TƯỢNG KHÁCH HÀNG
4.2.1 Doanh số cho vay
Trong những năm qua chi nhánh đã không ngừng tìm kiếm khách hàng mới, giải quyết kịp thời nhu cầu vốn ngắn hạn hợp lý cho các đối tượng khách hàng trên địa bàn. Cụ thể về tình hình doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại NHNNo&PTNT Phú Quốc được trình bày như sau
60% 40% 62% 38% 63% 37%
Bảng 4.3 Doanh số cho vay ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Phú Quốc
ĐVT : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 6 tháng
năm 2012 6 tháng đầu 2013 Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 6t2013 6t2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Hộ SXKD, cá thể 79.176 93.070 100.381 59.225 71.539 13.894 17,55 7.311 7,86 12.314 20,79
Doanh nghiệp 52.785 57.043 58.954 34.783 42.001 4.258 8,07 1.911 3,35 7.218 20,75
Tổng 131.961 150.113 159.335 94.008 113.540 18.152 13,76 9.222 6,14 19.532 20,78
Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc, 2010 – 2012 và 06 tháng đầu năm 2013.
Năm 2010
Năm 2011 Năm 2012
Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc
Hộ sản xuất kinh doanh, cá thể
Có thể nói đây là lực lượng khách hàng đông đảo và quan trọng nhất của NHNNo&PTNT Phú Quốc chủ yếu là hộ nông dân và hộ sản xuất nước mắm, thường xuyên sử dung vốn vay ngắn hạn để trồng cây ngắn ngày, chăm sóc cây lâu năm hay phát triển chăn nuôi bò, heo, gà, vịt… và mua nguyên liệu đầu vào để sản xuất nước mắm. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cung cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh trong lĩnh vực thuỷ sản, thương mại, dịch vụ… hay cho cá nhân vay tiêu dùng.
Nhìn vào hình 4.1 ta thấy doanh số cho vay đối với các hộ sản xuất kinh doanh và cá thể chiếm tỷ trọng khá cao qua các năm. Trong bảng 4.3, số tiền từ doanh số cho vay tăng qua các năm. Cụ thể ; năm 2011 tăng 13.894 triệu đồng, tăng 17,55 % so với năm 2010, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 7,86% và 06 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm trước tăng 20,79%.
Nguyên nhân là do trong các năm gần đây, với chính sách quy hoạch để thành lập khu kinh tế thi trấn Dương Đông, sân bay quốc tế, nâng cấp các tuyến đường quan trọng… đã tạo điều kiện hình thành và mở rộng kinh doanh, buôn bán như tạp hoá, quán cà phê, tiệm internet, shop thời trang… cho các hộ gia đình, công nhân và do ngân hàng đa dạng hoá đối tượng đầu tư, giúp bà con nông dân đa dạng hoá các loại hình sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện theo chương trình kinh tế của huyện cho vay xây dựng nhà ở, nuôi trồng thuỷ hải sản, nuôi bò, cải tạo vườn, mua máy bơm nước, cho vay mua sắm phương tiện sinh hoạt gia đình, cho vay mua phương tiện vận tải như tàu thuyền, xe chở khách du lịch đã làm tăng doanh số cho vay ngắn hạn. Điều này dã góp phần tăng thu nhập cho người dân, cuộc sống của họ ngày càng được tốt hơn.
Doanh nghiệp
Đây cũng là lực lượng khách hàng đông đảo ( gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần…) chủ yếu với hoạt động lĩnh vực thương mại – dịch vụ. Doanh số cho vay ngắn hạn đối với loại hình này đều tăng qua các năm.
Năm 2010 doanh số cho vay là 52.785 triệu đồng, năm 2011 là 57.043 triệu đồng, tăng 4.258 triệu đồng so với năm 2010 với tỷ lệ là 8,07%. Nguyên nhân của việc tăng này là do gần đây Chính Phủ đã ban hành nhiều văn bản hỗ trợ cho các doanh nghiệp đổi mới cơ chế chính sách và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, tiếp cập thị trường, xúc tiến thương mại đầu tư, đẩy mạnh triển khai luật doanh nghiệp và do tình hình kinh tế của huyện đang trong chiều hướng phát triển về mặt du lịch cũng như cơ sở hạ tầng là tiềm
năng của sự phát triển đã làm cho nhiều người có một số vốn đã nhận ra được điều này và có sở thích kinh doanh, làm giàu và tự làm chủ. Nhưng có một số vốn tự có không thôi cũng chưa đủ, mà phải cần có nhiều vốn, có đầu óc kinh doanh, nhân lực, vật lực nên đã làm cho nhu cầu vốn tín dụng ngắn hạn của các tổ chức này tăng lên, chính vì thế, đã làm cho doanh số cho vay ngắn hạn trong loại hình này luôn chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn.
Đến năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn từ các tổ chức kinh tế tăng chậm đạt 58.954 triệu đồng, tăng 1.911 triệu đồng so với năm 2011 hay 3,35 % về tỷ lệ. Viêc doanh số cho vay ngắn hạn tăng chậm trong năm 2012 và có tỷ lệ thấp là do giá xăng có chiều hướng tăng giảm thất thường, nhưng đa số là tăng giá, thị trường tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp, là năm có nhiều bão và mưa gió. …những điều đó đã ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, ngân hàng vừa phải tiếp tục cho vay vào những doanh nghiệp có hoạt động hiệu quả, có khả năng trả nợ tốt, vừa phải hạn chế cho vay mới vào các doanh nghiệp có nhiều biến động.
Nhưng đến 06 tháng đầu năm 2013 có phần khả quan hơn, song vẫn gặp còn nhiều khó khăn và trở ngại. Cụ thể với số tiền cho vay ngắn hạn đối với hình thức này và 42.001 triệu đồng, tăng 7.218 triệu đồng so với năm 2012 với tỷ lệ là 20,75 %. Tuy nhiên, cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế vẫn tăng qua các năm, trong đó hai loại hình công ty TNHH và công ty cổ phần có số lượng ít nhưng sẽ hứa hẹn phát triển mạnh trong thời gian tới.
Tóm lại, trong doanh số cho vay ngắn hạn thì hộ sản xuất kinh doanh và cá thể chiếm nhiều nhất . Với cơ chế cho vay trên, ta thấy được hoạt động tín dụng của NHNNo&PTNT Phú Quốc còn tập trung vào các món vay nhỏ lẽ, gây tình trạng quá tải cho các cán bộ tín dụng trong công tác quản lý. Mặt khác, do địa bàn cho vay ở huyện chủ yếu là vùng nông thôn và các giá trị cho vay tương đối nhỏ, nên công tác thẩm định và theo dõi vốn vay của cán bộ nâng hàng còn gặp nhiều khó khăn.
4.2.2 Doanh số thu nợ
Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, thì thu nợ là khâu quan trọng. Việc thu nợ được tiến hành theo kỳ trả nợ, được thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu đến khách hàng không trả nợ đúng hạn thì tuỳ trường hợp mà xử lý.
Doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng đối với các đối tượng khách hàng có sự tăng trưởng đáng kể qua các năm và được trình bày như sau:
Bảng 4.4 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Phú Quốc
ĐVT : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Hộ SXKD, cá thể 77.212 82.120 98.332 4.908 6,36 16.212 19,74 Doanh nghiệp 42.907 49.117 52.670 6.210 14,47 3.553 7,23 Tổng 120.119 131.237 151.002 11.118 9,26 19.765 15,06
Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc, 2010 – 2012.
Bảng 4.5 Doanh số thu nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng 06 tháng đầu năm 2012, 2013
ĐVT : Triệu đồng
Chỉ tiêu 6 tháng năm 2012 6 tháng đầu 2013 Chênh lệch 6t2013 6t2012 Số tiền % Hộ SXKD, cá thể 41.630 53.149 11.519 27,67 Doanh nghiệp 24.450 37.112 12.662 51,79 Tổng 66.080 90.261 24.181 36,59
Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc. 06 tháng đầu năm 2012, 2013.
Đối với hộ sản xuất kinh doanh, cá thể
Nhìn chung đối tượng khách hàng này có tình hình thu nợ tăng dần, đạt 82.120 triệu đồng năm 2011, tăng 6,36% và đạt mức 98.332 triệu đồng năm 2012, có tỷ lệ tăng gần 20 %, 06 tháng đầu năm 2013 so với cùng kỳ năm 2012 tăng với số tiền là 11.519 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 27,67%.
Nguyên nhân tình hình thu nợ năm 2012 tăng gần 20 % là do ngân hàng chủ trương cử cán bộ tín dụng xuống trực tiếp từng địa bàn để thu nợ và chính sách giao chỉ tiêu xử lý nợ tồn đọng đến từng cán bộ tín dụng.
Mặt khác, cũng là do thiện chí trả nợ của khách hàng cao, số lượng tiền cho vay lớn tăng qua từng năm.
Bên cạnh đó, còn có một số bộ phận khách hàng còn chậm trễ việc trả nợ, cũng như cố tình không trả nợ làm phát sinh nhiều chi phí như viêc ngân hàng gửi đơn khởi kiện ra toà giải quyết nợ vay.
Đối với các doanh nghiệp
Với số liệu trên ta thấy, công tác thu nợ được thực hiện khá tốt, thiện chí trả nợ cao. Nguyên nhân là do chỉ có những cán bộ tín dụng có kinh nghiệm mới được đảm nhận cho vay loại hình này, thường xuyên thăm hỏi và định kỳ xếp loại doanh nghiệp. Hiện nay, ngân hàng coi trọng việc kết hợp dịch vụ thanh toán với hoạt động tín dụng , giữ mối quan hệ tốt với những khách hàng uy tín trong việc trả nợ, thu nợ trước hạn những doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích.
4.2.3 Dư nợ ngắn hạn
Phân tích dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng qua đó thấy được tiềm năng cũng như đối tượng khách hàng nào đã được ngân hàng chú trọng đầu tư, được thể hiện qua bảng sau :
Bảng 4.6 Tình hình dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Phú Quốc
ĐVT : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Hộ SXKD, cá thể. 89.266 100.216 102.265 10.950 12,27 2.049 2,04 Doanh nghiệp 23.293 31.219 37.503 7.926 22,97 6.284 20,13 Tổng 112.559 131.435 139.768 18.876 16,77 8.333 6.34
Bảng 4.7 Tình hình dư nợ ngắn hạn theo đối tượng khách hàng 06 tháng đầu năm 2012, 2013.
ĐVT : Triệu đồng
Chỉ tiêu 6 tháng
năm 2012 đầu 20136 tháng Chênh lệch6t2012
6t2013
Số tiền %
Hộ SXKD, cá thể 117.811 120.655 2.844 2,41
Doanh nghiệp 41.552 42.392 840 2,02
Tổng 159.363 163.047 3.684 2,31
Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc. 06 thang đầu năm 2012, 2013.
Đối với hộ sản xuất kinh doanh, cá thể
Nhìn vào bảng 4.6 và 4.7 ta thấy rõ, dư nợ của các hộ SXKD, thể tăng dần qua các năm cụ thể; năm 2011 là 100.216 triệu đồng, tăng so với năm 2010 với số tiền là 10.950 triệu đồng và với tỷ lệ tăng là 12,27 %.
Sang năm 2012 con số này tăng lên đạt mức 102.265 triệu đồng, tăng 2.049 triệu đồng so với năm 2011, tỷ lệ tăng 2,04%..
Đến 06 tháng đầu năm 2013 tăng 120.655 triệu đồng sở dĩ tăng cao trong 06 năm đầu năm 2013 là do dư nợ của năm 2012 chuyển qua
Nguyên nhân của việc tăng dư nợ cho vay ngắn hạn là do ngân hàng áp dụng phương thức đa dạng hoá trong cho vay đối với bà con nông dân, do việc đầu tư của bà con mang tính mùa vụ, buôn bán nhỏ lẻ mang tính nhất thời nên họ thường vay vào cuối năm nhưng đến năm sau mới hoàn trả cho ngân hàng. Với lại, trong những năm qua giá nông sản của bà con bị trượt giá như hạt tiêu, hạt điều,..làm cho nông dân cũng khá khó khăn trong trả nợ vay.
Đối với các doanh nghiệp
Vì đối tượng khách hàng này được ngân hàng chú trọng không kém nên có dư nợ ngắn hạn tăng cả về tỷ lệ lẫn số tuyệt đối trong các năm qua. Cụ thể; dư nợ ngắn hạn đạt gần 31,5 tỷ đồng vào năm 2011 tăng 22,97 % so với năm trước và tăng hơn 6 tỷ đồng vào năm 2012, tăng 20,13% so với năm 2011, 06 tháng đầu năm 2013 cũng với đà đó mà tăng 840 triệu đồng, tăng 2,02 % so với cùng kỳ năm trước. Việc số lượng thành phần kinh tế này gia tăng là do
một số khách hàng như DNTN Thành Nhơn, DNTN Nguyễn Hồng, Công ty TNHH Bơi Lặn… đã trở thành khách hàng quen thuộc, được ngân hàng cấp hạn mức tín dụng cao để hỗ trợ vốn thêm cho doanh nghiệp đang thiếu hụt vốn.
4.2.4 Nợ xấu ngắn hạn
Trong bất cứ ngành nào cũng có rủi ro và trong tín dụng ngắn hạn của ngân hàng cũng không tránh khỏi điiều đó, chính là nợ xấu ngắn hạn, tỷ lệ nợ xấu cao có tác động tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để hiểu rõ hơn về thực trạng nợ xấu trong ngắn hạn theo đối tượng khách hàng ta đi phân tích bảng sau :
Bảng 4.8 Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng tại NHNNo&PTNT Chi nhánh Phú Quốc
ĐVT : Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Hộ SXKD, cá thể 811 705 1.234 (106) (13,07) 529 75,03 Doanh nghiệp 437 346 609 (91) (20,82) 263 76,01 Tổng 1.248 1.051 1.843 (197) (15,78) 792 75,35
Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc. 2010 – 2012.
Bảng 4.9 Tình hình nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng 06 tháng đầu năm 2012, 2013.
ĐVT : Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng
năm 2012 6 tháng đầu 2013 Chênh lệch 6t2012 6t2013 Số tiền % Hộ SXKD, cá thể 728 412 (316) (43,41) Doanh nghiệp 359 221 (138) (38,44) Tổng 1.087 633 (454) (41,76)
Bảng 4.10 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng.
ĐVT : %
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011
Hộ SXKD,
cá thể 0,91 0,70 1,21 (0,21) 0,50
Doanh
nghiệp 1,88 1,11 1,62 (0,77) 0,52
Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc, 2010 – 2012.
Bảng 4.11 Tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn theo đối tượng khách hàng 06 tháng đầu năm 2012, 2013
ĐVT : % Chỉ tiêu 6 tháng năm
2012 6 tháng đầu 2013 Chênh lệch6t2012 6t2013
Hộ SXKD, cá
thể 0,62 0,34 (0,28)
Doanh nghiệp 0,86 0,52 (0,34)
Nguồn: Phòng tín dụng NHNNo&PTNT Phú Quốc. 06 tháng đầu năm 2012, 2013.
Hộ sản xuất kinh doanh và cá thể
Xem xét qua bảng 4.8 và 4.9 và bảng tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn ta thấy, số tiền nợ xấu trong ngắn hạn năm 2011 là 705 triệu đồng giảm so với năm 2010 là 106 triệu đồng với phần trăm giảm nợ xấu là 13,07%
Nhưng đến năm 2012 lại tăng vọt lên 75,03 % so với năm 2011 tương ứng với số tiền là 1.234 triệu đồng và tỷ lệ nợ xấu trong năm này là 1,21 % so với năm 2011 tỷ lệ nợ xấu tăng lên 0,5 %.
Nguyên nhân tăng vọt như thế trong năm 2012 là do huyện Phú Quốc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các cơn bão lớn đỗ bộ về Việt Nam. Một mặt, làm cho các phương tiện đánh bắt xa bờ như tàu, thuyền không đánh cá được, mặt khác bão cũng làm mất tích, hư hại nhiều tàu, thuyền khiến người dân lâm vào cảnh túng quẩn.
Bên cạnh đó, nguyên liệu đầu vào cá cơm là nguyên liệu chính làm nên thương hiệu nước mắm vang dội gần xa cũng lâm vào cảnh thiếu hụt nguyên liệu, trong khi hàng tháng đều trả lãi vay, còn một nguyên do nữa là do ảnh hưởng bão làm cho nhiều nhà thùng nước mắm ngưng trệ việc vận chuyển đi nơi khác tiêu thụ làm ứ động vốn trong thành phẩm đầu ra.
Sáu tháng đầu năm 2013 phần trăm số tiền nợ xấu giảm 43,41 % so với 06 tháng đầu năm 2012. tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn giảm trong năm này là 0,28%. Mặc dù rất khó khăn trong năm 2012 nhưng sang năm 2013 việc làm ăn của hộ sản xuất và cá thể có vẻ khá hơn, bằng việc điển hình là nước mắm Phú Quốc có chổ đứng trên trường quốc tế và sản phẩm mới như rượu sim Phú Quốc càng được nhiều khách hàng trong và ngoài nước quan tâm nhờ vào công dụng chữa bệnh của nó, cho nên khách hàng trong thành phần này đến trả nợ cho ngân hàng cho dù chịu mức lãi phạt.
Doanh nghiệp
Nhìn chung, nợ xấu ngắn hạn của các đối tượng khách hàng tăng giảm qua các năm. Với năm 2011 là 346 triệu đồng giảm so với năm 2010 là 91