1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

kế toán hàng tồn kho và phân tích biến động hàng tồn kho tại công ty cổ phần nông sản thực phẩm xuất khẩu cần thơ

103 1,2K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 2,21 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHNGUYỄN THỊ NGỌC PHƯỢNG KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO VÀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG HÀNG TỒN KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT K

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯỢNG

KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO

VÀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG HÀNG TỒN KHO

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN

THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành kế toán

Mã số ngành: 52340301

Tháng 12-2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ NGỌC PHƯỢNG

MSSV: 4104313

KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO

VÀ PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG HÀNG TỒN KHO

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN

THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH KẾ TOÁN

Mã số ngành: D340301

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THS.NGUYỄN THỊ HỒNG LIỄU

Trang 3

LỜI CẢM TẠ

Sau hơn hai tháng thực tập tại Công ty Cổ phẩn Nông sản Thực phẩm

Xuất khẩu Cần Thơ tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Kế toán

xác định và phân tích biến động hàng tồn kho tại Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ” Để hoàn thành đề tài, ngoài sự cố gắng của

bản thân tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình từ phía nhà trường và cơ quan thực tập

Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong những năm học vừa qua Xin đặc biệt cảm ơn cô Nguyễn Thị Hồng Liễu

đã tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn Tôi chân thành cảm ơn các cô, chú phòng kế toán của Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ đã nhiệt tình hướng dẫn và cung cấp số liệu cho tôi trong quá trình thực tập

Vì thời gian thực tập có hạn và kiến thức bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi thiếu sót Do đó tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để đề tài được hoàn thiện hơn

Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe Kính chúc quý Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ ngày càng mở rộng kinh doanh

Xin chân thành cảm ơn!

………, ngày … tháng … năm …

Người thực hiện

………

Trang 4

TRANG CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác

, ngày … tháng … năm …

Người thực hiện

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

, ngày tháng n ăm

ĐẠI DIỆN CÔNG TY

Trang 6

MỤC LỤC

Chương1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.2.1 Mục tiêu chung 1

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Không gian 2

1.3.2 Thời gian 2

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

2.1 Cơ sở lý luận 3

2.1.1 Tổng quan hàng tồn kho 3

2.1.2 Đặc điểm kế toán hàng tồn kho 4

2.1.3 Quản lý hàng tồn kho 17

2.1.4 Đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho 18

2.1.5 Dự báo nhu cầu, lập kế hoạch kinh doanh 19

2.2 Phương pháp nghiên cứu 22

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 22

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 22

Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ (MEKONIMEX/NS) 23

3.1 Giới thiệu công ty 23

3.2 Lịch sử hình thành 23

3.3 Cơ cấu tổ chức 24

3.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý 24

3.3.2 Tổ chức bộ máy kế toán 25

3.4 Hình thức và chế độ kế toán áp dụng 26

3.4.1 Hình thức kế toán 26

3.4.2 Chế độ kế toán 27

3.5 Ngành nghề kinh doanh 28

3.6 Phân tích khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 28

3.7 Thuận lợi, khó khăn, định hướng phát triển 33

3.7.1 Thuận lợi 33

3.7.2 Khó khăn 34

3.7.3 Định hướng phát triển 34

Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35

Trang 7

4.1.2 Thực trạng kế toán hàng tồn kho tại Công ty MEKONIMEX/NS 38

4.2 Phân tích tình hình biến động hàng tồn kho tại Công ty MEKONIMEX/NS từ năm 2010 đến tháng 6/2013 42

4.2.1 Phân tích chung biến động hàng tồn kho 42

4.2.2 Phân tích biến động hàng tồn kho thông qua từng khoản mục 43

4.3 Đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho 47

4.3.1 Đánh giá công tác kế toán hàng tồn kho 47

4.3.2 Đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho thông qua các chỉ tiêu đánh giá 49

4.3.3 Đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho thông qua các mô hình và phương pháp dự trữ 50

4.4 Dự báo nhu cầu, lập kế hoạch sản xuất 50

4.4.1 Dự báo nhu cầu 50

4.4.2 Lập kế hoạch sản xuất 51

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 53

5.1 Kết luận 53

5.2 Đề xuất 53

TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

PHỤ LỤC 57

Trang 8

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 – 2012 của

Công ty MEKONIMEX/NS 29

Bảng 3.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 6 tháng năm 2013của Công ty MEKONIMEX/NS 32

Bảng 4.1 Hàng hoá mua vào từ kho An Bình năm 2012 của Công ty MEKONIMEX/NS 38

Bảng 4.2 Hàng hoá xuất khẩu mua từ kho An Bình năm 2012 của Công ty MEKONIMEX/NS 39

Bảng 4.3 Hàng hoá mua từ kho Thới Thạnh năm 2012 của Công ty MEKONIMEX/NS 39

Bảng 4.4 Hàng hoá xuất khẩu mua từ kho Thới Thạnh năm 2012 của Công ty MEKONIMEX/NS 40

Bảng 4.5 Hàng hoá xuất khẩu từ kho An Bình năm 2012 của Công ty MEKONIMEX/NS 40

Bảng 4.6 Hàng hoá bán ra từ kho An Bình năm 2012 của Công ty MEKONIMEX/NS 41

Bảng 4.7 Hàng hoá bán ra từ kho Thới Thạnh năm 2012 của Công ty MEKONIMEX/NS 41

Bảng 4.8 Hàng hoá xuất khẩu từ kho Thới Thạnh năm 2012 của Công ty MEKONIMEX/NS 41

Bảng 4.9 Biến động hàng tồn kho từ năm 2010-6/ 2013 của Công ty MEKONIMEX/NS 42

Bảng 4.10 Biến động hàng hoá tồn kho từ năm 2010-6/2013 của Công ty MEKONIMEX/NS 43

Bảng 4.11 Biến động thành phẩm và phụ phẩm tồn kho từ 2010-6/2013 của Công ty MEKONIMEX/NS 45

Bảng 4.12 Nguyên liệu tồn kho từ 2010-6/2013 của Công ty MEKONIMEX/NS 46

Bảng 4.13 Vòng quay hàng tồn kho từ năm 2010- 6/2013 của Công ty MEKONIMEX/NS 49

Bảng 4.14 Sản lượng gạo 15% tấm bán ra qua các kỳ giai đoạn 2010-6/2013 của Công ty MEKONIMEX/NS 51

Bảng 4.15 Kế hoạch sản xuất 6 tháng cuối năm 2013-2014 52

Bảng 4.16 Kế hoạch NVL trực tiếp 6 tháng cuối năm 2013-2014 52

Bảng Cân đối kế toán 2010 57

Trang 9

Bảng Cân đối kế toán giữa niên độ quý II 2012 64

Bảng Cân đối kế toán giữa niên độ quý II 2013 67

Sổ chi tiết các tài khoản hàng hoá_TK 15614 (từ 1/1/2012-30/6/2012) 70

Sổ chi tiết các tài khoản hàng hoá_TK 15615 (từ 1/1/2012-30/6/2012) 73

Sổ chi tiết các tài khoản hàng hoá_TK 15616 (từ 1/1/2012-30/6/2012) 75

Sổ chi tiết các tài khoản hàng hoá_TK 15617 (từ 1/1/2012-30/6/2012) 82

Sổ chi tiết các tài khoản hàng hoá_TK 15614 (từ 1/7/2012-31/7/2012) 86

Sổ chi tiết các tài khoản hàng hoá_TK 15615 (từ 1/7/2012-31/7/2012) 87

Sổ chi tiết các tài khoản hàng hoá_TK 15617 (từ 1/7/2012-31/7/2012) 90

Trang 10

DANH SÁCH HÌNH

Trang

Hình 2.1 Kế toán chi phí mua hàng tồn kho 9

Hình 2.2 Kế toán hao hụt, mất mát hàng tồn kho 10

Hình 2.3 Kế toán hàng mua đang đi đường 10

Hình 2.4 Kế toán nguyên vật liệu 11

Hình 2.5 Kế toán công cụ, dụng cụ 12

Hình 2.6 Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang 13

Hình 2.7 Kế toán thành phẩm 13

Hình 2.8 Kế toán hàng hóa 14

Hình 2.9 Kế toán hàng gửi đi bán 15

Hình 2.10 Kế toán hàng hóa kho bảo thuế 16

Hình 2.11 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho 16

Hình 3.1 Tổ chức quản lý Công Ty MEKONIMEX/NS 24

Hình 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán Công ty MEKONIMEX/NS 26

Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 27

Hình 4.1 Quy trình xuất kho bán hàng 37

Hình 4.2 Biến động hàng tồn kho từ năm 2010-6/2013 42

Hình 4.3 Hàng hoá tồn kho giai đoạn 2010-6/2013 44

Hình 4.4 Thành phẩm, phụ phẩm tồn kho giai đoạn 2010-6/2013 45

Hình 4.5 Nguyên vật liệu tồn kho giai đoạn 2010-6/2013 46

Trang 11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NSNN : Ngân sách nhà nước

KKĐK : Kiểm kê định kỳ

KKTX : Kê khai thường xuyên

SXKD : Sản xuất kinh doanh

CPSXDD : Chi phí sản xuất dỡ dang

CPSXPS : Chi phí sản xuất phát sinh

Trang 12

C HƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

Trong những năm gần đây tình hình xuất khẩu lương thực không được thuận lợi, lượng lúa, gạo tồn kho trong các doanh nghiệp tăng và ở mức cao, vòng quay hàng tồn kho chậm lại trong khi doanh số bán hàng giảm sút Trong bối cảnh đó, quản trị hàng tồn kho là đòn cân não đối với Nhà quản trị Họ phải quyết định giữa lợi ích nhập hàng với kênh đầu tư sinh lời khác, đồng thời giảm thiểu rủi ro ách tắc hàng hóa với khối lượng lớn nếu giá biến động mạnh hay sức cầu sụt giảm Hơn thế nữa, khả năng cân đối vốn lưu động là yêu cầu tối quan trọng để tránh tình trạng khan hiếm tiền mặt xảy ra khi tích trữ hàng tồn kho Những doanh nghiệp dẫn đầu luôn chú trọng quản trị hàng tồn kho nhờ lợi thế kinh doanh và kể cả linh hoạt trong cách hạch toán nếu cần thiết

Là một doanh nghiệp xuất nhập khẩu lương thực, Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ đã có những biện pháp linh hoạt trong quản lý hàng tồn kho để đối phó với sự biến động bất thường của nền kinh tế Tuy nhiên, quản trị hàng tồn kho như thế nào trong bối cảnh giá nguyên, vật liệu đầu vào biến động mạnh, sức tiêu thụ giảm do yếu tố mùa vụ? Đó là câu hỏi làm đau đầu Ban quản trị Công ty đã đặt ra nhiều giải pháp như tích trữ hàng hóa, dự báo giá… Để thực hiện được các giải pháp này cần có sự phối hợp nhịp nhàng trong hoạt động giữa các khâu, các bộ phận trong bộ máy quản lý và bộ máy kế toán của công ty Trong đó, kế toán hàng tồn kho tại công ty đóng vai trò cực kỳ quan trọng Để việc quản trị đạt hiệu quả cao, kế toán phải quản lý chặc chẽ HTK về mặt số lượng, giá trị, chủng loại chi tiết theo từng địa điểm, thời gian, không gian nhất định, phản ánh chính xác sự biến động hàng tồn kho trên sổ sách Vậy, kế toán HTK tại công ty đã thực hiện vai trò này như thế nào và việc thực hiện có đạt được hiệu quả cao? Để trả lời câu hỏi này và góp phần hoàn thiện hệ thống quản trị hàng tồn kho mà

đề tài “Kế toán hàng tồn kho và phân tích biến động hàng tồn kho tại Công

ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ” được thực hiện

1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu công tác kế toán hàng tồn kho và phân tích sự biến động hàng tồn kho tại Công ty Cổ Phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần thơ, từ đó

Trang 13

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Tìm hiểu khái quát về Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ;

- Phân tích hiện trạng công tác kế toán hàng tồn kho tại công ty;

- Phân tích sự biến động và đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn kho;

- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho

Số liệu nghiên cứu từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 12/08/2013 đến ngày 18/11/2013

1.3.3 Đối tượng nghiên cứu

Việc tổ chức thực hiện công tác kế toán hàng tồn kho và sự biến động hàng tồn kho giai đoạn từ năm 2010 đến hết ngày 30/06/2013 tại công ty

Trang 14

- Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;

- Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;

- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ [1, trang 115]

2.1.1.2 Đặc điểm hàng tồn kho

Hàng tồn kho trong doanh nghiệp thường gồm nhiều loại, có vai trò, công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng nhìn chung đều có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất, là một bộ phận của tài sản ngắn hạn và chiếm tỷ trọng khá lớn

trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp, việc quản lý và sử dụng có hiệu quả hàng tồn kho có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Thứ hai, hàng tồn kho trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều

nguồn khác nhau, với chi phí cấu thành nên giá gốc hàng tồn kho khác nhau Xác định đúng, đủ các yếu tố chi phí cấu thành nên giá gốc hàng tồn kho sẽ góp phần tính toán và hạch toán đúng, đủ, hợp lý giá gốc hàng tồn kho và chi phí hàng tồn kho làm cơ sở xác định lợi nhuận thực hiện trong kỳ

Thứ ba, hàng tồn kho tham gia toàn bộ vào hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp, luôn biến đổi về mặt hình thái hiện vật và chuyển hoá thành những tài sản ngắn hạn khác (tiền tệ, sản phẩm dở dang hay thành phẩm, )

Thứ tư, hàng tồn kho thường được bảo quản, cất trữ ở nhiều địa điểm, có

điều kiện tự nhiên hay nhân tạo không đồng nhất với nhiều người quản lý Vì

lẽ đó, dễ xảy ra mất mát, công việc kiểm kê, quản lý, bảo quản và sử dụng hàng tồn kho gặp nhiều khó khăn, chi phí lớn

Thứ năm, việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị hàng tồn kho

Trang 15

2.1.1.3 Phân loại hàng tồn kho

Hàng tồn kho bao gồm:

- Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường,

hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;

- Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;

- Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;

- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường;

- Chi phí dịch vụ dở dang[1, trang 115]

2.1.2.1 Phương pháp kế toán hàng tồn kho

Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư, hàng hóa và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán Trong một doanh nghiệp (một đơn vị kế toán) chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho sau:

Phương pháp kê khai thường xuyên:

Phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán

Với phương pháp KKTX, các tài khoản hàng tồn kho (loại 15 ) được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hoá Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể xác định tại bất cứ thời điểm nào trong kỳ kế toán Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng hoá tồn kho, so sánh với số liệu hàng hoá tồn kho trên sổ kế toán Về nguyên tắc, số tồn kho thực tế luôn phù hợp với số liệu tồn kho trên sổ kế toán Nếu có chênh lệch phải xác định nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời quyết định của cấp có thẩm quyền

Ưu điểm của phương pháp KKTX là việc giám sát tình hình biến động của hàng tồn kho chặt chẽ trên cơ sở bảo quản hàng tồn kho cả về số lượng và giá trị Nhược điểm của phương pháp này là khối lượng ghi chép của kế toán lớn do ghi chép thường xuyên, liên tục vì vậy chi phí hạch toán cao

Trang 16

Phương pháp KKTX thường được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất (công nghiệp, xây lắp,…) và các đơn vị thương mại kinh doanh những mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật, chất lượng cao

Phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK):

Phương pháp KKĐK là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm

kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hóa, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức:

Công tác kiểm kê vật tư, hàng hóa được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định giá trị vật tư, hàng hóa tồn kho thực tế, trị giá vật tư, hàng hóa xuất kho trong kỳ làm căn cứ ghi sổ kế toán của tài khoản 611 “Mua hàng”

Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán Nhưng độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hóa xuất dùng, xuất bán

bị ảnh hưởng của chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi

Phương pháp KKĐK thường áp dụng ở các đơn vị có nhiều chủng loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa, vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên

2.1.2.2 Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho

Việc tính giá trị hàng tồn kho được áp dụng theo một trong các phương pháp sau:

Phương pháp tính theo giá đích danh: Được áp dụng dựa trên giá trị thực

tế của từng thứ hàng hóa mua vào, từng thứ sản phẩm sản xuất ra nên chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được;

Phương pháp bình quân gia quyền: Giá trị của từng loại hàng tồn kho

Trang 17

bình có thể được tính theo từng kỳ hoặc sau từng lô hàng nhập về, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp;

Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): Giá trị xuất kho được tính

theo giá của từng lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho cuối kỳ được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho;

Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO): Giá trị hàng xuất kho được

tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho

2.1.2.3 L ập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Mức dự phòng

cần phải lập =

Số lượng HTK tại thời điểm lập BCTC

x (Đơn giá gốc

Đơn giá thuần

có thể thực hiện được)

(2.2)

Cuối niên độ kế toán nếu có những chứng cứ chắc chắn về giá trị thực tế của HTK thấp hơn giá thị trường, kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (DPGGHTK):

Nợ TK 632

Có TK 159 Trích bổ sung dự phòng giảm giá HTK (nếu số phải trích năm sau lớn hơn số dã trích lập năm trước):

Nhóm tài khoản hàng tồn kho có 9 tài khoản:

- Tài khoản 151 – Hàng mua đang đi đường

Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá của các loại vật tư, hàng hóa mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng đến thời điểm khóa sổ vẫn chưa về hoặc đã về đến nhưng chưa hoàn tất thủ tục nhập kho

Trang 18

- Tài khoản 152 – Nguyên liệu, vật liệu

Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại nguyên, vật liệu (NVL) trong kho của doanh nghiệp Nguyên liệu, vật liệu của doanh nghiệp là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp [2, trang 97]

- Tài khoản 153 – Công cụ, dụng cụ

Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các loại công cụ, dụng cụ của doanh nghiệp

Công cụ, dụng cụ là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn

về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định [2, trang 106]

- Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Tài khoản này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm công nghiệp, xây lắp, nuôi, trồng, chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX trong hách toán hàng tồn kho

- Tài khoản 155 – Thành phẩm

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại thành phẩm của doanh nghiệp

Thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc quá trình chế biến do các bộ phận sản xuất của doanh nghiệp sản xuất hoặc thuê ngoài gia công xong đã được kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và nhập kho [2,trang 127]

- Tài khoản 156 – Hàng hóa

Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm hàng hóa tại các kho, hàng hóa quầy hàng, hàng hóa bất động sản

Hàng hóa là các loại vật tư, sản phẩm do doanh nghiệp mua về với mục đích để bán (bán buôn và bán lẻ) [2, trang 132]

- Tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán

Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi hoặc chuyển đến cho khách hàng; gửi bán đại lý, ký gửi; chuyển cho các đơn

Trang 19

- Tài khoản 158 – Hàng hóa kho bảo thuế

Tài khoản này dùng để phản ánh sự biến động tăng, giảm và số hiện có của hàng hóa đưa vào Kho bảo thuế

Kho bảo thuế chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu, được áp dụng chế độ quản lý hải quan đặc biệt, theo đó nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất của doanh nghiệp được đưa vào lưu giữ tại Kho bảo thuế chưa phải tính và nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế liên quan khác

- Tài khoản 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập khi có những bằng chứng tin cậy về sự giảm giá của giá trị thuần

có thể thực hiện được so với giá gốc của hàng tồn kho

Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho [2, trang 152]

Trang 20

133

Vật tư, công cụ, hàng hóa mua vào nhập

kh tính theo giá mua có thuế GTGT

(nếu không được khấu trừ)

Tổng giá Vật tư, công cụ, Giá

thanh hàng hóa mua

toán vào nhập kho thuế GTGT Chưa có

111, 112, 331,…

111, 112, 141,…

Chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản và

chi phí khác có liên quan việc mua hàng

Trang 21

- Kế toán hao hụt, mất mát hàng tồn kho

- Kế toán hàng mua đang đi đường

Giá trị HTK mất mát,hao hụt chờ

bán

632

133

Hình 2.3 Kế toán hàng mua đang đi đường

Cuối kỳ, kết chuyển trị giá

hàng đã mua đang đi đường

cuối kỳ (theo phương pháp

Trang 22

- Kế toán nguyên liệu, vật liệu

Xuất kho NVL dùng cho SXuất khẩuD, XDCB hoặc sửa chữa lớn TSCĐ

NVL xuất dùng cho xuất khẩu

hoặc XDCB, sửa chữa lớn

Hình 2.4 Kế toán nguyên vật liệu

NVL xuất thuê ngoài gia công

154

133

(nếu có) Giảm giá NVL mua vào, trả lại NVL cho người bán

Chiết khấu thương mại

Thuế GTGT nhập khẩu phải nộp

NSNN (nếu không được khấu trừ)

33312

NVL xuất kho để đầu tư vào công

ty con công ty liên kết hoặc cơ

sở kinh doanh đồng kiểm soát

222,

223

632

NVL phát hiện thiếu khi kiểm

kê thuộc hao hụt trong định mức

Trang 23

CCDC xuất kho để đầu tư vào công ty con, công ty liên kết hoặc CSKD đồng kiểm soát

CCDC xuất kho dùng cho Xuất khẩu phải phân bổ dần

142, 242

Xuất kho CCDC dùng cho xuất khẩu (nếu giá trị CCDC không lớn)

chuyển CCDC mua ngoài

Trang 24

- Kế toán chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

632

627

Phân bổ, kết chuyển chi phí sản xuất Chi phí SXC cố định không phân bổ vào giá thành SP

Hình 2.6 Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dỡ dang

Thu hồi góp vốn vào công ty

liên kết, CSKD đồng kiểm soát

3381

Thành phẩm phát hiện thiếu khi kiểm kê chờ xử lý

Xuất kho thành phẩm gửi đại lý, đơn vị trực thuộc, ký gửi hoặc gửi khách hàng theo hợp đồng

155

Trang 25

- Kế toán hàng hóa

Hình 2.8 Kế toán hàng hóa

331, 111, 112,…

Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua, hàng mua trả lại cho người bán

Nhập kho hàng hóa mua

ngoài (giá mua+chi phí mua)

111, 112,14,

151, 331,…

154

Hàng hóa thuê ngoài gia

công, chế biến xong nhập kho

Trang 26

- Kế toán hàng gửi đi bán

154

Cuối kỳ, kết chuyển trị giá

hàng hóa gửi đi bán chưa được

coi là tiêu thụ cuối kỳ (theo

phương pháp KKĐK)

611

632

Cuối kỳ, kết chuyển trị giá thành

phẩm gửi đi bán, trị giá dịch vụ

cung cấp cho khách hàng chưa

được coi là tiêu thụ cuối kỳ

phẩm sản xuất xong không nhập

kho gửi đi bán

154

155, 156

Khi xuất kho gửi thành phẩm,

hàng hoá cho người mua theo

hợp đồng hoặc gửi nhờ đơn

Đối với hàng hóa

Đối với thành phẩm

Trang 27

- Kế toán hàng hóa kho bảo thuế

- Kế toán lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Khi xuất khẩu hàng hóa của kho bảo thuế

632

Đồng thời ghi doanh thu hàng hóa xuất khẩu thuộc kho bảo thuế

511

155, 156

Xuất kho thành phẩm, hàng

hóa của sản phẩm xuất khẩu

hoặc hàng gia công xuất khẩu

đưa vào kho bảo thuế

331

Nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu

để sản xuất sản phẩm xuất khẩu

hoặc gia công hàng xuất khẩu

nếu được đưa vào kho bảo thuế

158

Cuối niên độ kế toán tính, trích lập dự phòng giảm giá

hàng tồn kho

Cuối niên độ kế toán năm sau, trích bổ sung dự phòng

giảm giá HTK (nếu số phải trích năm sau lớn hơn số dã

trích lập năm trước)

Cuối niên độ kế năm sau, ghi giảm chi phí số trích thừa

(nếu số dã trích lập dự phòng giảm giá HTK năm trước

lớn hơn số phải trích lập năm sau) Hình 2.11 Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Trang 28

2.1.3 Quản lý hàng tồn kho

2.1.3.1 Các mô hình tồn kho cơ bản

Nguyên tắc kiểm soát tồn kho cơ bản là phải giữ mức tồn kho thấp nhất trong không gian hẹp nhất và với thời gian ngắn nhất Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm tiền bạc, không gian và công việc, giảm hao hụt Việc kiểm soát mức tồn kho là phải xác định: Lượng hàng cho mỗi đơn hàng là bao nhiêu, khi nào thì tiến hành đặt hàng Do nhu cầu một loại HTK nào đó sẽ độc lập hoặc phụ thuộc vào nhu cầu một loại HTK khác nên để trả lời cho 2 câu hỏi trên có 5 mô hình tồn kho khác nhau cho các trường hợp khác nhau:

- Mô hình sản lượng đơn hàng kinh tế cơ bản (EOQ);

- Mô hình sản lượng đơn hàng sản xuất (POQ);

- Mô hình tồn kho có sản lượng để lại nơi cung ứng;

- Mô hình khấu trừ theo số lượng (QDM);

- Mô hình xác suất với thời gian cung ứng không đổi

Những mô hình tồn kho này đều dựa trên 2 giả định:

- Các nhu cầu của bất kỳ loại HTK nào cũng đều độc lập với nhau;

- Sự biến đổi của nhu cầu theo thời gian thì rất nhỏ, không đáng kể Tùy từng loại hình doanh nghệp, các dạng HTK sẽ khác nhau và nội dung hoạch định, kiểm soát hàng tồn kho cũng khác nhau

2.1.3.2 P hương pháp kiểm soát hàng tồn kho

- Phương pháp lập kế hoạch nhu cầu nguyên vật liệu MRP (Materials Requirements Planning)

Đây là phương pháp xác định nhu cầu NVL theo lịch trình sản xuất hơn

là theo nhu cầu ước tính theo kế hoạch Để thực hiện phương pháp, doanh nghiệp cần lập lịch trình sản xuất một cách chi tiết theo từng tuần dựa trên nhu cầu bán hàng ước tính Căn cứ lịch sản xuất và các yêu cầu máy móc thiết bị sản xuất sản phẩm, yêu cầu NVL cho một sản phẩm, người ta xác định khi nào cần NVL, số lượng cần bao nhiêu

Ưu điểm của phương pháp này là xác định mức dự trữ NVL phù hợp với khả năng và nhu cầu sản xuất nên giảm đáng kể chi phí đầu tư cho dự trữ NVL

Trang 29

- Phương pháp theo dõi hàng tồn kho tức thời JIT (Just in time)

Mục tiêu của phương pháp này là giảm tối đa thậm chí không còn chi phí bảo quản và dự trữ NVL bằng cách nhập hàng giao tại phân xưởng sản xuất thường xuyên, mỗi lần nhập với số lượng vừa đúng theo yêu cầu chứ không nhập dự trữ tại kho

Sự khác nhau cơ bản của phương pháp MRP và phương pháp JIT là phương pháp MRP xác định kế hoạch, lịch trình sản suất dựa trên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm ước tính, còn phương pháp JIT xác định lịch sản xuất để đáp ứng đúng yêu cầu thực sự của khách hàng Do đó lựa chọn MRP hay JIT là tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất của đơn vị thường xuyên, liên tục, khối lượng lớn hay theo đơn đặt hàng Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp MRP hay phương pháp JIT đều đòi hỏi cân nhắc nhiều nhân tố ảnh hưởng khác như xác định chính xác và chi tiết kế hoạch sản xuất, giao thông vận chuyển thuận tiện, kịp thời; nguyên vật liệu yêu cầu có sẳn sàng

Số vòng quay kho (Inventory turnover) hay số vòng luân chuyển hàng hóa hoặc vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ và được xác định bằng công thức sau:

Trị giá HTK bình quân Với trị giá bình quân được xác định dựa vào giá trị đầu năm, cuối năm:

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm

Thời gian một vòng luân chuyển

Hệ số đảm nhiệm

hàng tồn kho =

HTK bình quân

(2.6) Doanh thu thuần

Trị giá bình quân năm = Trị giá đầu năm + Trị giá cuối năm (2.4)

2

Trang 30

Hệ số này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần bao nhiêu đồng HTK

Khả năng sinh lợi

của hàng tồn kho =

Lợi nhuận trước thuế/sau thuế

(2.7) Hàng tồn kho bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một đồng HTK sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế

2.1.5.1 Mô hình dự báo [4, trang 168]

Có nhiều mô hình dự báo như: Dự báo dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình, dự đoán dựa vào tốc độ phát triển trung bình, phương pháp làm phẳng số mũ đơn giản, dự báo bằng hàm xu hướng Trong đó, dự báo dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình được sử dụng khi hiện tượng biến động với một lượng tuyệt đối tương đối đều nghĩa là các lượng tăng, giảm tuyệt đối từng kỳ xấp xỉ bằng nhau

y : Giá trị thực tế thời điểm n

∆ : Lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình

L : Tầm xa dự đoán

Ví dụ: Giá trị xuất khẩu mặt hàng X của quốc gia trong năm như sau:

Giá trị xuất khẩu (tỷ đồng) 2,0 2,2 1,7 1,5 2,8 2,9

Dự đoán giá trị xuất khẩu năm 2008 và 2009 dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình

9,

=

1

=

2

2008

2009 y

(2.8)

Trang 31

2.1.5.2 Lập kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh là công cụ chủ chốt để người quản lý hoạch định và kiểm soát hoạt động kinh doanh Kế hoạch dài hạn liên quan đến quá trình sử dụng các nguồn lực đáp ứng các mục tiêu tăng trưởng lâu dài của doanh nghiệp như kế hoạch sử dụng tài sản, kế hoạch sử dụng vốn Kế hoạch ngắn hạn liên quan đến quá trình hoạch định doanh thu và sử dụng chi phí trong kỳ kinh doanh nhất định, thường là một năm như kế hoạch kinh doanh, kế hoạch lợi nhuận, kế hoạch hoạt động Ngoài ra kế hoạch kinh doanh cũng có thể phân thành kế hoạch cố định và kế hoạch dài hạn

số lượng tiêu thụ tháng tới Tồn kho cuối năm kế hoạch dự kiến là 2.600 tấn thành phẩm Do đó nhu cầu sản xuất có thể xác định như sau:

Sản xuất

trong kỳ =

Tiêu thụ trong kỳ +

Tồn kho cuối kỳ -

Tồn kho

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm Khối lượng SP tiêu thụ 6.000 8.000 10.000 12.000 36.000

Tổng số yêu cầu 7.600 10.000 12.400 14.600 38.600 Tồn kho TP đầu kỳ 2.000 1.600 2.000 2.400 2.000 Khối lượng SP cần SX ra 5.600 8.400 10.400 12.200 36.600 Việc dự kiến số lượng tồn kho cuối kỳ là cần thiết để không gây ứ đọng vốn và tốn kém chi phí dự trữ cho lượng hàng tồn kho đó cũng không quá ít vì

sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu thụ và sản xuất kỳ tới

- Kế hoạch sử dụng chi phí

Kế hoạch sử dụng chi phí gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí tiền lương trực tiếp, chi phí quản lý chung, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng

- Kế hoạch nguyên vật liệu trực tiếp

Kế hoạch NVL trực tiếp cung cấp thông tin về lượng NVL cần thiết cho quá trình sản xuất và tồn kho cuối kỳ Một phần nguyên liệu này có sẵn trong

Trang 32

tồn kho đầu kỳ, phần còn lại mua từ bên ngoài Sản phẩm làm ra từ nguyên liệu A và B Tồn kho đầu kỳ lấy từ kết quả kiểm kê cuối năm Kỳ tới lượng nguyên liệu tồn kho ít nhất bằng 50% nhu cầu quý sau để đảm bảo sản xuất liên tục Cuối năm kế hoạch dự kiến trong kho còn 4.000 tấn nguyên liệu A và 2.000 tấn nguyên liệu B Nhà cung cấp đồng ý cho doanh nghiệp thanh toán 50% hợp đồng trong quý, phần còn lại thanh toán trong quý sau

KẾ HOẠCH NGUYÊN LIỆU TRỰC TIẾP A và B Chỉ tiêu Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm Khối lượng sản phẩm cần sản xuất 5.600 8.400 10.400 12.200 36.600 Vật liệu cho một SP (kg) 0,80 0,80 0,80 0,80 0,80 Nhu cầu vật liệu cho sản xuất 4.480 6.720 8.320 9.760 29.280 Yêu cầu tồn kho vật liệu cuối kỳ 3.360 4.160 4.880 4.000 4.000 Tổng nhu cầu vật liệu 7.840 10.880 13.200 13.760 33.280 Tồn kho vật liệu đầu kỳ 3.000 3.360 41.460 4.880 3.000 Vật liệu cần mua vào trong kỳ 4.840 7.520 9.040 8.880 30.280

CP mua Vật liệu (1.800.000/tấn) 8.712 13.536 16.272 15.982 54.504

Số tiền dự kiến chi ra qua các quý Khoản nợ năm trước chuyển sang 2.700 2.700

Tổng chi tiền mặt cho NL A 7.056 11.124 14.904 16.128 49.212

Khối lượng sản phẩm cần sản xuất 5.600 8.400 10.400 12.200 36.600 Vật liệu cho một SP (kg) 0,35 0,35 0,35 0,35 0,35 Nhu cầu vật liệu cho sản xuất 1.960 2.940 3.640 4.270 12.810 Yêu cầu tồn kho vật liệu cuối kỳ 1.470 1.820 2.135 2.000 2.000 Tổng nhu cầu vật liệu 3.430 4.760 5.775 6.270 14.810 Tồn kho vật liệu đầu kỳ 1.000 1.470 1.820 2.135 1.000 Vật liệu cần mua vào trong kỳ 2.430 3.290 3.955 4.135 13.810

CP mua vật liệu (3.200.000/tấn) 7.776 10.528 12.656 13.232 44.192

Số tiền dự kiến chi ra qua các quý Khoản nợ năm trước chuyển sang 1.600 1.600

Tổng chi tiền mặt cho NL B 5.488 9.152 11.592 12.944 39.176

Trang 33

Kế hoạch nguyên vật liệu thường đi kèm với bảng tính toán số tiền chi ra cho việc mua vât liệu Nó cần thiết cho việc soạn thảo kế hoạch tiền mặt Chi mua nguyên vật liệu sẽ bao gồm khoản chi của kỳ trước chuyển sang cộng với khoản chi cho kỳ hiện tại

- Kế hoạch nhân công trực tiếp

Kế hoạch nhân công trực tiếp xác định nhu cầu lao động trong cả năm giúp việc điều chỉnh lực lượng lao động phù hợp với tình hình sản xuất

- Kế hoạch chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí khả biến và chi phí bất biến Xác định chi phí khả biến cần tính hệ số khả biến và định mức thời gian lao động cho một đơn vị sản phẩm Chi phí bất biến ước tính theo tổng số tiền chi ra trong kỳ kế hoạch và khi lập kế hoạch tiền mặt phải trừ đi phần khấu hao

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán hàng tồn kho năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Tìm hiểu thông tin và tình hình thông qua quan sát thực tế và phỏng vấn cán bộ, nhân viên trong công ty

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Sử dụng phương pháp thu thập thông tin thông qua việc quan sát thực tế, phỏng vấn các nhân viên để tổng hợp thông tin về công ty;

Sử dụng phương pháp mô phỏng nhằm tái hiện lại hoạt động kế toán và phân tích chi tiết giúp đánh giá chính xác kết quả hoạt động của bộ phận kế toán hàng tồn kho;

Dùng phương pháp so sánh số tuyệt đối và so sánh số tương đối để phân tích sự biến động hàng tồn kho, đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn kho thông qua phương pháp so sánh các chỉ số tài chính và xem xét các mô hình dự trữ

Sử dụng mô hình dự báo dựa vào lượng tăng giảm tuyệt đối trung bình

để dự báo nhu cầu tiêu thụ, lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch nguyên vật liệu

Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán và nâng cao hiệu quả quản trị hàng tồn kho

Trang 34

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NÔNG SẢN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CẦN THƠ (MEKONIMEX/NS)

Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ

Tên viết tắt: MEKONIMEX/NS

Chế biến Hàng Xuất Nhập khẩu, ngày 04/06/1986 đổi tên thành Công ty Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Hậu Giang, đến ngày 12/01/2004 công ty lấy tên

Công ty Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Thành phố Cần Thơ

Năm 1988, công ty liên doanh với nước ngoài thành lập các xí nghiệp liên doanh gồm có: Xí nghiệp Da Meko, Xí nghiệp Chế biến Thức ăn Gia súc Meko, Xí nghiệp May mặc Meko, Xí nghiệp Lông vũ Meko, Xí nghiệp Gia cầm Meko, Xí nghiệp Liên doanh Thuốc lá Vinasa

Ngày 28/11/1992, theo quyết định số 1374/QĐ Ủy ban thành phố về việc thành lập doanh nghiệp Nhà nước, kèm theo nghị định số 338/HĐBT ngày

Trang 35

doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ, tổ chức doanh nghiệp theo hình thức quốc doanh, hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp

Năm 1997, Xí nghiệp Chế biến Nông sản Thực phẩm Cần Thơ, Xí nghiệp thuộc da Tây Đô sáp nhập vào Công ty Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ Năm 1998, công ty là thành viên trong Liên doanh Dầu khí Mekong_ Mekong Gas Ngày 01/10/1998, công ty tham gia góp vốn hình thành Công ty Liên doanh Giày da Tây Đô Tháng 02/2004, Xí nghiệp May Meko, Xí nghiệp Thức ăn Gia súc Meko sáp nhập vào Công ty Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ

Năm 2010, công ty hoàn tất việc cổ phần hóa, chính thức lấy tên là Công

ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ như hiện nay

3.3.1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty MEKONIMEX/NS theo mô hình trực tuyến – chức năng

3.3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận:

- Đại hội đồng cổ đông: Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu

quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, được tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty;

Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát Ban Giám đốc

Phòng kinh doanh

Các phân xưởng chế biến gạo

Các

xí nghiệp liên doanh

Xí nghiệp Bao

bì Carton

Cụm kho Trà Nóc

Hình 3.1 Tổ chức quản lý Công Ty MEKONIMEX/NS

Trang 36

- Hội đồng quản trị (có 05 người): Là cơ quan quản lý công ty do đại hội

đồng cổ đông bầu ra, nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông) Hội đông quản trị có nhiệm vụ giám sát giám đốc điều hành và những người quản lý khác trong công ty;

- Ban kiểm soát (có 03 người): Là cơ quan do đại hội đồng cổ đông bầu

ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của hội đồng quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của giám đốc, trong ghi chép

sổ kế toán và báo cáo tài chính Ban kiểm soát hoạt động độc lập với hội đồng quản trị và giám đốc;

- Ban giám đốc (có 04 người: 1 giám đốc phụ trách chung và 3 phó giám

đốc giúp việc cho giám đốc phụ trách kinh doanh và công việc nội chính): Lãnh đạo trực tiếp các phòng ban; thực hiện các công tác đối nội, đối ngoại; điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty;

- Phòng kế toán (có 06 người): Chịu trách nhiệm về sổ sách, hạch toán

kinh doanh xuất nhập khẩu, tham mưu cho ban giám đốc trong công tác thống

kê, quản lý tài sản;

- Phòng tổ chức hành chính (có 07 người): Chịu trách tuyển dụng, quản

lý, bố trí và theo dõi sự biến động về nhân sự, lập kế hoạch tổ chức đào tạo nhân sự, giúp ban giám đốc trong việc điều hành hoạt động của công ty;

- Phòng kinh doanh (có 04 người): Làm nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc toàn diện về các mặt sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường; xây dựng kế hoạch kinh doanh, soạn thảo hợp đồng kinh tế; tìm kiếm và giao dịch với khách hàng;

- Các bộ phận trực thuộc:

Xí nghiệp bao bì Carton (có 30 người): Sản xuất bao bì đóng gói phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu và sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực bao bì; Phân xưởng Chế biến Gạo Xuất khẩu An Bình (có 04 người), Phân xưởng Chế biến Gạo Xuất khẩu Thới Thạnh (có 10 người): Xay xác, chế biến các loại gạo phục vụ cho công tác xuất khẩu của công ty

3.3.2 T ổ chức bộ máy kế toán

3.3.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán tại Công ty MEKONIMEX/NS gồm 6 bộ phận, được tổ

Trang 37

3.3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận

- Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo, tổ chức thực hiện công tác của bộ

máy kế toán công ty Kế toán trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc,

ký các giấy tờ liên quan đến phòng tài vụ;

- Kế toán tổng hợp: Là người có nhiệm vụ hướng dẫn và kiểm tra chi tiết

về nghiệp vụ kế toán, xác định kết quả kinh doanh và lập báo cáo, quyết toán tài chính;

- Kế toán thanh toán: Theo dõi, kiểm tra tình hình công nợ của khách

hàng, theo dõi nguồn vốn và các khoản thanh toán bằng tiền của công ty, tính lương và bảo hiểm xã hội, theo dõi các khoản thuế phải nộp nhà nước, lập chứng từ phục vụ cho việc hoạt động sản xuất và nhập khẩu;

- Kế toán tài sản cố định: Kiểm tra, quản lý tình hình tăng, giảm, đánh

giá lại tài sản của đơn vị, lập kế hoạch đầu tư, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ định kỳ;

- Kế toán kho: Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng hóa; lập phiếu

xuất, nhập kho; báo cáo hàng tồn kho;

- Kế toán liên doanh: Theo dõi, tổng hợp hoạt động liên quan tại các xí

nghiệp trực thuộc, kiểm tra hồ sơ sổ sách có liên quan

Kế toán tài

Hình 3.2 Tổ chức bộ máy kế toán Công ty MEKONIMEX/NS

Trang 38

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra lập Chứng từ ghi sổ Căn cứ vào

Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó dược dùng để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có lên quan

Cuối tháng, kế toán khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ Đăng kí chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh

nợ, có và số dư của chúng trên Sổ Cái, từ đó lập Bảng Cân đối số phát sinh Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết được lập từ các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính

Bảng tổng hợp

kế toán chứng

từ cùng loại CHỨNG TỪ GHI SỔ

Sổ đăng ký

chứng từ

tổng hợp chi tiết

Sổ cái

Bảng cân đối số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra

Hình 3.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

Trang 39

Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho theo giá đích danh

Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

- Xuất khẩu: Nông sản, lương thực, thực phẩm nhưng chủ yếu là gạo;

- Xay xát và chế biến gạo;

- Đầu tư tài chính và dịch vụ cho thuê kho;

- Làm đại lý ký gởi hàng hóa xuất nhập khẩu;

- Sản xuất, kinh doanh bao bì carton và giấy xeo

KINH DOANH

Sau đây là kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ từ năm 2010 đến tháng 6 năm 2013

Trang 40

Bảng 3.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2010 – 2012

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch2012/2011

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%) 1.DT BH và CCDV 162.410.630 227.246.988 307.803.907 64.836.358 39,92 80.556.919 35,45

3.DT thuần về BH và CCDV 162.410.630 227.246.988 307.803.907 64.836.358 39,92 80.556.919 35,45 4.Giá vốn hàng bán 154.212.611 211.690.825 294.563.667 57.478.214 37,27 82.872.842 39,15 5.LN gộp về BH và CCDV 8.198.019 15.556.164 13.240.240 7.358.145 89,76 (2.315.923) (14,89) 6.DT hoạt động tài chính 11.103.577 11.005.124 11.917.895 (98.453) (0,89) 912.770 8,29

Ngày đăng: 10/10/2015, 15:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w