1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng quốc tế chi nhánh cần thơ

77 169 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,79 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài chính Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 Cần Thơ 08/2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH NGUYỄN THỊ THỦY TIÊN MSSV: LT11082 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Th.S NGUYỄN THỊ LƯƠNG Cần Thơ 08/2013 LỜI CẢM TẠ Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã trang bị cho tôi kiến thức trong suốt quá trình học tập. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Lương đã hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám đốc Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, các anh, chị đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, thu thập tài liệu cũng như cho tôi những lời khuyên quý báu trong quá trình thực tập tại đây. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thủy Tiên i TRANG CAM KẾT Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng khớp với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào. Cần Thơ, ngày ….. tháng …. năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thủy Tiên ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… ……………………… Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2013 iii MỤC LỤC Chương 1: GIỚI THIỆU ................................................................................. 1 1.1 Lý do chọn đề tài ...................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung .............................................................................. 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .............................................................................. 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 2 1.3.1 Phạm vi không gian ............................................................................... 2 1.3.2 Phạm vi thời gian................................................................................... 2 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu .................................................................... 2 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 3 2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 3 2.1.1 Khái niệm TTQT ................................................................................... 3 2.1.2 Vai trò của TTQT .................................................................................. 3 2.1.3 Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT .......................... 4 2.1.4 Các phương thức TTQT ........................................................................ 4 2.1.5 Các điều kiện trong TTQT của ngân hàng thương mại ........................... 5 2.1.6 Các phương thức TTQT chủ yếu của ngân hàng thương mại ................. 7 2.1.7 Các phương tiện dùng trong TTQT tế của ngân hàng thương mại ........ 11 2.1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của ngân hàng thương mại ..................................................................................................................... 14 2.1.9 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động TTQT ............................... 15 2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 17 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 17 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 17 Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦN THƠ .................................................................................................... 18 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ ....................................................................................................... 18 3.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ ................... 19 3.3 Nguyên tắc hoạt động và định hướng phát triển.............................. 19 3.4 Quy trình nghiệp vụ TTQT tại VIB Cần Thơ .......................................... 20 3.4.1 Thanh toán nhập khẩu.......................................................................... 20 3.4.2 Thanh toán xuất khẩu .................................................................. 23 3.5 Kết quả kinh doanh................................................................................ 26 Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦN THƠ ........................ 35 4.1 Thực trạng hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm2013 ................. 35 iv 4.1.1 Tình hình TTQT theo phương thức thanh toán .................................... 37 4.1.2 Tình hình TTQT theo hoạt động xuất nhập khẩu.................................. 43 4.1.3 Tình hình TTQT theo lĩnh vực tài trợ................................................... 48 4.2 Kết quả của hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.......... 50 4.2.1 Kết quả của hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ giaI đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ......... 50 4.2.2 Đánh giá kết quả hoạt động TTQT của ngân hàng TMCP Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ... ..................................................................................................................... 52 4.3 Đánh giá tổng quan hoạt động TTQT của ngân hàng TMCP Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ... ..................................................................................................................... 53 4.3.1 Kết quả đạt được.................................................................................. 53 4.3.2 Hạn chế ............................................................................................... 54 4.3.3 Nguyên nhân ....................................................................................... 54 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIÊN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦN THƠ ............................................................................................................. 56 5.1 Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ. ........................................................................ 56 5.1.1 Nâng cao năng lực, trình độ cán bộ TTQT ................................... 56 5.1.2 Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ TTQT ............................ 56 5.1.3 Hoàn thiện và đổi mới công nghệ ngân hàng ....................................... 57 5.1.4 Tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với hoạt động TTQT......... 57 5.1.5 Tăng cường hoạt động Marketing ........................................................ 57 5.1.6 Đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu và tăng cường nguồn ngoại tệ phục vụ hoạt động thanh toán quốc tế ....................................................... 58 5.1.7 Thực hiên chính sách khách hàng hợp lý ............................................. 58 5.1.8 Phát triển hệ thống ngân hàng đại lý .................................................... 59 5.1.9 Thực hiện tốt dịch vụ tư vấn cho khách hàng ....................................... 59 5.2 Định hướng phát triễn hoạt động TTQT tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ ............................................................................................. 59 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 61 6.1 Kết luận .................................................................................................. 61 6.2 Kiến nghị................................................................................................ 62 6.2.1 Đối với Chính phủ ............................................................................... 62 6.2.2 Đối với ngân hàng Nhà nước ............................................................... 63 v 6.2.3 Đối với Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam .................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 65 vi DANH SÁCH BẢNG Bảng 3.1 Tình hình huy động vốn của VIB Cần Thơ .................................... 27 Bảng 3.2 Bảng so sánh tình hình huy động vốn của VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .......................................... 28 Bảng 3.3 Doanh số cho vay của VIB Cần Thơ.............................................. 30 Bảng 3.4 Bảng so sánh doanh số cho vay của VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .................................................. 31 Bảng 3.5 Kết quả kinh doanh của VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012. ........................................................................................................... 33 Bảng 3.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của VIB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2013 ................................................. 34 Bảng 4.1 Doanh số hoạt động TTQT của VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm từ 2010, 2011, 2012 .......................................................................................... 35 Bảng 4.2 Doanh số hoạt động TTQT của VIB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2013 ........................................................ 36 Bảng 4.3 Tình hình thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 .......................................... 37 Bảng 4.4 Tình hình thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại VIB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2013 38 Bảng 4.5 Tình hình thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán chuyển tiền tại VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 .............................. 39 Bảng 4.6 Tình hình thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán chuyển tiền tại VIB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................................................................. 40 Bảng 4.7 Tình hình thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu tại VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 ......................................................... 41 Bảng 4.8 Tình hình thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu tại VIB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2013 .............. 42 Bảng 4.9 Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu tại VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 .................................................................................. 43 Bảng 4.10 Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu tại VIB Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................. 44 Bảng 4.11 Bảng so sánh chênh lệch doanh số thanh toán hàng nhập khẩu tại VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 .. 45 Bảng 4.12 Tình hình thanh toán hàng xuất khẩu tại VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 .................................................................................. 46 Bảng 4.13 Tình hình thanh toán hàng xuất khẩu tại VIB Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................. 47 vii Bảng 4.14 Bảng so sánh chênh lệch doanh số thanh toán hàng xuất khẩu của VIB Cần Thơ trong giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ............................................................................................................. 47 Bảng 4.15 Doanh số thanh toán quốc tế theo lĩnh vực tài trợ tại VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 ................................................................ 48 Bảng 4.16 Doanh số thanh toán quốc tế theo lĩnh vực tài trợ tại VIB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2013 ..................... 49 Bảng 4.17 Kết quả hoạt động TTQT của VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 ................................................................................................... 50 Bảng 4.18 Kết quả hoạt động TTQT của VIB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2013 ........................................................ 51 viii DANH SÁCH HÌNH Hình 4.1 Doanh số TTQT của VIB Cần Thơ ................................................ 37 Hình 4.2 Doanh số TTQT theo phương thức L/C.......................................... 39 Hình 4.3 Doanh số TTQT theo phương thức thanh toán chuyển tiền ............ 41 Hình 4.4 Doanh số TTQT theo phương thức nhờ thu .................................... 43 Hình 4.5 Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu ............................................. 45 Hình 4.6 Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu .............................................. 48 Hình 4.7 Doanh số TTQT theo lĩnh vực tài trợ ............................................. 50 Hình 4.8 Lợi nhuận từ hoạt động TTQT so với tổng lợi nhuận của VIB Cần Thơ .............................................................................................................. 52 ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VIB TTQT NHTM NK XK : Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam : Thanh toán quốc tế : Ngân hàng thương mại : Nhập khẩu : Xuất khẩu x CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới hiện nay đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các quốc gia phát triển và mở rộng các mối quan hệ trong trao đổi thương mại và phân công lao động quốc tế. Đồng nghĩa với việc mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đó thương mại quốc tế đóng vai trò ngày càng quan trọng. Đối với Việt Nam, phát triển kinh tế đối ngoại là một điều tất yếu khách quan nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thông qua hoạt động kinh tế đối ngoại, nước ta mới tạo được nguồn ngoại tệ cần thiết để phục vụ nhập khẩu kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, đồng thời phát huy tiềm năng của đất nước, tận dụng nguồn vốn và công nghệ nước ngoài để đẩy nhanh tiến trình phát triển đất nước, đưa nền kinh tế Việt Nam từng bước hội nhập với thế giới. Đóng góp một phần không nhỏ vào hoạt động thương mại quốc tế chính là hoạt động thanh toán quốc tế. Chất lượng và tốc độ phát triển thương mại quốc tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó thanh toán quốc tế giữ vai trò hết sức quan trọng. Nó được xem là công cụ, là cầu nối trong quan hệ kinh tế- thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Nó còn là một trong những mặt hoạt động quan trọng chính yếu của Ngân hàng. Trong quá trình học tập tại trường, được sự chỉ dạy hướng dẫn của các thầy cô giáo, em đã tiếp thu được những kiến thức cơ bản nền tảng về Ngân hang thương mại. Đến khi thực tập tại Ngân hàng Quốc tế (VIB) chi nhánh Cần Thơ, em nhận thấy hoạt động thanh toán quốc tế giữ vai trò đặc biệt quan trọng và được xem là một trong những hoạt động chính của Ngân hàng. Hoạt động thanh toán quốc tế của VIB Cần Thơ đang rất phát triển và đã đạt được một số thành tựu nhất định, thị phần cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị kim ngạch xuất ngập khẩu của toàn hệ thống VIB. Song song đó, hoạt động thanh toán quốc tế tại VIB Cần Thơ vẫn còn một số hạn chế trong cơ chế nghiệp vụ cũng như trong công tác tổ chức và thực hiện, bên cạnh đó là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với các Ngân hàng khác nói chung và các Chi nhánh, Phòng giao dịch của VIB nói riêng. Vì vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện đồng thời phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại VIB Cần Thơ là vô cùng cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu trên, em đã chọn “Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) chi nhánh Cần Thơ, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát huy các mặt mạnh và khắc phục những mặt yếu kém, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. - Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng. Từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá về những kết quả đạt được và những mặt hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Cần Thơ. - Đưa ra các giải pháp phát triển và nâng cao kết quả của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng trong thời gian tới. 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại ngân hàng TMCP Quốc tế chi nhánh Cần Thơ. 1.3.2 Phạm vi thời gian - Thời gian thu thập số liệu từ tháng 08/2013 đến 11/2013. - Luận văn sử dụng thông tin và số liệu về hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Quốc tế chi nhánh Cần Thơ. 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân quốc gia này với các tổ chức hay cá nhân của quốc gia khác. 2.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế a) Đối với nền kinh tế - Thanh toán quốc tế làm giảm lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, giảm bớt các chi phí trung gian khi thực hiện giao dịch, từ đó thu hút lượng ngoại tệ cho nền kinh tế thông qua các hoạt động như nghiệp vụ chuyển tiền, kiều hối, L/C xuất khẩu. - Thanh toán quốc tế góp phần thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hóa phát triển, quan hệ hàng hóa - tiền tệ được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng; từ đó giúp các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh, đóng góp vào tăng trưởng GDP của nền kinh tế. - Thanh toán quốc tế là cầu nối về quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia, làm giảm thiểu rủi ro khi thực hiện hợp đồng kinh tế. b) Đối với ngân hàng thương mại - Thanh toán quốc tế tạo điều kiện thu hút khách hàng, mở rộng thị phần làm tăng khả năng cạnh tranh đồng thời góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng. - Thanh toán quốc tế cũng là một kênh huy động vốn của ngân hàng, từ đó làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng. - Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hang mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng quốc tế, góp phần phân tán rủi ro cho ngân hàng. - Thanh toán quốc tế giúp ngân hang mở rộng mối quan hệ cũng như quy mô hoạt động, thiết lập mối quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài, nâng cao uy tín của ngân hang trên trường quốc tế. Trên cơ sở đó, khai thác nguồn tài trợ trên thị trường tài chính quốc tế. c) Đối với khách hàng - Thanh toán quốc tế giúp khách hàng thực hiện giao dịch nhanh chóng, an toàn, chính xác, tiện lợi và tiết kiệm chi phí. 3 - Tham gia hoạt động thanh toán quốc tế, quyền lợi của khách hang được đảm bảo, bên cạnh đó, khách hàng còn được tư vấn để lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng. - Khách hàng có thể nhận được tài trợ từ phía ngân hàng như: ngân hàng cho vay, bảo lãnh hoặc chiết khấu chứng từ cho khách hàng. 2.1.3 Hệ thống văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế 2.1.3.1 Nguồn luật quốc tế - Công ước Geneve 1930 về Luật hối phiếu thống nhất (Uniform Law for Bills of Exchange – Geneve Convention 1930, ULB 1930). - Luật thống nhất về Séc (Uniform Law on Cheque – ULC 1931). - Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP 600 (The Uniform Custom and Practice for Documentary Credits). - Quy tắc thống nhất về nhờ thu URC 522 (Uniform Rules for Collection, ICC publication 522). Và các nguồn luật khác do ICC ban hành và các công ước quốc tế về vận tải và hàng hải. 2.1.3.2 Nguồn luật quốc gia - Luật thương mại Việt Nam 2005 - Luật các tổ chức tín dụng - Luật các công cụ chuyển nhượng - Pháp lệnh ngoại hối 2.1.4 Các phương thức thanh toán quốc tế 2.1.4.1 Căn cứ vào chứng từ kèm theo - Phương thức thanh toán không kèm chứng từ: là phương thức mà việc thanh toán của người có nghĩa vụ trả tiền không căn cứ vào chứng từ do người thực hiện nghĩa vụ xuất trình, gồm: chuyển tiền, nhờ thu trơn, thư bảo lãnh, thư tín dụng dự phòng. - Phương thức thanh toán kèm chứng từ: là phương thức mà việc thanh toán của người có nghĩa vụ trả tiền chỉ căn cứ vào chứng từ do người thực hiện nghĩa vụ xuất trình, gồm: nhờ thu kèm chứng từ, tín dụng chứng từ, ủy thác. 2.1.4.2 Căn cứ vào vai trò của ngân hàng trong phương thức thanh toán - Phương thức thanh toán trực tiếp: là phương thức mà người có nghĩa vụ chi trả trực tiếp trả tiền, ngân hang chỉ là trung gian để thu (hoặc trả) tiền cho người nhận, gồm: chuyển tiền, ghi sổ, nhờ thu. 4 - Phương thức thanh toán gián tiếp: là phương thức mà người trả tiền là một bên thứ ba (thường là ngân hang thương mại), gồm: thư bảo lãnh, thư tín dụng dự phòng, tín dụng chứng từ, ủy thác. 2.1.4.3 Căn cứ vào phương tiện thanh toán - Phương thức thanh toán bằng thư truyền thống: là phương thức mà các lệnh thanh toán được chuyển bằng thư truyền thống, gồm: chuyển tiền bằng thư, ghi sổ, nhờ thu bằng thư, tín dụng chứng từ bằng thư, thư bảo lãnh, thư ủy thác. - Phương thức thanh toán điện tử: là phương thức mà mà các lệnh thanh toán được chuyển bằng phương tiện điện tử, gồm: chuyển tiền điện tử, thanh toán bằng Séc, nhờ thu điện tử, tín dụng chứng từ điện tử. 2.1.4.4 Căn cứ vào mục đích thanh toán - Phương thức thanh toán xuất khẩu: gồm chuyển tiền đến, L/C xuất khẩu, nhờ thu xuất khẩu. - Phương thức thanh toán nhập khẩu: gồm chuyển tiền đi, L/C nhập khẩu, nhờ thu nhập khẩu. 2.1.5 Các điều kiện trong thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại 2.1.5.1 Điều kiện về tiền tệ Điều kiện tiền tệ có nghĩa là việc quy định thống nhất sử dụng đơn vị tiền tệ nào để tính toán và thanh toán trong các hợp đồng xuất nhập khẩu và hiệp định ký giữa các nước, đồng thời quy định phương thức xử lý khi có sự biến động về giá trị của đồng tiền đó xảy ra. Có nhiều cách thức để phân loại tiền tệ sử dụng trong hợp đồng. Nếu căn cứ vào hình thái tồn tại của tiền tệ thì chia làm hai loại: tiền mặt và tiền ghi sổ hoặc tiền chuyển khoản. Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng công cụ tiền tệ trong thanh toán, có thể phân làm hai loại: tiền tệ tính toán và tiền tệ thanh toán. Còn nếu căn cứ vào phạm vi sử dụng của tiền tệ thì bao gồm: tiền tệ thế giới, tiền tệ quốc tế và tiền tệ quốc gia. Việc sử dụng đồng tiền nào là tiền thanh toán trong hợp đồng mua bán ngoại thương phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: so sánh tương quan vị thế giữa hai bên mua bán, vị trí của đồng tiền thanh toán trên thị trường quốc tế... Khi tiến hành thanh toán, bên nào cũng muốn dùng đồng tiền của nước mình vì có nhiều điểm lợi như: để nâng cao uy tín của tiền nước mình trên thị trường thế giới, không phải dùng đến ngoại tệ để trả nợ nước ngoài, có thể tránh được những rủi ro do ngoại tệ biến động bất ngờ. Tuy nhiên, để đi đến quyết định sử dụng đơn vị tiền tệ nào, cần đặc biệt quan tâm tới khả năng đảm bảo hối đoải của nó. Điều kiện đảm bảo hối đoái: Nhằm đảm bảo giá trị thực tế của các khoản thu nhập tiền tệ từ hợp đồng ngoại thương, hạn chế tối đa những tổn thất gây ra bởi sự biến động thường xuyên của tỷ giá hối đoái trên thị trường, người ta 5 có thể thoả thuận với nhau những điều kiện đảm bảo hối đoái trong hợp đồng. Điều kiện này bao gồm: điều kiện đảm bảo vàng, điều kiện đảm bảo ngoại hối và điều kiện đảm bảo theo rổ tiền tệ. - Điều kiện đảm bảo vàng: hình thức thường dùng của điều kiện đảm bảo vàng là giá cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng mua bán hàng hoá được quy định bằng một đồng tiền nào đó và xác định giá trị vàng của đồng tiền này. - Điều kiện đảm bảo hối đoái: lựa chọn một đồng tiền tương đối ổn định, xác định mối quan hệ tỷ giá với đồng tiền thanh toán để đảm bảo giá trị của tiền tệ thanh toán là điều kiện đảm bảo hối đoái. - Điều kiện đảm bảo theo rổ tiền tệ: khi áp dụng đảm bảo hối đoái theo rổ tiền tệ các bên phải thống nhất lựa chọn số lượng ngoại tệ đưa vào " rổ" và cách lấy tỷ giá hối đoái của các ngoại tệ đó so với đồng tiền được đảm bảo vào lúc ký kết hợp đồng và lúc thanh toán, để điều chỉnh tổng trị giá của hợp đồng đó. 2.1.5.2 Điều kiện về địa điểm thanh toán Trong TTQT giữa các nước, bên nào cũng muốn trả tiền tại nước mình, lấy nước mình làm địa diểm thanh toán vì có nhiều điểm lợi như: ngân hàng nước mình thu được thủ tục phí nghiệp vụ, có thể đến ngày trả tiền mới phải chi tiền ra, tạo điều kiện nâng cao được vị thế của thị trường tiền tệ nước mình trên thế giới. Trong thanh toán ngoại thương, địa điểm thanh toán có thể ở nước người nhập khẩu hoặc ở nước người xuất khẩu hoặc ở nước thứ ba. Nhưng trên thực tế, việc xác định địa điểm thanh toán là do sự so sánh lực lượng giữa hai bên quyết định, đồng thời cũng thấy rằng dùng đồng tiền thanh toán của nước nào thì địa điểm thanh toán thường là nước ấy. 2.1.5.3 Điều kiện về thời gian thanh toán Điều kiện về thời gian thanh toán chỉ rõ thời hạn người nhập khẩu phải trả tiền cho người xuất khẩu theo quy định trong hợp đồng ngoại thương. Thời gian thanh toán nhanh hay chậm, sớm hay muộn có tác động đến việc luân chuyển vốn, khả năng hạn chế rủi ro về các yếu tố như lãi suất, tỷ giá hối đoái. Thông thường có ba cách quy định về thời gian thanh toán: trả tiền trước, trả tiền ngay và trả tiền sau. - Thời gian trả tiền trước: là sau khi ký hợp đồng hoặc sau khi bên xuất khẩu chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu, nhưng trước khi giao hàng, thì bên nhập khẩu phải trả cho bên xuất khẩu toàn bộ hay một phần tiền hàng. Trả tiền trước có thể là với mục đích của người nhập khẩu cấp tín dụng ngắn hạn cho người xuất khẩu. Song cũng với mục đích nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng của người nhập khẩu. Việc ứng trước tiền hàng thường được áp dụng trong các trường hợp khối lượng hàng hoá lớn, thời gian sản xuất dài, người bán không đủ vốn hoặc cả hai bên không thật sự tin tưởng lẫn nhau. - Thời gian trả tiền ngay: có nghĩa là người nhập khẩu phải thực hiện thanh toán cho người xuất khẩu ngay khi nhận được điện báo chuyển hàng, trả ngay khi nhận được bộ chứng từ hoặc ngay khi nhận được lô hàng đầu tiên. - Thời gian trả tiền sau: theo cách này người nhập khẩu đã nhận được hàng, thậm chí sử dụng một thời gian nhất định mới thanh toán cho người xuất 6 khẩu. Như vậy, thực chất người xuất khẩu đã cấp tín dụng cho người nhập khẩu. Trong thương mại quốc tế, tuỳ thuộc vào tính chất, đối tượng hàng hoá hay dịch vụ cung ứng mà áp dụng một trong ba cách trả tiền. 2.1.5.4 Điều kiện về phương thức thanh toán Đây là điều kiện quan trọng nhất trong các điều kiện TTQT. Phương thức thanh toán là một cách thức nhất định, thông qua đó người mua trả tiền để nhận hàng và người bán nhận tiền để giao hàng. Trong buôn bán người ta có thể lựa chọn nhiều phương thức thanh toán khác nhau để thu tiền hoặc trả tiền, nhưng xét cho cùng việc lựa chọn phương thức nào cũng phải xuất phát từ yêu cầu của người bán là thu tiền nhanh, đúng, đầy đủ và tuỳ yêu cầu của người mua là nhập hàng đúng số lượng, chất lượng và đúng hạn. Các phương thức TTQT sử dụng trong quan hệ thương mại quốc tế bao gồm: - Phương thức ghi sổ (mở tài khoản). - Phương thức chuyển tiền. - Phương thức nhờ thu. - Phương thức tín dụng chứng từ. Như vậy, để đảm bảo được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quan hệ TTQT thì mỗi bên cần phải thực hiện đúng các điều kiện đã nêu ra trong hợp đồng ngoại thương. 2.1.6 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu của ngân hàng thương mại 2.1.6.1 Phương thức chuyển tiền Chuyển tiền là hình thức thanh toán mà trong đó người trả (người mua hàng, người nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định đến cho người bán hàng (người xuất khẩu) ở một địa điểm nhất định tại một thời điểm nhất định. Quy trình chuyển tiền Sơ đồ 1 (1) Người xuất khẩu Người nhập khẩu (5) Ngân hàng đại lý (2) (4) (3) Ngân hàng chuyển tiền (1) Người xuất khẩu thực hiện giao hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng từ thanh toán. (2) Người nhập khẩu sau khi kiểm tra chứng từ, hóa đơn và viết lệnh chuyển tiền nộp vào ngân hàng phục vụ mình đề nghị chuyển tiền để thanh toán cho người xuất khẩu. 7 (3) Nếu chứng từ hàng hóa hợp lệ và đủ số dư thanh toán, ngân hàng sẽ trích tài khoản của người nhập khẩu để chuyển đi và gửi giấy báo nợ cho người nhập khẩu biết. (4) Ngân hàng chuyển tiền cho người xuất khẩu (bằng điện báo hay bằng thư) thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước xuất khẩu. (5) Ngân hàng đại lý gửi giấy báo có cho người xuất khẩu. Thanh toán chuyển tiền bao gồm 2 loại: + Chuyển tiền bằng điện báo (Telegraphic Transfer – T/T): là hình thức chuyển tiền được thực hiện bằng cách ngân hàng điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài trả tiền cho người xuất khầu. Ngày nay khi tham gia mạng SWITF thì hầu hết được thực hiện trên mạng SWITF. Đây là hình thức chuyển tiền tốc độ nhanh nhưng chi phí cao. + Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer –M/T): là hình thức chuyển tiền được thực hiện bằng cách ngân hàng gửi thư đến cho ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để ra lệnh trả tiền cho người xuất khẩu. Đây là hình thức chuyển tiền chi phí thấp nhưng tốc độ chậm. Ưu và nhược điểm của hình thức chuyển tiền: + Ưu điểm: thanh toán đơn giản. + Nhược điểm: việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người nhập khẩu. 2.1.6.2 Phương thức ủy nhiệm thu (nhờ thu) Ủy nhiệm thu là hình thức thanh toán mà người xuất khẩu sau khi cung cấp hàng hóa hay dịch vụ thì lập Ủy nhiệm thu nộp vào ngân hàng phục vụ mình nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu trên cơ sở của chứng từ thanh toán. Ủy nhiệm thu có 2 hình thức: + Ủy nhiệm thu trơn: là hình thức thanh toán mà trong đó người xuất khẩu sau khi giao hàng cho người nhập khẩu thì ký phát hối phiếu và ủy nhiệm thu nhờ ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu với số tiền ghi trên hối phiếu và không kèm theo bất kỳ điều kiện thanh toán nào. Quy trình thanh toán Sơ đồ 2 (1) Người nhập khẩu Người xuất khẩu (2) (7) (4) (5) (3) Ngân hàng bên nhập khẩu Ngân hàng bên xuất khẩu (6) 8 (1) Người xuất khẩu giao hàng hóa, dịch vụ cho người nhập khẩu đồng thời gửi chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu để nhận hàng. (2) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập ủy nhiệm thu và chứng từ có liên quan gửi đến ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu tiền hộ. (3) Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển ủy nhiệm thu và hối phiếu cho ngân hàng đại lý ở nước nhập khẩu. (4) Ngân hàng đại lý xuất trình hối phiếu và ủy nhiệm thu để đòi tiền người nhập khẩu. (5) Người nhập khẩu nhận được hàng, kiểm tra hàng hòa, nếu phù hợp với hợp đồng thì đồng ý thanh toán hoặc ký chấp nhận thanh toán lên hối phiếu. (6) Nếu người nhập khẩu đồng ý thì ngân hàng đại lý sẽ chuyển tiền cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng bên xuất khẩu. (7) Ngân hàng bên xuất khẩu ghi có và gửi giấy báo có cho người xuất khẩu. + Ủy nhiệm thu trơn là phương thức không được áp dụng nhiều trong thanh toán, vì không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu, do khâu nhận hàng và khâu thanh toán hoàn toàn tách biệt nên người nhập khẩu có thể nhận hàng mà không trả tiền hoặc trả tiền chậm. Khi thực hiện phương thức này, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải tin tưởng nhau. + Ủy nhiệm thu kèm chứng từ: là hình thức thanh toán mà người xuất khẩu sau khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ thì lập ủy nhiệm thu và chứng từ thanh toán nộp vào ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ tiền từ người nhập khẩu, ngân hàng sẽ thay mặt người xuất khẩu khống chế bộ chứng từ thanh toán và chỉ khi nào người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì mới giao bộ chứng từ. Quy trình thanh toán Sơ đồ 3 (1) Người xuất khẩu Người nhập khẩu (2) (8) (4) (5) (6) (3) Ngân hàng bên xuất khẩu Ngân hàng bên nhập khẩu (7) (1) Dựa vào hợp đồng đã ký, người xuất khẩu tiến hành giao hàng cho người nhập khẩu. 9 (2) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập ủy nhiệm thu và kèm theo toàn bộ chứng từ thanh toán gửi đến ngân hàng phục vụ mình để nhờ thu tiền từ người nhập khẩu. (3) Ngân hàng bên xuất khẩu chuyển ủy nhiệm thu và toàn bộ chứng từ thanh toán đến ngân hàng bên nhập khẩu nhờ thu hộ tiền. (4) Ngân hàng bên nhập khẩu giữ lại bộ chứng từ thanh toán, gửi hối phiếu kèm bản sao hóa đơn đến người nhập khẩu để yêu cầu thanh toán. (5) Tùy theo thỏa thuận về thời gian thanh toán mà có 2 trường hợp: (5.1) Nếu ủy nhiệm thu trả tiền giao chứng từ (Documents Against Payment – D/P) thì người nhập khẩu phải thanh toán tiền, ngân hàng mới giao bộ chứng từ. (5.2) Nếu ủy nhiệm hu chấp nhận thanh toán giao chứng từ (Documents Against Accaptance – D/A) thì người nhập khẩu chỉ cần ký chấp nhận thanh toán lên hối phiếu, ngân hàng sẽ giao bộ chứng từ. (6) Ngân hàng thu hộ chuyển giao bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập khẩu để nhận hàng. (7) Ngân hàng bên nhập khẩu thực hiện chuyển tiền và gửi giấy báo có hoặc hối phiếu đã chấp nhận về cho ngân hàng bên xuất khẩu. (8) Ngân hàng bên xuất khẩu ghi có vào tài khoản và gửi giấy báo có cho người xuất khẩu. Hình thức thanh toàn này đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu, hàng hóa không bị mất nếu người nhập khẩu không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán. 2.1.6.3 Phương thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C) Thanh toán bằng thư tín dụng (Letter of Credit – L/C) là một hình thức thanh toán trong đó người nhập khẩu đề nghị ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng mở L/C) thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán cho người xuất khẩu với điều kiện người này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với điều kiện đã thỏa thuận. Quy trình thanh toán Sơ đồ 4 Người(4) nhập khẩu (1) (4) (9) (10) Người xuất khẩu (3) (5) (8) (2) Ngân hàng mở L/C (6) (7) 10 Ngân hàng thông báo (1) Dựa vào hợp đồng mua bán, người nhập khẩu đề nghị ngân hàng phục vụ mình mở L/C. (2) Nếu đủ điều kiện, ngân hàng mở L/C và chuyển đến cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông bào tại nước xuất khẩu. (3) Ngân hàng thông báo sau khi nhận được L/C sẽ kiểm tra và chuyển đến cho người xuất khẩu toàn bộ nội dung bản gốc. (4) Người xuất khẩu nhận L/C tiến hành kiểm tra, nếu phù hợp thì giao hàng cho người nhập khẩu. (5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng điều khoản trong L/C và chuyển đến cho ngân hàng thông báo. (6) Ngân hàng thông báo nhận được bộ chứng từ thanh toán, tiến hành kiểm tra, nếu phù hợp thì sẽ chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C để yêu cầu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. (7) Nhận được bộ chứng từ thanh toán, ngân hàng mở L/C kiểm tra lại, nếu phù hợp thì thanh toán hoặc ký chấp nhận thanh toán lên hối phiếu và gửi hối phiếu lại cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo. (8) Nhận được điện báo có về khoản thanh toán bộ chứng từ hàng hóa xuất khẩu, ngân hàng gửi báo có cho người xuất khẩu hoặc thông báo hối phiếu đã được chấp nhận cho người xuất khẩu. (9) Ngân hàng mở L/C gửi chứng từ thanh toán cho người nhập khẩu để nhận hàng. (10) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp với những điều kiện thỏa thuận thì thanh toán lại cho ngân hàng mở L/C. 2.1.7 Các phương tiện dùng trong thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại Để tiến hành các nghiệp vụ TTQT được thuận tiện, có hiệu quả, người ta sử dụng các phương tiện thanh toán thích hợp. Phương tiện thanh toán là công cụ mà người ta thực hiện trả tiền trong quan hệ buôn bán với nhau. Tuỳ theo điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mối quan hệ thương mại, quan hệ thanh toán, có thể lựa chọn và sử dụng một trong những phương tiện thanh toán như: séc, hối phiếu, kỳ phiếu, thẻ thanh toán. 2.1.7.1 Séc  Khái niệm Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc, hoặc trả theo lệnh của người ấy hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất định, bằng tiền mặt hay chuyển khoản. Séc được sử dụng phổ biến không chỉ trong nội địa mà còn được sủ dụng rộng rãi trong TTQT về hàng hoá, cung ứng lao vụ, du lịch và các chi trả phí mậu dịch khác. 11  Thành phần tham gia thanh toán séc gồm có - Người ký séc: là người chủ tài khoản thanh toán ở ngân hàng. - Người thụ lệnh: ngân hàng (thực hiện trích tài khoản của người ký séc trả cho người thụ hưởng). - Người thụ hưởng: người được hưởng số tiền trên tờ séc.  Những nội dung ghi chú bắt buộc trên tờ séc - Tên của séc: là loại séc gì? - Số tiền ghi trên séc phải rõ ràng, trùng khớp cả số và bằng chữ phải có ký hiệu tiền tệ. - Trên séc phải có địa điểm, ngày tháng lập séc. - Tên, địa chỉ, tài khoản của người yêu cầu trích séc. - Ký séc theo đúng chữ ký mẫu đã đăng ký.  Phân loại séc Có thể phân loại séc theo các chuẩn mực khác nhau. - Theo tiêu chí chuyển nhượng của séc: + Séc ghi tên: là loại séc ghi rõ tên người hưởng lợi. Séc này không thể chuyển nhượng được. + Séc vô danh: là loại séc không ghi tên người hưởng lợi, chỉ có câu" trả cho người cầm séc". Bất cứ ai cầm séc đều có thể lĩnh tiền ở ngân hàng. Séc này chuyển nhượng được. + Séc theo lệnh: là loại séc ghi trả tiền theo lệnh của người có tên trên tờ séc. " Yêu cầu trả theo lệnh của ông A". - Theo tính chất của séc chia thành: + Séc tiền mặt; dùng để rút tiền mặt tại ngân hàng. + Séc chuyển khoản: không rút được tiền mặt mà chỉ chuyển từ tài khoản này sang tài khoản khác. + Séc gạch chéo: là loại séc trên mặt trước của tờ séc có hai dòng kẻ song song, loại séc này không rút được tiền mặt mà chỉ dùng chuyển khoản, song giới hạn phạm vi đến của tờ séc. + Séc xác nhận: là loại séc trước khi được sử dụng phải mang tới ngân hàng đóng dấu xác nhận, để ngân hàng khẳng định, đảm bảo khả năng chi trả của tờ séc. + Séc du lịch: đây là loại " Lệnh" của ngân hàng yêu cầu đại lý của mình trả tiền cho người có tên trên tờ séc, loại séc này có giá trị vô thời hạn. Người sở hữu séc phải ký sẵn chữ ký thứ nhất tên tờ séc. Khi lĩnh tiền người hưởng lợi ký tại chỗ chữ ký thứ hai thì mới hợp lệ. 2.1.7.2 Hối phiếu  Khái niệm Theo công ước quốc tế ký về hối phiếu năm 1930, hối phiếu được hiểu là một tờ lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu, hoặc đến một ngày nhất định ghi trên hối phiếu phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm hối phiếu. Với khái niệm trên, hối phiếu có ba đặc điểm: 12 - Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu: người có nghĩa vụ trả tiền không thể viện bất cứ lý do nào từ chối số tiền đã ghi trên hối phiếu (trừ trường hợp hối phiếu lập sai). - Tính trừu tượng của hối phiếu: trên hối phiếu không ghi rõ lý do phát sinh hối phiếu mà chỉ ghi số tiền phải trả. - Tính lưu thông của hối phiếu: hối phiếu có thể được chuyển nhượng một lần hoặc nhiều lần trong phạm vi thời hạn của nó.  Thành phần tham gia thanh toán hối phiếu - Người ký phát hối phiếu: là người bán hàng (người xuất khẩu). - Người trả tiền hối phiếu: là người mua (người nhập khẩu) hay một người thứ ba do sự chỉ định của người nhập khẩu (thường là một người đóng vai trò ngân hàng chấp nhận hoặc ngân hàng mở thư tín dụng). - Người thụ hưởng hối phiếu: là người được nhận số tiền ghi trên hối phiếu. Trước hết, đó chính là người ký phát hối phiếu và cũng có thể là một người nào đó do người ký phát chỉ định.  Trên hối phiếu phải ghi rõ những quy định cụ thể sau - Tên đề hối phiếu. - Địa điểm phát hành hối phiếu. - Ngày, tháng ký phát hối phiếu (Địa chỉ). - Mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện. - Số tiền của hối phiếu. - Thời gian trả tiền của hối phiếu. - Địa điểm trả tiền của hối phiếu. - Người hưởng lợi hối phiếu. - Người trả tiền hối phiếu. - Người ký phát hối phiếu. Ngoài những nội dung bắt buộc trên, hối phiếu có thể ghi thêm một số nội dung khác theo thảo thuân của hai bên, song không làm sai lệch tính chất của hối phiếu theo luật định.  Phân loại hối phiếu Có nhiều tiêu thức phân loại hối phiếu như căn cứ vào thời hạn trả tiền, vào tính chất chuyển nhượng... - Căn cứ vào thời hạn trả tiền có: + Hối phiếu trả tiền ngay: là loại hối phiếu mà khi người hưởng lợi xuất trình nó cho người thụ lệnh thì người này phải thanh toán ngay số tiền ghi trên hối phiếu. + Hối phiếu có kỳ hạn: là loại hối phiếu mà người có nghĩa vụ trả tiền chỉ phải thanh toán số tiền ghi trên hối phiếu sau một số ngày nhất định kể từ ngày ký phát hoặc ngày hối phiếu được chấp nhận trả tiền. - Căn cứ vào chứng từ kèm theo có: + Hối phiếu trơn: là loại hối phiếu mà việc thanh toán tiền trên hối phiếu không kèm theo điều kiện phải trao bộ chứng từ hàng hoá hay không. + Hối phiếu kèm chứng từ: là loại hối phiếu mà việc thanh toán tiền hoặc chấp nhận trả tiền trên hối phiếu là điều kiện của việc trao bộ chứng từ hàng hóa cho người trả tiền trên hối phiếu. 13 Ngoài ra, nếu căn vào tính chất chuyển nhượng hối phiếu thì được phân thành ba loại: hối phiếu đích danh, hối phiếu trả cho người cầm hối phiếu và hối phiếu theo lệnh. 2.1.7.3 Kỳ phiếu Ngược lại với hối phiếu, kỳ phiếu do người nợ viết ra để hứa cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. Với tính thụ động trong thanh toán như trên nên ít được sử dụng trong TTQT. Kỳ phiếu là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập hối phiếu phát ra hứa trả một số tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh của người nảy trả cho người khác quy định trong kỳ phiếu đó. Nội dung của kỳ phiếu có đặc điểm sau: - Trên kỳ phiếu ghi rõ kỳ hạn chi trả. - Một kỳ phiếu có thể do một người hoặc nhiều người cùng cam kết trả tiền cho một hay nhiều người hưởng lợi. - Kỳ phiếu có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc của công ty tài chính. Sự bảo lãnh này đảm bảo khả năng thanh toán của kỳ phiếu. - Kỳ phiếu chỉ ký phát một bản duy nhất do người nợ ký chuyển cho người hưởng lợi. 2.1.7.4 Thẻ thanh toán Thẻ thanh toán là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt mà ứng dụng công nghệ điện tử, tin học kỹ thuật cao, do một tổ chức nhất định phát hành theo yêu cầu và khả năng chi trả của khách hàng. Thẻ giúp cho người sử dụng có thể thanh toán các khoản mua hàng hoá một cách nhanh chóng, thuận tiện, chính xác và an toàn. Hiện nay, ở các nước đã sử dụng các loại thẻ tín dụng (credit card), thẻ thanh toán (debit card)...để rút tiền mặt hoặc có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ. Khi sử dụng thẻ phải tuân thủ các điều kiện đối với thẻ như vật liệu nhựa làm thẻ, kích thước thẻ, biểu tượng thẻ... Khi thực hiện thanh toán thẻ quốc tế nơi chấp nhận thanh toán thẻ phải ký hợp đồng thanh toán thẻ với trung tâm thanh toán thẻ quốc tế và phải sử dụng thiết bị chuyên dụng trong thanh toán. Như vậy, việc chuyển tiền từ người mua hàng trả cho người bán hàng có thể thực hiện thông qua các công cụ khác nhau. Mỗi công cụ thanh toán đều có công dụng riêng của nó, thích hợp cho từng đối tượng và loại hình giao dịch thanh toán của các chủ thể kinh tế. 2.1.8 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hang thương mại 2.1.8.1 Nhân tố bên ngoài ngân hàng - Các chính sách vĩ mô của Nhà nước: đây là nhân tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. + Chính sách ngoại hối: Nhà nước đưa ra các chính sách nhằm kiểm soát, quản lý lượng ngoại tệ lưu thông trong nền kinh tế. Bằng cách thực hiện chính sách thắt chặt hoặc chính sách nới lỏng tiền tệ, Nhà nước hướng sự vận động của ngoại hối theo hướng ổn định theo chủ trương của Nhà nước. 14 + Chính sách thuế: các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn từ các chính sách thuế, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Thông qua việc đánh thuế cao hay thấp đối với hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ hạn chế hoặc khuyến khích việc sản xuất hay nhập khẩu hàng hóa đó. + Chính sách kinh tế đối ngoại: Nhà nước đưa ra các chính sách đối ngoại sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Chính sách đối ngoại của quốc gia nếu thiên về xu hướng bảo hộ mậu dịch thì sẽ gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu. - Sự thay đổi chế độ kinh tế, chính trị của các nước đối tác: hoạt động thanh toán quốc tế chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố về môi trường chính trị, xã hội của các quốc gia. Mỗi một biến động về chế độ chính trị của nước đối tác cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng thực hiện các cam kết thỏa thuận giữa các bên. - Yếu tố khách hàng: khách hàng là yếu tố quyết định đến sự sống còn của các doanh nghiệp trong đó có cả ngân hàng. Nếu ngân hàng thu hút được lượng khách hàng có hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thường xuyên thì sẽ tạo điều kiện tốt để hoạt động thanh toán quốc tế phát triển. 2.1.8.2 Nhân tố bên trong ngân hàng - Bộ máy tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng: một bộ máy tổ chức quản lý thống nhất từ trung ương đến chi nhánh theo một quy trình cụ thể, gọn nhẹ, giao quyền chủ động cho chi nhánh sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí, giúp hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn. - Trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng: cán bộ nhân viên có kiến thức và am hiểu về chuyên môn sẽ làm việc nhanh chóng, hiệu quả hơn. Đặc biệt trong hoạt động thanh toán quốc tế, mọi hoạt động đều phải tuân theo luật lệ quốc tế, điều này đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối trong nghiệp vụ, vì vậy kiến thức chuyên môn của cán bộ ngân hàng là hết sức cần thiết và quan trọng. - Mức độ ứng dụng công nghệ ngân hàng: ngân hàng động trên tiêu chí an toàn, chính xác và nhanh chóng. Do đó, các công nghệ tiên tiến của ngành ngân hàng đều được ứng dụng nhằm thực hiện tốt hơn các tiêu chí trên đồng thời gia tăng sức mạnh cạnh tranh. - Uy tín và vị thế của ngân hàng trong nước và trên trường quốc tế: Một ngân hàng uy tín có các hoạt động đa dạng và phong phú cả về quy mô lẫn chất lượng sẽ thu hút một số lượng lớn khách hàng. Không những thế, một ngân hàng uy tín sẽ dễ dàng mở rộng được thị trường trong nước và quốc tế. Đăc biệt khi ngân hàng có uy tín trên trường quốc tế, sẽ rất thuận lợi khi thực hiện các nghiệp vụ mang tính bảo lãnh thanh toán cho khách hàng trong nước và nghiệp vụ thanh toán quốc tế, đồng thời các ngân hàng và đối tác nước ngoài sẽ tin tưởng lựa chọn ngân hàng để giao dịch. - Mạng lưới ngân hàng đại lý: Mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp trên thế giới giúp cho việc giao dịch và thanh toán ra nước ngoài được thực hiện nhanh chóng, đúng địa chỉ, giảm bớt chi phí và giảm thiểu rủi ro. Ngược lại, thông qua ngân hàng đại lý, ngân hàng lại có điều kiện thực hiện các dịch vụ uỷ thác của ngân hàng đại lý để mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế. 15 2.1.9 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế 2.1.9.1 Chỉ tiêu đánh giá định lượng a) Doanh thu, chi phí, lợi nhuận thu từ hoạt động thanh toán quốc tế + Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế là số tiền thực tế ngân hàng thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế. + Chi phí cho hoạt động thánh toán quốc tế là tất cả số tiền mà ngân hàng phải bỏ ra để phục vụ, phát triển hoạt động thanh toán quốc tế như: chi phí tranh thiết bị. + Lợi nhuận thu từ hoạt động thanh toán quốc tế là số tiền ngân hàng thu được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí cho hoạt động này. b) Doanh số thánh toán quốc tế Doanh số TTQT = Doanh số thanh toán NK + Doanh số thanh toán XK Doanh số TTQT: là tổng giá trị các khoản TTQT + Doanh số thanh toán NK: giá trị thanh toán nhập khẩu + Doanh số thanh toán XK: giá trị thanh toán xuất khẩu Chỉ tiêu này cho thấy khả năng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ nghiệp vụ của ngân hàng càng thu hút được nhiều khách hàng, khẳng định chất lượng dịch vụ của ngân hàng. c) Số món TTQT qua ngân hàng Một trong những mục tiêu của ngân hàng là có được doanh số TTQT ngày càng cao. Vì vậy, ngân hàng cần tăng số món TTQT qua ngân hàng. Số món TTQT qua ngân hàng càng tăng phải ánh lòng tin của khách hàng vào ngân hàng ngày càng cao và tìm đến ngân hàng nhiều hơn. d) Mạng lưới ngân hàng đại lý Để hoạt động hiệu quả, giảm thiểu rủi ro thì ngân hàng phải có một hệ thống ngân hàng đại lý phát triển với số lượng lớn, rộng khắp, có mối quan hệ với nhiều quốc gia trên thế giới. e) Các chi phí phát sinh mà ngân hàng phải bồi thường Trong quá trình TTQT, ngân hàng có thể gặp các rủi ro phát sinh như: nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán, không thanh toán hoặc không chấp nhận thanh toán cho ngân hàng… Khi rủi ro phát sinh sẽ làm tăng chi phí từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. 2.1.9.2 Chỉ tiêu đánh giá định tính a) Thương hiệu của ngân hàng Thương hiệu của ngân hàng càng được nhiều người biết đến thì ngân hàng càng thu hút được khách hàng một cách ổn định. b) Chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng. Khoản tín dụng này càng nhiều chứng tỏ hoạt động TTQT của ngân hàng càng phát triển, doanh thu của ngân hàng càng tăng. c) Việc tăng cường và củng cố nguồn vốn ngoại tệ cho ngân hàng Trong hoạt động ngân hàng, vốn tự có và vốn huy động là một nhân tố rất quan trọng để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Và trong hoạt động thanh toán quốc tế cũng không ngoại lệ. Ngân hàng cần phải 16 tăng cường và củng cố nguồn vốn ngoại tệ của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng của khách hàng. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu được sử dụng trong đề tài là số liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng của ngân hàng Quốc tế chi nhánh Cần Thơ. Đây là các số liệu chi tiết về hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013. - Các văn bản hướng dẫn thực hiện, Quyết định, Nghị định, Thông tư liên quan đến thanh toán quốc tế của ngân hàng do Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Quốc tế Việt Nam ban hành. - Ngoài ra, tác giả thu thập thông tin từ sách báo, tạp chí và các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa hệ số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế. Trong đó: T1: số liệu năm trước T2: số liệu năm sau : là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế - Phương pháp thống kê mô tả, đối chiếu số liệu giữa các năm để thấy được tình hình biến động. Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp thống kê suy luận để phân tích và đưa ra những giải pháp. - Sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 17 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) được thành lập ngày 18 tháng 09 năm 1996, trụ sở đặt tại 16 Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam. Năm 2010, Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) – Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB. Mối quan hệ hợp tác chiến lược này tạo điều kiện cho VIB tăng cường năng lực về vốn, công nghệ, quản trị rủi ro… để triển khai thành công các kế hoạch dài hạn trong chiến lược kinh doanh của VIB và đặc biệt là nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng hướng theo chuẩn mực quốc tế. Đến 20/10/2011, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản trên 100 nghìn tỷ đồng, vốn điều lệ 4.250 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt trên 8.200 tỷ đồng. VIB hiện có 4.300 cán bộ nhân viên với gần 160 chi nhánh và phòng giao dịch trên 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước. Trong quá trình hoạt động, VIB đã được các tổ chức uy tín trong nước, nước ngoài và cộng đồng xã hội ghi nhận bằng nhiều danh hiệu và giải thưởng, như: danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam, danh hiệu Ngân hàng có dịch vụ bán lẻ được hài lòng nhất, Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc, ngân hàng có chất lượng dịch vụ khách hàng tốt nhất, đứng thứ 3 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam về doanh thu do báo VietnamNet bình chọn… Ban điều hành của ngân hàng Quốc Tế gồm 05 thành viên trong đó có Tổng Giám đốc và 04 Phó Tổng Giám đốc. Bộ máy hoạt động của ngân hàng được chia thành 06 khối chức năng: Khối chức năng Hội sở, Khối Quản lý tín dụng, Khối Khách hàng Doanh nghiệp, Khối khách hàng cá nhân, Khối nguồn vốn và ngoại tệ, Khối chi nhánh và dịch vụ. Đứng đầu mỗi khối là Tổng Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc. Các hoạt động dịch vụ của ngân hàng ngày càng được phát triển, hiện nay ngân hàng sẵn sàng đáp ứng các dịch vụ ngân hàng – tài chính như: Mở tài khoản tiền gửi doanh nghiệp và cá nhân, nhận tiền gửi tài khoản bằng VNĐ và ngoại tệ, tín dụng, bảo lãnh, thanh toán trong nước và quốc tế, chuyển kiều 18 hối, thanh toán thẻ nội địa và thẻ tín dụng quốc tế (séc du lịch), mua bán ngoại tệ, dịch vụ chuyển tiền nhanh… 3.1.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ được thành lập vào ngày 26 tháng 07 năm 2005. Mọi hoạt động của chi nhánh đều chịu sự quản lý của Hội sở. 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦN THƠ Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ có 02 phòng giao dịch: + Phòng Giao dịch Ninh Kiều tại số 53A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. + Phòng Giao dịch Cái Khế tại số 19-21 Trần Văn Khéo, Trung tâm thương mại Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên của ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ là 60 người, trong đó có 02 giám đốc: Giám đốc ngân hàng bán lẻ và Giám đốc trung tâm kinh doanh. Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ gồm các phòng ban: + Phòng khách hàng doanh nghiệp + Phòng khách hàng cá nhân + Phòng giao dịch tín dụng + Phòng dịch vụ khách hàng + Phòng hành chính Sự phân công này cho phép các khối nghiệp vụ chuyên môn hóa hoạt động của mình, đảm bảo phát huy tối đa những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên trong việc phục vụ khách hàng. 3.3 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN Là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc cải tổ hoạt động kinh doanh, VIB luôn định hướng lấy khách hàng làm trọng tâm, lấy chất lượng dịch vụ và giải pháp sáng tạo làm phương châm kinh doanh với quyết tâm “trở thành ngân hàng luôn sáng tạo và hướng đến khách hàng nhất tại Việt Nam”. Sứ mệnh của ngân hàng - Đối với khách hàng: Vượt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng. - Đối với nhân viên: Xây dựng văn hóa hiệu quả, tinh thần doanh nhân và môi trường làm việc hiệu quả. - Đối với cổ đông: Mang lại các giá trị hấp dẫn và bền vững cho cổ đông. - Đối với cộng đồng: Tích cực đóng góp vào sự phát triển cộng đồng. 19 Giá trị cốt lõi - Hướng tới khách hàng. - Nỗ lực vượt trội. - Trung thực - Tinh thần đồng đội - Tuân thủ kỷ luật 3.4 QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.4.1 Quy trình các bước thanh toán nhập khẩu 3.4.1.1 Nhờ thu nhập khẩu * Tiếp nhận chứng từ nhờ thu: Ngân hàng có thể tiếp nhận nhờ thu do các ngân hàng nước ngoài gửi đến. Trường hợp đặc biệt, chứng từ có thể do khách hàng nước ngoài trực tiếp gửi đến nhưng phải có xác thực được người phát lệnh nhờ thu và các chỉ thị tiếp theo liên quan đến lệnh nhờ thu đó để tránh tranh chấp về pháp lý sau này. * Kiểm tra chứng từ nhờ thu: Thanh toán viên có trách nhiệm kiểm tra lệnh nhờ thu, kiểm tra, đối chiếu số lượng các loại chứng từ nhận được với bảng kê chứng từ của ngân hàng gửi chứng từ. Mặc dù ngân hàng nhận nhờ thu không có trách nhiệm kiểm tra nội dung của bất cứ chứng từ nào nhưng vẫn phải kiểm tra vận đơn và ký hậu vận đơn. * Thông báo nhờ thu và xử lý nhờ thu: Sau khi nhận lệnh nhờ thu kèm chứng từ, nếu lệnh nhờ thu là rõ ràng, chính xác và đầy đủ thông tin thì thanh toán viên sẽ lập thông báo cho khách hàng (người trả tiền) về bộ chứng từ nhờ thu đến. Kiểm soát viên sẽ kiểm soát và ký trên thông báo nhờ thu trước khi chuyển thông báo nhờ thu và bộ chứng từ nhờ thu cho khách hàng. * Xử lý thông tin trong quá trình nhờ thu: Quá trình nhận chứng từ, thông báo nhờ thu và nhận tiền thanh toán từ người trả tiền, nếu có vướng mắc, lập điện MT499/ MT999 tra soát và xin chỉ thị của ngân hàng gửi chứng từ. * Thanh toán và chấp nhận thanh toán: - Thanh toán: Thanh toán viên lập điện MT202 hoặc điện chuyển tiền MT103 theo đúng chỉ dẫn của người uỷ thác, thu các khoản phí và tạo bút toán. Sau đó toàn bộ hồ sơ được chuyển cho kiểm soát viên. Kiểm soát viên có trách nhiệm kiểm tra đối chiếu giữa lệnh chi/ giấy nộp tiền mặt của khách hàng với điện thanh toán và các bút toán hạch toán số tiền chuyển cho ngân hàng hưởng hoặc người hưởng, số tiền thu phí dịch vụ và thuế VAT. Sau khi đã khớp đúng, toàn bộ hồ sơ sẽ chuyển cho Giám đốc hoặc người được uỷ quyền phê duyệt trước khi phê duyệt điện trên hệ thống. - Chấp nhận thanh toán: Ngay khi nhận được chấp nhận thanh toán của người trả tiền, thanh toán viên lập điện MT412/499/999 thông báo chấp nhận thanh toán gửi cho ngân hàng gửi chứng từ. 20 * Đóng hồ sơ nhờ thu: Ngân hàng có thể đóng hồ sơ nhờ thu nếu bộ chứng từ bị trả lại ngân hàng gửi chứng từ hoặc chuyển tiếp đến ngân hàng khác và ghi rõ lý do đóng hồ sơ. Trường hợp bộ chứng từ được thanh toán hoặc được chấp nhận thanh toán thì việc đóng hồ sơ nhờ thu sẽ thực hiện sau khi đã thanh toán xong toàn bộ nhờ thu đó. * Lưu trữ chứng từ: Các bản gốc điện thanh toán, bản thông báo nhờ thu, hoá đơn thuế và các giấy tờ có liên quan đều phải được lưu trữ theo đúng quy định. 3.4.1.2 Tín dụng chứng từ (L/C) nhập khẩu * Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: - Hồ sơ xin mở L/C của khách hàng bao gồm: + Hợp đồng ngoại thương gốc + Đơn xin mở L/C + Hợp đồng uỷ thác (nếu có) + Cam kết thanh toán hoặc hợp đồng tín dụng (nếu ký quỹ dưới 100% trị giá L/C) + Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có) + Giấy phép của bộ thương mại (mặt hàng nhập khẩu không nằm trong danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu của Bộ thương mại quy định hàng năm) Ngoài ra, khách hàng còn phải cung cấp quyết định thành lập, đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số xuất nhập khẩu khi mở L/C lần đầu. - Cán bộ TTQT khi tiếp nhận hồ sơ xin mở L/C của khách hàng phải kiểm tra và phải đảm bảo hồ sơ có các điều kiện như: Bảo đảm tính hợp lệ, chân thực của các chứng từ mà khách hàng xuất trình; Việc thanh toán phải phù hợp với chế độ quản lý ngoại hối và chính sách xuất nhập khẩu hiện hành của Nhà nước; Nội dung các tài liệu không được mâu thuẫn; Đơn xin mở L/C không được chứa đựng các yếu tố bất lợi cho khách hàng hoặc ngân hàng, nếu có thì phải khẩn trương thông báo lại cho khách hàng, yêu cầu sửa chữa. Trường hợp các điều khoản của L/C có thể mang lại thiệt hại nghiêm trọng cho ngân hàng phát hành mà khách hàng không sửa đổi thì chi nhánh có quyền từ chối phát hành L/C đó. * Phát hành L/C: Khi hồ sơ xin mở L/C của khách hàng đã đầy đủ các điều kiện quy định, thanh toán viên của ngân hàng tiến hành mở hồ sơ L/C nhập khẩu theo yêu cầu của khách hàng trên máy vi tính. Chương trình sẽ tự động kiểm tra các yếu tố cần thiết theo quy định hiện hành về việc phát hành L/C nhập khẩu. Sau khi hoàn tất hồ sơ L/C nhập khẩu, thanh toán viên tạo điện L/C. Sau khi hoàn thiện việc nhập dữ liệu, thanh toán viên kiểm tra đối chiếu lại với đơn xin mở L/C của khách hàng và với hợp đồng ngoại thương, kiểm tra bút toán ký quỹ, thu phí, tài sản thế chấp. Sau khi đã khớp đúng các yếu tố, tập tin được chuyển cho trưởng phòng TTQT hoặc người được uỷ quyền kiểm soát, tính ký hiệu mật chuyển về cho Hội sở chính. * Sửa đổi và tra soát L/C - Tạo điện sửa đổi: Sau khi L/C được phát hành, khi có nhu cầu sửa đổi, khách hàng làm đơn yêu cầu sửa đổi L/C và gửi ngân hàng. Thanh toán viên 21 kiểm tra các điều khoản sửa đổi, nếu thấy hợp lý thì tiến hành lập điện sửa đổi L/C trên hệ thống. Sau khi hoàn thiện việc nhập dữ liệu và tạo điện sửa đổi, toàn bộ hồ sơ sửa đổi L/C và chứng từ được chuyển cho Kiểm soát viên. - Kiểm soát điện sửa đổi L/C: Kiểm soát viên kiểm soát điện sửa đổi và hồ sơ sửa đổi, ký và trình giám đốc chi nhánh hoặc người được uỷ quyền ký phê duyệt trước khi kiểm soát viên phê duyệt trên hệ thống. Sau khi phê duyêt, hồ sơ sửa đổi L/C sẽ quay lại thanh toán viên để lưu giữ và chuyển cho khách hàng. * Nhận, kiểm tra và xử lý chứng từ, thanh toán/ chấp nhận thanh toán: Sau khi nhận được L/C và các sửa đổi liên quan phù hợp với khả năng đáp ứng của mình, người bán sẽ tiến hành giao hàng và lập bộ chứng từ thanh toán theo chỉ dẫn của L/C thông qua ngân hàng người bán. Chi nhánh có trách nhiệm kiểm tra, thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán, giao chứng từ theo quy định. Việc thanh toán L/C sẽ được lập trên tập tin MT202 căn cứ vào chỉ thị trên thư đòi tiền của ngân hàng nước ngoài. Tập tin MT202 được ngân hàng lập, kiểm soát và truyền lên phòng TTQT của VIB. Tại đây, tập tin sẽ được kiểm soát lại và sau đó truyền đến ngân hàng nhận. Việc chấp nhận thanh toán đối với L/C trả chậm được lập bằng tập tin MT99. Việc lập, kiểm soát, truyền điện cũng thực hiện như đối với tập tin MT202. Nếu bộ chứng từ có sai sót và khách hàng từ chối thanh toán, ngân hàng thông báo cho ngân hàng nước ngoài và thực hiện theo đúng chỉ thị tiếp theo của ngân hàng nước ngoài. * Đóng hồ sơ L/C nhập khẩu: Việc đóng hồ sơ L/C nhập khẩu được thực hiện khi: L/C nhập khẩu được huỷ bỏ, đã thanh toán hết hoặc không còn giá trị thanh toán hoặc hết hạn, từ chối thanh toán và bộ chứng từ đã gửi trả lại ngân hàng gửi chứng từ, hoặc đóng hồ sơ do lỗi của ngân hàng. Ngoài ra, đối với các L/C không còn hiệu lực sẽ tự động đóng hồ sơ sau 45 ngày kể từ ngày hết hiệu lực của L/C. * Lưu giữ chứng từ L/C nhập khẩu: Tất cả các chứng từ có liên quan kể tư khi phát hành L/C, sửa đổi, tra soát, cho đến khi L/C đã thanh toán hoặc L/C được huỷ đều phải được lưu trữ tại ngân hàng. 3.4.1.3 Chuyển tiền đi * Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: Khi có nhu cầu chuyển tiền ngoại tệ, khách hàng lập lệnh thanh toán kèm theo chứng từ hợp pháp, hợp lệ gửi đến ngân hàng. - Hồ sơ chuyển tiền của khách hàng gồm có: + Hợp đồng ngoại thương gốc + Hoá đơn thương mại bản gốc + Hợp đồng uỷ thác (nếu có) + Giấy phép xuất nhập khẩu của bộ thương mại + Hợp đồng vay vốn đã được phê duyệt theo đúng quy định + Hợp đồng mua bán ngoại tệ 22 + Giấy nộp tiền mặt ngoại tệ đã có chữ ký xác nhận của khách hàng nộp tiền, thủ quỹ, kiểm soát quỹ + Lệnh chi của khách hàng Ngoài ra, đối với doanh nghiệp quan hệ giao dịch lần đầu với ngân hàng còn phải có thêm quyết định thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số xuất nhập khẩu. Sau đó, ngân hàng sẽ kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, số dư tiền gửi, hạn mức tín dụng của khách hàng. Kiểm tra hạn mức sử dụng vốn điều hoà tại chi nhánh và số dư điều chuyển vốn với Hội sở chính để đảm bảo khả năng thanh toán cho lệnh chuyển tiền đó. * Lập điện thanh toán: Sau khi hoàn tất công việc kiểm tra, căn cứ vào lệnh chi của khách hàng, thanh toán viên vào chương trình lập điện chuyển tiền MT100/ MT200/ MT202. Ngay khi lập xong, máy sẽ tự tạo bút toán, thanh toán viên phải kiểm tra các bút toán. Sau đó, bức điện cùng toàn bộ chứng từ được chuyển kiểm soát viên. * Kiểm soát: Kiểm soát viên kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ gốc, sự khớp đúng giữa chứng từ gốc với điện MT100/ 200/ 202 đồng thời kiểm tra các bút toán được in trên phiếu chuyển khoản. Nếu hợp pháp, hợp lệ và khớp đúng, toàn bộ hồ sơ chuyển tiền cùng điện được trình giám đốc Giám đốc hoặc người được Giám đốc uỷ quyền ký duyệt. Sau đó, toàn bộ hồ sơ chuyển tiền cùng điện và phiếu chuyển khoản được chuyển cho kiểm soát viên để tính ký hiệu mật và truyền về Hội sở chính. * Lưu trữ chứng từ: Hồ sơ chuyển tiền của khách hàng, điện lưu, phiếu chuyển khoản đều phải được lưu trữ lại theo quy định. 3.4.2 Quy trình các bước thanh toán xuất khẩu 3.4.2.1 Nhờ thu xuất khẩu * Tiếp nhận và xử lý chứng từ: Ngân hàng tiếp nhận bộ chứng từ nhờ thu do khách hàng uỷ thác thu hộ gồm: Một giấy yêu cầu nhờ thu kèm bảng kê chứng từ và các chứng từ liên quan đến nhờ thu. Khi nhận chứng từ của khách hàng, thanh toán viên cần phải: - Kiểm tra đối chiếu số lượng và loại của chứng từ với bảng liệt kê chứng từ của khách hàng. - Kiểm tra lệnh nhờ thu của khách hàng để đảm bảo có đầy đủ các thông tin. * Lập bảng kê chứng từ kiêm lệnh thanh toán nhờ thu: Thanh toán viên vào chương trình máy tính để lập bảng kê chứng từ kiêm lệnh nhờ thu (Covering letter) gửi kèm bộ chứng từ đến ngân hàng nhờ thu. Tất cả các lệnh nhờ thu đi trước khi gửi đi phải ghi số tham chiếu theo quy định. Sau khi hoàn tất công việc, toàn bộ hồ sơ được chuyển cho kiểm soát viên. 23 * Kiểm soát: Kiểm soát viên kiểm tra sự khớp đúng giữa lệnh nhờ thu của khách hàng và lệnh nhờ thu của ngân hàng do thanh toana viên lập đồng thời kiểm tra kỹ các điều khoản trong lệnh nhờ thu đảm bảo lệnh nhò thu rõ ràng, chính xác và đầy đủ thông tin, hạn chế rủi ro cho khách hàng nhờ uỷ thác nhờ thu. Sau đó, chứng từ được trình Giám đốc hoặc người được uỷ quyền ký chứng từ. * Gửi chứng từ đi nhờ thu: Chứng từ và lệnh nhờ thu đã hoàn thiện được trả lại thanh toán viên để đóng gói gửi đi nhờ thu bằng phương thức chuyển phát nhanh đến ngân hàng nhận nhờ thu theo đúng địa chỉ ghi trong lệnh nhờ thu. * Xử lý thông tin trong quá trình nhờ thu. * Thanh toán, chấp nhận thanh toán: - Thanh toán: Nhận được báo có của Hội sở chính, thanh toán viên vào chương trình nhập số tham chiếu của điện báo có vào hồ sơ bộ chứng từ nhờ thu xuất khẩu để thực hiện thanh toán cho khách hàng (hoặc thu nợ nếu ngân hàng thực hiện tài trợ/ chiết khấu), thu phí dịch vụ và thuế VAT. - Chấp nhận thanh toán: Kiểm soát viên dùng ký hiệu mật xác thực và in bản gốc điện chấp nhận thanh toán (MT412/499/999) từ hệ thống. Chuyển điện chấp nhận thanh toán cho thanh toán viên để thông báo cho người hưởng biết và tiến hành thu phí dịch vụ trên hệ thống. * Đóng hồ sơ nhờ thu: Đóng hồ sơ nhờ thu khi nhờ thu được huỷ bỏ hoặc đã thanh toán hết. * Lưu trữ hồ sơ: Bộ chứng từ nhờ thu, bản xuất trình chứng từ nhờ thu của người uỷ thác, giấy báo có, giấy báo nợ kiêm hoá đơn VAT và các giấy tờ có liên quan khác đều phải được lưu trữ theo đúng quy định. 3.4.2.2 Tín dụng chứng từ (L/C) xuất khẩu * Nhận L/C hoặc sửa đổi L/C: Ngân hàng tiếp nhận thông báo L/C và thông báo sửa đổi L/C cho khách hàng trong điều kiện sau nhận được L/C đã xác thực từ Hội sở chính hoặc nhận được L/C đã xác thực kèm thông báo L/C từ các ngân hàng khác trong nước. * Thông báo L/C, thông báo sửa đổi L/C: Thanh toán viên nhập số L/C, chương trình sẽ tự động cập nhật dữ liệu trên L/C hoặc thông báo sửa đổi L/C. Thanh toán viên kiểm tra nội dung của bản thông báo và bổ sung những thông tin cần thiết lưu vào chương trình. Sau đó chuyển toàn bộ bản thông báo và chứng từ cho kiểm soát viên. Kiểm soát viên kiểm tra nội dung L/C hoặc nội dung sửa đổi đối chiếu với bản thông báo L/C hoặc thông báo sửa đổi L/C do thanh toán viên vừa lập. * Thương lượng và gửi chứng từ đi đòi tiền: Ngay khi nhận được bộ chứng từ của khách hàng gửi đến, thanh toán viên phải yêu cầu khách hàng xuất trình bản gốc L/C và các bản gốc của các sửa đổi có liên quan đã được xác thực. Nếu chứng từ hoàn hảo, trường hợp L/C cho phép đòi tiền bằng điện thì thanh toán viên lập bảng kê chứng từ kèm chỉ thị hoàn tiền và lập điện đòi tiền trên MT724 gửi đến ngân hàng trả tiền thông qua Hội sở chính. Và sau khi hối 24 phiếu được sự kiểm tra của trưởng phòng TTQT hoặc người uỷ quyền thì tiến hành tính ký hiệu mật cho bức điện. Cuối cùng thanh toán viên sẽ đóng gói chứng từ kèm Thư và chuyển đến ngân hàng nhận thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh. Trường hợp đòi tiền bằng thư, ngân hàng lập thư đòi tiền gửi cùng bộ chứng từ cho ngân hàng nước ngoài bằng chuyển phát nhanh. Nếu chứng từ có sai sót, ngân hàng phải thông báo cho khách hàng biết để bổ sung, sửa đổi chứng từ nếu có thể. Nếu sai sót là không thể sửa chữa, ngân hàng có thể điện cho ngân hàng nước ngoài về sai sót để xin sự chấp nhận hoặc chuyển sang hình thức nhờ thu, hoặc vẫn gửi chứng từ ra nước ngoài nếu khách hàng yêu cầu với điều kiện khách hàng phải chịu hoàn toàn rủi ro. * Thanh toán/ chấp nhận thanh toán L/C: - Thanh toán L/C: Kiểm soát viên in điện báo có MT910/ MT202/ MT103 về thanh toán L/C xuất khẩu và chuyển cho thanh toán viên. Sau đó, thanh toán viên thực hiện thu nợ (nếu ngân hàng tài trợ) hoặc báo có cho khách hàng, thu phí dịch vụ, phí gửi chứng từ, thuế VAT và chuyển toàn bộ chứng từ cho kiểm soát viên. Kiểm soát viên kiểm soát nội dung điện báo có và các chứng từ hạch toán nếu khớp đúng thì phê duyệt trên chứng từ giấy và chứng từ điện tử. Cuối cùng chứng từ được chuyển lại cho thanh toán viên xử lý. - Nhận điện chấp nhận thanh toán: Khi nhận được điện chấp nhận thanh toán MT799/ MT999 từ ngân hàng phát hành/ ngân hàng xác nhận (đối với bộ L/C trả chậm), thanh toán viên lập thông báo để chấp nhận thanh toán hối phiếu xuất trình theo L/C xuất khẩu. * Đóng hồ sơ bộ chứng từ L/C: Để đóng hồ sơ theo dõi bộ chứng từ L/C xuất khẩu, thanh toán viên phải sử dụng chương trình máy tính, ghi rõ lý do đóng hồ sơ do chứng từ đã được thanh toán, hoặc bị từ chối thanh toán, chuyển sang hình thức thanh toán khác hay chứng từ bị trả lại. * Lưu giữ chứng từ L/C: Toàn bộ bản gốc của L/C, các sửa đổi, tra soát, bản copy của các chứng từ, điện thanh toán, chấp nhận thanh toán đều phải được lưu giữ theo quy định. 3.4.2.3 Chuyển tiền về * Nhận điện: Khi lệnh thanh toán được chuyển đến, Trưởng phòng TTQT hoặc người được uỷ quyền dùng khoá bảo mật xác thực các bức điện nhận được qua mạng, máy tính sẽ tự động chuyển bức điện đó cho thanh toán viên và tự động in bức điện đến. * Xử lý điện: Thanh toán viên sử dụng bức điện này làm căn cứ hạch toán vào các tài khoản liên quan. Sau khi hoàn tất các bút toán, thanh toán viên lưu bức điện đó vào chương trình, máy tính sẽ tự động chuyển bức điện đó cho người kiểm soát và in ra các phiếu chuyển khoản. Trường hợp người hưởng không có tài khoản tại ngân hàng (chuyển tiền kiều hối) thì trong vòng 24 giờ ngân hàng phải thông báo cho khách hàng đến nhận tiền. Nếu khách hàng không đến nhận tiền thì cứ 5 ngày 1 lần gửi tiếp 25 giấy báo cho khách hàng. Quá 30 ngày (đối với chuyển tiền nước ngoài) khách hàng không đến nhận tiền thì làm thủ tục gửi trả ngân hàng khởi tạo. * Kiểm soát: Kiểm soát viên kiểm tra nội dung bức điện, các bút toán hạch toán, chấp hành đúng chế độ quản lý ngoại hối và đối chiếu chứng từ với bảng liệt kê các bức điện nhận được. Nếu chứng từ hợp pháp, hợp lệ, khớp đúng thì chứng từ được chuyển cho Giám đốc hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt trước khi chuyển cho thanh toán viên để lưu giữ hoặc chuyển cho khách hàng hoặc chuyển tiếp đi ngân hàng khác. * Lưu trữ chứng từ: Chứng từ lưu trữ bao gồm: Bản gốc của các bức điện chuyển tiền nhận được, các chứng từ trên giấy khác được coi là chứng từ gốc có lên quan, phiếu chuyển khoản. 3.5 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Sau hơn 8 năm hoạt động, Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ đã không ngừng cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm, dịch đồng thời hiện đại hóa công nghệ ngân hàng vụ để phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng. Kết quả củng cố được vị thế của ngân hàng, cải thiện từng bước đời sống cán bộ nhân viên, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế. Với phương châm “trở thành ngân hàng luôn sáng tạo và hướng đến khách hàng nhất tại Việt Nam”, Chi nhánh đã xác định cho mình một hướng đi đúng đắn. Cùng với mục tiêu tăng trưởng dư nợ đối với khách hàng chiến lược Chi nhánh đã đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, phát triển các hình thức cho vay nội tệ, ngoại tệ, trung và dài hạn, nghiệp vụ mua bán ngoại tệ, thanh toán quốc tế và chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính… Sau đây là một số chỉ tiêu tài chính của chi nhánh trong giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 3.5.1 Tình hình huy động vốn Huy động vốn là một hoạt động quan trọng của Doanh nghiệp nói chung và đặc biệt là với Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ như Ngân hàng. Một nguồn vốn huy động lớn sẽ giúp ngân hàng chủ động trong việc cho vay, đồng thời giảm được chi phí hơn so với việc sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở. Vì vậy, ngân hàng luôn coi trọng công tác đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đẩy mạnh công tác tiếp thị, kiên trì với chủ trương tăng nguồn vốn huy động từ dân cư. 3.4.1 Tình hình huy động vốn của VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 26 Bảng 3.1 Tình hình huy động vốn của VIB Cần Thơ (đvt: triệu đồng) Năm 2010 Năm 2011 6 tháng đầu năm 2012 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Số tiền Tổng nguồn vốn huy động Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 211.194 100 264.425 100 296.339 100 106.780 100 143.019 100 1 Tiền gửi của các TCKT 78.496 37,17 86.017 32,53 93.373 31,51 21.124 19,78 42.603 29,79 -Không kỳ hạn 52.089 24,67 55.580 21,02 68.639 23,16 11.546 10,81 31.879 22,29 -Có kỳ hạn 26.407 12,50 30.437 11,51 24.734 8,35 9.578 8,97 10.724 7,50 116.827 55,31 158.518 59,94 183.592 61,95 76.864 71,98 91.538 64,00 -Không kỳ hạn 29.047 13,75 42.681 16,14 60.795 20,51 22.266 20,85 30.175 21,10 -Có kỳ hạn 87.780 41,55 115.837 43,80 122.797 41,44 54.598 51,13 61.363 42,90 3 Tiền gửi của các TCTD 15.871 7,52 19.890 7,53 19.374 6,54 8.792 8,24 8.878 6,21 2 Tiền gửi dân cư Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ 27 Bảng 3.2 Bảng so sánh tình hình huy động vốn của VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. (đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Tổng nguồn vốn huy động 1. Tiền gửi của các TCKT Chênh lệch 2011/2010 Tương Tuyệt đối đối (%) Chênh lệch 2012/2011 Tương Tuyệt đối đối (%) Chênh lệch 6.2013/6.2012 Tương Tuyệt đối đối (%) 53.231 25,20 31.914 12,07 36.239 33,94 7.521 9,58 7.356 8,55 21.479 101,67 - Không kỳ hạn 3.491 6,70 13.059 23,50 20.333 176,09 - Có kỳ hạn 4.030 15,26 (5.703) (18,74) 1.146 11,96 2. Tiền gửi dân cư 41.691 35,67 25.074 15,82 14.674 19,09 - Không kỳ hạn 13.634 46,94 18.114 42,44 7.909 35,53 - Có kỳ hạn 28.057 31,96 6.960 6,01 6.765 12,39 4.019 25,32 (516) (2,60) 86 0,99 3. Tiền gửi của các TCTD Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ Từ bảng số liệu trên, có thể thấy rằng nguồn vốn huy động của VIB Cần Thơ tăng qua các năm và khoản mục tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh, tiếp đến là tiền huy động từ các tổ chức kinh tế và sau cùng là tiền gửi của các tổ chức tín dụng. Trong khi tiền gửi có kỳ hạn từ dân cư luôn chiếm số lượng lớn hơn hình thức tiền gửi không kỳ hạn, thì ở chỉ tiêu tiền gửi của các tổ chức kinh tế thì ngược lại, loại tiền gửi không kỳ hạn luôn cao hơn loại tiền gửi có kỳ hạn. Cơ cấu này được duy trì suốt giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 và đến 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể, năm 2010 tổng nguồn vốn huy động hơn 200 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm hơn 55,31%, còn lại 37,17% là vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác chỉ chiếm gần 8%. Bước sang năm 2011, nguồn vốn huy động tăng 25,2% so với năm 2010. Trong đó, tiền gửi từ dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đến 59,94%, hơn 35% so với ở năm 2010. Khoản mục tiền gửi của các tổ chức kinh tế tuy doanh số huy động tăng 9,58% nhưng so với năm 2010 thì chỉ tiêu này giảm tỷ trọng trong tổng cơ cấu, chỉ chiếm chiếm 32,53% tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng tăng, chiếm 7,53%. Sang năm 28 2012 là một năm khó khăn đối với ngân hàng Quốc Tế, tuy nhiên tại chi nhánh Cần Thơ, nguồn vốn huy động vẫn tăng 12,01% so với nguồn vốn huy động năm 2011. Năm này, lượng tiền gửi từ dân cư tiếp tục chiếm tỷ trọng cao nhất, gần 2/3 trong tổng cơ cấu vốn của chi nhánh, tuy nhiên, chỉ tiêu tiên gửi từ các tổ chức kinh tế và tiền gửi của các tổ chức tín dụng lại giảm tỷ trọng, lần lượt chiếm 31,51% và 6,54%. Cụ thể, nguồn vốn huy động của chi nhánh trong 6 tháng đầu năm 2012 là 106.779.702.000 đồng, trong đó tiền gửi từ dân cư là nguồn huy động được nhiều nhất, tiếp đến là tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và cuối cùng là tiền gửi của các tổ chức tín dụng, chiếm tỷ trọng lần lượt là 71,98%; 19,78% và 8,24%. Nhìn chung, tổng nguồn vốn huy động năm 2012 có tăng so với năm 2011 nhưng mức tăng không đáng kể, do 2011 là năm bất ổn về tài chính, lạm phát cao kèm theo đó là tỷ giá không ổn định, đặc biệt là tỷ giá USD tăng mạnh vào cuối năm 2010 làm cho mức cung cầu ngoại tệ không ổn định. Tình hình này kéo dài sang năm 2012. Khi đó, các tổ chức tín dụng hạn chế gửi tiền, thay vào đó là dự trữ lại nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản, vì vậy tỷ trọng nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng của VIB năm 2011 giảm và tiếp tục giảm ở năm 2012. Thêm vào đó, mặt bằng lãi suất huy động giảm cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định gửi tiền của các cá nhân, tổ chức kinh tế và tổ chức tín dụng. Qua 6 tháng đầu năm 2013, nguồn vốn huy động tăng ở mức 143.019.244.000 đồng; chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là tiền gửi từ dân cư chiếm 64%, tăng tiền gửi của các tổ chức kinh tế là 29,79%, tăng và nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng là 6,21%, lần lượt tăng 19,09%; 101,67% và so với 6 tháng đầu năm 2012. Do năm 2013, nền kinh tế dần đi vào ổn định, Ngân hàng Nhà nước áp dụng trần lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát, nâng cao thanh khoản ở các ngân hàng, trong đó có VIB Cần Thơ, điều này làm cho khách hàng an tâm khi gửi tiền tại ngân hàng, do đó, nguồn vốn huy động của chi nhánh đã tăng lên khá mạnh so với cùng kỳ năm 2012. 3.4.2 Doanh số cho vay của VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 29 Bảng 3.3 Doanh số cho vay của VIB Cần Thơ (đvt: triệu đồng) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Doanh số cho vay Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Tổng số Tỷ trọng (%) 240.182 100 297.232 100 200.312 100 97.165 100 105.002 100 169.376 70,52 195.282 65,70 134.770 67,28 68.219 70,21 69.763 66,44 70.806 29,48 101.950 34,30 65.522 32,72 28.946 29,79 35.239 33,56 82.863 34,50 81.174 27,31 52.442 26,18 24.971 25,70 27.269 25,97 152.275 63,40 210.232 70,73 142.322 71,05 70.590 72,65 76.598 72,95 5.044 2,10 5.826 1,96 5.548 2,77 1.604 1,65 1.135 1,08 Tổng số 1.Phân theo thời hạn cho vay -Ngắn hạn -Trung hạn và dài hạn 2.Phân theo thành phần kinh tế cho vay - Cá nhân - Doanh nghiệp - Khác Nguổn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ 30 Bảng 3.4 Bảng so sánh doanh số cho vay của VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 (đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Doanh số cho vay 1.Phân theo thời hạn cho vay -Ngắn hạn 57.050 Tương đối (%) 23,75 25.906 -Trung hạn và dài hạn Chênh lệch 6.2013/6.2012 (96.920) Tương đối (%) (32,61) 7.837 Tương đối (%) 8,07 15,29 (60.512) (30,99) 1.544 2,26 31.144 43,99 (36.428) (35,83) 6.293 21,74 - Cá nhân (1.689) -2,04 (28.732) (35,40) 2.298 9,20 - Doanh nghiệp 57.957 38,06 (67.910) (32,30) 6.008 8,51 782 15,50 (278) (4,76) (469) (29,27) Tuyệt đối Tuyệt đối Tuyệt đối 2.Phân theo thành phần kinh tế cho vay - Khác Nguổn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ 31 Qua bảng số liệu trên, ta thấy doanh số cho vay của VIB Cần Thơ mặc dù giảm ở năm 2012, nhưng xu hướng chung là tăng. Cụ thể, ở năm 2010, doanh số cho vay hơn 240 tỷ đồng thì sang năm 2011, chỉ tiêu này tăng 23,75% so với năm 2010, đạt gần 300 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh số cho vay giảm khá nhiều khi bước sang năm 2012, giảm hơn 32% so với năm 2011, chỉ còn hơn 200 tỷ đồng. Nguyên nhân là do năm 2012, tình hình kinh tế trong nước và thế giới vẫn còn chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, sản xuất bị đình trệ, từ đó nhu cầu vay vốn giảm theo. Trong khi doanh số cho vay giảm còn hơn 97 tỷ đồng ở 6 tháng đầu năm 2012 thì sang 6 tháng đầu năm 2013, chỉ tiêu này tăng 8,07% với tổng số tiền hơn 105 tỷ đồng. Do năm 2013, nền kinh tế đi vào ổn định, hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế cũng khả quan hơn, thúc đẩy nhu cầu củng cố và mở rộng kinh doanh, khi đó cầu tín dụng tăng theo giúp cho doanh số cho vay của ngân hàng cũng tăng, góp phần làm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Đối với cho vay ngắn hạn: Doanh số cho vay ngắn hạn tăng ở năm 2011 là gần 200 tỷ đồng, tăng hơn 25 tỷ (tăng 15,04%) so với năm 2010 chỉ có gần 170 tỷ đồng. Nếu như năm 2011 doanh số cho vay tăng với tốc độ khá đáng kể thì ở năm 2012 tốc độ này đi theo chiều ngược lại, giảm 30,99%. Ở 6 tháng đầu năm 2013, chỉ tiêu này tăng trở lại so với cùng kỳ năm 2012, tuy nhiên mức tăng không đáng kể, chỉ hơn 2%, đạt mức gần 70 tỷ đồng. Doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất (hơn 65%) trong tổng doanh số cho vay của VIB Cần Thơ trong suốt 3 năm 2010, 2011, 2012 và đến 6 tháng đầu năm 2013. Điều này sẽ giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng vì thời gian thu hồi vốn nhanh, tuy nhiên lợi nhuận đạt được cũng sẽ hạn chế. Đối với cho vay trung và dài hạn: chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ vì đây là các khoản vay mặc dù mang lại lợi nhuận nhiều hơn các khoản vay ngắn hạn nhưng lại chứa đựng rủi ro cao hơn vì thời hạn thu hồi vốn dài. Nếu như năm 2010, ngân hàng giải ngân được hơn 70 tỷ đồng thì sang năm 2011, con số này tăng 43,99% lên hơn 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, doanh số cho vay giảm 35,83% ở năm 2012, chỉ còn hơn 65 tỷ đồng. Sang 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay trung và dài hạn tăng trở lại, đạt hơn 35 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 chỉ có hơn 28 tỷ đồng, tăng 21,74% tương ứng xấp xỉ 63 tỷ đồng. Đối với cho vay cá nhân: nhìn chung doanh số cho vay cá nhân chỉ tăng nhẹ, ngoại trừ ở năm 2012 là giảm. Doanh số cho vay năm 2010 hơn 82 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 34,5% trong tổng doanh số. Năm 2011, ngân hàng giải ngân hơn 81 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2010 (giảm 2,04%). Năm 2012, doanh số cho vay cá nhân giảm đáng kể, giảm 35,4% tương ứng giảm với số tiền hơn 28 tỷ đồng. Nếu như doanh số cho vay cá nhân của ngân hàng ở 6 32 tháng đầu năm 2012 xấp xỉ 25 tỷ đồng thì con số này tăng khá nh ẹ (9,2%) đạt hơn 27 tỷ ở 6 tháng đầu năm 2013. Tỷ trọng doanh số cho vay cá nhân của VIB Cần Thơ nhìn chung giảm trong tổng doanh số cho vay. Điều này cho thấy ngân hàng chưa chú trọng đến loại hình cho vay khách hàng cá nhân. Ngân hàng cần chú tâm phát triển loại hình cho vay này vì đây là một tiềm năng sinh lời cao cho ngân hàng. Đối với cho vay doanh nghiệp: doanh nghiệp là đối tượng chủ yếu mà ngân hàng hướng đến trong cho vay, vì vậy doanh số cho vay doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay của VIB Cần Thơ. Ở năm 2011, doanh số cho vay là hơn 210 tỷ đồng, tăng 38,06% so với năm 2010 chỉ có hơn 152 tỷ, chiếm 70,73% trong tổng doanh số cho vay năm 2011. Sang năm 2012, chỉ tiêu này giảm đột ngột (giảm 32,3%) chỉ còn hơn 142 tỷ. Doanh số cho vay doanh nghiệp ở 6 tháng đầu năm 2013 tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2012, tăng lên hơn 76 tỷ tương ứng với tăng 8,51%. Đối với cho vay khác: chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ khoảng 2% trong tổng doanh số cho vay nên không ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng. 3.4.3 Kết quả kinh doanh Bảng 3.5 Kết quả kinh doanh của VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 (đvt:triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tương đối Tương đối (%) (%) Thu nhập 157.626 195.105 148.698 23,78 -23,79 Chi phí 60.775 69.576 72.799 14,48 4,63 LN trước thuế 96.851 125.529 76.899 29,61 -39,54 (Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ) Nhìn chung, thu nhập của VIB tăng qua các năm kéo theo mức lợi nhuận tăng, ngoại trừ năm 2012, chỉ tiêu này giảm khá mạnh. Cụ thể, ở năm 2010, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 96 tỷ đồng thì sang năm 2011, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh đã tăng gần hơn 29,61% đạt mức hơn 125 tỷ đồng, với mức thu nhập tăng 23,78% và chi phí cũng tăng 12,48%. Vì năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng khá cao, bên cạnh đó, VIB Cần Thơ gặp khó khăn trong công tác cho vay, nguồn vốn huy động tăng nhưng không cho vay được mà vẫn phải trả lãi cho những khoản tiền gửi. Đây là nguyên nhân lý giải cho việc chi phí năm 2012 tăng (tăng 4,63%) trong khi thu nhập giảm khá nhiều (hơn 33 23%) so với năm 2011 làm cho lợi nhuận trước thuế cũng giảm đáng kể, giảm 39,54%, chỉ đạt mức xấp xỉ 77 tỷ đồng. Bảng 3.6 Kết quả kinh doanh của VIB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2013 (đvt:triệu đồng) Chênh lệch 6.2013/6.2012 6 tháng đầu 6 tháng đầu Chỉ tiêu năm 2012 năm 2013 Tương đối (%) Thu nhập 70.442 79.056 12,23 Chi phí 38.919 39.086 0,43 LNtrước thuế 31.523 39.970 26,80 (Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ) Ở 6 tháng đầu năm 2012, thu nhập của chi nhánh đạt hơn 70 tỷ đồng nhưng chi phí phải trả chiếm hơn một nửa thu nhập, làm cho lợi nhuận trước thuế chỉ còn hơn 32 tỷ đồng. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, việc kinh doanh của ngân hàng diễn biến theo chiều hướng tích cực hơn. Thu nhập đạt hơn 79 tỷ đồng, tăng hơn 12,23% so với cùng kỳ năm trước; chi phí tăng, nhưng tăng rất ít so với tốc độ tăng của thu nhập, chỉ tăng 0,43%; điều này làm cho lợi nhuận trước thuế của ngân hàng tăng theo, tăng gần 27% so với lợi nhuận trước thuế ở 6 tháng đầu năm 2012, đạt gần 40 tỷ đồng. Năm 2013, VIB Cần Thơ đã triển khai, đổi mới một số công nghệ ngân hàng giúp cho chi nhánh tiết kiệm được chi phí. Mặt khác, nền kinh tế thế giới đã phần nào ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát triển. Từ đó, công tác tín dụng của ngân hàng cũng phát triển, góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. 34 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 3 NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 Quan hệ kinh tế ngày càng mở rộng dẫn đến nhu cầu giao thương buôn bán giữa các quốc gia ngày càng lớn, đòi hỏi hoạt động TTQT của ngân hàng cũng phải mở rộng và phát triển hơn nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của khách hàng. Thanh toán quốc tế là một trong những hoạt động chủ yếu của VIB Cần Thơ, chiếm tỷ trọng hơn 1/3 trong tổng lợi nhuận hằng năm của ngân hàng. Hiện nay, TTQT qua VIB Cần Thơ thường được thực hiện theo 3 phương thức chủ yếu là phương thức tín dụng chứng từ (L/C), phương thức chuyển tiền và phương thức nhờ thu. Bảng 4.1 Doanh số thanh toán quốc tế tại VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 (đvt: triệu đồng) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Doanh số Số tiền Tỷ trọng (%) L/C 17.860 25,76 25.696 35,85 14.185 41,89 43,87 (44,8) Chuyển tiền 47.700 68,79 39.945 55,74 16.764 49,51 (16,26) (58,03) 6.026 8,41 2.911 8,60 59,42 (51,69) 100 71.667 100 33.860 100 3,36 (52,75) Nhờ thu 3.780 Tổng cộng 69.340 5,45 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2011/2010 (%) 2012/2011 (%) Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ Qua biểu đồ trên ta thấy thanh toán theo phương thức chuyển tiền chiếm tỷ trọng cao nhất vì đây là phương thức khá an toàn trong giao dịch, kế đó là phương thức tín dụng chứng từ và chiếm tỷ trọng thấp nhất là phương thức nhờ thu. Cũng như tình hình kinh doanh chung của ngân hàng, doanh số hoạt động TTQT nhìn chung có xu hướng tăng, chỉ trừ năm 2012 là giảm. Ở năm 2010, doanh số hoạt động TTQT đạt hơn 69 tỷ đồng thì sang năm 2011, con số này đã tăng 3,36% đạt mức hơn 71 tỷ đồng. Trong năm này, khách hàng chuyển dần từ phương thức chuyển tiền sang thanh toán bằng L/C. Cụ thể, 35 doanh số thanh toán bằng L/C chiếm 25,76% với doanh số với số tiền hơn 17 tỷ đồng thì sang năm 2011, tỷ lệ này tăng lên thành 35,85% trong tổng cơ cấu doanh số TTQT của VIB Cần Thơ. Còn về phương thức chuyển tiền, doanh số giảm hơn 16% chỉ còn gần 40 tỷ đồng, chỉ chiếm 55,74% trong tổng cơ cấu, trong khi chỉ tiêu này ở năm 2010 đạt hơn 47 tỷ đồng. Sang năm 2012, doanh số TTQT của chi nhánh giảm hơn một nửa so với năm trước (giảm 52,75%), chỉ đạt hơn 33 tỷ đồng. Trong đó, phương thức tín dụng chứng từ giảm 44,8%, phương thức chuyển tiền giảm hơn 58,03%; phương thức nhờ thu giảm 51,69% so với doanh số ở năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012, kinh tế thế giới có nhiều bất ổn như tỷ giá không ổn định, thất nghiệp, lạm phát… do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới. Khi đó, việc giao thương hàng hóa giữa các doanh nghiệp nước ta với nước ngoài cũng có những khó khăn, bất lợi nhất định. Vì vậy mà nhu cầu TTQT của họ cũng sụt giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số hoạt động TTQT của VIB Cần Thơ. Bảng 4.2 Doanh số thanh toán quốc tế tại VIB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2013 (đvt: triệu đồng) Doanh số - L/C - Chuyển tiền - Nhờ thu Tổng cộng 6 tháng đầu năm 2012 Tỷ trọng Số tiền (%) 5.950 44,86 6.751 50,90 562 4,24 13.263 100 6 tháng đầu năm Chênh lệch 2013 6.2013/6.2012 Tỷ trọng (%) Số tiền (%) 9.331 44,58 56,82 10.265 49,04 52,05 1.336 6,38 137,72 20.932 100 57,82 (Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ) Ở 6 tháng đầu năm 2012, tổng doanh số TTQT đạt hơn 13,2 tỷ đồng; trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất là thanh toán theo phương thức chuyển tiền (chiếm 50,9%); tiếp đó là thanh toán theo L/C chiếm 44,86%; còn lại là doanh số thanh toán theo phương thức nhờ thu. Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, doanh số hoạt động TTQT có những chuyển biến khả quan: thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tăng 56,82% đạt hơn 9 tỷ đồng; thanh toán theo phương thức chuyển tiền đạt hơn 10 tỷ đồng, tăng 52,05%; còn lại là thanh toán theo phương thức nhờ thu tăng hơn 137% so với 6 tháng đầu năm 2012, ở mức hơn 1,3 tỷ đồng. Tuy tăng với tốc độ khá nhanh nhưng thanh toán theo phương thức nhờ thu vẫn chiếm tỷ trọng thấp nhất (6,38%) trong tổng cơ cấu TTQT của ngân hàng ở 6 tháng đầu năm 2013, thanh toán theo phương 36 thức chuyển tiền tiếp tục giữ vị trí đầu tiên trong tổng doanh số TTQT, chiếm 49,04%; đứng thứ hai là thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, chiếm 44,58%. Nhìn chung, hoạt động TTQT của ngân hàng ngày càng phát triển và mang đến nguồn thu nhập khá đáng kể cho VIB Cần Thơ. 60000 (đvt: triệu đồng) 50000 40000 L/C 30000 Chuyển tiền Nhờ thu 20000 10000 0 2010 2011 2012 6.2012 6.2013 Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ Hình 4.1 Doanh số thanh toán quốc tế 4.2.1 Tình hình thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tại VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 4.2.1.1 Thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C) Bảng 4.3 Tình hình thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 (đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu L/C nhập khẩu L/C xuất khẩu Tổng cộng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Tương Tuyệt đối đối (%) Chênh lệch 2012/2011 Tương Tuyệt đối đối (%) 16.300 22.680 11.660 6.380 39,14 (11.020) (48,59) 1.560 3.016 2.525 1.456 93,33 17.860 25.696 14.185 7.836 43,87 (11.511) (491) (16,28) (44,8) Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C) là phương thức chiếm tỷ trọng thứ hai sau phương thức chuyển tiền trong tổng doanh số TTQT tại 37 VIB Cần Thơ. Trong đó, L/C nhập khẩu luôn chiếm tỷ lệ cao hơn L/C xuất khẩu. Điều này cũng hợp lý với thực tế vì nước ta vẫn đang là quốc gia nhập siêu. Ở năm 2010, doanh số TTQT bằng L/C là 17,86 tỷ đồng; trong đó, L/C nhập khẩu chiếm hơn 90% trong tổng cơ cấu, với số tiền hơn 16 tỷ đồng, L/C xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 10% còn lại. Sang năm 2011, doanh số TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ tăng khá nhanh 43,87% đạt mức hơn 25 tỷ đồng so với 2010. Trong đó, L/C nhập khẩu vẫn chiếm ưu thế với số tiền hơn 22 tỷ đồng, tăng 39,14% so với năm 2010 và chiếm 88,26% doanh số TTQT theo phương thức này. Qua năm 2012, như tình hình chung của nền kinh tế, doanh số TTQT theo phương thức này giảm đáng kể, giảm gần 44,8% so với năm 2011. Cụ thể, L/C nhập khẩu vẫn là phương thức thanh toán chủ yếu, giảm hơn 48%; L/C xuất khẩu giảm 16,28% so với 2011. Nguyên nhân là do nền kinh tế của một số quốc gia trên thế giới bị khủng hoảng tác động trực tiếp đến việc giao thương hàng hóa với các doanh nghiệp trong nước, gây ảnh hưởng đến doanh số TTQT của ngân hàng. Bảng 4.4 Tình hình thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại VIB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2013 (đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu 6 tháng đầu 6 tháng đầu năm 2012 năm 2013 Chênh lệch 6.2013/6.2012 Tương đối Tuyệt đối (%) L/C nhập khẩu 5.103 8.264 3.161 61,94 L/C xuất khẩu 847 1.067 220 25,97 5.950 9.331 3.381 56,82 Tổng cộng Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012; TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ đạt doanh số hơn 5,9 tỷ đồng với cơ cấu tỷ trọng là L/C nhập khẩu vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn L/C xuất khẩu; trong đó, L/C nhập khẩu đạt mức hơn 5,11 tỷ đồng, chiếm 85,76%; còn 14,24% còn lại là doanh số thanh toán theo L/C xuất khẩu. Sang 6 tháng đầu năm 2013, doanh số TTQT theo phương thức này tăng khá mạnh (tăng 56,82%); trong đó, L/C nhập khẩu tăng đáng kể (tăng 61,94%) đạt hơn 8,2 tỷ đồng; doanh số thanh toán xuất khẩu cũng tăng (tăng 25,97%) đạt hơn 1 tỷ đồng so với 6 tháng năm 2012. Nguyên nhân là do tác động của nền kinh tế thế giới và khu vực đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của các NHTM trong đó có VIB Cần Thơ. 38 25000 (đvt: triệu đồng) 20000 15000 L/C nhập khẩu 10000 L/C xuất khẩu 5000 0 2010 2011 2012 6.2012 6.2013 Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ Bảng 4.2 Doanh số TTQT theo phương thức L/C 4.2.1.2 Thanh toán quốc tế theo phương thức chuyển tiền Nghiệp vụ chuyển tiền là nghiệp vụ phát sinh thường xuyên, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động TTQT tại VIB Cần Thơ. Ngoại tệ được sử dụng chủ yếu trong phương thức này là đồng đô la Mỹ và đồng Euro. Bảng 4.5 Tình hình thanh toán quốc tế theo phương thức chuyển tiền tại VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 (đvt: triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Năm Năm Năm Chỉ tiêu Tương Tương 2010 2011 2012 Tuyệt Tuyệt đối đối đối đối (%) (%) 1. Thanh toán 12.200 12.480 5.600 280 2,30 (6.880) (55,13) chuyền tiền về 2. Thanh toán 35.500 27.465 11.164 (8.035) (22,63) (16.301) (59,35) chuyển tiền đi Tổng cộng 47.700 39.945 16.764 (7.755) (16,26) (23.181) (58,03) Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán được khách hàng lựa chọn nhiều nhất tại VIB Cần Thơ. Có các hình thức chuyển tiền là chuyển tiền từ hoạt động xuất nhập khẩu, chuyển tiền kiều hối… Nhìn chung, chỉ tiêu này có xu hướng giảm trong năm 2011 v à 2012 do ngân hàng chuyển dần từ thanh toán bằng phương thức này sang phương thức L/C vì thanh toán theo L/C an 39 toàn hơn. Trong đó, chuyển tiền đi luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn chuyển tiền về. Cụ thể, nếu năm 2010, doanh số TTQT theo phương thức chuyển tiền là 47,7 tỷ đồng; trong đó doanh số chuyển tiền đi chiếm 74,4% trong tổng cơ cấu, còn lại 25,6% là doanh số từ chuyển tiền về mang lại; thì sang năm 2011, doanh số thanh toán bằng phương thức chuyển tiền giảm 16,26%, chỉ còn khoảng 39,9 tỷ đồng; trong đó chuyển tiền đi giảm với tốc độ khá nhanh (giảm 22,63%) nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất và chuyển tiền về giảm 2,3%. Chỉ tiêu này tiếp tục giảm ở năm 2012. Khoản mục chuyển tiền đi giảm khá đáng kể 59,35%; khoản mục chuyển tiền về giảm với tốc độ tương đương độ giảm của khoản mục chuyển tiền đi (giảm 55,13%) làm cho tổng doanh số TTQT theo phương thức chuyển tiền của năm 2012 giảm 58,03%, chỉ còn khoảng 16,7 tỷ đồng. Nguyên nhân do sự bất ổn của nền kinh tế thế giới làm ảnh hưởng xấu đến tỷ giá các đồng ngoại tệ, từ đó gây ảnh hưởng lên việc xuất nhập khẩu và lượng kiều hối chuyển về. Bảng 4.6 Tình hình thanh toán quốc tế theo phương thức chuyển tiền tại VIB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2013 (đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu 1. Thanh toán chuyền tiền về 2. Thanh toán chuyển tiền đi Tổng cộng Chênh lệch 6.2013/6.2012 Tương đối Tuyệt đối (%) 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 2.135 3.350 1.215 56,91 4.616 6.915 2.299 49,81 6.751 10.265 3.514 52,05 Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ Ở 6 tháng đầu năm 2012, tổng doanh số TTQT theo phương thức chuyển tiền là hơn 6,7 tỷ đồng với doanh số thanh toán chuyển tiền đi chiếm tỷ trọng cáo hơn , chiếm 68,38% trong tổng doanh số, đạt hơn 4,6 tỷ đồng. Doanh số thanh toán chuyển tiền về đạt hơn 2,1 tỷ đồng, chiếm 831,62% trong tổng doanh s ố. Sang 6 tháng đầu năm 2013, tổng doanh số tăng trở lại so với 6 tháng đầu năm 2012. Về khoản mục chuyển tiền đi tăng 49,81% đạt gần 7 tỷ đồng; về khoản mục chuyển tiền về mang về cho ngân hàng hơn 3,3 tỷ đồng với mức tăng 56,91% kéo theo doanh số TTQT theo phương thức này tăng 52,05% với số tiền hơn 10 tỷ đồng, so với 6 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt mức hơn 6 tỷ đồng.. Nguyên nhân do năm 2013 nền kinh tế dần thoát khỏi khủng hoảng, nhu cầu mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp tăng trở lại, thêm vào đó là các chính sách ổn định tỷ giá của Chính phủ giúp ngân hàng hoạt động ổn định trở lại, doanh số thanh toán theo phương thức chuyển tiền tăng so với cùng kỳ năm trước. 40 40000 (đvt: triệu đồng) 35000 30000 25000 20000 Chuyển tiền đi 15000 Chuyển tiền về 10000 5000 0 2010 2011 2012 6.2012 6.2013 Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ Hình 4.3 Doanh số TTQT theo phương thức chuyển tiền 4.2.1.3 Thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu Bảng 4.7 Tình hình thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu tại VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 (đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Năm Tương Tương 2012 Tuyệt Tuyệt đối đối đối đối (%) (%) 2.036 553 21,91 (1.041) (33,83) Nhờ thu NK 2.524 3.077 Nhờ thu XK 1.256 2.949 875 1.693 134,79 (2.074) (70,33) Tổng cộng 3.780 6.026 2.911 2.246 59,42 (3.115) (51,69) Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ Phương thức nhờ thu là phương thức luôn chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng doanh số TTQT tại VIB Cần Thơ với xu hướng chung là tăng dần qua các năm, ngoại trừ ở năm 2012. Nguyên nhân là do phương thức nhờ thu ngày càng ít được áp dụng bởi đây là phương thức được xem là không an toàn, mang lại nhiều rủi ro cho người bán (người xuất khẩu). Trong đó, nhờ thu nhập khẩu luôn mang về doanh số cao hơn so với nhờ thu xuất khẩu, luôn chiếm hơn 50% tổng doanh số thanh toán theo phương thức này qua từng từng năm. Ở năm 2010, doanh số thanh toán theo phương thức nhờ thu là gần 3,8 tỷ 41 đồng thì sang năm 2011 tăng khá mạnh (tăng 59,42%) đạt hơn 6 tỷ đồng, trong đó, nhờ thu xuất khẩu tăng mạnh (tăng 134,79%), nhờ thu nhập khẩu tăng 21,91%. Nhưng sang năm 2012, doanh số nhờ thu giảm khá nhiều với tốc độ giảm là 51,69% chỉ còn xấp xỉ gần 3 tỷ đồng, trong đó nhờ thu xuất khẩu giảm hơn 70%, nhờ thu nhập khẩu giảm 33,83%. Nguyên nhân là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó kéo theo hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Bảng 4.8 Tình hình thanh toán quốc tế theo phương thức nhờ thu tại VIB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2013 (đvt: triệu đồng) Chênh lệch 6.2013/6.2012 Tương đối Tuyệt đối (%) Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Nhờ thu NK 359 769 410 114,21 Nhờ thu XK 203 567 364 179,31 Tổng cộng 562 1.336 774 137,72 Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ Ở 6 tháng đầu năm 2012, tổng doanh số thanh toán theo phương thức nhờ thu là gần 0,6 tỷ đồng; trong đó, nhờ thu nhập khẩu chiếm 63,88%; nhờ thu xuất khẩu chiếm 36,12%. Sang 6 tháng đầu năm 2013, doanh số TT theo phương thức này tăng lên một cách hết sức bất ngờ (tăng 137,72%) với số tiền hơn 1,3 tỷ đồng so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể, nhờ thu nhập khẩu tăng với số tiền hơn 0,7 tỷ, tốc độ tăng là 114,21%. Về nhờ thu xuất khẩu đạt hơn 0,5 tỷ đồng, tăng 179,31%. Nguyên nhân là do Nhà nước bắt đầu có những biện pháp can thiệp, hỗ trợ cho việc kinh doanh của các doanh nghiệp như chính sách lãi suất ưu đãi, chính sách trợ giá… khi đ ó, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khả quan hơn, các doanh nghiệp bắt đầu củng cố và phát triển kinh doanh, từ đó giúp cho việc kinh doanh của các ngân hàng ổn định trở lại ở 6 tháng đầu năm 2013. 42 3500 (đvt: triệu đồng) 3000 2500 2000 Nhờ thu NK 1500 Nhờ thu XK 1000 500 0 2010 2011 2012 6.2012 6.2013 Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ Hình 4.4 Doanh số TTQT theo phương thức nhờ thu 4.2.2 Tình hình thanh toán quốc tế theo hoạt động xuất nhập khẩu tại VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 4.2.2.1 Thanh toán hàng nhập khẩu Bảng 4.9 Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu tại VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 (đvt: triệu đồng) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) L/C nhập khẩu 16.300 30,01 22.680 42,61 11.660 46,9 Chuyển tiền đi 35.500 65,34 27.465 51,60 11.164 44,91 2.524 4,65 3.077 5,79 2.036 8,19 54.324 100 53.222 100 24.860 100 Nhờ thu nhập khẩu Tổng cộng Số tiền Tỷ lệ (%) Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ Nhìn chung, thanh toán hàng nhập khẩu có xu hướng giảm dần từ năm 2010 đến năm 2012 và tăng trở lại vào 6 tháng đầu năm 2013. VIB Cần Thơ thực hiện thanh toán hàng nhập khẩu theo 3 phương thức là phương thức tín 43 dụng chứng từ, phương thức chuyển tiền và phương thức nhờ thu. Ở năm 2010, thanh toán theo phương thức chuyển tiền chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thanh toán hàng nhập khẩu của VIB Cần Thơ, chiếm 65,34% đạt hơn 35,5 tỷ đồng; tiếp theo là thanh toán hàng nhập khẩu phương thức tín dụng chứng từ, chiếm 30,01% và thanh toán theo phương thức nhờ thu chiếm tỷ trọng thấp nhất, chỉ chiếm 4,65% với tổng số tiền thanh toán hàng nhập khẩu năm 2010 là hơn 54 tỷ đồng. Sang năm 2011, tổng doanh số thanh toán hàng nhập khẩu của ngân hàng giảm gần 2,03% chỉ còn hơn 53 tỷ đồng. Trong đó, chiếm tỷ trọng cao nhất vẫn là thanh toán theo phương thức chuyển tiền, chiếm 51,6%, giảm 22,63%; phương thức tín dụng chứng từ giảm 39,14%, chỉ đạt tương đương 22,6 tỷ đồng; phương thức nhờ thu vẫn chiếm tỷ trọng thấp nhất, tuy nhiên, thanh tooán theo phương thức này đã tăng khá nhanh so với năm 2010, chiếm 5,76% tổng doanh số thanh toán nhập khẩu năm 2011. Bước sang năm 2012, tổng doanh số thanh toán hàng nhập khẩu tiếp tục giảm hơn 50%, chỉ còn hơn 24 tỷ đồng. Cả 3 chỉ tiêu thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, theo phương thức chuyển tiền và theo phương thức nhờ thu ở năm 2012 đều giảm so với năm trước. Thêm vào đó, trong năm 2012 có sự thay đổi cơ cấu giữa các phương thức: nếu như 2 năm trước đó, chuyển tiền luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số TT nhập khẩu thì sang năm 2012, vị trí đó nhường cho thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ (chiếm 46,9%), chuyển tiền chỉ chiếm tỷ trọng thứ hai và theo sau đó là thanh toán theo phương thức nhờ thu vì năm này, ngân hàng có sự thay đổi cơ cấu, tăng cuờng thanh toán theo phương thức L/C vì đây là phương thức thanh toán an toàn hơn cho khách hàng lẫn ngân hàng so với phương thức chuyển tiền. Nguyên nhân là do năm 2011 và 2012 là những năm khó khăn của nền kinh tế, khó khăn với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu. Nhà nước có một số thay đổi trong chính sách nhập khẩu nhằm hạn chế hàng nhập khẩu. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp nhập khẩu. Bảng 4.10 Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu tại VIB Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 (đvt: triệu đồng) 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) L/C nhập khẩu 5.103 50,64 8.264 51,82 Chuyển tiền đi 4.616 45,80 6.915 43,36 359 3,56 769 4,82 10.078 100 15.948 100 Nhờ thu nhập khẩu Tổng cộng Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ 44 Trong 6 tháng đầu năm 2013, cả 3 chỉ tiêu này đều tăng, nhưng mức tăng đáng kể nhất là ở phương thức thanh toán nhờ thu, tăng hơn 114% so với 6 tháng đầu năm 2012, đạt hơn 0,7 tỷ đồng trong khi ở 6 tháng đầu năm 2012 chỉ ở mức hơn 0,3 tỷ đồng. Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm tăng 58,25% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012 với số tiền xấp xỉ 16 tỷ đồng. Do VIB Cần Thơ đã có một số ưu đãi cho các doanh nghiệp nhập khẩu bên cạnh đó là sự phục hồi của nền kinh tế thế giới theo hướng tích cực góp phần làm doanh số thanh toán hàng nhập khẩu tăng. Bảng 4.11 Bảng so sánh chênh lệch doanh số thanh toán hàng nhập khẩu tại VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 (đvt: triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6.2013/6.2012 Chỉ tiêu Tương Tương Tương Tuyệt Tuyệt Tuyệt đối đối đối đối đối đối (%) (%) (%) 6.380 39,14 (11.020) (48,59) 3.161 61,94 L/C nhập khẩu (8.035) (22,63) (16.301) (59,35) 2.299 49,81 Chuyển tiền đi 553 21,91 (1.041) (33,83) 410 114,21 Nhờ thu nhập khẩu (1.102) (2,03) (28.362) (53,29) 5.870 58,25 Tổng cộng Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ 40000 (đvt: triệu đồng) 35000 30000 25000 L/C NK 20000 Chuyển tiền đi 15000 Nhờ thu NK 10000 5000 0 2010 2011 2012 6.2012 6.2013 Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ Hình 4.5 Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu 45 4.2.2.2 Thanh toán hàng xuất khẩu Bảng 4.12 Tình hình thanh toán hàng xuất khẩu tại VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 (đvt: triệu đồng) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) L/C xuất khẩu 1.560 10,39 3.016 16,35 2.525 28,06 Chuyển tiền về Nhờ thu xuất khẩu 12.200 81,25 12.480 67,66 5.600 62,22 1.256 8,36 2.949 15,99 875 9,72 Tổng cộng 15.016 100 18.445 100 9.000 100 Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ Cũng như tình hình chung đối với nền kinh tế và các ngân hàng khác, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu của VIB Cần Thơ thấp hơn đáng kể so với doanh số thanh toán hàng nhập khẩu. VIB Cần Thơ thực hiện thanh toán hàng xuất khẩu cũng theo 3 phương thức chủ yếu như đối với thanh toán hàng nhập khẩu là thanh toán theo phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền và theo phương thức tín dụng chứng từ. Nhìn chung, doanh số này tăng và chỉ giảm ở năm 2012. Trong đó, doanh số thanh toán theo phương thức chuyển tiền chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn chiếm trên 50% trong tổng doanh số thanh toán qua các năm tại ngân hàng, đứng thứ hai là phương thức tín dụng chứng từ và nhờ thu chiếm tỷ lệ nhỏ nhất. Cụ thể, ở năm 2010, doanh số thanh toán theo phương thức chuyển tiền chiếm 81,25%; thanh toán theo bằng L/C chiếm 10,39% và thanh toán theo phương thức nhờ thu chỉ chiếm 8,36% còn lại, với tổng doanh số hơn 15 tỷ đồng. Sang năm 2011, tổng doanh số tăng hơn 22,84% đạt mức gần 18,5 tỷ đồng, trong đó thanh toán theo phương thức chuyển tiền vẫn chiếm ưu thế chiếm 67,66%, với tốc độ tăng nhẹ 2,3% so với năm 2010; phương thức thanh tooán bằng L/C tăng khá mạnh ở năm 2012 (tăng 93,33%); còn lại là thanh toán theo phương thức nhờ thu, doanh số ở phương thức này tăng nhanh nhất với tốc độ tăng là 134,79% so với năm 2010. Sang năm 2012, tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu giảm mạnh hơn 50% so với cùng kỳ năm 2011, giảm còn hơn 9 tỷ đồng. Nguyên nhân là do năm 2012, nền kinh tế chịu ảnh hưởng xấu từ cuộc khủng hoảng kinh tế, các doanh nghiệp nước ngooài gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của họ giảm từ đó việc xuất khẩu hàng hóa từ các doanh nghiệp trong nước ta đến họ cũng hạn chế. 46 Bảng 4.13 Tình hình thanh toán hàng xuất khẩu tại VIB Cần Thơ trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 (đvt: triệu đồng) 6 tháng đầu năm 2012 Chỉ tiêu Tỷ lệ (%) Số tiền L/C xuất khẩu Chuyển tiền về Nhờ thu xuất khẩu Tổng cộng 6 tháng đầu năm 2013 Số tiền Tỷ lệ (%) 847 26,59 1.067 21,41 2.135 67,03 3.350 67,22 203 6,38 567 11,37 3.185 100 4.984 100 Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ Ở 6 tháng đầu năm 2012, doanh số thanh toán xuất khẩu theo cả 3 phương thức tín dụng chứng từ, chuyển tiền và nhờ thu đạt lần lượt là 0,8 tỷ đồng, hơn 2,1 tỷ và xấp xỉ 0,2 tỷ đồng với tổng doanh số TT là hơn 3,1 t ỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2012. Doanh số TT theo cả 3 phương thức đều tăng khi sang 6 tháng đầu năm 2013, cụ thể doanh số thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tăng 25,97%; doanh số thanh toán theo phương thức chuyển tiền tăng 56,91%; còn lại là phương thức nhờ thu tăng rất đáng kể 179,31% so với 6 tháng đầu năm 2012 làm cho tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu của VIB Cần Thơ tăng 56,48% với số tiền gần 5 tỷ đồng. Sang năm 2013, lượng cầu nhập khẩu hàng hóa của các quốc gia trên thế giới tăng khi nền kinh tế của họ đã dần hồi phục, kích thích nhu cầu mua bán hàng hóa tăng. Bảng 4.14 Bảng so sánh chênh lệch doanh số thanh toán hàng xuất khẩu của VIB Cần Thơ trong giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu L/C xuất khẩu Chuyển tiền về Nhờ thu xuất khẩu Tổng cộng Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Tương Tương Tuyệt Tuyệt đối đối đối đối (%) (%) 1.456 93,33 (491 (16,28) 280 2,30 (6.880) (55,13) 1.693 134,79 (2.074) (70,33) 3.429 22,84 (9.445) (51,21) Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ 47 (đvt: triệu đồng) Chênh lệch 6.2013/6.2012 Tương Tuyệt đối đối (%) 220 25,97 1.215 56,91 364 179,31 1.799 56,48 14000 (đvt: triệu đồng) 12000 10000 8000 L/C XK 6000 Chuyển tiền về Nhờ thu XK 4000 2000 0 2010 2011 2012 6.2012 6.2013 Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ Hình 4.6 Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu 4.2.3 Tình hình thanh toán quốc tế theo lĩnh vực tài trợ tại VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Với tinh thần phục vụ tận tình, không ngừng nổ lực cố gắng để nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên và sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ ngân hàng, số lượng khách hàng đến với VIB Cần Thơ và hoạt động TTQT nói riêng ngày càng phát triển. Bảng 4.15 Doanh số thanh toán quốc tế theo lĩnh vực tài trợ tại VIB Cần Thơ giai đoạn 3 năm 2010, 2011, 2012 (đvt: triệu đồng) Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Lĩnh vực Năm Năm Năm Tương Tương tài trợ 2010 2011 2012 Tuyệt Tuyệt đối đối đối đối (%) (%) - Nông 698 3,36 (11.342) (52,75) 20.802 21.500 10.158 nghiệp - Thủy sản 40.218 40.567 19.639 349 0,87 (20.928) (51,59) - Xăng dầu 6.934 8.167 3.386 1.233 17,78 (4.781) (58,54) - Khác 1.386 1.433 677 47 3,39 (756) (52,76) Tổng cộng 69.340 71.667 33.860 2.327 3,36 (37.807) (52,75) Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ 48 VIB Cần Thơ chủ yếu tài trợ cho 3 lĩnh vực là nông nghiệp, thủy sản và xăng dầu. Cơ cấu tỷ trọng 3 lĩnh vực này trong hoạt động TTQT của ngân hàng lần lượt là: nông nghiệp chiếm xấp xỉ 30%, thủy sản chiếm 58% và 10% là ở lĩnh vực xăng dầu, và các ngành nghề khác chiếm 2% còn lại. Cơ cấu này phù hợp với các chính sách ưu đãi về ngành nghề của Chính phủ.: khuyến khích phát triển nông nghiệp và thủy hải sản. Chỉ tiêu này tăng ở năm 2011 và giảm xuống ở năm 2012, giảm hơn 50% so với năm 2011. Bảng 4.16 Doanh số thanh toán quốc tế theo lĩnh vực tài trợ tại VIB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2013 (đvt: triệu đồng) Chênh lệch 6.2013/6.2012 6 tháng đầu 6 tháng đầu Lĩnh vực tài trợ năm 2012 năm 2013 Tương đối Tuyệt đối (%) - Nông nghiệp - Thủy sản - Xăng dầu - Khác Tổng cộng 3.978 7.694 1.326 265 13.263 6.079 11.741 2.694 418 20.932 2.101 4.047 1.368 153 7.669 52,82 52,60 103,17 57,74 57,82 Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ Sang 6 tháng đầu năm 2013, doanh số TTQT theo 3 lĩnh vực này tăng trở lại với tốc độ tăng gần ½ so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân cũng xuất phát từ ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nên có sự tăng, giảm doanh số ở các năm. Bên cạnh đó, nguyên nhân ảnh hưởng đến doanh số TTQT theo từng lĩnh vực cũng do từ phía các chính sách của Chính phủ. 49 45000 (đvt: triệu đồng) 40000 35000 30000 25000 Nông nghiệp 20000 Thủy sản Xăng dầu 15000 Khác 10000 5000 0 2010 2011 2012 6.2012 6.2013 Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ Hình 4.7 Doanh số TTQT theo lĩnh vực tài trợ 4.2 KẾT QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦN THƠ TRONG GIAI ĐOẠN 3 NĂM 2010, 2011, 2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.2.1 Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Quốc tế Chi nhánh Cần Thơ Bảng 4.17 Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại VIB Cần Thơ giai đoạn 2010, 2011, 2012 (đvt: triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Thu nhập từ hđ 27.339 27.794 11.334 TTQT Chi phí hđ 13.369 13.308 5.942 TTQT Lợi nhuận từ hđ 13.970 14.486 5.392 TTQT Chênh lệch 2011/2010 Tuyệt Tương đối đối (%) 455 Chênh lệch 2012/2011 Tuyệt đối Tương đối (%) 1,66 (16.460) (59,22) (61) (0,46) (7.366) (55,35) 516 (9.094) (62,78) 3,69 Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ Qua bảng số liệu 4.17 ta thấy doanh thu TTQT của VIB Cần Thơ tăng trong năm 2011 và giảm khi sang năm 2012 kéo theo mức lợi nhuận cũng tăng 50 và giảm tương ứng. Cụ thể, ở năm 2010, doanh số TTQT của chi nhánh là hơn 69 tỷ đồng, chi nhánh thu về hơn 27 tỷ đồng thu nhập từ hoạt động này, song song đó phải bỏ ra hơn 13 tỷ đồng chi phí cho hoạt động TTQT, kết quả cuối năm 2010, hoạt động TTQT mang về gần 14 tỷ đồng lợi nhuận cho VIB Cần Thơ. Sang năm 2011, doanh số TTQT tăng 3,36% đạt hơn 71 tỷ đồng với mức thu nhập xấp xỉ thu nhập ở năm 2010, chỉ tăng nhẹ 1,66%. Tuy nhiên, do năm 2011 VIB Cần Thơ đã mạnh dạn ứng dụng thêm một số công nghệ hiện đại nhằm hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động TTQT, điều này góp phần làm giảm chi phí trong hoạt động này, chi phí giảm 0,46% so với năm 2010 làm cho lợi nhuận thu về tăng (tăng 3,69%) đạt gần 14,5 tỷ đồng. Bước qua năm 2012, doanh số TTQT của ngân hàng giảm đáng kể (giảm 52,75%) chỉ còn hơn 33 tỷ đồng; thu nhập từ hoạt động này cũng giảm gần 60% kéo theo mức lợi nhuận giảm 62,78%. Nguyên nhân là do năm 2012, ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế không trụ được dẫn đến phá sản, giải thể kéo theo nhu cầu mua bán hàng hóa, đặc biệt trong hoạt động TTQT cũng giảm mạnh hoặc những doanh nghiệp phá sản không còn khả năng trả nợ cho ngân hàng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số TTQT và mức thu nhâp của ngân hàng. Bảng 4.18 Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại VIB Cần Thơ giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 so với 6 tháng đầu năm 2013 (đvt: triệu đồng) Chênh lệch 6.2013/6.2012 6 tháng đầu 6 tháng đầu Chỉ tiêu năm 2012 năm 2013 Tuyệt Tương đối đối (%) Thu nhập từ hđ TTQT 5.117 8.596 3.479 67,99 Chi phí TTQT 2.314 3.985 1.671 72,21 Lợi nhuận từ hđ TTQT 2.803 4.611 1.808 64,50 Nguồn: Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ Qua 6 tháng đầu năm 2013, hoạt động TTQT của chi nhánh phần nào được cải thiện, thu nhập từ hoạt động này ở 6 tháng đầu năm 2012 là hơn 5 tỷ đồng, mức thu nhập tăng gần 68% khi sang 6 tháng đầu năm 2013, đạt hơn 8,5 tỷ đồng; theo đó, chi phí cho hoạt động cũng tăng theo là lẽ tất yếu, kết quả mang về cho VIB Cần Thơ hơn 4,6 tỷ đồng lợi nhuận, tăng 64,5% so với 6 tháng đầu năm 2012 chỉ đạt gần 3 tỷ đồng. Vì 2013 là năm nền kinh tế thế giới 51 đã dần trở lại ổn định, tác đông tích cực đến kinh tế Việt Nam, một số doanh nghiệp bắt đầu sản xuất lại, nhu cầu TTQT tăng giúp hoạt động TTQT của các NHTM nói chung và VIB Cần Thơ nói riêng được cải thiện theo hướng tích cực. 4.2.2 Đánh giá kết quả hoạt động thanh toán quốc tế tại VIB Cần Thơ Lợi nhuận là chỉ tiêu đầu tiên và quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của hầu hết mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, và hoạt động TTQT cũng không ngoại lệ. (đvt: triệu đồng) 140,000 120,000 100,000 80,000 LN trước thuế 60,000 LN từ TTQT 40,000 20,000 0 2010 2011 2012 6.2012 6.2013 Nguồn: Ngân hàng Quốc tế chi nhánh Cần Thơ Hình 4.8 Lợi nhuận từ hoạt động TTQT so với tổng lợi nhuận của VIB Cần Thơ Qua hình 4.8 ta thấy lợi nhuận trước thuế nói chung và lợi nhuận từ hoạt động TTQT của VIB nói riêng nhìn chung tăng, ngoại trừ năm 2012 giảm. Trong đó, lợi nhuận thu từ hoạt động TTQT chiếm một phần khá khiêm tốn trong tổng lợi nhuận của ngân hàng, chỉ chiếm xấp xỉ 14%. Cụ thể, năm 2010, lợi nhuận từ hoạt động này chỉ chiếm 14,42% trong tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng. Sang năm 2011, chỉ tiêu này có tăng, nhưng chỉ tăng nhẹ so với năm 2010 (tăng 3,69%) và chiếm 11,54% trong tổng lợi nhuận. Ở năm 2012, lợi nhuận thu từ hoạt động TTQT giảm hơn một nửa so với năm 2011, chỉ còn hơn 5,3 tỷ đồng (giảm 62,78%); chiếm 7,01% trong tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng. Nguyên nhân của sự giảm tốc độ tăng trưởng là do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế bị đình trệ thậm chí phá sản, từ đó kéo theo hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng giảm sút đáng kể. Tuy 52 nhiên, mức lợi nhuận từ hoạt động TTQT tăng trở lại ở 6 tháng đầu năm 2013, tăng hơn 50% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012 nhưng vẫn chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng lợi nhuận trước thuế, chỉ chiếm 11,54%. Mặc dù vậy nhưng đây vẫn là dấu hiệu khả quan cho thấy nền kinh tế thế giới và trong nước đang dần hồi phục. Điều này tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có các ngân hàng. 4.3 ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.3.1 Kết quả đạt được Trong thời kỳ kinh tế gặp nhiều khó khăn và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, VIB Cần Thơ xác định rõ cần tập trung phát triển và đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và trong hoạt động TTQT nói riêng nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Qua nhiều năm thực hiện hoạt động TTQT, chi nhánh đã có những bước trưởng thành cả về quy mô và chất lượng, mạng lưới ngân hàng đại lý không ngừng được mở rộng, chất lượng dịch vụ ngày càng cao thu hút được nhiều khách hàng. Một số kết quả chính mà VIB Cần Thơ đã đạt được trong hoạt động TTQT những năm qua là: - Chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng được nâng cao, rút ngắn được thời gian, độ chính xác an toàn cao, đạt được sự tín nhiệm của khách hàng; trong thời gian qua, chi nhánh chưa có bất kỳ tranh chấp nào phát sinh giữa ngân hàng với ngân hàng khác hay với khách hàng. - Đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi. Hầu hết nhân viên đều có trình độ đại học trở lên, bên cạnh đó là trình độ ngoại ngữ, tin học. - Tổng doanh số TTQT của ngân hàng tăng qua các năm (ngoại trừ năm 2012) với sự thay đổi cơ cấu về tỷ trọng giữa các phương thức thanh toán theo hướng tích cực và an toàn hơn. Cụ thể: tỷ trọng doanh số TTQT theo phương thức chuyển tiền đã giảm dần qua các năm và thay vào đó là sự tăng lên về tỷ trọng của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Đây là kết quả đáng mừng vì thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ an toàn hơn so với phương thức chuyển tiền. - Thông qua doanh số TTQT theo lĩnh vực tài trợ cho thấy ngân hàng đã thực hiện đúng với chủ trương, chính sách của Nhà nước, đó là ưu tiên phát triển các ngành nông nghiệp và thủy hải sản. 53 4.3.2 Hạn chế Qua thực tiễn hoạt động TTQT tại VIB Cần Thơ vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết để tạo điều kiện giúp ngân hàng thực hện tốt hơn chức năng trung gian thanh toán của mình trong hoạt động TTQT. - Hạn chế từ mô hình tổ chức và quy trình nghiệp vụ TTQT. Hiện nay, hầu như tất cả các giao dịch về TTQT của VIB Cần Thơ đều phải chuyển về trung tâm thanh toán. Điều này làm chậm quá trình thanh toán, mất nhiều chi phí và làm giảm hiệu quả thanh toán. - Chi nhánh hầu như chỉ tập trung vào những phương thức TTQT truyền thống, chưa chú trọng nhiều đến việc đa dạng hóa và đưa ra các sản phẩm dịch vụ TTQT mới nhằm thu hút khách hàng. - Hoạt động Marketing chưa được chú ý đúng mực. Hoạt động TTQT của VIB Cần Thơ chủ yếu tập trung vào những khách hàng truyền thống, thường xuyên. Việc chủ động tìm kiếm khách hàng đã triển khai nhưng chưa mạnh mẽ, chỉ tập trung vào những một số cán bộ chủ chốt. - Việc mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý chưa được quan tâm đúng mực, mỗi năm hầu như ngân hàng chỉ mở rộng thêm quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài với tỷ lệ trung bình 2%, với số lượng này ngân hàng vẫn chưa thực sự đủ khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác. - Doanh số TTQT và thu nhập từ hoạt động này tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn chiếm một tỷ trọng khá nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng, ngân hàng chưa khai thác hết tiềm năng từ hoạt động này. - Doanh số TTQT ở năm 2012 giảm khá mạnh so với các năm trước đó do bị ảnh hưởng khá nhiều từ khủng hoảng tài chính thế giới, kéo theo thu nhập mà ngân hàng thu được từ hoạt động này cũng giảm đáng kể. - Chi phí cho hoạt động TTQT vẫn còn khá cao, điều này làm giảm lợi nhuận của ngân hàng thu được từ hoạt động này. - Tỷ trọng giữa thanh toán hàng nhập khẩu và thanh toán hàng xuất khẩu chênh lệch khá cao, hầu như chưa tập trung khai thác từ hoạt động thanh toán xuất khẩu, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng thấp so với doanh số thanh toán hàng nhập khẩu. - Chưa đa dạng hóa các lĩnh vực tài trợ trong TTQT. Ngoài 3 lĩnh vực nông nghiệp, xăng dầu, thủy sản thì doanh số TTQT của ngân hàng ở các lĩnh vực khác rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng doanh số TTQT. 4.3.3 Nguyên nhân 4.3.3.1 Nguyên nhân khách quan - Tình hình kinh tế trên thế giới trong thời gian qua có nhiều biến động đã ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của các NHTM nói chung và của VIB Cần Thơ nói riêng. 54 - Các văn bản liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa của Chính phủ và các ngân hàng chưa thật sự đồng bộ. - Trình độ hiểu biết của khách hàng trong hoạt động TTQT chưa cao. - Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của các ngân hàng trên địa bàn TP.Cần Thơ, đặc biệt là chi nhánh các ngân hàng nước ngoài cũng gây khó khăn lớn cho hoạt động kinh doanh của VIB Cần Thơ nói chung và hoạt động TTQT nói riêng. - Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày nay, hoạt động TTQT ngày càng đa dạng và phức tạp, do đó rủi ro ngày càng cao cộng với sự lừa đảo ngày càng tinh vi của các đối tượng xấu là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng. 4.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan - Các chính sách thu hút khách hàng chưa thật sự hấp dẫn nên lượng khách hàng giao dịch chủ yếu là đối tượng các khách hàng cũ, việc xây dựng kế hoạch tiếp cận khách hàng đã có nhưng chưa đủ mạnh. - Công tác điều ra, theo dõi thị trường, nắm bắt xu hướng phát triển của nền kinh tế và nhu cầu thị hiếu của khách hàng tuy đã được quan tâm, phát triển nhưng chưa thường xuyên. - Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ hoạt động TTQT chưa thật sự được quan tâm đúng mực. 55 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1.1 Nâng cao hơn nữa năng lực, trình độ cán bộ TTQT Mặc dù VIB Cần Thơ đã tổ chức các khóa bồi dưỡng nghiệp vụ trong thời gian qua, nhưng ngân hàng vẫn cần quan tâm hơn nữa trong việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, trình độ ngoại ngữ, tin học cho các thanh toán viên, tạo điều kiện để họ hoàn thành nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì đầu tiên phải chú trọng đến đầu vào của nguồn nhân lực, đó là công tác tuyển dụng nhân sự. Công tác tuyển dụng cần được đặc biệt quan tâm, phải đảm bảo tính công khai, công bằng trong tuyển dụng để lựa chọn được những ứng viên đạt tiêu chuẩn cả về trình độ, năng lực và đạo đức. Bố trí nhân viên làm việc theo đúng chuyên môn, nhằm phát huy tối đa năng lực của từng người. Song song với công tác tuyển dụng là việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, đặc biệt là đội ngũ nhân sự mới được tuyển vào. Đồng thời tổ chức thường xuyên các cuộc thi về chuyên môn nghiệp vụ, khuyến khích cán bộ nhân viên có những kiến nghị sửa đổi nhằm hoàn thiện hơn quy trình thanh toán, cải tiến thủ tục thanh toán. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo ngân hàng cần phải đưa ra những chính sách hợp lý nhằm khuyến khích nhân viên làm việc hăng say, có tinh thần phấn đấu và trung thành với ngân hàng như các chính sách về chế độ tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm, chế độ nghĩ phép, nghĩ ốm.. Ngoài ra, yếu tố tâm lý làm việc của nhân viên cũng rất quan trọng, cần tạo môi trường làm việc vui vẻ, thân thiện, công bằng để họ cảm thấy thoải mái khi làm việc, khi đó làm việc sẽ hiệu quả hơn. 5.1.2 Chú trọng việc đa dạng hóa dịch vụ TTQT Đối với ngân hàng, chất lượng sản phẩm là sự đảm bảo về khả năng chi trả, thực hiện thanh toán chính xác, an toàn cho khách hàng, tốc độ thanh toán nhanh. Để nâng cao chất lượng thanh toán, VIB Cần Thơ cần không ngừng hoàn thiện quy trình thanh toán và cải tiến kỹ thuật để đảm bảo an toàn và tốc độ thanh toán cho khách hàng. Bên cạnh đó, VIB Cần Thơ cũng cần khuyến khích nhân viên TTQT phát huy tính sáng tạo, tham gia các công trình khoa học, đóng góp ý kiến để phát triển hoạt động TTQT thông qua các hình thức thưởng phạt bằng vật chất và tinh thần. Để đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, ngoài những gói sản phẩm dịch vụ hiện có, ngân hàng cần nghiên cứu đưa ra các gói sản phẩm, dịch vụ mới nhằm đa dạng hóa dịch vụ ngân hàng. Phát triển sản phẩm, dịch vụ TTQT mới để 56 thay đổi danh mục sản phẩm kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng: + Hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh như bảo lãnh đấu thầu quốc tế, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh khả năng cung cấp hàng, bảo lãnh nhận hàng, bảo lãnh đặt tiền cọc, bảo lãnh mở L/C trả chậm. Đi đôi với nghiệp vụ bảo lãnh, ngân hàng cần nâng cao chất lượng thẩm định, thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ. + Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ, đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong kinh doanh cũng như các hình thức kinh doanh ngoại tệ để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. + Tạo ra những sản phẩm TTQT liên kết với các hoạt động khác của ngân hàng như cho vay du học… 5.1.3 Tăng cường đầu tư hiện đại hóa công nghệ ngân hàng phục vụ công tác TTQT Trong giai đoạn hiện nay, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là một trong những nhiệm vụ cấp bách. Một ngân hàng hiện đại không thể thiếu công nghệ thanh toán hiện đại, có công nghệ thanh toán hiện đại thì ngân hàng mới nâng cao được chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Công nghệ thanh toán là một yếu tố quan trọng tạo nên sức mạnh cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Mạnh dạn ứng dụng các công nghệ ngân hàng mới trên thế giới để nâng cao hiệu quả thanh toán. Nếu chi phí quá cao, ngân hàng có thể hợp tác với các ngân hàng khác hoặc các tổ chức tín dụng để mua sắm các công nghệ mới. Song song với việc hiện đại hóa công nghệ thì ngân hàng cũng cần đảm bảo an toàn về công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng để giữ vững uy tín của mình trên thị trường. 5.1.4 Tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với hoạt động TTQT Thường xuyên theo dõi tình hình kinh tế, chính trị của các quốc gia có quan hệ thương mại với các khách hàng của ngân hàng; phân tích mối quan hệ của những biến động và xu hướng biến động kinh tế, thay đổi môi trường cạnh tranh, thay đổi pháp lý để đưa ra những đề nghị, khuyến cáo cho khách hàng, hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Ngoài ra, ngân hàng cần thành lập ban giám sát nội bộ, đảm bảo các hoạt động diễn ra minh bạch và theo đúng nguyên tắc đã đề ra. 5.1.5 Tăng cường hoạt động Marketing Thị trường tài chính ngân hàng hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn và sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng trong nước và kể cả các chi nhánh của ngân hàng nước ngoài, ngân hàng không thể đợi khách hàng tìm đến mình mà phải chủ động tìm đến khách hàng. Vì vậy, ngân hàng cần đẩy mạnh tiếp thị, 57 thành lập ban tiếp thị để tiếp xúc với khách hàng và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng cần tăng cường quảng cáo thông qua các kênh như quảng cáo trên truyền hình, quảng cáo thông qua tin nhắn điện thoại, hoặc đăng các poster baron quảng cáo tại những khu vực công cộng có đông mọi người qua lại, hay hình thức phát tờ rơi quảng cáo tại nhà… để giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ hoặc những ưu đãi mới của ngân hàng đến khách hàng nhằm củng cố mối quan hệ với khách hàng cũ đồng thời thu hút các khách hàng tiềm năng. Trong Marketing ngân hàng, không chỉ coi trọng chính sách quảng cáo mà còn phải chú trọng đến cách ứng xử, giao tiếp hằng ngày của các nhân viên đối với khách hàng. Trên thực tế, sự quyết định lựa chọn của khách hàng không phải chỉ do quảng cáo mang lại mà còn là phong cách giao tiếp của nhân viên ngân hàng. Thái độ, phong cách giao tiếp của cán bộ nhân viên ngân hàng là một trong những nhân tố quan trọng để lôi kéo và giữ chân khách hàng. Trong mắt khách hàng, nhân viên là hình ảnh của ngân hàng nên khi thực hiện nghiệp vụ đồng nghĩa với việc họ cũng đang làm marketing cho ngân hàng. Vì vậy, cán bộ nhân viên của ngân hàng cần phải luôn niềm nở, nhiệt tình giải quyết công việc chính xác, và đặc biệt là không sai hẹn với khách hàng, sẵn sàng tư vấn, hướng dẫn và giúp đỡ khách hàng hoàn thành thủ tục một cách chính xác và nhanh chóng. 5.1.6 Đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu và tăng cường nguồn ngoại tệ phục vụ TTQT Việc đẩy mạnh tín dụng xuất nhập khẩu có vai trò hết sức quan trọng đối với việc mở rộng hoạt động TTQT. Hiện tại, hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu luôn được VIB Cần Thơ khuyến khích, khách hàng sẽ được vay để thanh toán hợp đồng xuất nhập khẩu nếu họ có đầy đủ điều kiện, năng lực pháp lý và phương án kinh doanh khả thi. Bên cạnh đó, để thu hút thêm khách hàng, ngân hàng nên đưa ra một số giải pháp sau: + Lựa chọn khách hàng để ưu đãi tín dụng xuất nhập khẩu: Ngân hàng đặt ra các tiêu chuẩn trong từng thời kỳ về khả năng tài chính, kim ngạch xuất khẩu, thị trường xuất khẩu để có chính sách ưu đãi hợp lý cho khách hàng. + Ưu tiên về lãi suất đối với món vay thanh toán xuất nhập khẩu so với các món vay thông thường khác. + Ưu đãi về phí dịch vụ TTQT, về giá mua bán ngoại tệ phục vụ hoạt động TTQT. Qua đó góp phần giúp ngân hàng điều chỉnh, làm giảm bớt mức độ chênh lệch trong tỷ trọng giữa doanh số thanh toán hàng nhập khẩu và doanh số thanh toán hàng xuất khẩu. 5.1.7 Thực hiện chính sách khách hàng hợp lý Mục tiêu của việc xây dựng chính sách khách hàng hợp lý là xây dựng và củng cố uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, mở rộng phạm vi kinh 58 doanh một cách chắc chắn, tạo cho khách hàng có sự yên tâm tin cậy khi giao dịch với ngân hàng. VIB Cần Thơ phải giữ mối quan hệ thân thiết với khách hàng truyền thống. Tổ chức hội nghị khách hàng hằng năm để củng cố quan hệ khách hàng nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng và tìm hiểu nhu cầu đòi hỏi của khách hàng, từ đó đưa ra các chính sách khách hàng thích hợp. Đồng thời có thể thành lập 1 ban chuyên tìm kiếm các khách hàng mới, khách hàng tiềm năng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng; qua đó cũng giúp ngân hàng đa dạng hóa các lĩnh vực tài trợ của mình hơn. 5.1.8 Phát triển hệ thống ngân hàng đại lý Đối với hoạt động TTQT thì hệ thống ngân hàng đại lý có vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng và phát triển hoạt động TTQT. Quan hệ đại lý giữa hai ngân hàng là quan hệ trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Để mở rộng mạng lưới này, VIB Cần Thơ cần tiếp tục phát triển hệ thống đại lý, đặc biệt ở những quốc gia có quan hệ thương mại lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Asean, các nước EU…Hệ thống ngân hàng đại lý ngoài việc phục vụ cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu thì còn có thể thông qua đó để tìm hiểu thông tin đối tác của khách hàng, để có thể tư vấn chính xác, nhằm hạn chế rủi ro cho khách hàng, đồng thời cũng tránh rủi ro cho ngân hàng. Mặt khác, thông qua hệ thống ngân hàng đại lý, VIB Cần Thơ có thể bổ sung nguồn vốn ngoại tệ của mình qua việc khai thác vốn tài trợ của các ngân hàng đại lý. Thêm vào đó, VIB Cần Thơ còn có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, công nghệ ngân hàng… từ các ngân hàng đại lý. Cùng với việc phát triển hệ thống ngân hàng đại lý, VIB Cần Thơ cũng cần mở rộng mạng lưới phòng giao dịch. Một mạng lưới phân phối rộng sẽ thu hút khách hàng và việc đưa sản phẩm dịch vụ ra thị trường cũng thuận lợi hơn. 5.1.9 Thực hiện tốt dịch vụ tư vấn cho khách hàng Trong thực tế, không phải tất cả khách hàng tham gia vào hoạt động ngoại thương đều am hiểu thông suốt về luật lệ, nguyên tắc… trong lĩnh vực này. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng khi ký kết hợp đồng mua bán cũng như thiết lập các chứng từ thanh toán. Vì lợi ích của ngân hàng gắn liền với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên nếu doanh nghiệp gặp rủi ro trong kinh doanh thì sẽ kéo theo rủi ro cho ngân hàng khi doanh nghiệp không có khả năng thanh toán hoặc thanh toán chậm. Do đó, để có thể hạn chế rủi ro và đem lại hiệu quả trong hoạt động TTQT thì vai trò tư vấn cho khách hàng là vô cùng quan trọng. Cán bộ TTQT cần tư vấn cho khách hàng khi ký kết hợp đồng ngoại thương nên chọn điều kiện thanh toán nào, phương thức thanh toán nào có lợi nhất. 5.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦN THƠ Hoạt động TTQT ngày càng trở nên quan trọng, gắn bó mật thiết với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại. Định hướng phát triển hoạt động TTQT phải dựa trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động kinh 59 doanh đối ngoại của ngân hàng. Để đạt được những mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại, ngân hàng phải gắn với phương châm kinh doanh "Phát triển- An toàn- Hiệu quả" đồng thời có những bước chuẩn bị tích cực cho quá trình mở rộng kinh doanh theo chiều rộng và chiều sâu, phấn đấu nâng cao hơn thị phần trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, phát triển mạnh mẽ các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đảm bảo hội nhập quốc tế và khu vực. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, ngân hàng cần tập trung vào các điểm sau: - Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại một cách đồng bộ và toàn diện nhằm tối ưu hoá khả năng cạnh tranh, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Phát triển mạnh và tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới gắn kết với nhau để tạo lập, giữ vững và mở rộng thị phần. Tập trung đầu tư thoả đáng về cơ sở vật chất, con người, hoàn thiện mô hình tổ chức nhằm triển khai và thực hiện tốt chiến lược kinh doanh đối ngoại mà trọng tâm là đẩy mạnh hoạt độnh TTQT, củng cố và phát triển mối quan hệ ngân hàng đại lý của ngân hàng. - Nâng cao chất lượng công tác thanh toán xuất nhập khẩu, đảm bảo cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại khác trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tận dụng thế mạnh có mạng lưới khách hàng rộng rãi, có mối quan hệ mật thiết với đông đảo khách hàng truyền thống để phấn đấu nâng cao thị phần TTQT của ngân hàng. Thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu, phân tích các thông tin, tình hình hoạt động của các tổ chức tài chính tín dụng, thị trường tài chính, tiền tệ và kinh tế các nước có quan hệ kinh tế với Việt Nam tạo điều kiện để phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng có hiệu quả và tăng cường khả năng tư vấn cho khách hàng. - Đào tạo và bổ sung đội ngũ cán bộ nghiệp vụ và kỹ thuật làm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Đây là nhiệm vụ phải được quan tâm hàng đầu đối với cả Hội sở chính và các chi nhánh, đặc biệt là năng lực nghiệp vụ tài trợ thương mại xuất nhập khẩu và TTQT của cán bộ tín dụng chuyên trách quan hệ với khách hàng, kỹ năng giao tiếp của cán bộ nghiệp vụ và tiếp thị cũng là nội dung cần đào tạo một cách có hệ thống. - Đầu tư thích đáng để công nghệ thông tin thực sự trở thành mũi nhọn, tạo nên sự đột phá cho việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ, tăng năng lực cạnh tranh. Con người và công nghệ được xem là hai yếu tố đặc biệt quan trọng đem lại sự thành công trong cạnh tranh và hội nhập của VIB Cần Thơ trong những năm tới. - Củng cố và hoàn thiện tổ chức bộ máy nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại theo mô hình ngân hàng thương mại quốc tế. Nghiên cứu, điều chỉnh mô hình tổ chức hiện nay, chức năng và phân cấp quản lý kinh doanh đối với các bộ phận nghiệp vụ để phù hợp với xu thế phát triển trong mỗi giai đoạn. - Tổ chức và triển khai tốt các hoạt động tiếp thị, nâng cao tính cạnh tranh với bên ngoài đồng thời đảm bảo tính thống nhất và sự phối hợp chặt chẽ bên trong nội bộ ngân hàng. 60 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Ngày nay, mỗi quốc gia thường xuyên phải tiến hành những mối quan hệ đa dạng và phức tạp trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao… Trong đó, quan hệ kinh tế thường chiếm vị trí quan trọng và là cơ sở cho các mối quan hệ quốc tế khác. Trước xu thế mở cửa và hội nhập như hiện nay, quan hệ kinh tế càng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là quan hệ kinh tế đối ngoại. Chính vì vậy, hoạt động thanh toán quốc tế cũng trở nên hết sức cần thiết, góp phần thúc đẩy mối quan hệ giao thương giữa các quốc gia đồng thời tạo điều kiện phát triển hơn nữa kinh tế nước nhà. Trong những năm qua, hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng của nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được những thành tích đáng ghi nhận, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng. Để đạt được những thành công đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các ngân hàng thương mại với vai trò là trung gian thanh toán. giúp cho hoạt động mua bán hàng hóa và thanh toán xuất nhập khẩu thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, một số quốc gia trên thế giới rơi vào khủng hoảng kinh tế và mang đến hậu quả là mất khả năng thanh toán, gây ảnh hưởng xấu đến kinh tế thế giới, trong đó có cả kinh tế Việt Nam. Để đứng vững trước những khó khăn do khủng hoảng kinh tế gây ra, đòi hỏi các ngân hàng nói chung và ngân hàng TMCP Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ nói riêng phải đổi mới cơ chế và chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như công tác TTQT để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, đạt được mục tiêu đã đề ra. Thông qua việc đánh giá thực trạng hoạt động của VIB Cần Thơ, cụ thể là hoạt động TTQT cho thấy VIB Cần Thơ đã đạt được những kết quả tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Bài luận đã đề xuất một số giải pháp có tính thiết thực cho việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của VIB Cần Thơ. Bên cạnh những cố gắng của VIB Cần Thơ thì cần sự quan tâm, hỗ trợ từ phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Hội sở ngân hàng TMCP Quốc Tế để hoạt động TTQT nói riêng và hoạt động kinh doanh của VIB Cần Thơ ngày càng phát triển hơn. 61 6.2 KIẾN NGHỊ Trong thời gian qua, Chính phủ và các Bộ ngành đã có nhiều cố gắng trong việc ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn, bổ sung và điều chỉnh nghiệp vụ ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng, hướng tới một hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật hiện nay vẫn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chính sách liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu chưa ổn định, thủ tục còn rườm rà… Điều này đã gây không ít khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp cũng như hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Xuất phát từ những hạn chế trên, bài luận xin nêu một số kiến nghị: 6.2.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 6.2.1.1 Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô Có thể nói, việc tạo lập một môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi là vô cùng cần thiết bởi vì hoạt động TTQT chỉ có thể được mở rộng và phát huy hiệu quả của nó trên cơ sở một môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi và ổn định. Chỉ khi kinh tế phát triển, lạm phát được duy trì ở mức ổn định và chấp nhận được thì các doanh nghiệp mới tin tưởng và tham gia đầu tư. Đó cũng là tiền đề để ngân hàng phát triển hoạt động TTQT. 6.2.1.2 Xây dựng môi trường pháp lý hoàn chỉnh Thời gian qua, Chính phủ đã ban hành một số luật như Luật dân sự, Luật thương mại, Luật các công cụ chuyển nhượng… nhằm hướng dẫn hoạt động TTQT. Tuy nhiên, các quy định về ngoại hối nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau nên khi áp dụng phải trích dẫn từ nhiều nguồn. Một số quy định đã lỗi thời so với sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, đòi hỏi Chính phủ cần phải có những văn bản pháp lý cao hơn về lĩnh lực quản lý ngoại hối, tạo lập môi trường pháp lý hoàn chỉnh làm cơ sở cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh ngoại tệ và TTQT của các ngân hàng đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài. 6.2.1.3 Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế Tình trạng cán cân thanh toán nói lên khả năng thanh toán và lượng dự trữ ngoại hối của một quốc gia. Cán cân thanh toán quốc tế là biểu hiện doanh số xuất nhập khẩu, dịch vụ, đầu tư, vay nợ, viện trợ nước ngoài. Theo đó, để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, Chính phủ cần ban hành những chính sách khuyến khích xuất khẩu và quản lý chặt chẽ nhập khẩu. Khai thác triệt để và có hiệu quả những tiềm năng sẵn có về tài nguyên, sức lao động trong nước nhằm giảm chi phí sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh. 62 6.2.1.4 Tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước Chính phủ thông qua đại diện là Ngân hàng Nhà nước cần chủ động, tích cực phát triển quan hệ với các định chế tài chính trong khu vực và trên thế giới, không ngừng mở rộng các quan hệ song phương, đa phương, tạo cầu nối cho các ngân hàng thương mại Việt Nam với thị trường tài chính ngân hàng trên thế giới, chủ động hội nhập kinh tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện cùa nước ta, đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 6.2.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 6.2.2.1 Ổn định và phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là thị trường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các nhu cầu về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Thị trường này phát triển giúp cho ngân hàng thương mại có thể mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ, góp phần phát triển hoạt động TTQT. Để phát triển, Ngân hàng Nhà nước phải mở rộng đối tượng tham gia vào thị trường, đa dạng hóa các loại ngoại tệ, hình thức giao dịch trên thị trường; đồng thời quản lý, giám sát thường xuyên hoạt động của thị trường. 6.2.2.2 Ổn định chính sách tỷ giá hối đoái Tỷ gía hối đoái là một nhân tố nhạy cảm, tác động mạnh đến các hoạt động trong nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và TTQT. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng một cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường. Chính sách tỷ giá phải được điều chỉnh theo từng giai đoạn, phù hợp với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Nhà nước chỉ nên can thiệp ở tầm vĩ mô chứ không nên ấn định trực tiếp một mức tỷ giá nhất định. 6.2.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam Đa số các chi nhánh của VIB đều chưa có phòng TTQT chuyên biệt, hoạt động TTQT thường do phòng Tài trợ thương mại đảm nhiệm. Do đó, VIB cần thành lập phòng TTQT tại các chi nhánh, tăng cường hơn nữa marketing cho hoạt động TTQT của từng chi nhánh đến khách hàng và có chiến lược thu hút khách hàng tốt hơn. Hiện nay, hoạt động TTQT của VIB thường phải tập trung về Hội sở để giải quyết. Điều này làm cho quá trình TTQT bị chậm lại, giảm tính cạnh tranh và hiệu quả của hoạt động TTQT trong hệ thống VIB. Bài luận xin nêu ra một số kiến nghị: 63 Một là, tăng cường hơn nữa tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chi nhánh. Hội sở chỉ nên tập trung vào chức năng quản lý, giám sát và việc cân đối nguồn ngoại tệ đề đáp ứng nhu cầu thanh toán. Hai là, tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên, có chế độ khen thưởng “nóng” cho những cán bộ nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đồng thời có những hình thức phạt đối với những cán bộ thiếu ý thức thức, gây ành hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ. 2. Lê Khương Ninh. Tài chánh - tiền tệ quốc tế- Lý thuyết tổng quát và thực tiễn Việt Nam. Đại học Cần Thơ. 3. Lê Thị Diễm Chi, 2009. Phân tích khả năng sinh lợi của ngân hàng Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ. 4. Nguyễn Văn Tiến, 2007. Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương. Nhà xuất bản Thống kê. 5. Hồ Thị Kim Ngân, 2010. Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Chuyên đề thực tập cuối khóa. Đại học Kinh tế Quốc dân. 6. Nguyễn Thị Lan Phương, 2010. Thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán quốc tế. [online] [22/9/2013]. 7. SBV, 2011 [online]< http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/loi-nhuannam-2011-cua-he-thong-ngan-hang--lai-lon-chi-den-tu-mot-so-tctd2012062001269634ca34.chn> [22/9/2013]. 8. [online]< http://vib.com.vn/938-khach-hang-doanh-nghiep/1324-taitro-thuong-mai/1356-thanh-toan-quoc-te/1364-thu-tin-dung.aspx>[22/9/2013]. 9. [online]< http://vib.com.vn/938-khach-hang-doanh-nghiep/1324-taitro-thuong-mai/1356-thanh-toan-quoc-te/1366-nho-thu.aspx> [22/9/2013]. 10. [online]< http://vib.com.vn/938-khach-hang-doanh-nghiep/1324-taitro-thuong-mai/1358-tai-tro-xuat-khau.aspx> [22/9/2013]. 11. [online]< http://vib.com.vn/938-khach-hang-doanh-nghiep/1324-taitro-thuong-mai/1360-tai-tro-nhap-khau/129/1040-tai-tro-nhap-khau.aspx> [22/9/2013]. 12. Nguyễn Hồng Ngọc, 2013. Rủi ro trong hoạt động thanh toán L/C. [online] [23/9/2013]. 13. Phạm Thị Tâm, 2013. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng.[online] [23/9/2013]. 65 [...]... thu, chi phí, lợi nhuận thu từ hoạt động thanh toán quốc tế + Doanh thu từ hoạt động thanh toán quốc tế là số tiền thực tế ngân hàng thu được từ hoạt động thanh toán quốc tế + Chi phí cho hoạt động thánh toán quốc tế là tất cả số tiền mà ngân hàng phải bỏ ra để phục vụ, phát triển hoạt động thanh toán quốc tế như: chi phí tranh thiết bị + Lợi nhuận thu từ hoạt động thanh toán quốc tế là số tiền ngân hàng. .. tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng TMCP Quốc Tế (VIB) chi nhánh Cần Thơ, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát huy các mặt mạnh và khắc phục những mặt yếu kém, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng - Phân tích thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Từ đó đưa... cạnh tranh ngày càng gay gắt với các Ngân hàng khác nói chung và các Chi nhánh, Phòng giao dịch của VIB nói riêng Vì vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện đồng thời phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại VIB Cần Thơ là vô cùng cần thiết Xuất phát từ yêu cầu trên, em đã chọn Giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ làm đề tài luận văn tốt nghiệp... về những kết quả đạt được và những mặt hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Quốc Tế Cần Thơ - Đưa ra các giải pháp phát triển và nâng cao kết quả của hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng trong thời gian tới 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại ngân hàng TMCP Quốc tế chi nhánh Cần Thơ 1.3.2 Phạm vi thời gian - Thời gian thu thập số liệu... hàng TMCP Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ được thành lập vào ngày 26 tháng 07 năm 2005 Mọi hoạt động của chi nhánh đều chịu sự quản lý của Hội sở 3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦN THƠ Ngân hàng Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ có 02 phòng giao dịch: + Phòng Giao dịch Ninh Kiều tại số 53A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Tân An, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ + Phòng Giao... về hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong 3 năm 2010, 2011, 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Quốc tế chi nhánh Cần Thơ 2 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và... của ngân hàng Khoản tín dụng này càng nhiều chứng tỏ hoạt động TTQT của ngân hàng càng phát triển, doanh thu của ngân hàng càng tăng c) Việc tăng cường và củng cố nguồn vốn ngoại tệ cho ngân hàng Trong hoạt động ngân hàng, vốn tự có và vốn huy động là một nhân tố rất quan trọng để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng Và trong hoạt động thanh toán quốc tế cũng không ngoại lệ Ngân hàng. .. ngân hàng thương mại - Thanh toán quốc tế tạo điều kiện thu hút khách hàng, mở rộng thị phần làm tăng khả năng cạnh tranh đồng thời góp phần tăng thu nhập cho ngân hàng - Thanh toán quốc tế cũng là một kênh huy động vốn của ngân hàng, từ đó làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng - Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế giúp ngân hang mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua việc cung cấp các dịch vụ ngân. .. kinh tế - Phương pháp thống kê mô tả, đối chi u số liệu giữa các năm để thấy được tình hình biến động Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp thống kê suy luận để phân tích và đưa ra những giải pháp - Sử dụng các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng 17 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦN... khoản chi phí cho hoạt động này b) Doanh số thánh toán quốc tế Doanh số TTQT = Doanh số thanh toán NK + Doanh số thanh toán XK Doanh số TTQT: là tổng giá trị các khoản TTQT + Doanh số thanh toán NK: giá trị thanh toán nhập khẩu + Doanh số thanh toán XK: giá trị thanh toán xuất khẩu Chỉ tiêu này cho thấy khả năng hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ nghiệp vụ của ngân ... doanh ngân hàng 34 CHƯƠNG PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦN THƠ GIAI... GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIÊN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦN THƠ 56 5.1 Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTQT ngân hàng TMCP Quốc Tế chi nhánh. .. thực tập Ngân hàng Quốc tế (VIB) chi nhánh Cần Thơ, em nhận thấy hoạt động toán quốc tế giữ vai trò đặc biệt quan trọng xem hoạt động Ngân hàng Hoạt động toán quốc tế VIB Cần Thơ phát triển đạt số

Ngày đăng: 08/10/2015, 12:08

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w