1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp thúc đầy tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty TNHH Quốc tế Song Thanh trên thị trường nội địa

108 474 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 921,5 KB

Nội dung

Tìm ra những biện pháp hữu hiệu giúp doanh nghiệp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm may mặc của mình trên thị trường nội địa, giúp doanh nghiệp ổn định và vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay và hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài của doanh nghiệp

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian thực tập và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lựccủa bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình của các thầy côgiáo trong khoa, tập thể các cán bộ Ban phát triển Nguồn nhân lực và các vấn đề xãhội và sự đóng góp chân thành của của các bạn

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo TS Phạm Ngọc Linh và tậpthể thầy cô giáo trong khoa Kế hoạch và Phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốcdân đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ rất nhiều để tôi thực hiện đề tài này Đồng thời,tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Phạm Lê Phương đã tận tìnhhướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập vừa qua

Mặc dù đã rất nỗ lực cố gắng song do kinh nghiệm bản thân có hạn, thời giankhông cho phép nghiên cứu quá sâu về đề tài và cũng bước đầu làm quen với côngtác nghiên cứu khoa học nên chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót

Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, hướng dẫn của thầy cô giáo để đề tàihoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bài Chuyên đề tốt nghiệp là bài viết của tôi dựa trên sự thamkhảo một vài tài liệu của các văn bản, nghị định, báo cáo tổng hợp từ các cơ quan,các nhóm chuyên gia nghiên cứu về vấn đề việc làm cho lao động nói chung và cholao động trẻ nói riêng Tôi xin cam đoan trong bài viết này không có sự sao chép từcác tài liệu và luận văn sẵn có Đây là bài viết do chính tôi thực hiện trên sự sưu tậptài liệu và sự hướng dẫn của các thầy cô trong khoa Kế hoạch và Phát triển cùng vớicác cán bộ Ban phát triển Nguồn nhân lực và các vấn đề xã hội, Viện chiến lược, BộLao động – Thương binh và Xã hội Nếu bài của tôi có sự sao chép từ một tài liệuhoặc luận văn nào sẵn có thì tôi xin chịu mức kỷ luật do nhà trường đặt ra

Người cam đoan

Trịnh Thị Lan Hương

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

CAM ĐOAN

DANH MỤC BẢNG BIẾU

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

MỞ ĐẦU

CHUƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO

LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ 1

I Vai trò của lực lượng lao động trẻ đối với sự nghiệp phát triển đất nước .1 1 Một số quan niệm về lực lượng lao động trẻ 1

2 Các bộ phận cấu thành (phân loại) 5

3 Vai trò của lực lượng lao động trẻ đối với sự nghiệp phát triển đất nước 5

II Một số vấn đề về việc làm 7

1 Những đặc điểm chung 7

2 Đặc điểm về việc làm của lực lượng lao động trẻ 12

3 Sự cần thiết tạo việc làm cho lao động trẻ 15

III Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm 19

1 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 19

2 Hệ thống luật pháp và các chính sách tác động đến giải quyết việc làm 21

3 Quy mô và sự phân bố dân số - nguồn nhân lực 23

4 Vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập 24

4.1 Cơ hội 24

4.2 Thách thức 25

5 Đô thị hóa 26

6 Sự phát triển của khoa học công nghệ 27

Trang 4

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC

LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ 28

I Phân tích và đánh giá thực trạng lực lượng lao động trẻ 28

1 Quy mô 28

2 Cơ cấu 30

2.1 Cơ cấu theo giới tính 30

2.2 Cơ cấu theo vùng, lãnh thổ 32

3 Chất lượng lực lượng lao động trẻ 33

3.1 Trình độ học vấn 33

3.2 Trình độ chuyên môn kỹ thuật 36

II Phân tích và đánh giá thực trạng việc làm cho lực lượng lao động trẻ 39

1 Quy mô số việc làm 39

2 Cơ cấu việc làm 40

2.1 Cơ cấu theo nhóm ngành 40

2.2 Cơ cấu theo các thành phần kinh tế 43

2.3 Cơ cấu theo vị thế 44

3 Về tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm 46

3.1 Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ khu vực thành thị 46

3.2 Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn 47

III Đánh giá tác động của các chính sách việc làm trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay 49

1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân thành công 50

1.1 Kết quả đạt được 50

1.2 Nguyên nhân thành công 64

2 Mặt hạn chế của chính sách và những nguyên nhân tồn tại 65

2.1 Mặt hạn chế 65

2.2 Nguyên nhân hạn chế 68

3 Bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra 69

3.1 Bài học kinh nghiệm 69

Trang 5

3.2 Những vấn đề đặt ra 70

CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ 72

I Định hướng mục tiêu giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ của Nhà nước ta trong những năm tới 72

1 Quan điểm 72

2 Mục tiêu 73

3 Phương hướng 75

II Các nhóm giải pháp 76

1 Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế 76

1.1 Các chính sách tăng trưởng kinh tế tạo việc làm 76

1.2 Chính sách kích cầu và cơ chế huy động các nguồn vốn đầu tưu toàn xã hội cho phát triển sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm 78

1.3 Các chính sách hạn chế tác động rủi ro của cải cách thể chế và các rủi ro xã hội khác đến người lao động nói chung, thanh niên nói riêng 79

1.4 Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế vĩ mô nhằm đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế 80

2 Nhóm các giải pháp trực tiếp tạo việc làm 81

2.1 Các giải pháp hỗ trợ trực tiếp thông qua hoạt động cho vay vốn của Quỹ 120 81

2.2 Giải pháp hỗ trợ xuất khẩu lao động và chuyên gia 82

2.3 Nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo nghề 83

3 Nhóm các giải pháp hỗ trợ 86

3.1 Nâng cao năng lực các Trung tâm Giới thiệu Việc làm 86

3.2 Xây dựng và phát triển hệ thống sàn giao dịch hiệu quả và có thương hiệu 87

3.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động 90

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIẾU

Sơ đồ cơ cấu lao động 3

Cơ cấu lao động chia theo tình trạng việc làm 10

Sơ đồ phân loại dân số và Nguồn lao động 12

Bảng 1: Dự báo tăng dân số trong tuổi lao động đến năm 2015 16

Bảng 2: Số thanh niên bước vào độ tuổi lao động hàng năm 2000 – 2007 28

Biểu đồ 1 Dân số trong độ tuổi 15 -34 năm 2006 – 2010 29

Biểu đồ 2: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo độ tuổi năm 1996 và 2007 30

Biểu đồ 3: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của lao động trẻ theo nhóm tuổi, giới tính 32

Bảng 3: Trình độ học vấn của lao động trẻ qua các năm 2000 – 2007 34

Bảng 4: Trình độ học vấn của lao động trẻ trong các doanh nghiệp năm 2001, 2003, 2007 35

Biểu đồ 4: Trình độ học vấn của lao động trẻ nói chung và trong các doanh nghiệp năm 2007 35

Bảng 5: Tỷ lệ lao động phân theo nhóm tuổi và trình độ chuyên môn kỹ thuật 36

Bảng 6: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động trẻ trong các doanh nghiệp năm 2001, 2007 38

Biểu đồ 5: Tổng cầu lao động trẻ trong nền kinh tế quốc dân và số việc làm mới trong các năm 2000 - 2007 39

Bảng 7: Cơ cấu đầu tư xã hội theo các nhóm ngành năm 2000 – 2007 41

Bảng 8: Cơ cấu việc làm mới tạo ra cho lao động trẻ các năm 2005 – 2007 42

Biểu đồ 6: Cơ cấu việc làm phân theo thành phần kinh tế năm 2007 43

Biểu đồ 7: Tỷ lệ lao động trẻ làm công ăn lương chia theo vùng năm 2006 và 2007 45

Bảng 9: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ và lao động lớn tuổi khu vực thành thị 46

Biểu đồ 8: Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trẻ ở khu vực nông thôn giai đoạn 1996 – 2007 48

Trang 8

Biểu đồ 9: Tỷ lệ đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn 52 Bảng 10: Nguồn vốn bổ sung cho quỹ 120 từ 2001 – 2008 57 Bảng 11: Số việc làm tạo ra từ Quỹ 120 theo các giai đoạn 57

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ILO : Tổ chức lao động quốc tế

KV : Khu vực

NGO : Tổ chức phi Chính phủ ODA : Vốn đầu tư gián tiếp của nước ngoài Quỹ 120 : Quỹ quốc gia về việc làm

THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của vấn đề

Việt Nam là một đất nước đông dân có nguồn lao động dồi dào, đặc biệt nhómdân số trẻ từ 15 – 34 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 45,47% tổng dân số) Trongcác chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, lực lượng này luôn được coi là

“lực lượng rường cột, nắm giữ vận mệnh của nước nhà” Vì thế, quá trình trưởngthành của nhóm dân số trẻ là một trong những vấn đề được xã hội quan tâm nhiềunhất Mối quan tâm này càng trở nên có ý nghĩa hơn trong giai đoạn có những biếnđổi to lớn về kinh tế - xã hội như những gì đang diễn ra ở Việt Nam Mức sốngtrong xã hội được nâng cao và tỷ lệ theo học đại học và sau đại học gia tăng khiếncho lớp trẻ ngày hôm nay không nhất thiết phải đi làm ngay sau khi học xong tiểuhọc hay trung học cơ sở như các thế hệ cha anh họ trước đây Biến đổi xã hội ở ViệtNam gây nên những sức ép tâm lý trong đời sống của giới trẻ, hiện đang lớn lêngiữa các giá trị truyền thống và hiện đại Sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trườngtrong xã hội Việt Nam, song song với tác động của quá trình toàn cầu hóa, đã vàđang làm xói mòn những giá trị truyền thống Thời gian đi học dài hơn, kết hônmuộn hơn và những đòi hỏi chuyên môn ngày một cao hơn là những điểm khác biệttrong đời sống của lớp người trẻ hôm nay so với thế hệ cha anh họ trước đây.Nhữngkhoảng cách và khác biệt thế hệ có thể dẫn đến những xung đột trong sinh hoạtthường ngày, trong nội bộ từng gia đình, cộng đồng và ngay tại nơi làm việc Cáikhó của các chính sách là làm sao đảm bảo được công ăn việc làm tốt và hữu íchcho lực lượng lao động trẻ

Trong mối liên kết giữa quá độ thị trường, toàn cầu hoá và biến đổi xã hội,giải quyết được các vấn đề nói trên và nắm bắt được bức xúc việc làm của lực lượnglao động trẻ là vô cùng quan trọng, không chỉ về lâu dài cho đất nước mà còn đốivới ngay chính thế hệ trẻ hôm nay Mặc dù nhiều vấn đề khác cũng rất quan trọngnhư tình dục, tàn tật, tiêm chích ma túy, mại dâm, HIV, di dân và trẻ lang thang…

Trang 11

song mục tiêu giảm thất nghiệp, tạo việc làm, tăng khả năng tìm việc của lao độngtrẻ là những ưu tiên hàng đầu hiện nay đối với sự phát triển của đất nước.

Nhận thức được vấn đề đó và bản thân cũng là một trong những người sắpbước vào lực lượng lao động trẻ trong thời gian tới, tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề

tài “Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ”.

đó có hướng đề xuất để nâng cao hiệu quả, hoàn thiện các giải pháp đó

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: việc làm cho lực lượng lao động trẻ

- Phạm vi nghiên cứu: đề tài nghiên cứu trên phạm vi cả nước, đối với tất cảcác thành phần kinh tế, các ngành nghề, chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2000 đếnnay

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:

- Phương pháp duy vật biện chứng

- Phương pháp thống kê và mô tả

- Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh số liệu

5 Kết cấu của chuyên đề

Ngoài các phần phụ lục, danh mục bảng biểu, các từ viết tắt, … chuyên đềgồm ba phần chính được chia làm ba chương:

- Chương I: Sự cần thiết phải giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ

- Chương II: Đánh giá một số giải pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao

động trẻ

- Chương III: Hoàn thiện các giải pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao

động trẻ

Trang 12

CHUƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM

CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ

I Vai trò của lực lượng lao động trẻ đối với sự nghiệp phát triển đất nước

1 Một số quan niệm về lực lượng lao động trẻ

Nguồn lao động

Ở một không gian và thời gian xác định, xét về khả năng có thể sử dụng theo

Bộ Luật lao động thì nguồn nhân lực có ý nghĩa tương đương với Nguồn lao động:

- Theo từ điển thuật ngữ trong lĩnh vực lao động của Liên Xô (Moscow 1997– Bản Tiếng Nga) thì nguồn lao động là toàn bộ những người lao động dưới dạngtích cực (đang tham gia lao động) và tiềm tang (có khả năng lao động nhưng chưatham gia lao động);

- Theo từ điển thuật ngữ lao động Pháp (1977 – 1985 – Bản Tiếng Pháp) thìnguồn lao động không gồm những người lao động có khả năng lao động nhưngkhông có nhu cầu làm việc.Theo quan điểm này, phạm vi dân số được tính vàonguồn lao động theo nghĩa hẹp hơn so với quan điểm nêu trong từ điển thuật ngữ vềlao động của Liên Xô cũ

- Theo giáo trình kinh tế lao động của trường Đại học Kinh tế Quốc dân HàNôị thì nguồn lao động là toàn bộ dân số trong độ tuổi lao động trừ những ngườitrong độ tuổi này hoàn toàn mất khả năng lao động Với quan điểm này, nguồn laođộng sẽ không bao gồm dân số ngoài tuổi lao động đang thực tế làm việc trong cácngành kinh tế quốc dân

Mặc dù đều giới hạn độ tuổi lao động theo luật định của mỗi nước nhưng thuậtngữ nguồn lao động và dân số trong đột tuổi lao động được phân biệt với nhau bởiquy mô: quy mô dân số trong độ tuổi lao động lớn hơn quy mô nguồn lao động donguồn lao động chỉ bao gồm những người có khả năng lao động trong khi dân sốtrong độ tuổi lao động còn bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi lao động nhưng

Trang 13

không có khả năng lao động như tàn tật, mất sực lao động bẩm sinh hoặc do cácnguyên nhân khác như: chiến tranh, tai nạn giao thông, tai nạn lao động…

Lực lượng lao động

Theo quan niệm của Tổ chức lao động Quốc tế ( ILO ) thì lực lượng lao động

là một bộ phận dân số trong độ tuổi quy định thực tế đang có việc làm và nhữngngười thất nghiệp

( Dân số đang làm việc trong tuổi + người thất nghiệp)

Trong những chính sách hướng dẫn nghiệp vụ chỉ tiêu xã hội ở Việt Nam củaTổng Cục Thống Kê quy định Lực lượng lao động là những người đủ 15 tuổi trở lên

có việc làm hoặc không có việc làm ( biểu thị dân số hoạt động kinh tế )

Các quan niệm nêu trên chỉ làm rõ phần nào về mặt định tính hoặc định lượngcủa chỉ tiêu lực lượng lao động, không thể dùng làm căn cứ để đánh giá thống kê vềquy mô lực lượng lao động bởi trong đó còn có một số yếu tố chưa xác định

Khái niệm về lực lượng lao động được sử dụng trong các cuộc điều tra laođộng – việc làm hằng năm từ 1996 đến nay đã nêu ra : Lực lượng lao động ( tươngđương với khái niệm dân số hoạt động kinh tế ) gồm toàn bộ những người từ đủ 15tuổi trở lên đang có việc làm hoặc tìm việc làm nhưng có nhu cầu làm việc

Ngoài ra, khái niệm lực lượng lao động trong độ tuổi lao động cũng được sửdụng một cách phổ biến Lực lượng này còn được gọi là dân số hoạt động kinh tếtrong độ tuổi lao động, bao gồm những người trong độ tuổi lao động ( nam từ đủ 15tuổi đến hết tuổi 60, nữ đủ 15 tuổi đến hết 55 tuổi ), đang có việc làm hoặc không

có việc làm ( thất nghiệp) nhưng có nhu cầu làm việc và sẵn sàng làm việc

Hai khái niệm này cơ bản thống nhất với khái niệm của TLO và quy định hiệnhành của Tổng cục Thống kê, và chỉ cụ thể hơn nhóm thứ hai của lực lượng laođộng là những người thất nghiệp, chứ không nói chung chung là không có việc làm( không có việc làm = thất nghiệp + nội trợ, sinh viên…) Nó được sử dụng làm căn

cứ khi tính toán thống kê cho lưc lượng lao động của Việt Nam ngày nay

Phân biệt lực lượng lao động và nguồn lao động:

Trang 14

Lực lượng lao động tuy là một bộ phận của nguồn lao động nhưng không đồngnhất với nguồn lao động ở chỗ, lực lượng lao động không bao gồm dân số trong độtuổi lao động có khả năng lao động nhưng không tham gia hoạt động kinh tế như:đang đi học ( học sinh, sinh viên ), đang làm việc nội trợ cho gia đình mình hoặcchưa có nhu cầu làm việc.

Ngoài các đặc trưng về nhân khẩu, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹthuật, lực lượng lao động còn bao hàm các đặc trưng về trình độ, cơ cấu kỹ năng,nghề nghiệp, cấu trúc đào tạo, tác phong kỷ luật lao động, đạo đực làm nghề, sựhiểu biết về pháp luật, khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển theo hướng Côngnghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sựquản lý của Nhà Nước theo định hướng XHCN, khả năng hội nhập với thị trườnglao động trong khu vực và trên thế giới

Sơ đồ cơ cấu lao động

Lực lượng lao động trẻ

Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII

đã khẳng định: “ Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vàothế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không… phần lớn tùythuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên…Nghị quyết đại hồi đoàn: Bổ sung thêm, nghị quyết mới hơn của đại hội XTrong sự phát triển của xã hội, thanh niên nói riêng và bộ phận dân số trẻ nóichung được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau: dưới góc độ tâm lý học, sinh

lý học, triết học, kinh tế học, xã hội học, dân số học và các ngành khoa học khác.Mỗi một ngành khoa học nghiên cứu khoa học về bộ phận dân số này đều có cáchtiếp cận riêng, tùy thuộc nội dung và góc độ nghiên cứu

Để có một quan niệm đúng về lứa tuổi này, cần nghiên cứu tổng hợp trênnhiều khía cạnh, có tính đến những quy luật bên trong sự phát triển

Dân số

Có việc làm Thất nghiệp

Trong độ tuổi lao động

Ngoài độ tuổi lao động

Hoạt động

kinh tế

Không hoạt động kinh tế

Trang 15

Về thể chất và tinh thần Bộ phận dân số này được tính từ đủ 15 tuổi đến 34tuổi Ở lứa tuổi này, con người phát triển nhanh về thể chất, sinh lý, tâm lý, đó làtuổi trưởng thành về đạo đức, nhân cách và văn hóa, là tuổi khẳng định cá tính sángtạo, nhiều ý tưởng, ước mơ, hoài bão khát vọng và tràn đầy nhiệt huyết Bước ngoặttrong lứa tuổi này được đánh dầu bằng những mốc lớn: tốt nghiệp phổ thông, đạihọc, cao đẳng hoặc một trường dạy nghề bước vào cuộc đời lao động, xây dựng tìnhbạn tình yêu, lập gia đình, đón nhận nghĩa vụ xã hội trong tư thế và tư cách côngdân của mình Bộ phận dân số trẻ của một đất nước, một dân tộc sống và hành độngnhư thế nào thì đó là tấm gương phản chiếu bộ mặt tinh thần và sức sống của dântộc, đất nước đó.

Tóm lại, có thể hiểu lực lượng lao động trẻ là một nhóm người thuộc lựclượng lao động, với độ tuổi nằm trong giới hạn từ 15 đến 34 tuổi được gắn với mọigiai cấp dân tộc, mọi tầng lớp kinh tế xã hội và tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xãhội và đặc điểm của từng quốc gia dân tộc Đây là lực lượng lao động có lợi thế về

sự phát triển mạnh mẽ của thể chất tinh thần, trí tuệ và phẩm chất nhân cách củamột công dân hình thành thế giới quan và lý tưởng đạo đực cuộc sống, là nhữngngười nhanh nhạy với cái mới dễ dàng tiếp thu và chấp nhận cái mới cũng chính làđối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những chuyển biến của sự phát triển kinh tế

xã hội

2 Các bộ phận cấu thành (phân loại)

Có nhiều cách để phân loại lực lượng lao động trẻ thành các nhóm khác nhau.Sau đây là một vài cách phân loại chủ yếu :

- Theo giới: Lực lượng lao động trẻ gồm hai bộ phận nam giới và nữ giới

- Theo khu vực: Gồm hai bộ phận là lực lượng lao động trẻ ở thành thị và lựclượng lao động trẻ ở nông thôn

- Theo vùng lãnh thổ Nước ta: Có 8 vùng lãnh thổ chính Tương ứng với cáclực lượng lao động trẻ ở mỗi vùng đó

+ Đồng bằng sông Hồng

+ Đông Bắc

Trang 16

+ Từ 15 đến dưới 18 tuổi: Lực lượng lao động trẻ chưa thành niên.

+ Từ đủ 18 đến 34 tuổi: Lực lượng lao động trẻ thành niên

- Theo trình độ chuyên môn, kỹ thuật, gồm 3 nhóm:

+ Lực lượng lao động trẻ đã qua đào tạo

+ Lao động trẻ sau khi tốt nghiệp phổ thông không tiếp tục học trung họcchuyên nghiệp hoặc là cao đẳng , đại học

+ Lao động trẻ thất nghiệp, mất việc làm

Trong đó, cách làm phân loại theo giới và theo khu vực được sử dụng rộng rãi

và phổ biến nhất

3 Vai trò của lực lượng lao động trẻ đối với sự nghiệp phát triển đất nước

Ngày nay, hầu hết các nhà khoa học đề thừa nhận: để tăng trưởng kinh tế nóichung đều phải đảm bảo bốn nhân tố cơ bản: nguồn lao động, tài nguyên thiênnhiên, vốn và khoa học công nghệ Song lý luận và thực tiễn đều chứng minh rằng,nguồn lao động là nhân tố tái tạo, sử dụng các nguồn lực còn lại

Lao động là một yếu tố đầu vào của quá trình kinh tế Chi phí lao động mứctiền công, số người có việc làm biểu hiện sự cấu thành của nguồn lao động tronghàng hóa và dịch vụ, nó trở thành nhân tố phản ánh sự tăng trưởng kinh tế Hơnnữa, là bộ phận của dân số, nguồn lao động đã tham gia và tiêu dùng các sản phẩm

và dịch vụ xã hội Như vậy với tư cách là nguồn lực, lao động trực tiếp tạo ra cungcủa nền kinh tế, với tư cách là bộ phận dân số thực hiện quá trình tiêu dùng, ngườilao động trở thành nhân tố tạo ra cầu của nền kinh tế Đây cũng chính la sự khácbiệt cơ bản của người lao động và các nguồn lực khác, người lao động vừa tạo cung,

Trang 17

vừa tạo cầu cho nền kinh tế, vừa trực tiếp điều tiết quan hệ đó gắn với các thể chế

xã hội do con người tạo nên Người lao động vừa có nhu cầu tự thân để phát triểnvới yêu cầu ngày càng cao và phong phú, vừa là chủ thể sáng tạo ra công nghệ, điềuchỉnh cơ bản kinh tế để thỏa mãn các nhu cầu đó

Có thể nói con người là nhân tố có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinhtế

Đặt trong bối cảnh hội nhập của Việt Nam, các quan hệ đối ngoại được tiếptục mở rộng, vị thế quốc tế của nước ta không ngừng được nâng cao Quan điểm chỉđạo của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế là giữ vững định hướng XHCN, thựchiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hội nhậpkinh tế quốc tế là công việc của toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạocủa Đảng

Việt nam là một đất nước có dân số trẻ, khoảng % trong tổng số… triệu dândưới 35 tuổi Một đất nước có nguồn lực trẻ là một lợi thế quan trọng trong việcnâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững của một quốc gia Vì thế, lớpngười trẻ được đặt vào vị trí trung tâm, là động lực chính của phát triển Mục tiêutổng quát của Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010 của Chínhphủ đã nêu rõ: “ Giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ thanh niên Việt Nam phát triểntoàn diện, trở thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao và có vai trò xung kíchsáng rạo của thanh niên trong sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.Lực lượng lao động trẻ ở Việt Nam không chỉ là lực lượng lao động chính , mà còn

là nhân tố quyết định cho xu hướng phát triển kinh tế của Việt Nam trong giai đoạnhội nhập ngày nay Vì thế, hiện đại hóa nền kinh tế phải gắn liền với việc hiện đạihóa nguồn nhân lực trẻ để chuẩn bị tốt cho quá trình hội nhập

II Một số vấn đề về việc làm

1 Những đặc điểm chung

Khái niệm việc làm.

Có ý kiến cho rằng, việc làm là một phạm trù để chỉ trạng thái phù hợp giữa

Trang 18

chất và tinh thần của xã hội Như vậy, theo quan điểm này, khi và chỉ khi có sự phùhợp về số lượng của hai yếu tố “sức lao động” và “ tư liệu sản xuất” thì ở đó cóviệc làm Với cách hiểu như vậy thì khái niệm việc làm chưa thật toàn diện, đó chỉ

là điều kiện cần, còn điều kiện đủ chính là “ môi trường ( điều kiện ) lao động” Nếuđiều kiện lao động không đảm bảo thì quá trình lao động cũng không thể diễn rađược

Vì vậy, trong điều 13 Bộ luật lao động của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam

đã nêu rõ: “Mọi hoạt động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều được

thừa nhận là việc làm” Các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm: làm các

công việc được trả công dưới dạng tiền hoặc là hiện vật, công việc tự làm thu lợinhuận cho bản thân hoặc tạo thu nhập cho gia đình mình nhưng không được trảcông cho công việc đó

Việc làm tồn tại dưới ba hình thức chính:

- Một là, làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vậthoặc để đổi công

- Hai là các công việc tự làm để thu lợi nhuận cho bản thân

- Ba là, làm các công việc nhằm tạo thu nhập ( bằng tiền hoặc bằng hiện vật)cho gia đình mình nhưng không hưởng tiền lương (tiền công) Bao gồm sản xuấtnông nghiệp, hoạt động kinh tế phát triển nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thànhviên khác trong gia đình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý

Người có việc làm.

Người có việc làm là người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành

kinh tế quốc dân mà trong tuần lễ liền kề trước điểm điều tra (gọi là tuần lễ thamkhảo) có thời gian làm việc không ít hơn mức chuẩn quy định cho người được coi là

có việc làm Ở nhiều nước, mức chuẩn này là 11 giờ, ở Việt Nam mức chuẩn được

sử dụng nhiều trong lao động, việc làm từ năm 1996 đến nay là 8 giờ

Riêng với những người trogn tuần lễ tham khảo không làm viêc vì lý do bấtkhả kháng hoặc do thai sản, nghỉ ốm, nghỉ phép, nghỉ hẹ, hoặc là đi học có hưởnglương, nhưng trước đó họ đã có một công việc nào đó với thời gian thực tế làm việc

Trang 19

không ít hơn mức chuẩn quy định cho người được coi là có việc làm và họ sẽ tiếptục trở lại làm việc bình thường sau thời gian tạm nghỉ việc, vẫn được tính là người

có việc làm

Căn cứ vào thời gian thực tế làm việc, chế độ làm việc và nhu cầu làm thêmcủa người được xác định là có việc làm trong tuần lễ trước điều tra, người có việclàm lại được chia thành hai nhóm là người đủ việc làm và người thiếu việc làm

- Người đủ việc làm: Là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo lớn

hơn hoặc bằng 36 giờ; hoặc những người có số giờ làm việc bé hơn 36 giờ nhưng cónhu cầu làm thêm; hoặc những người có số giờ làm việc bé hơn 36 giờ nhưng bằnghoặc hơn giờ chế độ quy định đối với người làm các công việc nặng nhọc, độc hại

- Người thiếu làm việc: Là người có số giờ làm việc trong tuần lễ tham khảo

bé hơn 36 giờ hoặc ít hơn chế độ quy định đối với người làm những công việc nặngnhọc, độc hai, có nhu cầu làm thêm giờ hoặc sẵn sàng làm khi có việc

Người thất nghiệp.

Người thất nghiệp là người có đủ 15 tuổi trở lên có khả năng làm việc, đang

không có việc làm nhưng có nhu cầu tìm việc và sẵn sàng làm việc

Căn cứ vào thời gian thất nghiệp, người thất nghiệp gồm:

- Thất nghiệp dài hạn: là người thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên tính từ

ngày đăng ký thất nghiệp hay từ thời điểm điều tra trở về trước

- Thất nghiệp ngắn hạn: là người thất nghiệp dưới 12 tháng tính từ ngày đăng

ký thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước

Căn cứ theo cơ cấu lao động thị trường ngày nay, thất nghiệp gồm:

- Thất nghiệp tạm thời: phát sinh do sự di chuyển không ngừng của con người

giữa các vùng, công việc hoặc giai đoạn khác nhau của cuộc sống Thậm chí trongmột nền kinh tế đầy đủ việc làm, vẫn luôn luôn có một số chuyển động nào đó dotồn tại một số người đi tìm việc làm khi tốt nghiệp các trường, hoặc chuyển đến mộtnơi sinh sống mới, phụ nữ có thể quay lại lực lượng lao động sau khi có con, nhữngcông nhân thất nghiệp tạm thời thường chuyển công việc hoặc tìm những công việctốt hơn nên người ta thường gọi họ là những người thất nghiệp tự ng…

Trang 20

- Thất nghiệp có tính cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu

lao động, nguyên nhân có thể vì mức cầu đối với một loại lao động phát triển lênkhi mức cầu đối với một loại khác giảm đi Trong khi đó mức cung không thể điềuchỉnh một cách nhanh chóng Trong thực tế vẫn có xảy ra những sự mất cân đốitrong các ngành nghề hoặc trong các vùng do một số lĩnh vực phát triển so với một

số lĩnh vực khác và do quá trình đổi mới công nghệ Nếu tiền lương rất linh hoạt sẽhạn chế được sự mất cân đối trên các thị trường lao động: tiền lương giảm khi cungtăng, tiền lương tăng khi cầu cao

- Thất nghiệp theo chu kỳ: là tình trạnh thất nghiệp xảy ra do rơi vào đúng

thời điểm suy thoái cua chu kỳ kinh tế hoặc ở giai đoạn suy thoái của một chu kỳsản phẩm

Cơ cấu lao động chia theo tình trạng việc làm

Thất nghiệp ngắn hạn

Lực lượng lao động

Lao động có

việc làm

Lao động thất nghiệp

Thiếu việclàm

dài hạn

Trang 21

Thất nghiệp được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ này đượcxác định bằng tỷ số phần trăm giữa số người thất nghiệp và tổng lực lượng laođộng.

Khác với thất nghiệp công khai (thất nghiệp hữu hình) theo đúng định nghĩa làmột chỉ tiêu có thể xác định, đo đếm, tính toán được, thất nghiệp trá hình xuất hiệnphổ biến trên thị trường lao động ở các nước đang phát triển với nhiều hình thứcnhưng tồn tại ở hai dạng hình thức chính đó là:

- Bán thất nghiệp: là những người có việc làm nhưng làm không đủ cho toàn

phần thời gian Ở Việt Nam, bộ phận này chủ yếu là nông dân, được đo lường thôngqua chỉ tiêu tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn và tỷ lệ thiếu việc làm ởnông thôn

Tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn =

= (Theo chế độ = Số người đang làm * số giờ định mức

Theo quy chuẩn = Số lượng thực )

- Thất nghiệp vô hình: là những người có việc làm và làm hết toàn phần thời

gian lao động, tuy nhiên làm việc với năng suất và hiệu quả thấp

Hiện tượng này thường xuất hiện trong các bộ phận hành chính của các cơquan nhà nước

Trong bài viết sẽ nghiên cứu chủ yếu tỷ lệ thất nghiệp và thất nghiệp trá hình

Những người không thuộc lực lượng lao động

Trang 22

Những người không thuộc lực lượng lao động tương đương với nhóm dân sốkhông hoạt động kinh tế bao gồm toàn bộ những người từ đủ 15 tuổi trở lên khôngthuộc bộ phận có việc làm và thất nghiệp

Những người không thuộc lực lượng lao động trong độ tuổi lao động hay dân

số không hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động gồm toàn bộ số người ( trong đó:nam từ đủ 15 tuổi trở lên đến hết tuổi 60; nữ đủ 15 tuổi trở lên đến hết 55 tuổi )không thuộc bộ phận người có việc làm và người thất nghiệp trong độ tuổi lao động.Những người không hoạt động kinh tế chủ yếu là do:

- Đang đi học

- Đang làm công việc nội trợ cho gia đình mình

- Già cả , ốm đau kéo dài

- Tàn tật, không có khả năng lao động

- Lý do khác

Trang 23

Sơ đồ phân loại dân số và Nguồn lao động

2 Đặc điểm về việc làm của lực lượng lao động trẻ

Vấn đề việc làm vốn là một vấn đề phực tạp, đặc biệt là vấn đề việc làm cholực lượng lao động trẻ, bởi lực lượng lao động trẻ có những đặc điểm riêng biệt đặcthù cho lứa tuổi lao động trẻ

Đủ

việc

làm

Dân số trong độ tuổi lao động Dân số ngoài độ tuổi LĐ

Dân số hoạt động

kinh tế Dân số không hoạt động kinh tế

Có việc làm Thất nghiệp Người mất khả

năng lao động

Người có khả năng lao động

Thiếu việc làm

Dài hạn Ngắn hạn

Tổng dân số

Nguồn lao động

Trang 24

Trong những năm vừa qua (2001 – 2008 ), bộ phận dân số trẻ, mà đặc biệt là

bộ phận thanh niên tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên tăng không đáng kể,nguyên nhân là do lượng người được đi học ngày càng tăng, phần lớn trong số đólao động trong các hộ gia đình không hưởng lương ( chiếm 55,3 % tổng số lựclượng lao động trẻ) ; 17,7 % lao động trẻ làm việc hưởng lương khu vực ngoài Nhànước, chỉ có 9% số lao động trẻ làm việc trong khu vực Nhà nước và 1% vủa bộphận này là chủ doanh nghiệp tư nhân Số lao động trẻ được đào tạo nghề chiếm tỷ

lệ nhỏ (khoảng 25%) Hàng năm có khoảng 120.000 số học sing tốt nghiệp THPTchưa có điều kiện học tiếp nâng cao lên đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp

và dạy nghề ở lại các địa phương Đây chính là lực lượng lao động cơ bản và có nhucầu việc làm Thu nhập của người lao động chỉ xoay quanh 350 đến 400 m2 đất (đây

là diện tích đất canh tác bình quân của một lao động trên một năm) Trong khi đó,thời gian và sức lao động dành cho sản xuất nông nghiệp không nhiều dẫn tới tìnhtrạng dư thừa lao động ở địa phương , nhất là lực lượng thanh niên nông thôn

Lực lượng thanh niên nông thôn rất mong muốn có việc làm và thu nhập, hơnthế nữa là việc làm ổn định có thu nhập cao ngay tại địa phương Nhưng phần lớnviệc làm ổn định có thu nhập cao tại địa phương là không nhiều nên số lao động trẻ

đi tìm việc làm ở các địa phương khác là khá đông

Mặc dù là một bộ phận lao động dồi dào nhưng bộ phận lao động trẻ lại đượcđánh giá là chất lượng chưa cao, tay nghề, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng đượcyêu cầu của các nhà tuyển dụng

Theo kết quả của một cuộc điều tra mới đây đối với 10.000 lao động trẻ ( đãtốt nghiệp Đại học, Cao đẳng hoặc các trường trung học chuyên nghiệp ) tham giatuyển dụng trong vài năm gần đây ( 2001 – 2007 ), có độ “ chênh” khá lớn giữa yêucầu của nhà tuyển dụng với khả năng đáp ứng của người lao động Có thể tổng kếtlại hiện tượng thất nghiệp hiện nay của lực lượng lao động trẻ là do các nguyênnhân sau:

- Một là, không có việc làm vì thiếu kiến thức xã hội: Thông tin từ các buổiphỏng vấn tuyển dụng cho thấy; 80% ứng viên đi phỏng vấn sau khi tốt nghiệp đã

Trang 25

từng lang thang tìm việc bằng cách rải hồ sơ, chờ may mắn chứ không có kế hoạchdài hạn, cụ thể nào để tìm việc làm Đa số ứng viên còn không tìm hiểu nhiều vềcông ty mà mình tham gia thi tuyển.

- Hai là, các nhà tuyển dụng không tuyển những người thiếu tự tin Tâm lýchung của các ứng viên đều coi trọng bằng cấp và coi thường các yếu tố khác, họthường có tư tưởng ngắn hạn, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, như được trảlương bao nhiêu, quyền lợi là gì mà ít hình dung mình sẽ làm gì, đóng góp ra sao,công việc có phù hợp với năng lực chuyên môn hay không Thực tế thì những đốitượng này có kiến thức nhưng đó chỉ là những kiến thức sách vở khi đem áp dụngvào thực tế cần thời gian, thử thách thậm chí cần phải đào tạo lại

Tâm lý “Đứng núi này trông núi nọ” là hệ quả của sự thiếu ổn định, thiếu tựtin của lực lượng lao động trẻ Lao động trẻ thường muốn mọi việc suôn sẻ ngay,những yêu sách đưa ra phải được đáp ứng, nếu không được thoả mãn thì rất dễ nảysinh tâm lý bất mãn, tiêu cực… Vì thế, bản chất của sự thay đổi công việc liên tiếpcủa lao động trẻ là quá trình đi tìm sự hợp lý giữa bằng cấp và đòi hỏi công việctrên thực tế Thêm vào đó, lao động trẻ thường nôn nóng muốn khẳng định vị trícông việc và đồng lương nên thường “vỡ mộng” trong thời gian ngắn, tạo ra tâm lýmuốn thay đổi vị trí công việc và nó đã tạo ra những “bước nhảy cóc” liên tiếp

Và mặc dù được đánh giá là có chất lượng lao động trẻ cao gấp 4 lần Thái Lan(theo tin đã đưa của Hãng AFP về nhận định chung của một số nhà lãnh đạo kinh tếđang làm ăn tại Việt Nam), nhưng nếu trình độ tay nghề, ý thức lao động về việcchấp hành nội quy, kỷ luật lao động… thì trong thời gian tới, lao động trẻ sẽ khôngcòn là một lợi thế của Việt Nam nữa

Vì thế, cần phải có những biện pháp mới giúp hạn chế những nhược điểm trêncủa lực lượng lao động trẻ để có thể tiếp tục là “niềm hy vọng tốt nhất giúp ViệtNam thoát khỏi cuộc khủng hoàng kinh tế toàn cầu và là điểm tựa cho sự tăngtrưởng trong tương lai”(Theo hãng tin AFP)

Trang 26

3 Sự cần thiết tạo việc làm cho lao động trẻ

Việc làm và nghề nghiệp là nguyện vọng chính đáng và luôn là mối quan tâmhàng đầu của thanh niên Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chủtrương, chính sách và giải pháp giải quyết việc làm cho đối tượng này Điều nàymột mặt phản ánh bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước xã hội chủ nghĩa do dân,

vì dân, mặt khác nó còn bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Xu thế gia tăng cầu việc làm ở Việt Nam

Sự gia tăng cầu việc làm ở Việt Nam chủ yếu do hai nguyên nhân chính: sựbùng nổ dân số và thất nghiệp gia tăng do khủng hoảng kinh tế

- Bùng nổ dân số:

Sự bùng nổ dân số những năm 80 của thế kỷ trước dẫn đến những năm qua sốngười bước vào độ tuổi lao động ở Việt Nam tăng mạnh, trong khi đó số người rakhỏi tuổi lao động lại không nhiều dẫn đến sự gia tăng cao lực lượng lao động trongnền kinh tế

Việt Nam là một nước có quy mô dân số lớn, năm 2008, dân số nước ta là 86,3

triệu người.Trong đó, dân số trong độ tuổi lao động chiếm 92,27 %, đặc biệt dân số

trong độ tuổi từ 15 – 34 tuổi là 32.411.751 người, chiếm 37,55 % trong tổng dân số

và 40,7 % so với dân số trong độ tuổi lao động Bên cạnh đó, Việt Nam có cơ cấudân số trẻ với tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi vào khoảng 21 % (số liệu thống kê năm2008) Chính vì thế mà mức tăng dân số hàng năm ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao

so với các nước trong khu vực và trên thế giới

Trong những năm tới, dự báo dân số Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao và do vậy

bộ phận dân số trong tuổi lao động, đặc biệt là lao động trẻ sẽ vẫn tăng cao Điềunày sẽ tạo ra áp lực lớn cho vấn đề giải quyết việc làm Theo dự báo đến năm 2010,Việt Nam sẽ có khoảng 88,5 triệu người; đến năm 2019 là 95 triệu người và năm

2025 là 100 triệu người Gia tăng dân số đồng nghĩa với việc gia tăng số ngườitrong độ tuổi lao động và gia tăng lực lượng lao động Cũng theo dự báo, đến năm

2010 sẽ có khoảng 57,08 triệu người trong độ tuổi lao động, như vậy bình quân mỗi

Trang 27

năm tăng khoảng 1 triệu người, năm 2015 là 62,909 triệu người, bình quân mỗi nămtăng 1,16 triệu người

Bảng 1: Dự báo tăng dân số trong tuổi lao động đến năm 2015

Năm

Dân số trongtuổi lao động(1000 người)

% so vớitổng dân số(%)

Mức tăng bìnhquân/ năm(1000 người)

Tốc độ tăngbình quân/năm(%)

Nguồn: Số liệu thống kê Việt Nam các năm

Có thể thấy dân số trong độ tuổi lao động tiếp tục tăng nhanh về số lượng,mức gia tăng thời kỳ 2001 – 2005 là gần 7 triệu người, tốc độ tăng bình quân là2,7%/ năm; thời kỳ 2006 – 2010 là 5,5 triệu người, bình quân là 1,1 triệu người/năm Thời kỳ 2006 – 2008, số người bước vào tuổi lao động là 5,478 triệu người(bình quân 1,826 triệu người/năm); dự báo 2009 – 2015, số người bước vào tuổi laođộng là 10,722 triệu người (bình quân 1,787 triệu người/năm) Do vậy, mức giatăng của dân số trong giai đoạn này vẫn còn rất cao, cộng với số chưa được đào tạonghề, chưa có việc làm và thiếu việc làm đầu kỳ chuyển sang rất lớn nên giải quyếtviệc làm tiếp tục trở thành áp lực lớn trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hộitrong những năm tiếp theo của Việt Nam

- Thất nghiệp gia tăng do khủng hoảng kinh tế:

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu ở Mỹ vào khoảng tháng 12 năm

2007 và lan rộng ra toàn thế giới tạo nên một “bức tranh tài chính xám xịt” từ năm

2008 và dự báo sẽ còn kéo dài trong ít nhất là 2 – 3 năm tới Những hậu quả kéotheo của cuộc khủng hoảng này đã bắt đầu có những biểu hiện ngày càng rõ rệt vànghiêm trọng Một trong những vấn đề đó chính là giải quyết việc làm Nền kinh tếthế giới đang đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp tăng cao nhất trong vòng vài thập kỷ.Tính đến tháng 2 năm 2009, tỷ lệ thất nghiệp Mỹ tăng lên đến 8,1%, mức cao nhất

Trang 28

trong 25 năm trở lại đây Tại Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp tính đến thời điểm này là6,23%, trong đó, số lao động thất nghiệp nằm trong độ tuổi lao động trẻ là 5,20%.

Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết tỷ lệ thất nghiệp trên thế giới sẽtăng đến mức 7,1% vào cuối năm 2009, so với 6% năm 2008 và 5,7% năm 2007.Trong đó, các quốc gia đang phát triển chịu nhiều thiệt hại nhất do tình trạng cóthem nhiều người mất việc làm Việt Nam cũng không nằm ngoài số đó Đối với lựclượng lao động trẻ, vấn đề này lại càng trở nên nghiêm trọng bởi lực lượng này hầuhết thiếu kinh nghiệm, có một bộ phận lớn nằm trong diện mới được nhận vào làmviệc, hoặc đang trong quá trình đào tạo lại, học việc, thu thập kinh nghiệm thực tế…nên rất dễ bị cắt giảm khi các nhà sản xuất phải thu hẹp quy mô hoạt động của các

cơ sở kinh doanh

Mục tiêu thiên niên kỷ

Tháng 9 năm 2000, thay mặt Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chủ tịchTrần Đức Lương đã ký cam kết Quốc tế về việc Việt Nam sẽ thực hiện các mục tiêuthiên niên kỷ, trong đó có mục tiêu giải quyết việc làm Theo đó, Việt Nam đã camkết sẽ thực hiện các mục tiêu sau trong giai đoạn 2006 – 2010:

- Giải quyết thêm việc làm cho khoảng 1,6 triệu lao động một năm, đạt tổng sốtrong 5 năm 2006 – 2010 là 8 triệu lao động

- Nâng tỷ lệ lao động nữ trong tổng số việc làm mới 50% vào năm 2010

- Nâng tỷ lệ qua đào tạo lên 40% vào năm 2010

- Giảm tỷ lệ lao động chưa có việc làm ở thành thị xuống dưới 5% trong tổng

số lao động trong độ tuổi lao động vào năm 2010

Trong những năm qua, Chính phủ Việt Nam rất coi trọng đến việc giải quyết việclàm Chính phủ đã xây dựng Chiến lược việc làm giai đoạn 2000 – 2010, xây dựngChương trình Mục tiêu Quốc gia Xóa đói Giảm nghèo và Giải quyết việc làm giaiđoạn 2001 – 2005 và Chương trình Mục tiêu Quốc gia Việc làm giai đoạn 2006 –2010; và các Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cũng như người lao động trong giai đoạn.Theo Chiến lược việc làm thời kỳ 2000 – 2010, Chính phủ đã xác định:

Trang 29

- Tạo việc làm là ưu tiên số một trong các chính sách kinh tế - xã hội Giảiquyết việc làm là nhân tố quyết định để phát huy yếu tố con người, ổn định và pháttriển kinh tế, lành mạnh xã hội, đáp ứng yêu cầu bức xúc của nhân dân.

- Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động – xã hội để chuyển dịch cơcấu kinh tế kết hợp với tăng trưởng việc làm, không ngừng nâng cao chất lượngviệc làm

- Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để mọi thành phần kinh tế đầu tư pháttriển rộng rãi các cơ sở sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm và phát triển thịtrường lao động, đẩy mạnh xuất khẩu lao động và chuyên gia

Mục tiêu tổng quát của chiến lược và chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợpvới cơ cấu kinh tế, đảm bảo việc làm cho phần lớn lao động có nhu cầu làm việc,nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống chonhân dân

Mục tiêu cụ thể trong năm nay là: tạo việc làm cho phần 13,5 triệu người;(trung bình 1,35 triệu người/ năm); đạt cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp là50%; ngành công nghiệp là 23%; ngành dịch vụ là 27% vào năm 2010; giảm tỷ lệthất nghiệp ở thành thị xuống dưới 5% vào năm 2010; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt40% vào năm 2010

Theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 – 2010) đã được Quốchội thông qua; trong giai đoạn này, chúng ta sẽ tập trung giải quyết việc làm cho 8triệu lao động, trong đó, 6 triệu là tạo chỗ làm việc mới, giảm tỷ lệ thất nghiệpthành thị xuống dưới 5%, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm laođộng nông nghiệp và thủy sản xuống còn 50% vào năm 2010, tăng lao động côngnghiệp và xây dựng lên ít nhất là 24 – 28% và tăng lao động thương mại – dịch vụlên ít nhất 26 – 27%

Theo kết quả điều tra lao động – việc làm năm 2007, tỷ lệ lao động chưa cóviệc làm ở thành thị trong tổng số lao động trong độ tuổi lao động (tỷ lệ thất nghiệp)

là 4,91%, trong đó, lực lượng lao động trẻ chiếm 3,5 %, tỷ lệ sử dụng thời gian laođộng ở khu vực nông thôn là 80,7%, với lực lượng lao động trẻ là 78,3%; tỷ lệ lao

Trang 30

động qua đào tạo đạt 34,75%, của lực lượng lao động trẻ là 32,4%; tỷ lệ lao độngnông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 52,20%, trong đó có đến 48,7% là lao động trẻ;lao động trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 19,20%, trong đó lao độngtrẻ chiếm 16,5%,; lao động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ là 28,6%, trong đó có22,7% là lao động trẻ Như vậy, trong giai đoạn 2006 – 2010, Việt Nam sẽ tiếp tụcphải nỗ lực rất nhiều để giải quyết việc làm nhằm đạt các mục tiêu thiên niên kỷ đãcam kết với quốc tế và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006 – 2010) đãđược Quốc hội thông qua

Nằm trong mục tiêu chung về giải quyết việc làm, mục tiêu giải quyết việclàm cho lao động trẻ cũng đang được tập trung các nguồn lực để thực hiện bởi lựclượng này được coi là “niềm hy vọng tốt nhất để đưa nền kinh tế đất nước ra khỏikhủng hoảng kinh tế, hội nhập sâu vào nền kinh tế tòan cầu…”

III Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm

Việc làm là kết quả thu được của quá trình tạo việc làm, một quá trình đòi hỏi

sự tham gia của Nhà nước – với vai trò quản lý trong lĩnh vực tìm việc làm để tạo

ra môi trường thuận lợi cho sự kết hợp giữa hai yếu tố sức lao động của bản thânngười lao động và tư liệu sản xuất của người sử dụng lao động Vì thế, vấn đề giảiquyết việc làm bị ảnh hưởng của cả những nguyên nhân chủ quan thuộc về phíangười lao động và nguyên nhân khách quan đến từ môi trường bên ngoài

1 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Mỗi quốc gia đều có chính quyền với tổ chức bộ máy Nhà nước Nhà nướcquản lý điều hành hoạt động của Quốc gia thông qua bộ máy công quyền bằng hệthống pháp luật kết hợp với quan điểm đường lối phát triển kinh tế Quan điểm,chiến lược phát triển kinh tế có một vai trò quan trọng, mang tính chất định hướng,quyết định đối với sự phát triển của một quốc gia Nếu quan điểm đó đúng đắn sẽgóp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho tăng trưởng nhanh, bền vững và ngược lại.Việc làm vừa là kết quả, vừa là điều kiện cho tăng trưởng và phát triển Khi kinh tếtăng trưởng nhanh, nhu cầu về việc làm tăng nhanh, nhu cầu việc làm tăng nhanh từ

đó tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội Ngược lại, khi kinh tế suy thoái thì nhu

Trang 31

cầu về việc làm giảm dẫn đến tăng khả năng thất nghiệp của một bộ phận dân cư.Như vậy rõ rang các chính sách phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi thời kỳ vừa cóảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến công tác việc làm của mỗi quốc gia.

Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX và Chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội đến năm 2010 đã xác định:

- GDP đến năm 2010 tăng gấp 2 lần năm 2000

- GDP trong nông nghiệp tăng bình quân khoảng 4 – 4,5%/năm và phấn đấuđến năm 2010, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP chiếm 16 – 17%

- Công nghiệp và xây dựng tăng bình quân hàng năm khoảng 10 – 15%vàchiếm 40 – 41% trong GDP vào năm 2010

- Dịch vụ tăng bình quân hàng năm khoảng 7 – 8% và chiếm 42 – 43% trongGDP vào năm 2010

Phân tích tác động của tăng trưởng kinh tế đến tạo việc làm thời gian qua chothấy: cứ 1% tăng trưởng của GDP thì cầu lao động tăng 0,3 – 0,37% Như vậy, vớitốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cầu lao động sẽ tiếp tục tăng khá Đặc biệt, hệ số cogiãn việc làm trong khu vực dịch vụ cao gấp 3 lần khu vực nông nghiệp và trongkhu vực công nghiệp – xây dựng cao gấp 1,5 – 2 lần khu vực nông nghiệp càng chothấy vai trò to lớn trong giải quyết việc làm của các hoạt động phi nông nghiệp.Trong thời kỳ 1991 – 2000, tính trung bình cứ tăng 1% tỷ trọng của khu vựcphi nông nghiệp trong tổng GDP thì tương ứng sẽ tạo thêm được 287,6 nghìn việclàm trong khu vực này (tức là cầu lao động trong khu vực này tăng thêm); trong thời

kỳ 2001 – 2007, tỷ lệ này là 1% và 402,15 nghìn Vì vậy, việc đẩy nhanh quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ tới sẽ tiếp tục làm tăng đáng kể cầu laođộng

Việc làm phản ánh kết quả của đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh,dịch vụ và tăng trưởng kinh tế Khả năng thu hút lao động tạo việc làm của mọi nềnkinh tế tùy thuộc rất nhiều vào mô hình tăng trưởng được áp dụng, đó việc lựa chọncác ngành trọng điểm để đầu tư phát triển thu hút nhiều lao động hay sử dụng nhiềuvốn, đó là việc lựa chọn công nghiệp, là hướng nhập khẩu thay thế xuất khẩu…

Trang 32

Những hoạt động đó đều phụ thuộc vào ý đồ của các nhà lãnh đạo đất nước, đượcthể hiện rất rõ trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn.

Ngoài ra, Chiến lược việc làm cũng cần dựa trên các điều kiện về kinh tế, xãhội khác như thu nhập, mức sống, khả năng cung cấp các dịch vụ xã hội và mức độtiếp cận của người dân

Vì vậy, Chiến lược việc làm phải được xây dựng trên cơ sở Chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội và các Chiến lược thành phần khác

2 Hệ thống luật pháp và các chính sách tác động đến giải quyết việc làm

Hệ thống luật pháp và các chính sách của Nhà nước cũng là những yếu tố quantrọng cần tính đến trong xây dựng chiến lược việc làm

- Với việc hoàn thiện luật đầu tư theo hướng nới lỏng các hạn chế với khu vựcđầu tư, lĩnh vực và ngành nghề được đầu tư, mở rộng… khuyến khích ( về thuế, đấtđai, cung cấp nhân lực…) và hợp nhất hai luật đầu tư trong nước và đầu tư nước,ngoài trong thời gian tới môi trường đầu tư sẽ được cải thiện, các nguồn vốn trongdân sẽ được khai thông và được đưa vào đầu tư Sản xuất phát triển sẽ có khả năngthi hút thêm nhiều lao động vào làm việc

- Luật doanh nghiệp mới sẽ tiếp tục được phát huy tác dụng, đặc biệt nếu việchợp nhất các luật doanh nghiệp hiện hành, số lượng doanh nghiêp được thành lậphằng năm sẽ tăng lên nhiều và thu hút thêm lao động Dự kiến đến năm 2015 sẽ cókhoảng 1,2 triệu doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động thu hút từ 6 – 12triệu lao động

- Các cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp sẽ phát huy tác dụng và thúc đẩy phát triểnsản xuất kinh doanh như Quỹ hỗ trợ doanh nghiệp, quỹ khuyến khích đầu tư, hỗ trợtiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là xuất khẩu…

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Lao Động – Thương Binh Xã Hội và Bộ TàiChính, trong năm 2009, doanh nghiệp gặp khó khăn do suy giảm kinh tế sẽ đượcNhà Nước cho vay để thanh toán tiền lương, đóng góp bảo hiểm xã hội và trợ cấpmất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc cho người lao động ( theo quy định ) Lãi suấtcủa lần hỗ trợ này là 0%

Trang 33

- Được tiến hành đồng thời với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp là cácchính sách hỗ trợ cho người lao động Các đối tượng được Chính Phủ hỗ trợ lànhững người lao động bị mất việc làm tại doanh nghiệp bỏ trốn năm 2009, không cóngười đại diện hợp pháp đứng sau giải quyết quyền lợi của người lao động và đượcUBND cấp tỉnh hoặc cơ quan có chức năng sẽ xác định người lao động có trongdanh sách trả lương của doanh nghiệp, xác định cụ thể tiền lương còn nợ sau đó sẽtrả cho người lao động Cũng tại lần hỗ trợ này, đối tượng được vay vốn là ngườilao động bị mất việc làm trong năm 2009 bao gồm cả người lao động Việt Nam đilàm việc ở nước ngoài theo hợp đồng bị mất việc làm phải về nước trước thời hạn sẽđược vay vốn học nghề Điều đáng chú ý ở đây là những đối tượng này đều được ở

độ tuổi lao động trẻ

- Ngoài ra, hằng năm còn có các chính sách riêng dành cho lao động trẻ đượctriển khai bởi Đoàn thanh niên công sản Hồ Chí Minh phối hợp với các Ngân hàng.Năm 2007 có chương trình phối hợp giữa thành đoàn Hà Nội và Ngân hàng thươngmại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội ( SHB) thỏa thuận ký kết “Chương trình hỗ trợ thanhniên lập nghiệp giai đoạn 2007 – 2012”; năm 2009 với tháng thanh niên có chủ đề

“Tuổi trẻ hành động vì môi trường – hỗ trợ thanh niên về nghề nghiệp và việc làm”,triển khai ở tình thành đoàn Đề án hỗ trợ học nghề này ( 2009 ) tập trung hỗ trợthanh niên học nghề, tạo việc làm thông qua các hoạt động tư vấn tuyển sinh đạihọc, cao đẳng; hỗ trợ thanh niên học nghề, dạy nghề, hỗ trợ chuyển giao khoa học

kỹ thuật, xây dựng và triển khai các dự án kinh doanh, ý tưởng kinh doanh củathanh niên, tư vấn, hỗ trợ thanh niên vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội và các tổchức tín dụng khác để học tập, tạo việc làm…

- Các luật như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế VAT,xuất nhập khẩu, thuế đất…sẽ tiếp tục cải tiến và sẽ có những tác động tích cực đến

sự phát triển của doanh nghiệp

- Hệ thống luật pháp và chính sách về lao động tiếp tục được bổ sung, sửa đổi

và hoàn thiện theo hướng thúc đẩy sự phát triển của thị trường lao động, xóa bỏ dần

Trang 34

các rào cản, tạo sự thông thoáng và linh hoạt trên cơ sở một hệ thống thông tin thịtrường lao động hoàn thiện và đảm bảo tiếp cận tốt nhất cho người lao động.

3 Quy mô và sự phân bố dân số - nguồn nhân lực.

Lao động và việc làm là hai mặt của một vấn đề sử dụng nguồn lực con người.Xây dựng chiến lược việc làm không thể không tính đến tình hình cung lao động.Bài toán cân đối cung – cầu lao động luôn là trọng tâm của mọi chiến lược việc làm.Chỉ có thông qua cân đối cung – cầu lao động mới có cơ sở xây dựng các giải phápthích hợp nhằm giảm thất nghiệp và tăng hiệu quả sử dụng lao động Như vậy,chiến lược việc làm cũng cần được dựa trên các quá trình dân số, trong đó đặc biệt

là tốc độ tăng trưởng dân số ( tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết ), tuổi thọ và tình hình di dân,chất lượng dân số ( sức khỏe, học vân, trình độ tay nghề…), chất lượng nguồn laođộng

Theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010, quy mô dân số nước

ta năm 2010 vào khoảng 88 – 89 triệu người, ứng với tốc độ tăng trưởng dân số

khoảng 1.15 – 1,20% / năm Trong đó dân số trong độ tuổi 15 – 34 là 22,97 triệu

người, chiếm 25,95 % tỷ trọng dân số Như vây, hằng năm dân sô tăng lên khoảng1,1 đến 1,2 triệu người nói chung và 1,7 triệu người trẻ nói riêng Với xu hướngnày, cung lao động tiếp tục gia tăng với quy mô tương đối lớn trong những năm tới

- Biến đổi cơ cấu dân số

Do tỷ lệ sinh liên tục giảm trong nhiều năm, đồng thời là xu hướng tuổi thọcủa dân số, cơ cấu tuổi của dân số nước ta đang biến đổi theo hướng già hóa Trẻ

em dưới 15 tuổi giảm từ 39% năm 1989 xuống còn 33% năm 1999; giảm bình quânxuống 1,7% năm; từ 32% năm 2000 xuống còn 25% năm 2007 Trong những nămtới dự kiến tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi tiếp tục giảm xuống, nghĩa là tỷ lệ dân số từ 15tuổi trở lên sẽ gia tăng, số lượng dân số bước vào tuổi lao động vẫn còn cao

- Biến đổi trạng thái hoạt động của dân số

Tình hình thực tế ở nước ta trong những năm gần đây cho thấy trạng thái hoạtđộng của dân số đang có những thay đổi theo thời gian Đó là tăng tỷ lệ dân sốkhông hoạt động kinh tế Sở dĩ có hiện tượng này là do: tỷ lệ đi học tăng lên; tỷ lệ

Trang 35

tàn tật – sức lao động giảm nhẹ; tỷ lệ nội trợ tăng nhẹ; tỷ lệ tham gia các hoạt độngkhác tăng nhẹ Kết quả là tỷ lệ dân số hoạt động kinh tế giảm xuống Tỷ lệ tham gialực lượng lao động giảm có nghĩa là tốc độ tăng cung lao động sẽ thấp hơn tốc độtăng lực lượng lao động nói chung.

4 Vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập

Việt Nam có lực lượng lao động lớn và tăng nhanh, đặc biệt là lao động trẻ.Trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao trong nhiều nămliền, tình trạng việc làm của lực lượng lao động được cải thiện Tuy nhiên, hiệntượng việc làm của Việt Nam còn nhiều yếu kém: chất lượng việc làm thấp, năngsuất lao động thấp, thị trường lao động kém phát triển…lại thêm ảnh hưởng củacuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến cho hiện trạng việc làm ở Việt Nam xấu

đi Là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế, khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu

và toàn diện vào nền kinh tế thế giới, vấn đề việc làm sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, đặcbiệt là việc làm cho lực lượng lao động trẻ bởi đây là đối tượng tiếp thu nhanh nhấtcũng như bị ảnh hưởng nhiều nhất trước những điều kiện mới Tác động của hộinhập kinh tế thế giới với việc làm và thị trường lao động của Việt Nam được thểhiện bằng những cơ hội và thách thức chủ yếu:

4.1 Cơ hội

- Thứ nhất: Hội nhập tạo ra cơ hội có thêm nhiều việc làm có năng suất cao,trước hết là trong khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và thông qua việc nhậpkhẩu các loại máy móc thiết bị hiện đại với năng suất cao Trên cơ sở đó Việt Namxây dựng và phát triển được một bộ phận việc làm hiện đại với năng suất cao tácđộng lan tỏa ra toàn bộ nền kinh tế Như vậy, Việt Nam có thể rút ngắn khoảng cáchvới các nước về trình độ công nghệ và sớm tiếp cận được trình độ công nghệ vànăng suất lao động của các nước phát triển

- Thứ hai: Trong quá trình làm việc tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nướcngoài ( đặc biệt là các công ty xuyên quốc gia ở Việt Nam và ở nước ngoài ), thôngqua con đường đào tạo và học hỏi, Việt Nam có thể nâng cao chất lượng nguồnnhân lực để có thể tiếp cận đến trình độ nguồn nhân lực cung của thế giới ( nhất là

Trang 36

chuyên gia quản lý trong doanh nghiệp, kỹ sư và công nhân kỹ thuật lành nghề…).Đồng thời thu hút mạnh FDI để phát triển giáo dục và đào tạo ở trình độ tiên tiến.

- Thứ ba: Đề hội nhập tốt nhất, Việt Nam sẽ cần có cải tiển hệ thống phápluật và tổ chức quản lý Nhà nước về lao động khiến cho việc làm và thị trường laođộng vừa phản ánh đúng yêu cầu thực tế của Viêt Nam vừa phù hợp với luật pháp

và thông lệ quốc tế

- Thứ tư: Trong khi mở cửa hội nhập, Việt Nam cũng tiếp cận cả những kinhnghiệm về xây dựng mạng lưới an sinh xã hội và hệ thống tiêu chuẩn lao động tiêntiến của thế giới, trước hết là mạng lưới bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội, hệ thốngđịnh mức và chuẩn tiên tiến về vệ sinh, an toàn lao động, điều kiện làm việc và chế

độ nghỉ ngơi…

- Thứ năm: Đồng thời, Việt Nam cũng có cơ hội để mở rộng thị trường xuấtkhẩu lao động, trong đó có những thị trường là các nước phát triển có triển vọngđem lại thu nhập cao và nhờ đó đào tạo những kỹ năng và ngành nghề mới chongười lao động

- Thứ hai, những khó khăn trong việc cung ứng nguồn nhân lực chất lượng caođáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư Đó là do ở Việt Nam hiện nay lực lượng laođộng chưa qua đào tạo cũng … vể số lượng và chiếm tỷ trọng cao trong tổng lựclượng lao động, số lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao cũng thiếu nhưphần lớn lao động làm nông nghiệp và sinh sống ở nông thôn Vì vậy, khi có nhữngnguồn vốn FDI lớn vào Việt Nam, những người này không thể đáp ứng dược yêu

Trang 37

cầu của các nhà đầu tư, không được tuyển dụng, do đó không được tham gia vàhưởng lợi từ quá trình phát triển do hội nhập kinh tế quốc tế đem lại.

- Thứ ba, đội ngũ cán bộ,công chức ( bao gồm cán bộ quản lý Nhà nước, quảntrị doanh nghiệp và chuyên gia trong các lĩnh vực và doanh nhân của Việt Namcũng thiếu và yếu cả về năng lực chuyên môn, kỹ năng quản lý,trình độ tin học,ngoại ngữ Việt Nam cũng đang thiếu một đội ngũ luật sư giỏi, thông thạo luật phápquốc tế và ngoại ngữ để tư vấn cho các doanh nghiệp trong kinh doanh và giải quyếtcác tranh chấp thương mại lao động

- Thứ tư, hình thành và phát triển lao động trong nước liên thông với thịtrường lao động quốc tế, trong đó người lao động nước ngoài tham gia vào thịtrường lao động trong nước ở Việt Nam ngày càng nhiều, cạnh tranh trên thị trườnglao động sẽ gay gắt, người lao động Việt Nam nếu không đào tạo tốt về kiến thứcchuyên môn, kỹ năng lao động, thái độ phong cách và ý thức kỷ luật lao động sẽ bịthua thiệt đối với thị trường lao động ngoài nước, Việt Nam không thể duy trì…việc xuất khẩu lao động chưa qua đào tạo Để giữ vững và mở rộng thị trường xuấtkhẩu lao động, Việt Nam phải tăng cường đào tạo nghề, ngoài giữ và pháp luậtnước tiếp cận lao động cho những người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

- Thứ năm, khuôn khổ pháp lý về lao động, việc làm và thị trương lao độngViệt Nam còn thiếu, có nhiều quy định lạc hậu và chưa thích ứng với các nước đốitác và quốc tế đang là những khó khăn cho việc thực hiện hội nhập quốc tế tronglĩnh vực lao động, việc làm và thị trường lao động

5 Đô thị hóa

Xu hướng đô thị hóa, cùng với quá trình di dân nông thôn, được thực hiện làmtăng khá nhanh dân số khu vực đô thị trong thời gian gần đây Dân số thành thị cácnăm 2000 – 2008 tăng với tốc độ 3,5… trong khi khu vực nông thôn chỉ tăng trungbình khoảng 0,65% trước cùng thời kỳ Xu hướng đô thị hoá nhanh sẽ tác độngmạnh đến cơ cấu và đặc điểm việc làm Xu hướng đô thị hoá cũng đặt ra nhiều vấn

đề về đào tạo nhân lực, chuyển đổi nghề nghiệp và dịch vụ việc làm

Trang 38

Dự báo đến năm 2010 nước ta sẽ có khoảng 29,53% dân số sống ở khu vực đôthị Kết quả này cũng khá phù hợp với báo cáo triển vọng đô thị thế giới năm 2003của liên hợp quốc, theo đó đến năm 2010 sẽ có 29,4% dân sô Việt Nam sống ở cácvùng đô thị.

6 Sự phát triển của khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến hoạt động sảnxuất của con người Để có việc làm với năng suất, chất lượng cao cần có kỹ thuậtmáy móc, công nghệ hiện đại, tiên tiến…ứng dụng công nghệ giúp con người khắcphục được những hạn chế và cho phép phát huy nhiều lợi thế của minh trong quátrình chinh phục thiên nhiên, cải tạo xã hội

Việc ứng dụng khoa học công nghệ đã và đang tạo ra các ngành nghề mớitrong xã hội với quy mô và chủng loai không ngừng được mở rộng, tạo ra nhữngviệc làm mới cho con người trong các lĩnh vực khác nhau đặc biệt là các lĩnh vực cóhàm lượng chất xám và công nghệ cao như: tự động hóa, điện tử, dịch vụ…Tuynhiên, việc làm này cũng đòi hỏi một trình độ, tiêu chuẩn nghề nghiệp cao hơnnhiều đối với người lao động Đây cũng là một lợi thế cho lực lượng lao động trẻ.Bởi đây là bộ phận có khả năng đáp tiếp thu và học hỏi các ứng dụng công nghệmới rất nhanh nhạy và chính xác Hơn nữa, bộ phận này ngày càng được chú trọngtrong việc trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết giúp nâng cao trình độ trướckhi tham gia vào thị trường lao động

Tóm lại, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã có những tác động mạnh mẽđến vấn đề việc làm của mỗi quốc gia Ứng dụng khoa học kỹ thuât làm tăng năngsuất lao động tức là giảm số suất việc làm nhưng cũng làm mở mang thêm nhiềungành nghề tức là góp phần mở rộng quy mô việc làm cho xã hội Hai quá trình nàyluôn tồn tại song song với nhau Con người luôn tìm tòi, ứng dụng khoa học côngnghệ để giải phóng sức lao động nhưng cũng không ngừng tạo ra nhiều ngành nghềviệc làm mới thông qua nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật Kết quả lao độngtrong xã hội luôn biến đổi, cơ cấu lại theo hướng hợp lý, đa dạng, phong phú hơn

Trang 39

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT

VIỆC LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ

I Phân tích và đánh giá thực trạng lực lượng lao động trẻ

1 Quy mô

Tính đến năm 2007, lực lượng lao động cả nước là 46,7 triệu người, trong đódân số trong độ tuổi là 44,16 triệu người (chiếm 94,54%), lao động ở nhóm tuổi 15– 34 là 21,27 triệu người (chiếm 45,54% trong tổng lực lượng lao động), là lợi thếlớn về nguồn nhân lực để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời cũngtạo nên sức ép lớn về nhu cầu việc làm của hơn 1 triệu người bước vào tuổi laođộng mỗi năm

Bảng 2: Số thanh niên bước vào độ tuổi lao động hàng năm 2000 – 2007

Trang 40

hướng giảm xuống Dự báo đến năm 2010, dân số trong độ tuổi lao động là 57,4triệu người, chiếm 64,65% dân số.

Thời kỳ 2006 – 2010 được dự báo là sẽ có những biến động nhỏ về dân sốtrong độ tuổi lao động Dân số trong độ tuổi gia tăng hàng năm với tốc độ bình quânkhoảng 2%/năm song mức gia tăng dự kiến sẽ giảm vào hai năm cuối của thời kỳ.Dân số bước vào tuổi lao động tiếp tục gia tăng trong vài năm đầu, bắt đầu có xuhướng giảm từ năm 2007 – 2008 trở đi, trong khi đó dân số hết tuổi lao động lại giatăng từ sau những năm đầu của thập niên này so với các năm 1989 và 1999 Cụ thể,dân số trong độ tuổi gia tăng khoảng 1,1 triệu người/năm trong giai đoạn từ năm

2006 – 2008, nhưng vào hai năm cuối 2009 – 2010, mức gia tăng được dự báo sẽgiảm xuống dưới 1triệu người/năm

Biểu đồ 1 Dân số trong độ tuổi 15 -34 năm 2006 – 2010

Đơn vị: triệu người

Năm Dân số Dân số trong độtuổi 15 - 34 % trong tổngdân số

Nguồn : Số liệu thống kê lao động việc làm các năm

Lực lượng lao động của cả nước đang có xu hướng già hóa và số lượng thanhniên tham gia hoạt động kinh tế thường xuyên tăng không đáng kể, từ 14 triệungười lên 14,9 triệu người, chiếm khoảng 60% trong tổng số thanh niên cả nước

So với dân số hoạt động kinh tế cả nước thì lực lượng này có xu hướng giảm dần :

từ 35,6% năm 2001 giảm xuống còn 33,9% năm 2006 và đến năm 2007, tỷ lệ nàychỉ còn 32,1%

Có nhiều lý do giải thích sự giảm dần tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của lựclượng lao động trẻ so với tổng lực lượng xã hội, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do

Ngày đăng: 18/04/2013, 22:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
13. Duy Quốc ((9/10/2008), Lao động trẻ chưa coi trọng đầu tư phát triển nghề nghiệp, Báo Người Lao động, http://www.nld.com.vn/242036P0C1051/lao-dong-tre-chua-coi-trong-dau-tu-nghe-nghiep.htm Link
14. Hoài Anh (16/12/2008), Lao động trẻ không còn là lợi thế, Báo An ninh Thủ đô; http://www.anninhthudo.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=38712&ChannelID=515.Linh Nhật (22/3/2009), Khủng hoảng việc làm và trách nhiệm của Chính phủ,http://www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/hoso/16594/ Link
1. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Điều tra lao động – việc làm hàng năm từ 2000 - 2007 Khác
3. Số liệu thống kê việc làm và thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 1996 – 2005; Nhà xuất bản Lao động – Xã hội – Hà Nội, 2006 Khác
4. Ths. Phan Nguyên Thái, Nguyễn Văn Buồm (2007), Vấn đề giải quyết việc làm cho thanh niên hiện nay, Viện Nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh Khác
5. PGS. TS Trần Xuân Cầu, PGS. TS Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lực, trường ĐH Kinh tế Quốc dân, khoa Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực Khác
6. Báo cáo kết quả điều tra Lao động – Việc làm năm 2007; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Khác
7. Đặng Nguyên Anh, Lê Bạch Dương, Nguyễn Hải Vân (2005), Việc làm thanh niên ở Việt Nam: đặc điểm, yếu tố quyết định và ứng đối chính sách; Viện Xã hội học (IOS), Viện Nghiên cứu Phát triển xã hội (ISDS), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (MOLISA) Khác
8. Đàm Hữu Đắc, Phương hướng giải quyết việc làm cho thanh niên đến năm 2015; Báo Lao động và Xã hội, số 353 (từ 16 – 28/2/2009) Khác
9. Nguyễn Thị Hải Vân, Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động; Báo Lao động và Xã hội, số 350 (từ 1 – 15/1/2009) Khác
10. Vũ Phạm Dũng Hà, Định hướng đầu tư nâng cao năng lực các Trung tâm Giới thiệu Việc làm đến năm 2010; Báo Lao động và Xã hội, số 350 (từ 1 – 15/1/2009) Khác
11. PGS. TS. Cao Văn Sâm, Để dạy nghề gắn với giải quyết việc làm cho thanh niên; Báo Lao động và Xã hội, số 331 (từ 16 – 31/3/2008) Khác
12. Mạc Tiến Anh, Đào tạo nghề ở Việt Nam những chặng đường; Báo Lao động và Xã hội, số 268 + 269 (từ 1 – 31/8/2005) Khác
16. Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm đến năm 2010; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cơ cấu lao động - Biện pháp thúc đầy tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty TNHH Quốc tế Song Thanh trên thị trường nội địa
Sơ đồ c ơ cấu lao động (Trang 14)
Sơ đồ phân loại dân số và Nguồn lao động - Biện pháp thúc đầy tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty TNHH Quốc tế Song Thanh trên thị trường nội địa
Sơ đồ ph ân loại dân số và Nguồn lao động (Trang 23)
Bảng 2: Số thanh niên bước vào độ tuổi lao động hàng năm 2000 – 2007 - Biện pháp thúc đầy tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty TNHH Quốc tế Song Thanh trên thị trường nội địa
Bảng 2 Số thanh niên bước vào độ tuổi lao động hàng năm 2000 – 2007 (Trang 39)
Bảng 2: Số thanh niên bước vào độ tuổi lao động hàng năm 2000 – 2007 - Biện pháp thúc đầy tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty TNHH Quốc tế Song Thanh trên thị trường nội địa
Bảng 2 Số thanh niên bước vào độ tuổi lao động hàng năm 2000 – 2007 (Trang 39)
Bảng 3: Trình độ học vấn của lao động trẻ qua các năm 2000 – 2007 - Biện pháp thúc đầy tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty TNHH Quốc tế Song Thanh trên thị trường nội địa
Bảng 3 Trình độ học vấn của lao động trẻ qua các năm 2000 – 2007 (Trang 45)
Bảng 3: Trình độ học vấn của lao động trẻ qua các năm 2000 – 2007 - Biện pháp thúc đầy tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty TNHH Quốc tế Song Thanh trên thị trường nội địa
Bảng 3 Trình độ học vấn của lao động trẻ qua các năm 2000 – 2007 (Trang 45)
Bảng 4: Trình độ học vấn của lao động trẻ trong các doanh nghiệp năm 2001, 2003, 2007 - Biện pháp thúc đầy tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty TNHH Quốc tế Song Thanh trên thị trường nội địa
Bảng 4 Trình độ học vấn của lao động trẻ trong các doanh nghiệp năm 2001, 2003, 2007 (Trang 46)
Bảng 4: Trình độ học vấn của lao động trẻ trong các doanh nghiệp  năm 2001, 2003, 2007 - Biện pháp thúc đầy tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty TNHH Quốc tế Song Thanh trên thị trường nội địa
Bảng 4 Trình độ học vấn của lao động trẻ trong các doanh nghiệp năm 2001, 2003, 2007 (Trang 46)
Bảng 5: Tỷ lệ lao động phân theo nhóm tuổi và trình độ chuyên môn kỹ thuật - Biện pháp thúc đầy tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty TNHH Quốc tế Song Thanh trên thị trường nội địa
Bảng 5 Tỷ lệ lao động phân theo nhóm tuổi và trình độ chuyên môn kỹ thuật (Trang 47)
Bảng 8: Cơ cấu việclàm mới tạo ra cho lao động trẻ các năm 200 5– 2007 - Biện pháp thúc đầy tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty TNHH Quốc tế Song Thanh trên thị trường nội địa
Bảng 8 Cơ cấu việclàm mới tạo ra cho lao động trẻ các năm 200 5– 2007 (Trang 53)
Bảng 8: Cơ cấu việc làm mới tạo ra cho lao động trẻ các năm 2005 – 2007 - Biện pháp thúc đầy tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty TNHH Quốc tế Song Thanh trên thị trường nội địa
Bảng 8 Cơ cấu việc làm mới tạo ra cho lao động trẻ các năm 2005 – 2007 (Trang 53)
3. Về tình hình thất nghiệp và thiếu việclàm - Biện pháp thúc đầy tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty TNHH Quốc tế Song Thanh trên thị trường nội địa
3. Về tình hình thất nghiệp và thiếu việclàm (Trang 57)
Bảng 9: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ và lao động lớn tuổi   khu vực thành thị - Biện pháp thúc đầy tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty TNHH Quốc tế Song Thanh trên thị trường nội địa
Bảng 9 Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ và lao động lớn tuổi khu vực thành thị (Trang 57)
Nguồn:+ Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm đến 2010 - Biện pháp thúc đầy tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty TNHH Quốc tế Song Thanh trên thị trường nội địa
gu ồn:+ Báo cáo đánh giá giữa kỳ tình hình thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm đến 2010 (Trang 68)
Bảng 11: Số việclàm tạo ra từ Quỹ 120 theo các giai đoạn - Biện pháp thúc đầy tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty TNHH Quốc tế Song Thanh trên thị trường nội địa
Bảng 11 Số việclàm tạo ra từ Quỹ 120 theo các giai đoạn (Trang 68)
Bảng 11:  Số việc làm tạo ra từ Quỹ 120 theo các giai đoạn - Biện pháp thúc đầy tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty TNHH Quốc tế Song Thanh trên thị trường nội địa
Bảng 11 Số việc làm tạo ra từ Quỹ 120 theo các giai đoạn (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w