phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân thành hưng

99 424 0
phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân thành hưng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN LÊ KHÁNH HUY PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN THÀNH HƢNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành: Kế toán Mã số ngành: 52340301 Tháng 11 - 2013 TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN LÊ KHÁNH HUY MSSV: LT11306 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THÀNH HƯNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN Mã số ngành: 52340301 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN PHẠM LÊ THÔNG Tháng 11-Năm 2013 LỜI CẢM TẠ Qua 2 năm học tại trƣờng Đại học Cần Thơ và 3 tháng thực tập tại doanh nghiệp tƣ nhân Thành Hƣng, em đã học tập và tích lũy đƣợc nhiều kiến thức quý báu cho bản thân. Luận văn này đƣợc hoàn thành là sự kết hợp giữa lý thuyết đã học và thực tế trong thời gian thực tập. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trƣớc hết em xin chân thành cám ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh trƣờng Đại Học Cần Thơ đã tận tình giảng dạy, đặc biệt là thầy Phạm Lê Thông đã tận tình hƣớng dẫn và góp ý kiến quý báu cho đề tài của em. Sau nữa, em xin gởi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc doanh nghiệp tƣ nhân Thành Hƣng đã tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt đợt thực tập. Và đặc biệt là các anh, chị trong phòng kinh doanh đã hết lòng chỉ dẫn và giúp đỡ em rất nhiều trong việc tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu của doanh nghiệp. Sau cùng, em kính chúc các thầy cô khoa Kinh Tế - Quản trị Kinh doanh cùng toàn thể cô chú, anh, chị đang công tác doanh nghiệp tƣ nhân Thành Hƣng những lời chúc tốt đẹp nhất. Cần Thơ, ngày tháng Năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Lê Khánh Huy i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác Ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Lê Khánh Huy ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ..................................................................................................... ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Thủ trƣởng đơn vị iii CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu Đối với các doanh nghiệp, để có thể hoạt động vững mạnh và từng bƣớc lớn mạnh thì đòi hỏi phải nỗ lực phấn đấu trong môi trƣờng cạnh tranh gay gắt nhƣ hiện nay. Muốn làm đƣợc nhƣ vậy, các doanh nghiệp phải tự nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và để thực hiện điều này mỗi doanh nghiệp phải hiểu rõ tình hình tài chính của mình nhƣ thế nào để từ đó điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp. Một trong những tiêu chuẩn để xác định vị thế của doanh nghiệp mình trên thƣơng trƣờng là việc khẳng định về khả năng tài chính của doanh nghiệp. Do đó, việc phân tích tài chính là rất cần thiết. Mọi hoạt động của doanh nghiệp từ khâu sản xuất đến quá trình tiêu thụ sản phẩm đều có mối liên hệ chặt chẽ với vấn đề tài chính. Thông qua việc phân tích tình hình tài chính, các nhà quản trị có thể biết đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình, đồng thời dự đoán điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, vạch ra chiến lƣợc kinh doanh phù hợp. Ở một khía cạnh khác, việc phân tích tài chính còn giúp cho các nhà đầu tƣ bên ngoài, các cơ quan chức năng, cũng nhƣ những đối tƣợng khác, quan tâm tới tình hình tài chính của doanh nghiệp có thể biết đƣợc tình hình lợi nhuận, doanh thu, chi phí, khả năng sử dụng vốn và tài sản có hiệu quả không, biết đƣợc khả năng thanh toán của doanh nghiệp, khả năng sinh lời khi đầu tƣ vào doanh nghiệp. Nắm bắt đƣợc vai trò quan trọng của việc phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân Thành Hưng” làm đề tài luận văn của mình. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn Đề tài đƣợc thực hiện căn cứ vào lý thuyết về phân tích hoạt động kinh tế, quản trị tài chính, tài chính doanh nghiệp, kế toán quản trị. Việc phân tích dựa trên nguồn thông tin do doanh nghiệp cung cấp kết hợp với các số liệu từ các báo cáo tài chính của đơn vị nhƣ bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp tƣ nhân Thành Hƣng trong 3 năm (2010 - 2011 - 2012) và 6 tháng đầu năm 2013. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích các chỉ số tài chính của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính để làm rõ xu hƣớng, tốc độ phát triển của doanh nghiệp từ đó đề xuất những biện pháp nhằm cải thiện tình hình, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá khái quát tình hình tài chính (dựa trên bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh). - Phân tích cấu trúc tình hình tài chính và tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Từ những phân tích trên đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài chính. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Khi bắt tay vào xây dựng các chiến lƣợc sản xuất kinh doanh, có một số câu hỏi quan trọng mà không một DN nào đƣợc phép bỏ qua là phải tính đến việc các yếu tố tài chính sẽ đƣợc sử dụng và quản lý nhƣ thế nào, xem các đồng vốn bỏ ra hiệu quả đến đâu, có đem lại lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh nhƣ mong muốn ban đầu hay không? Riêng với đề tài này, từ 4 mục tiêu cụ thể nêu trên đặt ra những câu hỏi tƣơng ứng nhƣ sau: Câu hỏi 1 Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2012, thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ thế nào? Doanh nghiệp kinh doanh có lợi nhuận hay không? Câu hỏi 2 Tình hình thanh toán của doanh nghiệp ra sao? Doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các món nợ tới hạn hay không và phải bao lâu mới thu đƣợc tiền khách hàng nợ? Câu hỏi 3 Cấu thành vốn của doanh nghiệp? Doanh nghiệp sử dụng tiền của chủ sở hữu, vốn vay hay tiền mặt phát sinh từ bên trong? Việc đầu tƣ ở doanh nghiệp trong 3 năm qua (2010 - 2012) ra sao? Trong 2 tƣơng lai có đảm bảo hiệu quả kinh doanh không? Câu hỏi 4 Việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để kiếm đƣợc lợi nhuận có đạt hiệu quả không? Khả năng sinh lời của doanh nghiệp có đảm bảo sự duy trì và phát triển lâu dài hay không? Câu hỏi 5 Các tỷ số tài chính nói lên điều gì? Mối quan hệ tƣơng tác giữa chúng? Nó phản ánh trạng thái tài chính và khả năng hoạt động của doanh nghiệp ra sao? Câu hỏi 6 Có thể kết luận gì qua việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp? Những mặt mạnh và mặt yếu? Nguyên nhân và tồn tại mà doanh nghiệp gặp phải? Doanh nghiệp có giải pháp nào giúp nâng cao việc sử dụng và quản lý tài chính? Câu hỏi 7 Phƣơng hƣớng và chiến lƣợc của doanh nghiệp năm 2013? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian Đề tài đƣợc tìm hiểu nghiên cứu và phân tích tại Doanh nghiệp tƣ nhân Thành Hƣng, số 54a- đƣờng 3/2 – Phƣờng Xuân Khánh- Q. Ninh Kiều - TP Cần Thơ. 1.4.2 Thời gian Số liệu thu thập cho đề tài nghiên cứu đƣợc lấy trong 3 năm từ năm 2010- 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu từ tháng 8 – 11 năm 2013. 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các chỉ số tài chính nhằm để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong những năm qua. 3 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tài chính 2.1.1.1 Khái niệm Phân tích tài chính vận dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích vào báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan nhằm rút ra các ƣớc tính và các kết luận hữu ích cho các quyết định kinh doanh. Phân tích tài chính là một công cụ sàng lọc khi lựa chọn các ứng viên đầu tƣ hay sáp nhập, và là công cụ dự báo các điều kiện và hậu quả về tài chính trong tƣơng lai. Phân tích tài chính là một công cụ chuẩn đoán bệnh khi đánh giá các hoạt động đầu tƣ, tài chính và kinh doanh, và là công cụ đánh giá đối với các quyết định quản trị và quyết định kinh doanh khác. Phân tích tài chính không chỉ là một quá trình tính toán các tỷ số mà còn là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh số liệu về các kết quả tài chính hiện hành so với quá khứ nhằm đánh giá đúng thực trạng tài chính của doanh nghiệp, đánh giá những gì đã làm đƣợc, nắm vững tiềm năng, dự kiến những gì sẽ xảy ra, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp để tận dụng triệt để các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu. Nói cách khác, phân tích tài chính là cần làm sao cho các con số trên các báo cáo tài chính “biết nói” để những ngƣời sử dụng chúng có thể hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp và các mục tiêu, các phƣơng án hoạt động kinh doanh của những nhà quản lý các doanh nghiệp đó. 2.1.1.2 Ý nghĩa của phân tích tài chính  Qua phân tích tình hình tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch ra khả năng tiềm năng về vốn của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.  Phân tích tình hình tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả của doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn trong tổ chức quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.  Phân tích tình hình tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ công tác quản lý của cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng nhƣ: đánh giá tình hình 4 thực hiện các chế độ, chính sách về tài chính của Nhà nƣớc xem xét việc cho vay vốn… 2.1.2 Mục tiêu của phân tích tài chính - Thứ nhất, mục tiêu ban đầu của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm để "hiểu đƣợc các con số" hoặc để "nắm chắc các con số", tức là sử dụng các công cụ phân tích tài chính nhƣ là một phƣơng tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo. Nhƣ vậy, ngƣời ta có thể đƣa ra nhiều biện pháp phân tích khác nhau nhằm để miêu tả những quan hệ có nhiều ý nghĩa và chắt lọc thông tin từ các dữ liệu ban đầu. - Thứ hai, do sự định hƣớng của công tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định, một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đƣa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tƣơng lai. Trên thực tế, tất cả các công việc ra quyết định, phân tích tài chính hay tất cả những việc tƣơng tự đều nhằm hƣớng vào tƣơng lai. Do đó, ngƣời ta sử dụng các công cụ và kĩ thuật phân tích tài chính nhằm cố gắng đƣa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tƣơng lai của DN, dựa trên phân tích tình hình tài chính trong quá khứ và hiện tại, và đƣa ra ƣớc tính tốt nhất về khả năng của những sự cố kinh tế trong tƣơng lai. 2.1.3 Vai trò của phân tích tài chính Vai trò đầu tiên và rất quan trọng của phân tích tài chính là tạo ra giá trị khổng lồ cho các nhà đầu tƣ, cung cấp các phân tích, và đề xuất “lời khuyên đầu tƣ” cho doanh nghiệp và các nhà đầu tƣ. Phân tích tài chính làm giảm bớt các nhận định chủ quan, dự đoán và những trực giác trong kinh doanh, góp phần làm giảm bớt tính không chắc chắn cho các hoạt động kinh doanh. Phân tích tài chính cung cấp những cơ sở mang tính hệ thống và hiệu quả trong phân tích các hoạt động kinh doanh. Phân tích tài chính cũng giúp kết nối và cố vấn đầu tƣ cho chính doanh nghiệp của mình thông qua sự phân tích và đánh giá các dự án hay kế hoạch. Phân tích tài chính là cơ sở quan trọng giúp cho nhà quản trị xác định đƣợc tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đƣa ra các chiến lƣợc thích hợp hỗ trợ cho kế hoạch tăng trƣởng của doanh nghiệp. Đồng thời nó còn giúp cho các đối tƣợng khác thấy đƣợc tình hình tài chính của doanh nghiệp để từ đó đƣa ra các quyết định đúng đắn. Kết quả của phân tích tài chính sẽ góp phần tích cực vào sự hƣng thịnh của các DN. Điều này đã đƣợc khẳng định rất rõ và chứng minh qua thực tế. 5 Từ những vấn đề nêu trên, cho thấy: phân tích tài chính là công cụ hữu ích đƣợc dùng để xác định giá trị kinh tế, để đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp, tìm ra nguyên nhân giúp cho nhà quản lý lựa chọn và đƣa ra đƣợc những quyết định phù hợp với mục đích mà mình quan tâm. 2.1.4 Phân tích bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh giá trị của tài sản và nguồn vốn của một tổ chức tại một thời điểm nào đó, thƣờng là ngày cuối cùng của kỳ kế toán. 2.1.4.1 Phân tích biến động theo thời gian Phân tích biến động theo thời gian đƣợc thực hiện bằng cách so sánh giá trị của chỉ tiêu ở các kỳ khác nhau với nhau. Việc so sánh đƣợc thực hiện cả về số tuyệt đối lẫn tƣơng đối. Kết quả tính theo số tuyệt đối thể hiện mức tăng (giảm) của chỉ tiêu: Mức tăng (giảm) = Mức độ kỳ sau - Mức độ kỳ trước Kết quả tính theo số tƣơng đối phản ánh tỷ lệ tăng (giảm) của chỉ tiêu: Tỷ lệ tăng (giảm) = Mức tăng (giảm) : Mức độ kỳ trước Phân tích biến động theo thời gian cho ta thấy sự tăng (giảm) của tài sản, nguồn vốn và từng khoản mục tài sản, nguồn vốn. 2.1.4.2 Phân tích kết cấu và biến động kết cấu Phân tích kết cấu và biến động kết cấu nhằm làm rõ mối quan hệ giữa các khoản mục tài sản trong tổng tài sản hay giữa các khoản mục nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, qua đó đánh giá việc sử dụng vốn, cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Phân tích kết cấu nhằm đánh giá tầm quan trọng của từng khoản mục tài sản trong tổng tài sản, hay từng khoản mục nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, từ đó đánh giá tính hợp lý của việc phân bổ vốn và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Công thức tổng quát: Tỷ lệ khoản mục tài sản/ Tổng tài sản Tỷ lệ khoản mục nguồn vốn/ Tổng nguồn vốn Giá trị của các khoản mục tài sản = x 100% (2.1) Giá trị của tổng tài sản = Giá trị của các khoản mục nguồn vốn x 100% (2.2) Giá trị của tổng nguồn vốn Phân tích biến động kết cấu nhằm đánh giá sự thay đổi về mặt kết cấu giữa các khoản mục tài sản trong tổng tài sản hoặc giữa các khoản mục nguồn 6 vốn trong tổng nguồn vốn. Phân tích biến động kết cấu đƣợc thực hiện bằng cách so sánh kết cấu giữa các kỳ với nhau, qua đó đánh giá biến động của từng khoản mục. Công thức tổng quát nhƣ sau: Mức tăng (giảm) về kết cấu = Tỷ lệ kỳ trước - Tỷ lệ kỳ sau (2.3) 2.1.5 Phân tích khái quát Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của một kỳ (tháng, quý, năm) 2.1.5.1 Phân tích biến động theo thời gian Tƣơng tự nhƣ trƣờng hợp của bảng cân đối kế toán, khi phân tích biến động theo thời gian của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng thực hiện so sánh các chỉ tiêu ở các kỳ khác nhau 2.1.5.2 Phân tích kết cấu và biến động kết cấu Khi phân tích kết cấu, chỉ tiêu doanh thu thuần đƣợc xác định là quy mô tổng thể, tƣơng ứng tỷ lệ 100%. Các chỉ tiêu khác của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đƣợc xác định tỷ lệ theo kết cấu chiếm trong quy mô tổng thể đó. Qua việc xác định tỷ lệ các chỉ tiêu chi phí, lãi chiếm trong doanh thu thuần nhà quản trị sẽ đánh giá đƣợc hiệu quả của một đồng doanh thu thuần tạo trong kỳ. 2.1.6 Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp 2.1.6.1 Nhóm chỉ tiêu thanh toán Đây là nhóm chỉ tiêu không chỉ có nhà quản trị quan tâm mà còn đƣợc sự quan tâm của chủ sở hữu và đặc biệt là các chủ nợ. Tổng các khoản phải thu Hệ số khái quát về công nợ = (2.4) Tổng các khoản phải trả Để xem xét tình hình chung về công nợ, ta dùng hệ số khái quát để xem xét sự tƣơng quan giữa các khoản chiếm dụng lẫn nhau trƣớc khi đi vào phân tích chi tiết. Công nợ là những phát sinh tất yếu trong quá trình kinh doanh, do đó duy trì và điều khiển công nợ một cách có kế hoạch và trôi chảy là một nghệ thuật trong kinh doanh. Các chỉ tiêu cụ thể xem xét tình hình này là: các khoản phải thu và các khoản phải trả. a. Các khoản phải thu Các khoản phải thu đƣợc phân tích qua hai chỉ tiêu 7 Số vòng quay các Doanh thu thuần = khoản phải thu Các khoản phải thu (2.5) Số vòng quay càng cao chứng tỏ tình hình quản lý và thu nợ tốt, doanh nghiệp có khách hàng quen thuộc ổn định và uy tín, thanh toán đúng hạn. Mặt khác, số vòng quay quá cao thể hiện phƣơng thức bán hàng cứng nhắc, gần nhƣ bán hàng thu bằng tiền mặt, khó cạnh tranh và mở rộng thị trƣờng Kỳ thu tiền bình quân = 360 (Số vòng quay các khoản phải thu) (2.6) Kỳ thu tiền bình quân (hay Số ngày luân chuyển các khoản phải thu, Số ngày tồn đọng các khoản phải thu, số ngày của doanh thu chƣa thu) là một tỷ số tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình. Dựa vào kỳ thu tiền bình quân, có thể nhận ra chính sách bán trả chậm của doanh nghiệp, chất lƣợng công tác theo dõi thu hồi nợ của doanh nghiệp. Theo quy tắc chung, kỳ thu tiền bình quân không đƣợc dài hơn (1 + 1 3) kỳ hạn thanh toán. Còn nếu phƣơng thức thanh toán của doanh nghiệp có ấn định kỳ hạn đƣợc hƣởng chiết khấu thì kỳ thu tiền bình quân không đƣợc dài hơn (1 + 1 3) số ngày của kỳ hạn đƣợc hƣởng chiết khấu b. Các khoản phải trả  Vốn luân chuyển Là phần chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Chỉ tiêu này phản ảnh khả năng thanh toán của các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn trả. Vốn luân chuyển càng lớn thì khả năng chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp càng cao. Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn (2.7)  Hệ số vốn lƣu động Trong tổng số tài sản lƣu động bao gồm rất nhiều khoản mục có tính thanh khoản khác nhau, hệ số vốn lƣu động là tỉ lệ giữa tài sản có khả năng chuyển hóa thành tiền để trả nợ (tiền và các chứng khoán ngắn hạn) chiếm trong tài sản lƣu động. Hệ số vốn lƣu động = Tiền và các chứng khoán ngắn hạn (2.8) Tài sản ngắn hạn Hệ số vốn lƣu động thấp chứng tỏ khả năng thanh toán của vốn lƣu động thấp, tuy nhiên hệ số này quá cao lại biểu hiện tình trạng ứ đọng vốn, kém hiệu quả. 8  Hệ số thanh toán ngắn hạn Hệ số thanh toán ngắn hạn nay còn gọi là hệ số thanh toán hiện hành hay hệ số thanh khoản. (2.9) Hệ số này biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lƣu động và các khoản nợ ngắn hạn, ý nghĩa của hệ số là mức độ trang trải của tài sản lƣu động đối với nợ ngắn hạn mà không cần tới một khoản vay mƣợn thêm. Hệ số này lớn hơn hoặc bằng 1(≥ 1) chứng tỏ sự bình thƣờng trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.  Hệ số thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh = Tài sản lƣu động – Hàng tồn kho Nợ ngắn hạn (2.10 ) Hệ số thanh toán nhanh đo lƣờng mức độ đáp ứng nhanh của vốn lƣu động trƣớc các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số này càng lớn thể hiện khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tuy nhiên, hệ số quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lƣu động, tập trung quá nhiều vào vốn bằng tiền và chứng khoán ngắn hạn có thể không hiệu quả. 2.1.6.2 Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính a. Hệ số tự tài trợ Chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp đƣợc tài trợ chủ yếu từ nguồn nào, nếu chỉ số lớn thể hiện nguồn vốn đƣợc tài trợ từ nguồn vốn thực góp của các cổ đông trong doanh nghiệp, nếu chỉ số nhỏ thể hiện nguồn vốn của doanh nghiệp đƣợc tài trợ từ nguồn vốn vay, khi sử dụng nguồn vốn vay doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hƣởng của đòn bẩy tài chính cũng nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro thị trƣờng. Vốn chủ sở hữu (2.11) Hệ số tự tài trợ = Tổng tài sản b. Hệ số đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính đề cập tới việc doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ từ các khoản vay thay cho vốn cổ phần. Các phép đo đòn bẩy tài chính là công cụ để xác định xác suất doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các hợp đồng nợ. Doanh nghiệp càng nợ nhiều thì càng có nguy cơ cao mất khả năng hoàn thành 9 nghĩa vụ trả nợ. Nói cách khác, nợ quá nhiều sẽ dẫn tới xác suất phá sản và kiệt quệ tài chính cao. Tổng tài sản bình quân Đòn bẩy tài chính = (2.12) Vốn chủ sở hữu bình quân c. Hệ số tự tài trợ tài sản cố định Hệ số này có ý nghĩa một đồng vốn ứng với bao nhiêu đồng tài sản cố định, nhằm đánh giá khả năng sử dụng nguồn vốn để chi tiêu vào tài sản cố định, qua đó xem xét doanh nghiệp đó có “an toàn” hay không. Hệ số này càng thấp càng tốt. Nếu hệ số này vƣợt quá 1 nghĩa là doanh nghiệp đang lệ thuộc bên ngoài để chi trả cho các tài sản cố định của mình. Hệ số tự tài trợ tài sản cố định = Tài sản cố định (2.13) Nguồn vốn chủ sở hữu d. Hệ số thích ứng dài hạn Để đánh giá khả năng DN có thể trang trải tài sản dài hạn bằng các nguồn vốn ổn định dài hạn thì ta dùng công cụ hệ số thích ứng dài hạn. Tài sản dài hạn Hệ số thích ứng dài hạn = (2.14) Nợ dài hạn + Nguồn vốn chủ sở hữu 2.1.6.3 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu đƣợc sự quan tâm đặc biệt của chủ sở hữu vốn và là thƣớc đo năng lực nhà quản trị doanh nghiệp. a. Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân (2.15) Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp, tỷ số này càng lớn thì hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao. Vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm đƣợc chi phí bảo quản, hao hụt và vốn lƣu động ở hàng tồn kho. Thông thƣờng số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp lớn hơn 6 là tốt. 10 b. Số vòng quay tổng tài sản Số vòng quay tổng tài sản là hệ số so sánh mối quan hệ giữa tổng tài sản và doanh thu hoạt động. Hệ số vòng quay tổng tài sản nói lên doanh thu đƣợc tạo ra từ tổng tài sản hay nói cách khác: một đồng tài sản nói chung mang lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hệ số càng cao hiệu quả sử dụng tài sản càng cao. Doanh thu thuần Số vòng quay tổng tài sản (vòng) = Tổng tài sản bình quân (2.16) c. Số vòng quay tài sản cố định Số vòng quay tài sản cố định = Doanh thu thuần (2.17) TSCĐ bình quân Số vòng quay tài sản cố định (Hệ số quay vòng tài sản cố định) là một trong những tỷ số tài chính đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản, ở đây là tài sản cố định, của doanh nghiệp. Số vòng quay tài sản cố định cho biết 1 đồng giá trị bình quân tài sản cố định thuần tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Nếu số vòng quay tài sản cố định lớn, có thể doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thâm dụng vốn. c. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Tốc độ luân chuyển vốn lƣu động = Doanh thu thuần (2.18) Tài sản ngắn hạn bình quân Tốc độ luân chuyển vốn lƣu động là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lƣu động của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn lƣu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt: mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp có hợp lý hay không, các khoản vật tƣ dự trữ sử dụng tốt hay không, các khoản phí tổn trong quá trình sản xuất – kinh doanh cao hay thấp. Thông qua phân tích chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lƣu động có thể giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh đƣợc tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lƣu động. 2.1.6.4 Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận a. Hệ số lãi gộp Lãi gộp là khoản chênh lệch giữa giá bán và giá vốn. Không tính đến chi 11 phí kinh doanh, hệ số lãi gộp biến động sẽ là nguyên nhân trực tiếp ảnh hƣởng đến lợi nhuận. Hệ số lãi gộp thể hiện khả năng trang trải chi phí đặc biệt là chi phí bất biến, để đạt lợi nhuận. Lãi gộp Hệ số lãi gộp = (2.19) Doanh thu Tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và tỉ lệ chi phí kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có một hệ số lãi gộp thích hợp. b. Hệ số lãi ròng (Suất sinh lời của doanh thu - ROS) Lãi ròng Hệ số lãi ròng = (2.20) Doanh thu Lãi ròng đƣợc hiểu ở đây là lợi nhuận sau thuế. Hệ số lãi ròng hay còn gọi là suất sinh lời của doanh thu (ROS: return on sales), thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng. c. Suất sinh lời của tài sản (ROA) Hệ số suất sinh lời của tài sản (ROA: return on asset), mang ý nghĩa: một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hệ số càng cao càng thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả. Lãi ròng Suất sinh lời của tài sản = (ROA) (2.21) Tổng tài sản Hệ số suất sinh lời của tài sản chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ hệ số lãi ròng và số vòng quay tài sản. Phƣơng trình trên đƣợc viết lại nhƣ sau: Suất sinh lời của tài sả (2.22) (ROA) Lãi ròng ROA = Doanh thu x Doanh thu (2.23) Tổng tài sản Suất sinh lời của tài sản ROA càng cao khi số vòng quay tài sản càng cao và hệ số lợi nhuận càng lớn. 12 d. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu Hệ số suất sinh lời vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ đông) (ROE: return on equity) mang ý nghĩa một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. Lãi ròng Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu = (ROE) Vốn chủ sở hữu (2.24) Vốn chủ sở hữu là một phần của tổng nguồn vốn, hình thành nên tài sản. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) vì vậy sẽ lệ thuộc vào suất sinh lời của tài sản (ROA). e. Phương trình DuPont Phƣơng pháp phân tích ROE dựa vào mối quan hệ với ROA để thiết lập phƣơng trình phân tích, lần đầu tiên đƣợc công ty DuPont áp dụng nên thƣờng gọi là phƣơng trình Dupont. Cụ thể: ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính (2.25) Trong đó, đòn bẩy tài chính hay đòn cân tài chính hay đòn cân nợ (FLfinancial leverage) là chỉ tiêu thể hiện cơ cấu tài chính (financial structure) của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính = Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu (2.26) Nhƣ vậy, phƣơng trình DuPont sẽ đƣợc viết nhƣ sau: Lãi ròng ROE = Doanh thu x Doanh thu Tổng tài sản x Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu Tác dụng của phƣơng trình: Cho thấy mối quan hệ và tác động của các nhân tố là các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản (vốn). Cho phép phân tích lƣợng hóa những nhân tố ảnh hƣởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bằng phƣơng pháp loại trừ (thay thế liên hoàn hoặc số chênh lệch). Đề ra các quyết sách phù hợp và hiệu quả căn cứ trên mức độ tác động khác nhau của từng nhân tố khác nhau để làm tăng suất sinh lời. Căn cứ vào phương trình trên, biện pháp tăng ROE là: 13 - Tăng doanh thu và giảm tƣơng đối chi phí; - Tăng số vòng quay tài sản; - Thay đổi cơ cấu tài chính: tỉ lệ nợ vay và tỉ lệ vốn chủ sở hữu (hay vốn cổ đông). Lƣu ý rằng, khi doanh thu tăng lên và doanh nghiệp đang có lãi, một sự tăng nợ vay sẽ làm cho ROE tăng cao. Ngƣợc lại, khi khối lƣợng hoạt động giảm và thua lỗ, tăng nợ vay sẽ là ROE giảm đi nghiêm trọng: nghĩa là khi ấy, ROE sẽ lệ thuộc chủ yếu vào đòn bẩy tài chính . Đòn bẩy tài chính càng lớn càng có sức mạnh làm cho suất sinh lời của vốn chủ sở hữu tăng cao khi hoạt động hiệu quả; ngƣợc lại chính đòn bẩy tài chính lớn sẽ là động lực làm giảm mạnh suất sinh lời của vốn chủ sở hữu khi khối lƣợng hoạt động giảm và chính nó - với chính sức mạnh đó, sẽ đẩy nhanh tình trạng tài chính của doanh nghiệp vào kết cục bi thảm. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu - ROE Suất sinh lời của tài sản - ROA Tỷ lệ tài sản Vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận (so với doanh thu) ROS Số vòng quay tổng tài sản Lợi nhuận ròng Doanh thu Doanh thu Tổng tài sản Hình 2.1 Sơ đồ Dupont 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu Số liệu đƣợc chọn là 3 bảng báo cáo tài chính kết thúc năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 do doanh nghiệp tƣ nhân Thành Hƣng lập theo quy định của Bộ Tài Chính, cụ thể là bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 14 2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu Mục tiêu 1: Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp qua ba năm 2010, 2011, 2012. Áp dụng phƣơng pháp phân tích theo chiều ngang và phân tích theo chiều dọc các bảng báo cáo tài chính Phân tích theo chiều ngang Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động của một khoản mục nào đó qua thời gian, việc này sẽ làm nổi rõ về lƣợng và tỷ lệ các khoản mục theo thời gian. Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá, ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro nhận ra những khoản mục nào có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân. Phân tích theo chiều dọc Báo cáo quy mô chung, từng khoản mục trên báo cáo đƣợc thể hiện bằng một tỷ lệ kết cấu so với một khoản mục đƣợc chọn làm gốc có tỷ lệ 100%. Sử dụng phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta đƣa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy đƣợc kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm nhƣ thế nào. Từ đó, khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mục tiêu 2: Phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp. Áp dụng phƣơng pháp so sánh số tƣơng đối, tuyệt đối nhằm so sánh các chỉ tiêu kinh tế của năm 2012 so với năm 2011 và so sánh 2011 với 2010. Điều kiện để so sánh: - Các chỉ tiêu kinh tế phải đƣợc thống nhất về nội dung phản ánh và phƣơng pháp tính. - Các chỉ tiêu kinh tế phải đƣợc hình thành trong cùng một khoản thời gian nhƣ nhau. - Các chỉ tiêu kinh tế phải cùng đơn vị đo lƣờng. So sánh số tuyệt đối: xác định chênh lệch giữa trị số của chỉ tiêu năm 2012 với trị số năm 2011, và 2011 với 2010. Kết quả so sánh cho thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu kinh tế. Y = Y1 - Y0 Với Y1: trị số của chỉ tiêu phân tích Y0 : trị số của chỉ tiêu gốc 15 So sánh số tương đối: là xác định số % tăng (giảm) giữa năm 2012 so với năm 2011 và 2011 so với 2010. Kết quả cho biết tốc độ phát triển hoặc kết cấu, mức phổ biến của chỉ tiêu kinh tế. T = Y1 / Y0 x 100 % Áp dụng phƣơng pháp thay thế liên hoàn qua 2 năm: năm 2011 với 2012 và 2012 với 2011, để phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, tìm ra giải pháp tăng nâng cao ROE. Mục tiêu 3: Đề xuất những biện pháp quản trị tài chính nhằm khắc phục những bất ổn mà DN đang gặp . Áp dụng phƣơng pháp suy luận: Dựa vào kết quả phân tích các chỉ tiêu kinh tế trong 3 năm qua và dựa vào những thuận lợi và khó khăn của DN, chúng ta có thể đƣa ra kết luận chung về tình trạng QLKD của DN trƣớc đó, biết đƣợc những khuyết điểm, những sai lầm thiếu sót mà DN đang có, từ đó đề xuất những biện pháp quản trị tài chính để khắc phục tình trạng trên. 16 CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN THÀNH HƢNG 3.1 KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN THÀNH HƢNG 3.1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp tƣ nhân Thành Hƣng - Tên giao dịch : Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Thành Hƣng. - Địa chỉ : 54A đƣờng 3 2, phƣờng Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. - Điện thoại : 07103.834 834 - Mã số thuế :1800300815 - Email Fax : 07103.839 836 : dntnthanhhung@gmail.com vlxd_thanhhung@yahoo.com.vn - Hình thức sở hữu vốn: tƣ nhân. - Lĩnh vực kinh doanh : kinh doanh vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, cho thuê phƣơng tiện xe cơ giới - Tổng số công nhân viên và ngƣời lao động : 21 ngƣời. 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Thành Hƣng toạ lạc trên đƣờng 3 2, phƣờng Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. Khởi nghiệp là cửa hàng vật liệu xây dựng chuyên cung cấp đá và phƣơng tiện vận chuyển. Từ năm 1993 với sự phát triển của giao thông cả nƣớc nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng, ngành xây dựng của thành phố từng bƣớc đƣợc cải thiện với tinh thần lao động say mê, hăng hái của đơn vị đến tháng 03 1999 DNTN Thành Hƣng đƣợc cấp giấy phép hoạt động ngành kinh doanh vật liệu xây dựng và cẩu cạp cát đá thuê của Sở Kế Hoạch Và Đầu Tƣ thành phố Cần Thơ cấp ngày 03/03/1999. 3.1.3 Vị trí địa lý Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Thành Hƣng nằm ngay trung tâm Thành phố Cần Thơ, thuận lợi về nhiều mặt: phƣơng tiện vận chuyển, mặt hàng đa dạng, là đại lý phân phối của Gạch ngói Đồng Nai, Viglacera Hạ Long, ống nhựa Bình Minh, thu hút đƣợc nhiều khách hàng đến đặt hàng. Thành phố Cần Thơ tiếp giáp với nhiều tỉnh trong khu vực Nam bộ nên tạo điều kiện mở rộng thị trƣờng sang các tỉnh lân cận. 17 3.1.4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Qui mô hoạt động của DN: DN có qui mô vừa, phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung trên địa bàn nhất định, có số lƣợng khách hàng ổn định và lâu dài. 3.1.5 Nguồn vốn kinh doanh Vốn đầu tƣ của Doanh Nghiệp là : 3.439.865.259đ (Bằng chữ : Ba tỷ bốn trăm ba mƣơi chín triệu tám trăm sáu mƣơi lăm nghìn hai trăm năm mƣơi chín đồng). 3.2 NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP 3.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp: 3.2.1.1 Tổ chức quản lý hành chính CHỦ DOANH NGHIỆP (kiêm giám đốc) KẾ TOÁN TRƢỞNG (Phụ trách kế PHÓ GIÁM ĐỐC (Phụ trách sản Phòng Tổ Chức Hành Chính Nhân Sự Phòng Kinh Doanh Phòng Kế Hoạch Tài Vụ Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy và quản lý của doanh nghiệp 3.2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Chủ DN: là ngƣời đại diện cao nhất điều hành mọi hoạt động SXKD, đƣợc quyền quyết định tổ chức bộ máy quản lý, các bộ phận SXKD, bổ nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật, tăng lƣơng, tuyển dụng và cho thôi việc theo quy định của pháp luật hiện hành, là ngƣời đại diện của DN trƣớc pháp luật, chịu trách nhiệm trƣớc tập thể lao động về kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Phó Giám đốc: có trách nhiệm giúp việc giám đốc điều hành DN theo sự chỉ đạo của GĐ, có thể thay mặt GĐ quyết định khi có ủy quyền và chịu trách nhiệm trƣớc GĐ. 18 Kế toán trƣởng: là ngƣời chịu trách nhiệm chung ở phòng kế toán, lập kế hoạch làm việc cho phòng kế toán dƣới sự chỉ đạo của giám đốc. Kế toán trƣởng điều hành mọi phần hành của kế toán, các vấn đề luân chuyển chứng từ. Kế toán trƣởng tham gia lập kế hoạch kinh doanh và vận dụng chế độ kế toán phù hợp với những quy định của nhà nƣớc, đảm bảo công việc sản xuất có hiệu quả và đúng pháp luật. Phòng kế hoạch tài vụ: là bộ phận tham mƣu cho giám đốc và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh dài hạn, quản lý thống nhất công tác kế toán, hạch toán giá thành sản phẩm và đề xuất các biện pháp sử dụng tài sản, nguồn vốn một cách hiệu quả. Phòng tổ chức hành chính nhân sự : là bộ phận sắp xếp sự kiện và tuyển nhân viên. Phòng kinh doanh : là bộ phận hoạch định chiến lƣợc kinh doanh cho doanh nghiệp. 3.2.2 Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp 3.2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƢỞNG Kế toán tổng hợp Kế toán vốn bằng tiền, thanh toán công nợ và tiêuthụ sản phẩm Kế toán tiền lƣơng, BHXH, BHYT, KPCĐ Kế toán vật tƣ và tài sản cố định Kế toán giá thành và hợp đồng với khách hàng Thủ kho Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp 19 Thủ quỹ 3.2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận kế toán Kế toán trƣởng: thực hiện các qui định pháp luật về kế toán tài chính, tổ chức điều hành bộ máy kế toán. Thu thập xử lý thông tin kế toán theo chuẩn mực kế toán hiện hành, phân tích thông tin, số liệu kế toán. Kế toán thanh toán: đảm nhận các nhiệm vụ có liên quan đến vốn bằng tiền, thanh toán khi có hiệu lệnh cấp trên. Quản lý nợ đến hạn và các khoản thu của doanh nghiệp. Kế toán tiền lƣơng: quản lý các nghiệp vụ có liên quan đến lao động, về chế độ tiền lƣơng, bảo hiểm, các chính sách về thƣởng và tăng lƣơng. Kế toán vật tƣ và TSCĐ: quản lý vật tƣ và tình hình tăng giảm của tài sản, tình hình nhập, xuất, tồn kho của nguyên vật liệu. Kế toán giá thành sản phẩm: tổng hợp chi phí, xác định giá thành, giá thành đơn vị sản phẩm và thành phẩm nhập kho. Kế toán tổng hợp: tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu, xác định lãi, lỗ, ghi chép sổ cái. Lập báo cáo quyết toán và báo cáo chung không thuộc các nhiệm vụ kế toán khác, giúp kế toán trƣởng tổ chức các thông tin. Thủ quỹ: quản lý tiền mặt tại doanh nghiệp, thực hiện thu chi tiền mặt khi có lệnh của cấp trên. 3.2.2.3 Hình thức kế toán áp dụng tại doanh nghiệp Doanh nghiệp sử dụng hình thức nhật ký chung có sử dụng phần mềm kế toán Foxpro (do kế toán trƣởng cung cấp) 20 Chứng từ gốc Chứng từ mã hóa nhập dữ liệu vào máy tính. Nhật ký chung Bảng cân đối kế toán điều hành. Sổ cái kế toán Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết. Chứng từ mã hóa các bút toán điều chỉnh bút toán khóa sổ. BÁO CÁO TÀI CHÍNH Hình 3.3: Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký chung Chú thích: Ghi hằng ngày. Ghi định kỳ. Đối chiếu kiểm tra cuối kỳ Trình tự ghi sổ kế toán: Hằng ngày, kế toán căn cứ chứng từ gốc đã đƣợc kiểm tra dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, ghi Có nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu tƣợng đƣợc thiết lập sẵn vào các phần mềm kế toán. Theo qui trình của phần mềm kế toán, các thông tin đƣợc tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp: nhật ký chung, sổ cái tổng hợp và các tài khoản, các sổ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng (hoặc cuối kỳ kế toán), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ và lập BCTC. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết đƣợc thực hiện tự động và luôn đảm bảo tính chính xác, trung thực cho thông tin đã đƣợc nhập trong kỳ. Kế toán viên có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán với BCTC sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác in ra BCTC theo qui định. 21 Cuối tháng, cuối năm, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết đã đƣợc in ra giấy, đóng quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo qui định về sổ kế toán ghi bằng tay. 3.2.2.4 Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng - Chế độ kế toán áp dụng theo Quyết định 48 2006 QĐ-BTC ngày 14 9 2006 của Bộ tài chính. - Tuyên bố về chuẩn mực kế toán Việt Nam và chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ tài chính ban hành. - Hình thức kế toán áp dụng Nhật ký chung. 3.2.2.5 Các chính sách kế toán áp dụng - Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01 01 kết thúc vào ngày 31 12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam. - Hình thức kế toán áp dụng: nhật ký chung - Phƣơng pháp kế toán hàng tồn kho: + Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: giá thực tế. + Phƣơng pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: kiểm kê thực tế. + Phƣơng pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thƣờng xuyên. - Nguyên tắc ghi nhận khấu hao tài sản cố định + Nguyên tắc ghi nhận khấu hao tài sản cố định: Giá gốc + Phƣơng pháp khấu hao tài sản cố định hữu hình: Đƣờng thẳng - Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: chi phí thực tế. - Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: chi phí thực tế phát sinh - Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: giá bán thực tế. - Thuế: Theo Luật thuế TNDN, thuế GTGT, thuế TNCN... 3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM (2010 - 2012) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 - Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm 20112012. Cụ thể trên Báo cáo kết quả kinh doanh nhƣ sau: 22 Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm Đơn vị tính: Triệu đồng STT (1) CHỈ TIÊU (2) 1 2 3 4 5 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài chính Chi phí tài chính Trong đó: Chi phí lãi vay Chiết khấu thanh toán Lãi mua hàng trả chậm Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế Chi phí thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (3) (4) (5) 47.555 47.555 28.464 19.091 6 1.848 0 1.274 574 15.924 1.129 196 58 58 254 64 190 34.308 34.308 19.146 15.162 4 2.728 0 1.859 869 12.380 1.032 -974 0 0 -974 0 -974 33.380 33.380 19.308 14.072 5 1.494 1.494 0 0 11.681 774 128 100 100 228 57 171 Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài vụ DNTN Thành Hưng 23 CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) -13.247 -27,86 -928 -2,70 -13.247 -27,86 -928 -2,70 -9.318 -32,74 162 0,85 -3.929 -20,58 -1.090 -7,19 -2 -33,33 1 25,00 880 47,62 -1.234 -45,23 0 1.494 585 45,92 -1.859 -100,00 295 51,39 -869 -100,00 -3.544 -22,26 -699 -5,65 -97 -8,59 -258 -25,00 -1.170 -596,94 1.102 -113,14 -58 -100,00 100 -58 -100,00 100 -1.228 -483,46 1.202 -123,41 -64 -100,00 57 -1.164 -612,63 1.145 117,56 Nhận xét: Nhìn chung doanh thu thuần giảm dần qua 3 năm, năm 2010 doanh thu đạt đƣợc 47.555 triệu đồng nhƣng sang năm 2011 đã giảm 27,86%, chỉ còn 34.308 triệu đồng. Bƣớc sang năm 2012 tiếp tục giảm nhƣng tốc độ giảm chỉ là 2,7%, ít hơn so với năm trƣớc. Giá vốn hàng bán năm 2011 giảm 32,74% so với năm 2010 trong khi sang năm 2012 tƣơng đối ổn định so với năm trƣớc. Khoản mục tổng lợi nhuận trƣớc thuế năm 2011 biến động lớn so với năm trƣớc, giảm 483,46%, tuy nhiên sang năm 2012 lại tăng đến 123,41% so với năm 2011. Khoản mục thuế thu nhập doanh nghiệp cũng biến động theo, năm 2011 số thuế thu nhập doanh nghiệp là 0 đồng, trong khi năm 2010 là 64 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 100% và năm 2012 số thuế phải nộp vào ngân sách nhà nƣớc là 57 triệu đồng. Tổng lợi nhuận sau thuế 190 triệu đồng, sang năm 2011 lại lỗ 974 triệu đồng, tỷ lệ giảm 612,63%, qua năm 2012 lợi nhuận là 171 triệu đồng, tƣơng đƣơng với tỷ lệ tăng là 117,56%. Tóm lại kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm có nhiều biến động, doanh nghiệp chƣa thật sự kiểm soát tốt các khoản mục chi phí dù doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. 3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN 3.4.1 Thuận lợi - Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên doanh vật liệu xây dựng, phát triển nhà ở…Đây là loại hình kinh doanh đạt hiệu quả cao bởi vì gắn liền với hoạt động sản xuất, nhu cầu của ngƣời dân. - Doanh nghiệp nằm ngay trung tâm Thành phố trên đƣờng giao thông chính nên rất thuận lợi trong việc vận chuyển lƣu thông hàng hóa của doanh nghiệp. - Doanh nghiệp luôn đƣợc sự tín nhiệm của khách hàng trong và ngoài tỉnh, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo trong thành phố. - Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình và sáng tạo. - Hiện nay, doanh nghiệp đã tạo đƣợc uy tín đối với nhiều khách hàng và các nhà cung cấp. Chất lƣợng sản phẩm doanh nghiệp ngày càng ổn định và đa dạng hoá về chủng loại, mẫu mã. 3.4.2 Khó khăn - Cửa hàng vật liệu xây dựng ngày càng nhiều nên gây ra sự cạnh tranh về số lƣợng, giá cả và các hoạt động của doanh nghiệp. 24 - Phƣơng tiện vận chuyển hàng hoá từ đầu nguồn về đa số bằng sà lan, cho nên ảnh hƣởng ít nhiều đến tiến độ công trình của khách hàng. Giá cả hàng hoá, nhiên liệu liên tục biến động ảnh hƣởng đến giá thành sản phẩm. - Khâu tiếp thị còn nhiều mặt hạn chế chƣa thu hút nhiều đơn đặt hàng. 3.5 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI - Không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự nhiệt tình hăng say của đội ngũ cán bộ công nhân viên, phổ biến rộng rãi những phƣơng hƣớng sắp tới doanh nghiệp sẽ đƣa vào hoạt động để toàn thể cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp nắm bắt kịp thời, trên cơ sở đó tạo sự quyết tâm thống nhất từ trên xuống dƣới hoàn thành tốt chỉ tiêu đƣa ra. - Chấp hành tốt sự lãnh đạo của Đảng ủy, kịp thời nắm bắt thông tin thị trƣờng, phát huy hơn nữa những thuận lợi, nhất là sự tín nhiệm của khách hàng đối với doanh nghiệp, khắc phục những khó khăn còn mắc phải. - Đẩy mạnh công tác tìm kiếm thị trƣờng trong và ngoài tỉnh, tạo sự tín nhiệm và uy tín cho doanh nghiệp đối với khách hàng gần xa. - Thực hiện tiết kiệm triệt để chi phí, tăng cƣờng công tác quản lý vốn của doanh nghiệp, nâng cao vòng quay luân chuyển vốn để đạt hiệu quả sử dụng vốn cao nhất. - Thƣờng xuyên họp nội bộ để rút kinh nghiệm, chỉ đạo và đƣa ra các giải pháp kịp thời trƣớc những biến động có ảnh hƣởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp. 25 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN THÀNH HƢNG 4.1 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN THÀNH HƢNG 4.1.1 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán 4.1.1.1 Tình hình tài sản Tài sản của doanh nghiệp thể hiện toàn bộ giá trị tài sản hiện có tại thời điểm lập báo cáo của doanh nghiệp. Cụ thể là tài sản (vốn) của Thành Hƣng qua 3 năm (2010 - 2012). Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy qua các năm tài sản của doanh nghiệp có kết cấu tăng giảm không đều. 26 Bảng 4.1: Cơ cấu tài sản 3 năm của DNTN Thành Hƣng ĐVT: Triệu đồng Năm 2010 Mục A I II III IV B I II Năm 2011 Năm 2012 Chỉ tiêu Tài sản ngắn hạn Tiền Các khoản phải thu Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác Tài sản dài hạn Tài sản cố định Tài sản dài hạn khác Tổng cộng tài sản Số Số Số Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng tiền tiền tiền 15.362 54,15 10.965 48,27 13.316 57,28 1.444 9,40 38 0,35 215 1,61 6.727 43,79 2.364 21,56 1.231 9,24 7.170 46,67 8.515 77,66 11.870 89,14 21 0,14 48 0,44 0,00 13.006 45,85 11.751 51,73 9.933 42,72 9.974 76,69 8.755 74,50 9.359 94,22 3.032 23,31 2.996 25,50 574 5,78 28.368 100,00 22.716 100,00 23.249 100,00 Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài vụ DNTN Thành Hưng 27 CHÊNH LỆCH 2011/2010 Số Tỷ lệ tiền -4.397 -28,62 -1.406 -97,37 -4.363 -64,86 1.345 18,76 27 128,57 -1.255 -9,65 -1.219 -12,22 -36 -1,19 -5.652 -19,92 CHÊNH LỆCH 2012/2011 Số Tỷ lệ tiền 2.351 21,44 177 465,79 -1.133 -47,93 3.355 39,40 -48 -100,00 -1.818 -15,47 604 6,90 -2.422 -80,84 533 2,35 Năm 2010 tổng tài sản doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng là 28.368 triệu đồng. Năm 2011 tổng tài sản là 22.716 triệu đồng, giảm 5.652 triệu đồng tỷ lệ giảm 19,92%. Trong đó, cả tài sản ngắn hạn lẫn tài sản dài hạn đều giảm, nhƣng tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn nhanh hơn tài sản dài hạn. Điều này làm cơ cấu tài sản cũng thay đổi theo, tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm xuống trong khi tài sản dài hạn tăng lên. Đến năm 2012 tổng tài sản là 23.249 triệu đồng, tăng 533 triệu đồng, tƣơng ứng tỷ lệ tăng 2,35 % so với năm 2011. Trong đó, chủ yếu do sự gia tăng tài sản ngắn hạn, trong khi tài sản dài hạn tiếp tục giảm. Do đó, cơ cấu tài sản tiếp tục biến đổi theo chiều hƣớng tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng lên và tài sản dài hạn giảm xuống. 28.368 30.000 23.249 22.716 25.000 20.000 Số tiền 15.362 Tài sản ngắn hạn 13.316 13.006 10.965 15.000 11.751 9.933 Tài sản dài hạn Tổng tài sản 10.000 5.000 0 2010 2011 2012 Năm Hình 4.1: Đồ thị cơ cấu tài sản 3 năm của DNTN Thành Hƣng a. Về tài sản ngắn hạn TSNH năm 2011 giảm 4.397 triệu đồng và chỉ còn ở mức 10.965 triệu đồng so với 15.362 triệu đồng năm 2010 với tỷ lệ giảm tƣơng ứng là 28,62%. Nguyên nhân của sự biến động này chủ yếu là do lƣợng tiền của DNTN Thành Hƣng giảm đáng kể. Tiếp theo đó là do sự sụt giảm của các khoản phải thu. Một số các khoản mục khác có tăng, ví dụ nhƣ: khoản tăng lên của hàng tồn kho tăng 1.345 triệu đồng. Sang năm 2012, TSNH tăng 2.351 triệu đồng tƣơng đƣơng 21,44%, chủ yếu là lƣợng hàng tồn kho tăng đáng kể. Qua bảng 4.2 ta thấy đƣợc, đối với 6 tháng đầu năm 2013, tình hình TSNH có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm trƣớc. Quy mô TSNH giảm 2.771 triệu đồng tƣơng đƣơng 32,93%. Sự thay đổi này chủ yếu do sự biến động của các khoản mục sau: 28 Bảng 4.2: Cơ cấu tài sản ngắn hạn 6 tháng đầu năm của DNTN Thành Hƣng ĐVT: Triệu đồng Năm CHÊNH LỆCH 2012 2013 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Mục Chỉ tiêu A I II III IV Tài sản ngắn hạn Tiền Các khoản phải thu Hàng tồn kho Tài sản ngắn hạn khác 8.414 103 1.584 6.727 100,00 1,22 18,83 79,95 0,00 5.643 108 739 4.748 48 100,00 1,91 13,10 84,14 0,85 -2.771 5 -845 -1.979 48 Nguồn: Phòng Kế hoạch – tài vụ DNTN Thành Hưng TSNH khác 0,85% Tiền 1,91% Các khoản phải thu 13,10% Tiền Các khoản phải thu Hàng tồn kho TSNH khác Hàng tồn kho 84,14% Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu tài sản ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 của DNTN Thành Hƣng (1)- Tiền và các khoản tương đương tiền: Một điều khá dễ nhận thấy là lƣợng tiền (bao gồm chủ yếu tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) của DNTN Thành Hƣng tại thời điểm năm 2011 giảm khá nhanh so với năm 2010. Năm 2010, vốn bằng tiền của Thành Hƣng đạt mức 1.444 triệu đồng, nhƣng đến thời điểm năm 2011 nó đã giảm đáng kể và chỉ đạt mức 38 triệu đồng. Đây là khoản mục giảm nhiều nhất trong tài sản ngắn hạn, với tốc độ giảm lên tới 97,37%. Việc giảm vốn bằng tiền là phù hợp với mục tiêu giảm quy mô tài sản. Tuy nhiên việc giảm đáng kể tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền sẽ ảnh hƣớng nhiều đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp, đặc biệt là khả năng thanh toán tức thời. Sang năm 2012, lƣợng tiền 29 -32,93 4,85 -53,35 -29,42 tăng trở lại đạt mức 215 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ 465,79%, đây là mức tăng nhẹ, chủ yếu doanh nghiệp thu đƣợc tiền do việc bán phế liệu, thanh lý máy móc, phƣơng tiện vận tải cũ. Giữa năm 2013, vốn bằng tiền của Thành Hƣng là 108 triệu đồng, chỉ chiếm tỷ trọng 1,91% trong quy mô TSNH, lƣợng tiền này chỉ tăng 5 triệu đồng, tƣơng đƣơng 4,85% so với cùng kỳ năm trƣớc. Nhƣ vậy, mức biến động giữa niên độ của 2 năm là không lớn. Tuy nhiên, cũng cần nhận thấy rằng, tốc độ giảm của vốn bằng tiền năm 2011 vƣợt xa tốc độ giảm của TSNH nói riêng, cũng nhƣ tổng tài sản nói chung, và khi năm 2012 tăng thì tốc độ tăng cũng kém hơn điều đó cho thấy Thành Hƣng đang có xu hƣớng giảm tích luỹ tiền. (2)- Các khoản phải thu Các khoản phải thu của doanh nghiệp qua 3 năm chủ yếu là phải thu khách hàng. Năm 2011 khoản phải thu chỉ còn 2.364 triệu đồng chiếm tỷ trọng 21,56% so với tổng tài sản ngắn hạn. So với năm 2010 thì giảm 4.363 triệu đồng và về tƣơng ứng với tỷ lệ 64,86%. Điều này thể hiện giá trị tài sản của DN đã giảm đƣợc tình trạng bị chiếm dụng vốn. Năm 2012 thì tỷ trọng của khoản phải thu khách hàng là 9,24% trong tổng tài sản ngắn hạn. Nếu nhƣ năm 2011 giảm so với năm 2010 thì đến năm 2012 số phải thu tiếp tục giảm 1.133 triệu đồng tƣơng đƣơng 47,93%. Chứng tỏ rằng DN đã tạo lập đƣợc niềm tin và uy tín đối với nhiều khách hàng hơn, tiêu thụ đƣợc nhiều sản phẩm hơn và có chính sách thanh toán hợp lý giúp DN tăng lƣợng tiền vốn trong kinh doanh. Điều này càng dễ nhận thấy hơn khi qua bảng 4.2, số phải thu giữa năm chỉ là 739 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 13,1%, con số này giảm 845 triệu đồng so với năm 2012, tƣơng đƣơng 53,35%. Nhƣ vậy, các khoản phải thu ngày càng có xu hƣớng giảm là điều có lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, nó sẽ làm tăng hiệu quả sử dụng vốn nói chung và tăng hiệu quả sử dụng vốn lƣu động nói riêng. (3)- Hàng tồn kho Tại DNTN Thành Hƣng, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn trong kết cấu TSNH. Tỷ trọng hàng tồn kho nhƣ vậy là khá dễ hiểu đối với doanh nghiệp thƣơng mại xây dựng. Trong năm 2011, hàng tồn kho tăng 1.345 triệu đồng, tƣơng ứng tỷ lệ tăng 18,76%. Việc Thành Hƣng mở rộng quy mô dự trữ hàng tồn kho tƣơng đối phù hợp với tình hình kinh doanh và nằm trong chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp và cần thiết cho sự phát triển của doanh nghiệp. Sang năm 2012, lƣợng hàng tồn kho tiếp tục tăng 3.355 triệu đồng đồng nghĩa với tỷ lệ 39,4 %, 30 qua đó chiếm đến 89,14% trong tổng số TSNH của DN. Nguyên nhân làm cho giá trị hàng tồn kho tăng với một lƣợng lớn là do năm 2012 thị trƣờng vật liệu xây dựng có nhiều biến động, dự đoán giá vật liệu sẽ tăng nên doanh nghiệp đã dự trữ một lƣợng hàng tồn kho khá lớn để đảm bảo giá bán đúng theo các hợp đồng thỏa thuận với khách hàng trƣớc đó. Đối với doanh nghiệp thƣơng mại thì hàng tồn kho đóng vai trò giống nhƣ một tấm đệm an toàn giữa giai đoạn mua hàng và bán hàng trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh, giúp giảm thiểu rủi ro mất doanh số khi không có hàng. Đến giữa năm 2013, lƣợng hàng tồn kho là 4.748 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 84,14% trong cơ cấu TSNH trong khi con số này cùng kỳ năm trƣớc là 6.726,85 triệu đồng, tƣơng đƣơng tỷ trọng 79,95%, giá trị hàng tồn kho đã giảm 1.979 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ 29,42% . Việc giảm giá trị khoản mục hàng tồn kho là điều đáng mừng cho tình hình tài chính của doanh nghiệp vì nó giúp thu ngắn thời gian xoay vòng vốn và giúp doanh nghiệp có thể thu hồi vốn nhanh. (4)- Tài sản ngắn hạn khác: Xét về cơ cấu thì tỷ trọng của khoản mục này không cao, do vậy biến động của loại tài sản này không ảnh hƣởng nhiều đến tổng TSNH. Năm 2010, giá trị của TSNH khác là 21 triệu đồng, sang năm 2011 là 48 triệu đồng, qua đó lần lƣợt chiếm 0,14% và 0,44% trong tổng số TSNH. Năm 2012 không phát sinh khoản mục tài sản này. Đến tháng 6 năm 2013 giá trị TSNH khác là 48 triệu đồng, chiếm 0,85% trong tổng TSNH. b. Về tài sản dài hạn Đánh giá sự biến động của tài sản cố định và đầu tƣ dài hạn nhằm phản ánh tình hình đầu tƣ chiều sâu, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực kinh doanh và xu hƣớng phát triển lâu dài của doanh nghiệp Qua bảng 4.1 ta thấy tình hình đầu tƣ tài sản cố định và tài sản dài hạn khác của doanh nghiệp có sự sụt giảm cả về số tuyệt đối và tƣơng đối qua 3 năm. So sánh năm 2011 với năm 2010, tài sản dài hạn giảm 9,65% với quy mô giảm là 1.255 triệu đồng, chỉ còn 11.751 triệu đồng qua đó chiếm tỷ trọng 51,73% trong tổng tài sản. Trong đó, tài sản cố định giảm là nguyên nhân chủ yếu khiến cho toàn bộ tài sản dài hạn giảm với tỷ lệ giảm 12,22%, tài sản dài hạn khác có giảm nhƣng mức giảm không bằng mức giảm của tài sản cố định. Năm 2012, tài sản dài hạn tiếp tục giảm 1.818 triệu đồng tƣơng đƣơng 15,47% xuống còn 9.933 triệu đồng, mức giảm này còn cao hơn năm 2011, chủ yếu do giá trị tài sản dài hạn khác giảm trong khi tài sản cố định vẫn tăng 31 nhƣng tốc độ tăng của TSCĐ không nhanh bằng tốc độ giảm của tài sản dài hạn khác. Trong 6 tháng đầu năm 2013, ta nhận thấy đƣợc rằng giá trị tài sản dài hạn là 6.374,78 triệu đồng, tăng 3.012,93 triệu đồng tƣơng đƣơng 89,62% so với cùng kỳ năm trƣớc, sỡ dĩ mức tăng cao nhƣ vậy là do quy mô tài sản cố định tăng nhanh, ngƣợc lại tài sản dài hạn khác lại giảm nhƣng chậm hơn. Bảng 4.3: Cơ cấu tài sản dài hạn 6 tháng đầu năm của DNTN Thành Hƣng ĐVT: Triệu đồng Năm Năm CHÊNH LỆCH Mục Chỉ tiêu 2012 2013 2013/2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ 4.814 65,39 B Tài sản dài hạn 7.362 100,00 12.176 100,00 I Tài sản cố định 4.514 61,31 8.191 67,27 3.677 81,46 II Tài sản dài hạn khác 2.848 38,69 3.985 32,73 1.137 39,92 Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài vụ DNTN Thành Hưng TSDH khác 32,73% TSCĐ TSDH khác TSCĐ 67,27% Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu tài sản dài hạn 6 tháng đầu năm 2013 (1)- Tài sản cố định: Tài sản cố định năm 2011 là 8.755 triệu đồng, so với năm 2010 đã giảm 1.219 triệu đồng tƣơng ứng 12,22% nhƣng so với năm 2012 thì năm 2012 khoản mục này đã tăng lên 604 triệu đồng tƣơng ứng 6,9%. Nguyên do năm 2011 đơn vị đã tiến hành thanh lý, nhƣợng bán máy móc cũ kĩ, lạc hậu làm cho khoản mục TSCĐ giảm xuống, sang năm 2012 doanh nghiệp đầu tƣ mạnh máy móc thiết bị mới và bắt đầu đƣa vào sử dụng. Điều này càng dễ nhận thấy hơn qua bảng 4.3, ta thấy đƣợc quy mô tài sản cố định ở thời điểm 6 tháng đầu năm 2013 tăng 3.677 triệu đồng so với năm 2012, tƣơng đƣơng với tỷ lệ 32 81,46%, qua đó đạt số tiền 8.191 triệu đồng. Qua các năm, doanh nghiệp luôn đều đặn đầu tƣ đổi mới cơ sở hạ tầng nhà cửa kiến trúc và máy móc công suất thấp không còn phù hợp nên giá trị TSCĐ thực chất đang sử dụng trong doanh nghiệp luôn tăng. Điều này cho thấy đơn vị luôn tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiên tiến, đổi mới trang thiết bị hiện đại đảm bảo chất lƣợng sản xuất và an toàn lao động. (2)- Tài sản dài hạn khác: Nhìn chung, qua 3 năm quy mô tài sản dài hạn khác giảm dần từng năm. Trong năm 2011, giá trị khoản mục tài sản dài hạn khác là 2.996 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 25,5 % trong cơ cấu tài sản dài hạn, giảm 36 triệu đồng so với năm 2010, tƣơng đƣơng 1,19%. Đây là mức giảm nhẹ nhƣng sang năm 2012 giá trị tài sản dài hạn khác cuối năm chỉ còn 574 triệu đồng, giảm 2.422 triệu đồng, tƣơng đƣơng 80,84%, tốc độ giảm tăng nhanh hơn nhiều so với năm trƣớc. Sang năm 2013, giá trị tài sản dài hạn khác nửa đầu năm là 3.985 triệu đồng, so với số cùng kỳ năm trƣớc thì đã tăng 1.137 triệu đồng, tƣơng đƣơng 39,92%. Qua phân tích trên ta thấy đƣợc quy mô tài sản dài hạn khác đã có xu hƣớng tăng lên trong năm 2013 trong cơ cấu tài sản của doanh nghiệp. Qua phân tích sơ bộ nhƣ trên, có thể thấy tài sản của doanh nghiệp qua 3 năm tăng giảm không đều. Trong đó tài sản ngắn hạn có xu hƣớng tăng trong năm 2012 nhƣng đã giảm trở lại trong nửa đầu năm nay. Ngƣợc lại, tài sản dài hạn giảm trong những năm trƣớc nhƣng tăng trở lại trong năm 2013. Điều này cho thấy rằng doanh nghiệp khá chủ động trong điều chỉnh quy mô và cơ cấu tài sản của mình. 4.1.1.2 Tình hình nguồn vốn Tƣơng ứng với sự sụt giảm của tài sản là sự sụt giảm của nguồn vốn. Qua bảng số liệu 4.4 ta thấy tổng nguồn vốn cuối năm 2011 giảm 5.652 triệu đồng với tỷ lệ giảm 19,92% so với năm 2010. Trong đó, xét về giá trị, nợ phải trả đã giảm đáng kể giảm 4.677 triệu đồng tƣơng ứng tỷ lệ giảm 18,14% so với năm 2010. Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2011 cũng đã giảm 975 triệu đồng so với năm 2010, tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 37,73 %. Bƣớc sang năm 2012, nợ phải trả tiếp tục giảm 678 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 3,21%, nhƣ vậy mức giảm này chậm hơn nhiều so với năm trƣớc. Trong khi vốn chủ sở hữu tăng mạnh trở lại, với mức tăng 1.211 triệu đồng, tƣơng đƣơng 75,26%. 33 Bảng 4.4: Cơ cấu nguồn vốn 3 năm của DNTN Thành Hƣng Mục Chỉ tiêu A I II B I NỢ PHẢI TRẢ Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn VỐN CHỦ SỞ HỮU Vốn chủ sở hữu Tổng cộng nguồn vốn 2010 Số tiền Tỷ trọng 25.784 90,89 24.342 94,41 1.442 5,92 2.584 9,11 2.584 100,00 28.368 100,00 Năm CHÊNH LỆCH 2011 2012 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ (%) 21.107 92,92 20.429 87,87 -4.677 -18,14 21.107 100,00 20.429 100,00 -3.235 -13,29 0 0,00 0 0,00 -1.442 -100,00 1.609 7,08 2.820 12,13 -975 -37,73 1.609 100,00 2.820 100,00 -975 -37,73 22.716 100,00 23.249 100,00 -5.652 -19,92 Nguồn: Báo cáo tài chính 3 năm 2010-2011- 2012 đã được kiểm toán 34 ĐVT: Triệu đồng CHÊNH LỆCH 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) -678 -3,21 -678 -3,21 0 1.211 75,26 1.211 75,26 533 2,35 Số tiền 30.000 25.784 21.107 20.429 25.000 20.000 Nợ phải trả 15.000 10.000 2.584 2.820 1.609 5.000 Vốn chủ sở hữu 0 2010 2011 2012 Năm Hình 4.4: Đồ thị biến động nguồn vốn 3 năm DNTN Thành Hƣng a. Nợ phải trả: Từ bảng 4.4, nợ phải trả giảm dần qua 3 năm chủ yếu do khoản nợ ngắn hạn giảm nhanh đồng thời khoản nợ dài hạn cũng đã giảm, ra sức trả dần nguồn vốn vay. Năm 2010 là 25.784 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 90,89% nguồn vốn. Đến năm 2011, nguồn này đã giảm đáng kể còn 21.107 triệu đồng, giảm 4.677 triệu đồng, tỷ lệ giảm 18,14%. Đến năm 2012, khoản mục này chỉ còn 20.429 triệu đồng, qua đó chiếm 87,87% trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp. Trong năm 2013, nợ phải trả là 15.837 triệu đồng, con số này chiếm 88,88% tổng nguồn vốn của DN. Có thể thấy rằng nợ phải trả nửa đầu năm nay đã tăng 1.339 triệu, tƣơng đƣơng 9,24% so với cùng kỳ năm 2012. Bảng 4.5: Cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm của DNTN Thành Hƣng Năm 2012 STT A I B I CHỈ TIÊU Số tiền NỢ PHẢI TRẢ 14.498 Nợ ngắn hạn 14.498 VỐN CHỦ SỞ HỮU 1.278 Vốn chủ sở hữu 1.278 Tổng cộng nguồn vốn 15.776 Tỷ trọng 91,90 8,10 100,00 ĐVT: Triệu đồng CHÊNH Năm 2013 LỆCH 2013/2012 Số Tỷ Số Tỷ lệ tiền trọng tiền 15.837 88,88 1.339 9,24 15.837 1.339 9,24 1.982 11,12 704 55,09 1.982 704 55,09 17.819 100,00 2.043 12,95 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài vụ DNTN Thành Hưng 35 (1)-Về nợ ngắn hạn: Qua bảng số liệu ta thấy nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong 3 năm qua luôn biến động và có xu hƣớng giảm. Năm 2010 khoản này là 24.342 triệu đồng chiếm tỷ trọng 94,41 % sang năm 2011 khoản này là 21.108 triệu đồng chiếm toàn bộ 100 % trong cơ cấu nợ, với mức chênh lệch 3.234 triệu đồng thì tỷ lệ giảm là 13,29 %. Nguyên nhân làm cho nợ ngắn hạn giảm là do khoản mục vay ngắn hạn và phải trả ngƣời bán giảm mạnh trong năm 2011. Năm 2012, nợ ngắn hạn 20.429 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 100% trong khoản nợ phải trả, giảm 679 triệu đồng, tƣơng đƣơng 3,22% so với năm 2011. Trong đó, khoản mục vay ngắn hạn giảm mạnh trong khi khoản phải trả ngƣời bán tăng lên. 36 Bảng 4.6: Cơ cấu nợ phải trả 3 năm của DNTN Thành Hƣng Mục 2010 Chỉ tiêu Số tiền I 1 2 3 4 II 1 NỢ NGẮN HẠN Vay ngắn hạn Phải trả cho ngƣời bán Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc Các khoản phải trả ngắn hạn khác NỢ DÀI HẠN Vay và nợ dài hạn TỔNG NỢ PHẢI TRẢ Năm 2011 24.342 12.831 11.128 2012 Tỷ Tỷ Số Số trọng trọng tiền tiền (%) (%) 94,41 21.107 100,00 20.429 52,71 11.682 55,34 9.424 45,72 9.368 44,38 10.902 333 1,37 50 1.442 1.442 25.784 0,21 5,59 100,00 2 0,01 Tỷ Số trọng tiền (%) 100,00 -3.234 46,13 -1.149 53,37 -1.760 92 55 0,26 11 0 0 0 0 0 0 21.108 100,00 20.429 Nguồn: Phòng kế hoạch – tài vụ DNTN Thành Hưng 37 ĐVT: Triệu đồng CHÊNH LỆCH 2011/2010 2012/2011 0,45 -331 Tỷ lệ (%) Số tiền -13,29 -8,95 -15,82 -679 -2.258 1.534 -99,40 0,05 5 10,00 0 -1.442 -100,00 0 -1.442 -100,00 100 -4.676 -18,14 Tỷ lệ (%) -3,22 -19,33 16,37 90 4500,00 -44 0 0 -679 -80,00 -3,22  Vay ngắn hạn: Năm 2010, nợ ngắn hạn phải trả là 24.342 triệu đồng. Trong đó, có đến 52,71 % là khoản vay ngắn hạn với số tiền 12.831 triệu đồng, chiếm tỷ trọng cao nhất trong số nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Sang năm 2011, chỉ còn 11.682 triệu đồng, giảm 1.149 triệu đồng, tƣơng đƣơng 8,95%, tuy nhiên tỷ trọng lại tăng lên thành 55,34 %. Đến năm 2012, khoản vay ngắn hạn tiếp tục giảm 2.258 triệu đồng, còn 9.424 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 19,33%. Tuy vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nợ ngắn hạn nhƣng khoản vay ngắn hạn đã từng bƣớc đƣợc hạn chế. Bƣớc sang năm 2013, số liệu 6 tháng đầu năm cho thấy vay ngắn hạn là 8.459 triệu đồng tăng 1.152 triệu đồng, tƣơng đƣơng 15,77% so với 6 tháng đầu năm 2012. Vay ngắn hạn tăng không phải do DN đi vay ngân hàng mà là do trong năm 2013 lƣợng hàng hóa DN phải cung cấp cho thị trƣờng là khá lớn. Do đặc thù là một DN thƣơng mại nên Thành Hƣng phải mua chịu hàng hóa để bán lại. Do Thành Hƣng là DN có uy tín, mua hàng với số lƣợng nhiều nên đƣợc nhà cung cấp ƣu tiên cho kéo dài thời gian thanh toán tiền hàng và DN đã tận dụng tốt nguồn vốn này. Đồng thời việc kinh doanh phát triển tất nhiên kéo theo khoản tiền phải trả cho công nhân viên, khoản chi phí phải trả cho tiền điện, nƣớc, điện thoại tăng lên. Bảng 4.7: Cơ cấu nợ phải trả 6 tháng đầu năm của DNTN Thành Hƣng Năm 2012 Mục Chỉ tiêu Năm 2013 ĐVT: Triệu đồng CHÊNH LỆCH 2013/2012 Tỷ Tỷ Số Số trọng trọng tiền tiền (%) (%) 14.498 100,00 15.837 1.339 7.307 50,40 8.459 53,41 1.152 6.750 46,56 7.342 46,36 592 Số tiền I 1 2 3 4 II 1 NỢ NGẮN HẠN Vay ngắn hạn Phải trả cho ngƣời bán Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc Các khoản phải trả ngắn hạn khác NỢ DÀI HẠN Vay và nợ dài hạn TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 1 0,01 32 0,20 440 3,03 0 4 0,03 0 14.498 100,00 9,24 15,77 8,77 31 3100,00 -436 -99,09 1.339 9,24 0 15.837 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài vụ DNTN Thành Hưng 38 Tỷ lệ (%)  Phải trả cho ngƣời bán: Đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao thứ hai, chỉ đứng sau khoản vay ngắn hạn trong suốt 2 năm 2010, 2011, sang năm 2012 khoản mục này đã chiếm hơn một nửa khoản nợ ngắn hạn. Khoản mục này tăng giảm không đều qua 3 năm. Nếu nhƣ năm 2010, giá trị khoản phải trả ngƣời bán là 11.128 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 45,72% trong khoản nợ ngắn hạn thì sang năm 2011 đã giảm xuống 1.760 triệu đồng, chỉ còn 9.368 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 15,82%. Năm 2012, khoản phải trả ngƣời bán lại tăng 1.534 triệu đồng so với năm trƣớc, đạt 10.902 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 53,37% trong tổng nợ ngắn hạn. Qua bảng 4.6 ta thấy đƣợc số nợ phải trả ngƣời bán 6 tháng đầu năm 2013 là 7.342 triệu đồng chiếm tỷ trọng 46,36% khoản nợ ngắn hạn, trong khi cùng kỳ năm trƣớc là 6.750 triệu đồng chiếm tỷ trọng 46,56%, số tiền tăng là 592 triệu đồng, tƣơng đƣơng 8,77%, mức tăng trên là không quá nhiều và có thể chấp nhận đƣợc vì nếu tăng quá cao sẽ ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.  Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nƣớc: Thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc năm 2011 giảm so với năm 2010 là 331 triệu đồng tƣơng ứng 99,4% do doanh nghiệp dự trữ nguồn nguyên vật liệu lớn và còn đƣợc khấu trừ qua năm sau nhƣng đến năm 2012 thì tăng lên 90 triệu đồng tƣơng ứng 4500% đạt giá trị 92 triệu đồng, qua đó chiếm tỷ trọng nhỏ là 0,45% trong cơ cấu nợ ngắn hạn. Tính đến giữa năm 2013, khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà Nƣớc là 32 triệu đồng, tăng 31 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm trƣớc, tƣơng đƣơng 3100%, qua đó chiếm tỷ trọng 0,3% trong nợ ngắn hạn.  Các khoản phải trả ngắn hạn khác: Trong năm 2010, khoản mục này là 50 triệu đồng, chiếm 0,21% nợ ngắn hạn, sang năm 2011 tăng lên đạt giá trị 55 triệu đồng và chiếm 0,26% nợ ngắn hạn. Năm 2012, khoản phải trả ngắn hạn khác lại giảm 80% tƣơng đƣơng số tiền 44 triệu đồng. Qua bảng 4.7 có thể nhận thấy 6 tháng đầu năm 2013 khoản này có xu hƣớng tiếp tục giảm với số tiền 436 triệu đồng so với cùng kỳ năm trƣớc với số tiền phải trả ngắn hạn khác chỉ là 4 triệu đồng, chiếm tỷ trọng rất nhỏ, 0,04% nợ ngắn hạn. Tuy chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong nợ ngắn hạn nhƣng việc giảm khoản phải trả khác cũng là một tín hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp có thể tự trang trải nguồn vốn kinh doanh, không phải chiếm dụng vốn từ đơn vị khác. 39 (2)- Về nợ dài hạn: Trong 3 năm gần nhất, chỉ có năm 2010 phát sinh khoản nợ dài hạn với số tiền là 1.442 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 5,59% nợ phải trả của doanh nghiệp. Trong đó, toàn bộ là khoản vay nợ dài hạn. Chủ yếu khoản vay dài hạn giảm cho thấy doanh nghiệp dùng ngày càng nhiều nguồn vốn chủ sở hữu của mình đầu tƣ vào máy móc thiết bị bảo đảm cho quá trình hoạt động kinh doanh lâu dài, đồng thời đi đến thanh toán dứt điểm các khoản nợ tồn đọng góp phần nâng cao uy tín của mình đối với các đối tác kinh doanh. b. Nguồn vốn chủ sở hữu: Năm 2010 nguồn vốn chủ sở hữu là 2.584 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 9,11% tổng nguồn vốn. Trong đó, vốn đầu tƣ của chủ sở hữu là 1.360 triệu đồng, chiếm 52,65% và giá trị của lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối là 1.224 triệu đồng chiếm 47,37%. Năm 2011 nguồn vốn chủ hữu là 1.609 triệu đồng chiếm 7,08 % tức là năm 2011 giảm 975 triệu đồng tƣơng đƣơng với tỷ lệ 37,73% so với năm 2010. Nguyên nhân làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu là do năm 2011 doanh nghiệp kinh doanh giảm hiệu quả dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm trong khi nguồn vốn này chịu ảnh hƣởng của lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối. Đến năm 2012, Thành Hƣng tăng nguồn vốn chủ sở hữu lên đến 2.820 triệu đồng chiếm 12,13% tổng nguồn vốn, tức là cao hơn so với năm 2011 là 1.211 triệu đồng tƣơng đƣơng với 75,26%. Thông qua bảng 4.5 ta thấy đƣợc 6 tháng đầu năm 2013, quy mô nguồn vốn chủ sở hữu là 1.982 triệu đồng, qua đó chiếm tỷ trọng 11,12% trong tổng nguồn vốn. So với 6 tháng đầu năm 2012 thì đã tăng 704 triệu, tƣơng đƣơng 55,09%. Nguyên nhân chính là do lợi nhuận chƣa phân phối tăng lên. Trong khi đó, ở đây một điểm đáng chú ý khi so sánh mức chênh lệch giữa 3 năm cho kết quả bằng 0 cả về số tiền lẫn tỷ lệ của vốn đầu tƣ chủ sở hữu, chứng tỏ rằng 3 năm 2010, 2011, 2012 mặc dù Thành Hƣng có mở rộng quy mô nhƣng vẫn chƣa tăng phần vốn đầu tƣ của chủ sở hữu, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu bằng tiền mặt và ít quan tâm đến vốn chủ sở hữu của mình có thể nói đây còn là một khó khăn trong việc nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp . 40 Bảng 4.8: Cơ cấu vốn chủ sở hữu của DNTN Thành Hƣng Năm 2011 2010 Mục Chỉ tiêu Số tiền I 1 2 Vốn chủ sở hữu Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 2.584 1.360 1.224 2012 ĐVT: Triệu đồng CHÊNH LỆCH 2011/2010 2012/2011 Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ lệ Tỷ lệ trọng Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền Số tiền (%) (%) (%) (%) (%) 100,00 1.609 100,00 2.820 100,00 -975 -37,73 1.211 75,26 52,63 1.360 84,52 1.360 48,23 0 0,00 0 0,00 47,37 249 15,48 1.460 51,77 -975 -79,66 1.211 486,35 Nguồn: Báo cáo tài chính 3 năm 2010-2011- 2012 đã được kiểm toán 41 4.1.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Các nhà phân tích muốn biết DN hoạt động có hiệu quả hay không, thì họ tiến hành phân tích, xem xét các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh, đồng thời phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của DN. Đặc biệt, họ chú trọng đến sự biến động của doanh thu thuần, giá vốn hàng bán và lợi nhuận sau thuế. Để hiểu rõ điều này chúng ta cùng phân tích một số chỉ tiêu trên bảng Báo cáo kết quả kinh doanh. 42 Bảng 4.9: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm của doanh nghiệp tƣ nhân Thành Hƣng Đơn vị tính: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (1) (2) (3) (4) (5) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 CHÊNH LỆCH 2011/2010 CHÊNH LỆCH 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 33.380 -13.247 -27,86 -928 -2,70 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 47.555 34.308 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 47.555 34.308 33.380 -13.247 Giá vốn hàng bán 28.464 19.146 19.308 -9.318 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 19.091 15.162 14.072 -3.929 Doanh thu hoạt động tài chính 6 4 5 -2 Chi phí tài chính 1.848 2.728 1.494 880 Trong đó: Chi phí lãi vay 0 0 1.494 0 Chiết khấu thanh toán 1.274 1.859 0 585 Lãi mua hàng trả chậm 574 869 0 295 Chi phí bán hàng 15.924 12.380 11.681 -3.544 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.129 1.032 774 -97 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 196 -974 128 -1.170 Thu nhập khác 58 0 100 -58 Lợi nhuận khác 58 0 100 -58 Tổng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế 254 -974 228 -1.228 Chi phí thuế TNDN 64 0 57 -64 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 190 -974 171 -1.164 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài vụ DNTN Thành Hưng 43 -27,86 -32,74 -928 162 -2,70 0,85 -20,58 -33,33 47,62 -1.090 1 -1.234 -7,19 25,00 -45,23 45,92 51,39 -22,26 -8,59 -596,94 -100,00 -100,00 -483,46 -100,00 -612,63 -699 -258 1.102 100 100 1.202 57 1.145 -5,65 -25,00 -113,14 -123,41 117,56 Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm ta có đồ thị sau: 47.555 50.000 45.000 34.308 40.000 35.000 33.380 28.464 Doanh thu 30.000 25.000 19.146 18.493 20.000 Giá vốn Lợi nhuận sau thuế 15.000 10.000 5.000 190 171 -974 0 -5.000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm của doanh nghiệp tư nhân Thành Hưng Hình 4.5: Đồ thị Doanh thu – Giá vốn – Lợi nhuận sau thuế Dựa vào những thông tin trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta dễ dàng nhận ra lợi nhuận sau thuế qua 3 năm tăng giảm với tốc độ không đều, có lời có lỗ. Tổng lợi nhuận sau thuế năm 2010 là 190 triệu đồng, sang năm 2011 lợi nhuận sau thuế là âm 974 triệu, giảm đến 1.164 triệu đồng tƣơng đƣơng với tỷ lệ 612,63%, cho thấy doanh nghiệp kinh doanh không đạt hiệu quả. Nhƣng năm 2012 tăng đến 1.145 triệu đồng tƣơng ứng 117,56% so với năm 2011 cho thấy doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao và thu đƣợc lợi nhuận ngày càng nhiều Để hiểu rõ hơn nguyên nhân của sự tăng giảm này ta đi sâu vào phân tích từng yếu tố sau: a. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu giảm dần qua 3 năm. Năm 2010 doanh thu là 47.555 triệu đồng. Trong khi đó năm 2011 chỉ còn 34.308 triệu đồng, giảm đi 13.247 triệu đồng so với năm 2010. Tình hình sụt giảm của doanh thu tiếp tục kéo sang năm 2012 khi doanh thu trong năm này chỉ là 22.280 triệu đồng, giảm 928 triệu đồng, tƣơng đƣơng 2,7% so với năm trƣớc. Lý giải nguyên nhân giảm là do việc cắt giảm đầu tƣ cũng nhƣ hệ lụy từ sự đóng băng của thị trƣờng bất động sản trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế nƣớc ta thời gian qua, 44 công trình đầu tƣ ít hơn nhiều so với năm trƣớc nên việc bán hàng gặp nhiều khó khăn là điều dễ hiểu. b. Tình hình chi phí: Để xem xét tình hình chi phí của DN ta đi phân tích các chỉ tiêu sử dụng chi phí nhƣ sau:  Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu Chỉ tiêu này cho biết trong tổng số doanh thu thu đƣợc trị giá vốn hàng bán chiếm bao nhiêu phần trăm. Dựa vào bảng 4.9 ta thấy tỷ suất giá bán trên doanh thu giảm từ năm 2010 sang năm 2011. Năm 2010 tỷ suất này là 59,85%. Năm 2011 là 55,81 % giảm 4,05% so với năm 2010. Nhƣ vậy có nghĩa là năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu thì có 55,81 đồng trị giá vốn hàng bán, tỷ suất này giảm cho thấy mặc dù giá vốn hàng bán tăng trong năm 2011 nhƣng tốc độ tăng chậm hơn so với doanh thu trong năm 2011 điều này thể hiện hiệu quả quản lý tốt trong nổ lực giảm chi phí của Thành Hƣng. Nguyên nhân tăng giá vốn hàng bán là do trong năm giá xăng dầu tăng kéo theo chi phí nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển và vận hành máy móc tăng theo. Năm 2012, tỷ suất này là 57,84%, tăng 2,04% so với năm 2010. Tỷ suất này tăng có nghĩa là cho thấy ứng với một lƣợng hàng hóa nhất định thì giá vốn bình quân của năm 2012 cao hơn giá vốn bình quân năm 2011, điều này có ảnh hƣởng không tốt đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên sự gia tăng này không phải thể hiện trong việc giảm chi phí kém hiệu quả, mà là do trong năm 2012 thì có sự gia tăng đột ngột trong doanh thu bán hàng so với năm trƣớc, sự gia tăng này tất yếu sẽ kéo theo sự gia tăng trong giá vốn hàng bán. Nhƣ vậy có thể thấy rằng giá vốn hàng bán chiếm một tỷ trọng khá ổn định và trên 50% so với tổng doanh thu bán hàng, trong thời kỳ 2010-2012 thì tỷ trọng giá vốn hàng bán không có nhiều thay đổi, tuy trong năm 2012 thì tỷ suất này đã tăng lên so với 2011 nhƣng cũng đồng nghĩa với việc tăng trƣởng trong doanh thu bán hàng dẫn đến lợi nhuận gộp cũng tăng trƣởng theo với một tỷ lệ khá cao so với năm 2011. 45 Bảng 4.10: Các chỉ tiêu chi phí CHỈ TIÊU Giá vốn hàng bán Chi phí tài chính Trong đó chi phí lãi vay Chi phí quản lý doanh nghiệp Doanh thu thuần Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu (%) Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu (%)suất chi phí quản lý trên doanh thu Tỷ (%) NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 28.464 1.848 0 1.129 47.555 59,85 3,89 2,37 19.146 2.728 0 1.032 34.308 55,81 7,95 3,01 19.308 1.494 1.494 774 33.380 57,84 4,48 2,32 CHÊNH LỆCH 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) -9.318 -32,736 880 47,619 0 -97 -8,5917 -13.247 -27,856 -4,05 4,07 0,63 Nguồn: Phòng kế hoạch – tài vụ DNTN Thành Hưng 46 Đơn vị tính: triệu đồng CHÊNH LỆCH 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) 162 0,84613 -1.234 -45,235 1.494 -258 -25 -928 -2,7049 2,04 -3,48 -0,69  Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu Tỷ suất chi phí tài chính trên doanh thu tăng trong năm 2011 và giảm trong năm 2012. Năm 2011 tỷ suất này là 7,95% tăng 4,07% so với năm 2010, nguyên nhân dẫn đến tỷ suất này tăng là do chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng 880 triệu đồng tƣơng đƣơng 47,62%. Trong đó, chủ yếu là chiết khấu thanh toán cho ngƣời mua và tiền lãi mua hàng trả chậm tăng trong khi doanh thu thuần giảm đến 13.247 triệu đồng. Năm 2012 tỷ suất chi phí tài chính là 4,48% trên doanh thu, giảm 3,48% so với năm 2011, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp phải bỏ ra 4,48 đồng chi phí tài chính. Đó là vì năm 2012 chi phí tài chính giảm mạnh với số tiền 1.234 triệu đồng trong khi doanh thu thuần giảm nhƣng tốc độ giảm không nhiều.  Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu tăng trong năm 2011. Năm 2011 tỷ suất này là 3,01 % tăng 0,63% so với năm 2010. Năm 2012 tỷ suất này là 2,32% giảm 0,69% so với năm 2011, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu doanh nghiệp chỉ bỏ ra 2,32 đồng chi phí quản lý. Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm là do doanh nghiệp sử dụng chi phí kinh doanh ngày càng có hiệu quả, đặc biệt quan tâm đến tình hình chi phí và đề ra các biệt pháp tiết kiệm chi phí. c. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Trong các năm qua có biểu hiện tăng giảm khác nhau. Năm 2011 đã giảm 1.170 triệu đồng tƣơng ứng giảm 596,94% và đã âm một khoản là 974 triệu đồng. Tuy nhiên tình hình đã thay đổi ở năm 2012, lợi nhuận thu đƣợc là 128 triệu đồng và đã tăng lên về giá trị một lƣợng 1.102 triệu đồng tƣơng ứng 113,14%. Nguyên nhân do giảm trong năm 2011 là do chi phí tài chính của doanh nghiệp tăng cao là nguyên nhân ảnh hƣởng trực tiếp nhất. Trong đó đáng kể nhất là khoản chiết khấu thanh toán cho ngƣời mua tăng 585 triệu đồng, tƣơng đƣơng 45,92% và khoản lãi mua hàng trả chậm của doanh nghiệp tăng 295 triệu đồng tƣơng đƣơng 21,39%. Đồng thời, với sự gia tăng giá vốn hàng bán với tốc độ cao của vật liệu xây dựng nên kết quả không thể tránh đƣợc là lợi nhuận mang giá trị âm. Đến năm 2012, do chi phí tài chính giảm mạnh lên đến 1.234 triệu đồng, tƣơng đƣơng 45,23%, đồng thời năm 2012 chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm đáng kể nên cũng góp phần làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng trƣởng khả quan hơn năm trƣớc. Lợi nhuận khác cũng liên tục tăng với tốc độ nhanh. Chỉ với 58 triệu đồng năm 2010 sang năm 2011 mặc dù không phát sinh trong năm nhƣng sự 47 gián đoạn đó chỉ đến năm 2012 với tốc độ tăng gấp đôi với giá trị 100 triệu vào năm 2012. Lợi nhuận tăng cao chủ yếu là do doanh nghiệp thu đƣợc từ bán phế liệu d. Tình hình lợi nhuận trước thuế Tổng lợi nhuận trƣớc thuế năm 2011 là âm 974 triệu đồng giảm so với năm 2010 1.228 triệu đồng tƣơng ứng 483,46 % và tăng 1.202 triệu đồng tƣơng ứng tăng 123,41% vào năm 2012. Do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm nên kéo theo lợi nhuận kế toán trƣớc thuế cũng âm theo trong năm 2011, nhƣng sang năm 2012 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng trƣởng vƣợt bậc làm cho lợi nhuận trƣớc thuế tăng theo. Chủ yếu do doanh nghiệp giao hàng đúng hợp đồng, chất lƣợng đƣợc bảo đảm và giá cả ngày càng cạnh tranh nên chiếm đƣợc lòng tin của khách hàng, do đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng mới với hợp đồng có giá trị lớn hơn. Nhận xét: Tóm lại, qua phân tích trên ta nhận thấy lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2011 giảm so với năm 2010 nguyên nhân do chi phí tài chính - chủ yếu là lãi mua hàng trả chậm và khoản chiết khấu thanh toán cho ngƣời mua tăng cao và năm 2012 đã tăng lên do đã có chính sách tiết kiệm chi phí tài chính một cách hợp lý, đồng thời tiết giảm đƣợc các khoản chi cho bán hàng và quản lý doanh nghiệp. 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH 4.2.1 Nhóm chỉ tiêu thanh toán Để có thể hiểu rõ hơn tình hình thanh toán, cần phải so sánh giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả biến động qua các năm nhƣ thế nào thông qua hệ số khái quát, từ đó đƣa ra những nhận xét chính xác hơn về tình hình công nợ phải thu, phải trả của doanh nghiệp. Giữa công nợ phải thu và công nợ phải trả của doanh nghiệp luôn có sự chênh lệch rất lớn. Hệ số khái quát ở mức tƣơng đối cao cho thấy doanh nghiệp không bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn nhƣng ở chiều ngƣợc lại doanh nghiệp chiếm dụng một lƣợng vốn khá lớn của khách hàng. Năm 2010 là năm kinh doanh có hiệu quả nhất của doanh nghiệp, do đó hệ số khát quát năm 2010 là cao nhất trong 3 năm. Hệ số khái quát năm 2011 là 11,2%, giảm 14,89% so với năm 2010, năm 2012 là 6,03% giảm 5,17% so với năm 2011. Năm 2012 hệ số khái quát của doanh nghiệp nhỏ nhất trong 3 năm do tốc độ giảm của khoản phải thu quá cao, lên đến 64,86% trong khi tốc độ giảm của khoản phải trả chỉ là 18,14% cho thấy doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của khách hàng và các đối tƣợng khác là rất cao. 48 Bảng 4.11: Hệ số khái quát qua 3 năm CHỈ TIÊU Tổng nợ phải thu Tổng nợ phải trả Doanh thu thuần Hệ số khái quát (%) Vòng luân chuyển các khoản phải thu (vòng) Kỳ thu tiền bình quân NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 CHÊNH LỆCH 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) -4.363 -64,86 -4.676 -18,14 -13.247 -27,86 -14,89 -57,07 Đơn vị tính: triệu đồng CHÊNH LỆCH 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) -1.133 -47,93 -679 -3,22 -928 -2,70 -5,17 -46,20 6.727 25.784 47.555 26,09 2.364 21.108 34.308 11,20 1.231 20.429 33.380 6,03 7,07 14,51 27,12 7,44 105,29 12,60 86,84 51,63 25,15 13,46 -26,48 -51,29 -11,69 -46,48 Nguồn: Phòng Kế hoạch - tài vụ DNTN Thành Hưng 49 4.2.1.1 Các khoản phải thu - Vòng luân chuyển các khoản phải thu: phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của DN. Vòng luân chuyển các khoản phải thu năm 2011 cao hơn năm 2010 từ 7,07 vòng lên 14,51 vòng điều này cho thấy tốc độ thu hồi các khoản phải thu năm 2011 nhanh, chính sách bán hàng và thanh toán của DN khá hiệu quả. Sang năm 2012 vòng luân chuyển các khoản phải thu tiếp tục tăng lên đạt 24,72 vòng, cho thấy tốc độ thu hồi các khỏan phải thu đang thể hiện chiều hƣớng tốt, vì DN không phải đầu tƣ nhiều cho khoản phải thu. - Kỳ thu tiền bình quân: phải ánh thời gian cần phải thu hồi các khoản phải thu là bao lâu. Nhìn chung kỳ thu tiền bình quân của DN khá dài, cụ thể: năm 2010 là 51,63 ngày, năm 2011 là 25,15 ngày. Nhƣ vậy, năm 2011 số ngày thu tiền bình quân đã giảm 26,48 ngày, tƣơng đƣơng 51,29%. Sang năm 2012, số ngày thu tiền bình quân tiếp tục giảm 11,69 ngày xuống còn 13,46 ngày. Điều này cho thấy chính sách thu nợ của DN trong 2 năm qua đã có hiệu quả, DN không để cho đơn vị khác chiếm dụng vốn trong thời gian quá lâu, điều này ảnh hƣởng không tốt đến việc quay vòng vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của DN. 4.2.1.2 Các khoản phải trả a. Vốn luân chuyển Là phần chênh lệch giữa tài sản lƣu động và đầu tƣ tài chính ngắn hạn so với nợ phải trả. Vốn luân chuyển càng lớn thể hiện khả năng chi trả của doanh nghiệp càng cao đối với nợ ngắn hạn chƣa đến hạn trả. Thông qua phân tích số liệu bảng 4.12 ta thấy vốn luân chuyển của doanh nghiệp qua 3 năm đều âm. Năm 2011 vốn luân chuyển giảm 1.162 triệu đồng do tài sản lƣu động và đầu tƣ tài chính ngắn hạn giảm mạnh hơn nợ phải trả cho thấy khả năng chi trả của DN trong năm này không cao. Đến năm 2012 vốn luân chuyển tăng 3.030 triệu đồng so với năm 2011 vì trong năm 2012 khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp giảm nên kéo theo nợ phải trả của doanh nghiệp cũng giảm, trong khi tài sản lƣu động và đầu tƣ tài chính ngắn hạn tăng lên, chứng tỏ trong năm 2012 khả năng chi trả của DN là đã tốt hơn so với năm 2011. b. Khả năng thanh toán vốn lưu động Qua bảng 4.12 ta thấy khả năng thanh toán vốn lƣu động của doanh nghiệp là rất thấp. Kinh nghiệm thực tế đã chứng minh nếu khả năng thanh toán của vốn lƣu động =1. Năm 2010 hệ số này là 10,93, sang năm 2011 tăng 1,25 lần tƣơng đƣơng 11,47% đạt mức 12,19. Đây là tín hiệu tích cực của doanh nghiệp trong việc sử dụng nguồn vốn vay để đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận. Sang năm 2012 hệ số này thay đổi xu hƣớng và giảm xuống còn 10,38, tƣơng đƣơng 14,86%. Điều này đƣợc giải thích là do doanh nghiệp không có nhu cầu vay vốn để đầu tƣ nhƣ năm 2011, vì thế kéo theo đòn bẩy tài chính giảm xuống.  Nhận xét Qua 3 năm ta thấy đƣợc tỷ số đòn bẩy tài chính liên tục thay đổi. Điều này phụ thuộc vào doanh nghiệp có quyết định vay vốn nhiều hay ít nhằm đầu tƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp chỉ sử dụng nợ khi nó có thể tin chắc rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ. 54 4.2.2.3 Hệ số tự tài trợ tài sản cố định Tỷ suất tự tài trợ của qua 3 năm là khá cao, năm 2010 là 6,2 và năm 2011 là 3,39, giảm 2,81 tƣơng đƣơng 45,32%. Tuy năm 2011 tỷ suất này có giảm đi nhƣng nhìn chung vẫn còn ở mức cao, nguyên nhân nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cả 2 năm qua đều chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn trong khi giá trị đầu tƣ cho TSCĐ lại rất cao. Năm 2012, hệ số tự tài trợ TSCĐ của doanh nghiệp là 3,32, nhƣ vậy hệ số này có xu hƣớng tiếp tục giảm trong năm 2012 với tỷ lệ giảm là 2,09%. Nguyên nhân do năm 2012 cả tài sản cố định và nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng nhƣng mức tăng của tài sản cố định nhanh hơn mức tăng nguồn vốn chủ sở hữu làm cho tỷ suất này giảm xuống. Tuy hệ số này vẫn còn ở mức khá cao, chứng tỏ DN đang bị lệ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài để chi trả cho TSCĐ của mình nhƣng 3 năm qua hệ số này đã có chiều hƣớng giảm xuống, đây là tín hiệu tích cực cho thấy DN bắt đầu giảm sự lệ thuộc vào bên ngoài và biết tận dụng vốn của mình nhiều hơn cho việc đầu tƣ vào TSCĐ. 4.2.2.4 Hệ số thích ứng dài hạn Năm 2010, hệ số thích ứng dài hạn là 4,26, sang năm 2011 là 4,55 tăng 0,29 tƣơng đƣơng 6,72%. Nguyên nhân là do tuy trong năm 2011, tài sản dài hạn của doanh nghiệp đã giảm 9,65% nhƣng doanh nghiệp cũng đã trả hết khoản nợ dài hạn nên kéo theo hệ số trên tăng lên. Sang năm 2012, hệ số thích ứng là 3,52, giảm 1,03 tƣơng đƣơng 22,58%. Sở dĩ hệ số tiếp tục giảm là do tài sản dài hạn tiếp tục giảm 15,47% đồng thời nguồn vốn chủ sở hữu tăng trở lại với tỷ lệ 9,18% và doanh nghiệp không có khoản vay dài hạn nào. Điều này cho thấy hoạt động của doanh nghiệp đã loại bỏ sự bất ổn định, nhƣng vẫn đồng thời đảm bảo trang trải tài sản dài hạn bằng nguồn vốn dài hạn. 55 Bảng 4.13: Phân tích cấu trúc tài chính Chỉ tiêu Tổng tài sản Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng tài sản bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân Tài sản cố định Tài sản dài hạn Nợ dài hạn Hệ số tự tài trợ (lần) Hệ số đòn bẩy tài chính (lần) Hệ số TSCĐ (lần) Hệ số thích ứng dài hạn (lần) Năm 2010 28.368 1.609 27.198 2.488 9.974 13.006 1.442 0,06 10,93 6,20 4,26 Năm 2011 22.716 2.583 25.542 2.096 8.755 11.751 0 0,11 12,19 3,39 4,55 Năm 2012 23.248 2.820 22.982 2.215 9.359 9.933 0 0,12 10,38 3,32 3,52 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) -5.652 -19,92 532 2,34 974 60,53 237 9,18 -1.656 -6,09 -2.560 -10,02 -392 -15,76 119 5,68 -1.219 -12,22 604 6,90 -1.255 -9,65 -1.818 -15,47 -1.442 -100,00 0 0,06 100,48 0,01 6,68 1,25 11,47 -1,81 -14,86 -2,81 -45,32 -0,07 -2,09 0,29 6,72 -1,03 -22,58 Nguồn: Phòng kế hoạch – tài vụ DNTN Thành Hưng 56 4.2.3 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn Phân tích hiệu quả sử dụng vốn là một trong những yêu cầu quan trọng trong quản trị và điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là cơ sở đƣa ra những điều chỉnh nhằm cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để thấy đƣợc tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp chúng ta sẽ đi vào phân tích một số chỉ tiêu sau đây. 4.2.3.1 Số vòng quay hàng tồn kho Bảng 4.14: Vòng quay hàng tồn kho Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho đầu kỳ Hàng tồn kho cuối kỳ Hàng tồn kho bình quân Số vòng quay hàng tồn kho Năm 2010 28.464 8.204 Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Năm Năm 2012 2011 Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số tiền (%) tiền (%) 19.146 19.308 -9.318 -32,74 162 0,85 7.170 8.515 -1.034 -12,60 1.345 18,76 7.170 8.515 11.870 1.345 18,76 3.355 39,40 7.687,00 7.842,50 10.192,50 156 2,02 2.350 29,96 3,70 2,44 1,89 -1,26 -34,07 -0,55 -22,41 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài vụ DNTN Thành Hưng Chỉ tiêu này chỉ rõ hàng hóa tồn kho đƣợc thanh toán trong kỳ phân tích và sự luân chuyển này thiết lập mối quan hệ giữa khối lƣợng hàng hóa đã bán với khối lƣợng hàng hóa còn tồn trong kho. Số vòng quay hàng tồn kho năm 2010 là 3,7 vòng nghĩa là trung bình hàng tồn kho mua về và bán ra đƣợc 3,7 lần trong năm. Năm 2011 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho là 2,44 vòng, giảm 1,26 vòng so với năm 2010. Đến năm 2012 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho lại tiếp tục giảm và với tốc độ 0,55 vòng, tƣơng ứng 22,41% chỉ còn 1,89 vòng. Nguyên nhân làm cho vòng quay hàng tồn kho giảm là do doanh nghiệp đã tăng lƣợng hàng tồn kho nhằm thực hiện chính sách mở rộng quy mô với phƣơng châm đáp ứng nhu cầu kịp thời cho khách hàng. Tóm lại: Ta thấy vòng quay hàng tồn giảm dần trong 2 năm 2011 và 2012, đặc biệt là năm 2011 vòng quay hàng tồn kho đã giảm xuống nhanh chóng, cho thấy tình hình lƣợng hàng còn trong kho chƣa thật sự tốt lắm. Do đó, doanh nghiệp cần tính toán lại lƣợng hàng tồn kho cho phù hợp nhằm làm giảm những chi phí không cần thiết phát sinh liên quan đến hàng tồn kho, tạo điều kiện để giải phóng khoản vốn bị ứ động để xoay vòng vốn nhanh, hạn chế nguồn vốn đi vay, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 57 4.2.3.2 Số vòng quay tổng tài sản Qua bảng 4.15 ta thấy doanh thu thuần 3 năm qua ngày càng giảm trong khi đầu tƣ cho tài sản không biến động nhiều. Năm 2010 tài sản đƣợc luân chuyển với tốc độ 1,75 vòng năm có nghĩa là mỗi 1 đồng đầu tƣ vào tài sản, doanh nghiệp thu đƣợc 1,75 đồng doanh thu thuần. Năm 2011, số vòng quay tài sản giảm 0,41 vòng tƣơng đƣơng 23,18%. Tuy mức độ giảm không cao nhƣng cho thấy tài sản của doanh nghiệp sử dụng giảm hiệu quả vì tốc độ tăng doanh thu không bằng mức đầu tƣ tài sản. Sang năm 2012, số vòng quay tài sản tăng trở lại với tốc độ 1,45 vòng, tăng 0,11 vòng, tƣơng đƣơng 8,13%. Kết quả này là do mức độ đầu tƣ tài sản giảm so với năm trƣớc là 10,02%, mặc dù doanh thu thuần vẫn giảm nhƣng tốc độ giảm chậm hơn 2,7%. Tuy tốc độ lƣu chuyển của tài sản giảm trong năm 2011 nhƣng sang năm 2012 đã có dấu hiệu tăng trở lại. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng vốn có hiệu quả hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp trong thời gian tới. Do đó, doanh nghiệp cần phát huy hơn nữa. 58 Bảng 4.15: Vòng quay tài sản CHỈ TIÊU Doanh thu thuần Tổng vốn đầu kỳ Tổng vốn cuối kỳ Tài sản sử dụng bình quân Vòng quay tài sản (vòng) NĂM 2010 47.555 26.027 28.368 27.198 1,75 NĂM 2011 NĂM 2012 34.308 28.368 22.716 25.542 1,34 33.380 22.716 23.248 22.982 1,45 CHÊNH LỆCH 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) -27,86 -13.247 8,99 2.341 -19,92 -5.652 -6,09 -1.656 -23,18 -0,41 Nguồn : Phòng kế hoạch – tài vụ DNTN Thành Hưng 59 Đơn vị tính: triệu đồng CHÊNH LỆCH 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) -928 -2,70 -5.652 -19,92 532 2,34 -2.560 -10,02 0,11 8,13 4.2.3.3 Số vòng quay tài sản cố định Số vòng quay tài sản cố định giảm xuống trong năm 2011 sau đó tăng lên trong năm 2012. Tình hình cụ thể nhƣ sau: Năm 2010, vòng quay TSCĐ là 4,13 tức là trên 1 đồng tài sản doanh nghiệp có thể tạo đƣợc 4,13 đồng doanh thu. Năm 2011, số vòng quay này giảm đi 0,47 vòng, tƣơng ứng với tỷ lệ 11,34%, điều này cho thấy TSCĐ sử dụng kém hiệu quả hơn năm trƣớc. Nguyên nhân là do doanh thu thuần giảm với tốc độ nhanh là 27,86% trong khi TSCĐ bình quân cũng giảm nhƣng với tốc độ chậm hơn 18,63%. Năm 2012, số vòng quay tăng trở lại với mức tăng 0,02 vòng, tƣơng đƣơng 0,6% mức tăng trên là ít nhƣng cho thấy sự cải thiện của doanh nghiệp trong việc sử dụng TSCĐ, tạo ra xu hƣớng tích cực hơn trong những năm tới. Đạt đƣợc điều đó là nhờ những phấn đấu của doanh nghiệp trong công tác sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp. 60 Bảng 4.16: Số vòng quay tài sản cố định Chỉ tiêu Doanh thu thuần TSCĐ đầu kỳ TSCĐ cuối kỳ TSCĐ bình quân Vòng quay TSCĐ (vòng) Năm 2010 47.555 13.044 9.974 11.509 4,13 Năm 2011 Năm 2012 34.308 9.974 8.755 9.365 3,66 33.380 8.755 9.359 9.057 3,69 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) -13.247 -27,86 -3.070 -23,54 -1.219 -12,22 -2.145 -18,63 -0,47 -11,34 Nguồn: Phòng kế hoạch – tài vụ DNTN Thành Hưng 61 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) -928 -2,70 -1.219 -12,22 604 6,90 -308 -3,28 0,02 0,60 4.2.3.4 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Qua bảng 4.17 ta thấy số vòng quay vốn lƣu động của DN qua 3 năm đều biến động theo xu hƣớng khác nhau. Năm 2010, vòng quay vốn lƣu động là 3,61 vòng, số ngày của một vòng là 99,86 ngày. Năm 2011 là 2,61 vòng, giảm 1 vòng so với năm trƣớc, tƣơng đƣơng 27,77% và số ngày của một vòng là 138,13 ngày, tăng 38,27 ngày so với năm trƣớc, nguyên nhân giảm là do doanh thu thuần giảm mạnh so với năm 2010. Sang năm 2012, số vòng quay này là 2,75 vòng, tăng 0,14 vòng, tƣơng đƣơng 5,49%, số ngày của vòng quay là 130,93 ngày, giảm 7,19 ngày so với năm 2011. Sở dĩ tốc độ luân chuyển vốn lƣu động tăng là do năm 2012 tốc độ giảm của vốn lƣu động nhanh hơn doanh thu thuần. Qua 3 năm cho thấy tốc độ luân chuyển vốn lƣu động của doanh nghiệp khá tốt chứng tỏ việc sử dụng vốn của doanh nghiệp khá hiệu quả. Trong tƣơng lai cần tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 62 Bảng 4.17: Số vòng quay vốn lƣu động Chỉ tiêu Doanh thu thuần TSNH đầu kỳ TSNH cuối kỳ TSNH bình quân Vòng quay VLĐ (vòng) Số ngày của một vòng (ngày) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 47.555 34.308 33.380 11.020 15.362 13.191 3,61 99,86 15.362 10.965 13.164 2,61 138,13 10.965 13.316 12.141 2,75 130,93 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) -13.247 -27,86 4.342 39,40 -4.397 -28,62 -28 -0,21 -1,00 -27,71 38,27 38,32 Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài vụ DNTN Thành Hưng 63 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) -928 -2,70 -4.397 -28,62 2.351 21,44 -1.023 -7,77 0,14 5,49 -7,19 -5,21 4.2.4 Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận 4.2.4.1 Hệ số lãi gộp Qua bảng số liệu ta thấy hệ số lãi gộp thƣờng xuyên biến động theo những chiều hƣớng khác nhau, có xu hƣớng tăng vào năm 2012, cụ thể là: Năm 2010, hệ số này là 40,15% có nghĩa là trong 100 đồng doanh thu có 40,15 đồng dùng để trang trải cho phí hoạt động và có lãi. Năm 2011, hệ số đã tăng 10,09%, đạt đƣợc 44,19% tức là với 100 đồng doanh thu thuần khả năng trang trải cho chi phí hoạt động đã tăng hơn trƣớc 4,05 đồng. Nguyên nhân do doanh thu thuần trong năm giảm 27,86% nhƣng giá vốn hàng còn giảm nhanh hơn (32,74%) nên làm cho hệ số lãi gộp giảm. Chứng tỏ doanh nghiệp có biện pháp tốt để giảm giá vốn hàng bán. Bƣớc sang năm 2012, hệ số lãi gộp có dấu hiệu giảm nhẹ, hệ số năm 2012 là 42,16%, điều này đồng nghĩa với 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra 42,16 đồng lãi gộp, giảm 2,04 đồng so với năm 2011, tƣơng đƣơng 4,61% Tuy mức độ giảm không lớn lắm nhƣng là biểu hiện không tốt vì doanh thu có đã giảm 928 triệu đồng, tƣơng đƣơng 2,8%, trong khi giá vốn hàng bán lại tăng 162 triệu so với năm 2011.  Tóm lại, ta thấy trong những năm qua doanh thu thuần luôn giảm, giá vốn hàng bán giảm trong năm 2011 và có tăng nhẹ trong năm 2012, kéo theo hẹ số lãi gộp biến động qua từng năm nhƣng tốc độ biến động tăng giảm là không lớn và hệ số luôn ở mức cao. Doanh nghiệp cần đẩy mạnh công tác bán hàng nhằm tăng doanh thu đồng thời có biện pháp nhằm giảm giá vốn hàng bán trong tƣơng lai. 64 Bảng 4.18: Hệ số lãi gộp Chỉ tiêu Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lãi gộp Hệ số lãi gộp (%) Năm 2010 47.555 28.464 19.091 40,15 Năm 2011 Năm 2012 34.308 19.146 15.162 44,19 33.380 19.308 14.072 42,16 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) -13.247 -27,86 -9.318 -32,74 -3.929 -20,58 4,05 10,09 Nguồn: Phòng kế hoạch – tài vụ DNTN Thành Hưng 65 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) -928 -2,70 162 0,85 -1.090 -7,19 -2,04 -4,61 4.2.4.2 Hệ số lãi ròng (ROS) Qua bảng 4.19 ta thấy hệ số lãi ròng giảm mạnh trong năm 2011 và tăng trở lại vào năm 2012. Điều này chứng tỏ hiệu quả kinh doanh có nhiều biến động trong 3 năm qua. Năm 2010, hệ số lãi ròng là 0,4% tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần doanh nghiệp có đƣợc 0,4 đồng lợi nhuận. Sang năm 2011, số lãi thu đƣợc trên 100 đồng doanh thu giảm 3,24 đồng, tức là giảm 810,57%, nhƣ vậy doanh nghiệp đã bị lỗ 2,84 đồng lợi trên 100 đồng doanh thu. Nguyên nhân là do trong năm 2011 lãi ròng của doanh nghiệp bị âm 974 triệu đồng kéo theo hệ số lãi ròng cũng vì thế mà bị âm. Sang năm 2012, hệ số lãi ròng đã tăng trở lại, đạt mức 0,51%, tăng hơn năm trƣớc 3,35 đồng trên 100 đồng doanh thu,tƣơng đƣơng 118,04%. Đây là biểu hiện tốt do lãi ròng tăng khá cao là 1.145 triệu đồng, tƣơng đƣơng 117,56% nhờ lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng một lƣợng lớn.  Tóm lại, với xu hƣớng tăng lên trong năm 2012 của lãi ròng cho thấy chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp bắt đầu mang lại hiệu quả. 66 Bảng 4.19: Hệ số lãi ròng Chỉ tiêu Lãi ròng Doanh thu thuần Hệ số lãi ròng (ROS) (%) Năm 2010 190 47.555 0,40 Năm 2011 Năm 2012 -974 34.308 -2,84 171 33.380 0,51 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) -1.164 -612,63 -13.247 -27,86 -3,24 -810,57 Nguồn: Phòng kế hoạch – tài vụ DNTN Thành Hưng 67 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) 1.145 117,56 -928 -2,70 3,35 118,04 4.2.4.3 Suất sinh lời của tài sản (ROA) Qua bảng số liệu ở bảng 4.20 ta thấy suất sinh lời của tài sản có xu hƣớng thay đổi qua các năm nhƣng nhìn chung có tăng lên. Năm 2010, suất sinh lời của tài sản là 0,7% tức là với 100 đồng đầu tƣ vào tài sản doanh nghiệp thu đƣợc lợi nhuận là 0,7 đồng. Năm 2011, ROA giảm xuống âm 3,81%, tƣơng đƣơng tỷ lệ 645,87%, nguyên nhân là do lãi ròng giảm với tốc độ nhanh và âm vào cuối năm nên kéo theo ROA âm, chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả. Năm 2012, ROA đạt 0,74% với tỷ lệ tăng 119,51%, nhƣ vậy năm 2012 ROA đã đem đến nhiều tín hiệu tích cực cho thấy doanh nghiệp đã nỗ lực khai thác hiệu quả tài sản của mình hơn. Biểu hiện là lợi nhuận tăng 1.145 triệu đồng tƣơng đƣơng 117,56% trong khi đó tài sản sử dụng bình quân giảm 2.560 triệu đồng tƣơng đƣơng 10,02%. Lợi nhuận tăng là nhờ doanh nghiệp chủ động đƣợc tình hình tiết giảm chi phí tốt. Đây là biểu hiện tốt doanh nghiệp cần phát huy. Bảng 4.20: Suất sinh lời của tài sản Chỉ tiêu Lãi ròng Tài sản sử dụng bình quân ROA (%) Năm 2010 Năm 2011 190 -974 27.198 0,70 25.542 -3,81 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Năm 2012 Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ tiền (%) tiền (%) 171 -1.164 -612,63 1.145 117,56 22.982 -1.656 0,74 -5 -6,09 -645,87 -2.560 -10,02 4,56 119,51 Nguồn: Phòng kế hoạch – tài vụ DNTN Thành Hưng 4.2.4.4 Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu là tiêu chuẩn phổ biến nhất thƣờng dùng để đánh giá tình hình hoạt động tài chính của các nhà đầu tƣ và các nhà quản lý. Qua bảng 4.21 ta thấy rằng ROE của doanh nghiệp biến đổi liên tục trong những năm qua và năm 2012 có xu hƣớng tăng lên, cụ thể nhƣ sau: Năm 2010, chỉ số ROE là 7,64 % tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra đƣợc 7,64 đồng lợi nhuận. Năm 2011, suất sinh lời của 1 đồng vốn chủ sở hữu giảm 54 đồng, tức là giảm 708,38%. Nguyên nhân do doanh thu giảm mạnh, chi phí lớn dẫn tới lợi nhuận ròng bị âm làm cho hiệu quả sử dụng vốn trong năm đạt kết quả không tốt. Nhƣng đến năm 2012, tỷ số này lại tăng lên 116,62% và đạt mức 7,72, con số này tƣơng đƣơng năm 2010. Do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã dần ổn định trở lại, và còn mạnh hơn 68 nữa thể hiện qua tốc độ giảm của doanh thu chậm lại, đồng thời chi phí cũng giảm nhiều hơn làm cho lợi nhuận thuần tăng 117,56% kéo theo sự tăng trƣởng của ROE. Cần phải duy trì và phát huy hơn nữa để không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tóm lại, doanh nghiệp dùng vốn đƣa vào sản xuất kinh doanh đã đem lại hiệu quả nhƣng hiệu quả đạt đƣợc là chƣa cao. Mặc dù trong năm 2011 doanh nghiệp gặp một số khó khăn lớn làm cho lợi nhuận âm. Nhƣng đây là khó khăn mang tính nhất thời vì doanh nghiệp phải chi trả phần lãi vay ngân hàng điều này làm cho tổng chi phí tăng cao hơn tổng doanh thu trong năm dẫn tới tình trạng sử dụng vốn kém hiệu quả. Trong năm 2012, doanh nghiệp đã kiên trì thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp tích cực nhƣ ứng dụng khoa học kỹ thuật, tiết giảm chi phí quản lý doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để hiểu rõ về hiệu quả sử dụng vốn thông qua các chỉ số tài chính, ta sẽ đi vào phân tích sơ đồ Dupont các chỉ số tài chính để hiểu rõ về tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và các nhân tố tác động lên ROE để từ đó tìm giải pháp nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu hay nói cách khác là để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 69 Bảng 4.21: Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) Chỉ tiêu Lãi ròng VCSH đầu kỳ VCSH cuối kỳ VCSH bình quân ROE (%) Năm 2010 190 2.392 2.583 2.488 7,64 Năm 2011 Năm 2012 -974 2.583 1.609 2.096 -46,47 171 1.609 2.820 2.215 7,72 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ lệ (%) -1.164 -612,63 191 7,98 -974 -37,71 -392 -15,74 -54 -708,38 Nguồn: Phòng kế hoạch – tài vụ DNTN Thành Hưng 70 Đơn vị tính: triệu đồng Chênh lệch 2012/2011 Số tiền Tỷ lệ (%) 1.145 117,56 -974 -37,71 1.211 75,26 119 5,65 54,19 116,62 4.3 PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ DUPONT Để hiểu rõ tình tài chính của một doanh nghiệp thì chúng ta không những phân tích các tỷ số tài chính, mà chúng ta cũng có thể biết rõ tình hình tài chính thông qua việc phân tích sơ đồ DUPONT (Sơ đồ trang 73). Qua sơ đồ DUPONT (trang 73) ta thấy khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu quan trọng, chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu nói riêng và khả năng sinh lời của toàn bộ vốn của doanh nghiệp nói chung. Thông qua chỉ tiêu này, ngƣời phân tích có thể đánh giá đƣợc khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cùng là ROE, ROE này là kết quả của ROA nhân cho (Tổng tài sản / vốn chủ sở hữu) vì vậy ROE tăng hay giảm là do 2 yếu tố trên quyết định. Muốn tăng ROE thì phải tăng 1 trong 2 nhân tố ROA hoặc tăng tỷ số tổng tài sản/ vốn chủ sở hữu, tuy nhiên ROA laị phụ thuộc vào các chỉ số phía dƣới vì vậy muốn tăng ROE thì phải cải thiện những nhân tố cơ bản nhất, là những nhân tố ảnh hƣởng lên tất cả các nhân tố khác nhƣ: doanh thu, tổng chi phí, lãi ròng…tài sản lƣu động, tài sản cố định. Nhìn vào bậc thứ nhất của sơ đồ DUPONT (trang 73) chúng ta thấy ROE có xu hƣớng giảm, từ 7,64% giảm xuống còn âm 46,47%. Ta thấy ROE giảm nguyên nhân là do trong năm doanh nghiệp làm ăn thua lỗ. Chủ yếu do ảnh hƣởng bởi chi phí lớn trong khi doanh thu không đủ để doanh nghiệp đạt ngƣỡng sinh lời, kéo theo đó làm cho ROE bị âm trong năm. Sang năm 2012, ROE đã tăng trở lại đạt mức 7,72%. Sở dĩ tỷ số ROE tăng là do năm 2012, doanh nghiệp đã có những biện pháp tiết kiệm làm giảm chi phí, qua đó góp phần làm tăng lợi nhuận sau thuế của DN. Nhìn vào sơ đồ Dupont ta thấy: Bên phải sơ đồ khai triển:  Tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu (đòn bẩy tài chính) Qua 3 năm, tỷ lệ này biến động không đều, năm 2010 là 10,93, năm 2011 là 12,19 và giảm xuống còn 10,38 năm 2012. Sở dĩ nhƣ vậy là do năm 2011, tổng tài sản của doanh nghiệp giảm với tốc độ chậm hơn nguồn vốn chủ sở hữu. Điều này dẫn đến tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu hay còn gọi là đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp giảm đi. Bƣớc sang năm 2012, do nguồn vốn chủ sở hữu tăng mạnh trở lại trong khi tổng tài sản của doanh nghiệp cũng tăng nhƣng tốc độ tăng chậm hơn. Vì thế đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp cũng vì thế mà giảm đi. Nhìn chung, điều này cho thấy việc vay nợ của doanh nghiệp đã giảm, giúp giảm bớt rủi ro tài chính nhƣng vẫn duy trì mức hợp lý 71 để tận dụng nguồn vốn vay để đầu tƣ khi tin chắc rằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cao hơn lãi suất vay nợ.  Số vòng quay tổng tài sản Biến động của số vòng quay tổng tài sản ngƣợc lại so với biến động của đòn bẩy tài chính. Cụ thể nhƣ sau: số vòng quay tổng tài sản có xu hƣớng giảm trong năm 2011 khi giảm từ 1,75 vòng năm 2010 còn 1,34 vòng năm 2011. Nguyên nhân do trong năm 2011 doanh thu thuần giảm với tốc độ nhanh hơn nhiều so với tài sản sử dụng bình quân. Điều này cho thấy doanh nghiệp sử dụng chƣa hiệu quả tài sản của mình. Năm 2012, số vòng quay tăng trở lại đạt con số 1,45, mặc dù tỷ số này đã tăng nhƣng nếu phân tích ta sẽ thấy cả 2 khoản mục doanh thu và tổng tài sản của doanh nghiệp đều giảm. Điều này chứng tỏ sự suy giảm của doanh nghiệp trong khâu kinh doanh lẫn đầu tƣ. Do đó, trong tƣơng lai doanh nghiệp cần phải cải thiện hiệu quả việc đầu tƣ tài sản bằng những biện pháp sau: có kế hoạch thúc đẩy việc thu hồi công nợ để giảm các khoản phải thu, giảm mức tồn kho nguyên liệu, thành phẩm, công cụ, đồng thời sắp xếp lại dây chuyền sản xuất để loại bỏ bớt máy móc thiết bị không cần thiết… nhƣ vậy giảm bớt giá trị tài sản sẽ thực hiện đƣợc. Bên trái sơ đồ khai triển tỷ lệ lãi thuần bao gồm  Suất sinh lời của tài sản - ROA Năm 2011 suất sinh lời của tài sản giảm đi rõ rệt từ 0,7% xuống mức âm 3,81%, nguyên nhân trực tiếp xuất phát từ phần lợi nhuận ròng năm 2011 giảm đi và bị âm và nguyên nhân gián tiếp do chi phí tài chính tăng lên nhanh làm cho doanh nghiệp bị lỗ. Đến năm 2012, tình hình đƣợc cải thiện hơn khi lợi nhuận ròng tăng cao làm kéo theo hiệu suất sinh lời của tài sản cũng tăng.  Hiệu suất sinh lời so với doanh thu - ROS Cũng tƣơng tự nhƣ suất sinh lời của tài sản, hiệu suất sinh lời của doanh thu giảm xuống vào năm 2011 còn âm 2,84 % và tăng lên 0,51% vào năm 2012, nguyên nhân cũng do ảnh hƣởng bởi lợi nhuận ròng lúc giảm lúc tăng và khi ROA tăng thì suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) cũng tăng theo. Nhìn chung năm 2012 mặc dù ROA, ROS và ROE tuy có tăng nhƣng nhìn chung thì kết quả Thành Hƣng đạt đƣợc vẫn còn ở mức thấp. Trên cơ sở đó, để tăng tỷ lệ lãi thuần DN cần quan tâm đến tổng chi phí trong các hoạt động kinh doanh của mình, hạn chế các khoản chi phí phát sinh không cần thiết để tăng thêm phần lợi nhuận. 72 Suất sinh lời của VCSH – ROE (%) 2010 2011 2012 7,64 -46,47 7,72 Suất sinh lời của tài sản – ROA (%) 2010 2011 2012 0,70 -3,81 0,74 Hiệu suất lợi nhuận so với doanh thu – ROS (%) 2010 2011 2012 0,40 -2,84 0,51 Lợi nhuận ròng 2010 2011 2012 13 1164 1145 Doanh thu 2010 2011 2012 47.555 34.308 33.380 Tỷ lệ tài sản trên vốn chủ sở hữu (%) 2010 2011 2012 10,93 12,19 10,38 X Số vòng quay tổng tài sản (%) 2010 2011 2012 1,75 1,34 1,45 X Doanh thu 2010 2011 2012 47.555 34.308 33.380 Doanh thu 2010 2011 2012 47.555 34.308 33.380 Tổng chi phí 2010 2011 2012 46300 34.254 32.540 Tài sản dài hạn 2010 2011 2012 13.006 11.751 9.933 Hình 4.6: Sơ đồ Dupont trong quan hệ hàm số với các tỷ số Nguồn: tổng hợp từ các bảng chỉ tiêu tài chính DNTN Thành Hưng 73 Tổng tài sản 2010 2011 2012 28.368 22.716 23.248 Tài sản ngắn hạn 2010 2011 2012 15.362 10.965 13.316 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH 5.1 QUẢN LÝ CÁC KHOẢN PHẢI THU Để tăng cƣờng hơn nữa trong công tác thu tiền hàng hóa từ những khách hàng của DN, tránh tình trạng DN bị chiếm dụng vốn, DN cần có những biện pháp sau: - Phòng kinh doanh: lập bảng theo dõi và phân loại những khách hàng truyền thống về khả năng chi trả, đồng thời phải tìm hiểu về khả năng của khách hàng mới để có chính sách bán hàng phù hợp. - Phòng kế hoạch tài vụ: theo dõi chặt chẽ và lên kế hoạch thu hồi những khoản nợ đã tới hạn. Đồng thời nhanh chóng xác định và thu hồi những khỏa thuế đƣợc hoàn lại. Việc mở rộng thời hạn thu tiền hàng của các khách hàng sẽ làm tăng doanh thu và tăng lợi nhuận, nhƣng bên cạnh đó cũng phát sinh thêm một số khoản chi phí, và cũng có thể phát sinh nợ khó đòi. Do đó, để hạn chế bớt thời gian thanh toán tiền hàng DN nên có chính sách khuyến khích việc thanh toán tiền hàng nhanh bằng cách tăng chiết khấu thanh toán. Nhƣng tăng ở mức vừa phải và DN cần phải cân nhắc giữa số tiền mất do chiết khấu, với số tiền DN bị mất do việc bị chiếm dụng vốn. 5.2 QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO Đối với một DN thƣơng mại kinh doanh vật liệu xây dựng nhƣ Thành Hƣng thì việc trữ hàng tồn kho với tỷ trọng cao là điều cần thiết nhằm tránh tình trạng tăng giá. Tuy nhiên, tùy từng thời điểm mà Thành Hƣng có quyết định dự trữ cho phù hợp nhằm đảm bảo cân đối tình hình tài chính và khả năng thanh toán của DN. Giải quyết nhanh hàng tồn kho, không trữ nhiều nguyên liệu và tìm cách tăng năng lực phân phối để quay nhanh đồng vốn, tránh áp lực lãi vay và các chi phí tăng cao là những giải pháp đang đƣợc triển khai trong bối cảnh kinh doanh khó khăn hiện nay. 5.3 KHAI THÁC NGUỒN TÀI TRỢ TỪ BÊN NGOÀI Để đảm bảo sự cân đối giữa nguồn vốn đi chiếm dụng và bị chiếm dụng đồng thời với việc thực hiện tốt công tác quản lý nợ phải thu nhƣ trên, doanh nghiệp cần gia tăng chiếm dụng hợp lý nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán bằng cách: bộ phận mua hàng cần tích cực tìm kiếm và thỏa thuận với những khách hàng cung ứng để đƣợc hƣởng chính sách trả chậm. Qua đó, 74 giúp làm giảm khoản tiền lãi do mua hàng trả chậm, chi phí tài chính vì thế cũng giảm theo. 5.4 NÂNG CAO TÍNH TỰ CHỦ Cân đối nguồn vốn kinh doanh và tài sản, từng bƣớc chuyển đổi cơ cấu nguồn vốn theo hƣớng nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp, hạn chế sự phụ thuộc quá lớn từ bên ngoài, giảm vốn vay tín dụng ngân hàng, tăng nguồn vốn chủ sở hữu... Đẩy mạnh mô hình liên doanh - liên kết, hợp tác đầu tƣ ra ngoài doanh nghiệp. Bên cạnh đó, xử lý thu hồi nhanh các khoản công nợ khó đòi, tồn nợ cũ của các công ty và các khách hàng cũng nhƣ hàng tồn kho ứ đọng. 5.5 TIẾT KIỆM CHI PHÍ Để tiết kiệm đƣợc chi phí trƣớc hết cần phải chú trọng đến giá vốn hàng bán, những khoản mục của giá vốn hàng bán và phân bổ sao cho hợp lý, nếu làm đƣợc điều này thì tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu sẽ giảm xuống, từ đó ta có thể giảm giá bán để tăng doanh thu cho DN với phƣơng châm nâng cao chất lƣợng và hạ giá thành hàng hóa. Thủ kho phải theo dõi lƣợng hàng hóa biến động hàng ngày để xác định thời điểm mua hàng thích hợp, vừa đảm bảo cho hoạt động kinh doanh mà không phải phát sinh nhiều chi phí lƣu kho. Đồng thời nắm bắt giá cả thị trƣờng để có quyết định thu mua hợp lý. 5.6 KIỂM SOÁT CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 5.6.1 Đối với chi phí bán hàng Chi phí vận chuyển chiếm khá lớn trong chi phí bán hàng. Do đó tiết kiệm đƣợc chi phí này sẽ góp phần làm gia tăng lợi nhuận của DN. Giảm chi phí vận chuyển, thực hiện hợp lý quãng đƣờng vận chuyển, tránh vận tải vòng, hạn chế qua các khâu trung gian để tiết kiệm chi phí vận chuyển, hao hụt, sử dụng tối đa công suất và trọng tải của các phƣơng tiện vận tải, đảm bảo an toàn hàng hoá. 5.6.2 Đối với chi phí quản lý Hàng tháng, DN nên đƣa ra định mức sử dụng văn phòng phẩm để ngăn ngừa việc dùng lãng phí tài sản của DN. Thông qua những lần hội họp, đề cao vai trò tích cực ý thức của mỗi cá nhân để khuyến khích việc sử dụng tài sản chung của DN một cách tiết kiệm, hiệu quả. 75 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Trong đầu tƣ kinh doanh, mọi hoạt động sẽ đƣợc phối hợp nhịp nhàng, hài hòa và thành công sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu các yếu tố tài chính đƣợc sắp xếp một cách hợp lý và hiệu quả. Vì vậy phân tích tài chính là một trong những công cụ và nhiệm vụ góp phần vào công cuộc phát triển kinh tế quốc gia nói chung và trong lĩnh vực hóa chất nói riêng. Sau quá trình thực tập và thực hiện phân tích tình hình tài chính tại DNTN Thành Hƣng qua 3 năm (2010- 2012) có thể rút ra những kết luận sau: Trong năm 2012 phần nợ phải trả của DN có chiều hƣớng giảm đi, điều này còn thể hiện khả năng tự chủ về mặt tài chính của DN đã đƣợc cải thiện. Khả năng tự tài trợ của DN càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng tăng hơn so với năm trƣớc thể hiện hoạt động kinh doanh của DN ngày càng hiệu quả. Bên cạnh những mặt tích cực mà DN đạt đƣợc thì cũng không ít những hạn chế nhất định đó là: - Khả năng thanh toán trong ngắn hạn của DN còn tƣơng đối thấp. Do đó, cần nỗ lự hơn trong việc nâng cao hơn nữa khả năng thanh toán của DN. - DN còn bị chiếm dụng vốn nhiều, cần phải điều chỉnh cân bằng giữa nguồn vốn bị chiếm dụng và vốn đi chiếm dụng. Tức là DN phải tích cực thu hồi các khoản nợ để giảm bớt vốn bị chiếm dụng hoặc tăng cƣờng đi chiếm dụng vốn các đơn vị khác bằng biện pháp hợp lý để giảm bớt áp lực vốn vay. Ngoài ra DN cần tăng khả năng sinh lời để phát huy tốt đòn bẩy tài chính. - Mặc dù doanh thu của DN rất cao nhƣng chi phí cũng cao làm cho lợi nhuận mà doanh nghiệp thu đƣợc giảm đi. - Việc quản lý nguồn chi phí quản lý - doanh nghiệp của DN chƣa thật sự tốt, chính điều đó ảnh hƣởng đến lợi nhuận của DN. - Chƣa có bộ phận marketing và chƣa có chiến lƣợc marketing cụ thể trong hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa. Từ thực tiễn tình hình tài chính của Thành Hƣng ta thấy không phải lúc nào các DN cũng hoạt động thuận lợi, cũng đạt đƣợc các mục tiêu nhƣ mong muốn, những DN có chiến lƣợc phù hợp với điều kiện kinh tế thị trƣờng cộng với việc sử dụng và quản lý tài chính hiệu quả thì mang lại những kết quả 76 đáng khích lệ. Bên cạnh đó, cũng không ít những đơn vị kinh doanh thua lỗ dẫn đến bị phá sản. Đó là lẽ tất yếu xảy ra trong nền kinh tế thị trƣờng mang đầy rủi ro và cạnh tranh gay gắt. 6.2 KIẾN NGHỊ 6.2.1 Đối với Nhà nƣớc Xây dựng hoàn chỉnh các bộ luật liên quan đến hoạt động kinh thƣơng mại, đồng thời không ngừng phổ biến và tạo điều kiện cho các nghiệp có thể cập nhật thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh chóng, thƣờng xuyên. Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh với các nghiệp khác. doanh doanh nhanh doanh - Cần có chính sách thuế hợp lý. Bên cạnh đó Nhà nƣớc luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển, đƣa ra chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thƣơng mại vật liệu xây dựng - Nhà nƣớc tăng cƣờng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trƣờng, các hoạt động xúc tiến thƣơng mại và đầu tƣ, hỗ trợ mở rộng và nâng cao chất lƣợng hoạt động của các trung tâm thông tin thị trƣờng. - Đẩy mạnh công tác giáo dục, nâng cao chất lƣợng đào tạo và dạy nghề, đồng thời phát triển khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập. - Tạo môi trƣờng cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp tham gia trong ngành, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm, gian lận thƣơng mại nhằm mục đích lợi nhuận. 6.2.2 Đối với doanh nghiệp - Kiểm soát kỹ lƣỡng việc phân bố sử dụng các tài sản trong doanh nghiệp, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích. - Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ đội ngũ quản lý, huấn luyện chuyên môn cho các công nhân viên. - Liên doanh với các xí nghiệp, công ty trong ngành hoặc có liên quan để mở rộng thị phần, đồng thời liên kết với ủy ban nhân dân Thành Phố để có điều kiện hoạt động kinh doanh thuận lợi. - Đẩy mạnh việc tìm kiếm thăm dò mở rộng thị trƣờng, phát triển mạng lƣới kinh doanh. Nghiên cứu mức tiêu thụ ở các vùng để mở rộng thêm các cửa hàng bán lẻ, tìm thêm các cửa hàng làm đại lý, tổng đại lý nâng cao lƣợng hàng bán ra nâng cao thị phần doanh nghiệp. 77 - Doanh nghiệp cần chú trọng đến chiến lƣợc marketing, nghĩa là tăng cƣờng công tác nghiên cứu thị trƣờng, tìm kiếm những thị trƣờng mới để phân phối sản phẩm của doanh nghiệp đến tay ngƣời tiêu dùng một cách nhanh nhất. 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tấn Bình, 2004. Phân tích hoạt động kinh doanh. Nhà Xuất Bản Thống Kê. 2. Võ Thành Danh, La Xuân Đào, Bùi Văn Trịnh, 2000. Giáo trình kế toán phân tích. Hà Nội: Nhà xuất bản thống kê. 3. Phan Đức Dũng, Nguyễn Thị Mỵ ,2006. Phân tích hoạt động kinh doanh, nhà Xuất Bản Thống Kê. 4. Trƣơng Đông Lộc, Trần Bá Trí, Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn Thị Lƣơng, Trƣơng Thị Bích Liên, 2008. Quản trị tài chính, Tủ sách Đại Học Cần Thơ. 5. Nguyễn Thanh Nguyệt, Trần Ái Kết, 1997. Quản Trị tài chính. Đại học Cần Thơ. 6. Ngô Thị Hồng Đào, 2009. Luận văn “Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tƣ nhân Minh Đức”. Trƣờng Đại học Cần Thơ. 79 MỤC LỤC CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ............................................................................1 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................1 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu ..........................................................................1 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn ..................................................................1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ......................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .........................................................................2 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................................3 1.4.1 Không gian .............................................................................................3 1.4.2 Thời gian ................................................................................................3 1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu .............................................................................3 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......4 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN .....................................................................................4 2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của phân tích tài chính ..........................................4 2.1.2 Mục tiêu của phân tích tài chính .............................................................5 2.1.3 Vai trò của phân tích tài chính ................................................................5 2.1.4 Phân tích bảng cân đối kế toán ................................................................6 2.1.5 Phân tích khái quát Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ....................7 2.1.6 Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính chủ yếu của doanh nghiệp.............7 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................... 14 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................. 14 2.2.2. Phƣơng pháp phân tích số liệu ............................................................ 15 CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN THÀNH HƢNG .......................................................................................................... 17 3.1 KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN THÀNH HƢNG ......... 17 3.1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp tƣ nhân Thành Hƣng .................................. 17 iv 3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ............................................................ 17 3.1.3 Vị trí địa lý ........................................................................................... 17 3.1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp .............................. 18 3.1.5. Nguồn vốn kinh doanh ......................................................................... 18 3.2 NHIỆM VỤ, CHỨC NĂNG VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUẢN LÝ CỦA DOANH NGHIỆP................................................................................ 18 3.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp: ............................................ 18 3.2.2 Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp ........................................... 19 3.3 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP QUA 3 NĂM (2010 - 2012) VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ................................ 22 3.4 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ............................................................... 24 3.4.1 Thuận lợi .............................................................................................. 24 3.4.2 Khó khăn .............................................................................................. 24 3.5 ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI ..................... 25 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN THÀNH HƢNG........................................................ 26 4.1 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN THÀNH HƢNG .................................. 26 4.1.1 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán ................ 26 4.1.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................................................................ 42 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH .................................................................................................. 48 4.2.1 Nhóm chỉ tiêu thanh toán ..................................................................... 48 4.2.2 Nhóm chỉ tiêu cơ cấu tài chính.............................................................. 54 4.2.3 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn ..................................................... 57 4.2.4 Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận ....................................................................... 64 4.3 PHÂN TÍCH SƠ ĐỒ DUPONT .............................................................. 71 CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ........................................................... 74 5.1 QUẢN LÝ CÁC KHOẢN PHẢI THU .................................................... 74 v 5.2 QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO ................................................................ 74 5.3 KHAI THÁC NGUỒN TÀI TRỢ TỪ BÊN NGOÀI ............................... 74 5.4 NÂNG CAO TÍNH TỰ CHỦ .................................................................. 75 5.5 TIẾT KIỆM CHI PHÍ .............................................................................. 75 5.6 KIỂM SOÁT CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP ........................................................................................................ 75 5.6.1 Đối với chi phí bán hàng....................................................................... 75 5.6.2 Đối với chi phí quản lý ......................................................................... 75 CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................... 76 6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................. 76 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................ 77 6.2.1 Đối với Nhà nƣớc ................................................................................. 77 6.2.2 Đối với doanh nghiệp ........................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 79 vi DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1: Cơ cấu tài sản 3 năm của DNTN Thành Hƣng ............................... 27 Bảng 4.2: Cơ cấu tài sản ngắn hạn 6 tháng đầu năm của DNTN Thành Hƣng 29 Bảng 4.3: Cơ cấu tài sản dài hạn 6 tháng đầu năm của DNTN Thành Hƣng .. 32 Bảng 4.5: Cơ cấu nguồn vốn 6 tháng đầu năm của DNTN Thành Hƣng ........ 35 Bảng 4.6: Cơ cấu nợ phải trả 3 năm của DNTN Thành Hƣng ........................ 37 Bảng 4.7: Cơ cấu nợ phải trả 6 tháng đầu năm của DNTN Thành Hƣng ........ 38 Bảng 4.8: Cơ cấu vốn chủ sở hữu của DNTN Thành Hƣng ........................... 41 Bảng 4.9: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm của doanh nghiệp tƣ nhân Thành Hƣng .......................................................................................... 43 Bảng 4.10: Các chỉ tiêu chi phí ...................................................................... 46 Bảng 4.11: Hệ số khái quát qua 3 năm........................................................... 49 Bảng 4.12: Tình hình vốn luân chuyển và khả năng thanh toán ..................... 53 Bảng 4.13: Phân tích cấu trúc tài chính.......................................................... 56 Bảng 4.14: Vòng quay hàng tồn kho ............................................................. 57 Bảng 4.15: Vòng quay tài sản ........................................................................ 59 Bảng 4.16: Số vòng quay tài sản cố định ....................................................... 61 Bảng 4.17: Số vòng quay vốn lƣu động ......................................................... 63 Bảng 4.18: Hệ số lãi gộp .............................................................................. 65 Bảng 4.19: Hệ số lãi ròng .............................................................................. 67 Bảng 4.20: Suất sinh lời của tài sản ............................................................... 68 Bảng 4.21: Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) ...................................... 70 vii DANH SÁCH HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ Dupont................................................................................. 14 Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy và quản lý của doanh nghiệp ....................... 18 Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp ............................ 19 Hình 3.3: Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký chung ............................... 21 Hình 4.1: Đồ thị cơ cấu tài sản 3 năm của DNTN Thành Hƣng ..................... 28 Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu tài sản ngắn hạn 6 tháng đầu năm 2013 .................. 29 Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu tài sản dài hạn 6 tháng đầu năm 2013.................... 32 Hình 4.4: Đồ thị cơ cấu nguồn vốn 3 năm ..................................................... 35 Hình 4.5: Đồ thị Doanh thu – Giá vốn – Lợi nhuận sau thuế.......................... 44 Hình 4.6: Sơ đồ Dupont trong quan hệ hàm số với các tỷ số………………...73 viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp DNTN : Doanh nghiệp tƣ nhân VCSH : Vốn chủ sở hữu TSDH : Tài sản dài hạn TNDN : Thu nhập doanh nghiệp VLĐ : Vốn lƣu động TSCĐ : Tài sản cố định BCTC : Báo cáo tài chính ĐTCKNH : Đầu tƣ chứng khoán ngắn hạn BHXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế KPCĐ : Kinh phí công đoàn QLKD : Quản lý kinh doanh ix PHỤ LỤC 1 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) Niên độ tài chính năm 2010 Đơn vị tiền: đồng Thuyết STT CHỈ TIÊU Mã Số năm nay Số năm trƣớc minh (1) (2) (3) (4) (5) (6) TÀI SẢN A - TÀI SẢN NGẮN HẠN A 100 15.361.257.157 11.019.674.308 (100 = 110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng I 110 III.01 1.443.566.441 855.642.910 tiền II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn II 120 III.05 0 0 (120=121+129) 1 1. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn 121 0 0 2. Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài 2 129 0 0 chính ngắn hạn (*) III III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 6.726.717.953 1.953.817.433 1 1. Phải thu của khách hàng 131 6.596.946.663 1.924.991.069 2 2. Trả trƣớc cho ngƣời bán 132 0 0 3 3. Các khoản phải thu khác 138 129.771.290 28.826.364 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn 4 139 0 0 khó đòi (*) IV IV. Hàng tồn kho 140 7.170.438.149 8.203.620.962 1 1. Hàng tồn kho 141 III.02 7.170.438.149 8.203.620.962 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn 2 149 0 0 kho (*) V V. Tài sản ngắn hạn khác 150 20.534.614 6.593.003 1. Thuế giá trị gia tăng đƣợc khấu 1 151 0 0 trừ 2. Thuế và các khoản khác phải 2 152 20.534.614 6.593.003 thu Nhà nƣớc 3 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 0 0 B - TÀI SẢN DÀI HẠN B 200 13.006.480.995 15.007.680.689 (200=210+220+230+240) I I. Tài sản cố định 210 III.03.04 9.974.350.185 13.044.271.628 1 1. Nguyên giá 211 21.939.455.371 21.939.455.371 2 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 212 -8.895.183.743 11.965.105.186 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở 3 213 0 0 dang II II. Bất động sản đầu tƣ 220 0 0 1 1. Nguyên giá 221 0 0 2 III 1 2 IV 1 2 3 A I 1 2 3 4 5 6 7 8 II 1 2 3 4 B I 1 2 3 4 5 6 7 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) III. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 1. Đầu tƣ tài chính dài hạn 2. Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính dài hạn (*) IV. Tài sản dài hạn khác 1. Phải thu dài hạn 2. Tài sản dài hạn khác 3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 =100 + 200) NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320) I. Nợ ngắn hạn 1. Vay ngắn hạn 2. Phải trả cho ngƣời bán 3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc 5. Phải trả ngƣời lao động 6. Chi phí phải trả 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn II. Nợ dài hạn 1. Vay và nợ dài hạn 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 4. Dự phòng phải trả dài hạn B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410+430) I. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 2. Thặng dƣ vốn cổ phần 3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiếu quỹ (*) 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 7. Lợi nhuận sau thuế chƣa phân 222 0 0 230 III.05 0 0 231 0 0 239 0 0 240 241 248 3.032.130.810 0 3.032.130.810 1.963.409.061 0 1.963.409.061 249 0 0 250 28.367.738.152 26.027.354.997 300 25.784.443.533 23.635.563.533 310 311 312 313 24.342.103.533 22.370.032.886 12.830.709.000 6.869.584.617 11.128.382.837 15.336.878.060 0 0 314 III.06 333.068.300 110.981.688 315 316 0 0 0 0 318 49.943.396 52.588.521 319 320 321 0 1.442.340.000 1.442.340.000 0 1.265.530.647 1.265.530.647 322 0 0 328 329 0 0 0 0 400 2.583.294.619 2.391.791.464 410 III.07 411 412 413 414 415 416 417 2.583.294.619 1.360.255.364 0 0 0 0 0 1.223.039.255 2.391.791.464 1.360.255.364 0 0 0 0 0 1.031.536.100 phối II 1 2 3 4 5 II. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300+400) CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG 1- Tài sản thuê ngoài 2- Vật tƣ, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công 3- Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cƣợc 4- Nợ khó đòi đã xử lý 5- Ngoại tệ các loại 430 440 0 0 28.367.738.152 26.027.354.997 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 PHỤ LỤC 2 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) Niên độ tài chính năm 2011 Đơn vị tiền: đồng Thuyết STT CHỈ TIÊU Mã Số năm nay Số năm trƣớc minh (1) (2) (3) (4) (5) (6) TÀI SẢN A - TÀI SẢN NGẮN HẠN A 100 10.965.329.930 15.361.257.157 (100 = 110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản tƣơng I 110 III.01 37.912.563 1.443.566.441 đƣơng tiền II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn II 120 III.05 0 0 (120=121+129) 1 1. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn 121 0 0 2. Dự phòng giảm giá đầu tƣ 2 129 0 0 tài chính ngắn hạn (*) III. Các khoản phải thu ngắn III 130 2.364.245.613 6.726.717.953 hạn 1 1. Phải thu của khách hàng 131 2.264.245.613 6.596.946.663 2 2. Trả trƣớc cho ngƣời bán 132 0 0 3 3. Các khoản phải thu khác 138 100.000.000 129.771.290 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn 4 139 0 0 khó đòi (*) IV IV. Hàng tồn kho 140 8.514.762.867 7.170.438.149 1 1. Hàng tồn kho 141 III.02 8.514.762.867 7.170.438.149 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn 2 149 0 0 kho (*) V V. Tài sản ngắn hạn khác 150 48.408.887 20.534.614 1. Thuế giá trị gia tăng đƣợc 1 151 0 0 khấu trừ 2. Thuế và các khoản khác phải 2 152 48.408.887 20.534.614 thu Nhà nƣớc 3 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 0 0 B - TÀI SẢN DÀI HẠN B 200 11.750.755.963 13.006.480.995 (200=210+220+230+240) I I. Tài sản cố định 210 III.03.04 8.754.596.407 9.974.350.185 1 1. Nguyên giá 211 22.456.959.007 21.939.455.371 2 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 212 -13.702.362.600 -11.965.105.186 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở 3 213 0 0 dang II II. Bất động sản đầu tƣ 220 0 0 1 1. Nguyên giá 221 0 0 2 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 222 0 0 III 1 2 IV 1 2 3 A I 1 2 3 4 5 6 7 8 II 1 2 3 4 B I 1 2 3 4 5 6 7 III. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 1. Đầu tƣ tài chính dài hạn 2. Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính dài hạn (*) IV. Tài sản dài hạn khác 1. Phải thu dài hạn 2. Tài sản dài hạn khác 3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 =100 + 200) NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320) I. Nợ ngắn hạn 1. Vay ngắn hạn 2. Phải trả cho ngƣời bán 3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc 5. Phải trả ngƣời lao động 6. Chi phí phải trả 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn II. Nợ dài hạn 1. Vay và nợ dài hạn 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 4. Dự phòng phải trả dài hạn B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410+430) I. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 2. Thặng dƣ vốn cổ phần 3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiếu quỹ (*) 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 7. Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 230 III.05 0 0 231 0 0 239 0 0 240 241 248 2.996.159.556 0 2.996.159.556 3.032.130.810 0 3.032.130.810 249 0 0 250 22.716.085.893 28.367.738.152 300 21.107.311.424 25.784.443.533 310 311 312 313 21.107.311.424 11.681.501.300 9.367.848.994 0 24.342.103.533 12.830.709.000 11.128.382.837 0 2.386.517 333.068.300 315 316 0 0 0 0 318 55.574.613 49.943.396 319 320 321 0 0 0 0 1.442.340.000 1.442.340.000 322 0 0 328 0 0 329 0 0 400 1.608.774.469 2.583.294.619 410 III.07 411 412 413 414 415 1.608.774.469 1.360.255.364 0 0 0 0 2.583.294.619 1.360.255.364 0 0 0 0 416 0 0 417 248.519.105 1.223.039.255 314 III.06 II 1 2 3 4 5 II. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300+400) CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG 1- Tài sản thuê ngoài 2- Vật tƣ, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công 3- Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cƣợc 4- Nợ khó đòi đã xử lý 5- Ngoại tệ các loại 430 0 0 440 22.716.085.893 28.367.738.152 0 0 0 0 0 0 0 0,00 0 0,00 PHỤ LỤC 3 STT (1) A I II 1 2 III 1 2 3 4 IV 1 2 V 1 2 3 B I 1 2 3 II 1 2 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC Ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) Niên độ tài chính năm 2012 Đơn vị tiền: đồng Thuyết CHỈ TIÊU Mã Số năm nay Số năm trƣớc minh (2) (3) (4) (5) (6) TÀI SẢN A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 13.315.463.419 10.965.329.930 (100 = 110+120+130+140+150) I. Tiền và các khoản tƣơng 110 III.01 214.958.535 37.912.563 đƣơng tiền II. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 III.05 0 0 (120=121+129) 1. Đầu tƣ tài chính ngắn hạn 121 0 0 2. Dự phòng giảm giá đầu tƣ 129 0 0 tài chính ngắn hạn (*) III. Các khoản phải thu ngắn 130 1.230.661.027 2.364.245.613 hạn 1. Phải thu của khách hàng 131 1.230.661.027 2.264.245.613 2. Trả trƣớc cho ngƣời bán 132 0 0 3. Các khoản phải thu khác 138 0 100.000.000 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn 139 0 0 khó đòi (*) IV. Hàng tồn kho 140 11.869.843.857 8.514.762.867 1. Hàng tồn kho 141 III.02 11.869.843.857 8.514.762.867 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn 149 0 0 kho (*) V. Tài sản ngắn hạn khác 150 0 48.408.887 1. Thuế giá trị gia tăng đƣợc 151 0 0 khấu trừ 2. Thuế và các khoản khác 152 0 48.408.887 phải thu Nhà nƣớc 3. Tài sản ngắn hạn khác 158 0 0 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200 9.932.809.455 11.750.755.963 (200=210+220+230+240) I. Tài sản cố định 210 III.03.04 9.359.073.247 8.754.596.407 1. Nguyên giá 211 24.845.702.792 22.456.959.007 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 212 -15.486.629.545 -13.702.362.600 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở 213 0 0 dang II. Bất động sản đầu tƣ 220 0 0 1. Nguyên giá 221 0 0 2. Giá trị hao mòn luỹ kế (*) 222 0 0 III 1 2 IV 1 2 3 A I 1 2 3 4 5 6 7 8 II 1 2 3 4 B I 1 2 3 4 5 6 7 III. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 1. Đầu tƣ tài chính dài hạn 2. Dự phòng giảm giá đầu tƣ tài chính dài hạn (*) IV. Tài sản dài hạn khác 1. Phải thu dài hạn 2. Tài sản dài hạn khác 3. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi (*) TỔNG CỘNG TÀI SẢN (250 =100 + 200) NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ (300 = 310 + 320) I. Nợ ngắn hạn 1. Vay ngắn hạn 2. Phải trả cho ngƣời bán 3. Ngƣời mua trả tiền trƣớc 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nƣớc 5. Phải trả ngƣời lao động 6. Chi phí phải trả 7. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn II. Nợ dài hạn 1. Vay và nợ dài hạn 2. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 3. Phải trả, phải nộp dài hạn khác 4. Dự phòng phải trả dài hạn B - VỐN CHỦ SỞ HỮU (400 = 410+430) I. Vốn chủ sở hữu 1. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 2. Thặng dƣ vốn cổ phần 3. Vốn khác của chủ sở hữu 4. Cổ phiếu quỹ (*) 5. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 6. Các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu 7. Lợi nhuận sau thuế chƣa phân phối 230 III.05 0 0 231 0 0 239 0 0 240 241 248 573.736.208 0 573.736.208 2.996.159.556 0 2.996.159.556 249 0 0 250 23.248.272.874 22.716.085.893 300 20.428.338.238 21.107.311.424 310 311 312 313 20.428.338.238 9.423.622.292 10.901.955.674 0 21.107.311.424 11.681.501.300 9.367.848.994 0 91.872.992 2.386.517 315 316 0 0 0 0 318 10.887.280 55.574.613 319 320 321 0 0 0 0 0 0 322 0 0 328 0 0 329 0 0 400 2.819.934.636 1.608.774.469 410 III.07 411 412 413 414 415 2.819.934.636 1.360.255.364 0 0 0 0 1.608.774.469 1.360.255.364 0 0 0 0 416 0 0 417 1.459.679.272 248.519.105 314 III.06 II 1 2 3 4 5 II. Quỹ khen thƣởng, phúc lợi TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN (440 = 300+400) CÁC CHỈ TIÊU NGOÀI BẢNG 1- Tài sản thuê ngoài 2- Vật tƣ, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công 3- Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi, ký cƣợc 4- Nợ khó đòi đã xử lý 5- Ngoại tệ các loại 430 0 0 440 23.248.272.874 22.716.085.893 0 0 0 0 0 0 0 0,00 0 0,00 [...]... của doanh nghiệp, nâng cao vòng quay luân chuyển vốn để đạt hiệu quả sử dụng vốn cao nhất - Thƣờng xuyên họp nội bộ để rút kinh nghiệm, chỉ đạo và đƣa ra các giải pháp kịp thời trƣớc những biến động có ảnh hƣởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp 25 CHƢƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN THÀNH HƢNG 4.1 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN... của Bộ Tài Chính, cụ thể là bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 14 2.2.2 Phƣơng pháp phân tích số liệu Mục tiêu 1: Phân tích tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp qua ba năm 2010, 2011, 2012 Áp dụng phƣơng pháp phân tích theo chiều ngang và phân tích theo chiều dọc các bảng báo cáo tài chính Phân tích theo chiều ngang Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ... NHÂN THÀNH HƢNG 4.1.1 Phân tích tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán 4.1.1.1 Tình hình tài sản Tài sản của doanh nghiệp thể hiện toàn bộ giá trị tài sản hiện có tại thời điểm lập báo cáo của doanh nghiệp Cụ thể là tài sản (vốn) của Thành Hƣng qua 3 năm (2010 - 2012) Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy qua các năm tài sản của doanh nghiệp có kết cấu tăng giảm không đều 26 Bảng 4.1: Cơ cấu tài sản... đang có, từ đó đề xuất những biện pháp quản trị tài chính để khắc phục tình trạng trên 16 CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN THÀNH HƢNG 3.1 KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN THÀNH HƢNG 3.1.1 Giới thiệu về doanh nghiệp tƣ nhân Thành Hƣng - Tên giao dịch : Doanh Nghiệp Tƣ Nhân Thành Hƣng - Địa chỉ : 54A đƣờng 3 2, phƣờng Xuân Khánh, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ - Điện thoại : 07103.834 834... chỉ tiêu cơ cấu tài chính a Hệ số tự tài trợ Chỉ tiêu này phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp đƣợc tài trợ chủ yếu từ nguồn nào, nếu chỉ số lớn thể hiện nguồn vốn đƣợc tài trợ từ nguồn vốn thực góp của các cổ đông trong doanh nghiệp, nếu chỉ số nhỏ thể hiện nguồn vốn của doanh nghiệp đƣợc tài trợ từ nguồn vốn vay, khi sử dụng nguồn vốn vay doanh nghiệp sẽ chịu ảnh hƣởng của đòn bẩy tài chính cũng nhƣ... Vốn chủ sở hữu (2.11) Hệ số tự tài trợ = Tổng tài sản b Hệ số đòn bẩy tài chính Đòn bẩy tài chính đề cập tới việc doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ từ các khoản vay thay cho vốn cổ phần Các phép đo đòn bẩy tài chính là công cụ để xác định xác suất doanh nghiệp mất khả năng thanh toán các hợp đồng nợ Doanh nghiệp càng nợ nhiều thì càng có nguy cơ cao mất khả năng hoàn thành 9 nghĩa vụ trả nợ Nói cách... các khoản mục theo thời gian Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính từ đó đánh giá tình hình tài chính Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá, ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro nhận ra những khoản mục nào có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân Phân tích theo chiều dọc Báo cáo... Suất sinh lời của tài sản - ROA Tỷ lệ tài sản Vốn chủ sở hữu Tỷ suất lợi nhuận (so với doanh thu) ROS Số vòng quay tổng tài sản Lợi nhuận ròng Doanh thu Doanh thu Tổng tài sản Hình 2.1 Sơ đồ Dupont 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu Số liệu đƣợc chọn là 3 bảng báo cáo tài chính kết thúc năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 do doanh nghiệp tƣ nhân Thành Hƣng lập theo... Phân tích biến động theo thời gian cho ta thấy sự tăng (giảm) của tài sản, nguồn vốn và từng khoản mục tài sản, nguồn vốn 2.1.4.2 Phân tích kết cấu và biến động kết cấu Phân tích kết cấu và biến động kết cấu nhằm làm rõ mối quan hệ giữa các khoản mục tài sản trong tổng tài sản hay giữa các khoản mục nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, qua đó đánh giá việc sử dụng vốn, cơ cấu vốn của doanh nghiệp Phân tích. .. của doanh nghiệp lớn hơn 6 là tốt 10 b Số vòng quay tổng tài sản Số vòng quay tổng tài sản là hệ số so sánh mối quan hệ giữa tổng tài sản và doanh thu hoạt động Hệ số vòng quay tổng tài sản nói lên doanh thu đƣợc tạo ra từ tổng tài sản hay nói cách khác: một đồng tài sản nói chung mang lại bao nhiêu đồng doanh thu Hệ số càng cao hiệu quả sử dụng tài sản càng cao Doanh thu thuần Số vòng quay tổng tài ... động doanh nghiệp 25 CHƢƠNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN THÀNH HƢNG 4.1 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP TƢ NHÂN THÀNH HƢNG 4.1.1 Phân. .. phân tích báo cáo tài doanh nghiệp định chọn đề tài Phân tích tình hình tài doanh nghiệp tư nhân Thành Hưng làm đề tài luận văn 1.1.2 Căn khoa học thực tiễn Đề tài đƣợc thực vào lý thuyết phân. .. động kinh doanh) - Phân tích cấu trúc tình hình tài tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp - Phân tích hiệu sản xuất kinh doanh doanh nghiệp - Từ phân tích đề xuất

Ngày đăng: 09/10/2015, 00:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan