Tết năm mới của Nhật Bản mặc dù theo Tây lịch do ảnh hưởng của Phương Tây nhưng không hề mất đi tính cổ truyền của dân tộc. Những ngày cuối cùng của Tết, người nhật thường tổ chức những lễ hội để đánh dấu sự trưởng thành khôn lớn của những chàng trai, cô gái mới lớn.
28
Vào ngày 7/1 người Nhật Bản cómọt tập tục ăn một loại cháo được làm từ 7 loại rau quả khác nhau, món cháo đó được gọi là
nanasuka - gayu, Họ cho rằng cháo cũng là một loại thuốc tốt cho sức khỏe và tin rằng nếu ăn một bát cháo như thế này sẽ giúp họ tránh được tà ma và bệnh tật trong năm mới. Ngày này được gọi là Tết 7 loại hoa
quả. Thực chất thì ăn một tô cháo chay nhiều vitamin như thế trong dịp Tết với quá nhiều chất béo thật sự sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Đây cũng là một tín ngưỡng tin vào con số 7 may mắn của người Nhật.
Tại một số ngôi đền, người dân Nhật Bản tổ chức Lễ hội cầu may vào ngày 11/1, đó là một lễ hội truyền thống với tên gọi là Kanchu Misogi của đạo Shinto, vì thế chỉ nhữngngườiđàn ông mới tham gia thực hiện tập tục này. Đây là một phong tục rửa tội vào mùa đông với mục đích rửa sạch cơ thể và tâm hồn, giúp đến gần những linh hồn mà họ tin rằng có thể giúp họ thành công. Dưới nhiệt độ khoảng 6 độ C, những người đàn ôngi mặc một chiếc quần lót và đeo một dải băng trắng trên đầu, cởi trần và ôm một tảng băng ở tư thế chắp hai tay rồi cầu nguyện những điều may mắn sẽ đến với mình trong năm mới. Bất chấp giá lạnh, những người theo đạo Shinto tin rằng các thần thánh muốn con người được hạnh phúc và sẵn sàng giúp họ nếu họ được đối xử đúng cách. Thần đạo Shinto không có Chúa trời, không có người sáng lập, không có người cầm quyền và cho phép mọi người theo các tôn giáo khác. Đạo này đề cao các phép tắc đạo đức và tình yêu thương con người.
Ngoài ra vào ngày này ở Nhật Bản còn có một tập tục rất thú vị, đó là tục làm vỡ bánh dày. Đây là một loại bánh truyền thống quan ttrọng không thể thiếu được trong dịp Tết, nó có dạng hình tròn và là biểu tượng của sự may mắn. Vì thế người ta dùng búa để làm vỡ nó chứ không dùng dao để cắt, sau đó có thể mang đi nấu chè. Đây không chỉ là một món ăn quen thuộc của người dân Nhật Bản mà nó còn mang một hàm ý đem đến những điều tốt đẹp.
29
Trong những ngày cuối của Tết, một ngày lễ quan trọng được người Nhật tổ chức rất trọng đại, đó là lễ thành nhân được gọi là Seijinnohi, diễn ra vào ngày 15/1. Theo truyền thống Nhật Bản, đây là ngày làm các nghi lễ trang trọng để công nhận và chúc mừng các nam nữ thanh niên Nhật tròn 20 tuổi trong năm đó, thường được tổ chức tập thể tại các ngôi đền nổi tiếng ở từng địa phương nơi các thanh niên đó cư trú. Vì có Lễ Thành nhân 15/1 nên không khí Tết vẫn sôi động cho đến tận ngày này, nhất là với các nam thanh nữ tú đến tuổi 20 và gia đình, bạn bè, người thân quen của họ.
Ngày thành nhân là ngày tiến hành các nghi thức thành nhân nhằm giúp cho các bạn tân thành nhân ý thức rằng đã hết thời kỳ trẻ con-thời kỳ được bố mẹ và những người lớn xung quanh bao bọc, để bước vào đời sống tự lập và
tham gia vào xã hội của người lớn. Ngày lễ thành nhân được tổ chức ở các khu tự trị, thì trang phục chính là lễ phục furisode là áo dài đối với nữ, và Haorihakama là vest đối với nam. Ngày này, thị trưởng thành phố sẽ gửi lời chúc mừng đến lễ thành nhân. Tuy nhiên những năm gần đây, thường thấy nhiều cảnh tượng gây rối chẳng hạn như một bộ phận các tân thành nhân la hét ầm ĩ trong buổi lễ thành nhân. Theo pháp luật hiện hành, những bạn trẻ đủ 20 tuổi được công nhận là đã trưởng thành, có quyền uống rượu bia, hút thuốc lá, có quyền bầu cử…Nhìn những hành vi thiếu ý thức như vậy, có cảm giác như xu hướng ý thức việc được tham gia vào xã hội người lớn, thành người lớn thực thụ hơn là việc ý thức đón lễ thành nhân như hiện nay.
Phong tục chúc mừng vào ngày lễ thành nhân đã tồn tại từ rất lâu đời. Con trai thể hiện việc đã trưởng thành bằng cách tết tóc hoặc đội mũ eboshi, thay đổi trang phục. Bên canh đó phong tục đổi tên từ tên ấu thơ sang tên eboshi cũng rất phổ biến ( đó là lễ genbuku-eboshi). Con gái thì có các nghi lễ như “mogi” tức là khoác lên mình bộ y phục có tà áo dài trải từ hông xuống, lễ kamiage (vấn cao tóc) lễ kane (nhộm đen răng) được coi là những nghi lễ trưởng thành.
30
Ngoài ra, không chỉ đối với người có địa vị cao như những gia đình quý tộc, nghi thức thành nhân cũng được những người dân nông thôn ở các vùng miền khác nhau tổ chức theo cách riêng của mình. Nhưng đây chỉ là những điều kiện công nhận là thành nhân chứ không phải là tiêu chuẩn về tuổi tác như hiện nay-là phải qua một độ tuổi nhất định (20 tuổi). Điều kiện trở thành người lớn thực thụ, được coi là trưởng thành thì là phải làm được một số việc như “con trai, trong một ngày phải đốn được 60 kilo củi, bán rong được 12 kilo củi”. Các nghi thức này được gọi là lễ thành niên hay lễ thành nữ… Từ thời Minh Trị trở đi, những nghi thức này đã dần dần bị mất đi, ngoại trừ ở một số vùng.
Từ thời Minh Trị, nam giới buộc phải thực hiện nghĩa vụ đi lính. Để có thể tham gia vào quân ngũ thì cần phải tham gia vào một cuộc kiểm tra tuyển quân. Cuộc kiểm tra tuyển quân này mang ý nghĩa như một tiêu chuẩn của lễ thành nhân. Sau chiến tranh, không còn nghĩa vụ đi lính nữa, ngày “Lễ thành nhân” đã được quy định là ngày lễ chúc mừng chính thức theo “luật về ngày lễ quốc gia” năm 1948.
Ngày lễ thành nhân hiện nay được quy định là ngày thứ hai của tuần thứ 2 trong tháng 1. Ở Nhật bản, trên toàn quốc, mỗi vùng có sự khác nhau, lễ thành nhân được tổ chức từ thượng tuần tháng 1 cho đến trung tuần tháng 1 hàng năm.Tuy nhiên, tại sao lại coi ngày lễ thành nhân là ngày lễ để chúc mừng? Theo một cách giải thích, vào thời kỳ hậu chiến, thời kỳ mà thiếu thốn vật chất và thực phẩm thì thứ được coi là thiếu thốn nhất chính là “con người”. Để xây dựng một “quốc gia” vững mạnh, các nhà lãnh đạo đương thời lúc ấy suy nghĩ rằng, bản thân mỗi người dân trong đất nước phải trưởng thành, vì vậy họ đã đã quyết định lấy ngày mà thể hiện nguyện vọng “mong muốn đối tượng có nhận thức đã trở thành người lớn” là ngày lễ chúc mừng. Có thể nói, hiểu được suy nghĩ của các bậc tiền nhân về ngày lễ thành nhân như vậy là bước đầu tiên để thành người trưởng thành. Kết thúc lễ thành nhân cũng chính là thời điểm chính thức kết thúc Tết của người Nhật Bản. Sau ngày này mọi người mới thực sự quay trở lại cuộc sống của thường ngày.
31 3. Kết luận: 3. Kết luận:
Các hoạt động vào ngày Tết ở Nhật là một sự hòa trộn và biến đổi của những truyền thống lâu đời, của một nền văn hóa ở xứ sở Hoa anh đào và những nét văn hóa du nhập từ bên ngoài. Từ sự chuẩn bị đón năm mới cho đến những hoạt động cuối cùng của dịp lễ luôn được người dân Nhật Bản thực hiện một cách trọn vẹn nhất, đẹp đẽ nhất, phản ánh được nét văn hóa “đam mĩ” đã có từ lâu đời của họ.
Bên cạnh đó là những nét đặc sắc trong các tín ngưỡng tôn giáo luôn được lồng vào bên trong các phong tục ngày Tết ấy. Hầu hết đều thể hiện được tôn kính thần linh cũng như những người sẽ giúp ích cho họ. Cho thấy đức tính coi trọng việc “đền ơn đáp nghĩa”, giữ gìn các mối quan hệ và việc tôn trọng bản thân cũng như bảo vệ cho gia đình của mình trong mọi mặt của cuộc sống.
Phong tục ngày Tết của Nhật Bản vừa xa mà gần, vừa lạ mà quen, vừa mang những nét truyền thống chung mà cũng mang những đặc điểm riêng của dân tộc. Những tập tục dù tốt hay xấu cũng đều mang những triết lí cao cả và những ý nghĩa nhân văn sâu sắc đối với con người. Một niềm tự hào đáng để học hỏi ở đất nước còn nhiều bí ẩn này.
Tài liệu tham khảo:
Nhật Bản đất nước con người – EIICHI AOKI chủ biên– Nguyễn Kiên Cường dịch, nxb văn học, 2006
Nhật Chiêu, Nhật Bản trong chiếc gương soi, NXB Giáo Dục, 1999 Lý Kim Hoa – Để hiểu văn hóa Nhật Bản, nxb Văn nghệ, 2006
Chí Cường, Nét văn hóa đặc sắc đón mừng năm mới ở Nhật Bản, nguồn vietnamplus.vn
Tuệ Vũ, Cây giải trừ tai nạn, nguồn duocsu.org
Tết của người Nhật Bản, nguồn nhatban.duhocdaystar.edu.vn Thú vị ngày Tết ở Nhật, nguồn lapisschool.com
Nét đặc sắc văn hóa Tết ở Nhật Bản, nguồn unitededu.com
Những tập tục trong văn hóa mừng năm mới của người Nhật Bản, nguồn duhochasu.edu.vn
32
Phong tục tặng quà đầu năm của người Nhật Bản, nguồn xuatkhaulaodongtms.vn
Phong tục tập quán ngày Tết dương lịch của các nước, nguồn thainguyen.edu.vn
Phong tục đón Tết Nhật Bản, nguồn tasaki.com.vn
Đi lễ đầu năm trong văn hóa Nhật Bản, nguồn nghethuatphatgiao.com Người Nhật đón năm mới như thế nào, nguồn dantri.com.vn
Phong tục đón năm mới của người Nhật, nguồn nhatban.net,vn Đi lễ đầu năm ở Nhật Bản, nguồn didulich.com
Món ăn ngày Tết của Nhật Bản, nguồn duhochasu.edu.vn Osechi:Ẩm thực Kyoto Nhật Bản, nguồn kimono.com.vn Món ăn ngày Tết ở Nhật, nguồn mirachankitchen.com
Kasumi, Nhật Bản tôi yêu, nguồn ogatakasumi.wordpress.com
Kakizome, khai bút đầu năm của người Nhật Bản, nguồn nama.edu.vn Bút lông Nhật Bản, nguồn juach.vn
Đất nước Nhật Bản, nguồn duhocjapan.edu.vn