Sau khi áp dụng các nội dung này vào 6 tuần giảng dạy thực tập tại trường trung học cơ sở Hải Thành tôi thấy chất lượng HS có chuyển biến. Dưới đây là kết quả sau 6 tuần thực hiện đề tài. Đây là kết quả dựa vào các bài kiểm tra 15 phút, một tiết. Tuy nhiên đây chỉ là bước đầu khảo sát chưa đánh giá chính xác hiệu quả vì thời gian thực tập ngắn ngủn chỉ 6 tuần
Kết quả khảo sát chất lượng sau khi thực hiện đề tài
Lớp Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %
91 3 15 16 80 1 5 0 0 0 0
92 5 22,7 11 50 5 22,7 1 4,6 0 0
3.4.2. Bài học rút ra:
Qua thời gian nghiên cứu vận dụng một số bài trong đề tài, em đã rút ra một số bài học như sau:
Về liên hệ thực tế trong giảng dạy hoá học, giúp HS tích cực tham gia vào các hoạt động tìm kiến thức thông qua các bài tập lý thuyết và thực hành, các kiến thức và kĩ năng của các em được củng cố một cách vững chắc, kết quả học tập không ngừng được nâng cao. Các em HS đã thực sự chủ động lao mình vào bài học để chiếm lĩnh tri thức kỹ năng một cách chủ động không còn gượng ép, nhồi nhét các em đã tự lĩnh hội tri thức cho mình, từ đó tạo niềm say mê và hứng thú trong học tập môn Hóa Học.
Nội dung đề tài giúp HS họat động tìm kiếm kiến thức, rèn luyện kĩ năng giải thích một số hiện tượng có liên quan đến cuộc sống hàng ngày. Qua đó tôi cũng nhận thấy yêu cầu đối với một người GV là phải làm tốt các khâu chuẩn bị và khéo léo phối hợp tốt các PP sao cho phù hợp với từng nội dung và mức độ kiến thức đối với từng đối tượng HS.
Nội dung nêu trong đề tài có khả năng phát huy rất tốt năng lực tư duy độc lập của HS, làm cho không khí học tập của HS hào hứng và sôi nổi hơn. Giáo viên đóng một vai trò quyết định cho chất lượng của bài dạy học. Đồng thời là phẩm chất,năng lực của người GV cũng là một yếu tố quan trọng chính vì vậy người GV phải không ngừng học hỏi kiến thức bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp để xứng đáng là một người giáo viên mẫu mực thương yêu học sinh.Và là một SV năm cuối của trường đại học Quảng Bình tôi cũng tự ý thức được ràng mình phải cố gắng trau dồi kiến thức chuyên môn, tu dưỡng đạo đức của mình để sau này có thể trở thành một giáo viên giỏi được nhiều HS yêu quý và kính trọng.
Phần 3 . KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Sau một thời gian nghiên cứu, bám sát mục tiêu của đề tài đặt ra, nhiệm vụ nghiên cứu và dựa trên các phương pháp nghiên cứu đã được lựa chọn, tôi đã hoàn thành đề tài trong phạm vi nghiên cứu nhất định với một số kết quả thu được như sau:
- tôi đã tiến hành nghiên cứu được 36 bài và đưa ra 84 ví dụ
- Việc liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn hoá học ở trường THCS đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong mỗi bài dạy của giáo viên nhằm kích thích niềm say mê, hứng thú của HS khi tiếp thu những kiến thức hóa học cơ bản.
- Giáo viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, kiến thức sâu rộng về các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học, vận dụng linh hoạt các ví dụ liên hệ các hiện tượng tự nhiên, các hiện tượng thường ngày trong cuộc sống. - Tìm hiểu những biện pháp nhằm liên hệ thực tế nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn hoá học ở trường THCS.
- Những ví dụ đưa ra trong đề tài nhằm bồi dưỡng kiến thức cơ bản, kích thích niềm say mê học tập cho các em học sinh, phát triễn tiềm lực trí tuệ, tư duy, tính tích cực sáng tạo, giúp các em phát huy được khả năng tìm tòi, giải thích các hiện tượng đơn giản xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, tránh việc mê tín dị đoan.
- Đề tài là tài liệu tham khảo cho các sinh viên chuyên ngành sư phạm hóa học, để sau này ra trường họ có thể vận dụng vào bài dạy của mình một cách có hiệu quả. Qua việc nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi sẽ chọn lọc những ví dụ thích hợp, áp dụng những kiến thức, nội dung của đề tài vào những bài dạy của mình một cách có hiệu quả trong tương lai.
Xuất phát từ mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục, tất cả vì HS, không ngừng nâng cao trình độ và tích lũy bề dày kinh nghiệm của đội ngũ GV, tôi mạnh dạn đề nghị một số ý kiến sau:
Các bạn năm cuối có thể xem và tham khảo để sau này ra trường có thể áp dụng vào bài dạy của mình một cách có hiệu qua nhất.
giảng của mình.
Ngành giáo dục cần đầu tư trang thiết bị dạy và học đầy đủ. Đây cũng là điều góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho GV phát huy tốt hiệu quả giờ dạy cũng như nên có sự quan tâm động viên kịp thời tương xứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Xuân Trọng,2013, SGK Hóa học 8 BGD&ĐT
2. Tra google vai trò của nước đối với đời sống do BS Vũ Ngọc trả lời. 3. Nguyễn Văn Sỹ,đề tài tháng 2 năm 2013
4. Lê Xuân Trọng,2005, SGK hóa học 9 BGD&ĐT
5. Nguyễn Xuân Trường. 385 câu hỏi và đáp về hoá học và đời sống.NXBGD 6: http://hoahocvadoisong.webnode.vn/news/axit-clohi%C4%91ric-co-vai-
tr%C3%B2-nh%C6%B0-th%E1%BA%BF-n%C3%A0o-
%C4%91%E1%BB%91i-v%E1%BB%9Bi-c%C6%A1-th%E1%BB%83-/ 7. Nguyễn Xuân Trường, 2008 SGK Hóa học 10 BGD&ĐT.
8. Mưa acid và những ảnh hưởng - KhoaHoc.com.vn
9.http://www.phununet.com/WikiPhuNuNet/ChiTietWiKi.aspx?m=0&StoreID= 15368.
10. Nguyễn Xuân Trường,2008 SGK Hóa học 12 BGD&ĐT.
11.http://hoathpt.com/hoa-hoc-vui/hoa-hoc-vui-10/267-muoi-o-bien-co-tu- dau.html
12. http://dayhoahoc.com/20120221754/LLPP-day-hoc/LLPPDH-Hoa-hoc/46-cau- hoi-thuc-tien-co-the-dua-vao-bai-hoc/VAN-DE-31-Ma-troi-la-gi-Ma-troi-thuong- xuat-hien-o-dau.html.
13.Nguyễn Xuân Trường, 2009 SGK Hóa học 11 BGD&ĐT.
14.http://c3tanhlinh.blogtiengviet.net/2012/10/13/hoa_har_c_var_i_arung_darcng_tro ng_a_ar_