- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, nhận thức của cán bộ về nội dung, vai trò của Văn hóa Vietcombank: Học tập là điều kiện cần để phát triển nền tảng văn hóa của cá nhân cũng nhƣ của tổ chức, vì kiến thức học đƣợc là cơ sở để trau dồi kiến thức nghiệp vụ, đảm bảo thực thi nhiệm vụ, thực hiện các hành vi văn hóa. Văn hóa doanh nghiệp với các chuẩn mực không phải là bất biến, vì vậy khi xây dựng đƣợc một văn hóa phù hợp thì phải liên tục đƣợc đánh giá và duy trì tốt. Học tập vì thế có tầm ảnh hƣởng quan trọng trong việc duy trì và phát triển các giá trị của văn hóa kinh doanh. Tuy nhiên việc học phải thực hiên đồng bộ từ trên xuống dƣới.
- Nâng cao ý thức tự hào về Vietcombank: Bằng mọi cách truyền bá văn hoá doanh nghiệp cho cán bộ, thƣờng xuyên bồi dƣỡng cho họ có tình cảm "yêu doanh nghiệp nhƣ gia đình mình”, có tƣ tƣởng "cùng hội cùng thuyền" "nhân
hoà" và có tinh thần vƣợt gian khổ tạo lập sự nghiệp. Thông qua các hình thức nêu gƣơng, các buổi lễ chúc mừng và những hình thức giao tiếp để thể hiện sự coi trọng những trƣờng hợp xuất sắc cả về tinh thần lẫn hành động, tạo dựng niềm tự hào về thành tựu đạt đƣợc cùng với tấm lòng luôn luôn nghĩ tới ngƣời khác, hãy nhớ rằng những giá trị vô hình khó bắt chƣớc có ý nghĩa quan trọng hơn rất nhiều so với những giá trị hữu hình có thể mua đƣợc.
Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc thi văn hoá doanh nghiệp cho cán bộ, các buổi hội thảo về văn hóa doanh nghiệp, các buổi học tập trung cho các lãnh đạo chi nhánh. Vietcombank Hải Dƣơng cần phải ban hành sổ tay nhân viên riêng, trong đó nêu rõ các nguyên tắc, các chuẩn mực. Cần có những trang nói về lịch sử, truyền thống và những tấm gƣơng tiêu biểu của Chi nhánh. Và để đánh giá việc cán bộ thực hiện, Chi nhánh cần xây dựng một hệ thống đánh giá, thƣởng phạt phân minh, từ đó sẽ là động lực để nhân viên nỗ lực hoàn thành công việc và gắn bó với ngân hàng, tạo cơ sở cho một nền VHDN bền vững, lành mạnh.