Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 30 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
30
Dung lượng
160 KB
Nội dung
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
MỤC LỤC
Phần mở đầu
1.Lý do chọn đề tài
2.Mục đích nghiên cứu
3.Đối tượng,phạm vi nghiên cứu
4.Phương pháp nghiên cứu
5.Những đóng góp của đề tài
6.Bố cục của bài tiểu luận
Chương 1. Giới thiệu tranh dân gian Việt Nam
1.1 Tranh dân gian Việt Nam
1.2 Khái quát về dòng tranh Đông Hồ
1.2.1. Nguồn gốc và sự phát triển tranh dân gian Đông Hồ
1.2.2. Làng tranh Đông Hồ
Chương 2. Đặc điểm dòng tranh dân gian Đông Hồ
2.1 Kỹ thuật làm tranh
2.1.1 Chất liệu làm tranh
2.1.2 Khắc ván
2.1.3 In tranh
2.2 Nội dung tranh
2.3 Nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ
2.3.1 Màu sắc trong tranh
2.3.2 Bố cục trong tranh
2.3.3 Thơ trong tranh
2.3.4 Tính triết lý của dòng tranh
Chương 3. Giải pháp bảo tồn và phát triển dòng tranh dân
gian Đông Hồ
3.1 Đánh giá thực trạng bảo tồn và phát triển dòng tranh dân gian
Đông Hồ
1
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
3.2 Giải pháp bảo tồn và phát triển dòng tranh dân gian Đông Hồ
3.2.1 Đề xuất về chính sách
3.2.2 Đề xuất một số giải pháp cụ thể
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
2
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
“ Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Loẹt lòe trên vách bức tranh gà”
Nhắc đến hai câu thơ này của thi sỹ Tú Xương,chúng ta không thể
không nghĩ đến dòng tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng ở Bắc
ninh.Tranh Đông Hồ là một trong ba dòng tranh dân gian tồn tại ở Việt
Nam,là di sản văn hóa quý báu của dân tộc ta.Các nghệ nhân dân gian
đã dựa trên những nhu cầu thực tiễn trong cuộc sống và thực tiễn sản
xuất để tạo nên những bức tranh đẹp,phong phú và giàu ý nghĩa.
Tranh dân gian Đông Hồ khá gần gũi với đại đa số dân chúng Việt
Nam,nhắc tới hầu như ai củng biết.Cứ vào ngày tết,ngoài mâm ngủ quả
thờ tổ tiên và phong tục :
“Thịt Mỡ Dưa Hành Câu Đối Đỏ”
Cây Nêu, Tràng Pháo,Bánh Chưng Xanh”
Thì những bức tranh đầy vui tươi của làng Đông Hồ củng luôn hiện
diện trên các bức tường,cánh cửa hay cổng nhà của mỗi người dân_đặc
biệt là cư dân Bắc Bộ.Tranh Đông Hồ mô tả đời sống sinh hoạt hằng
ngày với những nét vẽ khoáng đạt,tinh tế cùng với màu sắc sặc sỡ từ tự
nhiên nên nó hòa hợp một cách tự nhiên vaò không khí ngày tết vui
tươi,làm cho ngôi nhà của mỗi người dân Việt thêm sinh động,đặc biệt
là nâng cánh cho những ước mong,những lời chúc tết cho gia đình thêm
sung túc,hạnh phúc và thành công.
Không phải tự nhiên mà
nhà thơ Hoàng Cầm gọi tranh dân gian Đông Hồ là”Màu Dân
Tộc”,tranh còn là sự cô đọng lại những 5000 năm dựng nước của dân
tộc mà không phải ai củng biết thông qua những nét vẽ điêu luyện,màu
sắc tinh tế,được gọt dũa bởi những bàn tay điêu luyện bậc thầy như
nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam,Nguyễn Đăng Chế,...Nhìn vào mỗi bức
tranh ta như được thấy lại được những sự kiện,những phong tục,tập
3
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
quán cổ truyền quen thuộc của dân tộc Việt từ xưa tới nay.
Xuất phát từ tầm ảnh hưởng và vai trò to lớn đó mà tranh Đông Hồ của
Việt Nam được nhiều học giả,những nhà nghiên cứu trong và ngoài
nước quam tâm và bình luận.Mỗi cá nhân có một cách nhìn nhận khác
nhau,đã từng bước thấy được những nét độc đáo của dòng tranh nói
chung và những bức họa nói riêng.Tiêu biểu trong đó có Nguyễn Vủ
Tuấn Anh với “Tính minh triết trong tranh dân gian Việt Nam”,Nguyễn
Bá Vân và Chu Quang Trứ với “Cái đẹp trong tranh Đông Hồ” đăng
trên tập san khoa học của Trần Đăng Kim Trang,cùng với nhiều bài
nghiên cứu,công trình khoa học của các tác giả khác.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử dân tộc,các dòng tranh dân gian
của dân tộc có số phận riêng của mình,tranh Đông Hồ củng vậy,tuy
nhiên những nét đẹp văn hóa vốn có của nó vẩn tồn tại đi cùng năm
tháng.Chúng ta củng biết được rằng như một quy luật tất yếu,sự phát
triển kinh tế thị trường đi kèm với xu thế Toàn Cầu Hóa,nền văn hóa
của các dân tộc có cơ hội giao thoa với nhau,điều này khiến cho nền
văn hóa truyền thống Việt Nam cũng như dòng tranh dân gian Đông Hồ
đứng trước những thử thách lớn.Nguy cơ một dòng tranh dân gian của
dân tộc với những nét đẹp vui tươi,dí dỏm,thể hiện nét nhân văn,truyền
thống mộc mạc của làng quê sẻ dần bị mai một,dần bị quên lãng và rơi
vào quá khứ.Sẻ là như vậy nếu như chúng ta không kịp đưa ra các giải
pháp cụ thể,mang tính khả thi,sự hòa trộn các nền văn hóa với nhau là
điều tất yếu,văn hóa sẻ là một nền màu giống nhau,chúng ta sẻ không
phân biệt được đăc trưng của các quốc gia với nhau,điều đó là không
thể chấp nhận được.Câu hỏi đặt ra là làm sao vừa hội nhập lại vừa giữ
gìn và bảo tồn,phát huy giá trị dòng tranh dân gian Đông Hồ?bài
nghiên cứu này của tôi chỉ mong đóng góp những hiểu biết nhỏ be
,́ những sự yêu thích của mình về nét đẹp,nét văn hóa của dòng tranh
dân gian Đông Hồ ở Bắc Ninh củng như là đưa ra một số đề xuất về
4
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
việc bảo tồn và phát triển dòng tranh trước xu thế chung hiện nay.
2.Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này,tôi muốn đưa ra một số hiểu biết của mình về dòng tranh
dân gian Đông Hồ tại Thuận Thành,Bắc Ninh.Tìm hiểu những đặc điểm
chung về dòng tranh,về làng Song Hồ nơi trực tiếp sáng tạo ra dòng
tranh,cùng với những nét đẹp,nét văn hóa dòng tranh quý báu này.Nhìn
nhận,đánh giá thực trạng phát triển củng như là giải pháp cụ thể,kịp
thời để giữ gìn và phát triển dòng tranh Đông Hồ.
3.Đối tượng,phạm vi nghiên cứu
Bài tiểu luận này không đi sâu nghiên cứu vào từng loại bức tranh
mà chỉ tìm hiểu sơ quát về đặc điểm,thực trạng phát triển chung củng
như là đề xuất giải pháp giữ gìn và phát triển dòng tranh dân gian
Đông Hồ.
Về không gian: Tìm hiểu Dòng tranh dân gian Đông Hồ tại xã Song
Hồ,huyện Thuận Thành,tỉnh Bắc Ninh
Về thời gian:
Nghiên cứu cho tới 27/2/2012
4. Phương pháp nghiên cứu
Với bài nghiên cứu này,người viết đã sữ dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu,thống kê
-Phương pháp tổng hợp
-Phương pháp so sánh,đối chiếu
-Phương pháp phỏng vấn
5. Những đóng góp của đề tài.
Thông qua việc tiếp thu,tổng hợp tài liệu, thành tựu của những người đi
trước,người viết đã đi vào tìm hiểu về dòng tranh dân gian Đông Hồ ở
Thuận Thành,Bắc Ninh,hy vọng sẻ có những hiểu biết hơn về dòng
tranh này.
Bài nghiên cứu này sẻ góp phần cung cấp thêm một số kinh nghiệm
5
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
nhỏ trong việc tiếp cận dòng tranh này từ nhiều góc độ khác nhau.
Hy vọng bài tiểu luận này sẻ góp phần làm tư liệu cho các nhà nghiên
cứu về dòng tranh dân gian Đông Hồ củng như là sinh viên,hay những
người có nhu cầu tìm hiểu về dòng tranh quý báu này của dân tộc.
6. Bố cục của bài tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu,kết luận,tài liệu tham khảo,phụ lục thì bài tiểu luận
có bố cục gồm 3 chương:
Chương 1. Giới thiệu tranh dân gian Việt Nam
Chương 2. Đặc điểm dòng tranh dân gian Đông Hồ
Chương 3. Giải pháp bảo tồn và phát triển dòng tranh dân gian Đông
Hồ
Chương 1. Giới thiệu tranh dân gian Việt Nam
1.1 Tranh dân gian Việt Nam
Nhắc tới tranh dân gian, chắc mổi người dân Việt Nam ai ai củng đều biết và
cảm thấy quen thuộc,vì nó luôn hiện diện trong cuộc sống của chúng ta mỗi
ngày.Đó chính là các loại tranh quý như tranh Đông Hồ ở Bắc Ninh,tranh
Hàng Trống,tranh Kim Hoàng ở Hà Nội,tranh làng Sình ở Huế ,các loại tranh
với các màu sắc khác nhau,nét văn hóa khác nhau,rất phong phú và da dạng
làm nên di sản quý báu của dân tộc,làm nên nét văn hóa cổ truyền đậm chất
Việt mà đi đâu ai củng nhớ.
Tranh dân gian Việt Nam là một loại hình mỹ thuật cổ truyền của dân gian
Việt Nam.Về lịch sử thì Tranh dân gian Việt Nam có lịch sử rất lâu đời, đã
6
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
từng có thời gian phát triển rất mạnh mẽ, ngày nay nó có phần giảm sút nhưng
vẫn còn được giữ gìn bảo tồn trong một số làng nghề và một số gia đình làm
tranh. Về cơ bản có hai loại tranh chính là tranh Tết và tranh thờ. Sở dĩ tranh
dân gian Việt Nam xuất hiện rất sớm là bởi vì nó với hai loại chính là tranh tết
và tranh thờ xuất hiện gần như cùng lúc với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt và việc thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên.
Tranh dân gian Việt Nam dù có nhiều dòng tranh khác nhau nhưng nhìn
chung đều được dựng hình theo kiểu lấy các nét khoanh, lấy các mảng màu và
bao lại toàn hình. Các thành phần trong tranh không có một điểm nhìn cố định
mà hầu hết được thiết kế để có thể quan sát di động, từ nhiều góc độ khác
nhau. Cách tạo màu cũng vậy, tất cả đều nhằm làm cho bức tranh thật dễ nhìn.
Cách vẽ tranh Dân Gian thì chủ yếu là in tranh. Nhìn chung cách in tranh chủ
yếu là sử dụng khắc ván. Các bản ván khắc chủ yếu làm từ gỗ. Đầu tiên nghệ
nhân sẽ khắc lên bản gỗ đường nổi thể hiện những đường nét chính của tranh,
sau này khi in tranh ra giấy, người làm tranh lại tiếp tục tô vẽ để hoàn thiện
bức tranh đó, còn đối với một số tranh đơn giản thì người thợ không cần tô vẽ
thêm nữa mà tranh được đưa ra khi in xong. Nghệ thuật in tranh qua các bản
gỗ khắc nổi xuát hiện từ xa xưa, được lưu truyền từ đời nay qua đời khác.
Tranh thường được in hoặc vẽ trực tiếp lên giấy. Loại giấy phổ biến thường
được các dòng tranh dùng hơn cả là Giấy Dó. Mỗi dòng tranh thường có cách
tạo màu, pha chế màu sắc riêng, nhưng nhìn chung thì màu sắc cho những bức
tranh thường được tạo nên từ những nguyên liệu đơn giản, dân dã bằng rất
nhiều phương pháp khác nhau.Về bố cục thì Hầu hết tranh dân gian được vẽ
theo quan niệm "sống" hơn "giống". Đường nét của mỗi bức tranh hết sức gạn
lọc, thuần khiết, cốt sao rung cảm thẩm mỹ cho người xem hơn là vẽ đúng
luật. Các thành phần trong tranh không có một điểm nhìn cố định mà hầu hết
được thiết kế để có thể quan sát di động, từ nhiều góc độ khác nhau.
Nội dung của tranh cũng hết sức phong phú, đa dạng. Mỗi bức tranh đều
mang một ý nghĩa nhân sinh riêng, biểu hiện nhiều góc độ tâm trạng của con
7
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
người, mang trong nó là cả những ước vọng của người dân, từ những ước
mong giản dị cho tới những điều cao quý. Đó có thể là mong ước về một cuộc
sống no ấm của nhà nông với sự thể hiện của tranh "Mẹ con đàn lợn", hay sự
thể hiện ý chí kiên cường bất khuất của đấng nam nhi với "Tranh gà trống"
sặc sỡ và oai vệ, và nó cũng thể hiện cho 5 đức tính quý của con người: văn
(vẻ đẹp – mào gà), vũ (cứng rắn – cựa gà), nhân (lòng thương yêu đồng loại –
khi kiếm được mồi luôn gọi đàn đến cùng ăn), dũng (sức mạnh – gặp kẻ thù
thì kiên quyết chống lại), tín (hàng ngày báo giờ rất đúng). Tranh gà đẹp và ý
nghĩa như thế, nên nhà thơ Đoàn Văn Cừ đã viết trong bài thơ Chợ têt: "Lũ
trẻ còn mải ngắm bức tranh gà/ Quên cả chị bên đường đang đứng gọi".Còn
tranh "Đám cưới chuột" lại là một minh chứng sống động và hóm hỉnh cho
quan hệ mạnh hiếp yếu trong xã hội. Chuột làm đám cưới phải lo lễ vật cống
cho mèo, cầu xin mèo để yên cho đám cưới được tiến hành.Dù được thể hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng tranh dân gian của các dòng tranh đều
có điểm giống nhau là luôn đề cao cái đẹp, đề cao đạo lý làm người, giáo dục
những phẩm chất tốt và cầu mong những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
1.2 Khái quát về dòng tranh Đông Hồ
1.2.1. Nguồn gốc và sự phát triển tranh dân gian Đông Hồ
Tranh dân gian Đông Hồ là một trong các loại dòng tranh dân gian Việt Nam
có sức sống lâu bền,có giá trị văn hóa lịch sử đối với dân tộc.
. Tranh Đông Hồ xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành,
tỉnh Bắc Ninh). Làng Mái là tên gọi dân gian xưa kia của làng tranh Đông Hồ
bây giờ. Vào thế kỷ XVI tranh Đông Hồ xuất hiện nhưng không ai thống kê
hết được có bao nhiêu mẫu tranh mà chỉ biết gồm có 5 loại là: Tranh thờ,
Tranh lịch sử, Tranh chúc tụng, Tranh sinh hoạt và Truyện tranh. Từ cuối thế
kỷ XIX đến 1944 là thời kì cực thịnh của làng tranh. Lúc ấy, trong làng có 17
dòng họ thì tất cả đều làm tranh. Đến hẹn lại lên, cứ khoảng tháng 7, tháng 8
hàng năm là cả làng đã tất bật để chuẩn bị cho mùa tranh Tết, khắp làng rực
rỡ sắc màu của giấy điệp, không một mảnh đất trống nào không được người
8
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
dân làng Hồ tận dụng để phơi giấy: từ sân nhà, sân đình, ven các ngõ xóm,
đường làng, dọc theo triền đê cho đến các nóc nhà, nóc bếp….Không khí
trong làng rộn rạo từ sáng đến tối suốt mấy tháng liền như thế
Mỗi năm, chợ tranh chỉ nhộn nhịp và tấp nập nhất vào tháng Chạp, họp 5
phiên vào các ngày 6, 11,16, 21 và 26. Bà con, du khách thập phương đổ về
mua tranh đông vui, tấp nập. Hàng nghìn, hàng triệu bức tranh các loại được
mang ra xếp gọn lại bán cho những lái buôn, hoặc bán lẻ cho các gia đình
mua về làm tranh treo tết để mang phú quý, vinh hoa cho nhà mình. Sau phiên
chợ tranh cuối cùng (26/12 âm lịch) những gia đình nào còn lại tranh đều bọc
kín đem cất đi chờ đến mùa tranh năm sau lại mang ra chợ tranh bán. Đến chợ
tranh làng Hồ không chỉ có khách buôn và mua tranh, mà có cả những người
hâm mộ nghệ thuật tranh dân gian thích thăm thú, xem tranh và đi trảy hội
mùa xuân.
Tranh Đông Hồ có được sức sống lâu bền và có sức cuốn hút đặc biệt với
nhiều thế hệ con người Việt Nam cũng như du khách nước ngoài cũng bởi
những đề tài trên tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc, giản dị, gần
gũi gắn liền với văn hoá người Việt. Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế đã giải
thích về ý nghĩa của việc dùng màu sắc sao cho phù hợp với mỗi đề tài khác
nhau: nền màu đỏ cho tranh đánh ghen để lột tả được cái nóng giận bực bội
ngột ngạt của không khí lúc đó, nền màu vàng cho cảnh vui tươi tràn ngập sắc
xuân trên các bức tranh ngày tết, nền màu hồng nhạt cho tranh làng quê yên
bình …
Đôi khi những bức tranh Đông Hồ còn được những nghệ nhân trang trí kèm
theo những từ chỉ dẫn hoặc những tứ thơ tình tứ, lãng mạn,
Cứ bóc tách từng lớp nang văn hoá hiện trên mỗi bức tranh Đông Hồ cũng đủ
cho chúng ta thấy vốn liếng văn hoá Việt thuần khiết và trong sáng, đa dạng
và vô cùng độc đáo.
Các nghệ nhân Đông Hồ đã chuyển hóa những lời hay - ý đẹp, những kinh
nghiệm đúc rút trong cuộc sống từ ngàn đời để lại vào tranh dân gian với
9
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
những cách thể hiện rất riêng:
Những ai đã yêu thích tranh Đông Hồ hẳn rất quen thuộc với các tranh gà: Gà
Mẹ Con, Gà Đại Cát, Gà Dạ Xướng, Kê Cúc. Chẳng hạn bức "Gà Thủ Hùng".
Theo sử sách xưa kể lại, vào khoảng năm 1915 cụ Chánh Hoàn gả con gái cho
một anh Phán, Cụ Đám Giác ( tên thật là Nguyễn Thể Thức (1882 - 1943) là
một nghệ nhân sáng tác nổi tiếng của Đông Hồ. Ngoài tranh về cuộc sống ở
nông thôn cụ còn vẽ nhiều tranh truyện tranh phong cảnh, tranh tố nữ...)đã
mừng đám cưới bằng một mẫu tranh mới: một gia đình gà gồm gà trống, gà
mái và đàn con. Bằng ngôn ngữ ước lệ, các con gà được cách điệu hóa, chúng
sống động mà không cần giống thực. Gà mái có bố cục theo đường xoắn ốc tạo nên sự nũng nịu. Gà trống được đặt trong một hình thang, đáy lớn nằm
trên - tạo nên tư thế chủ gia đình, che chở cho gà mái và đàn con. Bức tranh
gợi không khí hạnh phúc, đầm ấm trong một gia đình. Trên tranh có dòng chữ
nôm "Lắm con nhiều cháu, giống cánh giống lông" một lời chúc thật sâu sắc!
Bức tranh này được xây dựng từ câu phương ngôn: "Con nhà tông không
giống lông cũng giống cánh".Con trâu "đầu cơ nghiệp của nhà nông", cũng
được các nghệ nhân Đông Hồ dành nhiều tâm huyết.Tranh cưỡi trâu thổi sáo
có chữ: "Hà diệp cái thanh thanh" (Lọng lá sen xanh xanh). Một tàu lá sen
dựng đứng như chiếc ô - ý tưởng thật thú vị. Con trâu nghển cổ thưởng thức
tiếng sáo, tư thế, dáng vẻ của nó khiến ta cùng nghe thấy tiếng sáo réo rắt,
thấy bầu trời trong xanh lồng lộng, thấy cuộc sống thanh bình...
Trải qua nhiều thăng trầm, lệ mua tranh Đông Hồ treo ngày Tết đã mai một,
làng tranh cũng thay đổi nhiều: Trong những năm kháng chiến chống pháp,
khi cả nước điêu linh, Đông Hồ cũng rơi vào cảnh đạn bom lay lắt, làng tranh
bị giặc đốt phá tan hoang, người dân trong làng lo chạy loạn khắp nơi, các bản
khắc tranh cũng bị thiêu cháy rụi. Nghề tranh từ đó cũng bị gián đoạn. Hoà
bình lập lại (1954) làng tranh được khôi phục. Nhiều tổ hợp tác sản xuất tranh
Đông Hồ được thành lập, đây cũng là thời điểm tranh Đông Hồ được xuất
khẩu sang các nước XHCN đạt kết quả cao. Nhưng từ năm 1985- 1990, do tác
10
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
động của nền kinh tế thị trường, nhu cầu thẩm mỹ của người dân thay đổi,
việc xuất khẩu tranh gặp nhiều khó khăn. Người dân làng tranh chuyển dần
sang làm hàng mã. Nghề làm tranh tồn tại yếu ớt, chỉ còn lẻ tẻ một vài gia
đình bám trụ với nghề tranh như: gia đình ông Nguyễn Đăng Chế, gia đình
ông Nguyễn Hữu Sam… Đến nay, nhờ công gìn giữ của các nghệ nhân ấy mà
tranh dân gian này được khôi phục lại. Cùng với nhiều sáng tạo mới mẻ, tranh
dân gian Đông Hồ lại chiếm được cảm tình của nhiều du khách trong và ngoài
nước mỗi khi đặt chân đến mảnh đất văn vật hữu tìnhnày.
1.2.2. Làng tranh Đông Hồ.
Nằm ấp mình bên bờ đê phía nam của dòng sông Đuống hiền hoà, nghiêng
trôi một “dòng lấp lánh”, làng tranh Đông Hồ đã trải qua biết bao những
thăng trầm để giữ cho “hồn dân tộc” mãi được “sáng bừng trên giấy điệp”.
Làng tranh Đông Hồ là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song
Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng trên 35 km. Làng
Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông
Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ.
Làng Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái. Các cụ làng Đông Hồ vẫn truyền lại
mấy câu ca rằng:
"Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề làm tranh".
Làng Đông Hồ nằm ngay sát bờ sông Đuống, ngày xưa chỉ cách sông một con
đê, đó là ý trong câu "Có sông tắm mát có nghề làm tranh". Ngày nay, do sự
bồi lấp của dòng sông nên từ đê ra đến mép nước giờ khá xa.
Làng Đông Hồ có tranh trước kia được bán ra chủ yếu phục vụ cho dịp Tết
Nguyên Đán, người dân nông thôn mua tranh về dán trên tường, hết năm lại
lột bỏ, dùng tranh mới. Thơ Tú Xương về tranh Đông Hồ ngày Tết có câu:
"Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột
11
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
Loẹt lòe trên vách bức tranh gà ".
Chương 2. Đặc điểm dòng tranh dân gian Đông Hồ
2.1 Kỹ thuật làm tranh
2.1.1 Chất liệu làm tranh
Tranh dân gian Đông Hồ tại Bắc Ninh chủ yếu được làm từ chất liệu tự
nhiên.Giấy in tranh là giấy điệp,người ta nghiền nát vỏ con điệp,một loại sò
vỏ mỏng ở biển trộn với hồ,hồ được nấu từ bột gạo tẻ,gạo nếp có khi nấu
bằng bột gạo sắn.Hồ dùng trên tranh thường được nấu bằng bột gạo tẻ hoặc
bột gạo sắn,hồ nấu từ bột nếp thường dung để dán,rồi dung chổi lá thông quét
lên mặt giấy dó.
Trước khi in ra giấy được bồi điệp làm nền chất điệp óng ánh lấy từ vỏ con
sò,con hến,đã tạo nên nét riêng biệt cho tranh đông hồ.Cây dó được chọn là
loại cây to,người dân mua ở Quảng Ninh,Thái Nguyên,Tuyên Quang,được
phơi khô.Sau đó,khi làm thì ngâm nước hai ngày hai đêm,luộc lên cho
mềm,bóc bỏ vỏ.Tranh Đông Hồ đặc biệt ở chổ là không phải là giấy dó thì
không phải là tranh đông hồ,điều này đã gắn liền với tên tuổi tranh Đông Hồ
từ thời xa xưa.
2.1.2 Khắc ván
Tranh Đông Hồ có một công đoạn là khắc ván.Để hoàn thành một sản phẩm
thì khâu khắc ván là một khâu quan trọng không thể thiếu.Đảm nhận khâu này
là những người có tay nghề chạm khắc giỏi.Để có tranh in màu,ván in làm 2
loại.Ván in nét và ván in màu.Ván in nét làm bằng gỗ thị,gỗ mơ hay gỗ lồng
ngực,là loại gỗ rắn,bền,thớ dẻo và mịn.Khi tiếp xúc với nước là không bị nở
thớ và còn có khả năng làm cho nét khắc trên ván in dai,đứng vững,không
gãy,không đỗ.
Ván in các mảng màu thì bằng gỗ dổi hay gỗ vàng tâm,là loại gỗ nhẹ,thớ
mềm xốp,dễ hút màu,do đó in đậm màu thuốc.Gỗ dùng khắc ván in phải xẻ
trước một,hai ba năm để khô mới dùng.Khi in ván gỗ gặp nước không bị cong
vênh.
12
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
Các ván in tranh Đông Hồ chỉ in một mặt.Dụng cụ khắc ván là những mũi
đục còn gọi là những “ve” bằng thép cứng.Trong khi đó nhiều nước trên thế
giới gỗ làm in tranh là gỗ anh đào là phần lớn dùng dao khắc mũi nhọn đầu để
khắc ván.
Khi khắc ván,người cầm ve bằng tay trái,đặt lưỡi ve lên cạnh nét vẽ,tay phải
cầm dùi đục đập mạnh lên đầu cán ve.Khắc nét thẳng thì dùng ve lưỡi
thẳng,khắc nét cong thì dùng ve lòng máng.Cứ thế tùy đường thẳng hay cong
của nét vẽ mà lựa chọn lưỡi ve to hay nhỏ,cong nhiều hay ít cho ăn khớp với
nét vẽ.Về sau người thợ khắc ván làng Hồ còn dùng thêm loại dao khắc mũi
nhọn mài một má.
Các ván in làng Hồ khắc bằng mũi ve nên nét vẽ khắc ván thường
to,đậm,sâu nét và đứng cạnh.Có thể nói nếu ván in tranh hàng Trống
to,rộng,đầy đặn,tờ tranh to rộng đến đâu ván in củng khổ thì ván in tranh
Đông Hồ thường khổ nhỏ,nhẹ,tiện cầm trên tay khi in.Nếu là những tranh khổ
lớn rộng như Tứ Bình,Tố Nữ,tranh Truyện Kiều,tranh Tứ Quý thì các ván in
tranh không to bằng khổ tranh mà được cắt nhỏ bằng 3,4 ván,thường in tranh
phải in ghép các ván lại cho thành một bản khắc trọn vẹn.
Khi khắc ván in tranh,người ta chuyển sang giai đoạn in tranh hàng
loạt.Khâu sáng tác,khắc ván và in tranh có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
2.1.In tranh
Đây là công đoạn thực hiện việc quết màu lên ván rồi in,giấy dùng in tranh là
giấy điệp.Khi in tranh phải in từng màu lần lượt,năm màu năm lần in,mổi lần
in là một lần là một lần phơi.Sau khi in tranh,kể cả lúc tranh khô,người xem
vẩn cảm nhận được màu sắc của tranh,thật tươi tắn như lúc tranh ướt.Các hình
khối,mảng nọ cạnh mảng kia,có sự ăn ý một cách hài hòa tự nhiên.Các màu
đã hòa quyện in tranh thường lấy từ tự nhiên.Màu đen có được là đốt lá tre lấy
than của nó,màu xanh là bột của lá chàm,màu vàng là bột của lá hoa hòe,màu
đỏ là của sỏi núi,màu trắng là màu óng ánh của vỏ điệp.
2.2 Nội dung tranh
13
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
Tranh dân gian Đông Hồ có nội dung phong phú và đa dạng,gồm năm thể
loại chính,đó là tranh Thờ có Bộ Ngủ Sử;tranh Lịch Sử có Hai Bà Trưng,Bà
Triệu;truyện Tranh có Thánh Gióng,Truyện Kiều,Thạch Sanh;tranh Chúc
Tụng có Gà Đàn,…Tranh Sinh Hoạt có Đánh Ghen,Nhà Nông,Đám Cưới
Chuột .Với các tranh có phần chữ hán đi kèm thì ý nghĩa sang tỏ hơn bao giờ
hết.Còn đối với các tranh khác,đặc biệt là tranh sinh hoạt thì có nhiều cách
giải thích hơn,cho tới nay có những cách phân tích khác nhau hoàn toàn,như
tranh Đánh Ghen.Tranh Đông Hồ có đặc điểm thường là những hình ảnh sung
túc như Đám Cưới Chuột,cảnh trai gái cùng nhau hái dừa,cảnh cá chép nhiều
màu vùng vẩy đuôi…thể hiện sự mong muốn về sự sung túc.
Mỗi bức tranh đều mang một ý nghĩa nhân sinh riêng, biểu hiện nhiều góc
độ tâm trạng của con người, mang trong nó là cả những ước vọng của người
dân, từ những ước mong giản dị cho tới những điều cao quý. Đó có thể là
mong ước về một cuộc sống no ấm của nhà nông với sự thể hiện của tranh
"Mẹ con đàn lợn", hay sự thể hiện ý chí kiên cường bất khuất của đấng nam
nhi với "Tranh gà trống" sặc sỡ và oai vệ, và nó cũng thể hiện cho 5 đức tính
quý của con người: văn (vẻ đẹp – mào gà), vũ (cứng rắn – cựa gà), nhân (lòng
thương yêu đồng loại – khi kiếm được mồi luôn gọi đàn đến cùng ăn), dũng
(sức mạnh – gặp kẻ thù thì kiên quyết chống lại), tín (hàng ngày báo giờ rất
đúng). Tranh gà đẹp và ý nghĩa như thế, nên nhà thơ Đoàn Văn Cừ đã viết
trong bài thơ Chợ tết: "Lũ trẻ còn mải ngắm bức tranh gà/ Quên cả chị bên
đường đang đứng gọi".
Còn tranh "Đám cưới chuột" lại là một minh chứng sống động và hóm hỉnh
cho quan hệ mạnh hiếp yếu trong xã hội. Chuột làm đám cưới phải lo lễ vật
cống cho mèo, cầu xin mèo để yên cho đám cưới được tiến hành.Hoặc thầy
đồ cóc lại nói về lớp học nghiêm túc,nhìn qua có thể thấy thầy đồ rất gia
trưởng,ở dưới thì lớp học đang ôn bài,còn bức tranh Hứng Dừa thì lại chỉ một
gia đình hòa thuận,vợ hứng chồng chèo,trong như ngọc trắng như ngà.
14
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
Dù được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng tranh dân gian của
các dòng tranh đều có điểm giống nhau là luôn đề cao cái đẹp, đề cao đạo lý
làm người, giáo dục những phẩm chất tốt và cầu mong những điều tốt đẹp
trong cuộc sống.
2.3 Nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ
Mổi một dòng tranh dân gian thì có nghệ thuật riêng của mình,điều đó tạo
nên nét riêng cho nó.Tranh dân gian Đông Hồ có nét đặc sắc riêng,nghệ thuật
riêng tạo nên vốn có của nó mà không lẩn đi đâu được.Sáng tạo nghệ thuật
trong tranh Đông Hồ không phải là cảm hứng trong sáng tác.Mổi bản in thể
hiện một truyền thuyết hoặc một câu chuyện ngụ ngôn mang tính triết lý,một
bức thông điệp đầy màu sắc về đạo lý,luân lý hay một thông điệp từ hàng
ngàn vạn năm trước của cha ông.
2.3.1 Màu sắc trong tranh
Màu sắc là yếu tố quan trọng hình thức bên ngoài của tranh dân gian nói
chung,tranh Đông Hồ nói riêng.Màu sắc sử dụng trong tranh là màu tự nhiên
từ cây cỏ như đen(than xoan hay than lá tre),xanh(gỉ đồng,lá chàm),vàng(hoa
hòe),đỏ(sỏi son,gỗ vang),vv,…Đây là những màu khá cơ bản,không pha trộn
và vì số lượng màu tương ứng với số bản khắc gỗ,nên thường tranh Đồng Hồ
có bốn màu mà thôi.
Sự kết hợp các màu trong các bức tranh Đông Hồ rất là hài hòa,tinh tế,thấm
đượm tính chất mộc mạc,giản dị của cuộc sống hằng ngày.Màu sắc phong
phú,tươi tắn:những hình khối,đường nét tuy giản đơn nhưng sống động,thực
mà hư,hư mà thực,gần gũi với đời sống của người nông dân Đồng Bằng Bắc
Bộ.Mổi bức tranh có từ bảy đến tám màu nhưng mổi màu phải in theo một
trình tự nhất định:đàu tiên là màu đỏ,rồi xanh,tiếp đến là màu trắng,hồng hoặc
vàng và cuối cùng là màu đen.
Sau khi in thành tranh,kể cả lúc tranh khô,người ta vẩn cảm nhận được
màu sắc của tranh thật tươi tắn như lúc tranh ướt.Nhưng những năm gần
đây,có một số người khi in tranh đã từng dung một số màu và hóa chất hiện
15
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
đại,như thế sản phẩm có tăng nhưng chất liệu màu của tranh không tươi màu
sắc nét như tranh làm truyền thống.Đã thế,chỉ trong một thời gian ngắn màu
sắc bị phai nhạt.
Cái tết trên tranh tết của tranh Đông Hồ không những được thể hiện trên
các đề tài của các tờ tranh và còn thể hiện chính trong các màu sắc của
tranh.Như sắc đỏ của son hay chusa,trên các tranh gà lợn được coi như một
điều may mắn của người Việt.Các sắc đỏ tía,sắc tía,trên cái nền điệp óng ánh
dường như xua đi cái giá lạnh của màu đông.Từ các sắc đỏ trên những tờ
tranh đến sắc hồng trên những bông hoa đào,sắc đỏ trên những đôi câu
đối,khiến cho cảm giác tết trở nên rôn ràng.
2.3.2 Bố cục trong tranh
Vừa chắc gọn,chặt chẽ nhưng củng rất linh hoạt phóng túng.Có những bức
tranh lại có bản chất không gian phóng khoáng,táo tợn,vượt ra ngoài mọi
khuôn khổ,luật lệ,ấy mà vẩn đạt được tính nghệ thuật cao cả về hình thức lẩn
nội dung tư tưởng.
Tranh Đánh ghen,các nghệ nhân đã dùng cách phối cảnh ước lệ phương
Đông làm cơ sở để tại ra lối bố cục không gian tượng trưng và khái quát.
Các bức tranh khác củng thể hiện đầy đủ,trọn vẹn,bố cục hài hòa,không có
sự thiếu hụt,cắt gọt thô thiển như nhiều tranh hiện đại mà mọi sự vật trong
tranh,mọi đường nét,đều được sắp xếp tinh tế,không chen lấn,che lấp,chống
đỡ nhau,vừa hồn nhiên,dí dõm vừa đậm chất mộc mạc,triết lý sâu xa.Không
gian nghệ thuật của mổi bức tranh là không gian “tẩu mã” pha một chút “viển
cận”.Tranh Đông Hồ,mọi không gian đều được lấp kín,đó là đặc
điểm riêng của tranh khắc gỗ,bù lại sự thiếu hụt của không gian sâu có không
gian dài,cao và rộng để thể hiện sự bất tận,sự tượng trưng này rất có lợi thế để
thể hiện ý tưởng của tranh.
2.3.3 Thơ trong tranh
Tranh Đông Hồ có chữ đề thơ.Đó là những lời hay ý đẹp,nhiều kinh
nghiệm lâu năm của các nghệ nhân Đông Hồ,đã được chuyển hóa một cách
16
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
độc đáo.Mảng chữ là một phần tạo nên sự chặt chẽ hoàn chỉnh trong bố cục
không gian của tranh bên cạnh việc thể hiện rõ ý tưởng về nội dung.Nét chữ
củng là những nét vẽ trong tranh,hài hòa,ăn ý với né vẽ ở các hình thể khác.
“Trong như ngọc,trắng như ngà
Đây chèo đấy hứng cho vừa lòng nhau”
( Hứng Dừa)
“Trạng chuột ơn vua cưới vợ làng
Kiệu son lộng lẫy lông hoa vàng
Nàng dâu xứ chuột đi chân đất,
Ngón chân bùn non vẩn dính chân”
(Đám Cưới Chuột)
Bức tranh “Gà thủ hùng”,thể hiện không khí gia đình hạnh phúc,đầm ấm.Trên
tranh có dòng chữ nôm “lắm con nhiều cháu,giống cánh giống lông”,một lời
chúc thật sâu sắc,xuất phát từ câu phương ngôn“con nhà tông không giống
lông củng giống cánh”.Hay tranh “Cưỡi trâu thổi sáo” củng được các nghệ
nhân tranh Đông Hồ dành nhiều tâm huyết,trên tranh có đề chữ “Hà diệp cái
thanh thanh”,ý chỉ một cuộc sống thanh bình,êm ả ở chốn thôn quê hiện ra
trước mắt.
Từ câu phương ngôn “tre già măng mọc” nghệ nhân Nguyễn Thể Thức có
đôi tranh,bức thứ nhất có tên “Cử chỉ hữu cương thường”,trên đó có câu:
“Tre già dẻo đã có thì
Có phần tráng trực để tùy người sau”
Bức còn lại thì có tên Kim Ngân Hoa Hóa Luật Lệ với câu thơ :
“Lệ luật thì giáp ở trên
Kim ngân hoá ắ vượt lên ai bì”
Thơ là một yếu tố không thể thiếu trong tranh Đông Hồ,nó gắn bó hữu cơ
với hình tượng của nét và màu là chiều sâu của ngoại hình mà mắt cảm thụ
được mau chóng truyền đạt chủ đề của tác phẩm đến với quần chúng chơi
17
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
tranh.
Cứ bóc tách từng nét văn hóa hiện trên mổi bức tranh Đông Hồ củng đủ
cho chúng ta cảm thấy vốn liếng văn hóa thuần khiết và trong sáng và vô cùng
độc đáo.
2.3.4 Tính triết lý của dòng tranh
Tranh dân gian Đông Hồ ngoài một số tranh mang tính lịch sử,chúc
tụng,phê phán thói hư tật xấu của người dân và còn phản ánh nên một cuộc
sống mới trên tinh thần mới trong cuộc sống của những bức tranh.
Yếu tố châm biếm được thể hiện rõ nét trong tranh Đông Hồ,phê phán xã
hội phong kiến với hệ thống quan lại mục ruỗng,như:Chăn trâu thổi sáo,Phú
quý,Đàn lợn,Ngũ hổ,Đàn cá,Tam dương khai thái,Chọi trâu,Vinh hoa,Lễ trí,
….Các tác phẩm này thể hiện được giá trị nghệ thuật,củng như nội dung tư
tưởng to lớn,sâu sắc,một tư duy sáng tạo mang đậm chất nông nghiệp của
những người nông dân,đó là nét riêng có,không trùng lặp với tranh thủy mặc
của Trung Quốc hay tranh Khắc gỗ của Nhật Bản.
Triết lý trong tranh không phải là những gì cao xa,bác học mà đó là những
là những quan niệm sống nhân sinh,và có khi được rút ra từ lối tư duy triết
học phương đông,từ thuyết ngũ hành,triết lý âm dương của vũ trụ.Tranh Đông
Hồ là một minh chứng cho lối tư duy nghệ thuật sắc bén, từ cái từ bức tranh
sử dụng màu sắc trong tranh và cách tạo nên tĩnh tâm huyền diệu trong tranh.
Tranh Ngũ Hổ xuất xứ từ một nền minh triết có nền tảng là học thuyết của vũ
trụ quan cổ là học thuyết của âm dương ngũ hành ,trong dân gian người ta
quan niệm hổ là loài vật hung dữ,chúa tể sơn lâm nhưng ở đây chú hổ nằm
trong niêm luật của sự vận động ngũ hành.
Toàn bộ bức tranh là hệ thống hình vuông khép kín hình chữ nhật vây xung
quanh bố cục là năm chú hổ tượng trưng cho năm màu khác nhau,màu đỏ
tượng trưng cho hành hỏa ,màu trắng tượng trưng cho hành kim ,màu xanh
tượng trưng cho hành mộc,màu đen tượng trưng cho hành thủy,đặc biệt ở giữa
được bố trí là chú hổ vàng tượng trưng cho hành thổ “theo thuyết âm dương
18
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
ngũ hành,hành thổ là sự quy tang của bốn hành kia trong chu kỳ vận động
của ngũ hành”.
Bức tranh thể hiện giá trị tư tưởng triết lý,mang tính thẩm mỹ dân gian có
một giá trị hiện đại thuộc cách dùng màu,phối màu hài hòa,thuận mắt.
Trong số nhiều bức tranh Đông Hồ thì có bức tranh Nhân nghĩa,Lễ trí,Vinh
hoa phú quý là nổi bật nhất thể hiện gía trị triết lý.Bốn bức tranh là bốn nội
dung tư tưởng với những lời cầu chúc,khát vọng của sự khỏe mạnh cho những
đứa trẻ,thể hiện sự sung túc ngây thơ. Bốn bức tranh thể hiện cho bốn mùa là
tứ trụ,tứ bình,tứ bảo,tứ bất tử,…Bốn mùa khác nhau trong năm.Bốn bức tranh
là bốn hình tượng chú bé bầu tròn và ôm nhiều con vật có tính ước lệ tượng
trưng,biểu thị một ý nghĩa triết lý cho bức tranh như bức Nhân nghĩa,hình
tượng chú bé ôm cóc là con vật khó có thể gần gũi với đời sống của người
dân nhưng với lối tư duy tâm lý của người nông dân,họ đã biến hình tượng
mang tính biểu trưng ước lệ trong tâm thức người dân,một hình tượng quen
thuộc.Hay trong bức tranh lễ trí hình tượng chú bé ôm rùa là con vật linh
thiêng mang một giá trị vưn hóa cội nguồn từ thời xa xưa qua đó nói lên một
ý nghĩa biểu trưng về văn hóa có tính văn hiến của dân tộc.
Chương 3. Giải pháp bảo tồn và phát triển dòng tranh dân
Đông Hồ
3.1 Đánh giá thực trạng bảo tồn và phát triển dòng tranh dân gian Đông
Hồ
Tranh Đông Hồ được biết đến là có được sức sống lâu bền và sức cuốn hút
đặc biệt với nhiều thế hệ con người Việt Nam củng như du khách nước ngoài
củng bởi những đề tài chiến tranh phản ánh đậm chất cuộc sống mộc mạc,giản
dị,gần gũi gắn liền với văn hóa người Việt,đó là con gà,con trâu,con cóc,con
chuột,cảnh chăn trâu,đi bừa,các trò chơi vui ngày xuân như Bịt Mắt Bắt
Dê,Đánh Đu,Đấu Vật,…Nét đẹp thoáng đãng,giản dị,trong sang chứ không
cầu kỳ,chi tiết.
Thế nhưng, Tồn tại lay lắt nhiều thập kỷ qua, dòng tranh dân gian Đông Hồ
19
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
có lịch sử 400 năm đang đứng trước nguy cơ mai một. Nhưng rồi theo thời
gian, tranh Đông Hồ ngày càng mai một. Nhưng rồi theo thời gian, tranh
Đông Hồ ngày càng mai một. Trong những năm từ 1960 đến 1970, tranh
Đông Hồ bắt đầu rơi vào tình trạng khó khăn. Những bản khắc cổ có giá trị đã
bị hư hỏng, thất lạc rất nhiều. Năm 1967, Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Hà Bắc
(cũ) ký hợp đồng với Nhật Bản thành lập Đội sản xuất tranh. Thời gian đầu
đội chỉ in cầm chừng mỗi tháng được trên dưới 1.000 tờ.
Từ năm 1970 đến 1985, tranh Đông Hồ được xuất sang 12 nước XHCN. Thời
kỳ này, việc xuất khẩu tranh đạt được kết quả nhiều nhất. Từ đó đến năm
1990, do sự thay đổi về nhu cầu thẩm mỹ và tác động của kinh tế thị trường,
dòng tranh Đông Hồ tồn tại lay lắt. Đến nay, hầu hết những người làm tranh
đều bỏ nghề. Hiện nay ở Đông Hồ, chỉ còn hai nghệ nhân ở tuổi "cổ lai hy"
nhưng còn tâm huyết, cố giữ nghề. Hơn 37 năm nay, ông Nguyễn Hữu Sam,
nghệ nhân của làng tranh cặm cụi sưu tầm, bảo tồn những bản khắc cổ và tận
tâm truyền nghề cho con cháu.
Sinh năm 1930 trong một gia đình có truyền thống làm tranh, khi còn nhỏ ông
đã đam mê những sắc mầu độc đáo của tranh Đông Hồ. Từ năm 1967 đến
năm 1989 ông vừa là Đội trưởng Đội sản xuất tranh, trực tiếp chỉ đạo kỹ
thuật, vừa nghiên cứu, sưu tầm, phục chế, sáng tác tranh.Đến nay, ông đã có
trên 600 bản khắc kể cả các bản sưu tầm, phục chế và sáng tác mới, trong đó
có gần 200 bản khắc cổ.Ông cho biết: Muốn giữ nghề phải không nghĩ tới cái
lợi trước mắt. Suốt tháng ngày, ông cần mẫn in ra những bức tranh sống
động: "Đến hẹn lại lên", "Múa quạt Quan họ", "Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm
xưa", "Lý Thái Tổ hạ chiếu dời đô"... Theo gương ông, nhiều con cháu đã tự
làm tranh và mở được phòng tranh riêng.
Thuộc thế hệ làm tranh thứ 22 của làng Đông Hồ, trăn trở trước tình trạng mai
một của nghề tranh sau khi nghỉ hưu, nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế dành dụm
lương hưu làm tranh và ba năm sau tranh của ông đã có người mua. Tìm mua
các bản khắc mà nhiều gia đình lưu luyến với nghề cũ còn giữ lại được, ông
20
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
nhân thêm nhiều bản khắc mới. Số bản khắc ông dày công sưu tầm, phục chế,
sáng tác ngày một nhiều và phong phú thêm.Đến nay, số bản khắc của gia
đình ông đã có hơn 1.000 bản, trong đó có 150 bản khắc cổ, 100 loại tranh
phục hồi, 20 loại tranh mới vẽ như: "Bác Hồ với thiếu nhi", "Bắt phi công
Mỹ", "Đào mương chống hạn"... Con trai ông đã có phòng tranh ở Hà Nội,
mở rộng được thị trường tiêu thụ cho sản phẩm này.Nhưng dòng tranh vẫn có
nguy cơ mai một.
Cách đây gần năm năm, Câu lạc bộ làng tranh được thành lập với 20 hội viên
với mục đích tổ chức dạy nghề, quản lý và bán tranh tại đình làng, được Tổng
cục Du lịch hỗ trợ 50 triệu đồng, xã trích ngân sách 15 triệu đồng và vận động
nhân dân đóng góp 20 triệu đồng để xây dựng cơ sở vật chất.
Tuy nhiên trong suốt mấy năm qua, câu lạc bộ hầu như không hoạt động, chỉ
tồn tại trên danh nghĩa. Cuối tháng 9-2004, được sự hỗ trợ của Tổng cục Du
lịch, Sở Du lịch - Thương mại Bắc Ninh đã khai trương "Phòng tranh Đông
Hồ", nhưng cũng chỉ trên cơ sở phòng tranh của gia đình nghệ nhân Nguyễn
Đăng Chế.
Ảnh hưởng xu hướng thương mại hóa, các hình thức in lưới, dùng bột mầu
thay cho chất liệu thiên nhiên... trở nên phổ biến đã làm cho dòng tranh mất
dần đi những nét đặc trưng vốn có. Nhiều bản khắc cổ đứng trước nguy cơ bị
thất lạc, bị hư hại do cung cách bảo quản thủ công.Tuy đã có nhiều cố gắng
của không ít cá nhân, tổ chức, nhưng việc khôi phục và phát triển dòng tranh
vẫn đang ở trong tình trạng hết sức khó khăn. Tranh Đông Hồ đang đứng
trước nguy cơ mai một.
Cách đây gần năm năm, Câu lạc bộ làng tranh được thành lập với 20 hội viên
với mục đích tổ chức dạy nghề, quản lý và bán tranh tại đình làng, được Tổng
cục Du lịch hỗ trợ 50 triệu đồng, xã trích ngân sách 15 triệu đồng và vận động
nhân dân đóng góp 20 triệu đồng để xây dựng cơ sở vật chất.
Tuy nhiên trong suốt mấy năm qua, câu lạc bộ hầu như không hoạt động, chỉ
tồn tại trên danh nghĩa. Cuối tháng 9-2004, được sự hỗ trợ của Tổng cục Du
21
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
lịch, Sở Du lịch - Thương mại Bắc Ninh đã khai trương "Phòng tranh Đông
Hồ", nhưng cũng chỉ trên cơ sở phòng tranh của gia đình nghệ nhân Nguyễn
Đăng Chế.
Ảnh hưởng xu hướng thương mại hóa, các hình thức in lưới, dùng bột mầu
thay cho chất liệu thiên nhiên... trở nên phổ biến đã làm cho dòng tranh mất
dần đi những nét đặc trưng vốn có. Nhiều bản khắc cổ đứng trước nguy cơ bị
thất lạc, bị hư hại do cung cách bảo quản thủ công.
Tuy đã có nhiều cố gắng của không ít cá nhân, tổ chức, nhưng việc khôi phục
và phát triển dòng tranh vẫn đang ở trong tình trạng hết sức khó khăn. Tranh
Đông Hồ đang đứng trước nguy cơ mai một.
Trong cơn lốc thị trường, người làng Đông Hồ ngày nay không còn mặn mà
với nghề làm tranh mà hầu hết chuyển hẳn sang làm vàng mã.
Trước nhu cầu thực tế của thị trường, người dân làng Đông Hồ hầu như đã
chuyển hẳn từ làm tranh sang làm vàng mã. Bác Nguyễn Đăng Thiệu, trưởng
thôn Đông Hồ bộc bạch: "Cũng biết phải gác bếp, phải xếp xó các bản in
tranh là rất buồn, và cảm thấy có phần lỗi với các cụ, nhưng biết làm sao khi
mà làm tranh ra mà không có người mua. Do vậy, để đảm bảo cuộc sống, mọi
người trong làng phải chuyển hẳn sang nghề làm vàng mã chứ trông vào mấy
sào lúa thì chết đói. Bây giờ chỉ còn duy nhất hai nghệ nhân trong làng duy
trì nghề làm tranh, còn cả làng chuyển sang làm vàng mã hết rồi".
Thực ra làm tranh và làm vàng mã của làng đã cùng tồn tại bao đời nay rồi.
Trước kia vào dịp Tết thì tập trung vào làm tranh, lúc nông nhàn thì làm vàng
mã. Công việc cứ đều đều như thế cả năm, nhưng nay kinh tế phát triển hơn
nhiều, phú quý sinh lễ nghĩa, người ta có nhu cầu đốt vàng mã nhiều và
thường xuyên hơn mua tranh. Vào các dịp như rằm tháng bảy, Tết ông Công
ông Táo, Tết Nguyên đán... làm vàng mã bận rộn hơn hẳn. Ngày thường đã
làm đến 8-9h tối, còn vào dịp như chuẩn bị cúng Tết ông Công ông Táo, dịp
đặc biệt có hôm làm đến 1-2h đêm."Cũng nhờ nghề vàng mã phát triển, đời
sống người làng Đông Hồ đã thay đổi hẳn. Những ngôi nhà tranh vách đất cũ
22
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
kỹ được thay bằng các ngôi nhà cao tầng hiện đại. Nghề vàng mã tạo công ăn
việc làm đáng kể cho mọi người, từ người già đến trẻ con đều có thể tham gia
sản xuất, tận dụng mọi lúc rảnh rỗi.Kinh tế của người làng khấm khá hơn hẳn.
Tấp vào một ngôi nhà khá khang trang, vợ chồng chị Thúy đang tất bật, luôn
tay đóng gói sản phẩm quần áo âm phủ để chồng chị đi giao hàng cho kịp.
Chị Thúy cho biết, công việc làm vàng mã thật sự thuận lợi được khoảng 5
năm trở lại đây. Mỗi nhà làm chuyên một loại sản phẩm, như quần áo, mũ
mão, giày dép... làm đến đâu bán hết đến đó.
Chị Thúy tâm sự, chị cũng là một giáo viên đang dạy tại một trường cấp hai,
nhưng lương giáo viên không đủ sống. Ngoài giờ lên lớp, thời gian còn lại ở
nhà chị làm vàng mã để đảm bảo cuộc sống và trang trải việc học hành cho
hai đứa con nhỏ. “Bây giờ chi tiêu sinh hoạt, ăn uống, học hành của các cháu
cao lắm, không làm thì chết đói”, chị Thúy tâm sự. Khi được hỏi sao vợ
chồng anh chị không làm tranh khi ngày Tết đang cận kề, chị bảo, nếu làm
tranh mà đông người mua, thu nhập đảm bảo thì vợ chồng chị và cả làng này
cũng làm rồi, nhưng làm ra không bán được, chỉ còn nước nhìn nhau mà
khóc.
Không chỉ những người trẻ tuổi làng Đông Hồ mà ngay cả các ông bà trên 70
tuổi cũng bỏ làm nghề truyền thống chuyển sang làm vàng mã. ông bà Xuất,
73 tuổi, đang cắm cúi dán mã lầu (biệt thự hàng mã - PV) chia sẻ: "Bây giờ
làm tranh ra chỉ có người nước ngoài mua, hơn nữa phải có các mối quan hệ
mới bán được. Ít người làm tranh còn bán được chứ nhiều người cùng làm
không biết bán cho ai, hơn nữa nhiều người chuyển sang treo tranh Trung
Quốc vừa rẻ vừa đẹp. Còn làm vàng mã thì công việc ổn định quanh năm,
vào dịp này làm mũ ông Công, ông Táo không đủ bán".
Tranh dân gian Đông Hồ đang đứng trước những thách thức và khó khăn,
đó là bờ vực của sự mai một.Đảng và nhà nước cùng toàn thể nhân dân tỉnh
Bắc Ninh đã có những biện pháp nhằm phục hồi và bảo tồn dòng tranh quý
này của dân tộc,nhưng những biện pháp đó vẩn đang còn trên giấy tờ,hoặc
23
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
nếu đã được thực thi trên thực tế thì củng chưa có hiệu quả thực sự.
3.2 Giải pháp bảo tồn và phát triển dòng tranh dân gian Đông Hồ
3.2.1 Đề xuất về chính sách
Để cho tranh dân gian Việt Nam nói chung và tranh Đông Hồ nói riêng được
giữ gìn và bảo tồn trong xu thế mà đất nước đang chủ trương xây dựng nền
văn hóa “Tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”,trong tình hình hội nhập toàn
diện mà các nền văn hóa của các nước có cơ hội giao lưu vơi nhau thì Đảng
và Nhà nước ta luôn quan tâm,củng như là đặt mục tiêu đưa ra chính sách để
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển lâu dài của dòng tranh dân gian
là hàng đầu.
Sự phong phú, đa dạng của nghệ thuật tranh dân gian Việt Nam góp phần làm
nên bản sắc dân tộc Việt, nhưng điều đáng buồn là nó đã bị mai một dần theo
thời gian. Việc khôi phục và gìn giữ các dòng tranh đã khó huống chi nói đến
phát triển, do vậy hành động thiết thực và cụ thể của Ban Quản lý tranh Dân
gian Đông Hồ tại Bắc Ninh đã góp phần bảo tồn giá trị những dòng tranh quý,
lưu giữ cho thế hệ sau.Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó cục trưởng Cục Di sản,
Bộ VHTT-DL cho biết: “Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa
truyền thống nói chung và giá trị của các dòng tranh dân gian nói riêng,
chúng ta cần chú ý tới không gian phát triển làng nghề. Điều này rất thuận
lợi bởi chính sách và chủ trương của Đảng và Nhà nước rất quan tâm và
khuyến khích khôi phục, giữ gìn các làng nghề truyền thống. Điều quan trọng
và cấp thiết hiện nay là đội ngũ các nghệ nhân dân gian, bởi số nghệ nhân
nắm giữ tinh hoa của nghề ngày càng mất đi. Bên cạnh đó, cần có các chiến
lược quảng bá hình ảnh, sản phẩm các dòng tranh, chiến lược đào tạo các
thế hệ kế cận mới có thể làm tốt việc duy trì và giữ gìn các giá trị văn hóa
của các dòng tranh dân gian cho thế hệ con cháu mai sau”
Thông qua đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội vừa qua,Đảng và Nhà Nước
ta củng đã đưa ra nhiều chương trình xây dựng và làm sống lại các làng tranh
24
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
trong đó có làng tranh Dân Gian Đông Hồ,trên tinh thần đó tỉnh Bắc Ninh
củng đã hưởng ứng và chỉ đạo địa phương triển khai các hoạt động phát
triển,mở rộng làng tranh,góp phần làm cho dòng tranh ngày càng được nhân
dân gần xa biết tới,ủng hộ,phần nào nhớ lại tinh thần củng như nét văn hóa xa
xưa của vùng kinh bắc đầy truyền thống.
3.2.2 Đề xuất một số giải pháp cụ thể
Trước những khó khăn trước mắt của dòng tranh dân gian Đông Hồ thì bắt
buộc cần có những biện pháp cụ thể,kịp thời mang tính thực tế để bảo tồn
củng như phát triển dòng tranh.
Trước tiên là yếu tố đầu vào.Người dân làng tranh đang dần dần chuyển sang
nghề làm vàng mã vì nghề làm tranh bây giờ ít người mua,công sức mà họ bỏ
ra so với những gì mà họ thu được là không xứng đáng.Cơ quan chính quyền
cần dành nguồn ngân sách riêng cho công tác động viên nhân dân quay trở lại
với ngành nghề cội rễ của cha ông củng như là gây quỹ để mua nguyên vật
liệu,đào tạo nghệ nhân cho việc làm tranh,...Vận động nguồn thu từ nhân
dân,bạn bè trong nước,kiều bào ở nước ngoài củng như du khách nước ngoài
thông qua các hoạt động tham quan,gặp gỡ,diển thuyết,...
Sau gần 2 năm tiến hành thực hiện, đề án Bảo tồn, phát triển dòng tranh dân
gian Đông Hồ với mức đầu tư ban đầu hơn 1 tỷ đồng, tỉnh Bắc Ninh đã thu
được hiệu quả tích cực về mở rộng thị trường tiêu thụ cho khách hàng và về
phương diện kĩ thuật, mỹ thuật, làm cho loại hình tranh quí này có sức sống
mới trong đời sống đương đại.
Củng cần chú ý tới yếu tố thị trường.Tranh được sáng tác ra nhưng không tiêu
thụ được,không được ai ngó ngàng tới ngoại trừ là mang đi bán ở chợ
phiên,hay ngày tết thì mới có người mua về treo tết.Cần thành lập chợ riêng
để bán tranh để khi nhắc tới tranh Đông Hồ thì người ta có thể biết được chổ
nào là có thể tìm được tranh nhanh nhất.
Tranh dân gian Đông Hồ sẻ không tồn tại được nếu không có sự ủng hộ và
quan tâm của Đảng,Nhà Nước và Nhân dân.Đó là niềm động viên to lớn củng
25
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
như cơ hội quan trọng để dòng tranh có được chỗ đứng cũng như là khẳng
định thương hiệu riêng của mình.
Để dòng tranh được thế hệ trẻ biết tới và tiếp nối thì vấn đề giáo dục thế hệ trẻ
là vấn đề cần được quan tâm.Cần giáo dục cho họ biết về lịch sử của dòng
tranh,quy trình sản xuất tranh,...Điều này cần có sự phối hợp giữa các nghệ
nhân với phòng giáo dục và đào tạo sưu tầm và biên soạn tài liệu giảng dạy
cho học sinh các trường trong huyện.
Điều quan trọng nữa là cần để cho tranh dân gian Đông Hồ trở thành một yếu
tố văn hóa trong đời sống xã hội của người dân.Để mỗi khi đi tới đâu?làm gì?
Thì mỗi người con Bắc Ninh củng như người Việt được tự hào,hãnh diện khi
nhắc tới văn hóa làng tranh Đông Hồ,coi đó là niềm kiêu hãnh của mình đối
với quê hương để làm động lực cho mình phấn đấu,rèn luyện bản thân.Cần có
biện pháp hiệu quả để tranh Đông Hồ được sống với đời sống hằng ngày của
người dân như chính những gì mà nội dung nó phản ánh,là những gì mộc
mạc,giản đơn nhưng thâm thúy của bức tranh quê hương,của đời sống hằng
ngày.
Đảng ủy,ủy ban nhân dân xã cần có kế hoạch đầu tư,xây dựng cơ sở hạ
tầng,giao thông,trùng tu tôn tạo khu di tích Đình làng.Khôi phục chợ tranh
cùng hệ thống cây xanh,cảnh quan đón du khách tới thăm quan,...
Tổ chức tour du lịch thăm quan làng tranh củng là một yếu tố quan trọng.Xây
dựng các chuyến tham quan liên tỉnh xét trong phạm vi tỉnh Bắc Ninh,nhằm
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho du khách trong nước và quốc tế trong việc tìm
hiểu nét văn hóa làng tranh củng như con người nơi đây.
Trong thời buổi nền kinh tế thị trường, chúng ta nên coi nghệ thuật nói
chung,tranh đân gian nói riêng là hàng hóa. Để phát triển,đưa được dòng
tranh này đến với công chúng,ta nên có các phương pháp tiếp thị như:Đưa
tranh đi triễn lãm,bày bán sở những nơi thuận tiện và đông dân cư,mở các
gallerry trưng bày,đưa vào các shop quà lưu niệm,các gian hàng tại hội
chợ,siêu thị,...Hoặc có thể giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại
26
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
chúng,các sách báo tạp chí,...
Đưa vấn đề này vào chương trình giáo dục thẩm mỹ,chú ý công tác của các
nhà quản lý nghệ thuật,kỹ năng và năng lực của họ đối với công việc.Có thể
thành lập các hội văn hóa nghệ thuật tạo thuận lợi cho công tác bảo tồn và gìn
giữ,phát triển dòng tranh Đông Hồ.
Nhân tố con người củng rất quan trọng. Hiện nay ở Đông Hồ, chỉ còn hai
nghệ nhân ở tuổi "cổ lai hy" nhưng còn tâm huyết, cố giữ nghề. Hơn 37 năm
nay, ông Nguyễn Hữu Sam, nghệ nhân của làng tranh cặm cụi sưu tầm, bảo
tồn những bản khắc cổ và tận tâm truyền nghề cho con cháu. Thuộc thế hệ
làm tranh thứ 22 của làng Đông Hồ, trăn trở trước tình trạng mai một của
nghề tranh sau khi nghỉ hưu, nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế dành dụm lương
hưu làm tranh và ba năm sau tranh của ông đã có người mua. Tìm mua các
bản khắc mà nhiều gia đình lưu luyến với nghề cũ còn giữ lại được, ông nhân
thêm nhiều bản khắc mới. Số bản khắc ông dày công sưu tầm, phục chế, sáng
tác ngày một nhiều và phong phú thêm. Cả 4 doanh nghiệp tư nhân của các
nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, Nguyễn Đăng Phùng, Nguyễn Đăng Dũng,
Nguyễn Thị Phương tham gia đề án đã nghiên cứu xác định rõ nguồn nguyên
liệu gốc, chất liệu màu có trong tự nhiên (bao gồm cây dó, vỏ sò, vỏ hến, son,
lá tre...) dùng sản xuất, in tranh để tranh có những sắc thái, đặc trưng vốn có
từ mấy trăm năm trước. Các nghệ nhân đều duy trì, thực hiện việc kết hợp
giữa cổ truyền và hiện đại trong các khâu sản xuất tranh, khắc ván in và làm
tranh gỗ ngay trong làng nghề truyền thống, hướng vào mục đích khôi phục,
phát triển làng tranh trở lại trong cơ chế mới, bảo vệ, giữ gìn vốn quí văn hóa
dân tộc. Các nghệ nhân đã giúp đỡ cán bộ, xã viên hợp tác xã mây tre đan
Xuân Lai, huyện Gia Bình đưa chất liệu tranh dân gian Đông Hồ lên các sản
phẩm tre, trúc vừa giữ được sự tinh túy vốn có của tranh, vừa chinh phục, cảm
hóa người tiêu dùng trong và ngoài nước có sự yêu mến, trân trọng đối với
loại tranh dân gian này. Từ nhu cầu xã hội, bên cạnh việc làm tranh truyền
thống, các nghệ nhân còn tạo ra nhiều sản phẩm mới mang tính thủ công cao
27
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
như các loại sổ tay lưu niệm (khổ 26 x 37), (13 x 19) , (7x 12) trên chất liệu
giấy dó rất được du khách người nước ngoài ưa thích. Ngoài các loại tranh
tập, tranh bộ, bưu thiếp, sổ tay... tranh Đông Hồ còn được đưa vào thể loại
lịch 1 tờ, 7 tờ, lịch để bàn trên nền phông mành trúc rất đẹp, tao nhã được
công chúng gần xa đón nhận nhiều vào những dịp cuối năm, lễ tết. Đặc biệt
hơn cả là loại tranh khắc gỗ với các bộ tranh Tứ quí, Tứ bình, Bát Tiên, Thạch
Sanh, Tố Nữ...và nhiều loại tranh đơn khác như vinh hoa, phú quí, thổi sáo,
thả diều... mang đậm nét dân gian của người Á Đông rất được nhân dân ưa
chuộng. Chính nhờ có nhiều hiệu quả tích cực, dòng tranh dân gian Đông Hồ
đang có xu hướng tồn tại, phát triển trở lại, khắc phục dần tình trạng mai một
và luôn có khách hàng với mức tiêu thụ ngày một khá hơn nhiều năm trước
đây. Ngoài các nghệ nhân nổi tiếng trên còn cố giữ nghề thì cả làng tranh nay
đã chuyển sang làm nghề vàng mã,cần có những biện pháp thích hợp,kịp thời
để đào tạo và giáo dục những thế hệ sau nối tiếp làng nghề của cha ông để
lại,tạo điều kiện thuận lợi, động viên khuyến khích họ yêu nghề,bám lấy
nghề.
Gợi mở theo hướng phát triển quảng bá,ông Đặng Gia Trọng_chủ tịch ủy ban
nhân dân huyện Thuận Thành cho biết huyện đã có kế hoạch xây dựng đề án
phát triển du lịch Thuận Thành nằm trong quần thể du lịch Bắc Ninh và cả
nước.Đây là điều kiện tốt hứa hẹn để trung tâm giao lưu văn hóa dân gian
Đông Hồ,làng tranh Đông Hồ trở thành địa chỉ hấp dẩn đối với du khách.
Những ý kiến tâm huyết nhằm giữ gìn và bảo tồn,phát triển làng tranh dân
gian Đông Hồ đã bước đầu hé mở những hướng đi cho một dòng tranh đắc
sắc.Để nghệ thuật tranh Đông Hồ hưng thịnh không chỉ trong ký ức, rất cần
được sự quan tâm của các cấp các ngành trong việc giới thiệu,quảng bá.Tin
rằng,với thuân lợi bước đầu là sự hoạt động của trung tâm giao lưu văn hóa
tranh dân gian Đông Hồ,một tương lai tươi sáng đến với dòng tranh quý của
vùng đất Bắc Ninh văn hiến.
28
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
Kết luận
Nếu ai có dịp về làng gốm Phù Lãng (Quế Võ, Bắc Ninh) - một trong những
làm gốm có truyền thống lâu đời ở đất Bắc. Chắc tại đây bạn có thể thấy có
những chiếc bình sử dụng họa tiết của tranh Đông Hồ để trang trí.
Để thân thiện hơn với người dùng, hàng năm, ngoài việc in các bức tranh rời,
gia đình hai nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam và Nguyễn Đăng Chế còn in thành
những cuốn lịch với kích thước y như tranh gốc và có mành tre làm nền. Ngày
nay, làng tranh Đông Hồ không chỉ sản xuất tranh Đông Hồ mà còn thu nhỏ
những bức tranh này lại thành những bức thiệp.
Tranh Đông Hồ có một dạo lên đến đỉnh điểm “Cực Thịnh” đã từng sang giá
ở các triển lãm nghệ thuật lớn ở các nước trên thế giới với nét vẽ nhuần
nhụy,tươi tắn như hồn đất Việt.Bà con Việt kiều khi về nước củng phải tìm
mua bằng được những “Bức làng Hồ Tố tranh nữ dáng quê hương” (thơ Chế
Lan Viên) để khi ở xa quê hương trong sương mù Luân Đôn hay cái giá lạnh
của Pari hoa lệ,cảm thấy ấm lòng ở chốn tha hương.
Giá trị văn hóa truyền thống là điểm tụ để mỗi người con của dân tộc nhìn
về mà tự hào.Để mà gìn giữ ,phát triển những di sản văn hóa vật thể và phi
vật thể mà cha ông đã để lại.Đó là một trọng trách mà mỗi người phải tự nhận
thức và hành động.Làng tranh Đông Hồ ở Thuận Thành đang đứng trước thực
tế dần bị mai một,đó là cả một vấn đề.Dẫu biết rằng nền kinh tế thị trường là
vũ bão,là có sự giao thoa giữa hiện tại và truyền thống,nhưng cái hồn của mổi
dân tộc,mổi vùng miền, là những giá trị truyền thống.Điều quan trọng là ý
thức của mổi người,cùng chung tay xây đắp nên thành lũy di sản văn hóa làng
tranh dân gian Đồng Hồ nói chung và các làng nghề ở Việt Nam nói chung.
Sẽ chẳng phải quá khó khăn nếu như muốn lập một trang web về một vấn đề
gì đó. Tất cả các lĩnh vực của đời sống, một công ty, một chương trình truyền
hình, một bộ phim đều có trang web của riêng mình.Làng tranh Đông Hồ
củng đã có trang web riêng của mình để bạn đọc có thể truy cập,tìm hiểu
29
Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh
thêm.Những giải pháp đưa ra củng sẻ chỉ ở trên giấy tờ nếu như mổi chúng ta
không có những việc làm cụ thể,kịp thời có tính thực thi để dòng tranh quý
của dân tộc mãi trường tồn từ thế hệ nay sang thế hệ khác,xứng đáng với câu
là “Màu của dân tộc”.
Tài liệu tham khảo
1.Bùi Văn Vượng,Làng nghề thủ công truyền thống,NXB Văn hóa
2.Lê Ngọc Canh,(1999),Văn hóa dân gian Việt Nam_ những thành tố,NXB
Văn hóa thông tin.
3.Nguyễn Vủ Tuấn Anh,(2002),Tính minh triết trong tranh dân gian Việt
Nam,NXB Văn hóa thông tin.
4.Nguyễn Phi Hoành,(1984),Mỹ thuật Việt Nam.NXB Thành phố Hồ Chí
Minh.
5.Nguyễn Bá Vân,Chu Quang Trứ,(1984),Tranh dân gian Việt Nam.NXB văn
hóa.
6.Trần Ngọc Thêm,(1997)Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam.NXB thành
phố Hồ Chí Minh.
7.Tạp chí Văn hóa thông tin,Bộ văn hóa thông tin.
8.Các trang web:
*Google.com.vn
*Maudantoc.com.vn
*Tranhdongho.com.vn
*Bacninh.gov.vn
Phụ Lục: Một số hình ảnh về dòng tranh Đông Hồ.
30
[...]... dùng tranh mới Thơ Tú Xương về tranh Đông Hồ ngày Tết có câu: "Đì đoẹt ngoài sân tràng pháo chuột 11 Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh Loẹt lòe trên vách bức tranh gà " Chương 2 Đặc điểm dòng tranh dân gian Đông Hồ 2.1 Kỹ thuật làm tranh 2.1.1 Chất liệu làm tranh Tranh dân gian Đông Hồ tại Bắc Ninh chủ yếu được làm từ chất liệu tự nhiên.Giấy in tranh là giấy điệp,người ta nghiền... tiết Thế nhưng, Tồn tại lay lắt nhiều thập kỷ qua, dòng tranh dân gian Đông Hồ 19 Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh có lịch sử 400 năm đang đứng trước nguy cơ mai một Nhưng rồi theo thời gian, tranh Đông Hồ ngày càng mai một Nhưng rồi theo thời gian, tranh Đông Hồ ngày càng mai một Trong những năm từ 1960 đến 1970, tranh Đông Hồ bắt đầu rơi vào tình trạng khó khăn Những bản khắc... nhân dân tỉnh Bắc Ninh đã có những biện pháp nhằm phục hồi và bảo tồn dòng tranh quý này của dân tộc,nhưng những biện pháp đó vẩn đang còn trên giấy tờ,hoặc 23 Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh nếu đã được thực thi trên thực tế thì củng chưa có hiệu quả thực sự 3.2 Giải pháp bảo tồn và phát triển dòng tranh dân gian Đông Hồ 3.2.1 Đề xuất về chính sách Để cho tranh dân gian. .. với quần chúng chơi 17 Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh tranh Cứ bóc tách từng nét văn hóa hiện trên mổi bức tranh Đông Hồ củng đủ cho chúng ta cảm thấy vốn liếng văn hóa thuần khiết và trong sáng và vô cùng độc đáo 2.3.4 Tính triết lý của dòng tranh Tranh dân gian Đông Hồ ngoài một số tranh mang tính lịch sử,chúc tụng,phê phán thói hư tật xấu của người dân và còn phản ánh nên... của vỏ điệp 2.2 Nội dung tranh 13 Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh Tranh dân gian Đông Hồ có nội dung phong phú và đa dạng,gồm năm thể loại chính,đó là tranh Thờ có Bộ Ngủ Sử ;tranh Lịch Sử có Hai Bà Trưng,Bà Triệu;truyện Tranh có Thánh Gióng,Truyện Kiều,Thạch Sanh ;tranh Chúc Tụng có Gà Đàn, Tranh Sinh Hoạt có Đánh Ghen,Nhà Nông,Đám Cưới Chuột Với các tranh có phần chữ hán đi... của tranh 2.3.3 Thơ trong tranh Tranh Đông Hồ có chữ đề thơ.Đó là những lời hay ý đẹp,nhiều kinh nghiệm lâu năm của các nghệ nhân Đông Hồ, đã được chuyển hóa một cách 16 Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh độc đáo.Mảng chữ là một phần tạo nên sự chặt chẽ hoàn chỉnh trong bố cục không gian của tranh bên cạnh việc thể hiện rõ ý tưởng về nội dung.Nét chữ củng là những nét vẽ trong tranh, hài... liệu tranh dân gian Đông Hồ lên các sản phẩm tre, trúc vừa giữ được sự tinh túy vốn có của tranh, vừa chinh phục, cảm hóa người tiêu dùng trong và ngoài nước có sự yêu mến, trân trọng đối với loại tranh dân gian này Từ nhu cầu xã hội, bên cạnh việc làm tranh truyền thống, các nghệ nhân còn tạo ra nhiều sản phẩm mới mang tính thủ công cao 27 Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh. .. dân tộc” mãi được “sáng bừng trên giấy điệp” Làng tranh Đông Hồ là làng nghề nổi tiếng về tranh dân gian, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh cách Hà Nội chừng trên 35 km Làng Đông Hồ (đôi khi dân địa phương chỉ gọi là làng Hồ) nằm trên bờ nam sông Đuống, cạnh bến đò Hồ, nay là cầu Hồ Làng Đông Hồ xưa còn gọi là làng Mái Các cụ làng Đông Hồ vẫn truyền lại mấy câu ca rằng: "Hỡi cô thắt... dòng tranh, chiến lược đào tạo các thế hệ kế cận mới có thể làm tốt việc duy trì và giữ gìn các giá trị văn hóa của các dòng tranh dân gian cho thế hệ con cháu mai sau” Thông qua đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội vừa qua,Đảng và Nhà Nước ta củng đã đưa ra nhiều chương trình xây dựng và làm sống lại các làng tranh 24 Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh trong đó có làng tranh Dân. .. tự làm tranh và mở được phòng tranh riêng Thuộc thế hệ làm tranh thứ 22 của làng Đông Hồ, trăn trở trước tình trạng mai một của nghề tranh sau khi nghỉ hưu, nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế dành dụm lương hưu làm tranh và ba năm sau tranh của ông đã có người mua Tìm mua các bản khắc mà nhiều gia đình lưu luyến với nghề cũ còn giữ lại được, ông 20 Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh nhân ... dòng tranh dân gian Đông Hồ 19 Tìm hiểu dòng tranh dân gian Đông Hồ Thuận Thành, Bắc Ninh có lịch sử 400 năm đứng trước nguy mai Nhưng theo thời gian, tranh Đông Hồ ngày mai Nhưng theo thời gian, ... tranh dân gian Đông Hồ Tranh dân gian Đông Hồ loại dòng tranh dân gian Việt Nam có sức sống lâu bền,có giá trị văn hóa lịch sử dân tộc Tranh Đông Hồ xuất xứ từ làng Đông Hồ (xã Song Hồ, huyện Thuận. .. thiệu tranh dân gian Việt Nam Chương Đặc điểm dòng tranh dân gian Đông Hồ Chương Giải pháp bảo tồn phát triển dòng tranh dân gian Đông Hồ Chương Giới thiệu tranh dân gian Việt Nam 1.1 Tranh dân gian