Do vậy, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất, vì nó vừa là vấn đề có tầm
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRÁT THÚY LIÊN
KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH
VÀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THÙNG CARTON TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI BAO BÌ
TÂN HƯNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kế Toán
Mã số ngành: 52340301
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRÁT THÚY LIÊN MSSV: LT11212
KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH
VÀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THÙNG CARTON TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI BAO BÌ
Cần Thơ - 2013
Trang 3LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn và qua ba tháng thực tập tại Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hưng tôi đã học được rất nhiều kiến thức từ thực tiễn cũng như những kỹ năng nghiên cứu một đề tài khoa học Tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã gặp không ít khó khăn và để hoàn thành luận văn tốt nghiệp thì ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã được
sự giúp đỡ tận tình từ phía nhà trường và đơn vị thực tập Nay, tôi xin chân thành cảm ơn:
Các quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, các thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh và đặc biệt là cô Nguyễn Thị Hồng Liễu đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này!
Các cô chú, anh chị trong các phòng ban của Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hưng, đặc biệt là chú Nguyễn Văn Nam và các anh chị phòng kế toán đã hướng dẫn nhiệt tình và cung cấp số liệu để tôi hoàn thành luận văn này!
Tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan và kiến thức còn hạn chế nên bài luận văn không tránh khỏi sai sót Mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô và cơ quan thực tập để giúp cho bài luận văn được hoàn thiện hơn!
Sau cùng tôi xin kính chúc các thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, các cô chú, anh chị Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hưng dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành công trong công việc!
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Người thực hiện
TRÁT THÚY LIÊN
Trang 4TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013
Người thực hiện
TRÁT THÚY LIÊN
Trang 5NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
Trang 6NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
NGUYỄN THỊ HỒNG LIỄU
Trang 7NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Cần Thơ, ngày……tháng……năm 2013
Giáo viên phản biện
Trang 8MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu 1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 2
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
1.4.1 Phạm vi không gian 3
1.4.2 Phạm vi thời gian 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 4
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
Chương 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
3.1 Cơ sở lý luận 6
3.1.1 Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 6
3.1.2 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 12
3.1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 12
3.1.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm 18
3.2 Phương pháp nghiên cứu 20
3.2.1 Phương pháp chung 20
3.2.2 Phương pháp chuyên môn 21
Chương 4: KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI BAO BÌ TÂN HƯNG 23
4.1 Giới thiệu về quá trình thành lập và phát triển của Công ty 23
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 23
4.1.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 24
Trang 94.2 Quy trình công nghệ sản xuất thùng Carton 25
4.2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thùng Carton 25
4.2.2 Giải thích quy trình 26
4.3 Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Công ty 27
4.3.1 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 27
4.3.2 Tình hình nhân sự và tiền lương của Công ty 29
4.4 Hoạt động kế toán của Công ty 29
4.4.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán 30
4.4.2 Phần hành của từng bộ phận 30
4.4.3 Hình thức kế toán 31
4.5 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua ba năm và sáu tháng đầu năm 33
4.6 Thuận lợi, khó khăn và phương hướng sắp tới 35
4.6.1 Thuận lợi 35
4.6.2 Khó khăn 35
4.6.3 Định hướng phát triển của Công ty 35
Chương 5: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
5.1 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thùng Carton tại Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hưng 36
5.1.1 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thùng Carton 36
5.1.2 Nhận xét về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty TNHH Sản Xuất – Thương Mại Bao Bì Tân Hưng 58
5.2 Phân tích giá thành sản phẩm thùng Carton tại Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hưng 58
5.2.1 Phân tích biến động giá thành sản phẩm thùng Carton khi so sánh giá thành kế hoạch và giá thành thực tế 59
5.2.2 Phân tích biến động giá thành sản phẩm thùng Carton khi so sánh giá thành giữa hai kỳ liên tục nhau 60
5.2.3 Phân tích biến động giá thành sản phẩm thùng Carton khi so sánh giá thành cùng kỳ nhưng khác năm (so sánh giá thành giữa tháng 06/2013 với tháng 06/2012) 65
Trang 105.3 Đánh giá sự biến động giá thành sản phẩm 70
5.4 Biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm 71
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
6.1 Kết luận 73
6.2 Kiến nghị 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 76
Trang 11DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 4.1 Tiền lương của công nhân viên trong Công ty năm 2012 29 Bảng 4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012 tại Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hưng 33 Bảng 4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty trong 6 tháng đầu năm
2011, 2012, 2013 34 Bảng 5.1 Báo cáo số lượng thùng Carton được sản xuất và tiêu thụ trong tháng
06 năm 2013 36 Bảng 5.2 Bảng kê xuất nguyên vật liệu trong tháng 06 năm 2013 41 Bảng 5.3 Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp trong tháng 06 năm 2013 47 Bảng 5.4: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong tháng 06 năm
2013 51 Bảng 5.5 Phiếu tính giá thành sản phẩm thùng Carton quy cách
(0,27mx0,179mx0,175m) được sản xuất và tiêu thụ trong tháng 06 năm 2013 55 Bảng 5.6 Phiếu tính giá thành sản phẩm thùng Carton quy cách
(0,155mx0,075mx0,3m) được sản xuất và tiêu thụ trong tháng 06 năm 2013 55 Bảng 5.7 Bảng so sánh giá thành kế hoạch và giá thành thực tế thùng Carton quy cách (0,27mx0,179mx0,175m) tháng 06 năm 2013 59 Bảng 5.8 Bảng so sánh giá thành sản xuất sản phẩm thùng Carton quy cách (0,27mx0,179mx0,175m) qua hai kỳ liên tục nhau 60 Bảng 5.9 Bảng phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính trên một đơn vị sản phẩm quy cách (0,27mx0,179mx0,175m) 61 Bảng 5.10 Bảng phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp tính trên một đơn vị sản phẩm quy cách (0,27mx0,179mx0,175m) 63 Bảng 5.11 Bảng phân tích biến động chi phí sản xuất chung tính trên một đơn
vị sản phẩm quy cách (0,27mx0,179mx0,175m) 64 Bảng 5.12 Bảng so sánh giá thành sản xuất sản phẩm thùng Carton quy cách (0,27mx0,179mx0,175m) cùng kỳ nhưng khác năm 65
Trang 12Bảng 5.13 Bảng phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính trên một đơn vị sản phẩm quy cách (0,27mx0,179mx0,175m) 66 Bảng 5.14 Bảng phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp tính trên một đơn vị sản phẩm quy cách (0,27mx0,179mx0,175m) 68 Bảng 5.15 Bảng phân tích biến động chi phí sản xuất chung tính trên một đơn
vị sản phẩm quy cách (0,27mx0,179mx0,175m) 69
Trang 13DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai
thường xuyên 17
Hình 4.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thùng Carton 25
Hình 4.2 Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty 27
Hình 4.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 30
Hình 4.4 Sơ đồ trình bày trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung 32
Trang 14
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 15CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành công rực rỡ Chúng ta vừa thoát khỏi một nền kinh tế tự cung tự cấp với một cơ chế quản lý quan liêu bao cấp trì trệ kéo dài hàng chục năm để chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước
Nhiều doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác (kinh tế Nhà nước, kinh tế Hợp tác, kinh tế Tư bản Nhà nước, kinh tế Cá thể tiểu chủ, kinh tế Tư bản tư nhân) đã lập ra cùng với nó làm sản phẩm hàng hóa nước ta ngày càng phong phú và đa dạng đã dần đáp ứng đủ nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cho toàn xã hội Việc Việt Nam gia nhập hiệp hội ASEAN, tổ chức thương mại thế giới WTO…đã làm cho thị trường nước ta ngày một phong phú về hàng hóa sản phẩm trong và ngoài nước, điều này đã dẫn đến nền kinh tế nước ta gặp những khó khăn và thử thách trước mắt
Hiện nay, trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất đang ra sức cạnh tranh, ra sức tìm chỗ đứng vững trên thị trường bằng các sản phẩm
và hàng hóa của mình Cho nên việc hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú cả trong và ngoài nước là một điều hết sức khắc nghiệt và khó khăn cho các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì phải tìm mọi cách, mọi biện pháp để cạnh tranh và phát triển
Do vậy, sản phẩm, hàng hóa có thể cạnh tranh được trên thị trường phải
là những sản phẩm, hàng hóa có chất lượng cao, mẫu mã đẹp và đương nhiên điều quan trọng không thể thiếu đó là sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng và giá bán phải hạ
Mặt khác, trong doanh nghiệp thì lợi nhuận luôn là mục tiêu, là sự phấn đấu và là cái đích cần đạt tới Như vậy, để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao thì không những đầu ra của quá trình sản xuất phải được đảm bảo mà đầu vào cũng phải được đảm bảo Nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp được mọi người tiêu dùng chấp nhận, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn phấn đấu và tìm mọi biện pháp để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm và đưa ra được giá bán phù hợp
Trang 16Một trong những biện pháp không thể không đề cập đến đó là Kế toán,
vì Kế toán là một công cụ quản lý sắt bén phục vụ cho công tác quản lý chi phí
và quản lý giá thành sản phẩm
Kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất bao bì, Công ty TNHH SX – TM bao bì Tân Hưng chuyên sản xuất mặt hàng chính là giấy và các loại thùng Carton phục vụ hàng hóa đóng thùng xuất khẩu và hàng tiêu dùng nội địa
Thực tế cho thấy bên cạnh những việc làm được, những xu hướng thuận lợi còn có những vấn đề nảy sinh, những tồn tại vướng mắc cần phải giải quyết và nhìn nhận một cách khách quan từ đó mới có thể đề ra được những giải pháp thỏa đáng đảm bảo cho phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo quyền lợi của người lao động Hiện nay, Công ty đang từng bước thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm bằng cách từng bước đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh
Do vậy, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn được xác định là khâu trọng tâm của công tác kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất, vì nó vừa là vấn đề có tầm quan trọng trong Kế toán tài chính vừa là nội dung cơ bản của Kế toán quản trị
Từ những vấn đề nêu trên, nhận thức được vai trò quan trọng của Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ công tác kế toán của doanh nghiệp và kết hợp với tình hình thực tế tại Công ty, với những kiến thức và kinh nghiệm đã được học trong trường tôi tiến hành chọn
đề tài nghiên cứu “Kế toán và phân tích tình hình biến động giá thành sản
phẩm thùng Carton tại Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hưng” cho bài
luận văn tốt nghiệp của mình
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Tổng kết những kiến thức đã học ở trường để áp dụng vào thực tế tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Thông qua công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm thùng Carton tiến hành phân tích biến động giá thành sản phẩm thùng Carton theo đơn vị sản phẩm và theo các khoản mục chi phí qua các tháng khác nhau để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm thùng Carton
Trang 171.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp được hiểu như thế nào?
Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thùng Carton của Công ty được thực hiện như thế nào?
Có những nhân tố nào tác động đến sự biến động giá thành sản phẩm thùng Carton qua các tháng khác nhau?
Những giải pháp nào góp phần tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hưng, trụ sở tại Khu Cái Sơn Hàng Bàng, Phường An Bình, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ
1.4.2 Phạm vi thời gian
Số liệu sử dụng làm đề tài được lấy tại Công ty TNHH SX – TM Bao
Bì Tân Hưng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
Trong đó: - để khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty thì số liệu sử dụng từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
- để phân tích tình hình biến động giá thành thì số liệu sử dụng là 3 tháng khác nhau trong năm 2013
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013
Trang 181.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Sản phẩm thùng Carton của Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hƣng
Nghiên cứu công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thùng Carton tại Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hƣng
Trang 19CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Luận văn của sinh viên Nguyễn Văn An – Kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm thuốc lá tại Công ty Cổ phần thuốc lá Cửu Long – Trường Đại Học Cửu Long - Năm 2009 Kết quả nghiên cứu:
- Đề tài này nghiên cứu về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thuốc lá và đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm thuốc lá tại Công ty
- Do đề tài này chỉ nghiên cứu về công tác kế toán nên chỉ dùng phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm
để thực hiện đề tài
Luận văn của sinh viên Thiều Bửu Huệ - Phân tích biến động giá thành tại Nhà máy gạch ngói Long Xuyên – Trường Đại Học An Giang – Năm 2004 Kết quả nghiên cứu:
- Nội dung của đề tài này phân tích biến động giá thành sản phẩm gạch ngói tại Nhà máy gạch ngói Long Xuyên giữa giá thành thực tế so với giá thành kế hoạch mà Nhà máy đã lập ra để từ đó đưa ra giải pháp hạ giá thành sản phẩm
- Đề tài sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích
Tuy nhiên, hiện nay chưa có tác giả và công trình nghiên cứu cụ thể nào về đề tài “Kế toán và phân tích tình hình biến động giá thành sản phẩm thùng Carton tại Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hưng” Vì lý do này, trên cơ sở thực tập tại Công ty tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này
Trang 20o Khái niệm, bản chất kinh tế của chi phí sản xuất
Doanh nghiệp sản xuất là những doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội Để tiến hành hoạt động sản xuất, các doanh nghiệp sản xuất thường xuyên phải bỏ ra các khoản chi phí về các loại đối tượng lao động, tư liệu lao động và lao động của con người, các chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác Để có thể biết được
số chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra trong từng kỳ hoạt động là bao nhiêu, nhằm tổng hợp tính toán các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phục vụ yêu cầu quản
lý, mọi chi phí chi ra cuối cùng đều được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ và được gọi là chi phí sản xuất
Như vậy: Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao
động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất trong một kỳ kế toán (tháng, quý, năm,…) Các khoản chi phí này chủ yếu phát sinh tại các phân xưởng sản xuất của doanh nghiệp
Kế toán chi phí sản xuất là việc tập hợp hệ thống hóa các khoản chi phí sản xuất và tính hình phân bổ, kết chuyển các khoản chi phí này vào các đối tượng chịu chi phí để tính giá thành sản phẩm trong kỳ kế toán của doanh nghiệp
o Phân loại chi phí sản xuất
Phân loại chi phí sản xuất là việc sắp xếp các chứng từ chi phí có cùng tiêu thức chung thành một nhóm nhằm tăng cường công tác quản trị chi phí trong doanh nghiệp Do vậy có nhiều tiêu thức phân loại khác nhau, sau đây ta nghiên cứu một số tiêu thức:
- Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí sản xuất hay gọi là yếu tố chi phí, chi phí sản xuất chia thành 5 yếu tố:
* Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Gồm toàn bộ giá trị các loại nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, vật liệu, thiết bị xây dựng cơ bản, dụng cụ,… mà doanh nghiệp đã thực sự sử dụng cho hoạt động sản xuất
Trang 21* Chi phí nhân công: là toàn bộ số tiền lương, tiền công phải trả, tiền trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của công nhân sản xuất trong doanh nghiệp
* Chi phí khấu hao TSCĐ: là toàn bộ giá trị khấu hao phải trích của các TSCĐ sử dụng trong sản xuất của doanh nghiệp
* Chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số tiền doanh nghiệp phải trả
về các dịch vụ mua từ bên ngoài như: tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại…phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
* Chi phí khác bằng tiền: gồm toàn bộ các chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp ngoài các yếu tố chi phí trên như chi phí tiếp khách, thiệt hại trong sản xuất,…
Tùy theo yêu cầu quản lý, các chi phí có thể được phân loại chi tiết hơn như: Chi phí vật liệu chính, chi phí vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí năng lượng,…
Cách phân loại này không phân biệt nơi chi phí phát sinh và mục đích sử dụng của chi phí mà chỉ căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí Mục đích của cách phân loại này để biết được chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm những yếu tố nào, mức chi phí là bao nhiêu từ đó là nguồn thông tin cần thiết để lập các kế hoạch về tiền, kế hoạch cung cấp vật tư, kế hoạch quỹ lương và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất Cách phân loại chi phí này còn là cở sở để tổng hợp các chỉ tiêu tổng sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp
- Căn cứ vào khoản mục chi phí sản xuất hay công dụng của chi phí, chi phí sản xuất chia thành ba khoản mục:
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là giá trị thực tế của các loại nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm
* Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm các khoản tiền lương phải trả và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm Các khoản phụ cấp lương, tiền ăn ca, tiền công phải trả cho lao động thuê ngoài cũng được hạch toán vào khoản mục này
* Chi phí sản xuất chung: bao gồm các chi phí phát sinh ở phân xưởng,
bộ phận sản xuất ngoài và các chi phí sản xuất như:
Chi phí nhân viên phân xưởng gồm lương chính, lương phụ và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng
Trang 22Chi phí vật liệu gồm giá trị nguyên vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, các chi phí công cụ, dụng cụ,…ở phân xưởng
Chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng tại phân xưởng, bộ phận sản xuất Chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí điện, nước, điện thoại sử dụng cho sản xuất và quản lý ở phân xưởng
Các chi phí bằng tiền khác
Cách phân loại này dựa trên công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm, dùng để tính giá thành sản xuất sản phẩm Phương pháp tập hợp chi phí theo khoản mục có ý nghĩa cho việc phân tích biến động giá thành để tìm
ra nguyên nhân làm thay đổi giá thành so với định mức, so với kế hoạch và đề
ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm
3.1.1.2 Khái niệm và phân loại giá thành
o Khái niệm giá thành sản phẩm
Trong quá trình sản xuất - kinh doanh thì chi phí sản xuất chỉ là một mặt thể hiện sự hao phí tức là lượng chi phí bỏ ra trong kỳ Để đánh giá được chất lượng sản xuất thì chi phí chi ra phải được xem xét trong mối quan hệ chặt chẽ với mặt thứ hai là kết quả thu được từ sản xuất
Như vậy: Giá thành sản phẩm là tổng số chi phí sản xuất mà doanh nghiệp
đã hao phí để tạo nên một khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ
Giá thành đơn vị sản phẩm là tổng số chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã hao phí để tạo nên một đơn vị sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ
Giá thành sản phẩm được tính toán, xác định theo từng loại sản phẩm dịch
vụ cụ thể hoàn thành (theo từng đối tượng tính giá thành) và chỉ tính cho những sản phẩm đã hoàn thành toàn bộ quy trình sản xuất gọi là thành phẩm hoặc một số giai đoạn công nghệ sản xuất nhất định gọi là bán thành phẩm
o Phân loại giá thành sản phẩm
* Căn cứ vào thời điểm và cách xác định giá thành thì giá thành sản phẩm được phân thành các loại sau đây:
- Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch Việc tính toán giá thành kế hoạch
do bộ phận kế hoạch của doanh nghiệp thực hiện và được tiến hành trước khi bắt đầu quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm Giá thành kế hoạch của
Trang 23sản phẩm là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp
- Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và tính cho đơn vị sản phẩm Việc tính giá thành định mức cũng được thực hiện trước khi tiến hành quá trình sản xuất Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, giúp cho doanh nghiệp đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh
tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
- Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ Giá thành sản phẩm thực tế chỉ có thể tính toán được sau khi kết thúc quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm Giá thành thực tế sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh kết quả phấn đấu của doanh nghiệp trong việc tổ chức và sử dụng các giải pháp kinh tế - tổ chức – kỹ thuật để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm, là cơ
sở để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
* Căn cứ vào phạm vi tập hợp chi phí thì giá thành sản phẩm được chia thành hai loại:
- Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành phân xưởng): bao gồm các chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho những sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng ghi sổ cho sản phẩm đã hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng Giá thành sản xuất của sản phẩm cũng là căn cứ để tính giá vốn hàng bán và lãi gộp ở các doanh nghiệp sản xuất
- Giá thành toàn bộ: bao gồm giá thành sản xuất của sản phẩm cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (chi phí lưu thông phân phối) tính cho sản phẩm đó Giá thành toàn bộ của sản phẩm chỉ được tính toán xác định khi sản phẩm, công việc hoặc lao vụ được tiêu thụ Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định lãi trước thuế lợi tức của doanh nghiệp
Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí lưu thông (3.1)
Trang 24o Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất sản phẩm và giá thành sản phẩm: Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm Chi phí là biểu hiện mặt hao phí còn giá thành biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất Đây là hai mặt thống nhất của một quá trình, vì vậy chúng giống nhau về chất Cả chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đều bao gồm những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm Tuy nhiên, do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất lại khác nhau về lượng Sự khác nhau này xuất phát từ kỳ kế toán khác với kỳ sản xuất mà do tính chất kỹ thuật sản xuất sản phẩm tạo ra Thông thường hàng tháng, doanh nghiệp phải được tính giá thành sản phẩm vào những ngày cuối tháng Nhưng một số doanh nghiệp, gần đến ngày cuối tháng mới bỏ chi phí ra để sản xuất sản phẩm, những chi phí này còn đang ở dưới dạng sản phẩm dở dang Được tính vào giá thành sản phẩm chỉ có những chi phí gắn liền với sản phẩm hay khối lượng công việc đã hoàn thành không kể chi phí sản xuất đã chi ra trong kỳ kinh doanh nào
Trên góc độ biểu hiện bằng tiền, chi phí sản xuất cũng khác giá thành sản phẩm Đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất, không bao gồm các chi phí
đã chi ra trong kỳ nhưng còn chờ phân bổ cho kỳ sau, đồng thời phải cộng thêm các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh trong kỳ nhưng được tính vào giá thành sản phẩm và chi phí đã chi ra kỳ trước chưa phân bổ kết chuyển sang Tức là tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định khác với tổng giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành cũng trong kỳ
đó Như vậy, giữa hai chỉ tiêu này có sự khác nhau về lượng trừ khi sản phẩm
dở dang đầu kỳ không có hoặc tương đương nhau
3.1.1.3 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn để tập hợp các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ nhằm phục vụ cho kiểm tra, phân tích và tính giá thành sản phẩm Giới hạn tập hợp chi phí có thể là nơi phát sinh chi phí hoặc là đối tượng chịu chi phí Việc lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí ở từng doanh nghiệp có sự khác nhau Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí phải căn cứ vào:
* Tính chất sản xuất và quy trình công nghệ của sản phẩm: là đơn giản hay phức tạp, quy trình công nghệ liên tục hay song song
- Trong sản xuất đơn giản: sản phẩm cuối cùng nhận được là do chế biến liên tục vật liệu được sử dụng thì đối tượng tập hợp chi phí là sản phẩm hoặc
Trang 25toàn bộ quá trình sản xuất Nếu sản xuất nhiều thứ, nhiều loại thì đối tượng có thể là nhóm sản phẩm
- Trong sản xuất phức tạp: sản phẩm cuối cùng là do lắp ráp cơ học trong
bộ phận, chế biến qua nhiều bước thì đối tượng tập hợp chi phí có thể là bộ phận chi tiết sản phẩm
* Căn cứ vào yêu cầu tính giá thành sản phẩm để từ đó xác định đối tượng tập hợp chi phí cho phù hợp
3.1.1.4 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất trong giới hạn tập hợp chi phí đã xác định Mỗi phương pháp chỉ thích hợp với một loại đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, vì thế việc áp dụng phương pháp nào vào hạch toán và phân bổ chi phí thì phải căn cứ trên cơ sở đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đã xác định Nội dung chủ yếu của phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là trên cơ sở đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã xác định, kế toán
mở thẻ chi tiết, sổ chi tiết chi phí sản xuất
Định kỳ tổng hợp chi phí theo từng đối tượng, phục vụ cho việc phân tích, kiểm tra chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, xác định kết quả sản xuất kinh doanh nội bộ của doanh nghiệp
Tùy thuộc vào đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kế toán áp dụng một trong các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất sau đây:
* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm:
Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp và phân loại theo từng sản phẩm riêng biệt hoặc theo toàn bộ quá trình sản xuất (nếu như sản xuất một sản phẩm) Đối với sản xuất đơn giản, sản xuất ra một thứ hạng sản phẩm nhưng có tổ chức phân xưởng thì chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm (hoặc phân bổ theo tỷ lệ hoặc hệ số nếu như không được tập hợp trực tiếp) Còn chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm theo một số tiêu thức phân bổ thích hợp
Khi áp dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm thì giá thành sản phẩm được xác định bằng phương pháp trực tiếp
* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm
* Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm
Trang 263.1.2 Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, vận dụng các phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí, phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ của xí nghiệp
Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất theo từng giai đoạn sản xuất, theo các yếu tố chi phí, các khoản mục giá thành sản phẩm và công việc
Tham gia vào việc xây dựng các chỉ tiêu hạch toán nội bộ và việc giao chỉ tiêu đó cho phân xưởng và bộ phận có liên quan
Xác định giá trị sản phẩm dở dang, tính giá thành thực tế của sản phẩm, công việc hoàn thành, tổng hợp kết quả hạch toán kinh tế của các phân xưởng,
tổ sản xuất, kiểm tra việc dự toán chi phí sản xuất và hạch toán giá thành sản phẩm
Hướng dẫn kiểm tra các bộ phận liên quan, tính toán phân loại các chi phí nhằm phục vụ việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được diễn ra nhanh chóng và khoa học
Lập báo cáo về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Phân tích tình hình biến động giá thành, phát hiện mọi khả năng tiềm tàng
để phấn đấu hạ giá thành sản phẩm
3.1.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Chi phí của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau với tính chất và nội dung khác nhau, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cũng khác nhau Khi phát sinh, trước hết chi phí sản xuất được biểu hiện theo yếu tố chi phí sau đó mới được biểu hiện thành các khoản mục khi tính giá thành sản phẩm
Việc tập hợp chi phí sản xuất phải được tiến hành theo một trình tự hợp lý, khoa học thì mới có thể tính được giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời Trình tự này phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất của từng ngành nghề, từng doanh nghiệp, phụ thuộc vào trình độ quản lý và hạch toán,…
Căn cứ vào đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp lựa chọn cho mình phương pháp hạch toán chi phí sản xuất hợp lý Có hai phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất là: phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Trang 27Sau đây đề tài xin giới thiệu phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên:
* Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang:
Nhằm phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ toàn doanh nghiệp Kế toán dùng TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
TK 154 được mở chi tiết cho từng ngành sản phẩm, từng nơi phát sinh chi phí, từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm,…của các bộ phận thuộc sản xuất kinh doanh chính, sản xuất kinh doanh phụ (kể cả thuê ngoài gia công chế biến)
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 154:
Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được
Trị giá nguyên liệu, vật liệu gia công xong nhập lại kho
- Số dư bên Nợ:
Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kỳ
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu,… được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm,…) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó
Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Kế toán dùng tài khoản 621 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng)
Trang 28Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 621:
Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho
- TK 621 không có số dư cuối kỳ (vì toàn bộ chi phí phát sinh đã kết chuyển sang TK 154)
* Chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện lao vụ, dịch vụ như: tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp có tính chất lương
Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp như các quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ do chủ sử dụng lao động chịu và được tính vào chi phí sản xuất theo một tỷ lệ nhất định với số tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất Cách hạch toán chi phí nhân công trực tiếp cũng tương
tự như với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản này được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí như TK 621
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 622:
- Bên Nợ:
Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ
Trang 29* Chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp Đây
là những chi phí sản xuất phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng TK 627 – chi phí sản xuất chung, mở chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ
Bên cạnh đó, chi phí sản xuất chung còn được chi tiết theo định phí (gồm những chi phí sản xuất gián tiếp, không thay đổi theo số lượng sản phẩm hoàn thành như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc, thiết bị, chi phí quản
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các đối tượng
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 627:
- Bên Nợ:
Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
- Bên Có:
Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung
Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- TK 627 không có số dư cuối kỳ (vì toàn bộ chi phí phát sinh đã kết chuyển sang TK 154)
Chi phí sản xuất chung
phân bổ cho từng loại
sản phẩm
Tổng chi phí sản xuất chung cần phân bổ
Tỷ lệ (hệ số) phân bổ
Trang 30Tài khoản 627 – chi phí sản xuất chung, gồm 6 tài khoản cấp 2 như sau:
** TK 6271 – chi phí nhân viên phân xưởng: phản ánh các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất; các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ được tính theo tỷ lệ quy định hiện hành trên tiền lương phải trả cho nhân viên phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,…
** TK 6272 – chi phí vật liệu: phản ánh chi phí vật liệu xuất dùng cho phân xưởng như: vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ, công cụ dụng cụ thuộc phân xưởng quản lý và sử dụng,…
** TK 6273 – chi phí dụng cụ sản xuất: phản ánh chi phí về công cụ dụng
cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,…
** TK 6274 – chi phí khấu hao TSCĐ: phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ và TSCĐ dùng chung cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,…
** TK 6277 – chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận sản xuất như: chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện, nước, điện thoại, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ (đối với doanh nghiệp xây lắp)
** TK 6278 – chi phí bằng tiền khác: phản ánh các chi phí bằng tiền ngoài các chi phí đã nêu trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất,…
* Khấu hao tài sản cố định:
Trong quá trình sử dụng TSCĐ, đại bộ phận TSCĐ (trừ đất đai) sẽ mất dần tính hữu ích của nó Sự mất dần tính hữu ích TSCĐ gọi là hao mòn Để phản ánh hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ, ta sử dụng TK 214 – hao mòn TSCĐ Căn cứ vào quy định quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước, hàng kỳ kế toán tiến hành trích khấu hao toàn bộ TSCĐ hiện có của doanh nghiệp theo tỷ lệ và định mức đã xây dựng TSCĐ phải trích khấu hao của doanh nghiệp bao gồm: TSCĐ hữu hình, vô hình, TSCĐ đi thuê Theo quy định của chế độ kế toán mới thì chỉ đưa chi phí về khấu hao TSCĐ thuộc phạm vi phân xưởng vào chi phí sản xuất Còn TSCĐ thuộc phạm vi toàn doanh nghiệp hay phục vụ cho tiêu thụ bán hàng thì hạch toán vào các tài khoản chi phí đó Khấu hao máy móc, thiết bị sản xuất cũng là một khoản chi phí cơ bản Vì vậy, khi hạch toán chúng ta có thể sử dụng các
Trang 31phương pháp hạch toán giống như hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
và chi phí nhân công trực tiếp Với những máy móc sử dụng cho những đối tượng nào đó thì chi phí khấu hao có thể tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 214:
TK 627 TK 632 Kết chuyển CPSXC Giá trị thực tế
sản phẩm bán thẳng
TK 157
Gửi bán, ký gửi đại lý
Hình 3.1: Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai
thường xuyên
Trang 323.1.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm
3.1.4.1 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang thường được áp dụng trong các doanh nghiệp như sau:
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc theo chi phí nguyên vật liệu chính)
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng ước tính tương đương
- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo phương pháp 50% chi phí chế biến
- Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí kế hoạch (hoặc định mức)
Tuy nhiên, mỗi phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang có ưu, nhược điểm vì điều kiện áp dụng khác nhau Khi tổ chức vận dụng vào doanh nghiệp thì cần xem xét phương pháp nào phù hợp với đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp cũng như trình độ và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
3.1.4.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Tính giá thành sản phẩm như một phương pháp của hạch toán kế toán là tổng hợp các phương thức tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất vào các đối tượng tính giá thành theo một nội dung và trình tự khoa học Như vậy, giữa tính giá thành sản phẩm và hạch toán chi phí sản xuất có quan hệ hữu cơ với nhau Hạch toán chi phí sản xuất ngoài việc phục vụ trực tiếp cho lãnh đạo nghiệp vụ quá trình sản xuất, phải đáp ứng tối đa những đòi hỏi của phương pháp tính giá thành sản phẩm Tuy nhiên, hạch toán chi phí sản xuất chưa phải
là mục tiêu của phương pháp tính giá thành sản phẩm, nó chỉ là cơ sở, phương tiện, là một giai đoạn đầu tiên của tính giá thành sản phẩm Hạch toán chi phí sản xuất dù đầy đủ và chi tiết đến đâu cũng chỉ phản ánh được một mặt của quan hệ này (mặt chỉ ra quá trình sản xuất) Hơn nữa, dù chi tiết đến đâu, hạch toán chi phí sản xuất cũng không thể đáp ứng đầy đủ được mọi đòi hỏi của phương pháp tính giá thành sản phẩm Vì vậy, ngoài việc hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm còn phải vận dụng các phương pháp kỹ thuật nhằm nêu ra chính xác nhất quan hệ giữa chi phí sản xuất và kết quả của từng hoạt động sản xuất kinh doanh cụ thể
Trang 33Nhìn chung, phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp kỹ thuật, sử dụng số liệu của chi phí sản xuất đã tập hợp được của kế toán và các tài liệu liên quan để tính tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành theo đối tượng tính giá thành sản phẩm đã xác định Tùy theo đặc điểm chi phí, quy trình công nghệ sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm đã xác định để sử dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm cho phù hợp Các phương pháp tính giá thành sản phẩm thường được áp dụng sau đây:
** Phương pháp tính giá thành sản phẩm giản đơn (phương pháp trực tiếp)
- Đặc trưng của phương pháp:
Phương pháp tính giá thành giản đơn còn gọi là phương pháp tính trực tiếp Phương pháp này áp dụng thích hợp với những sản phẩm, dịch vụ, lao vụ có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín, quy trình chỉ sản xuất ra một loại sản phẩm chính duy nhất
dở dang đầu kỳ
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Giá trị phế liệu thu hồi
Giá trị sản phẩm
dở dang cuối kỳ
Giá thành
đơn vị sản
phẩm (Zđv)
Trang 34Giá trị SPDD cuối
Tóm lại, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
có mối quan hệ mật thiết, việc xây dựng phương pháp tính giá thành sản phẩm phải trên cơ sở tập hợp chi phí sản xuất Để công tác tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm đạt kết quả, kịp thời cung cấp chính xác thông tin thì chúng ta phải biết vận dụng mối quan hệ này và áp dụng cho hợp lý vào điều kiện sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1 Phương pháp chung
Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phương pháp cơ bản xuyên suốt quá trình nghiên cứu các nội dung cơ bản của đề tài Dựa vào những khái niệm và học thuyết cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin, từ đó đưa
ra những lập luận về phạm trù kinh tế để tìm ra sự hợp lý giữa lý thuyết với thực tế khi đưa ra những khái niệm cơ bản trong phân tích hoạt động kinh tế,
từ đó rút ra kết luận chung nhất tìm ra những giải pháp tốt nhất để áp dụng vào sản xuất đạt kết quả cao nhất
Trang 353.2.2 Phương pháp chuyên môn
3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu ở phòng kế toán Công ty từ đó thống kê tổng hợp số liệu và phân chia số liệu thành từng mảng theo hệ thống các phần
Các thông tin thu thập từ sổ sách kế toán và báo cáo hàng quý, hàng năm của Công ty
3.2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu
Thu thập số liệu sau đó tiến hành xử lý để thu được kết quả cần tìm
3.2.2.3 Phương pháp chuyên môn của kế toán
Sử dụng phương pháp hạch toán kế toán thông qua số liệu, tài liệu thu được, để tiến hành hạch toán chi phí, tính giá thành sản xuất sản phẩm:
- Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất
- Phương pháp tính giá thành sản phẩm
3.2.2.4 Phương pháp so sánh
Sử dụng phương pháp so sánh để so sánh giá thành của hai kỳ liên tục nhau, xác định vị trí, xu hướng biến động của giá thành và của các nhân tố làm ảnh hưởng đến giá thành
*** Điều kiện so sánh được của chỉ tiêu: để so sánh được các chỉ tiêu cần đảm bảo các điều kiện sau:
Các chỉ tiêu so sánh phải thống nhất về nội dung phản ánh, về phương pháp tính toán, về thời gian và đơn vị đo lường
Khi có sự thay đổi về nội dung phản ánh của chỉ tiêu, trước khi so sánh, cần tính lại trị số gốc của chỉ tiêu theo nội dung mới
Khi so sánh nếu có sự khác biệt về phương pháp tính toán thì cần tính lại trị số của chỉ tiêu theo một phương pháp thống nhất rồi mới tiến hành so sánh
Để so sánh cần phải có gốc so sánh Thông thường, gốc so sánh được xác định theo thời gian (thời kỳ, thời điểm) hoặc không gian hoặc cả không gian và thời gian tùy thuộc vào mục đích và điều kiện phân tích cụ thể
*** Các dạng được sử dụng của phương pháp so sánh:
- Phương pháp số tuyệt đối:
Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu kỳ cơ sở
Trang 36Số tuyệt đối được sử dụng để phản ánh quy mô của các hiện tượng, sự vật, hoạt động,… Bởi vậy, khi so sánh bằng số tuyệt đối, chúng ta sẽ biết được quy
mô biến động của các chỉ tiêu phân tích
- Phương pháp số tương đối:
Là tỷ lệ phần trăm (%) của hai chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng
Số tương đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu do vậy, so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được mức độ phổ biến, tốc độ tăng trưởng, xu hướng và nhịp điệu biến động của các chỉ tiêu
Trang 37
CHƯƠNG 4 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƯƠNG MẠI BAO BÌ TÂN HƯNG 4.1 GIỚI THIỆU VỀ QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
4.1.1.1 Lịch sử hình thành
Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hưng bắt nguồn từ Công ty TNHH
SX – TM Việt Hưng trực thuộc Ban dân vận Thành ủy chuyên sản xuất hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu và nhập khẩu máy móc, hàng tiêu dùng Do ảnh hưởng của nguồn vốn và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời với sự khuyến khích của Nhà nước nên Công ty đã tiến hành cổ phần hóa
để hình thành nên Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hưng như hiện nay Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng là vùng đồng bằng trù phú nhất cả nước, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương,… Ngoài ra, còn có các tỉnh lân cận như: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau,… là các tỉnh ven biển cũng là nơi phát triển mạnh về xuất khẩu thủy hải sản và chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu Từ đó, nhu cầu về bao bì Carton trong sản xuất và tiêu thụ là rất lớn Xuất phát từ thực tế đó nên trong Điều 2, Điều lệ của Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hưng đã ghi rõ Công ty kinh doanh ngành nghề: sản xuất giấy xeo, thùng carton, thu mua phế liệu giấy Đó là mục tiêu ngành nghề của Công ty
Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hưng được thành lập theo:
* Giấy phép số 001768-GP/TLDN_02 do UBND tỉnh Cần Thơ cấp ngày 03 tháng 12 năm 1999;
* Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5702000483 ngày 07 tháng 12 năm
1999 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Cần Thơ cấp;
* Với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 9.900.000.000 VND Trong đó:
- Vốn cố định là 7.690.000.000 VND
- Vốn lưu động là 2.210.000.000 VND
Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 01 năm 2000 với tên gọi đầy đủ là Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hưng chuyên sản xuất giấy xeo và các loại thùng Carton
Trang 384.1.1.2 Sự phát triển
Tuy bao bì không phải là mặt hàng thiết yếu trong nền kinh tế quốc dân, lại
không phải là mặt hàng chiến lược trong kinh doanh, nhưng bao bì lại là một mặt hàng quan trọng không thể thiếu cho tất cả các sản phẩm hàng hóa Bên cạnh việc được dùng để đóng gói tiêu thụ, bảo quản và giúp cho hàng hóa được an toàn, dễ dàng khi vận chuyển, bao bì của sản phẩm còn góp phần tạo nên vẻ mỹ quan cho sản phẩm hàng hóa để từ đó làm tăng thêm sự chú ý của người tiêu dùng
Trong quá trình hoạt động Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hưng
luôn phải đối đầu cạnh tranh gay gắt trong cơ chế kinh tế thị trường Do đó vào tháng 6 năm 2000 Công ty đã đầu tư thêm phân xưởng sản xuất giấy Kraft
để đa dạng hóa sản phẩm Ngoài ra, Công ty còn mở rộng đầu tư phân xưởng
in nhằm tích cực hoàn thiện quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường và nâng cao uy tín đối với khách hàng Cho đến nay, việc sản xuất và tiêu thụ đã đạt được nhiều kết quả khả quan,
đã có trên 40 đơn vị trong và ngoài tỉnh đặt mua hàng của Công ty Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hưng đã vượt qua nhiều biến động của nền kinh
tế thị trường và ngày càng khẳng định mình bởi uy tín, chất lượng, giá cả phù hợp
4.1.1.3 Đặc điểm
Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hưng chủ yếu hoạt động với nguồn
vốn do các cổ đông tham gia góp vốn đầu tư với hình thức sở hữu là hình thức
sở hữu tư nhân Lĩnh vực kinh doanh là sản xuất các mặt hàng chính gồm giấy, các loại thùng Carton phục vụ hàng hóa đóng thùng xuất khẩu và hàng tiêu dùng nội địa
Phương thức thanh toán bao gồm: tiền mặt, chuyển khoản và thanh toán chậm trên cơ sở Công ty ứng bán trước
4.1.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
4.1.2.1 Quy mô kinh doanh
Hiện tại Công ty có một phân xưởng chính sản xuất giấy da, giấy xeo các
loại, có hai dây chuyền sản xuất thùng giấy bao bì, cả hai đều sản xuất hỗn hợp thùng 3 – 5 lớp, một phân xưởng dợn sóng với sự vận hành của máy dợn sóng Đài Loan phục vụ cho việc sản xuất giấy tấm để tạo nên thùng Carton Hiện nay Công ty đang có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cung ứng sản phẩm cho khách hàng, mở rộng thị
Trang 39trường tiêu thụ, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ cùng sản xuất mặt hàng này
4.1.2.2 Phương thức thanh toán
Hình thức thanh toán chủ yếu của Công ty là chi trả bằng tiền mặt hoặc
thanh toán chậm trên cơ sở Công ty ứng bán trước Những đơn vị ở xa có thể thanh toán bằng phương thức chuyển khoản
4.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THÙNG CARTON
4.2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thùng Carton
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thùng Carton
NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO CỦA THÙNG CARTON
PHÂN XƯỞNG DỢN SÓNG
CẮT CÁN 02
CẮT
CÁN 01
MÁY CHẠP
Trang 40sẽ được chuyển sang công đoạn chạp, tại đây giấy tấm Carton sẽ được cắt theo đúng quy cách của thùng Carton và được chuyển sang công đoạn in ấn, in logo, tên sản phẩm, thương hiệu của nhà sản xuất (khách hàng đặt in theo yêu cầu đơn đặt hàng),… bên ngoài hai mặt của giấy tấm Carton Cuối cùng là công đoạn đóng kẽm, tại đây những mẫu giấy tấm Carton đã được in ấn và được cắt theo đúng quy cách sẽ được dùng những sợi kẽm nhỏ đóng thành những loại thùng Carton thành phẩm với các lớp và quy cách đa dạng theo yêu cầu khách hàng đã đặt Công ty
Giới thiệu về một số máy sản xuất trong quy trình tạo thùng Carton:
- Máy dợn sóng Đài Loan: là thiết bị sản xuất đóng vai trò quan trọng và chủ
lực trong việc tạo ra giấy tấm Carton (bộ phận chính của thùng Carton) Máy được cấu trúc rất hiện đại theo dây chuyền sản xuất khép kín để thực hiện việc tạo sóng của giấy Xeo nguyên liệu đầu tiên của thùng Carton Máy giúp công nhân tổ dợn sóng tăng năng suất lao động qua việc tạo ra nhiều sản phẩm giấy tấm Carton với các lớp sóng khác nhau, đều và đẹp trong một khoảng thời gian ngắn
- Máy cán lằn: Cắt hai bên rìa vì khi ép ra các lớp giấy có độ chênh lệch nhau,
máy còn có nhiệm vụ cán lằn thành các nếp gấp Còn độ dài của một tấm giấy được cắt ở máy cắt theo sự điều chỉnh của nhân viên kỹ thuật sau khi đã tính toán
- Máy chạp: khi có độ rộng và độ dài của tấm giấy đưa vào máy chạp tạo ra
rãnh theo cách điều chỉnh sẵn trong máy theo các nếp gấp để khi sử dụng thì gấp lại