Thực hiện tốt dịch vụ tư vấn cho khách hàng

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng quốc tế chi nhánh cần thơ (Trang 71)

Trong thực tế, không phải tất cả khách hàng tham gia vào hoạt động ngoại thương đều am hiểu thông suốt về luật lệ, nguyên tắc… trong lĩnh vực này. Điều này ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng khi ký kết hợp đồng mua bán cũng như thiết lập các chứng từ thanh toán. Vì lợi ích của ngân hàng gắn liền với hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên nếu doanh nghiệp gặp rủi ro trong kinh doanh thì sẽ kéo theo rủi ro cho ngân hàng khi doanh nghiệp không có khảnăng thanh toán hoặc thanh toán chậm. Do đó, để có thể hạn chế rủi ro và đem lại hiệu quả trong hoạt động TTQT thì vai trò tư vấn cho khách hàng là vô cùng quan trọng. Cán bộ TTQT cần tư vấn cho khách hàng khi ký kết hợp đồng ngoại thương nên chọn điều kiện thanh toán nào, phương thức thanh toán nào có lợi nhất.

5.2 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ CHI NHÁNH CẦN

THƠ

Hoạt động TTQT ngày càng trở nên quan trọng, gắn bó mật thiết với các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại. Định hướng phát triển hoạt động TTQT phải dựa trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động kinh

60

doanh đối ngoại của ngân hàng. Đểđạt được những mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại, ngân hàng phải gắn với phương châm kinh doanh "Phát triển- An toàn- Hiệu quả" đồng thời có những bước chuẩn bị tích cực cho quá trình mở rộng kinh doanh theo chiều rộng và chiều sâu, phấn đấu nâng cao hơn thị phần trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, phát triển mạnh mẽ các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đảm bảo hội nhập quốc tế và khu vực. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, ngân hàng cần tập trung vào các điểm sau:

- Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại một cách đồng bộ và toàn diện nhằm tối ưu hoá khả năng cạnh tranh, đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Phát triển mạnh và tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mới gắn kết với nhau để tạo lập, giữ vững và mở rộng thị phần. Tập trung đầu tư thoảđáng vềcơ sở vật chất, con người, hoàn thiện mô hình tổ chức nhằm triển khai và thực hiện tốt chiến lược kinh doanh đối ngoại mà trọng tâm là đẩy mạnh hoạt độnh TTQT, củng cố và phát triển mối quan hệ ngân hàng đại lý của ngân hàng.

- Nâng cao chất lượng công tác thanh toán xuất nhập khẩu, đảm bảo cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại khác trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tận dụng thế mạnh có mạng lưới khách hàng rộng rãi, có mối quan hệ mật thiết với đông đảo khách hàng truyền thống để phấn đấu nâng cao thị phần TTQT của ngân hàng. Thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu, phân tích các thông tin, tình hình hoạt động của các tổ chức tài chính tín dụng, thịtrường tài chính, tiền tệ và kinh tếcác nước có quan hệ kinh tế với Việt Nam tạo điều kiện để phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàng có hiệu quảvà tăng cường khảnăng tư vấn cho khách hàng.

- Đào tạo và bổsung đội ngũ cán bộ nghiệp vụ và kỹ thuật làm nghiệp vụ ngân hàng quốc tế. Đây là nhiệm vụ phải được quan tâm hàng đầu đối với cả Hội sở chính và các chi nhánh, đặc biệt là năng lực nghiệp vụ tài trợ thương mại xuất nhập khẩu và TTQT của cán bộ tín dụng chuyên trách quan hệ với khách hàng, kỹ năng giao tiếp của cán bộ nghiệp vụ và tiếp thị cũng là nội dung cần đào tạo một cách có hệ thống.

- Đầu tư thích đáng để công nghệ thông tin thực sự trở thành mũi nhọn, tạo nên sự đột phá cho việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ, tăng năng lực cạnh tranh. Con người và công nghệ được xem là hai yếu tố đặc biệt quan trọng đem lại sự thành công trong cạnh tranh và hội nhập của VIB Cần Thơ trong những năm tới.

- Củng cố và hoàn thiện tổ chức bộ máy nghiệp vụkinh doanh đối ngoại theo mô hình ngân hàng thương mại quốc tế. Nghiên cứu, điều chỉnh mô hình tổ chức hiện nay, chức năng và phân cấp quản lý kinh doanh đối với các bộ phận nghiệp vụđể phù hợp với xu thế phát triển trong mỗi giai đoạn.

- Tổ chức và triển khai tốt các hoạt động tiếp thị, nâng cao tính cạnh tranh với bên ngoài đồng thời đảm bảo tính thống nhất và sự phối hợp chặt chẽ bên trong nội bộ ngân hàng.

61

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1 KẾT LUẬN

Ngày nay, mỗi quốc gia thường xuyên phải tiến hành những mối quan hệ đa dạng và phức tạp trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, ngoại giao… Trong đó, quan hệ kinh tế thường chiếm vị trí quan trọng và là cơ sở cho các mối quan hệ quốc tế khác. Trước xu thế mở cửa và hội nhập như hiện nay, quan hệ kinh tế càng đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là quan hệ kinh tế đối ngoại. Chính vì vậy, hoạt động thanh toán quốc tế cũng trở nên hết sức cần thiết, góp phần thúc đẩy mối quan hệ giao thương giữa các quốc gia đồng thời tạo điều kiện phát triển hơn nữa kinh tế nước nhà. Trong những năm qua, hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng của nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được những thành tích đáng ghi nhận, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng. Để đạt được những thành công đó phải kểđến sựđóng góp không nhỏ của các ngân hàng thương mại với vai trò là trung gian thanh toán. giúp cho hoạt động mua bán hàng hóa và thanh toán xuất nhập khẩu thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, một số quốc gia trên thế giới rơi vào khủng hoảng kinh tế và mang đến hậu quả là mất khả năng thanh toán, gây ảnh hưởng xấu đến kinh tế thế giới, trong đó có cả kinh tế Việt Nam.

Đểđứng vững trước những khó khăn do khủng hoảng kinh tế gây ra, đòi hỏi các ngân hàng nói chung và ngân hàng TMCP Quốc Tế chi nhánh Cần Thơ nói riêng phải đổi mới cơ chế và chất lượng sản phẩm, dịch vụ cũng như công tác TTQT để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng, đạt được mục tiêu đã đề ra.

Thông qua việc đánh giá thực trạng hoạt động của VIB Cần Thơ, cụ thể là hoạt động TTQT cho thấy VIB Cần Thơ đã đạt được những kết quả tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Bài luận đã đề xuất một số giải pháp có tính thiết thực cho việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của VIB Cần Thơ. Bên cạnh những cố gắng của VIB Cần Thơ thì cần sự quan tâm, hỗ trợ từ phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Hội sở ngân hàng TMCP Quốc Tếđể hoạt động TTQT nói riêng và hoạt động kinh doanh của VIB Cần Thơ ngày càng phát triển hơn.

62

6.2 KIẾN NGHỊ

Trong thời gian qua, Chính phủ và các Bộ ngành đã có nhiều cố gắng trong việc ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn, bổ sung và điều chỉnh nghiệp vụ ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT nói riêng, hướng tới một hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật hiện nay vẫn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, chính sách liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu chưa ổn định, thủ tục còn rườm rà… Điều này đã gây không ít khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp cũng như hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Xuất phát từ những hạn chế trên, bài luận xin nêu một số kiến nghị:

6.2.1 Kiến nghịđối với Chính phủ

6.2.1.1 Ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

Có thể nói, việc tạo lập một môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi là vô cùng cần thiết bởi vì hoạt động TTQT chỉ có thể được mở rộng và phát huy hiệu quả của nó trên cơ sở một môi trường kinh tế vĩ mô thuận lợi và ổn định. Chỉ khi kinh tế phát triển, lạm phát được duy trì ở mức ổn định và chấp nhận được thì các doanh nghiệp mới tin tưởng và tham gia đầu tư. Đó cũng là tiền đềđể ngân hàng phát triển hoạt động TTQT.

6.2.1.2 Xây dựng môi trường pháp lý hoàn chnh

Thời gian qua, Chính phủđã ban hành một số luật như Luật dân sự, Luật thương mại, Luật các công cụ chuyển nhượng… nhằm hướng dẫn hoạt động TTQT. Tuy nhiên, các quy định về ngoại hối nằm rải rác ở nhiều văn bản khác nhau nên khi áp dụng phải trích dẫn từ nhiều nguồn. Một số quy định đã lỗi thời so với sự phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, đòi hỏi Chính phủ cần phải có những văn bản pháp lý cao hơn về lĩnh lực quản lý ngoại hối, tạo lập môi trường pháp lý hoàn chỉnh làm cơ sở cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh ngoại tệ và TTQT của các ngân hàng đồng thời thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

6.2.1.3 Ci thin cán cân thanh toán quc tế

Tình trạng cán cân thanh toán nói lên khả năng thanh toán và lượng dự trữ ngoại hối của một quốc gia. Cán cân thanh toán quốc tế là biểu hiện doanh số xuất nhập khẩu, dịch vụ, đầu tư, vay nợ, viện trợnước ngoài. Theo đó, để cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, Chính phủ cần ban hành những chính sách khuyến khích xuất khẩu và quản lý chặt chẽ nhập khẩu. Khai thác triệt để và có hiệu quả những tiềm năng sẵn có về tài nguyên, sức lao động trong nước nhằm giảm chi phí sản xuất, từ đó hạ giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.

63

6.2.1.4 Tăng cường và m rng quan hđối ngoi với các nước

Chính phủthông qua đại diện là Ngân hàng Nhà nước cần chủđộng, tích cực phát triển quan hệ với các định chế tài chính trong khu vực và trên thế giới, không ngừng mở rộng các quan hệsong phương, đa phương, tạo cầu nối cho các ngân hàng thương mại Việt Nam với thị trường tài chính ngân hàng trên thế giới, chủđộng hội nhập kinh tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện cùa nước ta, đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế, góp phần nâng cao uy tín, vị thế của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

6.2.2 Kiến nghịđối với Ngân hàng Nhà nước

6.2.2.1 Ổn định và phát trin thtrường ngoi t liên ngân hàng

Thịtrường ngoại tệ liên ngân hàng là thịtrường trao đổi, cung cấp ngoại tệ nhằm giải quyết các nhu cầu về ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Thị trường này phát triển giúp cho ngân hàng thương mại có thể mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ, góp phần phát triển hoạt động TTQT. Để phát triển, Ngân hàng Nhà nước phải mở rộng đối tượng tham gia vào thịtrường, đa dạng hóa các loại ngoại tệ, hình thức giao dịch trên thị trường; đồng thời quản lý, giám sát thường xuyên hoạt động của thịtrường.

6.2.2.2 Ổn định chính sách t giá hối đoái

Tỷ gía hối đoái là một nhân tố nhạy cảm, tác động mạnh đến các hoạt động trong nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và TTQT. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT, Ngân hàng Nhà nước cần xây dựng một cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường. Chính sách tỷ giá phải được điều chỉnh theo từng giai đoạn, phù hợp với từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế. Nhà nước chỉ nên can thiệp ở tầm vĩ mô chứ không nên ấn định trực tiếp một mức tỷ giá nhất định.

6.2.3 Kiến nghịđối với Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Đa số các chi nhánh của VIB đều chưa có phòng TTQT chuyên biệt, hoạt động TTQT thường do phòng Tài trợ thương mại đảm nhiệm. Do đó, VIB cần thành lập phòng TTQT tại các chi nhánh, tăng cường hơn nữa marketing cho hoạt động TTQT của từng chi nhánh đến khách hàng và có chiến lược thu hút khách hàng tốt hơn.

Hiện nay, hoạt động TTQT của VIB thường phải tập trung về Hội sởđể giải quyết. Điều này làm cho quá trình TTQT bị chậm lại, giảm tính cạnh tranh và hiệu quả của hoạt động TTQT trong hệ thống VIB. Bài luận xin nêu ra một số kiến nghị:

64

Một là, tăng cường hơn nữa tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chi nhánh. Hội sở chỉ nên tập trung vào chức năng quản lý, giám sát và việc cân đối nguồn ngoại tệđềđáp ứng nhu cầu thanh toán.

Hai là, tăng cường đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên, có chế độ khen thưởng “nóng” cho những cán bộ nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đồng thời có những hình thức phạt đối với những cán bộ thiếu ý thức thức, gây ành hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

65

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại, 2012. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại. Đại học Cần Thơ.

2. Lê Khương Ninh. Tài chánh - tiền tệ quốc tế- Lý thuyết tổng quát và thực tiễn Việt Nam. Đại học Cần Thơ.

3. Lê Thị Diễm Chi, 2009. Phân tích khả năng sinh lợi của ngân hàng Quốc Tế Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp đại học. Đại học Cần Thơ.

4. Nguyễn Văn Tiến, 2007. Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương. Nhà xuất bản Thống kê.

5. Hồ Thị Kim Ngân, 2010. Hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng

TMCP Công Thương Việt Nam. Chuyên đề thực tập cuối khóa. Đại học Kinh tế Quốc dân.

6. Nguyễn Thị Lan Phương, 2010. Thanh toán quốc tế và vai trò của thanh toán quốc tế. [online] <http://old.voer.edu.vn/module/kinh-te/thanh- toan-quoc-te-va-vai-tro-cua-thanh-toan-quoc-te.html> [22/9/2013]. 7. SBV, 2011 [online]< http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/loi-nhuan- nam-2011-cua-he-thong-ngan-hang--lai-lon-chi-den-tu-mot-so-tctd- 2012062001269634ca34.chn> [22/9/2013]. 8. [online]< http://vib.com.vn/938-khach-hang-doanh-nghiep/1324-tai- tro-thuong-mai/1356-thanh-toan-quoc-te/1364-thu-tin-dung.aspx>[22/9/2013]. 9. [online]< http://vib.com.vn/938-khach-hang-doanh-nghiep/1324-tai- tro-thuong-mai/1356-thanh-toan-quoc-te/1366-nho-thu.aspx> [22/9/2013]. 10. [online]< http://vib.com.vn/938-khach-hang-doanh-nghiep/1324-tai- tro-thuong-mai/1358-tai-tro-xuat-khau.aspx> [22/9/2013]. 11. [online]< http://vib.com.vn/938-khach-hang-doanh-nghiep/1324-tai- tro-thuong-mai/1360-tai-tro-nhap-khau/129/1040-tai-tro-nhap-khau.aspx> [22/9/2013].

12. Nguyễn Hồng Ngọc, 2013. Rủi ro trong hoạt động thanh toán L/C. [online] <http://tapchi.hvnh.edu.vn/5744/news-detail/738160/so-100/rui-ro- trong-hoat-dong-thanh-toan-lc-.html> [23/9/2013].

13. Phạm Thị Tâm, 2013. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn ngân hàng.[online]<http://tapchi.hvnh.edu.vn/5744/news-detail/738165/so-103/cac- yeu-to-anh-huong-den-xu-huong-lua-chon-ngan-hang-.html> [23/9/2013].

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng quốc tế chi nhánh cần thơ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)