiệp với các chuẩn mực không phải là bất biến, vì
vậy khi xây dựng đƣợc một văn hóa phù hợp thì phải liên tục đƣợc đánh giá và
duy trì tốt. Học tập vì thế có tầm ảnh hƣởng quan trọng trong việc duy trì và
phát triển các giá trị của văn hóa kinh doanh. Tuy nhiên việc học phải thực hiên
đồng bộ từ trên xuống dƣới.
- Nâng cao ý thức tự hào về Vietcombank: Bằng mọi cách truyền bá văn
hoá doanh nghiệp cho cán bộ, thƣờng xuyên bồi dƣỡng cho họ có tình cảm "yêu
doanh nghiệp nhƣ gia đình mình”, có tƣ tƣởng "cùng hội cùng thuyền" "nhân
77
hoà" và có tinh thần vƣợt gian khổ tạo lập sự nghiệp. Thông qua các hình thức
nêu gƣơng, các buổi lễ chúc mừng và những hình thức giao tiếp để thể hiện sự
coi trọng những trƣờng hợp xuất sắc cả về tinh thần lẫn hành động, tạo dựng
niềm tự hào về thành tựu đạt đƣợc cùng với tấm lòng luôn luôn nghĩ tới ngƣời
khác, hãy nhớ rằng những giá trị vô hình khó bắt chƣớc có ý nghĩa quan trọng
hơn rất nhiều so với những giá trị hữu hình có thể mua đƣợc.
Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thi văn hoá doanh nghiệp cho cán bộ, các buổi
hội thảo về văn hóa doanh nghiệp, các buổi học tập trung cho các lãnh đạo chi
nhánh. Vietcombank Hải Dƣơng cần phải ban hành sổ tay nhân viên riêng,
trong đó nêu rõ các nguyên tắc, các chuẩn mực. Cần có những trang nói về lịch
sử, truyền thống và những tấm gƣơng tiêu biểu của Chi nhánh. Và để đánh giá
việc cán bộ thực hiện, Chi nhánh cần xây dựng một hệ thống đánh giá, thƣởng
phạt phân minh, từ đó sẽ là động lực để nhân viên nỗ lực hoàn thành công việc
và gắn bó với ngân hàng, tạo cơ sở cho một nền VHDN bền vững, lành mạnh.
3.5. Có chính sách khách hàng hợp lý theo định hƣớng của VHDN
Với sự phát triển nhƣ vũ bão của kinh tế thế giới, ngày nay các ngân hàng
đều hƣớng mọi hoạt động vào khách hàng. Vì vậy, cần xây dựng chiến lƣợc
khách hàng phù hợp trong từng thời kỳ. Trên cơ sở chiến lƣợc, ngân hàng dự
đoán đƣợc xu hƣớng thay đổi về khách hàng, từ đó chủ động đầu tƣ về nguồn
lực để thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, thu hút khách hàng tiềm
năng.
Xây dựng tốt quan hệ với khách hàng, đối tác và cộng đồng xã hội bằng
cách kết hợp hài hoà lợi ích trƣớc mắt và lợi ích lâu dài giữa ngân hàng và khách
hàng. Qua đó hiểu rõ về nhu cầu của họ và hiểu rõ hơn về đối thủ cạnh tranh để
thiết kế những sản phẩm, dịch vụ phù hợp với từng nhóm khách hàng.
Coi trọng chữ tín trong mọi trƣờng hợp, đặc biệt khi ngân hàng tham gia
cung cấp dịch vụ ngân hàng quốc tế. Trong trƣờng hợp này chữ tín không chỉ
78
dừng lại ở mỗi ngân hàng, hoặc hệ thống ngân hàng mà còn liên quan đến vị
thế, thể diện quốc gia. Vì vậy bên cạnh việc chú ý nâng cao chất lƣợng dịch vụ
cung cấp, phải đặc biệt coi trọng dịch vụ sau bán hàng nhằm tạo sự khác biệt và
khẳng định bản sắc riêng cho từng dịch vụ ngân hàng.
3.6. Xây dựng đạo đức kinh doanh và tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp nói chung, ngân hàng nói riêng không những coi sản
phẩm, dịch vụ của mình là một bộ phận làm nên quá trình phát triển nhân loại
mà còn coi việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp mình là một bộ phận của văn
hóa nhân loại. Doanh nghiệp góp cho xã hội không chỉ ở số lƣợng của cải mà
còn phải thỏa mãn đƣợc nhu cầu văn hóa nhiều mặt của xã hội hiện đại nhƣ tích
cực ủng hộ, tài trợ cho sự nghiệp giáo dục, văn hóa, xã hội, thúc đẩy khoa học –
kỹ thuật phát triển và tiến bộ. Các hoạt động này cũng làm nền tảng vẽ nên nét
văn hóa tốt đẹp hơn, uy tín của doanh nghiệp đƣợc nâng lên đáng kể.
Vietcombank Hải Dƣơng cần tiếp tục duy tri những mặt đã làm đƣợc trong thời
gian qua, trong quá trình phát triển cần phải tăng cƣờng ý thức hơn nữa để quan
tâm đến an sinh xã hội. Từ đó thông qua VHDN để hƣớng tới mục tiêu phát
triển lâu dài, bền vững tránh đƣợc tình trạng phát triển vì lợi ích trƣớc mắt mà
bỏ quên lợi ích con ngƣời.
3.7. Xây dƣ ̣ng VHDN phải có chiến lƣợc và thời gian
Trong mo ̣i hoa ̣t đô ̣ng của Vietcombank Hải Dƣơng , tƣ̀ viê ̣c nhỏ đế n viê ̣c
lớn chúng ta đề u phải có trù liê ̣u trƣớc , đố i với viê ̣c nhỏ thì cầ n có kế hoa ̣ch ,
viê ̣c lớn cầ n có chiế n lƣơ ̣c . Đối với viê ̣c xây dƣ̣ng VHDN điề u cố t yế u là phải
có chiến lƣợc cụ thể . Nhƣ đã phân tích ta ̣i Chƣơng 2, hiê ̣n nay VCB chƣa xác
đinh
̣ đƣơ ̣c chiế n lƣơ ̣c về xây dƣ̣ng VHDN của ngành , do đó , rấ t khó khăn cho
Chi nhánh Hải Dƣơng xây dƣ̣ng chiế n lƣ ợc cho mình . Tuy nhiên, để quá trình
xây dƣ̣ng và phát huy VHDN ta ̣i Chi nhánh đƣơ ̣c thuâ ̣n lơ ̣i và hiê ̣u quả
79
, nhấ t
thiế t Chi nhánh phải căn cƣ́ vào thƣ̣c tra ̣ng VHDN ta ̣i Chi nhánh hiê ̣n nay cùng
với đă ̣c điể m văn hóa , kinh doanh của Chi nhánh để xây dƣ̣ng mô ̣t chiế n lƣơ ̣c
tổ ng thể cho Chi nhánh. Có thể trong thời gian tới, khi VCB có đƣơ ̣c chiế n lƣơ ̣c
cụ thể của ngành thì chiến lƣợc của Chi nhánh phải điều chỉnh , nhƣng nhƣ̃ng
nô ̣i dung cơ bản của chiế n lƣơ ̣c
nhƣ: giá trị cốt lõi theo đuổi , tiế n trình thƣ̣c
hiê ̣n, … phải đƣơ ̣c xác đinh
̣ ngay tƣ̀ bây giờ , có nhƣ vậy Chi nhánh mới duy trì
và phát huy đƣợc những giá trị văn hóa đã tạo dựng đƣợc trong suốt thời gian
qua. Và để tạo dựng và phát triển VHDN cần sự nhất trí đồng lòng của tất cả
các thành viên trong doanh nghiệp chứ không phải là trách nhiệm của riêng ai
trong doanh nghiệp.
Hơn bao giờ hết trong thời điểm hiện nay, vấn đề VHDN phải đƣợc đặt
lên hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển, kinh doanh của mình. Vietcombank
Hải Dƣơng đã coi đây là “tài sản vô hình” là sự quyết định sống còn của mình
và không thể thiếu để bƣớc vào hành trình mới đầy thách thức trong môi trƣờng
hội nhập.Và nếu chúng ta không bắt đầu ngay từ ngày hôm nay, không đầu tƣ
công sức thì bất kỳ lúc nào chúng ta cũng đang tự đánh mất thƣơng hiệu của
mình trên thị trƣờng. VHDN có vô vàn hình thức biểu hiện , nhƣng lƣu ý rằng ,
VHDN không phải thực hiện trong ngày một ngày hai , nó có thể kéo dài hàng
thập kỷ. Khoảng thời gian phía trƣớc còn nhiề u viê ̣c mà lañ h đa ̣o và cán bộ Chi
nhánh cần phải làm để tiếp tục xây dựng , hoàn thiện và phát huy VHDN của
Chi nhánh trong tƣơng lai . Xây dựng VHDN không phải là một khẩu hiệu, nó
phải đƣợc sự vun đắp của từng cá nhân trong doanh nghiệp, nó là chìa khóa để
doanh nghiệp đƣợc trƣờng tồn.
3.8 Xây dựng một tinh thần tập thể vững mạnh thông qua xác định những
giá trị cốt yếu.
Sau khi đã xác định đƣợc chiến lƣợc phát triển văn hóa doanh nghiệp dài
hạn, ngƣời lãnh đạo có sự chú trọng đúng mực, là tấm gƣơng sáng cho cán bộ
80
noi theo, việc thực hiện xây dựng và duy trì sự phát triển bền vững, đánh giá sự
thành công của văn hóa doanh nghiệp thì rất cần phải xây dựng đƣợc một nên
tinh thần tập thể vững mạnh trong toàn thể đội ngũ cán bộ nhân viên của Chi
nhánh. Để làm đƣợc điều đó mọi ngƣời phải cùng nhau cam kết thực hiện và có
chung vào niềm tin tƣơng lai, sự phát triển của Chi nhánh cũng sẽ đem lại lợi
ích chung cho tập thể con ngƣời, không chỉ là cán bộ của VCB mà cả khách
hàng và ngƣời dân tỉnh Hải Dƣơng. Phải tạo đƣợc cho nhân viên luôn có ý thức
chủ động tìm tòi, học hiểu cái mới, trang bị tƣ tƣởng tiến bộ cùng chung sức
ủng hộ, cống hiến, góp phần truyền bá ảnh hƣởng của Văn hóa Vietcombank
ngày càng sâu rộng, bổ sung thêm những giá trị văn hóa mới cho doanh nghiệp.
81
KẾT LUẬN
Vietcombank đã và đang khẳng định, duy trì vai trò chủ đạo, có tầm ảnh
hƣởng quan trọng trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam đồng thời định vị uy
tín thƣơng hiệu VCB trên thị trƣờng quốc tế; VCB quyết tâm thực hiện mục
tiêu ớm trở thành Tập đoàn đầu tƣ tài chính ngân hàng đa năng và trở thành 1
trong 70 định chế tài chính đầu Châu Á, có phạm vi hoạt động quốc tế vào năm
2015-2020. Trong bối cảnh hiện nay, sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng
ngày càng quyết liệt, thì để đạt đƣợc mục đích trên ngoài việc có chiến lƣợc
kinh doanh cụ thể thì VCB phải xây dựng và khẳng định đƣợc một nền VHDN
bản sắc hơn nữa, làm cơ sở và điều kiện để quản trị ngân hành một cách hiệu
quả và bền vững, giành đƣợc ƣu thế cạnh tranh trên thị trƣờng.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn đã trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu
tác giả đã đặt ra trong Phần mở đầu:
Thứ nhất, Văn hóa doanh nghiệp là gì ? Vai trò và khả năng áp dụng của
nó trong quản trị một ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay ?
Mặc dù còn cần nhiều thời gian để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn về
VHDN, nhƣng qua nghiên cƣ́u một số lý luận chung cho thấ y
, vai trò của
VHDN là vô cùng to lớn trong quá trình hoa ̣t đô ̣ng và phát triể n của các doanh
nghiê ̣p, nó đã đƣợc vận dụng rất thành công ở các công ty lớn trên thế giới . Nó
có thể đƣợc xem là tài sản vô hình thiết yếu mang lại nhiều lợi ích và sự phát
triển bền vững cho các doanh nghiệp . Viê ̣c xây dƣ̣ng VHDN của mỗi doanh
nghiê ̣p hiê ̣n na y không còn là vấ n đề nên hay không nên mà là sƣ̣ cầ n thiế t
khách quan.
Thứ hai, thực trạng văn hóa doanh nghiệp của VCB Hải Dương hiện nay
thế nào? Vì sao cần đặt vấn đề tiếp tục hoàn thiện, phát triển nó?
82
Thực tế cho thấy, VHDN đã và đang là một nhân tố cơ bản thúc đẩy và
đảm bảo cho sự hoạt động hiệu quả và phát triển của Vietcombank Hải Dƣơng
trong thời gian qua. Nó là nền tảng tinh thần vững chắc, đóng vai trò tích cực
trong công tác quản trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay các
doanh nghiệp có nhiều cơ hội để học hỏi và đổi mới, Vietcombank Hải Dƣơng
cũng nằm trong sự đi lên đó. Song bên cạnh những thuận lợi, có rất nhiều khó
khăn thử thách nảy sinh mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Việc tìm hiểu thực
trạng VHDN của Vietcombank Hải Dƣơng với những nội dung đã trình bày
trong luận văn sẽ giúp Vietcombank xác định đƣợc những ƣu điểm và hạn chế
trong VHDN của mình. Một trong những nội dung cần phải thay đổi đó là phải
xây dựng và phát triển đƣợc một môi trƣờng văn hoá lành mạnh. Một môi
trƣờng mà có những nhà quản lý đầy nhiệt huyết và đội ngũ nhân viên làm việc
quên mình, phải khơi dậy, thắp lên ngọn lửa nhiệt tình của cán bộ, giúp cán bộ
hiểu đƣợc quyền lợi và trách nhiệm của mình, làm sao để họ gắn bó với doanh
nghiệp một cách tự nguyện, sống chân thành với đồng nghiệp, cùng góp sức
xây dựng ngôi nhà chung.
Thứ ba, cần những phương hướng và giải pháp gì để phát triển VHDN
của Vietcombank Hải Dương trong giai đoạn hiện nay ?
Những giải pháp hợp lý để phát triển VHDN góp phần nâng cao năng lực
hoạt động tại Chi nhánh, hƣớng tới mục tiêu cao nhất, góp phần thực thi chiến
lƣợc phát triển, giữ vững vị thế là là Ngân hàng số 1 tại Việt Nam mà Luận văn
đã đƣa ra nhằm tạo động lực và tạo đƣợc lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng.
Muốn có đƣợc lợi thế cạnh tranh, môi trƣờng văn hoá của mỗi doanh nghiệp
phải có sự nhìn nhận, chăm sóc thƣờng xuyên và coi đổi mới là công việc phải
làm nếu muốn tồn tại. Đồng thời hãy xét đến năng lực của chính mình, tới
những thế mạnh đã có và những khả năng tiềm ẩn để trên cơ sở đó cơ cấu và tổ
chức lại, tìm ra mô hình độc đáo và phù hợp với doanh nghiệp mình. Vấn đề
83
cuối cùng là xây dựng và đổi mới văn hoá doanh nghiệp trên cơ sở gìn giữ và
phát huy những nét tích cực của văn hoá truyền thống, học hỏi cái hay cái tốt
của các nƣớc để quá trình hội nhập có thể hội nhập mà không bị hoà tan và từ
đó mới khẳng định đƣợc vị thế của chính mình .
Nô ̣i dung đề tài Luâ ̣n văn của em đế n đây là kế t thúc , Em rấ t mong nhâ ̣n
đƣơ ̣c các ý kiế n đánh giá , bổ sung quý báu của các thầy giáo , cô giáo cùng các
bạn để Luận văn đƣợc hoàn thiện hơn và có tính khả thi cao khi áp dụng thực tế
vào công tác quản trị doanh nghiệp của Vietcombank Hải Dƣơng.
Em xin chân thành cám ơn ./.
84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Đỗ Minh Cƣơng, 2001. Văn hoá kinh doanh và triết lý kinh doanh. Hà Nội: Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia.
2. Đỗ Minh Cƣơng, 2013. Những yếu tố tác động đến nhân cách doanh nhân và văn
hóa kinh doanh Việt Nam. Tạp chí khoa học ĐHQGHN, 1, Kinh tế và Kinh doanh.
3. Đỗ Minh Cƣơng và Phƣơng Kỳ Sơn, 1996. Vai trò con người trong quản lý
doanh nghiệp, Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
4. Đỗ Minh Cƣơng, Quách Thị Ngọc Hà, 2015. Thực trạng về thu hút và quản lý
nguồn nhân lực chất lượng cao tại một số địa phương và tổ chức công ở nước ta. Kỷ
yếu Hội thảo "Khoa học lãnh đạo, quản lý và công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ lãnh
đạo và doanh nhân Việt Nam hiện nay", trang 52-65. Đà Nẵng, ngày 13 tháng 01 năm
2015. Trƣờng Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và Quỹ phát triển khoa học và công nghệ
quốc gia - Bộ khoa học công nghệ.
5. Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cƣơng, 1999. Triết lý kinh doanh với quản lý doanh
nghiệp. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia.
6. Đỗ Thị Phi Hoài, 2009. Văn hoá doanh nghiệp. Hà Nội: NXB Tài Chính.
7. Dƣơng Thị Liễu, 2006. Bài giảng văn hoá kinh doanh. Hà Nội: NXB Đại học
KTQD.
8. Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - Chi nhánh Hải Dƣơng, 2003.
QĐ
102/QĐ NHNT.HD Quy đi ̣nh chức năng nhiê ̣m vụ và sự phố i hợp của các phòng ban
trực thuộc. Hải Dƣơng.
9. Phan Ngọc, 1998. Bản sắc văn hóa Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa –
Thông tin.
10. Nguyễn Mạnh Quân, 2011. Đạo đức kinh doanh và Văn hoá Công ty. Hà Nội:
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
11. Vietcombank, 2010. Sổ tay văn hóa Vietcombank.
12. Trần Anh Tài, 2007. Quản trị học. Hà Nội: NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
85
13. Tạp chí ngân hàng (2010 - 2014).
14. Tạp chí Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam các năm 2010 - 2014
15. Nguyễn Thanh Thảo, 2004. Giải pháp xây dựng văn hoá doanh nghiệp trong điều
kiện hội nhập khu vực và thế giới.
16. Trần Ngọc Thêm, 2008. Doanh nghiệp, doanh nhân và văn hóa. Hà Nội: Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia.
17. Vietcombank Hải Dƣơng, 2012-2014. Các báo cáo tổ ng kế t hoạt động
. Hải
Dƣơng
Tiếng Anh
18. Allan Williams, Paul Dobson, Mike Walters, 1989. Changing Culture: New
Organizational Approaches. London: Institute of Personnel Management
19. Cooke, R.A., and Lafferty, J.C, 1987. The Organizational Culture Inventory,
Plymouth. MI: Human Synergistics, Inc.
20. Deal T.E and Kennedy, 2000. Corporate Cultures: The Rites and Rituals of
Corporate Life. London: Penguin.
21. Edgar H. Schein, 1992. Organizational Culture and Leadership: A Dynamic
View. San Francisco: Jossey-Bass.
22. Edgar H. Schein, 1992. Organizational Culture and Leadership. 3rd edition. San
Francisco: Jossey-Bass.
23. Johnson Gerry, 1988. Rethinking Incrementalism. Strategic Management Journal,
9, pp.75-91.
24. Schneider, Susan C., 1988. National vs. corporate culture: Implications for
human resource managemen. Human Resource Management, 9, Volume 27, pp.231246.
86
PHỤ LỤC
PHIẾU KHẢO SÁT
VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI VIETCOMBANK HẢI DƢƠNG
Kính gửi các Anh/Chị!
Để góp phần xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp của
Vietcombank Hải Dƣơng, chúng tôi rất mong Anh/Chị sẽ tham gia vào việc
hoàn thành phiếu khảo sát về văn hoá doanh nghiệp của ngân hàng. Sự nhiệt
tình và các thông tin quý báu mà Anh/Chị cung cấp sẽ giúp ích rất nhiều vào
việc phát triển văn hoá doanh nghiệp của ngân hàng mình.
Xin chân thành cảm ơn anh/chị!
(Anh/Chị hãy đánh dấu vào phương án mà Anh/Chị cho là hợp lý)
Phần I: Thông tin cá nhân
Họ và tên: (không bắt buộc)................................................................................
Giới tính:
Tuổi :
□ Nam
□ Nhóm 35
Thời gian làm việc tại Ngân hàng: □ Dƣới 1 năm
□ Từ 1- 5 năm
□ Từ 5-10 năm
□ Từ 10-15 năm
□ Từ 15-20 năm
□ 20 năm trở lên
Vị trí công tác: □ Giám đốc, Phó giám đốc
□ Trƣởng, Phó phòng
□ Nhân viên
Phần II: Thông tin về văn hoá doanh nghiệp (VHDN)
1.
Anh/Chị đã từng nghe hoặc tham gia bất kỳ một khoá học nào VHDN
hay chƣa?
□ Đã từng
□ Chƣa bao giờ
2. Theo anh/chị, những đặc trƣng nào là biểu hiện của VHDN? (có thể chọn
nhiều phƣơng án)
□ Kiến trúc ngoại thất và nội thất công sở
□ Các nghi lễ và cách thức giao tiếp trong nội bộ và bên ngoài của thành viên
□ Logo và thƣơng hiệu dịch vụ của ngân hàng
□ Ngôn ngữ và khẩu hiệu
□ Những ấn phẩm điển hình nhƣ báo cáo, tài liệu giới thiệu quảng cáo về
ngân hàng
□ Lý tƣởng
□ Giá trị, niềm tin và thái độ đối với sự phát triển của ngân hàng
□ Lịch sử phát triển và truyền thống văn hoá
□ Tất cả các đặc trƣng trên
□ Ý kiến khác:………………………………………………………......
3. Theo anh/chị, VHDN có vai trò nhƣ thế nào đối với sự phát triển của doanh
nghiệp? (có thể chọn nhiều phƣơng án)
□ Tạo ra nét văn hoá đặc trƣng
□ Tạo ra bầu không khí làm việc tích cực, hợp tác và thống nhất
□ Tạo tâm lý muốn gắn bó lâu dài
□ Nâng cao khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp
□ Tạo ra phong thái doanh nghiệp
□ Tất cả các ý kiến trên
Xin chân thành cảm ơn anh/chị!
[...]... tić h cụ thể đối với VHDN của Ngân hàng TMCP thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hải Dƣơng 5 Ngoại Phạm vi nghiên cứu: Luân văn chỉ nghiên cứu trong giới hạn mô ̣t số vấn đề cơ bản về văn hóa và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam – Chi nhánh Hải Dƣơng trong thời gian 12 năm kể tƣ̀ khi Chi nhánh đƣợc thành lập và đi vào hoạt động đến nay (2003 – 2015) 5 Mục tiêu, nhiệm... còn phụ thuộc vào văn hóa tại công ty đó Doanh nghiệp có văn hóa càng phát triển thì ngƣời lao động càng nhiệt huyết, hết mình vì công việc Văn hóa còn thể hiện qua cách cƣ xử của các nhân viên với các đối tác khách hàng nên việc doanh nghiệp đƣợc lòng khách hàng đối tác hay không cũng bị ảnh hƣởng văn hóa doanh nghiệp rất nhiều Các doanh nghiệp phải nhận thức đƣợc rằng: Văn hóa doanh nghiệp là tài sản... doanh nghiệp nào khác có thể bị lẫn vào, giúp phân biệt doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác bởi những nét văn hoá đặc trƣng của doanh nghiệp đó Không có doanh nghiệp nào lại không có văn hóa, vấn đề là văn hóa kiểu gì mà thôi Và VHDN tốt cũng sẽ gây ấn tƣợng mạnh cho ngƣời ngoài, là niềm tự hào của các thành viên trong doanh nghiệp Bản sắc văn hóa không chỉ là “tấm căn cƣớc” để nhận diện doanh nghiệp. .. nhƣng nếu không mạnh về văn hóa dân tộc, lại càng không hòa nhập đƣợc Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là cả một chặng đƣờng dài, cần sự vào cuộc của không chỉ các doanh nghiệp và doanh nhân 4 - Tọa đàm khoa học do NGƢT TS Đỗ Kim Hảo - Phó Giám đốc Học viện chủ trì với chủ đề "Phát triển văn hóa doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Việt Nam” đƣợc tổ chức tại Học viện Ngân hàng ngày 11/10/2013... trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp Nếu trong quá khứ doanh nghiệp có một thời gian dài phát triển thành công và hình thành đƣợc những giá trị văn hóa, đặc biệt là quan niệm chung của riêng mình, thì sẽ khó thay đổi vì những giá trị này phản ảnh niềm tự hào và lòng tự tôn của tập thể 1.1.4 Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Văn hóa ảnh hƣởng sâu sắc đến... và phần Kết luận, Luận văn đƣơ ̣c kế t cấ u thành3 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1 Một số vấn đề lý luâ ̣n chung về VHDN và văn hóa của Vietcombank Chƣơng 2 Thực trạng VHDN ta ̣i Vietcombank Hải Dƣơng Chƣơng 3 Mô ̣t số giải pháp phát triển VHDN ta ̣i Vietcombank Hải Dƣơng 7 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VÀ VĂN HÓA CỦA VIETCOMBANK 1.1 Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp 1.1.1... WTO (2008) Với 14 tham luận, Hội thảo đã tập trung vào những vấn đề nhƣ văn hóa doanh nghiệp là gì? Thực trạng VHDN Việt Nam, cơ hội và thách thức với doanh nghiệp hậu WTO; nhận thức của doanh nghiệp về VHDN; Suy nghĩ của chủ doanh nghiệp về xây dựng VHDN; xây dựng VHDN theo tinh thần Nghị quyết Trung ƣơng 5, khóa VIII - Hội thảo quốc gia do Hiệp hội phát triển Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam (VNABC)... trạng của Văn hoá doanh nghiệp của Vietcombank Hải Dƣơng hiện nay để đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, phát triển Văn hoá doanh nghiệp để Vietcombank tiếp tục phát triển bền vững, giữ vững vị thế là ngân hàng hàng đầu trong nƣớc hiện nay 5.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Thƣ́ nhấ t: Trên cơ sở lý luâ ̣n, đề tài nghiên cứu thực tiễn về VHDN trong hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại ở nƣớc ta và văn. .. chí” để đánh giá năng lực cạnh tranh và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp Đây cũng là một đề tài hay dự án lớn đã đƣợc nhiều nhà quản trị nghiên cứu và xây dựng cho doanh nghiệp một nét văn hóa riêng Với những vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp, VHDN đã đƣợc nhiều trƣờng đại học tổ chức nghiên cứu và phát triển để đƣa văn hóa doanh nghiệp trở thành môn học có bài bản nhằm... trƣơng đó còn phải căn cứ vào nền văn hóa dân tộc, xu hƣớng phát triển và định hƣớng phát triển theo từng thời kỳ * Nguồn nhân lực của Ngân hàng Nhân tố con ngƣời bao giờ cũng đƣợc coi là nhân tố hàng đầu trong việc phát triển VHDN vì con ngƣời chính là nguồn lực của mọi nguồn lực Hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển đòi hỏi chất lƣợng của đội ngũ cán bộ ngân hàng cao hơn Đánh giá nhân tố con ngƣời ... việc chọn vấn đề Phát triển văn hóa doanh nghiệp Chi nhánh Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Hải Dương làm đề tài nghiên cứu Luận văn xuất phát từ nhu cầu thực tiễn doanh nghiệp địa phƣơng... 1.1.3 Sự hình thành phát triển văn hóa doanh nghiệp 16 1.1.4 Ảnh hƣởng văn hóa doanh nghiệp đến hoạt động kinh doanh doanh nghiệp 18 1.2 .Văn hóa doanh nghiệp số ngân hàng thƣơng... Nguyên nghĩa Ngân hàng TMCP Á châu Ngân hàng Nông nghiệp Phát triển Nông thôn Việt Nam BIDV LienVietPostbank Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt NHTM ngân hàng thƣơng mại VHDN Văn hóa doanh nghiệp Vietcombank