Đánh giá các nguồn lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh VCB chi nhánh Hà Nội
Báo cáo tổng hợp Lời mở đầu Để phục vụ cho công tác thực tập nhằm tích lũy kiến thức cho bản thân trong 5 tuần vừa qua, tác giả đã được làm quen và tìm hiểu về Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội. Bằng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo, tác giả mong rằng qua báo cáo này sẽ mang đến cho bạn đọc một các nhìn toàn cảnh về mọi mặt của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội; kèm theo đó cũng đánh giá sơ lược của cá nhân tác giả về việc các mặt cơ cấu tổ chức, các nguồn lực và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty . Từ việc tìm hiểu tổng quan các hoạt động của công ty, tác giả xin được giới thiệu cụ thể hơn về cơ cấu cũng như các hoạt động của phòng Nhân sự -nơi mà tác giả sẽ được thực tập sâu hơn và là ngành nghề tác giả đam mê theo đuổi trong tương lai Kết cấu báo cáo gồm 5 phần Phần 1: Khái quát về VCB chi nhánh Hà Nội Phần 2: Cơ cấu tổ chức VCB chi nhánh Hà Nội Phần 3: Đánh giá các nguồn lực và hiệu quả sản xuất kinh doanh VCB chi nhánh Hà Nội Phần 4: Chiến lược của VCB chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới Phần 5: Phân tích các hoạt động của phòng hành chính- nhân sự VCB chi nhánh Hà Nội Nguyến Mai Liên 1 Báo cáo tổng hợp Phần 1: Khái quát về Ngân hàng Ngoại Thương Việt nam chi nhánh Hà Nội 1.1 Khái lược về Ngân hàng Ngoại Thương Việt nam chi nhánh Hà Nội Ngày 01/03/1985 Ngân hàng ngoại thương Hà Nội chính thức được thành lập theo quyết định của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam. Ra đời trong hoàn cảnh năm 1984 , Đại hội Đảng bộ thành phỗ Hà Nội ra nghị quyết chủ trương Hà Nội phải có ngân hang để phục vụ kinh tế đối ngoại của Thủ đô. Đây là thời kỳ chuẩn bị cho công cuộc Đổi mới toàn diện nền kinh tế. Ngân hàng Ngoại Thương Hà Nội ra đời trong hoàn cảnh lịch sử và với sứ mệnh như thế. Hơn 20 năm phát triển và trưởng thành, VCB HN đã khẳng định vị thế quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Thủ đô, trở thành đối tác tin cậy cho khách hành cá nhân, doanh nghiệm và các định chế tài chính trên địa bàn Thủ đô Sau đây là một số thông tin giới thiệu Tên tiếng Việt: Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội Tên tiếng Anh: Ha Noi Branch of Vietcombank Tên viết tắt: VCB HN Tổng giám đốc: Tiến sĩ Nguyễn Xuân Luật Địa chỉ:.334 Bà Triệu – Hai Bà Trưng- Hà Nội Điện thoại: +84.4.9746666 Fax: +84.4.9747065 Website: http://www.vcbhanoi.com.vn/ 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Giai đoạn 1(1985- 1990) : Hoạt động dưới hình thức là ngân hàng đối ngoại độc quyền Sau khi được thành lập với tư cách là thành viên trong hệ thống ngân hang Ngoại Thương Việt Nam, VCB HN giữ nhiệm vụ là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại trên địa bàn thủ đô bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm .), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ) . Ngoài ra VCB HN còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế. Giai đoạn 2( 1990-2000) : hoạt động dưới hình thức NHTM Nhà nước Ngày 14/11/1990. VCB HN chính thức chuyển từ một ngân hang chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM Nhà nước hoạt động đa năng , được xếp hàng là chi nhánh hàng đầu trong hệ thống Ngân hàngNgoại thương VN Nguyến Mai Liên 2 Báo cáo tổng hợp Giai đoạn 3( 2000- 2006) : Tiếp tục đổi mới và phát triển, chuẩn bị thế và lực cho quá trình hội nhập và cổ phần hóa ngân hàng Năm 2000 VCB HN đã mở thêm được 4 chi nhánh cấp 2 là chi nhánh Thành Công, Cầu Giấy, Ba Đình, Chương Dương và 4 phòng giao dịch tại Hàng Bài , Trần Bình Trọng, Hàng Đồng, Nội Bài Năm 2003 để sẵn sàng cho quá trình hội nhập, Vietcombank đã triển khai đề án cơ cấu lại hoạt động của mình nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính, đổi mới mô hình tổ chức gắn với chuẩn mực quốc tế, đa dạng hoá và hiện đại hóa các dịch vụ ngân hàng, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Năm 2004 cùng với các đối tác Silverlake, PricewaterhouseCoopers (nhà cung cấp dịch vụ tư vấn giám sát) VCB hoàn thành dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống thanh toán. Đây làc dự án có quy mô lớn nhất, tác động đến nhiều mặt hoạt động không chỉ trong lĩnh vực hiện đại hoá công nghệ ngân hàng mà còn trong việc chuẩn hoá mô hình tổ chức và quy trình nghiệp vụ. mà trên cơ sở đó, phát triển thêm nhiều sản phẩm, tiện ích tiên tiến. ậy, cùng với những thành công vượt bậc về công nghệ như: ứng dụng các chuẩn mực của “Hệ thống thanh toán SWIFT”; sự ra đời của hàng loạt các dịch vụ trong “Tầm nhìn chiến lược đến 2010” (VCB Vision 2010) như VCB Online và Connect24; VCB Money; VCBP…thì đến nay, Dự án Hiện đại hoá Ngân hàng và Hệ thống thánh toán đã và đang đưa vào các sản phẩm VCB Global Trade (Tài trợ thương mại); VCB Treasure (Kinh doanh vốn); VCB Infor (Hệ thống thông tin quản lý và kho dữ liệu)… đã hoàn tất quá trình kết nối toàn bộ các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Với những tiến bộ vượt bậc như vậy năm 2005 VCB HN vinh dự đón nhận Huân chương lai động hạng 3 , bằng khen của Thủ tướng chính phủ… Giai đoạn 4( từ 2007 đến nay): Sau hội nhập và cổ phần hóa Sau hơn 1 năm gia nhập WTO, đến năm 2007 Vietcombank đã cổ phần hoá thành công, góp phần nâng cao năng lực tài chính, vị thế của Vietcombank đối với giới đầu tư trong nước và quốc tế. Vietcombank Hà Nội có những điều kiện thuận lợi riêng với những nền tảng cơ sở bền vững từ ngân hàng “mẹ”. Thêm vào đó là sự giúp đỡ của Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng ING của Hà Lan triển khai dự án hỗ trợ kỹ thuật để cơ cấu lại tổ chức và hiện đại hoá công nghệ. Đến năm 2007 VCB Hà Nội đã mở được 10 phòng giao dịch trên khắp địa bàn Hà Nội. Đồng thời nâng cấp thành công 4 chi nhánh cấp 2 trước kia trực thuộc CVB HN lên thành chi nhánh cấp 1 trưc thuộc Hội sở chính VCB. Đây là 1 thành công rực rỡ của VCB HN. 1.3 Các hoạt động chính Ngân hàng VCB HN là một trung gian tài chính với hoạt động chủ yếu là thu hút những khoản vốn nhàn rỗi rồi cung cấp cho những người có nhu cầu sử dụng trong địa bàn Hà Nội, góp phần điều hoà vốn cho nền kinh tế. Ngân hàng VCB HN tạo phương tiện thanh toán: Bằng các nghiệp vụ nhận gửi và cho vay ngân hàng tạo tiền cho nền kinh tế. Thanh toán qua ngân hàng, các khách hàng Nguyến Mai Liên 3 Báo cáo tổng hợp của VCB HN có số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán thì họ có thể chi trả để có được hàng hoá và các dịch vụ theo yêu cầu Ngân hàng VCB HN là trung gian thanh toán: ngân hàng thay mặt cho các khách hàng của mình để thanh toán cho hàng hóa và dịch vụ mà khách hàng của ngân hàng mua hoặc là thay mặt cho khách hàng để nhận những khoản thanh toán từ các đối tác của khách hàng. VCB thực hiện việc thanh toán với sự hỗ trợ của hệ thống công nghệ hiện đại, mạng lưới thanh toán điện tử liên ngân hàng, các trung tâm thanh toán quốc tế và nhiều hình thức thanh toán phù hợp với các đối tượng khác nhau như: séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, thẻ… do vậy mà thanh toán qua ngân hàng diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, an toàn với một chi phí hợp lý. 1.4 Các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng : VCB HN luôn năng cấp và mở rộng các hoạt động của mình nhằm cung cấp cho khách hang nhiều dịch vụ tiện ích. Ngân hang có các hoạt động và dịch vụ kinh doanh chính sau: Dịch vụ ngân hàng : cung cấp các dịch vụ ngân hàng đến dân cư. Bao gồm: Dịch vụ Tài khoản( tài khoản cá nhân, tài khoản doanh nghiệp, trả lương tự động), Tiết kiệm và đầu tư, Chuyển và nhận tiền, Dịch vụ cho vay cá nhân, hộ gia đình, Thu đổi ngoại tệ , séc du lịch, Doanh nghiệp phát hành trái phiếu , Nhờ thu séc nội địa và quốc tế Mua bán ngoại tệ gồm các dịch vụ: Mua bán ngoại tệ giao ngay, Mua bán ngoại tệ ký hạn, Hoán đổi tiền tệ, lãi suất, Hợp đồng quyền chọn, Các sản phẩm phái sinh khác Huy động vốn được thực hiện đa dạng dưới các hình thức • Tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ • Tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân • Chứng chỉ tiền gửi ngoại tệ • Các loại kỳ phiếu, trái phiếu • Tiền gửi thanh toán Tín dụng được thực hiện dưới các hình thức • Cho vay vốn lưu động: khách hàng có thể lựa chọn theo từng lần hoặc vay theo hạn mức tín dụng • Cho vay dự án đầu tư để đổi mới công nghệ, đắp ứng nhu cầu tài sản cố định hoặc bất động sản của khách hàng • Cho vay chiết khấu bộ chứng từ Dịch vụ bảo lãnh gồm bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện Phần 2: Cơ cấu tổ chức của VCB Hà Nội 2.1 Mô hình tổ chức của Ngân hàng Nguyến Mai Liên 4 SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC NHTMCP VIETCOMBANK HÀ NỘI (nguồn: Phòng hành chính- nhân sự NHNTVN chi nhánh Hà Nội) Kế toán Tài Chính Tổng hợp- Tin học Thanh toán XNK Hành chính Nhân sự Kiểm tra nội bộ Quản lý Nợ Thanh toán thẻ Dịch vụ Ngân hàng Tín dụng thể nhân Ngân quỹ HĐ Xử lý rủi ro HĐ Tín dụng Các phòng giao dịch BAN GIÁM ĐÔC Quản lý nợ Báo cáo tổng hợp 2.2 Chức năng nhiêm vụ 2.2.1 Chức năng nhiệm vụ ban giám đốc Giám đốc: Quản lý chung và toàn diện mọi hoạt động cảu chi nhánh Hà nộ. Trực tiếp kí các hợp đồng phát sinh trong lĩnh vực: - Phòng khách hàng thể nhân - Phòng tổng hợp - Phòng kiểm tra nội bộ - Công tác tổ chức cán bộ - Công tác phát triển mạng lưới - Chủ tịch hội đồng tin dụng, HĐ xử lý rủi ro, HĐ miễn giảm lãi - Ký hợp đồng vay vốn có hạn mức trên 10 tỷ Phó Giám đốc Nguyễn Thi Thu Hải - Quản lý, chỉ đạo ký kết các hợp đồng phát sinh trong công việc - Phòng dịch vụ Ngân hàng - Phòng thanh toán thẻ - Các phòng giao dịch Công tác công đoàn Phó giám đốc Phan Văn Thái : Quản lý , chỉ đạo và ký kết hợp đồng phát sinh trong lĩnh vực công việc sau - Phòng khách hàng - Phòng thanh toán XNK - Ký các hợp đồng tín dụng vay vốn ngắn hạn có hạn mức dưới 10 tỷ Phó giám đốc Trần Thị Thủy: Quản lý chỉ đạo ký kết các hợp đồng phát sinh trong những lĩnh vực công việc sau - Phòng Ngân quỹ - Phong kế toán tài chính - Phòng quản lý nợ - Công tác hành chính quản trị phòng hành chính nhân sự - Phòngtinhọc 2.2.2Chức năng nhiệm vụ các phòng Phòng tín dụng thể nhân Là phòng nghiệp vụ có chức năng triển khai các cấp dụng cho khách hàng gồm cho vay bảo lãnh. Triển khai các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng bán lẻ. Phòng tổng hợp tham mưu trong việc thực hiện tổng hợp, phân tích xây dựng kế hoạch kinh doanh, quản trị, điều hành , thông tin tuyên truyền, phát triển mạng lưới Phòng kiểm tra nội bộ Nguyễn Mai Liên Báo cáo tổng hợp Tham mưu cho ban giám đốc trong việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng Phòng thanh toán XNK: Phòng chuyên môn thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế và bảo lãnh Phòng ngân quỹ: Quản lý thu chi tiền mặt theo đúng quy định Phòng tin học: duy trì hệ thống CNTT liên quan đến hoạt động ngân hàng Phòng HC- NS: tham mưu cho ban GĐ trong công tác nhân sự và thuecj hiện công việc hành chính, xây dựng cơ bản Phòng dịch vụ ngân hàng: là phòng nghiệp vụ thực hiện việc huy động vốn, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng Phòng thanh toán thẻ: thanh toán các loại thẻ, mạng lưới ATM, phát hành thẻ Phòng kế toán tài chính: thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính cho doanh nghiệp và kế toán giao dịch cho bộ phận kinh doanh Phong giao dịch: các phòng giao dịch được phân những nhiệm vụ khác nhau xong nhìn chung có chức năng là huy động vốn và giao dịch với khách hàng cá nhân 2.2.3 Nhận xét cơ cấu tổ chức của NHNT Việt Nam chi nhánh Hà Nội (VCB Hà nội) Loại mô hình: là cơ cấu ma trận. Bởi: - Mô hình tổ chức kết hợp giữa cơ cấu chức năng và cơ cấu theo địa lý( ở đây là các phòng giao dịch ở các địa bàn khác nhau) Cơ cấu chức năng thì phân chia thành các phòng chức năng như marketing, sản xuất, kế toán, nhân sự…Lợi ích: Cho phép tập trung vào khách hàng và sản phẩm, đồng thời cho phép có sự chuyên sâu vào chức năng. - Có sự phối kết hợp giữa các phòng ban chức năng cho phép tiết kiệm các nguồn lực và cùng giải quyết nếu có vần đề lớn phát sinh. Ví dụ Các hội đồng xử lý rủi ro, hội đồng tín dụng bao gồm những cán bộ ở các phòng khác nhau. Hội đồng xử lý rủi ro gồm trưởng phó phòng kiểm tra nội bộ, phòng quản lý rủi ro, quản lý nợ . Trong các trường hợp nợ xấu khó đòi hay các vấn đề rủi ro các của ngân hàng hội đồng sẽ đứng ra điều tra xử lý và ra quyết định Đánh giá cơ cấu tổ chức công ty Cơ cấu có sự hỗ trợ tương đối để thực hiện mục tiêu chiến lược của công ty Mục tiêu của NH là quản lí rủi ro tập trung nhằm hạn chế rủi ro một cách toàn diện và hiệu quả.Ngoài các phòng ban như phòng kiểm tra nội bộ, phòng quản lý rủi ro, Ngân hàng còn thành lập riêng các Hội đồng tín dụng , Hội đồng xử lý rủi để điều hành tập trung giải quyết vấn đề rủi ro. Điều đó cũng cho thấy vấn đề quản lý rủi ro tài chính, xử lý nợ xấu đặc biệt được coi trọng trong ngân hàng Cơ cấu có sự phù hợp tương đối với môi trường kinh doanh của tổ chức. Hội nhập WTO và mở cửa ngành NH đã khiến cạnh tranh giữa các NH ngày càng khốc liệt. Để tồn tại và phát triển cấc NH phải tìm mọi cách giảm chi phí. Cơ cấu ma trận như trên khá tinh gọn sẽ giúp tiết kiệm các nguồn lực Cơ cấu đảm bảo sự phối hợp giữa các phòng ban và các bộ phận chức năng Nguyễn Mai Liên Báo cáo tổng hợp Bởi là cơ cấu ma trận cho phép các phòng giao dịch của VCB HN phối hợp với các phòng chức năng của NH( như theo sơ đồ CC TC). Theo đó các phòng giao dịch ngoài nhiệm vụ giao dịch chung chuyển thanh toán tiền còn liên kết các phòng ban chức năng triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, báo cáo và thực hiện theo sự quản lý và định hướng của ngân hàng Cơ cấu có sự phù hợp tương đối với quy trình công nghệ Nghiên cứu quy trình cung cấp một sản phẩm đặc trưng của ngân hàng, đó là sản phẩm cho vây tín dụng, ta thấy các phòng ban được phân chia và sắp xếp theo trình tự từ đầu vào đến đầu ra của sản phẩm dịch vụ. Ban đầu, phòng tín dụng thể nhân có nhiệm vụ tiếp thị , tư vấn sản phẩm với khách hàng, lập các hồ sơ, xét phê duyệt đề xuất vay để ký hợp đồng. Bước thứ hai, phòng quản lý nợ có nhiệm vụ giải ngân sau khi kiểm tra tính đúng đắn hợp lệ , đồng thời giám sát việc thu hồi nợ. Cuối cùng bộ phận kế toán tiền vay có trách nhiệm thu hồi nợ. Đối với các khoản nợ xấu, sẽ được chuyển lên cấp cao hơn là hồi đồng tín dụng để xem xét giải quyết. Vậy ta thấy việc sắp xếp cơ cấu các phòng ban như trên sẽ giúp chuyên môn hóa đảm bảo cho quy trình nghiệp vụ ngân hàng được thực hiện tốt. Qua đó ta cũng thấy các phòng ban trong ngân hàng phải thực sự hỗ trợ và phối hợp chặt chẽ với nhau Cơ cấu đảm bảo sự rõ rang trong mối quan hệ giữa người có nghĩa vụ báo cáo và người được báo cáo. Điều này được thể hiện trong việc phân công công tác chỉ đạo điều hành của Ban GĐ được phân định khá cụ thể và chi tiết( như trong phần 2.2 Chức năng nhiệm vụ) Nhược điểm: nhìn vào sơ đồ CC TC ta thấy các phòng chức năng chưa có sự phân nhóm cụ thể để biết nhóm nào làm kinh doanh nhóm nào có chức năng hỗ trợ. Ta có thể tham khảo có cấu của NH Vietinbank chi nhánh cấp 1 như sau Nguyễn Mai Liên Báo cáo tổng hợp Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức NH Công Thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương ( Nguồn: Phòng tổ chức NH Công Thương Việt Nam chi nhánh Chương Dương) Thiết nghĩ VCB HN cần phân các phòng ban làm các khối như trên thì sẽ giúp nhóm cụm lại các phòng ban nào có cùng chức năng chung như KD, Hỗ trợ, tác nghiệp, quản lý rủi ro,phòng Nguyễn Mai Liên . H N i Ph n 2: C c u t ch c VCB chi nh nh H N i Ph n 3: Đ nh gi c c ngu n l c v hi u qu s n xu t kinh doanh VCB chi nh nh H N i Ph n 4: Chi n l c. t li n ng n h ng, c c trung t m thanh to n qu c t v nhi u h nh th c thanh to n phù h p v i c c đ i t ợng kh c nhau nh : s c, u nhiệm chi, nh thu, thẻ…