Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) tới nay, đất nước ta đã thực hiện công cuộc đổi mới quản lý kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Từ đó tới nay nền kinh tế nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ, song cũng gặp không ít những khó khăn còn tồn tại. Hoạt động sản xuất kinh doanh sôi nổi, sống động hơn nhưng cũng đặt các doanh nghiệp trước những thử thách gay go và quyết liệt. Trong cơ chế mới này, yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại, phát triển và diệt vong của các doanh nghiệp là hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả ấy, về mặt lượng, thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Do vậy, nâng cao hiệu quả sản xuấtkinh doanh là nhiệm vụ trung tâm của công tác quản lý tại các doanh nghiệp. Sau một thời gian thực tập tại Công ty Việt Sáng Tạo em thấy Công ty Việt Sáng Tạo công ty mới được thành lập được 11 năm, là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả khá cao. Song bên cạnh đó, Công ty vẫn có những hạn chế còn tồn tại làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty như: doanh thu không ổn định, công tác marketing chưa mạnh.....Xuất phát từ tình hình đó, em chọn chủ đề “Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty cổ phần Việt Sáng Tạo ” làm đề tài của báo cáo tốt nghiệp.Báo cáo được chia làm ba phần chính như sau:Phần I: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Việt Sáng TạoPhần II: Thực trạng sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phầnVIỆT SÁNG TẠO Phần III: Đánh giá tình hình sản xuất và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty cổ phần VIỆT SÁNG TẠODo hạn chế về thời gian nên báo cáo của em không tránh khỏi sự thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các cán bộ công nhân viên trong Công ty để báo cáo của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của các thầy cô giáo khoa quản trị kinh doanh, thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hường cùng các cán bộ, nhân viên công ty cổ phần Việt Sáng Tạo đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập để e có thê hoàn thành bản báo cáo này.
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ MỤC LỤC MỤC LỤC.........................................................................................................1 MỞ ĐẦU...........................................................................................................2 PHẦN I..............................................................................................................4 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT SÁNG TẠO....4 1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty............................................................4 1.3.1 Các nhân tố khách quan............................................................................9 1.3.2. Các nhân tố chủ quan ( nhân tố bên trong doanh nghiệp).....................13 PHẦN II..........................................................................................................19 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY VIỆT SÁNG TẠO...........................................................................................19 3.1. Những thành tựu đạt được........................................................................40 3.3 Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần Việt Sáng Tạo.......................................................................41 a. Phương thức thực hiện.................................................................................42 b. Điều kiện thực hiện giải pháp......................................................................44 c. Hiệu quả của giải pháp................................................................................45 Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 1 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ MỞ ĐẦU Kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) tới nay, đất nước ta đã thực hiện công cuộc đổi mới quản lý kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Từ đó tới nay nền kinh tế nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ, song cũng gặp không ít những khó khăn còn tồn tại. Hoạt động sản xuất kinh doanh sôi nổi, sống động hơn nhưng cũng đặt các doanh nghiệp trước những thử thách gay go và quyết liệt. Trong cơ chế mới này, yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại, phát triển và diệt vong của các doanh nghiệp là hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả ấy, về mặt lượng, thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra. Do vậy, nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh là nhiệm vụ trung tâm của công tác quản lý tại các doanh nghiệp. Sau một thời gian thực tập tại Công ty Việt Sáng Tạo em thấy Công ty Việt Sáng Tạo - công ty mới được thành lập được 11 năm, là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả khá cao. Song bên cạnh đó, Công ty vẫn có những hạn chế còn tồn tại làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty như: doanh thu không ổn định, công tác marketing chưa mạnh..... Xuất phát từ tình hình đó, em chọn chủ đề “Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty cổ phần Việt Sáng Tạo ” làm đề tài của báo cáo tốt nghiệp. Báo cáo được chia làm ba phần chính như sau: Phần I: Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Việt Sáng Tạo Phần II: Thực trạng sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phầnVIỆT SÁNG TẠO Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 2 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ Phần III: Đánh giá tình hình sản xuất và một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho Công ty cổ phần VIỆT SÁNG TẠO Do hạn chế về thời gian nên báo cáo của em không tránh khỏi sự thiếu sót, kính mong nhận được sự góp ý của các thầy giáo, cô giáo và các cán bộ công nhân viên trong Công ty để báo cáo của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của các thầy cô giáo khoa quản trị kinh doanh, thạc sỹ Nguyễn Thị Thu Hường cùng các cán bộ, nhân viên công ty cổ phần Việt Sáng Tạo đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập để e có thê hoàn thành bản báo cáo này. Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 3 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ PHẦN I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT SÁNG TẠO 1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty - Tên Doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT SÁNG TẠO - Tên giao dịch quốc tế : Viet Sang Tao Company - Tên viết tắt : VST.,LTD - Trụ sở : D3/73 Trần Quang Diệu, Đống Đa, Hà Nội - Điện thoại : 04.35332403 Fax: 04.35332404 - Tài khoản giao dịch: 102010000408996 tại Ngân hàng TMCP Công thương Hà Nội - MST : 0101183511 - Tổng giám đốc : Trần Mạnh Hà - Cơ sở pháp lý: Từ khi có quyết định của Sở kế hoạch & Đầu tư Hà Nội, Công ty Cổ phần Việt Sáng Tạo là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có tài khoản tại ngân hàng Công thương Hà Nội, có con dấu riêng, mang tên Công ty Cổ phần Việt Sáng Tạo. - Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần - Nhiệm vụ của công ty: Công ty Cổ phần Việt Sáng Tạo có nhiệm vụ tổ chức SXKD đúng ngành nghề đăng ký, theo quy chế hoạt động của Công ty trả nợ đúng hạn, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật. Mở rộng quan hệ thị trường, đồng thời tìm kiếm thị trường mới để kinh doanh các mặt hàng theo giấy phép đăng ký kinh doanh của Công ty. Tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh, chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ hạch toán, kế toán thống kê, thực hiện đúng chế độ báo cáo và chịu sự quản lý của các cơ quan ban ngành. Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 4 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ Hợp tác với các đơn vị trong ngành và địa phương để thực hiện nhiệm vụ SXKD. Phát triển đơn vị theo chức năng, quyền hạn được phép. Phối hợp giúp đỡ lẫn nhau giữa các đơn vị trực thuộc Công ty đang làm tại địa bàn hoặc các tỉnh lân cận. - Cơ cấu tổ chức bộ máy: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty: TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC Phòng tổ chức Phòng tài Phòng kế hoạch- Phòng vật tư -hành chính chính-kế toán kỹ thuật dịch vụ Bộ phận Ban chỉ đạo Bộ phận Quảng cáo công trường thị trường Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Ban Giám đốc gồm Tổng Giám đốc, Giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo trực tiếp và chịu trách nhiệm chung về hoạt động SXKD của Công ty: - Tổng Giám đốc: Là người quản lý cao nhất của Công ty đại diện cho cán bộ công nhân viên, quản lý Công ty theo cơ chế một thủ trưởng. Giám đốc có quyền quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Giám đốc: là người được Giám đốc uỷ quyền giải quyết các công việc khi đi vắng và là người chịu trách nhiệm về công việc được giao. Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 5 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ Phòng tổ chức hành chính có nhiệm vụ quản lý cán bộ, đề bạt cán bộ, tổ chức biên chế lao động trong Công ty, lập bảng lương, khen thưởng, nhận xét, đánh giá cán bộ hàng năm, nâng lương, nâng bậc và thực hiện chính sách chế độ có liên quan đến người lao động, bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ, kiểm tra mọi hoạt động của đơn vị. Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý, lao động, tiền lương, sắp xếp tổ chức sản xuất, tiếp cận và bố trí cán bộ công nhân viên, quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên, báo cáo thống kê nghiệp vụ, công tác bảo vệ nội bộ, thực hiện chế độ chính sách Nhà nước đối với người lao động, công tác thi đua khen thưởng trong toàn Công ty. Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong việc quản lý, điều hành công tác, công văn giấy tờ, phương tiện trang thiết bị văn phòng, xe ô tô, trụ sở làm việc. Phòng tài chính - Kế toán chuyên cập nhật mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi kết quả trước ban Giám đốc. Phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty theo từng quý, năm. Kiểm tra, kiểm soát việc thu – chi, thanh toán các khoản nợ, theo dõi tình hình công nợ của khách hàng. Phân tích tình hình tài chính trong Công ty, đánh giá hiệu quả SXKD của Công ty. Cuối quý, kế toán tổng hợp lập báo cáo kế toán để trình lên ban lãnh đạo về tình hình thực hiện kinh doanh của Công ty. Tham mưu cho Ban giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài chính, công tác hạch toán kế toán trong toàn Công ty theo đúng chuẩn mực kế toán, quy chế tài chính và pháp luật của Nhà nước. Tham mưu đề xuất với Giám đốc Công ty ban hành các quy chế tài chính phù hợp với nhiệm vụ SXKD của đơn vị, xây dựng các định mức kinh tế, định mức chi phí, xác định giá thành bảo đảm kinh doanh có hiệu quả. Phòng kế hoạch kỹ thuật chuyên trách về việc giám sát sản xuất và kinh doanh. Tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch SXKD ngắn và dài hạn. Chủ trì và phối hợp với các phòng ban để soạn thảo, triển Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 6 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ khai các hợp đồng kinh tế; đôn đốc; kiểm tra trong quá trình thực hiện và thanh lý hợp đồng kinh tế. Phòng vật tư dịch vụ chuyên trách về việc cung ứng vật tư cho bộ phận quảng cáo và các bộ phận khác. Lập kế hoạch cung ứng vật tư cho phù hợp đề không bị gián đoạn công việc khác. Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản lý tài sản, vật tư, công cụ, dụng cụ, máy móc, thiết bị thi công… của Công ty. Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác cung cấp vật tư, công cụ, dụng cụ, điều động xe, thiết bị của Công ty đảm bảo tiến độ thi công đạt hiệu quả. 1.2 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh trong 5 năm Nhận thức được những thuận lợi và khó khăn của môi trường kinh doanh, trong những năm qua, Công ty đã không ngừng vươn lên khẳng định vị thế của mình trên thị trường, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh và đạt được những thành công đáng kể. Với sự nhanh nhạy trong kinh doanh, áp dụng những công nghệ tiên tiến , phán đoán và dự báo thị trường chính xác lên được phương án kinh doanh theo từng thời điểm sát thực với tình hình thị trường và khả năng của mình. Công ty đã đạt được mức những chỉ tiêu đề ra. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: Triệu VNĐ STT 1 2 3 4 Chỉ tiêu Doanh thu thuần Lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập DN Lợi nhuận sau thuế Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 100.585 8.468 2.117 6.351 199.347 9.912 2.478 7.434 353.814 12.048 3.012 12.036 454.410 14.298 3.574 12.295 728.874 18.627 4.656 13.411 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Doanh thu thuần của Công ty không ngừng tăng theo từng năm. Năm 2009 Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 7 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ doanh thu thuần là 353.814.000.000 VNĐ, đây là một thành tích không nhỏ trong môi trường kinh doanh hiện nay, tăng so với năm 2008 là 154.467.000.000VNĐ, tương đương 177% đến năm 2010 chỉ tiêu này đã đạt mức 454.410.000.000 VNĐ, tăng 100.596.000.000 VNĐ, tương đương với mức tăng là 128%. Đến năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên đến giá trị là 728.874.000.000 VNĐ, tăng so với năm 2010 là 274.464.000.000 VNĐ, tương đương với mức tăng là 160%. Cùng với sự tăng trưởng của doanh thu thì lợi nhuận của Công ty cũng tăng dần theo các năm. Nếu năm 2009 lợi nhuận trước thuế của Công ty là 12.036.000.000 VNĐ thì đến năm 2010 lợi nhuận trước thuế của Công ty là 14.296.000.000 VNĐ tương đương là 119%. Đến năm 2011 chỉ tiêu này tăng trưởng một cách vượt bậc, tăng so với năm 2010 là 130%, tương đương là 4.331.000.000 VNĐ. Từ giá trị thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007 là 2.117.000.000 VNĐ thì đến năm 2010 Công ty đã nộp thuế thu nhập là 3.574.000.000 VNĐ, năm 2011 là 4.656.000.000 VNĐ góp phần vào làm tăng ngân quỹ của chính phủ để xây dựng đất nước ngày càng phát triển. Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp phần lợi nhuận còn lại để phát triển Công ty, chia lợi tức, tăng quỹ khen thưởng … tăng dần theo các năm. Năm 2007 đạt giá trị là 6.351.000.000 VNĐ. Năm 2011 là 13.411.000.000 VNĐ. Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 1.116.000.000 VNĐ, tương đương 109%. 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới nghiệp vụ phân tích hiệu quả sản xuất Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được trong qúa trình sản xuất kinh doanh với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nó phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực đầu vào để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Các đại lượng kết quả đạt được và chi phí bỏ ra cũng như trình độ lợi dụng các nguồn lực nó chịu tác động trực tiếp của rất nhiều các nhân tố khác nhau với các mức độ khác nhau, Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 8 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ do đó nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp công nghiệp ta có thể chia nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như sau : 1.3.1 Các nhân tố khách quan 1.3.1.1 Nhân tố môi trường quốc tế và khu vực Các xu hướng chính trị trên thế giới, các chính sách bảo hộ và mở cửa của các nước trên thế giới, tình hình chiến tranh, sự mất ổn định chính trị, tình hình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới... ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cũng như việc lựa chọn và sử dụng các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Do vậy mà nó tác động trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường kinh tế ổn định cũng như chính trị trong khu vực ổn định là cơ sở để các doanh nghiệp trong khu vực tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.3.1.2 Nhân tố môi trường nền kinh tế quốc dân a, Môi trường chính trị, luật pháp Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu tư nó lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Có thể nói luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. b, Môi trường văn hoá xã hội Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội... đều tác động một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thể theo hai chiều Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 9 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ hướng tích cực hoặc tiêu cực. Nếu không có tình trạng thất nghiệp, người lao động có nhiều cơ hội lựa chọn việc làm thì chắc chắn chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ cao do đó làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại nếu tình trạng thất nghiệp là cao thì chi phí sử dụng lao động của doanh nghiệp sẽ giảm làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng tình trạng thất nghiệp cao sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm và có thể dẫn đến tình trạng an ninh chính trị mất ổn định, do vậy lại làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ văn hoá ảnh hưởng tới khả năng đào tạo cũng như chất lượng chuyên môn và khả năng tiếp thu các kiến thức cần thiết của đội ngũ lao động, phong cách, lối sống, phong tục, tập quán, tâm lý xã hội... nó ảnh hưởng tới cầu về sản phẩm của các doanh nghiệp. Nên nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. c, Môi trường kinh tế Các chính sách kinh tế của nhà nước, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân, tốc độ lạm phát, thu nhập bình quân trên đầu người... là các yếu tố tác động trực tiếp tới cung cầu của từng doanh nghiệp. Nếu tốc độ tăng trưởng nền kinh tế quốc dân cao, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng... sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và ngược lại. d, Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng Các điều kiện tự nhiên như : các loại tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý, thơi tiết khí hậu,... ảnh hưởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, ảnh hưởng tới mặt hàng kinh doanh, năng suất chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới cung cầu sản phẩm do tính chất mùa vụ... do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong vùng. Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 10 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ Tình trạng môi trường, các vấn đề về xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc xã hội về môi trường,... đều có tác động nhất định đến chi phí kinh doanh, năng suất và chất lượng sản phẩm. Một môi trường trong sạch thoáng mát sẽ trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp. Hệ thống đường xá, giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia... ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán... của các doanh nghiệp do đó ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. đ, Môi trường khoa học kỹ thuật công nghệ Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, tình hình ứng dụng của khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên thế giới cững như trong nước ảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản phẩm tức là ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.1.3 Nhân tố môi trường ngành a, Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hiện có trong ngành Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành với nhau ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm... do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của mỗi doanh nghiệp. b, Khả năng gia nhập mới của các doanh nghiệp Trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề sản xuất kinh doanh có mức doanh lợi cao thì đều bị rất nhiều Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 11 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ các doanh nghiệp khác nhóm ngó và sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực đó nếu như không có sự cản trở từ phía chính phủ. Vì vậy buộc các doanh nghiệp trong các ngành có mức doanh lợi cao đều phải tạo ra cac hàng rào cản trở sự ra nhập mới bằng cách khai thác triệt để các lợi thế riêng có của doanh nghiệp, bằng cách định giá phù hợp (mức ngăn chặn sự gia nhập, mức giá này có thể làm giảm mức doanh lợi) và tăng cường mở rộng chiếm lĩnh thị trường. Do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. c, Sản phẩm thay thế Hầu hết các sản phẩm của doanh nghiệp đều có sản phẩm thay thế, số lượng chất lượng, giá cả, mẫu mã bao bì của sản phẩm thay thế, các chính sách tiêu thụ của các sản phẩm thay thế ảnh hưởng rất lớn tới lượng cung cầu, chất lượng, giá cả và tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do đó ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. d, Người cung ứng Các nguồn lực đầu vào của một doanh nghiệp được cung cấp chủ yếu bởi các doanh nghiệp khác, các đơn vị kinh doanh và các cá nhân. Việc đảm bảo chất lượng, số lượng cũng như giá cả các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính chất của các yếu tố đó, phụ thuộc vào tính chất của người cung ứng và các hành vi của họ. Nếu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là không có sự thay thế và do các nhà độc quyền cung cấp thì việc đảm bảo yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp phụ thuộc vào các nhà cung ứng rất lớn, chi phí về các yếu tố đầu vào sẽ cao hơn bình thường nên sẽ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn nếu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp là sẵn có và có thể chuyển đổi thì việc đảm bảo về số lượng, chất lượng cũng như hạ chi phí về các yếu tố đầu vào là dễ dàng và không bị phụ thuộc vào người cung ứng thì sẽ nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 12 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ đ, Người mua Khách hàng là một vấn đề vô cùng quan trọng và được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm chú ý. Nếu như sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra mà không có người hoặc là không được người tiêu dùng chấp nhận rộng rãi thì doanh nghiệp không thể tiến hành sản xuất được. Mật độ dân cư, mức độ thu nhập, tâm lý và sở thích tiêu dùng… của khách hàng ảnh hưởng lớn tới sản lượng và giá cả sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của doanh nghiệp vì vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của doanh nghiệp. 1.3.2. Các nhân tố chủ quan ( nhân tố bên trong doanh nghiệp) 1.3.2.1. Bộ máy quản trị doanh nghiệp Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, bộ máy quản trị doanh nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp, bộ máy quản trị doanh nghiệp phải đồng thời thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau. Với chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của bộ máy quản trị doanh nghiệp, ta có thể khẳng định rằng chất lượng của bộ máy quản trị quyết định rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu bộ máy quản trị được tổ chức với cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gọn nhẹ linh hoạt, có sự phân chia nhiệm vụ chức năng rõ ràng, có cơ chế phối hợp hành động hợp lý, với một đội ngũ quản trị viên có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao. Nếu bộ máy quản trị doanh nghiệp được tổ chức hoạt động không hợp lý (quá cồng kềnh hoặc quá đơn giản), chức năng nhiệm vụ chồng chéo và không rõ ràng hoặc là phải kiểm nhiệm quá nhiều, sự phối hợp trong hoạt động không chặt chẽ, các quản trị viên thì thiếu năng lực và tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không cao. 1.3.2.2 Lao động tiền lương Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 13 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ Lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó tham gia vào mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động tác động trực tiếp đến tất cả các giai đoạn các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phảm, tác động tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác tổ chức bố trí sử dụng nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh…đã đề ra. Tuy nhiên công tác tổ chức lao động của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần tuân thủ các nguyên tắc chung và sử dụng đúng người đúng việc, quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng sao cho có thể thực hiện nhanh nhất, tốt nhất các nhiệm vụ được giao, đồng thời phải phát huy được tính độc lập, sáng tạo của người lao động có như vậy sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh lao động thì tiền lương và thu nhập của người lao động cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì tiền lương là một bộ phận cấu thành lên chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời nó còn tác động tói tâm lý người lao động trong doanh nghiệp. 1.3.2.3. Tình hình tài chính của doanh nghiệp Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngược lại, nếu như khả năng về tài chính của doanh nghiệp yếu kém thì doanh nghiệp không những không đảm bảo được các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường mà Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 14 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ còn không có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất do đó không nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm. Vì vậy tình hình tài chính của doanh nghiệp tác động rất mạnh tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó. 1.3.2.4. Đặc tính của sản phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm * Đặc tính của sản phẩm Ngày nay chất lượng của sản phẩm trở thành một công cụ cạnh tranh quan trọng của các doanh nghiệp trên thị trường, vì chất lượng của sản phẩm nó thoả mãn nhu cầu của khách hàng về sản phẩm, chất lượng sản phẩm càng cao sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng tốt hơn. Chất lượng của sản phẩm góp phần tạo nên uy tín danh tiếng của doanh nghiệp trên thị trường. Những đặc tính mang hình thức bên ngoài của sản phẩm như : Mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu…trước đây không được coi trọng nhưng ngày nay nó đã trở thành những yếu tố cạnh tranh quan trọng không thể thiếu được. Thực tế cho thấy, khách hàng thường lựa chọn các sản phẩm theo trực giác, vì vậy những loại hàng hoá có mẫu mã bao bì nhãn hiệu đẹp và gợi cảm…luôn giành được ưu thế hơn so với các hàng hoá khác cùng loại. Các đặc tính của sản phẩm là nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp góp phần rất lớn tới việc tạo uy tín, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nên có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là một khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định tới các khâu khác của quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có tiêu thụ được hay không mới là điều quan trọng nhất. Tốc độ tiêu thụ nó quyết định tốc độ sản Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 15 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ xuất và nhịp độ cung ứng nguyên vật liệu. 1.3.2.5. Nguyên vật liệu và công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng và không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp. Việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu đồng nghĩa với việc tạo ra kết quả lớn hơn với cùng một lượng nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, chất lượng của công tác đảm bảo nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu công tác tổ chức đảm bảo nguyên vật liệu được tốt, tức là luôn luôn cung cấp đầy đủ, kịp thời và đồng bộ đúng số lượng, chất lượng, chủng loại các loại nguyên vật liệu cần thiết theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh, không để xảy ra tình trạng thiếu hay là ứ đọng nguyên vật liệu, đồng thời thực hiện việc tối thiểu hoá chi phí kinh doanh sử dụng của nguyên vật liệu thì không đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường mà còn góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2.6. Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm nền tảng quan trọng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Cơ sở vật chất đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản. Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệm hay tăng phí nguyên vật liệu do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.3.2.7. Môi trường làm việc trong doanh nghiệp Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 16 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ Môi trường văn hoá trong doanh nghiệp Môi trường văn hoá do doanh nghiệp xác lập và tạo thành sắc thái riêng của từng doanh nghiệp. Đó là bầu không khí, là tình cảm, sự giao lưu, mối quan hệ, ý thức trách nhiệm và tinh thần hợp tác phối hợp trong thực hiện công việc. Môi trường văn hoá có ý nghĩa đặc biệt và có tác động quyết định đến việc sử dụng đội ngũ lao động và các yếu tố khác của doanh nghiệp. Cho nên hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào môi trường văn hoá trong doanh nghiệp. * Các yếu tố mang tính chất vật lý và hoá học trong doanh nghiệp Các yếu tố không khí, không gian, ánh sáng, độ ẩm, độ ổn, các hoá chất gây độc hại là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian lao động, tới tinh thần và sức khoẻ của lao động do đó nó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp, đồng thời nó còn ảnh hưởng tới độ bền của máy móc thiết bị, tới chất lượng sản phẩm. Vì vậy ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Môi trường thông tin : Hệ thống trao đổi các thông tin bên trong doanh nghiệp ngày càng lớn hơn bao gồm tất cả các thông tin có liên quan đến từng bộ phận, từng phòng ban, từng người lao động trong doanh nghiệp và các thông tin khác. Do đó mà hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào hệ thống trao đổi thông tin của doanh nghiệp. Việc hình thành qúa trình chuyển thông tin từ người nàu sang người khác, từ bộ phận này sang bộ phận khác tạo sự phối hợp trong công việc, sự hiểu biết lẫn nhau, bổ sung những kinh nghiệm, những kiến thức và sự am hiểu về mọi mặt cho nhau một cách thuận lợi nhanh chóng và chính xác là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 1.3.2.8 Phương pháp tính toán của doanh nghiệp Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 17 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ Hiệu quả kinh tế được xác định bởi kết quả đầu ra và chi phí sử dụng các yếu tố đầu vào, hai đại lượng này trên thực tế đều rất khó xác định được một cách chính xác, nó phụ thuộc vào hệ thống tính toán và phương pháp tính toán trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có một phương pháp, một cách tính toán khác nhau do đó mà tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp tính toán trong doanh nghiệp đó. Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 18 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ PHẦN II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY VIỆT SÁNG TẠO Nhận thức được những thuận lợi và khó khăn của môi trường kinh doanh, trong những năm qua, Công ty đã không ngừng vươn lên khẳng định vị thế của mình trên thị trường, mở rộng thị trường, nâng cao hiệu quả kinh doanh và đạt được những thành công đáng kể. Với sự nhanh nhạy trong kinh doanh, áp dụng những công nghệ tiên tiến , phán đoán và dự báo thị trường chính xác lên được phương án kinh doanh theo từng thời điểm sát thực với tình hình thị trường và khả năng của mình. Công ty đã đạt được mức những chỉ tiêu đề ra. 2.1. Phân tích quy mô sản xuất kinh doanh 2.1.1. Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 19 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm 2007 2008 199.34 2009 353.81 2010 2011 7 199.34 4 353.81 7 4 314.07 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 100.585 2 Các khoản giảm trừ doanh thu Doanh thu thuần từ bán hàng và cung 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 cấp dịch vụ Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu từ hoạt động tài chính Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Thu nhập khác Chi phí khác lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Chi phí thuế TNDN hiện hành Chi phí thuế TNDN hoãn lại Lợi nhuận sau thuế TNDN 100.585 78.344 170.859 22.241 454.410 728.874 - - 454.410 728.874 406.66 665.366 0 1 28.488 39.744 47.750 63.509 211 1200 6.736 6.048 240 3.524 8.378 6.914 549 8.764 9.999 7.883 11.484 20.764 10.121 14.051 3.117 25.589 -10.000 13.403 8.468 9.912 13.647 14.298 17.634 8.468 2.117 6.351 9.912 2.478 7.434 113 1.712 - 1.599 12.048 3.012 9.036 14.298 3.574 10.724 1.226 233 993 18.627 4.565 14.062 Trong vòng 5 năm gần đây, Công ty đã đạt được những thành công nhất định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tự khẳng định mình trên thương trường. Tuy nhiên trong xu thế chung, Công ty cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Qua bảng 2.10 mốt số chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh trong 5 năm gần đây ta thấy lợi nhuận trước thuế năm 2011 tăng 30% so với năm 2010 trong khi doanh thu tăng 60% và lợi nhuận Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 20 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ trước thuế năm 2010 tăng 18% so với năm 2009 trong khi doanh thu tăng 54%. Điều này cho thấy môi trương kinh doanh của Công ty ngày càng cạnh tranh hơn do đó phần trăm lợi nhuận từ doanh thu giảm và hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty chưa tốt. 2.1.2 Phân tích quy mô chi phí sản xuất kinh doanh Dùng phương pháp so sánh chi phí có liên hệ với doanh thu: ±ΔC = C1 – C0 * (D1 / D0) Trong đó: C0, C1: Tổng chi phí sản xuất kinh doanh năm trước và năm sau D0, D1: Doanh thu thuần năm trước và năm sau. Bảng 2.2 Phân tích quy mô chi phí sản xuất kinh doanh Đơn vị tính: Triệu VNĐ Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 21 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI STT 1 2 2.1 2.2 2.3 3 3.1 3.2 4 5 6 BÁO CÁO NGHIỆP VỤ Chỉ tiêu Doanh thu thuần Tổng chí phí SXKD - Giá vốn hàng bán - Chí phí bán hàng - Chi phí QLDN Lợi nhuận khác - Doanh thu khác - Chi phí khác Lợi nhuận trước thuế Thuế thu nhập DN Lợi nhuận sau thuế Năm Năm Năm Năm Năm 2007 100.585 91.128 78.344 6.736 6.048 0 0 0 8.468 2.117 6.351 2008 199.347 186.151 170.859 8.378 6.914 0 0 0 9.912 2.478 7.434 2009 353.814 331.953 314.070 9.999 7.883 -1.599 113 1.712 12.048 3.012 9.036 2010 454.410 430.883 406.661 10.121 14.051 0 0 0 14.298 3.574 10.724 2011 728874 688.769 665.366 -10.000 13.403 993 1.226 233 18.627 4.565 14.062 Nguồn: Phòng Tài chính kế toán * Tính ±ΔC năm 2009 so với năm 2010 là: ±ΔC(2010/2009) = 430.883 – 331.953 ( 454.410 / 353.814) = 126.995 (triệu đồng) Năm 2010 doanh nghiệp đã sử dụng lãng phí 127.085 triệu đồng chi phí so với năm 2009. Cụ thể: Giá vốn hàng bán ±ΔC GV (2010/2009) = 406.661 – 314.070 ( 454.410 / 353.814) = 118.917 (triệu đồng) Chi phí bán hàng ±ΔC CPBH (2010/2009) = 10.121 – 9.999 ( 454.410 / 353.814) = 157 (triệu đồng) Chi phí quản lý doanh nghiệp ±ΔC CPQL (2006/2005) = 14.051 – 7.883( 454.410 / 353.814) = 7.921 (triệu đồng) Tổng hợp 3 yếu tố trên: Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 22 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ ±ΔC = 118.916 + 156 + 7.921 = 126.995 (triệu đồng) Như vậy trong năm 2010 công ty đã sử dụng lãng phí 126.995 triệu đồng chi phí so với năm 2009, trong đó sử dụng lãng phí 118.917 triệu đồng giá vốn hàng bán và 7.921 triệu đồng chi phí quản lý doanh nghiệp và 157 triệu đồng chi phí bán hàng. * Tính ±ΔC năm 2011 so với năm 2010 là: ±ΔC(2011/2010) = = 688.769 – 430.883 ( 728.874 / 454.410) = 413.649 (triệu đồng) Năm 2011 doanh nghiệp đã sử dụng lãng phí 413.649 triệu đồng chi phí so với năm 2010 Cụ thể: Giá vốn hàng bán ±ΔC GV (2011/2010) = 665.366 – 406.661 ( 728.874 / 454.410) = 414.793 (triệu đồng) Chi phí bán hàng ±ΔC CPBH (2011/2010) = 10.000 – 10.121 ( 728.874 / 454.410) = - 105 (triệu đồng) Chi phí quản lý doanh nghiệp ±ΔC CPQL (2011/2010) = 13.403 – 14.051 ( 728.874 / 454.410) = - 1.039 (triệu đồng) Như vậy năm 2011 Công ty đã sử dụng lãng phí 413.649 triệu đồng chi phí so với năm 2010, trong đó sử dụng lãng phí 414.793 triệu đồng giá vốn hàng bán nhưng bù lại Công ty đã sử dụng tiết kiệm được 1.039 triệu động chi phí quản lý doanh nghiệp và 105 triệu đồng chi phí bán hàng. Giá vốn hàng bán tăng là do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng và do sử dụng nguyên vật liệu đầu vào chưa tối Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 23 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ ưu. Do đó Công ty cần quan tâm hơn nữa để có biện pháp nhằm giảm tối thiểu mức tăng của giá vốn hàng bán. 2.2 Phân tích yếu tố lao động sản xuất 2.2.1.Phân tích tình hình sử dụng lao động Trong các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh thì lao động của con người đóng vai trò quan trọng nhất. Sử dụng tốt nguồn nhân lực biểu hiện trên các mặt số lượng và chất lượng lao động. Việc khai thác hết khả năng của người lao động sẽ góp phần quan trọng làm tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Năm 2011, tổng số lao động chính tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là 4.448 lao động. Để thấy rõ hơn tình hình sử dụng lao động của Công ty 5năm gần đây, ta đi xem xét biến động về số lượng và trình độ lao động của công ty. Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 24 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ Bảng 2.4 Sự biến động về số lao động ST T 1 2 Năm Năm Năm Năm 2007 2008 2009 2010 1.289 1.327 1.678 3.138 2011 4.44 204 93 352 640 657 632 1052 237 776 213 115 378 621 782 545 1039 288 773 264 143 562 709 989 689 993 528 1000 387 253 1152 1346 1749 1389 2461 677 2300 8 591 447 1572 1883 2386 2062 3319 1129 3448 Thời vụ 513 Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính 554 678 838 1000 Tổng số lao động Trình độ 3 Tuổi 4 Giới tính 5 Năm Chỉ tiêu Hợp động lao động Đại học và trên đại học Cao đẳng Trung cấp, bằng nghề Chưa qua đào tạo 30 tuổi Nam Nữ Chính thức Ta thấy tổng lao động tăng dần từ 1289 người năm 2007 lên 1327 người năm 2008 và đến năm 2011 là 4448 người, nguyên nhân do Công ty có chủ trương gia tăng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường, phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh trong tương lai. Lao động có trình độ ngày càng tăng dần từ 204 người có trình độ đại học năm 2007 lên 591 người năm 2011, tăng 378 người. Tuy nhiên lao động không có trình độ cũng tăng mạnh từ 640 người năm 2007 lên 1883 người năm 2011. Số lao động thời vụ còn nhiều tuy nhiên tỷ lệ gia tăng thấp hơn so với lao động chính thức. Lao động nam chiếm ưu thế so với lao động nữ do tính chất ngành nghề kinh doanh của công ty cần nhiều lao động nam. 2.2.2. Hiệu quả sử dụng lao động Trong các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh thì lao động của con người đóng vai trò quan trọng nhất. Sử dụng tốt nguồn nhân lực biểu hiện trên các mặt số lượng và chất lượng lao động. Việc khai thác hết khả năng của người lao động sẽ góp phần quan trọng làm tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ Cơ cấu lao động của công ty cổ phần Việt sáng tạo 3 năm gần đây. Bảng 2.4 Cơ cấu lao động của công ty năm 2007 - 2011 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng giá trị sản lượng (triệu đồng) 126.176 183.574 235.869 302.940 485.916 Tổng số lao động 1289 1327 1678 3138 4448 Lao động trực tiếp 927 1023 1230 2238 3448 Nam 627 703 800 1638 2748 Nữ 300 320 430 600 700 Lao động gián tiếp 362 304 448 900 1000 Nam 300 230 318 600 700 Nữ 62 74 130 300 300 Trong đó: Nguồn: Báo cáo lao động và thu nhập của người lao động 2007 - 2011, Phòng tổ chức hành chính Số lượng lao đông của Công ty tăng dần theo các năm cùng với sự tăng trưởng của doanh thu. Tỷ lệ lao động trực tiếp trên lao động gián tiếp tương đối ổn định, tỷ lệ lao động trực tiếp dao động từ 77% đến 79%. Tỷ lệ lao động nam trên lao động nữ hầu như không thay đổi, tỷ lệ lao động nam dao động từ 75% đến 77%, điều này cũng phù hợp với đặc thù công việc của Công ty là một đơn vị sản xuất Ta thấy tổng lao động tăng dần, nguyên nhân do Công ty có chủ trương gia tăng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường, phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh trong tương lai.. Tuổi đời của lao động giảm dần, năm 2009 lao động [...]... phí kinh doanh sử dụng của nguyên vật liệu thì không đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường mà còn góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 1.3.2.6 Cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ sản xuất của doanh nghiệp Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp là yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. .. trình sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phảm, tác động tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Công tác tổ chức bố trí sử dụng nguồn nhân lực phụ thuộc vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh đã đề ra Tuy nhiên công. .. phương pháp tính toán trong doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp đều có một phương pháp, một cách tính toán khác nhau do đó mà tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp tính toán trong doanh nghiệp đó Hoàng Thanh Sơn - Khoa QTKD K14B 18 VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ PHẦN II THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY VIỆT SÁNG TẠO... phẩm làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nên có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp * Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là một khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó quyết định tới các khâu khác của quá trình sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có tiêu thụ được hay không mới là điều... tác động nhất định đến chi phí kinh doanh, năng suất và chất lượng sản phẩm Một môi trường trong sạch thoáng mát sẽ trực tiếp làm giảm chi phí kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế nó quyết định sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của các doanh nghiệp Hệ thống đường xá,... ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vì tiền lương là một bộ phận cấu thành lên chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời nó còn tác động tói tâm lý người lao động trong doanh nghiệp 1.3.2.3 Tình hình tài chính của doanh nghiệp Doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên... 2009 trong khi doanh thu tăng 54% Điều này cho thấy môi trương kinh doanh của Công ty ngày càng cạnh tranh hơn do đó phần trăm lợi nhuận từ doanh thu giảm và hiệu quả sử dụng các nguồn lực của công ty chưa tốt 2.1.2 Phân tích quy mô chi phí sản xuất kinh doanh Dùng phương pháp so sánh chi phí có liên hệ với doanh thu: ±ΔC = C1 – C0 * (D1 / D0) Trong đó: C0, C1: Tổng chi phí sản xuất kinh doanh năm trước... thu và tạo ra được 0,172 đồng lợi nhuận 2.7 Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động: Tài sản lưu động thể hiện một phần giá trị tài sản của doanh nghiệp Tài sản lưu động là toàn bộ tiền hay hiện vật có chu kỳ luôn chuyển Trong một chu kỳ kinh doanh việc đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động là rất cần thiết Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ta tính các chỉ tiêu: sức sản xuất của tài sản lưu... 0,076 0,098 0,069 Nhận xét: + Sức sản xuất của NVL: năm 2009 sức sản xuất của NVL là 1.94 nghĩa là cứ 1 đồng NVL mà công ty cổ phần đầu tư và phát triển kinh tế Việt Nam đầu tư thì thu được 1.94 đồng doanh thu Năm 2010, 2011 sức sản xuất của NVL tăng dần Việc sức sản xuất của NVL tăng làm tăng doanh thu của công ty Sức sản xuất của NVL tăng là do 2 nhân tố sau: • Doanh thu: năm 2011 tăng so với năm... đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất do đó không nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm Vì vậy tình hình tài chính của doanh nghiệp tác động rất mạnh tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó 1.3.2.4 Đặc tính của sản phẩm và công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm * Đặc tính của sản phẩm Ngày nay chất lượng của sản phẩm trở thành một công cụ cạnh tranh ... như: doanh thu không ổn định, công tác marketing chưa mạnh Xuất phát từ tình hình đó, em chọn chủ đề Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu sản xuất kinh doanh cho Công ty cổ phần Việt Sáng Tạo. .. thấy Công ty Việt Sáng Tạo - công ty thành lập 11 năm, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đạt hiệu cao Song bên cạnh đó, Công ty có hạn chế tồn làm ảnh hưởng đến hiệu sản xuất kinh doanh Công ty. .. ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIỆP VỤ Phần III: Đánh giá tình hình sản xuất số giải pháp góp phần nâng cao hiệu sản xuất kinh doanh cho Công ty cổ phần VIỆT SÁNG TẠO Do hạn chế thời gian nên báo cáo