1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KẾ TOÁN TÍNH GIÁ THÀNH CÔNG TY MAY mặc

134 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương
Tác giả Vũ Duy Tiến
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Quốc Thịnh
Trường học Trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ TP. HCM
Chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2020
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 2,53 MB

Cấu trúc

  • 1.1 Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (15)
    • 1.1.1 Ý nghĩa, vai trò và nhiệm vụ của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (15)
    • 1.1.2 Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất (16)
    • 1.1.3 Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm (19)
    • 1.1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm (20)
  • 1.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất (21)
    • 1.2.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất (21)
    • 1.2.2 Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cơ bản (23)
    • 1.2.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất (28)
    • 1.2.4 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang (30)
    • 1.2.5 Hạch toán các khoản thiệt hại trong quá trình sản xuất (33)
  • 1.3 Tính giá thành sản phẩm (35)
    • 1.3.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm (35)
    • 1.3.2 Kỳ tính giá thành (35)
    • 1.3.3 Phương pháp tính giá thành.................................................................... CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ Công ty TNHH mỘt thành viên MAY MẶC BÌNH DƯƠNG (36)
  • 2.1 Lịch sử hình thành và phát triển (41)
  • 2.2 Mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của Công ty (42)
  • 2.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh (43)
    • 2.3.1 Quy mô về vốn sản xuất kinh doanh (43)
    • 2.3.2 Quy mô về cơ sở hạ tầng (44)
    • 2.3.3 Quy mô về lao động (44)
    • 2.3.4 Quy mô về sản phẩm và sản lượng sản xuất (44)
    • 2.3.5 Quy mô về khách hàng và thị trường mục tiêu (45)
    • 2.3.6 Quy mô về tình trạng và quy trình công nghệ (45)
  • 2.4 Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty (0)
    • 2.4.1 Sơ đồ tổ chức (0)
    • 2.4.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban (48)
  • 2.5 Công tác tổ chức kế toán tại Công ty (0)
    • 2.5.1 Sơ đồ tổ chức kế toán (0)
    • 2.5.2 Cơ cấu tổ chức kế toán (52)
    • 2.5.3 Hình thức tổ chức kế toán (54)
    • 2.5.4 Hệ thống tài khoản sử dụng tại Công ty (55)
    • 2.5.5 Chế độ, chính sách kế toán (56)
    • 2.5.5 Tin học hóa công tác kế toán tại Công ty (57)
  • 2.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm (58)
  • 2.7 Thuận lợi và khó khăn (58)
    • 2.7.1 Thuận lợi (58)
    • 2.7.2 Khó khăn................................................................................................. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG (59)
  • 3.1 Một số vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV May mặc Bình Dương (60)
  • 3.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty (61)
    • 3.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (61)
    • 3.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (72)
    • 3.2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung (86)
  • 3.3 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (102)
    • 3.3.1 Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ (102)
    • 3.3.2 Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ (102)
  • 3.4 Kế toán chi phí thiệt hại trong sản xuất (104)
    • 3.4.1 Thiệt hại do sản phẩm hỏng (104)
    • 3.4.2 Thiệt hại do ngừng sản suất (104)
  • 3.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Công ty. .93 (104)
    • 3.5.1 Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho mã hàng F.Olymp 02/11 338-M1 (105)
    • 3.5.2 Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho xí nghiệp May 1............ CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ (109)
  • 4.1 Nhận xét (111)
    • 4.1.1 Về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm (111)
    • 4.1.2 Về các phần hành kế toán (114)
    • 4.1.3 Về đặc điểm sử dụng máy tính trong công tác kế toán (115)
  • 4.2 Kiến nghị (116)

Nội dung

Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Ý nghĩa, vai trò và nhiệm vụ của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh luôn diễn ra gắt gắt và quyết liệt, đặc biệt là khi đất nước đang ở giai đoạn mở cửa nền kinh tế Bởi vậy một doanh nghiệp, một đơn vị sản xuất muốn đứng vững và phát triển trên thị trường đòi hỏi sản phẩm mà họ sản xuất ra phải đạt hai yêu cầu là chất lượng sản phẩm và giá thành hợp lý Để làm được điều này thì ban lãnh đạo doanh nghiệp cần phải có thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về quá trình sản xuất sản phẩm từ khâu đầu vào đến khâu tiêu thụ Qua quá trình này, ban lãnh đạo đưa ra những biện pháp, chính sách, chiến lược điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất.

Vì vậy công tác tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp.

Với chức năng là ghi chép, tính toán, phản ánh một cách chính xác, thường xuyên liên tục sự biến động của vật tư, tài sản, tiền vốn, kế toán sử dụng thước đo hiện vật và thước đo giá trị để quản lý chi phí Thông qua số liệu do kế toán tập hợp chi phí, tính giá thành, người quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của từng sản phẩm của quá trình sản xuất kinh doanh Trong quản lý, người ta thường sử dụng công cụ khác nhau nhưng kế toán luôn luôn là một công cụ thiết yếu nhất, có vai trò quan trọng trong quản lý tập hợp chi phí sản xuất và tính giá

1.1.1.3 Nhiệm vụ Để quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đồng thời để việc phân tích, đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chỉ có thể dựa trên việc xác định giá thành sản phẩm chính xác, nhưng việc xác định giá thành sản phẩm lại chịu ảnh hưởng kết quả của việc tập hợp chi phí sản xuất Do vậy, để tổ chức tốt công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, đòi hỏi kế toán cần phải làm tốt các nhiệm vụ sau:

- Xác định đúng đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức quản lý của DN.

- Tổ chức tập hợp và phân bổ chi phí theo đúng đối tượng đã xác định, tập hợp các khoản mục chi phí, các yếu tố chi phí đồng thời xác định đúng đắn chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ.

- Vận dụng phương pháp tính giá thành phù hợp để tính giá thành và giá thành đơn vị của sản phẩm theo đúng khoản mục quy định trong kỳ tính giá thành.

- Lập báo cáo chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, tiến hành phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và kế hoạch giá thành sản phẩm Phát hiện các hạn chế, đề xuất các biện pháp để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất

1.1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống (tiền lương và các khoản trích theo lương) và lao động vật hóa (nguyên vật liệu, nhiên liệu, khấu hao tài sản cố định ) mà doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định.

1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất

Các chi phí sản xuất trong doanh nghiệp được chia thành nhiều loại theo các tiêu thức khác nhau:

 Phân loại CPSX theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí

Theo cách phân loại này có thể chia chi phí sản xuất thành 5 loại như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu: gồm các NVL chính, NVL phụ, nhiên liệu mà doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

- Chi phí nhân công: gồm toàn bộ số tiền công, phụ cấp và các khoản trích

BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN theo quy định của lao động trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm thực hiện trong kỳ.

- Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm toàn bộ số tiền trích trong kỳ của TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các khoản chi trả do mua ngoài, thuê ngoài phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Chi phí bằng tiền khác: gồm các chi phí bằng tiền ngoài các loại kể trên mà doanh nghiệp chi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụng cho phép hiểu rõ cơ cấu tỷ trọng của từng yếu tố chi phí, là cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình cho việc dự trù hay xây dựng kế hoạch cung cấp vật tư, huy động vốn, sử dụng vốn.

 Phân loại CPSX theo mục đích công dụng của chi phí

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất chia thành 3 khoản mục:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm chi phí về các loại nguyên vật liệu chính(kể cả nửa thành phẩm mua ngoài), vật liệu phụ, nhiên liệu sử dụng trực tiếp vào việc chế tạo sản phẩm hay thực hiện công việc lao vụ.

- Chi phí nhân công trực tiếp: gồm các chi phí về tiền lương, phụ cấp và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN theo quy định.

- Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng, tổ đội sản xuất bao gồm các yếu tố: chi phí nhân viên phân xưởng; chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất; chi phí khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí khác bằng tiền.

Phân loại chi phí theo cách này có tác dụng phục vụ cho việc quản lý chi phí theo định mức, là cơ sở cho kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm theo khoản mục, căn cứ để phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành và định mức chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành cho kỳ sau

 Phân loại CPSX theo mối quan hệ giữa chi phí với khối lượng công việc sản phẩm hoàn thành

Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành:

- Chi phí biến đổi(biến phí): Là những chi phí có sự biến đổi về lượng tương quan tỉ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ như: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…

- Chi phí cố định(định phí): Là những chi phí thay đổi về tổng số khi có sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định như chi phí khấu haoTSCĐ theo phương pháp bình quân, chi phí điện thắp sáng…

- Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí bao gồm cả chi phí định phí và biến phí.

Phân loại chi phí theo cách này để thuận lợi cho việc lập kế hoạch và kiểm tra chi phí, đồng thời làm căn cứ để đề ra các quyết định kinh doanh.

 Phân loại CPSX theo phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng chi phí

Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được chia thành:

- Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến một đối tượng chịu chi phí (một loại sản phẩm, một giai đoạn công nghệ, một phân xưởng sản xuất )

- Chi phí gián tiếp: là các loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí Do vậy cần phân bổ các chi phí đó cho các đối tượng bằng phương pháp gián tiếp thông qua các tiêu chuẩn phân bổ hợp lý.

Cách phân loại này có tác dụng trong việc xác định phương pháp tập hợp chi phí vào các đối tượng phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.

 Phân loại CPSX theo mối quan hệ với quy trình công nghệ SX, chế tạo sản phẩm

Căn cứ vào mối quan hệ giữa chi phí với quy trình công nghệ sản xuất, toàn bộ CPSX được chia thành:

- Chi phí cơ bản: là chi phí có mối quan hệ trực tiếp đến quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm như chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, khấu hao TSCĐ dùng trực tiếp vào sản xuất, chế tạo sản phẩm.

- Chi phí chung: là chi phí phục vụ và quản lý sản xuất mang tính chất chung

Cách phân loại này có tác dụng giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp xác định đúng phương hướng và biện pháp sử dụng tiết kiệm chi phí đối với từng loại sản phẩm nhằm hạ giá thành sản phẩm, lao vụ dịch vụ.

Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm

1.1.3.1 Khái niệm giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa trong quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng tài sản vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như tính đúng đắn của các giải pháp tổ chức, kinh tế, kỹ thuật.

1.1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm

 Phân loại giá thành theo theo thời điểm và cơ sở số liệu tính

Theo tiêu thức này giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại:

- Giá thành kế hoạch: được tính trên cơ sở CPSX kế hoạch và sản lượng kế hoạch Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp.

- Giá thành định mức: được tính trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành và tính cho từng đơn vị sản phẩm Giá thành định mức có tác dụng giúp cho các nhà quản lý đánh giá đúng tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn và việc thực hiện các giải pháp quản lý- kinh tế - kỹ thuật, đồng thời để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí.

- Giá thành thực tế: được tính trên cơ sở số liệu về chi phí thực tế đã tập hợp trong kỳ và kết quả hoạt động đã thực hiện Giá thành thực tế phản ánh kết quả thực hiện các giải pháp quản lý CPSX và giá thành sản phẩm, việc thực hiện các định mức, dự toán chi phí là cơ sở để xác định kết quả lãi/ lỗ của doanh nghiệp.

Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí xác định các nguyên nhân hụt, vượt định mức chi phí trong kỳ hạch toán Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức cho chi phí phù hợp.

 Phân loại theo phạm vi tính toán và nội dung chi phí cấu thành trong giá thành

Theo cách phân loại này, giá thành được chia thành:

- Giá thành sản xuất: Là giá thành tính trên cơ sở các chi phí sản xuất còn gọi là giá thành công xưởng, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng để hạch toán thành phẩm nhập kho và giá vốn hàng bán(Trong trường hợp hàng mang bán thẳng không qua kho), giá thành sản xuất là căn cứ để xác định giá vốn hàng bán là mức lãi gộp trong kỳ của các doanh nghiệp.

- Giá thành toàn bộ: Là giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ, gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm tiêu thụ Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ được xác định và tính toán khi sản phẩm được xác nhận là tiêu thụ Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để tính toán xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp.

Cách phân loại này có tác dụng giúp các nhà quản lý biết được kết quả kinh doanh (lỗ/ lãi) của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh.

Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất, giữa chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm Chi phí sản xuất thể hiện mặt hao phí, còn giá thành biểu hiện mặt kết quả.

Về bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giống nhau vì đều thể hiện lượng lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất Nhưng giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có sự khác nhau về mặt lượng Cụ thể:

- CPSX chỉ là những chi phí phát sinh trong một kỳ nhất định (tháng, quý,năm), không tính đến chi phí đó có liên quan đến số sản phẩm đã hoàn thành Giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm,dịch vụ hoàn thành (thành phẩm)

- CPSX phát sinh trong kỳ, còn giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang kỳ này, chi phí phát sinh kỳ này và số chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau.

- CPSX không gắn liền với số lượng, chủng loại sản phẩm hoàn thành, trong khi đó giá thành sản phẩm lại quan tâm đến khối lượng, chủng loại sản phẩm hoàn thành.

Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm được thể hiện qua công thức sau:

Giá thành sản phẩm = CPSX sản phẩm dở dang đầu kỳ + CPSX phát sinh trong kỳ - CPSX sản phẩm dở dang cuối kỳ Mặt khác chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Tuy nhiên để có thể tính được giá thành sản phẩm thực tế thì phải tiến hành hạch toán chi phí sản xuất một cách đúng đắn, đầy đủ và chính xác Từ đó có thể phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm giúp cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định, chính sách đúng đắn.

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

1.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng kế toán tập hợp CPSX là những phạm vi, giới hạn mà CPSX cần được tập hợp cho việc kiểm tra, giám sát, tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Tuỳ thuộc vào đặc điểm tình hình cụ thể mà đối tượng kế toán tập hợp CPSX có thể là: từng phân xưởng, bộ phận sản xuất hay toàn doanh nghiệp; từng nhóm sản phẩm, bộ phận, chi tiết của sản phẩm; từng giai đoạn hay toàn bộ quy trình công nghệ; nhóm sản phẩm; đơn đặt hàng; từng công trình, hạng mục, công trình, mục đích, công dụng của chi phí với quá trình sản xuất; yêu cầu và trình độ quản lý của doanh nghiệp

Xác định đúng đối tượng tập hợp CPSX là vấn đề then chốt, đảm bảo tổ chức đúng đắn công tác kế toán CPSX từ khâu hạch toán ban đầu đến khâu ghi sổ kế toán, phục vụ tốt cho việc tăng cường công tác hạch toán kinh tế, giảm bớt khối lượng công tác kế toán và phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm được kịp thời đúng đắn.

1.2.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất

 Phương pháp tập hợp trực tiếp

Phương pháp này áp dụng đối với CPSX có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt Kế toán tổ chức ghi chép ban đầu theo đúng đối tượng từ đó tập hợp số liệu từ các chứng từ kế toán theo từng đối tượng và ghi trực tiếp vào tài khoản cấp 1, cấp 2 của đối tượng đó.

Thông thường chi phí NVLTT, chí phí NCTT thường áp dụng phương pháp này Tuy nhiên không phải lúc nào cũng áp dụng phương pháp này được, trên thực tế có rất nhiều chi phí liên quan đến các đối tượng và không thể theo dõi trực tiếp được trường hợp tập hợp chi phí theo phương pháp trực tiếp tốn nhiều thời gian công sức nhưng không chính xác, hiệu quả.

 Phương pháp phân bổ gián tiếp

Phương pháp này áp dụng đối với CPSX có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp CPSX không thể tổ chức ghi chép ban đầu riêng theo từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt Trong trường hợp đó phải tập hợp chung cho nhiều đối tượng sau đó lựa chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp để phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng kế toán chi phí.Việc tổ chức được tiến hành theo thứ tự:

- Xác định hệ số phân bổ:

- Xác định chi phí phân bổ cho từng đối tượng:

Ci:Là chi phí phân bổ cho từng đối tượng thứ i

Ti:Là tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng thứ i

H: Là hệ số phân bổ

Tiêu thức phân bổ hợp lý giữ vai trò quan trọng trong khi tập hợp chi phí gián tiếp. Bởi vậy, việc lựa chọn tiêu thức phân bổ phải tùy thuộc vào loại CPSX và các điều

Tổng chi phí cần phân bổTổng các tiêu thức dùng để phân bổ kiện cho phép khác như: định mức tiêu hao NVL, sản lượng sản xuất được lựa chọn tiêu thức hợp lý là cơ sở để tập hợp chí phí chính xác cho các đối tượng tính giá thành có liên quan.

Kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cơ bản

1.2.2.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí NVLTT bao gồm giá trị NVLC, VLP, nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp Đây là loại chi phí thường chiếm tỷ trọng lớn trong các doanh nghiệp sản xuất Sau khi xác định đối tượng kế toán tập hợp CPSX thì kế toán tiến hành xác định chi phí NVLTT trong kì cho từng đối tượng tập hợp chi phí tổng hợp theo từng tài khoản sử dụng lập bảng phân bổ chi phí vật liệu làm căn cứ hạch toán tập hợp chi phí NVLTT. Đối với những NVL khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt ( phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, lao vụ ) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ cho các đối tượng liên quan

Tài khoản sử dụng : TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”

Tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tợng tập hợp chi phí, kết cấu tài khoản này như sau:

Bên Nợ: Trị giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện công việc, lao vụ, dịch vụ trong kỳ.

Bên Có: - Trị giá NVLTT xuất dùng không hết nhập lại kho.

- Trị giá phế liệu thu hồi.

- Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí NVLTT để tính giá thành sản phẩm.

Tài khoản này không có số dư cuối kỳ

Phương pháp hạch toán CP NVLTT được thể hiện qua sơ đồ 1.1 và 1.2

Xuất kho NVL sử dụng NVL dùng không hết nhập Trực tiếp cho SX lại kho hay chuyển kỳ sau

K/c chi phí NVLTT để SX sản phẩm vào chi phí SXKD dở dang

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên.

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí NVLTT theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

1.2.2.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí NCTT là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp SXSP trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ, như tiền lương chính, lương phụ, các khoản

Tổng giá ngoài (cả thuế) chi phí NVLTT

TK 1331 kho cuối kỳ trị NVL tồn

K/c giá trị NVL tồn kho đầu kỳVAT phụ cấp có tính chất lương Ngoài ra, chi phí NCTT còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp theo tỷ lệ nhất định được tính vào chi phí kinh doanh do chủ sử dụng lao động chịu.

Chi phí NCTT có liên quan đến từng bộ phận, từng tổ, từng đội SXSP hoặc lao vụ thì phải hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó Trường hợp chi phí NCTT có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ cho từng đối tượng liên quan.

- Tài khoản sử dụng: TK 622 – “Chi phí nhân công trực tiếp”.

- Kết cấu của TK này như sau:

Bên Nợ: - Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ

Bên Có: - K/c chi phí NCTT cho các đối tượng chịu chi phí có liên quan.

TK này không có số dư cuối kỳ.

Phương pháp hạch toán chi phí NCTT được thể hiện qua sơ đồ 1.3

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Phương pháp kê khai thường xuyên (phương pháp kiểm kê định kỳ).

TK 154 (631) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp SX

Trích tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp SX

Các khoản trích theo lương của công nhântrực tiếp SX

Chi phí lương của công nhân trực tiếp SX

1.2.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp như tiền lương nhân viên phân xưởng, vật liệu dụng cụ dùng cho phân xưởng chi phí khấu hao TSCĐ Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác.

- Tài khoản sử dụng: TK 627 – “Chi phí sản xuất chung”

TK này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí.

- Kết cấu của TK 627 như sau:

Bên Nợ: - Tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ.

Bên Có: - Kết chuyển chi phí sản xuất chung cuối kỳ.

Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung (nếu có).

TK này không có số dư cuối kỳ và được mở chi tiết thành các TK cấp 2 để phản ánh chi phí gồm: TK 6271: Chi phí nhân viên.

TK 6272: Chi phí vật liệu.

TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất.

TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ.

TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.

TK 6278: Chi phí khác bằng tiền.

Trong chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ ở phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng theo tiêu thức phù hợp ( theo định mức, tiền lương CNSX thực tế, theo số giờ công thực tế làm việc của CNSX )

- Đối với chi phí sản xuất chung biến đổi thì kế toán sẽ phân bổ hết cho lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành theo công thức sau:

SXC phân bổ cho từng đối tượng

Tổng biến phí SXC cần phân bổ x

Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng Tổng tiêu thức phân bổ cho các đối tượng

- Đối với định phí sản xuất chung trong các trường hợp:

+ Mức sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn mức công xuất bình thường thì định phí sản xuất chung được phân bổ hết cho sản phẩm sản xuất ra theo công thức sau:

SXC phân bổ cho từng đối tượng

Tổng định phí SXC cần phân bổ x

Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối tượng

Tổng tiêu thức phân bổ cho các đối tượng + Mức sản phẩm thực tế sản xuất thấp hơn mức công xuất bình thường thì phần định phí sản xuất chung phải phân bổ theo mức công xuất bình thường Trong đó số định phí sản xuất chung tính cho lượng sản phẩm chênh lệch giữa thực tế so với mức bình thường thì được tính vào giá vốn hàng bán Công thức phân bổ:

Mức định phí SXC phân bổ cho mức sản phẩm thực tế

Tổng tiêu thức phân bổ của mức sản phẩm SX thực tế x Tổng định phí SXC cần phân bổ

Tổng tiêu thức phân bổ của SP theo công suất bình thường

(không phân bổ) tính cho lượng SP chênh lệch.

Tổng định phí sản xuất chung cần phân bổ

Mức định phí SXC phân bổ cho mức sản phẩm thực tế.

Phương pháp hạch toán chi phí SXC được thể hiện qua sơ đồ 1.4

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí SXC - Phương pháp KKTX (KKĐK).

Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất sau khi được tập hợp riêng từng khoản mục sau đó được kết chuyển để tập hợp chi phí cho toàn doanh nghiệp và chi tiết theo từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất.

1.2.3.1 Doanh nghiệp áp dụng kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên Để tập hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản 154 “chi phí sản xuất – kinh doanh dở dang” được mở chi tiết theo từng nghành sản xuất, nhóm sản phẩm, loại sản phẩm chi tiết sản phẩm.

CP sản xuất khác mua ngoài

Chi phí vật liệu dụng cụ

Chi phí theo dự toán

Phân bổ hoặc K/c CP SXC cho các đối tượng tính giá

Các khoản thu hồi ghi giảm CP SXC

Chi phí nhân viên Phân xưởng

Chi phí khấu hao TSCĐ

Bên Nợ: Tổng hợp các CP sản xuất trong kỳ (CP NVLTT, CP NCTT, CP SXC).

Bên Có: Các khoản chi phí ghi giảm sản phẩm; Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.

Dư nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành.

Hạch toán tổng hợp CPSX theo PP KKTX được thể hiện qua sơ đồ 1.5

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPSX theo phương pháp kê khai thường xuyên.

1.2.3.2 Doanh nghiệp áp dụng kế toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong kỳ kế toán sử dụng tài khoản 631 “ giá thành sản xuất”

Bên Nợ: Phản ánh trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ.

Bên Có: Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ; Tổng giá thành dịch vụ, lao vụ hoàn thành.

Các khoản ghi Giảm chi phí

Tài khoản 631 cuối kỳ không có số dư.

Hạch toán tổng hợp CPSX theo PP KKĐK được thể hiện qua sơ đồ 1.6

Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hạch toán tổng hợp CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang

Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm công việc còn đang trong quá trình sản xuất gia công, chế biến đang nằm trên các giai đoạn của quá trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trở thành sản phẩm.

Việc xác định sản phẩm dở dang để:

+ Tính giá thành sản phẩm.

+ Điều hành sản xuất theo đúng tín độ một cách đồng bộ.

+ Quản lý và xử lý trong trường hợp bị mất mát thiếu hụt, dở dang.

+ Để hạch toán ghi sổ kế toán.

Chi phí SXC Kết chuyển hay phân bổ cho các đối tượng tính giá

Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp

Giá trị sản phẩm dở dang

Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ

Tùy theo đặc điểm tình hình cụ thể về tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, cơ cấu chi phí, yêu cầu trình độ quản lý của từng doanh nghiệp mà vận dụng phương pháp kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang thích hợp Doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

1.2.4.1 Phương pháp đánh giá SPDD theo chi phí NVL chính

Phương pháp này chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm mà chi phí NVL trực tiếp hoặc chi phí NVL chính chiếm tỷ lệ tương đối lớn (> = 80%), còn các chi phí khác như chi phí NVL phụ, chi phí NCTT, chi phí SXC chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể trong tổng chi phí.

Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các chi phí gia công chế biến (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung ) tính cả cho giá thành sản phẩm.

Số lượng sản phẩm dở dang quy đổi ra thành phẩm

Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ (chưa có quy đổi) x % mức độ hoàn thành Ưu điểm: Phương pháp này kết quả tính toán được chính xác và khoa học hơn.

Nhược điểm: Tính toán phức tạp, khối lượng tính toán nhiều việc đánh giá mức độ chế biến của sản phẩm dở dang còn mang nặng tính chủ quan.

1.2.4.2 Phương pháp đánh giá SPDD theo định mức

Phương pháp này áp dụng thích hợp với những DN đã xây dựng được mức CPSX hợp lý, việc quản lý và thực hiện theo định mức là ổn định ít có sự biến động.

Căn cứ vào mức tiêu hao cho các khâu, cho các bước, các công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm để xác định giá trị sản phẩm dở dang.

Trị giá SP dở dang cuối kỳ

Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ

Chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ

Số lượng SP dở dang

Số lượng SP dở dang cuối kỳ

Như vậy theo phương pháp này căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang kiểm kê cuối kỳ ở những công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí đã tính ở từng công đoạn sản xuất, để tính sản phẩm dở dang cuối kỳ. Ưu điểm: Phương pháp này tính toán nhanh chóng dể tính

Nhược điểm: Nhiều khi mức độ tính toán chính xác không cao vì có sự chênh lệch giữa thực tế và định mức.

1.2.4.3 Phương pháp đánh giá SPDD theo sản lượng ước tính tương đương.

Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất có chi phí sản xuất với những khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí Mặt khác, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ.

Theo phương pháp này, trị giá SPDD cuối kỳ được xác định theo trị giá của NVL và chi phí chế biến khác (chi phí nhân công và chi phí SXC) tính theo mức độ hoàn thành của SPDD Trình tự tiến hành như sau:

Bước 1: Quy đổi số lượng SPDD theo tỷ lệ hoàn thành tương đương, công thức:

Bước 2: Xác định chi phí chế biến của SPDD cuối kỳ theo công thức:

Bước 3: Xác định trị giá của SPDD cuối kỳ theo công thức:

Giá trị SPDD cuối kỳ

Tổng số lượng SPDD cuối kỳ Định mức chi phí

Trị giá SPDD Chi phí NVLTT Chi phí chế biến

Số lượng SPDD quy đổi

Số lượng SP dở dang

Tỷ lệ hoàn thành của SPDD

Chi phí chế biến của SPDD

Chi phí chế biến đầu kỳ

Chi phí chế biến phát sinh trong kỳ

Số lượng SPDD quy đổi

Số lượng SPDD quy đổi

Hạch toán các khoản thiệt hại trong quá trình sản xuất

1.2.5.1 Thiệt hại về sản phẩm hỏng

Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thỏa mản các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp Tùy theo mức độ hỏng mà sản phẩm hỏng được chia làm 2 loại:

 Sản phẩm hỏng sửa chữa được (tái chế) là những sản phẩm bị hư hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc đó có lợi về kinh tế (chi phí sửa chữa thấp hơn chi phí chế tạo ban đầu và khi sửa chữa xong thì sản phẩm được sửa chữa có giá trị gần như thành phẩm) Nội dung của các khoản thiệt hại này chính là những chi phí phát sinh để sửa chữa sản phẩm hỏng.

 Sản phẩm hỏng không sửa chữa được là những sản phẩm bị hư hỏng mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc cũng có thể sửa chữa được nhưng lại quá tốn kém, không có lợi về kinh tế Khoản thiệt hại này chính là giá trị bản thân của sản phẩm hỏng đó.

Khoản thiệt hại về SP hỏng = Giá trị của SP hỏng – phế liệu Để hạch toán các khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng kế toán sử dụng các tài khoản như quá trình sản xuẩt sản phẩm: 621, 622, 627, 154

Giá trị phế liệu thu hồi

Và các khoản bồi thường

Giá trị sản phẩm hỏng Không sửa chữa được

TK 1381( SPHNĐM) hỏng có thể sửa chữa được

Chi phí sửa chữa sản phẩm Giá trị thiệt hại thực về sản phẩm hỏng ngoài ĐM

Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng ngoài định mức

1.2.5.2 Thiệt hại về ngừng sản xuất

Thiệt hại ngừng sản xuất là những khoản thiệt hại do việc đình chỉ sản xuất trong một thời gian nhất định về một nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan Các khoản thiệt hại do ngừng sản xuất bao gồm :

- Tiền lương phải trả cho công nhân trong thời gian ngừng sản xuất.

- Khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN.

- Chi phí vật liệu (nhiên liệu, dầu mỡ ).

- Chi phí khác bằng tiền.

Những thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến và ngừng sản xuất bất thường:

Ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến

Ngừng sản xuất có kế hoạch như ngừng sản xuất vì lý do thời vụ, do để bảo dưởng, sửa chữa TSCĐ mà có thể dự kiến trước được.

Trong trường hợp này doanh nghiệp có lập dự toán chi phí phải chi ra trong thời gian ngừng sản xuất và kế toán căn cứ vào dự toán để tiến hành tính trước hàng tháng vào chi phí sản xuất trong thời gian có sản xuất kinh doanh.

Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán đã theo dõi ở tài khoản 335- Chi phí phải trả.

Ngừng sản xuất bất thường: Như ngừng sản xuất vì lý do thiên tai, hỏa hoạn

Trường hợp ngừng sản xuất bất thường, các chi phí bỏ ra trong thời gian này do không được chấp nhận nên phải theo dõi riêng trên tài khoản 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý

Hạch toán tổng hợp thiệt hại ngừng sản xuất bất thường được thể hiện qua sơ đồ 1.8

Sơ đồ 1.8: Sơ đồ hạch toán tổng hợp thiệt hại ngừng sản xuất bất thường

Tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành là lượng thành phẩm, công việc, lao vụ, dịch vụ hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.

Căn cứ vào đặc điểm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh loại sản phẩm , lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp để xác định đối tượng giá thành cho phù hợp. Ngoài ra cần căn cứ vào quy trình công nghệ của doanh nghiệp Nếu quy trình giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở cuối quy trình công nghệ. Ngược lại, nếu quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là bán thành phẩm ở giai đoạn cuối.

Xác định đúng đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp giúp kế toán mở sổ sách kế toán, các bảng tính giá thành và tính giá thành cho từng đối tượng quản lý và kiểm tra tình hình kế hoạch giá thành sản phẩm có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.

Kỳ tính giá thành

Là kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị của đối tượng đã xác định.

+Trong trường hợp tổ chức sản xuất nhiều, khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn thì kỳ tính giá thành thích hợp là vào thời điểm cuối tháng, phù hợp với kỳ báo cáo trong thời gian ngừng sản xuất ngoài kế hoạch Cá nhân gây ra ngừng SX

Giá trị bồi thường của tập thể

Tập hợp chi phí chi ra sản xuất Thiệt hại về ngừng TK138

+Trường hợp tổ chức sản xuất đơn chiếc hay sản xuất theo đơn đặt hàng có chu kỳ sản xuất dài và sản phẩm chỉ sản xuất hoàn thành khi kết thúc chu kỳ sản xuất sản phẩm thì kỳ tính giá thành thích hợp là thời điểm sản phẩm hoặc đơn đặt hàng đã hoàn thành.

Phương pháp tính giá thành CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ Công ty TNHH mỘt thành viên MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

Phương pháp tính giá thành là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ kế toán để tính toán tổng giá thành và giá thành đơn vị theo từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành.

Có nhiều phương pháp tính giá thành sản phẩm khác nhau Tùy theo đặc điểm tập hợp chi phí sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất và đối tượng tính giá thành đã xác định để sử dụng phương pháp tính giá thành sao cho phù hợp.

Trong các doanh nghiệp sản xuất thường sử dụng các phương pháp tính giá thành sau :

1.3.3.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn

Thích hợp với sản phẩm, công việc có quy trình giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ liên tục Có đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Định kỳ tính giá thành là hàng tháng, hàng quý.

- Trường hợp, cuối kỳ có nhiều sản phẩm dở dang và không ổn định thì cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp thích hợp.

Trên cơ sở số liệu chi phí đã tập hợp được trong kỳ và chi phí sản phẩm dở dang đã xác định để tính giá thành sản phẩm hoàn thành theo từng khoản mục chi phí.

Tổng giá Trị giá sản Tổng chi phí Trị giá sản Giá trị phế thành sản = phẩm dở dang + sản xuất phát - phẩm dở dang - liệu thu hồi phẩm đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ (nếu có)

Giá thành sản phẩm đơn vị

Tổng giá thành sản phẩmTổng sản lượng sản phẩm hoàn thành

- Trường hợp, cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có nhưng rất ít và ổn định nên không cần tính chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ Tổng chi phí tập hợp được trong kỳ cũng đồng thời là tổng giá thành sản phẩm.

1.3.3.2 Phương pháp tính giá thành phân bước

Phương pháp tính giá thành phân bước áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn kế toán phải xác định đối tượng để tính giá thành bán thành phẩm và thành phẩm Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng công đoạn và được kết chuyển lần lượt từ công đoạn này sang công đoạn tiếp theo Phương pháp tính giá thành phân bước có 2 phương pháp tính giá thành sau:

+ Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm: Theo phương pháp này kế toán phải lượt tính giá thành bán thành phẩm của giai đoạn trước và kết chuyển chi phí bán thành phẩm sang giai đoạn sau, cứ thế tiếp tục cho đến khi giá thành sản phẩm cuối cùng.

Quy trình tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm được biểu diễn qua sơ đồ 1.9

Sơ đồ 1.9: Quy trình tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm

+ Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm: Theo phương pháp này kế toán chỉ tính giá thành và giá thành đơn vị của thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng, do đó chỉ cần tính toán xác định chi phí sản xuất của từng giai đoạn trong thành phẩm theo từng khoản mục sau đó tổng

Giá thành bán Thành phẩm GĐ1

Chi phí chế biến Giai đoạn 2

Giá thành bán Thành phẩm GĐ2

Giá thành bán Thành phẩm GĐ n-1

Chi phí chế biến Giai đoạn n

Giá thành bán Thành phẩm GĐn

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n

1 hợp chi phí sản xuất cho thành phẩm của các giai đoạn lại để được giá thành của thành phẩm.

Quy trình tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm được biểu diễn qua sơ đồ 1.10

Sơ đồ 1.10: Quy trình tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm

1.3.3.3 Phương pháp tính giá thành theo hệ số

Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có đặc điểm sản xuất không thể tách riêng chi phí cho từng đối tượng tính giá thành như:Công nghiệp lọc dầu, dệt kim, chăn nuôi bò sữa ) Theo phương pháp này, chi phí sản xuất sẽ được tập hợp chung cho tất cả các loại sản phẩm Sau đó, căn cứ vào hệ số của từng loại sản phẩm được quy đinh sẵn để tính giá thành sản phẩm cho từng loại Trình tự tiến hành như sau:

- Bước 1: Quy đổi số lượng thực tế tất cả các loại sản phẩm ra thành 1 loại sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số cho sẵn để làm tiêu thức phân bổ.

Tổng số lượng của SP quy đổi = Số lượng SP sản xuất thực tế x Hệ số quy đổi

- Bước 2: Xác định giá thành của sản phâm quy đổi.

Giá thành 1 SP Tổng giá thành SP quy đổi quy đổi Tổng số lượng SP quy đổi

- Bước 3: Tính giá thành thực tế từng loại sản phẩm (theo từng khoản mục).

Giá thành của từng SP = Số lượng SP sản xuất thực tế của SP đó x Hệ số của SP đó x Giá thành 1 SP quy đổi

Chi phí SX của GĐ1 trong thành phẩm

Chi phí sản xuất ở Giai đoạn 2

Chi phí SX của GĐ2 trong thành phẩm

Chi phí sản xuất ở Giai đoạn n

Chi phí SX của GĐn trong thành phẩm

Giá thành sản xuất của sản phẩm

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n

1.3.3.4 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Phương pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp tổ chức đơn chiếc hoặc hàng loạt nhỏ lẻ theo đơn đặt hàng Đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng đã hoàn thành và chỉ khi nào đơn đặt hàng hoàn thành thì mới tính giá thành.

Tuy nhiên nếu trong tháng đơn đặt hàng chưa hoàn thành, trên bảng tính giá thành vẫn phải tính giá thành Sau đó cộng các chi phí tập hợp của các tháng lại ta có giá thành của đơn đặt hàng Trường hợp nếu đơn đặt hàng ở nhiều phân xưởng sản xuất khác nhau thì tính toán, xác định chi phí của từng phân xưởng liên quan đến đơn đặt hàng, còn các chi phí chung được phân bổ theo tiêu thức thích hợp.

1.3.3.5 Phương pháp tính giá thành theo định mức

Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định và đã xây dựng được hệ thống định mức về kinh tế - kỹ thuật tiên tiến và hợp lý phù hợp với máy móc thiết bị và đặc điểm SXKD của doanh nghiệp Trình tự tiến hành tính giá thành sản phẩm như sau:

- Bước 1: Tính giá thành định mức của cả sản phẩm trên cơ sở các định mức về kinh tế - kỹ thuật và số lượng bán thành phẩm, số lượng sản phẩm hoàn thành

- Bước 2: Xác định tỷ lệ giá thành

- Bước 3: Tính giá thành thực tế cho từng sản phẩm

1.3.3.6 Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ

Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty là một trong những đơn vị trực thuộc của Công Ty Sản Xuất - Xuất Nhập Khẩu Bình Dương được thành lập vào tháng 08/1989 Trong thời gian đầu mới thành lập chỉ có 02 phân xưởng chuyên may gia công hai mặt hàng là áo jacket và hàng thun Đến ngày 01/01/2007, căn cứ vào quyết định thành lập và bổ nhiệm thành viên Công ty TNHH Một Thành Viên May Mặc Bình Dương (mô hình hội đồng thành viên) được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 Cho đến nay, Công ty đã phát triển và mở rộng lên thành bốn xí nghiệp may là XN May 1, XN May 2, XN May 3, XN May 4, Xưởng Thêu và Xưởng Cắt Công Ty TNHH một thành viên May mặc Bình Dương chuyên sản xuất, gia công các mặt hàng may mặc xuất khẩu, sản phẩm chủ yếu là áo sơ mi, quần jean, jacket, quần áo thể thao

Tên Công ty: CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

Tên giao dịch quốc tế: PROTRADE GARMENT COMPANY LTD

Thành phần kinh tế: Doanh nghiệp Nhà nước

Trụ sở đặt tại: Quốc lộ 13, Khu phố Bình Đức, Phường Bình Hoà,

Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương Điện thoại: (0650) – 755143-755579-755713 Fax: (0650) -755415

Mục tiêu, chức năng và nhiệm vụ của Công ty

2.2.1 Mục tiêu Đáp ứng nhu cầu phát triển thị trường thế giới, gia tăng số lượng và chất lượng các sản phẩm của công ty Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn ổn định, hiệu quả ngày càng tăng cao, nâng cao đời sống về mọi mặt cho cán bộ công nhân viên. Để đạt được mục tiêu đó công ty đã đưa ra một số phương hướng:

 Nghiên cứu cải tiến máy móc thiết bị để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

 Tìm kiếm thị trường tiềm năng để mở rộng thị trường tiêu thị sản phẩm và mở rộng quy mô sản xuất.

 Đào tạo đội ngũ công nhân có tay nghề cao đáp ứng cho việc sản xuất sản phẩm có chất lượng ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay của công ty được thực hiện theo cả hai hình thức là sản xuất và gia công Trong đó hoạt động sản xuất là chủ yếu chiếm gần 85% sản lượng và doanh thu sản xuất, gia công chiếm khoảng 15% sản lượng và doanh thu Ngoài ra, với chức năng là xuất nhập khẩu công ty còn thực hiện xuất nhập khẩu ủy thác cho các đơn vị trong nước

Nhiệm vụ chủ yếu và quan trọng nhất của công ty hiện nay là phải luôn tích cực phấn đấu, tìm mọi biện pháp để hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận Thực hiện hoàn chỉnh và đúng hạn các hợp đồng kinh tế đối với khách hàng, thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ về thuế đối với Nhà Nước. Đảm bảo có đủ việc làm, thu nhập ổn định và thực hiện tốt các phúc lợi xã hội cho cán bộ công nhân viên toàn công ty Luôn quan tâm cải tiến máy móc thiết bị, cải tổ hệ thống quản lý để nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.

Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Quy mô về vốn sản xuất kinh doanh

Bảng 2.1: Đặc điểm về vốn của Công ty (Đơn vị tính: VNĐ)

Chỉ tiêu (VNĐ) 2018 2019 Chênh lệch

-Vốn kinh doanh 310.732.960.986 364.402.754.761 53.669.793.775 17,27% +Vốn luân chuyển 223.287.654.807 265.760.443.053 42.472.788.246 19,02% +Vốn cố định 87.445.306.179 98.642.311.708 11.197.005.529 12,8% -Nguồn vốn 310.732.960.986 364.402.754.761 53.669.793.775 17,27% +Nợ phải trả 242.219.908,224 293.309.310.392 51669793775 21,09% -Vốn chủ sở hữu 68.513.052.762 71.093.444.369 2.580.391.607 3,77%

Nhìn vào bảng trên ta thấy vốn pháp định của công ty khá cao, vì quy mô của công ty khá lớn nên vốn điều lệ không đổi qua 2 năm 2018 và 2019 Điều đó cho thấy công ty vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình dù trên thị trường có nhiều biến động.

Vốn kinh doanh của công ty trong năm 2019 có sự biến động cụ thể là tốc độ tăng trưởng của năm 2019 so với năm 2018 là 17,27% Trong đó:

+ Vốn luân chuyển năm 2019 tăng 19,02% so với năm 2018, là do công ty được bổ sung lượng tiền tăng, các khoản phải thu khách hàng cũng tăng Và trong đó hàng tồn kho của công ty cũng tăng nhưng ở mức không cao.

+ Vốn cố định của công ty cũng tăng 12,8% trong năm 2019 là do công ty nhập một số máy móc phục vụ cho việc sản xuất.

Nguồn vốn chủ sở hữu tăng không cao thể hiện sự sản xuất, khả năng tài chính của công ty vẫn giữ ở mức ổn định.

Quy mô về cơ sở hạ tầng

Hiện nay công ty có tổng số là 4 xí nghiệp may đang hoạt động là XN may

1, XN may 2, XN may 3, XN may 4, 1 phân xưởng thêu và 1 phân xưởng cắt với tổng diện tích mặt bằng là 65.803 m 2 Điều kiện vận chuyển nội bộ giữa các xí nghiệp rất thuận lợi do hệ thống đường nội bộ được xây dựng khá hoàn chỉnh

Song song với hệ thống nhà xưởng sản xuất, hệ thống kho bãi của Công ty được xây dựng với quy mô lớn và khá kiên cố nhằm phục vụ tốt cho sản xuất Bao gồm 1 kho chứa nguyên phụ liệu và 1 kho chứa thành phẩm

Ngoài ra để đảm bảo nơi ở cho cán bộ công nhân viên ở xa, Công ty đã xây dựng và đưa vào sử dụng một khu nhà tập thể gần 150 phòng ở, giải quyết cho gần

600 công nhân có chỗ ở ổn định.

Quy mô về lao động

Tổng số lao động của công ty đến cuối tháng 03/2020 là 2.283 người, bao gồm 206 lao động gián tiếp và 2.077 lao động trực tiếp Do tính chất ngành nghề nên đa số lao động ở công ty là lao động nữ (1.456 lao động nữ chiếm khoảng 63.78% trên tổng số lao động)

Nếu xét về trình độ tay nghề thì đội ngũ công nhân của công ty có tay nghề từ khá trở lên: công nhân bậc 3/6 chiếm gần 50%, công nhân bậc 4/6 chiếm gần20% Đội ngũ nhân viên quản lý đa số đều còn trẻ và đã qua đào tạo chuyên môn,nhân viên có trình độ đại học chiếm gần 30%.

Quy mô về sản phẩm và sản lượng sản xuất

Trong các mặt hàng sản xuất hiện nay có 4 mặt hàng chủ lực và đang là thế mạnh của công ty là áo sơmi, jacket, quần jean, quần áo thể thao chiếm gần 80% sản lượng và doanh thu sản xuất Các mặt hàng còn lại như áo coat, quần áo trẻ em chiếm 20% sản lượng và doanh thu

Khác với những năm trước đây công ty sản xuất kinh doanh theo phương thức may gia công là chủ yếu, hiện nay công ty đang thực hiện mua nguyên phụ liệu về sản xuất và xuất khẩu nên sản lượng và doanh thu rất cao Hàng năm, công ty sản xuất khoảng 5.500.000 sản phẩm các loại Doanh thu hàng năm tính bằng ngoại tệ gần 15.000.000 USD

Ngoài ra, còn có một phân xưởng thêu đang hoạt động nhằm hỗ trợ thêu gia công nội bộ cho các phân xưởng Hàng năm còn tận dụng công suất để thêu gia công cho bên ngoài khoảng 3.000.000 sản phẩm, doanh thu đạt gần 120.000 USD.

Quy mô về khách hàng và thị trường mục tiêu

Hiện nay công ty có hơn 60 khách hàng, trong đó nguồn hàng chủ yếu của công ty tập trung vào một số khách hàng lớn truyền thống như: Decathlon, Mast, Olymp, Pacsun, Tchibo, Haggar … chiếm khoảng 90% sản lượng và doanh thu sản xuất, còn lại là gia công cho các khách hàng trong nước.

Thị trường tiêu thụ của công ty khá rộng, sản phẩm được xuất khẩu đi các nước Châu Âu như: Đức, Ý, Hà Lan, Pháp, Bỉ… và Châu Á như: Nhật Bản, ĐàiLoan, Hồng Kông… Đặc biệt là thị trường Mỹ Khách hàng trong nước nhưNinomaxx, Donagamex, gia công hàng An Phước, Esquell,

Quy mô về tình trạng và quy trình công nghệ

Công ty được trang bị công nghệ tiên tiến trong ngành may mặc:

- Áp dụng hệ thống GSD để hiệu quả trong lập kế hoạch sản xuất, cân đối chuyền, đảm bảo kế hoạch sản xuất;

- Hệ thống G-PRO hỗ trợ kiểm soát sản xuất là công nghệ mới nhất trong quản lý và điều hành sản xuất;

- Hệ thống Lectra & Gerber đảm bảo được thiết kế, rập, đi sơ đồ và cắt tự động.

Các xí nghiệp được trang bị máy móc thiết bị theo toàn bộ qui trình công nghệ tương đối hoàn chỉnh trừ khâu cắt cho đến khâu đóng gói thành phẩm Qui trình công nghệ bao gồm ba giai đoạn chính là: cắt, may và đóng gói thành phẩm. Tuy nhiên tùy theo chủng loại, số lượng sản phẩm mà máy óc thiết bị được bố trí nhiều hay ít khác nhau Ngoài ra có nhiều sản phẩm phải trải qua khâu giặt (wash), ủi, thêu theo yêu cầu của khách hàng.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất

Cắt chi tiết Thêu in

May chi tiết 1 May chi tiết 2 May lót

Xếp, Vô Bao Ủi Gán Nhãn

Nhập Kho TP Đóng Thùng

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu Tổ Chức Của Công Ty

2.4.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

 Tổng Giám đốc và 4 Phó Tổng Giám đốc: Là người được bổ nhiệm quản lý chung công ty, trực tiếp chỉ đạo các bộ phận phòng ban của công ty Chịu trách nhiệm chung, đại diện cho công ty ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị khác, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm quá trình phát triển sản xuất của công ty trước toàn thể đơn vị và Nhà nước.

 Giám đốc Tài chính – Nhân sự - Kỹ thuật: Là người trợ giúp cho Giám đốc điều hành và quản lý công ty, tìm kiếm và đàm phán để đi đến ký kết các hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng trong và ngoài nước Chịu trách nhiệm về phần việc đã được phân công.

 Phòng Nhân sự: Gồm có 01 trưởng phòng và 07 nhân viên Chức năng chủ yếu là quản lý lao động, kiểm soát tiền lương, tuyển dụng lao động, giải quyết chế độ nghỉ việc, giải quyết chế độ tiền lương, thưởng, BHXH cho CB.CNV theo quy định của Nhà nước.

 Phòng Hành chánh Quản trị: Gồm 01 trưởng phòng và 39 nhân viên. Giải quyết và xử lý các vụ việc mang tính chất hành chính, xử lý kỷ luật, tổ chức nơi ăn, ở chăm lo đời sống cho CB.CNV trong toàn công ty, quản lý đội xe đưa rước công nhân viên, đội bảo vệ và y tế.

 Phòng Kế Toán tài vụ: Gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 08 nhân viên Chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy kế toán của công ty Nhiệm vụ cụ thể là cân đối thu chi, theo dõi tình hình biến động của tài sản, công nợ, tính toán và báo cáo kết quả kinh doanh cho Ban Giám đốc, lập báo cáo tài chính định kỳ theo qui định Ngoài ra với chức năng kiểm soát nội bộ phòng kế toán tài vụ sẽ tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc đề ra các biện pháp để tăng doanh thu, giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

 Bộ phận Marketing: Gồm 01 trưởng bộ phận và 05 nhân viên Có nhiệm vụ chủ yếu là vạch chiến lược và thực hiện kế hoạch tìm kiếm thị trường, khách hàng để hợp tác kinh tế, đàm phán về các điều khoản để tham mưu cho Ban Giám đốc ký kết hợp đồng, lập kế hoạch phân phối, giới thiệu mẫu mã sản phẩm thâm nhập vào thị trường trong và ngoài nước, phối hợp với phòng kỹ thuật trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm

 Phòng Xuất - Nhập khẩu: Gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 07 nhân viên Đảm nhận các công tác hoàn thành các thủ tịc hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa cho công ty, soạn thảo các hợp đồng sản xuất và gia công với khách hàng, hoàn thành các thủ tục thanh toán để nộp cho ngân hàng, nhận ủy thác xuất nhập khẩu cho các đơn vị khác để hưởng hoa hồng.

 Phòng Kỹ thuật: Gồm 01 trưởng phòng và 10 nhân viên Đảm bảo những sản phẩm được sản xuất đúng kỹ thuật Hướng dẫn kỹ thuật may cho các xí nghiệp trực thuộc Thiết kế rập mẫu và lập định mức nguyên phụ liệu sử dụng cho từng mã hàng.

 Phòng Mẫu: Gồm 01 trưởng phòng và 30 nhân viên Đảm nhận công tác may mẫu sản phẩm để khách hàng duyệt trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt Đảm bảo tiến độ hoàn tất sản phẩm, đáp ứng nghiêm ngặt các yêu cầu về mẫu như: kích thước, màu sắc, chất liệu, hoa văn, kiểu dáng…Đáp ứng các yêu cầu về mẫu mã của khách hàng, góp phần đa dạng hóa sản phẩm của công ty.

 Phòng Tuyển dụng & Đào tạo: Gồm 01 trưởng phòng và 12 nhân viên. Đảm nhận công tác hoạch định và phát triển nguồn nhân lực Đáp ứng nhu cầu tuyển dụng và đào tạo theo chiến lược phát triển, kinh doanh của công ty Thống kê phân tích đánh giá nguồn nhân lực Tổ chức quản lý và điều hành ngân sách tuyển dụng, đào tạo theo hạn mức đã được phê duyệt.

 Bộ phận cơ điện: Gồm 01 trưởng bộ phận và 07 nhân viên Thực hiện công tác bảo trì và sửa chữa máy móc, thiết bị cho các xí nghiệp Kiểm tra lập kế hoạch sửa chữa thường xuyên, điều phối máy móc, thiết bị giữa các xí nghiệp trước khi sản xuất đơn đặt hàng mới.

 Bộ phận Kiểm soát sản xuất: Gồm 01 trưởng bộ phận và 04 nhân viên.Đảm nhận tổ chức sản xuất theo từng chuyền, phân công việc cho nhân viên cấp dưới Chịu trách nhiệm chung về năng xuất, chất lượng hàng giờ, hàng ngày cũng như doanh thu.

 Bộ phận Quản lý chất lượng (QA): Gồm 01 trưởng bộ phận và 09 nhân viên Đảm nhận tổ chức kiểm soát chất lượng từ đầu vào đến đầu ra Hướng dẫn nhân viên kiểm tra chất lượng, đưa ra tiêu chuẩn chất lượng để giúp họ thực hiện và xác định vấn đề một cách hiệu quả Hoạch định chương trình kiểm soát chất lượng đạt hiệu quả cao để đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng, thỏa mãn khách hàng, nâng cao uy tín công ty.

 Phòng IT: Gồm 01 trưởng phòng và 04 nhân viên Đảm nhận nhiệm vụ quản lý hệ thống máy vi tính và hệ thống GPro (theo dõi tiến độ sản xuất và số lượng, tiền lương sản phẩm) của công ty.

Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty

Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

 Tổng Giám đốc và 4 Phó Tổng Giám đốc: Là người được bổ nhiệm quản lý chung công ty, trực tiếp chỉ đạo các bộ phận phòng ban của công ty Chịu trách nhiệm chung, đại diện cho công ty ký kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị khác, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm quá trình phát triển sản xuất của công ty trước toàn thể đơn vị và Nhà nước.

 Giám đốc Tài chính – Nhân sự - Kỹ thuật: Là người trợ giúp cho Giám đốc điều hành và quản lý công ty, tìm kiếm và đàm phán để đi đến ký kết các hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng trong và ngoài nước Chịu trách nhiệm về phần việc đã được phân công.

 Phòng Nhân sự: Gồm có 01 trưởng phòng và 07 nhân viên Chức năng chủ yếu là quản lý lao động, kiểm soát tiền lương, tuyển dụng lao động, giải quyết chế độ nghỉ việc, giải quyết chế độ tiền lương, thưởng, BHXH cho CB.CNV theo quy định của Nhà nước.

 Phòng Hành chánh Quản trị: Gồm 01 trưởng phòng và 39 nhân viên. Giải quyết và xử lý các vụ việc mang tính chất hành chính, xử lý kỷ luật, tổ chức nơi ăn, ở chăm lo đời sống cho CB.CNV trong toàn công ty, quản lý đội xe đưa rước công nhân viên, đội bảo vệ và y tế.

 Phòng Kế Toán tài vụ: Gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 08 nhân viên Chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy kế toán của công ty Nhiệm vụ cụ thể là cân đối thu chi, theo dõi tình hình biến động của tài sản, công nợ, tính toán và báo cáo kết quả kinh doanh cho Ban Giám đốc, lập báo cáo tài chính định kỳ theo qui định Ngoài ra với chức năng kiểm soát nội bộ phòng kế toán tài vụ sẽ tham mưu cho Ban Giám đốc trong việc đề ra các biện pháp để tăng doanh thu, giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

 Bộ phận Marketing: Gồm 01 trưởng bộ phận và 05 nhân viên Có nhiệm vụ chủ yếu là vạch chiến lược và thực hiện kế hoạch tìm kiếm thị trường, khách hàng để hợp tác kinh tế, đàm phán về các điều khoản để tham mưu cho Ban Giám đốc ký kết hợp đồng, lập kế hoạch phân phối, giới thiệu mẫu mã sản phẩm thâm nhập vào thị trường trong và ngoài nước, phối hợp với phòng kỹ thuật trong việc kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm

 Phòng Xuất - Nhập khẩu: Gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 07 nhân viên Đảm nhận các công tác hoàn thành các thủ tịc hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa cho công ty, soạn thảo các hợp đồng sản xuất và gia công với khách hàng, hoàn thành các thủ tục thanh toán để nộp cho ngân hàng, nhận ủy thác xuất nhập khẩu cho các đơn vị khác để hưởng hoa hồng.

 Phòng Kỹ thuật: Gồm 01 trưởng phòng và 10 nhân viên Đảm bảo những sản phẩm được sản xuất đúng kỹ thuật Hướng dẫn kỹ thuật may cho các xí nghiệp trực thuộc Thiết kế rập mẫu và lập định mức nguyên phụ liệu sử dụng cho từng mã hàng.

 Phòng Mẫu: Gồm 01 trưởng phòng và 30 nhân viên Đảm nhận công tác may mẫu sản phẩm để khách hàng duyệt trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt Đảm bảo tiến độ hoàn tất sản phẩm, đáp ứng nghiêm ngặt các yêu cầu về mẫu như: kích thước, màu sắc, chất liệu, hoa văn, kiểu dáng…Đáp ứng các yêu cầu về mẫu mã của khách hàng, góp phần đa dạng hóa sản phẩm của công ty.

 Phòng Tuyển dụng & Đào tạo: Gồm 01 trưởng phòng và 12 nhân viên. Đảm nhận công tác hoạch định và phát triển nguồn nhân lực Đáp ứng nhu cầu tuyển dụng và đào tạo theo chiến lược phát triển, kinh doanh của công ty Thống kê phân tích đánh giá nguồn nhân lực Tổ chức quản lý và điều hành ngân sách tuyển dụng, đào tạo theo hạn mức đã được phê duyệt.

 Bộ phận cơ điện: Gồm 01 trưởng bộ phận và 07 nhân viên Thực hiện công tác bảo trì và sửa chữa máy móc, thiết bị cho các xí nghiệp Kiểm tra lập kế hoạch sửa chữa thường xuyên, điều phối máy móc, thiết bị giữa các xí nghiệp trước khi sản xuất đơn đặt hàng mới.

 Bộ phận Kiểm soát sản xuất: Gồm 01 trưởng bộ phận và 04 nhân viên.Đảm nhận tổ chức sản xuất theo từng chuyền, phân công việc cho nhân viên cấp dưới Chịu trách nhiệm chung về năng xuất, chất lượng hàng giờ, hàng ngày cũng như doanh thu.

 Bộ phận Quản lý chất lượng (QA): Gồm 01 trưởng bộ phận và 09 nhân viên Đảm nhận tổ chức kiểm soát chất lượng từ đầu vào đến đầu ra Hướng dẫn nhân viên kiểm tra chất lượng, đưa ra tiêu chuẩn chất lượng để giúp họ thực hiện và xác định vấn đề một cách hiệu quả Hoạch định chương trình kiểm soát chất lượng đạt hiệu quả cao để đảm bảo chất lượng đến tay người tiêu dùng, thỏa mãn khách hàng, nâng cao uy tín công ty.

 Phòng IT: Gồm 01 trưởng phòng và 04 nhân viên Đảm nhận nhiệm vụ quản lý hệ thống máy vi tính và hệ thống GPro (theo dõi tiến độ sản xuất và số lượng, tiền lương sản phẩm) của công ty.

 Phòng ứng dụng công nghệ: Gồm 01 trưởng phòng và 50 nhân viên Đảm nhận nhiệm vụ lập qui trình cho các xí nghiệp khi sản xuất đơn hàng mới, giúp cho công nhân cải thiện thao tác nhằm tăng năng suất.

Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty

2.5.2 Cơ cấu tổ chức kế toán

 Trưởng Phòng (kế toán trưởng):

Công tác tổ chức kế toán tại Công ty

Cơ cấu tổ chức kế toán

 Trưởng Phòng (kế toán trưởng):

Quản lý chung toàn bộ công tác kế toán tại công ty, kiểm tra số liệu hạch toán trên sổ sách kế toán, tính hợp pháp của hồ sơ, chứng từ và ký duyệt các chứng từ kế toán, báo cáo tài chính Tham mưu ý kiến cho giám đốc trong việc đề ra các quyết định đầu tư, biện pháp nâng cao hiệ quả kinh doanh.

 Phó phòng (kế toán tổng hợp):

- Kiểm tra đối chiếu số liệu báo cáo kế toán, lập báo cáo tài chính- thống kê chính xác, trung thực.

- Phụ trách công việc tính giá thành vào cuối tháng của các xí nghiệp, căn cứ vào các báo cáo của kế toán xí nghiệp, tổng hợp tiến hành tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng sản phẩm

- Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm đưa ra các biện pháp cải tiến có hiệu quả.

- Định kỳ tiến hành lập các báo cáo kế toán.

- Được ủy quyền giải quyết các công việc khi kế toán trưởng vắng mặt.

 Kế toán vật tư – thành phẩm:

- Lập phiếu nhập xuất vật tư

- Theo dõi nguyên phụ liệu tồn, hàng mua trong nước, vật dụng văn phòng phẩm, bao bì, lập phiếu nhập xuất thành phẩm, thành phẩm gia công ủy thác, thành phẩm tồn.

- Lập báo cáo quý, tháng, năm về vật tư thành phẩm.

- Kế tóan thuế GTGT: lập bảng kê thuế GTGT phải nộp, thuế GTGT được hoàn trả,quyết toán thuế GTGT theo từng quý, năm với cơ quan thuế Kiểm tra tính hợp lý,hợp lệ của hóa đơn, chứng từ kế toán Chịu trách nhiệm toàn bộ về tờ khai thuếGTGT của công Ty

- Kế toán công nợ: theo dõi công nợ khách hàng, xem xét các điều khoản thanh toán, lên kế hoạch đòi nợ khách hàng, trực tiếp nhận tiền của khách hàng, lập bảng cân đối công nợ.

- Cuối tháng lập báo cáo về tình hình thanh toán cho kế toán tổng hợp.

- Tính lương cho công nhân viên dựa trên bảng chấm công, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm công đoàn để nộp cho Nhà nước.

- Cung cấp số liệu cho kế toán tổng hợp chi phí tính giá thành sản phẩm.

- Lập phiếu thu chi theo lệnh của kế toán trưởng và Ban Giám đốc, lập báo cáo tổng hợp và chi tiết tình hình thu, chi theo thứ tự thời gian và nội dung kinh tế.

- Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ và đầy đủ của chứng từ thanh toán.

 Kế toán công cụ dụng cụ và tài sản cố định:

- Ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng, hiện trạng và giá trị CCDC,

TSCĐ hiện có, tình hình tăng giảm và biến động TSCĐ.

- Kiểm tra đối chiếu CCDC tại kho cuối kỳ, lập báo cáo khấu hao và tình hình tăng giảm TSCĐ và kiểm tra các hạn mục xây dựng cơ bản.

- Quản lý tiền tệ của công ty, báo cáo tình hình tồn quỹ hàng ngày cho lãnh đạo phòng, được quyền yêu cầu xuất trình các chứng từ cần thiết liên quan và có thể từ chối thu chi đối với trường hợp bất hợp lệ Phối hợp với kế toán tiền mặt tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt cuối năm.

- Kiểm tra các giấy tạm ứng, yêu cầu giải trừ các báo cáo tạm ứng, yêu cầu người liên quan ký xác nhận nợ tạm ứng.

Hình thức tổ chức kế toán

Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung Tất cả các công việc kế toán đều được tập trung và xử lý tại phòng kế toán như: ghi chép, phân loại chứng từ sổ sách, kiểm tra chứng từ, ghi sổ kế toán tổng hợp và chi tiết, hạch toán chi tiết, tổng hợp lập báo cáo tài chính, thực hiện thanh toán với khách hàng…

- Hình thức sổ kế toán áp dụng : Chứng từ ghi sổ

Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức chứng từ ghi sổ

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Bảng cân đối phát sinhBÁO CÁO TÀI CHÍNH

Hệ thống tài khoản sử dụng tại Công ty

Hiện nay công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản được ban hàng theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC Ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính Công ty đã áp dụng hầu hết các tài khoản trong hệ thống tài khoản kế toán và mở các tài khoản chi tiết phù hợp với việc hạch toán tại Công ty.

 Để thuận tiện cho việc tập hợp chi phí sản xuất và hạch toán, Công ty quản lý hàng tồn kho và phân chia thành các nhóm sau:

TK 1521: Nguyên liệu, vật liệu chính

TK 1524: Vật tư phụ tùng máy may

TK 1525: Vật tư cơ điện và thiết bị XDCB

TK 1532: Bao bì luân chuyển

TK 1533: Công cụ dụng cụ

 Để theo dõi và hạch toán chi phí NVLTT, Công ty sử dụng các TK sau:

TK 621: “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được chi tiết thành 6 loại:

TK 621M1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp may 1

TK 621M2: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp may 2

TK 621M3: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp may 3

TK 621M4: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp may 4

TK 621XT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xưởng thêu

TK 621XC: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xưởng cắt

TK 621CX: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chung xưởng

 Để theo dõi và hạch toán chi phí NCTT, Công ty sử dụng các TK sau:

TK 622: “ Chi phí nhân công trực tiếp” được chi tiết thành 6 loại:

TK 622M1: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp may 1

TK 622M2: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp may 2

TK 622M3: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp may 3

TK 622M4: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp may 4

TK 622XT: Chi phí nhân công trực tiếp xưởng thêu

TK 622XC: Chi phí nhân công trực tiếp xưởng cắt

TK 622CX: Chi phí nhân công trực tiếp chung xưởng

 Để theo dõi và hạch toán chi phí SXC, Công ty sử dụng các TK sau:

TK 627: “ Chi phí sản xuất chung” được chi tiết thành 6 loại:

TK 627M1: Chi phí sản xuất chung dùng cho xí nghiệp may 1

TK 627M2: Chi phí sản xuất chung xí nghiệp may 2

TK 627M3: Chi phí sản xuất chung xí nghiệp may 3

TK 627M4: Chi phí sản xuất chung xí nghiệp may 4

TK 627XT: Chi phí sản xuất chung xưởng thêu

TK 627XC: Chi phí sản xuất chung xưởng cắt

Chế độ, chính sách kế toán

Chế độ kế toán: Căn cứ quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 và Thông tư số 64 Theo quyết định ban hành mới nhất của BTC có sửa đổi bổ sung công ty đã thực hiện theo đúng những quy định trên và đã chọn chế độ chứng từ kế toán để áp dụng vào công thức hạch toán tại đơn vị mình.

Chính sách kế toán áp dụng tại công ty:

- Niên độ kế toán : Năm ( bắt đầu từ 01/01 kết thúc ngày 31/12 hàng năm ).

- Đơn vị tiền tệ: VNĐ (thanh toán trong nước), USD (thanh toán ngoài nước).

- Phương pháp kế toán TSCĐ :

+ Nguyên tắc đánh giá tài sản: Theo nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ.

+ Phương pháp tính khấu hao TSCĐ : Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo QĐ 203/2003/QĐ-BTC ngày 20/10/2018 của Bộ tài chính.

- Công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo theo định mức.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Phương pháp tính thuế GTGT phải nộp: Theo phương pháp khấu trừ.

- Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung : Đối với việc hạch toán chi phí SXC tại Công ty, kế toán tập hợp theo từng xí nghiệp, từng phân xưởng; mở chi tiết cho từng xí nghiệp, từng phân xưởng và phân bổ cho cho các mã hàng bằng phương pháp phân bổ gián tiếp theo tiêu thức tỉ lệ với tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất.

- Hệ thống báo cáo gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

- Các chứng từ tại phòng kế toán Công ty

+ Chứng từ nhập kho bao gồm: giấy đề nghị nhập kho, hóa đơn, báo giá, đơn đặt hàng (hợp đồng đối với những mặt hàng có giá trị lớn)

+ Chứng từ thanh toán: Đối với hàng hóa là vật tư vật dụng: hóa đơn, phiếu nhập kho, báo giá, đơn đặt hàng (hợp đồng đối với những mặt hàng có giá trị lớn) Đối với hàng may gia công ngoài: hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng,hóa đơn và các hồ sơ khác liên quan.

Tin học hóa công tác kế toán tại Công ty

Hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm EFECT (Chương trình viết bằng ngôn ngữ FOXPRO) để xử lý số liệu và công ty đã nối mạng các phòng ban và các đơn vị nhằm mục đích liên lạc thông tin nhanh hơn

Chương trình nhập liệu dữ liệu như sau:

Trình tự thực hiện: từ những chứng từ gốc ban đầu do các phòng ban có liên quan cung cấp, nhân viên kế toán căn cứ vào các chứng từ này nhập trực tiếp vào máy Cuối tháng, những nhân viên phụ trách phần hành kế toán kiểm tra lại số liệu và cho in ra báo cáo theo yêu cầu trên Sau đó, các nhân viên kế toán mang các số liệu tập hợp cuối kỳ cho bộ phận kế toán tổng hợp Tại đây, bộ phận kế toán tổng hợp sẽ xử lý số liệu bằng chương trình EXCEL nhằm xác định kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (Đơn vị tính: VNĐ)

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 529.237.999.247 646.068.012.503 656.803.338.015

Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4.542.573.670 5.509.896.892 9.283.355.203

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 3.192.741.885 3.842.830.627 6.946.004.946

Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy công ty ngày càng phát triển, lợi nhuận ngày càng tăng Công ty có nhiều khách hàng, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo hợp đồng Công ty đang ngày càng mở rộng quy mô sản xuất và từng bước chiếm lĩnh thị trường ngoài nước.

Kết quả đạt được thể hiện sự nhạy bén, cố gắng nổ lực của Ban lãnh đạo công ty cũng như tập thể Cán bộ công nhân viên trong toàn công ty Đó là sự phấn đấu không ngừng và tự hoàn thiện trong quá trình tồn tại và phát triển Điều đó đã giúp công ty phát triển, doanh thu, lợi nhuận ngày càng tăng, giải quyết công ăn việc làm và tăng mức thu nhập cho người lao động.

Thuận lợi và khó khăn

Thuận lợi

Luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi từ các cơ quan ban ngành trong tỉnh và địa phương Đội ngũ cán bộ quản lý tại Công ty đa số còn trẻ và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đội ngũ công nhân lành nghề nên có đủ khả năng tiếp thu những công nghệ mới và biện pháp quản lý mới Đội ngũ công nhân đa số là lao động nữ nên rất phù hợp với ngành nghề sản xuất của Công ty mang tính chất tỉ mỉ và cần cù, chịu khó.

Do có thâm niên trong ngành may mặc, Công ty đã tạo được uy tín lớn, tạo ra sự tin tưởng của khách hàng khi đàm phán ký hợp đồng với khách hàng.

Máy móc thiết bị hiện đại được trang bị và thay dần những máy móc thiết bị cũ bằng những máy công nghiệp mới, bước đầu đã tạo nên tiến triển tốt trong sản xuất kinh doanh của Công ty.

Khó khăn CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

Sản xuất kinh doanh trong điều kiện canh tranh không khoan nhượng giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành nên Công ty phải luôn vận động để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường

Những áp lực từ phía khách hàng đòi hỏi về giá cả, chất lượng sản phẩm.

Do vị trí của Công ty nằm gần các khu công nghiệp nên luôn có sự biến động về đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân có tay nghề cao Điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của Công ty Nguồn vốn còn thiếu rất nhiều so với nhu cầu đầu tư để mở rộng sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI

CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

XEM BÀI CHỨNG TỪ CẦN XIN KHI LÀM BÀI TẠI:https://baocaothuctapketoan.net/chung-tu-lam-bao-cao-thuc-tap-ke-toan

Một số vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty TNHH MTV May mặc Bình Dương

3.1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Công ty tổ chức sản xuất theo quy trình công nghệ sản xuất dây chuyền liên tục, việc sản xuất được tiến hành theo từng mã hàng của đơn đặt hàng Chi phí sản xuất tại Công ty bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm ở từng xí nghiệp thực hiện và được kế toán tập hợp thành 3 khoản mục chi phí là:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

- Chi phí nhân công trực tiếp.

- Chi phí sản xuất chung.

Tất cả các chi phí này được ghi chép hằng ngày vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết, định kỳ sẽ được ghi chép vào sổ chi tiết để tiện cho việc đối chiếu với Sổ tổng hợp mà công ty sử dụng.

Sau khi quá trình sản xuất kết thúc, sản phẩm hoàn thành kế toán sẽ tiến hành tập hợp chi phí để tính giá thành sản phẩm cho từng mã hàng của đơn đặt hàng.

3.1.2 Đối tượng tập hợp chi phí sẳn xuất và tính giá thành sản phẩm

Do đặc điểm sản xuất kinh doanh ở Công ty rất đa dạng, quy mô sản xuất lớn và được chia ra 4 xí nghiệp, mỗi xí nghiệp sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, do đó kế toán tại đơn vị tổ chức tập hợp chi phí sản xuất cho từng xí nghiệp sản xuất Trong từng xí nghiệp các chi phí phát sinh đã xác định được cho mã hàng nào thì tập hợp trực tiếp chi phí cho mã hàng đó Còn những chi phí phát sinh không xác định được đối tượng chịu chi phí kế toán tiến hành phân bổ cho các đối tượng theo tiêu thức tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất Vì thế, đối tượng tính giá thành là từng mã hàng.

3.1.3 Chính sách kế toán đối với chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

• Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.

• Tập hợp chi phí theo từng xí nghiệp và phân bổ chi phí theo từng mã hàng.

• Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: theo định mức.

• Phương pháp tính giá thành sản phẩm: trực tiếp giản đơn.

• Việc xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho được công ty tính phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty

Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

3.2.1.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí về nguyên, vật liệu được sử dụng để trực tiếp sản xuất sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu tại công ty bao gồm hai loại:

+ Nguyên vật liệu chính: vải chính, vải lót, keo ép trong, keo ép cổ,…

+ Nguyên vật liệu phụ: nút, dây kéo, thun, dây luồn, nhãn, chỉ may,…

Với mặt hàng kinh doanh tại công ty khá đa dạng nên NVL sử dụng trong quá trình sản xuất tạo sản phẩm cũng bao gồm nhiều loại khác nhau về số lượng, mẫu mã.

Trong quá trình hạch toán, những nguyên vật liệu xuất dùng có liên quan đến mã hàng nào thì tập hợp chi phí riêng cho mã hàng đó, cũng như tập hợp chi phí cho xí nghiệp của mã hàng đó đã phát sinh.

Cuối kỳ sử dụng không hết số nguyên liệu đã xuất, kế toán phải xác định giá trị của số nguyên vật đó còn thừa và nhập lại kho Đồng thời kế toán cần phải xác định và phân bổ chi phí nguyên vật liệu đã tiêu hao cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang chuyển sang kỳ sau nhằm phản ánh đúng chi phí nguyên vật liệu đã bỏ ra trong kỳ kế cũng như việc xác định đúng giá thành sản phẩm hoàn thành.

Các chứng từ kế toán sử dụng bao gồm: hợp đồng, hóa đơn thuế GTGT, bảng phân bổ NVL và công cụ dụng cụ, giấy đề nghị cấp vật tư, phiếu nhập - xuất kho nguyên vật liệu, bảng cân đối vật tư có đơn giá tồn …

3.2.1.3 Phương pháp lập chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ

Trong kỳ bộ phận kinh doanh sẽ tiến hành mua hàng theo đơn đặt hàng và hợp đồng (trong nước và ngoài nước), khi có nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất thì bộ phận kế hoạch sản xuất lập giấy đề nghị yêu cầu cung cấp nguyên vật liệu căn cứ vào định mức tiêu hao do Phòng kỹ thuật đưa ra và số lượng sản phẩm theo bảng kế hoạch sản xuất Kế toán nguyên vật liệu xí nghiệp lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu rồi chuyển lên cho kế toán trưởng duyệt, sau khi được sự xác nhận của kế toán trưởng phiếu xuất kho sẽ được chuyển sang cho thủ kho và thủ kho sẽ tiến hành xuất kho nguyên vật liệu Phiếu xuất kho được lập thành 03 liên: kế toán giữ 01 liên, thủ kho giữ 01 liên, người nhận giữ 01 liên

3.2.1.4 Tài khoản sử dụng Để theo dõi và hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty sử dụng

TK 621 “ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” được chi tiết thành 7 loại:

TK 621M1: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp may 1

TK 621M2: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp may 2

TK 621M3: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp may 3

TK 621M4: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xí nghiệp may 4

TK 621XT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xưởng thêu

TK 621XC: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xưởng cắt

TK 621CX: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chung xưởng

3.2.1.5 Sổ sách và trình tự ghi sổ Để theo dõi và hạnh toán chi phí NVLTT kế toán lập sổ sách: Sổ chi tiết TK621, sổ tổng hợp TK621 theo trình tự:

Bảng phân bổ chi phí NVL trực tiếp

Số chi tiết tài khoản TK 621

Sổ tổng hợp tài khoản TK 621

Trong kỳ, khi có nhu cầu cấp vật tư kế toán tiến hành lập phiếu xuất kho và lên sổ sách cho từng mã hàng, từng xí nghiệp và tài khoản có liên quan. Định kỳ, thủ kho vào thẻ kho rồi chuyển các phiếu nhập, xuất vật tư về phòng tài vụ, kế toán vật tư tiếp nhận các phiếu nhập, xuất và tiến hành đối chiếu số thực nhập, thực xuất của các loại vật tư Cuối tháng kế toán vật tư khoá sổ và đối chiếu số liệu, ký nhận số dư với thủ kho, lập bảng tổng hợp vật tư Với nguyên vật liệu xuất kho, kế toán công ty sử dụng giá thực tế theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn để tính giá xuất Cụ thể cách tính như sau:

Giá thực tế Số lượng Đơn giá

Vật liệu = vật liệu x bình quân gia quyền xuất dùng xuất dùng liên hoàn

Trong đó: Đơn giá bqgq liên hoàn

= Trị giá thực tế vật liệu tồn + Trị giá vật liệu nhập

Số lượng vật liệu tồn + Số lượng vật liệu nhập

Kể từ đây về sau, em xin lấy số liệu tháng 03 năm 2020 để làm ví dụ minh họa

Ví dụ minh họa: Theo bảng cân đối vật tư có đơn giá tồn (152) (Bảng 3.1)

Tên vật tư: F.Olymp 02/11 vải 336/15 Đơn vị: mét

Số lượng : 383 mét Tiền tồn đầu: 26.952.859 đồng Đơn giá : 70.373 đồng / mét

Số lượng : 2.601 mét Trị giá: 172.347.462 đồng Đơn giá : 66.262 đồng / mét

•Ngày 06/03/2020 tại kho XN MAY 1 xuất 1.190 mét vải may 803SP (336- M1) đưa vào sử dụng theo phiếu xuất kho số X03/11-0325, đơn giá XK được tính như sau: Đơn giá bình quân = 26.952.859 + 172.347.462

Giá thực tế vật liệu xuất = 1.190 x 66.789,65 = 79.479.686 đồng

Cuối tháng, căn cứ bảng kê chi phí nguyên vật liệu sử dụng cho các mã hàng kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi phí NVLTT cho từng mã hàng Sau đó lập bảng phân bổ chi phí NVLTT cho sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cho từng mã hàng Kế toán tiến hành tổng hợp chi phí nguyên vật liệu phát sinh căn cứ vào số liệu tổng hợp tài khoản 621(chi tiết cho từng xí nghiệp) và kết chuyển TK

621 sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm.

3.2.1.6 Minh họa những nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan

 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng xí nghiệp (XN May1)

Căn cứ trên Sổ tổng hợp TK 621 của xí nghiệp May 1 (Biểu 3.1) và bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Bảng 3.2) trong tháng 03/2020, kế toán hạch toán:

Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển TK 621M1 sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm: Nợ TK 154 16.429.008.790

Có TK 621M1 16.429.008.790 Nguyên vật liệu sử dụng không hết không nhập lại kho mà tiếp tục sử dụng cho tháng sau thì thủ kho XN May 1 lập "phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ" (Biểu 3.2), căn cứ vào chứng từ này và Bảng cân đối vật tư có đơn giá tồn (Bảng 3.1) kế toán ghi giảm (Ghi số âm tương ứng với phần NVL không sử dụng hết) :

Sang đầu tháng sau ghi lại bằng bút toán thường (ghi tăng)

 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng mã hàng

Căn cứ vào phiếu xuất kho (Biểu 3.3, 3.4,…), kế toán lập bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng mã hàng (Bảng 3.2), sổ chi tiết TK 621 (Biểu

3.5) trong tháng 03/2020, kế toán hạch toán như sau:

Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển TK 621M1 sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm: Nợ TK 154 251.178.290

Có TK 621M1 251.178.2903.2.1.7 Phản ánh số liệu vào sổ sách liên quan

Biểu 3.1: Sổ tổng hợp TK 621M1

CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG Địa chỉ : ấp Bình Đức, xã Bình Hoà, huyện Thuận An, Bình Dương

SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN

Tài khoản: 621M1 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp XN May1

TK Đối ứng Tên TK Đối ứng Nợ

1521 Nguyên liệu, vật liệu chính 16 003 212 455.00 484 035.00

154 Chi phí SXKD dở dang 16 428 852

Lập ngày 31 tháng 03 năm 2020 Người lập biểu Kế toán trưởng

Biểu 3.2: Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ

CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG Địa chỉ : ấp Bình Đức, xã Bình Hoà, huyện Thuận An, Bình Dương

Bộ phận : Kho XN May 1

PHIẾU BÁO VẬT TƯ CÒN LẠI CUỐI KỲ

- Bộ phận sử dụng : Chuyền May 1

Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư Mã số Đơn vị tính

Lý do còn sử dụng hay trả lại

1 F.Olymp 26/10 Vải 338/15 30013143 Mét 250,47 Còn sử dụng

2 F.Olymp 17/10 Keo DV15R White 30012374 Mét 10 Còn sử dụng

Phụ trách bộ phận sử dụng

C.TY TNHH MTV PHIẾU XUẤT KHO Số phiếu : X03/11-0229

Xuất cho : DŨNG Styles: F.Olymp 02/11 338 Đơn vị : XC Số hợp đồng: AA/2007T-001272

Lý do : Xuất vải may 1600SP(338-M1) Xuất tại kho: Kho XN MAY 1

1 F.Olymp 02/11 Keo DV16RW White 30013134 Mét 1 201.00 1 695.59 2 036 411 621 1521

3 F.Olymp 02/11 Keo 2019 White 21mm 30013137 Mét 1 201.00 951.18 1 142 377 621 1521

Bằng chữ : Một trăm tám mươi sáu triệu, một trăm bốn mươi chín ngàn, một trăm lẻ tám đồng chẵn

NGƯỜI LẬP PHIẾU NGƯỜI GIAO NGƯỜI NHẬN NGƯỜI VẬN CHUYỂN GIÁM ĐỐC

(Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên)

C.TY TNHH MTV PHIẾU XUẤT KHO Số phiếu : X03/11-0314

Xuất cho : DŨNG Styles: F.Olymp 02/11 338 Đơn vị : XC Số hợp đồng: AA/2007T-001272

Lý do : Xuất keo 1600SP(338-M1) Xuất tại kho: Kho XN MAY 1

1 F.Olymp 17/10 Keo DV15R White 30012374 Mét 239.00 33 295.13 7 957 538 621 1521

Bằng chữ : Bảy triệu, chín trăm năm mươi bảy ngàn, năm trăm ba mươi tám đồng chẵn

Bảng 3.1: Bảng cân đối vật tư có đơn giá tồn

Công ty TNHH Một Thành Viên May Mặc Bình Dương Địa chỉ : âp Bình Đức, xã Bình Hoà, huyện Thuận An, Bình Dương

BẢNG CÂN ĐỐI VẬT TƯ CÓ ĐƠN GIÁ TỒN (152)

Tài khoản 1521 - Nguyên liệu, vật liệu chính

Tên vật tư/ ẹv Vlsph h/

Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuât trong kỳ Tồn cuối kỳ Đơn giá toàn

Lập ngày 06 tháng 03 năm 2020Người lập biểu Kế toán trưởng

Bảng 3.2: Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP

STT Mã hàng SL cắt t này SL cắt

Lũy kế SL đã tính lương

CP NVL PB SPDD CP NVL P.sinh

Cộng Gia công ngoài - 25,200 25,200 - - - - - - - Thêu

Lập ngày 31 tháng 03 năm 2020 Người lập biểu Kế toán trưởng

Biểu 3.5: Sổ chi tiết TK 621

CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

Từ ngày 01/03/2020 đến 31/03/2020 Tài khoản: 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Xuất vải thay BTP lỗi(338-M1) 1522 523 106

Lập ngày 31 tháng 03 năm 2020Người lập biểu Kế toán trưởng

Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

3.2.2.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán

Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty bao gồm: tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, tiền ăn giữa ca, tăng ca phải trả cho công nhân trực tiếp, trích trước tiền lương công nhân sản xuất nghỉ phép, lương tháng

13, phép năm, xe đưa công nhân về quê ăn tết và các khoản trích: BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ.

Chi phí nhân công trực tiếp khi phát sinh được hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí, trong trường hợp không tính trực tiếp được thì phải phân bổ theo tiêu thức tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất.

Các chứng từ kế toán sử dụng bao gồm: bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng kê lương, bảng phân bổ tiền lương ,BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ,

3.2.2.3 Phương pháp lập chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ

Cuối kỳ tính giá thành, kế toán tiền lương nhận bảng chấm công và phiếu xác nhận số lượng sản phẩm hoàn thành từ bộ phận kiểm soát sản xuất gởi lên sau khi quản đốc xí nghiệp ký duyệt Kế toán sẽ kiểm tra đối chiếu xem có sai sót gì so với tình hình sổ sách của Công ty hay không để kịp thời điều chỉnh, đồng thời kế toán nhận bảng thanh toán lương, bảng kê lương, bảng đề nghị thanh toán lương của các xí nghiệp từ Phòng Nhân sự – TH, bảng kê tiền ăn từ căn tin gởi sang Căn cứ vào đó kế toán sẽ ghi nhận các khoản này vào chi phí sản xuất và trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ cho lao động trực tiếp tại từng xí nghiệp, sau đó tiến hành lập báo cáo về chi phí nhân công.

3.2.1.4 Tài khoản sử dụng Để theo dõi và hạch toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán tại công ty sử dụng TK 622: chi phí nhân công trực tiếp” được chi tiết thành 7 loại:

TK 622M1: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp may 1

TK 622M2: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp may 2

TK 622M3: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp may 3

TK 622M4: Chi phí nhân công trực tiếp xí nghiệp may 4

TK 622XT: Chi phí nhân công trực tiếp xưởng thêu

TK 622XC: Chi phí nhân công trực tiếp xưởng cắt

TK 622CX: Chi phí nhân công trực tiếp chung xưởng

3.2.1.5 Sổ sách và trình tự ghi sổ Để theo dõi hạch toán và quản lý chi phí nhân công trực tiếp một cách có hiệu quả, kế toán lập các sổ sách: Sổ chi tiết TK622, sổ tổng hợp TK622 theo trình tự sau:

Từ bảng thanh toán lương, bảng kê lương, BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ lập:

Bảng phân bổ tiền lương

Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp 622

Sổ tổng hợp tài khoản 622

Riêng các khoản trích theo lương, căn cứ vào số người tham gia bảo hiểm của từng xí nghiệp, kế toán hạch toán đích danh cho từng xí nghiệp và phân bổ cho các mã hàng mà xưởng đó sản xuất theo chi phí nhân công trực tiếp.

Bên cạnh đó, do sự thỏa thuận giữa đơn vị và cơ quan ban ngành Tỉnh nên đơn vị khi tính các khoản trích theo lương, đơn vị căn cứ vào mức lương cơ bản đóng BHXH (theo khung lương nhà nước) mà không tính trên lương thực tế Do Công ty là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty mẹ nên phần kinh phí công đoàn do Công ty mẹ phân bổ chứ không trích 2%.

3.2.1.6 Minh họa những nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan

Cách tính lương tại công ty:

Do đặc thù ngành may là lao động luôn biến động lớn, để thuận lợi cho công tác quản lý và tính lương công nhân viên công ty áp dụng các hình thức như sau:

• Lương khoán sản phẩm: áp dụng cho công nhân chuyền may và tổ hoàn tất Kết quả công việc được tính bằng số lượng sản phẩm công đoạn. Đơn giá công đoạn = Thời gian quy đổi hệ số x đơn giá một giây quy đổi

( Phần này do phòng ứng dụng công nghệ tính toán và đưa ra đơn giá công đoạn trên bảng qui trình của từng mã hàng).

• Lương khoán theo thời gian: áp dụng cho các bộ phận còn lại của Công ty

Lương thực tế = Số ngày công huy động hệ số x Đơn giá 1 ngày công

Ngày công huy động hệ số = Ngày công huy động x Hệ số chức danh công việc

 Lương chế độ: bao gồm:

Ngoài ra Công ty còn trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo quy định của Nhà nước Đồng thời do nguồn biến động của nguồn nhân lực và chủ yếu là công nhân trực tiếp sản xuất nên Công ty chỉ trích đối với những công nhân có thời gian làm việc từ đủ ba tháng trở lên Đơn giá công đoạn

= Số lượng sản phẩm công đoạn

Lương khoán sản phẩm công đoạn x Đơn giá 1 ngày công = ∑ Lương tháng

Tổng ngày công huy động

Ngày công huy động Ngày công chính + 8

= Tổng số lương SP trong tháng Tổng số giờ làm việc trong tháng

Lương thêm giờ x Số giờ làm thêm x 150%

= Tổng số lương SP trong tháng Tổng số giờ làm việc trong tháng

Lương thêm ngày x 8 x Số giờ làm thêm x 200%

Tổng số lương SP trong tháng Tổng số giờ làm việc trong tháng

Lương ca đêm = x 8 x Số ngày làm ca đêm x 130%

26 ngày công Nghỉ phi sản xuất, nghỉ theo chế độ hưởng lương = x Số ngày nghỉ x 100%

Ví dụ: Căn cứ vào Bảng thanh toán lương T 03/2020-Chuyền 1-XN May 1

Trong tháng 03 năm 2020 Ông Tô Văn Chu ở xí nghiệp may 1,chuyền 1, chuyên về ráp cổ áo, trong tháng thời gian làm của Ông như sau:

- Số ngày làm thêm: 0 ngày

- Số giờ làm thêm: 34,87 giờ

- Số lượng sản phẩm Ông làm được là 4.500 (SP)

- Hệ số bù công việc: 1.5

- Yếu tố bù năng suất: 1

- Thời gian hao phí công đoạn ráp cổ áo: 420 (giây).

Kế toán tính lương cho Ông Tô Văn Chu như sau:

- Thời gian quy đổi hệ số = 420 x 1.5 x 1 = 630 (giây)

- Đơn giá công đoạn ráp cổ = 630 x 0.75 = 473 (đồng)

 Lương khoán SP công đoạn= Số lượng

SP công đoạn x đơn giá công đoạn Lương khoán sản phẩm công đoạn = 4.500 x 473 = 2.126.621 (đồng)

Tổng số giờ làm việc = 27 x 8 = 216 (giờ)

216 Trong tháng Ông Tô Văn Chu còn lãnh các khoản phụ cấp:

+ Phụ cấp đi lại, nhà trọ: 108.000 (đồng) + Phụ cấp lương: 1.200.000 (đồng) + Lương phát sinh: 5.910 (đồng) Vậy tổng cộng số tiền lương ông Chu được lãnh là: 2.126.621 + 514.967 +

Cách hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Trong kỳ, kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh từng xí nghiệp, trong đó lại chi tiết cho từng mã hàng nếu chi phí liên quan trực tiếp đến từng mã hàng Còn đối với những chi phí liên quan đến nhiều mã hàng, kế toán sẽ phân bổ cho từng mã hàng theo tiêu thức tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất.

 Hạch toán chi phí NCTT phát sinh tại các xí nghiệp (xí nghiệp May 1)

Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương (Bảng 3.4), Bảng trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ (Bảng 3.5) cùng với bảng đề nghị thanh toán lương của các xí nghệp trong tháng 03/2019 Kế toán tiến hành phân bổ và xác định chi phí nhân công trực tiếp cho từng xí nghiệp, sau đó lập sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp (Biểu 3.6), và lập Sổ tổng hợp TK 622M1 (Biểu 3.7) Kế toán căn cứ vào đó định khoản các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất như sau:

 Lương phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm:

 Trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ theo tỷ lệ quy định:

 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp phát sinh đối với mã hàng ( F.Olymp 02/11 338-M1)

Bao gồm tiền lương của nhân công trực tiếp sản xuất ra mã hàng căn cứ vào bảng lương sản phẩm theo đơn giá CM (50%) (Bảng 3.6), và phần chi phí sản xuất chung phân bổ cho các mã hàng theo tiêu thức tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm Chi phí sản xuất chung gồm các khoản trích theo lương do Công ty không trích cho toàn thể công nhân trực tiếp, chi phí lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý, phân xưởng phụ (xưởng cắt), chung các xưởng (kho, cơ điện,QA) phân bổ Kế toán phải căn cứ vào tổng số trích trong tháng để phân bổ cho từng mã hàng ở xí nghiệp đó Cuối tháng kế toán phân bổ chi phí theo công thức:

Chi phí NCTT Tiền lương chính của

 Các khoản trích theo lương của XN May1 phân bổ cho mã hàng F.Olymp 02/11 338-M1 là:

 Các khoản trích theo lương của xưởng cắt và chung các xưởng phân bổ cho

XN May1 phân bổ tiếp cho mã hàng F.Olymp 02/11 338-M1:

 Chi phí lương của xưởng cắt và chung các xưởng phân bổ cho XN May 1 :

XN May1 phân bổ tiếp cho mã hàng F.Olymp 02/11 338-M1:

 Chi phí lương của nhân viên quản lý xí nghiệp May 1 phân bổ cho mã hàng F.Olymp 02/11 338-M1:

Vậy chi phí nhân công trực tiếp phát sinh cho mã hàng F.Olymp 02/11 338-M1 là:

Có TK 338(M1 phân bổ) 1.830.377 = 1.565.473 + 264.904 Đối chiếu bảng kê chi phí mã hàng F.Olymp 02/11 338-M1 (Bảng 3.7).

3.2.2.7 Phản ánh số liệu vào sổ sách có liên quan

Bảng 3.3: Bảng thanh toán lương T 03/2020 - Chuyền 1 - XN May 1

May mặc Bình Dương Đơn vị: chuyền 1 THÁNG: 3/2020 Đơn giá 1 công huy động hệ số: **.***,***

Lương sản phẩm Lương chế độ Phụ cấp

Tổng cộng : Tám mươi bảy triệu, chín trăm chín mươi ba ngàn, bảy trăm bốn mươi một đồng chẵn

Giám đốc Tài chính Kế toán trưởng Giám đốc Nhân sự-HC Quản lý Đơn vị Người lập biểu

Biểu 3.6: Sổ chi tiết TK 622

CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN

Từ ngày 01/03/2020 đến 31/03/2020 Tài khoản: 622 – Chi phí nhân công trực tiếp

Lập ngày 31 tháng 03 năm 2020 Người lập biểu Kế toán trưởng

Biểu 3.7: Sổ tổng hợp TK 622M1

CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG Địa chỉ : ấp Bình Đức, xã Bình Hoà, huyện Thuận An, Bình Dương

SỔ TỔNG HỢP TÀI KHOẢN

Từ ngày 01/03/2020 đến 31/03/2020 Tài khoản: 622M1 – Chi phí nhân công trực tiếp XN May 1

TK Đối ứng Tên TK Đối ứng Nợ

154 Chi phí SXKD dở dang 2 068 984 461.00

334 Phải trả công nhân viên 1 941 708 491.00

Lập ngày 31 tháng 03 năm 2020 Người lập biểu Kế toán trưởng

Bảng 3.4: Bảng phân bổ tiền lương T03/2020

CTY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG THÁNG 03/2020

STT BỘ PHẬN TỔNG LƯƠNG PHÂN BỔ

Lập ngày 31 tháng 03 năm 2020 Người lập biểu Kế toán trưởng

Bảng 3.5: Bảng trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ

BẢNG TRÍCH BHXH, BHYT, BHTN VÀ KPCĐ

HCNS 9 3,001,760 9 562,830 9 187,610 6 48,541 Đào Tạo 14 3,718,912 14 697,296 14 232,432 14 113,263 Đội xe- Xe Con 7 2,354,688 7 441,504 7 147,168 -

Lập ngày 31 tháng 03 năm 2020Người lập biểu Kế toán trưởng

Bảng 3.6:Bảng lương sản phẩm theo đơn giá CM (50%)

BẢNG LƯƠNG SẢN PHẨM THEO ĐƠN GIÁ CM (50%)

STT KH MÃ HÀNG SL CM CM

Lập ngày 31 tháng 03 năm 2020 Người lập biểu Kế toán trưởng

Kế toán chi phí sản xuất chung

3.2.3.1 Nội dung và nguyên tắc hạch toán

Chi phí SXC là những chi phí liên quan đến việc tổ chức, quản lý và phục vụ ở các xí nghiệp sản xuất ngoài hai khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Công ty phân chia chi phí SXC thành hai nhóm:

 Nhóm 1: bao gồm những chi phí SXC trực tiếp phát sinh cho từng mã hàng, từng xí nghiệp như:

- Chi phí kiểm định (test vải)

- Chi phí xưởng thêu chuyển sang

- Chi phí thêu ngoài gia công.

 Nhóm 2: bao gồm những chi phí SXC phát sinh liên quan đến nhiều hoạt động đã tập hợp chung cần phải phân bổ cho từng mã hàng bao gồm:

- Chi phí nhân viên quản lý xí nghiệp: là các khoản mà công phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng như tiền lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương: BHXH,BHYT, BHTN và KPCĐ.

- Chi phí vật liệu, nhiên liệu: là toàn bộ chi phí về vật liệu sử dụng nhằm phục vụ cho các hoạt động tại các phân xưởng ngoài hoạt động sử dụng trực tiếp như, nguyên vật liệu, nhiên liệu lò hơi, máy phát, nhiên liệu cho phương tiện vận chuyển, xe đưa rước công nhân.

- Chi phí vật tư, công cụ-dụng cụ: là chi phí về vật tư công cụ-dụng cụ sử dụng tại các xưởng SX, đối với những vật tư, công cụ có giá trị nhỏ, kế toán sẽ phân bổ hết cho 1 kỳ, còn đối với những vật tư công cụ giá trị từ 3->5 triệu đồng và thời gian sử dụng nhiều hơn một kỳ kế toán thì phải phân bổ dần giá trị cho nhiều kỳ nhằm đảm bảo nguyên tắc tương ứng giữa chi phí-doanh thu Thông thường các vật tư, công cụ này được phân bổ trong một năm.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là chi phí khấu hao của nhà xưởng, máy móc thiết bị, trang thiết bị quản lý, Mỗi loại TSCĐ được trích khấu hao theo tỷ lệ nhất định trên nguyên giá của TSCĐ Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các khoản phải trả cho những dịch vụ mua ngoài như: tiền điện, nước, chi phí thuê xe đưa rước công nhân, chi phí mua bảo hiểm hỏa hoạn…

- Chi phí bằng tiền khác: là các khoản chi phí phát sinh đã chi bằng tiền mặt ngoài các loại chi phí trên Chi phí SXC phát sinh trong một kỳ kế toán tuy không cao nhưng ảnh hưởng của nó đến hoạt động của công ty khá lớn Vì chi phí SXC bao gồm nhiều loại phức tạp, gây khó khăn cho công tác tính toán phân bổ. Đối với việc hạch toán chi phí SXC, kế toán tuân thủ các nguyên tắc sau: đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo từng xí nghiệp Chi phí sản xuất được mở chi tiết cho từng xí nghiệp Chi phí SXC phát sinh trong kỳ ở xí nghiệp nào thì sẽ được phân bổ hết cho các mã hàng được sản xuất tại xí nghiệp đó

Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung kèm bảng tổng hợp chi phí SXC trong kỳ ở mỗi xí nghiệp (bao gồm chi phí của xí nghiệp đó và chi phí SXC toàn công ty) Chi phí SXC phát sinh cho toàn công ty sau khi kết chuyển vào TK N1541 thì được phân bổ cho 4 xí nghiệp sản xuất chính

Chi phí chung cần ∑ chi phí chung cần phân bổ phân bổ cho từng = xí nghiệp 4 xí nghiệp

Sau đó tiếp tục phân bổ cho từng mã hàng được sản xuất tại xí nghiệp đó theo tiêu thức tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất của từng mã hàng.

Chi phí chung cần ∑ chi phí chung cần phân bổ ∑ tiền lương CN phân bổ cho từng = x trực tiếp sản xuất mã hàng ∑ tiền lương CNTT SX tại xí nghiệp từng mã hàng

Chi phí SXC liên quan đến nhiều kỳ kế toán khác nhau được đưa vào TK

Ví dụ: Ngày 06/03/2020 xuất phụ tùng JUKI cho xí nghiệp May 1, trị giá13.619.700 đ, phân bổ dần trong 3 tháng, không thu hồi phế liệu.

• Khi xuất dùng sẽ ghi:

• Mức phân bổ hàng tháng = 13.619.700 / 3 = 4.539.900 đ

Các chứng từ kế toán sử dụng bao gồm: bảng kê chi phí đưa rước công nhân, các chứng từ về Wash, in, thêu, điện sản xuất, bảng tổng hợp khấu hao TSCĐ, bảng tính lương, phiếu chi và một số chứng từ khác tùy theo loại chi phí.

3.2.3.3 Phương pháp lập chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ

Hàng tháng kế toán tập hợp các chứng từ liên quan đến chi phí sản xuất chung từ các bộ phận khác chuyển sang để tiến hàng lập bảng tổng hợp chi phí SXC để tập hợp chi phí SXC đã phát sinh cho từng xí nghiệp, bảng phân bổ chi phí SXC (đối với các chi phí phát sinh chung cho các xí nghiệp) Sau đó lập bảng báo cáo chi tiết và tổng hợp về chi phí SXC.

3.2.3.4 Tài khoản sử dụng Để theo dõi và hạch toán chi phí SXC công ty sử dụng TK 627 “chi phí sản xuất chung” được chi tiết thành 7 loại:

TK 627M1: Chi phí sản xuất chung dùng cho xí nghiệp may 1

TK 627M2: Chi phí sản xuất chung xí nghiệp may 2

TK 627M3: Chi phí sản xuất chung xí nghiệp may 3

TK 627M4: Chi phí sản xuất chung xí nghiệp may 4

TK 627XT: Chi phí sản xuất chung xưởng thêu

TK 627XC: Chi phí sản xuất chung xưởng cắt

3.2.3.5 Sổ sách và trình tự ghi sổ Để theo dõi và hạnh toán chi phí NVLTT kế toán lập sổ sách: Sổ chi tiết TK627, Sổ tổng hợp TK627, 6271, 6272, 6273, 6274, 6277, 6278 theo trình tự:

Chứng từ các bộ phận liên quan

Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung

Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung cho các Xí nghiệp

Sổ tổng hợp TK6271, ,TK6278

Sổ tổng hợp tài khoản 627

3.2.3.6 Minh họa những nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan

 Hạch toán chi phí sản xuất chung phát sinh cho từng xí nghiệp (XN May1)

 Chi phí nhân viên quản lý xí nghiệp: Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương (Bảng 3.4), bảng trích trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ (Bảng 3.5), và sổ tổng hợp TK 6271M1 (Biểu 3.8), kế toán hạch toán:

 Chi phí vật liệu: Căn cứ vào phiếu xuất kho, sổ chi tiết, sổ tổng hợp

TK 6272M1 (Biểu 3.9), kế toán hạch toán:

 Chi phí dụng cụ sản xuất: Căn cứ vào phiếu xuất kho nếu phân bổ 1 lần, bảng phân bổ công cụ dụng cụ, sổ chi tiết, sổ tổng hợp TK 6273M1 (Biểu 3.10), kế toán hạch toán:

 Chi phí khấu hao tài sản cố định: Căn cứ vào bảng tính khấu hao

TSCĐ, kế toán lập sổ chi tiết, sổ tổng hợp TK 6274M1 (Biểu 3.11), kế toán hạch toán:

Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng báo cáo thành phẩm cắt và bảng báo cáo thành phẩm hoàn tất của từng xí nghiệp theo từng mã hàng để xác định sản phẩm dở dang của tháng để xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức sau:

Số lượng cắt lũy kế : 450.958 (sản phẩm)

Số lượng đã tính lương : 218.552 (sản phẩm)

Số lượng tính lương tháng này : 150.062 (sản phẩm)

Số lượng SPDD cuối kỳ = 450.958 - 218.552 - 150.062 = 82.344 (sp)

Số lượng cắt lũy kế : 2.042 (sản phẩm)

Số lượng đã tính lương : 0 (sản phẩm)

Số lượng tính lương tháng này : 1.940 (sản phẩm)

Số lượng SPDD cuối kỳ = 2.042 - 0 - 1.940 = 102 (sản phẩm)

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ

•Nếu tổng chi phí NVL TT phát sinh trong kỳ < tổng định mức chi phí NVL thì chi phí phát sinh được tính cho sản phẩm hoàn thành, trị giá SPDD cuối kỳ = 0.

= Số lượng cắt lũy kế

Số lượng đã tính lương

Số lượng tính lương tháng này_

Trong đó:Tổng định mức chi phí NVL = Số lượng sản phẩm hoàn thành x P/A

P/A: (Định mức NVL/ 1SP) chi phí định mức đã được thảo thuận trước giữa Công ty với khách hàng.

- Trị giá SPDD cuối kỳ của mã hàng F.Olymp 02/11 338-M1 của XN May 1:

Số lượng SP hoàn thành : 1.940 (sản phẩm)

Tổng định mức chi phí NVL = 138.758 x 1.940 = 269.190.520 (sp) Tổng NVLTT phát sinh trong kỳ : 251.178.290 (sản phẩm)

Vì Tổng chi phí NVL TT phát sinh trong kỳ < Tổng định mức chi phí NVL

Vậy trị giá SPDD cuối kỳ của mã hàng F.Olymp 02/11 338-M1 = 0 (sản phẩm). Đối chiếu (Bảng 3.2) bảng phân bổ chi phí NVLTT.

•Nếu tổng chi phí NVL TT phát sinh trong kỳ > tổng định mức chi phí NVL thì trị giá SPDD cuối kỳ được xác định:

- Trị giá SPDD cuối kỳ của mã hàng F.Olymp 02/11 4806-M1của XN May 1:

Số lượng SP hoàn thành : 443 (sản phẩm)

Tổng định mức chi phí NVL = 120.000 x 443= 53.160.000 (đồng) Tổng NVLTT phát sinh trong kỳ : 644.622.186 (đồng)

Vì Tổng chi phí NVL TT phát sinh trong kỳ > Tổng định mức chi phí NVL

= Tổng chi phí NVLTT phát sinh trong kỳ

Trị giá SPDD cuối kỳ

Tổng chi phí tính vào chi phí hoàn thành _

Tổng chi phí tính vào chi phí hoàn thành = P/A x Số lượng SP hoàn thành

= 644.622.186 - 53.160.000 = 591.462.186 (đồng) Đối chiếu (Bảng 3.2) bảng phân bổ chi phí NVLTT.

Kế toán chi phí thiệt hại trong sản xuất

Thiệt hại do sản phẩm hỏng

Tại công ty sản phẩm hỏng là những sản phẩm bị rách lỗi sợi,…nhưng hầu hết khách hàng có cho định mức bù hao nguyên vật liệu, và sản phẩm hỏng tương đối ít không đáng kể nên khoản thiệt hại này không ảnh hưởng nhiều đến giá thành.

Thiệt hại do ngừng sản suất

Tại công ty việc ngừng sản suất có thể do máy móc hỏng, mất điện Máy hỏng thì có đội ngũ bảo trì máy tại công ty trực tiếp sửa chữa máy nhanh chóng và thường thời gian sửa chữa không lâu Còn việc mất điện thường được điện lực thông báo trước, thời gian mất điện cũng ít khi kéo dài và công ty có máy phát điện nên công ty chủ động lập kế hoạch ngừng sản xuất Vì công nhân hưởng lương theo sản phẩm nếu ngừng sản xuất do máy hỏng hay mất điện công nhân sẽ chờ và tiếp tục làm việc khi mọi vệc trở lại bình thường Nhưng nếu thời gian ngừng sản xuất kéo dài, làm ảnh hưởng đến lượng công việc hoàn thành, công ty sẽ tổ chức cho công nhân tăng ca, làm bù vào ngày chủ nhật để đảm bảo hoàn thành kế hoạch giao cho khách hàng, do vậy khoản thiệt hại này cũng không đáng kể.

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Công ty .93

Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho mã hàng F.Olymp 02/11 338-M1

 Tập hợp chi phí sản xuất

 Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp

 Kết chuyển sản xuất chung

 Giá thành của mã hàng F.Olymp 02/11 338-M1

+ Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 0 (đồng)

+ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đã được tập hợp: 314.528.982 (đồng) + Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: 0 (đồng)

Giá thành của mã hàng = 0 + 314.528.982 - 0 = 314.528.982 (đồng)

Xem bảng báo cáo giá thành sản phẩm sản xuất (Bảng 3.9)

Ta có số lượng mã hàng F.Olymp 02/11 338-M1 nhập kho là 1.940 sản phẩm

= Giá thành của mã hàng Tổng số lượng mã hàng

Giá thành 1 đơn vị sản phẩm

Bảng 3.9: Báo cáo giá thành sản phẩm sản xuất

CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN MAY MẶC BÌNH DƯƠNG Địa chỉ : âp Bình Đức, xã Bình Hoà, huyện Thuận An, Bình Dương

BÁO CÁO GIÁ THÀNH SẢN PHẨM SẢN XUẤT

Phân xưởng Mã SP Tên SP

CHI PHÍ SXKD DỞ DANG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Lập ngày 31 tháng 03 năm 2020 Người lập biểu Kế toán trưởng

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí cho mã hàng F.Olymp 02/11 338-M1

Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cho xí nghiệp May 1 CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

 Tập hợp chi phí sản xuất

Sau khi tập hợn chi phí sản xuất cho từng mã hàng trong xí nghiệp, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất cho từng xí nghiệp Cụ thể xí nghiệp May 1:

 Giá thành sản phẩm hoàn thành của xí nghiệp may 1

+ Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 6.413.208.994 (đồng)

+ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: 21.813.462.447 (đồng)

+ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: 10.746.638.594 (đồng)

- Kết chuyển chi phí dở dang giai đoạn 1: 485.101.641 (đồng)

Vậy Giá thành của toàn bộ Công ty = 6.413.208.994 + 21.813.462.447 -10.746.638.594 - 485.101.641 = 16.994.931.206 (đồng)

Sơ đồ 3.2: Sơ đồ kế toán tổng hợp chi phí cho xí nghiệp may 1

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH MTV May mặc Bình Dương,nghiên cứu giữa lý thuyết kế toán và thực tế công tác kế toán tại đơn vị, đặc biệt là khâu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trên cơ sở phân tích, so sánh, đối chiếu giữa lý luận và thực tế về công tác hạch toán kế toán mặc dù khó có thể đánh giá một cách trọn vẹn hệ thống kế toán của Công ty nhưng em xin nêu lên một số nhận xét và kiến nghị như sau:

Nhận xét

Về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm

4.1.1.1 Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Để phục vụ cho việc quản lý hàng tồn kho, công ty thường thông qua kho để kiểm tra được đúng số lượng nhập, xuất vật tư hàng hóa mà không có trường hợp xuất thẳng cho sản xuất Vì công việc của thủ kho là kiêm luôn việc kiểm tra hàng trước khi nhập kho nên việc thiết lập thủ tục kiểm soát qua kho nhằm hạn chế hàng bị nhập thiếu, nhập không đúng chất lượng, đúng qui cách mẫu mã Tron quá trình sản xuất nếu thừa nguyên vật liệu thì để cho hợp đồng tiếp theo, nếu thiếu thì xuất tiếp Nhưng thiếu, thừa xảy ra không đáng kể vì việc lập và thực hiện định mức nguyên vật liệu ở công ty khá tốt

4.1.1.2 Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp Ưu điểm: Công ty áp dụng hệ thống công nghệ tiên tiến như hệ thống Gpro nhờ đó có thể theo dõi sản phẩm hàng giờ trên hệ thống máy tính một cách chính xác, và công nhân cũng biết được lương sản phẩm mà họ làm ra vào cuối mỗi ngày. Điều này cũng góp phần kích thích sản xuất và thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm soát sản xuất.

Hạn chế: Đối với công nhân các chuyền may công ty áp dụng hình thức trả lương khoán sản phẩm công đoạn mà không có sự kiểm tra sản phẩm từng công đoạn, chỉ kiểm tra khi sản phẩm đã hoàn thành Bên cạnh đó, công ty lại không có chế độ thưởng phạt cụ thể cho công nhân may được nhiều sản phẩm đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, khi công nhân làm hỏng sản phẩm hay sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn Do dó, công nhân đa số chạy theo số lượng mà không quan tâm đến chất lượng dẫn đến mất thời gian để tháo ra, chỉnh sửa may lại vừa tốn thời gian, tốn công sức, nguyên liệu, làm tăng chi phí dẫn đến giá thành sản phẩm cũng tăng theo.

Và trong điều kiện cạnh tranh hết sức gay gắt như hiện nay công ty không thể tăng giá bán sản phẩm lên được và tất nhiên lợi nhuận của công ty cũng giảm xuống.

4.1.1.3 Về kế toán chi phí sản xuất chung

Hạn chế: Kế toán chi phí sản xuất chung chưa xác định khoản thiệt hại cho sản xuất, khoản nào được phép đưa vào giá thành sản phẩm trong kỳ, khoản nào đưa vào giá vốn hàng bán.

4.1.1.4 Về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành Ưu điểm: Do sản phẩm hoàn thành nhập kho thường xuyên nên công ty chọn kỳ tính giá thành theo tháng là rất phù hợp, hỗ trợ tốt cho việc cập nhật thông tin về giá vốn hàng bán Đồng thời tạo nên sự chính xác của báo cáo tài chính hàng tháng, hàng quý, hàng năm

Do quy mô sản xuất của công ty lớn và được tổ chức sản xuất theo từng phân xưởng và do đặc điểm sản xuất của ngành may mặc là theo đơn đặt hàng, mỗi đơn hàng gồm nhiều mã hàng với qui cách chủng loại khác nhau Vậy việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng, đối tượng giá thành theo từng mã hàng là rất phù hợp, giúp cho việc tính đúng, tính đủ chi phí cho từng đối tượng chịu chi phí Từ đó giúp cho việc xây dựng giá thành được chính xác.

Hạn chế: Tuy nhiên công ty chưa xây dựng chi phí kế hoạch và giá thành kế hoạch cho từng đơn đặt hàng nên chưa có cơ sở đối chiếu so sánh với hao phí nguyên vật liệu, hao phí lao động kết tinh trong sản phẩm thực tế để có biện pháp khắc phục

4.1.1.5 Về công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Do chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn( 60 – 70%) trong tổng chi phí sản xuất, nên việc đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVLTT là rất phù hợp Vì công ty sản xuất theo đơn đặt hàng, nguyên vật liệu được xuất một lần theo số lượng và chỉ tiêu định mức tiêu hao về nguyên vật liệu tính cho sản phẩm đuộc thỏa thuận trong hợp đồng.

Theo qui chế tiền lương của công : tiền lương của công nhân trực tiếp được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ Do đó chi phí nhân công trực tiếp không có sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Riêng đối với chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ nào được tính hết vào giá thành của kỳ đó Nên không có chi phí sản xuất chung cho sản phẩm dở dang cuối kỳ.

Công ty sử dụng phương pháp xuất kho vật tư, công cụ theo phương pháp bình quân gia quyền là phù hợp với sự biến động thường xuyên của các loại hàng hóa trên thị trường.

4.1.1.6 Về hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất

Thiệt hại trong sản xuất bao gồm thiệt hại về sản phẩm hỏng và thiệt hại ngừng sản xuất Thực tế hiện nay, công ty không hạch toán khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng Mặc dù khoản mục chi phí về sản phẩm hỏng chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng nếu không được phản ánh sẽ dẫn đến tình trạng giá thành sản phẩm không chính xác.

Công ty chỉ sử dụng TK 335 để tính lương tháng 13 nhưng chưa sử dụng đối với chi phí như: chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất Chính vì thế mà làm cho chi phí trong tháng phát sinh cao hơn các tháng khác, ảnh hưởng đến độ chính xác của giá thành.

Về các phần hành kế toán

- Nhìn chung các phần hành kế toán tại công ty đã thực hiện tốt, đầy đủ Các loại chứng từ, sổ sách, báo cáo kế toán do nhà nước ban hành được vận dụng khá chặt chẽ, ổn định.

- Với trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, lãnh đạo phòng kế toán sắp xếp, bố trí từng nhân viên với từng phần hành kế toán một cách thích hợp. Điều này giúp bộ máy kế toán của công ty vận hành một cách có hiệu quả.

- Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán khoa học, đảm bảo tính tập trung kế toán, giúp đưa ra quyết định kịp thời, nhanh chóng và chính xác.

- Công ty áp dụng hình thức tổ chức công tác kế toán chứng từ ghi sổ là thích hợp Vì ưu điểm của hình thức này là dễ hiểu, dễ ghi chép nên hạn chế sai sót trong việc hạch toán.

- Hình thức tổ chức kế toán tập trung phù hợp với phạm vi sản xuất kinh doanh được đặt trên cùng một địa bàn nhất định, tất cả các công việc như : phân loại, kiểm tra chứng từ ban đầu, xuất nhập kho vật tư , công cụ, dụng cụ, lập sổ chi tiết tính giá thành sản phẩm, lập báo cáo tổng hợp được thực hiện tại Phòng kế toán đồng thời tăng cường khả năng kiểm soát và quản lý của phòng kế toán công ty.

- Thủ tục kiểm soát qua kho phải mất nhiều khâu, nhiều thời gian nhưng công ty vẫn đảm bảo việc cung cấp đúng số lượng, chất lượng NPL cho sản xuất.

- Công tác tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, ghi chép và luân chuyển chứng từ một cách khoa học và hợp lý Hệ thống chứng từ của công ty tuân thủ theo biểu mẫu và qui định của nhà nước.

- Việc vận dụng có chọn lọc hệ thống tài khoản Kế toán Việt Nam được ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC, công ty còn mở thêm các tài khoản chi tiếtNVL, công nợ, giá thành để chi tiết theo từng vật liệu, từng công nợ là điều đúng đắn và cần thiết.

- Hiện tại bộ phận kế toán tiền lương của công ty không thuộc biên chế và giám sát trực tiếp của kế toán trưởng mà do phòng nhân sự tiền lương thực hiện Do số lượng công nhân viên đến gần 3000 người nên việc phân chia này phù hợp với qui mô hoạt động của công ty Tuy nhiên việc tính lương cho mỗi công nhân vô cùng phức tạp Sự tách biệt này làm ảnh hưởng đến việc quản lý tổng quỹ lương cũng như trong việc cập nhật thông tin và ghi sổ kế toán của công ty.

- Việc xử lý các số liệu kế toán được tập trung tại phòng kế toán như vậy lại không đáp ứng được thông tin hai chiều về chi phí sản xuất cho từng đơn vị phụ thuộc Quản đốc các xưởng chưa nắm được chi phí thực tế phát sinh trong kỳ của phân xưởng mình là bao nhiêu để quản lý chi phí của phân xưởng mình sao cho hiệu quả Điều này cho thấy số liệu kế toán chưa có tác dụng trong vai trò thúc đẩy sản xuất, tiết giảm chi phí để mang lại hiệu quả cao nhất.

Về đặc điểm sử dụng máy tính trong công tác kế toán

Ưu điểm: Để giảm bớt công tác ghi chép bằng tay, giảm khối lượng công việc tại phòng kế toán đồng thời để hạn chế sai sót trong công việc xử lý số liệu Công ty đã tin học hóa trong công tác quản lý, hạch toán sử dụng chương trình kế toán máy tính theo yêu cầu của từng phần hành kế toán Bên cạnh đó, để thuận tiện cho việc thông tin liên lạc với nhau, công ty cho nối mạng giữa các phòng ban và đơn vị.

Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm EFFECT là phiên bản mới được viết bằng ngôn ngữ FOXPRO để xử lý số liệu Màn hình nhập liệu của phần mềm này sử dụng ngôn ngữ tiếng việt khi giao tiếp với chương trình, vì vậy rất thuận lợi cho người sử dụng Ngoài ra, phần mềm còn cung cấp đầy đủ các loại báo cáo cho tất cả các phòng ban thuận tiện cho việc đưa ra quyết định kịp thời từ nhà quản lý.

Bên cạnh các yếu tố trên thì việc công ty áp dụng hình thức khoán chi phí văn phòng phẩm, điện thoại, … cho từng đơn vị trực thuộc góp phần hạn chế lãng phí, nâng cao ý thức tiết kiệm cho các nhân viên, từ đó giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm và tăng ưu thế cạnh tranh một cách triệt để.

Kiến nghị

4.2.1 Về sử dụng các sổ

Mặc dù hiện nay công ty đang sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ Nhưng công ty không sử dụng Chứng từ ghi sổ, Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và Sổ cái Tuy có thể nhập dữ liệu và theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng phầm mền kế toán Theo em, để thuận lợi hơn trong việc kiểm tra đối chiếu công ty nên mở các

Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái và Chứng từ ghi sổ Việc mở các sổ này rất đơn giản và thuận tiện không gây khó khăn gì cho công tác kế toán.

4.2.2 Phương pháp kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Để xác định đúng giá thành thực tế của những sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ nhằm xây dựng giá bán sản phẩm và đánh giá đúng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty, việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là vấn đề cần thiết phải chính xác.

Thực tế công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ tại công ty chỉ được thực hiện cho khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chưa xác định được chi phí dở dang cuối kỳ cho khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung Nên theo em cần phân chia quy trình công nghệ làm 6 nhóm chính để xác định lại chi phí sản xuất chung dở dang cuối kỳ:

3 Nhóm Đô sau+Thân sau

4 Nhóm nẹp miệng túi+Túi TT

5 Nhóm thân trước phải+Trái

Cuối tháng các tổ sản xuất sẽ thống kê số lượng sản phẩm hoàn thành và dở dang tương ứng của từng nhóm Vì thời gian có thể tính được tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất Do đó, căn cứ vào thời gian định mức (do phòng Kỹ thuật lập) để sản xuất mỗi chi tiết sản phẩm, căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang trên dây chuyền đã xác định được qua kiểm kê và số lượng các chi tiết sản phẩm đã hoàn thành do các tổ sản xuất cung cấp, kế toán có thể tổng hợp được thời gian sản xuất của các chi tiết đã hoàn thành và có thể quy đổi số lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương như sau:

Số lượng SPDD quy đổi ra thành phẩm= số lượng SPDD cuối kỳ x (% mức độ hoàn thành)

Tổng thời gian sản xuất mã hàng thực tế

Tổng thời gian sản xuất mã hàng kế hoạch

+ Đối với chi phí nguyên vật liệu ta có công thức tính như sau:

Giá trị Chi phí DDĐK + Chi phí SXPS trong kỳ Số lượng

SPDD = - x SPDD cuối kỳ Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SPDD cuối kỳ cuối kỳ

+ Đối với chi phí NCTT, chi phí SXC theo mức độ chế biến sản phẩm được tính như sau:

Giá trị Chi phí DDĐK + Chi phí SXPS trong kỳ Số lượng SPDD = - x SPDD cuối kỳ Số lượng SP hoàn thành + Số lượng SPDD quy đổi quy đổi

- Trong tháng 03/2020, Xí nghiệp May1 đang tiến hành sản xuất áo sơ mi F.Olymp 02/11 4902-M1 Thời gian quy chuẩn của 1 sản phẩm là: 1.341,282 giây.

- Qua kiểm kê xác định được số lượng SPDD cuối tháng là: 108 chiếc.

- Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho: 1.940 chiếc

- Theo báo cáo của các tổ sản xuất về thời gian của các nhóm sản xuất hoàn thành vào cuối tháng:

STT Tên nhóm sản xuất Thời gian định mức

Tổng thời gian sản xuất

Tổng thời gian sản xuất

(giây/chiếc) kế hoạch thực tế

3 Nhóm Đô sau+Thân sau 100,38 1.945 195.239,10 131.257,34

4 Nhóm nẹp miệng túi+Túi TT 77,46 1.950 151.047,00 102.036.00

5 Nhóm thân trước phải+Trái 316,02 1.940 613.428,00 519.978,06

Theo đó, có thể quy đổi sản phẩm dở dang ra sản phẩm hoàn thành tương đương:

Số lượng SPDD quy đổi ra thành phẩm = 0,8 x 108 = 86,4 (chiếc)

Theo tài liệu của kế toán về sản phẩm sơ mi F.Olymp 02/11 338-M1:

Khoản mục chi phí SPDD đầu tháng CPSX phát sinh trong tháng

1 Chi phí NVL trực tiếp

2 Chi phí nhân công trực tiếp

3 Chi phí sản xuất chung

Kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang như sau:

*Chi phí NVLTT của sản phẩm dở dang cuối tháng:

*Chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm dở dang cuối tháng:

*Chi phí sản xuất chung của sản phẩm dở dang cuối tháng:

- Nếu sử dụng phương pháp đánh giá SPDD theo định mức thì chi phí SPDD cuối tháng chỉ là: 14.543.675,61đồng.

- Nếu áp dụng phương pháp đánh giá SPDD theo mức độ hoàn thành tương đương của sản phẩm thì chi phí SPDD cuối tháng là: 17.285.519,15 đồng.

Như vậy, ta có thể thấy, việc đánh giá SPDD theo định mức đã làm tăng giá thành sản phẩm sản xuất trong tháng vì chi phí nhân công và chi phí SXC đã bỏ ra trong quá trình sản xuất.

4.2.3 Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung

Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị giúp phân bổ cho các đối tượng chịu phí một cách hợp lý nhằm xây dựng giá thành được chính xác.

Hiện nay công ty phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng mã hàng theo tiêu thức tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất.

Còn phân bổ cho xí nghiệp sản xuất chính thì lấy Tổng chi phí chung cần phân bổ chia cho 4 xí nghiệp Như vậy không phản ánh đúng chi phí của từng xí nghiệp Theo em công ty nên phân bổ chi phí SXC cho từng xí nghiệp theo tiêu thức tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất với công thức tính sau:

Chi phí chung cần ∑ chi phí chung cần phân bổ ∑ tiền lương CN phân bổ cho từng = x trực tiếp sản xuất xí nghiệp ∑ tiền lương CN trực tiếp SX từng xí nghiệp

Chi phí sản phẩm dở dang cuối tháng Chi phí NVLTT của SPDD cuối tháng

Chi phí NCTT của SPDD cuối tháng

+Chi phí SXC củaSPDD cuối tháng

4.2.4 Dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm

Thực tế công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty được tính theo giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng, chưa có kế hoạch dự toán chi phí và lập kế hoạch giá thành cho từng mã hàng Chi phí sản và giá thành sản phẩm của cùng một mã hàng phát sinh trong mỗi kỳ đều khác nhau khó có thể xác định.

Vì thế khó xác định được giá thành bình quân đơn vị sản phẩm là bao nhiêu Để có thể phân tích được nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của giá thành qua các kỳ, nhằm tiết giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm đến mức tối đa công ty cần thực hiện công tác dự toán chi phí và lập giá thành cho từng đơn đặt hàng.

Do đặc điểm của ngành may mặc nói chung và của công ty nói riêng là sản xuất theo đơn đặt hàng, thường đơn đặt hàng có trước khi tiến hành sản xuất khoảng

15 – 30 ngày, định mức tiêu hao cho đơn vị sản phẩm đã được khách hàng và công ty thỏa thuận với nhau và bộ phận kỹ thuật cũng xác định được thời gian qui trình công nghệ cần thiết để hoàn thành một đơn vị sản phẩm là bao nhiêu Nên việc lập dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành cho từng đơn đặt hàng riêng biệt là cần thiết.

4.2.5 Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất Để đảm bảo chỉ tiêu giá thành được chính xác công ty nên theo dõi khoản mục

"thiệt hại trong sản xuất".

Phương pháp hạch toán như sau:

* Đối với thiệt hại do sản phẩm hỏng:

+ TH1: Trường hợp sản phẩm hỏng ngoài định mức do lỗi của cá nhân hoặc tập thể gây ra thì đòi hỏi phải bồi thường.

+ TH2: Trường hợp sản phẩm hỏng ngoài định mức do các nguyên nhân khách quan bất khả kháng như thiên tai, dịch họa thì phần chi phí này được trừ vào thu nhập của doanh nghiệp.

*Đối với thiệt hại ngừng sản xuất:

+ Các khoản thiệt hại trong thời gian ngừng sản xuất do bảo dưỡng sửa chữa được trích trước chi phí vào TK 335.

+ Thiệt hại ngừng sản xuất bất thường do các nguyên nhân bên ngoài như mất điện, người bán không cung cấp đầy đủ vật tư theo hợp đồng…cần phải bồi thường. + Các khoản thiệt hại do nguyên nhân khách quan hoặc do lỗi của doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí khác hoặc trừ vào thu nhập của doanh nghiệp.

Ngày đăng: 13/12/2022, 17:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w