Tiểu luận phong tục tập quán tết nhật bản

32 2K 11
Tiểu luận phong tục tập quán tết nhật bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HÓA HỌC  TIỂU LUẬN MÔN HỌC VĂN HÓA ĐÔNG BẮC Á ĐỀ TÀI: Phong tục ngày Tết ở Nhật Bản GVHD: thầy Nhật Chiêu Nhóm thực hiện: Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 8 năm 2014 PHONG TỤC NGÀY TẾT Ở NHẬT BẢN Lý do chọn đề tài: Nhật Bản là một đất nước bốn bề bao quanh bởi đại dương mênh mông. Nhờ vào địa thế đặc biệt đó cùng với ý thức bảo vệ truyền thống của nhân dân nên nước Nhật có một nền văn hóa bản địa rất đặc sắc và luôn được thế giới quan tâm. Những nét văn hóa bản địa ấy luôn hiện hữu trong phong tục của ngừơi dân Nhật Bản đặc biệt là vào những dịp lễ Tết. Do vậy, tìm hiểu phong tục ngày Tết cùa người Nhật Bản cũng có nghĩa là tìm hiểu những nét văn hóa đáng ngưỡng mộ cũng như bản sắc văn hóa riêng của đất nước và con người Nhật Bản. Sự giao lưu văn hóa luôn được quan tâm, dù những truyền thống bắt nguồn từ đâu thì sự hiện diện thực tại của nó luôn là điều được nhắc tới nhiều nhất. Đó cũng chính là nền tảng cho những sự tìm tòi và nghiên cứu của các nhà khoa học. Những phong tục vào ngày Tết diễn ra ngày nay ở Nhật Bản vừa có những nét văn hóa truyền thống của các nước Phương Đông xa xưa, vừa mang những màu sắc mới của phương Tây hiện đại. Điều này luôn khiến chúng ta có những sự nhầm lẫn. Vì thế việc tìm hiểu về những dặc trưng trong phong tục của người dân Nhật Bản xưa và nay là một việc hết sức cần thiết. Cả cho việc học hỏi lẫn việc nghiên cứu. Cùng tìm hiểu về những đặc trưng truyền thống ngày Tết ở Nhật Bản sẽ giúp ta nhận thấy những điểm mới mẻ mà cũng quen thuộc trong những tập tục của người Á Đông nói chung và với người Việt nói riêng. Từ đó nhìn nhận lại mình, cũng như giữ gìn phát huy hay học hỏi những điểm hay của nước bạn. Cấu trúc: 3 phần 1. Khái quát chung: Giới thiệu khái quát về đất nước Nhật Bản và khu vực Đông Á. Một số ảnh hưởng từ phương Tây cũng như phương Đông đến đất nước này. 2. Phong tục ngày Tết: Giới thiệu các phong tục đặc trưng và đặc sắc của Nhật Bản theo các khoảng thời gian từ lúc bắt đầu nghỉ Tết đến khi kết thúc Tết. 3. Kết luận: Tổng kết, liên hệ thực tế và những điều cần suy nghĩ. 1. Khái quát chung: 2 Nhật Bản với cái tên không còn xa lạ với mỗi chúng ta, tuy là một quốc gia phương Đông nhưng Nhật Bản đã sớm mở cửa, học hỏi, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật phương Tây và đã có những bước tiến vĩ đại trong thời kỳ đổi mới đất nước, trở thành một cường quốc phát triển mạnh mẽ về kinh tế, công nghiệp, khoa học kỹ thuật, sánh ngang với các cường quốc trên thế giới. Nếu xét về điều kiện tự nhiên, Nhật Bản là một đảo quốc, tồn tại biệt lập thuộc Đông Bắc Á, nằm phía Đông của Châu Á, phía Tây của Thái Bình Dương đường bờ biển dài đến 37.000km, có địa hình khá đa dạng, hiểm trở đồi núi chiếm đến 73% diện tích với nhiều cao nguyên, bình nguyên, sông ngòi…thiên nhiên khắc nghiệt, thường xuyên xảy ra những thiên tai, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân nhưng thiên nhiên thơ mộng, kỳ vĩ ấy cũng chính là nguồn cảm hứng vô tận cho biết bao người nghệ sĩ tài hoa của Nhật Bản trong các lĩnh vực hội họa, thơ ca…với nhiều tác phẩm nổi tiếng về ngọn núi Phú Sỹ, hoa anh đào, những thác nước, con suối… Với điều kiện tự nhiên không được thuận lợi như vậy nhưng Nhật Bản lại vươn lên phát triển mạnh mẽ không phải là một điều dễ dàng, có thể nói vai trò của con người rất quan trọng. Nhật Bản rất chú trọng đến sự phát triển, giáo dục, đào tạo con người. Người Nhật với tinh thần trách nhiệm cao, trọng tình nghĩa, niềm tin, chữ tín… trong công việc, có bản lĩnh trong đời sống, họ không dễ dàng khuất phục hay bị lung lay trước những lợi lộc cho dù họ đang trong hoàn cảnh cùng cực như thế nào. Là nước khá thuần nhất về chủng tộc và đồng nhất về tiếng nói, văn hóa. Những tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo… được hình thành, phát triển từ Ấn Độ, Trung Hoa đã ảnh hưởng rất nhiều đến các nước Đông Nam Á, Đông Á. Chi phối một phần quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, xã hội, chính trị của các dân tộc. Ở Nhật Bản những tư tưởng này cũng được tiếp thu, phát triển mạnh mẽ, tư tưởng Nho giáo đã trở thành tư tưởng quan trọng dưới chế độ Mạc Phủ, do Tướng Quân nắm quyền. Còn Phật giáo được phát sinh từ Ấn Độ nhưng nhanh chóng được truyền bá ra thế giới, phát triển thành nhiều tông phái khác nhau ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng theo các nhà nghiên cứu Phật giáo khi đến Nhật Bản thì 3 mới thật sự phát triển nổi bậc, mạnh mẽ, sâu sắc hơn so với các quốc gia khác và ngay cả Ấn Độ. Nhật Bản được ví như “một nước phương Tây nằm giữa lòng Châu Á”, bởi song song với việc học hỏi, tiếp thu văn hóa, khoa học kỹ thuật phương Tây thì Nhật Bản vẫn giữ nguyên những giá trị văn hóa của dân tộc do Nhật Bản tồn tại biệt lập so với bên ngoài, khá thuần nhất về chủng tộc. Nhật Bản nổi tiếng với lễ hội hoa anh đào hay Phú Sỹ ngọn núi mà người Nhật mơ ước được đặt chân đến một lần trong cuộc đời của họ, với thần đạo Shinto, trà đạo… đó là tất cả những gì đại diện cho tinh thần, tính cách, tâm hồn người Nhật. Phong tục ngày Tết của Nhật Bản cũng là một trong những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc, chúng ta sẽ có những cảm nhận mới cũng như rất quen thuộc trong ngày tết của người Nhật, thấp thoáng đâu đó những ảnh hưởng của phương Tây cũng như những truyền thống của phương Đông với bản sắc văn hóa riêng của Nhật Bản “đất nước mặt trời mọc”. Cùng với những ảnh hưởng từ văn hóa bên ngoài đã tạo nên những điểm hấp dẫn, đặc sắc, thú vị trong ngày tết của Nhật Bản nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Ngoài việc Nhật Bản đón tết theo Tây lịch thì những hoạt động trong ngày tết của họ có nhiều điểm tương đồng với các dân tộc Châu Á. Tết là dịp để gia đình đoàn tụ, trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp, mong cầu hạnh phúc trong năm mới. Với những hoạt động minh chứng cho việc giao lưu, ảnh hưởng, tiếp thu văn hóa, tư tưởng của Ấn Độ, Trung Hoa như: đến chùa thắp hương cầu nguyện; gửi thiệp tri ân, cảm ơn nhau…Cũng như các dân tộc khác, người Nhật đón tết với bữa ăn được chuẩn bị chu đáo, thịnh soạn. Những món ăn mang hương vị truyền thống của dân tộc, xuất phát từ điều kiện tự nhiên của đất nước, thể hiện ước vọng về sự sung túc, hạnh phúc, sức khỏe. Một tín ngưỡng khá quan trọng của người Nhật có lẽ giống với Trung Quốc, đó là họ kiệng kị số 4 và 9, do cách phát âm của số 4 trùng với chữ “tử” là chết và số 9 trùng với “kurusii” là đau khổ, nên rất nhiều tập tục kiêng kị thường tránh liên quan đến những con số này. Và họ lại rất coi trọng số 7. So với các dân tộc khác, ngày tết người dân Nhật còn đến các đền thờ thần đạo (Shinto), một tín ngưỡng không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người 4 Nhật để cầu xin các vị thần sẽ hỗ trợ họ trong cuộc sống. Ngày tết Nhật Bản vẫn còn lưu giữ những phong tục cổ xưa đó là lễ thành nhân, đánh dấu sự trưởng thành của các bạn trẻ, nghi lễ diễn ra sôi nỗi trong những ngày kết thúc tết, mang ý nghĩa ghi nhớ công ông bà, cha mẹ,…Cùng rất nhiều các hoạt động cũng như các tập tục thú vị khác, mang đến những ý nghĩa nhân văn rất đáng để học hỏi. 2. Phong tục ngày Tết: 2.1 Bắt đầu nghỉ Tết: Vì ăn Tết theo Tây lịch nên người Nhật Bản đã bắt đầu nghỉ Tết từ Giáng Sinh. Trong khoảng thời gian đó đến giao thừa, người Nhật có rất nhiều hoạt động và công tác chuẩn bị đón Tết rất thú vị như tiệc tiễn đưa năm cũ bên người thân, gia đình bạn bè cùng các tập tục dọn dẹp trang trí nhà cửa hay gửi thiệp chúc mừng năm mới, … Tiệc tiễn năm cũ:Thông thường thì người Nhật làm đến 29 hoặc 30/12. Ngày đó, các công sở thường tổ chức ăn uống tiễn năm cũ. Những bữa tiệc như vậy được gọi là Bounenkai (tạm dịch là bữa tiệc để quên đi những vất vả và khó khăn của năm cũ). Thực tế ngày nay, Bounenkai thường diễn ra từ những ngày đầu của tuần cuối cùng năm cũ vì còn nhiều việc phải chuẩn bị cho năm mới nên người ta tranh thủ thời gian để gặp nhau. Cuối năm là dịp các nhân viên được lĩnh tiền thưởng cả năm nên họ có tiền để chi tiêu thoải mái. Các bữa tiệc Bounenkai theo đó trở nên rất hoành tráng và các nhà hàng thường rất đông khách. Sau bữa tiệc, ai về nhà nấy người thì đi du lịch nước ngoài, người thì cùng gia đình về thăm bố mẹ ở quê. những người khác thì đón năm mới ở nhà, vì thế mà phố xá trở nên rất vắng vẻ. Trang trí đón năm mới:Để đón năm mới, người Nhật có tục lệ gọi là Susuharai, là công việc làm tổng vệ sinh để tẩy sạch các vết nhơ của năm cũ và đón năm mới. Lần vệ sinh này sẽ làm sạch tất cả mọi ngóc ngách nhỏ nhất trong nhà mà quanh năm không có thời gian để dọn dẹp. Trong khi đó, các bà mẹ cũng chuẩn bị những món ăn ngày Tết như làm bánh Tết và nấu món ăn tổng hợp. Bánh Tết tượng trưng cho sự may mắn, và chỉ được 5 làm vào ngày 28 hoặc 30 Tết. Người Nhật kiêng kị con số 9 và những thứ có liên quan đến số 9 nên nếu làm bánh trong ngày 29 thì bị cho rằng sẽ phải ăn bánh khổ, nghĩa là quanh năm phải nếm trải khổ đau. Món ăn quan trọng nhất của năm mới là “món Tết”. “Món Tết” thực chất là món ăn ngọt, làm bằng các nguyên liệu thông thường như rễ cây ngưu bàng, trứng cá, cá sardin khô, tảo ăn, khoai lang, hạt dẻ… Người Nhật dùng những món ăn đơn giản nhưng giàu ý nghĩa tượng trưng này để ăn Tết là xuất phát từ tâm lý cầu mong vạn sự tốt lành. Bánh Tết thập cẩm và món ragu khoai sọ, cà rốt, rau xanh nấu lẫn trong một nồi càng giàu ý nghĩa tượng trưng hơn. Đây là những đồ cúng, đồng thời cũng là món ăn dành cho nhiều người, để nhiều người được hưởng lộc thần linh và niềm sung sướng. Những lát cà rốt tượng trưng cho mối quan hệ gắn bó hòa thuận của mọi thành viên trong gia đình. Còn những củ khoai sọ tượng trưng cho sức mạnh tẩy trừ tà khí. Vào những ngày này mọi nhà đều trang trí cây tùng gọi là kadomatsu ở trước cửa nhà. Tương truyền rằng, vị thần Toshigamisama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây tùng này. Ngày xưa người ta thường dựng cây tùng vào ngày 13/12 là ngày bắt đầu các công việc chuẩn bị đón Tết. Còn gần đây là ngày 27 hoặc 28 nhưng người ta tránh không dựng cây tùng vào ngày 29 và đêm giao thừa vì lí do như trên. Người Nhật trang trí Kadomatsu ở hai bên cửa nhà để đón may mắn. Kadomatsu gồm 3 ống tre tươi vát chéo cùng một vài cành thông. Số đoạn trên cành thông bắt buộc phải là số lẻ chứ không được chẵn vì theo quan niệm xa xưa thì hạnh phúc không thể chia được và cứ mãi mãi được duy trì, chỉ có nỗi bất hạnh mới chia được để chấm dứt. Số lẻ ở đây chính là tượng trưng cho những sự bất hạnh, khổ đau, việc đặt Kadomatsu trước nhà là để mọi sự bất hạnh khổ đau sẽ bị tiêu tan đi và chấm dứt trong năm cũ để đón những điều may mắn tốt đẹp sẽ đến trong năm mới. 6 Ngoài ra, người ta dùng cành thông để trang trí là vì trong mùa đông thông vẫn có thể giữ độxanh tươi lâu, tượng trưng cho sự thanh khiết và sức sống. Ngoài ra lá thông sắc nhọn còn mang ý nghĩa có thể diệt trừ ma quỷ nữa, Kadomatsu có hình giống cái thang còn để thần năm mới Toshigami xuống hạ giới và đem may mắn đến cho mọi nhà. Dưới vòm cửa hay trên bàn thờ, người ta cũng có treo Shimekazari - là một thứ đồ trang trí để ngăn không cho quỷ lai vãng, tương tự như tục cắm cây nêu trước nhà vào ngày Tết của Việt Nam ta. Ngày nay, người Nhật không chỉ treo Shimekazari trước cửa nhà mà còn treo trước tàu, xe, các phương tiện đi lại nữa, cũng với hy vọng nó sẽ giúp tài xế tránh khỏi tai nạn, Kadomatsu và Shimekazari được trang trí cho đến hết ngày mùng 7-1 và sau đó, theo tục lệ, người ta sẽ mang đến chùa để đốt tương tự như hình thức hóa vàng của người Việt vậy. Trên khung cửa của không ít gia đình người Nhật còn trang trí các vật phẩm như đồ đan bằng lá màu trắng, quả quýt, thừng bện bằng cỏ, dải giấy trắng… Tùng tượng trưng cho trẻ mãi không già; quả quýt màu da cam, có âm đọc giống như “đời đời” trong tiếng Nhật, tượng trưng cho muôn đời thịnh vượng; thừng bện bằng cỏ được treo ở điện thờ hoặc nơi thờ cúng với ý nghĩa kính dâng lên thần linh để cầu tài lộc; lá cây màu trắng để nói lên sự trinh bạch không tì vết; còn dải giấy trắng mang ý nghĩa tẩy sạch vết nhơ và xua đuổi tà ma. Ngoài ra, người Nhật thường lấy tôm hùm làm đồ trang sức vì nó có hình dạng giống như cụ già khom lưng, được ví với cảnh giàu sang phú quý, cả nhà sẽ được trường thọ. Hầu như người Nhật lo lắng đến từng chi tiết nhỏ của cuộc sống và luôn mong cầu một cuộc sống hạnh phúc toàn diện bên gia đình của mình. Mọi tập tục đều có liên quan đến các vị thần và sự an lành, may mắn. Mọi thứ đều có thể 7 được tận dung vào cộng việc này và lẽ dĩ nhiên là chúng luôn được biến tấu một cách rất đep mắt để trưng bày và chứng tỏ sự khéo léo và tỉ mỉ của người dân nơi đây. Gửi thiệp chúc mừng năm mới:Vào cuối năm, người Nhật Bản thường chuẩn bị những chiếc thiệp gọi là nengajo để tặng cho mọi người. Phong tục gửi thiệp mừng năm mới đã có từ lâu đời ở Nhật. Tập tục này tương đối giống các nước Âu Mỹ song thực tế khởi nguồn từ Trung Quốc và được du nhập vào Nhật Bản Thiếp chúc mừng năm mới khởi nguồn từ Trung Quốc, nhưng người Nhật Bản đã sáng tạo thêm tục lệ mà Trung Quốc không có, đó là nếu năm ấy trong nhà có người qua đời, họ sẽ không được nhận hay gửi thiệp năm mới cho bất kỳ ai. Tập tục này ra đời từ Phật giáo. Phật giáo chủ trương, trong thời kỳ để tang không đến những nơi vui chơi giải trí, không ồn ào ầm ĩ hoặc chè chén linh đình, mà cầu nguyện cho người chết vào chốn vĩnh hằng bằng sự tĩnh tâm và việc làm thầm lặng của mình. Tùy vào mục đích sử dụng, tùy vào đối tượng được tặng mà những chiếc thiệp đó sẽ trang trọng, dễ thương, nhiều màu sắc hay nhã nhặn… với mục đích tri ân, gửi thông điệp yêu thương tới những người sống xung quanh mình như: sếp, họ hàng, người thân, vợ chồng hay con cái…Những tấm bưu thiếp sẽ được gửi tặng vào ngày mùng 1, và rất được người nhận nâng niu, quý trọng. Cho nên vào sang mồng một Tết các nhân viên bưu điện vô cùng bận rộn vì phải đi phát chuyển nengajo. Gia đình nào cũng nhận được hàng bó thiệp và họ vừa thưởng thức món ăn ngày Tết, vừa chuyền tay nhau đọc nengajo. Đọc lời chúc mừng của người thân, bạn bè, đồng nghiệp là một trong những thú vui ngày Tết đối với hầu hết người Nhật. 8 Thông thường, càng cao tuổi thì người ta càng gửi nhiều thiệp. Một học sinh tiểu học có thể gửi khoảng mươi chiếc cho ông bà, bạn bè. Một người mới đi làm thường gửi khoảng hơn 100 chiếc cho đồng nghiệp, bạn bè còn những trường hợp gửi 200-300 chiếc cũng không phải hiếm. Cá biệt, có người gửi tới 1000, thậm chí 2000 thiệp Tết. Những ngày đầu năm mới, những chúc khoảng chừng 4 tỉ tấm thiệp chúc mừng năm mới được gửi tại Nhật Bản. Số lượng thiệp chúc Tết mỗi năm càng nhiều lên, nên cứ vào cuối tháng 12 và đầu tháng Giêng là các bưu điện vô cùng bận rộn. Bưu điện bảo đảm phát chuyển đúng vào ngày mồng 1 đối với tất cả những tấm thiệp chúc Tết gửi trước ngày 25/12, vì thế hàng năm bưu điện đều kêu gọi người dân gửi bưu thiếp trước ngày 25/12, để họ có thời gian sắp xếp, phân loại và vận chuyển bưu thiếp. Nhiều sinh viên đại học hoặc học sinh trung học được huy động để phân loại và chuyển phát số lượng thiệp khổng lồ này, và các nhân viên bưu điện chỉ được rảnh rỗi khi năm mới đã qua đối với mọi người khác. Đây là một cách thức được áp dụng từ năm 1899, và kể từ đó đến nay luôn đảm bảo hiệu quả, chính xác. Nengajo có rất nhiều loại. Nhiều người thích tự làm tay, viết những lời chúc bằng bút lông và vẽ những hình lấy chủ đề từ con giáp của năm đó. Những người khác thì thuê hiệu in ấn làm các tấm thiệp theo sở thích của mình. Tất nhiên, ngày nay nhiều người vẽ thiệp bằng máy vi tính cá nhân. Và ngày nay các công ty, nhà hàng, cửa hiệu cũng gửi nhiều thiệp chúc Tết cho khách hàng. Bên cạnh đó phải kể đến loại thiệp xổ số Tết. Thiệp này trông giống như những tấm thiệp bình thường nhưng có đánh số ở dưới. Vào ngày 15 tháng giêng sẽ quay xổ số toàn quốc cho những thiệp như vậy. Giải thưởng có thể là máy truyền hình, máy quay video hoặc chỉ là những con tem lưu niệm. Thiệp xổ số bắt đầu được áp dụng từ năm 1949 và nhờ đó số lượng thiệp bán ra tăng vọt. Cũng do 9 số lượng thiệp gửi mỗi năm của người Nhật rất nhiều, nên ngành bưu điện và các ngành liên quan khác cũng cung cấp những dịch vụ rất chuyên nghiệp để phục vụ tốt nhất cho phong tục tập quán này. Ngay từ những tháng 10 trên các sạp bưu điện đã xuất hiện rất nhiều mẫu mã thiết kế cho bưu thiếp chúc mừng năm mới, giá mỗi tấm xấp xỉ 50 yên đã kèm tiền tem. Trên các mẫu bưu thiếp đã in hình và lời chúc, nên khi mua những tấm bưu thiếp này, sau khi ghi tên và địa chỉ người nhận, họ chỉ cần bỏ vào hòm thư và chắc chắn tấm bưu thiếp sẽ được gửi đến nơi vào đúng ngày mùng 1 tết. Tặng nhau thiếp mừng năm mới cũng là nét đặc sắc trong phong tục đón mừng năm mới của người Nhật. Nhật Bản là nước phát hành thiếp chúc mừng năm mới nhiều nhất trên thế giới. Phương pháp đưa thiếp mừng của bưu điện Nhật rất đặc biệt. Trước hết tập trung toàn bộ các thiếp chúc mừng năm mới rồi đem gửi đến nhà người nhận vào đúng ngày mồng 1 Tết. Ngày này, mọi người ngồi ngắm những tấm thiếp chúc tết muôn hình muôn vẻ từ mọi nơi gửi đến, ôn lại quá khứ, chờ đón tương lai. Đây quả thực là sự hưởng thụ đặc biệt. Thiệp chúc tết cũng góp phần đẩy mạnh mối quan hệ giữa con người với con người tại Nhật Bản. Điều đó cho thấy, họ trọng thị như thế nào trong việc giữ quan hệ với bạn bè, người thân… Lý do quan trọng hơn cả, vì đây là một niềm vui đến với mọi người khi đúng sang ngày đầu năm nhận được nhiều thiệp chúc từ các nơi gửi về, và những người lớn tuổi cũng thường cầm lấy cây bút viết thiệp cảm ơn để khai bút đáp lễ trước khi tiếp khách, người thân đến thăm vào buổi chiều hôm sau. Tuy nhiên, từ cuối những năm 1990 thì việc gửi lời chúc mừng năm mới qua điện thoại, e-mail thay vì gửi bưu thiếp trở nên phổ biến hơn. Và khi gặp ai đó dịp đầu năm mới, người Nhật Bản cũng thường nói câu “Happy new year” hơn là sử dụng câu chúc mừng năm mới truyền thống bằng tiếng Nhật. Điều này cũng cho 10 thấy một sự thích ứng phù hợp và biến đổi theo thời đại là luôn cập nhật đối với người dân Nhật Bản. Họ là những người không quá bảo thủ trong việc giữ gìn những nét văn hóa truyền thống và luôn có thể tiếp nhận những nền văn minh mới hiện đại hơn, nhưng vẫn giữ được nét riêng của mình, quả là một điều thú vị. 2.2Giao thừa: Vào ngày 31/12 là đêm tất niên (Oomisoka), là ngày quan trọng trong truyền thống của người Nhật vì đây là ngày cuối cùng của năm cũ. Sau khi hoàn tất công việc dọn dẹp nhà cửa trong ngày, người Nhật sẽ ăn bữa ăn cuối cùng của năm vào khoảng 10h hay 11h đêm tại nhà. Mọi người quây quần lần cuối cùng trong năm cũ, cùng nhau ăn mỳ Toshikoshi-Soba. Phong tục ăn mì soba vào dịp Tất niên lan rộng vào giữa thời kỳ Edo (16031868). Đây là loại mì làm từ kiều mạch (tiếng Nhật gọi là toshikishi soba). Loại mỳ có sợi dai và dài tượng trưng cho sự trường thọ và một năm tràn ngập niềm vui. Theo quan niệm truyền thống của người Nhât, sợi mỳ càng dài thì họ càng có nhiều may mắn trong năm mới, và việc ăn các món được làm từ kiều mạch, gạo vào thời khắc đầu tiên của năm mới sẽ là nguồn gốc giúp con người thành đạt. Thành phần chính tạo nên mỳ Soba đó chính là bột kiều mạch và bột mì, hai thứ bột này được hòa chung vào với nước, quết lại cho thật sệt rồi nhào nhiều lần cho bột mịn và cán mỏng. Để có được những sợi mỳ Soba dẻo, ngon cũng phải nhờ vào tài năng của người đầu bếp. Bột mỏng mà phải đều, dai mà mịn, sau đó cắt thành những sợi mì nhỏ, đều nhau. Tùy từng vùng miền, mì Soba Nhật lại được làm mới lạ bằng những “ biến tấu” rất đặc biệt, kết hợp với hương vị cùng cách thức ăn khác nhau, tạo nên những đặc trưng riêng của từng địa phương hoặc từng đất nước. Có một điều cực kỳ quan trọng là phải ăn mì soba trước khi Giao thừa đến. Do trong tiếng Nhật có từ Oomisokabarai, nghĩa là trả nợ cuối năm, và ngày tất niên trong tiếng Nhật được gọi là Oomisoka, có nghĩa là ngày cuối cùng của một năm. Vào ngày này, người Nhật thường muốn thanh toán hết nợ nần của năm cũ để 11 thong dong bước vào năm mới. Họ cho rằng nếu năm mới đến mà vẫn chưa ăn xong thì duyên khởi của năm đó sẽ xấu. Nhưng tại sao người ta lại ăn mì soba vào dịp cuối năm? Bởi lẽ người Nhật quan niệm rằng “cuộc sống cũng dài như sợi mì soba”. Thế nhưng tại sao lại là mì soba mà không phải là loại mì nào khác? Thứ nhất đó là vì sợi mì soba rất dễ cắt nên ăn mì soba để vứt bỏ đi những khó nhọc trong một năm đã qua và ung dung nhàn hạ trong năm mới. Thứ hai, soba là loại thực vật có thể phát triển lại ngay sau những trận mưa gió hay những ngày thời tiết xấu. Vì vậy, ăn mì soba với mong muốn sẽ có thể đứng dậy được sau những khó khăn. Thứ ba, ăn mì soba với mong muốn có thể sống lâu (dài) như sợi mì soba, do vậy khi ăn người Nhật tránh cắn đứt sợi mì. Một phong tục có vẻ đơn giản nhưng không dễ để thực hiện một cách nhẹ nhàng và trọn vẹn. Vào đêm giao thừa, người Nhật thường không ngủ để đón vị thần năm mới và họ cho rằng nếu đi ngủ sớm thì sáng thức dậy sẽ có nhiều nếp nhăn và tóc bạc. Vì thế sau khi ăn mỳ soba, người dân Nhật Bản sẽ thức quay quần cùng gia đình xem truyền hình hoặc đi đến các đền, chùa để làm lễ mừng năm mới. Người Nhật gọi việc đi đến các đền, chùa vào đêm giao thừa là Ninenmai. Ninen có nghĩa là hai năm, còn Mairi có nghĩa là đi để cầu nguyện Khắp Nhật Bản, các đền thờ Thần đạo chuẩn bị amazake (một loại rượu truyền thống nhẹ, có vị ngọt) để phát cho các đám đông vào lúc nửa đêm. Do thần đạo và phật giáo tồn tại song song nên người Nhật có những phong tục đón mừng năm mới rất đặc trưng. Đúng 12 giờ đêm, các chuông lớn của khắp các chùa trên đất nước Nhật Bản cùng nhau cất tiếng. 108 hồi chuông được đánh vang lên và truyền đi khắp cả nước thông qua truyền hình. Tiếng chuông cũng là âm thanh được coi là bậc nhất trong năm - âm thanh của Phật pháp. Không có những điều phiền muộn, bất hòa, nợ nần, người dân Nhật Bản sẽ đón một năm mới hòa bình và thịnh vượng. Người Nhật tin rằng 108 tiếng chuông chùa sẽ xua đuổi 108 con quỷ sứ. Ngoài ra còn có quan niệm 108 tiếng chuông là để xóa đi 108 nỗi 12 phiền muộn trong thế gian. Theo giáo lý nhà Phật, chúng sinh trong tam giới (gồm dục giới, sắc giới và vô sắc giới) đều có chung bát khổ (sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, ngũ ấm xí thạnh khổ, oán tắng hội, ái biệt ly khổ và cầu bất đắc khổ). Từ căn bản của 8 điều khổ sẽ dẫn đến 108 nỗi phiền não được chia nhỏ theo trạng thái tâm lý và tình cảm. Trong mỗi tiếng chuông đều mang theo tâm nguyện từ bi gửi gắm đến chúng sinh giải tỏa mọi muộn phiền đau khổ. Hiện nay, rất nhiều ngôi chùa ở Nhật dành việc đánh chuông cho 108 người dân đến lễ chùa sớm nhất vào thời điểm đó. Được là 1 trong 108 người gióng lên hồi chuông báo hiệu sự chuyển giao là mong muốn của rất nhiều người Nhật vì đó là dấu hiệu may mắn đầu tiên ngay trước thềm năm mới. Người dân Nhật đón giao thừa ở đền sẽ cùng nhau thả bóng bay kèm theo tờ giấy ghi nguyện ước của mình lên trên trời cao trong khi 108 tiếng chuông ngân vang. Nếu đón giao thừa cùng gia đình, lúc tiếng chuông ngân nga, mọi người chúc tụng nhau và cùng ngồi vào chỗ của mình. Chủ nhà ngồi trên cùng, rút quạt ra tuyên đọc lời chúc mừng năm mới, cả nhà đồng thanh chúc tụng, sau đó cùng ăn bánh Tết, uống rượu thần. Người ta tin rằng vị thần Toshigamisama sẽ truyền cho gia chủ một nguồn sinh lực mới vào những chiếc bánh Tết nên sau khi cúng thần, những chiếc bánh này sẽ được chia ra cho mọi người cùng thưởng thức để tiếp nhận nguồn sinh lực. Quan trong hơn hết, một hoạt động không thể thiếu trong đêm giao thừa ở Nhật Bản nói riêng và cả Thế giới nói chung chính là bắn pháo hoa. Sau khi 108 tiếng chuông kết thúc, những tràn pháo hoa mà người Nhật gọi là hoa lửa (Hanabi) sẽ được bắn lên trên bầu trời. Bầu trời đêm giao thừa sẽ tràn ngập màu sắc và hình ảnh đẹp mắt, báo hiệu một năm mới đã bắt đầu và cũng như lời cầu chúc cho một năm mới tràn 13 ngập niềm vui và hạnh phúc. Bên cạnh đó, một hoạt động khác đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Nhật Bản trong đêm giao thừa, đó là cuộc thi hát trên truyền hình Kouhaku Uta Gassen (đại nhạc hội Bạch). Ra đời năm 1951, là một trong những cuộc chiến danh giá về âm nhạc, cuộc thi quy tụ những nghệ sĩ nổi tiếng nhất Nhật Bản và Hồng thường bắt đầu từ khoảng 17h đến gần giao thừa. Trong đó, đội Đỏ - gồm các nữ nghệ sĩ và đội Trắng - gồm các nam nghệ sĩ sẽ trình diễn các tiết mục của mình. Màn trình diễn của hai đội sẽ do Ban giám khảo là những người nổi tiếng trên mọi lĩnh vực được chọn bởi kênh truyền hình quốc gia NHK chấm điểm, đội thắng được nhận cúp và lá cờ chiến thắng. Theo thống kê, gần như mọi người dân Nhật Bản đều xem chương trình Kouhaku Uta Gassen trong đêm giao thừa. Ngoài ra, Một nét văn hóa rất thú vị được phổ biến rộng rãi tới mức gần như trở thành một thói quen ngày Tết của người Nhật đó là nghe Bản Giao hưởng số 9 của nhà soạn nhạc thiên tài Beethoven. Từ năm 1925, trong Thế chiến thứ II, Hoàng gia Nhật Bản đã khuyến khích biểu diễn Bản Giao hưởng số 9 này vào đêm giao thừa nhằm khích lệ tinh thần, tình yêu nước của người dân và binh sĩ. Sau chiến tranh, trong quá trình tái thiết đất nước, Bản Giao hưởng số 9 được coi là tác phẩm âm nhạc phổ biến nhất, trở thành một trong những “liều thuốc tinh thần” khuyến khích mọi người hăng say lao động. Từ năm 1960, việc biểu diễn Bản Giao hưởng này được phổ biến rộng rãi hơn với sự tham gia của các dàn nhạc quy mô nhỏ của từng địa phương. Đến nay, cứ vào tháng 12 và trong suốt những ngày Tết, hàng trăm buổi biểu diễn Bản Giao hưởng số 9 được tổ chức trên khắp đất nước thu hút hàng chục ngàn khán giả, chưa kể đến các chương trình truyền hình, phát thanh và mạng internet cũng liên tục phát sóng tác phẩm này. Thưởng thức Bản Giao hưởng số 9 14 do vậy đã trở thành thói quen, nét văn hóa mới của người dân Nhật Bản mỗi khi Tết đến. Như vậy ta thấy, đón chờ thời khắc báo hiệu một năm mới ở Nhật Bản có khá nhiều các hoạt động, chúng đều mang những nét văn hóa riệng của người dân Nhật Bản. Nhưng nhìn chung, các phong tục đón năm mới đều mang hy vọng mọi sự tốt lành và những điều may mắn đến cho bản thân, gia đình, và những người xung quanh. Những hoạt động thể hiện các phong tục, đặc trưng văn hóa của người Nhật không chỉ dừng ở đây mà còn xuất hiện cả trong các hoạt động vào những ngày đầu tiên của năm mới một cách rõ nét hơn. 2.3 Những ngày đầu năm mới: Những ngày đầu năm mới: Đất nước Nhật Bản rất coi trọng khoảnh khắc mặt trời mọc, đặc biệt là vào ngày đầu tiên của năm mới. Họ sẽ thức dậy trước khoảnh khắc đó và cùng các thành viên trong gia đình nắm nhìn ánh bình minh. Họ tin rằng đó sẽ là một khởi đầu tốt đẹp cho cả năm. Cả nước Nhật cũng sẽ được chiêm ngưỡng khoảnh khắc tuyệt vời đó ở khắp mọi nơi trên đất nước mình mà không phải đi đâu xa cả, họ chỉ việc ngồi trước truyền hình và thưởng thức điều đó qua sóng truyền hình mà thôi. Một nét văn hóa thể hiện sự đam mê cái đẹp và cả tinh thần cộng đồng rất thú vị của nơi đây. Trong những ngày đầu năm này, người Nhật sẽ làm lễ đón các vị thần đã cho họ mùa màng tươi tốt và các linh hồn tổ tiên đã phù hộ cho họ suốt năm qua được bình an, khỏe mạnh. Sống có tình nghĩa và luôn biết ơn, nhớ ơn tất cả mọi người, đó là những đức tính của người Nhật mà chúng ta có thể cảm nhận được, và nó càng thể hiện rõ qua những phong tục tập quán Tết. Xuất hành đầu năm: Đây là một việc hết sức trọng đại đối với người Nhật. Vì mỗi năm sẽ có một hướng tốt khác nhau đối với mỗi người nên mỗi năm người ta chỉ đi đến viếng thăm những ngôi chùa có ở hướng tốt đó mà thôi. Khi đến viếng thăm các chùa dó, việc đầu tiên là phải rửa tay và súc miệng sạch sẽ. Sau đó họ sẽ 15 tiến đến tung vào hòm công đức trước điện thờ mấy đồng tiền, được gọi là tiền hương hoa dâng lên thần phật, rồi chắp tay lạy 2 lễ, vỗ tay 2 lần, chắp tay cầu nguyện và cuối cùng lạy một lễ. Và sau khi hành lễ xong thì họ có thể tham gia các hoạt động khác trong đền chùa để cầu mong sự bình an may mắn cho bản thân và gia đình. Đi xin xăm cầu may: đây hầu như là một phong tục bắt buộc đối với tất cả mọi người dân Nhật Bản trong dịp đầu năm mới, có tên gọi là Hatsumode hay đi chùa đầu năm. Thực ra chỉ là một cuộc viếng thăm các ngôi đền chùa vào đầu năm mới để cầu sức khỏe, tài lộc, hạnh phúc, phát đạt,… và cả cầu cho hòa bình thế giới nữa. Ngày xưa người nhật thường sẽ tiến hành việc đi lễ đền chùa đầu năm ngay trong đêm giao thừa, khi đó họ sẽ chờ đến lượt mình để rung chuông và cầu xin may mắn, hoặc có thể là trong lúc nghe 108 hồi chuông trong tiếng nhạc chầu gagaku, nhưng ngày nay người ta thường đi vào những ngày đầu năm mới. Đây cũng chính là dịp để họ được thư giãn, tham quan, thưởng ngoạn ngắm cảnh và chiêm ngưỡng các danh thắng, di tích lịch sử văn hóa của đất nước. Theo tín ngưỡng Nhật Bản thì con số 7 là con số may mắn nên thường họ sẽ đi đến 7 ngôi đền chùa trong 7 ngày đầu năm mới, nếu đi được đủ 7 ngôi đền chùa thì họ sẽ gặp may mắn và thành công trong suốt năm đó. Cũng có lẽ vì thế mà không người Nhật nào không ra đường cũng như đi đến các đền chùa vào những ngày đầu năm mới này. Theo truyền thống, khi đi đến các đền chùa làm lễ Hatsumode, người Nhật sẽ ăn mặc thật đẹp, ngoài ra họ cũng sẽ mua một mũi tên gọi là Hamaya có dùng để trừ ma quỷ, nó được gắn kèm vào cây kodomatsu trước cổng nhà. Và một điều có lẽ không thể thiếu, đó là xóc quẻ rút lá số xem bói hay xin xăm về vận may của bản thân hoặc cho gia đình trong năm mới đến. Mọi người đến chùa xin một lá xăm gọi là Omikuji, nội dung của quẻ xăm dù là lành hay hung đều có những lời khuyên hay bài học. Nếu họ rút được lá xăm may mắn thì họ sẽ vui vẻ, lễ tạ Phật và cất giữ cẩn 16 thận trong người. Còn những người rút phải lá xăm xấu thì sao? Họ cũng không phải lo lắng nhiều đâu, những lá xăm không tốt thì sẽ được cuộn tròn lại thành một giải nhỏ rồi cột lại thành một vòng tròn treo lên một cái cây lớn ở đó. Người Nhật cho rằng họ rút trúng qur xăm xấu vì họ chưa gieo được nhân tốt nên phải nhận Quả không ngọt, vì thế họ thành tâm sám hối trước đức Phật, hứa tu sửa bản thân, trong lúc đó thì họ cuốn lá xăm và treo lên cây như đã nói. Và điều quan trọng là họ phải thực hiện đúng những điều đã hứa thì mọi vận xấu sẽ được giải trừ, chỉ không phải chỉ nói suông cho qua chuyện. Đó cũng là một đức tín đáng quý của người Nhật mà chúng ta nên học hỏi, mặc dù chỉ là niềm tin trong tâm linh nhưng nó cũng rèn luyện được các đức tính của bản thân nữa. Các lá xăm ở đây được làm từ một loại giấy rất mỏng và nhỏ nên việc cuốn nó lại và cột thành vòng tròn là điều không khó. Tuy nhiên vân có nhiều người không cuộn lại mà chỉ cột vào gốc cây, điều này gây nhiều khó khăn cho các nhà Chùa khi đi thu lại những lá xăm này. Vì sau đó khoảng một tháng thì nhà Chùa sẽ thu lại tất cả những vòng xăm rồi xâu thành một chuỗi. Vào một buổi lễ gần nhất, tất cả các vòng xăm sẽ được chú nguyện giải trừ nhờ các nhà Chùa và sau đó sẽ đem đi thiêu. Tập tục này của người Nhật có một ý nghĩa rất sâu sắc là: nhắc nhở tất cả nên làm điều tốt hằng ngày (đó là gieo nhân tốt), khích lệ những người đang gặp cảnh khốn cùng (mọi tai ương rồi sẽ qua), đã sám hối và gieo nhân tốt thì quả ngọt sẽ tới (sẽ được hưởng phúc lành). Những ý nghĩa mang đầy triết lí của nhà Phật, rất thâm thúyvà rất đáng để học hỏi. Ở Nhật Bản, các ngôi đền (jinza) cũng có rất nhiều phong tục lâu đời diễn ra vào những ngày đầu năm mới. Một điều quan trọng là trước khi vào đền để thăm viếng thì mọi người phải rửa tay sạch sẽ, có lẽ là để gọt bỏ mọi điều nhơ bẩn của trần tục, để con người nhẹ nhàng thanh tao 17 khi bước vào nơi thanh tịnh của sự tôn nghiêm, và có lẽ một phần để giữ cho các lá bùa được sạch sẽ. Ở đây có rất nhiều các gian hàng được các nhà sư giữ đền gọi là miko bày bán các omikuji, omamori, ofuda, ema… chính là các lá bùa cầu bình an cho năm mới với mọi vấn đề trong cuộc sống từ tiền tài, học tập, công việc đến sức khỏe, tính mạng hay tình duyên,… Một số loại điển hình như là cầu thi đậu, mẹ tròn con vuông, an toàn giao thông hay làm ăn phát tài,… Đó như là một thói quen hay một tập tục với mong muốn sự thuận hòa trong tất cả mọi việc cho năm mới. Cũng như việc xin xăm ở chùa, sau khi nhận được các lá bùa họ sẽ mở ra xem. Nếu đó là lá bùa có kết quả tốt họ sẽ mang về nhà với hy vọng những may mắn thuận lợi của lá bùa sẽ theo mình trong suốt năm đó. Ngược lại nếu là kết quả xấu thì họ sẽ buộc nó lên các cành cây hoặc dàn gỗ trong điện và hy vọng mọi điều không may mắn đó sẽ bị tiêu tan ngay tại đó và không theo mình nữa. Cũng sau dịp Tết thì các ngôi đền sẽ làm một lễ lớn để cầu nguyện và giải trừ các kết quả xấu đó. Đặc biệt với những người đúng năm tuổi thì sẽ treo một quả bầu khô lên rồi sau đó mới cầu nguyện. Dù với hình thức như thế nào và không gian ở đâu đi nữa thì những tập tục này của người Nhật Bản vẫn mang những ý nghĩa hết sức tốt đẹp, và cũng là những điều rất thú vị để chúng ta tìm hiểu. Tặng quà: Mỗi một đất nước có những quy định khác nhau về văn hóa tặng quà đầu năm. Và đối với người Nhật cũng vậy, họ có những tập quán về việc tặng quà đầu năm cho nhau. Tặng quà hay còn gọi là Otoshidama đầu năm mới ở Nhật là một nét văn hóa truyền thống và rất quen thuộc đối với các nước Á Đông. Theo truyền thống, Otoshidama là những món quà nho nhỏ được tặng cho nhau trong suốt những ngày kề năm mới. Thời nay, Otoshidama thường là tiền mà người lớn trao cho 18 trẻ em. Tục lệ mừng tuổi cho trẻ em hoặc tặng quà giữa những người thân trong gia đình hay trong dòng họ, bạn bè cũng được tiến hành kể từ sau Lễ đón Giao thừa năm mới. Thời xưa, vào dịp năm mới, một chiếc bánh gạo to gọi là kagami mochi được làm để dâng lên các vị thần, cùng lúc đó, những chiếc nhỏ hơn gọi là toshidama được làm để mọi người trong gia đình ăn, và coi đó như tặng vật của thần thánh. Theo thời gian, từ toshidama được dùng để chỉ những món quà bố mẹ tặng cho con cái, hoặc người lớn tặng cho trẻ con trong dịp năm mới. Ngày nay, thay vào những món quà tặng đó, người lớn mừng tuổi cho trẻ con bằng tiền, và món tiền đó được thêm kính ngữ o- vào trước từ toshidama, và trở thành otoshidama. Với quan niệm “xởi lởi trời cho”, “kính lão đắc thọ”, đồng thời mong muốn gửi tặng các em nhỏ những món quà ý nghĩa, người Nhật Bản thường mừng tuổi đầu năm cho các em bé, và người già. Thông thường, các em bé sẽ được nhận những chiếc phong bao xinh xắn trong đó có tiền, chúng sẽ cất đi, dùng dần cho việc học tập và mua những thứ quà xinh xắn dùng trong năm. Otoshidama được người lớn tặng cho trẻ con với hi vọng sang năm mới, thêm một tuổi mới, đứa trẻ đó sẽ mau ăn chóng lớn, chững chạc và thành công trong học hành. Đây là thứ được trẻ em mong đợi nhất trong dịp này, còn hơn cả những ngày nghỉ, những trò chúng được phép chơi hay những món ăn đặc biệt dành cho ngày Tết. Người già thì dùng tiền đó như một khoản tích lũy, phòng những lúc sức khỏe không tốt. Những chiếc lì xì đầu năm là món quà rất ý nghĩa trong dịp tết. Khách đến chơi nhà chủ dịp năm mới thường mừng tuổi cho trẻ con. Ngày nay, có nhiều người thay tiền bằng tặng phiếu mua sách, các phiếu này do các cửa hiệu sách phát hành và người được tặng phiếu có thể dùng phiếu như tiền để mua sách tại các cửa hàng sách nói trên. Làm như vậy, người lớn hướng được trẻ con vào việc đọc sách mà họ nghĩ là có ích cho 19 chúng… Khách ở đây là người thân trong gia đình, họ hàng. Bạn bè, đồng nghiệp, nhân viên không đến chơi nhà nhau, trừ phi rất hãn hữu được mời hẹn ngày giờ rõ ràng. Theo tập quán, người Nhật gửi quà tặng cho nhau vào dịp nửa năm và cuối năm tức vào cuối tháng 6 và tháng 12. Riêng quà tết thông thường đều được thực hiện từ những ngày cuối năm cũ giáp Tết và kể cả trong những ngày Tết, có thể tặng trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Quà được gói bằng giấy Nhật cột thắt bằng sợi dây hai màu trắng đỏ đã được tẩy tịnh gọi là mizuhiki. Còn một loại quà tặng gọi là noshi. Noshi là tiếng gọi tắt của noshiawabi, tức là một miếng bào ngư mỏng phơi khô được gói chung vào quà tặng. Bào ngư tượng trưng cho sự sống lâu. Người lớn trong gia đình thường tặng nhau những món quà năm mới do tự tay mình chuẩn bị. Việc tặng quà chúc mừng năm mới trong các mối quan hệ mang tính đối ngoại giữa các cá nhân với nhau; cá nhân với một tổ chức cơ quan, công ty; cơ quan, công ty với nhau… Tháng chạp được gọi là Shiwasu, với người Nhật đó là tháng họ phải giải quyết mọi sự tồn đọng trong năm, nào là đền ơn trả nghĩa, thanh toán nợ nần để thanh thản bước sang năm mới. Người Nhật gửi quà biếu tết vào dịp chạp gọi là Oseibo. Tập quán tặng quà cuối năm và tự tặng quà cho mình thể hiện sự hiểu được và đánh giá cao thiện ý nhận được trong tháng năm cũ. Từ seibo trong tiếng Hoa có nghĩa “cuối năm”. Người ta cho rằng tập quán này phát xuất từ thông lệ chia sẻ với người khác bằng cách lúc đầu dâng đồ cúng cho tổ tiên. Những ai có chức vụ cao trọng trong xã hội như người mai mối hôn nhân (nakodo), thường là người nhận seibo. Quà do những người có vị trí thấp kém hơn trong xã hội tặng. Có một số bất bình đối với tập quán seibo, có lẽ do tập quán này mang tính bắt buộc, nhưng trong số tất cả các dịp biếu quà định rõ theo lịch thì seibo là dịp biếu quà quan trọng nhất. Theo truyền thống thì seibo là phải tự tay mình biếu nhưng ngày nay thường nhờ cửa hàng giao và gửi quà qua bưu điện. 20 Trong 3 ngày Tết, người Nhật cũng sẽ đến thăm nhà, tặng quà nhau để chúc mừng năm mới, việc họ hiếm khi thực hiện trong cả năm. Kể từ mồng 1 trở đi, cấp dưới đi chúc Tết cấp trên, bạn bè thân thích và bà con phường xóm cùng chúc tết lẫn nhau, người đi kẻ lại vô cùng tấp nập. Người Nhật coi đây là cuộc thăm viếng đầu Xuân, và gọi 3 ngày đầu tháng giêng là “ba ngày chúc tụng”. Tháng giêng trở thành tháng hòa thuận. Nhà nhà đều để sổ ký tên và bút chì trước cổng, khách đi chúc Tết sẽ để lại địa chỉ hoặc gài danh thiếp vào trong cuốn sổ, ý nói đã đến nhà. Cũng có người khi đi chúc Tết mang theo nhiều chiếc khăn tay nhỏ có đề tên mình, tặng cho mỗi nhà một chiếc. Điều đáng lưu ý, theo phong tục, tập quán lưu truyền từ trước thì việc tặng quà hay mừng tuổi ngày Tết ở Nhật Bản không bị “nặng nề” vì giá trị vật chất mà chủ yếu mang ý nghĩa tinh thần, tình cảm, đạo lý ứng xử… Tuy nhiên, càng những năm gần đây, do chủ nghĩa thực tế, thực dụng ngày càng phát triển cũng đã làm biến đổi dần sang kiểu tặng quà, mừng tuổi phải tính toán “nặng nề” hơn về giá trị vật chất, tính kinh tế thị trường do đó ngày càng lấn sâu hơn vào tính văn hoá của việc tặng quà, mừng tuổi ngày Tết. Các trò chơi ngày Tết: Đây là hoạt động được nhiều người tham gia và tỏ ra thích thú. Các trò chơi mà người Nhật Bản hay chơi vào dịp năm mới là thả diều Takoage, đánh cầu lông Hanetsuki, chơi quay Komamawashi… Người ta cho rằng sau khi đón tiếp vị thần năm mới thì phải làm cho thần vui vẻ, thoải mái. Và đó là nguồn gốc xuất phát của những trò chơi nhân ngày Tết rất phong phú của Nhật Bản. Ví dụ như kagura là ca múa nhạc trên sân đền, hay trò thả diều takoage, đánh cầu lông hanetsuki, chơi quay komamawashi, v,v… Một trong những trò chơi ngày Tết đặc sắc của Nhật Bản là trò đánh cầu lông hanetsuki. Trò chơi đánh cầu lông hanetsuki, sử dụng vợt gỗ gọi là hagoita và cầu đá cắm lông, bắt đầu trong thời Heian như là một trò chơi ngày 21 Tết ở hoàng cung. Vào giữa thời Edo vợt hagoita với trang trí rực rỡ bắt đầu xuất hiện, sau đó thậm chí trở thành một thứ đồ mỹ nghệ và người ta thường tặng cho con gái nhân dịp Tết đầu tiên. Ngày xưa mỗi khi bệnh dịch hoành hành thường làm hàng trăm người chết. Người ta nghĩ nguyên nhân là do muỗi truyền bệnh. Khi chơi hanetsuki, nhìn cầu bay giống như con chuồn chuồn bay. Vì chuồn chuồn ăn muỗi, người ta nghĩ trò chơi đánh cầu lông như là một mê tín có thể tránh được dịch bệnh. Người Nhật cho rằng, đánh cầu được bao nhiều lần thì có thể tránh điều xấu bấy nhiêu lần, và tặng vợt hagoita cho con gái đón Tết đầu tiên với hy vọng có cuộc sống an khang. Vì vậy, trò chơi hanetsuki không chú trọng kết quả thắng bại mà mục đích chính là để tránh những điều xui xẻo. Đối với trò chơi thả diều, người ta cho rằng thả diều trên trời cao là để giao tiếp với các vị thần, với mong muốn thần phù hộ cho con trai mạnh khỏe. Điều này được phản ánh qua hình vẽ trên diều như hình búp bê lật đật daruma phù hộ hạnh phúc và may mắn, mặt nạ quỷ hannya để trừ chuyện rủi ro, tranh vũ sĩ mushae để mong con mình sau này sẽ giữ địa vị có uy tín trong xã hội. Nhìn chung, các trò chơi Tết đều có nguồn gốc liên quan đến các vị thần và trẻ em luôn là vai chính vì người Nhật có quan niệm rằng trẻ em từ 7 tuổi trở xuống là con của thần, rất gần gũi với thần. Nhưng ngày nay, cảnh tượng trẻ em chơi những trò chơi đặc trưng ngày tết là cực kì hiếm, tuy nhiên, những bé trai vẫn còn chơi thả diều trong khi bé gái chơi cầu lông. Ẩm thực ngày Tết: Thờ cúng ông bà tổ tiên là một trong những tập quán quen thuộc của người Phương Đông, Nhật Bản cũng vậy, và dịp Tết đến chính là cơ hội để con cháu bày tỏ lòng thành kính đối với ông bà. Điều đó thể hiện rõ nét nhất qua các món ăn cũng như các lễ vật được kính dâng lên bàn thờ tổ tiên trong những ngày này. 22 Đồ cúng thường bao gồm Omochi, quả hồng khô, hạt dẻ khô, hạt thông, đậu đen, cá mòi, tôm, cá tráp, mực, Mochibana, quýt và nhiều thứ khác tùy từng địa phương, tất cả được bày trên một cái bàn nhỏ… Chúng ta chưng dụng những cành đào cành mai tự nhiên để trang hoàng nhà cửa thì người Nhật Bản…dùng bánh ngọt để tạo ra một vật trang trí đặc biệt gọi là Mochibana. Mochi nghĩa là các loại bánh được làm từ gạo (gạo tẻ, gạo nếp), bana là biến âm của “hana”, cũng có nghĩa là hoa. Từ những khối bột gạo nếp được nhào với nước, thêm sắc hồng hoặc xanh lá của màu thực phẩm, màu trắng tinh khôi…một nhúm nhỏ nặn thành nụ anh đào tươi thắm ngày xuân. Dù phải tới tháng 4 mới là mùa của hoa đào nở rộ ở Nhật Bản, nhưng ngay từ đầu tháng 1 và thường kéo dài tới hết ngày 15 thì những cành “hoa bánh” mochibana đã đua nhau “nở” rộ ở các cửa hàng, cửa tiệm, hay trong phòng khách mỗi gia đình, điều này luôn được xem là dấu hiệu cho một mùa xuân tốt lành đang đến. “Osechi ryori” là bữa ăn mà hầu hết người Nhật Bản dùng vào đầu năm mới. Nó chỉ được nấu và thưởng thức trong vài ngày đầu của Tháng Giêng và tại nhà của người Nhật. Osechi nghĩa là hozonshoku, hoặc bảo quản thực phẩm. Trong lịch sử nó đã được chuẩn bị trước để giúp phụ nữ trong gia đình có thể có vài ngày thoát khỏi việc nấu ăn, nó cũng rất giống với cách ăn của người Nhật trong hàng thế kỷ qua. Các món ăn trong osechi ryori có ý nghĩa liên quan đến sức khỏe và hạnh phúc trong năm mới. Chơi chữ với những từ và ký tự tiếng Hán là rất phổ biến. Giống như hương vị của thức ăn, những biểu tượng và ẩn dụ cũng có số lượng lớn và đến từ những thời đại khác nhau, và chúng vẫn duy trì hầu như không thay đổi đến ngày nay. Các thực phẩm để làm món Osechi có thể được chuẩn bị sẵn và để ở nơi thoáng mát trong vòng vài ngày mà không bị hư hỏng. Thông thường nhất, mọi thứ thường được đựng thành từng lớp trong các hộp sơn mài và có nhiều ngăn. Osechi 23 ryori gồm 3 hộp được xếp tầng lên nhau. Mỗi tầng sẽ có đặt những món ăn có cả đồ ăn mặn và ngọt. Mỗi món ăn trong bữa osechi đều có ý nghĩa đặc biệt để đón chào năm mới. Một số loại thông thường như Daidai (橙- Hán Việt: tranh- nghĩa là "cây/trái cam" cũng có nghĩa là "đắng"): món cam đắng Nhật Bản. Daidai có nghĩa là "từ thế hệ này đến thế hệ khác" khi được viết bằng chữ kanji là 代々. Giống như món kazunoko dưới đây, món này biểu tượng cho một lời chúc dành cho trẻ em vào dịp năm mới. Datemaki (伊達巻 hoặc 伊達巻き- y đạt quyển, trong đó từ "quyển" có nghĩa là "cuộn"), trứng cuộn vị ngọt trộn với tương cá hoặc tôm nghiền. Món này tượng trưng cho lời chúc cho nhiều ngày tốt lành. Vào ngày lành (晴れの日, hare-no-hi), theo truyền thống, người Nhật mặc đồ đẹp để thấy vui vẻ. Từ kanji 伊 (từ Hán Việt: "y") có nghĩa là "trang phục", bắt nguồn từ trang phục lộng lẫy của các samurai từ các thái ấp được sắc phong (tiếng Nhật: Han). Kamaboko (蒲鉾): bánh cá nướng. Theo truyền thống, các lát kamaboko trắng đỏ sẽ được xếp xen kẽ thành hàng hoặc xếp theo một hoa văn nào đó. Màu sắc và hình dạng của chúng gợi nhớ đến Nhật Bản với biệt danh "đất nước mặt trời mọc" với ý chúc mừng. Kazunoko (数の子): món trứng cá trích. Kazu có nghĩa là "số" và "ko" nghĩa là "đứa trẻ". Món này tượng trưng cho lời chúc con đàn cháu đống dịp năm mới. Konbu (昆布) là một loại tảo biển. Từ này liên quan tới từ yorokobu, nghĩa là "vui vẻ". Kuro-mame (黒豆): đậu nành đen. Mame nghĩa là "khỏe mạnh", tượng trưng cho lời chúc sức khỏe cho năm mới. Kohaku-namasu (紅白なます), có nghĩa là "rau kuai đỏ trắng", được làm từ cà rốt và củ cải trắng xắt sợi, muối chua ngọt với giấm và nước quýt yuzu (cây lai giữa quýt và chanh Nghi Xương). Tai (鯛): cá tráp biển đỏ. Tai liên quan đến từ medetai trong tiếng Nhật tượng trưng cho những điều tốt lành. Tazukuri (田作り): cá mòi khô sốt nước tương. Viết bằng từ kanji, tên món ăn có nghĩa đen là "người khai khẩn ruộng lúa", vì trong lịch sử, cá đã được sử dụng để làm giàu đất ruộng. Món này tượng trưng cho vụ mùa bội thu. Zōni (雑煮): món canh gạo viên (mochi) nấu với nước dùng trong 24 (ở miền đông Nhật Bản) hoặc với nước súp miso (ở miền tây Nhật Bản). Ebi (エビ ): tôm rim với rượu sake và nước tương. Nishiki tamago (錦卵): trứng cuộn với lòng trắng lòng đỏ tách riêng, lòng đỏ tượng trưng cho vàng còn lòng trắng tượng trưng cho bạc. Tôm: biểu trưng cho cuộc sống dài lâu. Khi nói đến Osechi thì không thể không nhắc đến sashimi và sushi, đây là hai món ăn cá sống nổi tiếng nhất và cũng phổ biến nhất khi nói về ẩm thực Nhật Bản. Sashimi là món ăn được chế biến hoàn toàn từ các hải sản tươi sống, còn sushi là món ăn bao gồm hai phần: một miếng cơm trộn với dấm và một miếng hải sản sống. Cả hai món này đều được chế biến theo một phương pháp cổ truyền có khoảng hơn 150 năm nay và các hải sản đều phải tuyệt đối an toàn vệ sinh thực phẩm. Thứ hai, osechi là những đồ ăn ngon được chuẩn bị với các món nấu, món trộn dấm, món nướng làm từ các loại hải sản, thịt gia súc, gia cầm và các loại rau với hương vị và màu sắc phong phú có thành phần dinh dưỡng hợp lý, được xếp trong một hộp sơn hình khối chữ nhật trong đỏ ngoài đen. Osechi được chế biến bằng các nguyên liệu thực phẩm theo phương pháp có thể để lâu trong cả tuần nhằm làm giảm lao động nội trợ của phái đẹp trong những ngày Tết. Điều thú vị khác ở osechi là mỗi loại nguyên liệu cấu thành đều mang một ý nghĩa riêng hàm chứa lời chúc một năm mới nhiều may mắn. Ví dụ: cá tráp mang ý nghĩa may mắn; rong biển với nghĩa vui mừng; đậu - mạnh khỏe; trứng cá trích – con cháu đông đúc; ngó sen – nhìn xa trông rộng; rau mắc – sinh lộc; tôm - tượng trưng cho sự trường thọ. Ngoài osechi còn có một món ăn khác cũng không thể thiếu trong ẩm thực Tết của người Nhật, đó là món zouni – món nướng thường gồm rau, cá, thịt gà cho vào nước sốt cùng với bánh dày. Người ta tỉa các nguyên liệu thực phẩm theo hình cánh hoa, nhuộm màu, sau đó đem bày ra bàn tiệc rất cầu kỳ và hấp dẫn để mừng đón năm mới. Bánh dày năm mới ( kagamimochi ) của từng vùng cũng đều khác nhau, ví dụ: vùng Tây Nhật Bản làm bánh hình tròn, nhưng vùng Đông Nhật Bản lại làm bánh hình vuông. Ngoài một số món ăn truyền thống cơ bản trên, tùy theo sở thích của từng gia đình Nhật, người ta có thể thêm các món khác theo kiểu ẩm thực Trung Hoa, Hàn Quốc hoặc kể cả các món ăn Âu, Mỹ. Về đồ uống, tuỳ theo mỗi gia đình cũng rất phong phú, đa dạng; có thể là các loại rượu, bia 25 nhập ngoại, nhưng thường thì không thể thiếu rượu sake và một vài loại bia có thương hiệu nổi tiếng của Nhật như Ashahi, Sapporo, hay Kirin … Nếu như tất cả các món ăn của osechi đều phải được chuẩn bị từ trước Tết thì lại có một món ăn được làm vào đúng dịp năm mới. Đó là ozoni. Buổi sáng đầu tiên của năm, cả gia đình sẽ cùng quây quần bên bàn ăn, uống rượu sake và ăn ozoni, món súp truyền thống gắn liền với ngày Tết. Zoni hiểu theo nghĩa đen là nhiều nguyên liệu được nấu chung với nhau. Vì nó quá phổ biến và dễ làm, nên hầu như rất khó có thể tìm ra một công thức chính xác cho ozoni. Mỗi gia đình có một cách chế biến riêng, tạo nên một hương vị đặc biệt không thể trộn lẫn. Nhưng tất cả đều có một nguyên liệu chung không gì thay thế được là mochi. Có thể nói, mochi chính là cái hồn của món ăn này. Món canh ozoni thì thường ăn chung với bánh dầy omochi. Người Nhật ăn osechi-ryori trong suốt kỳ nghỉ của năm mới. Theo truyền thống, người Nhật sẽ nấu nhiều Osechi-ryori để ăn cho một vài ngày mà không cần nấu. Hầu hết các món ăn được bảo quản trong tủ lạnh một vài ngày hoặc ở nhiệt độ phòng mát mẻ. Ngày nay, người ta mua các món ăn osechi được chế biến sẵn tại các cửa hàng thay vì nấu ăn ở nhà. Thậm chí có thể đặt Osechi-ryori tại cửa hàng bách hóa, cửa hàng tạp hóa, hoặc các cửa hàng tiện lợi. Ngày nay, hầu hết Osechi được bán ở các siêu thị hay cửa hàng bách hóa ở địa phương. Giá thường dao động khoảng dưới 10.000 Yên (được chia thành khẩu phần đủ cho vài người ăn trong ít nhất 3 ngày), nhưng cũng có những món Osechi cao cấp có giá gấp mười lần giá của những phần thông thường (tương đương 10.000 Đô La Mỹ). Những món Osechi cao cấp được chuẩn bị bởi các đầu bếp nổi tiếng (hay đến từ các nhà hàng nổi tiếng), và thường tiêu biểu cho phong tục Nhật Bản – là những sản phẩm được bán với số lượng có hạn. Những cửa hàng bách hóa giá cao như cửa hàng bách hóa Takashimaya thường nhận đơn đặt hàng vào cuối tháng 10, và thường những loại Osechi được khách hàng của họ ưa chuộng được bán hết chỉ trong vài ngày. Osechi của từng vùng là khác nhau, mang nét đặc trưng riêng. Rất nhiều các thực phẩm tượng trưng cho sự thịnh vượng, may mắn và sức khỏe. Những thành 26 phần cơ bản tương đối giống nhau, nhưng sự khác biệt giữa các vùng phản ánh thông qua độ mặn-ngọt của hương vị và những nguyên liệu đặc trưng của từng vùng. Khai bút đầu xuân: Kakizome là tục lệ viết những chữ thư pháp thật đẹp vào ngày 2/1 hàng năm ở Nhật Bản. Vào thời Edo, Kakizome chỉ để dành cho các thành viên hoàng tộc luyện tập. Sau này nó mới lan rộng ra giới bình dân ở địa phương và cuối cùng trở thành một phong tục truyền thống vào đầu năm mới trên khắp đất nước Nhật Bản. Theo truyền thống, Kakizome phải sử dụng mực được mài với nước được múc lần đầu tiên từ giếng lên vào ngày đầu năm mới. Khi ngồi viết phải chọn hướng tốt. Mọi người sẽ viết các bài thơ bằng tiếng Trung chứa đựng những từ ngữ và thành ngữ thể hiện triển vọng, ví dụ như sống thọ, mùa xuân, tuổi trẻ vĩnh cửu… Những bài thơ này sau đó thường được đốt đi để những điều ước trở thành sự thật. Nó được thực hiện vào khoảng ngày 14 tháng 1 tại Liên hoan Sagicho. Người ta tin rằng một ngọn lửa cao được tạo ra bởi giấy đang cháy có nghĩa là các chữ viết tay của họ sẽ thành sự thực. Những phong tục của người Nhật Bản rất thú vị và độc đáo, không chỉ hấp dẫn và thu hút mọi người vào những ngày đầu năm ở các ngôi đền chùa mà nó vẫn còn sức thu hút bởi những tập tục thú vị ấy vào những ngày cuối cũng như gần hết Tết, những ngày hội đó càng cho ta thấy thêm những đức tính đáng quý cũng như những ý nghĩa sâu sắc mà người Nhật muốn gửi gắm đến mọi người. 2.4 Những ngày cuối và kết thúc đợt nghỉ Tết: Tết năm mới của Nhật Bản mặc dù theo Tây lịch do ảnh hưởng của Phương Tây nhưng không hề mất đi tính cổ truyền của dân tộc. Những ngày cuối cùng của Tết, người nhật thường tổ chức những lễ hội để đánh dấu sự trưởng thành khôn lớn của những chàng trai, cô gái mới lớn. 27 Vào ngày 7/1 người Nhật Bản cómọt tập tục ăn một loại cháo được làm từ 7 loại rau quả khác nhau, món cháo đó được gọi là nanasuka - gayu, Họ cho rằng cháo cũng là một loại thuốc tốt cho sức khỏe và tin rằng nếu ăn một bát cháo như thế này sẽ giúp họ tránh được tà ma và bệnh tật trong năm mới. Ngày này được gọi là Tết 7 loại hoa quả. Thực chất thì ăn một tô cháo chay nhiều vitamin như thế trong dịp Tết với quá nhiều chất béo thật sự sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Đây cũng là một tín ngưỡng tin vào con số 7 may mắn của người Nhật. Tại một số ngôi đền, người dân Nhật Bản tổ chức Lễ hội cầu may vào ngày 11/1, đó là một lễ hội truyền thống với tên gọi là Kanchu Misogi của đạo Shinto, vì thế chỉ nhữngngườiđàn ông mới tham gia thực hiện tập tục này. Đây là một phong tục rửa tội vào mùa đông với mục đích rửa sạch cơ thể và tâm hồn, giúp đến gần những linh hồn mà họ tin rằng có thể giúp họ thành công. Dưới nhiệt độ khoảng 6 độ C, những người đàn ôngi mặc một chiếc quần lót và đeo một dải băng trắng trên đầu, cởi trần và ôm một tảng băng ở tư thế chắp hai tay rồi cầu nguyện những điều may mắn sẽ đến với mình trong năm mới. Bất chấp giá lạnh, những người theo đạo Shinto tin rằng các thần thánh muốn con người được hạnh phúc và sẵn sàng giúp họ nếu họ được đối xử đúng cách. Thần đạo Shinto không có Chúa trời, không có người sáng lập, không có người cầm quyền và cho phép mọi người theo các tôn giáo khác. Đạo này đề cao các phép tắc đạo đức và tình yêu thương con người. Ngoài ra vào ngày này ở Nhật Bản còn có một tập tục rất thú vị, đó là tục làm vỡ bánh dày. Đây là một loại bánh truyền thống quan ttrọng không thể thiếu được trong dịp Tết, nó có dạng hình tròn và là biểu tượng của sự may mắn. Vì thế người ta dùng búa để làm vỡ nó chứ không dùng dao để cắt, sau đó có thể mang đi nấu chè. Đây không chỉ là một món ăn quen thuộc của người dân Nhật Bản mà nó còn mang một hàm ý đem đến những điều tốt đẹp. 28 Trong những ngày cuối của Tết, một ngày lễ quan trọng được người Nhật tổ chức rất trọng đại, đó là lễ thành nhân được gọi là Seijinnohi, diễn ra vào ngày 15/1. Theo truyền thống Nhật Bản, đây là ngày làm các nghi lễ trang trọng để công nhận và chúc mừng các nam nữ thanh niên Nhật tròn 20 tuổi trong năm đó, thường được tổ chức tập thể tại các ngôi đền nổi tiếng ở từng địa phương nơi các thanh niên đó cư trú. Vì có Lễ Thành nhân 15/1 nên không khí Tết vẫn sôi động cho đến tận ngày này, nhất là với các nam thanh nữ tú đến tuổi 20 và gia đình, bạn bè, người thân quen của họ. Ngày thành nhân là ngày tiến hành các nghi thức thành nhân nhằm giúp cho các bạn tân thành nhân ý thức rằng đã hết thời kỳ trẻ con-thời kỳ được bố mẹ và những người lớn xung quanh bao bọc, để bước vào đời sống tự lập và tham gia vào xã hội của người lớn. Ngày lễ thành nhân được tổ chức ở các khu tự trị, thì trang phục chính là lễ phục furisode là áo dài đối với nữ, và Haorihakama là vest đối với nam. Ngày này, thị trưởng thành phố sẽ gửi lời chúc mừng đến lễ thành nhân. Tuy nhiên những năm gần đây, thường thấy nhiều cảnh tượng gây rối chẳng hạn như một bộ phận các tân thành nhân la hét ầm ĩ trong buổi lễ thành nhân. Theo pháp luật hiện hành, những bạn trẻ đủ 20 tuổi được công nhận là đã trưởng thành, có quyền uống rượu bia, hút thuốc lá, có quyền bầu cử…Nhìn những hành vi thiếu ý thức như vậy, có cảm giác như xu hướng ý thức việc được tham gia vào xã hội người lớn, thành người lớn thực thụ hơn là việc ý thức đón lễ thành nhân như hiện nay. Phong tục chúc mừng vào ngày lễ thành nhân đã tồn tại từ rất lâu đời. Con trai thể hiện việc đã trưởng thành bằng cách tết tóc hoặc đội mũ eboshi, thay đổi trang phục. Bên canh đó phong tục đổi tên từ tên ấu thơ sang tên eboshi cũng rất phổ biến ( đó là lễ genbuku-eboshi). Con gái thì có các nghi lễ như “mogi” tức là khoác lên mình bộ y phục có tà áo dài trải từ hông xuống, lễ kamiage (vấn cao tóc) lễ kane (nhộm đen răng) được coi là những nghi lễ trưởng thành. 29 Ngoài ra, không chỉ đối với người có địa vị cao như những gia đình quý tộc, nghi thức thành nhân cũng được những người dân nông thôn ở các vùng miền khác nhau tổ chức theo cách riêng của mình. Nhưng đây chỉ là những điều kiện công nhận là thành nhân chứ không phải là tiêu chuẩn về tuổi tác như hiện nay-là phải qua một độ tuổi nhất định (20 tuổi). Điều kiện trở thành người lớn thực thụ, được coi là trưởng thành thì là phải làm được một số việc như “con trai, trong một ngày phải đốn được 60 kilo củi, bán rong được 12 kilo củi”. Các nghi thức này được gọi là lễ thành niên hay lễ thành nữ… Từ thời Minh Trị trở đi, những nghi thức này đã dần dần bị mất đi, ngoại trừ ở một số vùng. Từ thời Minh Trị, nam giới buộc phải thực hiện nghĩa vụ đi lính. Để có thể tham gia vào quân ngũ thì cần phải tham gia vào một cuộc kiểm tra tuyển quân. Cuộc kiểm tra tuyển quân này mang ý nghĩa như một tiêu chuẩn của lễ thành nhân. Sau chiến tranh, không còn nghĩa vụ đi lính nữa, ngày “Lễ thành nhân” đã được quy định là ngày lễ chúc mừng chính thức theo “luật về ngày lễ quốc gia” năm 1948. Ngày lễ thành nhân hiện nay được quy định là ngày thứ hai của tuần thứ 2 trong tháng 1. Ở Nhật bản, trên toàn quốc, mỗi vùng có sự khác nhau, lễ thành nhân được tổ chức từ thượng tuần tháng 1 cho đến trung tuần tháng 1 hàng năm.Tuy nhiên, tại sao lại coi ngày lễ thành nhân là ngày lễ để chúc mừng? Theo một cách giải thích, vào thời kỳ hậu chiến, thời kỳ mà thiếu thốn vật chất và thực phẩm thì thứ được coi là thiếu thốn nhất chính là “con người”. Để xây dựng một “quốc gia” vững mạnh, các nhà lãnh đạo đương thời lúc ấy suy nghĩ rằng, bản thân mỗi người dân trong đất nước phải trưởng thành, vì vậy họ đã đã quyết định lấy ngày mà thể hiện nguyện vọng “mong muốn đối tượng có nhận thức đã trở thành người lớn” là ngày lễ chúc mừng. Có thể nói, hiểu được suy nghĩ của các bậc tiền nhân về ngày lễ thành nhân như vậy là bước đầu tiên để thành người trưởng thành. Kết thúc lễ thành nhân cũng chính là thời điểm chính thức kết thúc Tết của người Nhật Bản. Sau ngày này mọi người mới thực sự quay trở lại cuộc sống của thường ngày. 30 3. Kết luận: Các hoạt động vào ngày Tết ở Nhật là một sự hòa trộn và biến đổi của những truyền thống lâu đời, của một nền văn hóa ở xứ sở Hoa anh đào và những nét văn hóa du nhập từ bên ngoài. Từ sự chuẩn bị đón năm mới cho đến những hoạt động cuối cùng của dịp lễ luôn được người dân Nhật Bản thực hiện một cách trọn vẹn nhất, đẹp đẽ nhất, phản ánh được nét văn hóa “đam mĩ” đã có từ lâu đời của họ. Bên cạnh đó là những nét đặc sắc trong các tín ngưỡng tôn giáo luôn được lồng vào bên trong các phong tục ngày Tết ấy. Hầu hết đều thể hiện được tôn kính thần linh cũng như những người sẽ giúp ích cho họ. Cho thấy đức tính coi trọng việc “đền ơn đáp nghĩa”, giữ gìn các mối quan hệ và việc tôn trọng bản thân cũng như bảo vệ cho gia đình của mình trong mọi mặt của cuộc sống. Phong tục ngày Tết của Nhật Bản vừa xa mà gần, vừa lạ mà quen, vừa mang những nét truyền thống chung mà cũng mang những đặc điểm riêng của dân tộc. Những tập tục dù tốt hay xấu cũng đều mang những triết lí cao cả và những ý nghĩa nhân văn sâu sắc đối với con người. Một niềm tự hào đáng để học hỏi ở đất nước còn nhiều bí ẩn này. Tài liệu tham khảo: Nhật Bản đất nước con người – EIICHI AOKI chủ biên– Nguyễn Kiên Cường dịch, nxb văn học, 2006 Nhật Chiêu, Nhật Bản trong chiếc gương soi, NXB Giáo Dục, 1999 Lý Kim Hoa – Để hiểu văn hóa Nhật Bản, nxb Văn nghệ, 2006 Chí Cường, Nét văn hóa đặc sắc đón mừng năm mới ở Nhật Bản, nguồn vietnamplus.vn Tuệ Vũ, Cây giải trừ tai nạn, nguồn duocsu.org Tết của người Nhật Bản, nguồn nhatban.duhocdaystar.edu.vn Thú vị ngày Tết ở Nhật, nguồn lapisschool.com Nét đặc sắc văn hóa Tết ở Nhật Bản, nguồn unitededu.com Những tập tục trong văn hóa mừng năm mới của người Nhật Bản, nguồn duhochasu.edu.vn 31 Phong tục tặng quà đầu năm của người Nhật Bản, nguồn xuatkhaulaodongtms.vn Phong tục tập quán ngày Tết dương lịch của các nước, nguồn thainguyen.edu.vn Phong tục đón Tết Nhật Bản, nguồn tasaki.com.vn Đi lễ đầu năm trong văn hóa Nhật Bản, nguồn nghethuatphatgiao.com Người Nhật đón năm mới như thế nào, nguồn dantri.com.vn Phong tục đón năm mới của người Nhật, nguồn nhatban.net,vn Đi lễ đầu năm ở Nhật Bản, nguồn didulich.com Món ăn ngày Tết của Nhật Bản, nguồn duhochasu.edu.vn Osechi:Ẩm thực Kyoto Nhật Bản, nguồn kimono.com.vn Món ăn ngày Tết ở Nhật, nguồn mirachankitchen.com Kasumi, Nhật Bản tôi yêu, nguồn ogatakasumi.wordpress.com Kakizome, khai bút đầu năm của người Nhật Bản, nguồn nama.edu.vn Bút lông Nhật Bản, nguồn juach.vn Đất nước Nhật Bản, nguồn duhocjapan.edu.vn Số 7 may mắn của người Nhật, nguồn duhochoasen.com 32 [...]... xuatkhaulaodongtms.vn Phong tục tập quán ngày Tết dương lịch của các nước, nguồn thainguyen.edu.vn Phong tục đón Tết Nhật Bản, nguồn tasaki.com.vn Đi lễ đầu năm trong văn hóa Nhật Bản, nguồn nghethuatphatgiao.com Người Nhật đón năm mới như thế nào, nguồn dantri.com.vn Phong tục đón năm mới của người Nhật, nguồn nhatban.net,vn Đi lễ đầu năm ở Nhật Bản, nguồn didulich.com Món ăn ngày Tết của Nhật Bản, nguồn duhochasu.edu.vn... Nhật Bản, nguồn vietnamplus.vn Tuệ Vũ, Cây giải trừ tai nạn, nguồn duocsu.org Tết của người Nhật Bản, nguồn nhatban.duhocdaystar.edu.vn Thú vị ngày Tết ở Nhật, nguồn lapisschool.com Nét đặc sắc văn hóa Tết ở Nhật Bản, nguồn unitededu.com Những tập tục trong văn hóa mừng năm mới của người Nhật Bản, nguồn duhochasu.edu.vn 31 Phong tục tặng quà đầu năm của người Nhật Bản, nguồn xuatkhaulaodongtms.vn Phong. .. Bản, nguồn duhochasu.edu.vn Osechi:Ẩm thực Kyoto Nhật Bản, nguồn kimono.com.vn Món ăn ngày Tết ở Nhật, nguồn mirachankitchen.com Kasumi, Nhật Bản tôi yêu, nguồn ogatakasumi.wordpress.com Kakizome, khai bút đầu năm của người Nhật Bản, nguồn nama.edu.vn Bút lông Nhật Bản, nguồn juach.vn Đất nước Nhật Bản, nguồn duhocjapan.edu.vn Số 7 may mắn của người Nhật, nguồn duhochoasen.com 32 ... phát thanh và mạng internet cũng liên tục phát sóng tác phẩm này Thưởng thức Bản Giao hưởng số 9 14 do vậy đã trở thành thói quen, nét văn hóa mới của người dân Nhật Bản mỗi khi Tết đến Như vậy ta thấy, đón chờ thời khắc báo hiệu một năm mới ở Nhật Bản có khá nhiều các hoạt động, chúng đều mang những nét văn hóa riệng của người dân Nhật Bản Nhưng nhìn chung, các phong tục đón năm mới đều mang hy vọng mọi... người 2.4 Những ngày cuối và kết thúc đợt nghỉ Tết: Tết năm mới của Nhật Bản mặc dù theo Tây lịch do ảnh hưởng của Phương Tây nhưng không hề mất đi tính cổ truyền của dân tộc Những ngày cuối cùng của Tết, người nhật thường tổ chức những lễ hội để đánh dấu sự trưởng thành khôn lớn của những chàng trai, cô gái mới lớn 27 Vào ngày 7/1 người Nhật Bản cómọt tập tục ăn một loại cháo được làm từ 7 loại rau quả... tộc Những tập tục dù tốt hay xấu cũng đều mang những triết lí cao cả và những ý nghĩa nhân văn sâu sắc đối với con người Một niềm tự hào đáng để học hỏi ở đất nước còn nhiều bí ẩn này Tài liệu tham khảo: Nhật Bản đất nước con người – EIICHI AOKI chủ biên– Nguyễn Kiên Cường dịch, nxb văn học, 2006 Nhật Chiêu, Nhật Bản trong chiếc gương soi, NXB Giáo Dục, 1999 Lý Kim Hoa – Để hiểu văn hóa Nhật Bản, nxb... ngưỡng tôn giáo luôn được lồng vào bên trong các phong tục ngày Tết ấy Hầu hết đều thể hiện được tôn kính thần linh cũng như những người sẽ giúp ích cho họ Cho thấy đức tính coi trọng việc “đền ơn đáp nghĩa”, giữ gìn các mối quan hệ và việc tôn trọng bản thân cũng như bảo vệ cho gia đình của mình trong mọi mặt của cuộc sống Phong tục ngày Tết của Nhật Bản vừa xa mà gần, vừa lạ mà quen, vừa mang những... tay của họ sẽ thành sự thực Những phong tục của người Nhật Bản rất thú vị và độc đáo, không chỉ hấp dẫn và thu hút mọi người vào những ngày đầu năm ở các ngôi đền chùa mà nó vẫn còn sức thu hút bởi những tập tục thú vị ấy vào những ngày cuối cũng như gần hết Tết, những ngày hội đó càng cho ta thấy thêm những đức tính đáng quý cũng như những ý nghĩa sâu sắc mà người Nhật muốn gửi gắm đến mọi người 2.4... Tết sẽ để lại địa chỉ hoặc gài danh thiếp vào trong cuốn sổ, ý nói đã đến nhà Cũng có người khi đi chúc Tết mang theo nhiều chiếc khăn tay nhỏ có đề tên mình, tặng cho mỗi nhà một chiếc Điều đáng lưu ý, theo phong tục, tập quán lưu truyền từ trước thì việc tặng quà hay mừng tuổi ngày Tết ở Nhật Bản không bị “nặng nề” vì giá trị vật chất mà chủ yếu mang ý nghĩa tinh thần, tình cảm, đạo lý ứng xử… Tuy... Ngoài ra vào ngày này ở Nhật Bản còn có một tập tục rất thú vị, đó là tục làm vỡ bánh dày Đây là một loại bánh truyền thống quan ttrọng không thể thiếu được trong dịp Tết, nó có dạng hình tròn và là biểu tượng của sự may mắn Vì thế người ta dùng búa để làm vỡ nó chứ không dùng dao để cắt, sau đó có thể mang đi nấu chè Đây không chỉ là một món ăn quen thuộc của người dân Nhật Bản mà nó còn mang một hàm ... hóa Tết Nhật Bản, nguồn unitededu.com Những tập tục văn hóa mừng năm người Nhật Bản, nguồn duhochasu.edu.vn 31 Phong tục tặng quà đầu năm người Nhật Bản, nguồn xuatkhaulaodongtms.vn Phong tục tập. .. hữu phong tục ngừơi dân Nhật Bản đặc biệt vào dịp lễ Tết Do vậy, tìm hiểu phong tục ngày Tết cùa người Nhật Bản có nghĩa tìm hiểu nét văn hóa đáng ngưỡng mộ sắc văn hóa riêng đất nước người Nhật. .. Nhật Bản khu vực Đông Á Một số ảnh hưởng từ phương Tây phương Đông đến đất nước Phong tục ngày Tết: Giới thiệu phong tục đặc trưng đặc sắc Nhật Bản theo khoảng thời gian từ lúc bắt đầu nghỉ Tết

Ngày đăng: 09/10/2015, 14:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan