1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Trường Đại Học Xây Dựng

70 1,7K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 464 KB

Nội dung

1.LỜI NÓI ĐẦU: Thực tập tốt nghiệp là một chương trình mang tính chất thực tế và cần thiết đối với mỗi sinh viên. Sau thời gian 7 kỳ học lý thuyết tại giảng đường, thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên có dịp quan sát, tiếp cận và tìm hiểu các hoạt động quản lý giáo dục trong thực tế hoạt động của một cơ quan quản lý giáo dục, của nhà trường, của các cơ sở giáo dục khác. Ngoài ra sinh viên còn có thêm hiểu biết về các mặt tổ chức hoạt động của 1 cơ sở giáo dục. Thông qua đó sinh viên có điều kiện được tiếp thu những kỹ năng nghề nghiệp ở đơn vị thực tập; củng cố, khẳng định và bổ sung thêm những kiến thức cơ bản về quản lý và quản lý giáo dục cũng như ý thức nghề nghiệp trong tương lai. Ngoài ra sinh viên biết liên hệ vận dụng các kiến thức về quản lý và quản lý giáo dục đã học để phân tích và đánh giá các hoạt động của một nhà trường, cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý giáo dục. Biết xác định những kiến thức cần quan tâm, tìm hiểu ở những kỳ học tiếp theo. Đồng thời sinh viên sẽ có ý thức trách nhiệm, thái độ đúng đắn trong các hoạt động thực tiễn, có ý thức học tập, rèn luyện để chuẩn bị kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp trong tương lai cũng như thực hiện tốt các nội dung và yêu cầu của đợt thực tập.Đơn vị em lựa chọn thực tập là Trường đại học Xây dựng và cụ thể hơn là khoa Sau đại học, trường Đại học Xây dựng.Báo cáo của em là sự kết hợp giữa lý luận và kiến thức thực tế. Cấu trúc của bài báo cáo gồm 3 phần:Phần 1: Tổng quan về địa điểm thực tập.Phần 2: Cơ sở pháp lý và những kết quả đạt được tại cơ sở thực tập.Phần 3: Kết luận và bài học kinh nghiệm.

HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC KHOA QUẢN LÝ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Điạ điểm thực tập: Trường Đại Học Xây Dựng Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Bích Thủy Lớp : QLGD_2B Vị trí thực tập : Khoa Sau Đại Học Người hướng dẫn : PGS.TS.Hà Thế Truyền Hà Nội, tháng2/2012 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………..3 LỜI NÓI ĐẦU……………………………………………………………….4 PHẦN MỞ ĐẦU:............................................................................................5 1.Tổng quan về trường Đại học Xây dựng…………………………….......5 1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của trường Đại học Xây dựng....5 1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý………………………………………...9 1.3.Cơ sở vật chất và quy mô……………………………………………...10 1.4.Nhân sự…………………………………………………………………11 2.Tổng quan về khoa đào tạo Sau đại học………………………………..17 PHẦN 2. NỘI DUNG:……………………………………………………..20 1.Cơ sở pháp lý………………………………………………………..........20 2. Cơ sở lý luận………………………………………………………..........22 3. Các kết quả thu được trong quá trình thực tập……………………….29 PHẦN 3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ:……………......41 1.Tóm tắt các công việc đã làm…………………………………………....41 2.Bài học kinh nghiệm……………………………………………………..42 3.Kiến nghị…………………………………………………………………44 KẾT LUẬN…………………………………………………………...........45 PHỤ LỤC…………………………………………………………………..47 2 LỜI CẢM ƠN Muốn phát triển giáo dục - đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục- đào tạo, nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ hội nhập thì không thể thiếu được những nhà quản lí giáo dục chuyên nghiệp,vừa có trình độ quản lí khoa học hiện đại lại vừa có nghệ thuật quản lí khéo léo. Vì vậy khoa Quản lí giáo dục thuộc Học viện Quản lí giáo dục phối hợp với Trường đại học xây dựng tạo điều kiện cho sinh viên Học viện Quản lí giáo dục có cơ hội tiếp cận thực tế quản lí giáo dục tại cơ sở. Trong quá trình thực tập quản lí hoạt động giáo dục thực tiễn, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô và bạn bè từ Học viện và từ nhà trường. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình đó, em đã hoàn thành nhiệm vụ cũng như hoàn thành bản báo cáo này. Về phía đơn vị thực tập, em xin chân thành cảm ơn thầy: Nguyễn Bình Hà, cô Nguyễn Thị Tuyết đã dẫn dắt, hướng dẫn em trong quá trình tìm kiếm tài liệu, thu thập thông tin số liệu, tạo điều kiện cho em có những kiến thức thực tế bổ ích suốt quá trình thực tập. Cùng toàn thể cán bộ, nhân viên khoa sau đại học trường đại học Xây dựng. Về phía Học viện, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hà Thế Truyềngiáo viên hướng dẫn đã luôn theo sát tư vấn, định hướng và góp ý cho em trong suốt thời gian thực tập. Em xin trân trọng cảm ơn! Do điều kiện thời gian không có nhiều, đây cũng là một chuyên ngành học mới và khả năng của một sinh viên năm thứ 4 còn có nhiều hạn chế nên báo cáo chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và góp ý của các thầy cô giáo cùng bạn bè để báo cáo được hoàn thiện hơn! 3 1. LỜI NÓI ĐẦU: Thực tập tốt nghiệp là một chương trình mang tính chất thực tế và cần thiết đối với mỗi sinh viên. Sau thời gian 7 kỳ học lý thuyết tại giảng đường, thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên có dịp quan sát, tiếp cận và tìm hiểu các hoạt động quản lý giáo dục trong thực tế hoạt động của một cơ quan quản lý giáo dục, của nhà trường, của các cơ sở giáo dục khác. Ngoài ra sinh viên còn có thêm hiểu biết về các mặt tổ chức hoạt động của 1 cơ sở giáo dục. Thông qua đó sinh viên có điều kiện được tiếp thu những kỹ năng nghề nghiệp ở đơn vị thực tập; củng cố, khẳng định và bổ sung thêm những kiến thức cơ bản về quản lý và quản lý giáo dục cũng như ý thức nghề nghiệp trong tương lai. Ngoài ra sinh viên biết liên hệ vận dụng các kiến thức về quản lý và quản lý giáo dục đã học để phân tích và đánh giá các hoạt động của một nhà trường, cơ sở giáo dục, các cơ quan quản lý giáo dục. Biết xác định những kiến thức cần quan tâm, tìm hiểu ở những kỳ học tiếp theo. Đồng thời sinh viên sẽ có ý thức trách nhiệm, thái độ đúng đắn trong các hoạt động thực tiễn, có ý thức học tập, rèn luyện để chuẩn bị kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp trong tương lai cũng như thực hiện tốt các nội dung và yêu cầu của đợt thực tập. Đơn vị em lựa chọn thực tập là Trường đại học Xây dựng và cụ thể hơn là khoa Sau đại học, trường Đại học Xây dựng. Báo cáo của em là sự kết hợp giữa lý luận và kiến thức thực tế. Cấu trúc của bài báo cáo gồm 3 phần: Phần 1: Tổng quan về địa điểm thực tập. Phần 2: Cơ sở pháp lý và những kết quả đạt được tại cơ sở thực tập. Phần 3: Kết luận và bài học kinh nghiệm. 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tổng quan về trường đại học Xây dựng. 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của trường đại học Xây dựng Khái quát về trường đại học xây dựng. Địa chỉ: Số 55, đường Gỉai Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Trường Đại học Xây dựng được thành lập theo Quyết định số 144/CP ngày 8 tháng 8 năm 1966 của Hội đồng Chính phủ, tiền thân là Khoa Xây dựng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Quá trình phát triển của nhà trường được chia thành 3 thời kỳ: 1.Từ 1956-1966: Thời kỳ Khoa Xây dựng trong trường Đại học Bách Khoa (Qụân Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) tiền thân của trường Đại học Xây dựng ngày nay. 2.Từ 1966-1983: Thời kỳ thành lập và sơ tán ở nhiều địa điểm ngoài Hà Nội +Giai đoạn từ 1966-1971. Giai đoạn chiến tranh chống Mỹ, Trường sơ tán trong các khu vực thuộc Quế Võ, Gia Lương (Hà Bắc). +Giai đoạn từ 1971-1983. trường sơ tán tập trung về Hương Canh, huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc và ở Chèm (Khoa tại chức, 1973). 3.Từ 1983- 2006: Thời kỳ ổn định và phát triển tại Hà Nội. Cơ sở chính số 55 đường Gỉai Phóng, Phường Đồng Tâm, Quận Hai Bà Trưng và một số cơ sở khác thuộc Hà Nội (Cổ Nhuế, Phúc Xá, Bách Khoa) . Trên cơ sở sát nhập trường Đại học Xây dựng vừa học vừa làm. Trong giai đoạn từ 1965-1966. Khoa Xây dựng (thuộc trường ĐH Bách khoa) đã đào tạo 10 khoá sinh viên cho 8 ngành: XD cầu đường, XD Đường, XD Thuỷ lợi, XD Cảng- đường thuỷ, XD Dân dụng và công nghiệp, XD đô thị, Thông gió và cấp thoát nước. Các sinh viên khoá 7 ngành Cầu đường và Xây dựng dân dụng đã tham gia trực tiếp chiến đấu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Tấm gương tiêu biểu là Anh hùng liệt sỹ Bùi Ngọc Dương hy sinh năm 1968. 5 Khoá 11 là khoá đào tạo chính thức đầu tiên của trường ĐHXD. Nhà trường vừa đào tạo vừa phải sơ tán vượt lên nhiều gian khổ. Trong những năm 1966-1971 hàng ngàn sinh viên của trường đã nhập ngũ, tham gia các phong trào chống Mỹ cứu nước. Trong hoàn cảnh khó khăn nhà trường vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo, đóng góp nhiều cán bộ có chuyên môn tốt cho ngành xây dựng trong toàn quốc, phục vụ đăc lực cuộc kháng chiến chống Mỹ. Có nhiều đề tài phục vụ sản xuất và chiến đấu. Nổi bật là các đề tài cầu phao, cầu cáp treo, đường giao thông phục vụ cho chiến trường của khoa Cầu đường, các đề tài về đảm bảo giao thông đường thuỷ, hàn khẩu đê khi bị ném bom phá hoại, thiết kế thi công hệ thống dẫn xăng dầu vào chiến trường ...cũng góp phần tích cực vào thắng lợi chung của dân tộc trong cuôc kháng chiến. Giai đoạn 1971-1983 là giai đoạn để lại nhiều dấn ấn trong lịch sử phát triển của nhà trường. Tại địa điểm Hương Canh, Vĩnh Phú, ngày 9/10/1972 nhà trường đã bị máy bay Mỹ ném bom đánh phá, 61 cán bộ công nhân viên và sinh viên đã hy sinh. Vượt qua khó khăn, thiếu thốn, bằng mồ hôi và cả xương máu, sinh viên và cán bộ đã xây dựng trường ĐHXD tại Hương Canh tuy đơn sơ chủ yếu nhà tranh mái lá nhưng đồng bộ với đủ các cơ sở lớp học, sân khấu ngoài trời, sân thể thao, bệnh xá, ký túc xá. Hoạt động đào tạo quy củ, chất lượng đào tạo được giữ vững. Phong trào văn nghệ, thể thao sôi nổi, tình cảm sinh viên và giáo viên gắn bó. Bên những đồi cây Bạch Đàn không bao giờ thiếu những lời ca tiếng hát, để lại nhiều kỷ niệm sâu sắc trong lòng cán bộ và cựu sinh viên của trường Giai đoạn 1983 đến nay là sự ổn định và phát triển. Trải qua những năm đầu vất vả xây dựng lại cơ sở vật chất ở địa điểm mới số 55 đường Gỉai Phóng, phường Đồng Tâm. Đến nay nhà trường cơ bản đã tạo dựng được cơ sở vật chất của một ngôi trường hiện đại, đáp ứng được các yêu cầu mới về quy mô và chất lượng đào tạo. Dịên tích đất toàn trường 4,2 ha, có Nhà làm việc 6 tầng, các nhà học 4-6 tầng, hội trường 900 chỗ, nhà Thí nghiệm 10 tầng và một số phòng Thí nghiệm với các thiết bị hiện đại. Số lượng sinh viên tuyển sinh tăng dần. Giai đoạn 1966-1971 quy mô đào tạo 1000-1200sv Từ năm 1995 nhà trường triển khai đào tạo theo tín chỉ. Đào tạo nhiều hệ: Đại học, sau đại học (thạc sỹ, tiến sỹ), tại chức, đào tạo ngắn hạn, cử tuyển, văn bằng 2, liên thông. 6 Giai đoạn 2001-2006 quy mô đào tạo khoảng 12.000 sv, tuyển sinh bình quân 2400 sv/ năm. Năm 2010 Quy mô đào tạo là 30.058 sinh viên, hệ đại học chính quy là 19.000 sv, đào tạo sau đại học là 1.023 người. Cho đến nay nhà trường đã đạo tạo được trên 37.000 kỹ sư, kiến trúc sư, 1800 thạc sỹ, 143 tiến sỹ thuộc nhiều ngành khác nhau trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Đội ngũ giáo viên của nhà trường cũng không ngừng được phát triển, được nâng cao trình độ ở nhiều nước tiên tiến. Năm 1976 trường có 500 cán bộ, hơn 100 người có trình độ Phó tiến sỹ và tương đương. Năm 1994 toàn trường có 479 CBGD trong đó có 115 tiến sỹ, phó tiến sỹ. Năm 2006 toàn trường có 631 cán bộ giảng dạy, có 5 tiến sỹ khoa học, 141 tiến sỹ, 273 thạc sỹ. số cán bộ có trình độ sau đại học chiếm 66,4 %. Năm 2010 nhà trường có 653 cán bộ giảng dạỵ, 208 cán bộ với 66 phó giáo sư, giáo sư, 150 tiến sỹ, TSKH, 368 thạc sỹ. Từ 1980 đến nay cán bộ trường đã được Nhà nước phong hàm 42 giáo sư và 117 lượt phó giáo sư. Năm 1985 bộ môn Đường ô tô và thành phố được tặng danh hiệu Anh hùng lao động. Có 4 thầy giáo được phong danh hiệu nhà gíáo nhân dân là Nguyễn Sanh Dạn, Lều Thọ Trình, Nguyễn Văn Chọn và Phạm Ngọc Đăng. Nhiều sinh viên đào tạo từ trường ĐHXD đang giữ các trọng trách của Đảng và Nhà nước. Từ 1983 đến nay, trước nhu cầu của đất nước, nhiều khoa, ngành, bộ môn mới được thành lập. Tiêu biểu như Vịên Công trình biển (năm 1994), khoa Vật liệu, Kỹ thuật Môi trường (1989), khoa Công nghệ thông tin (2001), khoa Mác Lê Nin( 2004). Thành lập Xí nghiệp Thiết kế và xây dựng thực nghiệm (1985), ) . Hàng loạt các trung tâm KHCN đã được thành lập từ năm 1981 như Trung tâm môi trường đô thị và khu công nghiệp, Trung tâm kỹ thuật nền móng- công trình, Trung tâm kiến trúc và Quy hoạch, Trung tâm công trình thuỷ, Trung tâm nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật xây dựng, Trung tâm vật liệu xây dựng nhiệt đới. Tháng 11/2001 thành lập Công ty tu vấn ĐHXD. Các Trung tâm hiện đang được chuyển đổi thành các viện KHCN theo định hướng thành các doanh nghịêp KHCN. Một số Viện mới được thành lập từ năm 2005 đến nay như Viện Quy hoạch và Kiến trúc, Viện Địa kỹ thuật và công trình, Viện Cảng và Kỹ thuật hàng hải, Các Trung tâm. Viện, Công ty đã 7 đóng góp nhiều vào sự phát triển khoa học công nghệ chung của đất nước, là cầu nối giữa đào tạo trong nhà trường và thực tế. Các cán bộ và sinh viên nhà trường đã tham gia nhiều đề tài NCKH và hoạt động tư vấn trong phạm vi toàn quốc. Trong những năm 1970 đề tài nhà ở lắp ghép tấm lớn với sự chủ trì của các cán bộ trường đã được triển khai thực hịên nhân rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nhiều đề tài về sử dụng vật liệu địa phương, nghiên cứu các công trình thuỷ lợi... được áp dụng có hiệu quả. Gần đây với tốc độ đô thị hoá nhanh, nhà trường đã tham gia tích cực hoạt động NCKH và dịch vụ tư vấn trong các lĩnh vực xây dựng mới như các công trình ngầm, kết cấu nhà cao tầng, các công trình xây dựng ngoài khơi, xử lý ô nhiễm môi trường, quản lý dự án, bất động sản...Nhiều đề tài đã được áp dụng vào thực tiến thành công và tạo dựng uy tín cho nhà trường trong các lĩnh vực xây dựng cơ bản. Quan hệ quốc tế của nhà trường rất phát triển trong những năm gần đây. Nhà trường đã thiết lập các quan hệ quốc tế với hơn 30 trường đại học và các tổ chức quốc tế ở châu Âu, châu Mỹ, châu Á, châu Úc. Nhiều dự án quốc tế được triển khai, hoạt động hội thảo quốc tế, trao đổi sinh viên thường xuyên được tổ chức. Một số khoá học đào tạo bằng đại học và thạc sỹ quốc tế đã được thiết lập: - Lớp chuyên ngành Pháp ngữ (1995). - Lớp kỹ sư Chất lượng cao theo dự án Việt Nam – Pháp (từ 1999) - Lớp đào tạo thạc sỹ liên kết với NTU Đài Loan. (2008) - Lớp đào tạo bằng 2 về Quán lý và Đầu tư bất động sản, liên kết với CHLB Nga (MSU). Nhiều mối quan hệ quốc tế khác đang được mở ra tạo nên các cơ hội phát triển, hình thành các mũi nhọn đào tạo và nâng cao vị thế của nhà trường trong xã hội và quốc tế. Các quan hệ với các tổng công ty xây dựng, đầu tư trong nước cũng đang từng bước được thiết lập. Các hợp tác toàn diện, cung cấp học bổng, hỗ trợ đào tạo...rất phong phú. Các cựu sinh viên hiện giữ các trọng trách trong các cơ quan đang có những sự đóng góp tích cực cho việc gắn kết các hoạt động của nhà trường với thực tiễn, ủng hộ nhà trường trên các khía cạnh cả vật chất và tinh thần. 8 Trải qua gần 55 năm đào tạo và 45 năm thành lập, cán bộ và giáo viên, sinh viên trường Đại học xây dựng đang nỗ lực phát huy các truyền thống vẻ vang của nhà trường. Tiếp tục phấn đầu theo các định hướng chiến lược phát triển, xây dựng Trường Đại học Xây dựng thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đầu ngành, hịên đại, có chất lượng cao trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghịêp hoá, hịên đại hoá đât nước, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, từng bước hội nhập với các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Trường Đại học Xây dựng, tự hào với truyền thống vẻ vang, đang vững vàng đi cùng đất nước, xây dựng đất nước ta ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. 1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý Trường Đại học Xây dựng là một cơ sở đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực có trình độ đại học và trên đại học cho nhiều ngành khác nhau trong lĩnh vực xây dựng. Trường còn là trung tâm nghiên cứu khoa học và triển khai ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong lĩnh vực xây dựng vào đời sống. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY TRƯỜNG. 9 1.3.Cơ sở vật chất và quy mô: - Cơ sở vật chất: Khuôn viên của Trường Đại học Xây dựng hiện nay nằm ở số 55 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà nội. Tổng mặt bằng có diện tích khoảng 2 ha, nằm kẹp giữa đường Giải Phóng và đường Trần Đại Nghĩa. Cổng phía Tây quay ra mặt đường Giải Phóng, cổng mặt phía Đông quay ra đường Trần Đại Nghĩa. Hiện nay, trường Đại học Xây dựng gồm: 2 giảng đường H1 (6 tầng) và H2 (4 tầng), 1 hội trường lớn G 3, 1 nhà Thư viện (4 tầng), 1 nhà hành chính A1 (6 tầng), 1 nhà Thí nghiệm (11 tầng). Ngoài ra, trong khuôn viên trường còn có 1 cơ sở của viện Kỹ thuật Môi trường và 1 10 tòa nhà của dự án hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong kiến trúc. Ký túc xá sinh viên của trường nằm cách trường qua đường Lê Thanh Nghị, quay mặt ra đường Trần Đại Nghĩa và nằm cạnh trường Đại học kinh tế quốc dân.Do tách từ trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nên ngày nay trường Đại học Xây dựng còn được sở hữu một cơ sở Thí nghiệm và Kiểm định Công trình nằm trong khuôn viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội. - Quy mô: Hiện nay, Trường Đại học Xây dựng có tổng số giảng viên và nhân viên là 875 người, trong đó có 661 làm công việc giảng dạy, 214 nhân viên, 4 tiến sĩ khoa học, 144 tiến sĩ, 2 giáo sư, 317 thạc sĩ, 67 phó giáo sư, 6 nhà giáo nhân dân, 202 giảng viên chính, 55 nhà giáo ưu tú 55. Ngoài ra có 62 nhà giáo (trong đó có 42 giáo sư và phó giáo sư) đã nghỉ hưu nhưng ký hợp đồng tiếp tục giảng dạy và đào tạo giảng viên trẻ. Hiện nay giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 76,7 phần trăm, trong đó 25,56 phần trăm là tiến sĩ.(chưa kể những người về hưu đang công tác ở trường) 1.4.Nhân sự: Hiện nay, Trường Đại học Xây dựng có tổng số giảng viên và nhân viên là 875 người, trong đó có 661 làm công việc giảng dạy, 214 nhân viên, 4 tiến sĩ khoa học, 144 tiến sĩ, 2 giáo sư, 317 thạc sĩ, 67 phó giáo sư, 6 nhà giáo nhân dân, 202 giảng viên chính, 55 nhà giáo ưu tú 55. Ngoài ra có 62 nhà giáo (trong đó có 42 giáo sư và phó giáo sư) đã nghỉ hưu nhưng ký hợp đồng tiếp tục giảng dạy và đào tạo giảng viên trẻ. Hiện nay giảng viên có trình độ sau đại học chiếm 76,7 phần trăm, trong đó 25,56 phần trăm là tiến sĩ.(chưa kể những người về hưu đang công tác ở trường 1.5. Lãnh đạo trường: Hiệu trưởng, bí thư Đảng ủy: TS Lê Văn Thành Phó Hiệu trưởng, Phó bí thư Đảng ủy: PGS.TS Phạm Duy Hòa 11 Phó Hiệu trưởng: PGS.TS Phạm Quang Dũng Phó Hiệu trưởng: PGS.TS Phạm Hùng Cường 1.6. Các khoa, phòng ban: Khoa Cầu đường Khoa Công nghệ thông tin Khoa Công trình thuỷ Khoa Cơ khí xây dựng Khoa Giáo dục Quốc phòng Khoa Kinh tế & Quản lý xây dựng Khoa Kiến trúc & Quy hoạch Khoa Lý luận Chính trị Khoa Sau đại học Khoa Vật liệu xây dựng Khoa Xây dựng Dân Dụng & Công Nghiệp Viện Xây dựng Công trình biển Viện Khoa học Kỹ thuật Môi trường Ban quản lý và đạo tạo kỹ sư chất lượng cao Trung tâm Đào tạo thường xuyên Các phòng thí nghiệm và thực hành. Phòng máy chủ internet (thuộc khoa CNTT) 12 Phòng máy chủ Thư viện Phòng Thực hành Tin học 212 - H1 Phòng thí nghiệm Điện - Điện tử Phòng thí nghiệm Địa chất Công trình Phòng thí nghiệm Công trình Phòng thí nghiệm Cơ đất nền móng Phòng thí nghiệm Máy xây dựng Phòng thí nghiệm Sức bền Phòng thí nghiệm Thuỷ lực Phòng thí nghiệm Vật liệu Phòng Thực hành Tin học tầng 4 Nhà thí nghiệm Xưởng cơ khí Các trung tâm, công ty NCKH và triển khai ứng dụng các tiến bộ KHCN Viện Nghiên cứu KH Công trình thuỷ Trung tâm Nghiên cứu Cơ điện xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Đầu tư xây dựng Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng Kỹ thuật XD Trung tâm Nghiên cứu và thiết kế các dự án Kiến trúc XD Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng Vật liệu xây dựng nhiệt đới 13 Trung tâm Nghiên cứu tư vấn Kỹ thuật an toàn giao thông Viện KH Kỹ thuật Nền móng công trình Trung tâm Môi trường Đô thị & Khu CN Trung tâm Tin học xây dựng Trung tâm tư vấn đào tạo và Hợp tác Quốc tế Công ty Tư vấn ĐHXD Viện Quy hoạch & Kiến trúc Đô thị - UAI Viện Cảng - Kỹ thuật Hàng hải 1.7 . Các chuyên ngành đào tạo đại học: Hiện nay trường ĐHXD đang đào tạo để cấp bằng Kỹ sư và Kiến trúc sư cho các ngành sau: Xây dựng dân dụng và công nghiệp Xây dựng Cầu đường Kỹ thuật trắc địa Xây dựng Cơ sở hạ tầng giao thông ( KSCL cao) Xây dựng Công trình thuỷ ( KSCL cao) Kỹ thuật Đô thị ( KSCL cao) Xây dựng Cảng - Đường thuỷ Xây dựng công trình thuỷ lợi Xây dựng Công trình biển - Dầu khí 14 Xây dựng công trình ngoài khơi & ven bờ Xây dựng công trình ven biển Vật liệu và cấu kiện xây dựng Cấp thoát nước Hệ thống Kỹ thuật trong công trình Môi trường đô thị và khu công nghiệp Kinh tế xây dựng Kinh tế và quản lý đô thị Kiến trúc Quy hoạch đô thị Cơ giới hoá XD Máy Xây dựng Tin học XD Công trình Tin học Công nghệ phần mềm Các chuyên ngành đào tạo sau đại học: Chương trình đào tạo ngắn hạn, cấp chứng chỉ Giám sát thi công XD công trình DD,CN & hạ tầng kỹ thuật; Giám sát thi công XD công trình giao thông; Giám sát thi công XD công trình Thuỷ lợi, Thuỷ điện; Quản lý dự án đầu tư XD; 15 Đấu thầu XD; Quản lý đất đai, nhà ở và XD công trình; Hoạt động kinh doanh bất động sản; Các phần mềm XD và ứng dụng Chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ Xây dựng công trình DD&CN; Địa kỹ thuật xây dựng; XD Đường ô tô và Đường thành phố; Xây dựng Cầu, hầm; XD Công trình biển; XD Công trình thuỷ; Cơ học vật thể rắn; Toán ứng dụng; Kiến trúc; Vật liệu và Công nghệ VLXD; Công nghệ Môi trường; Kinh tế Xây dựng; Kỹ thuật Máy và thiết bị XD, nâng chuyển ; Cấp thoát nước Chuyên ngành đào tạo Tiến sỹ Xây dựng Công trình DD&CN; Địa kỹ thuật xây dựng; Kiến trúc công trình; Quy hoạch đô thị và nông thôn; Vật liệu và Công nghệ Vật liệu xây dựng; Xây dựng Đường ôtô và Đường thành phố; Xây dựng Công trình biển; Cấp thoát nước; 16 Xây dựng công trình ngầm và mỏ; Xây dựng Công trình thuỷ; Xây dựng Cầu, Hầm; Công nghệ Môi trường Khí; Kỹ thuật máy nâng, máy vận chuyển liên tục; Kỹ thuật máy và thiết bị xây dựng; Cơ học vật thể rắn; Kinh tế Xây dựng; Công nghệ Môi trường nước và nước thải; Công nghệ Môi trường chất thải rắn 2.Tổng quan về Khoa đào tạo sau đại học Ngày 11/03/1977 Thủ Tướng Chính Phủ giao nhiệm vụ đào tạo Nghiên cứu sinh cho Trường Đại học Xây dựng. Năm 1987 khoa Đào tạo Sau đại học được thành lập Lĩnh vực đào tạo chính của khoa hiện nay gồm: Tiến sỹ, Thạc sỹ và các chương trình đào tạo ngắn hạn. Cho đến nay trường đại học xây dựng đã đào tạo được 142 tiến sỹ, 1737 thạc sỹ, hơn 17.500 học viên ngắn hạn. Các tiến sỹ, thạc sỹ này đã trở thành các cán bộ lãnh đạo, các nhà khoa học đầu ngành tại các trường đại học, cao đẳng, các vụ, viện, các tổng công ty… Họ đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành xây dựng Việt Nam, Lào và Campuchia. Quy mô đào tạo hiện nay 18 chuyên ngành tiến sỹ và 14 chuyên ngành thạc sỹ, với 70 nghiên cứu sinh và khoảng 1100 học viên cao học. Trường Đại học Xây dựng tự hào đã và đang góp phần đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ cao cho đất nước nói chung và trong lĩnh vực xây dựng nói riêng, tự hào tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy cho nhiều Trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước, là đối tác tiềm năng, tin cậy trong các dự án đào tạo Quốc tế. Đào tạo Sau Đại học là lĩnh vực đào tạo quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu: “Xây dựng và phát triển Trường Đại học xây dựng thành một trung tâm đào tạo và NCKH đầu ngành có chất lượng cao trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, từng bước hoà nhập vào hệ thống các trường đại học khu vực và thế giới về năng lực của đội ngũ cán bộ được đào tạo”. 17 Tóm tắt quá trình đào tạo sau đại học 1. Đào tạo tiến sỹ Năm 1977, tại QĐ số 97/TTg ngày 11/3/1977 Trường Đại học Xây dựng được Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo NCS trong nước. Các Phó tiến sỹ bảo vệ trong nước đầu tiên của Việt Nam là người của trường ĐHXD. Đó là các thầy giáo Hồ Anh Tuấn, Phạm Khắc Hùng, Trần Văn Hãn, Dương Học Hải, Hoàng Văn Quý, Nguyễn Như Khải và Vũ Công Ngữ. Đây là những PTS KH kỹ thuật đầu tiên được đào tạo trong nước nên đã được Chính phủ tổ chức trọng thể lễ trao bằng tại Nhà hát lớn Thành phố Hà Nội và Phó Thủ tướng Võ Nguyên Giáp đã trực tiếp trao bằng. Từ năm 2000, theo Qui chế Đào tạo sau đại học, tên học vị Phó tiến sỹ được đổi thành Tiến sỹ chuyên ngành, gọi tắt là Tiến sỹ. Đến tháng 12 năm 2009 đã có 142 NCS đã bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại trường ĐHXD. Các luận án tiến sỹ đều có những đóng góp mới và nhiều kiến nghị được áp dụng. Các tiến sỹ tốt nghiệp là CBGD của trường phát huy tốt vai trò của mình. Đặc biệt, tháng 6/2001 NCS Say Khong Saynasine cán bộ của nước CHDCND Lào đã bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ thuộc chuyên ngành Kinh tế xây dựng. Đây là tiến sỹ đầu tiên trong 3 người nước ngoài được đào tạo tại trường ĐHXD Số lượng nghiên cứu sinh tuyển vào trường không đều và không cao do những đòi hỏi ngặt nghèo về chất lượng đào tạo đặt ra trong trường. Từ cuối những năm 80 xấp xỉ 10 người/năm. Từ năm 2001 trở đi như sau: 2001 - 11 người, 2002 - 15 người, 2003 - 10 người, 2004 - 7 người, 2005 - 14 người, 2006 - 11 người, 2007 – 9 người. Từ năm 2003, trường ĐHXD được Bộ giao thêm nhiệm vụ tổ chức tuyển sinh cao học và NCS đi học nước ngoài. Thấy rõ tầm quan trọng của công tác đào tạo sau đại học, năm 1987 Trường đã thành lập Khoa Sau đại học tách khỏi Phòng Nghiên cứu khoa học để đảm nhận công tác này. 2. Đào tạo thạc sỹ Năm 1987 Trường đã mở lớp cao học thí điểm đầu tiên ngành xây dựng công trình biển, gồm 27 học viên. Tiếp đó năm 1989 mở lớp cao học thí điểm ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp gồm 7 học viên. Kinh nghiệm từ 2 lớp cao học thí điểm này đã góp phần không nhỏ vào chủ trương mở cấp học cao học của Nhà nước trong quyết định năm 1991. Đào tạo thạc sỹ được đẩy mạnh từ năm 1992 sau khi Nhà nước có quyết định số 55/HĐBT ngày 09/03/1991 mở đào tạo cao học, một bậc học mới. 18 Địa bàn đào tạo cao học chủ yếu là ở Hà Nội. Ngoài ra, nhà trường còn mở một số lớp kết hợp với Liên doanh dầu khí VIETSOVPETRO (2006-2009), các trường đại học: Đại học Hàng Hải - Hải Phòng (1992, 1996, 2000, 2005, 2006), Đại học Đà Nẵng (1994, 2000, 2002, 2004, 2005, 2006), Đại học Vinh (1997, 1999, 2007), Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu (2007). Các luận văn thạc sỹ đảm bảo các quy định của Nhà nước, hầu hết được thực hiện một cách công phu, khối lượng lớn và có những đóng góp nhất định về mặt khoa học và phục vụ sản xuất. Số lượng học viên tuyển mới gia tăng dần hàng năm. Năm 2009 tuyển 529 học viên. 3. Đào tạo liên tục Từ năm 1987 sau khi Khoa Đào tạo sau đại học được thành lập, các hoạt động Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho kỹ sư được đẩy mạnh. Nhà trường xây dựng các chuyên đề về tin học trong xây dựng, nâng cấp các chương trình bổ túc kỹ sư. Các lớp bồi dưỡng sau đại học thuộc lĩnh vực truyền thống: xây dưng dân dụng, xây dựng cầu đường và một ngành mới của Trường ra đời là Xây dựng công trình thềm lục địa, tiền đề cho ngành xây dựng công trình biển ngày nay. Năm 2001, Trường chủ trương xây dựng, phát triển hệ đào tạo liên tục theo đặt hàng của Bộ Xây dựng, Nhà trường đã huy động các GS đầu ngành, các chuyên gia nhiều kinh nghiệm để xây dựng bộ gồm 24 chuyên đề thuộc các lĩnh vực xây dựng, kiến trúc quy hoạch và quản lý. Tháng 6 năm 2005 Bộ Xây dựng đã ra Quyết định công nhận Trường Đại học Xây dựng là cơ sở có đủ khả năng và điều kiện bồi dưỡng nghiệp vụ giám sát thi công xây dựng công trình của 3 lĩnh vực: Công trình Dân dụng, Công nghiệp và Hạ tầng kỹ thuật; Giao thông; Thuỷ lợi, Thủy điện. Trường Đại học xây dựng là cơ sở đươc người học đánh giá cao, nhất là về chương trình đào tạo. Cán bộ của Trường đã xây dựng một chương trình đào tạo hấp dẫn, có tính hệ thống, đáp ứng khả năng nhiều mặt của nghề xây dựng, hiện nay trường đang mở các lớp đào tạo liên tục sau: 1. Bồi dưỡng nghiệp vụ Giám sát thi công xây dựng công trình: dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật; Giao thông; Thủy lợi, thủy điện. 2. Bồi dưỡng nghiệp vụ Quản lý dự án và đầu tư xây dựng công trình 3. Bồi dưỡng nghiệp vụ Đấu thầu Xây dựng. 4. Bồi dưỡng nghiệp vụ Môi giới, Định giá, Quản lý và điều hành Sàn Giao dịch Bất động sản. 5. Bồi dưỡng về Phần mềm XD và Ứng dụng 6. Các chuyên đề bồi dưỡng sau đại học 19 Triển khai Quyết định trên, từ tháng 6/2005 đến 12/2009, Trường đã đào tạo ngắn hạn và cấp chứng nhận cho 17.436 học viên với các ở các Sở Xây dựng, các Tổng Công ty và các địa phư¬ơng. Địa bàn mở lớp cũng rất rộng, trên nhiều tỉnh thành như¬: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hoá, Quảng Ninh, Hải Dư¬ơng, Việt Trì, Vĩnh Yên, Yên Bái, Hoà Bình, Điện Biên, Quảnh Bình, Nha Trang, Tuy Hoà, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh... 20 PHẦN 2: NỘI DUNG 1.Cơ sở pháp lý Trường Đại học Xây dựng được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1966, theo Quyết định số 144/CP ngày 8/8/1966 của Hội đồng chính phủ, trên cơ sở là khoa Xây dựng( 1956- 1966) của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Trong thời gian chiến tranh, Trường Đại học Xây dựng sơ tán về các địa điểm: huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh, rồi Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc. Đến đầu thập niên 1980,Trường Đại học Xây dựng mới chuyển về đóng tại Hà Nội. Hiện tại nhà trường đang sử dụng tổng hợp các tài liệu pháp quy sau: + Điều lệ trường đại học( ban hành theo quyết định số 153/2003/QĐ-TTG ngày 30 tháng 7 năm 2003 của thủ tướng chính phủ) + Quy chế đào tạo sau đại học( ban hành theo Quyết định số: 18/ 2000/ QĐBGD& ĐT ngày 08 tháng 6 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giaó dục và Đào tạo). + Quy chế học sinh, sinh viên các trường đại học cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành kèm theo quyết định số 42/2007/QĐ – BGDĐT ngày 113 tháng 08 năm 2007 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo. - Quy chế nhà trường: Thực hiện Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học, cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (gọi tắt là quy chế 43), trường Đại học Xây dựng đã ban hành Hướng dẫn thực hiện quy chế theo Quyết định số 806/2010/QĐ-ĐHXD-ĐT ngày 25/8/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng. Quy chế này được áp dụng từ năm học 2010-2011 cho đào tạo hệ đại học chính quy bao gồm các nội dung: tổ chức đào tạo, kiểm tra và thi học phần, xét và công nhận tốt nghiệp. 21 Thông báo về việc triển khai thực hiện “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ” ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế 43 quy định đào tạo đại học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại trường Đại học Xây dựng, bao gồm: tổ chức đào tạo; kiểm tra và thi học phần; xét và công nhận tốt nghiệp. 2. Cơ sở lý luận 2.1. Khái niệm quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm huy động, tổ chức, điều phối, giám sát... một cách hiệu quả các nguồn lực cho giáo dục và các hoạt động phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Quản lý giáo dục có 4 chức năng cơ bản: Chức năng kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo, và chức năng kiểm tra. 2.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo: - Nguyên tắc chung: + Kế hoạch đào tạo là bản thiết kế để thi công đào tạo của một cơ sở đào tạo. Do đó kế hoạch đào tạo phải được thiết kế theo thời gian và cho từng khóa học tương ứng với từng phương thức đào tạo (chính quy và không chính quy) + Theo chiều thời gian: kế hoạch đào tạo được thiết kế theo thời gian (năm học, theo học kỳ hay theo khóa đào tạo), theo khóa học + Theo chiều chương trình đào tạo: Chương trình đào taọ chính quy, phi chính quy, bồi dưỡng ngắn hạn. 22 + Đảm bảo các yêu cầu: tính chính xác (tên từng môn học, từng giờ học, buổi học, ngày giờ, năm tháng, địa điểm...) tính sư phạm (môn học tiên quyết phải được dạy trước môn học triển khai, bố trí thời lượng hợp lý theo buổi học, theo học kỳ, theo năm học) đảm bảo tính khả thi (về các điều kiện đào tạo như: đội ngũ giảng viên, phòng thực hành thực tập...) + Có 3 loại kế hoạch chính: kế hoạch cho một khóa học, kế hoạch năm học, kế hoạch học kỳ. - Đặc điểm riêng: + Không có một mẫu kế hoạch đào tạo nào là vạn năng để dùng chung cho mọi khóa, mọi cơ sở đào tạo. Trong thực tế các kế hoạch này thường xuyên được sáng tạo, phát triển và hoàn thiện mang đực điểm và phù hợp với từng cơ sở đào tạo. + Tuy nhiên trong bất kỳ một văn bản nào được đem ra triển khai thực hiện đều phải có bút phê và dấu cảu ban giám hiệu. - Kế hoạch cho một khóa học: + Kế hoạch đào tọa cho một khóa học bao giờ cũng được thiết kế trước tiên, thậm chí là phải có cả ngày khi đệ trình mở khóa đào tạo lên ban giám hiệu. Bản kế hoạch đào tạo cho một khóa học là cơ sở để xây dựng kế hoạch năm học và kế hoạch học kỳ. + Kế hoạch đào tạo cho một khóa học phải bám sát chương trình đào tạo và nguồn lực đào tạo (giảng viên, cơ sở vật chất, tài chính) + Kế hoạch đào tạo cho một khóa học thực chất là một bản dự toán triển khai khóa đào tạo hay bồi dưỡng xác định. + Kế hoạch đào tạo cho một khóa học càng chi tiết, càng chính xác thì càng an toàn và hiệu quả (chất lượng và hiệu suất) trong hoạt động đào tạo của cơ sở đào tạo. - Kế hoạch cho một năm học: 23 + Được thiết kế trước 3 tháng của một năm học mới. Có như vậy mới đủ thời gian thông báo cho các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch đào tạo riêng cho mình và để hiệu chỉnh khi có những phản hồi về sai sót, về thiếu giáo viên và thiếu nguồn nhân lực. + Kế hoạch đào tạo của một năm học thực chất là kế hoạch hoạt động của cơ sở đào tạo trong năm học đó, bao gồm các nội dung chính sau đây: • Trách nhiệm của các bộ phận trong và ngoài của cơ sở đào tạo: một kế hoạch năm học tốt là kế hoạch đầy đủ, chi tiết đến cả nguồn lực được điều động như thế nào, ai phụ trách và có khả năng theo dõi tiến độ thực hiện của từng công việc trước và sau hoàn thành. • Trình tự thời gian về các hoạt động đào tạo: nhập học, sinh hoạt chính trị đầu năm, khai giảng cho khóa học mới kèm theo tổng kết khen thưởng cho năm học cũ, thời gian bắt đầu và kết thúc học của mỗi học kỳ, thời gian thi học kỳ và thi lại, thời điểm bảo vệ khóa luận tốt nghiệp, thời điểm thi tuyển và chấm thi, thời gian nghỉ hè, ngoài ra còn thời điểm diễn ra các hội nghị, hội thảo về đào tạo và nghiên cứu khoa học. - Kế hoạch cho một học kỳ: + Kế hoạch cho một học kỳ là cụ thể hóa kế hoạch của một năm học và của một khóa học. Nhờ kế hoạch này chúng ta tổ chức triển khai các hoạt động đào tạo được đúng tiến độ, đầy đủ nội dung và khối lượng đào tạo của một khóa học và năm học. + Kế hoạch học kỳ cũng thường xuyên phải được thiết kế sớm trước ít nhất 2 tháng kể từ thời điểm bắt đầu học kỳ, có như vậy mới đủ thời gian để phổ biến, điều chỉnh và hoàn thiện. Đặc biệt là các bộ phận trong cơ sở đào tạo mới đủ thời gian và dữ liệu để xây dựng kế hoạch học kỳ cho mình và chuẩn bị nguồn lực để triển khai tốt cho học lỳ mới. 24 + Kế hoạch cho một học kỳ luôn luôn phải đạt được các yêu cầu chính sau đây: đảm bảo tính chính xác (tên từng môn học, từng giờ học, buổi học, ngày giờ, năm tháng, địa điểm), đảm bảo tuân theo đúng kế hoạch đào tạo của khóa học hay chương trình đào tạo, phù hợp với kế hoạch năm học đã thiết kế, đảm bảo khả năng kiểm tra, thanh tra, thực hiện triển khai. 2.3. Tổ chức đào tạo - Nguyên tắc chung: công tác tổ chức đào tạo về bản chất là triển khai thực hiện đào tạo theo chương trình đào tạo và theo quy chế đào tạo hiện hành thông qua kế hoạch học kỳ, kế hoạch năm học và kế hoạch khóa học đã được phê duyệt. Các nguyên tắc chung mà bất kỳ một ai làm công tác đào tạo đều phải thực hiện cho đúng bao gồm các điểm chính sau: + Triển khai đúng chương trình đào tạo và kế hoạch khóa học đã đề ra + Tuyệt đối thực hiện đúng quy chế đào tạo hiện hành + Trong bất kỳ tình huống nào nếu thay đổi chương trình, kế hoạch đào tạo hay áp dụng linh hoạt khác quy chế phải có ý kiến phê duyệt của ban giám hiệu. - Tổ chức dạy: khoa cần cung cấp cho giảng viên chương trình chi tiết môn học, soạn kĩ và yêu cầu từng giảng viên phải thực hiện đúng yêu cầu và mục tiêu của môn học ghi trong chương trình chi tiết và phải làm lịch trình giảng dạy theo mẫu soạn sẵn và nộp một bộ chế bản điện tử bài giảng và tài liệu tham khảo photo để học viên tự nhân bản. + Trên cơ sở lịch trình giảng dạy, cán bộ đào tạo, thanh tra hoàn toàn có thể kiểm soát được tiến trình giảng dạy và đánh giá giữa kỳ của từng giảng viên trong học kỳ. Bài giảng soạn bao gồm các kiến thức cốt lõi của môn học và các câu hỏi bài tập cho người học chuẩn bị trước hoặc ôn luyện. Nên nhớ rằng bài giảng là giải pháp đảm bảo giảng dạy hiệu quả nhất, chứ không phải giáo trình, không phải các phương tiện nghe là hiệu quả nhất. 25 + Tài liệu tham khảo không chỉ bao gồm tiếng Việt mà nên có cả các đoạn trích tiếng nước ngoài để người học từng bước làm quen với các thuật ngữ, các ký hiệu và tạo thêm hứng thú tra tìm tài liệu trên Internet, chuẩn bị cho việc làm tiểu luận hay khóa luận của môn học. - Tổ chức học: Vào đầu khóa học (chính quy hay không chính quy) nhất thiết phải phổ biến đầy đủ nội quy, quy chế và phương pháp học cho học sinh. Cần cung cấp cho người học chương trình chi tiết môn học để học chủ động trong học tập, trong việc tìm thêm tài liệu tham khảo. Định kỳ sau 1/3 hay 2/3 và sau khi kết thúc môn học nên tổ chức lấy ý kiến người học về nội dung, phương pháp giảng dạy và hiệu quả học môn học để kịp thời điều chỉnh hay rút kinh nghiệm. Nếu có ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thì nên chọn lọc ít nhất 1 câu cho 1 tiết học (30 câu cho môn học 2 đvht) phân bố theo bản trọng để học sinh tự học, học nhóm hay thảo luận trên lớp. - Tổ chức kiểm tra đánh giá: + Căn cứ và chương trình chi tiết môn học đã ban hành, lịch trình giảng dạy của giáo viên và kế hoạch của học kỳ. Người quản lý đào tạo tổ chức và theo dõi các hoạt động kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ. Kiểm tra giữa kỳ có thể giao cho giáo viên chủ động tổ chức, nhưng phải có báo cáo để xét điều kiện dự thi cuối môn học. + Đối với hình thức thi tự luận: Đánh giá tiếp thu môn học, giáo viên ra đề cho mở tài liệu để làm. Nhờ đó giáo viên không ra để đánh giá mức nhận thức thấp, học viên không học tủ hay quay cóp. + Đối với hình thức thi trắc nghiệm khách quan cần làm ít nhất 5 đề bằng cách đổi thứ tự và đổi đáp án của câu lựa chọn để 4 người xung quanh là 4 đề khác nhau. Tốt nhất là thi trắc nghiệm trên máy tính, vừa đảm bảo tốc độ vừa hạn chế tiêu cực. 26 + Tổ chức kiểm tra đánh giá cũng giống như các triển khai khác trong đào tạo, người làm công tác đào tạo cần tuyệt đối tuân theo quy định, pháp quy hiện hành. Tất cả các cải tiến, thay đổi thang điểm, điều chỉnh kết quả chấm, đáp án đều phải có bút phê của Ban giám hiệu. - Tổ chức đào tạo theo niên chế hay tín chỉ: khác nhau chủ yếu ở chỗ người học phải học theo kế hoạch quy định (niên chế) hay người học học theo kế hoạch tự thiết kế (tín chỉ) + Đối với đào tạo theo niên chế: kế hoạch đào tạo theo khóa học, theo năm học và theo từng học kỳ sau khi ban hành người học phải tuân theo tuyệt đối. Đúng kỳ hạn người học phải hoàn thành tất cả các môn học có trong chương trình mới được xếp tốt nghiệp. + Đối với đào tạo theo tín chỉ: người học tự thiết kế trong giới hạn quy định việc tích lũy tín chỉ của các môn học theo kế hoạch đào tạo tại cơ sở đào tạo. Tích lũy đủ số tín chỉ của chương trình đào tạo mới được xét tốt nghiệp. Như vậy cũng nhập học một khóa học các học viên có thể tốt nghiệp theo các thời hạn khác nhau do khả năng tích lũy môn học của từng người. + Dù đào tạo theo niên chế hay tín chỉ thì công tác kế hoạch và việc tổ chức dạy và tổ chức học và tổ chức kiểm tra đánh giá của cơ sở đào tạo đều phải triển khai theo những yêu cầu và các nguyên tắc chung như đã nêu. 2.4.Quản lý đào tạo - Nguyên tắc chung: + Luôn luôn tuân thủ đúng các văn bản: chương trình đào tạo, nội quy, quy chế, kế hoạch đào tạo đã được ban hành. + Không tự điều chính, thay đổi, vận dụng sai quy định: trong trường hợp cần thiết phải có các văn bản hay bút phê của ban giám hiệu. + Các văn bản quản lý đào tạo được soạn thảo theo các quy định hiện hành , không được phóng tác, không được chung chung. 27 + Đảm bảo lưu trữ đầy đủ, an toàn, nhưng tra cứu nhanh chóng các dữ liệu, tư liệu cần tìm. + Quản lý đào tạo là công tác cực nhọc, đòi hỏi chính xác, tận tụy: ban giám hiệu ở bất cứ cơ sở đào tạo nào muốn công việc tiến triển không mắc sai phạm từng bước phát triển về quy mô chất lượng thì phải chăm lo trước tiên cho công tác quản lý đào tạo. - Quản lý quá trình đào tạo: + Cần có chuyên viên theo dõi riêng theo từng hệ chính quy và phi chính quy. Các chuyên viên này là người lập kế hoạch và theo dõi triển khai kế hoạch đào tạo của các hệ tương ứng. + Căn cứ vào kế hoạch các chuyên viên phải lập kế hoạch công tác hàng tháng để theo dõi thường xuyên đôn đốc và báo cáo lãnh đạo về tình hình triển khai các chương trình, khóa đào tạo ở các đơn vị trực thuộc (bộ môn, khoa...) và liên hệ đối ngoại đối với các chương trình đào tạo. + Định kỳ phải kiểm tra tiến độ thực hiện các kế hoạch và chương trình đào tạo. Nếu phát hiện sai sót chậm tiến độ cần đề xuất giải pháp và báo cáo ban giám hiệu duyệt phương án điều chỉnh bổ sung. Tuyệt đối không tự tiện giải quyết khi chưa có phê duyệt. - Quản lý kết quả đào tạo: + Bao gồm: quản lý hồ sơ và kết quả tuyển sinh, kết quả thi từng học kỳ cảu từng khóa học, kết quả xét tốt nghiệp, hồ sơ khen thưởng kỉ luật, hồ sơ cấp phát văn bằng chứng chỉ...rất nhiều và rất đa dạng. Nếu không tổ chức quản lý tốt sẽ gây nhiều phiền toái cho công tác quản lý đào tạo, thậm chí dẫn tới nảy sinh các vấn đề tiêu cực trong hoạt động đào tạo mà không kiểm soát được. + Việc phân công trách nhiệm trong quản lý kết quả đào tạo quyết định chất lượng quản lý kết quả đào tạo. Trách nhiệm quản lý từng loại kết quả 28 được xác định bằng văn bản, có sổ sách bàn giao và ghi chép rõ ràng, đầy đủ. Có ký nhận và xác nhận rõ ràng, đầy đủ. 3. Kết quả tiếp thu được trong quá trình thực tập Bảy tuần thực tập tại cơ sở đã bổ sung cho bản thân em rất nhiều kiến thức thực tế mà lâu nay em mới tiếp xúc qua giáo trình và qua bài giảng, tài liệu của thầy cô, giúp em hiểu thêm các kiến thức về quản lý đào tạo tuyển sinh sau đại học, những nội dung mà hiện tại khoa đào tạo sau đại học đang quản lý, giúp em định hình công việc mà bản thân mình sẽ làm sau này… Thông qua báo cáo em xin tổng kết lại các công việc mà bản thân đã làm được trong suốt quá trình thực tập tại khoa Sau đại học -Trường Đại học Xây dựng như sau: 3.1 Phát giấy triệu tập nhập học,nhập học và các thủ tục nhập học Yêu cầu: chính xác, đảm bảo thủ tục nhanh gọn, khoa học. Các bước thực hiện: Sinh viên sau khi dự thi và đạt số điểm trên quy định, trên 10.5 điểm sẽ trúng tuyển vào chuyên ngành mà minh lựa chọn học thạc sĩ, những hồ sơ nào có phong bì dán tem, gji rõ địa chỉ người nhận sẽ được gửi qua đường bưu điện, còn những giấy báo nhập học còn lại sẽ do thí sinh đến khoa lấy.giấy báo nhập học sẽ ghi rõ thời gian thí sinh phải có mặt đầy đủ để làm thủ tục nhập học. Sinh viên đến nhập học mang theo giấy báo trúng tuyển, lệ phí học phí nộp ở phòng tài vụ sau đó đưa biên lai sang khoa Sau đại học làm thủ tục cuối cùng. 29 Cán bộ khoa sẽ rà soát danh sách thí sinh theo đúng ngành học của họ ghi trên biên lai,thu biên lai, đánh dấu tên trong danh sách và phát thời khóa biểu kỳ học đã có kế hoạch và lịch học môn Triết. Những sinh viên nào thuộc diện tự do không có công văn cử đi học của công ty đăng ký thì phải làm bản cam kết là thí sinh tự do trong quá trình đi học. Nếu không thì thí sinh phải bắt buộc có công văn cử đi học của công ty, cơ quan mà thí sinh đó đăng ký. Những thí sinh thuộc diện công chức, viên chức thì phải có quyết định biên chế vào ngạch công chức, viên chức. Mỗi sinh viên lớp cao học khóa tháng 9 năm 2011 đóng học phí là: 8.260.000đ/kì.Nếu thí sinh là cán bộ của cơ quan nhà nước, cơ quan công lập và thuộc ngạch viên chức, công chức thì sẽ được giảm học phí còn 5.600.000đ. 3.2.Tuyển sinh và quy trình tuyển sinh Cao học Yêu cầu: Vì là tuyển sinh sau đại học nên yêu cầu của việc lựa chọn các thí sinh là phải đầy đủ các giấy tờ pháp lý liên quan và giấy tờ chuyên môn. Quy trình: Trước khi có đợt tuyển sinh cao học yêu cầu khoa phải lên thông báo trên trang web hoặc bảng tin của khoa về kế hoạch tuyển sinh để sinh viên chuẩn bị giấy tờ. 30 Phát hồ sơ dự thi.Hồ sơ thi cao học gồm có: 1đơn xin dự thi cao học,1giấy khám sức khỏe,1sơ yếu lý lịch,và các đề cương ôn tập môn chuyên ngành,toán cao cấp, ngoại ngữ( tiếng anh). Ngành Xây dựng gồm: sức bền vật liệu, toán, tiếng anh. Ngành kinh tế xây dựng gồm: môn kinh tế xây dựng,toán, tiếng anh. Ngành đường otô,cầu hầm: môn cơ học kết cấu,toán, tiếng anh. Ngành địa kỹ thuật, công trình thủy: môn cơ học đất, toán, tiếng anh. Ngành kiến trúc: môn lý thuyết kiên trúc, hình học họa hình, tiếng anh. Phí thụ lý hồ sơ là : 50.000đ/bộ. Sinh viên đăng ký mua hồ sơ thi cao học đến khoa sau đại học ghi tên vào danh sách các thông tin cá nhân: họ và tên,số bộ hồ sơ, ngành đăng ký học, số điện thoại, phí thụ lý hồ sơ. Cán bộ khoa sẽ lấy hồ sơ và giao cho sinh viên.Hàng ngày cán bộ khoa phải tổng hợp số bộ hồ sơ đã phát ra hàng ngày. Đến thời gian nộp hồ sơ quy định là: 08/02/2012 đến 17/02/2012. Sinh viên mang hồ sơ đến nộp theo đúng quy định của khoa.cán bộ khoa sẽ trực tiếp thu hồ sơ của thí sinh, mỗi hồ sơ đảm bảo các giấy tờ quy định, bằng tốt nghiệp đại học công chứng, bảng điểm công chứng, và mang bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm đi để đối chiếu. Đối với thí sinh tự do thì làm bản cam kết là thí sinh tự do, còn thí sinh được công ty, cơ quan cử đi học thì phải có công văn cử đi học. 31 Thí sinh thuộc ngạch công chức, viên chức thì phải có quyết định vào ngạch công chức, viên chức. Đối chiếu với bằng tốt nghiệp nếu thí sinh tốt nghiệp bằng khá thì được thi ngay, còn những thí sinh bằng dưới loại khá thì phải có bản hợp đồng một năm kinh nghiệm. Cán bộ khoa phải chú ý kiểm tra đầy đủ các giấy tờ. Giấy khám sức khỏe phải đảm bảo được thực hiện ở trung tâm y tế cấp huyện hoặc bệnh viện đa khoa, và đảm bảo không quá 6 tháng tính đến thời gian nộp hồ sơ. Sơ yếu lý lịch của thí sinh phải có xác nhận của cơ quan địa phương hoặc của cơ quan quản lý thí sinh. Sinh viên nộp hồ sơ cho cán bộ khoa, sau khi đủ các giấy tờ sẽ điền các thông tin cá nhân như: họ và tên, ngành học, số điện thoại, và ký biên nhận sau khi nộp tiền. Sau đó mỗi sinh viên đóng 300.000đ lệ phí thi/bộ hồ sơ.Cán bộ khoa sau kiểm tra hồ sơ, thu tiền , ghi biên lai theo đúng nội dung trên biên lai: ngày tháng,số thứ tự ,số quyển, tên thí sinh, ngành học, nội dung thu, số tiền thu, và cán bộ khoa ký nhận người thu tiền cuối biên lai, và phát cho thí sinh cùng một bản thông báo kế hoạch tập trung cũng như kế hoạch thi, biên lai và tờ thông báo sẽ thay cho thẻ dự thi khi thí sinh vào phòng thi. Kế hoạch thi khóa cao học khóa tháng 3năm 2012 sẽ diễn ra vào ngày 17,18/03/2012 đối với tất cả các ngành. Thí sinh chý ý cập nhật danh sách 32 phòng thi, số báo danh của mình khoa sẽ cập nhật trên trang web của khoa và bảng tin của khoa. Hiện tại khoa có tổ chức các lớp học ôn thi, nếu thí sinh nào có nhu cầu thì lên khoa đăng ký. Kế hoạch học ôn sẽ được thông báo. Lệ phí học ôn là 2.000.000đ/3 môn gồm 2 môn cơ sở và một môn chuyên ngành. Sinh viên đănh ký học ôn ,đóng lệ phí sẽ được sắp xếp ngay vào lớp. Được phát thr học viên, sinh viên phải mang thẻ học viên mỗi khi đến lớp để cán bộ khoa kiểm tra hàng ngày.sinh viên cũng được phát kế hoạch học ôn các lớp và các môn học theo quy định. 3.3.Lên kế hoạch và sắp xếp thời khóa biểu, kế hoạch học tập của sinh viên * Yêu cầu Để có thể xếp được thời khóa biểu và lịch học cho học sinh bản thân em cần trang bị cho mình những kiến thức như sau: - Tìm hiểu các căn cứ để xếp thời khóa biểu + Chương trình chi tiết của môn học + Thời gian đào tạo + Giáo viên giảng dạy + Số lượng học sinh - Các kĩ năng tin học văn phòng đặc biệt là cách tạo bảng và cách tính trong Excel. Kĩ năng giao tiếp và kĩ năng nói chuyện điện thoại để mời giáo viên hướng dẫn đồng thời để thông báo lịch học tới giáo viên hướng dẫn. * Các bước thực hiện Thời khóa biểu của trường được xếp qua 4 bước như sau: - Bước 1: Tạo lớp 33 Căn cứ vào khung chương trình các ngành Đào tạo của trường, căn cứ số lượng sinh viên có khả năng tham gia học, điều kiện cơ sơ vật chất, đội ngũ cán bộ tham gia giảng dạy các học phần để tạo danh sách các lớp học phần (dự kiến). - Bước 2: Gửi về tổ chuyên môn để bố trí cán bộ giảng dạy, sắp xếp thời gian giảng dạy, đồng thời mời giáo viên thỉnh giảng cho những bộ môn còn thiếu giáo viên giảng. - Bước 3: Xây dựng kế hoạch chung trên bảng tính Excel gồm các thao tác như sau: + Nhận lại kế hoạch dự kiến từ các tổ bộ môn để xây dựng thành kế hoạch chung. + Tạo thời gian cho các lớp học phần. + Phân công cán bộ giảng dạy. + Thông báo lịch tới giáo viên thỉnh giảng + Xếp tiết học cụ thể cho từng lớp học phần. - Bước 4: Hoàn chỉnh thời khóa biểu, gửi về cho các tổ bộ môn thực hiện và dán thời khóa biểu tại bảng tin nhà trường để thông báo tới học sinh. * Tiến độ - Thời khóa biểu của nhà trường được xếp theo tuần học và thường được công bố vào sáng thứ 6 để học sinh chuẩn bị cho một tuần học tiếp theo. - Thời khóa biểu xếp lịch học cả tuần từ thứ 2 tới thứ 6 bao gồm các lớp đào tạo chính quy và các lớp hệ vừa học vừa làm.  Nguyên nhân việc thời khóa biểu không có sự cố định mà thường xuyên thay đổi là do nhà trường hiện nay đang thiếu cán bộ giáo viên do đó số lượng giáo viên mời thỉnh giảng nhiều ảnh hưởng tới công tác xếp thời khóa biểu, phải xếp lịch học tập giảng dạy sao cho phù hợp với nhà trường đồng thời cũng phù hợp với lịch làm việc của giáo viên đó. Tuy nhiên hiện nay nhà 34 trường đang từng bước khắc phục tình trạng trên bằng cách tuyển thêm giáo viên có đủ trình độ chuyên môn về trường làm giáo viên cơ hữu, tránh tình trạng phụ thuộc vào giáo viên mời ngoài. *Các mối quan hệ trong quá trình xếp thời khóa biểu: - Chuyên viên Nguyễn Thị Tuyết được giao nhiệm vụ xếp thời khóa biểu cho nhà trường. Trong quá trình xếp thời khóa biểu nếu phát sinh khó khăn vượt quá quyền hạn cho phép thì gặp trực tiếp chuyên viên phòng đào tạo để cùng thống nhất phương án giải quyết. - Thời gian thực tập tại nhà trường bản thân em dưới sự dẫn dắt, giúp đỡ của chuyên viên Nguyễn Thị Tuyết đã lập được thời khóa biểu cho các lớp. Nếu có bất kỳ băn khoăn, thắc mắc, hay cần chỉnh sửa bản thân em gặp trực tiếp chuyên viên để lắn nghe tư vấn, hướng dẫn. *Đánh giá: Thời khóa biểu là một kế hoạch tác nghiệp đặc biệt của trường học, có tác động nhanh chóng và điều hành trực tiếp tới việc dạy của thầy và việc học của trò trong quá trình học tập và giảng dạy. Qua thời gian quan sát và bản thân tham gia làm bản thân em đánh giá như sau: - Ưu điểm: + Linh hoạt thay đổi theo điều kiện thực tế của nhà trường + Việc lập thời khóa biểu đã căn cứ vào chương trình và kế hoạch các môn học và quy chế vào các lớp, tham khảo nguyện vọng của giáo viên + Thỏa mãn được yêu cầu trải đều các môn học trong tuần. + Các môn khó được san đều cho các ngày trong tuần + Khai thác được tối đa cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học + Bố trí để giảng viên tham dự giờ dạy của nhau. 35 + Có chú ý tới nguyện vọng và hoàn cảnh các giảng viên ở xa, nuôi con nhỏ, hoặc đảm nhận công tác xã hội đoàn thể. - Nhược điểm: + Sự thay đổi thời khóa biểu liên tục dẫn tới sự phụ thuộc của giáo viên và học sinh vào phòng đào tạo mất đi sự chủ động trong quá trình học tập của giáo viên và học sinh. + Mất thời gian khi thường xuyên thay đổi thời khóa biểu đồng thời còn tốn kém về kinh phí trong quá trình in ấn thời khóa biểu mới hàng tuần gửi tới các tổ bộ môn và dán bảng thông báo. + Công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện thời khóa biểu chưa chặt chẽ. 3.4.Giải quyết các công việc hành chính văn phòng Lập danh sách dự trù văn phòng phẩm cho tháng 1, tháng 2 - Soạn thảo giấy đề nghị in sách - Đánh các văn bản *Yêu cầu - Nắm được thể thức và cách thức soạn thảo văn bản qua: Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT- BNV- VPCP của Bộ nội vụ, Văn phòng Chính phủ ngày 6/5/2005 về kỹ thuật trình bầy văn bản quản lý nhà nước *Cách làm - Tham khảo mẫu đã có sẵn để soạn thảo các văn bản yêu cầu - Hỏi ý kiến của các chuyên viên trong phòng đào tạo trước đây đảm nhận công việc soạn thảo các văn bản đó. - Để có thể soạn thảo danh sách dự trù văn phòng phẩm cần thống kê được văn phòng phẩm cho các phòng ban trong nhà trường. *Tiến độ 36 - Các văn bản được soạn thảo một cách nhanh chóng và đúng tiến độ - Riêng bản dụ trù in sách và dự trù in văn phòng phẩm cần thời gian để tổng hợp và thu thập số liệu. *Đánh giá - Ưu điểm: + Soạn được văn bản kịp thời, chính xác, đúng thể thức + Giúp tiến độ làm việc của đơn vị tiến hành thuận lợi - Nhược điểm: + Đối khi số liệu thống kê, tổng hợp còn chậm dẫn tới văn bản ban hành ra chậm hơn so vói dự kiến 3.5 Cùng cán bộ khoa sau đại học đi điểm danh các lớp học. Yêu cầu - Nắm được phòng học ,lịch học của các lớp. - Tạo mối quan hệ giữa khoa với lớp, giáo viên, cán bộ lớp. Cách làm Kế hoạch đi điểm danh tiến hành theo các bước sau: - Bước 1: Theo dõi thời khóa biểu, lịch học của các lớp. - Bước 2: Liên hệ giáo viên, chuẩn bị giấy tờ danh sách điểm danh. - Bước 3: kiểm tra sĩ số lớp và thẻ học viên, phát thẻ điểm danh và thu thẻ điểm danh, - Bước 4: về khoa tổng hợp lại thẻ điểm danh vào danh sách điểm danh và danh sách theo dõi hàng tuần. Tiến độ - Đi điểm danh các lớp cao học được thực hiện theo kế hoạch hàng ngày vào thời gian đầu và cuối buổi học, buổi chiều từ 14h đến 16h, buổi tối từ 17h30’ đến 19h30’. 37 Các mối quan hệ - Các cán bộ khoa có sự phối hợp chặt chẽ với các giáo viên bộ môn, giữa trưởng khoa và các cán bộ trong khoa trong việc sắp xếp, bố trí công việc chuyên môn đi điểm danh. Đánh giá - Ưu điểm: + Bám sát học sinh trong quá trình học. + Thực hiện đúng kế hoạch của khoa. + Đảm bảo công tác học ôn của quy trình tuyển sinh, công tác đào tạo sau tuyển sinh. - Nhược điểm: sĩ số lớp thường không đảm bảo vì lý do cá nhân của sinh viên. 3.6 Giải đáp một số thắc mắc của học sinh *Yêu cầu - Nắm chắc các vấn đề về chuyên môn, kế hoạch đào tạo. - Nắm được kế hoạch chuyên môn của khoa, - Nắm được tâm tư, nguyện vọng của sinh viên. - Gỉai quyết các vấn đề trong khả năng hiểu biết của mình.Gặp vấn đề gì không rõ hoặc chưa thấu đáo thì hỏi cán bộ khoa hoặc bác trưởng khoa. Trong thời gian thực tập tại khoa sau đại học có nhiều sinh viên trực tiếp hỏi về vấn đề tuyển sinh cao học, kế hoạch học các lớp ngắn hạn, tư vấn giám sát thi công,đấu thầu xây dựng, quản lý dự án. *Cách làm - Trả lời trực tiếp đối với các vấn đề bản thân biết rõ 38 - Đối với các vấn đề chưa rõ thì hỏi các cán bộ trong khoa hoặc bác trưởng khoa làm sao để trả lời nhanh nhất và kịp thời các băn khoăn thắc mắc của sinh viên. *Tiến độ - Trả lời học sinh ngay lập tức hoặc tham khảo ý kiến của các cán bộ khác trong khoa để trả lời sinh viên. *Đánh giá Bản thân gần gũi hơn với học sinh, hiểu các băn khoăn vướng mắc của học sinh để hỗ trợ sinh viên. Thông qua các câu hỏi sinh viên thắc mắc mà bản thân chưa có đáp án thì có thêm kiến thức để lần sau giúp đỡ sinh viên. 2.7 Giải quyết các tình huống quản lý - Tình huống 1: + Nội dung: Giáo viên mời thỉnh giảng ốm đột xuất. + Cách giải quyết: Có 2 phương án: Thứ nhất, mời 1 giáo viên khác dạy thay giáo viên bị ốm 1 tiết. Thứ hai, nếu không mời được giáo viên dạy thay thì gọi điện cho cán bộ lớp đó cho lớp nghỉ 1 tiết. - Tình huống 2: + Nội dung: Xếp nhầm lịch giáo viên đi trông thi: giáo viên đó phải đưa học sinh đi thực tập lâm sàng tại bệnh viên vào buổi sáng nhưng lại xếp nhầm cho giáo viên đó trông thi buổi sáng. + Cách giải quyết: gọi điện cho giáo viên đó tiếp tục đưa học sinh đi thực tập lâm sàng và bố trí người đi trông thi hộ giáo viên đó, nếu không tìm được người trông thi hộ thì liên hệ với một giáo viên khác trông thi buổi chiều mà buổi sáng không bận lên lớp đổi lịch trông thi cho giáo viên bị xếp nhầm lịch. - Tình huống 3: 39 + Nội dung: giáo viên thỉnh giảng có việc đột xuất phải đi công tác không thể xếp lịch dạy tiếp chương trình. + Cách giải quyết: Mời giáo viên khác có cùng chuyên môn tiếp tục dạy nối chương trình đang dang dở của giáo viên đó hoặc trong trường hợp không thể mời được giáo viên nào thì môn học đó sẽ bị đình lại để chờ giáo viên sau thời gian đi công tác về tiếp tục dạy. 40 PHẦN 3.BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ 1. Tóm tắt những công việc đã làm trong thời gian thực tập - Giúp cán bộ tại cơ sở thực tập giải quyết các công việc hành chính như: lập danh sách dự trù văn phòng phẩm cho tháng 1, tháng 2; soạn thảo giấy đề nghị in sách ….. - Giải đáp một số thắc mắc của sinh viên như: hỏi lịch học, xếp thời khóa biểu, lịch thi, lịch học lại, thi lại, hỏi điểm….. - Hỗ trợ công tác thi như: kiểm tra đề thi, giấy thi, niêm phong đề thi, dọc phách, ghép phách…. - Công việc thường xuyên làm hàng tuần gồm có: + Giúp cán bộ khoa xếp thời khóa biểu, xếp lịch học, lịch thi (mỗi tuần làm 1 lần và vào cuối tuần để lên kế hoạch cho tuần tiếp theo) + Soạn thảo một số kế hoạch của khoa.. + Vào cuối mỗi tuần dán thông báo về lịch học, lịch thi ở bảng tin, cung cấp thông tin cho giáo viên và học sinh về kế hoạch học tập của tuần tiếp theo. + Lập danh sách giáo viên chấm thi + Viết phiếu giao bài thi. + Viết báo cáo tiến độ ghép phách bài thi. + Giúp cán bộ lập kế hoạch học tập sau tết và kế hoạch thi nâng điểm cho học sinh sau tết. - Công việc làm trong tháng gồm có: + Giúp cán bộ rà soát điểm các môn thi cao học. + Giúp cán bộ khoa lập danh sách các loại sách, giáo trình cần in bổ sung trong tháng tiếp theo (công việc này cũng được làm trước 3 tuần) + Giúp cán bộ hướng dẫn soạn dự trù văn phòng phẩm hàng tháng. 41 + giúp cán bộ khoa kiểm kê cơ sở vật chất tài sản của nhà trường vào cuối năm và cùng với cán bộ khoa Sau đại học viết báo cáo tổng kết. 2. Bài học kinh nghiệm Bảy tuần thực tập tốt nghiệp tuy không nhiều nhưng bản thân em đã gặt hái được nhiều điều bổ ích, và thật sự thấy thời gian thực tập này là rất cần thiết cho bất kỳ một sinh viên chuyên ngành quản lý giáo dục nào. Cụ thể em đã thu được những bài học sau: 1. Hiểu biết thêm kiến thức về hoạt động của khoa Sau đại học trường Đại học Xây dựng : về quy trình tuyển sinh, quy trình quản lý điểm, quản lý giáo viên và học sinh, quản lý đề thi, đề cương ôn tập, giáo trình, giáo án, quản lý về chương trình đào tạo ... 2. Biết vận dụng kiến thức lý thuyết đã được học vào thực tế một cách nhạy bén và phù hợp: Cách xây dựng kế hoạch, quy trình quản lý đào tạo .... Trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ, phải đối chiếu với lí luận để giải quyết. Đồng thời từ thực tiễn có những bổ sung cho mặt lý luận. Việc thực hiện công việc phải tiến hành linh hoạt, tùy vào từng trường hợp và đối tượng cụ thể mà có cách giải quyết phù hợp. 3. Biết dung hoà các mối quan hệ: Giữa cấp trên với cấp dưới, giữa đồng nghiệp trong cơ quan với nhau, đặc biệt phải biết lắng nghe, quan tâm, động viên và chia sẽ với đồng nghiệp. Nếu thiếu đi kỹ năng lắng nghe nhà quản lý sẽ bỏ qua một kênh thông tin quan trọng dẫn đến hiệu quả quản lý không cao. Bên cạnh đó việc chia sẻ trách nhiệm với những người xung quanh cũng là điều hết sức cần thiết. Việc này chứng minh tài năng lãnh đạo của nhà quản lý cũng như niềm tin của họ đối với đồng nghiệp và cấp dưới. 4. Nhiệt tình gắn bó và yêu công việc: Phải có tinh thần tự giác, ý thức tự phê binh và phê bình. Bởi vì dù là nhà quản lý giỏi tới đâu cũng không thể tránh 42 khỏi sai sót khi thực hiện công việc. Trước những tình huống đó nhà quản lý phải trung thực, dũng cảm nhận khuyết điểm và tìm phương hướng sửa chữa. Đồng thời phải biết thẳng thăn góp ý chân thành trước những sai sót của đồng nghiệp. Có như vậy mới nâng cao được uy tín bản thân và góp phần xây dựng được tập thể vững mạnh. 5. Cách thức giao tiếp tại công sở: giữa cấp trên với cấp dưới, từ ngôn ngữ được sử dụng tại phòng giữa các đồng nghiệp với nhau cho tới ngôn ngữ dành cho học sinh khi lên phòng đào tạo thắc mắc những vấn đề của bản thân ... tất cả đều phải từ tốn, nhẹ nhàng và thân thiện. Phong cách ăn mặc phải lịch sự, gọn gàng, điệu bộ đi đứng ra vào, sử dụng điện thoại trong phòng... Những kiến thức này em đã từng được biết đến nhưng thông qua thời gian thực tập em đã trực tiếp có cơ hội trãi nghiệm và được bổ sung vốn kiến thức cho bản thân. 6. Nắm vững và thực hiện đúng chức năng thẩm quyền, mục tiêu, nhiệm vụ đã được giao. Muốn quản lý tốt và hiệu quả, cần phải tích cực tìm hiểu, nghiên cứu, nắm vững lí luận về kiến thức quản lý, đặc biệt là về lĩnh vực quản lý của mình. Bởi chỉ có am hiểu lĩnh vực mình quản lý nhà quản lý mới có thể làm tốt, đồng thời mới nhận được sự tín nhiệm của những người xung quanh. 7. Phải làm việc có kế hoạch: Phải đưa mọi hoạt động quản lý vào kế hoạch; người quản lý phải được trang bị những kiến thức cơ bản về kế hoạch, hiểu và nắm được các loại kế hoạch trong quản lý giáo dục và biết xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị, hướng dẫn mọi thành viên xây dựng kế hoạch cá nhân và bộ phận, kiên trì thực hiện kế hoạch đã vạch ra; phải rèn thói quen làm việc cho mình và cho mọi thành viên trong tổ chức. Khi tiến hành bất kỳ một hoạt động nào đều phải xây dựng kế hoạch và hình thành cho người dưới quyền thói quen làm việc có kế hoạch. Người quản lý phải biết lựa chọn, nêu ra được 43 và giải quyết hợp lý những khâu chủ yếu. Việc giải quyết khâu này sẽ đảm bảo kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ khác. 8. Làm việc phải có tính khoa học: Phải tuân thủ nghiêm ngặt khi ra các quyết định hoặc xử lý thông tin để xác định mục tiêu; không ngừng học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức thuộc các lĩnh vực có liên quan, biết vận dụng chúng vào thực tiễn quản lý giáo dục. Phải xây dựng cho bản thân thói quen làm việc khoa học đầu tiên là từ giờ giấc đi làm tới mọi sinh hoạt khác của bản thân để cấp dưới làm gương và noi theo. 9. Bài học thông tin quản lý: Phải có mối liên hệ thông tin từ hai chiều, khi đưa ra thông tin thì phải đảm bảo tính chính xác, hợp lý, dễ hiểu. Đồng thời phải tiếp nhận, chọn lọc và xử lý luồng thông tin ngược theo nhiều chiều. 10. Nhận thức sâu sắc và đầy đủ về vai trò và nhiệm vụ của một chuyên viên phòng đào tạo. Từ đó ý thức được trách nhiệm của bản thân trong quá trình làm việc, để đảm bảo công việc có chất lượng và hiệu quả hơn. 11. Cần phải có các kĩ năng về tin học, đặc biệt là tin học văn phòng để có thể lập được bảng biểu khoa học và chính xác, ứng dụng các phần mềm trong quản lý .... Có như vậy sẽ rút ngắn được thời gian lao động mà chất lượng công việc lại cao hơn. 3. Kiến nghị Thông qua thời gian thực tập ngắn, bản thân em có một số ý kiến chủ quan xin nêu ra như sau: Về phía Học viện: - Học viện cần có những biện pháp thiết thực hỗ trợ sinh viên trong việc liên hệ địa điểm thực tập vì đây là một chuyên ngành mới nên việc sinh viên tự liên hệ tại cơ sở gặp một số khó khăn nhất định. - Cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa cán bộ hướng dẫn với sinh viên thực tập để luôn có những chỉ đạo kịp thời, đúng dắn. 44 - Có những hoạt động thiết thực nhằm quảng bá thương hiệu Học viện Quản lý Giaó dục, Về phía cơ sở thực tập: - Khoa luôn luôn phải cập nhật thông tin đào tạo cần thiết lên trang web khoa hay các bảng tin của khoa để tạo điều kiện cho sinh viên nắm bắt thông tin kịp thời, tạo sự thuận lợi trong quản lý và các công tác chuyên môn. - Chấn chỉnh thời gian làm việc của các cán bộ khoa, đảm bảo thời gian hành chính, hạn chế tối đa việc cán bộ chuyên môn không có mặt ở khoa trong thời gian hành chính làm việc, trừ lý do đặc biệt, đảm bảo giờ giấc khoa học, tác phong làm việc công nghiệp. - Chú ý hơn tới đời sống của nhân viên trong khoa để tạo động lực làm việc, có những khen thưởng, khích lệ kịp thời giúp cán bộ khoa ổn định cuộc sống và yên tâm làm việc. - Có sự giám sát chặt chẽ hơn nữa của trưởng khoa đối với các cán bộ khoa - Hạn chế lối làm việc, giải quyết công việc theo tình cảm, tránh sự nể nang đảm bảo lối làm việc khoa học, và đảm bảo sự công bằng trong công tác chung. - Tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có nhiệt tình, có chuyên môn đi học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 4. KẾT LUẬN Tuy thời gian thực tập ngắn ngủi nhưng đây là một dịp để sinh viên học viện quản lý có cơ hội tiếp xúc các công việc trực tiếp, thực hành và ứng dụng các kiến thức, kỹ năng đã tích lũy 3 năm qua vào các công việc cụ thể. Tạo cơ hội cho sinh viên có điều kiện học hỏi cách làm ,cách quản lý và rèn luyện các kỹ năng mềm, phong cách làm việc văn 45 phòng công nghiệp, tạo mối quan hệ gắn bó giữa sinh viên thực tập và cán bộ khoa.Trong quá trình thực tập cơ sở, các bác, chú, cô, anh chị của khoa cũng đã bày dạy nhiều kiến thức, kỹ năng trong học tập cũng như trong cuộc sống, tạo điều kiện về thời gian,và giúp đỡ sinh viên hết sức nhiệt tình,để lại trong em một đợt thực tập với những kỷ niệm đẹp. 46 PHỤ LỤC: QUY CHẾ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập- Tự do - Hạnh phúc QUY CHẾ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC (Ban hành theo Quyết định số: 18/2000/QĐ-BGD & ĐT ngày 08 tháng 6 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) • • • • • • • • Chương 1. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG Chương 2. ĐÀO TẠO THẠC SĨ Chương 3. ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Chương 4. BỒI DƯỠNG SAU ĐẠI HỌC Chương 5. GIẢNG VIÊN Chương 6. NGƯỜI HỌC Chương 7. QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Chương 8. KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Chương 1 NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG ĐIỀU 1. Phạm vi điều chỉnh Quy chế đào tạo sau đạI học quy định về hoạt động đào tạo trong giáo dục sau đại học, cọ sở đào tạo sau đại học, nhiệm vụ, quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo sau đại học trong phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 2. Mục tiêu đào tạo sau đại học 1. Đào tạo sau đại học dành cho nhữngngười tốt nghiệp đại học với mục tiêu trang bị những kiến thức sau đại học và nâng cao kỹ năng thực hành nhằm xây dựng đội ngũ những người làm khoa học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ cao, đáo ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, khoa học- công nghệ của đất nước. 2. Đào tạo sau đại học bao gồm: đào tạo thạc sĩ, đào tạo tiến sĩ và bồi dưỡng sau đại học. 47 Thạc sĩ phải có kiến thức chuyên môn vững vàng; có năng lưc thực hành và khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và kinh tế; có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo. Tiến sĩ phải có trình độ cao về lý thuyết, thực hành; có năng lực sáng tạo, độc lập nghiên cứu; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn; Phát hiện và giải quyết được những vấn đề khoa họccông nghệ. Bồi dưỡng sau đại học là loại hình đào tạo nhằm bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến thức để theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ trong nước và trên thế giới. Điều 3. Hình thức và thời gian đào tạo 1. Đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ được thực hiện theo hai hình thức tập trung và không tập trung. a. Đào tạo tập trung là hình thức đào tạo mà người học phải dành toàn bộ thời gian cho học tập và nghiên cứu theo qui định của chương trình tại cơ sở đào tạo. b. Đào tạo không tập trung là hình thức đạo tạo mà người học được dành một phần thời gian làm việc khác, nhưng tổng thời gian dành cho học tập và nghiên cứu tập trung tại cơ sở đào tạo phải bằng thời gian đào tạo theo hình thức tập trung. c. Khối lượng, nội dung chương trình học tập và yêu cầu đào tạo của hai hình thức đào tạo tập trung và không tập trung là như nhau. 2. Thời gian đào tạo thạc sĩ theo hình thức tập trung là 2 năm, không tập trung là 3 năm. Thời gian đào tạo tiến sĩ theo hình thức tập trung là 4 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; từ hai đến 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ. Thời gian đào tạo tiến sĩ theo hình thức không tập trung là 5 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; Từ 3 đến 4 năm đối với người có bằng thạc sĩ. Điều 4. Cơ sở đào tạo sau đại học 1. Cơ sở đào tạo sau đại học là các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học được thủ tướng chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học, trong đó trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ. 2. Điều kiện để được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học: a. Có đội ngũ những người làm khoa học vững mạnh, có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư; Có khả năng xây 48 dựng chương trình và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, khả năng tổ chức và bố trí người, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ. b. Có sơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho việc học tập, nghiên cứu khoa học của học viên cao học và nghiên cứu sinh. c. Có kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm khoa học, kỹ thuật, thể hiện ở việc đã hoàn thành những đề tài nghiên cứu khoa học ở mức độ luận án tiến sĩ, đã thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu thuộc đề tài trong các chương trình cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ quản lý, đã tổ chức tốt các sinh hoạt khoa học, các lớp bồi dưỡng sau đại học. 3. Những cơ sở đào tạo sau đại học không duy trì được các điều kiện nêu ở khoản 2 Điều này hoặc không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không thực hiện được nhiệm vụ được giao sẽ bị đình chỉ nhiệm vụ đào tạo sau đại học. Chương 2 ĐÀO TẠO THẠC SĨ Mục 1 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ Điều 5 . Yêu cầu đối với chương trình đào tạo thạc sĩ 1.Chương trình đào tạo thạc sĩ phải đảm bảo cho học viên cao học được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở đại học; hiện đại hóa những kiến thức chuyên ngành; tăng cường kiến thức lien ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành đào tạo. 2.Chương trình đào tạo thạc sĩ phải có khối lương từ 80 đến 100 đơn vị học trình, trong đó một đơn vị học trình được qui định bằng khoảng 15 tiết giảng lý thuyết, 30 đến 45 tiết giảng thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận, 45 đến 60 tiết làm tiểu luận hoặc luận văn . Để tiếp thu được một đơn vị học trình lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, học viên phải dành ít nhất 30 tiết chuẩn bị. 3.Chương trình đào tạo thạc sĩ gồm 3 phần: a. Phần 1 – Kiến thức chung: gồm các môn Triết học, Ngoại ngữ nhằm trang bị những kiến thức về phương pháp luận và phương tiện giúp học viên học tập các môn ở phần kiến thức cơ sở, chuyên ngành và nghiên cứu thực hiện đề tài luận văn. b. Phần 2 – Kiến thức cơ sở và chuyên ngành: gồm những môn học bổ sung và nâng cao kiến thức cơ sở và chuyên ngành, mở rộng và cập nhật kiến thức chuyên ngành kể cả các môn tin học chuyên ngành và phương pháp luận nghiên cứu khoa học của ngành, giúp học viên nắm vững lý thuyết lý luận và 49 năng lực thực hành, khả năng hoạt động thực tiễn để có thể giải quyết những vấn đề chuyên môn. Phần này gồm hai nhóm môn học: · Nhóm môn học bắt buộc: gồm các môn có nội dung thiết yếu của ngành và chuyên ngành trong đó có một số môn do bộ giáo dục và đào tạo qui định chung cho từng ngành trên cơ sở đề xuất của Hội đồng ngành hoặc chuyên ngành. · Nhóm môn học lựa chọn ( chiếm nhiều nhất 30% khối lượng chương trình đào tạo của phần 2): gồm những môn học nhằm đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp khác nhau của người học trong một chuyên ngành. Việc lực chọn môn học thích hợp do học viên đề xuất, có sự hướng dẫn của bộ môn hay giảng viên môn học và phải đảm bảo đủ số học trình quy định. c. Phần 3 – Luận văn thạc sĩ: đề tài luận văn thạc sĩ là một vấn đề về khoa học, kỹ thuật hoặc quản lý cụ thể do cơ sở đào tạo giao hoặc do học viên đề xuất, được người hướng dẫn đồng ý và được hội đồng khoa học và đào tạo của khoa và của cơ sở đào tạo chấp nhận . Điều 6. Cấu trúc chương trình đào tạo thạc sĩ Cấu trúc chương trình đào tạo thạc sĩ được xây dựng trên cơ sở đặc điểm, yêu cầu và mục tiêu đào tạo của ngành và chuyên ngành. Có hai loại cấu trúc chương trình đào tạo thạc sĩ: Loại 1: Áp dụng cho chương trình đào tạo chủ yếu nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành. Cấu trúc này như sau: Phần 1 chiếm 20% khối lượng chương trình đào tạo Phần 2 chiếm 65-70% khối lượng chương trình đào tạo Phần 3 chiếm 10-15% khối lượng chương trình đào tạo Loại 2: Áp dụng cho chương trình đào tạo những người làm công tác nghiên cứu khoa học. Cấu trúc này như sau: Phần 1 chiếm 20% khối lượng chương trình đào tạo Phần 2 chiếm 50-55% khối lượng chương trình đào tạo Phần 3 chiếm 25-30% khối lượng chương trình đào tạo Điều 7. Chương trình khung Chương trình khung được xây dựng trên cơ sở yêu cầu và cấu trúc chương trình qui định ở Điều 5, Điều 6 Qui chế này. Chương trình khung của mỗi chuyên ngành phải nêu rõ mục tiêu, yêu cầu đào tạo của chuyên ngành; Cấu trúc chương trình đào tạo,tổng số đơn vị học trình; Cơ cấu, nội dung cơ bản và phân bổ đơn vị học trình cho các môn học thuộc kiến thức cơ sở, kiến thức chuyên ngành; Phân bổ thời gian đào tạo lý thuyết, thực hành và cách đánh giá từng môn học. Chương trình khung của từng chuyên ngành do cơ sở đào tạo hoặc nhóm cơ sở đào tạo xây dựng. Chương trình khung của mỗi chuyên ngành phải được hội đồng khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo thông qua và Bộ Giáo Dục và 50 Đào Tạo phê duyệt khi giao nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành đó cho cơ sở đào tạo. Ngoài các môn học do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo qui định, các môn học còn lại có thể được cơ sở đào tạo điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết nhưng phải được Hội đồng Khoa học và đào tạo của cơ sở đào tạo thông qua, báo cáo Bộ Giáo Dục và Đào Tạo biết và lưu giữ tại cơ sở đào tạo để làm căn cứ pháp lý cho tổ chức đào tạo. Điều 8. Tổ chức giảng dạy 1. Việc tổ chức giảng dạy các môn học trong chương trình đào tạo thạc sĩ do cơ sở đào tạo chịu trách nhiệm bao gồm việc xác định yêu cầu và nội dung chương trình các môn học, lập kế hoạch giảng dạy căn cứ chương trình khung đã được phê duyệt. Nội dung môn học phải được điều chỉnh, cập nhật, bổ sung, hiện đại hóa để dáp ứng yêu cầu phát triển khoa học, công nghệ của ngành. Việc điều chỉnh, bổ sung những nội dung cơ bản của môn học phải được Hội đồng khoa học và đào tạo của khoa thông qua và lập thành hồ sơ lưu trữ tại cơ sở đào tạo. 2. Đầu khóa học cơ sở đào tạo phải thông báo cho học viên về kế hoạch học tập, chương trình đào tạo toàn khóa, kế hoạch kiểm tra, thi, đánh giá từng môn học của các chuyên gia đào tạo, lịch bảo vệ luận văn tốt nghiệp, qui chế học tập và công nhận tốt nghiệp, nghĩa vụ và quyền lợi của học viên. 3. Tổ chức giảng dạy các môn trong chương trình đào tạo thạc sĩ phải được thực hiện bằng cách phối hợp các hình thức học tập trên lớp với tự học, tự nghiên cứu, coi trọng việc phát huy năng lực thực hành, năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề chuyên môn của học viên. 4. Để thực hiện kế hoạch giảng dạy, mỗi môn phải có đề cương chi tiết môn học được bộ môn thông qua. Đề cương chi tiết môn học phải nêu rõ: a. Mục tiêu, nội dung và phương pháp giảng dạy từng phần, chương, mục. b. Thời gian lên lớp, thực hành. c. Danh mục tài liệu tham khảo. d. Yêu cầu về bài tập, tiểu luận, kiểm tra thường kỳ, thi kết thúc môn học. e) Trọng số của từng lần kiểm tra thường kỳ, bài tập, tiểu luận và thi. f) Họ và tên, học vị, chức danh (phó giáo sư hoặc giáo sư)của các giảng viên môn học. 5. Trưởng bộ môn có trách nhiệm bố trí giảng viên, kiểm tra việc lập và thực hiện lịch trình giảng dạy về lý thuyết, thực hành, bài tập, kiểm tra, tiểu luận, thi các môn học do bộ môn phụ trách ở mỗi khóa đào tạo. 51 6. Cơ sở đào tạo có trách nhiệm lập kế hoạch giảng dạy các môn học của từng chuyên ngành cho mỗi khóa và quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy. 7.Thủ trưởng cơ sở đào tạo có trách nhiệm tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giảng dạy, lịch trình giảng dạy, việc biên soạn đề cương chi tiết và đánh giá môn học của giảng viên. Điều 9. Đánh giá môn học 1.Quy định chung Đánh giá môn học được thực hiện bằng bài tập, kiểm tra thường kỳ, viết tiểu luận, thi kết thúc môn học. Mỗi môn học phải được đánh giá ít nhất hai lần bằng bài tập hoặc tiểu luận hoặc kiểm tra và thi kết thúc môn học. Kiểm tra và thi kết thúc môn học có thể theo hình thức thi viết hoặc vấn đáp. 2.Tổ chức đánh giá môn học a. Giảng viên phụ trách môn học tổ chức kiểm tra thường kỳ, bài tập, tiểu luận theo yêu cầu của đề cương chi tiết môn học. Bộ môn và giảng viên phụ trách môn học tổ chức thi kết thúc môn học. đề thi kết thúc môn học do Trưởng bộ môn chịu trách nhiệm tổ chức ra đề hoặc dung ngân hàng đề thi. Đề thi phải phù hợp với nội dung chương trình môn học. Hàng năm cơ sở đào tạo phải tổ chức nghiên cứu, phân tích kết quả thi hay kiểm tra các môn học trong chương trình đào tạo để ra đề thi một cách khoa học, đảm bảo tính chính xác và công bằng trong kiểm tra, đánh giá. b. Việc chấm kiểm tra thường kỳ, bài tập, tiểu luận do giảng viên phụ trách môn học đảm nhiệm. Chấm thi kết thúc môn học phải do hai giảng viên đảm nhiệm và thống nhất được điểm chấm. Trong trường hợp không thống nhất thì các giảng viên chấm thi trình Trưởng bộ môn quyết định. c. Các điểm đánh giá môn học (bao gồm điểm kiểm tra thường kỳ, điểm bài tập, điểm tiểu luận, điểm thi kết thúc môn học) được chấm theo thang điểm 0 đến 10; nếu cho điểm lẻ thì chỉ lẻ 0,5 điểm. Điểm môn học là tổng các điểm đánh giá được quy định trong đề cương chi tiết môn học, lấy đến một chữ số thập phân và không làm tròn. Môn học được coi là đạt yêu cầu khi điểm môn học từ 5,0 trở lên. d. Các điểm đánh giá môn học phải được thông báo sau khi chấm xong. Các điểm đánh giá môn học, điểm môn học phải được ghi vào bảng điểm của môn học cho từng khóa đào tạo theo mẫu thống nhất do trường quy định, có chữ ký của các giảng viên chấm thi và Trưởng bộ môn. e) Các điểm đánh giá và điểm môn học từng môn của mỗi học viên phải được ghi và lưu trong sổ điểm chung của khóa đào tạo. f) Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định việc bảo quản các bài thi, quy trình chấm thi và lưu trữ các bài thi sau khi chấm. Thời gian lưu trữ các bài thi 52 viết sau khi chấm ít nhất là ba năm kể từ khi kết thúc khóa đào tạo. Các hồ sơ tài liệu khác của các kỳ thi, kiểm tra phải được lưu trữ lâu dài tại các cơ sở. 3.Điều kiện dự thi kết thúc môn: Học viên được dự thi kết thúc môn học khi có đủ các điều kiện sau: a. Tham dự ít nhất 80% số tiết lên lớp đã quy định trong đề cương chi tiết môn học. b. Tham dự đầy đủ các buổi thực hành, sinh hoạt khoa học. c. Có đủ các điểm bài tập, kiểm tra thường kỳ, điểm tiểu luận theo quy định của môn học. Học viên vắng mặt có lý do chính đáng một trong các buổi thực hành được Trưởng bộ môn xem xét bố trí buổi khác ; vắng mặt có lý do chính dáng một trong các buổisinh hoạt khoa học được Trưởng bộ môn xem xét cho nộp báo cáo khoa học thay thế. Học viên vắng mặt có lý do chính đáng một trong kỳ kiểm tra thường kỳ, kỳ thi kết thúc môn học được dự kỳ kiểm tra, thi bổ sung (trường hợp này được coi là thi lần đầu). Lịch của kỳ kiểm tra, thi bổ sung phải được xác định trong lịnh trình giảng dạy. Không tổ chức kiểm tra lại cho những học viên có điểm kiểm tra thường kỳ đạt dưới 5.Không tổ chức kiểm tra, thi ngoài các kỳ kiểm tra và thi nêu trong lịch trình giảng dạy và đã được công bố từ đầu khòa học. Học viên không điều kiện dự thi kết thúc môn học nào thì phải học lại môn học đó với khóa tiếp sau. 4. Những học viên có điểm môn học không đạt yêu cầu được dự thi kết thúc môn học lại lần thứ hai . Lịch thi lại phải được ấn định và công bố từ đầu khóa học trong lịch trình giảng dạy và đảm bảo ít nhất 4 tuần kể từ kỳ thi lần thứ nhất . Khi này điểm môn học được tính lại theo điểm thi kết thúc môn học lần thứ hai và phải ghi rõ là điểm lần thứ hai. Với kết quả thi lại mà điểm môn học kông đạt yêu cầu, học viên phải lại môn đó cùng khóa kế tiếp . Số môn được học lại cùng khóa kế tiếp của một học viên không quá ba môn và học viên phải tư6 túc kinh phí học tập các môn này . Nếu học viên có bốn môn trở lên phải học lại hoặc nếu học lại từ một đến ba môn học của một môn vẩn đạt dưới 5 thì học viên sẽ bị đình chỉ học tập . 5. Các khiếu nại về điểm chấm được giải quết theo quy định của cơ sở đào tạo trong vòng một tháng sau ngày công bố kết quả. 6. Xử lý vi phạm trong quá trình đánh giá môn học. Việc xử lý vi phạm kiểm tra khi kết thúc môn học htực hiện theo qui chế thi tuyển sinh sau đại học. Học viên sao chép bài tập, tiểu lệnh của người khác sẻ bị điểm không (0) cho phần bài tập, tiểu luận đó. Điều 10. Luận văn thạc sĩ và người hướng dẫn. 53 1. Thủ trưởng đào tạo ra quyết định giao đề tài luận văn thạc sĩ và một người hướng dẫn học viên thực hiện đề tài luận văn. Nội dung luận văn phải thể hiện đựợc các kiến thức về lý thuyết trong lĩnh vực chuyên môn, về phương pháp giải quyết vấn đề đã dược đặt ra. Các kết quả của luận văn phải chứng tỏ tác giả đã biết vận dụng phương pháp nghiên cứu và những kiến thức tiếp thu được trong quá trình học tập để xử lý đề tài. Đối với luận văn thạc sĩ theo cấu trúc chương trình loại 2 cần có những đề xuất mới hoặc kết quả mới. 2. Người hướng dẫn luận văn thạc sĩ phải có đủ tiêu chuẩn quy định ở điều 32 Quy chế này. Người có chức danh phó giáo sư, giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học được quyền hướng dẫn nhiều nhất 5 học viên trong cùng một thời gian. Người có học vị tiến sĩ được hướng dẫn nhiều nhất 3 học viển trong cùng một thời gian. 3. Học viên được bảo vệ luận văn thạc sĩ khi có đủ các điều kiện sau đây: a. Đã học xong và đạt yêu cầu các môn học trong chương trình quy định cho chuyên ngành. b. Luận văn được người hướng dẫn đồng ý cho bảo vệ. c. Hiện không bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. Điều 11. hội đồng chấm luận văn thạc sĩ 1. Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ do thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định thành lập.hội đồng gồm năm thành viên, là những người học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư phù hợp với chuyên ngành đào tạo của các học viên, trong đó số thành viên ở ngoài cơ sở đào tạo là hai người. Thành phần hội đồng gồm chủ tịch, thư ký, hai người phản biện và ủy viên. Người phản biện phải là người am hiểu đề tài luận văn. Người phản biện không được là đồng tác giả với người bảo vệ trong các công trình công bố có liên quan đến đề tài luận văn. Các thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của các nhận xét, đánh giá của mình về luận văn. Các thành viên hội đồng phải là người không có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột với tác giả luận văn. Không thành lập hội đồng bảo vệ thử luận văn thạc sĩ. 2. Không được tiến hành bảo vệ luận văn nếu xảy ra một trong các trường hợp sau: a. Vắng mặt chủ tịch hội đồng. b. Vắng mặt thư ký hội đồng. c. Vắng mặt phản biện có ý kiến không tán thành luận văn. d. Vắng mặt từ hai thành viên hội đồng trở lên. 54 Luận văn phải được bảo vệ công khai. Đối với luận văn có liên quan tới bí mật quốc gia, việc bảo vệ được tiến hành theo hướng dẫn riêng. 3. Cơ sở đào tạo xây dựng quy định về cách cho điểm đánh giá luận văn và hướng dẫn các thành viên Hội đồng thực hiện. Việc đánh giá luận văn phải đảm bảo đánh giá đúng trình độ kiến thức của học viên, khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề mà đề tài luận văn đặt ra. Điểm chấm luận văn của từng thành viên theo thang điểm từ 0 đến 10, nếu cho điểm lẻ thì chỉ lẻ 0,5 điểm. Điểm luận văn là trung bình cộng điểm chấm của các thành viên có mặt trong buổi bảo vệ được lấy trên một chữ số thập phân và không làm tròn. Luận văn không đạt yêu cầu khi điểm luận văn dưới 5. Trường hợp này học viên được sửa chữa để bảo vệ lần thứ hai. Lịch bảo vệ lại của khóa học phải được ấn định sau ngày cuối cùng của kỳ bảo vệ thứ nhất từ 4 đến 6 tháng. Kinh phí cho sửa chữa và bảo vệ lại luận án do học viên thanh toán. Không tổ chức bảo vệ lần thứ ba. Điều 12. Những thay đổi trong quá trình đào tạo 1. Khi có lý do chính đáng, học viên có thể chuyển cơ sở đào tạo với điều kiện học viên đang trong thời hạn học tập theo quy định, được cơ sở đào tạo đồng ý và cơ sở xin chuyển đến tiếp nhận. Việc chấp nhận hay không chấp nhận kết quả học tập đã có, xác định các môn học cần bổ sung do cơ sở đào tạo mới quyết định. 2. Học viên có thể xin đổi chuyên ngành đào tạo một lần trong cùng ngành, có chung các môn thi tuyển sinh và chung các môn thuộc nhóm môn học bắt buộc của phần kiến thức cơ sở. Việc cho phép đổi chuyên ngành đào tạo chỉ giải quyết khi có lý do chính đáng và trước khi bắt đầu học phần kiến thức chuyên ngành. 3. Trong những trường hợp đặt biệt với những lý do bất khả kháng, học viên có thể xin tạm ngừng học tập không quá một lần để học với khóa tiếp theo; hoặc xin bảo vệ luận văn vào kỳ bảo vệ lại hoặc cùng với khóa sau. 4. Thủ trưởng các cơ sở đào tạo xem xét và quyết định cho học viên được chuyển cơ sở đào tạo,đổi chuyên ngành đào tạo, tạm ngừng học tập, trả về địa phương hoặc nơi công tác những học viên không hoàn thànhchương trình học tập hoặc đình chỉ học tập theo quy định tại khoản 4 Điều 9 Quy chế này và báo cáo cho bộ giáo dục và đào tạo biết. Điều 13. Cấp bằng thạc sĩ và bảng điểm học tập Sau khi khóa học kết thúc vào thời gian quy định, Thủ trưởng cơ sở đào tạo tổ chức xét công nhận tốt nghiệp cho những học viên có đủ các điểm môn học và luận văn đạt yêu cầu theo chương trình quy định. Trước khi cấp bằng, Thủ trưởng cơ sở đào tạo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo danh sách các học viên của khóa học được duyệt công nhận tốt nghiệp theo mẫu quy định trong 55 Hướng dẫn tổ chức và quản lý đào tạo sau đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học viên tốt nghiệp được Thủ Trưởng cơ sở đào tạo cấp bằng thạc sĩ kèm bảng điểm học tập toàn khóa. Bảng điểm học tập toàn khóa phải ghi rõ tên môn học, số đơn vị học trình môn học, điểm môn học, tổng số đơn vị học trình các môn học, điểm trung bình chung các môn học, tên đề tài luận văn, điểm luận văn và danh sách Hội đồng chấm luận văn. Chương 3 ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Mục 1 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Điều 14. Yêu cầu đối với chương trình đào tạo tiến sĩ 1. Chương trình đào tạo tiến sĩ phải đảm bảo cho nghiên cứu sinh nâng cao và hoàn chỉnh kiến thức cơ bản, có hiểu biết sâu về kiến thức chuyên ngành, có đủ năng lực độc lập trong nghiên cứu khoa học và sáng tạo trong hoạt động chuyên môn. 2. Chương trình đào tạo tiến sĩ gồm ba phần: a. Phần 1 – Các môn học của chương trình đào tạo thạc sì quy định tại các điểm a, b khoản 3 Điều 5 quy chế này. Nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành không phải học phần này. Nghiên cứu sinh đã có bằng thạc sĩ ở chuyên ngành gần với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ phải học bổ sung các môn cần thiết để có kiến thức tương đương với người có bằng thạc sĩ đúng chuyên ngành. b. Phần 2 – Các chuyên đề tiến sĩ. Các chuyên đề tiến sĩ nhằm trang bị cho nghiên cứu sinh năng lực nghiên cứu khoa học, cập nhật và nâng cao kiến thức liên quan trực tiếp đến đề tài, giúp nghiên cứu sinh có đủ trình độ giải quyết đề tài luận án. Hàng năm, Thủ trưởng cơ sở đào tạo có trách nhiệm phê duyệt danh mục các chuyên đề cho từng chuyên ngành đào tạo. Người hướng dẫn nghiên cứu sinh giúp nghiên cứu sinh lựa chọn các chuyên đề phù hợp và thiết thực cho việc nghiên cứu đề tài luận án. Mỗi nghiên cứu sinh phải hoàn thành ít nhất ba chuyên đề với tổng khối lượng từ 5 đến 10 đơn vị học trình ( quy định về đơn vị học trình như khoản 2 Điều 5 Quy chế này). c. Phần 3 – Luận án tiến sĩ. Luận án tiến sĩ phải là một công trình khoa học chứa đựng những đóng góp mới có giá trị trong lĩnh vực khoa học chuyên ngành, thể hiện khả năng 56 độc lập, sáng tạo nghiên cứu khoa học của nghiên cứu sinh. Đóng góp mới của luận án có thể là: - Những kết quả mới hay đề xuất mới có tác dụng bổ sung, phát triển hoặc làm phong phú them vốn kiến thức đã có của chuyên ngành. - Những ứng dụng sang tạo và phát triển có cơ sở khoa học dựa trên các thành tựu đã có nhằm giải quyết những yêu cầu thiết thực của kinh tế - xã Hội đồng, khoa học – công nghệ. Mục 2 TỔ CHỨC ĐÀO TẠO TIẾN SĨ Điều 15. Quản lý nghiên cứu sinh 1. Trong quá trình học tập nghiên cứu sinh được xem là thành viên của bộ môn hoặc phòng nghiên cứu (sau đây gọi chung là bộ môn) tại cơ sở đào tạo. 2. Bộ môn có nhiệm vụ: a. Đề nghị người hướng dẫn nghiên cứu sinh và xác định đề tài nghiên cứu của nghiên cứu sinh b. Xác định kế hoạch đào tạo nghiên cứu sinh, tạo điều kiện, theo dõi và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó. c. Quản lý nghiên cứu sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu. d. Tổ chức các sinh hoạt khoa học thường kỳ để nghiên cứu sinh báo cáo kết quả nghiên cứu và các chuyên đề tiến sĩ. e. Tổ chức đánh giá luận án của nghiên cứu sinh trước khi bảo vệ luận án cấp nhà nước. Điều 16: Người hướng dẫn nghiên cứu sinh 1. Trước khi tuyển nghiên cứu sinh, cơ sở đào tạo phải thong báo về người có khả năng tham gia hướng dẫn và các hướng nghiên cứu nhằm tạo điều kiện để các thí sinh tìm được người hướng dẫn phù hợp. Người hướng dẫn nghiên cứu sinh phải có đủ các tiêu chuẩn Quy định tại Điều 32 Quy chế này và chịu sự chỉ đạo của bộ môn đào tào. 2. Tiến sĩ khoa học, giáo sư, phó giáo sư có nhiều kinh nghiệm trong bồi dưỡng đào tạo tiến sĩ và nghiên cứu khoa học được quyền độc lập hướng dẫn nghiên cứu sinh nếu được cơ sở đào tạo chấp thuận. 3. Trường hợp nghiên cứu sinh có hai người hướng dẫn thì: a. Một người là hướng dẫn chính chịu trách nhiệm chủ trì và chỉ đạo tập thể hướng dẫn hoàn thành các nhiệm vụ đã quy định. b. Một người làm hướng dẫn phụ có trách nhiệm tham gia hoạt động chung của tập thể nghiên cứu sinh do người hướng dẫn chính phân công. 4. Các tiến sĩ khoa học, giáo sư được đồng thời hướng dẫn hoặc tham gia hướng dẫn không quá 5 nghiên cứu sinh. Các tiến sĩ, phó giáo sư đồng thời 57 hướng dẫn hoặc tham gia hướng dẫn không quá 3 nghiên cứu sinh. Trong số nghiên cứu sinh của mỗi người hướng dẫn có không qúa hai nghiên cứu sinh của cùng một khóa. 5. Sau khi có quyết định công nhận nghiên cứu sinh của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định ra danh sách người hướng dẫn nghiên cứu sinh và báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều 17 Tổ chức học tập các môn học của chương trình đào tạo thạc sĩ. Cơ sở đào tạo lập kế hoạch cho nghiên cứu sinh học tập và thi các môn học quy định học tập và thi các môn quy định tại điểm a khoản 2 Điều 14 Quy chế này cùng với các lớp, các khóa đào tạo thạc sĩ của cơ sở mình hoặc cơ sở khác. Điều 18 Thực hiện các chuyên đề tiến sĩ Các chuyên đề tiến sĩ bằng tự học tự nghiên cứu của nghiên cứu sinh dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn nghiên cứu sinh. Việc đánh giá và chấm điểm chuyên đề được đề được hiện bằng cách nghiên cứu sinh trình bày trước tiểu ban chấm chuyên đề trong một buổi sinh hoạt khoa học của bộ môn. Tiểu ban chấm chuyên đề gồm ba thành viên, là những người có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư, hiểu biết sâu về chuyên đề của nghiên cứu sinh. Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết thành lập Tiểu ban chấm chuyên đề. Điều 19 thực hiện đề tài luận án Nghiên cứu sinh có trách nhiệm báo cáo đề cương nghiên cứu, kế hoạch học tập, kế hoạch nghiên cứu để thực hiện đề tài luận án khi về sinh hoạt tại bộ môn. Trong quá trình thực hiện đề tài luận án nghiên cứu sinh phải thực hiện đầy đủ các buổi sinh hoạt khoa học của bộ môn làm báo cáo khoa học, viết bài báo cáo khoa học, tham gia các sinh hoạt khoa học có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của mình ở trong và ngoài cơ sở đào tạo. Nghiên cứu sinh phải dành thời gian tham gia các công tác giảng dạy tại trường đại học hoặc hướng dẫn nghiên cứu tại viện nghiên cứu theo sự phân công của bộ môn. Điều 20. Nội dung và hình thức của luận án. 1. Luận án tiến sĩ phải chứng tỏ tác giả phải đạt được những mục tiêu và yêu cầu về kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học, có đóng góp mới đối với chuyên ngành quy định tại điểm c khoản 2 Điều 14 của Quy chế này. Nội dung luận án phải được trình bày khúc chiết, chặc chẽ theo trình tự: mở đầu, các chương, kết luận, danh mục, tài liệu tham khảo, phụ lục (nếu có). 2. Nhất thiết phải dẫn nguồn tài liệu hoặc kết quả người khác được sử dụng trong luận án. Phải nêu rõ cả việc sử dụng các đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả. Nếu sử dụng tài liệu của người khác (trích dẫn, biểu, công thức, đồ thị 58 cùng những tài liệu khác) mà không chú dẫn tác giả và nguồn tài liệu thì luận án không được duyệt để bảo vệ. 3. Nếu luận án là công trình khoa học hoặc một phần của công trình khoa học của tập thể trong đó tác giả đóng góp một phần chính thì phải báo cáo và xuất trình đầy đủ các văn bản thể hiện sự nhất chí của các thành viên trong tập thể đó với cơ sở đào tạo. 4. Về hình thức luận án phải trình bày mạch lạc, rõ ràng, sạch sẽ theo đúng hướng dẫn của Bộ Giáo Dục và Đào tạo. Luận án tiến sĩ cho phép trình bày trong khoảng 45.000 chữ (khoảng 150 trang không kể hình vẽ, bảng biểu, phụ lục, tài liệu tham khảo) trên giấy trắng khổ A4 ( 210mm x 297mm). Đối với khoa học xã hội thì khối lượng luận án có thể nhiều hơn nhưng không quá 30%. Tuyệt đối không được tẩy xóa, sửa chữa trong luận án. Luận án phải được đóng bìa cứng. Điều 21 Những thay đổi trong quá trình đào tạo 1. Việc thay đổi đề tài luận án chỉ giải quyết khi có lý do chính đáng và trong nửa đầu thời gian đào tạo. 2. Việc bổ sung hoặc thay đổi người hướng dẫn chỉ thực hiện khi thật cần thiết và chậm nhất là một năm trước khi nghiên cứu sinh hết hạn học tập. 3. Khi có lý do chính đáng, nghiên cứu sinh có thể xin chuyển cơ sở đào tạo với điều kiện thời hạn học tập theo quy định còn ít nhất là một năm, được cơ sở đang đào tạo đồng ý và cơ sở xin chuyển đến tiếp nhận. Việc chấp nhận hay không chấp nhận kết quả học tập đã có, xác định các môn học hoặc các chuyên đề tiến sĩ bổ sung do cơ sở đào tạo mới quyết định. 4. Nghiên cứu sinh được coi là hoàn thành chương trình đào tạo đúng hạn nếu trong thời hạn quy định đã bảo vệ thành công luận án trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước. Nếu nghiên cứu sinh không có khả năng hoàn thành chương trình đào tạo đúng thời hạn quy định thì chậm nhất ba tháng trước khi hết hạn phải làm đơn xin phép gia hạn học tập. Việc gia hạn học tập chỉ giải quyết khi có lý do chính đáng với các điều kiện đảm bảo trong phạm vi thời gian gia hạn nghiên cứu sinh hoàn thành được nhiệm vụ học tập, nghiên cứu. Thời gian gia hạn nhiều nhất là 12 tháng. 5. Khi hết thời hạn đào tạo hoặc đã bảo vệ thành công luận án, nghiên cứu sinh được trả về cơ quan hoặc địa phương. Đối với nghiên cứu sinh chưa hoàn thành luận án thì trong thời gian hai năm kể từ khi hết hạn có thể trở lại cơ sở đào tạo xin bảo vệ nếu được cơ quan hoặc địa phương đề nghị, người 59 hướng dẫn đồng ý và cơ sở đào tạo chấp thuận. Trong trường hợp này, nghiên cứu sinh phải tự túc kinh phí bảo vệ luận án. 6. Thủ trưởng cơ sở đào tạo xem xét quyết định việc điều chỉnh, thay đổi tên đề tài luận án; gia hạn học tập cho nghiên cứu sinh đến sáu tháng; bổ sung hoặc thay đổi người hướng dẫn; trả nghiên cứu sinh về cơ quan hoặc địa phương và báo cáo Bộ Giáo Dục và Đào tạo biết. Việc chuyển cơ sở đào tạo, gia hạn trên sáu tháng, gia hạn cho nghiên cứu sinh là người nước ngoài do Bộ Giáo Dục và Đào tạo quyết định. Mục 3 TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN TIẾN SĨ Điều 22. Đánh giá luận án tiến sĩ Đánh giá luận án tiến sĩ được tiến hành theo hai bước: 1. Đánh giá luận án ở bộ môn. 2. Bảo vệ luận án cấp nhà nước Điều 23. Đánh giá luận án ở bộ môn 1. Sau khi nghiên cứu sinh đã hoàn thành luận án và chương trình học tập qui định tại Điều 14 Qui chế này, đã công bố nội dung chủ yếu của luận án trong ít nhất hai bài báo trên các tạp chí khoa học, bộ môn tổ chức đánh giá luận án của nghiên cứu sinh. 2. Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định thành lập Hội đồng đánh giá luận án. Hội đồng gồm 5 đến 7 thành viên có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư, trong đó có hai người giới thiệu luận án. Thành viên của hội đồng chủ yếu là cán bộ của bộ môn và cơ sở đào tạo, có thể mời thêm cán bộ khoa học ngoài cơ sở đào tạo tham gia Hội đồng. 3. Các thành viên của Hội đồng phải đọc và có nhận xét về dự thảo luận án. Đánh giá luận án ở bộ môn là một buổi sinh hoạt khoa học của bộ môn, có sự tham dự của nhiều nhà khoa học cùng hoặc gần gũi với chuyên ngành của đề tài luận án và những người quan tâm, nhằm đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những thiếu sót về nội dung và hình thức của luận án để nghiên cứu sinh bổ sung sửa chữa. Nếu luận án đạt yêu cầu và được thông qua ở bộ môn, cơ sở đào tạo chuẩn bị các hồ sơ, thủ tục cần thiết đề nghị cho nghiên cứu sinh bảo vệ luận án cấp nhà nước. 4. Việc đánh giá luận án ở bộ môn có giá trị tư vấn cho Thủ trưởng cơ sở đào tạo đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo cho phép nghiên cứu sinh bảo vệ luận án cấp nhà nước. Điều 24.Hội đồng chấm luận án nhà nước 60 Trong thời gian không quá ba tháng kể từ khi luận án được thông qua ở bộ môn, cơ sở đào tạo có trách nhiệm chuyển hồ sơ đề nghị cho nghiên cứu sinh bảo vệ luận án cấp nhà nước đến Bộ Giáo Dục và Đào tạo. Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo quyết định thành lập Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước. Trước khi thành lập Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước, Bộ Giáo Dục và Đào tạo mời hai chuyên gia phản biện độc lập về luận án. Phản biện độc lập là những nhà khoa học có phẩm chất và đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng trong lĩnh vực đề tài nghiên cứu của nghiên cứu sinh, có uy tín khoa học cao, có chính kiến và bản lĩnh khoa học. Ý kiến của phản biện độc lập có giá trị tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo trong việc xem xét cho phép nghiên cứu sinh bảo vệ luận án. Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước gồm bảy thành viên là những nhà khoa học có học vị tiến sĩ (từ ba năm trở lên), tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư, có phẩm chất đạo đức tốt, am hiểu vấn đề nghiên cứu của luận án . Hội đồng gồm chủ tịch, thư ký, ba người phản biện và các ủy viên. Số thành viên thuộc cơ sở đào tạo không quá ba người. Các thành viên của Hội đồng chấm luận án phải là người không có quan hệ cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh chị em ruột với nghiên cứu sinh. Các phản biện phải là người ở các đơn vị khác nhau và không là đồng tác giả với nghiên cứu sinh trong các công trình công bố có liên quan đến đề tài luận án . Điều 25. Điều kiện tổ chức bảo vệ luận án cấp nhà nước 1 .Cơ sở đào tạo phải trực tiếp thực hiện các công việc tổ chức bảo vệ luận án cho nghiên cứu sinh. Nghiên cứu sinh không được tham gia vào quá trình chuẩn bị tổ chức bảo vệ này, không được tiếp xúc với các thành viên Hội đồng trước khi bản nhận xét chính thức của họ đã được gởi đến cơ sở đào tạo. 2. Cơ sở đào tạo tổ chức cho nghiên cứu sinh bảo vệ luận án khi có đủ các điều kiện sau đây: a. Có đủ các bản nhận xét của các thành viên trong Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước gởi về cơ sở đào tạo trước ngày bảo vệ 15 ngày. b. Luận án và tóm tắt luận án đã được gởi đến các nhà khoa học, các tổ chức khoa học, trưng bày ở phòng đọc của thư viện cơ sở đào tạo chậm nhất là 30 ngày trước ngày bảo vệ để lấy ý kiến. c. Có ít nhất 10 bản nhận xét tóm tắt luận án của các nhà khoa học có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư trong và ngoài cơ sở đào tạo. d.Thời gian, địa điểm, đề tài luận án bảo vệ đã được đăng trên báo hang ngày của Trung ương hoặc địa phương chậm nhất là 10 ngày trước ngày bảo vệ. 61 3.Hội đồng không hợp để chấm luận án nếu xảy ra một trong số những trường hợp sau: a. Vắng mặt chủ tịch Hội đồng. b. Vắng mặt thư ký Hội đồng. c. Vắng mặt người phản biện có ý kiến không tán thành luận án. d. Vắng mặt từ hai thành viên Hội đồng trở lên. e) Nghiên cứu sinh đang bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. g) Một trong các điểm a, b, c hoặc d khoản 2 Điều này chưa được thực hiện đầy đủ. Điều 26. Tổ chức bảo vệ luận án cấp nhà nước 1. Luận án phải được bảo vệ công khai. Những đề tài liên quan đến bí mật quốc gia được tổ chức bảo vệ theo hướng dẫn riêng. Việc bảo vệ luận án phải mang tính chất trao đổi khoa học giữa tác giả luận án với những thành viên trong Hội đồng và ngoài Hội đồng, phải bảo đảm tính nguyên tắc và nêu cao đạo đức khoa học. Mọi thành viên Hội đồng phải có trách nhiệm tìm hiểu đầy đủ về bản luận án trước khi bảo vệ. 2. Luận án được đánh giá bằng cách bỏ phiếu kín. Các thành viên Hội đồng chỉ được bỏ phiếu tán thành hoặc không tán thành. Phiếu trắng bị coi là phiếu không tán thành. Khi tán thành luận án, căn cứ những đóng góp mới của luận án cho lý luận, ứng dụng hay thực tiễn, người bỏ phiếu có thể cho ý kiến xếp loại luận án đạt xuất sắc hay không. Luận án được coi là đạt yêu cầu và được Hội đồng thong qua nếu từ ba phần tư trở lên số thành viên Hội đồng có mặt bỏ phiếu tán thành. Nếu 100% thành viên Hội đồng có mặt bỏ phiếu tán thành và xếp loại luận án đạt xuất sắc thì nghiên cứu sinh sẽ được cơ sở đào tạo, Bộ Giáo Dục và Đào tạo xem xét khen thưởng. 3. Hội đồng phải có quyết định về luận án, trong đó phải nêu rõ những kết luận khoa học cơ bản của luận án; cơ sở khoa học và độ tin cậy của những luận điểm và những kết luận nêu trong luận án; những điểm mới của luận án; ý nghĩa về lý luận và thực tiễn cùng những đề nghị sử dụng các kết quả nghiên cứu của luận án; những tồn tại và thiếu sót về nội dung và hình thức của luận án; mứ cđộ đáp ứng các yêu cầu của luận án tiến sĩ; kiến nghị của Hội đồng với Bộ Giáo Dục và Đào tạo về việc công nhận và cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh. Quyết nghị của Hội đồng được thong qua bằng biểu quyết công khai. 4. Nếu luận án không được Hội đồng chấm luận án thông qua thì nghiên cứu sinh được phép sửa chữa luận án và đề nghị bảo vệ lần thứ hai sớm nhất sau 12 tháng và muộn nhất trong 24 tháng kể từ ngày bảo vệ lần thứ nhất. Thành phần Hội đồng vẫn như cũ nếu có thành viên vắng mặt, Bộ Giáo Dục và Đào tạo sẽ bổ sung thành viên thay thế. Kinh phí bảo vệ lần thứ 2 do nghiên cứu sinh tự túc. Không tổ chức bảo vệ lần thứ 3. Điều 27. Thẩm định và cấp bằng tiến sĩ. 62 Sau buổi bảo vệ luận án trước hội đồng chấm luận án cấp nhà nước 2 tuần, cơ sở đào tạo có trách nhiệm chuyển đến Bộ Giáo dục và Đào tạo toàn bộ hồ sơ của buổi bảo vệ luận án. Bộ Giáo Dục và Đào tạo thẩm tra kết quả bảo vệ luận án . Trường hợp cần thiết, Bộ Giáo Dục và Đào tạo thành lập Hội đồng thẩm định chất lượng luận án, quá trình Đào tạo, quá trình hoạt động của hội đồng chấm luận án cấp nhà nước. Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo xem xét, quyết định công nhận học vị và cấp bằng tiến sĩ cho nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án. Điều 28. Khiếu nại, tố cáo về luận án và bảo vệ luận án. Các cơ quan, tổ chức, những người bảo vệ luận án cũng như những cá nhân khác có thể khiếu nại, tố cáo hoặc góp ý kiến về luận án, về quá trình đào tạo, về quyết nghị của Hội đồng chấm luận án hoặc về bảo vệ luận án trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày bảo vệ . Đơn khiếu nại, tố cáo gởi về cơ sở đào tạo hoặc Bộ Giáo Dục và Đào tạo và sẽ được trả lời cho người gởi đơn theo qui định của luật khiếu nại, tố cáo. Chương 4 BỒI DƯỠNG SAU ĐẠI HỌC Điều 29. Mục đích của bồi dưỡng sau đại học Bồi dưỡng sau đại học là phương thức đào tạo không chính qui nhằm cung cấp những kiến thức mới, bổ sung, cập nhật và hiện đại hóa những kiến thức đã học, đáp ứng các nhu cầu cấp thiết đang đặt ra trong công việc và nghề nghiệp của những người đã có bằng Đại học hoặc sau Đại học. Bồi dưỡng sau Đại học được khuyến khích tổ chức đều đặn các cơ sở đào tạo sau đại học. Điều 30. Chương trình bồi dưỡng sau Đại học. Chương trình bồi dưỡng sau Đại học được xây dựng theo yêu cầu thực tiễn nghiên cứu sinh của khoa học và công nghệ, kinh tế-xã hội. Nội dung chương trình bồi dưỡng sau Đại học cần thường xuyên đổi mới và bổ sung nhằm đạt được mục đích đã đề ra. Hàng năm, các cơ sở đào tạo sau đại học có kế hoạch xây dựng chương trình, tổ chức bồi dưỡng và thông báo rộng rãi về các chương trình bồi dưỡng sau đại học của cơ sở mình. Điều 31. Nhiệm vụ và quyền lợi. Khi tham dự bồi dưỡng sau Đại học Người tham dự bồi dưỡng sau đại học phải tự túc kinh phí học tập toàn phần hoặc một phần tùy theo khả năng hỗ trợ kinh phí của Bộ chủ quản, địa phương hoặc cơ quan cử đi học. 63 Kết thúc chương trình bồi dưỡng, người tham dự được thủ trưởng cơ sở đào tạo cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng sau đại học. Giấy chứng nhận bồi dưỡng sau đại học có giá trị trong việc đánh giá sự tiến bộ về nghiệp vụ, về chuyên môn của người học trong công tác và nghề nghiệp. Chương 5 GIẢNG VIÊN Điều 32. Tiêu chuẩn của giảng viên sau đại học. 1. Giảng viên sau đại học là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, phụ giảng (hướng dẫn thực nghiệm, bài tập, thảo luận) các môn học thuộc chương trình bồi dưỡng sau đại học, chương trình đào tạo thạc sĩ, hướng dẫn học viên thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ hoặc hướng dẫn nghiên cứu sinh thực hiện đề tài luận án tiến sĩ. 2. Giảng viên sau đại học phải có các tiêu chuẩn sau đây: a. Lý lịch bản thân rõ ràng, có phẩm chất chính trị, đạo đức và tư cách tốt. b. Có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên các chương trình bồi dưỡng sau đại học và phụ giảng chương trình đào tạo thạc sĩ; có bằng tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư đối với giảng viên giảng dạy lý thuyết các môn học của chương trình đào tạo thạc sĩ, hướng dẫn luận án tiến sĩ. 3. Đối với một số ngành còn thiếu người có học vị tiến sĩ, cơ sở đào tạo có thể chọn người có bằng thạc sĩ đồng thời có chức danh giảng viên chính tham gia giảng dạy lý thuyết các môn học của chương trình đào tạo thạc sĩ, nhưng phải báo cáo Bộ Giáo Dục và Đào tạo. 4.Ngoài các tiêu chuẩn chung, người hướng dẫn luận văn và luận án phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: - Người hướng dẫn luận văn thạc sĩ phải có khả năng độc lập tiến hành và tổ chức nghiên cứu khoa học, có các công trình khoa học đã được công bố. - Người hướng dẫn luận án tiến sĩ ít nhất phải có học vị tiến sĩ từ ba năm trở lên; đã có những đóng góp nhất định trong đào tạo và nghiên cứu khoa học; đang có hướng nghiên cứu và các công trình khoa học đã công bố phù hợp với đề tài, lĩnh vực nghiên cứu của nghiên cứu sinh. 5. Khuyến khích việc mời những nhà khoa học nước ngoài có đủ các tiêu chuẩn nêu trong khoản 2, 4 Điều này tham gia đào tạo sau đại học ở Việt nam. Điều 33. Nhiệm vụ của giảng viên sau đại học 64 1. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ kế hoạch, chương trình đào tạo, các quy định của cơ sở đào tạo và của Bộ Giáo Dục và Đào tạo. 2.Thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng đào tạo thực hiện tư vấn giúp đỡ học viên, nghiên cứu sinh trong học tập, nghiên cứu. 3. Người hướng dẫn học viên, nghiên cứu sinh có nhiệm vụ: a. Xác định kế hoạch và chương trình thực hiện đề tài nghiên cứu. b. Hướng dẫn và kiểm tra nghiên cứu sinh thực hiện các chuyên đề tiến sĩ. c. Tổ chức, hướng dẫn, theo dõi kiểm tra và đôn đốc học viên, nghiên cứu sinh nghiên cứu khoa học, hoàn thành luận văn luận án. d. Định kỳ nhận xét và báo cáo bộ môn tình hình học tập, nghiên cứu, tiến độ đạt được của nghiên cứu sinh trong từng năm. e) Xác nhận kết quả đã đạt được, duyệt luận văn của học viên, luận án của nghiên cứu sinh và đề nghị cho học viên, nghiên cứu sinh bảo vệ. 4. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 34. Quyền của giảng viên sau đại học 1. Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. 2. Được hưởng thù lao trong đào tạo sau đại học theo quy định của chính phủ. 3. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Chương 6 NGƯỜI HỌC Điều 35. Người học sau đại học 1. Người học sau đại học là người đang theo học chương trình bồi dưỡng sau đại học, chương trình đào tạo thạc sĩ (gọi là học viên) và chương trình đào tạo tiến sĩ (gọi là nghiên cứu sinh ). 2. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam được học tập nghiên cứu sau Đại học khi: a. Lý lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. b. Đủ điều kiện tham dự và trúng tuyển trong các kỳ tuyển sinh sau Đại học của các cơ sở đào tạo sau đại học hay được công nhận chuyển tiếp sinh. Các điều kiện tham dự, trúng tuyển và chuyển tiếp sinh được được qui định trong qui chế tuyển sinh sau đai học. 65 3. Không cho phép người đang học chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ ở một chuyên ngành hay một cở sở đào tạo này được theo học hoặc dự thi tuyển ở một chuyên ngành hay một cơ sở đào tạo sau đại học khác. 4. Người nước ngoài học sau đại học tại Việt Nam thực hiện theo qui chế công tác người nước ngoài học tại Việt Nam của Bộ Giáo Dục và Đào tạo . Điều 36. Nhiệm vụ của người học sau đại học Người học sau đại học có những nhiệm vụ sau đây: 1. hoàn thành kế hoạch học tập và nghiên cứu khoa học đúng thời gian qui định theo chương trình, kế hoạch của cơ sở đào tạo . Báo cáo đầy đủ và đúng hạn định về kết quả học tập, nghiên cứu cho cơ sở đào tạo . 2. Đóng học phí theo qui định của Chính phủ. 3. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, công nhân viên của cơ sở đào tạo, chấp hành pháp luật của Nhà nước, quy chế và nội quy của cơ sở đào tạo . 4. Giữ gìn và bảo vệ tài sản của cơ sở đào tạo. 5. Các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật. Điều 37. Quyền của người học sau đại học Người học sau đại học có những quyền sau đây: 1. Được cơ sở đào tạo tôn trọng, đối xử bình đẳng và được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập của mình. 2. Được tham gia hoạt động của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong cơ sở đào tạo . 3. Được sử dụng thư viện, tài liệu khoa học, phòng thí nghiệm, các trang thiết bị và cơ sở vật chất khác của cơ sở đào tạo và cơ sở phối hợp để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu khoa học. 4. Người học là cán bộ, công chức trong thời gian học tập được hưởng nguyên lương và các khoản phụ cấp theo lương do cơ quan cử đi học trả. 5. Được dành thời gian cho việc học tập và nghiên cứu theo chương trình đào tạo qui định tại Điều 3 Quy chế này. 6. Các quyền khác theo quy định của pháp luật. Chương 7 QUẢN LÝ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Điều 38 Trách nhiệm của cơ sở đào tạo sau đại học Cơ sở đào tạo có trách nhiệm: 1. Xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu tuyển sinh hành năm của các chuyên ngành, thông qua Bộ chủ quản và báo cáo Bộ Giáo Dục và Đào tạo. 66 2. Xây dựng và quản lý chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy đối với các chuyên ngành được phép đào tạo; lập hồ sơ đề nghị Bộ Giáo Dục và Đào tạo giao chuyên ngành đào tạo mới. 3. Tổ chức tuyển sinh hàng năm theo chỉ tiêu đã được giao và theo quy định của Bộ Giáo Dục và Đào tạo . 4. Ra quyết định công nhận học viên trúng tuyển báo cáo đề nghị Bộ Giáo Dục và Đào tạo ra quyết định công nhận nghiên cứu sinh; ra quyết định công nhận danh sách người hướng dẫn và đề tài nghiên cứu của nghiên cứu sinh. 5. Tổ chức đào tạo theo chương trình đã được duyệt 6. Xác định đề tài nghiên cứu cho nghiên cứu sinh và chính thức đăng ký trong kế hoạch nghiên cứu khoa học của cơ sở đào tạo. 7. Tổ chức đánh giá luận án ở bộ môn và bảo vệ luận án cấp nhà nước cho nghiên cứu sinh theo đúng các quy định của Bộ Giáo Dục và Đào tạo. 8. Tạo điều kiện, cung cấp thiết bị, vật tư, tư liệu cần thiết đảm bảo cho việc học tập và nghiên cứu của nghiên cứu sinh như đối với cán bộ khoa học kỹ thuật của cơ sở đào tạo. 9. Quản lý quá trình đào tạo, quản lý việc học tập và nghiên cứu của học viên và nghiên cứu sinh, quản lý việc thi và cấp chứng chỉ, bảng điểm học tập. 10. Cấp bằng thạc sĩ và quản lý việc cấp bằng thạc sĩ theo thẩm quyền. 11. Mở các lớp bồi dưỡng sau đại học và cấp giấy chứng nhận. 12. Quản lý kinh phí; khai thác, tạo nguồn bổ sung, sử dụng và quản lý các nguồn lực khác trong đào tạo sau đại học theo quy định của chính phủ. 13. Tổ chức và quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong đào tạo sau đại học. 14. Hợp tác quốc tế về đào tạo sau đại học theo quy định của chính phủ. 15. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các qui định trong đào tạo sau đại học. 16. Báo cáo Bộ Giáo Dục và Đào tạo các quyết định công nhận học viên, quyết định công nhận người hướng dẫn và đề tài nghiên cứu của nghiên cứu sinh, danh sách học viên tốt nghiệp, quyết định cấp bằng thạc sĩ, các quyết định khác theo qui định của Quy chế này, các báo cáo định kỳ về công tác đào tạo sau đại học của cơ sở theo quy định của Bộ Giáo Dục và Đào tạo. Điều 39. Nguồn tài chính của đào tạo sau đại học 67 1. Nguồn tài chính của đào tạo sau đại học bao gồm kinh phí do nhà nước cấp, tiền thu học phí của học viên và nghiên cứu sinh, tiền đóng góp của các đối tượng không phải là các bộ, công chức được cử đi học theo chỉ tiêu, các nguồn tài trợ khác. 2. Cán bộ, công chức được cơ quan cử đi học sau đại học theo chỉ tiêu, đang còn trong thời hạn học tập, kể cả thời gian được gia hạn, được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo. Những đối tượng khác phải đóng góp chi phí đào tạo. Mức chi phí đóng góp tương xứng với kinh phí Nhà nước cấp để đào tạo thạc sĩ hoặc tiến sĩ. 3. Chuyển tiếp sinh từ sinh viên đại học được hưởng kinh phí đào tạo và sinh hoạt phí. 4. Đối với các đề tài luận án tiến sĩ thực hiện theo yêu cầu của cơ quan cử nghiên cứu sinh thì cơ quan đó có trách nhiệm hỗ trợ các điều kiện về kinh phí, vật tư, thiết bị, tư liệu cho nghiên cứu sinh học tập, nghiên cứu. 5. Người học được hưởng kinh phí đào tạo của Nhà nước mà không chấp hành sự điều động công tác sau khi tốt nghiệp phải bồi dưỡng thường kinh phí đào tạo theo quy định của Chính phủ. 6. Cán bộ, công chức được cơ quan chủ quản cử đi đào tạo thạc sĩ hoặc tiến sĩ từ lần thứ hai thì phải tự túc chi phí đào tạo. 7. Thù lao cho giảng viên sau đại học là người nước ngoài được trả như cho giảng viên trong nước từ nguồn tài chính của đào tạo sau đại học. Các chi phí khác do cơ sở đào tạo mời thanh toán. Chương 8 KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM Điều 40. Khen thưởng 1. Giảng viên có thành tích đào tạo sau đại học đạt chất lượng cao được cơ sở đào tạo hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng. Kết quả đào tạo nghiên cứu sinh được coi là một trong những cống hiến có giá trị về khoa học trong việc xét công nhận chức danh phó giáo sư, giáo sư và khen thưởng khoa học theo qui định của pháp luật. 2. Người học sau đại học có thành tích học tập hoặc nghiên cứu khoa học xuất sắc được cơ sở đào tạo hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng. Người có thành tích đặc biệt xuất sắc trong nghiên cứu khoa học được đề nghị Nhà nước khen thưởng. 3. Tổ chức, cơ sở đào tạo có thành tích trong đào tạo sau đại học được khen thưởng theo quy định của pháp luật. Điều 41. xử lý vi phạm 68 Cá nhân hoặc tổ chức có một trong các hành vi sau đây, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật: 1. Thành lập cơ sở đào tạo sau đại học trái phép. 2. Vi phạm các quy định về tổ chức, hoạt động của cơ sở đào tạo. 3. Tự ý thay đổi chương trình, nội dung giảng dạy đã được quy định; xuyên tạc nội dung đào tạo. 4. Đánh giá sai lệch, không trung thực về kết quả của người học và chất lượng của luận văn, luận án. 5. Xuất bản và phát hành tài liệu giảng dạy trái phép. 6. Làm hồ sơ giả, vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử và cấp chứng chỉ, bảng điểm, văn bằng. 7. Sao chép gian lận luận văn, luận án và công trình khoa học của người khác. 8. Xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo. 9. Gây rối, làm mất an ninh, trật tự trong cơ sở đào tạo hay trong các cơ quan quản lý giáo dục. 10. Sử dụng kinh phí đào tạo sau đại học sai mục đích, làm thất thóat kinh phí đào tạo; lợi dụng hoạt động đào tạo sau đại học để thu tiền sai quy định. 11. Gây thiệt hại về vật chất cho các cơ sở đào tạo hay quản lý đào tạo. 12. Các hành vi khác vi phạm quy chế đào tạo sau đại học. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGUYỄN MINH HIỂN 69 70 [...]... túc xá sinh viên của trường nằm cách trường qua đường Lê Thanh Nghị, quay mặt ra đường Trần Đại Nghĩa và nằm cạnh trường Đại học kinh tế quốc dân.Do tách từ trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nên ngày nay trường Đại học Xây dựng còn được sở hữu một cơ sở Thí nghiệm và Kiểm định Công trình nằm trong khuôn viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội - Quy mô: Hiện nay, Trường Đại học Xây dựng có tổng số giảng... ngành đào tạo đại học: Hiện nay trường ĐHXD đang đào tạo để cấp bằng Kỹ sư và Kiến trúc sư cho các ngành sau: Xây dựng dân dụng và công nghiệp Xây dựng Cầu đường Kỹ thuật trắc địa Xây dựng Cơ sở hạ tầng giao thông ( KSCL cao) Xây dựng Công trình thuỷ ( KSCL cao) Kỹ thuật Đô thị ( KSCL cao) Xây dựng Cảng - Đường thuỷ Xây dựng công trình thuỷ lợi Xây dựng Công trình biển - Dầu khí 14 Xây dựng công trình... Công nghệ Vật liệu xây dựng; Xây dựng Đường ôtô và Đường thành phố; Xây dựng Công trình biển; Cấp thoát nước; 16 Xây dựng công trình ngầm và mỏ; Xây dựng Công trình thuỷ; Xây dựng Cầu, Hầm; Công nghệ Môi trường Khí; Kỹ thuật máy nâng, máy vận chuyển liên tục; Kỹ thuật máy và thiết bị xây dựng; Cơ học vật thể rắn; Kinh tế Xây dựng; Công nghệ Môi trường nước và nước thải; Công nghệ Môi trường chất thải... vực xây dựng nói riêng, tự hào tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy cho nhiều Trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước, là đối tác tiềm năng, tin cậy trong các dự án đào tạo Quốc tế Đào tạo Sau Đại học là lĩnh vực đào tạo quan trọng nhất để thực hiện mục tiêu: Xây dựng và phát triển Trường Đại học xây dựng thành một trung tâm đào tạo và NCKH đầu ngành có chất lượng cao trong lĩnh vực xây dựng. .. Trường Đại học Xây dựng được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1966, theo Quyết định số 144/CP ngày 8/8/1966 của Hội đồng chính phủ, trên cơ sở là khoa Xây dựng( 1956- 1966) của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Trong thời gian chiến tranh, Trường Đại học Xây dựng sơ tán về các địa điểm: huyện Quế Võ tỉnh Bắc Ninh, rồi Hương Canh thuộc huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc Đến đầu thập niên 1980 ,Trường Đại học Xây dựng. .. Năm 2001, Trường chủ trương xây dựng, phát triển hệ đào tạo liên tục theo đặt hàng của Bộ Xây dựng, Nhà trường đã huy động các GS đầu ngành, các chuyên gia nhiều kinh nghiệm để xây dựng bộ gồm 24 chuyên đề thuộc các lĩnh vực xây dựng, kiến trúc quy hoạch và quản lý Tháng 6 năm 2005 Bộ Xây dựng đã ra Quyết định công nhận Trường Đại học Xây dựng là cơ sở có đủ khả năng và điều kiện bồi dưỡng nghiệp vụ... tạo sau đại học được thành lập, các hoạt động Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho kỹ sư được đẩy mạnh Nhà trường xây dựng các chuyên đề về tin học trong xây dựng, nâng cấp các chương trình bổ túc kỹ sư Các lớp bồi dưỡng sau đại học thuộc lĩnh vực truyền thống: xây dưng dân dụng, xây dựng cầu đường và một ngành mới của Trường ra đời là Xây dựng công trình thềm lục địa, tiền đề cho ngành xây dựng công... của công tác đào tạo sau đại học, năm 1987 Trường đã thành lập Khoa Sau đại học tách khỏi Phòng Nghiên cứu khoa học để đảm nhận công tác này 2 Đào tạo thạc sỹ Năm 1987 Trường đã mở lớp cao học thí điểm đầu tiên ngành xây dựng công trình biển, gồm 27 học viên Tiếp đó năm 1989 mở lớp cao học thí điểm ngành Xây dựng dân dụng và công nghiệp gồm 7 học viên Kinh nghiệm từ 2 lớp cao học thí điểm này đã góp... thân đã làm được trong suốt quá trình thực tập tại khoa Sau đại học -Trường Đại học Xây dựng như sau: 3.1 Phát giấy triệu tập nhập học, nhập học và các thủ tục nhập học Yêu cầu: chính xác, đảm bảo thủ tục nhanh gọn, khoa học Các bước thực hiện: Sinh viên sau khi dự thi và đạt số điểm trên quy định, trên 10.5 điểm sẽ trúng tuyển vào chuyên ngành mà minh lựa chọn học thạc sĩ, những hồ sơ nào có phong... dựng đã ban hành Hướng dẫn thực hiện quy chế theo Quyết định số 806/2010/QĐ-ĐHXD-ĐT ngày 25/8/2010 của Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Quy chế này được áp dụng từ năm học 2010-2011 cho đào tạo hệ đại học chính quy bao gồm các nội dung: tổ chức đào tạo, kiểm tra và thi học phần, xét và công nhận tốt nghiệp 21 Thông báo về việc triển khai thực hiện “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy ... kiến thức kĩ nghề nghiệp tương lai thực tốt nội dung yêu cầu đợt thực tập Đơn vị em lựa chọn thực tập Trường đại học Xây dựng cụ thể khoa Sau đại học, trường Đại học Xây dựng Báo cáo em kết hợp... trình hình thành phát triển trường đại học Xây dựng Khái quát trường đại học xây dựng Địa chỉ: Số 55, đường Gỉai Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Trường Đại học Xây dựng thành lập theo Quyết định... nằm cạnh trường Đại học kinh tế quốc dân.Do tách từ trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nên ngày trường Đại học Xây dựng sở hữu sở Thí nghiệm Kiểm định Công trình nằm khuôn viên trường Đại học Bách

Ngày đăng: 12/10/2015, 15:26

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w