SKKN một vài suy nghĩ khi dạy văn bản bức tranh em gái tôi văn 6 tập II

14 548 0
SKKN một vài suy nghĩ khi dạy văn bản  bức tranh em gái tôi văn 6   tập II

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ VINH TRƯỜNG THCS HÀ HUY TẬP SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI SUY NGHĨ KHI DẠY VĂN BẢN "BỨC TRANH EM GÁI TÔI" VĂN 6 - TẬP II NGƯỜI VIẾT : LÊ THỊ KIỀU HỒNG SKKN NĂM HỌC 2008-2009 PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở huyện Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây là một cây bút trẻ xuất hiện trong thời kì đổi mới, đã có những truyện ngắn gây được sự chú ý của bạn đọc, trong đó có truyện “ Bức tranh em gái tôi “ đoạt giải nhì trong cuộc thi viết “ Tương lai vẫy gọi “ của báo Thiếu niên Tiền phong. Truyện tuy không dài nhưng dã để lại ấn tượng khá sâu sắc cho người đọc, đặc biệt gần gũi với lứa tuổi thiếu niên, trong đời sống hàng ngày của mỗi gia đình. Truyện đã nêu lên được một cách thuyết phục vấn đề về thái độ cách ứng xử trước thành công hay tài năng của người khác và cả vấn đề về thái độ cách ứng xử của người có tài năng đối với nhừng người xung quanh mình. Khi chứng kiến tài năng hay sự thành đạt của một người gần gũi với mình thường người ta dễ nảy sinh thói ghen tỵ, mặc cảm, tự ty. Và ngược lại những kẻ có tài năng hay được đề cao cũng dễ nảy sinh thói kiêu ngạo, tự mãn, coi thường những người xung quanh. Qua câu chuyện của hai anh em, tác giả đã khêu gợi sự suy nghĩ để đi tới nhận thức và hành động đúng dắn trước tình huống đó ở mỗi người đọc. Tác phẩm có ý nghĩa giáo dục nhân cách nhưng không rơi vào giáo huấn khô khan, vì bài học được thể hiện một cách tự nhiên mà sâu sắc qua sự nhận thức của nhân vật trong tác phẩm. Là một văn bản được đưa vào chương trình lớp 6 theo yêu cầu mới đổi về phương pháp giảng dạy tính đến nay đã được 6 năm ( Từ năm học 2002 – 2003 đến năm học 2007-2008), thế nhưng tài liệu viết về văn bản này vẫn còn rất ít, nên trong quá trình giảng dạy một số giáo viên còn gặp nhiều khó khăn hoặc không thõa mãn với chính mình. Do vây, trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu nội dung văn bản và từ thực tế dã giảng dạy cùng với nhiều ý kiến bàn bạc của các đồng nghiệp, tôi mạnh dạn dưa ra một vài suy nghĩ nhỏ của bản thân, mong được sự góp ý của đồng nghiệp để có thể vận dụng tốt hơn khi giảng dạy văn bản này. 2. Cơ sở khoa học: Hiện nay Bộ giáo dục và đào tạo cũng chưa có tài liệu gì mới , khi dạy bài này giáo viên thường dựa vào hai cuốn tài liệu chính đó là “ Sách giáo viên Ngữ văn 6- tập II “ của Bộ giáo dục đào tạo và sách “ Thiết kế bài giảng ngữ văn 6- quyển 2” của nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà nội “. Chúng tôi đã xem hai cuốn này như một sự gợi mở hướng đi trong quá trình giảng dạy. Nhưng ở hai cuốn ấy vẫn còn những vấn đề cân bàn bạc. Đối với cuốn “ Sách giáo viên ngữ văn 6 - Tập II”, khi dạy văn bản này , các hoạt động chủ yếu bám vào câu hỏi hướng dẫn “ Đọc – Hiểu văn bản “ trong sách giáo khoa mà chưa có một tiêu đề hợp lý: - Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và tóm tắt. - Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thảo luận và trả lời 2 câu hỏi: + Câu 1 : Nhân vât chính trong truyện là ai? + Câu 2 : Truyện được kể theo lời nhân vật nào? Lựa chọn vai kể đó có tác dung gì? Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh phân tích tâm trạng thái độ của người anh . + Câu 1: Diễn biến tâm trạng của người anh qua các thời điểm: Từ trước cho đến khi thấy em gái chế màu vẽ , khi tài năng hội họa cua em được phát hiện, khi xem lén những bức tranh em gái đã vẽ và khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em. + Câu 2: Vì sao sau khi tài năng hội họa của em mình được phát hiện người anh lại có tâm trạng không thân với em như trước kia nữa. + Giải thích tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh “Anh trai tôi ” của em gái . - Hoạt động 4: Cảm nhận về nhân vật em gái: + Câu hỏi : Điều gì em cảm mến nhất ở nhân vật này? Đối với cuốn “ Sách thiết kế bài giảng ngữ văn 6 “ thì đã trình bày khá đầy đủ các bước trong tiến trình bài giảng. Tác giả đã dưa ra phương pháp giới thiệu bài, hướng dẫn đọc kể tóm tăt, tìm hiểu chi tiết truyện theo hệ thống câu hỏi phân tích từng nhân vật. Song các câu hỏi còn vụn vặt , sa vào liệt kê các chi tiết, dễ tạo cho bài giảng nặng nề không đủ thời gian và còn mang tính áp đặt khi phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật. Ngoài tài liệu “ Sách giáo viên ngữ văn 6 – Tập 2 “ của Bộ giáo dục đào tao, và sách “ Thiết kế bài giáng Ngữ văn 6 – Tâp 2 “ của nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà néi, khi dạy văn bản này, giáo viên có thể tham khảo thêm các tài liệu khác như: + Cuốn “Bình giảng văn 6” của tác giả Vũ Dương Quí và Lê Bảo – NXB giáo dục . + Cuốn “ Bài tập ngữ văn 6 ” của nhiều tác giả - NXB giáo dục . Các tài liệu trên được viết theo quan điểm của mỗi nhóm tác giả nên các tài liệu đưa ra mỗi phương hướng thực hiện khác nhau. Giáo viên nếu không biết cách tham khảo, không có “ bản lĩnh ” trong tiếp nhận văn bản có thể dễ bị “ Râu ông nọ cắm cằm bà kia ” một cách “ phi khoa học” làm cho việc tiếp nhận văn bản không thống nhất và không đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy, sau khi đã tham khảo giáo viên phải tự đầu tư suy nghĩ để lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp nhất, làm thế nào để học sinh chiếm lĩnh được kiến thức một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. 3. Cơ sở thực tiễn: Ở trường chúng tôi năm học này, ngoài những bài mà Sở giáo dục đã qui định , chúng tôi còn chọn thêm bài này để thực tập liên hoàn, dạy thể nghiệm theo tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy. Có một số giờ dạy đã thu hút được sự chú ý , gây được sự hứng thú và phát huy được tính tích cực sáng tạo cho học sinh , vì giáo viên đã biết cách khai thác các yếu về nội dung và nghệ thuật, phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật trong tác phẩm thông qua tình huống, chi tiết truyện. Song bên cành đó có một số giờ dạy, giáo viên còn sa vào các câu hỏi vụn vặt, hệ thống câu hỏi rời rạc, không có sự liên kết. Loại câu hỏi nhằm phát huy tính sáng tạo của học sinh còn ít . Do vậy, chưa khai thác được chiều sâu của văn bản. Mốt số giờ dạy lại sa vào kể chuyện rồi dạy đạo đức, biến giờ ngữ văn thành giờ giáo dục công dân. Theo tôi nghĩ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu cho học sinh là cần thiêt nhưng điều đó phải được học sinh tự rút ra từ đọc hiểu tác phẩm, từ những chi tiết, tín hiệu nghệ thuật cụ thể chứ không phải thuyết giáo suông. Thấy rõ được điều đó chính là điều kiện để dạy hiệu quả hơn đối với văn bản này. 4. Đối tượng và phạm vi đề tài: a. Đối tượng: Là học sinh khối 6, đặc biệt là những lớp mình đang trực tiếp giảng dạynăm học 2007-2008. b. Phạm vi nghiên cứu: Một số phát hiện mới và phương pháp giảng dạy bài “Bức tranh của em gái tôi .” 5. Phương pháp nghiên cứu : Để giải quyết đề tài này, trong quá trình tìm tòi thể nghiệm, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp phân tích nêu vấn đề. - Phương pháp so sánh đối chiếu vấn đế . - Phương pháp tổng hợp khái quát vấn đề. Những phương pháp trên được thực hiện đồng thời thông qua nghiên cứu tài liệu và thực tế giảng dạy. PHẦN II: NỘI DUNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI DẠY VĂN BẢN “ BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI” 1.Vấn đề đọc – hiểu văn bản: 2.Về vấn đề xác định nhân vật chính của truyện: II. GIÁO ÁN CỤ THỂ: Từ những điều lưu ý trên, kết hợp với các phương pháp dạy học, tôi xin trình bày giáo án chuẩn bị cho tiết dạy trên lớp như sau: Bài 20 Tiết 81 - 82 Văn bản: BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI. Tạ Duy Anh A.Mục đích cần đạt : - Giúp học sinh hiểu nội dung, ý nghĩ của truyện, tình cảm trong sáng, lòng nhân hậu của người em tài năng hội họa đã giúp anh nhận ra phần hạn chế của mình và vượt lên lòng tự ái , đố kị. Từ đó hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn, biết thắng được sự ghen tị trước thành công của người khác. - Nắm được nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật trong tác phẩm. - Rèn luyện kĩ năng kể chuyện ở ngôi thứ nhất, kĩ năng trình bày kêt quả quan sát, tưởng tượng, so sánh và phân tích tâm lí nhân vật trong văn miêu tả.... B- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: Hoạt động 1 : Ổn đinh tổ chức lớp. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ Giáo viên nêu câu hỏi : Trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về bức tranh phong cảnh qua văn bản “ Sông nước Cà Mau ” ? Và em học dược gì về nghệ thuật tả cảnh của nhà văn Doàn Giỏi qua đoạn trích? Một học sinh trả lời – Giáo viên nhận xét , bổ sung và cho điểm . Hoạt động 3 : Bài mới ( Tìm hiểu văn bản ) Giới thiệu bài mới: Ở văn bản “ Sông nước Cà Mau ” các em đã cản nhận được vẻ đẹp thiên nhiên và cuộc sống con người ở vùng đất tận cung phía nam Tổ quốc qua nghệ thuật tả cảnh đặc sắc. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về cách đối xử, tình cảm tâm hồn con người qua văn bản “ Bức tranh em gái tôi”. Hệ thống câu hỏi định hướng hoạt động dạy - Học sinh đọc phần chú thích * SGK. Hỏi (H): Dựa vào chú thích * trong SGK em hiểu gì về tác giả ,tác phẩm? - GV nêu hướng dẫn đọc :Yêu đọc rõ ràng, cần phân biệt giữa lời kể, các đối thoại, diễn biên tâm lí nhân vật người anh qua các chặng chính. Định hướng hoạt động học 1.Vài nét về tác giả, tác phẩm : a. Tác giả: - Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây. - Là cây bút trẻ xuất hiện thời kì đổi mới. b.Tác phẩm : - Thể loại : Truyện ngắn. Đạt giải nhì trong cuộc thi viết “ Tương lai vẫy gọi” 2. Đọc – hiểu văn bản: a. Đọc – Kể - Tìm hiểu chung: *. Đọc: - Giáo viên đọc mẫu một đoạn. - Gọi 2 em học sinh đọc tiếp. - Học sinh nhận xét cách đọc, GV bổ sung. *GV yêu cầu học sinh tìm chi tiết chính, *.Kể tóm tắt truyện: dùng bảng phụ có ghi sẵn các sự việc Các sự việc chính : chính. - Người anh bí mật theo dõi em gái chế * Học sinh dựa vào các chi tiết chính để thuốc vẽ. kể tóm tắt. - Tài năng hội họa của Kiều Phương được phát hiện, người anh sinh lòng ghen ghét, đó kị, tự ti. - Kiều Phương tham gia trại thi vẽ quốc tế và được giải nhất. - Người anh cùng mẹ đi xem tranh vẽ của em và người anh nhận ra lỗi lầm của mình. * Học sinh dựa vào chú thích SGK để trả *. Tìm hiểu chung: lời. GV nhận xét, sửa chữa. + Chú thích: Giải nghĩa các từ sau: - Mừng quýnh H: Văn bản được viết theo phương thức biểu đạt nào? H: Nhân vật chính là ai? Vì sao? ( cho HS phát biểu theo quan điểm của mình, sau đó GV hướng dẫn các em hiểu theo )  H: Truyện được kể theo lời của nhân vật nào? Ngôi kể thứ mấy? Nêu tác dụng của ngôi kể ấy? H: Nhân vật người anh được miêu tả chủ yếu ở đời sống nội tâm. Theo dõi truyên, em thấy tâm trạng người anh diễn biến qua những thời điểm nào? H: Hãy tìm những chi tiết thể hiện thái độ tình cảm của người anh từ đầu đến khi phát hiện em gái chế thuốc vẽ? H: Phần giới thiệu này em nhận thấy thái độ tình cảm của người anh đối với em gái như thế nào? - Thẩm định - Xem xét - Thôi miên + Phương thức biểu đạt, nhân vật chính, ngôi kể. - Tự sự. - Nhân vật chính:  Trong truyện này cả hai anh em đều là nhân vật chính, nhưng người anh là nhân vật trung tâm giữ vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. - Kể theo ngôi thứ nhất ( bằng lời kể của người anh ). Tác dụng của ngôi kể này là cho phéo tác giả có thể miêu tả tâm trạng của nhân vật một các tự nhiên và nhân vật người em bộc lọ rõ phẩm chất qua cái nhìn của người anh. Mặt khác người anh tự soi xét, đánh giá và nhận thức lại về bản thân mình. 3. Tìm hiểu chi tiết : a. Nhân vật người anh : * Cho HS trả lời, GV nhân xét bổ sung (diễn biến tâm trạng qua 3 thời điểm chinh : Từ đầu đến khi phát hiện em gái chế thuốc vẽ; Khi phát hiện em có tài vẽ và đạt giải; Khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của em gái) + Từ đầu đến khi phát hiện em gái chế thuốc vẽ . - Đặt tên cho em là Mèo. - Khó chịu khi em lục lọi đồ đạc trong nhà. - Bí mật theo dõi em....  Thân mật, gần gũi, vừa yêu quí em lại vừa coi thường em, luôn nhìn em với con mắt kẻ cả của người anh không cần H: Khi chú Tiến Lê phát hiện ra tài năng hội họa của em, người anh có ý nghĩ, hành động gì? H: Đằng sau ý nghĩ, hành động đó là tâm trạng gì? H: Em có suy nghĩ gì về các chi tiết “ gắt gỏng với em”, “ Xem trộm tranh”, “Thở dài ” của người anh ? H: Nhận xét nghệ thuât miêu tả nhân vật? Hết tiết 1 – chuyển tiết 2 * Cho HS đọc lại từ “ Trong gian....đến để ý đến những việc trên. + Khi phát hiện ra tài năng của em . - Cảm thấy mình bất tài. - Chỉ muốn gục xuống khóc. - Gắt um lên, không thân với Mèo như trước nữa. - Xem trộm tranh của Mèo. - Thở dài....  Mặc cảm. tự ti, tức tối. Ghen tị pha chút thất vọng vì thấy mình thua kém.  Người anh không lấy đó làm vui mừng mà tỏ ra bực bội, khó chịu vì coi như mình bị lãng quên. Sự thân thiện trước đây không còn nữa mà thay vào đó là một khoảng cách. Khi xem trộm tranh người anh đã trút ra tiếng thở dài thể hiện sự đau khổ, buôn bã khi thấy mình bất tài và thừa nhận và cảm phục trước tài năng của em. Đây là một nét tâm lí thường thấy ở trẻ con. Jongf tự ái, sự mặc cảm pha chút ghen tị khi thấy người khác tài năng hơn, nổi bật hơn mình. Nét mặt mà trước đây người anh thấy “ ngộ nghĩnh ” thì bây giờ chính là sự chọc tức anh.  Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, chính xác. GV bình thêm: Đây chính là một khám phá rất tinh tế của nhà văn khi đi vào tâm lí trẻ thơ. Ông đã thể hiện một cách rất chân thật, hợp lí diễn biến thái độ tâm tư của nhân vật người anh. Một tâm trạng đầy mâu thuẫn vừa ghen tị vừa thầm cảm phục. Đó là nết trung thực hồn nhiên của trẻ thơ. + Khi đứng trước bức tranh đạt giải hết ” . H: Khi đứng trước bức tranh đạt giải nhất của emm diễn biến tâm trạng của người anh như thế nào? H: Vì sao người anh lại có tâm trạng như vậy? H: Em nghĩ như thế nào về chi tiết kết thúc truyện “ Tôi muốn khóc ” và muốn nói với mẹ “ không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy ” ? H: Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật người anh và nêu cảm nhận của em về nhân vật đó? nhất của em.  Sững sờ, ngạc nhiên, ngỡ ngàng  Hãnh diện  Xấu hổ. - Sững sờ, ngạc nhiên, ngỡ ngàng vì bức tranh lại vẽ về mình, bất ngờ hơn nữa là qua cái nhìn của người em, trong mắt em mình lại hoàn hảo đến thế. - Hãnh diện vì mình là hình ảnh trong bức tranh với vẻ đẹp đáng tự hào đồng thời mình lại có cô em gái tài năng hội họa như thế ( nhưng tâm tràng này chỉ trong chốc lát). - Xấu hổ: là lúc người anh tự nhìn lại chính mình, nhận ra được mình chưa xứng đáng với cách nhìn, cách nghĩ của em gái , mình còn là một kẻ yếu kém, còn nhiều điểm xấu không thể là người như trong tranh được.( Bực bội, xa lánh em, ghen tị em, tầm thường và kém cỏi...).  Muốn khóc vì buồn, ân hận vì những sai lầm trước đây của mình và hơn hết đó là sự xúc động thiêng liêng. Bởi đây là lúc tâm hồn của người anh được thức tỉnh – Một sự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình. Trong giây phút đó người anh nhận ra bức chân dung ấy được vẽ nên bằng chính tâm hôn trong sáng và lòng nhân hậu của người em.  Kết thúc bất ngờ giàu tính nhân văn.  HS trình bày ý kiến thảo luận. GV nhận xét, bổ sung và tổng hợp. * GV: Nghệ thuật xây dựng nhân vật người anh thật tài tình, rất trung thực, đặt nhân vật vào các thời điểm, tình huống cụ thÓ. Miêu tả nhân vật thật tinh tế, chính xác. Người đọc cảm nhận được người anh trong truyện vừa đang trách H: Nhân vật em gái được miêu tả qua chi lại vừa đáng yêu... tiết nào? b. Nhân vật em gái – Mèo. H: Hãy nhận xét về cách miêu tả nhân - Ngoại hình: Mặt luôn bị chính nó bôi vật của tác giả và qua đó nêu cảm nhận bẩn. của em về nhân vật em gái? - Cử chỉ: Hay lục lọi đồ đác với sự thích thú. - Việc làm: Chế màu vẽ, thích vẽ mọi thứ và vẽ chân dung anh trai đạt giải nhất. - Thái độ: Vui vẻ, nghịch ngợm ( vừa làm, vừa hát, không để ý đến thái độ của anh trai ).  Miêu tả ngoại hình, cử chỉ. việc làm, thái độ nhằm làm toát lên tâm hồn, tình cảm của nhân vật. Từ đó tác giả cho ta thấy Kiều Phương là một cô bé hồn nhiên, hiếu động, nghộ nghĩnh, có tài năng, tâm hồn trong sáng và nhân hậu. H: Tâm hồn trong sáng, nhân hậu thể hiện rõ ở chi tiết nào? Hãy phân tích rõ?  Vẽ bức tranh “ Anh trai tôi” đạt giải nhất điều đó làm cho chúng ta thấy được Kiều Phương không chỉ là cô bé có tài năng mà con là một cô bé có tâm hồn trong sáng nhân đẹp đẽ. Mặc dầu bị người anh găt gỏng, xa lánh nhưng em gái vẫn xem anh là người thân thiết, gần gũi, gắn bó. Cô đã dốc hết toàn bộ tâm huyết, tài năng tình cảm của mình vào bức tranh ấy. Và chính vì vậy nó đã giúp cho người anh tự soi mình để nhận ra phần hạn chế của mình, để rồi tự vươn H: Qua việc tìm hiểu hai nhân vật trên, lên hoàn thiện nhân cách. em hãy phát biểu chủ đề của truyện? * Chủ đề: Truyện nói lên sự tự nhận thức, tự thức tỉnh của người anh trước tài năng, lòng nhân hậu và tâm hồn trong H: Em rút ra được bài học gì khi học sáng của cô em gái. xong truyện? * Bài học: Cần có sự tôn trọng, có niềm vui thực sự trước tài năng và thành công của người khác. Không nên tự ti, đố kị, ghen ghét với tài năng, thành công của bạn bè và mọi người . *GV cho HS đọc và củng cố thêm bằng 4. Ghi nhớ: ( SGK ) câu hỏi. GV cho HS đọc và củng cố H: Hãy nhận xét những nét đặc sắc về - Nghệ thuật: Kể chuyện theo ngôi thứ nghệ thuật và nội dung của tác phẩm? nhất tự nhiên, chân thật, sâu sắc, sinh động. Miêu tả tinh tế tâm lí nhân vật. Cả hai nhân vật được miêu tả một cách gần gũi với cuộc sống trẻ thơ, tính truyền cảm cao. - Nội dung: Qua câu chuyện về người trai và cô gái có tài năng hội họa, truyện “ Bức tranh em gái ” cho thấy : Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái, truyện cho ta thấy tình cảm trong sáng, nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình. Hoạt động 4: 5. Luyện tập: - Học sinh làm hai bài tập 1 trong SGK. - GV nhận xét, bổ sung. Hoạt động 5: 6. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Làm bài tập 2 trong SGK. - Kể tóm tắt lại truyện. - Nắm vững nội dung và nghệ thuât của văn bản. - Chuẩn bị chu đáo bài: “ Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả”. III. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM: Từ những nghiên cứu tìm tòi trên, thông qua giáo án giảng dạy, bản thân tôi đã áp dụng cách dạy này vào tiết dạy bình thường trên lớp và cũng đã sử dụng để dạy thể nghiệm ( Lớp 6B ) cho giáo viên trong trường rút kinh nghiệm. Cách dạy này cũng đã được các đồng nghiệp góp ý và bản thân tôi đã tiếp thu, bổ sung hợp lý. Sau tiết học chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra bằng việc cho học sinh làm bài khảo sát như sau: * Đề ra: 1. Nêu và phân tích diễn biến tâm trạng của người anh trong truyện “ Bức tranh của em gái tôi ” khi đứng trước bức tranh em gái được giải. 2. Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của truyện ngắn “ Bức tranh em gái tôi ”. * Kết quả: - 9/55 bài đạt loại giỏi  16% - 22/55 bài đạt loại khá  40% - 24/55 bài đạt loại trung bình  44% ( bài khảo sát cho học sinh lớp 6B) Như vậy, khi áp dụng cách dạy này chúng tôi bước đầu đã “gặt hái ” được những kết quả đáng khả quan. Học sinh học bài hứng thú hơn, sôi nổi hơn và đều đạt được mục tiêu mà bài học đặt ra. PHẦN III: KẾT LUẬN Từ tất cả những điều đã trình bày trên, tôi xin rút ra một số kết luận lưu ý cơ bản khi thực hiện dạy học văn bản này như sau: 1.Đây là truyện ngắn hay, hấp dẫn được viết theo phương thức tự sự. Khi giảng dạy, giáo viên cần phải dạy đúng hướng, đúng phương thức biểu đạt của văn bản. Qua đó rèn luyện kĩ năng về cảm thụ và tạo lập được một văn bản tự sự, tạo điều kiện tích hợp với các phân môn Tiếng Việt và Tập làm văn theo yêu cầu đổi mới của chương trình. 2. Những chú ý về đọc – hiểu, về ngôi kể và phương thức biểu đạt, về xác định nhân vật chính trong tác phẩm... góp phần giúp học sinh cảm nhận tốt về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm. 3. Khi phân tích nhân vật người anh cần cho học sinh thấy được lòng thông cảm, những hiểu biết sâu sắc về thế giới tâm hồn trẻ em cũng như tài năng miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, chính xác; xây dựng các tình huống truyện khéo léo, hợp lý; cách dẫn truyện linh hoạt của tác giả đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc người nghe về việc “ hoàn thiện nhân cách con người”. 4. Từ đó, bồi dưỡng, giáo dục nhân cách cho học sinh nhưng không nên giáo huấn khô khan, phải biết kết hợp một cách tự nhiên qua quá trình phân tích sự tự nhận thức của nhân vật trong truyện. Trên đây mới chỉ là một vài ý kiến nhỏ của tôi góp thêm vào nội dung, phương pháp giảng dạy về tác phẩm này. Bài viết này chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu sót, rất mong được sự góp của các đồng chí, đồng nghiệp. Vinh, ngày 25 tháng 3 năm 2008. Người viết Lê Thị Kiều Hồng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo viên ngữ văn 6 – Tập 2. (Nhà xuất bản giáo dục – 2003) 2. Sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 – Quyển 2. ( Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội) 3. Bình giảng Văn 6 – ( Vũ Dương Quí – Lê Bảo) ( Nhà xuất bản giáo dục). 4. Học tốt Ngữ văn 6 – Tập 2 ( Nhà xuất bản giáo dục) 5- Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở. ( Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2007) 6- Chuyên đề bồi dưỡng Ngữ văn THCS – Ngữ văn 6 – Tập 2 (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh – 2002) 7. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên. Dạy văn ở trường THCS. (Nhà xuất bản Bộ giáo dục) MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU 1. 2. 3. 4. 5. Lý do chọn đề tài Cơ sở khoa hoc. Cơ sở thực tiễn. Đối tượng và pham vi nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu. Phần 2: NỘI DUNG I. Một số vấn đề cần lưu ý khi dạy văn bản “ Bức tranh em gái tôi” . 1. Vấn đề đọc – hiểu văn bản 2. Vấn đề xác định nhân vật chính của truyên. 3. Vấn đề ngôi kể và phương thức biểu đạt tự sự. II. Giáo án cụ thể: III. Kết quả thực nghiệm. Phần 3: KẾT LUẬN [...]... người anh trong truyện “ Bức tranh của em gái tôi ” khi đứng trước bức tranh em gái được giải 2 Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của truyện ngắn “ Bức tranh em gái tôi ” * Kết quả: - 9/55 bài đạt loại giỏi  16% - 22/55 bài đạt loại khá  40% - 24/55 bài đạt loại trung bình  44% ( bài khảo sát cho học sinh lớp 6B) Như vậy, khi áp dụng cách dạy này chúng tôi bước đầu đã “gặt hái ” được những... văn 6 – Tập 2 (Nhà xuất bản giáo dục – 2003) 2 Sách thiết kế bài giảng Ngữ văn 6 – Quyển 2 ( Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà nội) 3 Bình giảng Văn 6 – ( Vũ Dương Quí – Lê Bảo) ( Nhà xuất bản giáo dục) 4 Học tốt Ngữ văn 6 – Tập 2 ( Nhà xuất bản giáo dục) 5- Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học cơ sở ( Nhà xuất bản giáo dục – Năm 2007) 6- Chuyên đề bồi dưỡng Ngữ văn THCS – Ngữ văn 6 – Tập 2... mà bài học đặt ra PHẦN III: KẾT LUẬN Từ tất cả những điều đã trình bày trên, tôi xin rút ra một số kết luận lưu ý cơ bản khi thực hiện dạy học văn bản này như sau: 1.Đây là truyện ngắn hay, hấp dẫn được viết theo phương thức tự sự Khi giảng dạy, giáo viên cần phải dạy đúng hướng, đúng phương thức biểu đạt của văn bản Qua đó rèn luyện kĩ năng về cảm thụ và tạo lập được một văn bản tự sự, tạo điều kiện... 6 – Tập 2 (Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh – 2002) 7 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Dạy văn ở trường THCS (Nhà xuất bản Bộ giáo dục) MỤC LỤC Phần 1: MỞ ĐẦU 1 2 3 4 5 Lý do chọn đề tài Cơ sở khoa hoc Cơ sở thực tiễn Đối tượng và pham vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Phần 2: NỘI DUNG I Một số vấn đề cần lưu ý khi dạy văn bản “ Bức tranh em gái tôi 1 Vấn đề đọc – hiểu văn bản 2 Vấn đề xác định... bài tập 1 trong SGK - GV nhận xét, bổ sung Hoạt động 5: 6 Hướng dẫn học bài ở nhà: - Làm bài tập 2 trong SGK - Kể tóm tắt lại truyện - Nắm vững nội dung và nghệ thuât của văn bản - Chuẩn bị chu đáo bài: “ Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả” III KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM: Từ những nghiên cứu tìm tòi trên, thông qua giáo án giảng dạy, bản thân tôi đã áp dụng cách dạy. .. được miêu tả một cách gần gũi với cuộc sống trẻ thơ, tính truyền cảm cao - Nội dung: Qua câu chuyện về người trai và cô gái có tài năng hội họa, truyện “ Bức tranh em gái ” cho thấy : Tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái, truyện cho ta thấy tình cảm trong sáng, nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế của chính mình Hoạt động 4: 5 Luyện tập: - Học... tiết dạy bình thường trên lớp và cũng đã sử dụng để dạy thể nghiệm ( Lớp 6B ) cho giáo viên trong trường rút kinh nghiệm Cách dạy này cũng đã được các đồng nghiệp góp ý và bản thân tôi đã tiếp thu, bổ sung hợp lý Sau tiết học chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra bằng việc cho học sinh làm bài khảo sát như sau: * Đề ra: 1 Nêu và phân tích diễn biến tâm trạng của người anh trong truyện “ Bức tranh. .. hợp một cách tự nhiên qua quá trình phân tích sự tự nhận thức của nhân vật trong truyện Trên đây mới chỉ là một vài ý kiến nhỏ của tôi góp thêm vào nội dung, phương pháp giảng dạy về tác phẩm này Bài viết này chắc chắn còn nhiều hạn chế, thiếu sót, rất mong được sự góp của các đồng chí, đồng nghiệp Vinh, ngày 25 tháng 3 năm 2008 Người viết Lê Thị Kiều Hồng TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sách giáo viên ngữ văn 6. .. môn Tiếng Việt và Tập làm văn theo yêu cầu đổi mới của chương trình 2 Những chú ý về đọc – hiểu, về ngôi kể và phương thức biểu đạt, về xác định nhân vật chính trong tác phẩm góp phần giúp học sinh cảm nhận tốt về giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm 3 Khi phân tích nhân vật người anh cần cho học sinh thấy được lòng thông cảm, những hiểu biết sâu sắc về thế giới tâm hồn trẻ em cũng như tài năng...năng, lòng nhân hậu và tâm hồn trong H: Em rút ra được bài học gì khi học sáng của cô em gái xong truyện? * Bài học: Cần có sự tôn trọng, có niềm vui thực sự trước tài năng và thành công của người khác Không nên tự ti, đố kị, ghen ghét với tài năng, thành công của ... phát em gái chế thuốc vẽ; Khi phát em có tài vẽ đạt giải; Khi đứng trước tranh đạt giải em gái) + Từ đầu đến phát em gái chế thuốc vẽ - Đặt tên cho em Mèo - Khó chịu em lục lọi đồ đạc nhà - Bí... truyện “ Bức tranh em gái ” đứng trước tranh em gái giải Nêu nét đặc sắc nghệ thuật nội dung truyện ngắn “ Bức tranh em gái ” * Kết quả: - 9/55 đạt loại giỏi  16% - 22/55 đạt loại  40% - 24/55 đạt... liệu thực tế giảng dạy PHẦN II: NỘI DUNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI DẠY VĂN BẢN “ BỨC TRANH CỦA EM GÁI TÔI” 1.Vấn đề đọc – hiểu văn bản: 2.Về vấn đề xác định nhân vật truyện: II GIÁO ÁN CỤ THỂ:

Ngày đăng: 07/10/2015, 22:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan