1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY DƯỢC PHẨM TW2

8 382 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 19,54 KB

Nội dung

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY DƯỢC PHẨM TW2 I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHI NHÁNH NĂM 2005 Năm 2005 sẽ là năm đầy khó khăn đối với chi nhánh: - Trong nước còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ năm 2000 để lại. Thị trường trong nước bị thu hẹp do sức mua của người mua không tăng nhiều. Các nhà sản xuất trong nước tự bán và tự khai thác thị trường, các hãng dược phẩm nước ngoài thâm nhập thị trường rộng khắp từ thành thị đến vùng sâu, vùng xa. - Tỷ giá giữa đồng Việt nam với ngoại tệ tăng đã gây ảnh hưởng lớn đến dự kiến kế hoạch ban đầu, phải thường xuyên thay đổi chién lược kinh doanh. Mặt khác, tỷ giá hối đoái tăng khiến hàng nhập khẩu tăng nhưng hàng bán ra trong nước lại giảm gây căng thẳng trong kinh doanh và giảm lãi. - Nhà nước có nhiều chủ trương biện pháp đổi mới kinh tế, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp quốc doanh, những văn bản còn thiếu đồng bộ và đang trong quá trình hoàn thiện. Dựa trên cơ sở phân tích thị trường trong và ngoài nước, chi nhánh công ty dược phẩm TW2 đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ cần được thực hiện trong năm 2005. - Tiếp tục mở rộng thị trường kinh doanh và bám sát thị trường nội địa, tìm kiếm thị trường mới. - Tổ chức mạng lưới bán hàng rộng khắp các tỉnh, cả vùng sâu, vùng xa. - Tiến tới đa dạng hoá phương thức mua bán: mua bán độc quyền, đại lý lượng hoa hồng, xuất nhập thắng xuất khẩu uỷ thác. - Đa dạng hoá sản phẩm, nhân viên chủ động khai thác sản phẩm để đáp ứng với nhu cầu thị trường của mình. - Đổi mới, tổ chức, sắp xếp lại lao động, tăng cường đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên, tăng cường công tác quản lý lao động, tài sản. . . cho phù hợp với tình hình kinh doanh mới, bảo đảm hiệu quả, bảo toàn vốn, tài sản và phát huy nhân tố con người. Những mục tiêu đặt ra năm 2005: - Đạt được mức khoán doanh số của công ty 250tỷ/năm - Mở rộng, phát triển tất cả các bệnh viện ở Hà nội, các tỉnh cả vùng sâu, vùng xa. - Đạt mức lãi dòng 1.2%/ doanh thu thuần. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY DƯỢC PHẨM TW2 Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh trong thời gin qua, có thể áp dụng một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanhchi nhánh trong thời gian tới như sau: 1. Giảm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh Việc cắt giảm chi phí trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng chính là biện pháp làm tăng lợi nhuận cho chi nhánh. Giảm chi phí không có nghĩa là cắt xén một số khoản chi phí mà ta phải biết phân bố hợp lý tiết kiệm chi phí ở những khoản không đáng chi, nhưng vẫn đảm bảo hoạt động kinh doanh được tiến hành một cách thuận lợi thích đáng để chi nhánh có thể đứng vững trên thị trường. Cụ thể các chi phí sau: - Giảm các chi phí bảo quản: Tổ chức bộ máy kinh doanh và mạng lới kinh doanh có quy mô phù hợp với khối lượng hàng hoá luân chuyển, tăng cường quản lý và sử dụng tốt tài sản dùng trong kinh doanh, thực hiện đúng kỹ thuật tài chính tín dụng, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ bảo quản hàng hoá, tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ của cán bộ quản lý nhân viên trong công tác bảo quản và điều hành kho. - Giảm các chi phí hành chính: Cải tiến bộ máy quản lý hành chính cho phù hợp với điều kiện phát triển của chi nhánh, giảm bớt các thủ tục không cần thiết, giảm bớt các khoản chi phí mang tính phô trương, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý hành chính đảm bảo thông tin thông suốt chính xác. - Giảm các chi phí trong qúa trình mua bán, vận chuyển: Chi phí này chiếm một tỷ trọng tương đối trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, đòi hỏi người quản lý phải có kiến thức sâu rộng, am hiểu thị trường và các khía cạnh xã hội khác thì mới có thể nhìn nhận được vấn đề khai thác nguồn hàng như thế nào, vận chuyển bảo quản như thế nào dể làm giảm giá vốn hàng hoá đem lại lợi nhuận cao trong doanh nghiệp. - Giảm chi phí nhân công: Chi phí này cũng rất quan trọng, việc giảm chi phí phải phù hợp với điều kiện phát triển của doanh nghiệp. Nhiều khi việc giảm chi phí nhân công không hợp lý, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, lợi nhuận giảm do vậy vấn đề giảm, tăng chi phí nhân công phải căn cứ vào sự phát triển của chi nhánh sao cho hợp lý. Ví dụ, việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp các nhân công chính thức, nhân công thời vụ sao cho hợp lý. . . 2. Ổn định và giữ vững đội ngũ cán bộ công nhân viên Trong cơ chế thị trường hiện nay, lao động tại các cơ sở kinh tế và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh biến động theo các nguyên nhân khác nhau. Để giữ vững và ổn định đội ngũ công nhân và cán bộ kỹ thuật có năng lực làm việc tại chi nhánh không có gì thiết thực hơn là bảo đảm tăng thu nhập và đời sống tinh thần cho những đối tượng này. Bên cạnh đó chi nhánh cũng cần đẩy mạnh hơn nữa chính sách khen thưởng đối với những cán bộ có tinh thần trách nhiệm với công việc, có sáng kiến cải tiến trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đem lại lợi nhuận cho chi nhánh. Ngoài việc ổn định và giữ vững đội ngũ cán bộ công nhân viên chi nhánh có thể phát triển đội ngũ lao động bằng cách: - Đào tạo, bồi dưỡng lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý cả về chuyên môn, nghiệp vụ và công tác quản lý bằng cách thường xuyên đánh giá về mặt tiêu chí cán bộ phù hợp với từng đối tượng. Từ đó có những phương hướng hình thức đào tạo cho phù hợp với khả năng và trình độ của mỗi CBCNV sao cho đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh. - Đối với đội ngũ công nhân viên cũng phải thường xuyên phân loại trình độ, khả năng của từng người đối với công việc mà có hình thức đào tạo cho phù hợp. 3. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường: Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, tăng trưởng cả chiều sâu lẫn chiều rộng thì đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải hiểu được thị trường của mình là thị trường nào, phải đáp ứng được nhu cầu thị trường như thế nào là hợp lý do vậy vấn đề nghiên cứu thị trường là rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực tế cho thấy, nếu không tìm hiểu kỹ thị trường trước thì khả năng bán hàng là rất khó khăn. Vì vậy, để tiến hành hoạt động kinh doanhhiệu quả thì chi nhánh cần phải coi trọng việc nghiên cứu thị trường cụ thể mà mình đang tham gia, nắm chắc được khó khăn, thuận lợi, đánh giá đúng tình hình trước khi đưa sản phẩm ra thị trường nhất là thị trường mới, thị trường có nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia. Mỗi khu vực có nét đặc trưng riêng, thị hiếu của người tiêu dùng phụ thuộc vào mức sống, thói quen tiêu dùng, văn hoá, đặc tính dân cư, tình hình bệnh tật theo mùa, theo khu vực, tuổi tác, giới tính. . . Vì vậy nếu không có bước chuẩn bị chắc chắn chi nhánh sẽ thất bại trong việc giành giật thị trường với các đối thủ cạnh tranh. Trong quá trình nghiên cứu thị trường chi nhánh phải thu thập thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh giá cả. . . Hiểu biết đầy đủ về khách hàng nhu cầu thuốc đối với từng loại bệnh tật là một trong những cơ sở quan trọng có ý nghĩa quyết định đến khả năng lựa chọn đúng cơ hội kinh doanh và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng của chi nhánh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ý nghĩa quan trọng của việc nghiên cứu khách hàng là đảm bảo khả năng bán được hàng đồng thời giữ được khách hàng hiện tại và lôi kéo được khách hàng mới. Trong quá trình kinh doanh chi nhánh phải thắng (bán được hàng) nhưng khách hàng cũng phải được lợi (thoả mãn tốt nhu cầu). Như vậy, mục tiêu của việc nghiên cứu khách hàng và nhu cầu của họ nhằm đưa ra các quyết định có khả năng thoả mãn tốt nhu cầu của khách hàng, qua đó đảm bảo khả năng bán hàng có hiệu quả nhất: Bên cạnh việc nghiên cứu khách hàng thì chi nhánh cũng phải tìm hiểu phân tích tình hình thực tế của đối thủ cạnh tranh một cách tỉ mỉ chính xác. Từ đó ta có thể chia thị trường nhiều đối tượng khác nhau để đáp ứng theo yêu cầu của họ, cụ thể: - Đối với khách hàng truyền thống: Chi nhánh cần phải làm tốt công tác tiếp thị nắm bắt tình hình kinh doanh, khả năng tài chính của từng khách hàng để có chính sách bán hàng hợp lý. - Đối với khách hàng bán lẻ: Tổ chức đội ngũ trình dược viên trực tiếp đến từng khách hàng giới thiệu, quảng bá sản phẩm và phải giữ vững nguồn hàng ổn định. - Đối với khách hàng bệnh viện thì phải xây dựng mộtsở thuốc thiết yếu ổn định lâu dài để đáp ứng kịp thời cho việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. 4. Huy động và sử dụng vốn kinh doanhhiệu quả Sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanhmột khâu có tầm quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong mọi điều kiện hiện nay, chi nhánh có thể huy động của công nhân viên chức từ nguồn tiền thưởng lợi nhuận, tiết kiệm chi phí và huy động tiền nhàn rỗi của nhân viên, huy động vốn của các cơ sở hợp tác kinh doanh, vay thêm vốn bên ngoài, vay tiền của các tổ chức tín dụng khác là hết sức cần thiết, đảm bảo chữ tín trong kinh doanh. Đồng thời chi nhánh xây dựng các phương án kinh doanh hợp lý và có hiệu quả, thông tin về việc sử dụng vốn của chi nhánh cho công nhân viên để từ đó tạo thêm lòng tin cho công nhân viên với chi nhánh trong công việc và họ sẽ cho chi nhánh vay tiền để triển khai các chiến lược kinh doanh của mình. - Đối với những tài sản cố định kém hiệu quả, chi nhánh có thể thanh lý ngay để giải phóng vốn, giải toả hàng tồn kho bằng việc chấp nhận hoà vốn hoặc lỗ một chút để thu hồi vốn nhằm bổ sung số tiền đó vào việc thanh toán tích cực thu hồi nợ. - Chi nhánh bên hạch toán đầy đủ kịp thời, chính xác số vốn hiện có và tình hình sử dụng vốn sao cho có hiệu quả. Cụ thể hiện nay vốn lưu động của chi nhánh chiếm là chủ yếu, do vậy ta phải nâng cao vồng quay của vốn bằng cách tăng cường thu hồi công nợ, giảm thiểu hàng tồn kho tại chi nhánh . . . - Chi nhánh cũng nên chấn chỉnh lại công tác lập và thực hiện kế hoạch mua hàng hoá theo sát thực tế, xây dựng các định mức dự trữ hợp lý, nhu cầu mua bán của chi nhánh cũng cần phải tính toán một cách khoa học hợp lý, cân nhắc mọi tiềm năng sẵn có như vốn, kho hàng, bến bãi, hệ thống cửa hàng . . . Mục tiêu của việc xác định kế hoạch là phải làm sao mua hàng về với lượng bán đi tối thiểu mà vốn vẫn đảm bảo yêu cầu kinh doanh. 5. Tham gia liên doanh liên kết: Trong điều kiện kinh tế thị trường, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp không phải lúc nào cũng cạnh tranh, đối đầu với nhau mà nhiều khi các doanh nghiệp cần phải liên doanh , liên kết với nhau, hỗ trợ bổ xung cho nhau, khắc phục điểm yếu của nhau, phối hợp hoạt động sản xuất kinh doanh để đem lại hiệu quả cao nhất, bởi lẽ mỗi doanh nghiệp đều có những điểm mạnh, điểm yếu nhất định về vốn, kỹ thuật, con người.v.v Cụ thể hiện nay: - Chi nhánh có thể cùng Công ty tham gia công, mua cổ phần của các XNSX trong nước - Kết hợp với các hãng dược phẩm lớn mở nhà máy sản xuất, phân phối dược phẩm tại Việt Nam 6. Hoàn thiện hệ thông phân phối : - Hệ thống phân phối là một trong những vấn đề rất quan trọng trong HQSXKD, hệ thống phân phối tốt dẫn đến giảm chi phí vận chuyển, vòng quay vốn nhanh, hàng hoá tồn kho ít v.v Do vậy chi nhánh cần phải phân tích kỹ thị trường và xác định một cách chính xác các khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng, khách hàng hiện tại và căn cứ vào các sản phẩm đang kinh doanh tại đơn vị , từ đó xây dựng hệ thống phân phối sao cho đáp ứng kịp nhu cầu của khách hàng một cách nhanh nhất và giảm chi phí phân phối.v.v 7. Tổ chức nguồn hàng và phân bổ nguồn hàng: 8. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Giáo trình Kinh tế và Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Phạm Hữu Huy - Nhà xuất bản Giáo dục – 1998 2. Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh Phạm Thị Cái - Nhà xuất bản thống kê-2004 3. Giao trình Tài chính doanh nghiệp của Trường ĐHQTKD Hà nội 4. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh 5. Bản báo cáo kết quả tài chính, bảng cân đối kế toán, bảng tổng kết tài sản của Chi nhánh giai đoạn 2002- 2004 6. Bộ Thương mại (6/9/1993) Cấp phép kinh doanh XNK số 1.19.1001/GP, Hà nội . MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY DƯỢC PHẨM TW2 Trên cơ sở phân tích, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY DƯỢC PHẨM TW2 I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CHI NHÁNH NĂM

Ngày đăng: 28/09/2013, 11:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w