Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân sáu dài II

118 539 0
Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân sáu dài II

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ T - QUẢN TRỊ KINH DOANH  LÊ THỊ BÍCH VÂN THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH Đ KẾT QUẢ Ả KINH DOANH TẠI T DOANH NGHIỆP P TƯ NHÂN SÁU DÀI II LU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI ẠI HỌC Ngành: Kế Toán Mã số ngành: 52340301 Tháng 08 - Năm 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ T - QUẢN TRỊ KINH DOANH  SVTH: LÊ THỊ BÍCH VÂN MSSV: LT11374 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH Đ KẾT QUẢ Ả KINH DOANH TẠI T DOANH NGHIỆP P TƯ NHÂN SÁU DÀI II LU LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI ẠI HỌC Ngành: Kế Toán Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐÀM THỊ PHONG BA Tháng 08 - Năm 2013 LỜI CẢM TẠ Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến bộ môn Kế toán- Kiểm toán, khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Qua thời gian thực tập giúp em tích lũy thêm nhiều kiến thức thực tiễn, để có được những điều này là nhờ sự giúp đỡ tận tình của cô chú và anh chị tại Doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II đã hỗ trợ cho em trong suốt quá trình thực tập tại doanh nghiệp, cùng với sự tận tình, hướng dẫn của cô Đàm Thị Phong Ba đã giúp cho em có thể nghiên cứu và hoàn thành đề tài luận văn này. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô tại trường Đại học Cần Thơ và quý cô chú, anh chị tại Doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II. Xin nhận nơi em lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và nhiều thành công trong quá trình công tác và làm việc. Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm ...... Sinh viên thực hiện Lê Thị Bích Vân i TRANG CAM KẾT Em xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của em và các kết quả này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ... tháng ... năm ....... Người thực hiện Lê Thị Bích Vân ii NHẬN XÉT ĐƠN VỊ THỰC TẬP -----............................................................................................................. ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Cần Thơ, Ngày… tháng … năm …… Thủ trưởng đơn vị iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Đàm Thị Phong Ba Học vị: Thạc Sĩ Bộ môn: Kế toán – Kiểm toán Cơ quan công tác: Khoa Kinh Tế - QTKD Trường Đại Học Cần Thơ Họ và tên sinh viên thực hiện đề tài: Lê Thị Bích Vân MSSV: LT11374 Chuyên ngành: Kế Toán Tên đề tài: Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II – tỉnh Đồng Tháp. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ................................................................................................................................. 2. Về hình thức: ..................................................................................................... 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: .............................. ................................................................................................................................. 4. Độ tin cậy về số liệu và tính hiện đại của luận văn:...................................... ................................................................................................................................. 5. Nội dung và các kết quả đạt được: .................................................................. ................................................................................................................................. 6. Các nhận xét khác: ........................................................................................... ................................................................................................................................. 7. Kết luận:.............................................................................................................. Cần Thơ, Ngày … tháng ... năm…… Giáo viên hướng dẫn iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN -----............................................................................................................. ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Cần Thơ, Ngày … tháng … năm …… Giáo viên phản biện v MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ................................................................................ 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 1 1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................... 1 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2 1.3.1 Không gian nghiên cứu ........................................................................ 2 1.3.2 Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 2 1.4 Lược khảo tài liệu ................................................................................... 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 4 2.1 Phương pháp luận ................................................................................... 4 2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh ............................................................................................................ 4 2.1.2 Kế toán bán hàng ................................................................................ 5 2.1.3 Kế toán giá vốn hàng bán .................................................................... 12 2.1.4 Kế toán chi phí bán hàng ..................................................................... 14 2.1.5 Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp ................................................. 15 2.1.6 Kế toán hoạt động tài chính ................................................................. 16 2.1.7 Kế toán hoạt động khác ....................................................................... 19 2.1.8 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ....................................... 22 2.1.9 Kế toán xác định kết quả kinh doanh................................................... 25 2.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 25 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu............................................................... 25 2.2.2 Nội dung phân tích............................................................................... 25 2.2.3 Ý nghĩa, mục tiêu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh ................ 26 vi 2.2.4 Phương pháp phân tích ........................................................................ 27 2.2.5 Xác định nhân tố tác động và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................................. 29 2.2.6 Phân tích các tỷ số tài chính và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh .................................................................................................... 32 Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SÁU DÀI II . 35 3.1 Tổng quan về doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II ..................................... 35 3.1.1 Giới thiệu quá trình thành lập và phát triển của doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II ...................................................................................................... 35 3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ ....................................................................... 36 3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của DNTN Sáu Dài II .......................... 37 3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp ..................................................... 37 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban ................................................... 37 3.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp ................................... 37 3.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán .................................................. 37 3.3.2 Chức năng, nhiệm vụ trong bộ máy kế toán ........................................ 37 3.3.3 Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp ..................................... 38 3.4 Khái quát về hoạt động kinh doanh tại DNTN Sáu Dài II từ năm 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm của năm 2013........................................... 41 3.5 Những thuận lợi, khó khăn và định hướng phát triển của DNTN Sáu Dài II .................................................................................................................. 45 3.5.1 Thuận lợi .............................................................................................. 45 3.5.2 Khó khăn .............................................................................................. 45 3.5.3 Định hướng phát triển của doanh nghiệp............................................. 45 Chương 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DNTN SÁU DÀI II ....................... 46 4.1 Đặc điểm hoạt động kế toán bán hàng tại DNTN Sáu Dài II .................... 46 4.1.1 Đặc điểm tiêu thụ tại DNTN Sáu Dài II ................................................. 46 4.1.2 Các phương pháp bán hàng tại DNTN Sáu Dài II .................................. 46 4.1.3 Hình thức thu tiền bán hàng tại doanh nghiệp ........................................ 47 vii 4.2 Tình hình kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại DNTN Sáu Dài trong tháng 01 năm 2013 .......................................................................... 47 4.2.1 Tổ chức tình hình kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại DNTN Sáu Dài II ............................................................................................. 47 4.2.2 Tổ chức và quản lý các tài khoản sử dụng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại DNTN Sáu Dài II ........................................................ 49 4.2.3 Ghi sổ tổng hợp và ghi sổ chi tiết ........................................................... 53 4.2.4 Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 01 năm 2013 tại DNTN Sáu Dài II ......................................................................................................... 64 4.3 Phân tích tình hình biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận tháng 01 của năm 2011, 2012 và 2013 tại DNTN Sáu Dài II......................................... 65 4.3.1 Phân tích biến động về doanh thu DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2011, 2012 và năm 2013 ............................................................................................ 66 4.3.2 Phân tích biến động về chi phí tại DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2011, 2012 và năm 2013 ............................................................................................ 70 4.3.3 Phân tích biến động về lợi nhuận tại DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2011, 2012 và năm 2013 .................................................................................. 74 4.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh tại DNTN Sáu Dài II trong tháng 01 của năm 2011, 2012 và 2013 ........................................ 78 4.4.1 Nhân tố chủ quan DNTN Sáu Dài II ...................................................... 78 4.4.2 Nhân tố khách quan tác động tình hình kinh doanh của DNTN Sáu Dài II ..................................................................................................................... 86 4.5 Phân tích các chỉ số tài chính và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh tại DNTN Sáu Dài II ........................................................................................ 87 4.5.1 Phân tích đánh giá khả năng thanh toán ................................................. 86 4.5.2 Phân tích đánh giá khả năng hoạt động .................................................. 88 4.5.3 Phân tích đánh giá tỷ số sinh lợi ............................................................. 91 Chương 5: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DNTN SÁU DÀI II .......................... 94 5.1 Nhận xét tình hình hoạt động chung của DNTN Sáu Dài II...................... 94 5.1.1 Đánh giá cơ cấu tổ chức và điều hành .................................................... 94 5.1.2. Đánh giá chung tình hình công tác kế toán............................................ 94 viii 5.1.3 Đánh giá về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ................................ 95 5.1.4 Những điểm hạn chế tồn tại và nguyên nhân ......................................... 95 5.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và nâng cao kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II ..................................................... 96 5.2.1. Các giải pháp khắc phục những tồn tại trong doanh nghiệp.................. 96 5.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp ................. 97 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 99 6.1 Kết luận ...................................................................................................... 99 6.2 Kiến nghị.................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 101 PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................... 102 PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................... 103 ix DANH MỤC HÌNH Trang Hình 2.1 Sơ đồ kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ................... 9 Hình 2.2 Sơ đồ kế toán doanh thu bán hàng nội bộ ......................................... 10 Hình 2.3 Sơ đồ kế toán hạch toán các khoản giảm trừ .................................... 12 Hình 2.4 Sơ đồ kế toán hạch toán giá vốn hàng bán ....................................... 14 Hình 2.5 Sơ đồ kế toán hạch toán chi phí bán hàng ........................................ 15 Hình 2.6 Sơ đồ kế toán hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp .................... 16 Hình 2.7 Sơ đồ kế toán hạch toán doanh thu hoạt động tài chính ................... 17 Hình 2.8 Sơ đồ kế toán hạch toán chi phí hoạt động tài chính ........................ 19 Hình 2.9 Sơ đồ kế toán hạch toán thu nhập khác ............................................ 21 Hình 2.10 Sơ đồ kế toán hạch toán chi phí khác ............................................. 22 Hình 2.11 Sơ đồ kế toán hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp ........ 23 Hình 2.12 Sơ đồ kế toán hạch toán xác định kết quả kinh doanh.................... 25 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tại DNTN Sáu Dài II ............... 37 Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại DNTN Sáu Dài II ............ 37 Hình 3.3 Sơ đồ hệ thống sổ kế theo phần mềm kế toán áp dụng tại DNTN Sáu Dài II ................................................................................................................ 39 Hình 3.4 Sơ đồ hệ thống sổ kế theo hình thức nhật ký chung ......................... 40 Hình 4.1 Quy trình bán hàng tại DNTN Sáu Dài II ......................................... 47 Hình 4.2 Lưu đồ luân chuyển chứng từ hoạt động bán hàng .......................... 48 Hình 4.3 Biểu đồ doanh thu của DNTN Sáu Dài II tháng 01/2011-2013 ...... 67 Hình 4.4 Biểu đồ chi phí của DNTN Sáu Dài II tháng 01/2011-2013 ............ 70 Hình 4.5 Biểu đồ lợi nhuận của DNTN Sáu Dài II tháng 01/2011-2013 ........ 75 Hình 4.6 Biểu đồ đánh giá khả năng thanh toán của DNTN Sáu Dài II.......... 88 Hình 4.7 Biểu đồ đánh giá khả năng hoạt động của DNTN Sáu Dài II .......... 89 Hình 4.8 Biểu đồ đánh giá tỷ số sinh lợi của DNTN Sáu Dài II ..................... 92 x DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh tại DNTN Sáu Dài II từ 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ...................................................................................... 42 Bảng 4.1 Sổ nhật ký chung tháng 01 năm 2013 tại DNTN Sáu Dài II............ 54 Bảng 4.2 Sổ cái doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tháng 01/2013 ...... 58 Bảng 4.3 Bảng tổng hợp chi tiết bán hàng tháng 01 năm 2013 ....................... 59 Bảng 4.4 Sổ chi tiết bán hàng sản phẩm ximăng tháng 01 năm 2013 tại DNTN Sáu Dài II ......................................................................................................... 60 Bảng 4.5 Sổ cái giá vốn hàng bán tháng 01 năm 2013 .................................... 61 Bảng 4.6 Sổ cái chi phí bán hàng tháng 01 năm 2013 tại DNTN Sáu Dài II .. 62 Bảng 4.7 Sổ cái chi phí quản lý doanh nghiệp tháng 01 năm 2013 tại DNTN Sáu Dài II ......................................................................................................... 62 Bảng 4.8 Sổ cái chi phí tài chính tháng 01 năm 2013 tại DNTN Sáu Dài II ... 63 Bảng 4.9 Sổ cái thu nhập khác tháng 01 năm 2013 tại DNTN Sáu Dài II ...... 63 Bảng 4.10 Sổ cái xác định kết quả kinh doanh tháng 01 năm 2013 tại DNTN Sáu Dài II ......................................................................................................... 64 Bảng 4.11 Kết quả hoạt động kinh doanh tại DNTN Sáu Dài II của tháng 01 năm 2013.......................................................................................................... 65 Bảng 4.12 Tình hình doanh thu của DNTN Sáu Dài II qua tháng 01 các năm từ 2011 – 2013 ..................................................................................................... 66 Bảng 4.13 Doanh thu các nhóm hàng trong tháng 01 từ năm 2011 – 2013 .... 67 Bảng 4.14 Tình hình chi phí của DNTN Sáu Dài II qua tháng 01 của năm 2011 - 2013 ............................................................................................................... 70 Bảng 4.15 Doanh thu các nhóm hàng trong tháng 01 từ năm 2011 – 2013 .... 71 Bảng 4.16 Tình hình lợi nhuận của DNTN Sáu Dài II qua tháng 01 của các năm từ 2011 - 2013 .......................................................................................... 75 Bảng 4.17 Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng kết quả hoạt động kinh doanh tại DNTN Sáu Dài II của tháng 01 từ năm 2011-2013 ......................................... 78 Bảng 4.18 Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng kết quả hoạt động kinh doanh tại DNTN Sáu Dài II của tháng 01 các năm 2011-2013 ....................................... 81 xi Bảng 4.19 Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng kết quả hoạt động khác tại DNTN Sáu Dài II của tháng 01 của các năm từ 2011-2013 ............................................... 83 Bảng 4.20 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng ................................................... 84 Bảng 4.21 Phân tích đánh giá khả năng thanh toán DNTN Sáu Dài II .......... 87 Bảng 4.22 Đánh giá khả năng hoạt động của DNTN Sáu Dài II ..................... 89 Bảng 4.23 Đánh giá tỷ số sinh lợi tại DNTN Sáu Dài II ................................. 92 xii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BH & CCDV : Bán hàng và cung cấp dịch vụ DNTN : Doanh nghiệp tư nhân GTGT : Giá trị gia tăng KQKD : Kết quả kinh doanh NSNN : Ngân sách nhà nước PS : Phát sinh TK : Tài khoản TNDN : Thu nhập Doanh nghiệp TS : Tài sản TSCĐ : Tài sản cố định ROA : Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản ROE : Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROS : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu xiii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển theo hướng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu cơ bản của nền kinh tế nước ta là làm cho các thể chế phù hợp với những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường, thúc đẩy kinh tế thị trường phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, hội nhập kinh tế quốc tế thành công, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Song để đạt được mục tiêu đó vẫn còn nhiều thách thức đối với nền kinh tế nước ta chính điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải năng động sáng tạo trong việc nắm bắt tình hình kinh tế để có hướng đổi mới để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Các doanh nghiệp doanh đều phải chịu sự chi phối của quy luật thị trường, quy luật cung cầu nên sự cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt và đào thải nên mỗi doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình. Để có thể tồn tại lâu dài và vươn lên thì các doanh nghiệp cần chủ động trong hoạt động kinh doanh, phải năng động sáng tạo, nắm bắt các thông tin đặc biệt là các thông tin kinh tế tài chính một cách nhanh chóng và chuẩn xác. Muốn như vậy các doanh nghiệp phải nhận thức được vị trí khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá vì nó quyết định đến kết quả kinh doanh của kinh doanh nghiệp và là cơ sở để doanh nghiệp có thu nhập bù đắp chi phí bỏ ra, thực hiện nghĩa vụ với Ngân sách Nhà Nước. Bên cạnh đó, mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận đi đôi với phát triển bền vững nên việc xác định kết quả kinh doanh nói chung và kết quả bán hàng nói riêng là vấn đề rất quan trọng. Do vậy bên cạnh các biện pháp quản lý chung, việc tổ chức hợp lý công tác kế toán bán hàng là rất cần thiết giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tin kịp thời và chính xác để đưa ra quyết định kinh doanh đứng đắn. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao là cơ sở để giúp cho các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay. Nhận thức được tầm quan trọng đó, đồng thời vận dụng những lý luận đã học tập tại trường kết hợp tình hình thực tế tại doanh nghiệp được thực tập nên em chọn đề tài “Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II – tỉnh Đồng Tháp” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp. 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu về kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II từ đó phân tích và đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II. Qua đó, đưa ra những nhận xét và biện pháp để giúp doanh nghiệp xem xét và vận dụng nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Dựa trên cơ sở lý luận về kế toán xác định kết quả kinh doanh và khái quát tình hình kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II trong giai đoạn từ năm 2010 đến sáu tháng đầu của năm 2013. Tìm hiểu thực trạng kế toán về bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II của tháng 01 năm 2013. Phân tích và đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II trong tháng 1 từ năm 2011-1013. Nhận xét và biện pháp để giúp doanh nghiệp hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian nghiên cứu Doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. 1.3.2. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện vào 12/08/2013 và kết thúc 18/11/2013. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Chứng từ kế toán phát sinh liên quan tình hình xác định kết quả hoạt động kinh doanh và các khoản mục doanh thu, chi phí liên quan đến kết quả kinh doanh trong báo cáo tài chính tại DNTN Sáu Dài II. 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Luận văn tốt nghiệp sinh viên Nguyễn Thị Hồng Trang (2012), sinh viên khoá 36 của Khoa Kinh tế – QTKD, Trường Đại Học Cần Thơ.” Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Thương Mại – Dịch 2 vụ Lê Ký” . Đề tài phân tích tổng quan kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH MTV Thương Mại – Dịch vụ Lê Ký giai đoạn 2009 - 2011 và quý I, II năm 2012 và tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế và có kết hợp phân tích các chỉ tiêu tài chính. Từ đó, đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH MTV Thương Mại – Dịch vụ Lê Ký. Đề tài sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn trong quá trình phân tích. Luận văn tốt nghiệp sinh viên Huỳnh Thị Cẩm Thơ (2008) khoá 30 của Khoa Kinh tế – QTKD, Trường Đại Học Cần Thơ “ Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty xăng dầu Vĩnh Long”. Đề tài phân tích các biến động về doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty từ năm 2005 – 2007 bên cạnh đó còn phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động của doanh thu và lợi nhuận. Từ những kết quả phân tích tác giả đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty. Bài viết sử dụng các phương pháp phân tích so sánh, thay thế liên hoàn và ma trận SWOT. Qua quá trình thực tập học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế kết hợp nghiên cứu tham khảo từ hai đề tài trên, đề tài “Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II – tỉnh Đồng Tháp” sẽ kết hợp giữa các phương pháp hạch toán kế toán và các phương pháp trong phân tích để đánh giá tình hình tài chính theo thực tế tại DNTN Sáu Dài II để tìm tra những hạn chế và giúp doanh nghiệp đề ra những phương hướng cụ thể để khắc phục giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. 3 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm và ý nghĩa về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm về bán hàng Bán hàng là quá trình doanh nghiệp chuyển quyền sở hữu về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người mua và được người mua thanh toán, hoặc chấp nhận thanh toán. Thông qua nghiệp vụ bán hàng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá được thực hiện, vốn của doanh nghiệp thương mại được chuyển từ hình thái hiện vật (hàng hoá) sang hình thái giá trị (tiền tệ), doanh nghiệp thu hồi được vốn bỏ ra, bù đắp được chi phí và có nguồn tích luỹ để mở rộng kinh doanh. 2.1.1.2. Khái niệm về xác định kết quả hoạt động kinh doanh Xác định kết quả là xác định khoản chênh lệch giữa thu nhập thuần và chi phí của các hoạt động trong doanh nghiệp như: Hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác. a. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ của các ngành sản xuất kinh doanh chính và sản xuất kinh doanh phụ. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh = doanh thu thuần - (giá vốn hàng bán + chi phí bán hàng + chi phí quản lí doanh nghiệp). (2.1) b. Kết quả hoạt động tài chính Hoạt động tài chính là hoạt động đầu tư về vốn và đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn với mục đích kiếm lời. Kết quả hoạt động tài chính = Thu nhập hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính. (2.2) c. Kết quả hoạt động khác Hoạt động khác là những hoạt động diễn ra không thường xuyên, không dự tính trước hoặc có dự tính nhưng ít có khả năng thực hiện, các hoạt động khác như: Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu được tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, thu được khoản nợ khó đòi đã xoá sổ,… Kết quả hoạt động khác = Thu nhập hoạt động khác – Chi phí hoạt động khác. (2.3) 4 2.1.1.3. Ý nghĩa về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh a. Ý nghĩa về công tác bán hàng Kế toán bán hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp. Trong đó có công tác tiêu thụ hàng hóa. Thông qua số liệu của kế toán hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa mà chủ doanh nghiệp biết được mức độ hoàn thành kế hoạch kinh doanh tiêu thụ của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những thiếu sót, mất cân đối giữa các khâu để từ đó có biện pháp xử lý thích hợp. Còn đối với các cơ quan Nhà nước thì thông qua số liệu đó biết được mức độ hoàn thành kế hoạch nộp thuế. Đối với các doanh nghiệp khác thông qua số liệu kế toán đó để xem có thể đầu tư hay liên doanh với doanh nghiệp hay không. Để đạt được yêu cầu đó, quản lý hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa phải thực sự khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Mỗi khâu của quá trình tổ chức quản lý thuộc bộ phận hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa được sắp xếp phù hợp đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của doanh nghiệp, phù hợp với tình hình thực hiện kế hoạch trong thời kỳ. b. Ý nghĩa xác định kết quả kinh doanh Xác định kết quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong việc tập hợp ghi chép các số liệu về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, qua đó cung cấp được những thông tin cần thiết giúp cho chủ doanh nghiệp có thể phân tích, đánh giá và lựa chọn phương án kinh doanh, phương án đầu tư có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, xác định kết quả kinh doanh giúp đánh giá được khả năng hoạt động và tìm ra những hạn chế trong quá trình hoạt động để doanh nghiệp kịp thời đưa ra những biện pháp giải quyết giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí mà vẫn đạt lợi nhuận tối đa. 2.1.2. Kế toán bán hàng 2.1.2.1. Các phương thức bán hàng chủ yếu Việc bán hàng trong các doanh nghiệp thương mại nội địa có thể thực hiện theo hai phương thức bán buôn và bán lẻ. a. Phương thức bán buôn: Bán buôn hàng hoá là hình thức bán hàng cho các đơn vị thương mại, các doanh nghiệp sản xuất... Đặc điểm của hàng hoá bán buôn là hàng hoá vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông, chưa đi vào lĩnh vực tiêu dùng. Do vậy, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá chưa được thực hiện. Hàng bán buôn thường được bán theo lô hàng hoặc bán với số lượng lớn. Giá bán biến động tuỳ thuộc vào số lượng hàng bán và phương thức thanh toán. Trong bán buôn thường bao gồm hai phương thức:  Phương thức bán buôn qua kho: Bán buôn qua kho là phương thức bán buôn mà doanh nghiệp thương mại phải dự trữ hàng hoá trong kho với số 5 lượng lớn để xuất bán. Với phương thức bán buôn này có hai hình thức giao hàng. - Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức giao hàng trực tiếp: Theo hình thức này, bên mua cử đại diện đến kho của doanh nghiệp thương mại để nhận hàng. Doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá và xuất hoá đơn giao cho đại diện bên mua. Sau khi đại diện bên mua nhận đủ hàng, thanh toán tiền hoặc chấp nhận nợ, hàng hoá được xác định là tiêu thụ. - Bán buôn hàng hoá qua kho theo hình thức chuyển hàng: Theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng đã ký kết hoặc theo đơn đặt hàng, doanh nghiệp thương mại xuất kho hàng hoá, dùng phương tiện vận tải của mình hoặc đi thuê ngoài vận chuyển hàng đến kho của bên mua hay tại một địa điểm quy định trong hợp đồng. Hàng hoá chuyển bán vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thương mại. Chỉ khi nào được bên mua kiểm nhận, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì số hàng chuyển giao mới được coi là tiêu thụ. Chi phí vận chuyển do doanh nghiệp thương mại chịu hay bên mua chịu là do sự thoả thuận đã ký kết theo hợp đồng hay thoả thuận.  Phương thức bán buôn vận chuyển thẳng: Là phương thức bán hàng không qua kho gồm hai hình thức sau: - Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán thì doanh nghiệp phải tổ chức quá trình mua hàng, bán hàng, thanh toán tiền mua hàng, tiền hàng đã bán với nhà cung cấp và khách hàng của doanh nghiệp. - Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán thực chất là hình thức môi giới trung gian trong quan hệ mua bán, doanh nghiệp chỉ được phản ánh tiền hoa hồng môi giới cho việc mua hoặc bán, không được ghi nhận nghiệp vụ mua cũng như nghiệp vụ bán của mỗi thương vụ. b. Phương thức bán lẻ: Bán lẻ hàng hoá là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng hoặc các tổ chức hoặc các đơn vị kinh tế tập thể mua về mang tính chất tiêu dùng. Bán hàng theo phương thức này có đặc điểm là hàng hoá đã ra khỏi lĩnh vực lưu thông và đi vào lĩnh vực tiêu dùng, giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá đã được thực hiện. Bán lẻ thường bán với số lượng nhỏ, thanh toán ngay và hình thức thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt. Bán lẻ có thể thực hiện dưới các hình thức sau: Hình thức bán lẻ thu tiền tập trung là hình thức tách rời giữa nghiệp vụ bán hàng và nghiệp vụ thu tiền. Nhân viên thu ngân có nhiệm vụ viết hoá đơn thu tiền và giao cho khách hàng để khách hàng đến nhận hàng ở quầy do nhân viên bán hàng giao. Cuối ca hoặc cuối ngày, nhân viên thu ngân tổng hợp tiền, 6 kiểm tiền và xác định doanh số bán. Nhân viên bán hàng căn cứ vào số hàng đã giao theo hoá đơn và lập báo cáo bán hàng, đối chiếu với số hàng hoá hiện còn lại để xác định hàng thừa hay thiếu. Hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này, nhân viên bán hàng trực tiếp thu tiền của khách và giao hàng cho khách. Cuối ca hoặc cuối ngày nhân viên bán hàng làm giấy nộp tiền và nộp tiền cho thủ quỹ. Đồng thời, kiểm kê hàng hoá tồn để xác định số lượng hàng đã bán và lập báo cáo bán hàng để xác định doanh số bán, đối chiếu số tiền đã nộp theo giấy nộp tiền. Hình thức bán hàng tự phục vụ với hình thức này khách hàng tự chọn hàng hóa và trả tiền cho nhân viên bán hàng. Hết ngày nhân viên bán hàng nộp tiền và lập báo cáo bán hàng. Hình thức bán hàng trả góp người mua trả tiền mua hàng thành nhiều lần. Doanh nghiệp thương mại ngoài số tiền thu theo hoá đơn giá bán hàng hoá còn thu thêm khoản tiền lãi trả chậm của khách hàng. Hình thức bán hàng tự động theo hình thức này không cần nhân viên bán hàng, giao hàng và nhận tiền tiền của khách. Khách hàng tự động tra thẻ tín dụng của mình vào máy bán hàng và nhận hàng (Hình thức này chưa áp dụng phổ biến và rộng rãi ở nước ta). 2.1.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ a. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:  Nội dung: Tài khoản 511 dùng phản ánh DTBH và CCDV của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động kinh doanh từ các nghiệp vụ sau: Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hoá mua vào và bán bất động sản đầu tư. Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng trong một kỳ, hoặc nhiều kỳ kế toán, như cung cấp dịch vụ vận tải, du lịch, cho thuê TSCĐ theo phương thức cho thuê hoạt động....  Điều kiện ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau: Doanh nghiệp đã chuyễn phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa . 7 Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.  Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi thỏa mãn 4 điều kiện sau: Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó. Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán. Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.  Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ gồm 5 tài khoản cấp 2: TK 5111: Doanh thu bán hàng hoá. TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm. TK 5113: Doanh thu cung cấp dịch vụ. TK 5114: Doanh thu trợ cấp, trợ giá. TK 5117: Doanh thu kinh doanh bất động sản. TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Số thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế - Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá GTGT tính theo phương pháp trực và cung cấp dịch vụ của doanh tiếp phải nộp thuế trên doanh thu bán nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán. hàng thực tế. - Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. - Kết chuyển doanh thu thuần vào - TK 911 để XĐKQKD Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.  Phương pháp hạch toán theo sơ đồ: 8 333 511 111,112,131 Thuế GTGT, TTĐB, Doanh thu bán hàng hóa, XNK phải nộp sản phẩm, dịch vụ 3331 521,531,532 K/C các khoản Thuế GTGT giảm trừ doanh thu phải nộp 3387 911 111,112 Kết chuyển DT Kết chuyển DTT chưa thực hiện DT chưa thực hiện Nguồn: Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 2), 2006, trang 400 Hình 2.1 Sơ đồ kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ b. Kế toán doanh thu bán hàng nội bộ:  Nội dung tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ trong nội bộ doanh nghiệp. Doanh thu tiêu thụ nội bộ là lợi ích kinh tế thu được từ việc bán hàng hoá, sản phẩm, cung cấp dịch vụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc trong cùng một công ty, tổng công ty tính theo giá bán nội bộ.  Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản 512 - Doanh thu bán hàng nội bộ gồm 3 tài khoản cấp 2: TK 5121 - Doanh thu bán hàng hóa. TK 5122 - Doanh thu bán các thành phẩm. TK 5123 - Doanh thu cung cấp dịch vụ TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ - Trị giá hàng bán bị trả lại, khoản giảm - Tổng số doanh thu bán hàng nội bộ giá hàng bán đã chấp nhận trên khối của đơn vị thực hiện trong kỳ kế toán. lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán nội bộ kết chuyển cuối kỳ kế toán. - Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán nội bộ. - Số thuế giá trị gia tăng phải nộp 9 theo phương pháp trực tiếp của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ nội bộ. - Kết chuyển doanh thu bán hàng nội bộ thuần vào tài khoản 911- xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.  Phương pháp hạch toán theo sơ đồ: 333 512 Thuế GTGT, TTĐB, 111,112,131 Doanh thu bán hàng hóa, XNK phải nộp sản phẩm, dịch vụ 521,531,532 3331 Thuế GTGT K/C các khoản giảm trừ doanh thu phải nộp 3387 911 K/C doanh thu bán hàng K/C doanh thu nội bộ chưa thực hiện 111,112 DT chưa thực hiện Nguồn: Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 2), 2006, trang 404 Hình 2.2 Sơ đồ kế toán doanh thu bán hàng nội bộ c. Kế toán các khoản giảm trừ:  Chiết khấu thương mại - Nội dung: Là khoản tiền mà doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua do mua hàng với số lượng lớn theo thoả thuận được ghi nhận trong hợp đồng kinh tế hoặc cam kết mua bán. - Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản 521- Chiết khấu thương mại TK521 - Chiết khấu thương mại - Trị giá số chiết khấu thương mại đã - Kết chuyển số để xác định doanh thanh toán hoặc chấp nhận sẽ thanh thu thuần của kỳ báo cáo chiết khấu toán cho khách hàng. thương mại vào bên nợ TK 511. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. 10  Hàng bán bị trả lại - Nội dung: Phản ánh doanh số của hàng hoá đã tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất hoặc kém phẩm chất, sai quy cách, không đúng chủng loại. - Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản 531 – Hàng bán bị trả lại TK 531 - Hàng bán bị trả lại - Trị giá của hàng bán bị trả lại, đã trả - Kết chuyển trị giá của hàng bán bị lại tiền cho người mua hàng hoặc tính trả lại vào bên Nợ TK 511 hoặc TK trừ vào nợ phải thu của khách hàng 512 để xác định doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hoá đã bán ra. trong kỳ kế toán. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ.  Giảm giá hàng bán - Nội dung: Dùng để khoản giảm giá hàng bán thực tế phát sinh và việc xử lý khoản giảm giá hàng bán trong kỳ kế toán. Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. - Tài khoản sử dụng và kết cấu tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán TK 532 - Giảm giá hàng bán - Giảm giá hàng bán đã chấp thuận - Kết chuyển các khoản làm giảm trừ cho người mua hàng. giá hàng bán vào bên Nợ TK 511 hoặc TK 512. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. 11  Phương pháp hạch toán theo sơ đồ các khoản giảm trừ 111, 112, 131 521, 531, 532 511 (512) (1) Khi phát sinh các (2) K/C các khoản khoản CKTM, HBBTL, giảm trừ sang TK GGHB doanh thu bán hàng 3331 Thuế GTGT của các khoản giảm trừ (nếu có) Nguồn: Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 2), 2006, trang 407 Hình 2.3 Sơ đồ kế toán hạch toán các khoản giảm trừ 2.1.3. Kế toán giá vốn hàng bán 2.1.3.1. Nội dung Giá vốn hàng bán là giá thực tế xuất kho của số sản phẩm (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hoá bán ra trong kỳ đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã được xác định là tiêu thụ và các khoản khác được tính vào giá vốn để xác định KQKD trong kỳ.  Các phương pháp tính giá xuất kho - Giá nhập trước - xuất trước (FIFO): theo phương pháp này, hàng tồn kho được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định lô hàng nào nhập vào kho trước sẽ được xuất bán trước, vì vậy lượng hàng hóa xuất kho phụ thuộc lần nhập nào thì tính theo giá thực tế của lần nhập đó. - Giá nhập sau - xuất trước (LIFO): theo phương pháp này, hàng tồn kho được tính giá thực tế xuất kho trên cơ sở giả định là lô hàng nào nhập vào kho sau sẽ được xuất bán trước, vì vậy việc tính giá xuất kho sẽ được làm ngược lại với phương pháp nhập trước-xuất trước. - Giá bình quân gia quyền: theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. 12 - Giá thực tế đích danh: Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hoá xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Phương pháp này tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán; chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu và giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế. 2.1.3.2. Tài khoản sử dụng và phản ánh TK 632 (theo phương pháp kê khai thường xuyên) Tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán TK 632 - Giá vốn hàng bán - Trị giá vốn của thành phẩm, hàng - Phản ánh khoản hoàn nhập dự hoá, lao vụ, dịch vụ đã cung cấp theo phòng giảm giá hàng tồn kho cuối từng hoá đơn. năm tài chính (khoản chênh lệch giữa - Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, số phải lập dự phòng năm nay nhỏ chi phí nhân công vượt trên mức hơn khoản đã lập dự phòng năm bình thường và chi phí sản xuất trước). chung cố định không phân bổ không - Kết chuyển giá vốn của thành được tính vào trị giá hàng tồn kho phẩm, hàng hoá, lao vụ dịch vụ vào mà phải tính vào giá vốn hàng bán bên nợ tài khoản 911 Xác định kết của kỳ kế toán. quả kinh doanh. - Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra. - Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế tài sản cố định vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành. - Phản ánh khoản chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn khoản đã lập dự phòng năm trước. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. 13 2.1.3.3. Phương pháp hạch toán theo sơ đồ 155, 156, 157 Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá xuất bán 911 632 Kết chuyển giá vốn hàng bán xác định kết quả kinh doanh 155, 156 138, 155, 156, 157… Hàng bán bị trả lại nhập kho Phần hao hụt mất hàng 159 tồn kho hạch toán vào giá vốn hàng bán Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Nguồn: Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 2), 2006, trang 415 Hình 2.4 Sơ đồ kế toán hạch toán giá vốn hàng bán 2.1.4. Kế toán chi phí bán hàng 2.1.4.1. Nội dung: Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, chi phí quảng cáo… 2.1.4.2. Tài khoản sử dụng và phản ánh của tài khoản 641 Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng gồm 7 tài khoản cấp 2: Tài khoản 6411 - Chi phí nhân viên. Tài khoản 6412 - Chi phí vật liệu, bao bì. Tài khoản 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng. Tài khoản 6414 - Chi phí khấu hao TSCĐ. Tài khoản 6415 - Chi phí bảo hành. Tài khoản 6417 - Chi phí dịch vụ mua ngoài. Tài khoản 6418 - Chi phí bằng tiền khác. 14 TK641 - Chi phí bán hàng - Các chi phí phát sinh liên quan đến - Các khoản ghi giảm chi phí bán quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, hàng. cung cấp dịch vụ. - Kết chuyển chi phí bán hàng vào Tài khoản 911. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. 2.1.4.3. Phương pháp hạch toán theo sơ đồ 111, 334, 338 … 641 111, 112, … Các khoản chi phí bán Các khoản làm giảm chi hàng phát sinh 911 133 Kết chuyển chi phí bán hàng Thuế GTGT Nguồn: Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 2), 2006, trang 418 Hình 2.5 Sơ đồ kế toán hạch toán chi phí bán hàng 2.1.5. Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp 2.1.5.1. Nội dung: Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí quản lý bao gồm nhiều loại như: Chi phí quản lý kinh doanh, chi phí hành chính và chi phí khác... 2.1.5.2. Tài khoản sử dụng và phản ánh của tài khoản 642 Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm 8 tài khoản cấp 2: Tài khoản 6421 - Chi phí nhân viên quản lý. Tài khoản 6422 - Chi phí vật liệu quản lý. Tài khoản 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng. Tài khoản 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ Tài khoản 6425 - Thuế, phí và lệ phí. Tài khoản 6426 - Chi phí dự phòng. Tài khoản 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài. Tài khoản 6428 - Chi phí bằng tiền khác. 15 TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Các chi phí quản lý doanh nghiệp - Hoàn nhập dự phòng phải thu khó thực tế phát sinh trong kỳ. đòi, dự phòng phải trả (Chênh lệch - Số dự phòng phải thu khó đòi, dự giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ phòng phải trả (Chênh lệch giữa số dự hơn số dự phòng đã lập kỳ trước phòng phải lập kỳ này lớn hơn số dự chưa sử dụng hết). phòng đã lập kỳ trước chưa sử dụng - Kết chuyển chi phí quản lý doanh hết ). nghiệp vào Tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh. - Dự phòng trợ cấp mất việc làm. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. 2.1.5.3. Phương pháp hạch toán theo sơ đồ 111, 112, … 111, 334, 338 … 642 Các khoản chi phí quản lý DN phát sinh Các khoản làm giảm chi phí 133 911 Thuế GTGT Kết chuyển quản lý 333 doanh nghiệp Thuế môn bài, tiền thuê 139 đất phải nộp NSNN 139 Dự phòng phải thu khó đòi Hoàn nhập chênh lệch dự phòng phải thu khó đòi Nguồn: Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 2), 2006, trang 419 Hình 2.6 Sơ đồ kế toán hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 2.1.6. Kế toán hoạt động tài chính 2.1.6.1. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính a. Nội dung: Đầu tư tài chính là hoạt động khai thác, sử dụng nguồn lực nhàn rỗi của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nhằm tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 16 b.Tài khoản sử dụng và nội dung phản ánh tài khoản 515 Tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính. TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính - Số thuế GTGT phải nộp tính theo - Doanh thu hoạt động tài chính phát phương pháp trực tiếp (nếu có) sinh trong kỳ - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính sang tài khoản 911 xác định kết quả kinh doanh Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. c. Phương pháp hạch toán theo sơ đồ 911 515 111, 112, … Thu lãi tiền gửi, lãi cho vay, lãi cổ phiếu,... 221, 222, 223… Cổ tức, lợi nhuận được chia bổ sung vốn góp LD, công ty Kết chuyển doanh thu liên kết, công ty con hoạt động tài chính 331 Chiết khấu thanh toán mua hàng được hưởng 3387 Phân bổ dần lãi do bán hàng trả chậm, lãi nhận trước 413 Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ Nguồn: Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 2), 2006, trang 406 Hình 2.7 Sơ đồ kế toán hạch toán doanh thu hoạt động tài chính 17 2.1.6.2. Kế toán chi phí tài chính a. Nội dung: Chi phí hoạt động tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính, chi phí cho vay và đi vay vốn, chi phí góp vốn liên doanh, lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán… b.Tài khoản sử dụng và phản ánh TK 635 Tài khoản 635 - Chi phí hoạt động tài chính. TK 635 - Chi phí hoạt động tài chính - Các khoản chi phí của hoạt động tài - Hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu chính. tư chứng khoán. - Các khoản lỗ do thanh lý các khoản - Kết chuyển toàn bộ chi phí tài đầu tư ngắn hạn. chính trong kỳ sang tài khoản 911. - Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản phải thu dài hạn và phải trả dài hạn có gốc ngoại tệ. - Khoản lỗ phát sinh khi bán ngoại tệ. - Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. - Chi phí đất chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng xác định là tiêu thụ. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. c. Phương pháp hạch toán theo sơ đồ 18 111, 112, 331… 635 911 Chiết khấu thanh toán Kết chuyển chi phí tài cho người mua chính 1112, 1122, 156 Lỗ do bán ngoại tệ, hay mua hàng hoá, dịch vụ trả bằng ngoại 111, 112, 335, 242… 129, 229 Lãi tiền vay phải trả, Hoàn nhập dự phòng phân bổ lãi mua hàng trả chậm, trả góp 413 Lỗ do đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ cuối kỳ Dự phòng giảm giá đầu tư Nguồn: Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 2), 2006, trang 417 Hình 2.8 Sơ đồ kế toán hạch toán chi phí hoạt động tài chính. 2.1.7. Kế toán hoạt động khác 2.1.7.1. Kế toán các khoản thu nhập khác a. Nội dung: Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác, các khoản doanh thu ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.  Nội dung thu nhập khác của doanh nghiệp, gồm: Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ. Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác. Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản. Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng. 19 Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ. Các khoản thuế được NSNN hoàn lại. Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ. Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có). Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp. Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên. b. Tài khoản sử dụng và phản ánh TK 711 Tài khoản 711 - Thu nhập khác. TK 711 - Thu nhập khác - Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) - Các khoản thu nhập thuộc hoạt động tính theo phương pháp trực tiếp đối khác phát sinh. với các khoản thu nhập khác (nếu có) - Cuối kỳ kết chuyển các khoản thu nhập khác trong kỳ sang tài khoản 911- xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. 20 c. Phương pháp hạch toán theo sơ đồ 711 911 111, 112 Thu phạt KH vi phạm hợp đồng, các khoản bồi thường, thuế được Tiền phạt tính trừ vào khoản nhận ký cược ký NSNN hoàn lại… 152, 156, 211 quỹ ngắn, dài hạn Nhận tài trợ, biếu tặng vật tư, hàng hoá, TSCĐ 3387 333 Khoản thuế được Phân bổ doanh thu trừ vào thu nhập chưa thực hiện vào thu nhập khác khác (nếu có) TK ngoài bảng: ghi đơn 004 xxx Ghi giảm khoản phải thu khó đòi đã ghi sổ 338, 344 Tiền phạt tính trừ vào khoản nhận ký cược ký quỹ ngắn, dài hạn khi thu hồi nợ Nguồn: Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 2), 2006, trang 420 Hình 2.9 Sơ đồ kế toán hạch toán thu nhập khác 2.1.7.2. Kế toán chi phí khác a. Nội dung: Phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp.  Chi phí khác của doanh nghiệp, gồm: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý và nhượng bán TSCĐ (nếu có). Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vậu tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác. Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. 21 Bị phạt thuế, truy nộp thuế. Các khoản chi phí khác. b.Tài khoản sử dụng và phản ánh TK 811 Tài khoản 811 - Chi phí khác. TK 811 - Chi phí khác - Các khoản chi phí khác phát sinh. - Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 - xác định KQKD. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. c. Phương pháp hạch toán theo sơ đồ 111, 112 811 911 Các chi phí khác bằng tiền (chi hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ… 338, 331 Khoản bị phạt do vi phạm Khi nộp phạt hợp đồng 111, 112 214 Kết chuyển chi phí khác xác định kết quả kinh doanh NG TSCĐ góp vốn liên doanh, liên kết Giá trị hao mòn 222, 223 Giá trị góp vốn Chênh lệch giữa đánh giá lại nhỏ hơn giá trị TSCĐ Nguồn: Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 2), 2006, trang 421 Hình 2.10 Sơ đồ kế toán hạch toán chi phí khác 22 2.1.8. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 2.1.8.1. Nội dung: Chi phí thuế TNDN là tổng chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí thuế TNDN hoãn lại khi xác định lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ. Trong đó: Thuế TNDN hiện hành là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất TNDN của năm hiện hành. Thuế TNDN hoãn lại phải trả là thuế thu nhập phải nộp trong tương lai tính trên các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế TNDN trong năm hiện hành. 2.1.8.2. Tài khoản sử dụng và phản ánh TK 821 Tài khoản 821- chi phí thuế TNDN có 2 tài khoản cấp 2 TK 8211- chi phí thuế TNDN hiện hành TK 8212 - chi phí thuế TNDN hoãn lại TK 821 - Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - Chi phí thuế TNDN hiện hành phát - Chênh lệch thuế TNDN thực tế sinh trong năm. phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế - Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát TNDN đã tạm nộp. sinh trong năm. - Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn - Kết chuyển sang tài khoản 911 để lại và ghi nhận tài sản thuế TNDN xác định kết quả kinh doanh. hoãn lại . - Kết chuyển sang tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. 2.1.8.3. Phương pháp hạch toán theo sơ đồ 333 (3334) 821 911 111 Số thuế TNDN hiện Nộp thuế hành phải nộp trong kỳ Kết chuyển chi phí thuế vào NSNN TNDN hiện hành Chênh lệch giữa số thuế TNDN tạm nộp lớn hơn số phải nộp Nguồn: Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 2), 2006, trang 432 Hình 2.11 Sơ đồ kế toán hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. 23 2.1.9. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 2.1.9.1. Nội dung Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và trị giá vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ), chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp. 2.1.9.2. Tài khoản sử dụng và phản ánh TK 911 Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh. TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh - Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán. - Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế TNDN và chi phí khác. - Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã bán trong kỳ. - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN. - Kết chuyển lãi. - Kết chuyển lỗ. Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. 24 2.1.9.3. Phương pháp hạch toán theo sơ đồ 911 632 511,512 Kết chuyển giá vốn hàng bán Kết chuyển doanh thu bán hàng,cung cấp dịch vụ và doanh thu bán hàng nội bộ 641,642 Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN 635 515 Kết chuyển chi phí tài chính Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính 711 811 Kết chuyển thu nhập khác Kết chuyển chi phí khác 821 821 Kết chuyển chi phí thuế TNDN 421 Kết chuyển khoản giảm chi phí thuế TNDN 421 Kết chuyển lỗ Kết chuyển lãi Nguồn: Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 2), 2006, trang 433 Hình 2.12 Sơ đồ kế toán hạch toán xác định kết quả kinh doanh. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, sổ sách kế toán do doanh nghiệp cung cấp. 2.2.2. Nội dung phân tích Phân tích, so sánh, tổng hợp các số liệu đã thu thập được để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 25 Sử dụng kỹ thuật phân tích ngang để xác định sự biến động của từng chỉ tiêu (cả về quy mô và tốc độ) được thiết kế dưới dạng bảng so sánh kết hợp phương pháp so sánh bằng số tương đối và tuyệt đối để xác định mức độ biến động của từng chỉ tiêu cần phân tích giữa kỳ phân tích và kỳ gốc qua các năm 2010, 2011, 2012, và 6 tháng đầu năm 2013. Qua đó, đưa ra những đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tháng 01 của năm 2011, 2012 và năm 2013 trên cơ sở áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn trong phân tích để làm rõ các nhân tố tác động làm ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh tại doanh nghệp. Vận dụng phương pháp phân tích tỷ số khả năng sinh lời của để đánh giá hiệu quả về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài liệu chủ yếu để phân tích nội dung này là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Đây là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. 2.2.3. Ý nghĩa, mục tiêu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 2.2.3.1. Ý nghĩa phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục. Nó chịu nhiểu tác động bởi các nhân tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp.Vì vậy, khi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cần phải đi sâu nghiên cứu nội dung, kết cấu, mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế, các báo cáo... để đánh giá đúng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra những biện pháp để khắc phục những nhược điểm hay phát huy những ưu điểm, khai thác những khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lý, có những phương thức phòng ngừa rủi ro kinh doanh hay nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. 2.2.3.2. Mục tiêu phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Mục tiêu của phân tích hoạt động kinh doanh là chứng minh các số liệu trên các báo cáo của doanh nghiệp để người sử dụng hiểu được những nội dung, tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, giúp cho nhà đầu tư, nhà quản lý hay các tổ chức cá nhân... và đưa ra những phương án kinh doanh mang lại hiệu quả. 26 2.2.3.3. Các báo cáo sử dụng trong phân tích kết quả hoạt động kinh doanh a. Bảng cân đối kế toán  Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính có các đặc điểm sau: Phản ánh một cách tổng quát toàn bộ tài sản của doanh nghiệp theo hệ thống các chỉ tiêu được quy định thống nhất . Phản ánh tình hình tài sản theo 2 cách phân loại: Kết cấu tài sản và nguồn vốn hình thành tài sản. Phản ánh tài sản dưới hình thái giá trị (dùng thước đo bằng tiền) Phản ánh tình hình tài sản tại một thời điểm được quy định (cuối tháng, cuối quý, cuối năm). Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính quan trọng trong công tác quản lý của bản thân doanh nghiệp và các đối tượng khác bên ngoài trong đó có các cơ quan của Nhà nước. Do vậy, bảng cân đối kế toán phải được lập đúng theo mẫu quy định, phản ánh trung thực tình hình tài sản của doanh nghiệp và phải nộp cho các đối tượng có liên quan đúng thời hạn quy định. b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. 2.2.4. Phương pháp phân tích 2.2.4.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp so sánh Trong quá trình phân tích theo phương pháp so sánh cần thực hiện đầy đủ 3 bước sau:  Bước 1: Lựa chọn các chỉ tiêu để so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh, được gọi là gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà ta lựa chọn gốc so sánh cho thích hợp, các gốc so sánh có thể là: Tài liệu năm kỳ trước nhằm đánh giá xu hướng phát triển của chỉ tiêu. Các mục tiêu đã dự kiến kế hoạch, định mức làm cơ sở đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch muc tiêu dự kiến đã đề ra. Tài liệu của các doanh nghiệp khác hoặc các chỉ tiêu của ngành. 27  Bước 2: Xác định điều kiện để so sánh: Các chỉ tiêu được sử dụng so sánh phải thống nhất về các nội dung như sau: Cùng phản ánh nội dung kinh tế Cùng phương pháp tính toán Cùng đơn vị đo lường Cùng khoảng thời gian hạch toán  Bước 3: Kỹ thuật so sánh: Để đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu người ta thường sử dụng những kỹ thuật so sánh sau: - So sánh số tuyệt đối Số biến động tuyệt đối = Số liệu kỳ phân tích - Số liệu kỳ gốc (2.4) Số tuyệt đối là chỉ tiêu biểu hiện qui mô, khối lượng của một chỉ tiêu kinh tế nào đó. Nó là cơ sở để tính toán các loại số khác. So sánh số tuyệt đối là so sánh mức độ đạt được của chỉ tiêu kinh tế ở những khoảng thời gian và không gian khác nhau nhằm đánh giá sự biến động về qui mô, khối lượng của chỉ tiêu kinh tế đó. - So sánh số tương đối Số liệu kỳ phân tích (2.5) Số biến động tương đối = Số liệu kỳ gốc Có nhiều loại số tương đối khác nhau, ví dụ như số tương đối động thái, số tương đối nhiệm vụ kế hoạch, số tương đối hoàn thành kế hoạch v.v… tuỳ theo yêu cầu của phân tích mà sử dụng cho phù hợp. 2.2.4.2. Phương pháp thay thế liên hoàn Là phương pháp thay thế các nhân tố theo trình tự để xác định mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu phân tích. Các nhân tố này phải có quan hệ với chỉ tiêu phân tích dưới dạng tích số hoặc thương số. Gồm 3 bước:  Bước 1: Giả sử có 4 nhân tố a,b,c,d đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu Q. Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc. Mối quan hệ các nhân tố với chỉ tiêu Q được thiết lập như sau - Kỳ phân tích: Q1 = a1 x b1 x c1 x d1 - Kỳ gốc: Q0 = a0 x b0 x c0 x d0 28 - Do vậy ta có đối tượng phân tích: Q1 - Q0 = Q  Bước 2: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố : - Xác định ảnh hưởng của nhân tố a : Thay thế lần 1: Qa = a1 x b0 x c0 x d0 Mức ảnh hưởng của nhân tố a : Qa = Qa - Q0 - Xác định ảnh hưởng của nhân tố b : Thay thế lần 2: Qb = a1 x b1 x c0 x d0 Mức ảnh hưởng của nhân tố b: Qb = Qb - Qa - Xác định ảnh hưởng của nhân tố c : Thay thế lần 3: Qc= a1 x b1 x c1 x d0 Mức ảnh hưởng của nhân tố c : Qc = Qc – Qb - Xác định ảnh hưởng của nhân tố d : Thay thế lần 4: Qb = a1 x b1 x c1 x d1 Mức ảnh hưởng của nhân tố a: Qd = Qd - Qc  Bước 3: Tổng hợp các nhân tố: Qa + Qb + Qc +Qd = Q 2.2.5. Xác định nhân tố tác động và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh 2.2.5.1. Khái niệm nhân tố Trong phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, khái niệm nhân tố được thường xuyên sử dụng để chỉ điều kiện tất yếu làm cho quá trình kinh tế nào đó có thể thực hiện đuợc. Nhân tố có nghĩa là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến kết quả nhất định cho hiện tượng và quá trình kinh tế. Trong phân tích, nguyên nhân và kết quả không phải là cố định bởi vì nghiên cứu một hiện tượng kinh doanh, một quá trình kinh doanh nào đó thì cái này có thể là nguyên nhân nhưng khi nghiên cứu một quá trình kinh doanh khác thì nguyên nhân đó lại trở thành kết quả. Có khi nguyên nhân và kết quả hợp với nhau làm cho nguyên nhân biểu hiện thành kết quả và ngược lại. 2.2.5.2. Phân loại nhân tố Trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có rất nhiều nhân tố tác động và ảnh hưởng đến doanh nghiệp. 29 Việc xác định nhân tố nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm của hiện tượng, quá trình kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định được đối tượng gây tác động . Tuy vậy vẫn có thể phân các nhân tố như sau:  Theo nội dung kinh tế bao gồm: Nhân tố thuộc điều kiện kinh doanh (lao động, vật tư, tiền vốn); các nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô kinh doanh. Nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh, các nhân tố này thường ảnh hưởng dây chuyền từ khâu cung ứng đến sản xuất tiêu thụ từ đó ảnh hưởng đến tài chính.  Theo tính tất yếu của nhân tố bao gồm: Nhân tố chủ quan là những nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh tuỳ thuộc vào sự nỗ lực chủ quan của chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Những nhân tố này như trình độ sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, trình độ khai thác các nhân tố khách quan của doanh nghiệp (giá thành sản phẩm, mức hao phí, thời gian lao động). Nhân tố khách quan là những nhân tố phát sinh và tác động như một yêu cầu tất yếu ngoài sự chi phối của chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh (thuế, giá cả, lương bình quân).  Theo tính chất của nhân tố bao gồm: Nhân tố số lượng là những nhân tố phản ánh quy mô, điều kiện hoạt động kinh doanh, như số lượng lao động, vật tư, tiền vốn, sản lượng doanh thu mà doanh nghiệp tiêu thụ. Nhân tố chất lượng là những nhân tố phản ánh hiệu suất hoạt động kinh doanh. Việc phân tích hoạt động kinh doanh theo chỉ tiêu số lượng và chỉ tiêu chất lượng giúp cho việc đánh giá phương hướng, đánh giá chất lượng và giúp cho việc xác định trình tự đánh giá các nhân tố khi sử dụng phương pháp loại trừ trong phân tích hoạt động kinh doanh.  Theo xu hướng tác động của các nhân tố phân ra: Nhân tố tích cực là những nhân tố có tác động tốt hay làm tăng độ lớn của kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nhân tố tiêu cực là những nhân tố có tác động xấu hay làm giảm quy mô của kết qủa hoạt động kinh doanh. Trong phân tích cần xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng tổng hợp của các nhân tố tích cực và tiêu cực. Nhân tố có 30 nhiều loại như đã nêu ở trên, nhưng cần chú rằng khi phân loại phải tuỳ thuộc vào mối quan hệ cụ thể của nhân tố với chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn, có những nhân tố trong mối quan hệ với chỉ tiêu này là loại nhân tố này, nhưng trong mối quan hệ với chỉ tiêu khác trở thành nhân tố khác. 2.2.5.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh - Nhân tố chủ quan Áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn trong việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động kinh doanh hay lợi nhuận trước thuế là chỉ tiêu phản ánh chung về tổng quan tình hình của doanh nghiệp bao gồm kết quả về hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác trong doanh nghiệp. LNTT = LNKD + LNTC + LNK - Trong đó: LNKD: lợi nhuận hoạt động kinh doanh. LNTC: lợi nhuận tài chính. LNK: lợi nhuận khác. LNTT: lợi nhuận trước thuế. + Phân tích các nhân tố từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất về hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được trong kỳ hoạt động ta có công thức sau LNKD = DTT – GVHB – CPBH – CPQLDN - Trong đó: LNKD: lợi nhuận hoạt động kinh doanh. DTT: doanh thu thuần. GVHB: giá vốn hàng bán. CPBH: chi phí bán hàng. CPQL: chi phí quản lý doanh nghiệp 31 + Phân tích các nhân tố từ hoạt động tài chính LNTC = DTTC – CPTC - Trong đó: LNTC: lợi nhuận hoạt động tài chính. DTTC: doanh thu tài chính CPTC: chi phí tài chính + Phân tích các nhân tố từ hoạt động khác LNK = TNK – CPK - Trong đó LNK: lợi nhuận hoạt động khác. TNK: thu nhập khác CPK: chi phí khác - Nhân tố khách quan Tình hình kinh tế chung toàn cầu do ảnh hưởng của lạm phát, khủng hoảng kinh tế tác động đến nền kinh tế trong nước. Chính sách nhà nước do có sự thay đổi chính sách tài khoá, chính sách thuế, lãi suất vay vốn ... Nhu cầu người mua: mức thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu người mua từ đó ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của các doanh nghiệp. 2.2.6. Phân tích các tỷ số tài chính và đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh Phân tích tỷ số là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan hệ có ý nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tài chính. Để có ích nhất nghiên cứu một tỷ số cũng phải bao gồm việc nghiên cứu các dữ liệu đằng sau chỉ số đó để đánh giá tình hình tài chính và các hoạt động của một doanh nghiệp và giúp xác định những nhân tố tác động đến xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên cơ sở so sánh kết quả hoạt động của các năm trước. Đánh giá tình hình thu nhập của doanh nghiệp với các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận như doanh thu, tổng tài sản,... 32 2.2.6.1. Tỷ số đánh giá khả năng thanh toán Tỷ số thanh toán ngắn hạn đánh giá khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn và khả năng thoả mãn nhu cầu tiền không mong đợi. a. Hệ số thanh toán hiện hành - Current ratio Tỷ số thanh toán hiện hành diễn tả mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Nó được sử dụng một cách rộng rãi như một tín hiệu rõ ràng về khả năng thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn (2.6) Nợ ngắn hạn b. Hệ số thanh toán nhanh - Quick ratio Một trong những thiếu sót của của tỷ số thanh toán hiện hành là không quan tâm đến những đặc điểm của các tài sản ngắn hạn khi tính toán. Xét trên phương diện thanh toán thì tiền mặt hay các khoản phải thu đều đáp ứng khả năng thanh toán tốt hơn giá trị các khoản hàng tồn kho. Tỷ số thanh toán nhanh giúp khắc phục vấn đề này so với tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ số này có thể giúp ta đo lường được mối quan hệ của các tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh (tiền, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu) so với nợ ngắn hạn. Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Khoản phải thu (2.7) Hệ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện hành = 2.2.6.2. Tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động Các tỷ số hoạt động đo lường hoạt động kinh doanh của một công ty còn gọi là tỷ số hiệu quả hoặc tỷ số luân chuyển. a. Số vòng quay các khoản phải thu - Accountsreceivable turnover ratio Số vòng quay các khoản phải thu đo lường mối quan hệ tương quan của các khoản phải thu với sự thành công của chính sách bán chịu và thu tiền của doanh nghiệp. Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = (2.8) Các khoản phải thu bình quân Trong giới hạn cho phép, số vòng quay các khoản phải thu càng cao càng tốt. Số vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì các khoản phải thu chuyển đổi thành tiền sẽ càng nhanh. 365 ngày (2.9) Số ngày thu tiền bình quân = Vòng quay các khoản phải thu 33 b. Số vòng quay hàng tồn kho - Inventory turnover ratio Số vòng quay hàng tồn kho thiết lập mối quan hệ giữa khối lượng hàng bán và hàng tồn kho. Số vòng quay của hàng tồn kho cao cho thấy hàng tồn kho trong doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đầu tư vào hàng tồn kho được cắt giảm, chu kỳ hoạt động liên quan đến việc chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền cũng được rút ngắn và ít nguy cơ hàng tồn kho bị ứ đọng. Giá vốn hàng bán (2.10) Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho còn được thể hiện qua số ngày dự trữ hàng tồn kho. 365 ngày (2.11) Số ngày dự trữ hàng tồn kho = Vòng quay hàng tồn kho Số ngày dự trữ hàng tồn kho cho ta biết độ dài thời gian dự trữ và sự cung ứng hàng tồn kho trong thời gian đó. Nó cũng cho biết doanh nghiệp có dự trữ thừa hay thiếu không. c. Số vòng quay của tài sản -Sales-to-Fixed assets ratio Số vòng quay của tài sản là thước đo hiệu quả sử dụng tài sản trong việc tạo ra doanh thu. Tỷ số này cho biết mỗi một đầu đầu tư vào tài sản tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Nói chung tỷ số này càng cao thì doanh nghiệp sử dụng tài sản càng có hiệu quả. Doanh thu thuần (2.12) Số vòng quay của tài sản = Tổng tài sản bình quân 2.2.6.3. Tỷ số đánh giá khả năng sinh lợi Một doanh nghiệp có tồn tại lâu hay không phụ thuộc vào khả năng thu được lợi nhuận mong muốn của nó. Đánh giá khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp có thể cung cấp một căn cứ tốt hơn cho việc ra quyết định của nhà đầu tư. a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu - Net profit margin ratio (ROS) Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu phản ánh tỷ lệ của lợi nhuận thuần so với doanh thu thuần. Lợi nhuận thuần ROS = (2.13) Doanh thu thuần b. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản - Return on total assets ratio (ROA) 34 Chỉ tiêu này là thước đo bao quát khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp đo lường số lợi nhuận kiếm được trên mỗi đồng tài sản được đầu tư. Lợi nhuận thuần ROA = (2.14) Tổng tài sản bình quân c. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu - Return on equity ratio (ROE) Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn sở hữu mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Lợi nhuận thuần ROE = Vốn chủ sở hữu bình quân 35 (2.15) CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU U VỀ V DOANH NGHIỆP P TƯ NHÂN SÁU DÀI II 3.1. TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SÁU DÀI II 3.1.1. Giớii thiệu thi quá trình thành lập và phát triển n ccủa doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II Tiền thân là cửa ửa hàng Vật liệu Xây Dựng Sáu Dài II được thành lập vào năm 2000, trong thời gian hoạt động đơn vị được nhiều thành tựu và tiếp tục phát triển nên vào năm cuối năm 2003 đăng ký kinh doanh và đổi tên thành DNTN Sáu Dài II và doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động vào đầu năm 2004 nhằm mở rộng ộng địa bàn phân phối, đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của người dân và hoạt động đ đến nay. Tên doanh nghiệp: nghiệp Doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II. Địa chỉ trụ sở chính: chính đường Lê Hồng Phong , phường An Thạnh Thạnh, TX. Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp. Tháp Mã số thuế:: 1400460589. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 51L8001406 8001406 cấp ngày 24/12/2003. Điện thoại:: 0673.838308. Ngành nghề kinh doanh: doanh Kinh doanh vật liệu xây dựng dựng, sắt thép, hàng trang trí nội thất. Logo doanh nghiệp. nghiệp Mã ngành: (Phân Phân theo ngành kinh tế quốc dân) dân) 4663;43300. Vốn đầu tư: 2..500.000.000 đồng. Chủ doanh nghiệp: nghiệp Ngô Văn Hùng. 3.1.2. Chứcc năng và nhiệm nhi vụ Kinh doanh mua bán vật liệu xây dựng các loại như: gạch ạch ống, cát vàng, đá và sắt thép các loại… lo 36 3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SÁU DÀI II 3.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp Giám đốc Bộ phận quản kho và cung ứng Bộ phận kế toán Nguồn: DNTN Sáu Dài II Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tại DNTN Sáu Dài II. 3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Giám đốc là người đứng đầu doanh nghiệp điều hành chung mọi hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mọi hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp và có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với chính sách Nhà nước. Bộ phận quản kho và cung ứng (gồm 6 người) phụ trách kiểm tra tình hình nhập xuất hàng hoá trong kỳ, chịu trách nhiệm bảo quản và vận chuyển hàng hoá. Bộ phận kế toán (gồm 3 người) có trách nhiệm quản lý nguồn vốn, quỹ; cân bằng nguồn tài chính doanh nghiệp; quản lý thu chi, trả công cho lao động; tổ chức công tác kế toán hạch toán và lập báo cáo kế toán tài chính, và bảo quản chứng từ... 3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN TẠI DOANH NGHIỆP 3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán bán hàng Thủ quỹ Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại DNTN Sáu Dài II. 37 3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ trong bộ máy kế toán Kế toán trưởng chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế toán,giao dịch, hướng dẫn, kiểm tra công việc của các nhân viên trong bộ phận kế toán, là kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm trước giám đốc, cơ quan thuế và các thông tin kế toán cung cấp. Kế toán bán hàng theo dõi lưu chuyển hàng hoá về mặt giá trị và hiện vật và lập hoá đơn bán hàng, tổ chức kiểm kê hàng hoá đúng quy định và báo cáo kịp thời hàng tồn kho. Thủ quỹ chịu trách nhiệm về toàn bộ số tiền mặt tại quỹ của công ty. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu của sổ quỹ tiền mặt, đồng thời có trách nhiệm tính toán chi trả tiền lương cho nhân viên. 3.3.3. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp 3.3.3.1. Tình hình chung về chính sách k ế toán tại doanh nghiệp Kỳ kế toán năm bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ được sử dụng để ghi chép công tác kế toán và lập Báo cáo tài chính là đồng Việt Nam (ký hiệu quốc tế: VND). Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC phù hợp với cơ cấu tổ chức hoạt động của doanh nghiệp và theo thông tư 138/2011/TT-BTC hướng dẫn về sữa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. 3.3.3.2. Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại doanh nghiệp Doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán sử dụng ban hành theo Quyết định số 48/2006/ QĐ - BTC ngày 14 tháng 09 năm 2006 của Bộ Tài Chính kèm theo thông tư 138/2011/TT-BTC ngày 04 tháng 10 năm 2011 hướng dẫn về sữa đổ bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa. 3.3.3.3. Hệ thống sổ kế toán áp dụng tại doanh nghiệp a. Hình thức kế toán máy doanh nghiệp áp dụng Doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung, thực hiện trên nền máy tính bằng phần mềm kế toán Việt Nam phiên bản DN.3. 38 Sổ kế toán Chứng từ kế toán Phần mềm kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Máy vi tính - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết - Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày. In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm. Đối chiếu, kiểm tra. Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II Hình 3.3 Sơ đồ hệ thống sổ kế theo phần mểm kế toán áp dụng tại DNTN Sáu Dài II. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp Sổ Cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. b. Hình thức kế toán Nhật ký chung 39 Chứng từ kế toán Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Nguồn: Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, 2006, trang 50 Hình 3.4 Sơ đồ hệ thống sổ kế theo hình thức nhật ký chung.  Nguyên tắc, đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh. Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau: - Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt. - Sổ Cái. - Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.  Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký chung, sau đó căn cứ số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái theo các tài khoản kế 40 toán phù hợp. Nếu đơn vị có mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung, các nghiệp vụ phát sinh được ghi vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường hợp đơn vị mở các sổ Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan. Định kỳ (3, 5, 10... ngày) hoặc cuối tháng, tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào các tài khoản phù hợp trên Sổ Cái, sau khi đã loại trừ số trùng lặp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ Nhật ký đặc biệt (nếu có). Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp, đúng số liệu ghi trên Sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập các Báo cáo tài chính.Về nguyên tắc, tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát sinh Có trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có trên sổ Nhật ký chung (hoặc sổ Nhật ký chung và các sổ Nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lặp trên các sổ Nhật ký đặc biệt) cùng kỳ. 3.3.3.4. Các phương pháp kế toán hạch toán tại doanh nghiệp Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Bình quân gia quyền cuối kỳ. Phương pháp khấu hao tài sản cố định: Khấu hao theo đường thẳng. Phương pháp thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ. 3.4. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI DNTN SÁU DÀI II TỪ 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM CỦA NĂM 2013 Qua thời gian hoạt động của DNTN Sáu Dài II đã có những bước phát triển và dần nâng cao vị thế của mình trong lĩnh vực kinh doanh và điều đó được thể hiện qua sự thay đổi của từng chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua từng năm 2010, 2011, 2012 và so sánh với hoạt động kinh doanh cùng kỳ của doanh nghiệp qua 6 tháng đầu năm 2012 và 2013 để có sự đánh giá chung về doanh nghiệp trong thời gian qua. 41 Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại DNTN Sáu Dài II từ 2010-2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Nghìn đồng Mức chênh lệch 6 tháng đầu năm 2012/2011 2013/2012 Tỉ lệ Tỉ lệ Số tiền Số tiền (%) (%) Mức chênh lệch Năm 6 tháng đầu năm 2011/2010 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2012 2013 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 8.941.730 8.436.274 9.875.091 5.482.925 6.873.142 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 7.365 94.035 41.362 28.959 22.385 3. Doanh thu thuần về BH & CCDV 8.934.365 8.342.239 9.833.729 5.453.966 6.850.757 4. Giá vốn hàng bán 8.163.531 7.698.595 9.074.255 5.058.362 6.307.138 5. Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 770.834 643.644 759.474 395.604 543.619 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính 45.000 18.000 27.000 Trong đó: chi phí lãi vay 45.000 18.000 27.000 8. Chi phí quản lý kinh doanh 470.161 415.168 431.120 208.486 245.736 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 300.673 228.476 283.354 169.118 270.883 10. Thu nhập khác 18.203 973 19.000 11. Chi phí khác 2.165 12. Lợi nhuận khác -2.165 18.203 973 19.000 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 300.673 226.311 301.557 170.091 289.883 14. Chi phí thuế TNDN hiện hành 75.168 39.604 75.389 42.523 72.471 15. Lợi nhuận sau thuế 225.505 186.707 226.168 127.568 217.412 Số tiền -505.456 -5,7 1.438.817 86.670 1.176,8 -52.673 -592.126 -464.936 -6,6 1.491.490 -5,7 1.375.660 17,1 1.390.217 -56,0 -6.574 25,4 -22,7 17,9 1.396.791 17,9 1.248.776 25,6 24,7 37,4 50,0 50,0 17,9 -127.190 -54.993 -16,5 -11,7 115.830 45.000 45.000 15.952 18,0 3,8 148.015 9.000 9.000 37.250 -72.197 2.165 -2.165 -24,0 - 54.878 18.203 -2.165 20.368 24,0 -100,0 -940,8 101.765 60,2 18.027 1.852,7 18.027 1.852,7 -74.362 -35.564 -38.798 -24,7 -47,3 -17,2 75.246 35.785 39.461 33,2 90,4 21,1 (Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II ). 42 Tỉ lệ (%) 119.792 29.948 89.844 70,4 70,4 70,4 + Nhận xét chung: Năm 2011 tình hình doanh thu của doanh nghiệp giảm so với năm 2010 là 505.456.000 đồng giảm tương đương 5,65% nguyên nhân là do trước đó nền kinh tế nước ta bị tác động bởi lạm phát kinh tế nên trong giai đoạn từ sau năm 2010 tình hình kinh tế chung tăng trưởng chậm lại điều này tác động làm giảm nhu cầu chung của xã hội. Vì vậy, làm ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có DNTN Sáu Dài II. Tình hình doanh thu bán hàng của doanh nghiệp trong năm 2011 so với năm 2010 thì DTBH và CCDV của doanh nghiệp giảm 505.456.000 đồng mức giảm tương ứng 5,7% tiếp tục so sánh thì năm 2012 thì có sự tiến triển tốt khi DTBH và CCDV của doanh nghiệp tăng thêm 1.438.817.000 đồng so với năm 2011, mức tăng tương ứng đạt 17,1%. Sang sáu tháng đầu năm 2013 tình hình doanh thu của doanh nghiệp tăng tiếp tục trở lại, so với sáu tháng đầu năm 2012 thì doanh thu tăng 1.390.217.000 đồng tăng tương ứng đạt 25,4% mức tăng trưởng này của DNTN Sáu Dài II nói riêng và các doanh nghiệp tổ chức kinh tế nói chung đã chứng tỏ chính sách kích cầu và ổn định kinh tế vĩ mô do nhà nước đặt ra đang đem lại hiệu quả tốt. Các khoản giảm trừ doanh thu của doanh nghiệp phát sinh qua các năm 2010-2012 và sáu tháng đầu năm 2012, và 2013 chủ yếu là hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán. Các khoản hàng bán bị trả lại phát sinh qua các năm là nguyên nhân làm giảm DTBH & CCDV thuần. Năm 2010 doanh thu BH & CCDV của doanh nghiệp là 8.941.730.000 đồng nhưng do phát sinh khoản hàng bán bị trả lại 7.365.000 đồng làm giảm doanh thu thuần BH & CCDV còn 8.934.365.000 đồng. Năm 2011 doanh thu bán hàng BH & CCDV sau khi trừ khoản giảm giá hàng bán và khoản hàng bán bị trả lại 94.035.000 đồng thì doanh thu thuần còn lại 8.342.239.000 đồng của doanh nghiệp so với năm 2010 thì doanh thu thuần giảm 592.126.000 đồng tương ứng 6,6%. Năm 2012 doanh thu của doanh nghiệp sau khi trừ khoản giảm trừ doanh thu 41.362.000 đồng thì doanh thu thuần của doanh nghiệp là 9.833.729.000 đồng so với doanh thu thuần năm 2011 thì doanh thu tăng 1.491.460.000 đồng tương ứng với 17,9%. Trong 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 tăng 1.396.791.000 đồng tương ứng 25,6% tình hình các giảm trừ doanh thu phát sinh là do có nhiều hàng hoá trong kỳ không đạt yêu cầu khách hàng trong thời gian qua nên được giao trả lại cho doanh nhgiệp. Tình hình giá vốn hàng bán tỷ lệ thuận số lượng bán ra năm 2011 giá vốn hàng bán giảm so với 2010 là 464.936.000 đồng mức giảm tương ứng 5,70%, nói chung tình hình giá vốn thay đổi tương ứng với biến động giá. Năm 2012 43 giá vốn tăng so với năm 2011 là 1.475.660.000 đồng tương ứng tỷ lệ tăng đạt 19%. Trong 6 tháng đầu năm 2013 thì giá vốn của doanh nghiệp tăng so với năm 2012 là 1.376.660.000 đồng tăng 17,9%. So sánh 6 tháng đầu năm thì chênh lệch tăng giữa hai năm này là 1.248.776, đạt 24,7%. Tình hình chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi qua các năm điều này cho thấy doanh nghiệp chưa quản lý tiết kiệm chi phí hiệu quả. Hoạt động tài chính của doanh nghiệp chỉ phát sinh trong vào tháng 01 năm 2012 nhưng chủ yếu là chi phí lãi vay phát sinh do doanh nghiệp đi vay để đầu tư cho tình hình trong kỳ hoạt động. Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011 so với 2010 giảm 74.362.000 đồng, tương ứng với tỷ lệ 24,7% , so sánh giữa lợi nhuận năm 2012 với năm 2011 tăng thêm 75.246.000 đồng tương ứng tỷ lệ 33,2%. Nhìn chung là một kết quả tốt mặt dù trong năm 2010 có doanh thu và sản lượng hàng hoá bán ra nhiều hơn so với năm 2011, tiếp tục xét tình hình lợi nhuận trước thuế trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 119.792.000 đồng đạt mức tăng 70,4% so với trong 6 tháng đầu năm 2012. Lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp chủ yếu từ hoạt động kinh doanh đang ngày càng tăng, điều này cho thấy doanh nghiệp cố gắng trong việc điều chỉnh khoản mục doanh thu và chi phí một cách hài hoà để đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.. Bảng phân tích cũng cho thấy các chỉ tiêu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp có sự thay đổi rõ rệt qua từng năm với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp quy định là 25%, cụ thể năm 2010 chi phí thuế phải nộp là 75.168.000 đồng. Sang năm 2011 chi phí thuế doanh nghiệp chỉ bằng 70% số thuế phải nộp do doanh nghiệp được hưởng chính sách ưu đãi về thuế do Quốc hội ban hành theo Nghị quyết số 08/2011/QH13 kèm theo thông tư hướng dẫn 154/2011/TT-BTC nhằm mục đích tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp và cá nhân nên số thuế phải nộp năm 2011 giảm hơn so với 2010 là 35.564.000 đồng giảm tương ứng với 47,3%. Tiếp tục so sánh 2 năm 2012 và năm 2011 thì thuế TNDN tăng thêm 35.785.000 đồng tương ứng 90,4%. Sang sáu tháng đầu năm 2012 mức thuế phải nộp 42.523.000 đồng và mức thuế năm 2013 tăng 29.948.000 đồng đạt 70,4% so với sáu tháng 2012. 3.5. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SÁU DÀI II 3.5.1. Thuận lợi Vị trí doanh nghiệp và kho bãi gần nhánh sông của sông Tiền và giáp đường tỉnh lộ 842 ở trung tâm của Thị xã Hồng Ngự nên thuận tiện cho việc 44 kinh doanh và giúp tiết kiệm được chi phí vận chuyển mua hàng cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh trong địa bàn khu vực huyện Hồng Ngự lâu dài nên tạo đã được uy tín, niềm tin và sự quan tâm của khách hàng. Xu hướng đầu tư xây dựng các công trình, nhà ở trong địa bàn Thị xã Hồng Ngự ngày càng tăng đây là dấu hiệu tốt cho tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu cung cấp vật tư theo số lượng yêu cầu khách hàng tốt. 3.5.2. Khó khăn Giá cả hàng hoá đầu vào luôn biến động do sự tác động ảnh hưởng của lạm phát kinh tế nên doanh nghiệp phải luôn cập nhật và thay đổi mức giá bán tăng nên lợi nhuận của doanh nghiệp không ổn định qua các năm. Có nhiều doanh nghiệp, cửa hàng cùng kinh doanh trong cùng lĩnh vực vật liệu xây dựng nên việc cạnh tranh ngày càng ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Hạn chế về nguồn vốn kinh doanh trong quá trình hoạt động vì vốn tự có còn ít nên ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư thu mua vật tư trong quá trình kinh doanh. Việc tìm nguồn hàng cũng là vấn đề gây khó khăn cho doanh nghiệp vì có quá nhiều nguồn cung ứng hàng tuy nhiên việc chọn lựa và tìm kiếm những nguồn hàng chất lượng, uy tín và giá hợp lý để hợp tác lâu dài cũng rất hạn chế. 3.5.3. Định hướng phát triển của doanh nghiệp Trong những năm tới doanh nghiệp sẽ chú trọng đầu tư cho công tác bán hàng và mở rộng quan hệ giao dịch với các doanh nghiệp khác trong khâu mua hàng hoá đầu vào để duy trì nguồn hàng có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đầu tư xây dựng và mở thêm một số kho hàng ở khu vực khác trong tỉnh để giảm nhẹ việc khâu vận chuyển hàng mua vào và bán ra cho khách hàng trong tương lai. 45 CHƯƠNG 4 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SÁU DÀI II 4.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SÁU DÀI II 4.1.1. Đặc điểm tiêu thụ tại DNTN Sáu Dài II 4.1.1.1. Các mặt hàng kinh doanh chủ yếu tại DNTN Sáu Dài II Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh chủ yếu các mặt hàng vật liệu xây dựng như cát, đá, ximăng, sắt các loại, vật liệu trang trí nội thất v.v.. 4.1.1.2. Thị trường tiêu thụ Do đặc thù địa hình nơi doanh nghiệp kinh doanh tiếp giáp đường thuỷ nên thuận tiện cho hoạt động giao thương và tiếp giáp với tỉnh An Giang nên đa số hoạt động tiêu thụ hàng hoá doanh nghiệp diễn ra chủ yếu là địa bàn trong tỉnh Đồng Tháp và An Giang. Những năm gần đây hoạt động kinh doanh cũng đã được doanh nghiệp chú trọng ngày càng mở rộng địa bàn tiêu thụ ra với các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Tiền Giang... 4.1.2. Các phương pháp bán hàng tại DNTN Sáu Dài II Doanh nghiệp áp dụng hai phương thức bán hàng chủ yếu là bán hàng trực tiếp và bán hàng qua điện thoại. Bán hàng trực tiếp: Khách hàng đến trực tiếp doanh nghiệp để tham khảo giá vật liệu sau đó đặt hàng và nhận hoá đơn. Khách hàng và doanh nghiệp thoả thuận phương thức thanh toán, phương thức giao hàng ... Bán hàng qua điện thoại: Khách hàng liên hệ qua điện thoại với doanh nghiệp để biết thông tin về giá. Nếu chấp nhận mức giá của doanh nghiệp đưa ra khách hàng phải thông báo số lượng, phương thức thanh toán và địa điểm nhận hàng. Doanh nghiệp sẽ tiến hành xuất kho vật liệu theo số lượng khách hàng đã đặt và chuyển hàng đến nơi theo yêu cầu khách hàng. 46 Đơn đặt hàng của KH (1) Bộ phận quản kho và cung ứng (3) Khách hàng (2) Bộ phận kế toán bán hàng (4) (5) Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II Hình 4.1 Quy trình bán hàng tại DNTN Sáu Dài II. + Giải thích sơ đồ (1) Sau khi xem xét giá do doanh nghiệp thông báo KH đặt hàng với DN. (2) Bộ phận quản lý kho và cung ứng dựa trên yêu cầu đơn hàng tiến hành lập phiếu xuất kho chuyển cho bộ phận kế toán. (3) Bộ phận quản lý kho và cung ứng tiến hành xuất kho vật liệu giao cho KH. (4) Dựa trên phiếu xuất kho kế toán lập hoá đơn GTGT cho hoạt động bán hàng và giao cho khách hàng. (5) Khách hàng kiểm tra hàng và hoá đơn sau đó tiến hành thanh toán tiền hàng hoặc gửi thông báo chấp nhận thanh toán. 4.1.3. Hình thức thu tiền bán hàng tại doanh nghiệp Hình thức thu bằng tiền mặt áp dụng cho khách hàng mua hàng trực tiếp tại doanh nghiệp, mua hàng với số lượng ít, hay khách hàng mới. Hình thức thu tiền mặt thường cho những đơn hàng có giá trị dưới 20 triệu đồng. Hình thức thanh toán qua ngân hàng áp dụng cho KH ở xa, đơn hàng đặt mua qua điện thoại hay những đơn hàng được mua với số lượng lớn giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Hình thức thanh toán chậm thường áp dụng cho những KH thường xuyên của DN. Đối với hình thức này doanh nghiệp sẽ dựa trên những chứng từ phát sinh để quản lý công nợ và hạch toán theo dõi phải thu khách hàng. 4.2. TÌNH HÌNH KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SÁU DÀI II TRONG THÁNG 01 NĂM 2013. 4.2.1. Tổ chức tình hình kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại DNTN Sáu Dài II 47  Lưu đồ luân chuyển chứng từ kế toán trong hoạt động bán hàng tại DNTN Sáu Dài II. Bộ phận kho Bộ phận kế toán Thủ quỹ Yêu cầu mua hàng KH Phiếu xuất kho Hoá đơn GTGT Hoá đơn GTGT (3 liên) Phiếu thu Kiểm tra kho hàng Thu tiền Hình thức thanh toán Phiếu xuất kho Phiếu (3 liên) xuất kho ( 2 liên ) Xuất kho hàng hoá Phiếu thu (3 liên) Bán chịu KH Lưu trữ Theo dõi công nợ Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II Hình 4.2 Lưu đồ luân chuyển chứng từ hoạt động bán hàng Ghi chú: Đường luân chuyển chứng từ. Điểm mở đầu hoặc kết thúc. Xử lý bằng tay. Chứng từ, báo cáo. 48 Xử lý bằng máy. Lưu trữ chứng từ.  Giải thích: Khi khách hàng đặt mua hàng bộ phận kho tiến hành kiểm tra hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng nếu số lượng còn đủ để cung cấp bộ phận kho sẽ thông báo cho bộ phận kế toán bán hàng và thủ kho tiến hành lập phiếu xuất kho theo mẫu 02-VT (3 liên):  Liên 1: Thủ kho lưu.  Liên 2: Chuyển cho kế toán cùng với chứng từ gốc để vào sổ kế toán. Liên 3: Giao cho khách hàng. Đồng thời tiến hành xuất kho hàng hoá theo số lượng giao cho khách hàng.  Bộ phận kế toán căn cứ trên phiếu xuất kho nhận được tiến hành xuất hoá đơn GTGT theo mẫu 01-GTKT3 (3 liên):  Liên 1: Liên gốc lưu nơi lập (quản lý theo qui định quản lý hóa đơn).  Liên 2: Giao cho khách hàng.  Liên 3: Kế toán dùng làm căn cứ hạch toán. Trường hợp bán hàng thu chưa thu tiền kế toán tiến hành ghi nhận, theo dõi và quản lý công nợ. Trường hợp khách hàng thanh toán tiền hàng kế toán lập phiếu thu theo mẫu 01-TT (3 liên):  Liên 1: Lưu nơi lập phiếu Liên 2: Thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cùng với chứng từ gốc để ghi sổ.   Liên 3: Giao cho người nộp tiền. Khách hàng sau khi đã hoàn tất thanh toán tiền hàng hay xác nhận chấp nhận thanh toán tiền hành kiểm kê hàng hoá và nhận hàng. Kết thúc quy trình mua hàng tại doanh nghiệp. 4.2.2. Tổ chức và quản lý các tài khoản sử dụng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại DNTN Sáu Dài II 4.2.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng - TK 511 Những khoản doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp phát sinh từ việc bán các mặt hàng vật liệu xây dựng và được thanh toán bằng tiền mặt, tiền gửi 49 ngân hàng hoặc được bên mua cam kết chấp nhận thanh toán vào một thời điểm nhất định. a. Chứng từ kế toán sử dụng  Doanh nghiệp sử dụng những chứng từ sau để ghi nhận doanh thu: HĐ: Hoá đơn GTGT (mẫu 01-GTKT3). PT: Phiếu thu tiền mặt (mẫu 01-TT) PX: Phiếu xuất kho (mẫu 02-VT) K/C: Phiếu kết chuyển doanh thu. b. Tài khoản kế toán hạch toán liên quan và các loại sổ DN áp dụng  Tài khoản kế toán hạch toán liên quan: TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. TK 111: Tiền mặt. TK 112: Tiền gửi ngân hàng. TK 131: Phải thu khách hàng. TK 156: Hàng hoá.  Sổ sách doanh nghiệp áp dụng: Sổ nhật ký chung (mẫu sổ S03a-DNN Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC). Sổ cái TK 511 (mẫu sổ S03b-DNN Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC). Sổ tổng hợp chi tiết bán hàng (mẫu sổ S08-DNN Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC). Sổ chi tiết bán hàng (mẫu sổ S17-DNN Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ - BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC). 4.2.2.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Doanh nghiệp chỉ áp dụng phổ biến 2 hình thức giảm trừ là giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Trong kỳ phân tích tháng 01 năm 2013 không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu. 4.2.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán Đơn giá xuất kho cho giá vốn trong kỳ là đơn giá bình quân của kỳ trước được theo dõi và hạch toán làm đơn giá tạm xuất kho hàng hoá trong kỳ đến cuối kỳ xác định lại đơn giá bình quân và hạch toán bút toán điều chỉnh giá vốn. a. Chứng từ kế toán sử dụng  Doanh nghiệp sử dụng những chứng từ sau để ghi nhận giá vốn: PN: Phiếu nhập kho (mẫu 01-VT) 50 XK: Phiếu xuất kho (mẫu 02-VT) HĐ: Hoá đơn GTGT (đầu vào). KC: Phiếu kết chuyển giá vốn. b. Tài khoản kế toán hạch toán liên quan và các loại sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng  Tài khoản sử dụng theo dõi các phát sinh liên quan đến hạch toán giá vốn: TK 632: giá vốn hàng bán. TK 156 : hàng hoá.  Các loại sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng: Sổ nhật ký chung (mẫu sổ S03a-DNN Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC). Sổ cái TK 632 (mẫu sổ S03b-DNN Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐBTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC). 4.2.2.4. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh - TK 642 a. Chứng từ kế toán sử dụng  Các chứng từ sử dụng theo dõi chi phí quản lý kinh doanh PC: Phiếu chi mẫu (mẫu 01-TT) KH: Bảng trích khấu hao (mẫu 06-TSCĐ) PBTL: Bảng phân bổ tiền lương (mẫu 11-LĐTL) TTTL: Bảng thanh toán tiền lương (mẫu 02-LĐTL) b. Tài khoản sử dụng theo dõi chi phí quản lý kinh doanh và các sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng: + Tài khoản sử dụng theo dõi chi phí quản lý kinh doanh TK 642: Chi phí quản lý kinh doanh. TK 333: Các khoản thuế phải nộp cho nhà nước. TK 111: Tiền mặt. TK 112: Tiền gửi ngân hàng. TK 334: Phải trả lương nhân viên. TK 214: Khấu hao tài sản. + Các sổ kế toán doanh nghiệp áp dụng Sổ nhật ký chung (mẫu sổ S03a-DNN Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC). Sổ cái TK 642 (mẫu sổ S03b-DNN Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐBTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC). 4.2.2.5. Kế toán hoạt động tài chính a. Tài khoản sử dụng phán ánh hoạt động tài chính của doanh nghiệp. TK 515: Doanh thu tài chính. 51 TK 635: Chi phí hoạt động tài chính. Trong tháng 01/2013 chỉ phát sinh chi phí hoạt động tài chính. b. Chứng từ kế toán sử dụng trong các nghiệp vụ phát sinh + Các chứng từ sử dụng LCC: Lệnh chuyển có. UNT: Uỷ nhiệm thu. UNC: Uỷ nhiệm chi. KC: Phiếu kết chuyển doanh thu, chi phí tài chính.  Các sổ sách doanh nghiệp áp dụng Sổ nhật ký chung (mẫu sổ S03a-DNN Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC). Sổ cái TK 515 (mẫu sổ S03b-DNN Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐBTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC). Sổ cái TK 635 (mẫu sổ S03b-DNN Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐBTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC). 4.2.2.6. Kế toán hoạt động khác a. Tài khoản được sử dụng để phản ánh cho hoạt động khác phát sinh tại doanh nghiệp TK 711: Thu nhập khác. TK 811: Chi phí khác. Tình hình thực tế trong tháng 01/2013 chỉ phát sinh nghiệp vụ thu từ hoạt động khác. b. Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng trong các nghiệp vụ phát sinh  Các chứng từ sử dụng LCC: Lệnh chuyển có. UNT: Uỷ nhiệm thu. UNC: Uỷ nhiệm chi. PT: Phiếu thu (mẫu 01-TT) PC: Phiếu chi (mẫu 02-TT) KC: Phiếu kết chuyển doanh thu, chi phí khác.  Các sổ sách áp dụng Sổ nhật ký chung (mẫu sổ S03a-DNN Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC). Sổ cái TK 711 (mẫu sổ S03b-DNN Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐBTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC). Sổ cái TK 811 (mẫu sổ S03b-DNN Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐBTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC). 52 4.2.2.7. Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp  Các chứng từ sử dụng KC: Phiếu kết chuyển.  Các sổ sách áp dụng Sổ nhật ký chung (mẫu sổ S03a-DNN Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC). Sổ cái TK 911 (mẫu sổ S03b-DNN Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐBTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC). 4.2.3. Ghi sổ tổng hợp và sổ chi tiết Trong tháng 01 năm 2013 tình hình phát sinh thực tế được theo dõi trên các sổ tổng hợp và sổ chi tiết như sau: 53 Bảng 4.1: Sổ nhật ký chung tháng 01 năm 2013 tại DNTN Sáu Dài II ĐVT: Đồng Chứng từ Số hiệu TKĐƯ Diễn giải Ngày 01/01/2013 01/01/2013 02/01/2013 03/01/2013 03/01/2013 04/01/2013 04/01/2013 05/01/2013 05/01/2013 Số PN01 XK151 XK152 TCK 01 XK153 TMB PC 04 TCK 02 XK154 Mua đá 156 331 632 156 632 156 112 511 3331 632 156 6422 33381 6422 111 112 511 3331 632 156 Xuất kho giá vốn theo hóa đơn 0000151 Xuất kho giá vốn theo hóa đơn 0000152 Bán ximang, sắt, đá Xuất kho giá vốn theo hóa đơn 0000153 Chi phí thuế môn bài phải nộp Nộp bảo hiểm và lệ phí Bán ximang, kẽm ,sắt Xuất kho giá vốn theo hóa đơn 0000154 54 Số tiền Nợ Có 18.176.850 18.176.850 5.043.543 5.043.543 3.754.008 3.754.008 15.756.000 14.323.637 1.432.363 12.389.602 12.389.602 1.000.000 1.000.000 2.348.000 2.348.000 49.741.000 45.219.091 4.521.909 38.501.121 38.501.121 07/01/2013 10/01/2013 10/01/2013 10/01/2013 11/01/2013 12/01/2013 14/01/2013 14/01/2013 14/01/2013 15/01/2013 20/01/2013 XK155 TCK 03 PN08 XK156 PC 08 PN10 TCK 04 PN10 XK157 TBNT TCK 05 Xuất kho giá vốn theo hóa đơn 0000155 632 156 112 511 3331 156 331 632 156 6421 133 111 156 331 112 511 3331 156 331 632 156 6422 3337 112 511 3331 Bán xi măng Mua đá 4x6 Xuất kho giá vốn theo hóa đơn 0000156 Chi tiền điện bộ phận bán hàng Mua dầu Bán ximăng, sắt Mua dầu Xuất kho giá vốn theo hóa đơn 0000157 Chi phí thuế đất phải nộp Bán ximang, đá 55 3.281.766 3.281.766 136.500.000 124.090.909 12.409.091 10.705.600 10.705.600 97.971.120 97.971.120 363.960 36.396 400.356 17.981.818 17.981.818 40.420.101 36.745.546 3.674.555 17.981.818 17.981.818 29.592.424 29.592.424 1.065.372 1.065.372 114.253.000 103.866.364 10.386.636 20/01/2013 22/01/2013 22/01/2013 22/01/2013 25/01/2013 25/01/2013 30/01/2013 31/01/2013 31/01/2013 31/01/2013 XK158 TCK 06 CCK01 XK159 CCK02 UNC/01 LCC/03 CCK03 TTTL/01 PBTL/01 Xuất kho giá vốn theo hóa đơn 0000158 632 156 112 511 3331 156 1331 112 632 156 156 1331 112 635 112 112 711 6421 1331 112 6421 6422 334 6421 6422 334 Bán đá mi bụi Chi tiền mua đá Xuất kho giá vốn theo hóa đơn 0000159 chi tiền mua đá Chi tiền lãi vay ngân hàng Thu tiền cho thuê tài sản Chi trả tiền cước viễn thông bộ phận BH Thanh toán tiền lương nhân viên BH Thanh toán tiền lương nhân viên QL Trích và khấu trừ lương nhân viên 56 76.893.049 76.893.049 153.962.000 139.965.455 13.996.545 22.386.361 2.238.636 24.624.997 86.193.852 86.193.852 160.907.027 16.090.703 176.997.730 4.500.000 4.500.000 19.000.000 19.000.000 233.361 23.336 256.697 9.190.000 5.010.000 14.200.000 1.856.400 1.010.100 1.296.750 31/01/2013 31/01/2013 31/01/2013 31/01/2013 31/01/2013 31/01/2013 31/01/2013 31/01/2013 31/01/2013 31/01/2013 KH/01 ĐC/01 KC511 KC632 KC6421 KC6422 KC635 KC711 KC821 KC421 338 6421 6422 214 632 156 511 911 911 632 911 6421 911 6422 911 635 711 911 911 821 911 421 Khấu hao TSCĐ Điều chỉnh giá vốn tháng 01 Kết chuyển doanh thu tính KQKD Kết chuyển giá vốn tính KQKD Kết chuyển chi phí bán hàng cuối kỳ Kết chuyển chi phí QLKD cuối kỳ Kết chuyển CPTC cuối kỳ Kết chuyển thu nhập khác cuối kỳ Kết chuyển chi phí thuế TNDN Kết chuyển lãi Tổng cộng 4.163.250 7.431.499 15.407.406 22.838.905 89.655 89.655 488.892.729 488.892.729 353.607.067 353.607.067 19.075.220 19.075.220 25.840.878 25.840.878 4.500.000 4.500.000 19.000.000 19.000.000 26.217.391 26.217.391 78.652.173 2.216.369.092 (Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II). 57 78.652.173 2.216.369.092 Bảng 4.2: Sổ cái doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tháng 01 năm 2013 Chứng từ TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số hiệu PT 01 PT 02 TCK 01 TCK 02 PT 03 TCK 03 TCK 04 TCK 05 TCK 06 KC 511 Ngày tháng 01/01/2013 02/01/2013 03/01/2013 05/01/2013 07/01/2013 10/01/2013 14/01/2013 20/01/2013 22/01/2013 31/01/2013 Số hiệu TK đối ứng 111 111 112 112 111 112 112 112 112 911 Diễn giải Bán hàng vật tư đá 1x2 Bán đá 1x2 & 4x6 Bán ximang, sắt, đá Bán ximang, kẽm ,sắt Bán ximang, cát vàng, đá Bán xi măng Bán ximăng, sắt Bán ximang, đá Bán đá mi bụi Kết chuyển doanh thu tính KQKD Cộng phát sinh (Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II). 58 ĐVT: Đồng Số tiền Nợ 488.892.729 488.892.729 Có 11.781.818 8.745.454 14.323.637 45.219.091 4.154.455 124.090.909 36.745.546 103.866.364 139.965.455 0 488.892.729 Bảng 4.3: Bảng tổng hợp chi tiết bán hàng tháng 01 năm 2013 STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tên sản phẩm Đá 1x2 Đá 4x6 Xi măng Sắt 6 Sắt 8 Sắt 10 Sắt 12 Sắt 14 Sắt 16 Đá mi bụi Kẽm buộc Cát loại 2 Cộng phát sinh Doanh thu Đơn vị M3 M3 Bao Kg Kg Kg Kg Kg Kg M3 Kg M3 Số lượng Đơn giá (đồng) 180,20 15,82 2.854 1.275 79 21 133 1.836 242 669,40 102 8 Thành tiền (đồng) - (Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II). 59 51.507.272 3.704.454 231.338.698 21.879.546 1.256.909 321.818 30.763.636 2.046.758 3.665.455 139.965.455 1.715.455 727.273 488.892.729 Các khoản tính trừ Thuế Khoản (đồng) khác 5.150.727 370.445 23.133.870 2.187.955 125.691 32.182 3.076.364 204.676 366.546 13.996.546 171.546 72.727 48.889.273 - Bảng 4.4: Sổ chi tiết bán hàng sản phẩm ximăng tháng 01 năm 2013 tại DNTN Sáu Dài II Chứng từ STT 1 2 3 4 5 6 Doanh thu Số hiệu Ngày tháng Diễn giải HĐ0000153 HĐ0000154 HĐ0000155 HĐ0000156 HĐ0000157 HĐ0000158 03/01/2013 05/01/2013 07/01/2013 10/01/2013 14/01/2013 20/01/2013 Công ty CPXD & TM Tản Viên PIV Lữ đoàn công binh 25 - QK9 CN Công ty TNHH MTV CN & MTĐT Lữ đoàn công binh 25 - QK9 Lữ đoàn công binh 25 - QK9 Công ty TNHH MTV Mai Hồng Phát Cộng phát sinh Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lãi gộp TKĐƯ Số lượng (bao) 112 112 111 112 112 112 50 154 40 1.500 200 910 2.854 (Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II). 60 Đơn giá (đồng) Các khoản tính trừ Thành tiền (đồng) Thuế (đồng) 78.181 3.909.050 390.905 82.727 12.739.958 1.273.996 72.727 2.909.080 290.908 82.727 124.090.500 12.409.050 82.727 16.545.400 1.654.540 78.181 71.144.710 7.114.471 - 231.338.698 23.133.870 231.338.698 186.406.384 44.932.314 Khác (521, 531, 532) - Bảng 4.5: Sổ cái giá vốn hàng bán tháng 01 năm 2013 ĐVT: Đồng TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Chứng từ Số Ngày hiệu tháng XK151 01/01/2013 XK152 02/01/2013 XK153 03/01/2013 XK154 05/01/2013 XK155 07/01/2013 XK156 10/01/2013 XK157 14/01/2013 XK158 20/01/2013 XK159 22/01/2013 ĐC/01 31/01/2013 KC 632 31/01/2013 Số hiệu TKĐƯ Diễn giải Xuất kho giá vốn theo hóa đơn 0000151 Xuất kho giá vốn theo hóa đơn 0000152 Xuất kho giá vốn theo hóa đơn 0000153 Xuất kho giá vốn theo hóa đơn 0000154 Xuất kho giá vốn theo hóa đơn 0000155 Xuất kho giá vốn theo hóa đơn 0000156 Xuất kho giá vốn theo hóa đơn 0000157 Xuất kho giá vốn theo hóa đơn 0000158 Xuất kho giá vốn theo hóa đơn 0000159 Điều chỉnh tăng giá vốn bình quân cuối kỳ Kết chuyển giá vốn tính KQKD Cộng phát sinh 156 156 156 156 156 156 156 156 156 156 911 (Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II). 61 Số tiền Nợ 5.043.543 3.740.982 12.389.602 38.501.121 3.281.766 97.971.120 29.592.424 76.803.036 86.193.818 89.655 353.607.067 Có 353.607.067 353.607.067 Bảng 4.6: Sổ cái chi phí bán hàng tháng 01 năm 2013 tại DNTN Sáu Dài II ĐVT: Đồng Chứng từ Số Ngày hiệu tháng 11/01/2013 PC 08 31/01/2013 CCK03 31/01/2013 TTTL/01 31/01/2013 PBTL/01 31/01/2013 KH/01 31/01/2013 KC642 T T 1 2 3 4 5 6 Số hiệu TKĐƯ Diễn giải Chi tiền điện bộ phận BH Chi trả tiền cước viễn thông bộ phận BH Thanh toán tiền lương nhân viên BH Trích và khấu trừ lương nhận viên bộ phận bán hàng Khấu hao tài sản cố định bộ phận bán hàng Kết chuyển chi phí bán hàng cuối kỳ Cộng phát sinh 111 112 334 338 214 911 Số tiền Nợ Có 363.960 233.361 9.190.000 1.856.400 7.431.499 19.075.220 19.075.220 19.075.220 (Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II). Bảng 4.7: Sổ cái chi phí quản lý doanh nghiệp tháng 01 năm 2013 tại DNTN Sáu Dài II ĐVT: Đồng T T 1 2 3 4 5 6 7 Chứng từ Số Ngày hiệu tháng 04/01/2013 TMB 04/01/2013 PC 04 15/01/2013 TBNT 31/01/2013 TTTL/01 31/01/2013 PBTL/01 31/01/2013 KH/01 31/01/2013 KC642 Số hiệu TKĐƯ Diễn giải Chi phí thuế môn bài phải nộp Nộp bảo hiểm; và nộp lệ phí bảo hiểm Chi phí thuế đất phải nộp Thanh toán tiền lương nhân viên QL Trích và khấu trừ lương nhận viên QL Khấu hao tài sản cố định bộ phận QL Kết chuyển chi phí quản lý cuối kỳ Cộng phát sinh 33381 111 3337 334 338 214 911 (Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II). 62 Số tiền Nợ Có 1.000.000 2.348.000 1.065.372 5.010.000 1.010.100 15.407.406 25.840.878 25.840.878 25.840.878 Bảng 4.8: Sổ cái chi phí tài chính tháng 01 năm 2013 tại DNTN Sáu Dài II T T 1 2 Chứng từ Số hiệu Ngày tháng 25/01/2013 UNC/01 31/01/2013 KC 635 ĐVT: Đồng Số tiền Nợ Có 4.500.000 4.500.000 4.500.000 4.500.000 Số hiệu TKĐƯ Diễn giải Chi tiền lãi vay ngân hàng Kết chuyển CPTC cuối kỳ Cộng phát sinh 112 911 (Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II). Bảng 4.9: Sổ cái thu nhập khác tháng 01 năm 2013 tại DNTN Sáu Dài II ĐVT: Đồng Chứng từ TT Số Ngày hiệu tháng 1 30/01/2013 LCC/03 2 31/01/2013 KC 711 Số hiệu TKĐƯ Diễn giải Thu tiền cho thuê tài sản Kết chuyển thu nhập khác cuối kỳ Cộng phát sinh 112 911 (Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II). 63 Số tiền Nợ Có 19.000.000 19.000.000 19.000.000 Bảng 4.10: Sổ cái xác định kết quả kinh doanh tháng 01 năm 2013 tại DNTN Sáu Dài II Chứng từ TT Số Ngày hiệu tháng 1 KC 511 31/01/2013 2 KC 632 31/01/2013 3 KC 6421 31/01/2013 KC 6421 31/01/2013 4 5 KC 635 31/01/2013 6 KC 711 31/01/2013 7 KC 821 31/01/2013 8 KC 421 31/01/2013 Số hiệu TKĐƯ Diễn giải Kết chuyển doanh thu Kết chuyển giá vốn Kết chuyển chi phí bán hàng Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Kết chuyển chi phí tài chính Kết chuyển thu nhập khác Kết chuyển thuế TNDN Kết chuyển lợi nhuận sau thuế Cộng phát sinh 511 632 6421 6422 635 711 821 421 (Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II). 64 ĐVT: Đồng Số tiền Nợ 353.607.067 19.075.220 25.840.878 4.500.000 26.217.391 78.652.173 507.892.729 Có 488.892.729 19.000.000 507.892.729 4.2.4. Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 01 năm 2013 tại DNTN Sáu Dài II Bảng 4.11: Kết quả hoạt động kinh doanh tại DNTN Sáu Dài II của tháng 01 năm 2013 ĐVT: Đồng Chỉ tiêu 01/2013 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 3. Doanh thu thuần về BH & CCDV 4. Giá vốn hàng bán 5. Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7. Chi phí tài chính Trong đó: chi phí lãi vay 8. Chi phí quản lý kinh doanh Trong đó: Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 10. Thu nhập khác 11. Chi phí khác 12. Lợi nhuận khác 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 14. Chi phí thuế TNDN hiện hành 15. Lợi nhuận sau thuế 488.892.729 488.892.729 353.607.067 135.285.662 4.500.000 4.500.000 44.916.098 19.075.220 25.840.878 85.869.564 19.000.000 19.000.000 104.869.564 26.217.391 78.652.173 (Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II)  Nhận xét chung tình hình hoạt động hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong DNTN Sáu Dài II: Trong quá trình phát sinh nghiệp vụ và hạch toán tài khoản kế toán thực hiện và đúng quy định và có theo dõi và hạch toán đầy đủ không bỏ sót nghiệp vụ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quản lý các khoản mục doanh thu, chi phí làm cơ sở hạch toán cuối kỳ nên giúp doanh nghiệp xác định được tình hình kinh doanh và có phương hướng cải thiện hiệu quả hoạt động. Hạch toán chi phí giá vốn chưa theo dõi chi tiết cho từng mặt hàng nên rất khó cho việc quản lý giá vốn, và theo dõi điều chỉnh mức giá trong kỳ. 65 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DOANH THU THU, CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN THÁNG 01 CỦA NĂM 2011, 2012 VÀ 2013 TẠI DNTN SÁU DÀI II 4.3.1. Phân tích biến động về doanh thu DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2011, 2012 và năm 2013. Doanh thu là một trong những thành phần quan trọng trong các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp th thể hiện trong báo cáo tài chính giúp doanh nghiệp đánh giá thực trạng trạng kinh doanh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp thấy được khả năng hoạt động của mình để có biện pháp cải thiện nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tốt hơn. hơn Tổng doanh thu của DNTN Sáu Dài II hình thành từ ba nguồn nguồn: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, vụ doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Nhưng trong đó doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu chính trong ng tổng doanh thu của doanh nghiệp hiện có. có Để thấy rõ tình hình doanh thu của doanh nghiệp thay đổi như thế nào trong tháng 01 qua từng năm 2011, 2012, 2013 ta cùng xem xét bảng số liệu sau đây: đây Bảng 4.12: Tình ình hình doanh d anh thu của DNTN Sáu Dài II qua tháng 01 của năm 2011 - 2013 Chỉ tiêu 01/2011 01/2012 01/2013 Doanh thu thuần BH & CCDV Doanh thu hoạt động tài chính Thu nhập khác Tổng doanh thu ĐVT: Ngh Nghìn đồng Mức chênh lệch tháng 01 2012/2011 2013/2012 Tỉỉ lệ Tỉ lệ Số tiền Số tiền (%) (%) 284.645 526.444 488.893 241.799 84,9 -37.551 -7,1 19.000 284.645 526.444 507.893 241.799 84,9 19.000 -18.551 -3,5 (Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II) 600.000 526.444 488.893 500.000 400.000 Doanh thu thuần về BH & CCDV 284.645 300.000 Doanh thu hoạt động tài chính 200.000 100.000 19.000 Thu nhập khác 0 01/2011 01/2012 01/2013 Hình 4.3 Biểu đồ doanh thu của DNTN Sáu Dài II tháng 01 từ 2011 - 2013 66 Sử dụng phương pháp so sánh để xác định mức chênh lệch doanh thu và % thay đổi của khoản mục này để thấy rõ sự thay đổi của doanh thu qua tháng 01 năm 2011, 2012 và 2013 và đánh giá sự thay đổi theo thành phần của các khoản mục doanh thu làm ảnh hưởng đến tổng doanh thu. 4.3.1.1. Phân tích tình hình biến động DTBH và CCDV tháng 01 từ năm 2011 - 2013 tại DNTN Sáu Dài II Có thể thấy rõ khoản mục DTBH và CCDV là nguồn thu chính trong doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến tổng doanh thu của doanh nghiệp cụ thể trong tháng 01 năm 2011 thì DTBH và CCDV mà doanh nghiệp đạt được là 284.645.000 đồng và là nguồn thu duy nhất hiện tại đóng góp vào tổng doanh thu của doanh nghiệp và sang tháng 01 năm 2012 thì DTBH và cung cấp dịch vụ tăng rất cao đạt 526.444.000 đồng tăng hơn tháng 01 năm 2011 là 241.799.000 đồng tương ứng với mức 84,9% và bằng với mức tăng của tổng doanh thu. Điều này cho ta thấy sự biến động của DTBH và CCDV sẽ làm ảnh hưởng và tác động trực tiếp làm tăng hay giảm tổng doanh thu của doanh nghiệp. Nhưng đến tháng 01 năm 2013 thì tình hình DTBH và CCDV có giảm tương ứng 37.551.000 so với tháng 01 năm 2012 tỷ lệ giảm tương ứng với 7,1%. Để xác định nguyên nhân cụ thể làm thay đổi tình hình DTBH và CCDV ta cùng đánh giá kết cấu các nhóm hàng để thấy rõ sự thay đổi và ảnh hưởng. Bảng 4.13: Doanh thu các nhóm hàng trong tháng 01 từ năm 2011 – 2013 ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu Doanh thu nhóm hàng đá Doanh thu nhóm hàng ximăng Doanh thu nhóm hàng sắt Doanh thu nhóm hàng cát Doanh thu các nhóm hàng khác Tổng doanh thu thuần BH và CCDV 01/2011 01/2012 01/2013 Mức chênh lệch tháng 01 2012/2011 2013/2012 Chênh Tỷ lệ Chênh Tỷ lệ lệch (%) lệch (%) 60.425 168.922 195.177 108.497 179,6 26.255 15,5 86.033 162.868 231.339 89,3 68.471 42,0 31.254 141,8 6.645 12,5 22.036 53.289 59.934 112.638 145.626 727 5.363 17.902 286.495 548.607 1.715 76.835 32.988 29,3 -144.898 -99,5 12.539 233,8 -16.186 -90,4 488.893 262.113 (Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II) 67 91,5 -59.715 -10,9 Do đặc thù doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng nên có nhiều mặt hàng để quản lý nhưng tổng hợp theo khoản mục doanh thu có thể chia thành năm nhóm hàng mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Doanh thu từ nhóm hàng về đá trong tháng 01 năm 2011 thì thu được 60.425.000 đồng nhưng sang tháng 01 năm 2012 thì tăng thêm 108.497.000 đồng đạt mức tỷ lệ tăng tương ứng 179,6% nhưng sang tháng 01 năm 2013 thì doanh thu nhóm hàng này tiếp tục tăng là 195.177.000 đồng tương ứng tăng 15%. Doanh thu nhóm hàng ximăng có thể thấy chiếm mức doanh thu cao trong tổng doanh thu của từng kỳ, cụ thể trong tháng 01 năm 2011 thì chỉ đạt 86.033.000 đồng mức thu tương đồi thấp hơn so 76.835.000 đồng so với tháng 01 năm 2012 và mức tăng này càng tăng khi bước sang tháng 01 năm 2013 là 231.399.000 đồng tỷ lệ tăng tương ứng 42% so với cùng kỳ tháng 01 năm 2012. So với doanh thu của nhóm hàng về đá và nhóm hàng ximăng thì doanh thu của nhóm hàng về sắt nhỏ hơn nhưng tình hình tiêu thụ giữ mức tăng một cách ổn định. Trong tháng 01 năm 2011 thì doanh thu của nhóm hàng về sắt chỉ là 22.036.000 đồng và tiếp tục tăng thêm 34.254.000 đồng khi sang tháng 01 năm 2013. Mức doanh thu này vẫn tiếp tục tăng lên trong tháng 01 năm 2013 và tăng 12,5% tương ứng mức tăng 6.645.000 đồng khi so sánh với cùng kỳ tháng 01 năm 2012. Mức biến động doanh thu của nhóm hàng cát có tăng nhưng lại không đều nhau tháng 01 năm 2012 thì tăng hơn so với tháng 01 năm 2011 là 32.988.000 đồng. Nhưng đến tháng 01 năm 2013 thì khoản mục doanh thu của nhóm hàng này giảm đáng kể chỉ còn 727.000 đồng mức giảm 144.989.000 đồng so với tháng 01 năm 2012. Doanh thu nhóm hàng khác tuy nhóm hàng này có tỷ trọng thấp nhất so với các nhóm doanh thu các nhóm hàng trong DTBH và CCDV thuần của doanh nghiệp trong tháng 01 năm 2012 thì doanh thu của nhóm hàng này thu được là 17.902. 000 đồng tăng lên 12.539.000 đồng so với tháng 01 năm 2011 nhưng lại giảm 16.186.000 đồng so với cùng kỳ tháng 01 năm 2013. Tóm lại, mỗi nhóm hàng đều góp phần cấu thành nên DTBH và CCDV thuần trong doanh nghiệp. Tổng hợp doanh thu của các nhóm hàng thì trong tháng 01 năm 2011 DTBH và CCDV của doanh nghiệp đạt được là 286.495.000 đồng, mức doanh thu của doanh nghiệp có chiều hướng tăng lên trong tháng 01 năm 2012 thì mức doanh thu của doanh nghiệp là 548.607.000 đồng chênh lệch tăng 262.113.000 đồng so với tháng 01 năm 2011 tương ứng 68 đạt 91,5% nhưng sang tháng 01 năm 2013 thì DTBH và CCDV thuần là 488.893.000 đồng giảm 59.715.000 đồng so với tháng 01 năm 2012 và tỷ lệ giảm tương ứng 10,9%. Do sự tác động của giá cả thị trường nên là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp làm biến động chung về khoản mục DTBH và CCDV thuần sự thay đổi này có thể thấy rõ khi ta xét riêng doanh thu từng nhóm hàng các mặt hàng của doanh nghiệp. 4.3.1.2. Phân tích tình hình biến động doanh thu tài chính qua tháng 01 từ năm 2011 - 2013 tại DNTN Sáu Dài II Qua số liệu trên bảng phân tích ta thấy doanh nghiệp hầu như không phát sinh các khoản mục doanh thu từ hoạt động tài chính. Do đó, doanh thu tài chính không đóng góp vào tổng doanh thu nên không được xem là yếu tố tác động đến sự thay đổi về tổng doanh thu tại DNTN Sáu Dài II. 4.3.1.3. Phân tích tình hình biến động thu nhập khác qua tháng 01 từ năm 2011 - 2013 tại DNTN Sáu Dài II Vì doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh là chủ yếu nên rất ít phát sinh các khoản thu nhập từ hoạt động khác trong doanh nghiệp. Do chỉ tiêu thu nhập này không mang tính chất thường xuyên nên việc tác động làm ảnh hưởng đến tổng doanh thu của doanh nghiệp là không đáng kể. Khoản thu nhập khác phát sinh trong tháng 01 năm 2013 là khoản thu từ hoạt động cho thuê tài sản mà doanh nghiệp thu được là 19.000.000 đồng. Tuy nhiên góp phần làm tăng tổng doanh thu của doanh nghiệp nhưng không đủ để thấy được mức độ tác động của khoản mục thu nhập khác ảnh hưởng đến tình hình tổng doanh thu của doanh nghiệp. 4.3.1.4. Nhận xét chung về biến động tổng doanh thu qua tháng 01 từ năm 2011 - 2013 tại DNTN Sáu Dài II Qua phân tích từng khoản mục doanh thu tác động làm ảnh hưởng đến tình hình tổng doanh thu và từ số liệu bảng, ta thấy tình hình tổng doanh thu của doanh nghiệp ngày càng tăng trong tháng 01 năm 2011 thì tổng doanh thu đạt được là 284.645.000 đồng sang tháng 01 năm 2012 thì tổng doanh thu tiếp tục tăng lên 526.444.000 đồng tỷ lệ tăng rất cao tương ứng 84,9%. Nhưng đến tháng 01 năm 2013 thì tổng doanh thu có mức sụt giảm là 18.551.000 đồng so với 2012 tương ứng tỷ lệ giảm 3,5% nguyên nhân làm tổng doanh thu của doanh nghiệp giảm là do tác động của biến đổi giá cả thị trường có chiều hướng tăng nên ảnh hưởng nhu cầu đầu tư xây dựng của các chủ đầu tư nên điều này có tác động rất lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu và làm 69 ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp có giảm so với thời điểm cùng kỳ tháng 01 năm 2012. 4.3.2. Phân tích biến động về chi phí phí tại DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2011, 2012 và năm 2013. Dựa trên tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thường kết quả kinh doanh phụ thuộc nhiều vào tổng doanh thu tuy nhiên chi phí là khoản mục không thể thiếu vì nó phản ánh chính xác hiệu quả hoạt động là thế nào khi có sự tác động của yếu tố chi phí. phí Các khoản mục chi phí của doanh nghiệp bao gồm: gồm Giá vốn hàng bán bán, chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh và chi phí khác khác. Để có đánh giá khái quát về tình hình chi phí DNTN Sáu Dài II có tác động thế nào được trình bày qua bảng sau: Bảng 4.14: Tình ình hình chi phí của DNTN Sáu Dài II qua tháng 01 (2011 - 2013) ĐVT: Nghìn đồng Mức chênh lệch tháng 01 Chỉ tiêu 2012/2011 Tỉ lệ Số tiền (%) 01/2011 01/2012 01/2013 Giá vốn hàng bán 189.332 391.027 353.607 201.695 Chi phí tài chính Chi phí quản lý kinh doanh 106,5 -37.420 -9,6 - - 4.500 - - 4.500 - 52.621 68.175 44.916 15.554 29,6 -23.259 -34,1 - - - - - - - 241.953 459.202 403.023 217.249 89,8 -56.179 -12,2 Chi phí khác Tổng chi phí 2013/2012 Tỉ lệ Số tiền (%) (Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II) 391.027 400.000 350.000 300.000 250.000 200.000 150.000 100.000 50.000 0 353.607 Giá vốn hàng bán 189.332 Chi phí tài chính Chi phí quản lý kinh doanh 52.621 68.175 44.916 Chi phí khác 4.500 01/2011 01/2012 01/2013 Hình 4.4 Biểu đồ chi phí của DNTN Sáu Dài II tháng 01 từ năm 2011 - 2013 70 4.3.2.1. Phân tích tình hình biến động giá vốn hàng bán tháng 01 từ năm 2011 - 2013 tại DNTN Sáu Dài II Cũng như DTBH và CCDV thuần thì giá vốn hàng bán thì hàng hoá trong doanh nghiệp cũng chia làm năm nhóm hàng và theo dõi giá vốn. Để thấy rõ sự thay đổi của giá vốn thế nào sẽ được khái quát qua bảng số liệu sau: Bảng 4.15: Doanh thu các nhóm hàng trong tháng 01 từ năm 2011 – 2013 ĐVT: Nghìn đồng Mức chênh lệch tháng 01 Chỉ tiêu 01/2011 01/2012 01/2013 2012/2011 Chênh lệch Giá vốn nhóm hàng đá Giá vốn nhóm hàng Ximăng Giá vốn nhóm hàng sắt Giá vốn nhóm hàng cát Giá vốn các nhóm hàng khác Tổng giá vốn 23.465 128.964 113.399 105.499 2013/2012 Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) 449,6 -15.565 -12,1 58.764 110.403 186.407 51.639 87,9 76.003 68,8 15.493 35.743 52.400 20.250 130,7 16.657 46,6 87.632 105.893 406 18.261 20,8 -105.487 -99,6 996 6.046 151,9 -9.028 -90,1 189.332 391.027 353.607 201.695 106,5 -37.420 -9,6 3.979 10.024 (Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II) Vì doanh nghiệp hạch toán và theo dõi xuất kho theo đơn giá bình quân cuối kỳ nên việc theo dõi đơn giá các mặt hàng hoá trong doanh nghiệp cũng khá phức tạp do thực tế tình hình hàng hoá trong doanh nghiệp có rất nhiều mặt hàng và phải theo dõi riêng và đánh giá thường là cuối vào mỗi tháng để cập nhật kịp thời biến động về mức giá của các mặt hàng nhằm có biện pháp điều chỉnh và nhập với số lượng phù hợp đáp ứng kịp thời cho hoạt động tiêu thụ hàng hoá mà vẫn đảm bảo giảm tình trạng ứ đọng hàng hoá phải nhập và lưu kho để bảo quản. Tương tự với khoản mục DTBH và CCDV thì giá vốn hàng bán cũng có phân ra giá vốn nhóm các mặt hàng về đá trong tháng 01 năm 2011 thì mức chi phí giá vốn của mặt hàng này là 23.465.000 đồng nhưng đến tháng 01 năm 2012 thì chi phí giá vốn tăng thêm 105.499.000 đồng, mức tăng chi phí cao đều này cũng chứng tỏ tình hình tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp có dấu hiệu tốt. Đến tháng 01 năm 2013 thì chi phí nhóm mặt hàng này có giảm hơn 71 so với tháng 01 năm 2012 chỉ còn 113.399.000 đồng giảm 15.565.000 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 12,1%. Đánh giá về nhóm hàng ximang thì chi phí giá vốn của tháng 01 năm 2012 có tăng cao hơn so với tháng 01 năm 2011 là 51.639.000 đồng và chi phí giá vốn tiếp tục tăng trong tháng 01 năm 2013 là 186.407.000 đồng tỷ lệ tăng tương ứng 68,8% và mức tăng thêm là 76.003.000 đồng so với tháng 01 năm 2012. Xét về tình hình chi phí giá vốn của nhóm các mặt hàng sắt thì tuy mức tăng chi phí không nhiều so với 2 nhóm hàng trên nhưng vẫn tăng đều nhau qua các năm với mức tăng chi phí giá vốn như vậy chứng tỏ tình hình tiêu thụ nhóm mặt hàng về sắt đạt ở mức ổn định. Cụ thể trong tháng 01 năm 2011 thì chi phí giá vốn chỉ là 15.493.000 đồng nhưng sang tháng 01 năm 2012 thì chi phí giá vốn lại tăng thêm 20.250.000 đồng và tiếp tục tăng cho đến tháng 01 năm 2013 mức chi phí giá vốn mặt hàng sắt là 52.400.000 đồng tỷ lệ tăng so với tháng 01 năm 2012 là 46,6%. Tiếp tục, nhận xét về chi phí giá vốn của mặt hàng cát thì trong tháng 01 năm 2011 thì chi phí giá vốn của doanh nghiệp là 87.632.000 đồng nhưng sang đến tháng 01 năm 2012 chi phí của nhóm hàng này tăng vọt đáng kể mức chênh lệch tăng 18.261.000 đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 20,8%. Nhận thấy mức chi phí trong tháng 01 năm 2013 có sự giảm mạnh xuống 406.000 đồng mức chênh lệch giảm là 105.487.000 đồng so với cùng kỳ tháng 01 năm 2012. Về nhóm các mặt hàng khác thì chi phí giá vốn là thấp nhất trong tổng chi phí giá vốn của từng kỳ so với bốn nhóm mặt hàng phân tích nêu trên. Tháng 01 năm 2012 thì chi phí giá vốn của nhóm hàng khác là 10.024.000 đồng tăng so với tháng 01 năm 2011 là 6.046.000 đồng. Nhưng đến tháng 01 năm 2013 thì chi phí nhóm hàng là 996.000 đồng và tỷ lệ giảm 9,6% so với tháng 01 năm 2012 tương ứng mức giảm 9.028.000 đồng. Nhận xét thấy so sánh cùng kỳ thì mức chi phí giá vốn của tháng 01 năm 2012 là 391.027.000 đồng cao nhất so với tháng 01 năm 2011 là 189.332.000 đồng và tháng 01 năm 2013 là 353.607.000 đồng. Mức biến động chi phí giá vốn tỷ lệ thuận với tình hình tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp. Nguyên nhân làm chi phí giá vốn thay đổi tăng giảm không ổn định như vậy cho thấy chính sách điều tiết nền kinh tế của Nhà nước tác động làm ảnh hưởng chung đến tình hình giá cả chung trên thị trường và ảnh hưởng đến nhu cầu xây dựng của các chủ đầu tư. Mặt khác cũng một phần do chính sách quản lý thu mua hàng hoá đầu vào chưa đạt hiệu quả nên khi xác định mức giá xuất kho của 72 các nhóm hàng có nhiều thay đổi và biến động chênh lệch làm cho chi phí giá vốn tăng cao. 4.3.2.2. Phân tích tình hình biến động chi phí tài chính tháng 01 từ năm 2011 - 2013 tại DNTN Sáu Dài II Do doanh nhgiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nên các chi phí phát sinh chủ yêu liên quan đến hoạt động kinh doanh còn chi phí tài chính của doanh nghiệp rất ít khi phát sinh trong doanh nghiệp cụ thể trong tháng 01 năm 2011 và 2012 không có khoản mục chi nào cho hoạt động tài chính nên khoảng thời gian này tổng chi phí của doanh nghiệp không bị tác động. Sang tháng 01 năm 2013 chi phí tài chính phát sinh tăng 4.500.000 đồng nguyên nhân là do doanh nghiệp có vay vốn từ ngân hàng đầu tư cho doanh nghiệp nên phát sinh khoản chi cho việc trả lãi vay vốn ngân hàng. 4.3.2.3. Phân tích tình hình biến động chi phí quản lý kinh doanh tháng 01 từ năm 2011 - 2013 tại DNTN Sáu Dài II Trong tổng chi phí của doanh nghiệp thì khoản mục chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp là chiếm tỷ trọng đóng góp nhiều và có thể nói chi phí quản lý kinh doanh góp phần làm tác động trực tiếp đến việc tăng giảm tổng chi phí phát sinh tại DNTN Sáu Dài II. Nhận xét trong tháng 01 năm 2011 thì chi phí quản lý kinh doanh phát sinh tại doanh nghiệp là 52.621.000 đồng nhưng đến tháng 01 năm 2012 thì chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp là 68.175.000 đồng mức tăng này khá cao so với tháng 01 năm 2011 là tăng thêm 15.554.000 đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 29,6% nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí này là do trong kỳ tháng 01 năm 2012 thì tình hình tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp là cao nhất nên chi phí của liên quan đến hoạt động bán hàng của doanh nghiệp tăng theo do phải chi trả cho hoạt động vận chuyển hàng bán giao cho khách và chi phí thuê phương tiện vận tải và thuê thêm lao động bốc dỡ hàng giao cho khách hàng. Sang tháng 01 năm 2013 thì tình hình chi phí mang lại tín hiệu tốt khi chi phí quản lý kinh doanh trong tháng là 44.916 chênh lệch giảm đến 23.259.000 đồng so với tháng 01 năm 2012. Sự giảm chi phí này là nhờ vào việc doanh nghiệp bắt đầu quan tâm điều chỉnh cắt giảm một số mục chi phí từ hoạt động bán hàng do doanh nghiệp đầu tư mua thêm thiết bị vận tải phục vụ cho hoạt động kinh doanh nên không phải bỏ ra chi phí thuê phương tiện vận tải trong kỳ. 73 4.3.2.4. Phân tích tình hình biến động chi phí khác tháng 01 từ năm 2011 - 2013 tại DNTN Sáu Dài II Tình hình thực tế của doanh nghiệp trong kỳ phân tích chỉ phát sinh duy nhất khoản mục liên quan đến thu nhập khác nhưng lại không phát sinh chi phí khác nên không thể đánh giá được biến động của chỉ tiêu chi phí khác tác động đến tổng chi phí của doanh nghiệp. 4.3.2.5. Nhận xét chung tình hình biến động tổng chi phí tháng 01 từ năm 2011 - 2013 tại DNTN Sáu Dài II Tóm lại, qua việc phân tích tình hình chi phí phát sinh tại của doanh nghiệp ta có những nhận xét chung như sau về tổng chi phí như sau: trong tháng 01 năm 2011 tổng chi phí của doanh nghiệp là 241.953.000 đồng có sự đóng góp của hai chỉ tiêu vể chi phí giá vốn và chi phí quản lý kinh doanh. Sang tháng 01 năm 2012 thì chỉ có 2 chỉ tiêu trên góp phần làm cho tổng chi phí tăng thêm 217.249.000 đồng so với tháng 01 năm 2011 tỷ lệ tăng tương ứng 89,9%. Đến tháng 01 năm 2013 thì có sự chuyển biến khá tốt tổng chi phí của doanh nghiệp là 403.023.000 đồng và có sự phát sinh của khoản mục chi phí tài chính nhưng ngược lại doanh nghiệp có thể tiết kiệm đến 56.179.000 đồng chi phí so với tháng 01 năm 2013. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí là một tín hiệu đáng mừng nhưng bên cạnh đó có thể thấy tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp có biến động giảm vì chỉ tiêu giá vốn phản ánh rõ nét nhất và gắn liền với khoản mục doanh thu của doanh nghiệp. 4.3.3. Phân tích biến động về lợi nhuận tại DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2011, 2012 và năm 2013. Lợi nhuận được xem là mục tiêu cuối cùng mà bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đều hướng tới. Nếu lợi nhuận đạt được càng cao tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng duy trì và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. Việc phân tích biến động lợi nhuận giúp doanh nghiệp đánh giá mức độ hoạt động của doanh nghiệp dựa trên cơ sở đó giúp doanh nghiệp xác định yếu tố tác động làm thay đổi lợi nhuận. Từ đó, giúp doanh nghiệp có biện pháp cụ thể để cải thiện những hạn chế trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh doanh và cụ thể hơn là nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. 74 Bảng 4.16: Tình hình lợi nhuận của DNTN DNTN Sáu Dài II qua tháng 01 của các năm từ 2011 - 2013 Chỉ tiêu 01/2011 01/2012 01/2013 LN từ HĐKD LN từ HĐTC LN từ HĐ khác Tổng LN trước thuế Chi phí thuế TNDN Tổng LN sau thuế 42.692 42.692 10.673 32.019 67.242 90.370 - - 4.500 - 19.000 67.242 104.870 16.811 26.218 50.431 78.653 ĐVT: Nghìn đồng Mức chênh lệch tháng 01 2012/2011 2013/2012 Số Tỉ lệ Tỉ lệ Số tiền tiền (%) (%) 24.550 57,5 23.128 34,4 -4.500 - 19.000 24.550 57,5 37.628 56,0 6.138 57,5 9.407 56,0 18.412 57,5 28.222 56,0 (Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II) Qua bảng phân tích ta thấy được tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp tăng dần trong tháng 01 qua các năm 2011, 2012 và 2013.. Sử dụng phương pháp so sánh để thấy rõ mức tăng giảm lợi nhuận trong doanh nghiệp như thế nào. 90.370 100.000 80.000 60.000 67.242 LN từ HĐKD 42.692 LN từ HĐTC 40.000 19.000 20.000 -4.500 0 -20.000 LN từ HĐ khác 01/2011 2011 01/2012 01/2013 Hình 4.5 Biểu đồ lợi nhuận của DNTN Sáu Dài II qua tháng 01 từ năm 2011 – 2013. Dựa vào bảng ta thấy được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là khoản mục đóng góp chủ yếu trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp nghiệp. Ngoài ra, trong tổng lợi nhuận của DNTN Sáu Dài II còn có lợi nhuận từ hoạt động tài chính và hoạt động khác.. Mặc dù, hai khoản mục lợi nhuận này là không thường xuyên phát sinh trong doanh nghiệp nhưng khi xuất hiện thì cũng góp phần vào việc làm thay đổi tình hình tổng lợi nhuận của doanh nghiệp nghiệp. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là sự chênh lệch của lãi gộp sau khi đã trừ đi chi phí quản lý kinh doanh. doanh Trong đó, ta thấy được lãi gộp được xác định dựa trên mức chênh lệch của doanh thu thuần sau khi trừ đi giá vốn vốn. Dựa trên thực tế ta thấy doanh thu của doanh nghiệp có biến động tăng qua các 75 năm và tốc độ tăng của doanh thu luôn nhanh và cao hơn tốc độ tăng của chi phí nên có thể bù đắp được được chi phí bên cạnh đó còn tạo ra một khoản dư đó là lợi nhuận của hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó ta thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tăng dần qua các năm chứng tỏ doanh nghiệp quan tâm nhiều đến hiệu quả kinh doanh và có công tác quản lý khá tốt. Tuy mức lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có tăng nhưng chưa được gọi là cao so với nguồn vốn doanh nghiệp bỏ ra để kinh doanh. Trong tháng 01 năm 2011 thì lợi nhuận trước thuế mà doanh nghiệp đạt được là 42.692.000 đồng và tiếp tục tăng trong tháng 01 năm 2012 mức chênh lệch tăng thêm 24.550.000 đồng và tỷ lệ tăng đạt được tương ứng 57,5%. Lợi nhuận của DNTN Sáu Dài II trong tháng 01 năm 2013 là 104.870.000 đồng tiếp tục tăng hơn so với tháng 01 năm 2012. Có thể thấy lợi nhuận của doanh nghiệp có sự gia tăng đều là nhờ doanh nghiệp có biện pháp quản lý tình hình tiêu thụ hàng hoá trong kỳ bên cạnh đó có chính sách tiết kiệm giảm chi phí làm cho lợi nhuận ngày càng tăng. Tình hình thực tế thì trong tháng 01 thường là thời điểm mà các nhà đầu tư gấp rút đẩy mạnh hoạt động thi công các công trình xây dựng để kịp tiến độ đưa vào hoạt động trước thời điểm tết nguyên đán nên nhu cầu về nguyên vật liệu cũng có sự gia tăng có thể thấy đây là thời điểm mà tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp có sự thay đổi tăng đáng kể. Xét về lợi nhuận từ hoạt động tài chính là chênh lệch giữa doanh thu tài chính và chi phí tài chính phát sinh. Thực tế trong thời điểm so sánh thì khoản mục lợi nhuận này phát sinh trong tháng 01 năm 2013 và mang lại biến động giảm 4.500.000 đồng điều này tác động không tốt đến tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên mức biến động này là không đáng kể và nguyên nhân của việc làm phát sinh biến động trên là do doanh nghiệp có nhu cầu về vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh nên vay ngân hàng và do chỉ phát sinh chi phí lãi vay và không phát sinh thêm bất cứ nguồn thu nào từ hoạt động tài chính nên làm cho lợi nhuận hoạt động tài chính giảm ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Tiếp theo nhận xét về lợi nhuận hoạt động khác ta thấy cũng như lợi nhuận hoạt động tài chính thì chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận hoạt động khác phát sinh cùng kỳ tháng 01 năm 2013. Đánh giá về lợi nhuận tài chính là đánh giá về mức chênh lệch giữa thu nhập khác và chi phí khác phát sinh. Vì khoản mục liên quan đến hoạt động khác không thường xuyên phát sinh nên trong thời điểm phân tích trước đó không phát sinh nhưng trong tháng 01 năm 2013 thì lợi nhuận hoạt động khác của doanh nghiệp thu được là 19.000.000 đồng góp phần làm tăng tổng lợi nhuận trong doanh nghiệp. Nguyên nhân của việc tăng lợi nhuận khác là do doanh nghiệp cho thuê lại tài sản trong doanh 76 nghiệp. Việc phát sinh nguồn thu từ hoạt động khác làm cho tổng mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp có mang lại mức biến động rất tốt. Đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước: Dựa trên chỉ tiêu này cho thấy doanh tình hình doanh nghiệp hoạt động trong từng thời điểm cụ thể việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước sẽ tốt với điều kiện là doanh nghiệp phải hoạt động kinh doanh mang lại khoản lợi nhuận cho doanh nghiệp. Với mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành mà doanh nghiệp áp dụng là 25% trong thời điểm phân tích. Trong tháng 01 năm 2012 thì chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phát sinh là 16.811.000 đồng giảm so với tháng 01 năm 2012 là 6.138.000 đồng. Nhưng sang đến tháng 01 năm 2013 thì chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp là 26.218.000 đồng tăng 9.407.000 đồng so với cùng kỳ tháng 01 năm 2012. Việc tác động của chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần làm ảnh hưởng đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Có thể thấy thực tế qua phân tích thì ta thấy trong tháng 01 năm 2011 có lợi nhuận sau thuế 32.019.000 đồng thấp nhất so với tháng 01 năm 2012 và 2013. Tháng 01 năm 2012 thì mức lợi nhuận đạt được tăng thêm so với tháng 01 năm 2011 là 18.412.000 đồng mức tăng tương ứng đạt 57,5%. Bước qua tháng 01 năm 2013 thì lợi nhuận sau thuế đạt được 78.653.000 đồng cao nhất so với các kỳ phân tích trước đó. Điều này cho thấy doanh nghiệp có biện pháp quản lý khá hiệu quả giúp làm cho doanh nghiệp đảm bảo lợi nhuận giúp duy trì hoạt động kinh doanh. Do doanh nghiệp có nhiều mặt hàng tiêu thụ nhưng do kết cấu và giá trị của từng loại nhóm hàng có giá trị khác nhau nên trong các kỳ phân tích nên khi so sánh với nhau thì lợi nhuận từng kỳ cũng có sự thay đổi và biến động hoàn toàn tuỳ thuộc vào những nhóm hàng tiêu thụ nhiều nhất trong kỳ. 77 4.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DNTN SÁU DÀI II TRONG THÁNG 01 CỦA NĂM 2011, 2012 VÀ 2013 4.4.1. Nhân tố chủ quan DNTN Sáu Dài II 4.4.1.1 Nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận hoạt động kinh doanh DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2011, 2012 và năm 2013. Bảng 4.17: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng kết quả hoạt động kinh doanh tại DNTN Sáu Dài II của tháng 01 từ năm 2011-2013 ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu 01/2011 01/2012 01/2013 1. Doanh thu thuần về BH & CCDV 284.645 526.444 488.893 2. Giá vốn hàng bán 189.332 391.027 353.607 3. Chi phí quản lý kinh doanh 52.621 68.175 44.916 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 42.692 67.242 90.370 ( Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II ) Lần lượt gọi: a0, a1, a2 lần lượt là doanh thu thuần về BH & CCDV trong tháng 01 của năm 2011, 2012, 2013. b0, b1, b2 lần lượt là giá vốn hàng bán trong tháng 01 của năm 2011, 2012, 2013. c0, c1, c2 lần lượt là chi phí quản lý kinh doanh trong tháng 01 của năm 2011, 2012, 2013.  Nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận hoạt động kinh doanh DNTN Sáu Dài II trong tháng 01 năm 2012 so với tháng 01 năm 2011. Đối tượng phân tích: LNKD = LNKD12 - LNKD11 Trong đó: LNKD11 = a0 - b0 - c0 LNKD12 = a1 - b1 - c1 Lần lượt xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh.  Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần về BH & CCDV lợi nhuận hoạt động kinh doanh DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2012. 78 a = a1 - b0 - c0 - (a0 - b0 - c0 ) = a1 - a 0 = 526.444.000 - 284.645.000 = 241.799.000 đồng.  Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2012 so với tháng 01 năm 2011. b = a1 - b1 - c0 - (a1 - b0 - c0 ) = b0 - b1 = 189.332.000 - 391.027.000 = - 201.695.000 đồng.  Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý kinh doanh đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2012 so với tháng 01 năm 2011. c = a1 - b1 - c1 - (a1 - b1 - c0 ) = c0 - c 1 = 52.621.000 - 68.175.000 = -15.554.000 đồng.  Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận lợi nhuận hoạt động kinh doanh DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2012 so với tháng 01 năm 2011. - Nhân tố (a) làm tăng lợi nhuận: + 241.799.000 đồng. - Nhân tố (b) làm giảm lợi nhuận: - 201.695.000 đồng. - Nhân tố (c) làm giảm lợi nhuận: - 15.554.000 đồng. LNKD = a + b + c = 241.799.000 + (-201.695.000) + (-15.554.000) = 24.550.000 đồng. Vậy, trong tháng 01 năm 2012 so với tháng 01 năm 2011 xét nhân tố doanh thu thuần về BH & CCDV làm lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng 241.799.000, trong khi đó nhân tố giá vốn hàng bán tác động đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh giảm -201.695.000 đồng và nhân tố chi phí quản lý kinh doanh tiếp tục làm lợi nhuận hoạt động kinh doanh giảm 15.554.000 đồng. 79 Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận lợi nhuận hoạt động kinh doanh DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2012 so với tháng 01 năm 2011 thì ta thấy lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng 24.550.000 đồng.  Nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận hoạt động kinh doanh DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2013 so với tháng 01 năm 2012. Đối tượng phân tích: LNKD = LNKD13 - LNKD12 Trong đó: LNKD12 = a0 - b0 - c0 LNKD13 = a1 - b1 - c1 Lần lượt xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh.  Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần về BH & CCDV lợi nhuận hoạt động kinh doanh DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2013 so với tháng 01 năm 2012 a = a2 - b1 - c1 - (a1 - b1 - c1) = a2 - a 1 = 488.893.000 - 526.444.000 = - 37.551.000 đồng.  Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2013 so với tháng 01 năm 2012 b = a2 - b2 - c1 - (a2 - b1 - c1 ) = b1 - b2 = 391.027.000 - 353.607.000 = 37.420.000 đồng.  Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý kinh doanh đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2013 so với tháng 01 năm 2012. c = a2 - b2 - c2 - (a2 - b2 - c1 ) = c1 - c 2 = 68.175.000 - 44.916.000 80 = 23.260.000 đồng.  Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận lợi nhuận hoạt động kinh doanh DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2013 so với tháng 01 năm 2012. - Nhân tố (a) làm giảm lợi nhuận: - 37.551.000 đồng. - Nhân tố (b) làm tăng lợi nhuận: + 37.420.000 đồng. - Nhân tố (c) làm tăng lợi nhuận: - 23.260.000 đồng. LNKD = a + b + c = -37.551.000 + 37.420.000 + 23.260.000 = 23.128.000 đồng. Vậy, trong tháng 01 năm 2013 so với tháng 01 năm 2012 xét nhân tố doanh thu thuần về BH & CCDV làm lợi nhuận hoạt động kinh doanh giảm 37.551.000 đồng, nhờ tiết kiệm nhân tố chi phí giá vốn hàng và nhân tố chi phí quản lý kinh doanh 60.680.000 đồng nên làm tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng 23.128.000 đồng. 4.4.1.2. Nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận hoạt động tài chính DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2011, 2012 và năm 2013. Bảng 4.18: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng kết quả hoạt động kinh doanh tại DNTN Sáu Dài II của tháng 01 các năm 2011-2013. ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu 01/2011 01/2012 01/2013 1. Doanh thu hoạt động tài chính - - - 2. Chi phí tài chính - - 4.500 Lợi nhuận hoạt động tài chính - - 4.500 ( Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II ) Lần lượt gọi: a0, a1, a2 lần lượt là doanh thu tài chính trong tháng 01 của năm 2011, 2012, 2013. b0, b1, b2 lần lượt là chi phí tài chính trong tháng 01 của năm 2011, 2012, 2013.  Nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận hoạt động tài chính DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2013 so với tháng 01 năm 2012 81 Đối tượng phân tích: LNTC = LNTC13 - LNTC12 Trong đó: LNTC12 = a0 - b0 LNTC13 = a1 - b1 Lần lượt xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh.  Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu tài chính lợi nhuận tài chính của DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2013 so với tháng 01 năm 2012 do không phát sinh doanh thu nên không cần xét tính ảnh hưởng của nhân tố này.  Ảnh hưởng của nhân tố chi phí tài chính đến lợi nhuận hoạt động tài chính của DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2013 so với tháng 01 năm 2012. b = a2 - b2 - (a2 - b1) = b1 - b2 = 0 - 4.500.000 = - 4.500.000 đồng.  Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chính tháng 01 năm 2013 so với tháng 01 năm 2012. - Nhân tố (b) làm giảm lợi nhuận: - 4.500.000 đồng. LNTC = a + b = -4.500.000 đồng. Vậy, trong tháng 01 năm 2013 thì chỉ phát sinh nhân tố chi phí tài chính nên tác động làm giảm lợi nhuận tài chính 4.500.000 đồng của tháng 01 năm 2013 so với tháng 01 năm 2012. 4.4.1.3. Nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận hoạt động khác trong DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2011, 2012 và năm 2013. 82 Bảng 4.19: Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng kết quả hoạt động khác tại DNTN Sáu Dài II của tháng 01 của các năm từ 2011-2013 ĐVT: Nghìn đồng Chỉ tiêu 01/2011 01/2012 01/2013 1. Thu nhập khác - - 19.000 2. Chi phí khác - - - Lợi nhuận hoạt động khác - - 19.000 (Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II) Lần lượt gọi: a0, a1, a2 lần lượt là doanh thu tài chính trong tháng 01 của năm 2011, 2012, 2013. b0, b1, b2 lần lượt là chi phí tài chính trong tháng 01 của năm 2011, 2012, 2013.  Nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận hoạt động khác DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2013 so với tháng 01 năm 2012. Đối tượng phân tích: LNK = LNK13 - LNK12 Trong đó: LNK12 = a0 - b0 LNK13 = a1 - b1 Lần lượt xét mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh.  Ảnh hưởng của nhân tố thu nhập khác đến lợi nhuận khác của DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2013 so với tháng 01 năm 2012. a = a2 - b1 - (a1 - b1) = a2 - a1 = 19.000.000 - 0 = 19.000.000 đồng.  Ảnh hưởng của nhân tố chi phí khác đến lợi nhuận hoạt động khác của DNTN Sáu Dài II tháng 01 năm 2013 và tháng 01 năm 2012 do không phát 83 sinh nhân tố này nên không cần xét đến mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận khác.  Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận khác tháng 01 năm 2013 so với tháng 01 năm 2012. - Nhân tố (a) làm tăng lợi nhuận: 19.000.000 đồng. LNTC = a + b = 1 9.000.000 đồng Vậy, trong tháng 01 năm 2013 thì chỉ phát sinh nhân tố thu nhập khác nên làm tăng lợi nhuận khác 19.000.000 đồng so với tháng 01 năm 2012. 4.4.1.4. Tổng hợp nhân tố từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và lợi nhuận khác tác động đến tình hình lợi nhuận trước thuế của DNTN Sáu Dài II Qua việc tổng hợp để nhận rõ sự tăng giảm các chỉ tiêu gây ra sự thay đổi giữa các khoản mục doanh thu và chi phí tác động làm ảnh hưởng đến lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. Bảng 4.20: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng ĐVT: Nghìn đồng Biến động tháng 01 2012/2011 2013/2012 + 241.799 - 37.551 - 201.695 + 37.420 -15.554 + 23.259 + 24.550 + 23.128 - 4.500 - 4.500 + 19.000 + 19.000 + 24.550 + 37.628 Chỉ tiêu - Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí quản lý kinh doanh Tổng lợi nhuận hoạt động kinh doanh - Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí tài chính Tổng lợi nhuận hoạt động tài chính - Thu nhập khác - Chi phí khác Tổng lợi nhuận hoạt động khác Tổng lợi nhuận trước thuế (Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II) LNTT = LNKD + LNTC + LNK  Xác định mức chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế tháng 01 năm 2012 so với tháng 01 năm 2011. LNTT = 24.550.000 + 0 + 0 = 24.550.000 đồng. Ta thấy khi so sánh giữa tháng 01 năm 2012 so với tháng 01 năm 2011 thì tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp khi đánh giá từ ba nguồn thì thực 84 tế chỉ thu được duy nhất từ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là chủ yếu nhờ vào việc kinh doanh có hiệu quả nên đảm bảo duy trì số lượng bán ra đem về nguồn thu và bù đắp các chi phí giá vốn và chi phí quản lý kinh doanh góp phần làm tăng tổng lợi nhuận cho doanh nghiệp.  Xác định mức chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế tháng 01 năm 2013 so với tháng 01 năm 2012. LNTT = 23.128.000 + (- 4.500.000) + 19.000.000 = 37.628.000 đồng. Qua đánh giá so sánh kỳ tháng 01 năm 2013 so với tháng 01 năm 2012 thì ta thấy có sự đóng góp của hoạt động tài chính và hoạt động khác góp phần làm thay đổi tổng lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong kỳ so sánh thì tình hình doanh thu bán hàng có sự suy giảm làm tác động giảm đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong khi đó nhờ có chính sách quản lý tốt nên đã giúp điều tiết và giúp tiết kiệm cho doanh nghiệp một khoản chi phí đáng kể về giá vốn và chi phí quản lý kinh doanh nên kéo lợi nhuận hoạt động kinh doanh tăng lên. Bên cạnh đó do trong kỳ phân tích có phát sinh nghiệp vụ vay vốn ngân hang nên trong kỳ có phát sinh chi phí lãi vay làm giảm lợi nhuận tài chính và tác động làm cho tổng lợi nhuận giảm theo. Ngoài ra, khoản thu nhập từ hoạt động khác đã đẩy khoản mục lợi nhuận hoạt động khác của doanh nghiệp nên làm cho lợi nhuận hoạt động khác của doanh nghiệp tăng và góp phần làm tăng tổng lợi nhuận.  Nhận xét chung Qua việc phân tích ta thấy tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp có sự gia tăng theo chiều hướng tích cực cho thấy doanh nghiệp hoạt động ngày càng mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên vẫn còn phải cân bằng và điều chỉnh các nhân tố một cách hợp lý để mang lại mức lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp chẳng hạn như: Đánh giá mức lợi nhuận trước thuế thu được từ mức chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế tháng 01 năm 2013 so với tháng 01 năm 2012 ta thấy lợi nhuận thu được chủ yếu là phát sinh từ quá trình hoạt động kinh doanh kinh doanh là chủ yếu, nhân tố từ các hoạt động tài chính và hoạt động khác không phát sinh. Xét cụ thể về nhân tố từ hoạt động kinh doanh thì nhân tố doanh thu BH & CCDV được xem là nhân tố quyết định mang lại mức chênh lệch tăng cho lợi nhuận kinh doanh sau khi đã bù đắp khoản chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong tháng 01. Để khắc phục tình trạng tăng chi phí như vậy doanh nghiệp nên có biện pháp cắt giảm chi phí không cần thiết liên quan đến hoạt động giá vốn để giúp tiết kiệm cho tổng chi phí doanh nghiệp như các khoản chi cho vận chuyển hàng hoá trong khâu thu 85 mua hàng hoá một cách thuận tiện và nhanh nhất để tiết kiệm thời gian và chi phí hay tìm nguồn hàng giá tương đối thấp mà vẫn đảm bảo chất lượng hàng hoá bán ra trên thị trường. Bên cạnh đó cần biện pháp bảo quản các thiết bị, phương tiện vận tải cho phục vụ cho hoạt động bán hàng một cách tốt hơn để giảm chi phí phát sinh do tu dưỡng, sữa chữa thường xuyên. Xét về mức chênh lệch giữa lợi nhuận trước thuế tháng 01 năm 2013 so với tháng 01 năm 2012 cho thấy tuy hoạt động kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp mức lợi nhuận tăng nhưng nhân tố góp phần làm tăng lợi nhuận trước thuế cho hoạt động từ kinh doanh không phải là từ nhân tố doanh thu đem lại mà là do hai nhân tố về chi phí giá vốn hàng bán và chi phí quản lý kinh doanh mang lại. Đây được xem là dấu hiệu khả quan vì thực tế doanh nghiệp đã có biện pháp cắt giảm và tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả và mang về lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng ngược lại cũng chứng tỏ rằng tình hình quản lý tiêu thụ hàng hoá chưa tốt nên chưa mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó do chi phí từ hoạt động tài chính phát sinh làm cho lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp có giảm, tuy mức giảm không đáng kể nhưng doanh nghiệp muốn hạn chế phát sinh những nhân tố chi phí này thì cần hạn chế vay vốn ngân hàng khi chưa thật sự thấy cần thiết. Ngoài ra lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp cũng được đóng góp từ lợi nhuận thu được của hoạt động khác đem lại từ việc cho thuê tài sản, doanh nghiệp thay vì phải tiêu tốn chi phí cho việc bảo quản máy móc, phương tiện trong thời gian không sử dụng thì nên cho thuê lại để có nguồn thu tăng cường từ hoạt động này góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 4.4.2. Nhân tố khách quan tác động tình hình kinh doanh của DNTN Sáu Dài II  Tác động từ những chính sách của Nhà nước Do khắc phục những ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến nền kinh tế đất nước nên Nhà nước đề ra những chính sách hạ lãi suất vay vốn để hỗ trợ cho các doanh nghiệp khôi phục sau khủng hoảng và lạm phát tác động ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nên hiện tại việc đầu tư trong lĩnh vực xây dựng đang dần phát triển trở lại góp phần tác động tích cực cho hoạt động kinh doanh của doanh của DNTN Sáu Dài II. Bên cạnh những chính sách ưu đãi về thuế của nhà nước giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoảng chi phí và có thể tháo gỡ một số khó khăn góp phần giúp cho doanh nghiệp có điều kiện hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn chẳng hạn như có thể nâng cao chất lượng, số lượng hàng hoá và giảm giá giúp cho doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn. 86  Tác động từ khách quan từ xã hội. Đời sống con người ngày càng được nâng cao nên nhu cầu về xây dựng nhà ở càng trở nên bức thiết nhất là những nơi có dân cư đông. Đặc biệt, tại Thị xã Hồng Ngự đang ngày càng phát triển nên đây được xem là một lợi thế tốt cho hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng của DNTN Sáu Dài II. Do có sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt vì có quá nhiều doanh nghiệp và cửa hàng kinh doanh cùng loại mặt hàng với doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II nên cũng bị ảnh hưởng rất lớn vì cạnh tranh về giá và chất lượng. 4.5. PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI DNTN SÁU DÀI II 4.5.1. Phân tích đánh giá khả năng thanh toán Khả năng thanh toán là khả năng đảm bảo trả các khoản nợ của doanh nghiệp bằng tài sản của mình và liên quan đến khả năng thanh toán vì khả năng này ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán sẽ ảnh hưởng tới uy tín, khả năng huy động vốn, thậm chí có thể lâm vào tình trạng phá sản. Tài liệu chủ yếu được sử dụng để phân tích nội dung này là bảng cân đối kế toán tháng 01 của năm 2011, 2012, 2013 để xem xét đánh giá khái quát khả năng thanh toán thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau: Bảng 4.21: Phân tích đánh giá khả năng thanh toán DNTN Sáu Dài II Chỉ tiêu ĐVT Tài sản ngắn hạn (1) Nợ ngắn hạn (2) Tiền và các khoản tương đương tiền (3) Các khoản phải thu (4) Hệ số thanh toán ngắn hạn (5) = (1) / (2) Hệ số thanh toán nhanh (6) = [(3) + (4)]/(2) Nghìn đồng Nghìn đồng Nghìn đồng Nghìn đồng 01/2011 01/2012 3.174.550 2.702.535 886.664 607.175 01/2013 3.210.270 645.805 939.525 211.336 596.365 360 753.742 - Lần 3,6 4,5 5,0 Lần 1,3 1,6 1,2 (Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II ) 87 6,0 5,0 4,5 5,0 4,0 3,6 3,0 2,0 Hệ số thanh toán hiện hành 1,3 1,6 1,2 Hệ số thanh toán nhanh 1,0 0,0 01/2011 01/2012 01/2013 Hình 4.6 Biểu đồ đánh giá khả năng thanh toán của DNTN Sáu Dài II 4.5.1.1. Phân tích hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn biểu lộ khả năng đảm bảo các nghĩa vụ tiền ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp mà không huy động bằng vốn vay. Hệ số thanh toán ngắn hạn qua bảng đánh giá trong tháng 01 của từng năm 2011, 2012, 2013 cho ta thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp đang có chiều hướng tăng. Trong tháng 01 năm 2011 thì hệ số thanh toán ngắn hạn đạt được là 3,6 lần nghĩa là cứ 3,6 đồng tài sản lưu động chi trả cho một đồng nợ ngắn hạn và sang tháng 01 năm 2012 tuy tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều giảm nhưng hệ số thanh toán ngắn hạn vẫn tăng thêm 0,9 lần so với tháng 01 của năm 2011. Đến tháng 01 năm 2013 thì hệ số tăng lên 5 lần. Hệ số thanh toán ngắn hạn càng cao càng tốt và với mức tăng này cho thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp luôn lớn hơn nợ ngắn hạn và chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng đảm bảo thanh toán tốt các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Tuy nhiên việc phân tích đánh giá hệ số thanh toán vẫn chưa đánh giá rõ nhất về tình hình thanh toán nợ trong doanh nghiệp vì vậy cần tiếp tục phân tích hệ số thanh toán nhanh để đánh giá rõ ràng hơn về năng lực thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong DNTN Sáu Dài II. 4.5.1.2. Phân tích hệ số thanh toán nhanh Các khoản mục tài sản có khả năng thanh toán nợ trong kỳ phân tích của DN chỉ gồm tiền và các khoản phải thu. Hệ số thanh toán nhanh của DNTN Sáu Dài II có sự thay đổi rõ rệt trong tháng 01 năm 2011 đạt 1,3 lần và hệ số này có sự thay đổi nhẹ tăng lên 1,6 lần trong tháng 01 của năm 2012 nhưng đến tháng 01 năm 2013 chỉ đạt 1,2 lần 88 giảm 0,4 lần so với kỳ phân tích trước. Nguyên nhân do trong kỳ không phát sinh các khoản phải thu nên làm cho hệ số thanh toán nhanh giảm. Nói chung hệ số thanh toán nhanh của DN đều lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ trong DN là khá tốt. 4.5.2. Phân tích đánh giá khả năng hoạt động Các hệ số hoạt động giúp doanh nghiệp xác định tốc độ mà doanh nghiệp tạo ra được tiền mặt khi có nhu cầu phát sinh. Bảng 4.22: Đánh giá khả năng hoạt động của DNTN Sáu Dài II Chỉ tiêu ĐVT 01/2011 01/2012 01/2013 Doanh thu thuần (1) Nghìn đồng 284.645 526.444 488.893 Giá vốn hàng bán (2) Nghìn đồng 189.332 391.027 353.607 Các khoản phải thu bình quân (3) Nghìn đồng 369.258 342.165 271.516 Hàng tồn kho bình quân (4) Nghìn đồng 1.806.241 1.802.938 1.995.766 Tổng tài sản bình quân (5) Vòng quay các khoản phải thu (6) = (1) / (3) Số ngày thu tiền bình quân (7) = 365 ngày / (6) Vòng quay hàng tồn kho (8) = (2) / (4) Số ngày dự trữ hàng tồn kho (9) = 365 ngày / (8) Số vòng quay sử dụng tài sản (10) = (1) / (5) Nghìn đồng 3.742.665 4.265.790 4.697.107 Vòng 0,8 1,5 1,8 Ngày 473,5 237,2 202,7 Vòng 0,1 0,2 0,2 Ngày 3.482,1 1.682,9 2.060,1 Vòng 0,1 0,1 0,1 (Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II) Hình 4.7 Biểu đồ đánh giá khả năng hoạt động của DNTN Sáu Dài II 89 4.5.2.1. Phân tích vòng quay các khoản phải thu Việc đánh giá các khoản phải thu giúp ta xác định được khả năng thu hồi các khoản nợ cho doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Đồng thời với việc phân tích hệ số này giúp doanh nghiệp quản lý và theo dõi tình hình thu hồi công nợ để có biện pháp thu hồi các khoản nợ nhanh chóng và hiệu quả cho doanh nghiệp. Qua bảng trên ta thấy trong tháng 01 năm 2011 thì hệ số vòng quay các khoản phải thu đạt được là 0,8 vòng tức 1 đồng vốn bỏ ra kinh doanh thu lại được 0,8 đồng doanh thu và phải mất 474 ngày để thu hồi vốn với mức độ này thì cho thấy trong kỳ tháng 01 năm 2012 doanh nghiệp chưa quản lý tốt tình hình sử dụng vốn và chưa có chính sách thu nợ tốt. Hệ số vòng quay các khoản phải thu này tiếp tục tăng dần qua tháng 01 năm 2012 là 1,5 vòng mà phải mất 273 ngày để thu hồi vốn và tiếp tục đạt mức 1,8 vòng trong tháng 01 của năm 2013 rút ngắn thời hạn thu hồi vốn xuống còn 203 ngày. Với mức đánh giá này cho thấy doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến việc theo dõi tình hình thu và xử lý công nợ ngày càng hiệu quả giúp doanh nghiệp tái thu hồi vốn nhanh đáp ứng hoạt động kinh doanh hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó để thấy được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ta cùng phân tích tiếp tục vòng quay hàng tồn kho để thấy rõ tình hình công tác quản lý hàng tồn kho trong DNTN Sáu Dài II. 4.5.2.2. Phân tích vòng quay hàng tồn kho Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản lý hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh. Để đánh giá khả năng quản lý hàng tồn kho ta cùng phân tích hệ số vòng quay và số ngày dự trữ hàng tồn kho trong DNTN Sáu Dài II Trong tháng 01 năm 2011 thì hệ số vòng quay hàng tồn kho chỉ đạt được 0,1 là rất thấp và mất 3.482 ngày để dự trữ hàng trong kho cho thấy hàng hóa của doanh nghiệp bị ứ đọng, là dấu hiệu tiêu cực cho thấy nguồn vốn bị chôn vùi trong hàng tồn kho. Tiếp tục trong tháng 01 năm 2012 và 2013 thì cùng có chung hệ số vòng quay hàng tồn kho là 0,2 và số ngày lưu kho trong có giảm 90 trong tháng 01 năm 2012 xuống còn 1.683 ngày và lại tiếp tục tăng lên trong tháng 01 năm 2013 lên là 2.060 ngày. Qua các hệ số cho thấy tình hình quản lý hàng tồn kho trong doanh nghiệp còn chưa tốt cần điều chỉnh lại và cân đối tình hình giảm nhập các hàng hoá có nhu cầu thấp để giảm tình trạng ứ đọng hàng hoá này do không tiêu thụ được làm ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn trong doanh nghiệp. Để đánh giá rõ hơn về tình hình hoạt động doanh nghiệp có đạt hiệu quả không cần phân tích thêm hệ số vòng quay tài sản cố định để có nhận xét rõ ràng hơn về DNTN Sáu Dài II. 4.5.2.3. Phân tích vòng quay tài sản cố định Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. Tuy tổng doanh thu thuần và giá trị tài sản bình quân qua tháng 01 năm 2011, 2012 và 2013 đều có sự thay đổi tăng giảm khác nhau nhưng hệ số vòng quay tài sản cố định lại cùng mang mức 0,1 vòng như nhau. Điều này cho thấy tình hình sử dụng vốn đầu tư cho tài sản chưa mang lại hiệu quả vì mỗi 1 đồng vốn đầu tư vào tài sản chỉ thu được 0,1 đồng doanh thu với mức thu hồi vốn như vậy là rất thấp vì vậy doanh nghiệp cần có biện pháp giảm việc đầu tư nhiều cho tài sản để giữ lại vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh. 4.5.3. Phân tích đánh giá tỷ số sinh lợi Việc phân tích đánh giá khả năng sinh lời giúp cho doanh nghiệp xác định được tình hình sử dụng cũng như thấy được hiệu quả sử dụng các nguồn lực có sẵn có hiệu quả thế nào. Để tìm hiểu tình hình sử dụng nguồn lực của DNTN Sáu Dài II thế nào tiến hành phân tích các tỷ số để tìm hiểu. 91 Bảng 4.23: Đánh giá tỷ số sinh lợi tại DNTN Sáu Dài II Chỉ tiêu ĐVT 01/2011 01/2012 01/2013 Lợi nhuận thuần (1) Nghìn đồng 32.019 50.431 78.653 Doanh thu thuần (2) Nghìn đồng 284.645 526.444 488.893 Tổng tài sản bình quân (3) Nghìn đồng 3.742.665 4.080.129 5.063.610 Vốn chủ sở hữu bình quân (4) Nghìn đồng 3.466.389 3.519.406 3.914.457 ROS (5) = [(1) / (2)]*100% % 11,2 9,6 16,1 ROA (6) = [(1) / (3)]*100% % 0,9 1,2 1,6 ROE (7) = [(1) / (4)]*100% % 0,9 1,4 2,0 (Nguồn: Bộ phận kế toán, DNTN Sáu Dài II) Hình 4.8 Biểu đồ đánh giá tỷ số sinh lợi của DNTN Sáu Dài II 4.5.3.1. Phân tích tỷ số sinh lợi trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của tháng 01 qua năm 2012 là 11,2 % có giảm hơn so với tháng 01 của năm 2011 chỉ đạt 9,6% do lợi nhuận của tháng 01 năm 2012 có tăng cao hơn so với tháng 01 năm 2011 và do doanh thu trong tháng 01 của năm 2012 lại rất tăng nên khi phân tích tỷ số này sẽ tăng tương ứng. Xét thấy lợi nhuận của tháng 01 năm 2012 tăng nhưng không cao nguyên nhân chủ yếu là do chi phí giá vốn cao và chi phí quản ký kinh doanh tăng so với tháng 01 của năm 2011 mức tăng doanh thu tuy cao nhưng chưa mang lại hiệu quả về lợi nhuận cho doanh nghiệp. Sang tháng 01 của năm 2013 thì lợi nhuận của doanh nghiệp tăng cao đạt 16,1% tỷ số này cho ta biết cứ mỗi 100 đồng doanh thu bỏ ra sẽ đạt được 16,1% đồng lợi nhuận dù rằng mức doanh thu thuần trong tháng 01 năm 2013 có thấp hơn so với cùng kỳ tháng 01 năm 2012. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã quan tâm đến chính sách tiết kiệm và 92 cắt giảm các khoản chi phí một cách hiệu quả và dần lấy lại cân bằng trong doanh thu để nâng mức lợi nhuận tối đa nhất so với lợi nhuận của cùng kỳ trong phân tích. 4.5.3.2. Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Tỷ số có giá trị càng lớn thì càng thể hiện phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh khi đầu tư 100 đồng vào tài sản thì sẽ tạo ra bấy nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trong tháng 01 cùa năm 2011, 2012, 2013 tăng dần tương ứng với 0,9%, 1,2% và 1,6% với mức tăng này ta thấy doanh nghiệp đang có hướng sử dụng vốn đầu tư cho tài sản mang hiệu quả rất tốt mặc dù trong tháng 01 năm 2012 tổng tài sản bình quân có thay đổi tăng hơn so với tháng 01 năm 2011 và tỷ suất lợi nhuận đạt hiệu quả rất tốt. Sự gia tăng các tỷ số dần qua các kỳ phân tích tuy có tăng nhưng mức tăng chưa cao. Mặc dù vậy cũng thể hiện được việc doanh nghiệp bỏ ra chi phí để đầu tư cho tài sản đang dần đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. 4.5.3.3. Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận cho ta biết được cứ 100 đồng vốn chủ sở hửu thì mang lại bấy nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng lần lượt trong tháng 01 của năm 2011, 2012 là 0,9%, 1,4% và 2% với mức tăng này ta thấy doanh nghiệp đang có những hướng đầu tư đúng vì so sánh qua tháng 01 lần lượt qua từng năm 2011, 2012, 2013 doanh nghiệp đều có đầu tư bổ sung thêm nguồn vốn và cũng mang lại lợi nhuận tăng lên theo mức tương ứng cũng tương tự mức tăng lợi nhuận trên tổng tài sản thì cho thấy việc đầu tư của doanh nghiệp vào vốn chủ sở hữu là đúng. Tuy nhiên cần phải xem hướng đầu tư cho hợp lý hơn để mang lại mức lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp trong tương lai. 93 CHƯƠNG 5 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SÁU DÀI 2 5.1. NHẬN XÉT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CHUNG CỦA DNTN SÁU DÀI II Qua quá trình tìm hiểu về cách thức hoạt động và hạch toán tại DNTN Sáu Dài II có những nhận xét sau: 5.1.1. Đánh giá về cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành Do doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức giản đơn nên thuận lợi cho ban lãnh đạo trong việc quản lý cũng như điều hành doanh nghiệp. Ban lãnh đạo luôn quan tâm và tạo điều kiện cho nhân viên trong quá trình làm việc cũng như tạo điều kiện giúp nhân viên học hỏi và trau dồi khả năng chuyên môn giúp cho việc quản lý cũng như nâng cao chất lượng làm việc. Khi có những thay đổi trong quá trình kinh doanh ban lãnh đạo luôn nhạy bén và nắm bắt kịp thời có biện pháp giúp doanh nghiệp khắc phục cũng như hạn chế những rủi ro. 5.1.2. Đánh giá chung tình hình công tác kế toán Doanh nghiệp tuân thủ tốt các chuẩn mực và quy định về kế toán trong các khâu thu thập số liệu, lập chứng từ, báo cáo và quyết toán sổ sách trong doanh nghiệp. Theo dõi kịp thời những phát sinh và nghiệp vụ kế toán để lập báo cáo theo dõi và xin ý kiến Giám đốc. Việc lưu trữ và bảo quản chứng từ hợp lý và đúng quy định đặc biệt là chứng từ gốc phát sinh được sắp xếp và lưu trữ tốt thuận lợi cho việc kiểm tra và đối chiếu chứng từ khi cần thiết. Kế toán trưởng có cập nhật những quy định mới về luật kế toán được nhà nước ban hành giúp cho công tác kế toán tại doanh nghiệp hoạt động phù hợp và chính xác hơn, giảm được những sai sót và điều chỉnh vào cuối kỳ báo cáo Doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán Việt Nam phiên bản DN 10.3 để hạch toán giúp giảm tải công suất làm việc cho nhân viên kế toán khi nhập dữ liệu kế toán bằng tay hay cập nhật các thông tin nhanh chóng và đơn giản. 94 Bên cạnh đó phần mềm kế toán còn giúp doanh nghiệp quản lý và lưu trữ dữ liệu một cách an toàn và hiệu quả. Kế toán thường đối chiếu các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ của doanh nghiệp để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp giúp giảm thiểu những sai sót và thời gian điều chỉnh báo cáo tài chính cuối kỳ. Những sai sót trong phát sinh khi kế toán điều chỉnh lại sẽ được kế toán trưởng kiểm tra lại và trình Giám đốc phê duyệt. Kế toán bán hàng theo dõi kịp thời giá bán hàng hoá cũng như nghiệp vụ phát sinh bán hàng để xuất hoá đơn và lập báo cáo bán hàng để trình Giám đốc xem xét và có quyết định điều chỉnh chính sách bán hàng cho doanh nghiệp. Theo dõi tình hình hàng hoá trên tài khoản và sổ chi tiết giúp quản lý tốt tình hình bán hàng giúp cho Giám đốc có chính sách điều chỉnh giá bán cho phù hợp với từng loại mặt hàng nhằm nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. 5.1.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, DNTN Sáu Dài II đã đạt được một số kết quả sau: Uy tín của doanh nghiệp ngày được nâng lên do doanh nghiệp luôn đảm bảo về chất lượng hàng hoá cũng như tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng và các doanh nghiệp cùng ngành trong suốt quá trình kinh doanh. Cùng với tốc độ tăng của doanh thu thì bên cạnh đó chi phí hoạt động liên quan đến kinh doanh cũng có biến động giảm nên tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp tăng đều theo thời gian. Dựa vào kết quả trên bảng cân đối kế toán ta thấy tình hình vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp tăng dần qua các năm điều này cho thấy doanh nghiệp kinh doanh mang lại hiệu quả nên dần quan tâm đến việc đầu tư vào nguồn vốn kinh doanh. 5.1.4. Những điểm hạn chế tồn tại và nguyên nhân Việc hạch toán sổ sách và ghi nhận chứng từ vẫn còn sai sót như nội dung ghi nhận nội dung chưa rõ ràng, chưa ký duyệt xác nhận đầy đủ đnguyên nhân của sự sai sót này là do kinh nghiệm của kế toán vẫn còn hạn chế bên cạnh đó do là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên công tác tổ chức bộ máy kế toán theo hướng giản đơn nên vẫn còn tình trạng kiêm nhiệm nhiều công việc nên hiệu quả làm việc của nhân viên giảm do khối lượng công việc nhiều nên không thể quản lý tốt công việc. 95 Do DNTN Sáu Dài II thuộc về loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại nên trong một tháng có nhiều nghiệp vụ bán hàng phát sinh cần phải ghi nhận nhưng doanh nghiệp vẫn chưa trang bị đồng bộ cho bộ phận kế toán, kế toán bán hàng trong kỳ phải theo dõi tình hình bán hàng và ghi nhận dữ liệu trên excel để theo dõi hàng ngày dữ liệu được kế toán trưởng kết nhập vào phần mềm kế toán để xử lý và lập các báo kế toán. Với hình thức quản lý hạch toán chưa thống nhất nên số liệu nhập vào phần mềm không xử lý chính xác nên vẫn còn sai lệch trong báo cáo tài chính. Tình hình giá cả vật liệu trên thị trường ngày càng tăng, số lượng hàng tồn kho trong doanh nghiệp cuối mỗi kỳ còn tồn với số lượng quá lớn doanh nghiệp chưa giải quyết tốt vẫn còn tình trạng hàng ứ đọng và lưu trữ trong kho với số lượng lớn chưa được giải quyết xem xét tiêu thụ làm cho doanh nghiệp chậm thu hồi vốn. Tình hình nợ phải thu trong doanh nghiệp đôi khi chưa được giải quyết do kế toán chưa theo dõi chi tiết vì thông thường đối với những khách hàng ở xa thường mua hàng qua điện thoại nên việc ghi nhận và theo dõi thông tin khách hàng chưa cụ thể nên chưa theo dõi chính xác tình hình công nợ phát sinh. Qua phân tích tỷ số sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ số sinh lợi trên vốn chủ sở hữu chưa mang lại hiệu quả vì doanh nghiệp chưa khai thác hết nguồn lực sẵn có để phục vụ cho hoạt động kinh doanh. 5.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SÁU DÀI II 5.2.1. Các giải pháp khắc phục những tồn tại trong doanh nghiệp Để hạn chế tình trạng sai sót doanh nghiệp cần trang bị tốt cho công tác kế toán bán hàng những công cụ phần mềm hỗ trợ để theo dõi tình hình bán hàng và giúp dữ liệu thông tin khi thống nhất với hoá đơn giảm thiểu hạch toán và ghi sai nghiệp vụ, bên cạnh đó giúp lưu trữ và bảo quản thông tin cho doanh nghiệp khi cần đối chiếu dữ liệu trực tiếp. Bên cạnh đó doanh nghiệp hướng dẫn nâng cao khả năng nghiệp vụ cho kế toán bán hàng giúp tránh những sai sót trong khâu ghi nhận chứng từ, sổ sách không đáng có ảnh hưởng đến báo cáo kết quả kinh doanh. Kế toán cần theo dõi sát tình hình các khoản nợ phải thu và lập dự phòng phải thu khó đòi cuối kỳ trên tài khoản 139 để theo dõi trích lập nhằm giảm 96 thiệt hại về các khoản nợ do khách hàng thanh toán quá lâu hoặc không thanh toán cho doanh nghiệp. Các khoản dự phòng này sẽ được kết chuyển vào tài khoản 642 chi phí quản lý kinh doanh. Bên cạnh đó khoản mục hàng tồn kho của doanh nghiệp cũng chưa được doanh nghiệp thực hiện đúng theo chế độ kế toán. Vì vậy, trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và theo dõi trên tài khoản 159 và được kết chuyển vào tài khoản 632 giá vốn hàng bán vào cuối kỳ nhằm giúp doanh nghiệp gánh chịu khoản chi phí thiệt hại khi đánh giá hàng tồn kho vào cuối kỳ. Yếu tố giá vốn và chi phí quản lý kinh doanh tăng cao là nguyên nhân tác động đến tình hình lợi nhuận trong doanh nghiệp do lợi nhuận của doanh nghiệp chủ yếu từ hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, từ tháng 03 năm 2012 doanh nghiệp còn phải gánh một khoản chi phí lãi vay cũng làm ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận cho doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động hay tăng vòng quay vốn nhằm mục đích giúp doanh nghiệp giảm vay vốn và chi phí lãi vay phát sinh. 5.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp Doanh nghiệp cần có biện pháp tăng doanh thu hợp lý để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Qua tình hình thực tế phân tích về doanh nghiệp thì doanh thu của doanh nghiệp cũng tăng khá cao nhưng vẫn còn phát sinh những khoản mục làm giảm doanh thu mà chủ yếu là hàng bán bị trả lại. Vì vậy doanh nghiệp nên có chính sách thu mua và tìm nguồn hàng phù hợp để đảm bảo chất lượng về hàng hoá, đáp ứng nhu cầu khách hàng mà vẫn mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải có biện pháp điều chỉnh giá bán hợp lý để có thể bù đắp những chi phí bỏ ra mà vẫn mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những chính sách chủ động hơn trong tìm kiếm khách hàng cho doanh nghiệp bằng cách giới thiệu về hàng hoá kinh doanh thông qua hình thức quảng cáo để được nhiều người biết về sản phẩm, hàng hoá mà doanh nghiệp đang kinh doanh. Ngoài ra doanh nghiệp cần chủ động hơn trong tiết kiệm chi phí phát sinh cụ thể trong việc tìm kiếm nguồn hàng từ những nơi gần mà vẫn đảm bảo chất lượng điều này giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được khoản chi phí cho việc vận chuyển và bốc dỡ hàng hoá về kho. Tiết kiệm bằng cách thức tận dụng xoay chuyển nguồn vốn sẵn có trong doanh nghiệp khi có nhu cầu cần thiết và hạn chế việc đi vay vốn vì điều này 97 sẽ làm tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong thời gian nhất định tuỳ theo giá trị của các khoản vay. Cần cân nhắc và đánh giá trước lợi ích mang lại khi mua tài sản mang có giá trị lớn điều này giúp doanh nghiệp tránh việc phải đầu tư lãng phí cho doanh nghiệp. Vì khi đầu tư vào 1 một đồng vốn thì phải đánh giá khả năng thu lợi trực tiếp từ tài sản đó mang lại cho doanh nghiệp trong tương lai như thế nào. Doanh nghiệp không nên lưu giữ lượng tiền mặt nhiều tại đơn vị vì rất khó để bảo quản. Tốt nhất nên đầu tư vào hoạt động kinh doanh để mở rộng quy mô và nâng cao sức cạnh tranh hay có thể gửi tiết kiệm vừa đảm bảo được việc bảo quản tiền cho doanh nghiệp bên cạnh đó còn giúp cho doanh nghiệp có thêm nguồn thu từ lãi tiết kiệm góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 98 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. KẾT LUẬN Trong điều kiện phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường hiện nay, thông tin kinh tế giữ một vai trò hết sức quan trọng nó quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán có vai trò rất quan trọng đối với công tác quản lý kinh tế, bao gồm cả quản lý vĩ mô và vi mô. Kế toán bán hàng và xác định kết quả là một bộ phận không thể thiếu trong công tác kế toán tại doanh nghiệp. Nó cung cấp số liệu kịp thời cho các nhà quản lý doanh nghiệp về tình hình kinh doanh cũng như phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình kinh doanh bán hàng và kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, phục vụ đắc lực cho việc quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói những đóng góp bộ máy kế toán nói chung, kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được khả năng hoạt động từ đó giúp ban ãnh đạo có những định hướng phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh doanh. DNTN Sáu Dài II là doanh nghiệp chuyên kinh doanh về vật liệu xây dựng tuy không phải là doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn mạnh nhưng trong thời gian kinh doanh doanh nghiệp đã tạo được uy tín cho khách hàng và bằng những nổ lực mạnh mẽ doanh nghiệp đã đạt được thành tựu đáng kể trong kinh doanh. Là một sinh viên chuyên ngành kế toán doanh nghiệp sau quá trình học tập ở trường,và sau thời gian thực tập tại DNTN Sáu Dài II em đã chọn đề tài “Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh “ để khái quát toàn bộ quá trình hạch toán kế toán và xác định kết quả kinh doanh doanh nghiệp tại DNTN Sáu Dài II. Bằng những kiến thức đã tích luỹ được trong quá trình học tập tại nhà trường, em đã cố gắng trình bày những vấn đề cơ bản về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. 6.2. KIẾN NGHỊ DNTN Sáu Dài kinh doanh chủ yếu trong địa bàn huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, với môi trường cạnh tranh như hiện nay để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh doanh nghiệp cần mở rộng thị trường, mạng lưới thu mua hàng hoá. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần theo nhu cầu thị trường và điều chỉnh tình hình nhập hàng hoá một cách tốt nhất để tránh tình trạng thừa hàng gây ứ đọng trường hợp hoạt động tiêu thụ hàng hoá của DN giảm. 99 Trong những năm vừa qua do sự bất ổn về tình hình kinh tế thế giới tác động kinh tế trong nước dẫn đến tăng giá hàng hoá làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp cần có chính sách điều chỉnh giá phù hợp và linh hoạt nhằm thu hút khách hàng và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá trong doanh nghiệp. Quan tâm và trang bị tốt trang thiết bị và kỹ năng cho công tác kế toán nói chung và kế toán bán hàng nói riêng để mang lại hiệu quả trong công tác hạch toán chính xác giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp có tầm nhìn đúng đắn cho những quyết định nhằm đem lại hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp. Ngoài ra, để tiến hành hoạt động kinh doanh hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định bao gồm vốn cố định, vốn lưu động và vốn chuyên dùng khác. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý, hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý tài chính của nhà nước. 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Việt, 2008. Kế toán tài chính. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản lao động. 2. Võ Văn Nhị và cộng sự, 2006. Kế toán tài chính. Hà Nội: nhà xuất bản tài chính. 3. Phạm Văn Dược và cộng sự, 2006. Phân tích hoạt động kinh doanh. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản thống kê. 4. Bùi Xuân Phong, 2007. Phân tích hoạt động kinh doanh. Hà Nội: Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. 5. Bộ tài chính, 2006. Chế độ kế toán doanh nghiệp (quyển 2). Hà Nội: nhà xuất bản tài chính. 6. Bộ tài chính, 2006. Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa. http://www.vacpa.org.vn/index.php?o=modules&n=lawdata&f=vanban_detail &idvanban=146&page=0. [Ngày truy cập: 15 tháng 07 năm 2013]. 101 PHỤ LỤC 1 Các nghiệp vụ phát sinh điển hình trong kỳ tại DNDN Sáu Dài II - Ngày 08/01/2013 doanh nghiệp mua 353m3 đá mi với đơn giá 45.000 đồng/m3. - Ngày 10/01/2013 xuất kho bán cho Lữ đoàn công binh 25-QK9 1500 bao ximang với đơn giá 65.314,08 đồng/bao. - Ngày 25/01/2013 doanh nghiệp lập UNC nộp vào ngân hàng 4.500.000 đồng chi trả lãi vay cho ngân hàng PG bank Đồng Tháp. - Ngày 30/01/2013 nhận được lệnh chuyển có của ngân hàng phản ánh thu từ hoạt động cho thuê tài sản 19.000.000 đồng do ban quản lý thành phố Cao Lãnh chi trả. - Ngày 31/01/2013 kế toán hạch toán chi tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng là 9.190.000 đồng và nhân viên quản lý 5.010.000 đồng, đồng thời kế toán tiến hành khấu trừ khấu trừ lương nhân viên theo quy định. - Ngày 31/01/2013 kế toán hạch toán khấu hao tài sản cố định cho bộ phận bán hàng 7.431.499 đồng, bộ phận quản lý 15.407.406 đồng. 102 PHỤ LỤC 2 Các chứng từ và sổ sách kế toán minh hoạ bao gồm: - Hoá đơn GTGT đầu vào. - Phiếu nhập kho. - Phiếu chi. - Phiếu xuất kho. - Hoá đơn GTGT bán hàng. - Uỷ nhiệm chi. - Lệnh chuyển có. - Bảng chấm công. - Bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội. - Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. - Sổ nhật ký chung. - Sổ nhật ký thu tiền. - Sổ nhật ký chi tiền. - Sổ nhật ký bán hàng. - Sổ chi tiết tiền mặt. - Sổ quỹ tiền mặt. - Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng. - Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tháng 01 năm 2011 – 2013. - Bảng cân đối kế toán tháng 01 năm 2011 – 2013. 103 [...]... hình kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II trong giai đoạn từ năm 2010 đến sáu tháng đầu của năm 2013 Tìm hiểu thực trạng kế toán về bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II của tháng 01 năm 2013 Phân tích và đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II trong tháng 1... các nhân tố ảnh hưởng đến công tác bán hàng và xác định kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II Qua đó, đưa ra những nhận xét và biện pháp để giúp doanh nghiệp xem xét và vận dụng nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Dựa trên cơ sở lý luận về kế toán xác định kết quả kinh doanh và khái quát tình hình kinh doanh. .. tình hình thực tế tại doanh nghiệp được thực tập nên em chọn đề tài Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II – tỉnh Đồng Tháp” để làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu về kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II từ đó phân tích và đưa... (2.3) 4 2.1.1.3 Ý nghĩa về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh a Ý nghĩa về công tác bán hàng Kế toán bán hàng phục vụ đắc lực cho công tác quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp Trong đó có công tác tiêu thụ hàng hóa Thông qua số liệu của kế toán hàng hóa và tiêu thụ hàng hóa mà chủ doanh nghiệp biết được mức độ hoàn thành kế hoạch kinh doanh tiêu thụ của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời... quả hoạt động kinh doanh tại công ty Bài viết sử dụng các phương pháp phân tích so sánh, thay thế liên hoàn và ma trận SWOT Qua quá trình thực tập học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế kết hợp nghiên cứu tham khảo từ hai đề tài trên, đề tài Thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II – tỉnh Đồng Tháp” sẽ kết hợp giữa các phương pháp hạch toán. .. Nhận xét và biện pháp để giúp doanh nghiệp hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian nghiên cứu Doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II tại huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện vào 12/08/2013 và kết thúc 18/11/2013 1.3.3 Đối tư ng nghiên cứu Chứng từ kế toán phát... giá về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 95 5.1.4 Những điểm hạn chế tồn tại và nguyên nhân 95 5.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán bán hàng và nâng cao kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân Sáu Dài II 96 5.2.1 Các giải pháp khắc phục những tồn tại trong doanh nghiệp 96 5.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp 97 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ... hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 23 Hình 2.12 Sơ đồ kế toán hạch toán xác định kết quả kinh doanh 25 Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức doanh nghiệp tại DNTN Sáu Dài II 37 Hình 3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại DNTN Sáu Dài II 37 Hình 3.3 Sơ đồ hệ thống sổ kế theo phần mềm kế toán áp dụng tại DNTN Sáu Dài II 39 Hình 3.4 Sơ đồ hệ thống sổ kế theo hình thức nhật ký chung... và nhận hàng (Hình thức này chưa áp dụng phổ biến và rộng rãi ở nước ta) 2.1.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ a Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ:  Nội dung: Tài khoản 511 dùng phản ánh DTBH và CCDV của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động kinh doanh từ các nghiệp vụ sau: Bán hàng: Bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hoá mua vào và bán bất... ra, bù đắp được chi phí và có nguồn tích luỹ để mở rộng kinh doanh 2.1.1.2 Khái niệm về xác định kết quả hoạt động kinh doanh Xác định kết quả là xác định khoản chênh lệch giữa thu nhập thuần và chi phí của các hoạt động trong doanh nghiệp như: Hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động khác a Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động sản xuất,

Ngày đăng: 09/10/2015, 13:37

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SÁU DÀI II

  • LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

  • THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SÁU DÀI II

  • LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

  • 4.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN BÁN HÀNG TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SÁU DÀI II

  • 4.2. TÌNH HÌNH KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN SÁU DÀI II TRONG THÁNG 01 NĂM 2013.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan