1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Quy trình tín dụng doanh nghiệp BIDV

105 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

PHỤ LỤC I/TDDN: TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG I. Tiêu chuẩn chất lượng: TIÊU CHUẨN CHỈ TIÊU I. KHÁCH HÀNG MONG ĐỢI: 1. Phục vụ nhanh nhất, thủ tục Cam kết thực hiện đúng thời gian xét duyệt đã đơn giản, rõ ràng, tiện lợi. công bố cho từng sản phẩm kể từ khi Ngân hàng nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và thông tin cần thiết từ khách hàng theo quy định đến khi Quyết định cấp tín dụng được cấp có thẩm quyền của Ngân hàng ký duyệt. 2. Có thái độ đón tiếp, hướng dẫn và phục vụ khách hàng chu đáo. 2. Thái độ phục vụ văn minh lịch sự, tận tình chu đáo. 3. Đảm bảo cung ứng đúng, đủ 3. Giải ngân theo đúng hợp đồng tín dụng đã lượng tiền và thời gian theo ký với khách hàng hợp đồng tín dụng đã ký. 4. Lãi suất, phí thấp 4. Lãi suất, phí phù hợp với thị trường, đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả. II. PHÁP LUẬT YÊU CẦU: Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật. Tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật đảm bảo an toàn, hiệu quả trong hoạt động của Ngân hàng II. Thời gian xét duyệt: 1. Tại Chi nhánh: 1.1 Thuộc thẩm quyền phê duyệt của Phó giám đốc phụ trách QHKH Tổng số thời gian (ngày làm việc) Bộ phận QHKH Cấp có thẩm quyền phê duyệt Bộ phận 1. Chiết khấu, cho vay vốn lưu động 7 5 1 1 2. Cho vay Đầu tư dự án 10 7 2 1 3. Bảo lãnh 10 7 2 1 QTTD Thuộc thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc/Phó giám đốc phục trách rủi ro tín dụng. Tổng số thời gian (ngày làm việc) Bộ phận QHKH Cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất TD Bộ phận QLRR Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro Bộ phận 1. Chiết khấu, cho vay vốn lưu động 15 7 2 3 2 1 2. Đầu tư dự án 20 10 2 5 2 1 3. Bảo lãnh 20 10 2 5 2 1 QTTD Thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng tín dụng. Bộ phận Cấp có Cấp có Tổng số Bộ phận thời gian QHKH thẩm quyền QLRR thẩm quyền phê duyệt phê duyệt đề (ngày làm rủi ro xuất TD việc) Hội đồng tín dụng Bộ phận QTTD 1. Chiết khấu, cho vay vốn lưu động 18 7 2 4 2 2 1 2. Đầu tư dự án 22 10 2 5 2 2 1 3. Bảo lãnh 22 10 2 5 2 2 1 2. Tại Hội sở chính: 2.1 Khách hàng quan hệ TD tại Hội sở chính thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Tổng giám đốc/Phó Tổng giám đốc: Tổng số thời gian (ngày làm việc) Bộ phận QHKH Cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất TD Bộ phận QLRR Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro Bộ phận 1. Chiết khấu, cho vay vốn lưu động 20 10 2 5 2 1 2. Đầu tư dự án 25 13 2 7 2 1 3. Bảo lãnh 25 13 2 7 2 1 QTTD 2 2.1 Khách hàng quan hệ TD tại Hội sở chính thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của các Hội đồng: Tổng số Bộ phận Cấp có Bộ phận Cấp có thời gian QHKH thẩm quyền QLRR thẩm quyền (ngày làm phê duyệt đề phê duyệt việc) xuất TD rủi ro Hội đồng tín dụng Bộ phận QTTD 1. Chiết khấu, cho vay vốn lưu động 22 10 2 5 2 2 1 2. Đầu tư dự án 27 13 2 7 2 2 1 3. Bảo lãnh 27 13 2 7 2 2 1 2.3 Trường hợp vượt quyền phê duyệt của Chi nhánh và thuộc thẩm quyền phê duyệt của Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc/Giám đốc Ban Quản lý rủi ro tín dụng: Tổng số thời gian (ngày làm việc) Bộ phận QHKH Cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất TD Bộ phận QLRR Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro Bộ phận 1. Chiết khấu, cho vay vốn lưu động 12 0 0 10 2 0 2. Đầu tư dự án 22 12 2 6 2 0 3. Bảo lãnh 12 0 0 10 2 0 QTTD 3 2.4 Trường hợp vượt quyền phê duyệt của Chi nhánh và thuộc thẩm quyền phê duyệt của các Hội đồng: Tổng số Bộ phận Cấp có Bộ phận Cấp có thời gian QHKH thẩm quyền QLRR thẩm quyền (ngày làm phê duyệt đề phê duyệt việc) xuất TD rủi ro Hội đồng tín dụng Bộ phận QTTD 1. Chiết khấu, cho vay vốn lưu động 14 0 0 10 2 2 0 2. Đầu tư dự án 24 12 2 6 2 2 0 3. Bảo lãnh 14 0 0 10 2 2 0 Lưu ý: Đây là quy định thời gian tối đa để các bộ phận thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình trong trình tự cấp tín dụng cho khách hàng. Từng Chi nhánh/Bộ phận căn cứ vào đặc điểm, tính chất của mỗi hình thức cấp tín dụng để quy định cụ thể hơn về thời gian xử lý công việc nhưng không được vượt quá thời gian tối đa trên đây. 4 PHỤ LỤC II/TDDN: LƯU ĐỒ BƯỚC 1: TIẾP THỊ KHÁCH HÀNG VÀ LẬP ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG (TẠI CHI NHÁNH) Khách hàng Không Phòng Quan hệ khách hàng/ Phòng giao dịch Tiếp thị và tiếp nhận các nhu cầu về tín dụng từ Khách hàng Phù hợp với các chính sách và Quy định của BIDV Có Thu thập, phân tích thẩm định khách hàng/dự án Lập báo cáo đề xuất TD Trình Lãnh đạo Phòng QHKH/ GĐ PGD Trình PGĐ QHKH phê duyệt đề xuất TD (2) Phòng phận Quản lý rủi ro Chuyển Bộ phận QLRR thực hiện Bước 2 (1) Các Khách hàng thuộc Nhóm B - Khoản 2 - Điều 2 (2) Các Khách hàng thuộc Nhóm A - Khoản 2 - Điều 2 và các khách hàng tại Phòng giao dịch. 1 (1) Chuyển thực hiện Bước 4 BƯỚC 1: TIẾP THỊ KHÁCH HÀNG VÀ LẬP ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG (TẠI HỘI SỞ CHÍNH) Khách hàng Không Ban Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp Tiếp thị và tiếp nhận các nhu cầu về tín dụng từ Khách hàng Phù hợp với các chính sách và Quy định của BIDV Có Thu thập, phân tích thẩm định khách hàng/dự án Lập báo cáo đề xuất TD Trình Lãnh đạo Phòng QHKH/TTDA Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất TD Ban Quản lý rủi ro Chuyển Bộ phận QLRR thực hiện Bước 2 2 BƯỚC 1: TIẾP NHẬN VÀ LẬP ĐỀ XUẤT TÍN DỤNG TẠI HỘI SỞ CHÍNH - TRƯỜNG HỢP DỰ ÁN VƯỢT THẨM QUYỀN CỦA CHI NHÁNH Dự án vượt thẩm quyền của Chi nhánh Không Ban Quan hệ khách hàng Doanh nghiệp Tiếp nhận Đề xuất và các hồ sơ có liên quan từ Chi nhánh Phù hợp với các chính sách và Quy định của BIDV Có Thu thập, phân tích, tái thẩm định khách hàng/dự án Lập báo cáo đề xuất TD Trình Lãnh đạo Phòng TTDA Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất TD Ban Quản lý rủi ro Chuyển Bộ phận QLRR thực hiện Bước 2 3 BƯỚC 2: THẨM ĐỊNH RỦI RO (TẠI CHI NHÁNH) Phòng Quan hệ khách hàng/ Phòng giao dịch Phòng Quản lý rủi ro Chuyển báo cáo đề xuất TD và Hồ sơ Cán bộ QLRR tiếp nhận Hồ sơ và thực hiện thẩm định rủi ro theo quy định Trình Lãnh đạo Phòng kiểm soát Lập Báo cáo thẩm định rủi ro 4 Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro BƯỚC 2: THẨM ĐỊNH RỦI RO (TẠI HỘI SỞ CHÍNH) Ban Quan hệ khách hàng DN/ Chi nhánh Ban Quản lý rủi ro Chuyển báo cáo đề xuất TD và Hồ sơ Cán bộ QLRR tiếp nhận Hồ sơ và thực hiện thẩm định rủi ro theo quy định Báo cáo đề xuất TD vượt giới hạn dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh đối với một khách hàng của Chi nhánh Trình Lãnh đạo Phòng kiểm soát Lập Báo cáo thẩm định rủi ro Trình Lãnh đạo Ban QLRRTD Phê duyệt rủi ro Cấp có thẩm quyền cao hơn phê duyệt rủi ro 5 BƯỚC 3: PHÊ DUYỆT CẤP TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH (Trường hợp khách hàng thuộc Nhóm 2 - Khoản 2 Điều 2) Phòng Quan hệ khách hàng Báo cáo đề xuất tín dụng của Phòng QHKH Phó giám đốc phụ trách QHKH Phê duyệt cấp tín dụng BƯỚC 3: PHÊ DUYỆT CẤP TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH (Trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc/Phó giám đốc phụ trách QLRR) Phòng Quan hệ khách hàng/ Phòng giao dich Phòng Quản lý rủi ro Phê duyệt đề xuất tín dụng của PGĐ phụ trách QHKH Phê duyệt rủi ro của Giám đốc/ Phó Giám đốc phụ trách QLRR Chuyển thực hiện Bước 4 Phê duyệt cấp tín dụng 6 Chuyển thực hiện Bước 4 BƯỚC 3: PHÊ DUYỆT CẤP TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH (Trường hợp thuộc thẩm quyền của Hội đồng tín dụng) Phòng Quan hệ khách hàng/ Phòng giao dich Phòng Quản lý rủi ro Phê duyệt đề xuất tín dụng của PGĐ phụ trách QHKH Phê duyệt rủi ro của Giám đốc/ Phó Giám đốc phụ trách QLRR Hội đồng tín dụng Chi nhánh 7 Phê duyệt cấp tín dụng Chuyển thực hiện Bước 4 BƯỚC 3: PHÊ DUYỆT CẤP TÍN DỤNG TẠI HỘI SỞ CHÍNH (Trường hợp Khách hàng quan hệ tín dụng trực tiếp tại Hội sở chính) Ban Quan hệ khách hàng Ban Quản lý rủi ro Phê duyệt đề xuất tín dụng của cấp có thẩm quyền Phê duyệt rủi ro của cấp có thẩm quyền Phê duyệt cấp tín dụng 8 Chuyển thực hiện Bước 4 BƯỚC 3: PHÊ DUYỆT CẤP TÍN DỤNG TẠI HỘI SỞ CHÍNH (Trường hợp Khách hàng quan hệ tín dụng trực tiếp tại Hội sở chính và thuộc thẩm quyền phê duyệt của các Hội đồng) Ban Quan hệ khách hàng Ban Quản lý rủi ro Phê duyệt đề xuất tín dụng của PTGĐ phụ trách QHKH Phê duyệt rủi ro của Tổng Giám đốc/ Phó Tổng Giám đốc phụ trách QLRR Hội đồng TD/ QLTD/HĐQT 9 Phê duyệt cấp tín dụng Chuyển thực hiện Bước 4 BƯỚC 3: PHÊ DUYỆT CẤP TÍN DỤNG TẠI HỘI SỞ CHÍNH (Trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh và thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc phụ trách QLRR/Giám đốc Ban QLRRTD) Chi Nhánh Ban Quản lý rủi ro Phê duyệt đề xuất tín dụng của Giám đốc Chi nhánh Phê duyệt rủi ro của Tổng Giám đốc/ Phó Tổng Giám đốc phụ trách QLRR/ Giám đốc Ban QLRRTD Phê duyệt cấp tín dụng 10 Chuyển thực hiện Bước 4 BƯỚC 3: PHÊ DUYỆT CẤP TÍN DỤNG TẠI HỘI SỞ CHÍNH (Trường hợp vượt thẩm quyền phê duyệt của Chi nhánh và thuộc thẩm quyền phê duyệt của các Hội đồng) Chi nhánh Ban Quản lý rủi ro Phê duyệt đề xuất tín dụng của Giám đốc Chi nhánh Phê duyệt rủi ro của Tổng Giám đốc/ Phó Tổng Giám đốc phụ trách QLRR Hội đồng TD/ QLTD/HĐQT 11 Phê duyệt cấp tín dụng Chuyển thực hiện Bước 4 BƯỚC 4: CÁC THỦ TỤC THỰC HIỆN SAU PHÊ DUYỆT Thông báo cho Khách hàng Bộ phận Quan hệ khách hàng Tái đề xuất cấp tín dụng Từ chối Thẩm định lại hoặc thẩm định bổ sung Cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng Bộ phận Quản trị tín dụng Thoả thuận với khách hàng về Quyết định phê duyệt/các điều kiện bổ sung - Soạn thảo các hợp đồng. Khách hàng Chấp thuận - Trình ký kết hợp đồng. - Thực hiện các thủ tục liên quan đến TSĐB Ý kiến phê duyệt của cấp có thẩm quyền Nhập thông tin vào Hệ thống SIBS Lưu giữ hồ sơ theo quy định 12 -Rà soát nội dung các hợp đồng phù hợp với quyết định phê duyệt - Kiểm tra tính đầy đủ của Hồ sơ BƯỚC 5: GIẢI NGÂN/PHÁT HÀNH THƯ BẢO LÃNH Bộ phận Quan hệ khách hàng Nhận hồ sơ đề nghị giải ngân/Phát hành bảo lãnh từ khách hàng; kiểm tra mục đích và điều kiện, lập Đề xuất giải ngân, soạn thảo thư bảo lãnh Khách hàng Không Trình Trưởng Phòng/Ban kiểm soát đủ điều kiện Bộ phận Quản Lý rủi ro Bộ phận Quản trị tín dụng Bộ phận dịch vụ khách hàng Đủ Nhập thông tin vào Hệ thống SIBS Lưu giữ hồ sơ Theo quy định Trả lại hồ sơ, chứng từ cho khách hàng điều kiện - Kiểm tra chứng từ làm căn cứ giải ngân. - Kiểm tra nội dung các chứng từ giải ngân/thư bảo lãnh của NH - Lập tờ trình giải ngân Cấp có thẩm quyền phê duyệt Trả lại hồ sơ, chứng từ cho khách hàng Thực hiện thanh toán/ Hạch toán kế toán 13 BƯỚC 6: GIÁM SÁT VÀ KIỂM SOÁT Bộ phận Quan hệ Khách Hàng Cán bộ QHKH Thực hiện: - Kiểm tra, đánh giá khoản vay. - Thực hiện phân loại nợ. - Theo dõi, rà soát phát hiện rủi ro. Bộ phận Quản Lý rủi ro Bộ phận Quản trị tín dụng - Lập báo cáo phân tích rủi ro/Nợ xấu - Đề xuất các biện pháp phòng ngừa xử lý nợ xấu Trình Lãnh đạo Ban, Phòng K.soát - Hỗ trợ phát hiện rủi ro và đề xuất các biện pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu. - Giám sát phân loại nợ và trích lập DPRR. Cấp có thẩm quyền phê duyệt Giám sát thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu - Thông báo nợ đến hạn. - Thông báo trạng thái các khoản nợ quá hạn. - Tính toán trích lập DPRR - Yêu cầu kiểm tra, rà soát đánh giá khoản vay/khách hàng vay. Báo cáo thống kê 14 Thực hiện các biện pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu BƯỚC 7: ĐIỀU CHỈNH TÍN DỤNG (Thực hiện quy trình như tại Bước 1, 2) BƯỚC 8: THU NỢ, LÃI, PHÍ Bộ phận Quan hệ Khách Hàng Thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn Lập giấy đề nghị thu nợ trong trường hợp thu nợ trước hạn hoặc khách hàng chỉ có khả năng trả một phần nợ đến hạn Trình lãnh đạo Ban, Phòng Báo cáo đề xuất điều chỉnh TD Thực hiện như Bước 1, 2 Chuyển nợ quá hạn Chuyển thực hiện Bước 9 Trả lại hồ sơ chứng từ cho khách hàng Bộ phận Quản Lý rủi ro Bộ phận Quản trị tín dụng - Lập chỉ thị thu nợ trong trường hợp khách hàng có đủ tiền trả nợ đúng hạn. - Kiểm tra đối chiếu số dư sau khi thu nợ gốc, lãi, phí. - Kiểm tra lại số nợ gốc, lãi, phí phải thu. - Đôn đốc thực hiện bút toán thu nơ. Bộ phận Dịch vụ Khách hàng - Thực hiện bút toán thu nợ gốc, lãi, phí. - Các bút toán ngoại bảng có liên quan. 15 - Phối hợp thanh lý hợp đồng. - Lưu trữ hồ sơ. Trả lại Hồ sơ chứng từ cho khách hàng BƯỚC 9: XỬ LÝ THU HỒI NỢ QUÁ HẠN Bộ phận Quan hệ Khách Hàng Đôn đốc khách hàng trả nợ Nợ quá hạn - Rà soát, phân tích nguyên nhân - Đề xuất biện pháp xử lý Bộ phận Quản Lý rủi ro Bộ phận Quản trị tín dụng Trình Lãnh đạo Ban, Phòng Cấp có thẩm quyền phê duyệt Phối hợp, trợ giúp rà soát nguyên nhân và đề xuất biện pháp xử lý Giám sát thực hiện các biện pháp xử lý, thu hồi NQH Thông báo tình trạng NQH - Phối hợp kiểm tra, đối chiếu nợ gốc lãi, thu được. - Lưu trữ hồ sơ. Bộ phận Dịch vụ Khách kàng - Thực hiện bút toán thu nợ gốc, lãi, phí; Bút toán ngoại bảng. 16 Thực hiện các biện pháp xử lý thu hồi NQH BƯỚC 10: THANH LÝ HỢP ĐỒNG Bộ phận Quan hệ Khách Hàng - Đầu mối giao trả tài sản đảm bảo. - Xoá đăng ký giao dịch đảm bảo. Khách hàng - Soạn thảo thanh lý hợp đồng (nếu có) - Rà soát nợ gốc, lãi, phí đã thu Bộ phận Quản trị tín dụng - Phối hợp rà soát nợ gốc, lãi, phí đã thu - Cập nhật các thông tin vào hệ thống SIBS liên quan đến thanh lý hợp đồng. - Lưu trữ hồ sơ Bộ phận dịch - Phối hợp rà soát nợ gốc, lãi, phí đã thu vụ khách hàng 17 PHỤ LỤC III/TDDN: DANH MỤC HỒ SƠ TÍN DỤNG I. ĐỀ NGHỊ CẤP TÍN DỤNG CỦA KHÁCH HÀNG. II. DANH MỤC HỒ SƠ PHÁP LÝ CỦA KHÁCH HÀNG. 1. Đối với khách hàng hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước (Điều 166Luật Doanh nghiệp cho phép 04 năm chuyển đổi DNNN kể từ ngày 01/07/2006, trong thời gian này các DNNN vẫn được phép hoạt động theo Luật DNNN 2003) - Quyết định thành lập doanh nghiệp. - Điều lệ doanh nghiệp (nếu có). - Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, hoặc Giám đốc, quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Giấy phép hành nghề đối với những ngành nghề có giấy phép. - Giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp nếu ngành nghề có quy định hoặc đăng ký mã số XNK. - Giấy phép khai thác tài nguyên (đối với DN hoạt động trong lĩnh vực này) - Văn bản uỷ quyền hoặc xác định về thẩm quyền trong quan hệ tín dụng như: Văn bản của Hội đồng quản trị, uỷ quyền của Tổng giám đốc, Giám đốc cho người khác ký hợp đồng,... - Trường hợp khách hàng vay vốn, bảo lãnh là đơn v ị hạch toán phụ thuộc của pháp nhân thì ngoài những hồ sơ về pháp nhân nêu trên phải có văn bản pháp lý như quyết định thành lập, quy chế tổ chức và hoạt động xác định rõ thẩm quyền hoặc uỷ quyền vay vốn tại Ngân hàng. Nội dung uỷ quyền của pháp nhân phải thể hiện cụ thể số tiền vay hoặc mức tiền được vay (giá trị bảo lãnh) cao nhất, thời hạn vay vốn (bảo lãnh), mục đích vay vốn (bảo lãnh), bảo đảm tiền vay (thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh), các nội dung khác liên quan đến việc vay vốn, bảo lãnh và có cam kết chịu trách nhiệm trả nợ thay khi đơn vị phụ thuộc không trả được nợ vay, không thực hiện được nghĩa vụ bảo lãnh. Người uỷ quyền phải có đủ thẩm quyền pháp lý. - Đăng ký mã số thuế. - Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký của khách hàng. - Các văn bản khác theo quy định của pháp luật (nếu có). 2. Đối với khách hàng hoạt động theo luật doanh nghiệp: - Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với công ty TNHH 1 thành viên) - Điều lệ doanh nghiệp. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy phép đầu tư với Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). - Giấy phép hành nghề đối với ngành nghề phải có giấy phép. - Giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp nếu ngành nghề có quy định. - Giấy phép khai thác tài nguyên (đối với DN hoạt động trong lĩnh vực này). - Sổ theo dõi cổ đông; - Giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên. - Biên bản bầu thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch, văn bản bổ nhiệm Tổng giám đốc, giám đốc, kế toán trưởng. 1 - Quyết định của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị về việc uỷ quyền cho người đại diện doanh nghiệp vay vốn ngân hàng. - Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký của khách hàng. - Các giấy tờ khác liên quan 3. Đối với khách hàng là tổ chức khác (như đơn vị sự nghiệp có thu): - Quyết định thành lập. - Điều lệ, quy chế hoạt động đối với tổ chức có điều lệ, quy chế hoạt động (nếu có). - Quyết định bổ nhiệm thủ trưởng đơn vị, kế toán trưởng. - Các giấy tờ khác có liên quan (mẫu dấu, chữ ký....). - Văn bản uỷ quyền hoặc bảo lãnh vay vốn của cấp trên có thẩm quyền. III. DANH MỤC HỒ SƠ VỀ TÀI CHÍNH CỦA KHÁCH HÀNG: Hồ sơ về tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn hoặc người bảo lãnh (nếu có): - Báo cáo tài chính tối thiểu 03 năm gần nhất và quý gần nhất, gồm: + Bảng cân đối; + Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; + Thuyết minh báo cáo tài chính; + Lưu chuyển tiền tệ (nếu có); - Đối với pháp nhân hoạt động chưa được 03 năm, yêu cầu gửi báo cáo tài chính đến thời điểm gần nhất. - Trong trường hợp cần thiết, khách hàng phải cung cấp các báo cáo tài chính được kiểm toán và nhận xét của kiểm toán. - Quy chế phân cấp quản lý tài chính đối với doanh nghiệp có phân cấp. - Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính trong năm kế hoạch. - Bảng kê công nợ các loại tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. - Bảng kê các khoản phải thu, phải trả. IV. HỒ SƠ VỀ DỰ ÁN, PHƯƠNG ÁN VAY VỐN 1. Phương án sản xuất kinh doanh/ Kế hoạch sản xuất kinh doanh, khả năng vay trả, nguồn trả. 2. Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, tình hình đã vay n ợ ở các tổ chức tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác và các nguồn thu nhập để trả nợ. 3. Các Hợp đồng dân sự, thương mại (về hàng hoá, xuất nhập khẩu, dịch vụ....) * Đối với các khoản vay trung dài hạn/theo dự án đầu tư, khách hàng cần cung cấp thêm những tài liệu sau: 4. Văn bản phê duyệt chủ trương/cho phép đầu tư dự án của Công ty mẹ hoặc Hội đồng quản trị (tuỳ theo từng loại hình doanh nghiệp); Văn bản thông qua chủ trương/cho phép đầu tư của cấp có thẩm quyền, tuỳ theo phân loại Nhóm các dự án theo quy định của pháp luật. 5. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), Báo cáo nghiện cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư nếu dự án chỉ cần lập báo cáo đầu tư; Dự án, phương án vay vốn. Nội dung các tài liệu này phải đảm bảo phù hợp theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Nghị định số 16/NĐ-CP ngày 07/2/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. 2 6. Quyết định phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền. 7. Các văn bản, hồ sơ bổ sung khác (tuỳ theo tính chất, đặc điểm của từng dự án cụ thể): 7.1. Thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán; quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán của cấp có thẩm quyền (nếu có, có thể bổ sung trước khi giải ngân). Những dự án nhóm A, B nếu chưa có thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán được duyệt thì trong quyết định đầu tư phải quyết định mức vốn của từng hạng mục chính và phải có thiết kế và dự toán hạng mục công trình được cấp có thẩm quyền duyệt. 7.2. Các văn bản khác: - Quyết định phê duyệt thiết kế cơ sở. - Các quyết định, văn bản chỉ đạo, tham gia ý kiến, các văn bản liên quan chế độ ưu đãi, hỗ trợ... của các cấp, các ngành có liên quan (Chính phủ, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước, Bộ khoa học công nghệ và môi trường ... ) (nếu có). - Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy, xử lý nguồn nước thải (chỉ với những dự án có yêu cầu); Giấy xác nhận đăng ký/Bản cam kết bảo vệ môi trường của cấp có thẩm quyền. - Tài liệu đánh giá, chứng minh nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thị trường của dự án (nếu có). - Quyết định giao đất, cho thuê đất, hợp đồng thuê đất/thuê nhà xưởng/thuê lại đất để thực hiện dự án (nếu có). - Các văn bản liên quan đến việc đền bù, giải phóng mặt bằng, chuẩn bị mặt bằng xây dựng (nếu có). - Thông báo chỉ tiêu kế hoạch đầu tư đối với doanh nghiệp là thành viên của Tổng công ty (nếu có). - Báo cáo khối lượng đầu tư hoàn thành, tiến độ triển khai thực hiện dự án (nếu dự án đang được tiến hành đầu tư). - Tài liệu chứng minh về vốn đầu tư hoặc các nguồn vốn tham gia đầu tư dự án (nếu đã thực hiện đầu tư hoặc dự án có nhiều nguồn vốn tham gia đầu tư). - Giấy phép xây dựng (nếu công trình phải yêu cầu có giấy phép xây dựng). - Các văn bản liên quan đến quá trìnhđ ấu thầu thực hiện dự án: Phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu, hợp đồng giao nhận thầu ...(có thể bổ sung sau). - Hợp đồng thi công xây lắp, cung cấp thiết bị, phê duyệt hợp đồng nhập khẩu thiết bị (có thể bổ sung sau); Hợp đồng thuê đơn vị quản lý điều hành dự án (nếu có). - Các hợp đồng tư vấn (nếu có). - Quyết định phê duyệt quyết toán vốn đầu tư x ây dựng công trình của cấp có thẩm quyền. - Các tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư (nếu có). - Hồ sơ khác có liên quan đến khoản vay (hợp đồng bảo hiểm hàng hoá, dự toán chi phí hoạt động được duyệt ...) V. DANH MỤC HỒ SƠ ĐẢM BẢO TIỀN VAY: 1. Trường hợp cho vay không có tài sản đảm bảo: - Giấy cam kết của khách hàng về việc thực hiện bảo đảm bằng tài sản khi được đơn vị trực tiếp cho vay yêu cầu (theo các quy định của pháp luật). Nội dung cam kết 3 này phải được thể hiện bằng một điều khoản trong hợp đồng tín dụng. - Văn bản chấp thuận của Chính phủ về việc cho vay không có bảo đảm đối với khách hàng (nếu việc cho vay không có bảo đảm theo chỉ định của Chính phủ) * Cho vay không có tài sản đảm bảo được thực hiện theo quy định của Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của Tổng Giám đốc Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam. 2. Tr ường hợp bảo đảm bằng tài sản của khách hàng/hoặc tài sản bên thứ ba: Tuỳ từng loại tài sản có các giấy tờ khác nhau, trong đó một số loại giấy tờ chủ yếu gồm: - Giấy tờ pháp lý chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản (nếu có): + Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu: Giấy tờ bản chính quyền sở hữu tài sản. + Phương tiện vận tải, tầu thuyền: Giấy chứng nhận đăng ký, đăng kiểm, giấy phép lưu hành. + Giấy tờ có giá (trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, các giấy tờ trị giá được bằng tiền) + Các giấy tờ về xuất xứ, kiểm định giá trị, tỷ trọng ... đối với kim khí quý, đá quý. + Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng quản lý đối với bất động sản (nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với đất) và động sản (hàng hoá, phương tiện vận tải) + Các quyền bao gồm: (quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, các quyền tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác; Quyền đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quyền khai thác tài nguyên; Các quyền và quyền lợi phát sinh trong tương lai (nếu có) + Giấy chứng nhận bảo hiểm tài sản (nếu tài sản phải bảo hiểm theo quy định của pháp luật) + Các giấy tờ khác có liên quan. - Giấy cam kết thực hiện bảo đảm bằng tài sản của khách hàng/ Hợp đồng hoặc văn bản bảo lãnh của bên thứ 3. 3. Trường hợp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: + Giấy cam kết thế chấp, cầm cố tài sản hình thành từ vốn vay trong đó nêu õr quá trình hình thành tài sản và bàn giao ngay các giấy tờ liên quan đến tài sản khi được hoàn thành hoặc hợp đồng thế chấp cầm cố dự phòng. + Văn bản của Chính phủ cho phép được bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay (nếu việc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo chỉ định của Chính phủ). Lưu ý: Hồ sơ về bảo đảm tiền vay phải là bản gốc (bản chính) do cán bộ quan hệ khách hàng làm đầu mối giao nhận. 4 PHỤ LỤC IV/TDDN: HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHÁCH HÀNG Trên cơ sở hồ sơ tín dụng do khách hàng cung cấp, cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện đánh giá các nội dung sau: I. ĐÁNH GIÁ TƯ CÁCH VÀ NĂNG LỰC PHÁP LÝ, NĂNG LỰC ĐIỀU HÀNH VÀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHÁCH HÀNG. 1. Đánh giá về lịch sử hoạt động của khách hàng: Sau đây là những thông tin chung cần tìm hiểu: - Lịch sử công ty. - Những thay đổi về vốn góp. - Những thay đổi trong cơ chế quản lý. - Những thay đổi về công nghệ hoặc thiết bị. - Những thay đổi về sản phẩm. - Lịch sử về các quá trình liên kết, hợp tác, giải thể. - Loại hình kinh doanh của công ty hiện nay là gì. - Khía cạnh chính trị và xã hội đằng sau các hoạt động kinh doanh này. - Điều kiện địa lý (địa lý kinh tế).  Những thông tin này được dùng để đánh giá chung về khả năng hiện tại cũng như tính cạnh tranh của công ty trong tương lai. Đây là điều cần thiết để biết liệu công ty có thể đứng vững trước những thay đổi bên ngoài cũng như khả năng mở rộng hoạt động. 2. Đánh giá tư cách và năng lực pháp lý: - Khách hàng vay vốn là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự không? (Pháp nhân Việt Nam phải được công nhận theo Điều 84, 86… Bộ luật dân sự và các quy định khác của Pháp luật Việt Nam). - Khách hàng vay vốn là doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự và hoạt động theo luật doanh nghiệp? - Khách hàng vay vốn là công ty hợp danh có hoạt động theo luật doanh nghiệp? Thành viên công ty có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự? - Điều lệ, quy chế tổ chức của khách hàng vay vốn có thể hiện rõ về phương thức tổ chức, quản trị, điều hành? - Giấy phép đầu tư, chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề có còn hiệu lực trong thời hạn cho vay? - Khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán phụ thuộc có giấy uỷ quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp? - Mẫu dấu, chữ ký.  Đánh giá về tư cách và năng lực pháp lý của khách hàng. 3. Mô hình tổ chức, bố trí lao động của doanh nghiệp: - Quy mô hoạt động của doanh nghiệp? - Số lượng lao động, trình độ lao động, cơ cấu lao động trực tiếp và gián tiếp? - Tuổi trung bình, thời gian công tác trung bình, mức thu nhập trung bình? 1 - Chính sách và kết quả tuyển dụng - Chính sách tăng lương, thưởng - Hiệu quả sản suất: Doanh thu, lợi nhuận trên đầu người, hiệu quả của giá trị gia tăng. - Trình đ ộ kỹ thuật, trình đ ộ học vấn, kinh nghiệm và lĩnh v ực của các kỹ sư chính trong doanh nghiệp. - Tình hình đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển về doanh số và thiết bị, phát triển các sản phẩm mới, kiểu dáng, mẫu mã, hợp tác công nghệ.  Nhận xét về mô hình tổ chức và bố trí lao động của doanh nghiệp. 4. Quản trị điều hành của Ban lãnh đạo: - Danh sách Ban lãnh đạo, tuổi, sức khoẻ, thời gian đã đảm nhiệm chức vụ. - Trình độ chuyên môn. - Kinh nghiệm, cách thức quản lý, đạo đức của người lãnh đ ạo cao nhất và ban điều hành. - Khả năng nắm bắt thị trường. - Uy tín của lãnh đạo trong và ngoài doanh nghiệp - Đoàn kết trong lãnh đạo và trong doanh nghiệp. - Ai là người ra quyết định thực sự của doanh nghiệp. - Những biến động về nhân sự lãnh đạo của công ty. - Khả năng nắm bắt thị trường, thích ứng hội nhập thị trường. - Ban quản lý có khả năng ra các quyết định dựa vào các thông tin tài chính không? - Việc ra quyết định có phải được tập trung vào một người và cách thức quản lý của họ hay không?  Nhận xét về khả năng quản trị điều hành của Ban lãnh đạo doanh nghiệp. II. ĐÁNH GIÁ, PHÂN TÍCH ÌNH T HÌNH HO ẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA KHÁCH HÀNG. 1. Thông tin chung - Ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động: Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại và phù hợp với dự án, phương án dự kiến vay vốn. - Xem xét ngành nghề kinh doanh/phương hướng hoạt động của khách hàng có phù hợp với chiến lược của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt nam/ của chi nhánh không, lưu ý các giới hạn tín dụng theo ngành kinh tế, khu vực, chi nhánh... - Các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp: Cơ cấu về doanh thu, lợi nhuận theo từng loại sản phẩm. - Vị thế và danh tiếng của khách hàng trên thị trường: Vị thế, thị phần của từng loại sản phẩm trên thị trường, Khả năng cạnh tranh, các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên thị trường. - Chiến lược kinh doanh trong thời gian tới. - Chính sách khách hàng. - Các khách hàng, đối tác quan hệ giao dịch có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (liên quan đến các sản phẩm đầu vào, đầu ra hoặc 2 các mối liên hệ về vốn). 2. Tình hình sản xuất kinh doanh: 2.1 Đánh giá năng lực sản xuất: - Xem xét đánh giá thực trạng của máy móc thiết bị, nhà xưởng và công nghệ sản xuất hiện tại. - Những thay đổi về khả năng sản xuất và tỷ lệ sử dụng thiết bị. - Những thay đổi của đơn đặt hàng và số lượng đơn đặt hàng của từng sản phẩm và của các khách hàng chính, số lượng/phần trăm giá trị sản phẩm chưa thực hiện được. - Những thay đổi về tỷ lệ phế phẩm. - Những thay đổi về đầu ra của sản phẩm. - Những thay đổi về thành phần của sản phẩm. - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi (như tăng, giảm cầu, số lượng hàng tồn kho, những thay đổi về giá). - Những thay đổi về hiệu quả sản xuất: Những thay đổi về chi phí sản xuất, số giờ lao động, các kết quả và các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi này. - Những thay đổi về chi phí sản xuất so sánh với đối thủ cạnh tranh.. - Quản lý hàng tồn kho: Những thay đổi số lượng hàng tồn kho, cách quản lý. - Công suất hoạt động. - Chất lượng sản phẩm. 2.2 Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào: - Danh sách nguyên vật liệu chính, tình hình cung cấp, sử dụng và những thay đổi về giá mua của nguyên vật liệu. - Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm. - Nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào do doanh nghiệp tự cung cấp hay phải cung cấp bởi các nhà cung ứng trong và ngoài nước. Phương thức mua, điều kiện trả chậm, các chính sách được ưu đãi. - Số lượng, tên các nhà cung cấp các nguyên liệu chính, hàng hoá chủ yếu và mức độ tập trung, phụ thuộc vào nhà cung cấp. - Quản lý chi phí: Biến động về tổng chi phí cũng như các y ếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản sản phẩm. 2.3. Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối. - Tổ chức hoạt động bán hàng: Mạng lưới, hệ thống phân phối - Số lượng, tên các nhà tiêu thụ, phân phối chính và mức độ tập trung, phụ thuộc vào nhà phân phối, tiêu thụ sản phẩm. - Doanh thu trực tiếp, gián tiếp: Loại hình bán hàng có doanh thu gián tiếp (thông qua các đại lý phân phối tại địa phương, đại lý bán buôn, bán lẻ, các công ty thương mại). - Tình hình và khả năng trả nợ của các khách hàng chính trong ngành. - Chính sách bán hàng: Chính sách khuếch trương đối với việc tăng sản phẩm hoặc khi xuất hiện sản phẩm mới, chính sách giảm giá (bao gồm các yếu tố như hoa hồng, chi phí vận chuyển, chiết khấu, lãi suất, phương thức thanh toán: trả ngay, trả chậm). 2.4 Sản lượng và doanh thu: - Những thay đổi về sản lượng sản xuất và doanh thu các loại sản phẩm theo các 3 năm về số lượng và giá trị. - Những thay đổi về doanh thu với từng khách hàng và sản phẩm. - Những yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi này (tăng giảm nhu cầu, trình độ sản xuất, chất lượng sản phẩm, các đối thủ cạnh tranh, v..v...). 2.5. Tình hình xuất khẩu: - Những thay đổi về số lượng xuất khẩu khách hàng theo từng nước, vùng và từng sản phẩm. - Tỷ lệ xuất khẩu trên tổng doanh thu - Môi trường kinh doanh, các nhân tố ảnh hưởng tới sự thay đổi về xuất khẩu - Phương thức xuất khẩu (trực tiếp hoặc qua uỷ thác) - Những thay đổi về giá xuất khẩu, so sánh với giá trong nước - Phương pháp, các điều kiện thanh toán, sự hỗ trợ từ Chính phủ, cạnh tranh quốc tế, những thay đổi các chi phí về thuế quan của các nước nhập khẩu, chính sách xuất khẩu và các dự báo tương lai. III . PHÂN TÍCH HO ẠT ĐỘNG VÀ TRIỂN VỌNG CỦA KHÁCH HÀNG Tập trung phân tích ngắn gọn điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (Phân tích SWOT) đối với Khách hàng trên các mặt như sau: * Thị trường - Thị phần của Khách hàng - Hình ảnh / Uy tín của Khách hàng - Mức độ gắn bó, trung thành của bên mua sản phẩm, dịch vụ * Sản phẩm, dịch vụ - Thương hiệu của sản phẩm dịch vụ - Đặc tính - Quy trình sản xuất, tạo ra sản phẩm, dịch vụ - Giá - Quảng cáo - Khuyến mại - Nguồn nhân lực * Kênh phân phối - Loại và cơ cấu kênh phân phối - Phương thức giao dịch, điều kiện thanh toán Từ những phân tích trên cán bộ quan hệ khách hàng đánh giá ngắn gọn về triển vọng phát triển của khách hàng trong ngắn hạn, dài hạn. IV. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUAN HỆ VỚI NGÂN HÀNG. * Phân tích quá trình giao dịch của Khách hàng với BIDV trong tất cả các loại sản phẩm trong kỳ vừa qua (Mức độ sử dụng HMTD, số dư hiện tại, số dư & doanh số bình quân so với HMTD….). 4 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 Tên sản phẩm, dịch vụ Hạn mức được cấp Doanh số trong kỳ Số dư bình quân trong kỳ Số dư tại thời điểm …/…/…. Cho vay vốn lưu động Đầu tư dự án Bảo lãnh Chiết khấu Tiền gửi thanh toán Tiền gửi có kỳ hạn L/C Mua bán ngoại tệ ….. * Đánh giá lợi ích trong mối quan hệ với khách hàng, tính toán lợi nhuận đối với BIDV. Trên cơ sở số liệu giao dịch của khách hàng trong kỳ vừa qua cán bộ quan hệ khách hàng tính toán lợi nhuận của BIDV thu được đối với khách hàng như sau: STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Lãi, phí Chi phí đầu vào Dự phòng rủi Lợi nhuận thu đã thu phân bổ theo sản ro đ ã trích được theo sản trong kỳ. phẩm trong kỳ. phẩm 1 2 3 4=1-2-3 Cho vay vốn Lãi thu được Chi phí vốn và chi phí X lưu động hoạt động được phân bổ Đầu tư dự án Lãi thu được Chi phí vốn và chi phí X hoạt động được phân bổ Bảo lãnh Phí thu được Chi phí hoạt động X phân bổ Chiết khấu Lãi thu được Chi phí vốn và chi phí X hoạt động được phân bổ Tiền gửi thanh Lãi thu được từ Lãi phải trả cho khách toán đầu tư tiền gửi hàng và chi phí hoạt động được phân bổ Tiền gửi có kỳ Lãi thu được Lãi phải trả cho khách hạn từ đầu tư tiền hàng và chi phí hoạt gửi động được phân bổ L/C Phí thu được Chi phí hoạt động phân bổ Mua bán ngoại Phí thu được Chi phí hoạt động tệ phân bổ Sản phẩm khác Tổng số Tên sản phẩm, dịch vụ 5 * Đánh giá tiềm năng, cơ hội trong thời gian tới trong quan hệ với khách hàng, kể cả khả năng bán chéo sản phẩm đối với khách hàng. * Những điểm cơ bản trong kế hoạch quan hệ với khách hàng (về sản phẩm, kênh phân phối và chính sách khác nếu có). Trên cở sở thông tin do khách hàng cung cấp, CBTD xác định các sản phẩm dịch vụ khách hàng sử dụng trong năm trước, trong đó tỷ trọng do BIDV cung cấp, từ đó tính toán xác định mục tiêu về doanh số với mỗi sản phẩm BIDV sẽ cung cấp cho khách hàng trong năm sau. STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tên sản phẩm, dịch vụ Doanh số phát sinh trong năm trước Trong đó Tổng số tại BIDV Kế hoạch năm nay Mục tiêu của BIDV Cho vay vốn lưu động Đầu tư dự án Bảo lãnh Chiết khấu Tiền gửi thanh toán Tiền gửi có kỳ hạn L/C Mua bán ngoại tệ Sản phẩm khác 6 PHỤ LỤC VI/TDDN: HƯỚNG DẪN HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG ÁN/KẾ HOẠCH SẢN XUẤT, KINH DOANH KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG, XÁC ĐỊNH HẠN MỨC VÀ PHƯƠNG THỨC CẤP TÍN DỤNG (Áp dụng đối với trường hợp vay vốn lưu động, bảo lãnh, chiết khấu) 1. Đánh giá phương án sản xuất kinh doanh khả năng trả nợ của khách hàng. 1.1. Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của phương án sản xuất kinh doanh: - Mục tiêu phương án/kế hoạch kinh doanh. - Quy mô sản xuất/kinh doanh của phương án/kế hoạch kinh doanh. - Quy mô, cơ cấu nguồn vốn thực hiện phương án/kế hoạch kinh doanh: Vốn tự có, vốn vay, vốn chiếm dụng… - Cách thức tiến hành phương án. 1.2 Phân tích tính khả thi: - Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu/sản phẩm và các yếu tố đầu vào của phương án: + Trường hợp doanh nghiệp sản xuất để bán: doanh nghiệp cần bao nhiêu nguyên nhiên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất? Có bao nhiêu nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào? Họ là những khách hàng có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung cứng và mức độ tín nhiệm như thế nào? Chính sách nhập khẩu đối với nguyên liệu, hàng hoá đầu vào (nếu có)? Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, tỷ giá trong trường hợp phải nhập khẩu. + Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh thương mại: Có bao nhiêu nhà cung cấp sản phẩm, chất lượng và giá cả thế nào? Mức độ tín nhiệm của các nhà cung cấp? Cơ chế chính sách đối với sản phẩm? Biến động về giá cả sản phẩm? - Đánh giá về nhu cầu sản phẩm, hàng hoá và các yếu tố đầu ra của phương án . + Tổng nhu cầu hiện tại và dự kiến tương lai về sản phẩm, dịch vụ đầu ra của phương án. + Năng lực sản xuất và cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại về nguyên vật liệu, hàng hoá của phương án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu. Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm NK có ưu thế cạnh tranh hơn? + Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới. + Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thay thế thời điểm hiện tại. + Ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm. + Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các phương án khác, đối tượng khác cùng tham gia vào thị trường. => Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đưa ra nhận xét về khả năng tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ, nhận định về tính khả thi và hợp lý của phương án/kế hoạch sản xuất, kinh doanh. 1 - Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: + Sản phẩm đầu ra dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không. + Mạng lưới phân phối sản phẩm của phương án đã đư ợc xác lập hay chưa, có phù hợp với đặc điểm thị trường không. + Khách hàng sẽ áp dụng phương thức bán hàng trả chậm hay trả ngay + Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị phân phối thì cần có nhận định xem có thể gây ra việc bị ép giá hay không? - Chính sách bán hàng: Chính sách khuếch trương đối với việc tăng sản phẩm hoặc khi xuất hiện sản phẩm mới, chính sách giảm giá (bao gồm các yếu tố như hoa hồng, chi phí vận chuyển, chiết khấu, lãi suất, phương thức thanh toán: trả ngay, trả chậm). 1.3. Tính toán hiệu quả tài chính, khả năng trả nợ của PASXKD * Hồ sơ tài liệu làm căn cứ tính toán: + Các báo cáo tài chính. + Phương án/Kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính trong năm. + Bảng kê các loại công nợ tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. + Bảng kê các khoản phải thu, phải trả. + Các hợp đồng kinh tế (về hàng hóa, xuất nhập khẩu, cung ứng dịch vụ…). + Kế hoạch vay trả, nguồn trả nợ. + Hồ sơ khác có liên quan đến khoản vay (Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa, dự toán chi phí hoạt động được duyệt…). Trên cơ sở các đánh giá tại phần 1.2, 1.3 và các hồ sơ tài liệu trên đây cán bộ tín dụng tiến hành tính toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận của phương án/kế hoạch sản xuất, kinh doanh xác định dòng tiền để tính toán khả năng trả nợ vay. 2. Xác định phương thức cấp tín dụng và tính toán mức cho vay, bảo lãnh, chiết khấu. 2.1 Xác định mức chiết khấu Việc tính toán, xác định mức chiết khấu thực hiện theo các văn bản hướng dẫn về chiết khấu của Ngân hàng ĐT&PT Việt nam. 2.2 Xác định mức cho vay, bảo lãnh theo món. a. Đối tượng áp dụng: Được áp dụng đối với các khách hàng có quan hệ không thường xuyên, có nguồn thu không ổn định và một số khách hàng có nhu cầu vay bảo lãnh, theo món khác. b. Cơ sở xác định: + Nhu cầu vay vốn, bảo lãnh cho từng phương án của khách hàng. + Hợp đồng kinh tế, hợp đồng thi công, hồ sơ dự thầu… + Báo cáo tài chính. c. Mức cho vay theo món: Mức cho vay = Chi phí cần thiết cho SXKD Chi phí cần thiết cho = SXKD Giá trị hợp đồng - - Vốn tự có Khấu hao cơ bản - - Thuế Vốn khác - Lợi nhuận định mức 2 Vốn khác gồm vốn vay TCTD khác, vốn ứng trước của đối tác trong hợp đồng kinh tế, huy động khác. Mức trả nợ và kỳ hạn trả nợ đối với hình thức cho vay theo món có thể được xác định dựa trên cơ sở chu kỳ sản xuất, kinh doanh hoặc khả năng thu tiền tại thời điểm gần nhất của người vay. Chú ý: Đối với những trường hợp ngoại lệ, Chi nhánh có thể xác định nhu cầu vay cho phù hợp từng trường hợp cụ thể. d. Bảo lãnh theo món: Xác định mức bảo lãnh căn cứ vào hồ sơ đề nghị cấp bảo lãnh cụ thể của khách hàng. 2.3 Xác định hạn mức cho vay vốn lưu động,hạn mức bảo lãnh. a. Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với các khách hàng có sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả và có quan hệ tín dụng thường xuyên với Chi nhánh và có nhu cầu vay vốn, bảo lãnh theo hạn mức. b. Cách thức xác định dựa trên các cơ sở sau: - Đề nghị của khách hàng. - Báo cáo quyết toán của năm trước. - Báo cáo kế toán tại thời điểm gần nhất. - Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm, quý. - Các hợp đồng kinh tế, hợp đồng thi công. c. Xác định hạn mức tín dụng: CF SX cần thiết trong năm KH Hạn mức TD = ------------------Vòng quay VLĐ - Vốn tự có và coi như tự có Chi phí SX = Tổng giá trị sản lượng Cần thiết (doanh thu thuần) theo KH - Khấu hao cơ bản Các khoản huy động khác Thuế - Lợi nhuận định mức - Vòng quay vốn l ưu động được tính toán dựa vào báo cáo quyết toán của năm trước và tính theo công thức: Doanh thu thuần Vòng quay VLĐ = -------------------------------------Tài sản lưu động dự trữ bình quân + Doanh thu thuần : Bằng Tổng doanh thu loại trừ các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán, giá trị hàng bán bị trả lại, các khoản thuế phải nộp. + Tài sản lưu động dự trữ bình quân: Được tính trên cơ sở nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, hàng hoá đang tiêu thụ, thành phẩm hàng hoá tồn kho.... Có thể tính bằng bình quân tài s ản lưu động các quý. - Có thể xác định vốn lưu động tự có theo công thức sau: Vốn lưu động tự có = Vốn chủ Sở hữu + Vay dài hạn -TSCĐ và ĐTDH. - Xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ, mức trả nợ phải căn cứ vào chu kỳ sản xuất kinh doanh, vòng quay vốn lưu động, dòng tiền của doanh nghiệp để xác định thời hạn cho vay, kỳ hạn trả nợ phù hợp. Đối với cho vay thường xuyên thì mức trả nợ 3 được xác định dựa vào mức độ luân chuyển, chu kỳ sản xuất, và do Chi nhánh và khách hàng tho ả thuận với nhau. Chú ý:- CBTD xem xét kỹ c ơ sở pháp lý, tính khả thi của các hợp đồng đã ký (tránh tình trạng hợp đồng có thể là hợp đồng vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu từng phần hay hợp đồng đã hết thời hạn hiệu lực, hoặc không có khả năng triển khai. - Đối với đơn vị hạch toán phụ thuộc, CBTD phải xem xét hoạt động, tình hình quan hệ tín dụng của pháp nhân (công ty mẹ) để tránh cho vay trùng lắp; kiểm tra văn bản uỷ quyền vay vốn (nội dung, thời hạn uỷ quyền), uỷ quyền thực hiện bảo đảm nợ vay. d. Xác định hạn mức bảo lãnh. * Cơ sở pháp lý: - Luật xây dựng năm 2003 - Luật đấu thầu năm 2003 - Luật thương mại năm 2005 - Luật dân sự năm 2005 - Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. - Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về quản lý d ự án đầu tư xây dựng công trình - Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 v ề quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình - Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công tr ình xây dựng - QĐ 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 v/v ban hành quy ch ế bảo lãnh ngân hàng . Một số quy định của pháp luật điều chỉnh trực tiếp việc xác định hạn mức bảo lãnh trong lĩnh vực thi công xây lắp. 1./ Khoản 2, 3 điều 27 Luật đấu thầu quy định về bảo đảm dự thầu: - Giá trị bảo đảm dự thầu được quy định trong hồ sơ mời thầu theo một mức xác định căn cứ tính chất của từng gói thầu cụ thể nhưng không vượt quá 3% giá gói thầu được duyệt. - Thời gian có hiệu lực của bảo đảm dự thầu bằng thời gian hiệu lực của hiệu lực hồ sơ dự thầu cộng thêm 30 ngày 2/ Khoản 4 điều 31 Luật đấu thầu quy định về thời gian trong đấu thầu: - Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu tối đa là 180 ngày kể từ thời điểm đóng thầu, trường hợp cần thiết có thể yêu cầu gia hạn thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu nhưng không quá 30 ngày. 3/ Khoản 2 điều 55 Luật đấu thầu quy định về bảo đảm thực hiện hợp đồng: - Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu và tối đa bằng 10% giá hợp đồng; trường hợp đề phòng ngừa rủi ro cao thì giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng phải cao hơn nhưng không quá 30% giá hợp đồng và phải được người có thẩm quyền cho phép 4/ Khoản 2 điều 41 Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: Đối với gói thầu thi công xây dựng: 4 + Gói thầu từ 50 tỷ trở lên mức tạm ứng vốn bằng 10% giá trị hợp đồng + Gói thầu từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ mức tạm ứng vốn bằng 15% giá trị hợp đồng + Gói thầu dưới 10 tỷ đồng mức tạm ứng vốn bằng 20% giá trị hợp đồng. 5/ Điều 29 Nghị định 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng quy định: Thời hạn bảo hành được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đã hoàn thnàh để đưa vào sử dụng và được quy định như sau: + Đối với mọi loại công trình cấp đặc biệt, cấp 1: thời hạn bảo hành không ít hơn 24 tháng, số tiền bảo hành công trình xây dựng bằng 3% giá trị hợp đồng. + Đối với các công trình còn lại: thời hạn bảo hành không ít hơn 12 tháng, số tiền bảo hành công trình xây dựng bằng 5% giá trị hợp đồng * Nhằm thống nhất cách tính hạn mức bảo lãnh hàng năm cho các doanh nghiệp, Ngân hàng ĐT&PT Việt nam ban hành hướng dẫn xác định hạn mức bảo lãnh như sau: * Khái niệm: Hạn mức bảo lãnh của một khách hàng được hiểu là giới hạn số dư bảo lãnh tối đa bao gồm các loại: bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh khác mà BIDV cam kết cung cấp cho một khách hàng trong một khoảng t hời gian nhất định, thường là 1 năm. * Cách thức xác định hạn mức bảo lãnh. Hạn mức bảo lãnh cho năm kế hoạch của 1 khách hàng bao gồm: - Phần A là số dư các loại bảo lãnh còn hiệu lực đến thời điểm xác định hạn mức. Trong đó: + A1 là số dư bảo lãnh dự thầu tính đến thời điểm xác định hạn mức. + A2 là số dư bảo lãnh thực hiện hợp đồng tính đến thời điểm xác định hạn mức. + A3 là s ố dư bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước tính đến thời điểm xác định hạn mức. + A4 là số dư bảo lãnh bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm tính đến thời điểm xác định hạn mức. + A5 là số dư bảo lãnh khác tính đến thời điểm xác định hạn mức. (A = A1 + A2 + A3 + A4 + A5) - Phần B là dự kiến giá trị các loại bảo lãnh sẽ phát sinh trong năm kế hoạch. Trong đó: + B1 là dự kiến giá trị bảo lãnh dự thầu sẽ phát sinh trong năm kế hoạch. Giá trị các công trình B1 = sẽ tham gia đấu thầu x 3% x 90 ngày/ 360 ngày (4 vòng) trong năm kế hoạch + B2 là d ự kiến giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ phát sinh trong năm kế hoạch. B2 = Giá trị các công trình dự kiến trúng thầu trong năm kế hoạch x 10 % 5 + B3 là dự kiến giá trị bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước sẽ phát sinh trong năm kế hoạch. B3 = Giá trị các công trình dự kiến trúng thầu trong năm kế hoạch x 15% + B4 là dự kiến giá trị bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm sẽ phát sinh trong năm kế hoạch. B4 = Giá trị các công trình dự kiến sẽ hoàn thành, bàn giao trong năm kế hoạch x 5% + B5 là dự kiến giá trị bảo lãnh khác sẽ phát sinh trong năm kế hoạch. (B = B1 + B2 + B3 + B4 + B5) - Phần C: là dự kiến số dư bảo lãnh còn hiệu lực đến thời điểm xác định hạn mức (A) sẽ đáo hạn trong năm kế hoạch. Hạn mức bảo lãnh = A + B - C Lưu ý: Cán bộ quan hệ khách hàng cần căn cứ vào tình hình hoạt động, đặc điểm của từng khách hàng cụ thể để xác định vòng quay đối với từng loại bảo lãnh khi tính toán giá trị bảo lãnh phát sinh trong năm kế hoạch tại Phần B (B2, B3, B4). 6 PHỤ LỤC VII/TDDN: HƯỚNG DẪN THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ I. Phần chung 1. Mục tiêu của hướng dẫn - Nhằm đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của dự án đầu tư, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra để phục vụ cho việc quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay đầu tư dự án. - Làm cơ sở tham gia góp ý, tư vấn cho Chủ đầu tư, tạo điều kiện để đảm bảo hiệu quả cho vay, thu được nợ gốc và lãi đúng hạn, hạn chế, phòng ngừa rủi ro. - Làm cơ sở để xác định giá trị cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức độ thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay, tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của Ngân hàng. 2. Phương pháp sử dụng Những nội dụng đưa ra tại Hướng dẫn này chỉ mang tính chất định hướng, tổng quát và cơ bản. Trong quá trình thẩm định dự án, từy theo quy mô, tính chất, đặc điểm của từng dự án đầu tư đề nghị vay vốn, tuỳ từng khách hàng và điều kiện thực tế, cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro sử dụng linh hoạt các nội dung theo mức độ hợp lý để đảm bảo hiệu quả thực hiện. Tuỳ theo từng dự án đầu tư cụ thể, có thể xem xét bỏ qua hoặc bổ sung thêm một số nội dung thẩm định nếu không phù hợp hoặc chưa đầy đủ so với thực tế. 3. Yêu cầu Ngoài việc xem xét trên hồ sơ dự án đầu tư đề nghị vay vốn của khách hàng để có thêm thông tin phục vụ cho việc đánh giá, phân tích, cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro cần phải tìm hiểu, thu thập các thông tin, tài liệu, VBCĐ, các chính sách có liên quan đến dự án đầu tư thông qua các nguồn: - Đi thực tế để tìm hiểu giá cả, tình hình cung - cầu chung của thị trường đối với sản phẩm của dự án; - Tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự như của dự án để đánh giá giá cả, tình hình thị trường đầu vào - đầu ra của dự án; - Tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, mạng Internet,…) từ các cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp,… - Tìm hiểu thông qua các báo cáo, nghiên cứu, hội thảo chuyên đề về ngành nghề; - Tìm hiểu từ các dự án đầu tư cùng loại; Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro cần thường xuyên kết hợp với nhau để trao đổi thông tin, đi khảo sát thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu thêm thông tin về: 1 - Tình trạng nhà xưởng, máy móc thiết bị, kỹ thuật, quy trình công nghệ hiện có của khách hàng; - Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng; - Địa điểm hạ tầng cơ sở nơi sẽ thực hiện đầu tư dự án, đánh giá phân tích những thuận lợi, khó khăn, khả năng đảm bảo nguồn vốn và tiến độ thực hiện so với dự kiến đầu tư dự án mới; - Đánh giá tài sản bảo đảm nợ vay bổ sung ngoài tài sản hình thành từ dự án (nếu có); II. Thẩm định dự án đầu tư Việc thẩm định dự án đầu tư sẽ tập trung, phân tích đánh giá về khía cạnh hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Các khía cạnh khách như hiệu quả về mặt xã hội, hiệu quả kinh tế nói chung cũng sẽ được đề cập tới tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu của từng dự án. Các nội dung chính khi thẩm định dự án cần tiến hành phân tích đánh giá gồm: 1. Sự cần thiết phải đầu tư Đối với bất kỳ dự án nào, việc phân tích, đánh giá nhằm làm rõ được sự cần thiết phải đầu tư là xuất phát điểm để tiếp tục hoạch định các nội dụng khác: Lựa chọn hình thức đầu tư, địa điểm, quy mô, thời điểm, các giải pháp công nghệ, thiết bị để đánh giá, lựa chọn dự án, lĩnh vực, quy mô đầu tư phù hợp. Thông thường việc đánh giá sự cần thiết phải đầu tư cũng cần phải tuỳ thuộc vào tính chất, mục tiêu đầu tư dự án. Đối với các dự án đầu tư mới, căn cứ vào chiến lược/quy hoạch phát triển ngành, phát triển của địa phương, chiến lược đầu tư của Công ty và cân đối cung - cầu, năng lực, kinh nghiệm kinh doanh của Chủ đầu tư, cơ hội/thời điểm đầu tư, sản phẩm của dự án… để quyết định việc đầu tư. Tuy nhiên, đối với các dự án đầu tư mở rộng, nâng cao năng lực sản xuất, chuyển đổi công nghệ… ngoài những căn cứ trên cần dựa vào các thông tin, căn cứ về: tình hình SXKD, khả năng hoạt động, tình hình vay và trả nợ vay với các tổ chức tín dụng, tình hình tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả hoạt động của dây chuyền hiện tại để đánh giá. Ngoài ra, có thể xem xét/đánh giá sơ bộ một số nội dung: - Mục tiêu đầu tư dự án đã phù hợp hay không: nếu ở mức khiêm tốn quá so với năng lực tài chính, yêu cầu thị trường thì việc đầu tư có trở nên lãng phí hay không? Ở mức quá tham vọng thì khả năng đứng vững của dự án trên thị trường ntn? - Lựa chọn quy mô, hình thức đầu tư: có phù hợp với khả năng mở rộng thị phần, yêu cầu thị trường, khả năng chiếm lĩnh/thâm nhập vào thị trường trong thời gian nhất định hay không? - Quy mô: dự án, tổng mức đầu tư cơ cấu vốn phù hợp chưa? 2 - Tiến độ triển khai: Việc thực hiện dự án có những yếu tố nào ảnh hưởng/trở ngại đến tiến độ đầu tư dự án, việc xây dựng tiến độ có ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của sản phẩm. Chú ý đến những dự án chịu sự chi phối nhiều bởi cơ hội đầu tư: SX VLXD (xi măng, gạch ốp lát,…), cơ sở hạ tầng giao thông, chuyển giao quyền thu phí, đầu tư bất động sản… Các nội dung trên sẽ tiếp tục được đánh giá/phân tích cụ thể tại các phần sau. Việc đánh giá ở phần này chỉ mang tính chất tổng quát để thấy được những đánh giá khái quát về dự án. Đây là những cơ sở khái quát để có thể thấy rõ được những thuận lợi, khó khăn của dự án và là cơ sở để các TCTD quyết định việc đầu tư dự án có hợp lý không. Nếu hợp lý, tiếp tục phân tích các nội dung trên cụ thể trong các phần ở dưới đây. 2. Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án đóng vai trò rất quan trọng, quyết định việc thành bại của dự án. Vì vậy, cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro cần xem xét, đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự án. Các nội dung chính cần xem xét, đánh giá gồm: 2.1.Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án Dựa vào Quy hoạch phát triển ngành trên toàn quốc hoặc từng khu vực, địa bàn và các số liệu, thông tin dự báo về tình hình sản xuất kinh doanh, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước thu thập được từ các kênh thông tin, cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi rotiến hành phân tích, đánh giá những nội dung sau: - Phân tích quan hệ Cung - Cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án; - Định dạng sản phẩm của dự án; - Đặc tính nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án. Tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời điểm thẩm định dự án. - Xác định tổng nhu cầu hiện t ại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm dự án trong đó lưu ý với mức độ gia tăng trong quá khứ, khả năng sản phẩm dự án bị thay thế bởi các sản phẩm khác có cùng công dụng. Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm dịch vụ đầu ra của dự án, đưa ra nhận xét về thị trường tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ đầu tư của dự án, nhận định về sự cần thiết và tính hợp lý của dự án đầu tư trên phương diện như: - Sự cần thiết đầu tư trong giai đoạn hiện nay; - Sự hợp lý của qui mô đầu tư, cơ cấu sản phẩm; 3 - Sự hợp lý về việc triển khai thực hiện đầu tư (phân kỳ đầu tư, mức huy động công suất thiết kế). 2.2. Đánh giá về cung sản phẩm - Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm? Phải nhập khẩu bao nhiêu? Việc nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được hay sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn. - Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án khác, đối tượng khác cùng tham gia thị trường sản phẩm và dịch vụ đầu ra của dự án. - Sản phẩm nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập khẩu trong thời gian tới; - Dự đoán ảnh hưởng của các chính sách xuất khẩu khi Việt Nam tham gia với các nước trong khu vực và quốc tế (AFTA, WTO, APEC; Hiệp định thương mại Việt - Mỹ,…) đến thị trường sản phẩm của dự án. - Đưa số liệu dự kiến về tổng cung, tốc độ tăng trưởng về tổng cung sản phẩm, dịch vụ. 2.3. Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án Trên cơ sở đánh giá tổng quan về quan hệ cung cầu sản phẩm của dự án, xem xét, đánh giá về các thị trường mục tiêu của sản phẩm, dịch vụ đầu tư của dự án thay thế hàng nhập khẩu, xuất khẩu hay chiếm lĩnh thị trường nội địa của các nhà sản xuất khác. Việc định hướng thị trường này có hợp lý hay không ?. Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu thị trường, cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi rocần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án đối với: • Thị trường nội địa - Hình thức, mẫu mã, kết cấu, chất lượng sản phẩm của dự án so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường thế nào, có ưu điểm gì không? - Sản phẩm có phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, xu hướng tiêu thụ hiện nay hay không? - Giá cả so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường như thế nào, có cạnh tranh hơn không, có phù hợp với xu hướng thu nhập, khả năng tiêu thụ hay không? • Thị trường nước ngoài - Những cơ chế, chính sách, quy định của Nhà nước đối với các sản phẩm xuất khẩu: doanh nghiệp được phép xuất khẩu, sản phẩm, mẫu mã, khối lượng, giá trị, tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh, đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường… - Sản phẩm có khả năng đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn để xuất khẩu hay không (tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh,…) 4 - Quy cách, chất lượng, mẫu mã, giá cả có những ưu thế như thế nào so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường dự kiến xuất khẩu; - Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch không. - Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường xuất khẩu dự kiến này hay chưa, kết quả như thế nào? - Các đại lý, bạn hàng tiêu thụ sản phẩm đã có hoặc đang thiết lập ở thị trường dự kiến xuất khẩu (nếu có)? 2.4. Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối Xem xét, đánh giá trên các mặt: - Sản phẩm của dự án dự kiến được tiêu thụ theo phương thức nào, có cần hệ thống phân phối không? - Mạng lưới phân phối của sản phẩm dự án đã được xác lập hay chưa? mạng lưới phân phối có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không? Cần lưu ý trong trường hợp sản phẩm là hàng tiêu dùng, mạng lưới phân phối đóng vai trò khá quan tr ọng trong việc tiêu thụ sản phẩm nên cần được xem xét, đánh giá kỹ. Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi rocũng phải ước tính chi phí thiết kế mạng lưới phân phối khi tiến hành tính toán hiệu quả tài chính của dự án; - Phương th ức bán hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán nhu c ầu vốn lưu động ở phần tính toán hiệu quả tài chính của dự án - Nếu việc tiêu thụ chỉ dựa vào một số đơn vị/kênh phân phối thì cần có nhận định xem có thể xảy ra việc bị ép giá hay không ? Nếu đã có đơn đặt hàng thì cần xem xét tính hợp lý, hợp pháp và mức độ tin cậy khi thực hiện. - Phương tiện, khoảng cách vận chuyển các sản phẩm từ nơi cung ứng đến nơi tiêu thụ, giá cả/chi phí vận chuyển. 2.5. Đánh giá, dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án, cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi rophải đưa ra được các dự kiến về khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án sau khi đi vào hoạt động theo các chỉ tiêu chính sau: - Sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ hàng năm, sự thay đổi cơ cấu sản phẩm nếu dự án có nhiều loại sản phẩm; - Diễn biến giá bán sản phẩm, dịch vụ đầu ra hàng năm; - Những thay đổi về cơ chế chính sách trong và ngoài nước ảnh hưởng đến giá bán, cơ cấu sản phẩm của dự án. - Khả năng bao tiêu sản phẩm của đơn vị cung cấp hoặc các thành viên sáng lập Công ty ho ặc cam kếttiêu th ụ sản phẩm của một hoặc một số bạn hàng (nếu có) Việc dự kiến này làm cơ sở cho việc tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính ở các phần sau. 5 3. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào Trên cơ ởs hồ sơ dự án (báo cáo đánh giá c hất lượng, trữ lượng tài nguyên, Giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài, nhập khẩu,…) và đặc biệt tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh giá khả năng đáp ứng/ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự án: - Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm; - Nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào do Chủ đầu tư tự cung cấp hay phải cung cấp bởi các nhà cung ứng trong và ngoài nước. Chi phí đầu tư vùng/nguồn nguyên liệu đầu vào do Chủ đầu tư tự đầu tư hay sử dụng các nguồn hỗ trợ khác (Ngân sách, các nguồn vốn hỗ trợ nước ngoài,…) để đưa vào tổng mức đầu tư của dự án (nếu có). - Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào: một hay nhiều nhà cung cấp, đã có quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng, mức độ tín nhiệm. - Chính sách của Nhà nước đối với việc nhập khẩu các nguyên, nhiên vật liệu đầu vào (nếu có); - Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên liệu đầu vào, những biến động của thị trường quốc tế, tỷ giá ngoại tệ trong trường hợp phải nhập khẩu; Tất cả những phân tích, đánh giá trên nh ằm kết luận được hai vấn đề chính sau: - Dự án có chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào hay không? - Những thuận lợi, khó khăn đi kèm với việc để có thể chủ động được nguồn nguyên nhiên liệu đầu vào là gì?. 4. Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật 4.1. Địa điểm xây dựng - Đánh giá t ổng quan về địa điểm đầu tư dự án có thuận lợi/khó khăn gì về các mặt: hệ thống giao thông, có gần các nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào của dự án, điện, nước, thông tin liên lạc, nguồn cung cấp vật liệu, vật tư xây dựng công trình; thị trường tiêu thụ hay không? Trình độ dân trí, mật độ dân cư có ảnh hưởng như thế nào đến kế hoạch và chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng dự án; đại điểm xay dựng có nằm trong quy hoạch hay không? - Cơ sở vật chất, hạ tầng hiện có của địa điểm đầu tư thế nào? Đánh giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm khác; - Điều kiện địa hình, địa chất, khí tượng thuỷ văn tại địa điểm xây dựng công trình có ổn định không? Có những ảnh hưởng gì đến việc triển khai xây dựng công trình. Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh nếu xa thị trường nguyên vật liệu, tiêu thụ hoặc chi phí cho việc đền bù, GPMB, di dân và tái định cư. 4.2. Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án 6 - Công suất thiết kế dự kiến của dự án bao nhiêu, có phù hợp với khả năng tài chính, trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ, dự báo của thị trường trong tương lai,… hay không? - Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường; - Quy cách, phẩm chất, mẫu mã, cơ cấu sản phẩm như thế nào? - Yêu cầu kỹ thuật, tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao không? 4.3. Công nghệ, dây chuyền thiết bị - Quy trình công nghệ có tiên tiến, hiện đại không, ở mức độ nào của thế giới; - Công nghệ có phù hợp với trình độ hiện tại của Việt Nam hay không, lý do lựa chọn công nghệ này; - Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không có đảm bảo cho Chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không? - Xem xét, đánh giá về số lượng, công suất, quy cách, chủng loại, danh mục máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất. - Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì thiết bị này có đáp ứng được hay không; - Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, có gì đáng ngờ không? - Thời gian giao hàng, lắp đặt thiết bị và chuyển giao công nghệ có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án dự kiến hay không? - Uy tín của các nhà cung cấp thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không? Khi đánh giá về mặt công nghệ, thiết bị, ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm nghiệm đã tích luỹ của mình, cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi rocần tham khảo các nhà chuyên môn trong trường hợp cần thiết có thể đề xuất với lãnh đạo thuê tư vấn chuyên ngành để việc thẩm định được chính xác, cụ thể. 4.4. Quy mô, giải pháp xây dựng - Xem xét quy mô xây ựng, d giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không? - Trong Tổng mức đầu tư của dự án có hạng mục nào cần đầu tư mà chưa được dự tính hay không, có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần thiết phải đầu tư hay không? - Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với thực tế hay không? - Vấn đề hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp thoát nước,… - Các giải pháp thi công các công trình/hạng mục công trình phức tạp, mang tính chất đặc thù (nếu có) 7 4.5. Đền bù, di dân tái định cư, môi trường, PCCC - Diện tích đất phải đền bù các loại và chi phí đền bù (nếu có); - Vấn đề di dân, tái định canh, định cư và các chi phí liên quan… (nếu có) - Xem xét, đánh giá các giải pháp về môi trường, PCCC của dự án có đầy đủ, phù hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa. Trong phần này, Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi rocần phải đối chiếu với các quy định hiện hành về việc dự án có phải lập, thẩm định và trình cấp cso thẩm quyền phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường, PCCC hoặc cấp Giấy xác nhận đăng ký Bản cam kết bảo vệ môi trường hay không ?. 5. Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án. - Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành của Chủ đầu tư dự án. Trong trường hợp Chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành dự án thì phương án của Chủ đầu tư là gì ? Đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp cận, điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án. - Xem xét năng ự l c, uy tín các nhà thầu: tư vấn, thi công, cung cấp thiết bị công nghệ... (nếu đã có thông tin). - Khả năng ứng xử của khách hàng thế nào khi thị trường tiêu thụ dự kiến bị thu hẹp hoặc có khả năng bị mất. - Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án: số lượng lao động dự án cần, đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ thuật, kế hoạch đào tạo và khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án. 6. Thẩm định tổng mức đầu tư và tính khả thi phương án nguồn vốn. 6.1. Tổng mức đầu tư dự án Việc thẩm định tổng mức đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực hiện, mức đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu, dẫn đến việc không cân đối được nguồn, ảnh hưởng đến hiệu quả và khả năng trả nợ của dự án hoặc phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt lại. Xác định tổng mức đầu tư sát thực với thực tế sẽ là cơ sở để tính toán hiệu quả tài chính và dự kiến khả năng trả nợ của dự án. Trong phần này, Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi rophải xem xét, đánh giá t ổng mức đầu tư của dự án đã được tính toán đầy đủ các chi phí cấu thành hay chưa (bao g ồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi bù giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác (gồm lãi vay trong thời gian xây dựng, vốn lưu động và các chi phí cần thiết khác) và chi phí dự phòng); đã tính đủ, hợp lý các khoản cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá; lạm phát; tăng giá nguyên vật liệu xây dựng, nhân công; phát sinh thêm khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại tệ, thay đổi chính sách của Nhà nước có liên quan; kết 8 quả phê duyệt tổng mức đầu tư của các cấp có thẩm quyền là hợp lý chưa. Tuy nhiên, trên cơ s ở những dự án tương tự đã thực hiện và được Ngân hàng đúc rút ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư (về suất vốn đầu tư, về phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết và chưa thực sự cần thiết trong giai đoạn thực hiện đầu tư, v.v...). Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi rosau khi so sánh nếu thấy có sự khác biệt lớn ở bất kỳ một nội dung nào thì phải tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra nhận xét. Từ đó, đưa ra cơ cấu vốn đầu tư hợp lý mà vẫn đảm bảo đạt được mục tiêu dự kiến ban đầu của dự án để làm cơ sở xác định mức tài trợ tối đa mà Ngân hàng nên tham gia vào dự án. Trường hợp dự án mới ở giai đoạn duyệt chủ trương, hoặc tổng mức vốn đầu tư mới ở dạng khái toán, Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi rophải dựa vào số liệu đã thống kê, đúc rút ở giai đoạn thẩm định sau đầu tư để nhận định, đánh giá và tính toán. Ngoài ra, Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi rocũng cần tính toán, xác định xem nhu cầu vốn lưu động cần thiết ban đầu để thực hiện quá trình chạy thử, nghiệm thu và đảm bảo hoạt động của dự án sau này nhằm có cơ sở thẩm định giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài chính sau này. 6.2. Xác định nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện dự án Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi rocần phải xem xét, đánh giá về tiến độ thực hiện dự án và nhu cầu vốn cho từng giai đoạn như thế nào, có hợp lý hay không. Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trong từng giai đoạn thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ thi công. Ngoài ra, cần phải xem xét tỷ lệ của từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn có hợp lý hay không? Việc xác định tiến độ thực hiện, nhu cầu vốn làm cơ sở cho việc dự kiến tiến độ giải ngân, tính toán lại lãi vay trong thời gian thi công (theo mặt bằng lãi suất, tiến độ đầu tư tại thời điểm thẩm định dự án nếu cần) và phục vụ cho việc tính toán hiệu quả tài chính của dự án. 6.3. Nguồn vốn đầu tư Trên cơ ở s tổng mức vốn đầu tư được duyệt, Cán bộ quan hệ khách hàng/qu ản lý rủi rorà soát lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn, từ kết quả phân tích tình hình tài chính của Chủ đầu tư để đánh giá khả năng tham gia của nguồn vốn chủ sở hữu. Chi phí của từng loại nguồn vốn, các điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn. Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn thực hiện dự án. Việc đánh giá, phân tích khả năng tham gia vốn tự có vào dự án phải dựa vào kết quả phân tích năng lực tài chính của Chủ đầu tư hoặc khả năng, tiến độ góp vốn điều lệ/tiến độ phát hành cổ phiếu của các cổ đông, thành viên sáng lập. Khả năng thu xếp nguồn vốn cho dự án: đáng giá mức độ chắc chắn trong cam kết tham gia tài trợ vốn cho dự án của các nguồn vốn dự kiến, các điều kiện tài trọ (lãi suất vay vốn, giá trị vốn vay, thời gian vay, thời gian ân hạn,…) (nếu có). 9 7. Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án. Tất cả những phân tích, đánh giá thực hiện ở trên nhằm mục đích hỗ trợ cho phần tính toán, đánh giá hiệu quả về mặt tài chính và khả năng trả nợ của dự án đầu tư. Việc xác định hiệu quả tài chính của dự án có chính xác hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào việc đánh giá và đưa ra các giả định ban đầu. Từ kết quả phân tích ở trên sẽ được lượng hoá thành những giả định để phục vụ cho quá trình tính toán, cụ thể như sau: - Đánh giá về tính khả thi của nguồn vốn, cơ cấu vốn đầu tư: Phần này sẽ đưa vào để tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả. - Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán: Mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm. - Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp. - Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm. - Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách. - ... Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi rophải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay. Thông thường, việc tính toán sẽ sử dụng phần mềm Excel để thực hiện. Trong quá trình tính toán, ầcn liên kết các bảng tính lại với nhau để đảm bảo tính liên tục khi chỉnh sửa số liệu. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo Báo cáo thẩm định gồm: - Báo cáo kết quả kinh doanh (báo cáo lãi, lỗ). - Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ. Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính, gồm có: - Lợi nhuận sau thuế để lại (thông thường tính bằng 50 -70%tổng lợi nhuận sau thuế). - Khấu hao cơ bản. - Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án (nếu có). 10 Trong quá trìnhđánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm có: * Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án: - NPV. - IRR. * Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ. - Nguồn trả nợ hàng năm. - Thời gian hoàn trả vốn vay. - DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án). Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác như: kh ả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công ngh ệ, đào tạo nhân lực, v.v. ... sẽ được đề cập tới tuỳ theo từng dự án cụ thể. Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án và lập các bảng tính được hướng dẫn tại Phụ lục II kèm theo. III. Phân tích rủi ro, các biện pháp giảm thiểu, phòng ngừa rủi ro. 1. Phân loại rủi ro. Một dự án đầu tư, từ khâu chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và đi vào sản xuất có thể xẩy ra nhiều loại rủi ro khác nhau (do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan), việc tính toán khả năng tài chính của dự án như đã giới thiệu ở trên chỉ đúng trong trường hợp dự án không bị ảnh hưởng bởi một loạt các rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy, việc đánh giá, phân tích, dự đoán các rủi ro có thể xẩy ra là rất quan trọng nhằm tăng tính khả thi của phương án tính toán dự kiến cũng như chủ động có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu. Dưới đây là phân loại một số rủi ro chủ yếu bao gồm: - Rủi ro cơ chế chính sách - Rủi ro xây dựng, hoàn tất - Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán - Rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào . - Rủi ro kỹ thuật và vận hành. - Rủi ro môi trường và xã hội. - Rủi ro kinh tế vĩ mô, tỷ giá - - .... 2. Các biện pháp giảm thiểu rủi ro Mỗi loại rủi ro trên đều có các biện pháp giảm thiểu, những biện pháp này có thể do Chủ đầu tư phải thực hiện - đối với những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh, trách nhiệm của Chủ đầu tư; hoặc do Ngân hàng phối hợp với Chủ đầu tư cùng thực hiện - đối với những vấn đề mà Ngân hàng có thể trực tiếp thực hiện 11 hoặc có thể yêu cầu, can thiệp. Tuỳ theo từng dự án cụ thể với những đặc điểm khác nhau mà Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi rocần tập trung phân tích đánh giá và đưa ra các điều kiện đi kèm với việc cho vay để hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay, từ đó Ngân hàng có thể xem xét khả năng tham gia cho vay để đầu tư dự án. Sau đây là một số biện pháp cơ bản có thể áp dụng để giảm thiểu rủi ro cho từng loại rủi ro nêu trên. * Đối với rủi ro về cơ chế chính sách: Rủi ro này được xem là gồm tất cả những bất ổn tài chính và chính sách của nơi/địa điểm xây dựng dự án, bao gồm: các sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hoá, tư hữu hóa hay các luật, nghị quyết, nghị định và các chế tài khác có liên quan tới dòng tiền của dự án. Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: - Khi thẩm định dự án, phải xem xét mức độ tuân thủ của dự án (thể hiện trong hồ sơ dự án) để đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các luật và qui định hiện hành có liên quan tới dự án. - Chủ đầu tư nên có những hợp đồng ưu đãi riêng qui định về vấn đề này (bất khả kháng do Chính phủ, ...). - Những bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối sẽ góp phần hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới dự án. - Hỗ trợ/bảo hiểm tín dụng xuất khẩu. - ... * Rủi ro xây dựng, hoàn tất: Hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện. Loại rủi ro này nằm ngoài khả năng điều chỉnh, kiểm soát của Ngân hàng, tuy nhiên có thể giảm thiểu bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp sau: - Lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín, có sức mạnh tài chính và kinh nghiệm. Việc lựa chọn này càng chặt chẽ, minh bạch, và khách quan sẽ góp phần giảm thiểu những rủi ro loại này. - Thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo hành chất lượng công trình. - Giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dựng. - Hỗ trợ của các cấp có thẩm quyền, dự phòng về tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt dự toán. - Qui định rõ trách nhiệm vấn đề đền bù, giải toả mặt bằng. - Hợp đồng giá cố định hoặc chìa khóa trao tay với sự phân chia rõ ràng nghĩa vụ của các bên. * Rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán: Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: 12 - Nghiên cứu thị trường, đánh giá phân tích thị trường, thị phần cẩn thận. - Dự kiến Cung - Cầu thận trọng (không nên có những dự báo quá lạc quan). - Phân tích về khả năng thanh toán, thiện ý, hành vi của người tiêu dùng cuối cùng (không chỉ người bao tiêu). - Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án bằng các biện pháp: phân tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất... - Xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài hạn với bên có khả năng về tài chính (nếu có). - Hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của Chính phủ (nếu có). - Khả năng linh hoạt của cơ cấu sản phẩm, dịch vụ đầu ra. - Giảm thiểu các điều khoản không cạnh tranh (nếu có). * Rủi ro về cung cấp : Dự án không có được nguồn nguyên nhiên vật liệu (đầu vào chính/quan trọng) với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án, tạo dòng tiền ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ. Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: - Trong quá trình xem xétựd án, Cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi rophải nghiên cứu, đánh giá cẩn trọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án. Đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu trong tính toán, xác định hiệu quả tài chính của dự án. - Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp vật tư. - Linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên nhiên vật liệu mua vào. - Những hợp đồng/thoả thuận với cơ chế chuyển qua tới người sử dụng cuối cùng. - Những hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào dài hạn với nhà cung cấp có uy tín. * Rủi ro về kỹ thuật, vận hành, bảo trì: Đây là nh ững rủi ro về việc dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu. Loại rủi ro này, Chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau: - Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng. - Bộ phận vận hành dự án phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm. - Có thể ký hợp đồng vận hành và bảo trì với những điều khoản khuyến khích và phạt vi phạm rõ ràng. - Bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động đất, chiến tranh. - Kiểm soát ngân sách và kế hoạch vận hành. - Quyền thay thế người vận hành do không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ. 13 * Rủi ro về môi trường và xã hội: Những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và người dân xung quanh. Loại rủi ro này, Chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau: - Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) phải khách quan và toàn diện, được cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản. - Nên có sự tham gia của các bên liên quan (cơ quan quản lý môi trường, chính quyền địa phương) từ khi bắt đầu triển khai dự án. - Tuân thủ các qui định về môi trường. * Rủi ro kinh tế vĩ mô: Đây là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô, bao gồm tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất, v.v ... Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: - Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản. - Sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm. - Bảo vệ trong các hợp đồng (ví dụ: chỉ số hoá, cơ chế chuyển qua, giá cả leo thang, bất khả kháng). - Đảm bảo/cam kết của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối (nếu được). *Rủi ro tỷ giá: Sự khác biệt về loại tiền trong ngân lưu vào và ngân lưu ra sẽ gây ra những rủi ro về tỷ giá cho dự án. Đối với các nước đang phát triển, đồng nọi tệ ít có khả năng chuyển đổi trên thị trường thế giới, do đó các giao dịch thương mại quốc tế (mua sắm thiết bị, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào,…) hầu như được thực hiện thông qua các loại ngoại tệ mạnh như USD, EUR, hoặc sử dụng đồng tiền của bên bán làm đồng tiền thanh toán, Như vậy, nếu không thực hiện các biện pháp bảo hiểm tỷ giá, sẽ có nguy cơ rủi ro về tỷ giá trong quá trình thực hiện dự án. Để hạn chế những rủi ro này cần thực hiện biện pháp bảo hiểm như: mua ngo ại tệ kỳ hạn, hoặc sử dụng các công cụ phái sinh cần thiết khác. * Các loại rủi ro khác: Có thể xẩy ra đối với dự án và biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu. Như vậy, những yếu tố không chắc chắn, yếu tố rủi ro cần được nhận định, phân tích và định hướng ngay từ các nội dung phân tích dự án, định lượng để trực tiếp hoặc gián tiếp đưa vào nội dung đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Kết quả tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đặc biệt là kết quả phân tích/khảo sát độ nhạy với các yếu tố được đánh giá là không chắc chắn/ rủi ro sẽ là cơ sở để cán bộ quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro đưa ra hình thức/biện pháp bảo đảm tiền vay cũng như các điều kiện tín dụng khác trong trường hợp chấp thuận tham gia tài trợ vốn cho dự án. IV. Hình thức bảo đảm tiền vay Bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng là việc các TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được 14 các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Trên cơ sở các văn bản chế độ hiện hành về giao dịch bảo đảm, kết quả tính toán hiệu quả tài chính của dự án, khả năng trả nợ vay, nhận diện rủi ro có thể xảy ra đối với dự án, quan hệ khách hàng/quản lý rủi ro lựa chọn và quyết định hình thức bảo đảm tiền vay phù hợp. HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH, KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VÀ CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ I. Các bước thực hiện Nguyên tắc xây dựng đánh giá hiệu quả tài chính dự án: Xây dựng phương án cơ sở: là phương án được tính toán với các thông số đầu vào từ dự án lập và những số liệu phân tích định lượng có được từ các nội dung phân tích trên. Phương án cơ ở s được tính toán với các thông số sở trạng thái phù hợp nhất với thực tiên tại thời điểm thẩm định dự án; Khảo sát độ nhạy: trên cơ sở kết quả của phương án cơ sở, thực hiện khảo sát độ nhạy dự án đối với các thông số quan trọng. Để tránh việc chấp thuận dự án trên những ước tính lạc quan về chi phí và lợi ích nên sử dụng những ước tính thiên lệch về hướng giảm bớt lợi ích của dự án trong khi làm tăng mức ước tính về chi phí. Nếu dự án vẫn hấp dẫn sau khi đã tiến hành thẩm định như vậy, thì có rất nhiều khả năng dự án sẽ đứng vững khi những điều kiện trong thực tế trở nên khó khăn hơn so với dự kiến ban đầu. Kỹ năng phân tích: Sử dụng Excel để thực hiện phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng tr ả nợ vay của dự án. Thứ tự thực hiện phân tích, đánh giá hiệu quả tài chính và khả năng hoàn trả nợ vay của dự án nên được thực hiện theo các bước cơ bản sau: Bước 1: Lập bảng thông số: Là bảng tổng hợp các thông số cơ bản của dự án, số liệu đưa vào bảng thông số bao gồm: số liệu từ dự án, số liệu có được từ kết quả phân tích về định lượng các nội dung có liên quan tới dự án như đã phân tích ở các phần trên. Lưu ý, Bảng thông số không nên đưa số liệu dưới dạng liên kết công thức, mà số liệu dưới dạng số đơn/độc lập/ gõ trực tiếp giá trị vào địa chỉ ô trên Excel. Bảng thông số trên nên được kết cấu theo các nhóm chỉ tiêu, để thuận tiện trong việc sử dụng và kiểm soát các chỉ tiêu này trong suốt quá trình tính toán. Bước 2: Xây dựng Lịch đầu tư: căn cứ tiến độ triển khai thực hiện dự án, kế hoạch huy động vốn tham gia để xây dựng Lịch đầu tư cụ thể của dự án phù hợp với tiến độ đầu tư đến thời điểm thẩm định dự án. Lưu ý đến yếu tố trượt giá, tỷ giá ngoại tệ hàng năm, nếu cần thiết thì xây dựng bảng tính các chỉ số lạm phát, tỷ giá qua các năm để điều chỉnh các khoản mục ở các bước trung gian tiếp theo. Bước 3: Lập các bảng tính trung gian, bao gồm: Bảng kế hoạch khấu hao cơ bản; Bảng kế hoạch trả nợ vốn vay; Chi phí biến đổi cho 1 đơn vị sản 15 phẩm; Bảng tính sản lượng, tồn kho, tiêu thụ, doanh thu; Bảng chi phí sản xuất (chi phí cố định và chi phí biến đổi); Bảng nhu cầu vốn lưu động; Bước 4: Xác định kết quả kinh doanh. Buớc 5: Xây dựng báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo các quan điểm khác nhau; Bước 6: Phân tích độ nhạy và phân tích tình huống. Trong quá trình tính toán, tuỳ theo đặc điểm, yêu cầu của từng dự án cụ thể Cán bộ tín dụng/thẩm định có thể linh hoạt lựa chọn các bảng tính để tính toán. II. Nội dung các bước thực hiện như sau: 1. Bước 1: Lập bảng thông số cho trường hợp cơ sở 1.1- Tầm quan trọng của công tác lập bảng thông số: Bảng thông số là bảng dữ liệu nguồn cho mọi bảng tính trong khi tính toán. Các bảng tính được tính toán thông qua liên kết công thức với bảng thông số. Chuẩn bị cho bước phân tích độ nhạy của dự án. Khi chuyển hướng phân tích hay thay đổi các giả định, có thể kiểm soát ngay trên bảng thông số mà không bị sai sót. 1.2- Phương pháp lập bảng thông số: Trường hợp cơ sở là trường hợp giả định thường xảy ra nhất đối với dự án. Các chỉ tiêu cần thiết của bảng thông số tuỳ thuộc vào từng dự án. Các thông số của dự án nên được phân nhóm để dễ kiểm soát. Nội dung của bảng thông số như sau: Chỉ tiêu I/ Tổng mức đầu tư - Chi phí xây dựng - Chi phí thiết bị - Chi phí ĐB, GPMT - Chi phí quản lý dự án - Chi phí tư vấn đầu tưu xây dựng - Chi phí khác - Vốn lưu động ĐVT Giá trị Diễn giải II/Cơ cấu nguồn vốn - Vốn tự có - Vốn vay III/Chi phí sử dụng vốn - Chi phí sử dụng vốn tự có, tự huy động 16 - Lãi suất vay vốn thương mại + Vay trong nước + Vay nước ngoài - Lãi suất vốn vay khác + Vay trong nước + Vay nước ngoài VI/ Sản lượng, doanh thu - Công suất thiết kế - Công suất huy động - Giá bán VI/ Chi phí hoạt động - Định mức NVL - Giá mua - Chi phí nhân công - Chi phí quản lý - Chi phí bán hàng....... VIII/Vốn lưu động - Dự trữ nguyên vật liệu - Thành phẩm tồn kho - Các khoản phải thu - Các khoản phải trả IX/ Chế độ khấu hao - Xây lắp - Thiết bị - Các chi phí khác X/ Các chế độ thuế - Thuế VAT - Thuế TNDN - Miễn, giảm thuế XI/ Các chỉ tiêu khác - Tỷ giá, tốc độ tăng/giảm các thông số đầu vào,… * Ghi chú: Phần diễn giải để giải thích nguồn hay lý do đưa ra thông số. Việc lập bảng thông số được thực hiện trước khi bắt tay vào tính toán. Tuy nhiên, các thông số phát sinh được bổ sung song song trong quá trình tính toán cho đến khi hoàn chỉnh bảng thông số. 2. Bước 2: Xây dựng Lịch đầu tư Căn cứ vào kế hoạch đầu tư thực tế do Chủ đầu tư cung cấp, mặt bằng lãi suất, cơ cấu nguồn vốn,… cán bộ thẩm định/ tín dụng xây dựng Lịch đầ u tư dự án phù hợp với tiến độ đầu tư nguồn vốn của dự án đến thời điểm thẩm định dự án: 17 Số Nguồn TT vốn 1 2 3 Lịch đầu tư Tổng cộng 6 tháng /Quý 1 6 tháng /Quý 2 6 tháng /Quý 3 6 tháng /Quý 4 … Vốn tự có … … … … … Vốn vay TM … … … … … - Trong nước … … … … … - Nước ngoài … … … … … Vốn vay khác … … … … … 3. Bước 3: Lập các bảng tính trung gian Trước khi lập bảng tính hiệu quả dự án, cần phải lập các bảng tính trung gian. Các bảng tính trung gian này thuyết minh rõ hơn cho các giả định được áp dụng và là các thông số tổng hợp đầu vào cho bảng tính hiệu quả dự án, bảng lưu chuyển tiền tệ và bảng cân đối kế hoạch sau này. Tuỳ mức độ phức tạp, đặc điểm của từng dự án mà có số lượng, nội dung các bảng tính trung gian khác nhau. Đối với một dự án sản xuất thì số lượng các bảng tính trung gian như sau: Bảng 1: Bảng tính sản lượng và doanh thu Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm ... Công suất hoạt động Sản lượng Giá bán Doanh thu Thuế VAT Doanh thu sau thuế VAT Bảng 2: Bảng tính chi phí hoạt động Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm ... Nguyên vật liệu chính Nguyên vật liệu phụ Điện 18 Nước Lương + BHYT Chi phí thuê đất Chi phí quản lý PX Chi phí quản lý DN Chi phí bán hàng Tổng cộng chi phí hoạt động Thuế VAT được khấu trừ Chi phí hoạt động đã khấu trừ thuế VAT Trong các chi phí hoạt động, đối với từng dự án có thể lập các bảng tính trung gian chi tiết cho từng loại chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, tiền lương và bảo hiểm y tế, chi phí quản lý,... để đảm bảo tính rõ ràng và chính xác hơn. Một số bảng tính trung gian chi tiết hơn về các loại chi phí hoạt động có thể như sau: Bảng 2.1: Bảng tính chi phí nguyên vật liệu Chỉ tiêu Giá mua CP vận chuyển CP mua hàng khác Tỷ giá Giá thành Định Định mức mứcCP/ /ĐVSP ĐVSP 1. Nguyên liệu chính - Nguyên liệu A - Nguyên liệu B 2. Nguyên liệu phụ - Nguyên liệu C - Nguyên liệu D - Nguyên liệu E 3. Nhiên liệu Bảng 2.2: Bảng tính các chi phí quản lý, bán hàng Khoản mục Năm 1 I. Chi phí quản lý phân xưởng 1. Định phí - Tiền lương (số người, lương của từng chức vụ) Năm 2 Năm 3 Năm ... 19 - Chi phí thuê mướn nhà xưởng - Phí bảo hiểm nhà xưởng - Chi phí duy tu bảo trì thường xuyên khác 2. Biến phí - Nhiên liệu, phụ tùng thay thế - Dịch vụ mua ngoài... II. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1. Định phí - Tiền lương (số người, lương của từng chức vụ) - Chi phí thuê mướn văn phòng - Văn phòng phẩm, điện thoại... - Phí bảo hiểm văn phòng - Chi phí duy tu bảo trì thường xuyên khác. 2. Biến phí - Các khoản chi phí theo mức độ sản xuất III. Chi phí bán hàng 1. Định phí - Tiền lương (số người, lương của từng chức vụ) - Chi phí thuê mướn cửa hàng - Chi phí tiếp thị và các chi phí khác 2. Biến phí - Bao bì, đóng gói - Chi phí vận chuyển - Các chi phí trực tiếp phục vụ bán hàng khác Bảng 3: Bảng khấu hao cơ bản Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm ... I. Xây dựng - Nguyên giá - Đầu tư thêm trong kỳ - Khấu hao trong kỳ - Khấu hao luỹ kế - Giá trị còn lại cuối kỳ II. Thiết bị - Nguyên giá - Đầu tư thêm trong kỳ 20 - Khấu hao trong kỳ - Khấu hao luỹ kế - Giá trị còn lại cuối kỳ III. Chi phí đầu tư khác - Nguyên giá - Đầu tư thêm trong kỳ - Khấu hao trong kỳ - Khấu hao luỹ kế - Giá trị còn lại cuối kỳ IV. Tổng cộng - Nguyên giá - Đầu tư thêm trong kỳ - Khấu hao trong kỳ - Khấu hao luỹ kế - Giá trị còn lại cuối kỳ Bảng 4: Tính toán lãi vay vốn Bảng 4.1: Lãi vay vốn trung dài hạn Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm ... Dư nợ đầu kỳ Vay trong kỳ Trả nợ gốc trong kỳ Dư nợ cuối kỳ Nợ dài hạn đến hạn trả Lãi vay trong kỳ Trong đó: Vay trong kỳ: nhu cầu vay đầu tư bổ sung của dự án. Trả nợ gốc trong kỳ: dựa vào lịch trả nợ dự kiến (sau này sẽ liên kết với Bảng 7). Bảng 4.2: Lãi vay vốn ngắn hạn Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm ... Dư nợ đầu kỳ Vay trong kỳ Trả nợ gốc trong kỳ 21 Dư nợ cuối kỳ Lãi vay trong kỳ * Ghi chú: Lịch vay trả nợ ngắn hạn căn cứ vào Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Trường hợp nếu không lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thì dựa vào nhu cầu vốn lưu động dự kiến ban đầu và phát sinh hàng năm để tính toán. Thực chất đây là một bước điều chỉnh lại hiệu quả dự án theo tình hình tiền mặt thiếu hụt tạm thời cần phải vay vốn lưu động (nếu có). Bảng 5: Bảng tính nhu cầu vốn lưu động Khoản mục Số Số vòng ngày quay (360/số dự trữ ngày DT) Nhu cầu Năm 1 Năm 2 Năm... Nhu cầu tiền mặt tối thiểu Các khoản phải thu Hàng tồn kho - Nguyên vật liệu - Bán thành phẩm - Thành phẩm Các khoản phải trả Nhu cầu vốn lưu động Thay đổi nhu cầu vốn lưu động Cách tính toán: đối với từng khoản có phương pháp xác định riêng Nhu cầu tiền mặt tối thiểu: được xác định dựa trên các yếu tố sau: Số ngày dự trữ: thông thường 10 - 15 ngày. Bằng tổng các khoản chi phí bằng tiền mặt trong năm (chi lương, chi phí quản lý, ... ) chia cho số vòng quay. Thông thường trong các dự án đơn giản, nhu cầu tiền mặt có thể tính theo tỷ lệ % doanh thu. * Các khoản phải thu: Số ngày dự trữ: dựa vào đặc điểm của ngành hàng và chính sách bán chịu của doanh nghiệp. Bằng tổng doanh thu trong năm chia cho số vòng quay. 22 Nguyên vật liệu: Số ngày dự trữ: dựa vào điểm của nguồn cung cấp (ổn định hay không, trong nước hay ngoài nước, thời gian vận chuyển,...), thường xác định riêng cho từng loại. Bằng tổng chi phí của từng loại nguyên vật liệu trong năm chia cho số vòng quay. Bán thành phẩm: Số ngày dự trữ: dựa vào chu kỳ sản xuất. Bằng tổng giá thành phân xưởng chia cho số vòng quay. Thành phẩm: Số ngày dự trữ: dựa vào phương thức tiêu thụ và tình hình thị trường. Bằng tổng giá vốn hàng bán trong năm chia cho số vòng quay. Các khoản phải trả: Số ngày dự trữ: dựa vào chính sách bán chịu của các nhà cung cấp nguyên vật liệu. Bằng tổng chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu trong năm chi cho số vòng quay. Để chính xác, nên xác định cụ thể cho từng loại nguyên nhiên vật liệu. 4. Bước 4: Lập Báo cáo kết quả kinh doanh Bảng 6: Báo cáo kết quả kinh doanh Khoản mục 1. Doanh thu sau thuế 2. Chi phí hoạt động sau thuế 3. Khấu hao 4. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 5. Lãi vay 6. Lợi nhuận trước thuế 7. Lợi nhuận chịu thuế 8. Thuế thu nhập doanh nghiệp 9. Lợi nhuận sau thuế 10. Chia cổ tức, chi quỹ KT,PL 11. Lợi nhuận tích luỹ 12. Dòng tiền hàng năm từ dự án - Luỹ kế dòng tiền - Hiện giá dòng tiền - Luỹ kế hiện giá dòng tiền Diễn giải Bảng 1 Bảng 2 Bảng 3 =1-2-3 Bảng 4.1, 4.2 =4-5 = (a) = 7 x TS =7-8 Năm 1 Năm 2 Năm... = (b) 23 Tính toán các chỉ số: - LN trước thuế/DT - LN sau thuế/Vốn tự có (ROE) - LN sau thuế/Tổng VĐT (ROI) - NPV - IRR (a): Được tính = Lợi nhuận trước thuế - Lỗ luỹ kế các năm trước được khấu trừ theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hoặc Luật đầu tư nước ngoài. (b): Được tính = Khấu hao cơ bản + Lãi vay vốn cố định + Lợi nhuận sau thuế. Việc tính toán chỉ tiêu này chỉ áp dụng trong trường hợp không lập bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Bảng 8) để tính các chỉ số NPV, IRR. Cách tính NPV và IRR xem tại Mục II dưới đây. Bảng 7: Bảng cân đối trả nợ (Khi không lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ) Khoản mục 1. Nguồn trả nợ: - Khấu hao cơ bản - Lợi nhuận sau thuế để lại - Nguồn bổ sung Diễn giải Bảng 3 Bảng 6 Tuỳ từng khách hàng 2. Dự kiến nợ trả hàng năm Liên kết với Bảng 4.1 Năm 1 Năm 2 Năm... 3. Cân đối: 1-2 Xác định điểm hoà vốn • Khái niệm Phân tích điểm hoà vốn là quá trình áp dụng các công cụ để phân tích độ an toàn tài chính của dự án thông qua việc xác định điểm hoà vốn, điểm này biểu thị sản lượng hoà vốn, doanh thu hoà vốn và công suất hoà vốn. Điểm hoà vốn được xem là điểm chuyển tiếp giữa lỗ và lãi, tại đó dự án hoà vốn, và dự án chỉ đảm bảo có lãi khi hoạt động vượt qua mức điểm hoà vốn, và ngược lại dự án sẽ bị lỗ khi hoạt động dưới điểm hoà vốn. • Phân loại điểm hoà vốn Xuất phát từ khái niệm điểm hoà vốn và phân tích hoà vốn dự án đầu tư, dưới đây, sẽ đưa ra cách thức xác định sản lượng hoà vốn, doanh thu hoà vốn và công suất hoà vốn trên cơ sở định phí, biến phí và giá bán một đơn vị sản phẩm. - Sản lượng hoà vốn + Định nghĩa: Sản lượng hoà vốn là sản lượng cần thiết mà dự án phải đạt được mà ở mức sản lượng này, doanh thu vừa đủ bù đắp chi phí (hoà vốn). + Công thức: 24 FC BEP Q = --------p-v + Trong đó: BEPQ là sản lượng hoà vốn của dự án. FC là tổng định phí hàng năm của dự án, p là giá bán một đơn vị sản phẩm, v là biến phí cho một đơn vị sản phẩm. - Doanh thu hoà vốn + Định nghĩa: Doanh thu hoà vốn là doanh thu cần thiết mà dự án phải đạt được để đảm bảo vừa đủ bù đắp chi phí (hoà vốn). + Công thức: FC BEP S = BEP Q x p = ---------1 - VC/S + Trong đó: BEPS là doanh thu hoà ốvn của dự án. S là tổng doanh thu trong năm tính toán, các ký hiệu khác như đã giải thích trong công thức xác định sản lượng hoà vốn. - Công suất hoà vốn + Định nghĩa: Công suất hoà vốn là công suất hoạt động cần thiết mà dự án phải đạt được để đảm bảo doanh thu vừa đủ bù đắp chi phí (hoà vốn). + Công thức: BEP Q BEP S BEP p = ---------- x 100% = --------- x 100% Q S + Trong đó: Q – Sản lượng tính theo năm, các ký hiệu khác đã được giải thích trong các công thức xác định sản lượng hoà vốn và doanh thu hoà vốn của dự án. Bảng 8 - Bảng tính điểm hoà vốn Khoản mục I. Tổng định phí, gồm: 1. Khấu hao tài sản cố định 2. Chi phí sửa chữa lớn 3. Lãi vay trung, dài hạn 6. Chi phí QLPX (phần định phí) 8. Chi phí QLDN (phần định phí) 9. Chi phí b/hàng, q/cáo (P. định phí) 5. Chi phí ảbo vệ môi trường (nếu có) 4. Chi phí thuê đất (nếu có) 5. Chi phí cố định khác Cách lấy số liệu Năm hoạt động của dự án đầu tư Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm… Bảng 3 Bảng 2.2. Bảng 4.1 Bảng 2.2. Bảng 2.2. Bảng 2.2. Lấy theo t/tế Lấy theo t/tế Lấy theo t/tế 25 II. Tổng chi phí III. Tổng biến phí IV. Doanh thu sau thuế VAT V. Công suất hoà vốn Bảng 6 (2, 3, 5) II – I Bảng 1 I/(IV-III) x 100% Từ khái niệm công suất hoà vốn, chúng ta có thể xác định được độ an toàn công suất, đó chính là phần dư còn lại sau khi toàn bộ (100%) công suất thiết kế được trừ đi mức công suất hoà vốn. Độ an toàn công suất được xác định theo công thức: S p = 100% - BEP p Từ công thức trên cho thấy, một dự án có công suất hoạt động hoà vốn càng thấp thì độ an toàn công suất càng cao, độ rủi ro hoạt động càng ít và hiệu quả tài chính của dự án càng lớn. Ngược lại, dự án có điểm hoà vốn (công suất hoà vốn, sản lượng hoà vốn hay doanh thu hoà vốn) càng cao, chứng tỏ độ an toàn công suất càng thấp, dự án có độ rủi ro hoạt động cao, hiệu quả tài chính thấp. 5. Bước 5: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính toán khả năng trả nợ của dự án 5.1. ý nghĩa của việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Nguồn trả nợ cho một dự án là tiền mặt tạo ra từ dự án, vì vậy, để tính toán khả năng tr ả nợ của một dự án, việc lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là rất cần thiết. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho phép đánh giá được hiệu quả dự án dựa trên các chỉ tiêu NPV, IRR - là các chỉ tiêu đánh giá chính xác nhất vì nó căn cứ vào dòng tiền bỏ ra và dòng tiền thu vào của một dự án có tính đến yếu tố thời gian. 5.2. Cách lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Dòng tiền của một dự án được chia thành 3 nhóm bao gồm: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, Dòng tiền từ hoạt động đầu tư và Dòng tiền từ hoạt động tài chính. Dòng tiền của một dự án là tổng hợp của dòng tiền từ 3 nhóm này. Cách lập các nhóm như sau: • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh Đối với dòng tiền từ hoạt động kinh doanh có 2 cách lập là cách trực tiếp và cách gián tiếp, cách lập thường dùng là cách gián tiếp. Từ lợi nhuận ròng sau thuế, cộng với các khoản chi phí phi tiền mặt như khấu hao (là khoản chi phí phân bổ cho nhiều năm ) và lãi vay (th ực chất là khoản chi tiền mặt nhưng được tính ở phần chi hoạt động tài chính) và sau đó điều chỉnh cho khoản thay đổi nhu cầu vốn lưu động (thực chất là điều chỉnh các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho ...). • Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: - Dòng tiền ra (chủ yếu): Bao gồm khoản chi đầu tư tài sản cố định và nhu cầu vốn lưu động ban đầu. - Dòng tiền vào: Bao gồm các khoản thu hồi cuối kỳ như giá trị thanh lý tài sản cố định (thường được lấy bằng giá trị còn lại của tài sản cố định 26 cuối kỳ hoặc ước lượng thực tế) và vốn lưu động thu hồi cuối kỳ (thường được lấy bằng nhu cầu vốn lưu động cuối kỳ). • Dòng tiền từ hoạt động tài chính: - Dòng tiền vào: Bao gồm các khoản như góp vốn tự có, vốn vay. - Dòng tiền ra: bao gồm các khoản trả vốn gốc và lãi vay, chi cổ tức (đối với Cty cổ phần) hay khoản chi phúc lợi, khen thưởng (đối với các Doanh nghiệp nhà nước). Dàn ý chi tiết của bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ như sau: Bảng 9: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Theo phương pháp gián tiếp) Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm.. Diễn giải I. Dòng tiền từ hoạt động SXKD 1. Lợi nhuận ròng: (lãi +, lỗ - ) Bảng 6 2. Khấu hao cơ bản: (+) Bảng 3 3. Chi phí trả lãi vay: (+) Bảng 4.1, 4.2 Bảng 5 4. Tăng giảm nhu cầu vốn lưu động: (tăng -, giảm +) Dòng tiền ròng II. Dòng tiền từ hoạt động đầu tư 1. Chi đầu tư TSCĐ: (-) 2. Vốn lưu động ban đầu: (-) 3. Giá trị thu hồi - Giá trị thanh lý TSCĐ: (+) - Vốn lưu động thu hồi cuối kỳ: (+) Dòng tiền ròng III. Dòng tiền từ hoạt động tài chính 1.Vốn tự có: (+) 2. Vay dài hạn: (+) 3. Trả nợ vay dài hạn: (-) 4. Vay ngắn hạn: (+) 5. Trả vốn vay ngắn hạn: (-) 6. Trả lãi vay: (-) 7. Chi cổ tức (Chi quỹ phúc lợi, khen thưởng): (-) Dòng tiền ròng IV. Dòng tiền ròng của dự án - Dư tiền mặt đầu kỳ - Dư tiền mặt cuối kỳ =1+2+3+4 Bảng 3 Bảng 5 Bảng 3 Bảng 5 =1+2+3 KH góp vốn Bảng 4.1 Bảng 4.1 (a) (a) Bảng 4.1, 4.2 Chính sách Công ty =1+2+3+4+5+6+7 =I+II+III = Cuối kỳ trước = Đầu kỳ + IV 27 V. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư (b) - Luỹ kế dòng tiền - Hiện giá dòng tiền - Luỹ kế hiện giá dòng tiền Các tỷ số đánh giá hiệu quả tài chính - NPV - IRR - DSCR (c) =I+II * Ghi chú: - (a): Nhu cầu vay trả nợ ngắn hạn được xác địn h dựa theo tình hình thiếu hụt nguồn tiền mặt tạm thời của từng năm (đảm bảo dòng tiền cuối kỳ hông âm) nhưng d- nợ vay ngắn hạn không được vượt quá tổng nhu cầu vốn lưu động tại từng thời điểm. - (b): Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và đầu tư là dòng tiền thực sự, là dòng tiền vào và dòng tiền ra của dự án, được xác định để tính các chỉ số hiệu quả dự án như IRR, NPV. - (c): DSCR (Debt Service Coverage Ratio) - là chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án được tính theo công thức sau: LN sau thuế + Khấu hao + Lãi vay trung, dài hạn DSCR = ------------------------------------------------------------------Nợ gốc trung, dài hạn phải trả + Lãi vay trung, dài hạn Trường hợp nguồn tiền trả nợ cho khoản vay trung dài hạn của dự án bao gồm cả nguồn tiền ngoài dự án thì nguồn tiền ngoài dự án được xem là nguồn vốn tự có bổ sung cho dự án. Nguồn này được đưa vào bảng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ở phần dòng tiền từ hoạt động tài chính nhằm cân đối nguồn trả nợ và không ảnh hưởng đến các chỉ số về hiệu quả dự án. Trường hợp muốn tính toán khả năng trả nợ tổng hợp của doanh nghiệp bao gồm cả dự án khi đầu tư thì dòng tiền ròng của dự án được đưa vào bảng cân đối khả năng trả nợ tổng hợp sau khi đầu tư như một khoản thặng dư (hay thâm hụt) từ dự án. 6. Bước 6: Phân tích độ nhậy 6.1 Phân tích độ nhậy a. Khái niệm: Phân tích độ nhậy của dự án là khảo sát sự thay đổi các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án (như: Lợi nhuận, NPV, IRR, DSCR, ...) khi các yếu tố có liên quan tới các chỉ tiêu đó thay đổi. 28 b. ý nghĩa kinh tế của việc phân tích độ nhậy. Phân tích độ nhậy nhằm khảo sát, đánh giá mức độ nhậy cảm của dự án (mà cụ thể là của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án như: Lợi nhuận, NPV, IRR, DSCR, ...) đối với sự biến động của các yếu tố liên quan. Hay nói cách khác, phân tích độ nhậy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố đầu vào có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính. c. Các bước thực hiện. + Xác định các yếu tố đầu vào trọng yếu sẽ có ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án. Các yếu tố này đều phải được tập hợp (cùng với các thông số đầu vào khác) trong Bảng thông số đầu vào của dự án đã được lập ở Bước 3. + Lập bảng khảo sát độ nhậy của dự án theo các biến/yếu tố đầu vào trọng yếu đã được xác định. Kết quả khảo sát độ nhậy có thể biểu diễn, minh hoạ bằng đồ thị trực quan để hỗ trợ trong việc phân tích đánh giá. + Phân tích, đánh giá, nhận xét về hiệu quả tài chính của dự án trên cơ sở kết quả khảo sát độ nhậy. 6.2. Hướng dẫn cách sử dụng các hàm tài chính trong chương trình ứng dụng Excel để phân tích độ nhậy dự án. a. Các yêu cầu chung để có thể thực hiện việc sử dụng các hàm tài chính trong chương trình ứng dụng excel để phân tích độ nhậy của dự án. - Các bảng tính được thực hiện trên môi trường Excel, tất cả các bảng tính, từ bảng thông số đầu vào đến bảng tính trung gian và các bảng phân tích hiệu quả, cân đối trả nợ, ... đều phải thực hiện trên cùng một bản ghi (trên cùng một sheet). - Trong công thức xác định các chỉ tiêu cần khảo sát (như Lợi nhuận, NPV, IRR, DSCR, ...) theo sự thay đổi theo các biến, nhất thiết phải trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới/hàm chứa các biến này thì mới có thể khảo sát được. Tức là, các chỉ tiêu trên phải được tính toán thông qua giá trị và địa chỉ của các biến đã được khai báo trong bảng thông số đầu vào lập ở Bước 3 thì việc khảo sát mới có thể thực hiện được. b. Sử dụng các hàm tài chính để xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính và khảo sát độ nhậy. - Xác định chỉ tiêu NPV. Cú pháp: NPV(rate, value 1, value 2, ...). Trong đó: Value 1, value 2, ... là luồng tiền ròng hàng năm của dự án đã được tính toán xác định tại Bước 5; rate là tỷ lệ lãi suất chiết khấu của dự án. 29 Lưu ý: Giá trị luồng tiền ròng được giả định xảy ra vào thời điểm cuối mỗi năm, trường hợp giá trị các luồng tiền ròng xảy ra vào thời điểm đầu mỗi năm thì giá trị của luồng tiền ròng năm đầu tiên được cộng trực tiếp vào kết quả của hàm NPV tính được chứ không đưa vào thành một giá trị (value) trong hàm. - Xác định chỉ tiêu IRR. Cú pháp: IRR(value 1, value 2, ...). Trong đó: Value 1, value 2, ... là luồng tiền ròng hàng năm của dự án đã được tính toán xác định tại Bước 5. Lưu ý: Kết quả của hàm IRR phải ở dạng %, nếu giá trị tính ra chưa đưa về dạng % thì phải định dạng lại ô địa chỉ IRR cho phù hợp. Xác định chỉ tiêu tỷ suất sinh lời nội bộ đối với phần vốn chủ sở hữu/vốn tự có tự huy động của chủ đầu tư tham gia vào dự án cũng sử dụng hàm IRR như trên. - Tính toán bằng công thức gần đúng: Kết quả tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án bằng các công thức thủ công gần đúng cũng có thể sử dụng để thực hiện việc khảo sát độ nhậy bằng cách dùng các hàm trong Excel. Công thức xác định các chỉ tiêu NPV, IRR bằng công thức gần đúng như sau: Tính NPV: Chính là giá trị luỹ kế hiện giá dòng tiền đã được xác định trong các bảng: Bảng 5.1, Bảng 9. Tính IRR: Có thể xác định theo công thức gần đúng sau: NPV 1 IRR = r 1 + (r 2 – r 1 ) x ------------------- , trong đó: NPV 1 + /NPV 2 / + r 1 là mức lãi suất chiết khấu có giá trị NPV 1 dương. + r 2 là mức lãi suất chiết khấu có giá trị NPV 2 âm. + Giá trị IRR sẽ càng chính xác khi xác định được r 1 và r 2 sao cho NPV 1 và NPV 2 gần bằng/tiệm cận với giá trị 0, tức là đảm bảo sao cho NPV 1 đạt giá trị dương nhỏ nhất và NPV 2 đạt giá trị âm lớn nhất. - Dùng hàm Table để khảo sát độ nhậy. Khả năng ứng dụng của hàm Table: Hàm Table có thể cho phép khảo sát sự thay đổi của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đến tối đa với hai biến đầu vào cùng thay đổi một lúc. Trường hợp muốn khảo sát với nhiều hơn hai biến cùng thay đổi, chúng ta vẫn có thể giải được trên Excel, đó là bài toán phân tích tình huống với công cụ là hàm Scenarios; tuy nhiên trong khuôn khổ của Quy trình này, chúng ta chỉ đề cập tới việc ứng dụng hàm Table để phân tích độ nhậy của dự án. 30 Cú pháp chung: Table(row input cell, column input cell). Trong đó: Row input cell là ô tham chiếu các biến theo dòng, tức là các giá trị của yếu tố trọng yếu đầu vào dùng để khảo sát các chỉ tiêu của dự án, được đưa vào bảng phân tích theo dòng. Column input cell là ô tham chiếu các biến theo cột, tức là các giá trị của yếu tố trọng yếu đầu vào dùng để khảo sát các chỉ tiêu của dự án, được đưa vào bảng phân tích theo cột. Bảng khảo sát một chiều và hai chiều: Trường hợp khảo sát các chỉ tiêu tài chính của dự án với chỉ một yếu tố đầu vào thay, ta có bảng khảo sát một chiều. Trường hợp khảo sát các chỉ tiêu tài chính của dự án với cùng một lúc hai yếu tố đầu vào thay đổi, ta có bảng khảo sát hai chiều. - Địa chỉ các hàm tài chính, hàm phân tích trong Excel. Trên màn hình Excel, có thể truy cập vào các hàm tài chính để sử dụng và thực hiện các thao tác theo hướng dẫn. Trên thanh công cụ, nhấp chuột vào chữ Insert, sau đó nhấp chuột vào chữ Function. Trong hộp thoại Function, nhấp chuột vào Financial, chúng ta sẽ có các hàm tài chính để lựa chọn và sử dụng. Ngoài ra, ngay trên thanh công cụ, nhấp chuột vào biểu tượng fx, chúng ta cũng có thể nhanh chóng mở được hộp thoại Function, các thao tác còn lại như vừa hướng dẫn ở trên. Riêng hàm Table, chỉ cần nhấp chuột vào chữ Data trên thanh công cụ là có thể thấy ngay hàm Table trong chức năng này. 31 PHỤ LỤC VIII/TDDN: HƯỚNG DẪN TẠO LẬP KHOẢN VAY TRONG HỆ THỐNG SIBS 1. Áp dụng. - Tài liệu này được sử dụng cho người mới tiếp cận hệ thống Silverlake Integrate Banking System_SIBS, nó tạo cho người sử dụng biết cách tạo khoản vay, từ bước đầu tiên đến bư ớc cuối cùng. Nó chưa bao gồm qui định phê duyệt của Officers, Leaders cũng như công tác cập nhật (maintenance). - Công tác cập nhật_maintenance, điều chỉnh, xử lý lỗi, các bước giải ngân, thu nợ gốc, lãi, phí đề nghị xem tài liệu đính kèm. 2. Giải thích một số thuật ngữ CIF (Customer Information File): Hồ sơ thông tin khách hàng. CIF number - Số CIF. A/A (Application for Accommodation): Hồ sơ xin vay. Bản ghi hồ sơ xin vay lưu trữ các thông tin về khách hàng vay như giới tính, ngày sinh, ngày thành lập, tình trạng hôn nhân, thu nhập... và một thông tin rất quan trọng là giới hạn tín dụng đối với khách hàng. A/A number: Số hiệu hồ sơ xin vay hay mã số tín dụng, sau đây thống nhất gọi là mã số tín dụng. Mỗi khách hàng có một mã số tín dụng duy nhất, đại diện cho mối quan hệ tín dụng của khách hàng với BIDV. Facility - Hạn mức hay hợp đồng. Nếu facility không gắn với các sản phẩm (không tạo tài khoản vay gắn với facility) thì gọi là hạn mức, còn nếu facility gắn với các loại sản phẩm vay (loan type) và tạo t ài khoản gắn với facility thì gọi là hợp đồng tín dụng. Facility lưu giữ các thông tin cơ bản của một hợp đồng tín dụng như hạn mức, lãi suất, thời hạn... ACF (Application for Credit Facility) number - Số hạn mức hay số hợp đồng vay vốn. Normal Account: Tài khoản thông thường. Main Account: Tài khoản chính. Tranche Account: Tài khoản phụ. Các tài khoản vay lưu trữ đầy đủ các thông tin cơ bản của khoản vay như: Hạn mức được duyệt, hạn mức khả dụng, số dư gốc, lãi cộng dồn, lãi phạt, lãi suất, thời hạn, ngày đến hạn trả gốc, ngày đến hạn trả lãi, ngày đáo hạn, lịch rút vốn, lịch trả nợ, các thông tin thống kê về lịch sử khoản vay... Lưu ý: Chỉ có tài khoản thông thường (normal account) và tài khoản phụ (tranche) mới được phép thực hiện các giao dịch tài chính (giải ngân, thu nợ gốc, lãi...), còn tài khoản chính được sử dụng để quản lý hạn mức * Cấu trúc số A/A, ACF, Account: - Cấu trúc AA gồm 15 ký tự như sau: BBB-NNNNNNNNN-CCC Trong đó: BBB ( 3 ký tự) - Mã chi nhánh. NNNNNNNNN (9 ký tự)- Số CIF CCC ( 3 ký tự) -Số chạy (sử dụng trong trường hợp tạo nhiều A/A). 1 - Cấu trúc Facility gồm 14 số như sau: BBB/YYYY/NNNNNNN Trong đó: BBB (3 ký tự) - Mã chi nhánh YYYY (4 ký tự) - Năm NNNNNNN (7 ký tự) - Số chạy sẽ bắt đầu lại vào đầu năm (chạy theo năm). - Số tài khoản gồm 13 ký tự. Cấu trúc như sau: BBB-PP-TT-NNNNNN-C Trong đó: BBB (3 ký tự) - Mã chi nhánh - Mã sản phẩm PP (2 ký tự) Các mã sản phẩm được sử dụng trong tài khoản vay là: 80 – Tài khoản chính (Main) 81 – Tài khoản phụ (Tranche) 82 – Tài khoản thông thường (Normal Account) NNNNNN (6 ký tự) – Số chạy TT – Mã tiền tệ C (1 ký tự) - Số kiểm tra. Mô hình quản lý thông tin phân hệ tín dụng theo các cấp độ CIF CIF Number Application A/A Number Facility (1) Revolving Account Account A/C Number (Normal) Account (Normal) Facility (2) M li Main Account A/C Number Account A/C Number Tranche A/C Number Account Facility (3) Non-revolving Account (Normal ) Facility (4) Level 0 Facility Level 1 Account (Normal) Facility Level 1 Account (Normal) 2 3. Trình tự thực hiện tạo khoản vay 3.1 Tạo CIF. Hệ thống SIBS cho phép nhập tất cả thông tin về khách hàng, khoản vay, kể cả khoản vay bị huỷ bỏ, từ chối hay được phê duyệt. Đối với khách hàng đến đặt quan hệ lần đầu với BIDV, ta vào menu Functional Maintenance – CIF – CIF New Customer Maintenance để nhập mới CIF cho khách hàng. Để tạo mới ta vào mục: CIF new customer maintenance, sau đó vào mục: Customer information creation, nhấn enter. Màn hình sau sẽ hiển thị: Nếu khách hàng là cá nhân, ta chọn “Yes”, không phải chọn “No”. Nhấn “OK” màn hình sau sẽ hiển thị. Nếu là khách hàng đã có trong hệ thống, thì ta có thể search by name: Ta nhập tên khách hàng và nhấn “Search”. 3 . Ở màn hình này cho ta có các thông tin cơ bản để có thể truy cập xem các thông tin chi tiết ở các Menu khác. Nếu là khách hàng mới, hoặc search không thấy, thì ta nhấn “Add” để nhập mới. Màn hình sau sẽ hiển thị: 4 Ta nhập các thông tin chi tiết ở màn hình CIF details (1) và CIF details(2). Sau khi hoàn thành details (1) và details (2) là ta đã hoàn thành việc tạo CIF cho khách hàng. Việc nhập thông tin khách hàng cá nhân hoặc doanh nghiệp là tương tự. Chú ý: Tên khách hàng có thể trùng nhau, nhưng ID thì phải là duy nhất. Thông tin khách hàng cũng như các thông tin khác được lưu giữ lâu dài trong hệ thống. Thông tin CIF cũng phải được cập nhật thường xuyên. Từ Mục CIF_module ta có các chức năng tạo mới, maintenance và vấn tin. Từ mục “CIF inquiry”, ta có thể xem các thông tin tổng hợp về khách hàng _Summary, profitability, summary, các thông tin blacklisted, thông tin tổng hợp các khoản tiền gửi, tiền vay, bảo lãnh. Tham khảo tài liệu hướng dẫn về CIF để biết thêm chi tiết. 3.2 Tạo A/A_- Application for Accommodation. Đường dẫn menu Maintenance ⇒ Functional Maintenance ⇒ Loan ⇒ Application Maintenance Từ màn hình dưới đây, ta vào mục “Application maintenance” (80100) để “ Search” theo customer mane hoặc customer number đã được tạo ra ở phần trên. 5 Sau đó nhấn “Add” để tạo mới A/A cho khách hàng mới. màn hình dưới đây sẽ hiển thị: Nhập tên khách hàng mới hoặc Customer number vừa tạo ra ở mục CIF, sau đó nhấn “Search”, hệ thống sẽ hiển thị màn hình dưới đây: 6 Từ đây ta nhấn “OK”, màn hình “88301 LN AA maintenance_add” sẽ hiển thị. Số A/A mới được tạo bởi hệ thống. Thông tin tại cấp độ CIF Phần phía trên màn hình là các thông tin được lấy từ CIF module, ta hoàn thành nốt các thông tin ở phần tiếp theo. Ở góc trên bên phải màn hình là số A/A của khách h àng do máy tự tạo ra.. 7 Application Date Ngày nộp đơn xin vay, hệ thống ngầm định là ngày hiện tại. Bank/Branch Hệ thống sẽ mặc định mã chi nhánh. Nếu bạn được quyền duy trì liên chi nhánh, thì bạn được phép thay đổi mã chi nhánh. Nếu không mã chi nhánh sẽ là 1 trường được hiển thị. Officer Code Mã cán bộ quản lý khách hàng, đã được cài trong tham số hệ thống. Working Đây là trường 10 ký tự. Nhập kinh nghiệm làm việc theo thời gian năm experience(10a) hoặc tháng. Ví dụ: 10 năm Cal. Specific Provision Tính dự phòng rủi ro cụ thể đối với khách hàng. Date classified Ngày phân loại. Car Code (1a) Nếu tài k h o ản đ ược liên k ết v ới Facility có mộ t số kỳ chậm trả v à đã được phân loại, nhập CAR code của nó tại đây. Trường này ngầm định là 10 - Không phân loại (Non classification). Review Date Ngày xem xét lại đối với A/A này. File Retention (Years) Số năm mã số tín dụng được lưu trử trong hệ thống. Giá trị hợp lệ là từ “1” đến “9”. Nếu nhập giá trị “9” A/A sẽ được lưu giữ trong hệ thống vô hạn. Review Remarks Nhận xét về khách hàng khi xem xét lại. Refinance from (50a) Nếu khách hàng được tái tài trợ từ bất cứ ngân hàng hay định chế tài chính nào, thì nhập thông tin vào trường này. Customer Limit Giới hạn tín dụng đối với khách hàng. Currency Type Loại tiền xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng này. SIC Code 1-4 Mã thông tin đặc biệt cung cấp cho người sử dụng để xác định các thông (5a each) tin bổ sung mới về khách hàng. Đối với việc tạo mới A/A cho khách hàng thì trường bắt buộc phải nhập là giới hạn tín dụng đối với khách hàng (customer limit) và mã cán bộ quản lý (Officer code): Giới hạn tín dụng đối với khách hàng được hiểu là tổng mức dư nợ tín dụng tối đa quy VNĐ mà Ngân hàng ĐT&PT Việt nam cấp đối với một khách hàng, bao gồm dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh, số dư L/C không phải ký quỹ, dư nợ cho vay chiết khấu, dư nợ cho vay thấu chi.....Đối với khách hàng quan hệ tín dụng tại nhiều chi nhánh thì giới hạn tín dụng này bằng tổng các hạn mức tín dụng từng chi nhánh cấp cho khách hàng. Việc xác định giới hạn tín dụng đối với khách hàng BIDV sẽ có văn bản quy định sau. Các trường khác tuỳ chọn không bắt buộc phải nhập. Lưu ý: Giới hạn tín dụng (customer limit) được share cho các hạn mức, hợp đồng (facility), nghĩa là với giới hạn tín dụng tại A/A là 10 tỷ thì có thể tạo nhiều facility cùng giá trị là 10 tỷ nhưng tổng số dư nợ của tất cả các facility không quá 10 tỷ. Việc thay đổi tăng hoặc giảm hạn mức này thì phải là người có đủ thẩm quyền mới thực hiện được. 3.3 Tạo ACF (số hạn mức hoặc hợp đồng vay): Từ Loan module, vào mục Application maintenance, sau đó khởi động Menu ID:80100_LN Application maintenance. 8 Màn hình sau sẽ hiển thị: Tại đây ta có thể Search theo ba tuỳ chọn sau:Customer name, Application number hoặc CIF number. Sau khi nhìn thấy tên khách hàng hiển thị trên màn hình, ta nhấn “Facility”, màn hình sau sẽ hiển thị: 9 Ta nhấn “Add” để tạo Facility mới: Từ các options ở mục Facility code, product type, currency type ta chọn được các sản phẩm phù hợp với loại sản phẩm của khoản vay. Số facility được hệ thống tự động tạo ra ở góc trên bên phải màn hình. Việc lựa chọn Facility code và Product type như sau: 10 - Các mã Facility (Facility code) t ừ 001 đến 023 là cho vay đối với các tổ chức tín dụng . - Các mã Facility từ 101 đến 504 là cho vay đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân. - Các loại mã Facility sau gắn với tài khoản chính - phụ ( main – tranche): + 016 – CHO VAY NGAN HAN TCTD TAI KHOAN CHINH. + 107 – CHO VAY NGAN HAN TAI KHOAN CHINH. + 115 – CHO VAY TRUNG HAN TAI KHOAN CHINH. + 124 – CHO VAY DAI HAN TAI KHOAN CHINH. + 137 – CV DTT DAI HAN BIDV THANH VIEN TK CHINH. + 202 – CHO VAY KHNN TAI KHOAN CHINH. + 404 -CHO VAY UT CHINH PHU VON ODA TAI KHOAN CHINH. Các loại Facility trên bao gồm 2 cấp độ tài khoản chính (Main Acc ount) và tài khoản phụ (Tranche Account) được thiết lập để phục vụ chuyển đổi dữ liệu đối với các hợp đồng tín dụng ngắn hạn hạn mức, hợp đồng trung hạn, dài hạn, đồng tài trợ, cho vay KHNN và chỉ định, cho vay ODA mà trong hệ thống cũ một hợp đồng tín dụng gồm nhiều khế ước (bảng kê rút vốn). Các khế ước này khác nhau về loại tiền, về thời hạn trả và về lãi suất. Đối với các hợp đồng tín dụng chuyển đổi sang loại Facility này thì tiếp tục sử dụng theo cấu trúc tài khoản chính, phụ ( Main – Tranche)... Trừ hợp đồng cho vay ngắn hạn hạn mức, các hợp đồng tín dụng tạo mới sau chuyển đổi không sử dụng các loại facility trên mà chọn loại facility sử dụng tài khoản thông thường (Normal Account) như sau: Mã Facility 001 002 011 012 013 014 015 021 022 023 101 102 103 104 105 106 109 111 112 113 121 122 131 132 133 134 135 Loại Facility CKGTCGTCTD CCGTCGTCTD CVTCTD NH CVTCTD TH CVTCTD DH CVKHACTCTD CVTCTDNN TCTDUTCVNH TCTDUTCVTH TCTDUTCVDH CVCHKHAU CVCAMCO CVNHTCKT CVNHHANMUC CVNHCANHAN CVUTBANCK CVNHCBCNV CVTHTCKT CVTHCANHAN CVTHLUONG CVDHTCKT CVDHCANHAN CVNHDTT-DM CVTHDTT-DM CVDHDTT-DM CVNHDTT-TV CVTHDTT-TV Mô tả loại Facility TAI CHIET KHAU GTCG CAC TCTD CAM CO GTCG DOI VOI CAC TCTD CV NGAN HAN CAC TCTD TRONG NUOC CV TRUNG HAN CAC TCTD TRONG NUOC CV DAI HAN CAC TCTD TRONG NUOC CHO VAY KHAC CAC TCTD TRONG NUOC CHO VAY CAC TCTD NUOC NGOAI CV NGAN HAN VON UTDT TCTD TRONG NUOC CV TRUNG HAN VON UTDT TCTD TRONG NUOC CV DAI HAN VON UTDT TCTD TRONG NUOC CHO VAY CHIET KHAU GIAY TO CO GIA CHO VAY CAM CO GIAY TO CO GIA CHO VAY NGAN HAN THEO MON TCKT CHO VAY NGAN HAN HAN MUC CHO VAY NGAN HAN CA NHAN CHO VAY UNG TIEN BAN CHUNG KHOAN CHO VAY NGAN HAN CBCNV (PMT CODE 0) CHO VAY TRUNG HAN TCKT CHO VAY TRUNG HAN CA NHAN CHO VAY TRUNG HAN THEO LUONG CHO VAY DAI HAN TCKT CHO VAY DAI HAN CA NHAN CHO VAY NGAN HAN DTT DAU MOI CHO VAY TRUNG HAN DTT DAU MOI CHO VAY DAI HAN DTT DAU MOI CHO VAY NGAN HAN DTT THANH VIEN CHO VAY TRUNG HAN DTT THANH VIEN 11 136 201 301 401 402 403 500 501 502 503 504 CVDHDTT-TV CVKHNN&CD CVBBBLANH CVUTTTIEP CVUTCPHU CVUTKHAC CVBVANG CVCAMDO CVVONDB CVTTCNO CVKHAC CHO VAY DAI HAN DTT THANH VIEN CHO VAY KHNN & CHI DINH CHO VAY BAT BUOC BAO LANH CHO VAY UY THAC TRUC TIEP CHO VAY UY THAC NHAN CHINH PHU CHO VAY UY THAC KHAC CH0 VAY BAO DAM GIA TRI THEO GIA VANG CHO VAY CAM DO CHO VAY VON DAC BIET CHO VAY THANH TOAN CONG NO CHO VAY KHAC Lưu ý: - Mỗi Facility tương ứng với một hợp đồng tín dụng ký với khách hàng. Đối với hợp đồng cho vay ngắn hạn theo hạn mức hàng năm thì mỗi năm mở một facility cho khách hàng. - Việc tạo Facility mà để trống loại sản phẩm (Product type) thì chỉ tạo ra được một hạn mức bao gồm số tiền, thời hạn (Facility này không mở được tài khoản để giải ngân cho vay đối với khách hàng). Sau lựa chọn xong ta nhấn “OK”, màn hình tiếp theo sẽ hiển thị: Tên trường ACF Number ACF Status Product Type Mô tả tên trường Số ACF (Số hạn mức vay hoặc số hợp đồng tín dụng). Số này có thể do hệ thống tự động tạo ra hoặc được nhập thủ công do Ngân hàng quy định. Trường này ngầm định là "P" (pending -chờ phê duyệt) đối với facility mới được nhập. Hệ thống có 4 trạng thái của facility: ‘P’ = Pending - Chờ phê duyệt ‘A’ = Approved - Đã phê duyệt ‘R’ = Rejected - Ngân hàng từ chối ‘C’ = Cancel - Khách hàng huỷ bỏ Loại sản phẩm của facility được nhập khi tạo facility và mặc định ở đây. 12 Tên trường Mô tả tên trường Ngày khách hàng đề nghị (Ngày đáo hạn của hợp đồng được tính từ ngày này + thời hạn của hợp đồng ). Hệ thống ngầm định là ngày hiện tại. Currency Type Mã tiền tệ của facility được ngầm định ở đây. Amount Applied Số tiền khách hàng đề nghị vay. Purpose Code Mã mục đích của hợp đồng vay này. Các mã mục đích được thiết lập trong tham số. Người sử dụng nhấn vào nút sọc xuống để lựa chọn mục đích vay phù hợp. Revolving/Non ‘R’ = Revolving-Quay vòng (Multi-Account) revolving Một Facility tạo được nhiều account Quay vòng/Không ‘N’ = Non-revolving-Không quay vòng (Only-Acc) quay vòng. Một Facility chỉ tạo được 1 Account. Available Chỉ số xác định số dư khả dụng: Nếu facility là không quay vòng thì số dư Balance khả dụng dựa trên: Original amount (‘O’)-Số tiền duyệt vay ban đầu, Nếu Indicator facility quay vòng thì số dư khả dụng dựa trên: Principal (‘P’) -Dư nợ gốc hay Outstanding Balance (‘S’)- Số dư gộp (gốc+lãi). Date sent for Ngày gửi hồ sơ của khoản vay để phê duyệt. approval Rec. from Ngày hồ sơ đề nghị vay nhận được từ trung tâm phê duyệt. approval center Date Applied Date approved Approved By Date of Offer Date Offer Accepted Ngày phê duyệt hợp đồng này. Người có thẩm quyền phê duyệt khoản vay này. Mã của người có thẩm quyền phê duyệt đã được xác định trong file tham số cấp phê duyệt. Ngày thông báo cho ngư ời vay vốn về việc ngân hàng chấp nhận món vay. Ngày mà Facility chính thức được khách hàng chấp nhận. Ngày này chín h là ngày hợp đồng tín dụng của khoản vay được ký kết.. Tại màn hình này cán bộ Quản trị tín dụng chỉ nhập 2 trường bắt buộc là số tiền đề nghị vay (Amount Applied ) và chọn đúng mục đích vay (Purpose code) và chuy ển sang màn hình Facility Details 2 -Chi tiết facility 2: 13 Tên trường Amount Approved Mô tả tên trường Số tiền được duyệt cho khoản vay này được hiển thị từ “Số tiền khách hàng đề nghị vay” từ màn hình trước. Số tiền được duyệt này có thể được thay đổi nhưng phải ít hơn hoặc bằng số tiền đề nghị vay. Hạn mức này được ngầm định bằng số tiền khách hàng đề nghị vay và có thể được thay đổi Hạn mức khả dụng của facility (hợp đồng). Facility Limit Available Limit Available Số dư khả dụng (số dư khách hàng còn có thể được sử dụng) Balance Interest Cơ sở tính lãi cho hệ thống biết cách tính lãi đối với khoản vay này. Hệ thống Base (1.0) mặc định mã là: 8=Rest loan (tính lãi trên số dư nợ gốc kỳ trước). Mode Of Phương thức lãi cho khoản vay này. Trường này áp dụng cho khoản vay rest loan Interest (1a) và khoản vay chiết khấu. Nó quyết định xem khoản vay được tính lãi trên số dư của ngày trước, tháng trước, quý trước, nửa năm trước hay năm trước. Hiện nay BIDV áp dụng phương thức tính lãi là D: tính lãi theo số dư ngày hôm trước. Year Base Hiện nay, BIDV áp dụng cơ sở năm là 2 (được mặc định trong tham số): (1a) ‘2’=Interest will be accrued on actual/360 days basis. Lãi sẽ được cộng dồn trên cơ sở số ngày thực tế/360 Rate Mã lãi suất chủ được thiết lập trong tham số hệ thống. Hiện na y, phân hệ tiền Number vay chưa sử dụng mã lãi suất chủ này. Interest Lãi suất áp dụng cho facility này. Rate (7.4) Term/Term Kỳ hạn của facility này, tính bằng D-day hoặc M-month Code (3.0, ‘D’=Ngày 1a) ‘M’=Tháng Rate Review Ngày thay đổi lãi suất cho kỳ tiếp theo (áp dụng trong trường hợp dùng lãi suất Date chủ). Nếu để trống thì khi lãi suất chủ thay đổi thì lãi suất của khoản vay sẽ thay đổi theo. Nếu như muốn lãi suất thay đổi vào một ngày nào đó sau 6 tháng thì nhập ngày cần thay dổi vào trường này. Variance (%)/ Biên độ dao động (phí cộng thêm) đối với khoản vay, áp dụng đối với khoản cho Var Code vay lãi su ất thả nổi và sử dụng lãi suất chủ. Prime Rate Floor (%) Prime Rate Ceiling (%) Rate review term/code Lãi suất sàn, lãi suất áp dụng cho khoản vay này không được nhỏ hơn trường lãi suất này. Lãi suất trần, lãi suất áp dụng cho khoản vay này không được lớn hơn trường lãi suất này. Chu kỳ thay đổi lãi suất. Nếu lãi suất thay đổi hàng ngày thì ngày xem xét lãi suất chủ bạn nhập giá trị “0” và các trường khác để trống. Nếu lãi suất thay đổi 6 tháng một lần, bạn nhập “6 M”. Nếu thay đổi 10 ngày một lần thì bạn nhập 10 D Lưu ý: Trong màn hình này chỉ nhập 2 trường là lãi suất (Interest Rate) và thời hạn vay (term/term code). Những thông tin này có thể thay đổi ở mức tài khoản. Các thông tin khác hệ thống tự mặc định. Hiện tại chưa sử dụng mã lãi suất chủ (Rate number) nên người sử dụng không kích nút Calculate Interest Rate đồng thời các trường ngày thay đổi lãi suất, chu kỳ thay đổi lãi suất, lãi suất trần, lãi suất sàn... không bắt buộc phải nhập. Tiếp theo chuyển sang màn hình Facility Detail (3): 14 Tên trường Mô tả tên trường Mã thanh toán (trường này được thiết lập sẵn trong tham số). Xem phần thuật ngữ để hiểu rõ ý nghĩa từng giá trị. Chu kỳ (tần suất) trả gốc ‘D’=Days: Ngày ‘M’=Months: Tháng Hệ thống sẽ đưa ra các giá trị mặc định từ tệp tham số loại khoản vay. Int.payment Chu kỳ (tần suất) trả lãi, nhập số ngày hoặc số tháng thanh toán lãi, theo freq/code các mã sau: ‘D’= Days-số ngày ‘M’= Months-số tháng Payment Số tiền thanh toán từng kỳ hạn trả. Nếu payment code là 0 thì số tiền này Amount bao gồm gốc và lãi cộng dồn. Đối với các payment code 1, 5, 6 thì payment code là số tiền gốc. Nếu bạn muốn hệ thống tính số tiền này nhấn chuột vào “Calculate Payment-amount”. Final Payment Số tiền thanh toán kỳ cuối cùng nếu số tiền trả kỳ cuối trả khác với các kỳ Amount trước. Late Charge Mã phí phạt chậm trả. Phải chọn mã phù hợp đã khai báo trong file tham Code số cúa mã phí trả chậm. Grace Thời gian ân hạn. Nếu muốn hệ thống tự động thiết lập ngày trả nợ đầu Period/ Code. tiên dựa trên ngày giải ngân đầu tiên cộng với thời gian ân hạn thì nhập số tháng hoặc ngày ân hạn ở đây. Mã thời gian ân hạn: ‘D’= Ngày ‘M’= Tháng Expiry Date Ngày đáo hạn của hợp đồng này. Processing Phí xử lý khoản vay. Payment Code. Payment freq/code 15 Tên trường Fee Legal Fee Officer Code Share Limit Ind Mô tả tên trường Chi phí về luật pháp. Mã cán bộ quản lý khoản vay (được thiết lập trong tham số hệ thống) Yes = Y “Chia sẻ hạn mức”, hoặc No = N “Không chia sẻ hạn mức” Áp dụng cho việc tạo nhiều cấp độ Facility. Trong màn hình này, ỉchnhập trường tần suất trả nợ gốc và tần suất trả lãi (Payment freq/code,In.t Payment freq/code) các thông tin khác được mặc định trong tham số hệ thống và chỉ thay đổi khi có khác biệt. Nếu muốn hệ thống tính toán số tiền trả nợ một kỳ hạn (payment amount) thì cán bộ tín dụng kích vào nút “Calculate Payment-amount” (tính số tiền trả nợ). Sau khi cán bộ tín dụng hoàn thành việc nhập các thông tin ở ba màn hình: Facility detail (1), Facility (2) và Facility (3) – Click OK để hệ thống chấp nhận. Tiếp theo, cấp có thẩm quyền (Trưởng, phó phòng Quản trị tín dụng) phải vào phê duyệt Facility: Tương tự như bước trên, vào menu 80100, tìm đến Facility cần phê duyệt, click Modify – màn hình sau sẽ xuất hiện: Thông tin do Officer nhập Người phê duyệt chuyển trạng thái Facility (ACF Status) từ P sang A, đồng thời nhập toàn bộ thông tin phê duyệt (Approval Information): Nơi phê duyệt, các loại ngày phê duỵệt… Sau khi phê duyệt Facility chuyển sang phần tạo tài khoản. 16 Lưu ý: Một số chức năng liên quan đến Facility. - Sau khi tạo Facility nếu hợp đồng vay có bảo đảm thì phải kết nối tài sản bảo đảm. vào menu 80100 tìm đúng Facility cần kết nối tài sản bảo đảm click Function → sau đó click Link Collateral. (Xem tài liệu hướng dẫn nhập và kết nối tài sản bảo đảm). - Để tạo Facility nhiều cấp độ (level), sau khi tạo xong 1 Facility, để tạo Facility cấp độ dưới nó, vào menu 80100 chọn đúng Facility, click Function → sau đó click Create Sub Group và tiếp tục thực hiện các bước tạo Facility như trên. - Mỗi Facility chỉ gắn với một loại tiền cụ thể, để tạo các tài khoản vay theo nhiều loại tiền tệ khác nhau (kể cả Facility gồm tài khoản chính phụ Main – Tranche và Facility gắn với tài khoản thông thường), chọn đúng Facility, click Function → sau đó click Currency Allowed sau đó Add loại tiền tệ cần mở tài khoản vay: Officer kết nối tài sản bảo đảm Tạo Facility cấp độ thấp hơn Thêm loại tiền đối với hợp đồng cho vay đa tiền tệ Màn hình bổ sung loại tiền: 17 3.4 Tạo tài khoản vay (Account) Đường dẫn Menu Maintenance ⇒ Functional Maintenance ⇒ Loan ⇒ Account Maintenance Menu 80200 - LN Account Maintenance Vào mục “Account maintenance”, tiếp tục vào mục “80200”, tìm kiếm khách cần tạo tài khoản. Từ màn hình 80200, ta chọn “Select”, hệ thống sẽ hiển thị màn hình dưới đây: 18 Tìm kiếm theo số CIF hoặc tên khách hàng - Nhấn Select (chọn) – màn hình dưới đây sẽ hiển thị: Ở màn hình này ta chọn số ACF (Facility) thích hợp để tạo tài khoản mới. Click select hệ thống sẽ hiển thị màn hình tiếp theo: 19 Từ đây, ta chọn “Quick A/C opening” để tạo tài khoản.. Chọn loại sản phẩm và tiền tệ thích hợp đối với hợp đồng cho vay đa tiền tệ Ta nhấn “OK”. Hệ thống hiển thị màn hình tiếp theo: 20 Số TK hệ thống tự sinh ra Ngày đến hạn trả lãi đầu tiên Ngày đến hạn trả gốc đầu tiên Hệ thống tự động cập nhật thông tin từ hợp đồng (Facility) xuống cấp độ tài khoản. Đối với màn hình này cần lưu ý nhập một số thông tin sau: Org Loan Amount: Số tiền duyệt vay Drawing limit: Hạn mức rút vốn. Số tiền này hệ thống mặc định bằng hạn mức của hợp đồng (Facility), vì vậy đối với cho vay ngắn hạn hạn mức (sử dụng Facility code 104) thì khi tạo từng Account tương ứng với từng hợp đồng cho vay ngắn hạn cụ thể thì phải sửa số tiền này tương ứng với giá trị của hợp đồng tín dụng ngắn hạn cụ thể. Tranche Max Term code: Thời hạn tối đa của tài khoản phụ (tranche): Trường này chỉ phải nhập khi tạo tài khoản chính Main Account. Int. Paym Freq/Freq code: Tần suất trả lãi (1 tháng, 3 tháng...). Payment Freq/Freq code: Tần suất trả gốc (1 tháng, 3 tháng...). Loan Term/Term code: Thời hạn cho vay (tháng/ngày) Interest Due Day/Date: Ngày đến hạn trả lãi đầu tiên First Payment Day/Date: Ngày đến hạn trả gốc đầu tiên. Lưu ý: - Đối với sản phẩm cho vay chiết khấu, cầm cố thương phiếu, giấy tờ có giá thì không cần phải nhập hai ngày trên (Hệ thống sẽ tự xác định trùng với ngày đáo hạn). - Ngày đến hạn trả lãi đầu tiên hiện tại hệ thống đang mặc định là ngày 25 hàng tháng. Nếu giải ngân trước ngày 15 thì ngày đến hạn trả lãi đầu tiên là 25 của tháng đó, nếu giải ngân sau ngày 15 thì ngày đến hạn trả lãi đầu tiên là ngày 25 của tháng tiếp theo. Đối với các hợp đồng cho vay mà ngày đến hạn trả lãi không phải là ngày 25 hàng tháng hoặc tần suất trả lãi lớn hơn 1 tháng (3, 6 tháng) thì người sử dụng nhập ngày trả lãi đầu tiên. Ví dụ, ngày 20/02/2004. - Ngày đến hạn trả gốc đầu tiên: Đối với tài khoản cho vay ngắn hạn, trả nợ gốc một 21 lần vào cuối kỳ thì không cần nhập ngày này (Hệ thống sẽ tự xác định bằng ngày giải ngân đầu tiên + tần suất trả gốc). Đối với các tài khoản cho vay trung dài hạn thì người sử dụng phải nhập ngày đến hạn trả nợ gốc đầu tiên (kỳ trả đầu tiên theo hợp đồng). - Các ngày đến hạn trả nợ gốc, trả lãi tiếp theo hệ thống sẽ xác định bằng ngày đến hạn trả đầu tiên + tần suất trả gốc, lãi. - Nếu hệ thống cảnh báo ngày đến hạn rơi vào ngày nghỉ thì người sử dụng phải điều chỉnh ngày đến hạn. Ví dụ ngày đến hạn trả lãi đầu tiên là 25/04/2004 rơi vào ngày chủ nhật thì người sử dụng phải điều chỉnh lại thành ngày 26/04/2004 là ngày thứ hai, nhưng trong trường ngày trong tháng “day” thì nhập ngày 25 để hệ thống xác định ngày trả của các tháng tiếp theo là ngày 25 hàng tháng. Các trường khác hệ thống mặc định không phải nhập: - Origination Date: Ngày tạo tài khoản, hệ thống ngầm định là ngày hiện tại. - Interest Base: Cơ sở tính lãi - hệ thống mặc định là 8 - Mode of Interest: Phương thức tính lãi - Hệ thống mặc định là D: Daily - Maturity Date: Ngày đáo hạn cuối cùng của tài khoản vay . Nếu để trống trường này hệ thống tự tính bằng ngày giải ngân đầu tiên cộng với thời hạn cho vay. Đối với khoản cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá nếu thời hạn cho vay lớn hơn ngày đến hạn của giấy tờ có giá thì nhập ngày đáo hạn bằng với ngày đến hạn của giấy tờ có giá. Ví dụ ngày vay là 01/06/2004 ngày đáo hạn của giấy tờ có giá là 16/07/2004 thì có thể nhập thời hạn vay (loan term) là 2 M (2 tháng) và nhập ngày đáo hạn là 16/07/2004. - Final Maturity date: Ngày đáo ạhn cuối cùng (trong trường hợp sử dụng tài khoản chính phụ). Nhập thông tin ở màn hình Detail 2: Lãi suất Số tiền trả nợ 22 Màn hình Quick A/C opening detail (2): - Cán bộ tín dụng kiểm tra lại lãi suất (Interest rate) do hệ thống kết xuất dữ liệu từ hợp đồng tín dụng. - Đối với tài khoản phụ (tranche account) thì phải nhập lãi suất. - Nhập số tiền trả nợ từng kỳ (payment amount) và số tiền trả nợ kỳ cuối cùng (Final payment amount). Người sử dụng có thể kích nút CALCULATE Payment -amount để hệ thống tính số tiền trả nợ. Các tài khoản vay trung dài hạn nếu số tiền tất cả các kỳ trả nợ bằng nhau, hoặc chỉ khác kỳ cuối thì chỉ nhập số tiền trả nợ ở 2 trường payment amount và Final payment amount ở trên, không phải nhập lịch trả nợ thay thế. Lưu ý: Đối với những hợp đồng cho vay có lãi suất thay đổi, nếu được phép sử dụng mã lãi suất chủ thì người sử dụng có thể nhập những trường sau: Rate Number – Mã lãi suất chủ (chọn mã lãi suất chủ của chi nhánh). Rate Variance – Phí Rate Variance Code – Mã phí: Chọn ‘+’ Rate Review date: Ngày đến hạn thay đổi lãi suất. Rate review day: Ngày trong tháng xem lại lãi suất. Rate review term/Code: Tần suất xem lại lãi suất/mã. Các trường nhập để lấy thông tin về thay đổi lãi suất thủ công bởi người sử dụng: + Rate User Review Date: Ngày xem lại lãi suất bởi người sử dụng. + Rate User Review Day: Ngày trong tháng xem lại lãi suất bởi người sử dụng. + Rate User review Term/Code: Tần suất xem lại lãi suất bở người sử dụng (lãi suất thay đổi 3 tháng, 6 tháng…). Những trường nhập thông tin về thay đổi lãi suất ở trên chỉ mang tính thông tin tham khảo. Tuy nhiên muốn tạo được báo cáo về các tài khoản đến hạn thay đổi lãi suất thì người sử dụng phải nhập những thông tin trên. 3.5 Thay đổi thông tin tài khoản (Change account info) Đối với tài khoản mới tạo trong ngày (trước khi chạy batch run cuối ngày) để thay đổi thông tin tài khoản vào menu 80200 tìm tài khoản mới tạo kích vào nút Change A/C info (như màn hình dưới): 23 Đối với tài khoản đang hoạt động thì sử dụng menu 80201 LN Account Function Maintenance để thay đổi thông tin tài khoản: Nhập số tài khoản kích nút Account Info để vào màn hình thay đổi thông tin tài khoản như sau: Trong mục thay đổi thông tin tài khoản có các màn hình chính như sau: Màn hình 1 - Account Detail: Thông tin chi tiết tài khoản. Trạng thái tài Mã than á ` 24 Payment code: Mã thanh toán Hiện nay chỉ sử dụng 4 loại mã thanh toán sau: 0 - Số tiền trả từng kỳ bằng nhau gồm cả gốc và lãi cộng dồn. Ví dụ: Nếu chọn mã thanh toán 0 thì nhập số tiền trả nợ (payment amount) là 500.000 thì hệ thống sẽ hiểu số tiền trả nợ trên bao gồm cả gốc và lãi (số lãi phải trả từng kỳ giảm dần và gốc tăng dần và tổng số tiền trả nợ luôn bằng 500.000). 1 - Số tiền trả nợ từng kỳ gồm gốc bằng nhau, lãi tính trên số dư nợ thực tế (lịch trả nợ gốc và lãi trùng nhau) 5 - Trả gốc và lãi một lần khi đến hạn. 6 - Trả gốc và lãi theo lịch riêng biệt (lịch trả nợ gốc và lãi khác nhau) Lưu ý: Các mã thanh toán 0, 1, 5 lịch trả lãi trùng với lịch trả nợ gốc (chỉ cần nhập ngày đ ến hạn trả gốc, không cần nhập ngày đến hạn trả lãi). Các mã thanh toán 2, 3 hiện tại không sử dụng. Việc chọn các mã thanh toán rất quan trọng nó ảnh hưởng tới số tiền trả nợ gốc và lãi trong hệ thống vì vậy người sử dụng phải lưu ý chọn mã thanh toán thích hợp khi tạo tài khoản vay hoặc tạo lịch trả nợ. Màn hình 2 - Rate info: Thông tin về lãi suất khoản vay. Lãi suất Số tiền trả nợ 1 kỳ Số tiền trả nợ kỳ cuối Màn hình 3 - Late charge Info: Thông tin về lãi phạt nợ quá hạn. 25 Lãi phạt trên gốc Mã lãi phạt Nợ QH Lãi phạt trên lãi Lưu ý: Hệ thống mặc định mã lãi phạt nợ quá hạn là 50% lãi cho v ay trong hạn. Nếu tài khoản vay của khách hàng có lãi phạt nhỏ hơn 50% thì người sử dụng vào thay đổi mã lãi phạt tại đây. Màn hình 4 - Code: Các loại mã Mã phòng Mã cán bộ Mã mục đích Mã tham gia (TK cho vay đồng tài trợ) Người sử dụng tại chi nhánh vào lựa chọn các loại mã theo đúng tính chất khoản vay: Mã phòng tín dụng, mã mục đích khoản vay, mã cán bộ. 26 Màn hình 5 - Flags: Cờ tuỳ chọn Lịch giải ngân Lãi suất thay thế Lịch trả nợ thay thế Nếu khoản vay có lịch trả nợ không đều thì chọn Lịch trả nợ thay thế (Alternate Payment Schedule) là Yes. Màn hình 6 – Dates&Payment Method: Ngày và phương thức thanh toán Tính ngày trả lãi đầu tiên Tính ngày trả nợ đầu tiên dựa trên ngày giản ngân đầu tiên Tính ngày trả gốc đầu tiên 27 Hiện nay, các sản phẩm đều đặt tự động tính ngày đến hạn trả lãi và ngày đến hạn trả nợ gốc đầu tiên. Vì vậy, khi tạo tài khoản vay nếu người sử dụng đã nhập thủ công ngày đến hạn trả lãi và ngày đến hạn trả gốc đầu tiên thì nếu vào thay đổi thông tin tài khoản hệ thống sẽ báo lỗi. Để khắc phục lỗi này thì người sử dụng vào màn hình Date&Payment Method – (ngày và phương th ức thanh toán): - Chọn Calc 1st Payt Date on 1st Rel là: • No - Calc 1 st Int Day/Date: Ch ọn N– User Manual - Calc 1st Payt Day/Date: Ch ọn N – User Manual - Xóa ngày 25 và ngày 15. Màn hình 7 – Penalty Info: Thông tin v ề phí phạt Thông tin v ề phí phạt: Màn hình này để nhập thông tin tính phí phạt trả trước nợ gốc hoặc phí tất toán sớm khoản vay. Màn hình 8 – NPL&Classification Info: Thông tin v ề nợ quá hạn và phân loại nợ. 28 Chỉ số nợ quá hạn Lưu ý: Người sử dụng không được thay đổi 4 chỉ số nợ quá hạn A, B, C, D (4 chỉ số này do máy tự động xác định căn cứ vào ngày đến hạn trả gốc, lãi). Người sử dụng chỉ thay đổi thủ công các chỉ số từ T đến Y. Việc thay đổi các chỉ số này sẽ phát sinh bút toán hạch toán trong tài khoản tổng hợp tại GL. Màn hình 9 – Insurance Info: Thông tin v ề bảo hiểm. Thông tin về bảo hiểm khoản vay hiện không sử dụng. 29 Màn hình 10 – MISC Info: Thông tin khác. Khoản vay cấp bù Khoản vay có bảo đảm Các trường khoản vay cấp bù và cho vay có bảo đảm (Secured/Unsecured) chỉ mang tính thông tin. Màn hình 11 – Commitment Fee Info: Thông tin v ề phí cam kết. Phí cam k ết Ngày bắt đầu Ngày hết hạn giải ngân Màn hình này nh ập thông tin để tính phí cam kết. 30 Màn hình 12 – Cancellation Fees Info: Thông tin v ề phí huỷ bỏ. Màn hình này nhập thông tin về phí hủy bỏ. 3.6 Các chức năng phụ trợ khác * Tạo lịch trả nợ thay thế: Sau khi chọn lịch cờ lịch trả nợ thay thế tại màn hình 5 (trang 28), người sử dụng vào tiếp tục vào màn hình sau (menu 80201) chọn mục lịch trả nợ thay thế (Alternate Payment Schedule): 31 Một số thuật ngữ: Payment Term: Số kỳ trả nợ. Payment Made: Thực hiện trả nợ (trường này không phải nhập). Payment Freq: Tần suất trả nợ gốc (3 tháng, 6 tháng…). Payment Code: Mã thanh toán - Chọn các mã thích hợp (đã giải thích ở phần trên). State Date: Ngày bắt đầu trả nợ của kỳ. 32 Lưu ý: Lịch trả nợ có thể nhập theo từng kỳ trả nợ, khi đó trường payment term nhập là 1, hoặc có thể nhập gộp nhiều kỳ trả nợ (ví dụ: số tiền trả nợ các năm khác nhau, tần suất trả là 1 tháng thì có thể nhập trường payment term là 12 (12 kỳ), payment amount nhập số tiền trả của 1 kỳ, start date nhập ngày bắt đầu trả của kỳ đầu tiên trong 12 kỳ. * Nhập lãi suất thay thế. Lãi suất thay thế áp dụng trong trường hợp người sử dụng muốn nhập một lãi suất có ngày hiệu lực trong tương lai (Đối với các tài khoản cho vay lãi suất thả nổi, người sử dụng muốn nhập lãi suất mới trước ngày lãi suất có hiệu lực). Sau khi chọn lịch cờ lãi suất thay thế tại màn hình 5 (trang 28), người sử dụng vào tiếp tục vào menu 80201 chọn mục lãi suất thay thế (Alternate Rate). Nhập lãi suất mới và ngày hiệu lực theo màn hình dưới đây. Ngày hiệu lực lãi suất mới Lãi suất mới * Nhập nguồn vốn cho vay: 33 * Thay đổi lãi suất tài khoản vay: Đối với khoản vay áp dụng lãi suất thả nổi, thì có thể thực hiện thay đổi lãi suất thủ công bằng các menu sau: - Menu: 80300 LN Rate Change By Account No – Thay đổi lãi suất theo tài khoản. Màn hình sau sẽ hiển thị: 34 Dùng menu này có thể điều chỉnh lãi suất lùi ngày Nhập lãi suất mới Nhập ngày hiệu lực lãi suất Menu: 80403 – Restructuring Loan Term Extension Vào mục Loan Restructuring 2: Nhập lãi suất mới ở mục Interest Rate. Nhập lãi suất ới Lưu ý: Menu 80403 chỉ thay đổi lãi suất có hiệu lực đúng ngày, đối với các trường hợp thay đổi lãi suất lùi ngày hiệu lực phải sử dụng menu 80300 ở trên. _______________________________________________________ 35 [...]... BƯỚC 3: PHÊ DUYỆT CẤP TÍN DỤNG TẠI HỘI SỞ CHÍNH (Trường hợp Khách hàng quan hệ tín dụng trực tiếp tại Hội sở chính) Ban Quan hệ khách hàng Ban Quản lý rủi ro Phê duyệt đề xuất tín dụng của cấp có thẩm quy n Phê duyệt rủi ro của cấp có thẩm quy n Phê duyệt cấp tín dụng 8 Chuyển thực hiện Bước 4 BƯỚC 3: PHÊ DUYỆT CẤP TÍN DỤNG TẠI HỘI SỞ CHÍNH (Trường hợp Khách hàng quan hệ tín dụng trực tiếp tại Hội... minh quy n sở hữu, sử dụng quản lý đối với bất động sản (nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với đất) và động sản (hàng hoá, phương tiện vận tải) + Các quy n bao gồm: (quy n tác giả, quy n sở hữu công nghiệp, quy n đòi nợ, quy n được nhận bảo hiểm, các quy n tài sản khác phát sinh từ hợp đồng hoặc từ các căn cứ pháp lý khác; Quy n đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp, quy n khai thác tài nguyên; Các quy n... lãnh Người uỷ quy n phải có đủ thẩm quy n pháp lý - Đăng ký mã số thuế - Bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký của khách hàng - Các văn bản khác theo quy định của pháp luật (nếu có) 2 Đối với khách hàng hoạt động theo luật doanh nghiệp: - Quy t định thành lập doanh nghiệp (đối với công ty TNHH 1 thành viên) - Điều lệ doanh nghiệp - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy phép đầu tư với Doanh nghiệp có vốn... hiện Bước 4 Phê duyệt cấp tín dụng 6 Chuyển thực hiện Bước 4 BƯỚC 3: PHÊ DUYỆT CẤP TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH (Trường hợp thuộc thẩm quy n của Hội đồng tín dụng) Phòng Quan hệ khách hàng/ Phòng giao dich Phòng Quản lý rủi ro Phê duyệt đề xuất tín dụng của PGĐ phụ trách QHKH Phê duyệt rủi ro của Giám đốc/ Phó Giám đốc phụ trách QLRR Hội đồng tín dụng Chi nhánh 7 Phê duyệt cấp tín dụng Chuyển thực hiện Bước... duyệt cấp tín dụng Chuyển thực hiện Bước 4 BƯỚC 4: CÁC THỦ TỤC THỰC HIỆN SAU PHÊ DUYỆT Thông báo cho Khách hàng Bộ phận Quan hệ khách hàng Tái đề xuất cấp tín dụng Từ chối Thẩm định lại hoặc thẩm định bổ sung Cấp có thẩm quy n phê duyệt tín dụng Bộ phận Quản trị tín dụng Thoả thuận với khách hàng về Quy t định phê duyệt/các điều kiện bổ sung - Soạn thảo các hợp đồng Khách hàng Chấp thuận - Trình ký... Phê duyệt đề xuất tín dụng của Giám đốc Chi nhánh Phê duyệt rủi ro của Tổng Giám đốc/ Phó Tổng Giám đốc phụ trách QLRR/ Giám đốc Ban QLRRTD Phê duyệt cấp tín dụng 10 Chuyển thực hiện Bước 4 BƯỚC 3: PHÊ DUYỆT CẤP TÍN DỤNG TẠI HỘI SỞ CHÍNH (Trường hợp vượt thẩm quy n phê duyệt của Chi nhánh và thuộc thẩm quy n phê duyệt của các Hội đồng) Chi nhánh Ban Quản lý rủi ro Phê duyệt đề xuất tín dụng của Giám đốc... Nhà nước (Điều 166Luật Doanh nghiệp cho phép 04 năm chuyển đổi DNNN kể từ ngày 01/07/2006, trong thời gian này các DNNN vẫn được phép hoạt động theo Luật DNNN 2003) - Quy t định thành lập doanh nghiệp - Điều lệ doanh nghiệp (nếu có) - Quy t định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, hoặc Giám đốc, quy t định bổ nhiệm Kế toán trưởng - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh - Giấy phép hành... Bộ luật dân sự và các quy định khác của Pháp luật Việt Nam) - Khách hàng vay vốn là doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp có đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự và hoạt động theo luật doanh nghiệp? - Khách hàng vay vốn là công ty hợp danh có hoạt động theo luật doanh nghiệp? Thành viên công ty có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự? - Điều lệ, quy chế tổ chức của... KINH DOANH KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG, XÁC ĐỊNH HẠN MỨC VÀ PHƯƠNG THỨC CẤP TÍN DỤNG (Áp dụng đối với trường hợp vay vốn lưu động, bảo lãnh, chiết khấu) 1 Đánh giá phương án sản xuất kinh doanh khả năng trả nợ của khách hàng 1.1 Đánh giá sơ bộ các nội dung chính của phương án sản xuất kinh doanh: - Mục tiêu phương án/kế hoạch kinh doanh - Quy mô sản xuất/kinh doanh của phương án/kế hoạch kinh doanh. .. đánh giá tại phần 1.2, 1.3 và các hồ sơ tài liệu trên đây cán bộ tín dụng tiến hành tính toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận của phương án/kế hoạch sản xuất, kinh doanh xác định dòng tiền để tính toán khả năng trả nợ vay 2 Xác định phương thức cấp tín dụng và tính toán mức cho vay, bảo lãnh, chiết khấu 2.1 Xác định mức chiết khấu Việc tính toán, xác định mức chiết khấu thực hiện theo các văn bản hướng ... xuất tín dụng cấp có thẩm quy n Phê duyệt rủi ro cấp có thẩm quy n Phê duyệt cấp tín dụng Chuyển thực Bước BƯỚC 3: PHÊ DUYỆT CẤP TÍN DỤNG TẠI HỘI SỞ CHÍNH (Trường hợp Khách hàng quan hệ tín dụng. .. theo luật doanh nghiệp: - Quy t định thành lập doanh nghiệp (đối với công ty TNHH thành viên) - Điều lệ doanh nghiệp - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy phép đầu tư với Doanh nghiệp có vốn... liệu cán tín dụng tiến hành tính toán doanh thu, chi phí, lợi nhuận phương án/kế hoạch sản xuất, kinh doanh xác định dòng tiền để tính toán khả trả nợ vay Xác định phương thức cấp tín dụng tính toán

Ngày đăng: 12/10/2015, 22:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w