1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn hoá học ở trường THCS

43 2,7K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 879,85 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI Liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn hoá học ở trường THCS Phần I... Có thể nói thông qua thực tiễn đã xuất hiện nhu cầu nhiệm vụ phương hướng của nhận t

Trang 1

ĐỀ TÀI

Liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy

học môn hoá học ở trường THCS

Phần I MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Môn hóa học ở trường THCS giữ một vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí tuệ của học sinh Mục đích của môn học là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức về thế giới, con người thông qua các bài học, các bài thực hành Học sinh học tập hóa học không những để làm các bài tập tính toán, nhận biết, viết PTHH của các phản ứng mà còn để biết được những ứng dụng phong phú, thiết thực của hóa học trong đời sống để giúp đỡ mọi người xung quanh Hiểu biết hóa học, HS có thể vận dụng kiến thức bảo vệ môi trường xung quanh, có niềm tin và tự tạo lập cho mình một hướng đi trong tương lai Muốn quá trình dạy học có hiệu quả, GV phải có những bài giảng với phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, tự lực cao của

HS Trong tình hình hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học hóa học nói riêng đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải kết hợp linh hoạt giữa bài giảng và thực tế

Có những vấn đề hóa học giúp HS giải thích những hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học, hóa học trong những câu ca dao – tục ngữ, mà thế hệ trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày, mà không gây nhàm chán, xa lạ, lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học hóa học

Trang 2

Trong việc dạy môn hoá học ở trường trung học, người giáo viên phải có vốn kiến thức về thực tế sâu, rộng, có khả năng gắn bài giảng với thực tế, tạo ra được những giờ học sinh động, nâng cao sự hiểu biết và kích thích sự ham mê học tập của HS

Tôi cũng yêu thích môn hóa học từ các hoạt động thực tiễn và nhận thấy những điều bổ ích từ các hoạt động thực tiễn Vì vậy, tôi cũng muốn trong mỗi bài dạy làm cho học sinh thấy thích các bài học từ việc đưa các hiện tượng thực tiễn để tạo niềm say mê học tập tìm tòi của các em học sinh Chính vì thế, tôi đã quyết

định sưu tầm tài liệu, tham khảo tài liệu liên quan và nghiên cứu đề tài:“Liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn hoá học ở trường THCS” đóng góp

vào kho tàng kiến thức, bước đầu tạo cơ sở cho các nghiên cứu khoa học sau này, đồng thời giúp tôi có những căn cứ để sau này ra trường có thể áp dụng vào bài dạy của mình một cách có hiệu quả nhất

2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:

- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực trạng liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học ở trường THCS

- Tìm hiểu một số biện pháp thực hiện đề tài

Giúp HS dễ dàng liên hệ với thực tế với bài học, sẽ ứng dụng giải thích những hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày, trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan và giúp các em HS biết cách phòng tránh những ảnh hưởng của các chất hóa học khi các em sử dụng chúng

Góp phần phát huy tính tích cực, sáng tạo, hứng thú trong môn hóa học Từ những cơ sở đó, đề tài cũng sẽ đem lại cho GV và HS những bài học hiệu quả, đem lại nhiều kinh nghiệm cho HS

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu đề tài: các hiện tượng trong thực tế gắn liền với quá trình dạy học hóa học có thể áp dụng vào bài dạy của chương trình THCS

- Phạm vi nghiên cứu:

Quá trình dạy học hóa học ở trường THCS

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trang 3

- Thu thập, đọc và tham khảo các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài

- Nghiên cứu tình hình thực tiễn quá trình dạy học hóa học

- Hệ thống hóa các câu hỏi (kèm theo câu trả lời) liên hệ với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy

- Bước đầu áp dụng một số câu hỏi vào bài dạy và kiểm tra kết quả nghiên cứu

5 ĐÓNG GÓP CỦA NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu vấn đề liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả và phát huy tích cực học tập của HS khi học Hóa Học Từ đó, góp phần vào việc giáo dục sức khoẻ và hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, tránh hiện tượng mê tính dị đoan hiện nay, giúp HS hiểu rõ được mối quan hệ giữa kiến thức hóa học với thực tiễn đời sống

Đề tài giúp HS khi gặp những hiện tượng xảy ra trong đời sống hàng ngày thường có thức phải giải thích nó bằng cách nào? Xử lý nó như thế nào để mang lại lợi ích cho mình và mọi người xung quanh? Do đó liên hệ thực tế nhằm nâng

cao hiệu quả dạy học môn hoá học là cách tốt nhất để phát triển tư duy và rèn luyện

kỹ năng hóa học cho HS, kỹ năng vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống

Phần II NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Cơ sở lý luận: Quá trình nghiên cứu đề tài chủ yếu dựa trên sách giáo

khoa (SGK) hoá học 8, 9 vì vậy SGK là cơ sở lý luận để xây dựng đề tài Trong khi thực hiện đề tài tôi còn tham khảo thêm SGK 10,11,12, sách giáo viên, sách bài tập, các sách tham khảo và các tài liệu có liên quan

2 Cơ sở thực tiễn:

Trước hết, thực tiễn là cơ sở của nhận thức Con người bắt đầu quan hệ với tự nhiên không phải bằng lý luận mà bằng thực tiễn, chính trong quá trình thực tiễn mà nhận thức của con người được hình thành và phát triển Hơn nữa thông qua hoạt động thực tiễn mà các giác quan con người càng hoàn thịn hơn, năng lực tư duy logic, trí tuệ không ngừng được củng cố và phát triển Có thể nói thông qua thực tiễn đã xuất hiện nhu cầu nhiệm vụ phương hướng của nhận thức xuất hiện

Trang 4

nhu cầu tổng kết kinh nghiệm tìm kiếm tri thức Mọi công việc phải xuất phát từ

thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác

tổng kết thực tiễn Việc nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn, học đi đôi

với hành Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn đến sai lầm của bệnh chủ quan, duy ý chí,

giáo điều, máy móc, quan liêu Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của thực tiễn sẽ

rơi vào chủ nghĩa thực dụng, kinh nghiệm chủ nghĩa.Trong hóa học nếu biết vận

dụng những kiến thức đã học được để giải thích những hiện tượng tự nhiên hoặc

làm thí nghiệm kiểm chứng thì các kiến thức lý thuyết của các em được củng cố

sâu sắc hơn

3 Thực trạng nghiên cứu

Trong quá trình thực tập 6 tuần ở trường Hải Thành bản thân tôi nhận thấy ý

thức học tập môn hóa của các em chưa cao, các em chỉ thích môn nào mình học có

kết quả cao hoặc thích GV nào thì thích học môn đó, một số HS còn tỏ ra chưa hứng

thú tham gia xây dựng bài Nhiều HS tỏ ra lúng túng, không tìm ra cách xử lí, ngay

cả những vấn đề tưởng chừng hết sức cơ bản trong cuộc sống hàng ngày, các em

còn lạ lẫm với giáo sinh thực tập

4 Đánh giá thực trạng

Kết quả khảo sát chất lượng môn hoá học lớp 9 trường THCS Hải Thành

khi chưa thực hiện đề tài trong học kì I năm học 2013-2014, về nghiên cứu“Liên

hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn hoá học ở trường THCS” như sau:

Kết quả khảo sát chất lượng trước khi thực hiện đề tài

kì I – Năm học 2013 – 2014

Trang 5

tìm hiểu nghiên cứu đề tài :“Liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn hoá học ở trường THCS”và đã được các thầy cô trong trường THCS Hải Thành taọ điều kiện giúp đỡ

5 Phương pháp thực hiện nội dung của đề tài:

Để tổ chức thực hiện GV có thể dùng nhiều phương tiện, nhiều cách như:

bằng lời giải thích, hình ảnh đoạn phim, bài hát, câu ca dao, tục ngữ… và có thể dùng máy chiếu

Bằng các ví dụ minh hoạ, thông qua một số hiện tượng thực tiễn, có thể áp dụng trong từng bài, từng chương cụ thể để nâng cao hiệu quả dạy học môn hoá học ở trường THCS

Chương 2 MỘT SỐ LIÊN HỆ THỰC TẾ VÀO BÀI DẠY

Dưới đây là một số bài điển hình

Chương trình lớp 8

Bài 24: Tính chất của Oxi

Ví dụ 1: Vì sao cuốc, xẻng và các dụng cụ bằng sắt để lâu ngày trong không khí sẽ

có màu nâu?

Giải thích: Vì trong không khí có chứa khí oxi trong một thời gian dài oxi đã oxi

hóa các dụng cụ bằng sắt thành Fe3O4 thường được gọi là oxít sắt từ theo PTHH:

t0

3Fe(r) + 2O2(k)  Fe3O4 [ 1]

Áp dụng: phần 2 tác dụng với kim loại

Ví dụ 2: Liên hệ thực tế em hãy cho biết oxi có ở đâu? Nó có tính chất vật lý gì?

HS trả lời GV nhận xét bổ sung

Tính chất vật lý: oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí

Áp dụng: phần tính chất vật lý của oxi

Ví dụ 2: Vì sao các khí gas có thể cháy trong không khí để tạo thành khí đốt ?

Giải thích: Vì trong không khí chứa khí oxi , trong khí ga có chứa khí Metan mà hai

khí này dễ dàng tác dụng với nhau theo PTHH:

t0

Trang 6

CH4(k) + 2O2  CO2(k) + H2O(h) phản ứng này tỏa nhiều nhiệt nên sẽ đốt nóng được các chất nên được dùng để làm khí đốt [ 1]

Áp dụng: phần nêu vấn đề khi vào bài mới

Ví dụ 3: Khí oxi có vai trò quan trọng trong đời sống con người và sinh vật vì khí oxi

cần cho sự hô hấp hàng ngày của sinh vật và mọi hoạt động sống của con người Vậy khí oxi có tính chất gì ?

Giải thích: Tính chất vật lý: oxi là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước,

nặng hơn không khí

Tính chất hóa học : khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học vớ nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất Trong các hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa trị II.[1]

Áp dụng: phần nêu vấn đề khi vào bài mới

Ví dụ 4: Vì sao oxi có thể duy trì sự sống của con người và động vật?

Giải thích: Oxi có khả năng kết hợp với chất hêmôloobin trong máu, nhờ thế nó có

thể đi nuôi cơ thể người và động vật Oxi oxi hóa các chất trong thực phẩm ở trong cơ thể tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động.[ 1]

Áp dụng: phần ứng dụng

Ví dụ 5:giải thích câu: “ Lửa thử vàng, gian nan thử sức”

Giải thích: Lấy lửa để thử, để kiểm tra vàng, xem tuổi vàng, biết là vàng mười, hay

vàng thau lẫn lộn vì vàng không phản ứng với oxi

Gian nan thử sức" Gian nan nghĩa là gian khổ, khó khăn, vất vả Gian nan là điều

kiện, là hoàn cảnh, là thử thách để thử, để đo sức của mỗi người Sức là sức mạnh, là ý chí, là trí tuệ sáng suốt, là lòng kiên nhẫn, là tinh thần quyết tâm vươn lên, trước mọi khó khăn, gian khổ

Áp dụng: phần tính chất hóa học ở phần lưu ý oxi không phản ứng với Au

Bài 25: Sự oxi hóa- phản ứng hóa hợp ứng dụng của oxi

Ví dụ 1: Từ tính chất hóa học của oxi hãy kể những ứng dụng của oxi trong thực

tế hiện nay mà em biết?

Đây là câu hỏi mở cho học sinh tự trả lời GV bổ sung và cò thể đưa ra một số hình ảnh minh họa như sau:

Trang 7

Ngòa ra còn cung cấp them cho học sinh một số hình ảnh khác trên đây chỉ là một số minh họa

Áp dụng: phần liên hệ thực tế

Ví dụ 2: Nếu oxi cần cho sự cháy, sự hô hấp các em hãy liên hệ khi nằm ngủ có

nên đóng cửa hoặc đốt than trong phòng hay để hoa trong phòng không? Vì sao?

Giải thích: Không vì Khi đưa một bếp than vào phòng rồi đóng kín cửa, lượng

CO tăng cao khi đó CO sẽ chiếm oxi trong phòng do đó phòng thiếu oxi do oxi đã cung cấp cho sự cháy hoàn toàn, lượng ôxy bị suy giảm nghiêm trọng do đó ảnh hưởng tới khả năng hô hấp làm ngạt thở và có thể tử vong Còn khi để hoa trong phòng ngủ ban đêm khi cây hô hấp sẽ lấy khí oxi trong phòng làm phòng thiếu õ cần cho sự hô hấp nên có hại cho sức khỏe

Áp dụng: phần mở rộng ứng dụng oxi

Bài 27: Điều chế khí oxi phản ứng phân hủy

Ví dụ 1: Oxi nhân tạo được tạo ra từ đâu?

Giải thích: -Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng

những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3

- Trong công nghiệp:

1 Sản xuất khí oxi từ không khí.Bằng cách hạ không khí xuống dưới – 2000

C, sau đó nâng dần dần nhiệt độ lên – 1830

C ta thu được khí N2, hạ -1500

C ta thu được khí oxi

Trang 8

2 Sản xuất khí oxi từ nước.Người ta điện phân nước

[1]

Áp dụng: phần nêu vấn đề khi vào bài mới

Bài 28: Không khí- sự cháy

Ví dụ 1: Không khí có liên quan gì đến sự cháy?tại sao gió càng lớn thì đám cháy

càng lớn?làm thế nào để dập tắt được sự cháy?

Giải thích: Vì sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng mà trong không khí

có oxi mà oxi là chất duy trì sự cháy Gió càng lớn thì lượng cung cấp oxi càng nhiều thì đám cháy càng lan rộng[ 1]

Áp dụng: phần nêu vấn đề khi vào bài mới

Bài 31: Tính chất- ứng dụng của Hiđro

Ví dụ 1: Trong quả bóng bay, quả khinh khí cầu được bơm vào chất gì tại sao nó

lại bay dễ dang như vậy?

Giải thích: Trong quả bóng bay, quả khinh khí cầu được người ta bơm khí hiđro

vào đó do tính nhẹ của hiđro là nhẹ nhất trong các chất khí có tỉ khối hơi so với không khí là 2/29[ 1]

Áp dụng: phần nêu vấn đề khi vào bài mới

Ví dụ 2: Vì sao hỗn hợp khí hiđro và khí oxi là hỗn hợp nổ khi cháy?làm thế nào

để tránh hiện tượng này?

Giải thích: Vì hỗn hợp này cháy rất nhanh và toả nhiều nhiệt Nhiệt này làm cho

thể tích hơi nước tạo thành sau phản ứng tăng lên đột ngột nhiều lần, do đó làm

Trang 9

chấn động mạnh không khí, gây ra tiếng nổ

Để tránh hiện tượng nổ mạnh, trước khi đốt hiđro phải thử xem khí hiđro đó có lẫn khí oxi không bằng cách thu khí H2 đó vào ống nghiệm nhỏ rồi đốt ở miệng ống nghiệm Nếu H2 là tinh khiết thì chỉ nghe thấy tiếng nổ nhỏ nếu

H2 có lẫn khí oxi (hoặc không khí) tiếng nổ mạnh Muốn thu được H2 tinh khiết từ dụng cụ điều chế H2, lúc đầu phải cho luồng khí H2 thoát ra ngoài để cuốn hết không khs có sẵn trong thiết bị, sau đó mới thu được khí H2 tinh khiết[ 1]

Ví dụ 3: liên hệ thực tế và cho biết ứng dụng của hiđro?

HS trả lời và giáo viên bổ sung hoặc có thể cho HS xem các hình ảnh minh họa

Áp dụng: phần liên hệ thực tế

Bài 36: Nước

Ví dụ 1: Chất nào chiếm một phần tất yếu của sự sống?

Giải thích: Trong cơ thể con người, chất lỏng chiếm tỷ trọng nhiều nhất,

khoảng 60-70% thể trọng Chất lỏng trong cơ thể như máu, tuyến dịch limpa là do nước và một số chất khác tạo nên, đã trở thành những “dòng sông, kênh rạch”, vận chuyển chất dinh dưỡng đến các bộ phận của cơ thể Nước tham gia vào việc hình thành các dịch tiêu hóa, giúp con người hấp thụ chất dinh dưỡng, cũng như tạo thành các chất lỏng trong cơ thể, thúc đẩy quá trình trao đổi chất Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước Nước còn giúp cho các phế nang luôn ẩm ướt, có lợi cho việc hô hấp Nước còn được gọi là dầu bôi trơn của toàn bộ khớp xương trong cơ thể, là một

Trang 10

chất hoãn xung của hệ thống thần kinh Vì vậy, uống nước không chỉ đơn thuần là giải khát Thế nhưng không phải ai cũng biết cách uống nước, có người uống nhiều nước (3 lít - 4 lít/ngày), có người lại uống quá ít (0,5 lít/ngày) Người uống quá nhiều nước gây áp lực cho thận, người uống quá ít nước thì da khô,

tóc dễ gãy,bị táo bón, bị sỏi thận

Hằng ngày, nếu lượng nước nạp vào cơ thể không đủ, hoặc bị mất đi do các nguyên nhân như tiêu chảy, nôn mửa, sốt cao, xuất huyết sẽ sinh ra chứng mất nước Khi ấy, cơ quan cảm thụ trong cơ thể sẽ truyền đi chất kích thích, tác động vào “trung khu khát nước” của khu não dưới, làm cho người ta có cảm giác khát nước Đây là một phản xạ tự vệ tích cực Do đó, khi bạn thấy khát nước, thì phải hiểu rằng cơ thể mình đã bị thiếu nước và cần phải uống nước bổ sung kịp thời Nếu không, tình trạng mất nước nhiều hơn sẽ sinh ra tình trạng bứt rứt, không yên, kém ăn, dẫn đến tay chân tê dại, thở dốc, tim đập nhanh, thân nhiệt tăng cao, thậm chí cơ bắp co giật Khi bị mất nước đến một độ nhất định có thể gây ra tử vong[2]

Áp dụng: phần liên hệ thực tế

Chương trình hoá học lớp 9

Bài 1: Tính chất hóa học của Oxit, khái quát về sự phân loại oxit

Ví dụ 1: “Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại của nó như thế nào[ 3]

Giải thích: Khí thải công nghiệp,khí thải của các động cơ đốt (ô tô, xe máy) có

chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này bị oxi hóa và tác dụng với hơi nước trong không khí nhờ xúc tác là các oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo

ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3 theo phương trình sau:

Trang 11

đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3): CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O

CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O

Áp dụng: Nêu vấn đề khi vào học bài mới

Bài 2: Một số oxit quan trọng

Ví dụ 1: Trong thực tế các em đã được biết đến vôi sống vậy vôi sống là chất như thế

nào?

Giải thích : Vôi sống là chất hóa học có công thức CaO là một oxít bazơ

Áp dụng: phần nêu vấn đề khi vào bài mới

Ví dụ 2: Tại sao khi cho vôi sống vào nước, ta thấy khói bốc lên mù mịt, nước vôi

như bị sôi lên và nhiệt độ hố vôi rất cao có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của

người và động vật nên cần tránh xa hố đang tôi vôi hoặc sau khi tôi vôi ít nhất 2

ngày?

Giải thích: Khi tôi vôi đã xảy ra phản ứng tạo thành canxi hiđroxit theo

PTHH:

CaO + H2O  Ca(OH)2

Phản ứng này tỏa rất nhiều nhiệt nên làm nước sôi lên và bốc hơi và có những hạt

Ca(OH)2 rất nhỏ tạo thành như khói mù trắng Do phản ứng tỏa ra nhiều nhiệt nên

nhiệt độ của hố vôi rất cao Do đó người và động vật cần tránh xa hố vôi để tránh rơi

xuống hố vôi tôi sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng[4]

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần đặt vấn đề vào bài

Ví dụ 3: Em có biết việc sử dụng CaO trên thế giới như thế nào không?

Giải thích: Hàng năm, thế giới sản xuất hàng triệu tấn CaO ( Nước Anh có sản lượng

2 triệu tấn/năm, Mĩ: 20 triệu tấn/năm, Cộng hòa Liên bang Đức: 10 triệu tấn/năm)

Việc sử dụng CaO hàng năm trên thế giới được thống kê như sau:

- 45% dùng cho công nghiệp luyện kim(chủ yếu luyện gang, thép)

- 30% dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học

- 10% dùng làm chất bảo vệ môi trường

- 10% dùng trong ngành xây dựng

- 5% dùng vật liệu chịu lửa [ 4]

Trang 12

Áp dụng: phần mở rộng

Ví dụ 4: liên hệ thực tế và cho biết ứng dụng của CaO?

HS liên hệ trả lời GV nhận xét bổ sung và cho HS xem một số hình ảnh minh họa:

Bón vôi cho cây trồng hóa chất trong công nghiệp

Áp dụng: phần liên hệ thưc tế

Ví dụ 5: Liên hệ với thực tế cho biết trạng thái màu sắc của CaO?

HS trả lời GV bổ sung và cho học sinh quan sát hình ảnh CaO

Áp dụng: phần 1 canxi oxit có những tính chất nào

Bài 3: Tính chất hóa học của axit

Ví dụ 1: Vì sao nước rau muống đang màu xanh nhưng khi vắt chanh vào thì nước

chuyển sang màu đỏ ?

Giải thích: Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị màu , trong chanh

có 7% axit xitric Vắt chanh vào nước rau làm dung dịch có tính axit, do đó làm thay đổi màu của nước rau Khi chưa vắt chanh nước rau muống màu xanh là chứa chất

Trang 13

kiềm [ 4]

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa học của

axit khi tác dụng với chất chỉ thị màu

Ví dụ 2: Vì sao axit nitric đặc lại làm thủng quần áo ?

Giải thích: Axit nitric đặc là một chất oxi hóa mạnh nên nó dễ dàng phản

ứng với xenlulozơ Khi axit nitric đặc dính vào quần áo nó sẽ phản ứng ngay với xenlulozơ ngay nên sẽ xuất hiện lỗ chỗ các lỗ thủng.[4]

Áp dụng: Phần mở rộng cuối bài

Ví dụ 3: Vì sao khi ăn trái cây không nên đánh răng ngay ?

Giải thích: Các nhà khoa học khuyến cáo: Ai ăn trái cây thì phải một giờ sau mới

được đánh răng Tại sao vậy ? Chất chua (tức axit hữu cơ) trong trái cây sẽ kết hợp với những thành phần trong thuốc đánh răng theo bàn chải sẽ tấn công các kẽ răng và gây tổn thương cho lợi Bởi vậy người ta phải đợi đến khí nước bọt trung hoà lượng axit trong trái cây nhất là táo, cam, nho, chanh.[5]

Áp dụng: GV có thể áp dụng cho phần mở rộng cuối bài

Ví dụ 4: Vì sao “ viên sủi “ cho vào nước lại sủi bọt?

Giải thích: Trong “viên sủi “ có những chất hóa học có tác dụng chữa bệnh, ngoài

ra còn có một ít bột natri hiđrocacbonat NaHCO3 và bột axit hữu cơ như axit xitric( axit có trong quả chanh) Khi “viên sủi “ gặp nước tạo ra dung dịch axit Dung dịch này tác dụng với muối NaHCO3 sinh ra khí CO2 Khí này thoát ra khỏ cốc nước dưới dạng bọt khí [ 4]

Áp dụng: phần mở rộng

Bài 4: Một số axit quan trọng

Ví dụ 1: Vai trò của axit clohiđric như thế nào đối với cơ thể ?

Giải thích: Axit clohiđric có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất

của cơ thể Trong dịch vị dạ dày của người có axit clohiđric với nồng đọ khoảng từ 0,0001 đến 0,001 mol/l (có độ pH tương ứng là 4 và 3) Ngoài việc hoà tan các muối khó tan, axit clohiđric còn là chất xúc tác cho các phản ứng thuỷ phân các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (chất đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được

Trang 14

Lượng axit clohiđric trong dịch vị dạ dày nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình thường đều mắc bệnh Khi trong dịch vị dạ dày, axit clohiđric có nồng độ nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH > 4,5) ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại, nồng độ lớn hơn 0,001 mol/l (pH < 3,5) ta mắc bệnh ợ chua Một số thuốc chữa đau dạ dày có chứa muối natri hiđrocacbonat NaHCO3(còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hoà bớt axit trong dạ dày

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O[6]

Áp dụng: Giáo viên có thể đưa vấn đề này trong phần ứng dụng của axit clohiđric Ví dụ 2: Vì sao không nên rót nước vào axit sunfuric đậm đặc mà chỉ có thể rót từ từ

axit sunfuric đậm đặc vào nước ?

Giải thích: Khi axit sunfuric tan vào nước thì Axit sunfuric có tính háo nước

nên các phân tử axit sẽ nhảy lên để đón nước vì vậy axits sẽ bắn tóe lên gây nguy hiểm cho mọi người

Trái lại khi cho axit sunfuric vào nước thì axit sunfuric đặc nặng hơn nước,

nếu cho từ từ axit vào nước, nó sẽ chìm xuống đáy nước, sau đó phân bố đều trong toàn bộ dung dịch Như vậy nhiệt lượng sinh ra được phân bố đều trong dung dịch, nhiệt độ sẽ tăng từ từ.Chú ý thêm là khi pha loãng axit sunfuric luôn luôn nhớ là “

phải rót từ từ ” axit vào nước và không nên pha trong các bình thủy tinh Bởi vì thủy

tinh sẽ dễ vở khi tăng nhiệt độ khi pha [7]

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho học sinh trả lời về cách pha loãng axit

H2SO4 khi dạy bài thực hành pha chế hóa chất ở phòng thí nghiệm nên cho cái gì vào

trước

Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ

Ví dụ 1: Vì sao bôi vôi vào chỗ ong, kiến đốt sẽ có tác dụng giảm đau ?

Giải thích: Vì trong nọc của ong, kiến, nhện (và một số côn trùng khác) có

axit hữu cơ tên là axit formic (HCOOH) Vôi là chất bazơ nên trung hòa axit làm giảm đau ở chỗ đốt.[4]

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần mở rộng tính chất hóa học của

bazơ

Bài 8: Một số Bazơ quan trọng

Trang 15

Ví dụ 1: Tại sao khi quét vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ?

Giải thích: Vôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho

nước vào tạo dung dịch trắng đục, khi quét lên tường thì Ca(OH)2 nhanh chóng

khô và cứng lại vì tác dụng với CO2 trong không khí theo phương trình:

nước và tỏa nhiều nhiệt Dung dịch Natrihiđroxit có tính nhờn, làm bục vải, giấy và

ăn mòn da Nên khi sử dụng Natrihiđroxit phải hết sức cẩn thận[ 4]

Áp dụng: phần nêu vấn đề khi vào bài mới

Ví dụ 3: Có một trận mưa trên thế giới có độ Ph = 2,4 kỉ lục nhất thế giới diễn ra

ở đâu?

Giải thích: Trận mưa có độ acid thấp ở mức kỷ lục (pH = 2,4) diễn ra ở New

England Trận mưa này làm cho sơn của các xe hơi đậu ngoài mưa bị rửa trôi và để lại vết các giọt mưa trên bộ khung của các xe hơi này[8]

Áp dụng: phần mở rộng tác hại của mưa axit

Bài 9: Tính chất hóa học của muối

Ví dụ 1: Tại sao khi nấu nước ở vùng một số vùng nước lại có lớp cặn ở dưới đáy

ấm? Cách tẩy lớp cặn này?

Giải thích: Trong tự nhiên nước ở một số vùng nước chứa nhiều muối

Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 là nước cứng tạm thời Khi đun sôi nước các muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 sẽ bị phân hủy tạo ra các kết tủa CaCO3 và MgCO3

Ca(HCO3)2

0

t

 CaCO3 + CO2 + H2O Mg(HCO3)2

0

t

 MgCO3 + CO2 + H2O CaCO3, MgCO3 sinh ra đóng cặn ở đáy ấm [10]

Cách tẩy cặn ở đáy ấm nấu nước: Cho vào ấm một thìa muối ăn sau đó cho một ít nước vào đun sôi lên một lúc sau cặn sẽ tự bong ra hoặc có thể cho vỏ khoai tây cùng với một lượng nước vừa phải đun sôi 10 phút lớp cặn sẽ tự bong ra [9]

Trang 16

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài học

Ví dụ 2: Vì sao muối NaHCO 3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày?

Giải thích: Trong dạ dày, có chứa dung dịch HCl Người bị đau dạ dày thì

nồng độ dung dịch HCl cao làm dạ dày bị bào mòn NaHCO3 dùng để chế thuốc đau dạ dày vì nó có tính lưỡng tính ( vừa tác dụng vớ dung dịch axit, vừa tác dụng được với dung dịch bazơ ) nên NaHCO3 có thể tác dụng với dung dịch HCl có trong dạ dày nhờ làm trung hòa lượng axit trong dạ dày mà tạo ra các chất có lợi cho cơ thể con người:

NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2 [10]

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài học

Bài 10: Một số muối quan trọng

Ví dụ 1: Vì sao muối ăn dễ bị chảy nước ?

Giải thích: Muối ăn có thành phần chính là natri clorua, ngoài ra còn có ít

muối khác như magie clorua …, natri clorua tan vô hạn trong nước, nên nó hấp thụ nước trong không khí và rất dễ tan trong nước nên dễ bị chảy nước khi để ngoài không khí.( dựa vào tính tan của muối natri clorua)

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần trạng thái tự nhiên

Ví dụ 2: Muối ở biển có từ đâu ?

Giải thích: Biển cả là quê hương của muối, trong đó NaCl chiếm 85% Trong quá

trình lâu dài hình thành đại dương ban đầu đã hoà tan tất cả các loại muối khoáng Đồng thời nham thạch trong quá trình phong hóa (nham thạch bị tác động lâu ngày của mưa, nắng, gió bão và vi sinh vật) đã không ngừng bị phân giải và sản sinh ra các loại muối, sau đó theo các dòng sông để ra đại dương Vậy sông ngòi, nham thạch và các núi lửa dưới đáy biển chính là nguồn gốc cung cấp chủ yếu các loại muối cho biển cả[11]

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần trạng thái tự nhiên

Ví dụ 3: Em có biết thành phần của thuốc nổ đen?

Giải thích: Thành phần của thuốc nổ đen gồm có 75% KNO3, 10% S, 15% C Khi hỗn hợp thuốc nổ sẽ xảy ra phản ứng hóa học theo PT sau:

2KNO3(r) + S(r) + 3C(r)  K2S(r) +N2 +3CO2

Trang 17

Thuốc nổ đen được dùng làm thuốc súng, mình phá đất, đá trong quá trình xây dựng.[4]

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài học

Ví dụ 4: Vì sao cho thêm muối quá sớm khi nấu đậu thì đậu không nhừ ?

Giải thích: Vì trong đậu nành khô, nước rất ít Do đó có thể coi nó như một

dung dịch đặc, và lớp vỏ là một màng bán thẫm Khi nấu, nước bên ngoài sẽ thẩm thấu vào trong đậu làm đậu nành nở to ra, sau một thời gian các tế bào trong hạt đậu

bị phá vỡ làm cho đậu mềm

Nếu khi nấu đậu ta cho muối quá sớm thì nước ở bên ngoài có thể không đi vào trong đậu, thậm chí nước trong đậu sẽ thẩm thấu ra ngoài do nồng độ muối trong nước muối bên ngoài lớn hơn nhiều so với nồng độ muối trong đậu nếu cho muối quá nhiều [ 5]

Áp dụng: Giáo viên cung cấp cho học sinh một số mẹo vặt trong đời sống thường

ngày

Ví dụ 5: Vì sao nước mắt lại mặn ?

Giải thích: Trong nước mắt có chứa muối, muối này không phải do ai cho vào mà

do chính cơ thể chúng ta tạo ra Muối có ở khắp mọi nơi trong có thể, trong máu, dịch thể, từng bộ phận đều có sự tồn tại của muối Trên nhãn cầu chúng ta đều có một thứ to như đầu ngón tay út gọi là tuyến lệ, nó giống như một xưởng gia công, gia công máu thành nước mắt Do đó, trong nước mắt tự nhiên có chứa muối Nước mắt có tác dụng bôi trơn nhãn cầu, làm cho nhãn cầu không bị khô, bị xước và vì có muối nên còn có tác dụng hạn chế một phần sự phát triển của vi khuẩn trong mắt[11]

Áp dụng : GV có thể áp dụng phần liên hệ thực tế

Bài 11: Phân bón hóa học

Ví dụ 1: Vì sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây ?

Giải thích: Trong tro bếp có chứa muối K2CO3, cung cấp nguyên tố kali cho cây [11]

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài học

Ví dụ 2: Cao dao Việt Nam có câu:

Trang 18

“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”

Câu này có ý nghĩa về mặt hoá học như thế nào?

Giải thích: Câu ca dao nhắc nhở người làm lúa:

Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng mà có trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này

Do trong không khí có ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2, khi có chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động:

N2 + O2 Tia lửa điện 2 NO

Sau đó: 2NO + O2 2NO2

Khí NO2 sẽ tan trong nước mưa:

NO2 + H2O + O2 HNO3

HNO3 H+ + NO3+

Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6−7 kg N cho mỗi mẫu đất[11]

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần củng cố bài học

Bài 15: Tính chất vật lí của kim loại

Ví dụ 1: Vì sao đồng có tính dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhôm lại được sử dụng

làm dây dẫn điện cao thế? Còn đồng lại được sử dụng làm dây dẫn điện trong nhà?

Giải thích: Tuy đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng nhôm (khối lượng riêng

của nhôm là 2,70g/cm3) nhẹ hơn đồng (khối lượng riêng của đồng là 8,96g/cm3) Do đó, nếu như dùng đồng làm dây dẫn điện cao thế thì phải tính đến việc xây các cột điện sao cho chịu được trọng lực của dây điện Việc làm đó không có lợi về mặt kinh tế Còn trong nhà thì việc chịu trọng lực của dây dẫn điện không ảnh hưởng lớn.Vì vậy ở trong nhà thì ta dùng dây đẫn điện bằng đồng.( dựa vào khối lượng riêng của kim loại)

Áp dụng: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên cho phần tính dẫn điện của kim loại

Bài 18: Nhôm

Ví dụ 1: Gia đình em có sử dụng nhiều đồ vật bằng nhôm không?Vậy nhôm có tính

chất vật lý gì?

HS trả lời Sau đó giáo viên nhận xét

Trang 19

Tính chất vật lý của nhôm là: nhôm là kim loại màu trắng bạc, có ánh kim, nhẹ ( khối lượng riêng là 2,7g/cm3 ), dẫn điện dẫn nhiệt tốt, nóng chảy ở 6600C Độ dẫn điện của nhôm bằng 2/3 độ dẫn điện của đồng Nhôm có tính dẻo nên có thể cán mỏng hoặc kéo thành sợi

Áp dụng: phần tính chất vật lý của nhôm

Ví dụ 2: Tại sao các đồ nhôm được đánh sáng có màu sáng bạc,có ánh kim lâu

ngày thì bị mờ đi?

Giải thích: Vì ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp oxit Al2O3 mỏng bền vững lớp oxit này tạo thành làm mờ độ sáng độ ánh kim của nhôm.vì vậy muốn giữ cho đồ nhôm luôn sáng chúng ta phải thường xuyên đánh bóng

Áp dụng: liên hệ tính chất nhôm phản ứng với oxi

Ví dụ 3: Các em thấy nhiều đồ vật bằng nhôm vậy nhôm có tác dụng được với nước

không?

Giải thích: Vì ở điều kiện thường, nhôm phản ứng với oxi tạo thành lớp oxit Al2O3 mỏng bền vững Lớp oxit này bảo vệ đồ vật bằng nhôm không cho nhôm tác dụng với nước

Áp dụng: phần liên hệ tính chất hóa học của nhôm

Ví dụ 4: Tại sao người ta thường dùng xô bằng sắt và bằng nhựa để đựng vôi quét

nhà mà không dùng xô bằng nhôm?

Giải thích: Vì nhôm có thể phản ứng với dd nước vôi nên là thủng xô nhôm theo

PTHH sau:

4Al +2Ca(OH)2 +2 H2O  2Ca(AlO2)2 + 3H2

Áp dụng: phần liên hệ tính chất nhôm có tính chất nào khác

Ví dụ 5: Em có biết cách khi sử dụng đồ nhôm như thế nào là tốt nhất không?

Đồ nhôm hầu như đã được phổ biến trong mọi gia đình ở mọi quốc gia trên thế giới Người ta ưa đồ nhôm vì nó sạch sẽ, nhẹ, đẹp mắt, tiện lợi mà lại rẻ tiền

Trang 20

Nhôm có hại cho cơ thể, nhất là đối với người già

Bệnh lú lẫn và các bệnh não khác ở người già, ngoài nguyên nhân do cơ thể bị

lão hoá còn có thể do sự “đầu độc vô tình” của các đồ nấu ăn, đồ đựng bằng nhôm Tế

bào thần kinh trong não của người già bị mắc bệnh não có chứa rất nhiều ion nhôm (Al3+) nếu cứ dùng đồ nhôm trong thời gian dài sẽ làm tăng cơ hội để ion nhôm xâm nhập vào cơ thể, làm nguy hại tới toàn bộ hệ thống thần kinh não

Vì thế không nên dùng đồ nhôm để đựng thức ăn, không nên ăn món ăn đựng trong đồ nhôm để qua đêm, không nên dùng đồ nhôm để đựng rau trộn có trộn trứng gà và giấm

Truyện kể trích: Nhà viết sử cổ đại Plini Bố có kể lại một sự kiện lý thú từng

xảy ra gần hai ngàn năm về trước Một hôm, một người lạ đến gặp hoàng đế La

Mã Tibêri Người đó mang tặng hoàng đế một cái chén do chính mình làm ra từ một thứ kim loại lấp lánh như bạc, nhưng lại rất nhẹ Người thợ nói rằng, anh ta lấy được thứ kim loại mà chưa ai biết này từ đất sét Có lẽ Tibêri ít khi bận tâm biết ơn ai, và ông ta cũng là một hoàng đế thiển cận Sợ rằng, thứ kim loại mới với những tính chất tuyệt vời của nó sẽ làm mất hết giá trị của đống vàng và bạc đang cất giữ trong kho, nên vị hoàng đế này đã ra lệnh chém đầu người phát minh và phá tan xưởng của anh ta để từ đấy về sau không còn ai dám sản xuất thứ kim loại

“nguy hiểm” ấy nữa

Mãi đến thế kỷ XVI, tức là khoảng một ngàn năm trăm năm về sau, lịch sử của Kim loại này mới được ghi thêm một trang mới Vị y sư kiêm nhà vạn vật học đầy tài năng người Đức là Philip Aureon Teofrat Bombat Fôn Hôhengây (Philippus Aureolus Theophratus Bombastus Von Hohenheim) - người đã đi vào lịch sử với biệt danh là Paratxen, đã làm được điều đó Khi nghiên cứu các chất và các khoáng vật khác nhau trong đó có cả các loại phèn, nhà bác học này đã xác định được rằng, chúng là “muối của một loại đất chứa phèn nào đó” mà thành phần của nó có chứa oxit của một kim loại chưa ai biết; thứ oxit này về sau được gọi là đất phèn [3]

Áp dụng: Giáo viên có thể liên hệ trong bài giảng nhằm mục đích cung cấp kiến

thức hoá học về sức khoẻ của con người, tạo sự hưng phấn học tập của học sinh

Trang 21

Ví dụ 6: Em có biết kim loại nào cùng với đồng và một số nguyên tố khác như

mangan, sắt, silic được dùng trong công nghiệp chế tạo máy bay ,ôtô, tàu vũ trụ?

Giải thích: đó chính là nguyên tố kim loại nhôm cùng với đồng và một số nguyên

tố khác như mangan, sắt, silic chủ yếu do tính nhẹ và bền được dùng trong công nghiệp chế tạo máy bay, ôtô, tàu vũ trụ.[ 4]

Áp dụng: phần nêu vấn đề khi vào bài mới

Bài 19: Sắt

Ví dụ 1: Em có biết kim loại nào rất cần thiết cho xây dựng nhà cửa và các công

trình khác không ?

Giải thích: Đó chính là kim loại sắt Sắt là kim loại được dùng hầu hết trong các

công trình xây dựng (kinh nghệm dân gian)

Áp dụng: phần nêu vấn đề khi vào bài mới

Ví dụ 2: Em có biết cách loại bỏ sắt khỏi mạch nước ngầm như thế nào không?

Giải thích: Nhà máy nước thường khai thác và xử lý nước ngầm để cung cấp nước

sạch cho thành phố Trong nước ngầm thường chứa sắt dưới dạng muối sắt (II) tan trong nước có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏ con người Để loại bỏ hợp chất sắt trong nước ngầm, các nhà máy nước sử dụng một trong các cách sau đây:

- Bơm nước ngầm cho chảy qua các giàn mưa

- Sục khí oxi vào bể chứa nước ngầm

Sắt trong nước ngầm dưới dạng muối sắt (II) sẽ bị oxi hóa thành các hợp chất sắt (III) không tan và được tách ra khỏi nước Sau đó nước được khử trùng và dẫn đến nơi sử dụng [trích 4]

Áp dụng: Liên hệ hiện tượng xảy ra ở các ruộng lúa khi cày ải, nước cho vào

ruộng khi mới cày lên còn trong, nhưng sau khoảng nửa ngày thấy rõ có váng phèn nổi lên màu vàng phần mở rộng

Ví dụ 3: Từ thực tế các dụng cụ bằng sắt em hãy cho biết sắt những tính chất vật lý

gì?

HS trả lời Sau đó giáo viên nhận xét

Tính chất vật lý của sắt: sắt là kim loại màu trắng xám, có ánh kim, dẫn điện dẫn nhiệt tốt nhưng kém hơn nhôm Sắt dỏ nên dễ rèn Sắt có tính nhiễm từ sắt là kim

Ngày đăng: 07/10/2015, 11:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w