1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư vào nhà ở cho người có thu nhập thấp tại Hà Nội

53 593 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 241,5 KB

Nội dung

Nhà ở là loại hình kiến trúc xuất hiện sớm nhất của loài người, nhà ở là những không gian có tổ chức nhằm phục vụ cho các sinh hoạt đời sống cá nhân và gia đình, bởi vậy nó là một trong những nhu cầu cần thiết của mỗi gia đình, là vấn đề lớn được quan tâm hàng đầu của mỗi tầng lớp dân cư.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Nhà ở là loại hình kiến trúc xuất hiện sớm nhất của loài người, nhà ở là nhữngkhông gian có tổ chức nhằm phục vụ cho các sinh hoạt đời sống cá nhân và giađình, bởi vậy nó là một trong những nhu cầu cần thiết của mỗi gia đình, là vấn

đề lớn được quan tâm hàng đầu của mỗi tầng lớp dân cư Cải thiện nhà ở là mộttrong những yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao đời sống nhân dân, là nguyệnvọng chính đáng của mỗi hộ gia đình, mọi người dân trong xã hội đều mongmuốn có nơi ở, sinh hoạt để sinh sống và phục vụ cho sự nghiệp phát triển đấtnước

Vấn đề nhà ở cho người lao động luôn nan giải đối với mọi đất nước, nhất làcác nước đang phát triển có mức thu nhập thấp Làm sao để đáp ứng đầy đủnhu cầu nhà ở cho một đô thị đang là một bài toán khó đặt ra cho các nhà quản

lý đô thị Nhiều hiện tượng xã hội phức tạp đã nảy sinh trong lĩnh vực nhà ở:Việc làm, thu nhập, lối sống, tệ nạn xã hội… Những hiện tượng đó gây không

ít khó khăn trong vấn đề quản lý đô thị

Thực tế các nước cho thấy rằng, để đẩy nhanh tốc độ đô thị hoácùng với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì vấn đề nhà ở đặcbiệt là nhà ở cho những người có mức thu nhập thấp phải được giải quyết đúngđắn kịp thời ở nước ta, trong những năm qua Đảng và nhà nước đã cố gắngquan tâm, chăm lo, tạo điều kiện từng bước đáp ứng yêu cầu bức xúc về nhà ởcho người có thu nhập thấp, nhiều chương trình, dự án đều đề cập đến pháttriển nhà ở cho người có thu nhập thấp và được xác định là vấn đề ưu tiên

Trang 2

Tuy nhiên vấn đề nhà ở là một vấn đề hết sức phức tạp và rất nhạycảm, nên trong thực tế nó nảy sinh rất nhiều vấn đề cần được giải quyết Đểgóp phần giải quyết nhà ở cho người có thu nhập thấp , em đã đi vào nghiên

cứu đề tài “ Đầu tư vào nhà ở cho người có thu nhập thấp tại Hà Nội ’’ Trên

cơ sở đó em đưa ra một vài giải pháp với hy vọng sẽ góp phần nhỏ bé của mìnhvào quá trình hoàn thiện chính sách về nhà ở của Nhà nước

Em xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh đã tận tình hướng dẫn

em thực hiện đề tài này Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô và các bạn đọc góp ý và chỉ dạy

Nội dung đề tài:

Chương một: Những vấn đề lý luận chung về đầu tư

Chương hai: Thực trạng đầu tư nhà ở cho người thu nhập thấp tại Hà Nội

trong 10 năm trở lại đây (2000-2010)

Chương ba: Định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát

triển cho người có thu nhập thấp tại Hà Nội

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ

Trang 3

I Những vấn đề lý luận về đầu tư

1.1 Khái niệm và đặc điểm của đầu tư phát triển

a.Khái niệm

Trên phương diện hoạch định tài chính cá nhân, đầu tư là sự hy sinh của một cánhân trong việc tiêu dùng hiện tại để tích lũy tài sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong tương lai

Trong con mắt của các nhà tư vấn tài chính, đầu tư được hiểu là việc một cá nhân mua tài sản với mong ước rằng tài sản đã mua được sẽ giữ vững giá trị, sau đó tăng giá và tạo ra nguồn thu nhập tương ứng với mức độ rủi ro nào đó Nói một cách ngắn gọn hơn, mục tiêu tài chính của cá nhân là tích lũy đồng tiền Sau khi kiếm được tiền, người ta cần cân nhắc đầu tư đồng tiền đó như thếnào để cho nó nhiều hơn trước

Đầu tư phát triển là hoạt động đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến

Trang 4

xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động Kết quả của đầu tư phát triển là sự tăng thêm về tài sản vật chất (nhà xưởng thiết bị…) tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học, kỹ thuật…) và tài sản vô hình (những phát minh sáng chế, bản quyền…) Các kết quả đạt được của đầu tưgóp phần tăng năng lực sản xuất của xã hội

b Đặc điểm của đầu tư phát triển

- Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn

- Thời kỳ đầu tư kéo dài

- Thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài

- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triền mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên, do đó, quá trìnhthực hiện đầu tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng

- Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao

1.2 Vấn đề đầu tư phát triển nhà ở

Nhà ở là công trình xây dựng có mái, tường bao quanh, cửa ra vào để ở, sinh

hoạt văn hoá, xã hội hoặc cất giữ vật chất, phục vụ cho các hoạt động cá nhân

và tập thể của con người, và có tác dụng bảo vệ cho các hoạt động đó

Tuy cũng là một sản phẩm của quá trình sản xuất nhưng nhà ở được coi làmột sản phẩm hàng hóa đặc biệt do có những đặc điểm sau:

Trang 5

+ Nhà ở là tài sản cố định có tuổi thọ lâu tuỳ thuộc vào kết cấu và vật

liệu xây lên nó Thông thường thời gian tồn tại của nó từ 50 đến 60năm và cũng có trường hợp hàng trăm năm hoặc lâu hơn nữa

+ Nhà ở có tính cố định về hình dáng kiến trúc và kết cấu cũng như

trang thiết bị nên khó thay đổi Muốn cải tạo, nâng cấp thay đổi kiếntrúc cũng khó khăn và tốn kém

+ Nhu cầu về nhà ở rất phong phú tuỳ thuộc vào sở thích cũng như

khả năng của từng đối tượng Hơn thế nhu cầu này còn thay đổi theo

sự phát triển của nền kinh tế – xã hội

+ Đối với các khu đô thị thì nhà ở là một bộ phận quan trọng và chủ

yếu nằm trong cơ sở hạ tầng đô thị mà cụ thể là cơ sở hạ tầng xã hội

Do vậy, mặc dù là sản phẩm phục vụ cho cá nhân nhưng nhà ở lại cótác động mạnh mẽ đến bộ mặt đô thị và đồng thời cũng chịu tác độngtrở lại của đô thị như: giao thông, hệ thống cấp thoát nước, điện, thôngtin liên lạc…ảnh hưởng đến cuộc sống và điều kiện sinh hoạt củanhững người trong ngôi nhà

1.3 Các nhân tố cơ bản tác động đến đầu tư phát triển nhà ở

Đầu tư phát triển nhà ở cũng là một hoạt động đầu tư phát triển, bởi vậy nó cũng bị ảnh hưởng bởi các nhân tố vi mô – vĩ mô, chủ quan – khách quan, các nhân tố về kinh tế - xã hội Ta có thể kể đến một số các nhân tố cơ bản sau:

+Lãi suất: Được coi là một yếu tố nội sinh tác động trực tiếp tới sự gia tăng

hay suy giảm cầu đầu tư, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư xây dựng vì sử dụng mộtlượng vốn lớn Khi lãi suất giảm tức là chi phí sử dụng vốn giảm và sẽ khuyến

Trang 6

khích các nhà đầu tư vay tiền từ ngân hàng để tiến hành hoạt động đầu tư tạo

ra nhiều sản phẩm cho xã hội và ngược lại Với khả năng ảnh hưởng mạnh mẽđến cầu đầu tư, hiện nay lãi suất là một công cụ quản lý kinh tế quan trọng củaNhà nước Thông qua việc kiểm soát có giới hạn lãi suất của thị trường Nhànước có thể tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế Hơn nữa Nhà nước còn sử dụngcác mức lãi suất ưu đãi khác nhau như một biện pháp kích thích đối với nhữnglĩnh vực cụ thể phụ thuộc vào chính sách ưu tiên phát triển kinh tế trong từngthời kỳ Hiện nay để khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vàođầu tư nhà ở thì nhà nước có thể áp dụng các chính sách lãi suất ưu đãi để thuhút đầu tư

+Tỷ suất lợi nhuận bình quân Là một nhân tố khách quan cho biết trong mỗi

thời kỳ thì đầu tư vào ngành nào là có lợi, bên cạnh đó nó cũng điều tiết đầu tư

từ ngành này sang ngành khác Khi tỷ suất bình quân của một ngành cao hơnngành khác cũng có nghĩa đầu tư vào ngành đó có khả năng thu được lợi nhuậncao hơn và kích thích các nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư cho ngành đó Trong trườnghợp đầu tư bằng vốn vay thì tỷ suất lợi nhuận bình quân là giới hạn trên của lãisuất vay vốn Nhà ở đang là lĩnh vực được Nhà nước khuyến khích đầu tư vàtạo nhiều điều kiện thuận lợi thông qua chủ trương “xã hội hoá” vấn đề nhà ở,một mặt thu hút sự tham gia của mọi thành phần trong xã hội, mặt khác giảmgánh nặng cho ngân sách Nhà nước Những chính sách như cho chậm nộp tiềnthuê đất, hay thậm chí miễn tiền thuê đất khi xây dựng nhà ở cao tầng, áp dụngmức thuế ưu đãi, hỗ trợ một số hạng mục công trình (hạ tầng xã hội và kỹthuật)…của Nhà nước thời gian qua cộng với sự buông lỏng quản lý trong lĩnhvực đất đai và xây dựng đã làm tăng đáng kể tỷ suất lợi nhuận của hoạt độngđầu tư xây dựng nhà, đặc biệt là ở những thành phố lớn trong đó có Hà nội

Trang 7

+Chu kỳ kinh doanh là sự dao động của nền kinh tế theo thời gian, trong đó

trải qua hai giai đoạn đặc trưng là đỉnh và đáy nếu như đỉnh là giai đoạn cựcthịnh của nền kinh tế thì ngược lại đáy là thời kỳ suy thoái, mọi hoạt động sảnxuất kinh doanh đều đình trệ Khi nền kinh tế đang trên đà phát triển thì đầu tưvào lĩnh vực nhà đất cũng sẽ có lợi hơn nhiều so với khi kinh tế đag trên đà suythoái Bởi vì cục diện của nền kinh tế và các hoạt động kinh tế của mỗi ngànhnghề luôn có tác động qua lại lẫn nhau

Ngoài ra còn nhiều nhân tố khác tác động đến đầu tư nói chung và đầu tư nhà ởnói riêng như mức độ rủi ro, tính chất của thị trường, chính sách của Nhà

nước…Mọi nhân tố cần phải được xem xét, đánh giá trong môi liên hệ phong phú đa dạng của môi trường đầu tư để nhà đầu tư có thể đưa ra những chiến lược và giải pháp thích hợp trong những giai đoạn cụ thể

II Vốn và nguồn vốn trong đầu tư phát triển

2.1.Vốn trong đầu tư phát triển

Vốn đầu tư là tiền tích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch

vụ, tiền tiết kiệm của dân cư và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào

sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội, nhằm duy trì tiếm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội

Vốn để đầu tư xây dựng nhà ở, ở đây ta xét cụ thể tại địa bàn Hà Nội là vốn từnhiều nguồn Nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng, các doanh nghiệp,người dân Việc huy động mỗi nguồn vốn này có những đặc điểm riêng đòihỏi phải có sự phối hợp linh hoạt khai thác và hạn chế nhược điểm để đầu tưphát triển nhà ở tại Hà Nội đạt được hiệu quả cao nhất

Trang 8

Đứng trên giác độ chủ đầu tư thì một dự án phát triển nhà ở hiện nay có thể huyđộng vốn từ những nguồn sau:

+Ngân sách Thành phố để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật ngoài

hàng rào dự án và những công trình hạ tầng xã hội thiết yếu khác Đây là tráchnhiệm của Thành phố để cùng phối hợp với chủ đầu tư tạo ra quỹ nhà có đồng

bộ hạ tầng kỹ thuật và xã hội

+Vốn tự có: đây phải được xác định là nguồn vốn cơ bản trong bất cứ dự án

nào, quyết định sự thành hay bại

+Vốn vay: nguồn vốn này là không thể thiếu đối với những dự án lớn như đầu

tư phát triển nhà ở

+Vốn huy động từ khách hàng: do nhu cầu về nhà ở của người dân rất lớn

cùng với sự cho phép của Thành phố, các chủ đầu tư có thể khai thác nguồnvốn đầy tiềm năng này thông qua hình thức ứng trước tiền mua nhà

Ta đi vào nghiên cứu cụ thể từng nguồn vốn

2.2.1 Nguồn vốn ngân sách nhà nước:

Nhà ở là một hàng hóa đặc biệt có hai thuộc tính: hàng hóa và xã hội, tùy vàonhững thời điểm kinh tế - xã hội - chính trị khác nhau mà thuộc tính nào đượccoi trọng hơn và do vậy sẽ do một đối tượng chính trong xã hội đứng ra giảiquyết Trước đây trong thời kỳ bao cấp, thuộc tính xã hội được đẩy lên cao hơn

và hoàn toàn do NSNN tài trợ Dần dần khi chế độ bao cấp bị xóa bỏ tính xãhội cũng vì thế cũng giảm dần và thay vào đó là tính hàng hóa lại tăng lên biểuhiện bằng sự tham gia của nhiều nguồn vốn hơn như doanh nghiệp, người dân,

tổ chức tín dụng tài chính Đến mô hình phát triển theo dự án như hiện nay thìvai trò của 2 thuộc tính là ngang nhau, tuy nhiên nhà nước không còn tham giatrực tiếp như trước mà vốn NSNN giữ vai trò như nguồn vốn mồi, thu hút sựtham gia của các nguồn vốn, cụ thể được dùng đầu tư:

Trang 9

+ Xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật chính và hạ tầng xã hội, ưu tiên đầu

tư hỗ trợ cải tạo nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội điliền với các dự án phát triển nhà ở, đặc biệt là đầu tư đồng bộ công trình

kỹ thuật ngoài hàng rào để khai thác được ngay dự án

+ Hỗ trợ xây dựng nhà ở phục vụ các đối tượng được hưởng chính sách

ưu đãi trong xã hội có nhu cầu về nhà ở theo kế hoạch hàng năm

+ Đầu tư xây dựng quỹ nhà phục vụ các công tác giải phóng mặt bằng.+ Thành lập quỹ phát triển nhà của thành phố, hình thành ngân hàng pháttriển nhà ở để tập trung và thu hút các nguồn vốn cho nhà ở không nằmchung trong quỹ phát triển hạ tầng đô thị

Nhà nước có trách nhiệm cấp vốn cho xây dựng kết cấu hạ tầng để đáp ứng về nhu cầu về chỗ ở Sở dĩ như vậy vì đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân màNhà nước là đại diện, giá trị của đất sẽ tăng lên rất nhiều nếu được đầu tư kết cấu hạ tầng Đầu tư nhà ở theo mô hình dự án chủ yếu được tiến hành trong cáckhu đô thị mới đã được quy hoạch chi tiết, do vậy vốn ngân sách được đầu tư

để xây dựng các hạng mục công trình xã hội như trường học, nhà trẻ, công viên, cây xanh, trạm y tế, trụ sở hành chính và một số công trình hạ tầng kỹ thuật mà một chủ đầu tư khó đảm đương vì chủ yếu phục vụ lợi ích công cộng như đường nội và ngoại khu, hệ thống cấp, thoát nước, điện, chiếu sáng

Vốn Ngân sách không chỉ có tính chất hỗ trợ cho các dự án mà còn giữ vai trò chủ đạo trong những công tác mang tính xã hội cao như giải phóng mặt bằng,

và đặc biệt Hà nội là nơi có đông các đối tượng chính sách đòi hỏi Thành phố phải có cơ chế sử dụng vốn để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho các đối tượng này Cùng với quá trình phát triển của các khu đô thị mới, hàng năm Thành phố

Trang 10

vẫn trích một phần Ngân sách để đầu tư trực tiếp vào phần đất xây dựng mà cácchủ đầu tư phải dành lại cho Thành phố (30%) hay hỗ trợ các đối tượng chính sách mua nhà tại đây.

2.2.2 Vốn tự có

Đây là nguồn vốn hợp pháp của chủ đầu tư có được do tích lũy từ lợi nhuận sauthuế của hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, từ khấu hao cơ bản đượcgiữ lại, vốn kinh doanh Nguồn vốn này được huy động bằng nhiều cách như :vay ngân hàng, phát hàng cổ phiếu Sự thành công của phương thức huy độngvốn sẽ quyết định sự thành công của dự án và chính nguồn vốn tự có sẽ quyếtđịnh, làm cơ sở cho việc huy động thành công các nguồn vốn khác Sở dĩ vậy vìnguồn vốn tự có hay vốn đối ứng sẽ quyết định khả năng trả lãi và gốc khi vay,ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng khi ứng trước tiền cho doanh nghiệpxây dựng nhà, là bằng chứng cam kết với các đối tác (nhà thầu, cung cấpnguyên vật liệu )

2.2.3 Vốn vay

Vốn vay bao gồm vay tín dụng đầu tư và vay tín dụng thương mại

- Vốn vay tín dụng đầu tư là nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước giành cho các

dự án phát triển, mục đích hỗ trợ cho những dự án này của các thành phầnkinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế lớn được nhànước xác định là ưu tiên phát triển như Mức vốn cho vay cũng như mứclãi suất và thời gian ưu đãi được hưởng đối với mỗi dự án là khác nhauthực hiện theo quy định của luật khuyến khích đầu tư và những quy địnhkhác của nhà nước

Trang 11

Hiện nay tại Hà nội có tới 6 đầu mối cho vay bằng nguồn vốn tín dụng ưuđãi là:

+Ngân hàng Đầu tư và Phát triển

+Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia

+Ngân hàng Công thương

+Ngân hàng Ngoại thương

+Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

+Cơ quan đối ngoại thuộc Bộ Tài chính

Tình trạng có nhiều đầu mối cho vay với nhiều điều kiện và thủ tục vaykhác nhau đã gây khó khăn cho người đi vay Một dự án có thể mỗi nămđược giao chỉ tiêu vay tại hai, ba đầu mối, do vậy chủ đầu tư phải làmnhiều bộ hồ sơ, phải trình với nhiều đầu mối Thủ tục này làm chậm tiến độ

dự án đầu tư phát triển nhà ở vốn đã có thời gian thi công kéo dài

- Vốn vay thương mại: do phải đáp ứng những điều kiện nhất định để có thể

tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi như dự án phục vụ cho đối tượng thu nhậpthấp hay thuộc diện chính sách, dự án có phương án khả thi xây dựng hạtầng cơ sở, xây dựng tại khu vực được khuyến khích nên vay thương mạivẫn là nguồn chủ yếu đáp ứng nhu cầu về vốn cho các dự án phát triển nhà

ở Khi vay thương mại chủ đầu tư phải trả chi phí dựa trên những điềukhoản thỏa thuận với ngân hàng và thường chịu lãi suất cao hơn và bắtbuộc có thế chấp

2.2.4 Vốn huy động trong nhân dân

Việc góp vốn được thực hiện thông qua ký kết hợp đồng giữa chủ đầu tư (của những dự án đã được phê duyệt) với người dân (khách hàng mua nhà) Hợp

Trang 12

đồng có thể ký trước khi tiến hành thi công công trình hoặc sau khi công trình

đã hoàn thiện phần thô đang chờ hoàn thiện trong đó quy định khách hàng phải ứng trước cho chủ đầu tư một khoản tiền nhất định (1 lần hoặc nhiều lần) và sau một khoảng thời gian đủ để chủ đầu tư hoàn thiện công việc đầu tư của mình họ sẽ giao nhà ở chính thức cho khách hàng

Tuy nhiên một hạn chế của nguồn vốn này là sự thiếu ổn định do không có cơ chế ràng buộc cũng như chính sách hướng dẫn nào Huy động nhiều hay ít phụ thuộc vào uy tín của chủ đầu tư, vào mức độ tin cậy của khách hàng, khả năng sẵn sàng tự nguyện góp vốn mà không đòi hỏi chi phí sử dụng vốn mà chỉ đảm bảo sự chắc chắn được sở hữu một căn hộ khi công trình hoàn thành Cùng với

sự phát triển, triển khai rầm rộ hàng loạt dự án lớn nhỏ khác nhau thì quan hệ cung cầu đã giảm căng thẳng khiến việc ký kết những hợp đồng ứng trước tiền mua như vậy sẽ giảm, ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn chung của chủ đầu tư cần xây dựng những dự án khả thi hơn trên moị phương diện đáp ứng được nhu cầu của người dân, nhằm thu hút lượng vốn rất dồi dào này vào xây dựng phát triển nhà ở

2.3 Tổ chức quản lý hoạt động đầu tư

Đây là hoạt động có ảnh hưởng rất mạnh tới kết quả và hiệu quả đầu tư của mộtđất nước nói chung, của một ngành kinh tế nói riêng

+Khái niệm

Quản lí đầu tư chính là sự tác động liên tục , có tổ chức, có định hướng quátrình đầu tư ( bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hànhkết quả đầu tư cho đến khi thanh lí tài sản do đầu tư tạo ra ) bằng một hệ thốngđồng bộ các biện pháp kinh tế xã hội và tổ chức kĩ thuật cùng các biện pháp

Trang 13

khác nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao trong những điều kiên cụ thể

và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những qui luật kinh tế

Mục tiêu của quản lí đầu tư : được xem xét dưới hai góc độ

Các nguyên tắc

 Thống nhất giữa lãnh đạo chính trị, kinh tế; kết hợp hài hoà giữa hai mặtkinh tế và xã hội Nguyên tắc này đòi hỏi ngành kinh tế vừa phải phát triểnnhưng mặt khác nó phải theo định hướng chung của Đảng và nhà nước vàtạo công ăn việc làm , tăng thu nhập cho người lao động

 Tập trung dân chủ:Đòi hỏi mỗi ngành kinh tế phải được đạt dưới một sựlãnh đạo thống nhất của nhà nước nhưng những ddịnh hướng , chiến lượcchúng phải nhận được sự đóng góp của cấp dưới Bên cạnh hướng pháttriển chung thì mỗi ngành kinh tế ở mỗi địa phương có thể tuỳ theo đặcđiểm của mình mà có những chính sách phát triển phù hợp

 Quản lí theo ngành kết hợp với quản lí theo địa phương , vùng lãnh thổ

Trang 14

Đòi hỏi tại mỗi địa phương , từng ngành phải phát triển trong tổng thể chungcủa địa phương đó, dảm bảo sự phát triển toàn diện các ngành kinh tế ở địaphương.

 Kết hợp hài hoà giữa các loại lợi ích : nó đòi hỏi mỗi công cuộc đầu tưkhông chỉ đáp ứng đơn thuần là lợi ích tài chính mà còn phải đáp ứng cảlợi ích xã hôi, lợi ích cộng đồng

 Tiết kiệm và hiệu quả: đòi hỏi một ngành với vốn đầu tư nhất định, ít cácchi phí mà thu được hiệu quả cac nhất

 Phải đảm bảo thực hiện đúng trình tự đầu tư và xây dựng

Quản lí hoạt động đầu tư có vai trò quan trọng đối với sự thanh công củacác công cuộc đầu tư ở mỗi ngành, mỗi địa phương và trên cả đất nước

III Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động đầu tư

3.1 Kết quả của hoạt động đầu tư

Kết quả của hoạt động đầu tư được biểu hiện ở khối lượng vốn đầu tư đãđược thực hiện, ở các tài sản cố định được huy động hoặc năng lực sản xuấtkinh doanh phục vụ tăng thêm

Trong đó các yếu tố này được hiểu như sau:

Khối lượng vốn đầu tư thực hiện bao gồm tổng số tiền đã chi để tiến

hành các hoạt động của công cuộc đầu tư như là các chi phí cho công tác chuẩn

bị đầu tư, xây dựng nhà cửa và các cấu trúc hạ tầng, mua sắm thiết bị máy móc,

để tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và chi phí khác theo quy định củathiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư

Tài sản cố định huy động được hiểu là từng công trình hay hạng mục

công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm rasản phẩm, hay hàng hoá hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đãđược ghi trong dự án đầu tư), đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làmxong thủ tục nghiệm thu sử dụng có thể đưa vào hoạt động được ngay

Trang 15

Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản

xuất phục vụ của các tài sản cố định đã được huy động vào sử dụng để sản xuất

ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong

dự án đầu tư

3.2 Hiệu quả của hoạt động đầu tư:

Khái niệm : Hiệu quả xây dựng nhà ở đô thị là những lợi ích mang lại cả về

mặt kinh tế và mặt xã hội do sự phát huy tác dụng của đồng vốn đầu tư xâydựng mang lại cho toàn xã hội sau khi công trình được đưa vào hoạt động

Công thức

Trong đó

H: Hiệu quả Q: Kết quả (lợi ích) đầu ra V: Chi phí đầu vào

Hai chỉ tiêu hiệu quả thường dùng trong xây dựng nhà ở đô thị là : Tổngdiện tích ở hoàn thành ( m2 ) hoặc số căn hộ hoàn thành trong năm hoặc số

hộ gia đình nhận nhà ở mới trong năm – có kết hợp xem xét với tổng số vốnđầu tư xây dựng nhà ở trong năm và suất vốn đầu tư xây dựng 1m2 nhà ở

A Các chỉ tiêu về vốn đầu tư

Số tuyệt đối

H= Q- V

Số tương đối

H= Q/V

Trang 16

+ Suất vốn đầu tư 1m2 ở ( đơn vị tính 1000 đ/1m2 ở ) là chỉ tiêu phản ánh

lượng vốn đầu tư bình quân cho 1 đơn vị m2 ở

Ký hiệu quy ước : d

Người ta thường so sánh d thực tế với d định mức quy định cho xây dựngmới, mở rộng và khôI phục nhà ở đô thị Định mức suất vốn đầu tư 1 m2nhà ở là định mức tiên tiến có tính quy định, xác định trên cơ sở những giảipháp tối ưu về chi phí đầu tư và công suất sản xuất của doanh nghiệp xínghiệp xây dựng, ngành, nền kinh tế quốc dân

+ Suất lợi nhuận bình quân:

Ký hiệu quy ước : L

Là mức lãi tăng lên bình quân cho một đồng vốn đầu tư cho xây dựng nhà ởđưa đến mức tăng đó

Trang 17

+ Diện tích ở bình quân trên 1 người ( đơn vị thường tính m2 ở / người )

Là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả thực tế đạt được tính bình quân cho 1 người,

là biểu hiện cụ thể của năng lực phụcvụ mới tăng thêm của xã hội

+ Diện tích ở hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm hoặc nhiều năm là

chỉ tiêu phản ánh tổng số diện tích ở hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụngtrong năm của toàn xã hội ( thường là 1 năm hoặc nhiều năm ) bất kể khởicông vào lúc nào ( diện tích bình quân đầu người )

+ Diện tích sử dụng ( diện tích có ích ) hoàn thành bình quân cho 1 người

( đơn vị thường tính : m2 sử dụng / người) là chỉ tiêu phản ánh tổng diệntích ở và diện tích phụ hoàn thành bình quân cho 1 người

C Các chỉ tiêu về thời gian xây dựng và thi công xây dựng:

+ Thời gian xây dựng là chỉ tiêu phản ánh thời gian từ lúc bắt đầu công

việc mang tính chất chuẩn bị đến ký biên bản nghiệm thu bàn giao về việcđưa vào sử dụng công trình

+ Thời gian hoàn lại vốn đầu tư là chỉ tiêu phản ánh giai đoạn mà trong đó

do đầu tư vốn mà thu lại được lợi nhuận bằng số vốn đã đầu tư

+ Tốc độ xây dựng là chỉ tiêu phản ánh thời gian trung bình các phương

tiện , nguyên vật liệu nằm trong tình trạng xây dựng dở dang

+ Tốc độ bồi hoàn vốn là chỉ tiêu phản ánh thời gian trung bình bồi hoàn

lại cho thu nhâpj các phương tiện, chi phí cho xây dựng bằng cách thu lợinhuận

Ngoài ra còn có các chỉ tiêu khác như : Tỷ trong vốn đầu tư, mức độ xây dựng dở dang…

Ta có 1 số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư như sau

Trang 18

Hiệu quả đầu tư chung

Hiệu quả đầu tư chung = Kết quả đạt được / Tổng số vốn đầu tư

Hiệu quả tỷ lệ thuận với kết quả thu được, kết quả thu được đầu ra càngnhiều thì hiệu quả đạt được càng cao Còn đối với các chi phí đầu vào, chi phí

bỏ ra càng nhiều thi hiệu quả càng thấp

Hệ số hiệu quả đầu tư

Hệ số hiệu quả đầu tư xây dựng được tính như sau:

Trong đó:

E là hệ số hiệu quả vốn đầu tư

 (V+M) là mức tăng hàng năm giá trị tài sản tăng thêm.

K là số vốn đầu tư thực hiện.

Ngoài ra, còn có 1 số chỉ tiêu khác như tiến độ thi công , năng suất lao động để đánh giá hiệu quả xây dựng dự án.

+Hiệu quả tài chính của dự án:

Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư được đánh giá qua các chỉ tiêu :

Trang 19

Thu nhập thuần tính theo mặt bằng hiện tại ( NPV)

R là tỷ suất chiết khấu của dự án

N số năm hoạt động của dự án

i là năm thứ i

+Nếu NPV> 0 dự án được chấp nhận về mặt tàI chính, ngược lại

+NPV< 0 dự án không được chấp nhân NPV là chỉ tiêu tuyệt đối được

sử dụng để so sánh, lựa chọn dự án đầu tư

Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư : phản ánh mức độ lợi nhuận thuần thu

được từ một đơn vị vốn đầu tư được thực hiện

Trang 20

Là thời gian các kết quả của quá trình đầu tư cần hoạt động để có thể thu hồi

đủ vốn đã bỏ ra bằng các khoản lợi nhuận thuần hoặc tổng lợi nhuận thuần

và khấu hao thu hồi hàng năm

Công thức :

T= Ivo

W+D

Trong đó:

T là thời gian thu hồi vốn

Wi là lợi nhuận thu được hàng năm

D là khấu hao hàng năm

Dự án đầu tư có thời gian thu hồi vốn càng ngắn so với thời gian thu hồivốn định mức hoặc của công trình tương tự thì càng tốt, thể hiện sự hiệu quảtrong việc thu hồi vốn đầu tư

Hệ số hoàn vốn nội bộ IRR là mức lãi suất mà nếu dùng nó để chiết

khấu dòng tiền của dự án về hiện tại thì giá trị hiện tại của lợi ích bằnggiá trị hiện tại của chi phí Tức là tổng thu bằng tổng chi Dự án nào cóIRR cao thì có khả năng sinh lời lớn

IRR được sử dụng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư

IRR dự án > IRR định mức thì dự án được chấp nhận

IRR định mức có thể là lãI suất vay hoặc chi phí cơ hội

Trang 21

3.2 Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án.

Ngoài các hiệu quả về mặt tài chính được xác định bằng các chỉ tiêu trên, các

dự án còn mang lại hiệu quả về mặt kinh tế xã hội.

+ Dự án được tiến hành giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm bớttình trạng thất nghiệp Quá trình đầu tư góp phần nâng cao trình độ kỹ thuậtcủa nhân viên thi công, nâng cao trình độ các nhà quản lý, nâng cao năngsuất và thu nhập người lao động

+ Việc đầu tư phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp mang lạiđiều kiện sống tốt hơn cho người dân có thu nhập thấp nói riêng và mọingười dân trong toàn xã hội nói chung Xây dựng theo đúng quy hoạch cũng

sẽ giúp đảm bảo mĩ quan đô thị, khắc phục việc xây dựng công trình lộnxộn, thiếu đồng bộ Phát triển nhà ở tại các khu đô thị mới đồng bộ đáp ứngcác tiêu chuẩn quốc tế về nhà ở và các công trình dịch vụ nhằm thu hút dân

cư ở đô thị cũ đến sống và làm việc, giảm ách tắc giao thông , đồng thời cóđiều kiện bảo tồn và cải tạo đô thị cũ

+ Hình thành các khu đô thị mới với cơ sở hạ tầng hiện đại, nhằm tạomôi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tiếp thucông nghệ hiện đại, tiên tiến tạo động lực phát triển kinh tế

Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án còn tính đến những khoản đóng gópcho ngân sách Nhà nước như thuế thu nhập, thuế doanh thu v v

Bên cạnh những mặt tích cực về xã hội do đầu tư về nhà ở mang lạithì cũng phải tính đến những tác động tiêu cực của quá trình này, như khigiảI phóng mặt bằng giao đất cho các dự án thì sẽ làm đảo lộn đời sống củamột bộ phận dân cư, công tác quản lý nhà ở và mua bán nhà ở nếu khôngđảm bảo công bằng, trung thực cũng sẽ tác động xấu đến nền kinh tế và

Trang 22

giảI quyết thoả đáng, có như vậy mới tạo đIều kiện thuận lợi và nâng caohiệu quả đầu tư xây dựng nhà ở.

IV Vấn đề nhà ở cho người có thu nhập thấp tại Hà Nội

4.1 Xác định đối tượng dân cư có thu nhập thấp

+ Theo quan điểm của ngân hàng thế giới và UNDP, người thu nhậpthấp là những người chi tiêu ít nhất 65% thu nhập cho ăn uống để tồn tại,phần còn lại dành cho các nhu cầu khác như nhà ở, văn hoá, giáo dục, y tế,

đi lại…

+ Có mức sống thuộc nhóm trung bình trở xuống

+ Đang sống trong những ngôi nhà quá cũ nát mà không có điều kiệnsửa sang hay cải tạo lại, hoặc có diện tích sống quá chật hẹp

+ Có mức thu nhập ổn định và có khả năng tích luỹ vốn để cải thiệnđiều kiện ở, với sự hỗ trợ của Nhà nước về vay vốn dài hạn trả góp, tạo điềukiện ưu đãi về chính sách đất đai và cơ sở hạ tầng ( người vay vốn có khảnăng hoàn trả tiền vay)

4.2 Sự cần thiết của việc đầu tư nhà ở cho người có thu nhập thấp tại Hà Nội

Đầu tư phát triển nhà ở Hà Nội đang là một yêu cầu cơ bản và cấpbách

Các thống kê trong lịch sử cho thấy dân số Hà Nộităng mạnh mẽ trongnửa thế kỷ gần đây Vào thời điểm năm 1954, khi quân đội Việt Minh tiếpquản Hà Nội, thành phố có 53 nghìn dân, trên một diện tích 152 km² Đếnnăm 1961, thành phố được mở rộng, diện tích lên tới 584 km², dân số 91.000người Năm 1978, Quốc hội quyết định mở rộng thủ đô lần thứ hai với diện

Trang 23

tích đất tự nhiên 2.136 km², dân số 2,5 triệu người Tới năm 1991, địa giới

Hà Nội tiếp tục thay đổi, chỉ còn 924 km², nhưng dân số vẫn ở mức hơn 2triệu người Trong suốt thập niên 1990, cùng việc các khu vực ngoại ô dầnđược đô thị hóa, dân số Hà Nội tăng đều đặn, đạt con số 2.672.122 ngườivào năm 1999 Sau đợt mở rộng địa giới gần đây nhất vào tháng 8 năm

2008, thành phố Hà Nội có 6,233 triệu dân và nằm trong 17 thủ đô có diệntích lớn nhất thế giới

Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số HàNội là 6.448.837 người

Mật độ dân số Hà Nội hiện nay, cũng như trước khi mở rộng địa giớihành chính, không đồng đều giữa các quận nội ô và khu vực ngoại thành.Trên toàn thành phố, mật độ dân cư trung bình 1.979 người/km² nhưng tạiquận Đống Đa, mật độ lên tới 35.341 người/km² Trong khi đó, ở nhữnghuyện như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ không tới1.000 người/km² Sự khác biệt giữa nội ô và còn huyện ngoại thành còn thể hiện ở mức sống, điều kiện y tế, giáo dục

Dân số Hà Nội tăng với tốc độ lớn, đặc biệt dân các tỉnh và thành phốkhác tập trung về thủ đô ngày càng gia tăng dẫn tới tình trạng đất đô thị ngàycàng thiếu với một số lượng người ngày một gia tăng Diện tích bình quân từnăm 1992 trở về đây tuy có tăng nhưng tỷ lệ gia tăng rất thấp, chỉ tăng có0,5m2/người từ năm 1992 đến năm 2000 Nhìn chung, tốc độ phát triển quỹnhà thường thấp hơn tốc độ gia tăng dân số đô thị

Mặc dù là thủ đô của một quốc gia nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp, nhưng Hà Nội lại là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới và giá bất động sản không thua kém các quốc gia giầu có Điều này đã khiến những cư

Trang 24

dân Hà Nội, đặc biệt tầng lớp có thu nhập thấp, phải sống trong điều kiện chật chội, thiếu tiện nghi Theo con số năm 2003, 30% dân số Hà Nội sống dưới mức 3 mét vuông một người Ở những khu phố trung tâm, tình trạng còn bi đát hơn rất nhiều Nhà nước cũng không đủ khả năng để hỗ trợ cho người dân Chỉ khoảng 30% cán bộ, công nhân, viên chức được phân phối nhà ở

Do truyền thống văn hóa và những khó khăn về chỗ ở, hiện tượng 3, 4 thế hệ cùng sống chung trong một ngôi nhà rất phổ biến ở Hà Nội Mỗi năm, thành phố xây dựng mới hàng triệu mét vuông nhà, nhưng giá vẫn ở mức quá cao so với phần lớn người dân Gần như 100% các gia đình trẻ ở Hà Nội chưa có nhà

ở, phải sống ghép chung hoặc thuê nhà ở tạm Với giá từ 500 triệu tới 1,5 tỷ đồng một căn hộ chung cư, một người dân có thu nhập trung bình chỉ có thể mua được sau nhiều năm tích lũy tài chính Bên cạnh những khu chung cư mới mọc thêm ngày càng nhiều, vẫn còn những bộ phận dân cư phải sống trong những điều kiện hết sức lạc hậu Tại bãi An Dương, dải đất giữa sông Hồng thuộc địa phận Yên Phụ, Từ Liên, Phúc Xá, hàng trăm gia đình sống trong những ngôi nhà lợp mái tre xây từ nhiều năm trước, không có điện, không có trường học và không được chăm sóc về y tế

Thành phố Hà Nội (cũ) rộng 920,97 km2, dân số tính đến đầu năm 2008 khoảng3,5 triệu người, trong đó số đăng ký hộ khẩu thường trú chiếm 90%, còn lại là diện KT3, KT4 Những năm gần đây dân số Hà Nội tăng tự nhiên là 1,37% và tăng cơ học là 1,63%/năm Theo số liệu của Sở Địa chính – Nhà đất Hà Nội thì vào đầu năm 2002 tổng quỹ nhà ở toàn Thành phố chỉ có 348.743 căn

nhà(trong đó 153.000 căn thuộc sở hữu nhà nước và 195.743 căn thuộc sở hữu

tư nhân), tức chỉ bằng non một nửa số nhà cần thiết để đáp ứng nhu cầu mỗi hộ gia đình được sống riêng trong 1 căn nhà Nói cách khác, hiện tại ở Hà Nội, mỗi căn nhà dù thuộc sở hữu nhà nước hay tư nhân thì trung bình cũng có hơn

Trang 25

2 hộ gia đình đang sinh sống Theo số liệu của Sở Quy hoạch – kiến trúc Thànhphố Hà Nội, hiện nay bình quân nhà ở theo đầu người chỉ đạt khoảng

7m2/người, trong đó có tới 30% dân số nội thành ở dưới 4m2/người; về chất lượng nhà ở tới 60% xuống cấp cần cải tạo nâng cấp cả ngôi nhà và tiện nghi…

Hà Nội hiện đang thiếu nhà ở nghiêm trọng, nhất là nhà cho người có thu nhập trung bình và thấp, và trước mắt cần ít nhất tới 7 triệu m2 nhà ở, tương đương 120.000 căn hộ cho các đối tượng có nhu cầu bức xúc về nhà ở trên địa bàn Theo báo cáo của Sở Tài nguyên môi trường và nhà đất, thì chỉ riêng năm 2006– 2007, Thành phố cần khoảng 7.700 căn hộ quỹ nhà tái định cư phục vụ các

dự án lớn của Thành phố, song Thành phố mới chỉ lo được khoảng 5.000 căn Thậm chí, đến năm 2010, 80 dự án xây dựng nhà tái định cư của Thành phố dù được hoàn thành với tổng số 29.400 căn hộ, thì Thành phố vẫn thiếu tới 13.000 căn hộ Theo điều tra của tổ chức JICA (Nhật Bản), thì nhu cầu nhà ở cho thuê, thuê mua của các đối tượng là cán bộ, công chức, công nhân… vào khoảng 18.000 căn hộ, trong đó nhà ở cho các hộ có hoàn cảnh khó khăn, bức xúc cần cải thiện điều kiện chỗ ở chiếm 30%

Theo Cục Thống kê Hà Nội, hiện tại, ở Hà Nội có đến 70% hộ gia đình (số tuyệt đối là 560.000 hộ) có thu nhập dưới mức trung bình 825.000 đồng/ người/tháng – tức xấp xỉ 10 triệu đồng/người/năm Còn nếu xét theo mức chuẩn nghèo mà UBND Thành phố Hà Nội ban hành năm 2005 để áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 là 350.000đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị và 270.000đồng/người/tháng đối với khu vực nông thôn, thì năm 2004 Hà Nội có tới 10,6% dân số có thu nhập dưới mức nghèo này (trong đó thành thị là 4,3%

và nông thôn là 25,3% – tỷ lệ dân số nông thôn/thành thị của Hà Nội năm 2003

là 7/8)

Trang 26

Về tổng quát, có thể khẳng định, các hộ gia đình có thu nhập thấp đang chiếm

đa số trong dân cư Thành phố, ít nhất 70% số hộ gia đình ở Hà Nội (trong đó khoảng 50% số hộ công nhân viên chức Thành phố) không có khả năng tích lũy

từ thu nhập tiền lương của mình để mua nhà, xây nhà mới cho mình nếu không

có sự hỗ trợ tài chính từ bên ngoài Về con số tuyệt đối, theo ước tính của Sở Tài nguyên – Môi trường – Nhà Đất Hà Nội thì có tới 10.000 hộ gia đình ở Hà Nội đang thực sự bức xúc về nhà ở và Thành phố cũng chỉ mới có giải pháp cho khoảng 30% số này Nói cách khác, một lượng tổng cầu khổng lồ trên thị trường tài chính nhà ở cho người có thu nhập thấp đã, đang và sẽ vẫn tiếp tục hiện hữu và mở rộng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội Cùng với sự gia tăng dân số

và tách hộ do lấy vợ, lấy chồng, cũng như do nhu cầu nhà cho giải phóng mặt bằng triển khai các dự án đô thị hóa và phát triển kinh tế, và do sự xuống cấp của Quỹ nhà hiện có (nhất là nhà do nhà nước sở hữu, nhà chung cư) v.v thì nhu cầu về nhà ở sẽ càng trở nên gay gắt hơn cho những người dân Thủ đô

Đánh giá được sự cấp thiết về tình hình nhà đất của thủ đô Hà Nội, Nhànước và chính quyền thành phố đã tổ chức xây dựng quy hoạch, chiến lượcphát triển thủ đô trong thời gian dài, nhằm tạo ra dáng vẻ Hà Nội mới vừa cổkính, vừa hiện đại to đẹp sánh ngang với thủ đô của các nước trong khu vực

Để thực hiện đIều đó thì một bước quan trọng là bố trí lại hợp lý chỗ ở chongười dân đô thị và xây dựng các khu đô thị mới mở rộng ra các vùng ven đô.Tạo ra nhiều chung cư có chất lượng cao nhằm giảm đi lượng người trong trungtâm, giãn dần ra ngoại ô thành phố Hiện nay vẫn có tình trạng người sống chenchúc trong các nhà ở gần trung tâm dẫn đến tình trạng phân bố không đều.Trong khi đó vẫn còn nhiều vùng đất chỉ cách trung tâm 15km trở lên hiện giờvẫn rất hoang tàn Nói đến điều này một phần cũng do những chính sách của tavẫn chưa đầu tư thoả đáng vào cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, gây nên sự bất

Ngày đăng: 18/04/2013, 13:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Theo Bảng 1 Tỷ lệ chi tiêu của các nhóm người tại Hà Nội - Đầu tư vào nhà ở cho người có thu nhập thấp tại Hà Nội
heo Bảng 1 Tỷ lệ chi tiêu của các nhóm người tại Hà Nội (Trang 30)
1.3. Nguyện vọng, khả năng thanh toán, loại hình nhà ở được ưa chuộng của bộ phận người có thu nhập thấp tại Hà Nội - Đầu tư vào nhà ở cho người có thu nhập thấp tại Hà Nội
1.3. Nguyện vọng, khả năng thanh toán, loại hình nhà ở được ưa chuộng của bộ phận người có thu nhập thấp tại Hà Nội (Trang 32)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w