3.2.1 Phƣơng pháp chung
Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là phƣơng pháp cơ bản xuyên suốt quá trình nghiên cứu các nội dung cơ bản của đề tài. Dựa vào những khái niệm và học thuyết cơ bản của chủ nghĩa Mác – LêNin, từ đó đƣa ra những lập luận về phạm trù kinh tế để tìm ra sự hợp lý giữa lý thuyết với thực tế khi đƣa ra những khái niệm cơ bản trong phân tích hoạt động kinh tế, từ đó rút ra kết luận chung nhất tìm ra những giải pháp tốt nhất để áp dụng vào sản xuất đạt kết quả cao nhất.
3.2.2 Phƣơng pháp chuyên môn
3.2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu ở phòng kế toán Công ty từ đó thống kê tổng hợp số liệu và phân chia số liệu thành từng mảng theo hệ thống các phần.
Các thông tin thu thập từ sổ sách kế toán và báo cáo hàng quý, hàng năm của Công ty.
3.2.2.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu
Thu thập số liệu sau đó tiến hành xử lý để thu đƣợc kết quả cần tìm. 3.2.2.3 Phƣơng pháp chuyên môn của kế toán
Sử dụng phƣơng pháp hạch toán kế toán thông qua số liệu, tài liệu thu đƣợc, để tiến hành hạch toán chi phí, tính giá thành sản xuất sản phẩm:
- Phƣơng pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. - Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm.
3.2.2.4 Phƣơng pháp so sánh
Sử dụng phƣơng pháp so sánh để so sánh giá thành của hai kỳ liên tục nhau, xác định vị trí, xu hƣớng biến động của giá thành và của các nhân tố làm ảnh hƣởng đến giá thành.
*** Điều kiện so sánh đƣợc của chỉ tiêu: để so sánh đƣợc các chỉ tiêu cần đảm bảo các điều kiện sau:
Các chỉ tiêu so sánh phải thống nhất về nội dung phản ánh, về phƣơng pháp tính toán, về thời gian và đơn vị đo lƣờng.
Khi có sự thay đổi về nội dung phản ánh của chỉ tiêu, trƣớc khi so sánh, cần tính lại trị số gốc của chỉ tiêu theo nội dung mới.
Khi so sánh nếu có sự khác biệt về phƣơng pháp tính toán thì cần tính lại trị số của chỉ tiêu theo một phƣơng pháp thống nhất rồi mới tiến hành so sánh.
Để so sánh cần phải có gốc so sánh. Thông thƣờng, gốc so sánh đƣợc xác định theo thời gian (thời kỳ, thời điểm) hoặc không gian hoặc cả không gian và thời gian tùy thuộc vào mục đích và điều kiện phân tích cụ thể.
*** Các dạng đƣợc sử dụng của phƣơng pháp so sánh: - Phƣơng pháp số tuyệt đối:
Số tuyệt đối đƣợc sử dụng để phản ánh quy mô của các hiện tƣợng, sự vật, hoạt động,… Bởi vậy, khi so sánh bằng số tuyệt đối, chúng ta sẽ biết đƣợc quy mô biến động của các chỉ tiêu phân tích.
- Phƣơng pháp số tƣơng đối:
Là tỷ lệ phần trăm (%) của hai chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trƣởng.
Số tƣơng đối phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu. do vậy, so sánh bằng số tƣơng đối, các nhà quản lý sẽ nắm đƣợc mức độ phổ biến, tốc độ tăng trƣởng, xu hƣớng và nhịp điệu biến động của các chỉ tiêu.
CHƢƠNG 4
KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT – THƢƠNG MẠI BAO BÌ TÂN HƢNG 4.1 GIỚI THIỆU VỀ QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
4.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 4.1.1.1 Lịch sử hình thành 4.1.1.1 Lịch sử hình thành
Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hƣng bắt nguồn từ Công ty TNHH
SX – TM Việt Hƣng trực thuộc Ban dân vận Thành ủy chuyên sản xuất hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu và nhập khẩu máy móc, hàng tiêu dùng. Do ảnh hƣởng của nguồn vốn và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời với sự khuyến khích của Nhà nƣớc nên Công ty đã tiến hành cổ phần hóa để hình thành nên Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hƣng nhƣ hiện nay. Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và thành phố Cần Thơ nói riêng là vùng đồng bằng trù phú nhất cả nƣớc, tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nhƣ: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng,… Ngoài ra, còn có các tỉnh lân cận nhƣ: Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau,… là các tỉnh ven biển cũng là nơi phát triển mạnh về xuất khẩu thủy hải sản và chế biến nông sản thực phẩm xuất khẩu. Từ đó, nhu cầu về bao bì Carton trong sản xuất và tiêu thụ là rất lớn. Xuất phát từ thực tế đó nên trong Điều 2, Điều lệ của Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hƣng đã ghi rõ Công ty kinh doanh ngành nghề: sản xuất giấy xeo, thùng carton, thu mua phế liệu giấy. Đó là mục tiêu ngành nghề của Công ty.
Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hƣng đƣợc thành lập theo:
* Giấy phép số 001768-GP/TLDN_02 do UBND tỉnh Cần Thơ cấp ngày 03 tháng 12 năm 1999;
* Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5702000483 ngày 07 tháng 12 năm 1999 do Sở Kế Hoạch Đầu Tƣ Cần Thơ cấp;
* Với tổng số vốn đầu tƣ ban đầu là 9.900.000.000 VND. Trong đó: - Vốn cố định là 7.690.000.000 VND.
- Vốn lƣu động là 2.210.000.000 VND.
Đƣợc thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào tháng 01 năm 2000 với tên gọi đầy đủ là Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hƣng chuyên sản xuất giấy xeo và các loại thùng Carton.
4.1.1.2 Sự phát triển
Tuy bao bì không phải là mặt hàng thiết yếu trong nền kinh tế quốc dân, lại
không phải là mặt hàng chiến lƣợc trong kinh doanh, nhƣng bao bì lại là một mặt hàng quan trọng không thể thiếu cho tất cả các sản phẩm hàng hóa. Bên cạnh việc đƣợc dùng để đóng gói tiêu thụ, bảo quản và giúp cho hàng hóa đƣợc an toàn, dễ dàng khi vận chuyển, bao bì của sản phẩm còn góp phần tạo nên vẻ mỹ quan cho sản phẩm hàng hóa để từ đó làm tăng thêm sự chú ý của ngƣời tiêu dùng.
Trong quá trình hoạt động Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hƣng
luôn phải đối đầu cạnh tranh gay gắt trong cơ chế kinh tế thị trƣờng. Do đó vào tháng 6 năm 2000 Công ty đã đầu tƣ thêm phân xƣởng sản xuất giấy Kraft để đa dạng hóa sản phẩm. Ngoài ra, Công ty còn mở rộng đầu tƣ phân xƣởng in nhằm tích cực hoàn thiện quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trƣờng và nâng cao uy tín đối với khách hàng. Cho đến nay, việc sản xuất và tiêu thụ đã đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan, đã có trên 40 đơn vị trong và ngoài tỉnh đặt mua hàng của Công ty. Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hƣng đã vƣợt qua nhiều biến động của nền kinh tế thị trƣờng và ngày càng khẳng định mình bởi uy tín, chất lƣợng, giá cả phù hợp.
4.1.1.3 Đặc điểm
Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hƣng chủ yếu hoạt động với nguồn
vốn do các cổ đông tham gia góp vốn đầu tƣ với hình thức sở hữu là hình thức sở hữu tƣ nhân. Lĩnh vực kinh doanh là sản xuất các mặt hàng chính gồm giấy, các loại thùng Carton phục vụ hàng hóa đóng thùng xuất khẩu và hàng tiêu dùng nội địa.
Phƣơng thức thanh toán bao gồm: tiền mặt, chuyển khoản và thanh toán chậm trên cơ sở Công ty ứng bán trƣớc.
4.1.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 4.1.2.1 Quy mô kinh doanh 4.1.2.1 Quy mô kinh doanh
Hiện tại Công ty có một phân xƣởng chính sản xuất giấy da, giấy xeo các
loại, có hai dây chuyền sản xuất thùng giấy bao bì, cả hai đều sản xuất hỗn hợp thùng 3 – 5 lớp, một phân xƣởng dợn sóng với sự vận hành của máy dợn sóng Đài Loan phục vụ cho việc sản xuất giấy tấm để tạo nên thùng Carton. Hiện nay Công ty đang có kế hoạch mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao khả năng cung ứng sản phẩm cho khách hàng, mở rộng thị
trƣờng tiêu thụ, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ cùng sản xuất mặt hàng này.
4.1.2.2 Phƣơng thức thanh toán
Hình thức thanh toán chủ yếu của Công ty là chi trả bằng tiền mặt hoặc
thanh toán chậm trên cơ sở Công ty ứng bán trƣớc. Những đơn vị ở xa có thể thanh toán bằng phƣơng thức chuyển khoản.
4.2 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT THÙNG CARTON 4.2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thùng Carton 4.2.1 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thùng Carton
Hình 4.1: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất thùng Carton NGUYÊN LIỆU ĐẦU VÀO
CỦA THÙNG CARTON PHÂN XƢỞNG DỢN SÓNG CẮT CÁN 02 CẮT CÁN 01 MÁY CHẠP MÁY IN ĐÓNG KẼM THÙNG CARTON THÀNH PHẨM MÁY CHẠP
4.2.2 Giải thích quy trình
Công ty TNHH SX – TM Bao Bì Tân Hƣng là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh mặt hàng bao bì Carton là chính.
Nguyên vật liệu đƣợc sử dụng đầu tiên cho quy trình sản xuất thùng giấy Carton là giấy Xeo. Đầu tiên giấy Xeo đƣợc đƣa vào phân xƣởng dợn sóng với sự vận hành của máy dợn sóng Đài Loan, tại đây giấy Xeo đƣợc dập sóng với nhiều lớp sóng khác nhau (tùy theo yêu cầu của đơn đặt hàng mà có các lớp sóng 3E, 3B, 5EB, 5BC,…) và đây chính là lớp sóng ở giữa của giấy tấm Carton. Tiếp theo, giấy Xeo sau khi tạo sóng có sự kết hợp với nguyên vật liệu khác là giấy Duplex, giấy Đài Loan hoặc giấy 2Da tùy theo yêu cầu của khách hàng. Chuyển sang công đoạn cắt cán 01 và cắt cán 02, đây là công cụ cắt cán tạo nên hai lớp giấy hai bên của giấy Xeo đã đƣợc tạo sóng lúc ban đầu và đây cũng là hai lớp giấy ngoài cùng của giấy tấm Carton. Sau đó, giấy tấm Carton sẽ đƣợc chuyển sang công đoạn chạp, tại đây giấy tấm Carton sẽ đƣợc cắt theo đúng quy cách của thùng Carton và đƣợc chuyển sang công đoạn in ấn, in logo, tên sản phẩm, thƣơng hiệu của nhà sản xuất (khách hàng đặt in theo yêu cầu đơn đặt hàng),… bên ngoài hai mặt của giấy tấm Carton. Cuối cùng là công đoạn đóng kẽm, tại đây những mẫu giấy tấm Carton đã đƣợc in ấn và đƣợc cắt theo đúng quy cách sẽ đƣợc dùng những sợi kẽm nhỏ đóng thành những loại thùng Carton thành phẩm với các lớp và quy cách đa dạng theo yêu cầu khách hàng đã đặt Công ty.
Giới thiệu về một số máy sản xuất trong quy trình tạo thùng Carton:
- Máy dợn sóng Đài Loan: là thiết bị sản xuất đóng vai trò quan trọng và chủ lực trong việc tạo ra giấy tấm Carton (bộ phận chính của thùng Carton). Máy đƣợc cấu trúc rất hiện đại theo dây chuyền sản xuất khép kín để thực hiện việc tạo sóng của giấy Xeo nguyên liệu đầu tiên của thùng Carton. Máy giúp công nhân tổ dợn sóng tăng năng suất lao động qua việc tạo ra nhiều sản phẩm giấy tấm Carton với các lớp sóng khác nhau, đều và đẹp trong một khoảng thời gian ngắn.
- Máy cán lằn: Cắt hai bên rìa vì khi ép ra các lớp giấy có độ chênh lệch nhau, máy còn có nhiệm vụ cán lằn thành các nếp gấp. Còn độ dài của một tấm giấy đƣợc cắt ở máy cắt theo sự điều chỉnh của nhân viên kỹ thuật sau khi đã tính toán.
- Máy chạp: khi có độ rộng và độ dài của tấm giấy đƣa vào máy chạp tạo ra rãnh theo cách điều chỉnh sẵn trong máy theo các nếp gấp để khi sử dụng thì gấp lại.
- Máy in ấn: dùng để in ấn logo, thƣơng hiệu, tên sản phẩm,… của nhà sản xuất (khách hàng yêu cầu in cho Công ty mình theo đơn đặt hàng).
- Máy đóng kẽm: dùng để đóng kẽm bên thành và hai đầu của giấy tấm Carton để tạo nên thùng Carton thành phẩm.
4.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY 4.3.1 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 4.3.1 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý
Hình 4.2: Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty
Trong đó:
- Giám đốc: Là ngƣời lãnh đạo cao nhất Công ty, chịu trách nhiệm điều hành Công ty. Là ngƣời có quyền và chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo chế độ một thủ trƣởng, có quyền ủy quyền cho phó Giám đốc chịu trách nhiệm một số công việc, chức năng và nhiệm vụ đƣợc phân công.
- Phó Giám đốc: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, hỗ trợ giám đốc trong việc lãnh đạo Công ty, phụ trách kiểm tra các phòng ban và theo dõi các hoạt động tài chính, kinh doanh của Công ty.
- Phòng tổ chức hành chánh:
Quản lý, tổ chức, điều hành, kiểm tra các hoạt động về chính sách tuyển dụng và điều phối lao động.
Quản lý, tổ chức, điều hành và kiểm tra các họat động về chính sách đào tạo.
Quản lý, tổ chức, thực hiện và kiểm tra các họat động về chế độ, chính sách lƣơng bổng, đãi ngộ, thi đua – khen thƣởng.
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÕNG TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH PHÕNG KẾ TOÁN PHÕNG KẾ HOẠCH KINH DOANH PHÂN XƢỞNG
GIẤY XEO GIẤY CARTON PHÂN XƢỞNG
PHÂN XƢỞNG IN
Quản lý, điều hành công tác Hành chính - Văn phòng trong công ty. Quản lý, tổ chức thực hiện công tác xây dựng cơ bản.
- Phòng kế toán:
Xây dựng và thực hiện hệ thống kế toán Công ty theo chuẩn mực kế toán Việt Nam.
Tổ chức hệ thống kế toán phù hợp với mô hình bộ máy quản lý của Công ty, chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc về hệ thống kế toán của Công ty.
Nghiên cứu các chế độ chính sách về tài chính doanh nghiệp của Nhà nƣớc, Bộ ngành và địa phƣơng để xây dựng chiến lƣợc tài chính của công ty.
- Phòng kế hoạch kinh doanh:
+ Xây dựng và thực hiện các kế hoạch đề ra nhƣ: kế hoạch sản xuất, kế hoạch đầu tƣ, kế hoạch tiêu thụ,…
+ Sắp xếp lịch giao hàng, nhận nguyên liệu.
+ Giao dịch tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mới. + Quan hệ mua thiết bị, vật tƣ.
+ Sắp xếp lịch sản xuất sản phẩm cho khách hàng căn cứ vào kế hoạch của ban Giám đốc Công ty.
- Phân xưởng giấy xeo, phân xưởng giấy Carton, phân xưởng in: bao gồm những ngƣời trực tiếp vận hành, bảo trì, sửa chữa, điều khiển máy móc thiết bị, đƣa nguyên liệu vào máy để sản xuất ra sản phẩm giấy xeo và thùng Carton. Đảm bảo cho sản xuất sản phẩm đúng chất lƣợng, kịp tiến độ, hạn chế hỏng máy móc thiết bị bằng cách thƣờng xuyên theo dõi để khắc phục kịp thời sự cố và sai sót.
- Tổ thu mua: bao gồm những ngƣời chịu trách nhiệm trực tiếp trong quá trình thu mua, vận chuyển nguyên liệu cung cấp cho phân xƣởng sản xuất và nhập, xuất kho đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục.
4.3.2 Tình hình nhân sự và tiền lƣơng của Công ty
Bảng 4.1: Tiền lƣơng của công nhân viên trong Công ty năm 2012
Diễn giải Đơn vị tính Số lƣợng (Số tiền)
1. Số lƣợng công nhân viên: 90
Nhân viên trực tiếp Ngƣời 70
Nhân viên gián tiếp Ngƣời 20
2. Tiền lƣơng: 2.116.402.425
Nhân viên trực tiếp Đồng/năm 1.540.477.025
Nhân viên gián tiếp Đồng/năm 575.925.400
3. Lƣơng bình quân:
Nhân viên trực tiếp Đồng/ngƣời/năm 22.006.815
Nhân viên gián tiếp Đồng/ngƣời/năm 28.796.270
Nguồn: số liệu từ phòng kế toán Công ty, 2012
Nhân tố con ngƣời là nguồn lực quan trọng nhất đối với doanh nghiệp, do