1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Niên luận về hôn nhân đồng giới

50 942 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 135,16 KB

Nội dung

GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến MỤC LỤC Đặng Thị Kiều Sa – K36G 1 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khoản 1, Điều 16, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”. Điều này đồng nghĩa với việc pháp luật không thừa nhận cũng như không cho phép có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào vì lý do giới tính hay xu hướng tính dục của cá nhân. Với sự ra đời của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015), pháp luật nước ta đã không cấm việc kết hôn của người đồng tính (hôn nhân giữa những người cùng giới tính – hôn nhân đồng giới). Điều 8 về “Điều kiện kết hôn” của Luật này quy định là “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Việc không thừa nhận này là dấu hiệu tích cực cho các cặp đôi cùng giới. Thực trạng mối quan hệ đồng giới ở nước ta thời gian qua cho thấy, kết hôn là một nhu cầu có thật và hoàn toàn chính đáng của những người đồng tính. Mặc dù không được pháp luật thừa nhận nhưng trên thực tế nhiều người đồng tính vẫn đang chung sống với nhau như một gia đình, từ đó phát sinh các quan hệ về nhân thân, tài sản hoặc về con cái nhưng lại chưa có cơ chế pháp lý để điều chỉnh các hậu quả về nhân thân, tài sản và con cái từ việc chung sống giữa những người cùng giới tính. Thực tiễn xét xử của Tòa án trong thời gian qua cũng cho thấy, đã có một số vụ việc tranh chấp về tài sản giữa những người đồng tính có quan hệ sống chung, nhưng chưa có cơ sở pháp lý cụ thể để giải quyết tranh chấp. Để đi sâu phân tích nhằm làm hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng ta sẽ nghiên cứu nó một cách cụ thể, chi tiết hơn về lý luận và đồng thời so sánh giữa lý luận và thực tiễn để thấy được những bất cập chưa thực sự hợp lý giữa lý luận với thực tiễn. Qua tìm hiểu, xem xét thực trạng hôn nhân đồng giới trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó, có thể đưa ra đề xuất giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề hôn nhân đồng giới. Đặng Thị Kiều Sa – K36G 2 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến Vì vậy, tác giả đã đi đến thực hiện nghiên cứu với đề tài “Vấn đề kết hôn đồng giới – lý luận pháp lý và thực tiễn”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Với mục đích là tìm hiểu một cách có hệ thống và toàn diện về mặt lý luận về vấn đề hôn nhân đồng giới, đánh giá đúng thực trạng hôn nhân đồng giới ở Việt Nam hiện nay. Qua đó phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, cũng như chỉ ra những bất cập giữa thực tiễn và lý luận khi hôn nhân đồng giới không được thừa nhận, trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất nhằm hoàn thiện pháp luật hôn nhân và gia đình về vấn đề hôn nhân đồng giới, tiến tới thừa nhận hôn nhân đồng giới ở Việt Nam. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Hôn nhân đồng giới là một vấn đề phức tạp trong pháp luật về hôn nhân và gia đình, được nhiều người quan tâm hiện nay. Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu những vấn đề khái quát chung về hôn nhân đồng giới bao gồm định nghĩa, đặc điểm của người đồng tính, các hình thức thừa nhận hôn nhân đồng giới trên thế giới hiện nay, cũng như những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Đề tài cũng chỉ ra thực trạng hôn nhân đồng giới trên thế giới và Việt Nam, từ đó đưa ra những đề xuất từng bước tiến tới thừa nhận hôn nhân đồng giới trong pháp luật Việt Nam. 4. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Niên luận nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về hôn nhân đồng giới, từ đó đi sâu vào những quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này, đồng thời tìm hiểu thực trạng hôn nhân đồng giới ở một số nước trên thế giới và phân tích thực trạng hôn nhân đồng giới ở Việt Nam hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Niên luận được tác giả nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Niên luận đặc biệt Đặng Thị Kiều Sa – K36G 3 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến coi trọng các phương pháp hệ thống, lôgic, tổng hợp, so sánh, dự báo, kết hợp với phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia để chọn lọc tri thức khoa học, kinh nghiệm thực tiễn trong vấn đề hôn nhân đồng giới. 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài Với nội dung nghiên cứu đã đề cập, thông qua những kết quả thu được từ việc nghiên cứu thể hiện trong đề tài để nói lên được những vấn đề đang mắc phải trong lí luận cũng như thực tiễn, cái nhìn từ xã hội và từ luật pháp về vấn đề hôn nhân đồng giới. Đồng thời, với việc đưa ra các đề xuất sẽ góp phần làm hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về lĩnh vực hôn nhân và gia đình nói chung và lĩnh vực hôn nhân đồng giới nói riêng. Ngoài ra, nội dung nghiên cứu này còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những tác giả nghiên cứu khác về cùng vấn đề này, cho các bạn sinh viên, cũng như tất cả những ai quan tâm đến vấn đề kết hôn đồng giới. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, niên luận gồm 3 chương: - Chương 1: Khái quát chung về hôn nhân đồng giới. - Chương 2: Pháp luật về hôn nhân đồng giới ở Việt Nam và các vấn đề pháp lý khi hôn nhân đồng giới không được thừa nhận. - Chương 3: Thực trạng hôn nhân đồng giới trên thế giới và Việt Nam – những đề xuất từng bước tiến tới thừa nhận hôn nhân đồng giới trong pháp luật Việt Nam. 7. Đặng Thị Kiều Sa – K36G 4 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến NỘI DUNG Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI 1 1 Định nghĩa và đặc điểm về người đồng tính Định nghĩa về người đồng tính Trên thế giới, thuật ngữ “giới” theo tiếng Anh là “gender” ban đầu xuất phát từ khái niệm “Phụ nữ trong phát triển” (Women in development - WID). Đây là quan điểm được tính đến trong chính sách và chương trình kinh tế - xã hội của một số nước đang phát triển vào cuối những năm 1970, đầu những năm 1980. Như vậy, theo quan điểm xã hội học, “giới” dùng để chỉ các đặc điểm, vị trí, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ. Hay nói cách khác, giới là sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới trong quan hệ xã hội. Khái niệm “giới” và “giới tính” hoàn toàn khác nhau, nhằm phân biệt hai loại đặc điểm của phụ nữ và nam giới: một loại đặc điểm do quan niệm xã hội và sự phân công lao động xã hội tạo nên, loại đặc điểm thứ hai do yếu tố sinh học quy định - đặc điểm giới tính 1. Tính hoặc giới tính (sex) được dùng để chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ, bao hàm các đặc điểm về mặt tâm lý học, ý thức và ý chí tính dục (gọi chung là xu hướng tính dục). Xu hướng tính dục được định nghĩa là sự hấp dẫn có tính bền vững về tình cảm và/hoặc tình dục hướng tới những người khác. Nó khác với ba cấu thành khác của tính dục bao gồm giới tính sinh học (do các yếu tố sinh học quy định), bản dạng giới (cảm nhận tâm lý mình là nam hay nữ), và thể hiện giới (sự thể hiện và vai trò về nam tính hay nữ tính trong đời sống)2. Từ đó phân ra các loại xu hướng tính dục: - Thấy hấp dẫn bởi người khác giới: Dị tính. - Thấy hấp dẫn bởi người cùng giới: Đồng tính. 1 Tài liệu học tập: Luật Bình đẳng giới, Khoa Luật – Đại học Huế. 2 Báo cáo nghiên cứu về người đồng tính, song tính và chuyển giới – TS.Nguyễn Quỳnh Phương, Viện Nghiên cứu Xã hội- Kinh tế và Môi trường. Đặng Thị Kiều Sa – K36G 5 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến - Thấy hấp dẫn bởi cả hai giới: Song tính. Theo thuyết đa dạng tình dục (Queer Theory), trên thực tế bản dạng tính dục của con người phức tạp hơn nhiều so với cách phân chia giới tính thành nam và nữ như hiện nay. Việc phân chia bản dạng thành hai cực thể hiện cách nhìn đối lập nhị phân và không thể hiện được sự đa dạng của cuộc sống. Liên quan đến xu hướng tính dục, trong một công trình xuất bản từ cuối những năm 1940, Alfred Kinsey và đồng nghiệp chỉ ra rằng xu hướng tính dục có thể được chia ra làm bảy loại, từ hoàn toàn dị tính cho tới hoàn toàn đồng tính, và song tính là điểm giữa3. Trong thuật ngữ tiếng Anh có từ LGBT4 dùng để chỉ nhóm người có xu hướng tình dục thiểu số trên thế giới, bao gồm bốn nhóm người: đồng tính nữ (lesbian), đồng tính nam (gay), người chuyển giới tính từ nam sang nữ hoặc từ nữ sang nam (transsexual/transgender) và người song tính luyến ái (bisexual)5. Quan niệm về người đồng tính rất đa dạng và điều này phản ảnh sự đa dạng về cách hiểu thế nào là người đồng tính của xã hội. Sự đa dạng này xuất phát từ cách nhìn nhận các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống xã hội – từ góc độ con người sinh học, đặc điểm cấu tạo cơ thể, thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể, thể hiện giới bên ngoài, hay vai trò giới v.v… Cho dù quan niệm về người đồng tính được nói đến ở khía cạnh nào thì hầu hết cũng dựa trên bản chất “là hai người cùng giới yêu nhau và có ham muốn quan hệ tình dục với nhau”. Như vậy, có thể khái niệm: Người đồng tính thuộc nhóm đồng tính luyến ái 3 Một số khái niệm cơ bản về người đồng tính, song tính và chuyển giới – Lương Thế Huy, Viện Nghiên cứu Xã hội- Kinh tế và Môi trường. 4 LGBT là từ viết tắt cụm từ tiếng anh Lesbian - Gay - Bisexual -Transgender. 5 Đồng tính luyến ái là vấn đề đã xuất hiện từ rất lâu, nhưng mãi đến giữa thế kỷ thứ 19, thuật ngữ đồng tính luyến ái “homosexuality” mới lần đầu tiên được biết đến bởi một bác sĩ người Hungary, Benkart (với bút danh là K.M.Kertbeny). Xem: J.Lauritsen and D.Thorstad, The Early Homosexual Rights Movement (1864-1935). Đặng Thị Kiều Sa – K36G 6 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến (homosexual) là người bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu hay tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau trong hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài. Người đồng tính nam thường gọi là “gay” và người đồng tính nữ thường được gọi là “les”/“lesbian”. Về phân loại, đối với đồng tính nam (gay) thì thường thấy có 3 típ chính: - Seme (hoặc top): có vẻ bề ngoài nam tính cả về thể chất (dáng vóc, cơ bắp, giọng nói…) và tâm lý (mạnh mẽ, có tính cách quả quyết,…). Trong - quan hệ tình cảm, và tình dục, nhóm này tương tự như nam giới. Uke (hoặc bot): có vẻ bề ngoài nữ tính chủ yếu được thể hiện dưới phương diện tâm lý (thích làm đẹp, làm dáng, chiều chuộng…) hơn là phương diện thể chất. Trong quan hệ tình cảm và tình dục, nhóm này tương tự như nữ - giới. Seke: là mức trung tính được xếp ở mức độ giữa Seme và Uke. Đối với đồng tính nữ (les) thì thường thấy có 3 típ chính: - B (đọc là bi): có vẻ bề ngoài nam tính. Nhóm này có xu hướng ngoại hình (đặc biệt là ở trang phục) và tính các (mạnh mẽ, cứng cỏi,…) giống nam giới. Trong quan hệ tình cảm, và tình dục, nhóm này tương tự như nam - giới. F (đọc là fem): có vẻ bề ngoài nữ tính cả về thể chất và tâm lý đều giống nữ giới. Trong quan hệ tình cảm và tình dục, nhóm này tương tự như nữ 2 giới. SB (đọc là “ét-bi” hoặc “súp-bi”): được xếp giữa B (bi) và fem (phem). Đặc điểm của người đồng tính Các yếu tố hình thành: Có nhiều giả thuyết về các yếu tố hình thành nên thiên hướng tình dục đồng tính, trong đó bao gồm: Đặng Thị Kiều Sa – K36G 7 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến - Kiểu gen6 (bẩm sinh): Theo các nhà nghiên cứu Peter Bearman và Hannah Bruckner, từ Đại học Columbia và Đại học Yale, khi nghiên cứu dữ liệu từ Trung tâm Y tế quốc gia vị thành niên, kết luận: kiểu gen là một trong - những nguồn gốc của đồng tính luyến ái. Môi trường sống và sự dạy dỗ, bao gồm: sự tương quan với môi trường sống, yếu tố gia đình, chấn thương tâm lý và ảnh hưởng từ văn hóa – xã - hội. Số lượng anh trai của đối tượng (đối với người đồng tính nam)7: Theo nhiều nhiên cứu, có thêm một người anh trai sẽ tăng khả năng là đồng tính lên 28%–48%. Hiệu ứng anh trai chiếm khoảng 1/7 trong số người đồng tính nam. Không có sự tương quan giữa số chị gái và sự đồng tính của một - người nữ. Hoócmôn trong giai đoạn bào thai. Sự lo âu của người mẹ khi mang thai. Tổng hợp của các yếu tố trên. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics) khẳng định rằng: “Thiên hướng tình dục được quyết định bởi sự tổng hợp của kiểu gen, hoocmon và ảnh hưởng môi trường”. Nhiều tranh cãi tiếp tục dựa trên các yếu tố sinh học và/hoặc tâm lí như kiểu gen và sự hoạt động của một số hoocmon ở bào thai. Năm 2012, nghiên cứu của trường Queen Mary và Viện Nghiên cứu Karolinska ở Stockholm đã theo dõi 3.826 cặp song sinh cùng trứng, kết luận: môi trường xã hội là yếu tố đóng vai trò chủ yếu trong việc hình thành đồng tính luyến ái, trong khi yếu tố bẩm sinh chỉ là thứ yếu. Cụ thể, kiểu gen chiếm 35% còn ảnh hưởng từ môi trường xã hội lên mỗi cá nhân (đã loại bỏ các 6 American Psychological Association, Answers to Your Questions For a Better Understanding of Sexual Orientation & Homosexuality. 7 Blanchard, R., Cantor, J. M., Bogaert, A. F., Breedlove, S. M., & Ellis, L. (2006),"Interaction of fraternal birth order and handedness in the development of male homosexuality." Hormones and Behavior, 49, 405–414 Đặng Thị Kiều Sa – K36G 8 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến yếu tố tương đồng) chiếm 64% trong việc hình thành đồng tính nam, tỷ lệ tương ứng đối với đồng tính nữ là 18% và 80%. Quan hệ tình cảm: Mỗi người đồng tính có thể thể hiện tình dục của họ bằng cách này hay cách khác, và cũng có thể không có hành vi nào thể hiện ra. Một số chủ yếu quan hệ tình dục với người cùng giới, một số chủ yếu với người khác giới, cả hai giới hoặc kiêng tình dục. Nghiên cứu cho thấy nhiều người đồng tính mong muốn có mối quan hệ bền vững và một phần trong số họ cũng đã thực hiện được. Một kết quả thống kê cho thấy 40% đến 60% đồng tính nam và 45% đến 80% đồng tính nữ hiện đang có một quan hệ tình cảm. Có những nghiên cứu cho thấy các cặp đồng tính và các cặp dị tính là tương đương nhau về mặt toại nguyện và sự gắn kết nhiều hay ít trong quan hệ tình cảm. Nhà nghiên cứu Brad Hayton cung cấp cái nhìn sâu sắc thái độ của nhiều người đồng tính đối với cam kết hôn nhân: “Người đồng tính có niềm tin rằng mối quan hệ hôn nhân chỉ là tạm thời và chủ yếu là vì bản năng tình dục. Quan hệ tình dục giữa họ chủ yếu vì niềm vui chứ không phải vì sự sinh sản”8. Người đồng tính không phải là người bị bệnh: Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (American Psychiatric Association) đã loại đồng tính luyến ái khỏi danh sách các bệnh sau một cuộc bỏ phiếu năm 1973, với 58% phiếu thuận và 42% phiếu chống (chưa kể phiếu trắng). Ảnh hưởng bởi các quyết định này, năm 1975, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association) cũng đưa ra kết luận tương tự và đến năm 1990 là Tổ 8 Timothy J. Dailey, Ph.D, Homosexual parenting: placing children at risk (Part II of III), http://ac21doj.org/contents/homosexuality/homosexualParentingPlacingChildrenAtRisk-Part2.html Đặng Thị Kiều Sa – K36G 9 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến chức y khoa thế giới. Tuy nhiên, đến nay vẫn có những tổ chức và nhà tâm lý học phản đối những quyết định này. Họ cho rằng quyết định đó là do áp lực chính trị dữ dội từ các tổ chức ủng hộ đồng tính chứ không phải vì các bằng chứng khoa học vững chắc. Năm 2012, bác sĩ tâm thần học nổi tiếng Robert Spitzer đã lên tiếng rút lại nghiên cứu của ông năm 2001 về hiệu quả “chữa trị” đồng tính thành dị tính và xin lỗi cộng đồng đồng tính. Cùng với sự kiện này, chứng cứ khoa học duy nhất mà những người muốn “chữa trị đồng tính” thường dựa vào nay đã không còn nữa. Người đồng tính không phải là người chuyển giới: Người chuyển giới và người đồng tính thường bị đồng nhất một cách sai lầm. Thực tế, người chuyển giới thường trải qua quá trình bối rối trong việc nhận diện giới của chính mình cũng như đối mặt với những quyết định chuyển đổi, khó khăn liên quan đến sử dụng hoocmon phẫu thuật và công khai thể hiện giới. Người chuyển giới liên quan tới việc người đó nhận dạng mình là nam hay nữ, trong khi người đồng tính liên quan tới việc người đó yêu người cùng giới hay khác giới. Chuyển giới là một khái niệm liên quan đến bản dạng giới, trong khi đồng tính, song tính hay dị tính là những khái niệm liên quan đến xu hướng tính dục. Vì vậy người chuyển giới và người đồng tính khác nhau. 2 Các hình thức công nhận hôn nhân đồng giới trên thế giới Pháp luật các nước trên thế giới tồn tại rất nhiều các chế định khác nhau, thấp hơn hoặc tương tự như hôn nhân với các tên gọi khác nhau, ví dụ như: quan hệ đối tác chung nhà (domestic partnership), kết đôi có đăng ký (registered partnership), kết hợp dân sự (civil union) hay các tên gọi khác tùy vào từng quốc gia. Nhìn chung, sự công nhận pháp lý đối với mối quan hệ giữa hai người cùng giới tính có thể được phân vào ba hình thức kết đôi chính sau đây: Đặng Thị Kiều Sa – K36G 10 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến 1 Hôn nhân Hôn nhân là hình thức kết đôi có đăng ký với Nhà nước, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn với đầy đủ tất cả những quyền, nghĩa vụ và sự công nhận pháp lý như những cặp khác giới. Sự hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới hoặc khả năng thực hiện hôn nhân đồng giới được những người ủng hộ xem là quyền bình đẳng hôn nhân hoặc hôn nhân bình đẳng. Thế kỷ 21 được xem là thế kỷ của bình đẳng hôn nhân, sau khi đã có quyền bình đẳng của người da màu, quyền bình đẳng của phụ nữ và quyền bình đẳng tôn giáo. Những điều luật đầu tiên trong thời kỳ hiện đại cho phép hôn nhân đồng giới được thông qua vào thập niên đầu tiên của thế kỷ 21. Cho đến thời điểm cuối năm 2014, trên thế giới có 16 nước, 34/50 bang ở Hoa Kỳ, nhiều bang ở Mexico và nhiều vùng lãnh thổ đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và luật hóa các quyền của người đồng tính (xem phụ lục bảng 1). Tại những quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới, pháp luật đã định nghĩa lại khái niệm hôn nhân, bãi bỏ điều kiện về giới tính của hai bên phối ngẫu (vợ/chồng) dẫn đến việc ban hành một luật hôn nhân thống nhất không phân biệt giới tính. Ví dụ, Thụy Điển ghi trong luật hôn nhân của mình là “luật này áp dụng cho tất cả mọi người”. Hôn nhân đồng giới đem đến cho những người đồng tính được sử dụng những dịch vụ công và hiện thực nhu cầu tài chính như những cặp khác giới khác. Hôn nhân đồng giới cũng đem đến cho họ sự bảo vệ hợp pháp ví dụ như quyền thừa kế và quyền thăm nuôi. Hôn nhân đồng giới có thể được thực hiện một cách đơn giản hoặc theo nghi thức tôn giáo. Nhiều cộng đồng tín ngưỡng trên thế giới đã cho phép hai người cùng giới kết hôn hoặc thực hiện hôn lễ cùng giới, ví dụ như: Phật giáo ở Đài Loan, Úc; Nhà thờ ở Thụy Điển; Giáo hội Presbyterian; Do Thái giáo bảo thủ; Giáo hội Thống Nhất Canada... 2 Kết hợp dân sự Đặng Thị Kiều Sa – K36G 11 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến Kết hợp dân sự là hình thức kết đôi có đăng ký với Nhà nước, được cấp giấy chứng nhận “có quan hệ gia đình”, “kết đôi có đăng ký”,“kết hợp dân sự” hoặc các tên gọi tương tự khác tùy vào từng quốc gia. Đây là dạng chung sống như vợ chồng không phát sinh hậu quả hôn nhân trước pháp luật. Pháp luật không bảo hộ đầy đủ quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng trong pháp luật. Trong quá trình chung sống, người ta phải thực hiện quyền, nghĩa vụ với nhau như thế nào về tài sản. Việc đăng ký nhằm công khai hóa quyền, nghĩa vụ với nhau trong quá trình chung sống đó. Nếu sau quá trình chung sống mà chia tay, dẫn đến tranh chấp, phân chia tài sản thì thỏa thuận khi đăng ký là luật đối với chính họ. Tòa án căn cứ vào thỏa thuận đó để xác định tài sản phân chia, giải quyết tranh chấp và giải quyết quyền, nghĩa vụ các bên. Giống như một dạng hợp đồng đã có hiệu lực miễn là không vi phạm pháp luật. Chế định này quy định cho những cặp cùng giới một tình trạng, quyền, nghĩa vụ và sự công nhận pháp lý tương đương (có thể có một vài ngoại lệ). Tại những quốc gia hợp pháp hóa kết đôi giữa hai người cùng giới, bên cạnh hôn nhân giữa hai người khác giới, trong hầu hết trường hợp, luật pháp nhiều nơi quy định các quyền, nghĩa vụ dành cho kết đôi có đăng ký giữa hai người cùng giới là hoàn toàn giống với quyền, nghĩa vụ dành cho hôn nhân giữa hai người khác giới. Ví dụ, Bộ luật Gia đình của bang California (Hoa Kỳ) có một hình thức kết đôi dành riêng cho người đồng tính có tên gọi là “quan hệ gia đình có đăng ký”. Bộ luật Gia đình của bang tại đoạn 297.5(a) quy định rằng “các bên trong quan hệ gia đình có đăng ký có đầy đủ các quyền, sự bảo hộ, quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ và bổn phận giống như các quy định dưới luật này”. Hay Bộ luật Dân sự của Pháp dự liệu hai hình thức sống cặp đôi đối với người đồng tính đó là PACS và quan hệ sống chung thực tế bên cạnh hình thức Đặng Thị Kiều Sa – K36G 12 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến hôn nhân hợp pháp chỉ áp dụng đối với người khác giới 9. Theo đó, PACS (pacte civil de solidatité) là một hợp đồng ký kết bởi hai thể nhân đã thành niên cùng hoặc khác giới tính nhằm tổ chức sống chung; ràng buộc hai người chung sống về các quyền và nghĩa vụ nhân thân và tài sản. Còn quan hệ sống chung thực tế (concubinage) là một sự liên kết thực tế thể hiện một quyền sống chung có tính chất ổn định và liên tục giữa hai người khác hoặc cùng giới tính chung sống cặp đôi; không đương nhiên làm phát sinh các hậu quả về nhân thân và về tài sản giữa hai người chung sống. Chẳng hạn, họ sẽ là đồng sở hữu đối với những tài sản mua được nhân danh hai người, hai bên có thể thỏa thuận, tuy nhiên không vi phạm nguyên tắc tự do cá nhân. Hiện nay, có 17 quốc gia và 17 vùng lãnh thổ công nhận hình thức kết hợp dân sự (xem phụ lục bảng 2). Có hai nguyên nhân chủ yếu mà nhiều nước bắt đầu thừa nhận quan hệ cùng giới bằng hình thức “kết đôi có đăng ký” hoặc “kết hợp dân sự” là do các nhà lập pháp không muốn thay đổi định nghĩa hôn nhân là giữa một nam và một nữ. Bên cạnh đó, các nhà lập pháp cũng muốn có một bước đệm, một khoảng thời gian chuyển tiếp để xã hội có thể thay đổi quan niệm về hôn nhân là giữa nam và nữ. Hình thức kết hợp dân sự là mô hình của kỹ thuật lập pháp “tách biệt nhưng bình đẳng” (“seperate but equal”), với ý tưởng rằng không đụng chạm đến những chế định truyền thống, nhạy cảm mà vẫn tạo ra được sự công bằng cho tất cả mọi người một cách hợp pháp. Tuy nhiên, quan điểm của những người ủng hộ hôn nhân không phân biệt giới tính là mặc dù quyền lợi của hai hình thức như nhau, nhưng khi nào vẫn còn sự phân biệt nghĩa là vẫn chưa có được công bằng thật sự. Ở những quốc gia này, điều mà pháp luật hướng tới là thống nhất 9 Bùi Minh Hồng - Nghiên cứu sinh về luật dân sự tại Cộng hòa Pháp, Về dự án luật cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính hợp pháp, Hội thảo kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ quyền của LGBT trong quan hệ hôn nhân và gia đình, Bộ Tư pháp, 2012. Đặng Thị Kiều Sa – K36G 13 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến lại thành một chế định hôn nhân duy nhất dành cho tất cả mọi người. Đó cũng là lý do ngày càng có nhiều nước chuyển từ hình thức kết hợp dân sự hay sống chung có đăng ký sang hình thức hôn nhân cùng giới. Tùy vào từng quốc gia mà thời gian chuyển đổi nhanh hay chậm. 3 Sống chung không đăng ký Sống chung không đăng ký là hình thức kết đôi tự nguyện giữa hai người, không đăng ký với Nhà nước. Chế định này áp dụng cho cả cặp cùng giới và khác giới, tự động phát sinh khi hai người đã chung sống thực tế với nhau một thời gian theo luật định. Hai người chung sống không đăng ký có một số quyền lợi và nghĩa vụ hạn chế liên quan tới tài sản, nhân thân. Hiện có 3 quốc gia công nhận hình thức sống chung không đăng kí, đó là: Úc, Croatia, Israel. Đặng Thị Kiều Sa – K36G 14 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến Chương 2. PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI Ở VIỆT NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ KHI HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI KHÔNG ĐƯỢC THỪA NHẬN Hiện nay, trên thực tế, có không ít những người đồng tính đang chung sống một cách hợp pháp hay bất hợp pháp. Nghiên cứu và khảo sát của một số cơ quan, tổ chức thời gian gần đây về thực trạng hôn nhân đồng giới ở nước ta xung quanh các vấn đề như: tỷ lệ những người đồng tính hiện đang có mối quan hệ sống chung với một người cùng giới; mức độ sống chung và chia sẻ của các mối quan hệ này; khó khăn gặp phải của mối quan hệ này và nhu cầu, mong muốn từ luật pháp liên quan đến thực trạng cuộc sống chung; bản chất mối quan hệ chung sống… đã phần nào phản ánh hiện tượng hôn nhân đồng giới ở Việt Nam trong giai đoạn này. Họ là những công dân, là những con người và có quyền lựa chọn việc kết hôn cho mình. Vì vậy, họ cho rằng việc thừa nhận quyền kết hôn đối với mình là một điều đương nhiên. Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề hôn nhân đồng giới? 1 Pháp luật về hôn nhân đồng giới ở Việt Nam Ở Việt Nam, hầu như pháp luật không ghi nhận quyền của người đồng tính. Tuy nhiên, một số tài liệu về lịch sử ở nước ta đã từng đề cập vấn đề này, như thế kỷ thứ 16 và 17 có một vài vua chúa có thê thiếp là đàn ông 10 hoặc sách sử có chép rằng, vua Khải Định tuy có tất cả 12 bà vợ nhưng bất lực hoặc không thích gần đàn bà, chỉ thích đàn ông. Luật Hồng Đức có đề cập đến hành vi hãm hiếp, ngoại tình và loạn luân nhưng không nhắc gì đến đồng tính 11. Chính quyền 10 Jakob Pastoetter (1997-2001),“The International Encyclopedia of Sexuality: Vietnam (Bách khoa toàn thư quốc tế về tình dục: Việt Nam)”, The Continuum Publishing Company. 11 Helmut Graupner, International Bar Association Conference, Phillip Tahmindjis (2005), Sexuality and Human Rights (Tình dục và quyền con người), Haworth Press, 192, ISBN 1560235551, http://books.google.com/books?id=gem-0JOOWVMC&pg=PP1&dq=1560235551&ei=AmSTSYmCYrIlQSU0dTBCg#PPA192,M1 Đặng Thị Kiều Sa – K36G 15 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến thực dân Pháp cũng không cấm đoán các hành vi đồng tính trong các thuộc địa. Thời điểm hiện nay, tuy không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính, nhưng Luật Hôn nhân và gia đình không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Luật Hôn nhân và gia đình (Luật HNGĐ) 1986 không quy định cấm hôn nhân đồng tính, sau đó có một vài đám cưới đồng tính được tổ chức nhưng không nhận được sự đồng tình của dư luận 12. Đến Luật HNGĐ năm 2000, có khoản 2 Điều 8 xác định: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”. Và cũng trong luật này, quy định các trường hợp cấm kết hôn, theo đó, khoản 5, điều 10, Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định: “Việc kết hôn bị cấm […] giữa những người cùng giới tính”. Theo quan điểm của luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, có thể giải thích rằng: Hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ nhằm xây dựng gia đình với một chức năng vô cùng quan trọng đó là duy trì nòi giống. Xét về thực chất, nó là một hình thức để nhà nước xác nhận hai người là vợ chồng, đồng thời là cha mẹ cho đứa trẻ được sinh ra. Vì mục đích của hình thức hôn nhân là để tạo nên một gia đình, mà gia đình có chức năng là “cái nôi nuôi dưỡng con người” như trong lời nói đầu của luật hôn nhân và gia đình Việt Nam đã dẫn. Đây là chức năng quan trọng nhất của gia đình, và là mục đích của việc thành lập gia đình. Ai cũng biết loài người muốn tồn tại thì con người phải được sinh ra, con người ta sinh ra thì đã cần phải có gia đình để nuôi dưỡng khôn lớn đến trưởng thành. Vậy ai chịu trách nhiệm nuôi dưỡng? Chính là cha mẹ đã sinh ra con người đó phải chịu trách nhiệm nuôi dưỡng. Muốn người cha người 12 Năm 1997, đám cưới đồng tính từng được tổ chức đầu tiên ở thành phố Hồ Chí Minh và bị nhiều người dân phản đối. Sau đó, thêm một vụ hai người đồng tính nữ làm đám cưới tại Vĩnh Long, nhưng giấy xin phép kết hôn không được chấp nhận. Năm 2002, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã liệt kê đồng tính luyến ái vào trong các "tệ nạn xã hội" cần phải bài trừ như mại dâm và ma túy, nhưng đến nay Chính phủ chưa có chính sách nào về quan hệ đồng tính. Đặng Thị Kiều Sa – K36G 16 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến mẹ này phải chịu trách nhiệm nuôi dưỡng con người sinh ra đó thì nhà nước phải quy định hình thức kết hôn của cha mẹ của con người đó. Mục đích là để xác định ai là cha mẹ của con người đó, nhằm buộc hai người là cha, là mẹ đó phải có trách nhiệm nuôi dưỡng con người họ đã sinh ra. Như vậy, ai cũng thấy mục đích của hình thức hôn nhân là nhằm để đảm bảo cho đứa trẻ được sinh ra bởi cha mẹ của nó thì được cha mẹ nó phải có trách nhiệm nuôi dưỡng nó từ khi nó lọt lòng đến khi trưởng thành. Cặp tình nhân đồng giới không thể sinh con với nhau được, thì chẳng có đứa trẻ nào được họ tạo ra để phải xác định họ là cha mẹ để họ phải có trách nhiệm nuôi dưỡng cả. Như vậy, rõ ràng không cần phải quy định hai người đồng tính sống với nhau như vọ chồng thì phải đăng kí kết hôn. Chỉ những người khác giới tính kết hôn với nhau mới có thể cùng nhau thực hiện được chức năng cơ bản đó.13 Tuy nhiên, trước thực trạng dư luận, báo chí, pháp luật trên thế giới quan tâm và đề cập nhiều trong khoảng vài thập kỷ trở lại đây, tháng 6/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong đó khoản 5 điều 10 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định cấm kết hôn “giữa những người cùng giới tính” đã bị loại bỏ. Dù đã bãi bỏ quy định cấm kết hôn cùng giới, nhưng Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng đồng thời quy định tại Điều 8 về “Điều kiện kết hôn” là “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Việc không thừa nhận này đồng nghĩa với việc các đôi cùng giới sẽ không thể đăng ký kết hôn, không được cấp chứng nhận kết hôn, hay việc chung sống của họ sẽ không được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, các đôi cùng giới có thể tổ chức đám cưới hay chung sống với nhau theo quyền công dân của mình. Nhà nước sẽ không can thiệp, không xử phạt hành chính việc này. Về việc hỗ trợ pháp lý những cặp hôn nhân đồng giới, trong quá trình xây dựng dự thảo 13 Phạm Mạnh Hà, Sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình, một số vấn đề cần giải quyết, ngày 15/05/2013, http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=5929 Đặng Thị Kiều Sa – K36G 17 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến đã có quy định về giải quyết quan hệ chung sống và tài sản, hay nuôi con chung, con riêng, giải quyết những tranh chấp xảy ra, tuy nhiên đến giai đoạn tiếp thu ý kiến, đại biểu Quốc hội đã bác bỏ, nên những quy định như thế này không có trong luật. Mặc dù vậy, không cấm nhưng không công nhận vẫn được xem là sự nhìn nhận bước đầu về hôn nhân giữa những người cùng giới tính của nhà nước ta, cho thấy Việt Nam đã cởi mở hơn, biết chấp nhận sự đa dạng của cuộc sống. Tiêu chí Giới tính Luật hiện hành điều chỉnh Hậu quả pháp lí Hôn nhân theo Luật hôn Quyền hôn nhân của nhân gia đình năm 2014 người đồng tính Khác giới tính: một nam – một nữ. Hai người cùng giới tính. Luật Hôn nhân và gia đình Pháp luật không thừa nhận năm 2014 thừa nhận và bảo hôn nhân giữa những người hộ. cùng giới tính. Phát sinh quan hệ pháp luật Không làm phát sinh quan giữa vợ - chồng. hệ pháp luật vợ - chồng. Xây dựng gia đình, thực hiện Thỏa mãn quyền con người Chức năng chức năng xã hội duy trì nòi của một số đối tượng đặc giống. Thủ tục Độ tuổi biệt. Phải đăng kí kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Nam từ đủ 20 tuổi, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Đặng Thị Kiều Sa – K36G 18 Không quy định. Không quy định. Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến Tập quán, truyền thống văn Tính chất hóa được pháp luật ghi nhận, Hiện tượng xã hội. bảo hộ. - Ly hôn, do Tòa án tuyên theo trình tự, thủ tục chặt chẽ. - Không công nhận là hôn Chấm dứt hôn nhân - Chấm dứt do một bên vợ, nhân do đó không có cơ chế chồng chết hoặc có quyết pháp luật điều chỉnh. định của Tòa án tuyên bố vợ, - Áp dụng theo Luật dân sự. chồng đã chết. Bảng 2.1. So sánh theo luật hiện hành về vấn đề hôn nhân và hôn nhân của những người đồng tính 2 Các vấn đề pháp lý khi hôn nhân đồng giới không được thừa nhận Cách đây vài tháng, nhiều tờ báo tại Việt Nam đã phát động phong trào “Tôi đồng ý” để kêu gọi luật pháp chấp nhận hôn nhân đồng tính. Tuy nhiên, phong trào này chỉ dừng lại ở kết quả “chấp nhận đám cưới đồng tính”, điều mà hầu hết những người kêu gọi vẫn không vừa lòng14. Điều này chỉ ra rằng, kết hôn là một nhu cầu thực tế của những người đồng tính. Việc không thừa nhận hôn nhân đồng giới dẫn đến một số hệ lụy. Dù pháp luật không công nhận thì họ vẫn đang sinh sống với nhau, từ đó phát sinh các quan hệ về nhân thân, tài sản hoặc về con cái (ví dụ sinh con riêng hoặc cùng nhận con nuôi), tuy nhiên lại chưa có cơ sở pháp lý để điều chỉnh các vấn đề này. 1 Quan hệ nhân thân Thực tế cho thấy việc sống chung của cặp đôi đồng tính là điều đang diễn ra phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Trong khi các cặp đôi dị tính đã kết hôn, một 14 Bạn biết và nghĩ gì về LGBT? (Phần 1), http://motthegioi.vn/cau-vong-luc-sac/hieu-ve-lgbt/ban- biet-va-nghi-gi-ve-lgbt-phan-1-44288.html Đặng Thị Kiều Sa – K36G 19 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến trong hai người được hưởng chế độ bảo hiểm y tế của cơ quan làm việc và chế độ bảo hiểm này cũng bao phủ cho vợ/chồng và con cái của người đó thì khá nhiều cặp đôi đồng tính đã sống với nhau nhiều năm, có các đóng góp chi tiêu và sở hữu tài sản chung, bộc lộ mối quan hệ sống chung của mình với gia đình hai bên và bạn bè, nhưng mối quan hệ có bản chất hôn nhân này vẫn chưa được thừa nhận về mặt pháp lý. Do vậy, người cùng chung sống không được hưởng chế độ phúc lợi dành cho vợ/chồng. Bên cạnh đó, một số chế độ phúc lợi liên quan đến các tổ chức công đoàn của các cơ quan nhà nước dành cho vợ/chồng của các cán bộ cũng không thể áp dụng đối với cặp đôi đồng tính (đau ốm, hiếu,…). Điều này cho thấy, thực tế sống chung của người đồng tính là có thật nhưng chưa được pháp luật công nhận nên vô hình chung khiến cho họ không được hưởng những phúc lợi đáng ra phải được hưởng. 2 Quan hệ tài sản Thực tiễn xét xử của Tòa án trong thời gian qua cho thấy, đã có một số vụ việc tranh chấp về tài sản giữa những người đồng tính có quan hệ sống chung nhưng chưa có cơ sở pháp lý cụ thể để giải quyết tranh chấp. Mặc dù các cặp đôi cùng giới hoàn toàn có thể đứng tên chung khi mua một mảnh đất, một căn nhà nhưng trong thực tế có nhiều cặp đôi tin tưởng nhau hoặc thiếu hiểu biết pháp luật nên chỉ có một người đứng tên. Điều này đã làm cho quyền lợi của một bên không được đảm bảo, mất tài sản do chính mình tạo ra. Cho dù hai người trong cặp đôi đồng tính đã có sự sắp xếp tài sản trong quá trình chung sống, nhưng người này sẽ không được quyền thừa kế tài sản của người kia nếu một trong hai người qua đời đột ngột (trừ khi di chúc có quy định khác). Trong hoàn cảnh này, sẽ có những tài sản chung phải bán đi để trả phần giá trị đó cho người nhà của người đã mất. Trong cuộc sống chung, nhiều tài sản không chỉ mang ý nghĩa giá trị vật chất mà còn có thể mang giá trị tinh thần, đặc biệt khi một người đã ra đi. Đặng Thị Kiều Sa – K36G 20 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến Điều này có thể gây ra những trải nghiệm tâm lý rất nặng nề cho người ở lại. Bên cạnh đó, không phải lúc nào mua một món đồ chung, hai người đều thực hiện thủ tục đăng ký dân sự về sở hữu chung tài sản. Do không được thừa nhận quan hệ hôn nhân hợp pháp, cặp đôi cùng giới không có sự ràng buộc của pháp luật một cách chặt chẽ trong việc sử dụng và định đoạt khối tài sản chung này. Từ đó có thể dẫn đến những rủi ro pháp lý khi một trong hai người tự ý định đoạt tài sản chung mà chưa có sự chấp thuận của bên kia, có thể làm ảnh hưởng đến nguồn sống của gia đình, thậm chí xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người kia. 3 Quan hệ về con cái Pháp luật hiện hành chỉ quy định hỗ trợ sinh sản cho các cặp vợ chồng hiếm muộn. Như vậy, nếu những người đồng tính nam muốn có con đẻ, họ phải sử dụng đến dịch vụ đẻ thuê. Trong trường hợp này, người nam đồng tính cùng chung sống cũng không thể nhận là bố nuôi vì pháp luật quy định khi mối quan hệ con nuôi đã được xác định thì bố mẹ đẻ không còn quyền và nghĩa vụ với người con này nữa (khoản 4, điều 24 Luật Nuôi con nuôi năm 2010). Như vậy, rất khó duy trì cả quyền và nghĩa vụ của hai người đồng tính với đứa con. Tương tự như vậy, khi một người đồng tính nữ sinh con, người đồng giới cùng chung sống cũng không thể nhận là mẹ nuôi của đứa con và do đó không thể thực hiện quyền giám hộ khi cần thiết. 4 Những vấn đề pháp lý khác Hiện nay, vấn đề bảo vệ quyền của người đồng tính đang thực sự dần trở thành một trong những mối quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Quyền được sống, được hưởng chính sách an sinh xã hội bình đẳng như các chủ thể khác trong xã hội và quyền được kết hôn là những quyền đặc biệt, ảnh hưởng lớn đến chất lượng nhân quyền của những đối tượng dễ bị tổn thương này. Trong khi cuộc sống của con người dần phát triển, nhu cầu của con người cũng không ngừng nâng lên, thì dường như cuộc sống của những người đồng tính lại đi Đặng Thị Kiều Sa – K36G 21 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến ngược với xu thế đó. Bởi lẽ, xã hội không có cái nhìn đúng đắn về họ, có thái độ dè bỉu, khinh miệt nên ít người trong số họ dám đối diện với sự thực, phải sống trong vỏ bọc khác của con người mình. Theo số liệu từ cuộc khảo sát về mối quan hệ đồng giới do Trung tâm nghiên cứu về quyền của người đồng tính, song tính và chuyển giới cho thấy, việc không thừa nhận kết đôi đồng giới sẽ tác động đến những người đồng tính ở các khía cạnh: sự kỳ thị xã hội tiếp tục tiếp diễn (87%), người đồng tính có thể bị trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình hoặc bạo lực học đường (87.8%), không dám bộc lộ xu hướng tính dục (95.5%), nhiều người kết hôn dị tính giả (89%), không được đảm bảo quyền yêu thương và kết đôi (94%), không được đảm bảo sức khoẻ tinh thần (93.9%), không có được đời sống và sức khoẻ tình dục viên mãn (92.5%). Về các tác động đến gia đình của những người đồng tính, kết quả điều tra cho thấy: nếu không có sự công nhận của pháp luật, gia đình của những người đồng tính họ tiếp tục phải chịu sự kỳ thị xã hội nặng nề (74.9%), vấn đề bạo hành gia đình sẽ còn tiếp diễn (62.4%). Với xã hội nói chung, khi không có sự công nhận pháp luật với kết hôn cùng giới, sự kỳ thị của xã hội đối với người đồng tính sẽ còn tiếp diễn nặng nề (71.2%), từ đó khiến người đồng tính không tự tin tham gia đóng góp tích cực vào các hoạt động kinh tế - xã hội (78.1%), làm gia tăng nguy cơ lây lan Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (HIV/AIDS15) và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (82.1%). Một hậu quả không nhỏ của việc không thừa nhận hôn nhân đồng giới là đã có rất nhiều người đồng tính phải tạo vỏ bọc cho mình. Ví dụ, người đồng tính nữ phải lập gia đình và có con, sau đó mới tìm đến hạnh phúc cho riêng mình bằng cách ly dị chồng hoặc duy trì những mối quan hệ bên ngoài với người 15 HIV/AIDS: Viết tắt từ Acquired Immunodeficiency Syndrome hay từ Acquired Immune Deficiency Syndrome. Đặng Thị Kiều Sa – K36G 22 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến đồng giới. Trong mẫu nghiên cứu với 63 người đồng tính, tỷ lệ người nữ đồng tính cho biết họ kết hôn với người khác giới vì nguyên nhân bị gia đình ép buộc chiếm 27,3%, do bản thân mong muốn có một gia đình bình thường như những người khác chiếm 43.5% và kết hôn vì muốn có gia đình để sinh con chiếm 28.6%. Tỷ lệ này ở người đồng tính nam lần lượt là 61%, 46.3% và 39%. Đặng Thị Kiều Sa – K36G 23 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến Chương 3. THỰC TRẠNG HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM – NHỮNG ĐỀ XUẤT TỪNG BƯỚC TIẾN TỚI THỪA NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1 1 Thực trạng hôn nhân đồng giới trên thế giới và ở Việt Nam Trên thế giới16 Từ năm 1973, các nhà tâm lý học không còn xem đồng tính luyến ái là một bệnh tâm thần nữa. Trong vài ba thập kỉ nay, tại các nước Tây phương có sự hình thành của một nền văn hóa của những người đồng tính. Tuy nhiên, cũng có nhiều người đồng tính không tham gia trong xã hội đó. Trong lĩnh vực tôn giáo, một số tôn giáo cũng bắt đầu tỏ ra cởi mở với người đồng tính. Một giáo phái Do Thái giáo cũng bắt đầu mở dịch vụ làm lễ kết hôn cho người đồng tính, trong khi nhóm Anh giáo đã nhận một mục sư đồng tính. Theo báo cáo của tổ chức ILGA (International Lesbian, Gay, Bisexual, Trans and Intersex Association) cho đến tháng 5/2010, có 32 quốc gia trên thế giới chấp nhận đồng tính nữ nhưng không chấp nhận đồng tính nam. Cũng theo báo cáo này, quan hệ đồng tính bị cấm tại 44 quốc gia trên thế giới, trong đó có một số quốc gia như Iran, Mauritania, Saudi Arabia, Sudan, Yemen và một phần của Nigeria + Somalia có thể xử phạt đến chết nếu phát hiện quan hệ đồng tính 17. Có thể thấy, dù đã có những tiến bộ trong việc giảm kỳ thị và từng bước tôn trọng quyền của người đồng tính nhưng những nỗ lực đó còn quá ít ỏi. Nhìn chung, trên phạm vi toàn thế giới hiện nay, người đồng tính vẫn chưa thực sự được bảo vệ bởi hệ thống chính sách pháp luật và thêm vào nữa một số quyền tự do cơ bản của họ vẫn bị vi phạm. Cho đến thời điểm cuối năm 2014, trên thế giới 16 Xem thêm tại: Tường Linh, Hôn nhân đồng giới nhìn từ thế giới, ngày 03/08/2012, http://thethaovanhoa.vn/the-gioi/hon-nhan-dong-gioi-nhin-tu-the-gioi-n20120803081944603.htm 17 Trương Hồng Quang, Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về quyền của người đồng tính, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/08/06/php-luat-mot-so-quoc-gia-trn-the-gioi-ve-quyen-cuanguoi-dong-tnh/ Đặng Thị Kiều Sa – K36G 24 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến có 16 nước, 34/50 bang ở Hoa Kỳ, nhiều bang ở Mexico và nhiều vùng lãnh thổ đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và luật hóa các quyền của người đồng tính (xem thêm tại Phụ lục). Hà Lan là quốc gia nổi tiếng với phong trào đòi quyền bình đẳng cho người đồng giới vào thập niên 1980. Vào giữa những năm thập niên 80 của thế kỷ XX, một nhóm các nhà hoạt động nhân quyền của người đồng tính đã yêu cầu Chính phủ phải cho phép người đồng tính kết hôn. Năm 1995, Quốc hội Hà Lan quyết định thành lập một Ủy ban đặc biệt nghiên cứu khả năng của hôn nhân đồng tính. Ủy ban này đã hoàn thành công việc vào năm 1997 và kết luận rằng quan hệ hôn nhân dân sự nên được mở rộng18. Sau các cuộc bầu cử năm 1998, Chính phủ hứa sẽ giải quyết vấn đề này. Vào tháng 9-2000, dự thảo luật cuối cùng đã được đưa ra tranh luận trong Quốc hội. Dự luật được 109 phiếu ủng hộ trong khi có 33 phiếu phản đối. Sau đó, Thượng viện thông qua dự luật vào ngày 19/12/2000. Như vậy, Hà Lan là quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa kết hôn đồng tính. Đạo luật công bố ngày 21/12/2000 đã sửa đổi phần 1 của Bộ luật dân sự liên quan đến việc mở rộng quan hệ hôn nhân đối với những người cùng giới tính (tên tiếng Anh đầy đủ là Act on the Opening up of Marriage), chính thức có hiệu lực từ ngày 1/4/2001. Theo đạo luật nói trên, điều 30 của Bộ luật dân sự Hà Lan được sửa đổi thành: “Một hôn nhân có thể được xây dựng bởi hai người cùng giới hoặc khác giới tính. Pháp luật chỉ xem xét hôn nhân trong những mối quan hệ dân sự của nó”. Luật cũng yêu cầu ít nhất một người trong cặp đôi là công dân Hà Lan19. Cũng trong ngày 1/4/2001, 4 cặp đôi bao gồm 6 nam và 2 nữ đã kết hôn dưới sự chứng nhận của Thị Trưởng thành phố Amsterdam. Các cặp 18 Xem: Marriage in the Netherlands, https://christiangays.com/marriage/netherlands.shtml 19 Xem: The Freedom to Marry Internationally, http://www.freedomtomarry.org/landscape/entry/c/international. Đặng Thị Kiều Sa – K36G 25 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến đồng giới có nhiều sự lựa chọn cho mối quan hệ của họ nhưng kết hôn có đăng ký vẫn là lựa chọn ưa thích nhất của họ hơn hẳn so với kết đôi có đăng ký. Các cặp đồng giới Hà Lan cho rằng kết hôn có đăng ký làm hạ thấp vị thế của họ so với những cặp dị tính, họ còn cho rằng hôn nhân mang nhiều giá trị tình cảm và ý nghĩa sâu sắc, phong phú về văn hóa. Tây Ban Nha là quốc gia thứ tư hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính sau Canada, Hà Lan và Bỉ. Tây Ban Nha tuy là quốc gia thứ tư trên thế giới xây dựng pháp luật về hôn nhân đồng tính nhưng con đường qua cơn bĩ cực của quốc gia này lại đáng để người ta chú ý hơn. Đám cưới đồng giới chính thức tại quốc gia này đã được thực hiện từ năm 1901 nhưng sau đó cặp đôi nữ – đồng giới đã phải chạy trốn khỏi chính đồng bào của mình. Ngày 3/6/2005, Quốc hội Tây Ban Nha chính thức phê duyệt dự luật hợp thức hóa hôn nhân đồng tính thành bộ luật về vấn đề này, xóa bỏ toàn bộ sự phân biệt pháp lý giữa hôn nhân đồng tính và hôn nhân dị tính (do một nam – một nữ kết hôn với nhau). Bộ luật này được thông qua dựa trên cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ chiến thắng rõ ràng 187 phiếu thuận so với 147 phiếu chống. Nó xác nhận rằng các cặp vợ chồng có các quyền như nhau, trong đó có quyền tự do kết hôn và nhận con nuôi, không phân biệt giới tính. Đối với nước Argentina, Ngày 15-7-2010, Argentina là quốc gia thứ năm trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính và là quốc gia đầu tiên trong một khu vực chịu sự áp đảo của Công giáo – châu Mỹ Latinh – công nhận các cặp vợ chồng đồng tính có các quyền giống như các cặp vợ chồng dị tính. Ngoài ra, tại một quốc gia khác – Colombia, năm 2009, Tòa án Tối cao đã cho những người đồng tính gần như tất cả các quyền vốn dành cho người kết hôn dị tính hợp pháp. Quốc hội Uruguay cũng công nhận kết hôn đồng tính. “Ở một số quốc gia miền Bắc, người ta cho rằng những tiến bộ này không bao giờ có thể xảy ra trong khu vực của chúng tôi” - Marcela Sanchez, thành viên Colombia Đặng Thị Kiều Sa – K36G 26 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến Diversa, một nhóm vận động cho người đồng tính ở thủ đô Bogotá của Colombia, nói: “Nhưng bây giờ chúng tôi đang nhìn thấy phong trào tiến lên phía trước ở một số nơi”. Ở Mỹ20, tỷ lệ các cặp đồng giới ở Massachusetts đăng ký kết hôn còn cao hơn tỷ lệ các cặp đồng giới ở Connecticut và New Jersey đăng ký kết hợp dân sự. Khi bang Vermont trở thành bang đầu tiên đề ra chế định dân sự cho các cặp đồng giới vào năm 2000 thì hàng ngàn các cặp đồng giới ở bang khác đổ về bang này để đăng ký. Cộng hòa Nam Phi21, là một trong số ít các quốc gia tiến bộ ở châu Phi. Từ quy định này của Hiến pháp, Nam Phi là quốc gia đầu tiên ở châu Phi hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới vào ngày 30/11/2006. Hành động của Nam Phi được xem là rất đặc biệt khi châu Phi là nơi tình dục đồng giới bị lên án thường xuyên và bị đặt ra ngoài vòng pháp luật. Luật được thông qua chỉ một năm sau khi Tòa án cao nhất nước ra phán quyết rằng Hiến pháp Nam Phi được dựng lên sau thời Apartheid22 đảm bảo rằng người đồng tính nam và đồng tính nữ có quyền kết hôn. Việc ghi nhận quyền kết hôn bình đẳng của Nam Phi cũng khá đặc biệt. Đạo luật kết hợp dân sự năm 2006 của Nam Phi quy định cặp đôi đồng tính, cặp đôi người chuyển giới có quyền đăng ký sống chung với hình thức kết hợp dân sự hoặc kết hôn theo đạo Luật về Hôn nhân năm 1961. Một cặp đôi sẽ nhận được một Giấy chứng nhận kết hợp dân sự hoặc đăng ký kết hôn tùy thuộc vào sự lựa chọn của họ. Tất cả các quyền lợi và nghĩa vụ theo quy định của Luật về Hôn nhân năm 1961 cũng sẽ được áp dụng cho các cặp đôi theo quy định tại 20 Trương Hồng Quang, Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về quyền của người đồng tính, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/08/06/php-luat-mot-so-quoc-gia-trn-the-gioi-ve-quyen-cuanguoi-dong-tnh/ 21 Trương Hồng Quang, Thực tiễn ghi nhận quyền kết hôn bình đẳng của người đồng tính trên thế giới, ngày 10/02/2014, http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=6007 22 Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Đặng Thị Kiều Sa – K36G 27 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến Đạo luật kết hợp dân sự này. Để được đăng ký kết hợp dân sự hoặc kết hôn, cặp đôi phải chưa kết hôn, từ đủ 18 tuổi trở lên; nếu đã từng kết hôn phải có bằng chứng về việc đã ly hôn hoặc giấy chứng tử của vợ hoặc chồng (đã chết); nếu là người nước ngoài phải có giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu hợp lệ. Việc công nhận kết hợp dân sự hoặc kết hôn này ở ngoài Nam Phi chỉ có giá trị khi nước đó có quy định về kết hôn dân sự/ kết hôn tương tự như của Nam Phi. Việc công nhận chỉ được xem xét theo từng trường hợp cụ thể. Luật cũng quy định rõ việc kết hợp dân sự hay kết hôn tại Nam Phi cũng không có giá trị ở những quốc gia hình sự hóa người đồng tính. Để có thể đăng ký kết hợp dân sự hoặc kết hôn, cặp đôi phải nộp đầy đủ các giấy tờ chứng minh mình đủ điều kiện theo quy định của đạo luật kết hợp dân sự 2006. Bên cạnh đó, cũng cần có 2 người làm chứng cho cặp đôi. Tuy nhiên, cũng theo luật này, giới chức nhà thờ và các quan chức phụ trách hôn nhân dân sự được quyền từ chối tổ chức làm lễ cưới cho các cặp đồng tính, nếu điều này khiến họ không thấy thoải mái. Nam Phi cũng cho phép các cặp đồng tính nhận con nuôi kể từ tháng 11-2006. Ở Cộng hòa Pháp23, người đồng tính được quyền quan hệ tình dục khi 15 tuổi, được gia nhập quân đội và hưởng hầu hết các quyền dân sự, kinh tế, chính trị khác giống như người dị tính. Pháp luật Pháp ghi nhận hình thức sống chung có đăng ký của cặp đôi đồng tính vào năm 1999. Các cặp đôi này được pháp luật bảo vệ, hưởng các quyền và nghĩa vụ như những cặp dị tính kết hôn khác. Họ được phép nuôi con của một trong hai người với một người khác giới trước đó nhưng không được quyền nhận nuôi con nuôi chung và thụ tinh nhân tạo. Năm 2013, sự kiện Cộng hòa Pháp hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới là một chấn động của thế giới khi mà nhiều ý kiến cho rằng đây là một quốc gia vốn rất bảo thủ đối với vấn đề đồng tính. Tháng 2/2013, Dự luật về hôn nhân bình đẳng được đưa ra 23 Trương Hồng Quang, Thực tiễn ghi nhận quyền kết hôn bình đẳng của người đồng tính trên thế giới, ngày 10/02/2014, http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=6007 Đặng Thị Kiều Sa – K36G 28 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến bàn luận và trở thành một trong những đề tài nóng bỏng nhất những tháng qua tại Pháp. Phe đối lập, đứng đầu là đảng UMP, không chỉ “khẩu chiến” ở nghị trường mà còn trình đến 5.000 văn bản phản đối dự luật. Do vậy, quá trình thảo luận cũng kéo dài hơn nhiều so với thường lệ. Kết quả thăm dò dư luận hồi giữa tháng 12/2012 của báo Le Journal du Dimanche cho thấy có đến 60% người Pháp được hỏi đồng ý với dự luật cho phép người đồng tính kết hôn 24. Tuy nhiên, tỷ lệ ủng hộ những cặp đôi này nhận con nuôi chỉ chiếm 46%. Nguyên nhân vì nhiều người lo ngại trẻ em sẽ gặp các vấn đề về tâm lý – xã hội khi sống trong gia đình “đặc biệt” như vậy. Vào ngày 23/4/2013, Quốc hội Pháp đã bỏ phiếu thông qua dự luật hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính và cho phép các cặp đồng tính nam và nữ xin con nuôi, với 331 phiếu thuận và 225 phiếu chống. Pháp trở thành quốc gia thứ 14 trên thế giới hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Theo quy định mới của Pháp (quy định trong đạo Luật sửa đổi Điều 143 của Bộ luật dân sự năm 2013), các cặp đôi đồng tính sẽ được kết hôn từ tháng 5/2013. Điều 143 của Bộ luật dân sự được sửa đổi lại như sau: “Hôn nhân được đăng ký giữa hai người cùng giới tính hoặc khác giới tính. Các thuật ngữ “vợ”, “chồng”, “cha”, “mẹ” sẽ được thay thế bằng những thuật ngữ trung lập như “bên phối ngẫu” (spouse/parent)”. Cùng với việc công nhận kết hôn cùng giới, Pháp cũng cho phép việc cặp đôi có quyền tiến hành thụ tinh nhân tạo, nhận con nuôi chung”25. Bên cạnh đó, cũng có một sự kiện khá hi hữu khi vào năm 2013, một số phụ nữ đồng tính Campuchia đã chung sống với nhau hơn 10 năm ở một số tỉnh Campuchia sẽ có thể trở thành những cặp đôi đồng tính đầu tiên ở châu Á được 24 Xem: Tuổi trẻ Online ngày 28-01-2013. 25 Xem: Same-sex marriage and adoption law - A brief analysis of the situation in France , http://www.fafce.org/index.php?option=com_content&view=article&id=58:same-sex-marriage-andadoption-law-a-brief-analysis-of-the-situation-in-france&catid=11&Itemid=110&lang=en. Đặng Thị Kiều Sa – K36G 29 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến công nhận về mặt pháp lý26. Một nhà hoạt động nhân quyền Campuchia nói rằng một số chính quyền địa phương ở các quốc gia Đông Nam Á đã công nhận những cặp đồng tính đang chung sống như kết hôn. Ông Srorn Srun - giám đốc điều hành cộng đồng cầu vồng27 Campuchia nói: “Một số chính quyền địa phương đã cấp chứng nhận kết hôn cho các cặp đồng tính nữ”. Pháp luật Campuchia vẫn lưu giữ định nghĩa hôn nhân là giữa một người đàn ông và một phụ nữ, nhưng ở một số tỉnh ở Campuchia, các quan chức chính quyền địa phương đã quyết định công nhận các cặp đồng tính. Hiện nay, đã có 15 cặp đồng tính nữ được cấp giấy chứng nhận hôn nhân tại các tỉnh Kandal, Takeo, Prey Veng và Kampong Chnang. Điều này có nghĩa rằng phụ nữ đồng tính Campuchia sẽ may mắn là các cặp vợ chồng đồng tính đầu tiên được công nhận về mặt pháp lý ở châu Á. Ông Srun cho biết ông nghĩ rằng các cặp vợ chồng đồng tính nữ được chấp nhận hơn so với các cặp vợ chồng đồng tính nam vì họ thường ở lại quê hương của họ và sống một cuộc sống yên tĩnh. Một số cặp đồng tính nữ đã chung sống với nhau từ trước thời Khmer Đỏ. Sự kiện này được bao phủ bởi các phương tiện truyền thông Campuchia và ngày hôm sau Thủ tướng Campuchia - ông Hunsen đã phát biểu kêu gọi không phân biệt đối xử với người đồng tính nam và đồng tính nữ tại Campuchia. Tuy nhiên nhà hoạt động LGBT Srun lại cho rằng cộng đồng LGBT thật sự chưa muốn công nhận pháp lý hôn nhân đồng tính vì vấn đề chính với họ là sự khó khăn để nhận được chấp nhận từ gia đình. Việc ghi nhận đối với các cặp đồng tính nữ này giống với việc công nhận hôn nhân thực tế.28 26 Theo lgbt.vn, ngày 06/05/2013 27 Ý nói đến lá cờ cầu vồng - biểu tượng của cộng đồng LGBT trên thế giới. Lá cờ cầu vồng được sáng tạo bởi họa sĩ Gilbert Baker, được xem là “lá cờ tự do". Những gam màu khác nhau tượng trưng cho sự đa dạng của cộng đồng, thể hiện niềm hy vọng cũng như sự khát khao cho cộng đồng những người LGBT trên toàn thế giới. Đặng Thị Kiều Sa – K36G 30 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến Dù vậy, xuất phát từ nhiều quan điểm khác nhau, một số quốc gia không thừa nhận quyền của người đồng tính, quan hệ tình dục của người đồng tính bị xem như một tội phạm29. Ở Iran, pháp luật dựa trên các quan điểm bảo thủ của luật Hồi giáo nên không cho phép quan hệ tình dục đồng tính, các hành vi này bị coi là tội phạm kê gian (sodomy law) và bị phạt rất nặng, có thể bị tử hình. Tổ chức nhân quyền Anh trong một báo cáo khẳng định có từ 4000 đến 6000 người đồng tính nam và nữ bị tử hình vì các tội liên quan tới xu hướng tình dục của mình. Tháng 11/2005, hai người đàn ông ở phía bắc thị trấn Gorgan bị treo cổ vì có hành vi quan hệ tình dục đồng giới. Luật pháp quy định quan hệ tình dục đồng giới lần đầu sẽ bị đánh phạt bằng roi, tái phạm bốn lần sẽ bị xử tử hình. Tuy nhiên nếu người phạm tội tỏ ra ăn năn hoặc có căn cứ chứng minh họ phạm một tội khác nhỏ hơn thì thẩm phán xem xét để giảm tội hoặc ân xá cho họ. Điều đáng lưu ý ở đây là pháp luật không có những quy định cụ thể để phân biệt giữa hành vi kê gian với các hành vi xâm phạm tình dục khác như hãm hiếp hay bức hại. Tương tự như Iran, các quốc gia Hồi giáo khác xem đồng tính luyến ái là một tội nghiêm trọng có thể bị tử hình như: Mauritania, Pakistan, Saudi-Arabia, Sudan, các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Yemen, một số vùng của Nigeria và Somalia, Cộng hòa Chechnya ở Nga. Tại Zimbebwe, tháng 8/1995, trong Hội chợ sách quốc tế Zimbebwe, tổng thống nước này đã có hành động lên án đồng tính luyến ái. Tháng 9/1995, Quốc hội Zimbebwe ban hành luật cấm hành vi đồng tính luyến ái. 28 Trương Hồng Quang, Thực tiễn ghi nhận quyền kết hôn bình đẳng của người đồng tính trên thế giới, ngày 10/02/2014, http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=6007 29 Trương Hồng Quang, Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về quyền của người đồng tính, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/08/06/php-luat-mot-so-quoc-gia-trn-the-gioi-ve-quyen-cuanguoi-dong-tnh/ Đặng Thị Kiều Sa – K36G 31 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến Ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên, Chính phủ một mặt công nhận sự tồn tại trên thực tế của người đồng tính và yêu cầu xã hội tôn trọng những người này, mặt khác phản đối các đặc điểm thuộc văn hóa đồng tính phương Tây, cho đây là sự ủng hộ chủ nghĩa hưởng thụ, phân chia giai cấp và tình dục bừa bãi. Pháp luật nước này không có quy định về chống phân biệt đối xử, kỳ thị dựa trên xu hướng tình dục. Quan hệ đồng tính luyến ái không bị xem là vi phạm pháp luật nhưng cũng không được bàn tán công khai ở đất nước này. Với quan điểm hôn nhân nam nữ là nền tảng vững cho xã hội, luật pháp Triều Tiên không thừa nhận kết hôn đồng giới, kết hợp dân sự hay đối tác dân sự. Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu gần đây của Cao ủy Liên hiệp quốc về Nhân quyền, người dân trên toàn thế giới vẫn đang bị xâm phạm và phân biệt đối xử vì xu hướng tính dục và bản dạng giới của mình. Đồng tính bị xem là tội phạm tại 76 quốc gia và bị trừng phạt bằng tử hình ở ít nhất năm quốc gia. 2 Ở Việt Nam Theo một báo cáo được công bố tại hội nghị khoa học kỹ thuật do Bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào ngày 26 tháng 9 năm 2006, chưa có những số liệu chắc chắn, đáng tin cậy về số lượng đồng tính nam ở Việt Nam. Tuy vậy, theo một nghiên cứu của bác sĩ Trần Bồng Sơn, số đồng tính nam ước tính là khoảng 70.000 người (chiếm 0,09% dân số). Nhưng theo một nghiên cứu khác do tổ chức phi chính phủ CARE thực hiện tại Việt Nam, con số này lại vào khoảng 50.000 – 125.000 người (chiếm 0,06 – 0,15% dân số). Nằm trong nỗ lực làm cho người dân có cái nhìn đúng đắn về giới đồng tính tại Việt Nam, Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường hợp tác với Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã thực hiện một cuộc thăm dò trực tuyến mang tên “Đặc điểm kinh tế, xã hội của nam giới có quan hệ tình dục đồng giới tại Việt Nam”. Việc này được thực hiện bằng cách đăng tải bộ câu hỏi trả lời trực tuyến. Trên 5 diễn đàn dành cho người đồng tính Việt Nam có đăng liên kết đến Đặng Thị Kiều Sa – K36G 32 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến bộ câu hỏi này. Số người nhấp chuột vào áp phích là 6.859, số người đủ điều kiện tham gia (thỏa mãn các điều kiện là nam giới, sống tại Việt Nam, trên 18 tuổi và có quan hệ tình dục với nam giới trong vòng 12 tháng qua) là 3.231 người. Nhóm nghiên cứu phát hiện: • Độ tuổi: chủ yếu từ 20-30. • Cư trú: 60,66% tại thành phố Hồ Chí Minh, 12,17% tại Hà Nội và còn lại là ở những tỉnh, thành khác. • Trình độ: 67,99% có trình độ đại học, cao đẳng hoặc học trường dạy nghề, 10,15% có trình độ sau đại học, còn lại là trình độ cấp 1 - cấp 3. • Tình trạng hôn nhân: chủ yếu chưa lấy vợ. Tỉ lệ dự định lập gia đình là 18,66%. Lý do lập gia đình là do áp lực gia đình, xã hội hoặc muốn có con. • Tình trạng công khai: 64,25% hoàn toàn giữ bí mật hoặc gần như là bí mật về tình trạng đồng tính, 24,96% “lúc công khai lúc bí mật” và chỉ có 5,31% gần như là công khai và 2,49% hoàn toàn công khai. • Lý do không tiết lộ thiên hướng tình dục: sợ xã hội kỳ thị (40,77%), sợ gia đình không chấp nhận (39.40%), sợ bị trêu chọc, bắt nạt (28,50%), sợ mất việc (9,79%). Tuy nhiên cuộc thăm dò này chỉ hướng đến một bộ phận trong cộng đồng người đồng tính ở Việt Nam đó là những người dùng internet và là nam có quan hệ tình dục với nam trong vòng 12 tháng. Khi phân tích về mục đích sống chung của những người đồng tính thuộc mẫu nghiên cứu này với những người hiện trong độ tuổi kết hôn, có thể thấy việc quyết định sống chung của những người đồng tính thể hiện khá rõ nét mong muốn thiết lập một cuộc sống chung ổn định, có vai trò và trách nhiệm giống như mối quan hệ hôn nhân của những người nam và nữ. Trong số gần 3.000 người truy cập vào đường dẫn điều tra trực tuyến do Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) thực hiện trong năm 2013, hơn 11% người hiện Đặng Thị Kiều Sa – K36G 33 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến đang trong mối quan hệ cùng giới đang sống chung với nhau tại nhà của một trong hai người hoặc cùng mua, thuê nhà để sống chung. Số ít hơn (5.6%) hiện sống cùng với gia đình hoặc người cùng chung sống. Những cặp đôi cùng giới đang chung sống đều ở độ tuổi có điều kiện để có thể ở chung, có tài chính ổn định, hoặc sống xa gia đình và ở trọ riêng một mình. Thời gian của mối quan hệ này khá lâu dài và ổn định (trên 2 năm và trên 5 năm có xu hướng phổ biến hơn với các cặp nữ). Hầu hết các cặp đôi không hề có nghi lễ ra mắt hoặc thực hiện bất cứ thủ tục gì khi quyết định về sống chung với nhau. Có khoảng một phần tư số cặp tham gia nghiên cứu định tính cho biết gia đình của người yêu mình không hề biết về mối quan hệ đồng giới của con họ. Chỉ có một số người tổ chức bữa tiệc nhỏ để những người thân biết về mối quan hệ đồng giới của họ. Cũng giống như việc tạo dựng và bắt đầu một cuộc hôn nhân giữa những người nam và nữ, các cặp đôi cùng giới khi đi đến quyết định sống chung đa phần là kết quả của mong muốn tạo dựng một không gian chung của hai người mà ở đó họ có thể mang lại sự chia sẻ về tinh thần, tình cảm (87.5%), thể hiện sự cam kết thuỷ chung (81%), bắt đầu những cam kết ổn định và lâu dài (70%). Khảo sát về mong muốn có con trong nhóm người trả lời thuộc độ tuổi kết hôn và hiện đang trong một mối quan hệ đồng giới cho thấy: 61% mong muốn có con trong tương lai, 9% không muốn có con, 30% còn lại chưa nghĩ hoặc chưa tính đến việc này. Về mục đích và ý nghĩa của việc có con, đa phần các cặp đôi cho rằng việc có con sẽ giúp họ tăng cường sự gắn bó cho cuộc sống đôi lứa (84%) hay coi đó là trách nhiệm của bản thân với gia đình (61.3%). Vì không thể sinh con một cách tự nhiên trong mối quan hệ đồng giới, các cặp đôi lựa chọn cho mình các hình thức đa dạng và tùy vào hoàn cảnh từng gia đình. Khá nhiều cặp đôi chọn cách đầu tư tình cảm, tài chính và công sức cho cháu mình để có thể thay thế người con. Khoảng 1/5 số người tham gia phỏng vấn sâu Đặng Thị Kiều Sa – K36G 34 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến có ý định có con đẻ của mình. Có những cặp lại muốn nuôi con nuôi (nhận trẻ mồ côi). Các cặp đôi cùng giới cho biết đa phần những khó khăn của họ đến từ việc không được pháp luật công nhận và bảo hộ (72%), không được sự công nhận của xã hội và cộng đồng (68.7%) hay gia đình không chấp nhận (66.2%). Bên cạnh đó, việc không có sự ràng buộc về mặt pháp luật (51.2%), hoặc không có sự tư vấn, khuyên bảo hay hỗ trợ từ gia đình khi gặp các mâu thuẫn trong tình cảm cũng khiến quan hệ của họ kém bền vững hơn (51.3%). Khó khăn trong mối quan hệ giữa hai người đồng tính cũng có thể xuất phát từ chính mong muốn có con. Việc có con trong điều kiện cuộc sống lứa đôi của người đồng tính có nhiều khó khăn, phần nhiều là do không có được sự hỗ trợ từ bên ngoài và môi trường pháp lý trong nuôi dạy con. Họ không những không thể trông cậy vào sự giúp đỡ từ gia đình hai bên trong việc hỗ trợ nuôi dạy con mà còn phải lo kinh tế, tài chính vững vàng trước khi tính chuyện sinh con riêng hoặc nuôi con cũng như nghĩ cách đối phó, hợp thức hóa trước mặt gia đình họ hàng. Đây cũng là khó khăn mang tính đặc thù cho các đôi đồng tính nam và đôi đồng tính nữ khi mối quan hệ của họ chưa được thừa nhận. Khá nhiều cặp đôi thể hiện mối quan ngại về môi trường nuôi dạy con trong một xã hội chỉ chấp nhận hôn nhân giữa những người khác giới nếu họ sử dụng hỗ trợ sinh sản để đẻ con hoặc xin con nuôi. 2 Những đề xuất tiến tới thừa nhận hôn nhân đồng giới Có thể thấy mong muốn được thừa nhận quyền kết hôn là mong muốn hoàn toàn chính đáng của người đồng tính. Khẳng định quyền kết hôn của người đồng tính trong pháp luật cũng là việc nên làm, tuy nhiên quy định như thế nào lại là vấn đề cần nghiên cứu và xem xét. Quy định đó phải vừa bảo vệ được quyền lợi chính đáng của những người đồng tính, vừa không gây xáo trộn tâm lý xã hội. Có ý kiến cho rằng, trước khi thừa nhận người đồng tính có quyền kết Đặng Thị Kiều Sa – K36G 35 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến hôn bình đẳng như người dị tính, chúng ta cần có lộ trình phù hợp, vừa tạo bước đệm trong chuyển biến tâm lý của xã hội; vừa đáp ứng được nguyện vọng của người đồng tính, quan trọng hơn là có những quy định làm cơ sở pháp lý để giải quyết những khó khăn, vướng mắc về mặt pháp luật trong quá trình sống chung của họ. Qua nghiên cứu thực tế, cũng như tham khảo các ý kiến, tài liệu, tôi xin đưa ra các đề xuất như sau: Thứ nhất, bước đầu nên áp dụng theo hình thức kết đôi có đăng ký hay còn gọi là kết hợp dân sự như vậy sẽ mang tính khả thi và phù hợp nhất đối với Việt Nam trong thời điểm hiện nay. Với những điều kiện nhất định (độ tuổi, có đầy đủ năng lực dân sự…), việc cho phép sống chung có đăng ký sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước xem xét, đánh giá quan hệ đồng giới một cách chính xác, có cơ sở hơn so với việc chỉ đưa ra quy định giải quyết hậu quả do việc sống chung không có đăng ký. Sự thừa nhận của pháp luật sẽ cho phép họ chung sống công khai, được đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ trong mối quan hệ và đẩy lùi một cách cơ bản những định kiến, kỳ thị của xã hội, tạo điều kiện cho họ sống tốt và cống hiến cho xã hội. Quan hệ sống chung có đăng ký cũng không làm ảnh hưởng đến chế định hôn nhân truyền thống, chưa gây xáo trộn lớn trong đời sống xã hội Việt Nam. Cách sử dụng hình thức kết hợp dân sự này cũng đã được thử nghiệm và đạt được những thành công nhất định tại nhiều quốc gia trước khi các quốc gia này từng bước hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Nhìn chung, hầu hết quốc gia thừa nhận hôn nhân đồng giới đều có quy định quá độ trong Luật từ việc thừa nhận quyền của người đồng giới và việc chung sống như vợ chồng của người đồng giới rồi mới có quy định về thừa nhận hôn nhân đồng giới. Ví dụ: Hà Lan quy định về đăng ký kết hợp dân sự giữa những người cùng giới tính vào năm 1998, nhưng đến năm 2001 mới thừa nhận chính thức hôn nhân hợp pháp giữa người cùng giới. Tại châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ không thừa nhận hôn nhân đồng Đặng Thị Kiều Sa – K36G 36 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến tính, nhưng đã hợp pháp hóa quan hệ đồng tính vào năm 1997 (Trung Quốc), 2009 (Ấn Độ). Nếu Việt Nam công nhận hình thức kết hợp dân sự giữa các cặp đôi cùng giới tính thì những người này sẽ được hưởng một số quyền giống như vợ chồng có đăng ký kết hôn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa nhằm giải quyết những hệ quả phát sinh từ việc chung sống trên thực tế của những người đồng tính. Thứ hai, ban hành một văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh về hình thức kết hợp dân sự. Một điều cần lưu ý là khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật này cần phải tiếp thu kinh nghiệm của các nước tiên tiến. Theo đó, văn bản quy phạm pháp luật này cần phải dự liệu những vấn đề như: tài sản chung phát sinh trong thời kỳ chung sống giữa hai người đồng tính. Khi họ không chung sống nữa, khối tài sản đã tạo lập trong thời gian đã chung sống sẽ phân chia thế nào? Vấn đề hai người đồng tính cùng nhận con nuôi thì cả hai có được cùng đứng tên là bố, hoặc cùng đứng tên là mẹ nuôi của đứa trẻ không? Vấn đề khi một người qua đời mà không để lại di chúc thì người kia có quyền hưởng thừa kế tài sản như quyền thừa kế của vợ, chồng?... Lí giải việc quy định này, Bộ trưởng Hà Hùng Cường thừa nhận, vấn đề chung sống với nhau như vợ chồng giữa những người cùng giới tính đang là vấn đề thực tế ở Việt Nam. Tuy chưa có kết quả điều tra chính thức về số người đồng tính nhưng đã có nhiều trang web, diễn đàn, câu lạc bộ dành cho họ với số lượng thành viên tham gia ngày càng nhiều. Cộng đồng người đồng tính dưới nhiều hình thức khác nhau cũng đã thể hiện mong muốn được Nhà nước công nhận và bảo vệ quyền được sống theo bản dạng giới. Thứ ba, rà soát các văn bản pháp luật hiện hành nhằm có những điều chỉnh thích hợp theo hướng thừa nhận vấn đề kết hợp dân sự. Đặng Thị Kiều Sa – K36G 37 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến Theo đó, cần sửa đổi các quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 theo hướng thừa nhận các bên trong quan hệ kết hợp dân sự có quyền đại diện cho nhau, giám hộ lẫn nhau… Sửa đổi Luật Nuôi con nuôi theo hướng thừa nhận quyền nuôi con của những người đồng tính30. Sửa đổi các quy định trong pháp luật về hộ tịch về quyền đăng ký hộ tịch của những người đồng tính tham gia kết hợp dân sự … Theo đó, Luật Hộ tịch nên đồng thời bổ sung quy định về đăng ký sống chung có đăng ký cho cặp đôi đồng tính (đăng ký, hủy đăng ký, mẫu đăng ký, mẫu hủy đăng ký). Việc đăng ký này sẽ được ghi vào một Sổ riêng với mẫu Đăng ký khác so với mẫu của cặp đôi nam nữ (thay thuật ngữ vợ/chồng bằng thuật ngữ: bên thứ nhất, bên thứ hai...). Bên cạnh đó, pháp luật cũng nên bổ sung quy định về quan hệ đăng ký kết hợp dân sự có yếu tố nước ngoài (tương tự như quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài). 30 Luật Nuôi con nuôi năm 2010 không cấm người đồng tính nhận nuôi con nuôi. Tuy nhiên, một trong những điều kiện để được nhận con nuôi là người nhận con nuôi phải có “tư cách đạo đức tốt”. Tư cách đạo đức tốt là một tiêu chí định tính và khó có cách đánh giá chính xác. Trong khi đó, trong xã hội hiện nay vẫn còn sự kỳ thị đối với người đồng tính. Nhiều người cho rằng người đồng tính là người có tư cách đạo đức không tốt, từ đó từ chối việc cho phép họ nhận con nuôi. Đặng Thị Kiều Sa – K36G 38 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến KẾT LUẬN Pháp luật về quyền nói chung và quyền kết hôn nói riêng của người đồng tính ở các nước trên thế giới đã có một quá trình phát triển khá lâu dài, phức tạp và chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, tôn giáo, dân tộc,… Có thể nhận thấy, quyền kết hôn giữa những người cùng giới tính là một quyền quan trọng, tạo ra nhiều sóng gió chính trị cũng như ảnh hưởng đến quá trình xây dựng pháp luật của các quốc gia. Hiện nay số lượng quốc gia, vùng lãnh thổ công nhận kết hôn đồng giới đầy đủ tuy còn hạn chế nhưng cùng với xu thế của thế giới, ngày càng có nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới thừa nhận hôn nhân cùng giới hoặc các hình thức kết đôi có đăng ký tương tự hôn nhân. Đây là xu hướng tiến bộ, đáp ứng nhu cầu và bảo đảm quyền của người đồng tính. Vấn đề xây dựng một xã hội công bằng và tiến bộ, trong đó các quyền con người được bảo đảm và thực thi thông qua cơ chế pháp luật hiệu quả là mục tiêu chung của toàn thể nhân loại. Xu hướng mở rộng phạm vi các quyền con người, tăng cường việc bảo vệ quyền lợi của các nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội là các đề tài được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm sâu sắc trong thời gian gần đây. Người đồng tính với những đặc điểm riêng về sự hấp dẫn tình dục, quan hệ tình cảm là đối tượng thường xuyên chịu những tác động tiêu cực từ những phân biệt đối xử, định kiến và kỳ thị dựa trên xu hướng tình dục đặc biệt của mình. Tuy vậy, hầu như pháp luật và những nhà nghiên cứu luật học chưa thật sự chú ý đến vấn đề này. Các quy phạm pháp luật về người đồng tính gần như bị bỏ ngỏ, chưa có các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý có giá trị về đề tài quyền của người đồng tính. Tùy thuộc vào nền văn hóa, niềm tin tôn giáo, hệ thống chính trị mà mỗi quốc gia có các quy định khác nhau. Hơn nữa, việc thừa nhận hôn nhân cùng giới cũng có tác dụng tích cực đến gia đình và xã hội như các nghiên cứu khoa học khác nhau trên thế giới đã chỉ ra. Việc Đặng Thị Kiều Sa – K36G 39 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến Việt Nam xem xét nội dung hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới là hợp lý, đúng xu hướng thế giới và đáp ứng nguyện vọng của cộng đồng người đồng tính ở Việt Nam. Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật tồn tại vì con người chứ không phải con người tồn tại vì pháp luật. Đã đến lúc pháp luật cần quan tâm hơn đến thực tiễn hôn nhân đồng giới và quyền được kết hôn của những người đồng tính. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nếu nhìn nhận việc cho phép hôn nhân đồng giới còn “xa lạ”, không phù hợp với phong tục tập quán truyền thống, dễ gây ra dư luận thiếu tích cực, thì việc đưa ra các quy định về “kết hợp dân sự” để giải quyết việc chung sống giữa những người đồng giới và các hậu quả pháp lý phát sinh từ việc chung sống giữa họ là hợp lý và cần thiết. Thừa nhận “kết hợp dân sự” không chỉ tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng điều chỉnh quan hệ nhân thân, tài sản và nuôi con của những người đồng tính mà xa hơn còn là một bước đệm quan trọng trong việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Đặng Thị Kiều Sa – K36G 40 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I 1 2 3 4 II 1 2 VĂN BẢN PHÁP LUẬT Hiến pháp năm 2013. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014. Luật Nuôi con nuôi năm 2010. SÁCH CHUYÊN KHẢO Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, Trường Đại học luật Hà Nội. Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình năm 2009, Trường Đại học luật TP. 3 4 III 1. Hồ Chí Minh. Tài liệu học tập: Luật Bình đẳng giới, Khoa Luật, Đại học Huế. Tài liệu học tập: Luật Hôn nhân và gia đình, Khoa Luật, Đại học Huế. KỶ YẾU HỘI THẢO Về dự án luật cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính hợp pháp, Hội thảo kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ quyền của LGBT trong 2. quan hệ hôn nhân và gia đình, Bộ Tư pháp, 2012. Quan điểm xã hội với hôn nhân đồng giới, Hội thảo quan điểm xã hội về hôn nhân đồng giới sáng ngày 26/3/2014 tại Hà Nội, Viện Xã hội học, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, và Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế IV và Môi trường. BÀI BÁO TRÊN CÁC TẠO CHÍ CHUYÊN NGÀNH, BÀI VIẾT TRONG CÁC KỶ YẾU HỘI THẢO Tiếng Việt: 1 Bạn biết và nghĩ gì về LGBT? (Phần 1), http://motthegioi.vn/cau-vongluc-sac/hieu-ve-lgbt/ban-biet-va-nghi-gi-ve-lgbt-phan-1-44288.html 2 Bộ Tư pháp, Báo cáo số 153/BC-BTP ngày 15/7/2013 về Tổng kết thi hành Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2000, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2013/07/25/bo-co-so-153bc-btp-ngy15-thng-7-nam-2013-cua-bo-tu-php-ve-tong-ket-thi-hnh-luat-hn-nhn-vgia-dnh-nam-2000/ Đặng Thị Kiều Sa – K36G 41 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến 3 Diễn đàn cha mẹ, người thân và bạn bè của người đồng tính, song tính và 4 chuyển giới tại website: http://www.hieuvecon.vn; www.pflag.vn Phạm Mạnh Hà, Sửa đổi Luật Hôn nhân và gia đình, một số vấn đề cần giải quyết, ngày 15/05/2013, http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx? 5 ItemID=5929 Bùi Minh Hồng - Nghiên cứu sinh về luật dân sự tại Cộng hòa Pháp, Về dự án luật cho phép kết hôn giữa những người cùng giới tính hợp pháp, Hội thảo kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ quyền của LGBT trong quan hệ 6 hôn nhân và gia đình, Bộ Tư pháp, 2012. Hôn nhân cùng giới: Xu hướng thế giới, tác động xã hội và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/10/09/9- 7 10-2012/ Tường Linh, Hôn nhân đồng giới nhìn từ thế giới, ngày 03/08/2012, http://thethaovanhoa.vn/the-gioi/hon-nhan-dong-gioi-nhin-tu-the-gioi- 8 n20120803081944603.htm TS Nguyễn Thu Nam, Hôn nhân đồng giới tốt cho gia đình và xã hội, ngày 31/10/2012, http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/phap-luat/hon-nhan- 9 dong-gioi-tot-cho-gia-dinh-va-xa-hoi/a78291.html TS. Nguyễn Thu Nam – Viện chiến lược và chính sách y tế - Bộ y tế, Xu 10 hướng và tác động xã hội của hôn nhân cùng giới. Lê Nga, “Kết hợp dân sự” cho những người đồng giới, ngày 11/03/2014, http://www.thanhnien.com.vn/pages/20140311/%E2%80%98ket-hop-dan- 11 su%E2%80%99-cho-nhung-nguoi-dong-gioi.aspx Lan Phương, Giải pháp dung hòa cho hôn nhân đồng tính, ngày 15/04/2013, http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao- doi.aspx?ItemID=5916 Đặng Thị Kiều Sa – K36G 42 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến 12 Trương Hồng Quang, Hôn nhân cùng giới và giá trị nhân văn của pháp luật, ngày 13/05/2014, http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuutrao-doi.aspx?ItemId=6032 13 Trương Hồng Quang, Một số quan điểm về kết hôn cùng giới tại Việt Nam hiện nay, ngày 21/05/2014, http://www.moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx? ItemID=6033 14 Trương Hồng Quang, Pháp luật một số quốc gia trên thế giới về quyền của người đồng tính, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/08/06/phpluat-mot-so-quoc-gia-trn-the-gioi-ve-quyen-cua-nguoi-dong-tnh/ 15 Trương Hồng Quang, Thực tiễn ghi nhận quyền kết hôn bình đẳng của người đồng tính trên thế giới, ngày 10/02/2014, http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=6007 16 Trương Hồng Quang, Về mối quan hệ sống chung của người đồng tính trong Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi), ngày 12/02/2014, http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=6008 17 Phương Thảo, Cấm hôn nhân đồng giới, nhưng nên cho phép “kết hợp dân sự”?, ngày 24/07/2012, http://phapluatxahoi.vn/giao-thong-do-thi/tintuc/cam-hon-nhan-dong-gioi-nhung-nen-cho-phep-ket-hop-dan-su-42959 18 Chí Thiện, Đề xuất kết hợp dân sự cho cộng đồng LGBT, http://motthegioi.vn/cau-vong-luc-sac/de-xuat-ket-hop-dan-su-cho-congdong-lgbt-18010.html 19 Lê Minh Tiến, Hôn nhân đồng tính: Ủng hộ hay không ủng hộ?, ngày 10/3/2011, http://www.thesaigontimes.vn/Home/xahoi/doisong/49388/Hon-nhandong-tinh-Ung-ho-hay-khong-ung-ho Đặng Thị Kiều Sa – K36G 43 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến 20 Lê Minh Tiến, Hôn nhân đồng tính: Ủng hộ hay không ủng hộ?, ngày 18/06/2014, http://www.thesaigontimes.vn/116378/Hon-nhan-dong-tinh--- 21 ung-ho-hay-khong?.html Tòa án nhân dân tối cao, Tham luận tại Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Hôn nhân & Gia đình năm 2000, ngày 16/04/2013, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2013/04/20/dnh-gi-thuc-trang-quydinh-cua-luat-hn-nhn-v-gia-dnh-nam-2000-qua-thuc-tien-giai-quyet-cc- 22 vu-viec-ve-hn-nhn-v-gia-dn/ Tranh cãi về quyền kết hôn của người đồng tính, http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_D 23 etail.aspx?ItemID=523 Trên thế giới, người đồng tính được đối xử như thế nào?, http://semeuke.com/2014/10/23/tren-the-gioi-nguoi-dong-tinh-duoc-doi-xu-nhu-the- 24 nao/ Trung tâm nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên cứu lập pháp, UBTVQH, Chuyên đề: “Hôn nhân đồng giới: kinh nghiệm một số nước và thực tế ở Việt Nam”. Tiếng Anh: 25 Same-sex marriage and adoption law - A brief analysis of the situation in France, http://www.fafce.org/index.php? option=com_content&view=article&id=58:same-sex-marriage-andadoption-law-a-brief-analysis-of-the-situation-in26 france&catid=11&Itemid=110&lang=en Same-Sex Marriage in the Netherlands (Kết hôn đồng tính ở Hà Lan), https://christiangays.com/marriage/netherlands.shtml Đặng Thị Kiều Sa – K36G 44 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến PHỤ LỤC Bảng 1. Thời điểm các quốc gia hay các bang công nhận hôn nhân đồng giới31 Năm Tên nước (Ngày tháng công nhận) 2001 Hà Lan (01/04) 2003 Bỉ (01/06), Ontario (10/06), British Columbia (08/07) 2004 Quebec (19/03), Massachusetts (17/05), Yukon (14/07), Manitoba (16/09), Nova Scotia (24/09), Saskatchewan (05/11), Newfoundland (21/12) 2005 New Brunswick (23/06), Tây Ban Nha (3/07), Canada (20/07) 2006 Nam Phi (30/11) 2008 2009 2010 California (16/06, gián đoạn, 05/11; reinstated 28/06/2013), Connecticut (12/11) Na Uy (01/01), Iowa (27/04), Sweden (01/05), Coquille Indian Tribe (Oregon) (Tháng 5), Vermont (01/09) New Hampshire (01/01), District of Columbia (03/03), Mexican Federal District (04/03), Bồ Đào Nha (05/06), Iceland (27/06), Argentina (22/07) 2011 New York (24/07), Suquamish tribe (Washington) (01/08) Alagoas (06/01), Quintana Roo (Tháng 5), Đan 2012 Mạch (15/06), Sergipe (15/07), Espírito Santo (15/08), Caribbean Netherlands (10/10),Bahia (26/11), Brazilian Federal District (01/12), Washington (06/12), Piauí (15/12), Maine (29/12) 2013 Maryland (01/01), São Paulo (16/02), Ceará & Little Traverse Bay Bands of Odawa Indians (Michigan) (15/03), Paraná (26/03), Mato Grosso do Sul(02/04), Rondônia (26/04), Santa Catarina & Paraíba (29/04), Pokagon 31 Xem thêm tại: http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B4n_nh%C3%A2n_%C4%91%E1%BB %93ng_gi%E1%BB %9Bi#Bi.C3.AAn_ni.C3.AAn_s.E1.BB.B1_ki.E1.BB.87n_tr.C3.AAn_th.E1.BA.BF_gi.E1.BB.9Bi Đặng Thị Kiều Sa – K36G 45 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến Band of Potawatomi Indians (Michigan) (08/05), Brazil (16/05), Pháp (18/05), Santa Ysabel Tribe (California) (24/06), California (28/06), US military bases, Delaware (01/07), Minnesota & Rhode Island (01/08), Uruguay (05/08), New Zealand (19/08), New Mexico (21/08 – 04/09), Confederated Tribes of the Colville Reservation (Washington) (05/09), New Jersey (21/10), Australian Capital Territory (08/12) 2014 Anh và xứ Wales (giữa 2014) Đang thảo Hawaii, Luxembourg luận Lưu ý: Những tên được tô đậm là quốc gia, những tên không được tô đậm là các tiểu bang/tỉnh của một quốc gia nào đó. Đặng Thị Kiều Sa – K36G 46 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến Bảng 2: Các quốc gia và vùng lãnh thổ hợp pháp hóa quan hệ cùng giới theo hình thức kết đôi dân sự và chung sống không đăng kí32 Tổng số Hình thức Số quốc gia Số vùng lãnh thổ công quốc gia và công nhận công nhận nhận vùng lãnh Kết đôi dân sự 17 quốc gia: Andorra, 17 (Úc: 5 bang; Mexico: 1 Bỉ, Brazil, Colombia, bang; Hoa Kỳ: 10 bang; Cộng hòa Séc, Venezuela: 1 bang) thổ 34 Ecuador, Phần Lan, Đức, Greenland, Hungary, Ireland, Isle of Man, Jersey, Liechtensein, Luxembourg, Slovenia, Thụy Sỹ. Chung sống 3 quốc gia: Úc, 0 3 không đăng Croatia, Israel. ký 32 Tổng hợp từ: http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B4n_nh%C3%A2n_%C4%91%E1%BB %93ng_gi%E1%BB %9Bi#Bi.C3.AAn_ni.C3.AAn_s.E1.BB.B1_ki.E1.BB.87n_tr.C3.AAn_th.E1.BA.BF_gi.E1.BB.9Bi Đặng Thị Kiều Sa – K36G 47 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến Bảng 3: Thời gian từ thời điểm bắt đầu công nhận quyền lợi, nghĩa vụ giữa hai người cùng giới đến thời điểm áp dụng hôn nhân cùng giới/hôn nhân không phân biệt giới tính ở một số quốc gia33 Quốc gia Tên gọi và năm bắt đầu Năm áp dụng hôn Thời gian công nhận quyền lợi, nhân cùng giữa hai cột nghĩa vụ giữa hai người giới/hôn nhân mốc cùng giới không phân biệt giới tính Hà Lan Quan hệ có đăng ký 2001 3 năm 2003 5 năm (1998) Bỉ Chung sống theo pháp luật (1998) Argentina Kết hợp dân sự (2002) 2012 8 năm Tây Ban Nha Nhận con nuôi của những 2005 1 năm 2005 16 năm 2006 12 năm 2009 16 năm cặp cùng giới (2004) Canada Phán quyết đầu tiên về lợi ích pháp lý giữa cặp đồng giới (1999) Nam Phi Phán quyết đầu tiên về lợi ích pháp lý giữa cặp đồng giới (1994) Na Uy Quan hệ có đăng ký (1993) 33 Xem thêm tại: Hôn nhân cùng giới: Xu hướng thế giới, tác động xã hội và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2012/10/09/9-10-2012/ Đặng Thị Kiều Sa – K36G 48 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến Quốc gia Tên gọi và năm bắt đầu Năm áp dụng hôn Thời gian công nhận quyền lợi, nhân cùng giữa hai cột nghĩa vụ giữa hai người giới/hôn nhân mốc cùng giới không phân biệt giới tính Thụy Điển Quan hệ có đăng ký 2009 14 năm 2010 9 năm 2010 14 năm 15/6/2012 22 năm (1995) Bồ Đào Nha Chung sống không đăng ký (2001) Iceland Quan hệ có đăng ký (1996) Đan Mạch Kết hợp dân sự (1989) Đặng Thị Kiều Sa – K36G 49 Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS. Hoàng Thị Hải Yến Hình 1: Mong muốn được pháp luật cho phép kết hôn cùng giới của nhóm đồng giới nữ34 Hình 2: Lựa chọn các hình thức đăng ký trong trường hợp được pháp luật cho phép35 34 Xem thêm tại: Trung tâm nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên cứu lập pháp, UBTVQH, Chuyên đề: “Hôn nhân đồng giới: kinh nghiệm một số nước và thực tế ở Việt Nam”. 35 Xem thêm tại: Trung tâm nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên cứu lập pháp, UBTVQH, Chuyên đề: “Hôn nhân đồng giới: kinh nghiệm một số nước và thực tế ở Việt Nam”. Đặng Thị Kiều Sa – K36G 50 Khoa Luật – Đại học Huế [...]... 1 Hôn nhân Hôn nhân là hình thức kết đôi có đăng ký với Nhà nước, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn với đầy đủ tất cả những quyền, nghĩa vụ và sự công nhận pháp lý như những cặp khác giới Sự hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới hoặc khả năng thực hiện hôn nhân đồng giới được những người ủng hộ xem là quyền bình đẳng hôn nhân hoặc hôn nhân bình đẳng Thế kỷ 21 được xem là thế kỷ của bình đẳng hôn nhân, ... cũng không cấm đoán các hành vi đồng tính trong các thuộc địa Thời điểm hiện nay, tuy không có luật cấm quan hệ tình dục đồng tính, nhưng Luật Hôn nhân và gia đình không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính Luật Hôn nhân và gia đình (Luật HNGĐ) 1986 không quy định cấm hôn nhân đồng tính, sau đó có một vài đám cưới đồng tính được tổ chức nhưng không nhận được sự đồng tình của dư luận 12... cùng giới tính” đã bị loại bỏ Dù đã bãi bỏ quy định cấm kết hôn cùng giới, nhưng Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng đồng thời quy định tại Điều 8 về “Điều kiện kết hôn là “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” Việc không thừa nhận này đồng nghĩa với việc các đôi cùng giới sẽ không thể đăng ký kết hôn, không được cấp chứng nhận kết hôn, hay việc chung sống của họ sẽ không... bỏ điều kiện về giới tính của hai bên phối ngẫu (vợ/chồng) dẫn đến việc ban hành một luật hôn nhân thống nhất không phân biệt giới tính Ví dụ, Thụy Điển ghi trong luật hôn nhân của mình là “luật này áp dụng cho tất cả mọi người” Hôn nhân đồng giới đem đến cho những người đồng tính được sử dụng những dịch vụ công và hiện thực nhu cầu tài chính như những cặp khác giới khác Hôn nhân đồng giới cũng đem... cho phép hôn nhân đồng giới được thông qua vào thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 Cho đến thời điểm cuối năm 2014, trên thế giới có 16 nước, 34/50 bang ở Hoa Kỳ, nhiều bang ở Mexico và nhiều vùng lãnh thổ đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới và luật hóa các quyền của người đồng tính (xem phụ lục bảng 1) Tại những quốc gia hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới, pháp luật đã định nghĩa lại khái niệm hôn nhân, bãi... đa dạng của cuộc sống Tiêu chí Giới tính Luật hiện hành điều chỉnh Hậu quả pháp lí Hôn nhân theo Luật hôn Quyền hôn nhân của nhân gia đình năm 2014 người đồng tính Khác giới tính: một nam – một nữ Hai người cùng giới tính Luật Hôn nhân và gia đình Pháp luật không thừa nhận năm 2014 thừa nhận và bảo hôn nhân giữa những người hộ cùng giới tính Phát sinh quan hệ pháp luật Không làm phát sinh quan giữa vợ... Khoa Luật – Đại học Huế GVHD: TS Hoàng Thị Hải Yến Chương 3 THỰC TRẠNG HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM – NHỮNG ĐỀ XUẤT TỪNG BƯỚC TIẾN TỚI THỪA NHẬN HÔN NHÂN ĐỒNG GIỚI TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1 1 Thực trạng hôn nhân đồng giới trên thế giới và ở Việt Nam Trên thế giới1 6 Từ năm 1973, các nhà tâm lý học không còn xem đồng tính luyến ái là một bệnh tâm thần nữa Trong vài ba thập kỉ nay, tại... nhân đồng giới ở Việt Nam trong giai đoạn này Họ là những công dân, là những con người và có quyền lựa chọn việc kết hôn cho mình Vì vậy, họ cho rằng việc thừa nhận quyền kết hôn đối với mình là một điều đương nhiên Vậy pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề hôn nhân đồng giới? 1 Pháp luật về hôn nhân đồng giới ở Việt Nam Ở Việt Nam, hầu như pháp luật không ghi nhận quyền của người đồng. .. đồng giới và việc chung sống như vợ chồng của người đồng giới rồi mới có quy định về thừa nhận hôn nhân đồng giới Ví dụ: Hà Lan quy định về đăng ký kết hợp dân sự giữa những người cùng giới tính vào năm 1998, nhưng đến năm 2001 mới thừa nhận chính thức hôn nhân hợp pháp giữa người cùng giới Tại châu Á, Trung Quốc và Ấn Độ không thừa nhận hôn nhân đồng Đặng Thị Kiều Sa – K36G 36 Khoa Luật – Đại học... nhận hôn nhân đồng tính Tuy nhiên, phong trào này chỉ dừng lại ở kết quả “chấp nhận đám cưới đồng tính”, điều mà hầu hết những người kêu gọi vẫn không vừa lòng14 Điều này chỉ ra rằng, kết hôn là một nhu cầu thực tế của những người đồng tính Việc không thừa nhận hôn nhân đồng giới dẫn đến một số hệ lụy Dù pháp luật không công nhận thì họ vẫn đang sinh sống với nhau, từ đó phát sinh các quan hệ về nhân ... luật hôn nhân đồng giới Việt Nam vấn đề pháp lý hôn nhân đồng giới không thừa nhận - Chương 3: Thực trạng hôn nhân đồng giới giới Việt Nam – đề xuất bước tiến tới thừa nhận hôn nhân đồng giới pháp... ta không cấm việc kết hôn người đồng tính (hôn nhân người giới tính – hôn nhân đồng giới) Điều “Điều kiện kết hôn Luật quy định “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân người giới tính” Việc không... chung hôn nhân đồng giới bao gồm định nghĩa, đặc điểm người đồng tính, hình thức thừa nhận hôn nhân đồng giới giới nay, quy định pháp luật Việt Nam vấn đề Đề tài thực trạng hôn nhân đồng giới giới

Ngày đăng: 10/10/2015, 21:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w