Luật Nuôi con nuôi năm 2010 không cấm người đồng tính nhận nuôi con nuôi Tuy nhiên, một trong những điều kiện để được nhận con nuôi là người nhận con nuôi phải có “tư cách đạo đức tốt” Tư cách đạo đức tốt là

Một phần của tài liệu Niên luận về hôn nhân đồng giới (Trang 38 - 41)

điều kiện để được nhận con nuôi là người nhận con nuôi phải có “tư cách đạo đức tốt”. Tư cách đạo đức tốt là một tiêu chí định tính và khó có cách đánh giá chính xác. Trong khi đó, trong xã hội hiện nay vẫn còn sự kỳ thị đối với người đồng tính. Nhiều người cho rằng người đồng tính là người có tư cách đạo đức không tốt, từ đó từ chối việc cho phép họ nhận con nuôi.

KẾT LUẬN

Pháp luật về quyền nói chung và quyền kết hôn nói riêng của người đồng tính ở các nước trên thế giới đã có một quá trình phát triển khá lâu dài, phức tạp và chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố chính trị, tôn giáo, dân tộc,… Có thể nhận thấy, quyền kết hôn giữa những người cùng giới tính là một quyền quan trọng, tạo ra nhiều sóng gió chính trị cũng như ảnh hưởng đến quá trình xây dựng pháp luật của các quốc gia. Hiện nay số lượng quốc gia, vùng lãnh thổ công nhận kết hôn đồng giới đầy đủ tuy còn hạn chế nhưng cùng với xu thế của thế giới, ngày càng có nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới thừa nhận hôn nhân cùng giới hoặc các hình thức kết đôi có đăng ký tương tự hôn nhân. Đây là xu hướng tiến bộ, đáp ứng nhu cầu và bảo đảm quyền của người đồng tính.

Vấn đề xây dựng một xã hội công bằng và tiến bộ, trong đó các quyền con người được bảo đảm và thực thi thông qua cơ chế pháp luật hiệu quả là mục tiêu chung của toàn thể nhân loại. Xu hướng mở rộng phạm vi các quyền con người, tăng cường việc bảo vệ quyền lợi của các nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội là các đề tài được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm sâu sắc trong thời gian gần đây. Người đồng tính với những đặc điểm riêng về sự hấp dẫn tình dục, quan hệ tình cảm là đối tượng thường xuyên chịu những tác động tiêu cực từ những phân biệt đối xử, định kiến và kỳ thị dựa trên xu hướng tình dục đặc biệt của mình. Tuy vậy, hầu như pháp luật và những nhà nghiên cứu luật học chưa thật sự chú ý đến vấn đề này. Các quy phạm pháp luật về người đồng tính gần như bị bỏ ngỏ, chưa có các công trình nghiên cứu khoa học pháp lý có giá trị về đề tài quyền của người đồng tính. Tùy thuộc vào nền văn hóa, niềm tin tôn giáo, hệ thống chính trị mà mỗi quốc gia có các quy định khác nhau. Hơn nữa, việc thừa nhận hôn nhân cùng giới cũng có tác dụng tích cực đến gia đình và xã hội như các nghiên cứu khoa học khác nhau trên thế giới đã chỉ ra. Việc

Việt Nam xem xét nội dung hợp pháp hóa hôn nhân cùng giới là hợp lý, đúng xu hướng thế giới và đáp ứng nguyện vọng của cộng đồng người đồng tính ở Việt Nam.

Trong nhà nước pháp quyền, pháp luật tồn tại vì con người chứ không phải con người tồn tại vì pháp luật. Đã đến lúc pháp luật cần quan tâm hơn đến thực tiễn hôn nhân đồng giới và quyền được kết hôn của những người đồng tính. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, nếu nhìn nhận việc cho phép hôn nhân đồng giới còn “xa lạ”, không phù hợp với phong tục tập quán truyền thống, dễ gây ra dư luận thiếu tích cực, thì việc đưa ra các quy định về “kết hợp dân sự” để giải quyết việc chung sống giữa những người đồng giới và các hậu quả pháp lý phát sinh từ việc chung sống giữa họ là hợp lý và cần thiết. Thừa nhận “kết hợp dân sự” không chỉ tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng điều chỉnh quan hệ nhân thân, tài sản và nuôi con của những người đồng tính mà xa hơn còn là một bước đệm quan trọng trong việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Niên luận về hôn nhân đồng giới (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w