Phân tích biến động giá thành sản phẩm thùng Carton khi so sánh giá

Một phần của tài liệu kế toán tính giá thành và phân tích biến động giá thành sản phẩm thùng carton tại công ty tnhh sản xuất – thương mại bao bì tân hưng (Trang 73 - 84)

sánh giá thành kế hoạch và giá thành thực tế

Bảng 5.7: Bảng so sánh giá thành kế hoạch và giá thành thực tế thùng Carton quy cách (0,27mx0,179mx0,175m) tháng 06 năm 2013 Số lƣợng: 7.176 thùng Đơn vị tính: đồng Khoản mục chi phí Chi phí của sản phẩm (0,27mx0,179mx0,175m) Chênh lệch Thực tế/Kế hoạch (TT/KH) KH TT Số tiền % 1. CPNVLTT 18.955.500 14.348.511 (4.606.989) (24,30) 2. CPNCTT 79.824.350 78.608.350 (1.216.000) (1,52) 3. CPSXC 45.680.702 42.565.808,95 (3.114.893,05) (6,82)

4. Phế liệu thu hồi 279.000 535.500 256.500 91,94

Tổng giá thành 144.181.552 134.987.170 (9.194.382) (6,38)

Giá thành đơn vị

(đ/sp) 20.092 18.811 (1.281) (6,38)

Nguồn: số liệu từ phòng kế toán Công ty, 2013

Trên thực tế tháng 06/2013 Công ty đã sản xuất đúng theo kế hoạch đã đề ra là hoàn thành 7.176 thùng Carton quy cách (0,27mx0,179mx0,175m) nghĩa là tổng sản lƣợng thực hiện bằng với tổng sản lƣợng kế hoạch. Khi so sánh sự biến động giá thành sản phẩm giữa giá thành thực tế so với giá thành kế hoạch tháng 06 năm 2013 từ bảng phân tích trên cho ta thấy, tổng ba khoản mục chi phí sản xuất thực tế tháng 06/2013 đều giảm so với kế hoạch tháng 06/2013 trong đó khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế giảm nhiều nhất tức là giảm 4.606.989 đồng (tƣơng đƣơng giảm 24,30 %) so với kế hoạch đặt ra. Đồng thời, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp thực tế giảm 1.216.000 đồng (tƣơng đƣơng giảm 1,52 %) và khoản mục chi phí sản xuất chung thực tế giảm 3.114.893,05 đồng (tƣơng đƣơng giảm 6,82 %) so với kế hoạch. Mặt khác, trị giá phế liệu thu hồi thực tế so với kế hoạch tăng 256.500 đồng (tƣơng đƣơng tăng 91,94 %). Chính vì những điều này đã làm cho tổng giá thành thực tế giảm 9.194.382 đồng (tƣơng đƣơng giảm 6,38 %) so với kế hoạch, dẫn đến kết quả là giá thành đơn vị sản phẩm thực tế so với kế hoạch giảm theo với mức giảm là 1.281 đồng/sản phẩm.

Điều này nói lên ý nghĩa, Công ty đã thực hiện rất tốt và tƣơng đối chính xác kế hoạch giá thành đã đặt ra cho tháng 06 năm 2013. Cho thấy đƣợc Công ty luôn luôn phấn đấu trong quá trình sản xuất để đáp ứng đƣợc kết quả là giá thành thực tế sản phẩm phải nằm trong kế hoạch giá thành đã đặt ra.

Nguyên nhân giúp Công ty thực hiện đƣợc tƣơng đối chính xác kế hoạch giá thành là Công ty đã áp dụng một dây chuyền sản xuất mới với trình độ công nghệ hiện đại đó là máy dợn sóng Đài Loan, chiếc máy này hoạt động với công suất cao. Cụ thể là tốc độ máy trung bình 30m tới/phút. Nhƣ vậy, số lƣợng thùng Carton là 7.176 thùng tƣơng đƣơng với 2.294m tới, cho nên: Với tốc độ máy trung bình là 30m tới/phút => thời gian sản xuất là 76,5 phút (tƣơng đƣơng 1,275 giờ), chƣa kể thời gian lên giấy. Ta thấy, với tốc độ sản xuất nhƣ vậy là rất nhanh nên không mất nhiều chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả cao trong sản xuất góp phần giúp Công ty thực hiện tốt kế hoạch giá thành đã đặt ra nhƣ mong đợi làm cho lợi nhuận của Công ty tăng cao.

5.2.2 Phân tích biến động giá thành sản phẩm thùng Carton khi so sánh giá thành giữa hai kỳ liên tục nhau sánh giá thành giữa hai kỳ liên tục nhau

* Phân tích chung tình hình biến động giá thành sản phẩm thùng Carton có quy cách (0,27mx0,179mx0,175m):

Bảng 5.8: Bảng so sánh giá thành sản xuất sản phẩm thùng Carton quy cách (0,27mx0,179mx0,175m) qua hai kỳ liên tục nhau

Số lƣợng: 7.176 thùng Đơn vị tính: đồng Khoản mục chi phí Chi phí của sản phẩm (0,27mx0,179mx0,175m) Chênh lệch Tháng 06/05 Tháng 05/2013 Tháng 06/2013 Số tiền % 1. CPNVLTT 12.975.200 14.348.511 1.373.311 10,58 2. CPNCTT 86.491.700 78.608.350 (7.883.350) (9,11) 3. CPSXC 56.719.650 42.565.808,95 (14.153.841,05) (24,95)

4. Phế liệu thu hồi 443.500 535.500 92.000 20,74

Tổng giá thành 155.743.050 134.987.170 (20.755.880) (13,33)

Giá thành đơn vị (đ/sp) 21.703 18.811 (2.892) (13,33)

Với cùng một số lƣợng thùng Carton quy cách (0,27mx0,179mx0,175m)

đƣợc Công ty sản xuất ra trong tháng 05/2013 và tháng 06/2013. Khi so sánh sự biến động giá thành sản phẩm giữa tháng 06 so với tháng 05 năm 2013. Từ bảng phân tích trên cho ta thấy, tổng các khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung trong tháng 06/2013 giảm so với tháng 05/2013 trong đó khoản mục chi phí sản xuất chung giảm nhiều nhất tức là giảm 14.153.841,05 đồng (tƣơng đƣơng giảm 24,95 %) so với tháng 05/2013. Tuy nhiên, tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tháng 06/2013 lại tăng so với tháng 05/2013 với số tiền là 1.373.311 đồng (tƣơng đƣơng tăng 10,58 %). Mặt khác, giá thành đơn vị sản phẩm tháng 06/2013 lại giảm 2.892 đồng/sản phẩm (tƣơng đƣơng giảm 13,33 %) so với giá thành đơn vị sản phẩm tháng 05/2013. Điều này cho thấy các khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung trong tháng 06/2013 giảm so với các khoản mục chi phí trong tháng 05/2013 làm cho giá thành sản phẩm sản xuất trong tháng 06/2013 giảm theo.

Để thấy rõ ảnh hƣởng của từng khoản mục chi phí đến giá thành sản phẩm, ta đi vào phân tích biến động của từng nhân tố cấu thành nên giá thành sản phẩm.

* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm:

- Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Bảng 5.9: Bảng phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính trên một đơn vị sản phẩm quy cách (0,27mx0,179mx0,175m)

Đơn vị tính: đồng/sản phẩm

Khoản mục chi phí

Chi phí của một đơn vị sản phẩm (0,27mx0,179mx0,175m) Chênh lệch Tháng 06/05 Tháng 05/2013 Tháng 06/2013 Số tiền % Nguyên vật liệu chính 992,6 1.027,6 35 3,53 Nguyên vật liệu phụ 815,5 971,9 156,4 19,18

Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính trên một đơn vị sản phẩm

1.808,1 1.999,5 191,4 10,58

So sánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính trên một đơn vị sản phẩm giữa tháng 06/2013 so với tháng 05/2013. Từ bảng phân tích trên cho ta thấy, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính trên một đơn vị sản phẩm trong tháng 06/2013 tăng 191,4 đồng/sản phẩm (tƣơng đƣơng tăng 10,58 %) so với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính trên một đơn vị sản phẩm tháng 05/2013. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu chính trong tháng 06/2013 tăng 35 đồng/sản phẩm (tƣơng đƣơng tăng 3,53 %) so với chi phí nguyên vật liệu chính trong tháng 05/2013, đồng thời chi phí nguyên vật liệu phụ tháng 06/2013 cũng tăng 156,4 đồng/sản phẩm (tƣơng đƣơng tăng 19,18 %) so với chi phí nguyên vật liệu phụ tháng 05/2013.

Nguyên nhân của sự tăng chi phí nguyên vật liệu chính là do giá nguyên vật liệu chính tháng 06/2013 tăng so với giá nguyên vật liệu chính tháng 05/2013. Cụ thể nhƣ: giá nguyên vật liệu chính giấy Đài Loan (ĐLYBB) trong tháng 06/2013 là 6.585 đồng/kg nhƣng trong tháng 05/2013 với giá là 6.060 đồng/kg nghĩa là giá nguyên vật liệu tháng 06/2013 tăng 525 đồng/kg (Nguồn: số liệu từ phòng kế toán Công ty, 2013).

Và chi phí nguyên vật liệu phụ tháng 06/2013 cũng tăng so với chi phí

nguyên vật liệu phụ tháng 05/2013 là do loại nguyên vật liệu phụ chất chống thấm xuất dùng trong tháng 06/2013 nhiều hơn loại nguyên vật liệu phụ chất chống thấm xuất dùng trong tháng 05/2013 vì trong tháng 06/2013 yêu cầu đơn đặt hàng là sản xuất thùng quy cách (0,27mx0,179mx0,175m) với chất lƣợng là thùng chống thấm mặt và đáy thật tốt, thùng cứng, cán sâu để không gãy, nên Công ty cho xuất chất chống thấm trong tháng 06/2013 số lƣợng nhiều hơn tháng 05/2013 để phục vụ cho yêu cầu này. Ngoài ra còn do một nguyên nhân nữa là giá các loại nguyên vật liệu phụ trong tháng 06/2013 lại tăng so với giá các loại nguyên vật liệu phụ trong tháng 05/2013.

Nhƣ vậy, giá nguyên vật liệu chính xuất dùng trong tháng 06/2013 tăng so với tháng 05/2013 và do số lƣợng nguyên vật liệu phụ, giá cả nguyên vật liệu phụ xuất dùng trong tháng 06/2013 cũng tăng so với tháng 05/2013 nên làm cho tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tháng 06/2013 tăng lên.

- Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp:

Bảng 5.10: Bảng phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp tính trên một đơn vị sản phẩm quy cách (0,27mx0,179mx0,175m)

Đơn vị tính: đồng/sản phẩm

Khoản mục chi phí

Chi phí của một đơn vị sản phẩm (0,27mx0,179mx0,175m) Chênh lệch Tháng 06/05 Tháng 05/2013 Tháng 06/2013 Số tiền %

Tiền lƣơng công nhân sản xuất 8.654,8 7.796,1 (858,7) (9,92)

Các khoản trích theo lƣơng 1.990,6 1.793,1 (197,5) (9,92)

Tiền cơm công nhân 1.224,2 1.195,7 (28,5) (2,33)

Tiền nƣớc công nhân 183,2 169,5 (13,7) (7,48)

Tổng chi phí nhân công trực tiếp

tính trên một đơn vị sản phẩm 12.053 10.954 (1.099) (9,11)

Nguồn: số liệu từ phòng kế toán Công ty, 2013

So sánh chi phí nhân công trực tiếp trên một đơn vị sản phẩm giữa tháng 06/2013 so với tháng 05/2013. Từ bảng phân tích trên cho ta thấy, chi phí nhân công trực tiếp tính trên một đơn vị sản phẩm tháng 06/2013 giảm 1.099 đồng/sản phẩm (tƣơng đƣơng giảm 9,11 %) so với chi phí nhân công trực tiếp tính trên một đơn vị sản phẩm tháng 05/2013. Trong đó, nguyên nhân là do tiền lƣơng phải trả cho công nhân tháng 06/2013 giảm 858,7 đồng/sản phẩm (tƣơng đƣơng giảm 9,92%) so với tiền lƣơng phải trả cho công nhân tháng 05/2013.

Nguyên nhân làm cho chi phí lƣơng công nhân trong tháng 06/2013 giảm so với tháng 05/2013 là do trong tháng 06/2013 năng suất lao động tăng, công nhân trong thời gian này làm việc có hiệu quả, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, đội ngũ quản lý công nhân làm việc nghiêm túc nên công nhân trong Công ty làm việc có trách nhiệm hơn. Vì vậy, sản phẩm hoàn thành đúng hạn, sớm hơn thời hạn giao hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng. Do đó, thời gian hoàn thành một sản phẩm trong tháng 06/2013 sớm hơn trong tháng 05/2013. Vì vậy, chi phí nhân công trực tiếp tháng 06/2013 tính trên một đơn vị sản phẩm giảm so với chi phí nhân công trực tiếp tháng 05/2013 chủ yếu là do chi phí tiền lƣơng phải trả cho công nhân sản xuất trong tháng

- Phân tích biến động chi phí sản xuất chung:

Bảng 5.11: Bảng phân tích biến động chi phí sản xuất chung tính trên một đơn vị sản phẩm quy cách (0,27mx0,179mx0,175m)

Đơn vị tính: đồng/sản phẩm

Khoản mục chi phí

Chi phí của một đơn vị sản phẩm (0,27mx0,179mx0,175m) Chênh lệch Tháng 06/05 Tháng 05/2013 Tháng 06/2013 Số tiền %

Chi phí nhân viên phân xƣởng 1.543,1 1.483,1 (60) (3,89)

Chi phí khấu hao TSCĐ 3.160,6 1.977,2 (1.183,4) (37,44)

Chi phí bằng tiền khác 3.200,4 2.471,7 (728,7) (22,77)

Tổng CPSXC tính trên một đơn

vị sản phẩm 7.904,1 5.932 (1.972,1) (24,95)

Nguồn: số liệu từ phòng kế toán Công ty, 2013

So sánh chi phí sản xuất chung tính trên một đơn vị sản phẩm tháng 06/2013 so với chi phí sản xuất chung tính trên một đơn vị sản phẩm tháng 05/2013. Từ bảng phân tích trên cho ta thấy, chi phí sản xuất chung tính trên một đơn vị sản phẩm tháng 06/2013 giảm 1.972,1 đồng/sản phẩm (tƣơng đƣơng giảm 24,95 %) so với chi phí sản xuất chung tính trên một đơn vị sản phẩm tháng 05/2013. Trong đó, các khoản mục chi phí nhƣ tiền lƣơng nhân viên quản lý phân xƣởng, chi phí khấu hao TSCĐ và các khoản chi phí bằng tiền khác trong tháng 06/2013 đều giảm so với tháng 05/2013. Vì vậy, chi phí sản xuất chung tính trên một đơn vị sản phẩm tháng 06/2013 giảm so với chi phí sản xuất chung tính trên một đơn vị sản phẩm phát sinh trong tháng 05/2013.

Nguyên nhân chính làm cho khoản mục chi phí sản xuất chung tháng 06/2013 giảm so với khoản mục chi phí sản xuất chung tháng 05/2013 là do chi phí khấu hao TSCĐ phát sinh trong tháng 06/2013 giảm mạnh so với chi phí khấu hao TSCĐ phát sinh trong tháng 05/2013. Vì trong tháng 06/2013 Công ty nhƣợng bán một số thiết bị đã cũ để chuẩn bị trang bị thêm một số máy móc thiết bị mới hiện đại hơn. Nên chi phí khấu hao TSCĐ trong tháng 06/2013 giảm mạnh dẫn đến chi phí sản xuất chung ở phân xƣởng sản xuất tháng 06/2013 giảm.

5.2.3 Phân tích biến động giá thành sản phẩm thùng Carton khi so sánh giá thành cùng kỳ nhƣng khác năm (so sánh giá thành giữa tháng sánh giá thành cùng kỳ nhƣng khác năm (so sánh giá thành giữa tháng 06/2013 với tháng 06/2012)

*** Phân tích chung tình hình biến động giá thành sản phẩm thùng Carton có quy cách (0,27mx0,179mx0,175m):

Bảng 5.12: Bảng so sánh giá thành sản xuất sản phẩm thùng Carton quy cách (0,27mx0,179mx0,175m) cùng kỳ nhƣng khác năm Số lƣợng: 7.176 thùng Đơn vị tính: đồng Khoản mục chi phí Chi phí của sản phẩm (0,27mx0,179mx0,175m) Chênh lệch Tháng 06-2013/06-2012 Tháng 06/2012 Tháng 06/2013 Số tiền % 1. CPNVLTT 9.775.690 14.348.511 4.572.821 46,78 2. CPNCTT 45.279.200 78.608.350 33.329.150 73,61 3. CPSXC 29.680.525 42.565.808,95 12.885.283,95 43,41

4. Phế liệu thu hồi 852.900 535.500 (317.400) (37,21)

Tổng giá thành 83.882.515 134.987.170 51.104.655 60,92

Giá thành đơn vị

(đ/sp) 11.689 18.811 7.122 60,92

Nguồn: số liệu từ phòng kế toán Công ty, 2012, 2013

Với cùng một số lƣợng thùng Carton quy cách (0,27mx0,179mx0,175m) đƣợc Công ty sản xuất ra trong tháng 06/2012 và tháng 06/2013. Khi so sánh sự biến động giá thành sản phẩm giữa tháng 06/2013 so với tháng 06/2012. Từ bảng phân tích trên cho ta thấy, tổng các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung trong tháng 06/2013 đều tăng cao so với tháng 06/2012 trong đó khoản mục chi phí nhân công trực tiếp tăng nhiều nhất tức là tăng 33.329.150 đồng (tƣơng đƣơng tăng 73,61 %) so với tháng 06/2012. Đồng thời, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là nhân tố có mức biến động chi phí tăng đứng thứ nhì trong ba khoản mục chi phí sản xuất của tháng 06/2013, cụ thể tăng 4.572.821 đồng (tƣơng đƣơng tăng 46,78 %) so với tháng 06/2012. Bên cạnh đó, khoản mục chi phí sản xuất chung cũng tăng lên nhƣng là khoản mục chi phí biến động ít nhất trong ba khoản mục chi phí sản xuất của tháng 06/2013, cụ thể tăng 12.885.283,95 đồng (tƣơng đƣơng tăng 43,41 %) so với chi phí sản xuất chung của tháng

06/2012. Mặt khác, giá thành đơn vị sản phẩm tháng 06/2013 tăng 7.122 đồng/sản phẩm (tƣơng đƣơng tăng 60,92 %) so với giá thành đơn vị sản phẩm tháng 06/2012. Điều này cho thấy cả ba khoản mục chi phí sản xuất trong tháng 06/2013 đều tăng cao và tăng đồng bộ so với ba khoản mục chi phí sản xuất trong tháng 06/2012 làm cho giá thành sản phẩm sản xuất trong tháng 06/2013 tăng lên tƣơng đối cao (tăng trên 50 %).

Để thấy rõ ảnh hƣởng của từng khoản mục chi phí đến giá thành sản phẩm, ta đi vào phân tích biến động của từng nhân tố cấu thành nên giá thành sản phẩm.

* Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm:

- Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Bảng 5.13: Bảng phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính trên một đơn vị sản phẩm quy cách (0,27mx0,179mx0,175m)

Đơn vị tính: đồng/sản phẩm

Khoản mục chi phí

Chi phí của một đơn vị sản phẩm (0,27mx0,179mx0,175m) Chênh lệch Tháng 06-2013/06-2012 Tháng 06/2012 Tháng 06/2013 Số tiền % Nguyên vật liệu chính 717,4 1.027,6 310,2 43,24 Nguyên vật liệu phụ 644,9 971,9 327 50,71 Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính trên một đơn vị sản phẩm

1.362,3 1.999,5 637,2 46,78

Nguồn: số liệu từ phòng kế toán Công ty, 2012, 2013

So sánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính trên một đơn vị sản phẩm giữa tháng 06/2013 so với tháng 06/2012. Từ bảng phân tích trên cho ta thấy, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính trên một đơn vị sản phẩm trong tháng 06/2013 tăng 637,2 đồng/sản phẩm (tƣơng đƣơng tăng 46,78 %) so với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính trên một đơn vị sản phẩm tháng 06/2012. Trong đó, chi phí nguyên vật liệu chính trong tháng 06/2013 tăng 310,2 đồng/sản phẩm (tƣơng đƣơng tăng 43,24 %) so với chi phí nguyên vật liệu chính trong tháng 06/2012, đồng thời chi phí nguyên vật liệu phụ tháng 06/2013 cũng tăng

Một phần của tài liệu kế toán tính giá thành và phân tích biến động giá thành sản phẩm thùng carton tại công ty tnhh sản xuất – thương mại bao bì tân hưng (Trang 73 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)