phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh phú quốc – kiên giang

70 558 0
phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh phú quốc – kiên giang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH -----    ----- HÀ MINH TÂM PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH PHÚ QUỐC – KIÊN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 08/2013 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH -----    ----- HÀ MINH TÂM MSSV : LT11072 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH PHÚ QUỐC – KIÊN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số ngành: 52340201 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN HUỲNH THỊ TUYẾT SƯƠNG 08/2013 ii LỜI CẢM TẠ ---***--Trước hết em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Bộ môn Tài chính – Ngân hàng trường Đại Học Cần Thơ, đặc biệt là cô Huỳnh Thị Tuyết Sương đã trực tiếp và tận tình hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tiếp đến em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Phú Quốc, cùng các anh chị phòng tín dung Agribank chi nhánh Phú Quốc đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ, chia sẽ những kinh nghiệm, sự hiểu biết cùng những thông tin số liệu cần thiết cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này nhưng trong phạm vi và khả năng cho phép của mình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Em kính mong nhận được sự cảm thông và góp ý của quý thầy cô, để bài luận văn này của em được hoàn thiện và tốt hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn và kính chúc sức khỏe đến quý thầy cô, ban Giám đốc và tập thể cán bộ nhân viên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Phú Quốc. Cần Thơ, ngày tháng năm 2013 Người thực hiện HÀ MINH TÂM iii TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi trong khuôn khổ của đề tài Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Phú Quốc. Dự án có quyền sử dụng kết quả của luận văn này để phục vụ cho dự án. Cần Thơ, ngày tháng năm 2013. Người thực hiện HÀ MINH TÂM iv NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. .................................................................................................................. Phú Quốc, ngày tháng năm 2013 Giám đốc MỤC LỤC Trang v Chương 1: GIỚI THIỆU..................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung........................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.........................................................................................2 1.3 Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................3 1.3.1 Về không gian nghiên cứu........................................................................3 1.3.2 Về thời gian nghiên cứu...........................................................................3 1.3.3 Phạm vi nội dung nghiên cứu...................................................................3 Chương 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............4 2.1 Cơ sở lý luận...............................................................................................4 2.1.1 Những vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng.................................4 2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng...........................................................................4 2.1.1.2 Nguyên tắc tín dụng..............................................................................4 2.1.1.3 Các hình thức tín dụng..........................................................................4 2.1.1.4 Những quy định chung về tín dụng.......................................................6 2.1.1.5 Quy trình xét duyệt cho vay..................................................................9 2.1.2 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng.......................10 2.2 Phương pháp nghiên cứu...........................................................................12 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.................................................................12 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu...............................................................12 2.2.2.1 Phương pháp so sánh...........................................................................12 2.2.2.2 Phương pháp tỷ số...............................................................................13 Chương 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH PHÚ QUỐC, KIÊN GIANG.......................................14 3.1 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Quốc................................................................................................................14 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.............................................................14 3.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban.....................................14 3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức....................................................................................14 vi 3.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.............................................15 3.1.3 Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Quốc............................................................................18 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Phú Quốc giai đoạn năm 2010 – 2012 và đến tháng 6/2013.............................................................................................................19 Chương 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG..........................................................................22 4.1 Phân tích tình hình vốn huy động tại Ngân hàng Nông nghiệp Và Phát triển Nông thôn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang theo kỳ hạn.....................22 4.2 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn theo đối tượng khách hàng..........24 4.2.1 Doanh số cho vay...................................................................................24 4.2.2 Doanh số thu nợ.....................................................................................27 4.2.3 Dư nợ.....................................................................................................29 4.2.4 Nợ xấu ngắn hạn....................................................................................31 4.3 Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn theo ngành....................33 4.3.1 Doanh số cho vay...................................................................................33 4.3.2 Doanh số thu nợ.....................................................................................37 4.3.3 Dư nợ.....................................................................................................40 4.3.4 Nợ xấu ngắn hạn....................................................................................43 4.4 Đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng.............................47 Chương 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG..................................................49 5.1 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động tín dung ngắn hạn tại NHNNo&PTNT Phú Quốc........................................................................49 5.2 Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn của NHNNo&PTNT Phú Quốc.............................................................................49 Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................51 6.1 Kết luận.....................................................................................................51 vii 6.2 Kiến nghị...................................................................................................52 TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................53 PHỤ LỤC.......................................................................................................54 viii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT chi nhánh Phú Quốc giai đoạn 2010 – 2012 .............................................19 Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT chi nhánh Phú Quốc 06 tháng đầu năm 2012, 2013..................................20 Bảng 4.1 Vốn huy động theo kỳ hạn 2010 - 2012...............................22 Bảng 4.2 Vốn huy động theo kỳ hạn 06 tháng đầu năm 2012, 2013.. .22 Bảng 4.3 Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Phú Quốc................................................25 Bảng 4.4 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Phú Quốc................................................28 Bảng 4.5 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng 06 tháng đầu năm 2012 , 2013.................................................................28 Bảng 4.6 Dư nợ ngắn hạn ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Phú Quốc................................................29 Bảng 4.7 Dư nợ ngắn hạn ngắn hạn theo đối tượng khách hàng 06 tháng đầu năm 2012, 2013 .................................................................30 Bảng 4.8 Nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Phú Quốc................................................31 Bảng 4.9 Nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng 06 tháng đầu năm 2012, 2013...................................................................................31 Bảng 4.10 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng.............32 Bảng 4.11 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng 06 tháng đầu năm 2012, 2013............................................................................32 Bảng 4.12 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Phú Quốc...........................................................................34 Bảng 4.13 Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành 06 tháng đầu năm 2012, 2013..........................................................................................34 Bảng 4.14 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Phú Quốc...........................................................................37 Bảng 4.15 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành 06 tháng đầu năm 2012, 2013..........................................................................................37 ix Bảng 4.16 Dư nợ ngắn hạn theo ngành tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Phú Quốc............................................................................................40 Bảng 4.17 Dư nợ ngắn hạn theo ngành 06 tháng đầu năm 2012, 2013 ...............................41 Bảng 4.18 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Phú Quốc............................................................................................43 Bảng 4.19 Nợ xấu ngắn hạn theo ngành 06 tháng đầu năm 2012, 2013 ............................................................................................................43 Bảng 4.20 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế..........................44 Bảng 4.21 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế 06 tháng đầu năm 2012, 2013..........................................................................................44 Bảng 4.22 Các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn..............47 x DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Quy trình xét duyệt cho vay ..................................................9 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức NHNN0&PTNT chi nhánh Phú Quốc...........14 Hình 4.1 Tỷ trọng doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng........25 xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn. NHNN : Ngân hàng Nhà Nước. NHĐK : Ngắn hạn đầu kỳ. TK : Trong kỳ. NH : Ngắn hạn. PGD : Phòng giao dịch. TN : Thu nhập CP : Chi phí LN : Lợi nhuận TGKKH : Tiền gửi không kỳ hạn TGCKH : Tiền gửi có kỳ hạn KH : Kỳ hạn VHĐ : Vốn huy động SXKD : Sản xuất kinh doanh DSCVNH : Doanh số cho vay ngắn hạn DSTNNH : Doanh số thu nợ ngắn hạn TDN : Tổng dư nợ DNNH : Dư nợ ngắn hạn NXNH : Nợ xấu ngắn hạn SX : Sản xuất TM- DV : Thương mại – dịch vụ. DNNHBQ : Dư nợ ngắn hạn bình quân. xii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Huyện Phú Quốc đang dần chuyển mình bước lên thành thành phố Phú Quốc trực thuộc Trung ương (Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Kiên Giang thời kỳ đến năm 2020), trở thành khu nghĩ dưỡng sinh thái chất lượng cao quốc tế. Từ đó kéo theo hàng loạt các loại hình kinh tế phát triển, trong đó có hệ thống ngân hàng nói chung, Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh Phú Quốc nói riêng, trước mắt Đảo Phú Quốc là một thị trường tiềm năng và hộ sản xuất, doanh nghiệp là loại hình cần có sự hỗ trợ vốn từ ngân hàng để phát triển. Đồng thời, song song với điều đó là những thách thức, bất tiện song hành cùng tiềm năng của vùng biển đảo. Với số tiền bồi thường khá lớn lên đến hàng ngàn tỷ đồng của chính phủ cho người dân, tổ chức vào những năm 2010, 2011, 2012, 2013 và tâm lý muốn an toàn với số tiền của mình, cho nên ngân hàng là “ két giữ tiền” tối ưu nhất đối với họ. Do vậy, nguồn vốn của ngân hàng để thực việc cho vay là rất lớn. Trong đó, cho vay ngắn hạn là hình thức cho vay mà hộ sản xuất, doanh nghiệp vay nhiều nhất nhằm bổ sung vốn để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong lúc kinh tế huyện đảo ngày càng đi lên và phát triển. Mặt khác, việc phát triển các loại hình kinh doanh cũng như người dân, tổ chức muốn chuyển đổi mô hình làm việc, kinh doanh mới thì nguồn vốn ngân hàng là biện pháp đáp ứng nhu cầu trước mắt đó. Bên cạnh đó, nhắc đến Phú Quốc thì không thể không nhắc đến những nghề nghiệp truyền thống của cư dân nơi đây. Đó là nghề sản xuất nước mắm và nghề trồng hồ tiêu. Nước mắm Phú Quốc và hồ tiêu Phú Quốc là hai mặt hàng nổi tiếng thế giới lâu nay. Ngoài hai nghề này, hoạt động kinh tế chủ yếu của cư dân Phú Quốc là khai thác hải sản.Chính vì lẽ đó mà việc duy trì và phát triển sản phẩm truyền thống của đảo đối với người dân là thật sự cần thiết và cấp bách, để làm được điều đó thì cần đến sự giúp đỡ vốn ngắn hạn từ ngân hàng, bằng việc bổ sung thêm vốn để mở rộng sản xuất, tu sửa tàu thuyền, trang bị máy mới. Ngành du lịch sẽ trở thành ngành mũi nhọn chủ lực và Phú Quốc trong tương lai (quyết định số 1255 của Thủ tướng Chính phủ, huyện đảo Phú Quốc sẽ trở thành đặc khu hành chính - kinh tế trực thuộc Trung ương vào năm 2020). Với mục tiêu năm 2015 đón 1-1,5 triệu lượt du khách/năm, trong đó xiii khách quốc tế chiếm 35%. Đến năm 2020, đón 2-3 triệu lượt du khách/năm, trong đó khách quốc tế chiếm 40%. Từ số liệu trên cho ta thấy vốn ngắn hạn là nguồn vốn mà các doanh nghiệp kinh doanh du lich – dịch vụ - lữ hành đã kinh doanh từ lâu trên đảo cần thiết để tu bổ, mở rộng thêm, đầu tư thêm mới, để có thể đón tiếp số lượng khách hành lớn khi ngành này phát triển mạnh trong thời gian tới. Song hành cùng những thuận lợi, tiềm năng đó là những khăn, thách thức đối với chi nhánh NHNNo&PTNT Phú Quốc. Một mặt, Ngân hàng còn phải đối diện với áp lực cạnh tranh từ những chi nhánh ngân hàng khác, mặt khác do là vùng sâu, vùng xa, hải đảo đang quy hoạch phát triển nên còn nhiều bất tiện về giao thông, vận chuyển, đường truyền cũng như thời tiết…. Với sự cần thiết về vốn ngắn hạn và có điều kiện đầy tiềm năng như vậy, thì tín dụng ngân hàng trong ngắn hạn được coi là một đề tài đáng xem xét và phân tích đối với em. Vì thế, đề tài “ Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Phú Quốc ” là đề tài dùng cho luận văn này của mình. 1.2 MUC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giai đoạn năm 2010 - 2012 và đến tháng 06/2013, từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích tình hình huy động vốn ngắn hạn giai đoạn năm 2010 - 2012 và đến tháng 06/2013. – Phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ, nợ xấu theo đối tượng khách hàng và theo ngành kinh tế giai đoạn năm 2010 - 2012 và đến tháng 06/2013, để thấy rõ thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng. – Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Phú quốc, tỉnh Kiên Giang. – Đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. xiv 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi về không gian nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. 1.3.2 Phạm vi về thời gian nghiên cứu Luận văn trình bày dựa trên số liệu thu thập giai đoạn năm 2010 - 2012 và đến tháng 6/2013, từ ngày 12/08/2013 đến hết ngày 18/11/2013. 1.3.3 Phạm vi nội dung nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU xv 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Những vấn đề có liên quan đến hoạt động tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm về tín dụng Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. 2.1.1.2 Nguyên tắc tín dụng Các chủ ngân hàng khi cho vay bao giờ cũng kỳ vọng những đồng vốn bỏ ra của mình mang lại hiệu quả cho cả người đi vay và chính bản thân ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng bao giờ cũng đặt ra các nguyên tắc để bắt buộc khách hàng tuân thủ nhằm đảm bảo sử dụng vốn theo đúng kế hoạch được thỏa thuận với ngân hàng. Các nguyên tắc tín dụng được ngân hàng xây dựng dựa trên bản chất tín dụng của ngân hàng. Trong việc cấp tín dụng các ngân hàng xem các nguyên tắc này là cơ sở quyết định các món tín dụng cấp ra cho khách hàng. Hiện nay ở nước ta ngân hàng đặt ra nguyên tắc sau: Tiền vay được sử dụng đúng mục đích đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng.Tiền vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng. 2.1.1.3 Các hình thức tín dụng Trong nền kinh tế thị trường tín dụng hoạt động rất đa dạng và phong phú. Tuỳ theo phương phức phân loại mà tín dụng được phân thành nhiều loại khác nhau. a) Thời hạn tín dụng Căn cứ vào thời hạn tín dụng, tín dụng được chia thành ba loại: tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn và tín dụng dài hạn. – Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. – Tín dụng trung hạn: là tín dụng có thời hạn từ 1 – 5 năm, được cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. – Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, loại tín dụng này được sử dụng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có qui mô lớn. xvi b) Đối tượng tín dụng Căn cứ vào đối tượng tín dụng, tín dụng được chia thành hai loại: tín dụng vốn lưu động và tín dụng vốn cố định. – Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất. Tín dụng vốn lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đắp mức vốn lưu động, thiếu hụt tạm thời. Tín dụng này thường được chia ra các loại: cho vay dự trữ hàng hóa, cho vay chi phí sản xuất và cho vay thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu kỳ phiếu. – Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản cố định. Loại này được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. Thời hạn cho vay là trung hạn và dài hạn. c) Mục đích sử dụng vốn Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn, tín dụng được chia làm hai loại: tín dụng sản xuất lưu động hàng hóa và tín dụng tiêu dùng. – Tín dụng sản xuất và lưu động hàng hóa: là loại cấp phát tín dụng cho các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa. – Tín dụng tiêu dùng: là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng: như mua sắm nhà cửa, xe cộ, các hàng hóa bền chắc và cả những nhu cầu hàng ngày. Tín dụng tiêu dùng có thể được cấp phát dưới hình thức bằng tiền hoặc dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. d) Chủ thể trong quan hệ tín dụng – Tín dụng thương mại: là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp được biểu hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa. – Tín dụng ngân hàng: là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và cá nhân. – Tín dụng nhà nước: là quan hệ tín dụng trong đó Nhà nước là người đi vay (như hình thức phát hành công trái, kỳ phiếu kho bạc). 2.1.1.4 Những quy định chung về tín dụng Đối tượng cho vay xvii Ngân hàng cho vay đối với các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh - dịch vụ bao gồm : + Doanh nghiệp nhà nước + Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài + Công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh + Hợp tác xã + Doanh nghiệp tư nhân + Cá nhân có đăng ký kinh doanh, hộ gia đình, tổ hợp tác Điều kiện cho vay Tổ chức tín dụng cho xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng phải có đủ các điều kiện sau : + Khách hàng vay vốn là tổ chức, cá nhân có năng lực pháp lý dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo qui định của pháp luật. + Có tư cách pháp nhân hoặc giấy phép kinh doanh còn hiệu lực + Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp + Có dự án, phương án sản xuất kinh doanh và phương án phục vụ đời sống khả thi, hiệu quả và phù hợp với qui đình của pháp luật + Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết + Thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay theo qui định của chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của NHNNo&PTNT Việt Nam. * Ngân hàng không cho vay các đối tượng sau: – Số tiền thuế phải nộp. – Số tiền để trả nợ gốc và lãi vay cho các tổ chức tín dụng khác. – Số tiền vay trả cho chính tổ chức tín dụng cho vay vốn Đảm bảo tín dụng xviii Mục đích của đảm bảo tín dụng nhằm nâng cao trách nhiệm thực hiện cam kết trả nợ của khách hàng, nhằm phòng ngừa rủi ro và gian lận có thể xảy ra. Có hai hình thức đảm bảo tín dụng : a. Đảm bảo đối vật : Là hình thức xác định những cơ sở pháp lý để ngân hàng có được quyền hạn nhất định đối với tài sản của khách hàng vay, nhằm tạo ra nguồn thu nợ thứ hai khi khách hàng không trả hay không có khả năng trả nợ. - Thế chấp : Là bên vay vốn dùng tài sản là bất động sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi nguồn thứ nhất bị mất - Cầm cố : Là bên vay vốn dùng tài sản là động sản và chứng từ có giá thuộc quyền sở hữu của mình giao cho ngân hàng cất vào kho để đảm bảo chắc chắn nguồn thu thứ hai. b. Đảm bảo đối nhân : Là hợp đồng qua đó người bảo lãnh cam kết với ngân hàng sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng trong trường hợp khách hàng vay vốn mất khả năng thanh toán. Mức cho vay Đối với NHNNo&PTNT Phú Quốc, mức cho vay được căn cứ vào : + Nhu cầu vay vốn của khách hàng + Mức vốn tự có của khách hàng tham gia vào dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống cụ thể ; * Cho vay ngắn hạn : Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10% trên tổng nhu cầu vốn * Cho vay trung – dài hạn : Khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 20% trên tổng nhu cầu vốn + Tỷ lệ cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo tiền vay theo qui định về đảm bảo tiền vay của NHNNo&PTNT Việt Nam. Hiện nay, mức cho vay tối đa so với giá trị tài sản đảm bảo được qui định như sau : * Tài sản thế chấp : Mức cho vay tối đa bằng 75% giá trị tài sản đảm bảo. * Tài sản cầm cố là giấy tờ có giá : Cho vay tối đa bằng số tiền gốc cộng lãi chứng từ trừ đi số lãi phải trả cho ngân hàng trong thời hạn xin vay * Tài sản cầm cố do khách hàng vay, bên bảo lãnh giữ, sử dụng hoặc bên thứ ba giữ; mức cho vay tối đa bằng 50% giá trị tài sản đảm bảo xix * Tài sản cầm cố do ngân hàng giữ : mức cho vay tối đa bằng 75% giá trị tài sản đảm bảo. Thời hạn cho vay Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam – nơi cho vay và khác hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào : + Chu kì sản xuất kinh doanh + Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư + Khả năng trả nợ của khách hàng + Nguồn vốn cho vay của NHNNo&PTNT Việt Nam Lãi suất cho vay Mức lãi suất cho vay do ngân hàng Nhà Nước – nơi cho vay cùng khách hàng thỏa thuận phù hơp với qui định của tổng giám đốc NHNNo&PTNT Việt Nam Mức lãi cho vay mà NHNNo&PTNT Phú Quốc áp dụng luôn thay đổi linh hoạt phù hợp với tình hình cụ thể của địa bàn Phương thức cho vay a. Phương thức cho vay từng lần ( cho vay theo món ) : Là phương thức cho vay mỗi lần vay vốn, khách hàng và NHNNo&PTNT chi nhánh Phú Quốc đều làm thủ tục vay vốn cần thiết và kí kết hợp đồng tín dụng. Thường áp dụng cho khách hàng vay vốn không thường xuyên. b. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng : Là phương thức cho vay mà NHNNo&PTNT chi nhánh Phú Quốc và khách hàng xác định, thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một khoản thời gian nhất định. Thường áp dụng cho khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên c. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng d. Cho vay theo dự án e. Cho vay trả góp. f. Cho vay thông qua phát hành và sử dụng thẻ tín dụng. g. Cho vay theo hạn mức thấu chi. h. Cho vay hợp vốn. Hợp đồng tín dụng xx Hợp đồng tín dụng là hợp đồng kinh tế mang tính chất dân sự, được ký kết giữa ngân hàng với một pháp nhân hay thể nhân vay vốn để đầu tư hay sử dụng vốn cho một mục đích hợp pháp nào đó. Quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và người đi vay bị chi phối bởi toàn bộ các thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng đã ký. 2.1.1.5. Quy trình xét duyệt cho vay Khách hàng (1) Cán bộ tín dụng (2) (6) (3) Trưởng phòng tín dụng (5a) Phòng kế toán ngân quỹ (4) Giám đốc (5b) Nguồn : Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc. Hình 2.1 Quy trình xét duyệt cho vay (1) Khách hàng đến có nhu cầu vay vốn và lập hồ sơ gửi cán bộ tín dụng. (2) Cán bộ tìn dụng sau khi nhân hồ sơ tiến hành thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định, báo cáo thẩm định cho vay trình trưởng phòng tín dụng. (3) Trưởng phòng tín dụng hoặc tổ trưởng tín dụng có trách nhiệm xem xét tín hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, và báo cáo thẩm định do cán bộ tín dụng lập, tiến hành xem xét, tái thẩm định ( nếu có ) và trình giám đốc quyết định (4) Giám đốc ngân hàng nơi cho vay căn cứ vào báo cáo thẩm định, tái thẩm định do trưởng phòng tín dụng trình, quyết định cho vay hoặc không cho vay. (5a) Nếu không cho vay thì thông báo từ chối cho vay cho khách hàng biết bằng văn bản và ghi rõ lý do không cho vay. (5b) Nếu đồng ý cho vay thì ngân hàng nơi cho vay cùng khách hàng lập hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay ( trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản ). Hồ sơ vay vốn được giám đốc ký duyệt cho vay và chuyển xxi cho phòng kế toán thực hiện nghiệp vụ hạch toán kế toán, và chuyển đến thủ quỹ để giải ngân. (6) Phát tiền vay cho khách hàng. 2.1.2 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng * Doanh số cho vay ngắn hạn Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn cho vay đã thu hồi hay chưa thu hồi. * Doanh số thu nợ ngắn hạn Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng ngắn hạn mà ngân hàng thu về được khi đáo hạn trong một thời điểm nhất định nào đó. * Dư nợ cho vay ngắn hạn Dư nợ ngắn hạn = Dư nợ NHĐK + Doanh số cho vay ngắn hạn TK – Doanh số thu nợ ngắn hạn trong kỳ (2.1) Là chỉ tiêu phản ánh số nợ ngắn hạn mà ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. * Nợ quá hạn Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng và không có lý do chính đáng. Khi đó Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ xấu. * Nợ xấu Nợ xấu là khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 (theo quyết định 493/2005/QĐNHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN) Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn : Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động ngắn hạn (%) Dư nợ ngắn hạn Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động = * 100% (2.2) Vốn huy động ngắn hạn Chỉ tiêu này giúp so sánh khả năng cho vay ngắn hạn của ngân hàng với khả năng huy động vốn , đồng thời xác định hiệu quả của một đồng vốn huy động. Chỉ số này càng lớn vốn tồn đọng càng ít, đồng thời rủi ro tín dụng càng lớn. xxii * Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn (%) Nợ xấu NH Tỷ lệ nợ xấu NH = * 100 (2.3) Dư nợ NH Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này càng thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này càng cao. * Hệ số thu nợ ngắn hạn (%) Doanh số thu nợ ngắn hạn Hệ số thu hồi nợ ngắn hạn = * 100 (2.4) Doanh số cho vay ngắn hạn Đây là chỉ số đo lường khả năng thu hồi nợ ngắn hạn của ngân hàng, nghĩa là cứ 1 đồng vốn cho vay thì ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng thu nhập. * Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn (vòng) Doanh số thu nợ ngắn hạn Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn = (2.5) Dư nợ ngắn hạn bình quân Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng ngắn hạn, thời gian thu hồi nợ vay ngắn hạn nhanh hay chậm. Dư nợ ngắn hạn bình quân = (DNĐK + DNCK )/2 (2.6) 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được thu thập từ các biểu bảng, báo cáo tài chính hàng năm của Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012 và đến 06/2013. + Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu xxiii 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Dùng phương pháp so sánh để phân tích tình hình huy động vốn ngắn hạn theo kỳ hạn, phân tích tình hình cho vay ngắn hạn, thu nợ ngắn hạn, nợ xấu ngắn hạn giai đoạn 2010 – 2012 và 06 tháng đầu năm 2013, cụ thể dùng kỷ thuật so sánh số tuyệt đối và số tương đối để so sánh. - Dùng các tỷ số tài chính để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHNNo&PTNT Phú Quốc. 2.2.2.1. Phương pháp so sánh a) Định nghĩa phương pháp so sánh Là phương pháp được áp dụng một cách rộng rãi trong tất cả các công đoạn của phân tích kinh doanh. Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu gốc. b) Kỹ thuật so sánh – So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế. y = y1 – y0 (2.7) Trong đó: y0: chỉ tiêu năm trước y1 chỉ tiêu năm sau y: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế – So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Số tương đối là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%) phản ánh tình hình của sự kiện khi số tuyệt đối không thể nói lên được. Kết quả so sánh biểu hiện kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển của các hiện tượng kinh tế. ∆y = y1 − y 0 *100 y0 Trong đó: yo: chỉ tiêu năm trước xxiv (2.8) y1: chỉ tiêu năm sau y: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế 2.2.2.2 Phương pháp tỷ số Sử dụng các chỉ số tài chính: – Dư nợ ngắn hạn / tổng dư nợ – Tổng dư nợ ngắn hạn / Vốn huy động ngắn hạn – Doanh số thu nợ ngắn hạn/ Doanh số cho vay ngắn hạn – Doanh số thu nợ ngắn hạn / Dư nợ bình quân ngắn hạn - Nợ xấu ngắn hạn/ Tổng dư nợ ngắn hạn CHƯƠNG 3 xxv KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ QUỐC 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Phú Quốc được thành lập và phát triển vào năm 1988 tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Trước đây là một trong 17 chi nhánh của chi nhánh NHNNo&PTNT tỉnh Kiên Giang. Đến năm 2007 theo quyết định số 957/QD/HDQT – TCCB ngày 19/09/2007 của chủ tịch Hội đồng Quản trị NHNNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh NHNNo&PTNT Phú Quốc thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, có trụ sở chính đặt tại số 02, đường Trần Hưng Đạo, khu phố hai, thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, là nơi trung tâm văn hóa của huyện và có hai phòng giao dịch : phòng giao dịch ở thị trấn An Thới , Phòng giao dịch đường Nguyễn Trung Trực, thị trấn Dương Đông. Chi nhánh NHNNo&PTNT Phú Quốc trong những năm qua đã không ngừng đổi mới hoạt động kinh doanh, đã chiếm giữ thị phần lớn trên thị trượng huy động vốn và đầu tư tín dụng nông nghiệp nông thôn, góp phần hạn chế được việc cho vay nặng lãi, nhằm thúc đẩy chi nhánh NHNNo&PTNT Phú Quốc ngày càng phát triển rõ nét. 3.1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các phòng ban 3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kế hoạch Kinh doanh Phòng Kế toán - Ngân quỹ Phòng Hành chính Nhân sự Phòng Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ PGD Nguyễn Trung Trực Nguồn : Phòng nhân sự NHNN0&PTNT Phú Quốc Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức NHNNo&PTNT chi nhánh Phú Quốc 3.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban xxvi PGD An Thới Ban giám đốc Xây dựng chiến lược, mục tiêu, phương hướng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh theo từng thời kỳ, từng năm phù hợp với chiến lược phát triển, phương hướng nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và thực tế tại địa phương. Trực tiếp điều hành nhiệm vụ của chi nhánh theo phân cấp ủy quyền của NHNNo&PTNT Việt Nam. - Quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể đối với các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh. - Hướng dẫn, giám sát thưc hiện đúng chức năng nhiệm vụ, phạm vi hoạt động cấp trên giao, thường xuyên theo dõi hoạt động tài chính, huy động vốn, công tác tín dụng. - Ký các hơp đồng tín dụng, thế chấp tài sản và hợp đồng khác liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng theo quy định. - Có quyền quy định việc tổ chức hoặc miễn nhiệm, khen thưởng cán bộ công nhân viên trong cơ quan. Phòng kế hoạch kinh doanh - Thực hiện nhiệm vụ cho vay bằng VNĐ cho các đối tượng khách hàng theo quy định của NHNNo&PTNT Việt Nam. - Theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng vốn của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro. - Trực tiếp quản lý nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền gửi và quản lý các hệ số an toàn quy định. Tham mưu cho giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải quyết phát triển nguồn vốn. - Chịu trách nhiệm về quản lý rủi ro trong lĩnh vực nguồn vốn, cân đối vốn và kinh doanh tiền tệ theo quy chế, quy trình quản lý rủi ro,quản lý tài sản nợ ( rủi ro lãi suất, tỷ giá , kỳ hạn ) - Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo có cơ sở tổng kết. - Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. - Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất để khắc phục. xxvii - Chịu trách nhiệm Marketing tín dụng bao gồm thiết lập, mở rộng phát triển hệ thống khách hàng, giới thiệu các sản phẩm tín dụng, dịch vụ cho khách hàng, chăm sóc tiếp nhận yêu cầu vá ý kiến phản hồi của khách hàng. - Phổ biến hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về quy định, quy trình tín dụng, dịch vụ của khách hàng. - Phối hợp các nghiệp vụ khác theo quy trình tín dụng, tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia trong quy trình tín dụng, quản lý rủi ro theo chức năng và nhiệm vụ của phòng. - Giúp giám đốc chi nhánh lãnh đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn. - Soạn thảo các báo cáo chuyên đề tiếp thị, thông tin tuyên truyền của đơn vị. - Lập kế hoạch cân đối nguồn vốn và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh. - Đề xuất và xây dựng các chiến lược nhằm thu hút khách hàng để gia tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng với các ngân hàng khác. Phòng kế toán ngân quỹ - Trực tiếp hạch toán kế toán, theo dõi phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh tài chính. Quản lý các loại tài sản của ngân hàng, tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán kế toán,quyết toán và lập báo cáo quyết toán cung cấp cho nội bộ ngân hàng và các cấp có thẩm quyền theo quy định. - Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, qũy tiền lương của chi nhánh trình NHNN cấp trên phê duyệt. - Quản lý và sử dụng các qũy chuyên dùng theo quy định của NHNN trên địa bàn. - Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và báo cáo theo quy định. - Thực hiện các khoản nộp Ngân sách Nhà nước theo quy định. - Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước theo quy định. - Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn qũy theo quy định. - Kiểm tra thực thu, thực chi theo chứng từ kế toán. - Cân đối thanh toán điều chỉnh vốn. xxviii - Tổng hợp thống kê và luu trữ số liệu thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. - Và một số nghiệp vụ liên quan khác. Phòng hành chính nhân sự - Xây dựng công trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được giám đốc phê duyệt. - Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hơp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế lao động hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của chi nhánh. - Thực thi pháp luật liên quan đến an ninh, trật tự, phòng cháy nổ tại các cơ quan. - Lưu trữ các văn bản pháp luật có liên quan đến các ngân hàng và văn bản định chế của Ngân hàng Nông nghiệp. - Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của chi nhánh. - Tham gia đề xuất mở rộng mạng lưới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan đến phòng giao dịch chi nhánh. - Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động, theo dõi thực hiện nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể. - Thực hiên công tác quy hoạch cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trong và ngoài nước theo quy định. Tổng hợp theo dỗi thường xuyên cán bộ, nhân viên được quy hoạch đào tạo. Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ - Xây dựng quá trình công tác năm, sao cho phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Nông nghiệp và đặc điểm cụ thể của chi nhánh. - Giám sát từ xa và thực hiên việc kiểm tra định kỳ, đột xuất về các nghiệp vụ của các phòng ban, về cơ cấu tổ chức tại đơn vị để có những báo báo điều chỉnh cần thiết. Các phòng giao dịch Thực hiện các nghiệp vụ như một chi nhánh Ngân hàng. xxix 3.1.3 Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Phú Quốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Quốc được phép hoạt động kinh doanh đa năng, được phép cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi khách hàng, không phân biệt thị trường thành thị hay nông thôn, các hoạt động và dịch vụ hiện tại gồm : Huy động vốn - Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác, theo quy định của NHNNo&PTNT Việt nam. - Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của chính phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của NHNNo&PTNT Việt Nam. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Viêt Nam đối với các tổ chức kinh tế. - Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Viêt Nam đối với cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế. Kinh doanh dịch vụ - Thu, chi tiền mặt. - Chuyển tiền nhanh ( điện tử ). - Đại lý chi trả kiều hối. - Cầm cố chứng chỉ có giá, kim loại quý, đá quý. - Nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Làm dịch vụ chi tiền tự động qua hệ thống ATM. - Làm các dịch vụ khác. xxx 3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN NĂM 2010 - 2012 VÀ ĐẾN THÁNG 06/2013 Trong vài năm gần đây, nền kinh tế huyện đảo phát triển khá nhanh, đã đạt được những thành tựu nhất định.Và hệ thống ngân hàng nói chung, NHNNo&PTNT Phú Quốc nói riêng đã đóng góp không nhỏ cho sự phát triển đó, với hoạt động cung ứng vốn cho xã hội, ngân hàng ngày càng thể hiện rõ vai trò của mình là mạch máu nuôi sống nền kinh tế, điều đó bắt buộc ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao chất lượng kinh doanh của mình. Vì vậy, với sự cố gắng, duy trì và phát triển, NHNNo&PTNT Phú Quốc đã đạt được kết quả đáng khích lệ như bảng sau. Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT chi nhánh Phú Quốc giai đoạn 2010 – 2012 . Tổng TN TN lãi 30.845 48.981 61.658 24.805 37.825 45.485 ĐVT : Triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số % Số % tiền tiền 18.136 58,80 12.677 25,88 13.020 52,49 7660 20,25 TN ngoài lãi Tổng CP CP lãi 6.040 11.156 16.173 22.631 39.169 51.704 14.432 27.379 36.150 5.116 16.538 12.947 CP ngoài lãi LN 8.199 11.790 15.554 8.214 9.812 9.954 3.591 1.598 Chỉ tiêu 2010 Năm 2011 2012 84,70 5.017 73,08 12.535 89,71 8.771 44,97 32 32,04 43,80 19,45 31,93 1,44 3.764 142 Nguồn : Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc, 2010 - 2012. Bảng 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT chi nhánh Phú Quốc 06 tháng đầu năm 2012, 2013. Chỉ tiêu Tổng TN TN lãi TN ngoài lãi Tổng CP CP lãi CP ngoài lãi LN 6 tháng năm 2012 6 tháng năm 2013 32.515 29.887 2.628 27.229 20.336 6.893 5.286 37.147 30.599 6.548 30.211 21.199 9.012 6.936 ĐVT : Triệu đồng Chênh lệch 6t2012/6t2013 Số tiền % 4.632 14,25 712 2,38 3.920 13,91 2.982 10,95 863 4,24 1.119 30,74 2.650 50,13 Nguồn : Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc, 06 tháng đầu năm 2012 – 2013. Về thu nhập Nhìn vào biểu bảng ta thấy rõ tổng thu nhập của ngân hàng đều tăng qua các năm kể cả 06 tháng đầu năm 2013 so với năm 2012. Trong đó, năm 2011 so với năm 2010 tăng với số tiền là 18.136 triệu đồng, tăng 58,80 %, do tăng 52,49 % thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi cũng tăng với số tiền là 5.116 triệu đồng, tương ứng tăng 84,70%. Nguyên nhân chủ yếu là do những năm gần đây ngân hàng đã mở rộng cho vay các đối tượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, giao chỉ tiêu về dư nợ cho từng cán bộ tín dụng và trả lương căn cứ vào mức độ hoàn thành các chỉ tiêu đó, thành lập thêm văn phòng giao dịch Nguyễn Trung Trực, nên đã làm tăng thu nhập lãi cho ngân hàng. Sang năm 2012 con số này tiếp tuc tăng lên là 12.677 triệu đồng, tỷ lệ tăng 25,88 %, năm 2012 tổng thu nhập tăng lên là do thu nhập ngoài lãi, có tỷ lệ là 44,97 %, tương ứng với số tiền là 5.017 triệu đồng . Do các dịch vụ truyền thống như chi trả kiều hối, chuyển tiền và thanh toán phát triển khá nhanh và do ngân hàng đã mở rộng thêm dịch vụ thẻ ATM nên các doanh nghiệp và tổ chức đã trả lương qua thẻ, bảo lãnh thanh toán quốc tế, đổi tiền...làm tăng trưởng đáng kể khoản thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ nên đã góp vào sự gia tăng của nguồn thu. Sáu tháng đầu năm 2013 so với sáu tháng đầu năm 2012 con số thu nhập ngoài lãi cũng tăng lên 3.920 triệu đồng, nguyên nhân là do trong những tháng đầu năm 2013 lưu lượng kiều hối và chuyển tiền tương đối nhiều, cho nên thu nhập từ khoản này tăng lên. Về chi phí Nhìn chung tổng chi phí lãi tăng đều qua các năm, do mức huy động của ngân hàng ngày càng tăng, trong đó, tiền gửi từ hộ gia đình là khá lớn khoản 222 tỷ đồng trong năm 2012 do người dân được bồi thường tiền đất. Tổng chi phí của chi nhánh chủ yếu là chi trả lãi cho việc sử dụng vốn huy động. Quy mô hoạt động được mở rộng thì nguồn vốn tăng lên qua các năm là tất yếu. Bên cạnh đó, chi phí ngoài lãi suất trong hai năm sau đó và 06 tháng đầu năm 2013 cũng tăng dần qua các năm, không phải do ngân hàng kiểm soát chi phí chưa chặt chẽ, mà do những năm gần đây chi nhánh tăng chi phí mua sắm thiết bị văn phòng, mua máy ATM, thuê mặt bằng để đặt máy ATM...và do quyết định về việc quy định mức trần lãi suất huy động làm cho chi phí ngoài lãi suất tăng đột biến. Về lợi nhuận Khi thu nhập của ngân hàng tăng hơn so với tốc độ tăng của chi phí thì ngân hàng có lãi. Thật vậy, lợi nhuận tăng đều thể hiện qua các con số 8.214 triệu đồng, 9.812 triệu đồng, 9.954 đồng lần lược qua các năm 2010, 2011, 2012 và 6.936 triệu đồng 06 tháng đầu năm 2013. Kết quả kinh doanh cho thấy rất khả quan từ lợi nhuận, một mặt là do chất lượng dịch vụ hiện đại của NHNNo&PTNT chi nhánh Phú Quốc cộng với thái độ phuc vụ khách hàng tốt của đội ngũ cán bộ nhân viên làm cho khách hàng thỏa mái hơn từ khâu tiếp cận nguồn vốn cho đến khâu hoàn trả nợ vay. Mặt khác, là do có sự chỉ đạo chặt chẽ của NHNNo&PTNT Việt Nam trong việc thực hiện nghiêm túc các cơ chế, nhất là cơ chế về quản lý mức dư nợ, cơ chế lãi suất..., tạo điều kiện cho NHNNo&PTNT Phú Quốc thực hiện được chính sách khách hàng. CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG 4.1 PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG Có nhiều hình thức khác nhau để huy động vốn tạo nên nguồn vốn cho ngân hàng. Đối với NHNNo&PTNT Phú Quốc thì nguồn vốn được cấu thành từ nguồn vốn tại chổ gồm tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn... và chúng ta đi xem xét tình hình vốn huy động ngắn hạn dưới gốc độ theo thời gian như sau : Bảng 4.1 Vốn huy động theo kỳ hạn của NHNNo&PTNT Phú Quốc Chỉ tiêu Năm 2011 2010 2012 ĐVT : Triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Số tiền TG KKH TG CKH 13.535 161.41 9 17.759 197.24 9 19.524 210.17 4 KH < 12t 65.757 KH >= 12t 95.662 174.95 4 73.521 123.72 8 215.00 8 75.312 132.86 2 227.69 8 Tổng VHĐ 4.224 35.830 7.764 28.066 40.054 % Số tiền 31,2 1 1.765 22,2 0 12.925 11,8 1 1.791 29,3 4 9.134 22,8 9 12.690 % 9,9 4 6,5 5 2,4 4 7,3 8 5,9 0 Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc, 2010 – 2012. Bảng 4.2 Vốn huy động theo kỳ hạn 06 tháng đầu năm 2012, 2013 của NHNNo&PTNT Phú Quốc Chỉ tiêu TG KKH TG CKH KH < 12t KH >= 12t Tổng VHĐ 6 tháng năm 2012 12.109 124.003 45.614 78.389 136.112 6 tháng đầu 2013 13.463 136.796 49.229 87.567 150.259 ĐVT : Triệu đồng Chênh lệch 6t2013/6t2012 Số tiền % 1.354 11,18 12.793 10,32 3.615 7,93 9.178 11,71 14.147 10,39 Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc. 06 tháng đầu năm 2012, 2013. Tiền gửi không kỳ hạn Là khoản tiền gửi người dân mở tài khoản tại ngân hàng để sử dụng dịch vụ thanh toán và không nhằm mục đích sinh lợi. Nhìn chung, tiền gửi không kỳ hạn đều tăng qua ba năm và sáu tháng đầu năm 2013 tăng so với sáu tháng đầu năm 2012. Cụ thể ; Năm 2011 loại tiền gửi này tăng so với năm 2010 là 4.224 triệu đồng, với tỷ lệ là 31,21 %, sang năm 2012 con số tăng 1.765 triệu đồng so với năm 2011, nhưng xét về sự tăng của năm 2011 so với năm 2010 thì lại không cao hơn. Sáu tháng đầu năm 2013 so với 2012 là 1.354 triệu đồng với tỷ lệ tăng 11,18%. Nguyên nhân là do lãi suất thấp trong khi đó giá vàng lại không ổn định. Vì vậy, người gửi tiền vào loại tiền gửi này trong thời gian ngắn sẽ rút ra sử dụng với mục đích đã định trước, nhưng chưa thực hiện và ngày nay với công nghệ hiện đại như dịch vụ thẻ ATM rất phổ biến nên việc gửi tiền vào tài khoản để thanh toán và tiện lợi khi đi đâu cũng không cần mang theo nhiều tiền, hạn chế rủi ro có thể xảy ra khi mang quá nhiều tiền mặt. Mặt khác, loại tiền gửi này tăng cũng nhằm vào mục đích chi trả lẫn nhau. Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng Đều có sự tăng trưởng đáng kể qua các năm đạt hơn 75 tỷ đồng năm 2012 và hơn 49 tỷ đồng 06 tháng đầu năm 2013. Đây là kết quả đáng khích lệ, mặc dù lãi suất của ngân hàng không hấp dẫn hơn các ngân hàng khác nhưng do ngân hàng hoạt động khá lâu trên địa bàn, nên rất uy tín với khách hàng, có chi nhánh trên thị trấn Dương Đông và thị trấn An Thới, đã tạo điều kiện tiếp cận được khách hàng. Đối với khách hàng truyền thống, ngân hàng có chính sách tặng quà vào các dịp lễ, tết, tạo mối quan hệ ngày càng thân thiết hơn để giữ chân khách hàng và cũng để quản bá hình ảnh của ngân hàng thêm xa hơn, rộng hơn. Bên cạnh đó, ngân hàng còn áp dụng biện pháp giao chỉ tiêu huy động vốn đến từng nhân viên tín dụng, khi nhân viên huy động được tiền gửi vượt chỉ tiêu sẽ được thưởng và cộng vào điểm thi đua cuối tháng. Một nguyên nhân khác, sở dĩ loại tiền gửi dưới 12 tháng tăng là do trong năm các tổ chức kinh tế hoạt động có lợi nhuận nhưng chưa có mục đích sử dung cụ thể nên tạm thời gửi ngân hàng để đảm bảo an toàn và có lãi. Tiền gửi có kỳ hạn >= 12 tháng Đây là loại tiền gửi mà ngân hàng luôn chú trọng đến viêc mở rộng, vì nó khá ổn định, cũng có thể đem những khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng để đầu tư lâu dài được. Vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng tăng mạnh nhưng không đều. Cụ thể, năm 2010 là 95.662 triệu đồng, năm 2011 là 123.728 triệu đồng, tăng 28.066 triệu đồng, có tỷ lệ 29,34 % so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2011 người dân đươc bồi thường giải tỏa tiền đất nằm trong các khu quy hoạch và với tâm lý muốn an toàn với số tiền lớn của đa số người dân, nên đa số họ gửi trên 12 tháng, chỉ có một số gửi dưới 12 tháng. Hiện nay, đời sống của người dân trong huyện ngày càng được cải thiện, có phần dư giả hơn nên đã gửi tiền vào ngân hàng để đầu tư cho những khoản tiêu dùng trong tương lai. Đến năm 2012 đạt 132.862 triệu đồng, tăng 9.134 triệu đồng so với 2011, tức tăng 7,38 % . Sang 06 tháng đầu năm 2013 con số này đạt 9.178 triệu đồng so với 06 tháng đầu năm 2012, tỷ lệ 11,71% . Nhìn chung, loại tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng trong năm 2012 cũng tăng nhưng không tăng mạnh so với năm 2011. Nguyên nhân là do trong năm 2011 một số hộ dân được bồi thường nhưng chưa thỏa đáng, nên họ không nhận tiền đến khi đã bồi thường thỏa đáng họ mới có thể nhận đươc tiền mà sở dĩ họ được lãnh trước đó, với những người dân trong năm 2012 được bồi thường tiền đất do dự án vành đai xuyên đảo và cũng có một số hộ sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, Đó chính là nguyên nhân làm cho loại tiền gửi có kỳ hạn trong năm 2012 tăng chậm. Tóm lại, công tác huy động của NHNNo&PTNT Phú Quốc thời gian qua khá tốt, đó là nhờ vào sự quan tâm của Ban lãnh đạo và sự phuc vụ tận tình của cán bộ nhân viên. 4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG 4.2.1 Doanh số cho vay Trong những năm qua chi nhánh đã không ngừng tìm kiếm khách hàng mới, giải quyết kịp thời nhu cầu vốn ngắn hạn hợp lý cho các đối tượng khách hàng trên địa bàn. Cụ thể về tình hình doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại NHNNo&PTNT Phú Quốc được trình bày như sau Bảng 4.3 Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Phú Quốc ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 2011 6 tháng 6 tháng năm đầu 2012 2013 2012 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 6t2013 6t2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Hộ SXKD, cá thể 79.176 93.070 100.381 59.225 71.539 13.894 17,55 7.311 7,86 12.314 20,79 Doanh nghiệp 52.785 57.043 58.954 34.783 42.001 4.258 8,07 1.911 3,35 7.218 20,75 131.961 150.113 159.335 94.008 113.540 18.152 13,76 9.222 6,14 19.532 20,78 Tổng Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc, 2010 – 2012 và 06 tháng đầu năm 2013. Năm 2010 38% 37% 40% 60% 62% Năm 2011 63% Năm 2012 Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc Hình 4.1 Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng. Hộ sản xuất kinh doanh, cá thể Có thể nói đây là lực lượng khách hàng đông đảo và quan trọng nhất của NHNNo&PTNT Phú Quốc chủ yếu là hộ nông dân và hộ sản xuất nước mắm, thường xuyên sử dung vốn vay ngắn hạn để trồng cây ngắn ngày, chăm sóc cây lâu năm hay phát triển chăn nuôi bò, heo, gà, vịt… và mua nguyên liệu đầu vào để sản xuất nước mắm. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cung cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh trong lĩnh vực thuỷ sản, thương mại, dịch vụ… hay cho cá nhân vay tiêu dùng. Nhìn vào hình 4.1 ta thấy doanh số cho vay đối với các hộ sản xuất kinh doanh và cá thể chiếm tỷ trọng khá cao qua các năm. Trong bảng 4.3, số tiền từ doanh số cho vay tăng qua các năm. Cụ thể ; năm 2011 tăng 13.894 triệu đồng, tăng 17,55 % so với năm 2010, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 7,86% và 06 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước tăng 20,79%. Nguyên nhân là do trong các năm gần đây, với chính sách quy hoạch để thành lập khu kinh tế thi trấn Dương Đông, sân bay quốc tế, nâng cấp các tuyến đường quan trọng… đã tạo điều kiện hình thành và mở rộng kinh doanh, buôn bán như tạp hoá, quán cà phê, tiệm internet, shop thời trang… cho các hộ gia đình, công nhân và do ngân hàng đa dạng hoá đối tượng đầu tư, giúp bà con nông dân đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện theo chương trình kinh tế của huyện cho vay xây dựng nhà ở, nuôi trồng thuỷ hải sản, nuôi bò, cải tạo vườn, mua máy bơm nước, cho vay mua sắm phương tiện sinh hoạt gia đình, cho vay mua phương tiện vận tải như tàu thuyền, xe chở khách du lịch đã làm tăng doanh số cho vay ngắn hạn. Điều này dã góp phần tăng thu nhập cho người dân, cuộc sống của họ ngày càng được tốt hơn. Doanh nghiệp Đây cũng là lực lượng khách hàng đông đảo ( gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần…) chủ yếu với hoạt động lĩnh vực thương mại – dịch vụ. Doanh số cho vay ngắn hạn đối với loại hình này đều tăng qua các năm. Năm 2010 doanh số cho vay là 52.785 triệu đồng, năm 2011 là 57.043 triệu đồng, tăng 4.258 triệu đồng so với năm 2010 với tỷ lệ là 8,07%. Nguyên nhân của việc tăng này là do gần đây Chính Phủ đã ban hành nhiều văn bản hỗ trợ cho các doanh nghiệp đổi mới cơ chế chính sách và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tiếp cập thị trường, xúc tiến thương mại đầu tư, đẩy mạnh triển khai luật doanh nghiệp và do tình hình kinh tế của huyện đang trong chiều hướng phát triển về mặt du lịch cũng như cơ sở hạ tầng là tiềm năng của sự phát triển đã làm cho nhiều người có một số vốn đã nhận ra được điều này và có sở thích kinh doanh, làm giàu và tự làm chủ. Nhưng có một số vốn tự có không thôi cũng chưa đủ, mà phải cần có nhiều vốn, có đầu óc kinh doanh, nhân lực, vật lực nên đã làm cho nhu cầu vốn tín dụng ngắn hạn của các tổ chức này tăng lên, chính vì thế, đã làm cho doanh số cho vay ngắn hạn trong loại hình này luôn chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn. Đến năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn từ các tổ chức kinh tế tăng chậm đạt 58.954 triệu đồng, tăng 1.911 triệu đồng so với năm 2011 hay 3,35 % về tỷ lệ. Viêc doanh số cho vay ngắn hạn tăng chậm trong năm 2012 và có tỷ lệ thấp là do giá xăng có chiều hướng tăng giảm thất thường, nhưng đa số là tăng giá, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, là năm có nhiều bão và mưa gió. …những điều đó đã ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, ngân hàng vừa phải tiếp tục cho vay vào những doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả, có khả năng trả nợ tốt, vừa phải hạn chế cho vay mới vào các doanh nghiệp có nhiều biến động. Nhưng đến 06 tháng đầu năm 2013 có phần khả quan hơn, song vẫn gặp còn nhiều khó khăn và trở ngại. Cụ thể với số tiền cho vay ngắn hạn đối với hình thức này và 42.001 triệu đồng, tăng 7.218 triệu đồng so với năm 2012 với tỷ lệ là 20,75 %. Tuy nhiên, cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế vẫn tăng qua các năm, trong đó hai loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần có số lượng ít nhưng sẽ hứa hẹn phát triển mạnh trong thời gian tới. Tóm lại, trong doanh số cho vay ngắn hạn thì hộ sản xuất kinh doanh và cá thể chiếm nhiều nhất . Với cơ chế cho vay trên, ta thấy được hoạt động tín dụng của NHNNo&PTNT Phú Quốc còn tập trung vào các món vay nhỏ lẽ, gây tình trạng quá tải cho các cán bộ tín dụng trong công tác quản lý. Mặt khác, do địa bàn cho vay ở huyện chủ yếu là vùng nông thôn và các giá trị cho vay tương đối nhỏ, nên công tác thẩm định và theo dõi vốn vay của cán bộ nâng hàng còn gặp nhiều khó khăn. 4.2.2 Doanh số thu nợ Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, thì thu nợ là khâu quan trọng. Việc thu nợ được tiến hành theo kỳ trả nợ, được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu đến khách hàng không trả nợ đúng hạn thì tuỳ trường hợp mà xử lý. Doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng đối với các đối tượng khách hàng có sự tăng trưởng đáng kể qua các năm và được trình bày như sau: Bảng 4.4 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Phú Quốc ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu Chênh lệch Năm 2010 2011 2012 2011/2010 Số tiền % Hộ SXKD, cá thể 77.212 82.120 98.332 4.908 Doanh nghiệp 42.907 49.117 52.670 6.210 14,47 Tổng 120.119 131.237 151.002 2012/2011 Số tiền 6,36 16.212 19,74 11.118 3.553 Bảng 4.5 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng 06 tháng đầu năm 2012, 2013 6 tháng năm 2012 6 tháng đầu 2013 7,23 9,26 19.765 15,06 Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc, 2010 – 2012. Chỉ tiêu % ĐVT : Triệu đồng Chênh lệch 6t2013 6t2012 Số tiền % Hộ SXKD, cá thể 41.630 53.149 11.519 27,67 Doanh nghiệp 24.450 37.112 12.662 51,79 Tổng 66.080 90.261 24.181 36,59 Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc. 06 tháng đầu năm 2012, 2013. Đối với hộ sản xuất kinh doanh, cá thể Nhìn chung đối tượng khách hàng này có tình hình thu nợ tăng dần, đạt 82.120 triệu đồng năm 2011, tăng 6,36% và đạt mức 98.332 triệu đồng năm 2012, có tỷ lệ tăng gần 20 %, 06 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 tăng với số tiền là 11.519 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 27,67%. Nguyên nhân tình hình thu nợ năm 2012 tăng gần 20 % là do ngân hàng chủ trương cử cán bộ tín dụng xuống trực tiếp từng địa bàn để thu nợ và chính sách giao chỉ tiêu xử lý nợ tồn đọng đến từng cán bộ tín dụng. Mặt khác, cũng là do thiện chí trả nợ của khách hàng cao, số lượng tiền cho vay lớn tăng qua từng năm. Bên cạnh đó, còn có một số bộ phận khách hàng còn chậm trễ việc trả nợ, cũng như cố tình không trả nợ làm phát sinh nhiều chi phí như viêc ngân hàng gửi đơn khởi kiện ra toà giải quyết nợ vay. Đối với các doanh nghiệp Với số liệu trên ta thấy, công tác thu nợ được thực hiện khá tốt, thiện chí trả nợ cao. Nguyên nhân là do chỉ có những cán bộ tín dụng có kinh nghiệm mới được đảm nhận cho vay loại hình này, thường xuyên thăm hỏi và định kỳ xếp loại doanh nghiệp. Hiện nay, ngân hàng coi trọng việc kết hợp dịch vụ thanh toán với hoạt động tín dụng , giữ mối quan hệ tốt với những khách hàng uy tín trong việc trả nợ, thu nợ trước hạn những doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích. 4.2.3 Dư nợ ngắn hạn Phân tích dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng qua đó thấy được tiềm năng cũng như đối tượng khách hàng nào đã được ngân hàng chú trọng đầu tư, được thể hiện qua bảng sau : Bảng 4.6 Tình hình dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Phú Quốc Chỉ tiêu ĐVT : Triệu đồng Chênh lệch Năm 2010 2011 2012 2011/2010 Số tiền Hộ SXKD, cá thể. Doanh nghiệp Tổng 89.266 100.21 6 102.26 5 23.293 112.55 9 31.219 131.43 5 37.503 139.76 8 10.950 7.926 18.876 % 2012/2011 Số tiền 12,2 7 22,9 7 16,7 7 Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc, 2010 – 2012. 2.049 % 6.284 2,04 20,1 3 8.333 6.34 Bảng 4.7 Tình hình dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng 06 tháng đầu năm 2012, 2013. Chỉ tiêu 6 tháng năm 2012 6 tháng đầu 2013 ĐVT : Triệu đồng Chênh lệch 6t2012 6t2013 Số tiền Hộ SXKD, cá thể Doanh nghiệp Tổng % 117.811 120.655 2.844 2,41 41.552 42.392 840 2,02 159.363 163.047 3.684 2,31 Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc. 06 thang đầu năm 2012, 2013. Đối với hộ sản xuất kinh doanh, cá thể Nhìn vào bảng 4.6 và 4.7 ta thấy rõ, dư nợ của các hộ SXKD, thể tăng dần qua các năm cụ thể; năm 2011 là 100.216 triệu đồng, tăng so với năm 2010 với số tiền là 10.950 triệu đồng và với tỷ lệ tăng là 12,27 %. Sang năm 2012 con số này tăng lên đạt mức 102.265 triệu đồng, tăng 2.049 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 2,04%.. Đến 06 tháng đầu năm 2013 tăng 120.655 triệu đồng sở dĩ tăng cao trong 06 năm đầu năm 2013 là do dư nợ của năm 2012 chuyển qua Nguyên nhân của việc tăng dư nợ cho vay ngắn hạn là do ngân hàng áp dụng phương thức đa dạng hoá trong cho vay đối với bà con nông dân, do việc đầu tư của bà con mang tính mùa vụ, buôn bán nhỏ lẻ mang tính nhất thời nên họ thường vay vào cuối năm nhưng đến năm sau mới hoàn trả cho ngân hàng. Với lại, trong những năm qua giá nông sản của bà con bị trượt giá như hạt tiêu, hạt điều,..làm cho nông dân cũng khá khó khăn trong trả nợ vay. Đối với các doanh nghiệp Vì đối tượng khách hàng này được ngân hàng chú trọng không kém nên có dư nợ ngắn hạn tăng cả về tỷ lệ lẫn số tuyệt đối trong các năm qua. Cụ thể; dư nợ ngắn hạn đạt gần 31,5 tỷ đồng vào năm 2011 tăng 22,97 % so với năm trước và tăng hơn 6 tỷ đồng vào năm 2012, tăng 20,13% so với năm 2011, 06 tháng đầu năm 2013 cũng với đà đó mà tăng 840 triệu đồng, tăng 2,02 % so với cùng kỳ năm trước. Việc số lượng thành phần kinh tế này gia tăng là do một số khách hàng như DNTN Thành Nhơn, DNTN Nguyễn Hồng, Công ty TNHH Bơi Lặn… đã trở thành khách hàng quen thuộc, được ngân hàng cấp hạn mức tín dụng cao để hỗ trợ vốn thêm cho doanh nghiệp đang thiếu hụt vốn. 4.2.4 Nợ xấu ngắn hạn Trong bất cứ ngành nào cũng có rủi ro và trong tín dụng ngắn hạn của ngân hàng cũng không tránh khỏi điiều đó, chính là nợ xấu ngắn hạn, tỷ lệ nợ xấu cao có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về thực trạng nợ xấu trong ngắn hạn theo đối tượng khách hàng ta đi phân tích bảng sau : Bảng 4.8 Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Phú Quốc Chỉ tiêu 2010 Năm 2011 ĐVT : Triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 2012 Số tiền Hộ SXKD, cá thể Doanh nghiệp Tổng % Số tiền % 811 705 1.234 (106) (13,07) 529 75,03 437 1.248 346 1.051 609 1.843 (91) (20,82) (197) (15,78) 263 792 76,01 75,35 Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc. 2010 – 2012. Bảng 4.9 Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng 06 tháng đầu năm 2012, 2013. Chỉ tiêu Hộ SXKD, cá thể Doanh nghiệp Tổng 6 tháng năm 2012 728 359 1.087 6 tháng đầu 2013 412 221 633 ĐVT : Triệu đồng Chênh lệch 6t2012 6t2013 Số tiền % (316) (138) (454) (43,41) (38,44) (41,76) Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc. 06 tháng đầu năm 2012, 2013. Bảng 4.10 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng. Chỉ tiêu 2010 Hộ SXKD, cá thể Doanh nghiệp Năm 2011 ĐVT : % Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 2012 0,91 0,70 1,21 (0,21) 0,50 1,88 1,11 1,62 (0,77) 0,52 Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc, 2010 – 2012. Bảng 4.11 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng 06 tháng đầu năm 2012, 2013 Chỉ tiêu 6 tháng năm 2012 6 tháng đầu 2013 ĐVT : % Chênh lệch 6t2012 6t2013 Hộ SXKD, cá thể 0,62 0,34 (0,28) Doanh nghiệp 0,86 0,52 (0,34) Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc. 06 tháng đầu năm 2012, 2013. Hộ sản xuất kinh doanh và cá thể Xem xét qua bảng 4.8 và 4.9 và bảng tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn ta thấy, số tiền nợ xấu trong ngắn hạn năm 2011 là 705 triệu đồng giảm so với năm 2010 là 106 triệu đồng với phần trăm giảm nợ xấu là 13,07% Nhưng đến năm 2012 lại tăng vọt lên 75,03 % so với năm 2011 tương ứng với số tiền là 1.234 triệu đồng và tỷ lệ nợ xấu trong năm này là 1,21 % so với năm 2011 tỷ lệ nợ xấu tăng lên 0,5 %. Nguyên nhân tăng vọt như thế trong năm 2012 là do huyện Phú Quốc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các cơn bão lớn đỗ bộ về Việt Nam. Một mặt, làm cho các phương tiện đánh bắt xa bờ như tàu, thuyền không đánh cá được, mặt khác bão cũng làm mất tích, hư hại nhiều tàu, thuyền khiến người dân lâm vào cảnh túng quẩn. Bên cạnh đó, nguyên liệu đầu vào cá cơm là nguyên liệu chính làm nên thương hiệu nước mắm vang dội gần xa cũng lâm vào cảnh thiếu hụt nguyên liệu, trong khi hàng tháng đều trả lãi vay, còn một nguyên do nữa là do ảnh hưởng bão làm cho nhiều nhà thùng nước mắm ngưng trệ việc vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ làm ứ động vốn trong thành phẩm đầu ra. Sáu tháng đầu năm 2013 phần trăm số tiền nợ xấu giảm 43,41 % so với 06 tháng đầu năm 2012. tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn giảm trong năm này là 0,28%. Mặc dù rất khó khăn trong năm 2012 nhưng sang năm 2013 việc làm ăn của hộ sản xuất và cá thể có vẻ khá hơn, bằng việc điển hình là nước mắm Phú Quốc có chổ đứng trên trường quốc tế và sản phẩm mới như rượu sim Phú Quốc càng được nhiều khách hàng trong và ngoài nước quan tâm nhờ vào công dụng chữa bệnh của nó, cho nên khách hàng trong thành phần này đến trả nợ cho ngân hàng cho dù chịu mức lãi phạt. Doanh nghiệp Nhìn chung, nợ xấu ngắn hạn của các đối tượng khách hàng tăng giảm qua các năm. Với năm 2011 là 346 triệu đồng giảm so với năm 2010 là 91 triệu đồng, tương ứng phần trăm giảm 20,82 %. Nguyên nhân giảm là do trong năm 2011 công tác thu nợ tương đối tốt, ít chịu ảnh hưởng từ thời tiết, các tổ chức kinh doanh thuận lợi. Sang năm 2012 phần trăm nợ xấu này tăng lên là 76,01 %, tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng 0,77 %. Do môi trường kinh doanh thiếu sự thuận lợi từ thời tiết, việc thi công cũng như việc kinh doanh các loại hình du lịch tương đối chậm vì ít lượt khách du lịch cộng với viêc cạnh tranh gay gắt với nhau, báo cáo tài chính gửi ngân hàng của doanh nghiệp thì không đúng như thực tế khiến công tác thẩm định gặp nhiều khó khăn, công ty được thành lập bởi hai thành viên, vay vốn bởi hai thành viên nhưng sau đó lại tách ra làm ăn riêng và đùng đẩy trách nhiệm trả nợ cho nhau và do nguyên nhân bất khả kháng thiên tai, hoả hoạn, làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên trong năm 2012. Sang 06 tháng đầu năm 2013 thì tỷ lệ nợ xấu có phần giảm so với 06 tháng đầu năm 2012 là 0,34 %, cũng chưa biết 06 tháng sau trong năm 2013 như thế nào, nhưng thấy trước mắt rằng 06 tháng tháng đầu năm 2013 có công tác quản lý nợ xấu và xử lý nợ xấu tốt hơn 06 tháng đầu năm 2012. 4.3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN THEO NGÀNH KINH TẾ 4.3.1 Doanh số cho vay Tín dụng ngắn hạn là một trong những hoạt động kinh doanh của NHNNo&PTNT Phú Quốc, vừa trực tiếp cung cấp vốn lưu động cho nền kinh tế, vừa mang lại thu nhập thường xuyên cho ngân hàng và được thể hiện như sau : Bảng 4.12 Doanh số cho vay ngắn hạn theo theo ngành tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Phú Quốc Chỉ tiêu ĐVT : Triệu đồng chênh lệch Năm 2010 2011 2012 2011/2010 Số tiền Nông nghiệp 39.472 Ngư nghiệp Công nghiệp (SX Nước mắm) TM-DV Ngành khác Tổng % 2012/2011 Số tiền % 44.935 47.702 5.463 13,84 2.767 6,16 5.817 6.146 7.557 329 5,66 1.411 22,96 52.281 60.956 63.897 8.675 16,59 2.941 4,82 32.603 35.197 36.492 2.594 7,96 1.295 3,68 1.788 131.96 1 2.879 150.11 3 3.687 159.33 5 1.091 61,02 808 28,07 18.152 13,76 9.222 6,14 Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc, 2010 – 2012. Bảng 4.13 Doanh số cho vay ngắn hạn theo theo ngành 06 tháng đầu năm 2012, 2013. Chỉ tiêu 6 tháng năm 2012 6 tháng đầu 2013 ĐVT : Triệu đồng chênh lệch 6t2013 6t2012 Số tiền Nông nghiệp % 27.265 38.252 10.987 40,30 Ngư nghiệp Công nghiệp (SX Nước mắm) 3.576 6.041 2.465 68,93 39.619 43.539 3.920 9,89 TM-DV 22.590 24.161 1.571 6,95 958 1.547 589 61,48 94.008 113.540 19.532 20,78 Ngành khác Tổng Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc. 06 tháng đầu năm 2012, 2013. Nông nghiệp Người dân chủ yếu trong lĩnh vực này xin vay vốn để đầu tư trong chăn nuôi như vịt, gà, lợn… và đầu tư trồng các loại cây trồng ngắn ngày như các loại rau, hoa quả… Đối với loại hình cho vay này ngân hàng căn cứ vào chu kỳ sinh trưởng của từng loại cây trồng, vật nuôi để phân kỳ trả nợ gốc và lãi thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, thời hạn thu hồi vốn dưới 01 năm, nên nó phù hợp với việc sản xuất và lưu thông hàng hoá trong nông thôn. Về mảng cho vay nông nghiệp của ngân hàng tăng không đồng đều qua các năm. Năm 2011 là 44.935 triệu đồng, tăng 5.463 triệu đồng tương ứng 13,84% so với năm 2010. Nguyên nhân là do giá cả nông sản rớt giá, dịch bệnh nhiều nên ngân hàng cũng hạn chế cho vay trong lĩnh vực này. Đến năm 2012 đạt 47.702 triệu đồng, tăng 2.767 triệu đồng, có tỷ lệ tăng 6,16 % so với năm 2011, sang 06 tháng đầu năm 2013 con số này đã cao hơn hẳn 38.252 triệu đồng. Do năm 2012 gặp nhiều biến cố trong kinh doanh cũng như về môi trường của các hộ về nông nghiệp, nên sang năm 2013 ngân hàng tăng cường cho vay để mở rộng thêm mô hình sản xuất cũng như canh tác. Nhìn chung, nhu cầu vay vốn tín dụng ngắn hạn về nông nghiệp của người dân trong huyện vào năm 2011 tăng chậm nhưng đến năm 2012 nhu cầu vay vốn tăng cao. Nguyên nhân cũng là do một phần đa số là đồi núi và có đặc điểm địa lý đặc trưng của vung biển đảo, nên chỉ tập trung canh tác trồng được các loại cây chủ lực của Phú Quốc như hạt tiêu, điều, sim….. Ngư nghiệp Phú Quốc là huyện có vị trí địa lý được thiên nhiên ưu đãi, là nơi có ưu thế phát triển thủy hải sản bao gồm đánh bắt cá, nuôi, cấy ngọc trai và chế biến thủy, hải sản…) nên ngư nghiệp cũng là lĩnh vực cho vay quan trọng của ngân hàng. Tuy nhiên, Trong những năm gần đây doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành ngư nghiệp tăng trưởng không đồng đều chỉ đạt bình quân hơn 6 tỷ đồng. Cụ thể ; Trong năm 2011 tăng 329 triệu đồng với tỷ lệ 5,66 % so với năm 2010 . Nguyên nhân của việc tăng này là do nhiều ngư dân muốn tăng thêm thu nhập của họ lên, nên họ manh dạn vay vốn, cứ như thế làm cho doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên. Đến năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên ở mức 1.441 triệu đồng, đạt 22,96%, mặc dù có những khó khăn về thời tiết trong năm 2011 nhưng với tiêu chí muốn vươn lên làm giàu của người dân trong lĩnh vực ngư nghiệp, họ đã vay thêm để đầu tư cũng như mở rộng mua, sắm thêm phục vụ cho việc kinh doanh và đánh băt, làm cho doanh số cho vay ngắn hạn trong năm này và 06 tháng đầu năm 2013 cũng tăng lên. Công nghiệp ( sản xuất nước mắm ) Nói đến nước mắm là không ai không nghĩ đến Phú Quốc, là một đặc sản nổi tiếng của vùng và được bảo hộ thương hiệu trên trường quốc tế ( 08/2013 Liên minh Châu âu ( EU ) công nhận thương hiệu Phú Quốc, Việt Nam và với tên gọi xuất xứ PDO). Do là nơi tiềm năng về du lịch và trong thời gian cuối năm 2012 Phú Quốc đã đưa cảng hàng không quốc tế Phú Quốc nằm ở Dương Tơ phục vụ các lượt khách, điều đó đã thu hút rất nhiều du khách trong, ngoài nước đến tham quan. Chính vì thế, nước mắm Phú Quốc là món quà không thể thiếu đối với các du khách gần xa, nắm bắt được tình hình đó các doanh nghiệp lập mới, mạnh dạn vay thêm vốn ngân hàng để đầu tư vào ngành mang bề dầy lịch sử và truyền thống này. Cho nên nhu cầu vay tín dụng trong tăng lên đáng kể trong những năm 2011, năm 2012 và sáu tháng năm 2013. Thương mại – dịch vụ Đây là nghề có chiều hướng phát triển tốt, phù hợp với định hướng phát triển mạnh về du lịch và dịch vụ của Chính phủ ưu tiên cho Phú Quốc thành một trung tâm du lịch, nghĩ dưỡng chất lượng cao. Do Phú Quốc không có các nhà máy, xí nghiệp nên đa số hàng hoá được vận chuyển từ đất liền ra đảo. Ngành kinh tế này ngân hàng đặc biệt quan tâm và không ngừng cho vay trong các năm qua, vì đây là ngành phát triển lâu dài gắn liền với vùng đảo, số lượng ngày càng nhiều chủ yếu tập trung ở các vùng trọng điểm như thị trấn Dương Đông, An Thới, Hàm Ninh… Doanh số cho vay ngắn hạn không ngừng tăng lên trong năm 2011 và trong năm 2012 với số tiền là 1.259 triệu đồng, qua 06 tháng đầu năm 2013 con số này tăng ở mức 1.571 triệu đồng cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do có sự ra đời nhiều khu kinh tế, khu nghĩ dưỡng, khu dân cư mới góp phần thúc đẩy thương nghiệp – dịch vụ của huyện phát triển. Ngoài ra, từ năm 2013 trở lại đây số lượng nhà hàng, khách sạn, cửa hàng lưu niệm, công ty du lịch, dịch vụ như câu mực, cá, lặn ngắm san hô… mọc lên nhanh chóng và sẽ còn tiếp tục gia tăng khi địa phương xây dựng đi lên thành thành phố Phú Quốc trực thuộc trung ương. Ngành khác Nhìn chung, doanh số cho vay các ngành khác tăng mạnh vào năm 2012 đạt 3.687 triệu đồng. Hầu như viêc vay vốn ngắn hạn trong ngành còn lại này nhằm mục đích cho vay để mua, sắm thêm nguyên vật liệu, xây nhà , được thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lai, tuy nhiên thị trường bất động sản đang bi đóng băng nên ngân hàng rất thận trọng trong khoản cho vay này. Ngoài ra, việc cần vốn gấp trong vài tuần, vài tháng, vì họ có sở hữu tài sản có giá trị nhưng không muốn bán vì nhiều lý do khác nhau, cho nên đến ngân hàng vay ngắn hạn vì khá an toàn. Nói tóm lại, cơ cấu cho vay trên là phù hợp với thế mạnh của địa phương Nông – Ngư – Công – Thương, du lịch và dịch vụ. 4.3.2 Doanh số thu nợ Nhìn một cách tổng thể thì doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng tương đối tốt, tăng dần qua các năm, cũng như doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng cao. Cụ thể ta sẽ xem xét từng ngành nghề tác động làm cho doanh số thu nợ tăng qua các năm như sau: Bảng 4.14 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo theo ngành tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Phú Quốc Chỉ tiêu ĐVT : Triệu đồng chênh lệch Năm 2011/2010 2010 2011 2012 Nông nghiệp 35.767 38.942 46.781 3.175 8,88 7.839 20,13 Ngư nghiệp Công nghiệp (SX Nước mắm) 4.496 5.682 6.894 1.186 26,38 1.212 21,33 49.862 54.898 61.148 5.036 10,10 6.250 11,38 TN-DV 29.748 31.246 35.342 1.498 5,04 4.096 13,11 Ngành khác 246 120.11 9 469 131.23 7 837 151.00 2 223 90,65 368 78,46 11.118 9,26 19.765 15,06 Tổng Số tiền % 2012/2011 Số tiền Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc, 2010 – 2012. % Bảng 4.15 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo theo ngành 06 tháng đầu năm 2012, 2013. Chỉ tiêu 6 tháng năm 2012 6 tháng đầu 2013 ĐVT : Triệu đồng Chênh lệch 6t2013 6t2012 Số tiền Nông nghiệp % 23.411 33.121 9.710 41,48 Ngư nghiệp Công nghiệp (SX Nước mắm) 1.707 3.268 1.561 91,45 23.392 35.087 11.695 50,00 TN-DV 17.372 18.633 1.261 7,26 198 152 (46) (23,23) 66.080 90.261 24.181 36,6 Ngành khác Tổng Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc. 06 tháng đầu năm 2012, 2013. Nông nghiệp Nhìn vào biểu bảng trên ta thấy doanh số thu nợ ngắn hạn tăng đều qua các năm. Ngân hàng thu nợ ngắn hạn đạt 38.942 triệu đồng vào năm 2011, tăng 3.175 triệu đồng so với năm 2010 tương ứng tăng 8,88 % . Nguyên do là trong năm này thường hay xảy ra dịch bệnh như heo tai xanh, dich cúm gia cầm, với lại nông sản như tiêu, điều bị rớt giá. Đã làm cho thu nhập của người dân bị giảm sút, một phần cũng là do kinh nghiệm còn ít của cán bộ tín dụng khi thẩm định hồ sơ cho vay, làm cho công tác thu nợ gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, số lượng khách hàng không có thiện chí trả nợ không phải nhiều, vì ngay từ đầu năm 2011 ngân hàng đã hạn chế một phần cho vay trong lĩnh vực này. Đến năm 2012 và 06 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ ngắn hạn tăng mạnh lần lượt đạt 46.781 triệu đồng và 33.121 triệu đồng . Nguyên nhân là do trong năm giá của một số mặt hàng nông sản của huyện có chiều hướng tăng trở lại, cùng với chính sách thu nợ xuống từng xã, từng ấp, từng địa bàn, từng hộ gia đình cũng như việc thu hồi được nợ tồn đọng đã làm cho doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành tăng mạnh trong năm qua. Ngư nghiệp Tương tự như nông nghiệp, ngư nghiệp có doanh số thu hồi nợ ngắn hạn biến động tăng qua các năm. Năm 2011, ngân hàng thu nợ ngắn hạn là 5.682 triệu đồng và tăng 26,38% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm này xăng, dầu cứ biến động theo chiều hướng tăng, phương tiện đánh bắt chưa hiện đại, với quy mô nhỏ, kỹ thuật cung cấp con giống chất lượng cao chưa có, thường xuyên xảy ra mưa gió, bão táp, ngư trường khai thác ngày càng ít, đã làm cho cuộc sống của người dân ngày càng gặp nhiều khó khăn. Đến năm 2012 tình hình thu nợ có chiều hướng tăng doanh số đạt 6.894 triệu đồng, tăng 1.212 triệu đồng với tỷ lệ tăng 21,33 % so với năm 2011. Do trong năm này nhà nước có chính sách hổ trợ xăng, dầu cho các tàu, thuyền nên phần nào giúp đỡ cho các chủ phương tiện đánh bắt, các tàu, thuyền được phổ cập về đánh bắt sao có hiệu quả, sao cho khoa học, mà không tổn hại nhiều đến môi trường sinh thái biển, trang bị thiết bị tầm ngư hiện đại hơn, quy mô cũng lớn hơn. Chính vì thế, làm cho doanh số thu nợ tăng lên đáng kể trong năm 2012 và kéo dài đến 06 tháng đầu năm 2013 đạt tỷ lệ 91,45% so với cùng kỳ năm 2012. Công nghiệp ( sản xuất nước mắm ) Do là đặc sản nổi tiếng của Phú Quốc nên sản phẩm này chiếm được ưu thế rất cao trên thi trường. Nhìn chung, doanh số thu nợ ngắn hạn của ngành này đều tăng qua các năm. Năm 2011, ngân hàng thu nợ được gần 55 tỷ đồng, tăng 10,10 % so với năm 2010. Đến năm 2012 thì đạt hơn 61 tỷ đồng, tăng 11,38 % so với năm 2011. Ở Phú Quốc từ lâu đã nổi tiếng về nghề làm nước mắm cá cơm, nên số hộ vay vốn sản xuất nước mắm là khách hàng uy tín của ngân hàng. Gần đây Phú Quốc khá phát triển về mặt du lịch và thương hiệu nước mắm Phú Quốc từ đó được nhiều người biết đến, nâng cao vị thế của sản phẩm này trên thị trường, đồng thời cũng làm cho các doanh nghiệp có lãi cao, trã nợ ngân hàng đúng hạn, vì thế làm cho tỷ lệ trong ngành luôn cao ở năn 2012 và các tháng đầu năm 2013. Thương mại và dịch vụ Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, được thiên nhiên ưu đãi có sông ngòi, hệ thống suối và mạch nước ngầm chằn chịt, môi trường sinh vật trên cạn cũng như dưới biển vô cùng phong phú, vì thế du lịch trong tương lai sẽ là ngành mũi nhọn của vùng, đồng nghĩa với điều đó sẽ là việc kinh doanh từ loại hình này cũng ngày một tăng lên. Ngành này là ngành mang tính chất thời vụ nhiều, vì lúc này các sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ rất nhanh, chính vì thế viêc thu nợ trong ngành này trong những năm gần đây cũng hết sức dễ dàng. Mặt khác, mạng lưới nhà hàng, khách sạn, các khu resort cũng trở nên nhiều hơn nhờ vào hàng trăm ngàn lượt khách du lịch mỗi năm. Chính vì việc kinh doanh hiệu quả, nên nợ ngân hàng được trả đủ, trả đúng hạn trong các năm qua. Điều này được thể hiện bằng con số tuyệt đối và tương đối như sau : Năm 2011 đạt 31.246 triệu đồng và tăng 5,04 % so với năm 2010. Đến năm 2012 con số này đạt 35.342 triệu đồng, tăng 4.096 triệu đồng so với năm 2011, sang 06 tháng đầu năm 2013 con số này được ghi nhận là tăng 18.633 triệu đồng, tỷ lệ tăng 7,26% so với cùng kỳ năm 2012. Ngành khác Đối với các ngành nghề khác, doanh số thu nợ không nhiều qua các năm. Vào năm 2011, ngân hàng thu nợ ngắn hạn được 469 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 90,65 %. Do trong cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá, bằng vàng thì ngân hàng sẽ đem đi chiết khấu, bán khi khách hàng không trả được nợ, nên ngân hàng ít bị mất vốn. Sang năm 2012 doanh số này tăng lên được 368 triệu đồng so với năm 2011, và 06 tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ ngắn hạn lại giảm xuống so với cùng kỳ năm 2012 là 46 triệu đồng. Nguyên nhân giảm 06 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước là do bất động sản trong thời gian này bị đóng băng, ngân hàng không thể phát mãi tài sản được cho nên khoản nợ chưa thu được. 4.3.3 Dư nợ ngắn hạn Dư nợ ngắn hạn là kết quả có được từ diễn biến cho vay ngắn hạn, nó thể hiện số vốn đã giải ngân nhưng chưa thu hồi được tại thời điểm báo cáo. Để thấy được tình hình dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế của từng năm ra sao, ta đi phân tích như sau : Bảng 4.16 Doanh số dư nợ ngắn hạn theo theo ngành tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Phú Quốc Chỉ tiêu ĐVT : Triệu đồng chênh lệch Năm 2011/2010 2010 2011 2012 Nông nghiệp 32.695 38.688 39.609 5.993 18,33 921 2,38 Ngư nghiệp Công nghiệp (SX Nước mắm) 22.438 22.902 23.565 464 2,07 663 2,89 45.529 51.587 54.336 6.058 13,31 2.749 5,33 7.005 10.956 12.106 3.951 56,40 1.150 10,50 4.892 112.55 9 7.302 131.43 5 10.152 139.76 8 2.410 49,26 2.850 39,03 18.876 16,78 8.333 6,34 TN-DV Ngành khác Tổng Số tiền % 2012/2011 Số tiền % Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc, 2010 – 2012. Bảng 4.17 Doanh số dư nợ ngắn hạn theo theo ngành 06 tháng đầu năm 2012, 2013. Chỉ tiêu 6 tháng năm 2012 6 tháng đầu 2013 ĐVT : Triệu đồng chênh lệch 6t2013 6t2012 Số tiền % Nông nghiệp 42.542 44.740 2.198 5,17 Ngư nghiệp Công nghiệp (SX Nước mắm) 24.771 26.338 1.567 6,33 67.814 62.788 (5.026) (7,41) TN-DV 16.174 17.634 1.460 9,03 Ngành khác Tổng 8.062 11.547 3.485 43,23 159.363 163.047 3.684 2,31 Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc. 06 tháng đầu năm 2012, 2013. Nông nghiệp Ta thấy dư nợ ngắn hạn của ngành tăng qua các năm, Năm 2011 ngân hàng có dư nợ ngắn hạn đạt gần 39 tỷ đồng, tăng gần 6 tỷ đồng, với 18,33 % tỷ lệ tăng so với năm 2010. Qua đó cho thấy ngân hàng vẫn không ngừng nổ lực trong việc hỗ trợ vốn để bà con cải thiện cuộc sống, có ý nghĩa, ngân hàng vừa thực hiện được mục tiêu chính trị tại địa phương, vừa thực hiện được mục tiêu kinh tế của ngân hàng. Đến năm 2012, dư nợ của ngân hàng tăng lên gần 40 tỷ đồng, tăng 921 triệu đồng so với năm 2011 và sang 06 tháng đầu năm 2013 dư nợ này tăng lên 44.740 triệu đồng, tỷ lệ tăng 5,17% so với cùng kỳ năm 2012. Ngư nghiệp Dư nợ ngắn hạn của ngành ngư nghiệp cũng tăng đều qua các năm đạt 22.902 triệu đồng năm 2011, tương ứng tăng 464 triệu đồng, tỷ lệ tăng 2,07 % so với năm 2010 và hầu như dư nợ trong lĩnh vực nuôi trồng, chế biến thuỷ sản đều là những khoản thu hồi khi đáo hạn. Còn về lĩnh vực đánh bắt, chủ yếu tập trung ở các hộ gia đình, hoạt động dựa trên kinh nghiệm. Hiện các hộ xin vay, còn nợ lại rất nhiều khiến cho dư nợ tăng lên, dư nợ tăng đồng nghĩa với việc nguồn vốn của ngân hàng không bị ứ đọng nhiều, điều này làm cho thu nhập của ngân hàng tăng lên, song vẫn không thể nào tránh khỏi các khoản nợ xấu phát sinh, nhưng vẫn phải nằm trong giới hạn cho phép. 06 tháng đầu năm 2013 doanh số dư nợ ngắn hạn tiếp tục tăng lên 26.338 triệu đồng, tăng 6,33 % so vói cùng kỳ năm ngoái. Thương mại – dịch vụ Hiện nay, ngành thương nghiệp đã đạt được kết quả nhất định và đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của đảo. Với điều kiện thuận lợi như đã nói như các phần trên của huyện, ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa trong viêc cho vay ngành này trong tương lai nhằm tối đa hoá lợi nhuận, đồng thời góp phần phát triển kinh tế của huyên nói chung. Nhìn vào số liệu dư nợ cho vay ngắn hạn tại NHNNo&PTNT Phú Quốc ta thấy, dư nợ ngắn hạn năm 2011 của ngành đạt triệu đồng, tăng 3.951 triệu đồng, có tỷ lệ 56,4 % so với năm 2010. Bước qua năm 2012, dư nợ của ngành này tăng lên 1.150 triệu đồng, tỷ lệ tăng 10,5 % so với năm 2011, đến 06 tháng đầu năm 2013 dư nợ vẫn cứ đà đó mà đi lên ở con số 1.460 triệu đồng so với 06 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do ngân hàng đã áp dụng nhiều chính sách thông thoáng hơn trong việc cho vay, bằng cách có nhiều hình thứ ưu đãi mới để thu hút khách hàng, tiếp tục duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng hiện có, cố gắng điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp hơn gửi chân khách hàng. Công nghiệp ( sản xuất nước mắm ) Cũng như những ngành khác, ngành này cũng có mức dư nợ tăng dần qua các năm từ 45.529 triệu đồng tăng lên 51.587 triệu đồng và 54.336 triệu đồng, tỷ lệ tăng 5,33% năm 2012 so với năm 2011, lần lượt qua các năm 2010, 2011, 2012, đến 06 tháng đầu năm 2013 con số này giảm 5.026 triệu đồng, tỷ lệ giảm 7,41% so với cùng kỳ năm 2012. Nhìn chung, ngân hàng đang tích cực cho vay vì đây là ngành đang có xu hướng phát triển vươn ra tầm quốc tế. Chính vì uy tín, thương hiệu của ngành được nâng cao. Số lượng nhập ngành cũng tăng thêm, từ đó làm cho du nợ ngắn hạn tăng Bên cạnh đó, trong năm 2012 không thể không nói đến việc bán cá cơm nguyên liệu ngay trên ngư trường của các chủ tàu hay nhiều thương lái từ nơi khác đến tổ chức tàu dịch vụ bám theo ngư dân ra biển, mua gom cá cơm với giá 18.000 đồng/kg, cao gấp 2,5 – 3 lần so với giá nhà thùng mua. Chính vì lẽ đó, mà 60% các nhà thùng sản xuất nước mắm phải treo thùng, hoặc phải hoạt động cầm chừng do thiếu nguyên liệu sản xuất, phải vay thêm ngân hàng để có tiền mua thêm nguyên liệu cá cơm. Ngành khác Tình hình dư nợ của các ngành khác cũng tăng qua các năm tăng từ 4.892 triệu đồng, lên 7.302 triệu đồng và đạt ở mức 10.152 triệu đồng vào năm 2012 và sang 06 tháng đầu năm 2013 là 11.547 triệu đồng. Cùng với sự phát triển với các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp sản xuất nước mắm, thương mại – dịch vụ, những ngành khác như ngành xây dựng, ngành vật liệu, vận tải... cũng phải nổ lực không ngừng cùng với sự phát triển của đảo, bằng cách vay thêm, mở rộng thêm, đầu tư thêm để đáp ứng du cầu khách hàng trong hiện tại và tương lai. 4.3.4 Nợ xấu ngắn hạn Nợ xấu ngắn hạn theo nhành kinh tế tồn tại song song với nhu cầu sử dụng vốn ngắn hạn không đạt hiệu quả, cụ thể : Bảng 4.18 Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Phú Quốc Chỉ tiêu ĐVT : Triệu đồng Chênh lệch Năm % % 2010 2011 201 2 2011/2010 Nông nghiệp 613 577 545 (36) (5,87) (32) (5,55) Ngư nghiệp Công nghiệp (SX Nước mắm) 398 352 346 (46) (11,56) (6) (1,70) 95 - 164 (95) (100) 164 x TM - DV 115 98 434 (17) (14,78) 336 Ngành khác 27 1.24 8 24 1.05 1 354 184 3 (3) (11,11) 330 342,86 1375,0 0 (197) (15,79) 792 75,36 Tổng 2012/2011 Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc, 2010 – 2012. Bảng 4.19 Tình hình nợ xấu theo ngành kinh tế 06 tháng đầu năm 2012, 2013. ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng năm 2012 6 tháng đầu 2013 Chênh lệch 6t2013/6t2012 Số tiền % Nông nghiệp 322 257 (65) (20,19) Ngư nghiệp 204 188 (16) (7,84) Công nghiệp ( SX Nước mắm ) 97 37 (60) (61,86) TM - DV 256 65 (191) (74,61) Ngành khác 209 86 (123) (58,85) 1.087 633 (454) (41,77) Tổng Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc 06 tháng đầu năm 2012, 2013.. Bảng 4.20 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế tại NHNNo&PTNT Phú Quốc ĐVT : % Chỉ tiêu Nông nghiệp Ngư nghiệp Công nghiệp (SX Nước mắm) TM - DV Ngành khác 2010 1,87 1,77 Năm 2011 1,49 1,54 2012 1,38 1,47 0,21 1,64 0,55 0,89 0,33 0,30 3,58 3,49 Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 (0,38) (0,12) (0,24) (0,07) (0,21) (0,75) (0,22) 0,30 2,69 3,16 Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc, 2010 – 2012. Bảng 4.21 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn theo ngành kinh tế 06 tháng đầu năm 2012, 2013. ĐVT : % Chỉ tiêu Nông nghiệp Ngư nghiệp 6 tháng năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 0,76 0,82 0,57 0,71 Chênh lệch 6t2013 6t2012 (0,18) (0,11) Công nghiệp (SX Nước mắm) TM - DV Ngành khác 0,14 1,58 2,59 0,06 0,37 0,74 (0,08) (1,21) (1,85) Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc. 06 tháng đầu năm 2012, 2013 Nông nghiệp Đây là ngành quan trọng luôn được ngân hàng chú trọng, nhưng ta thấy nợ xấu ngắn hạn trong ba năm qua chủ yếu tập trung ở ngành này. Năm 2010 là 613 triệu đồng, năm 2011 là 577 triệu đồng, năm 2012 là 545 triệu đồng, 06 tháng đầu năm 2013 là 257 triệu đồng. Mặc dù, có số lượng nợ xấu ngắn hạn tập trung vào ngành này nhiều, nhưng do công tác quản lý, xử lý nợ tốt của ngân hàng, tình hình này được cải thiện rõ nét qua từng năm cụ thể; năm 2011 giảm 36 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn giảm 0,38 % so với năm 2010, năm 2012 giảm 32 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu giảm 0,12 % so với năm 2011, 06 tháng đầu năm 2013 giảm 65 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu giảm 0,18 %. Nguyên nhân xảy ra nợ xấu ở ngành này là vì, một mặt, ngành này là một trong những ngành đươc ưu tiên cho vay nhiều, mặt khác do ảnh hưởng của mưa gió, mất mùa, rớt giá, chi phí đầu vào tăng cao, cho nên không thể nào tránh khỏi người dân không bị ảnh hưởng, thiệt hại. Mặc dù là vậy nhưng tỷ lệ này vẫn nằm trong mức kiểm soát được, tỷ lệ nợ xấu cao nhất cũng chỉ ở mức là 1,87 % ở năm 2010, 06 tháng đầu năm 2012 và với nỗ lực của ngân hàng đã làm cho tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn này lần lượt giảm qua các năm. Ngư nghiệp Nợ xấu ngắn hạn của ngành này biến động theo chiều giảm dần cụ thể ; năm 2011 là 352 triệu đồng, giảm so với năm 2010 là 46 triệu, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn giảm 0,24 %, sang năm 2012 tỷ lệ này tiếp tục giảm xuống ở mức 0,07 %, với số tiền là 6 triệu đồng so với năm 2011. So với cùng kỳ năm ngoái của năm 2013, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn này giảm xuống 0,11 %, tương đương với số tiền là 16 triệu. Do trong những năm gần đây, chi phí đầu vào tăng đáng kể, nhất là nhiên liệu xăng, dầu, ảnh hưởng bão, mưa gió nhiều, chưa kể đến việc ngư dân mất trắng tiền của vì đánh bắt xăm phạm ngư trường vùng biển nước ngoài, do bởi lòng tham và do bởi chưa am hiểu về luật pháp về lãnh hải. Mặt khác, các hộ vay vốn đã mở rộng thêm quy mô nuôi, trồng như ngoc trai, cá bốp, cá mú, tôm hùm, ốc hương… nhưng gặp nhiều khó khăn về con giống, kỹ thuật nuôi, môi trường, nên con giống thường xuyên bị chết, chưa đạt được hiệu quả cao, thậm chí bị lỗ, điều này làm phát sinh thêm những khoản nợ xấu cho ngân hàng. Công nghiệp ( sản xuất nước mắm ) Như đã nêu ở phần trên nguyên liệu sản xuất nước mắm Phú Quốc khoảng 40.000 – 50.000 tấn/năm, nhưng từ những năm nay nhà thùng chỉ mua được khoảng 30% sản lượng này, số còn lại các thương lái đua nhau mua hết. Chính vì lẽ đó, trước mắt để duy trì với nghề các nhà thùng phải vay thêm ngân hàng để mua nguyên liệu, trong khi đó để có được thành phẩm mà bán ra thị trường cũng cần phải mất 10 – 12 tháng và thu hồi vốn, vì thế nợ xấu trong những năm gần đây là không thể tránh khỏi, cao nhất là năm 2012 với tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn là 0,3 %, vẫn nằm trong mức chấp nhận được là 3 %, do năm 2011 ngành này không phát sinh nợ xấu. Thương mại – dịch vụ Nợ xấu ngắn hạn trong ngành này biến động tăng qua các năm, trong đó chỉ có năm 2011 tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn này có phần giảm xuống đáng kể. Cụ thể ; Năm 2010 là 155 triệu đồng, năm 2011 là 98 triệu đồng, giảm 17 triệu đồng so với năm 2011 với tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn giảm là 0,75 %, do năm này giá của nhiều loại hàng hoá tăng cao, kho hàng được trữ nhiều, nên đã thu được nhiều lợi nhuận, từ đó thanh toán cho ngân hàng. Sang năm 2012 con số này thể hiện là 336 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu tăng lên ở mức 2,69 %. Nguyên nhân là do một số hộ vay vốn mở tiệm kinh doanh thu lỗ kéo dài, còn chưa kể đến việc sử dụng vốn chưa đúng mục đích, một số cán bộ tín dụng còn lơ là trong việc giám sát vốn vay. Đến 06 tháng đầu năm 2013 là 65 triệu đồng, được ghi nhận số liệu là giảm so với cùng kỳ năm 2012 mức giảm với số tiền là 191 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn giảm là 1,21 %, do đầu năm 2013 viêc kinh doanh của các công ty du lich – dịch vụ có chút khởi sắc nên phần nào tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn trong ngành này được giảm xuống. Ngành khác Nợ xấu ngắn hạn ngành khác trong thời gian qua có chiều hướng giảm vào năm 2011 và tăng vào năm 2012. Cụ thể; Năm 2011 là số tiền nợ xấu ngắn hạn là 24 triệu đồng, giảm 3 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ nợ xấu giảm 0,22 %, sang năm 2012 con số này là tăng lên là 330 triệu đồng, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn tăng là 3,16 % cần có giải pháp kịp thời khắc phục nợ xấu ngắn hạn trong lĩnh vực này. Nguyên nhân là do vay vốn để đầu tư vào đât đai, nhà cửa…và do thị trường bất động sản bị đóng băng, khách hàng không thể thanh toán nợ vay cho ngân hàng. Sáu tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 được tính toán, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn giảm là 1,85 %. Do một số khách hàng gặp khó khăn vào cuối năm 2012 không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, nhưng đến 2013 họ mang tiền đến trả đủ cho ngân hàng làm cho tỷ lệ này giảm xuống như mức trên. 4.4 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG Bảng 4.22 Các chỉ số đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn Chỉ tiêu Vốn huy động ngắn hạn Doanh số cho vay ngắn hạn Doanh số thu nợ ngắn hạn Dư nợ ngắn hạn Tổng dư nợ Dư nợ ngắn hạn bình quân Nợ xấu ngắn hạn Hệ số thu nợ ngắn hạn Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn NXNH/DNNH DNNH/TDN DNNH/VHĐNH ĐVT Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng % vòng % % lần 2010 Năm 2011 2012 79.292 131.961 120.119 112.559 156.137 106.638 1.248 91,03 1,13 1,11 72,09 1,42 91.280 150.113 131.237 131.435 175.336 121.997 1.051 87,43 1,08 0,80 74,96 1,44 94.836 159.335 151.002 139.768 168.118 135.602 1.843 94,77 1,11 1,32 83,14 1,47 Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc, 2010 – 2012. Dư nợ ngắn hạn trên vốn huy động ngắn hạn Chỉ tiêu có xu hướng tăng.Cụ thể năm 2011 tăng từ 1,42 lần lên 1,44 lần , cứ 1,44 đồng dư nợ ngắn hạn thì có sự tham gia của 1 đồng vốn huy động, sang năm 2012 tiếp tục tăng lên 1,47 lần. Điều này có thể giải thích rằng nhu cầu vốn trong ngắn hạn vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, phải lấy thêm nguồn vốn trung hạn – dài hạn cho vay, điều đó làm cho lợi nhuận ngân hàng không được nhiều thêm, do chi phí lãi tăng thêm. Hệ số thu nợ ngắn hạn Đây là chỉ số đo lường khả năng thu hồi nợ ngắn hạn của ngân hàng, nghĩa là cứ 1 đồng vốn cho vay thì ngân hàng sẽ thu hồi được bao nhiêu đồng thu nhập. Do trong thời hạn vay ngắn hạn, nên ngân hàng thu hồi vốn khá nhanh. Tại NHNNo&PTNH Phú Quốc, hệ số thu hồi nợ ngắn hạn có sự tăng giảm qua các năm. Năm 2010 là 91,03% do doanh số thu nợ có tốc độ tăng chậm hơn so với doanh số cho vay. Sang năm 2011 hệ số thu hồi nợ còn 87,43%, mặc dù giảm nhẹ nhưng vẫn đảm bảo công tác tín dụng Đến năm 2012 hệ số này được cải thiện hơn đạt 94,77 %. Do trong năm ngân hàng thu hồi được nợ nhiều đối với các hộ trồng tiêu, chăn nuôi gia cầm, khai thác hải sản, các nhành khác kinh doanh tương đối cũng khá tốt cộng với thiện chí trả nợ vay tốt của khách hàng, thêm vào đó ngân hàng xử lý được nợ tồn đọng của những năm trước trong ngành nông nghiệp. Tóm lại, về hệ số thu hồi nợ của ngân hàng tương đối tốt, mặc dù còn một số tồn đọng chưa thể giải quyết, nhưng với nghiệp vụ và sự hợp tác bền chặc với khách hàng, ngân hàng không những thu về thu nhập cho ngân hàng má còn góp phần phát triển kinh tế địa phương thông qua việc cho vay sản xuất, kinh doanh để phát triển. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn Chỉ tiêu này thể hiện tốc độ luân chuyển các khoản vay mà ngân hàng cấp cho nền kinh tế, nói cách khác chỉ tiêu này cho biết ngân hàng thu nợ được khách hàng bao nhiêu để có thể lại cho vay mới, chỉ số này càng lớn càng tốt. Nhìn qua các năm, ta thấy vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn giảm vào năm 2011 là 1,08 vòng. Nguyên nhân là do trong năm này, công tác thu nợ của ngân hàng có phần giảm so với năm 2010 cho nên việc cho vay mới, giảm. Mặc dù giảm vào năm 2011 nhưng đến 2012 vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn tăng lên 1,11%. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do ngân hàng tập trung chủ yếu cho vay ngắn hạn, công tác chỉ đạo thu hồi nợ của ngân hàng tốt có hệ số thu hồi nợ đạt 94,77 %, khách hàng vay vốn làm ăn có hiệu quả, ngân hàng đầu tư đúng hướng giúp khách hàng vay vốn trả gốc và lãi tiền vay đã góp phần làm cho vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng ổn định. Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn Nhìn vào bảng 4.11 ta thấy tỷ lệ nợ xấu trong ngắn hạn lần lượt 1,11%, 0,8 %, 1,32%, qua các năm 2010, 2011, 2012. tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn có xu hướng biến động tăng, do trong năm 2012 nợ xấu từ các ngành khác tăng đột biến 330 triệu đồng năm 2012 so với 2011 do sự đóng băng từ thị trường bất động sản, ngân hàng cần hạn chế cho vay đối với những hạn mục đầu tư này và phối hợp với các cơ quan chức năng nhanh chóng thu hồi nợ trong thời gian tới. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu tăng cao 1,32% vào năm 2012 nhưng vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ Từ thực tế qua các năm cho thấy, vốn huy động của ngân hàng là rất lớn trong đó vốn huy động trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn vốn ngắn hạn, nhưng phần lớn ngân hàng cung cấp tín dụng ngắn hạn, để góp phần đảm bảo tính thanh khoản. Phần trăm dư nợ ngắn hạn chiếm trong tổng dư nợ tương đối cao, năm 2010 là 72,09 %, năm 2011 là 74,96 %, năm 2012 là 83,14 %. Nguyên nhân là do ngân hàng vẫn chú trọng cho các hộ sản xuất kinh doanh và cá thể vay các gói tín dụng ngắn hạn nhằm giải quyết khó khăn trước mắt. CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG 5.1 NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNNo&PTNT PHÚ QUỐC - Nguồn vốn huy động có tăng nhưng chưa ổn định, chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Tốc độ dư nợ còn chậm, việc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn gặp nhiều khó khăn như : - Một số dự án được ngân hàng chấp thuận, nhưng chỉ đáp ứng một phần nào trong tổng nhu cầu vốn, điều này làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó khăn trong việc luân chuyển vốn, cũng như hạn chế việc mở rộng hoạt động. - Với phương châm hoạt động đa năng trong công tác kinh doanh tiền tệ, nhưng thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập. - Nông thôn không còn là thị trường độc quyền của NHNNo&PTNT Phú Quốc do ngày càng có nhiều chi nhánh của ngân hàng khác phân bố về huyện. - Không có tổ tư vấn tín dụng cho khách hàng trước khi khách hàng đến với ngân hàng. - Quá trình thẩm định, giải quyết các món vay mất nhiều thời gian, do đó có nhiều khách hàng đã chuyển qua ngân hàng khác. 5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNNo&PTNT CHI NHÁNH PHÚ QUỐC Về công tác cho vay - Ngân hàng cần phân bổ 01 hoặc 02 nhân viên làm nhiệm vụ tư vấn tín dụng bao gồm cả thủ tục cho vay trên cơ sở vừa đảm bảo được chất lượng, vừa tiết kiệm thời gian. Điều này giúp đáp ứng kịp thời thông tin cũng như sự chuẩn bị cho khách hàng trước khi hợp tác với ngân hàng. - Thành lập tổ thẩm định tài sản đảm bảo: tổ này độc lập với phòng tín dụng, có trách nhiệm thẩm định các điều kiện vay vốn theo quy định khi cán bộ tín dụng phụ trách hồ sơ gửi qua như sau + Về khả năng trả nợ của khách hàng: Cán bộ thẩm định cần tính toán, phân tích các chỉ tiêu tài chính đối với các doanh nghiệp, đối với các cán bộ nhân viên văn phòng thì căn cứ vào mức lương và số năm công tác, đối với các hộ nông dân thì căn cứ vào mức thu nhập hàng năm và xem xét tài sản đảm bảo nợ vay về mặt giá trị, quyền sở hữu, khả năng phát mãi được nếu xảy ra biến cố. +Về lịch sử vay vốn cũng như mục đích sử dụng vốn: Cán bộ thẩm định, thẩm định thông tin khách hàng đối với khách hàng mới như khách hàng có quan hệ với ngân hàng nào chưa, nếu có thì số tiền vay, tài sản đảm bảo, tình hình trả nợ thế nào, thiện chí trả nợ ra sao. Đối với khách hàng cũ thì phải xem xét, tham khảo lại hợp đồng tín dụng cũ của khách hàng và với số tiền trên 50 triệu cũng phải tái thẩm định lại trước khi cho vay. Về công tác thu nợ - Tăng cường kiểm tra, giám sát sau khi cho vay: + Cán bộ tín dụng phải giám sát địa bàn, định kỳ kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng cũng như kiểm tra thời hạn bảo hiểm tàu, xe, kịp thời nhắc nhở khách hàng đăng kiểm . + Gửi giấy báo thu nợ kịp thời đến từng khách hàng, nhắc nhở khéo léo cho khách hàng biết kỳ hạn trả nợ đã đến qua điện thoại trước đó 01 hoặc 02 ngày. + Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành tiến hành xiết nợ, phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố khi khách hàng không có thiện chí trả nợ sau khi đã dùng hết mọi biện pháp mềm mỏng đối với họ. Các biện pháp khác - Đẩy mạnh chiến lược marketing : Quảng bá ngân hàng qua kênh truyền hình địa phương, loa phát thanh địa phương, tài trợ cho các hoạt động công tác xã hội ở huyện, các giải thể thao mang tính cộng đồng nhằm tạo thêm uy tín cho ngân hàng - Kéo dài thời gian giao dịch đến 19h00 như ngân hàng Sacombank đã áp dụng trên địa bàn huyện. CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN Với việc hoàn thiện quy hoạch phát triển đảo Phú Quốc trở thành khu nghĩ dưỡng sinh thái chất lượng cao quốc tế. Phú Quốc trong tương lai sẽ là một thị trường vô cùng tiềm năng. Hiện Phú Quốc có khoảng 09 chi nhánh ngân hàng khác nhau, nhưng nói đến sự lâu đời nhất ở Phú Quốc thì chỉ có chi nhánh NHNNo&PTNT Phú Quốc được thành lập vào năm 1988, có thể nói chi NHNNo&PTNT Phú Quốc chiếm ưu thế hơn. Thời gian qua ngân hàng đã thực hiện đúng vai trò, chức năng kinh doanh tiền tệ của mình, đặc biệt là phục vụ tận tình cho đa số bà con trong huyện cần vốn ngắn hạn để mở rộng sản xuất, kinh doanh mùa vụ, nuôi trồng ngắn ngày..., giúp cải thiện cuộc sống người dân cũng như góp phần nâng cao kinh tế huyện nhà. Vốn huy động của ngân hàng ngày càng tăng, không cần sử dụng vốn điều chuyển, tạo sự ổn định trong kinh doanh. Hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngắn hàng tuy gặp khó khăn trong công tác tiếp cận khách hàng tiềm năng, giữ chân khách hàng hiện có, nợ xấu ngắn hạn gia tăng trong năm 2012 ở các ngành ngư nghiệp và nông nghiệp, nhưng với sự nổ lực của đội ngủ cán bộ ngân hàng nên vốn huy động, doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn, dư nợ cho vay ngắn hạn đều tăng qua các năm, tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn cao nhất 3,49 % đối với ngành khác vào năm 2012, ngân hàng cần có giải pháp giải quyết kịp thời đối với những ngành nghề này. Qua phân tích ta thấy cầu về vốn ngắn hạn hiện nay là rất lớn, nên ngân hàng cần phải đầu tư đa dạng các ngành nghề, nhằm mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn phù hợp với sự phát triển kinh tế của vùng. Các doanh nghiệp đang rất cần vốn để bổ sung thêm vào vốn lưu động bị thiếu hụt, để tạo thế mạnh cạnh tranh với thị trường. Với kết quả đạt được từ trước đến nay và sự hỗ trợ tích cực từ phía địa phương đã tạo điều kiện cho hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển, cũng cố vị thế trong kinh doanh cũng như đóng góp to lớn vào công cuộc phát triển huyện nhà. 6.2 KIẾN NGHỊ Đối với chính quyền địa phương - Huyện cần nhanh chống xúc tiến xây dựng hoàn thành các dự án trọng điểm, cơ sở hạ tầng thiết yếu góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nghề phát triển. - Tập trung phát triển các vùng tiểu thủ công nghiệp thành các làng nghề truyền thống. - Quy hoạch vùng chuyên canh trồng tiêu, xây dựng, mở rộng nghiên cứu các giống tiêu chất lượng cao. - Điều chỉnh khung giá đất phù hợp với khung giá thị trường, tạo điều kiện cho công tác thẩm định cũng như công tác cho vay. - Đẩy nhanh tiến trình cấp giấy chúng nhận quyền sử dụng đất cho người dân để thuận tiện hơn trong giao dịch với ngân hàng. - Toà án nhân dân tiếp tục hỗ trợ ngân hàng trong việc phán quyết nếu ngân hàng khởi kiện khách hàng. Đối với Ngân hàng Nhà nước - Sớm đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá để đủ sức cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác. - Có cơ chế pháp luật đầy đủ trong việc xử lý tài sản đảm bảo nợ vay. - Cần có chính sách về bảo hiểm cho sản xuất nông nghiệp một cách hợp lý. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Trọng Hoài, 2009. Dự báo và phân tích dữ liệu trong Kinh tế và Tài chính. Nhà xuất bản Thống kê. 2. TS Hồ Diệu, 2010. Quản trị ngân hàng. Nhà xuất bản Thống kê 3. TS Trần Ái Kết và ThS Nguyễn Thanh Nguyệt, 2012. Căn bản về quản trị tài chính. Nhà xuất bản Trường Đại học Cần Thơ. 4.PGS TS Trần Huy Hoàng, 2007. Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Lao động Xã hội. 5. Ths. Thái Văn Đại, 2007. Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Trường Đại học Cần Thơ. 6. Văn Linh ( 2010 ). Năm 2011, siết chặt tín dụng để ép lạm phát. . [Ngày truy cập : 9 tháng 22 năm 2013 ] 7. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam, 2012, Sổ tay Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. PHỤ LỤC BẢNG SỐ LIỆU GIAI ĐOẠN 2010 – 2012, 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ĐVT : Triệu đồng Chi tiêu Năm 2010 2011 2012 6 tháng 6 tháng năm 2012 năm 2013 1. Tổng TN TN lãi TN ngoài lãi 2. Tổng CP CP lãi CP ngoài lãi LN TG KKH TG CKH KH =12t Tổng VHĐ 30.845 24.805 48.981 37.825 61.658 45.485 32.515 29.887 37.147 30.599 6.040 11.156 16.173 2.628 6.548 22.631 14.432 39.169 27.379 51.705 36.150 27.229 20.336 30.211 21.199 8.199 8.214 13.535 161.419 65.757 95.662 11.790 9.812 17.759 197.249 73.521 123.728 15.554 9.954 19.524 210.174 75.312 132.862 6.893 5.286 12.109 124.003 45.614 78.389 9.012 6.936 13.463 136.796 49.229 87.567 174.954 215.008 229.698 136.112 150.259 Hộ SXKD, cá thể Doanh nghiệp DSCVNH Hộ SXKD, cá thể Doanh nghiệp DSTNNH Hộ SXKD, cá thể Doanh nghiệp NXNH Nông nghiệp Ngư nghiệp Công nghiệp (SX Nước mắm) TM-DV Ngành khác DSCV NH Nông nghiệp Ngư nghiệp Công nghiệp (SX Nước mắm) TM-DV 79.176 93.070 100.381 59.225 71.539 52.785 131.961 57.043 150.113 58.954 159.335 34.783 94.008 42.001 113.540 77.212 82.120 98.332 41.630 53.149 42.907 120.119 49.117 131.237 52.670 151.002 24.450 66.080 37.112 90.261 811 705 1.234 728 412 437 1.248 346 1.051 609 1.843 359 1.087 221 633 39.472 44.935 47.702 27.265 38.252 5.817 6.146 7.557 3.576 6.041 52.281 32.603 60.956 35.197 63.897 36.492 39.619 22.590 43.539 24.161 1.788 2.879 3.687 958 1.547 131.961 150.113 159.335 94.008 113.540 35.767 38.942 46.781 23.411 33.121 4.496 5.682 6.894 1.707 3.268 49.862 29.748 54.898 31.246 61.148 35.342 23.392 17.372 35.087 18.633 Ngành khác DSTN NH Nông nghiệp Ngư nghiệp Công nghiệp SX Nước mắm TM-DV Ngành khác NXNH 246 469 837 198 152 120.119 131.237 151.002 66.080 90.261 613 577 545 322 257 398 352 346 204 188 95 115 0 98 164 434 97 256 37 65 27 1.248 24 1.051 354 1843 209 1.087 86 633 [...]... các nghiệp vụ của các phòng ban, về cơ cấu tổ chức tại đơn vị để có những báo báo điều chi nh cần thiết Các phòng giao dịch Thực hiện các nghiệp vụ như một chi nhánh Ngân hàng xxix 3.1.3 Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Phú Quốc Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Quốc. .. PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ QUỐC 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Phú Quốc được thành lập và phát triển vào năm 1988 tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang Trước đây là một trong 17 chi nhánh của chi nhánh NHNNo&PTNT tỉnh Kiên Giang Đến năm 2007 theo quyết định số 957/QD/HDQT – TCCB ngày 19/09/2007 của chủ... tín dụng ngân hàng trong ngắn hạn được coi là một đề tài đáng xem xét và phân tích đối với em Vì thế, đề tài “ Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Phú Quốc ” là đề tài dùng cho luận văn này của mình 1.2 MUC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn. .. số tài chính: – Dư nợ ngắn hạn / tổng dư nợ – Tổng dư nợ ngắn hạn / Vốn huy động ngắn hạn – Doanh số thu nợ ngắn hạn/ Doanh số cho vay ngắn hạn – Doanh số thu nợ ngắn hạn / Dư nợ bình quân ngắn hạn - Nợ xấu ngắn hạn/ Tổng dư nợ ngắn hạn CHƯƠNG 3 xxv KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHÚ QUỐC, TỈNH KIÊN GIANG 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ... dụng ngắn hạn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chi nhánh huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang giai đoạn năm 2010 - 2012 và đến tháng 06/2013, từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích tình hình huy động vốn ngắn hạn giai đoạn năm 2010 - 2012 và đến tháng 06/2013 – Phân tích tình hình... Sơ đồ tổ chức NHNN0&PTNT chi nhánh Phú Quốc 14 Hình 4.1 Tỷ trọng doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng 25 xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NHNNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn TNHH : Trách nhiệm hữu hạn NHNN : Ngân hàng Nhà Nước NHĐK : Ngắn hạn đầu kỳ TK : Trong kỳ NH : Ngắn hạn PGD : Phòng giao dịch TN : Thu nhập CP : Chi phí LN : Lợi nhuận TGKKH... Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012 và đến 06/2013 + Bảng báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu xxiii 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Dùng phương pháp so sánh để phân tích tình hình huy động vốn ngắn hạn theo kỳ hạn, phân tích tình hình cho vay ngắn hạn, thu nợ ngắn hạn, nợ xấu ngắn hạn. .. tượng khách hàng và theo ngành kinh tế giai đoạn năm 2010 - 2012 và đến tháng 06/2013, để thấy rõ thực trạng hoạt động tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng – Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn huyện Phú quốc, tỉnh Kiên Giang – Đề ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp và... khích lệ, mặc dù lãi suất của ngân hàng không hấp dẫn hơn các ngân hàng khác nhưng do ngân hàng hoạt động khá lâu trên địa bàn, nên rất uy tín với khách hàng, có chi nhánh trên thị trấn Dương Đông và thị trấn An Thới, đã tạo điều kiện tiếp cận được khách hàng Đối với khách hàng truyền thống, ngân hàng có chi nh sách tặng quà vào các dịp lễ, tết, tạo... từng thời kỳ, từng năm phù hợp với chi ́n lược phát triển, phương hướng nhiệm vụ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và thực tế tại địa phương Trực tiếp điều hành nhiệm vụ của chi nhánh theo phân cấp ủy quyền của NHNNo&PTNT Việt Nam - Quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể đối với các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh - Hướng dẫn, giám sát thưc ... LT11072 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH PHÚ QUỐC – KIÊN GIANG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành : Tài chi nh – Ngân. .. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH PHÚ QUỐC, KIÊN GIANG .14 3.1 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Phú Quốc ... đáng xem xét và phân tích đối với em Vì thế, đề tài “ Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi nhánh Phú Quốc ” là đề

Ngày đăng: 07/10/2015, 12:53

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

  • LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

  • 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan