1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam

29 760 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 246 KB

Nội dung

Trong quá trình thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra, vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định sự thành công hay thất bại của mỗi quốc gia.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 2

1 Khái niệm và bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài 2

2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 2

3 Đặc điểm của FDI 2

4 Vai trò của FDI 3

4.1 Xét trên giác độ nước đi đầu tư 3

4.1.1 Tác động tích cực 3

4.1.2 Tác động tiêu cực 3

4.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư 4

4.2.1 Tác động tích cực 4

4.2.2 Tác động tiêu cực 4

5 Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI 5

5.1 Nhóm nhân tố thuộc về nước tiếp nhận đầu tư 5

5.1.1 Môi trường chính trị- xã hội 5

5.1.2 Môi trường kinh tế vĩ mô 5

5.1.3 Hệ thống luật pháp 5

5.1.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng 5

5.1.5 Trình độ của nước tiếp nhận 6

5.1.6 Chính sách của nước tiếp nhận đối với FDI 6

5.2 Nhân tố quốc tế 6

PHẦN II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA 7

1 Tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam thời gian qua 7

1.1 Giai đoạn 1988-1990 7

1.2 Giai đoạn 1991-1996 7

1.3 Giai đoạn 1997-1999 8

1.4 Giai đoạn 2000-2006 8

1.5.Giai đoạn 2007-2010 9

Trang 2

2.Thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam 13

2.1 Quy mô và tốc độ đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam từ 1991 đến nay 13

2.2 Cơ cấu đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam 14

2.2.1.Cơ cấu FDI theo lĩnh vực đầu tư 14

2.2.2.Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư 15

2.2.3.Cơ cấu FDI theo địa phương 16

2.3 Đánh giá tác động của đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua 18

2.3.1 Những ưu điểm 18

2.3.2 Những tồn tại 19

2.3.3 Nguyên nhân 20

PHẦN III GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC VÀO VIỆT NAM 22

1 Nâng cao nhận thức về đầu tư trực tiếp nước ngoài 22

2 Xây dựng và không ngừng cải thiện môi trường đầu tư 22

2.1.Hoàn thiện hệ thống luật pháp 22

2.2 Đẩy mạnh cải thiện cơ sở hạ tầng 23

2.3 Cải thiện môi trường đầu tư 23

3 Xây dựng định hướng chiến lược thu hút FDI một cách chính xác và chất lượng 23

4 Nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài 23

5 Cải thiện lực lượng lao động 24

KẾT LUẬN 25 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế- xã hội nhằm đạtđược các mục tiêu đã đề ra, vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầuquyết định sự thành công hay thất bại của mỗi quốc gia Vì vậy thu hút vốn và sửdụng vốn có hiệu quả là vấn đề thu hút được rất nhiều sự quan tâm của các nước,đặc biệt đối với một quốc gia thiếu vốn như Việt Nam thì việc tìm câu trả lời cho bacâu hỏi: Huy động vốn ở đâu? Làm thế nào để huy động vốn? Và đồng vốn đượcđưa vào sử dụng như thế nào? đã trở nên hết sức cần thiết, thậm chí là bức thiếttrong giai đoạn hiện nay

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận không thể thiếu khi xem xét nguồnvốn đầu tư, bởi nó đóng góp to lớn cả về số lượng, chất lượng lẫn vai trò Trongnhững năm gần đây, đặc biệt từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, có rất nhiều quốcgia trên thế giới tham gia đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, trong đó bên cạnh nhữngquốc gia đứng đầu như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…phải kể đến Trung Quốc Đây làmột đối tác hiện chỉ đứng thứ 14 trong tổng số 91 quốc gia đầu tư vào Việt Namnhưng lại được coi là một đối tác đầu tư đầy tiềm năng của nước ta bởi Trung Quốc

có thực lực kinh tế mạnh, nền kinh tế phát triển không ngừng, nguồn công nghệ phùhợp với trình độ phát triển của Việt Nam và thêm vào đó lại là một nước láng giềng

có rất nhiều nét tương đồng với nước ta cả về văn hóa, chính trị, kinh tế…Do đóviệc nghiên cứu thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam, từ đótìm ra các nguyên nhân, thuận lợi, khó khăn tồn tại để đưa ra được các kiến nghị vàgiải pháp thu hút nguồn đầu tư này cho tương xứng với tiềm năng là rất cần thiết Vì

vậy em đã chọn đề tài “Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam” làm đề tài

đề án môn học

Do còn hạn chế về trình độ kiến thức cũng như hiểu biết nên bài viết còn nhiềuthiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo để em cóthể hoàn thiện bài viết

Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến GS.TS Nguyễn Như Bình đã tậntình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện để hoàn thành bài viếtnày

Trang 4

PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI

1 Khái niệm và bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một loại hình di chuyển vốn giữa cácquốc gia, trong đó người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý vàđiều hành hoạt động sử dụng vốn đầu tư

Về thực chất FDI là loại hình đầu tư quốc tế mà chủ đầu tư bỏ vốn để xâydựng hoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để làchủ sở hữu toàn bộ hay từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý điều hành hoặc thamgia quản lý điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư Đồng thời họcũng chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án.Hay nói cách khác đây là loại hình đầu tư quốc tế trong đó có sự thống nhất giữaquyền sở hữu và quyền sử dụng vốn

2 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các hình thức thực hiện FDI được quy định tùy theo Luật đầu tư nước ngoàicủa nước sở tại, hiện nay trên thế giới FDI thường được thực hiện thông qua 3 hìnhthức cơ bản: Hợp đồng hợp tác kinh doanh; doanh nghiệp liên doanh; doanh nghiệp100% vốn nước ngoài Ngoài ra còn có các hình thức khác như buôn bán đối ứng,hợp đồng chia sản phẩm, BOT, BTO, BT…

Các hình thức FDI có thể được thực hiện tại các khu vực đầu tư đặc biệt cóyếu tố quốc tế như khu chế xuất, khu công nghệ tập trung, đặc khu kinh tế, thànhphố mở… tùy thuộc điều kiện cụ thể và từng lĩnh vực mà các quốc gia lựa chọn vàthành lập các khu vực đầu tư nước ngoài phù hợp trong đó thu hút các hình thứcFDI khác nhau

3 Đặc điểm của FDI

FDI có 4 đặc điểm cơ bản, cụ thể là:

Thứ nhất: Tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định của

dự án phải đạt mức tối thiểu tùy theo quy định của luật đầu tư của từng nước sở tại.Thứ hai: Các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án mà

họ bỏ vốn đầu tư Quyền quản lý doanh nghiệp tùy thuộc vào tỷ lệ góp vốn của chủ

Trang 5

đầu tư trong vốn pháp định của dự án Nếu doanh nghiệp góp 100% vốn trong vốnpháp định thì doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vàcũng do họ quản lý toàn bộ.

Thứ ba: Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh của dự án được phân chiacho các bên theo tỷ lệ góp vốn vào vốn pháp định sau khi nộp thuế cho nước sở tại

và trả lợi tức cổ phần (nếu có)

Thứ tư: FDI thường được thực hiện thông qua việc xây dựng doanh nghiệpmới, mua lại toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp đang hoạt động hoặc mua cổphiếu để thôn tính hoặc sát nhập các doanh nghiệp với nhau

4 Vai trò của FDI

Với đặc điểm và các hình thức thực hiện cụ thể, FDI thể hiện vai trò cũng nhưtác động rất khác nhau đối với nước đi đầu tư và nước tiếp nhận

4.1 Xét trên giác độ nước đi đầu tư

4.1.1 Tác động tích cực

Đối với nước đi đầu tư, FDI có những tác động tích cực chủ yếu sau:

Trước hết, có thể đảm bảo hiệu quả của vốn FDI cao do chủ đầu tư nước ngoàitrực tiếp quản lý và điều hành dự án nên họ thường có trách nhiệm cao, thường đưa

ra những quyết định có lợi nhất cho họ

Thứ hai: chủ đầu tư nước ngoài mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩmnguyên liệu, cả công nghệ và thiết bị trong khu vực và trên thế giới

Tiếp đến là có thể nâng cao hiệu quả kinh tế của vốn FDI, tăng năng suất vàthu nhập quốc dân do giảm giá thành sản phẩm nhờ khai thác được nguồn lao độnggiá rẻ hoặc gần nguồn nguyên liệu hoặc gần thị trường tiêu thụ sản phẩm Ngoài rathông qua FDI chủ đầu tư nước ngoài xây dựng được các doanh nghiệp của mìnhnằm trong lòng các nước thi hành chính sách bảo hộ, từ đó tránh được hàng rào bảo

hộ mậu dịch và phi mậu dịch của nước sở tại

Trang 6

đưa ra các chính sách không phù hợp, không khuyến khích được các doanh nghiệpthực hiện đầu tư ở trong nước.

Hai là: đầu tư ra nước ngoài có nguy cơ bị nhiều rủi ro hơn trong nước, do đócác doanh nghiệp này thường áp dụng các biện pháp khác nhau để phòng ngừa, hạnchế rủi ro

4.2 Đối với nước tiếp nhận đầu tư

Cũng giống như nước đi đầu tư, FDI tác động đến nước tiếp nhận đầu tư trên

cả 2 phương diện tích cực và tiêu cực

Thứ hai: Tạo điều kiện tiếp thu kỹ thuật và công nghệ hiện đại, kinh nghiệmquản lý kinh doanh của bên nước ngoài

Thứ ba: Tạo điều kiện thuận lợi để khai thác tốt nhất các lợi thế của mình vềtài nguyên thiên nhiên, về vị trí địa lý…

Thứ tư: Tạo thêm việc làm, tăng tốc độ tăng trưởng của đối tượng bỏ vốn vànền kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao đời sống của nhân dân

Ngoài ra FDI góp phần cải tạo cảnh quan xã hội, tăng năng suất và thu nhậpquốc dân và khuyến khích năng lực kinh doanh trong nước, tiếp cận với thị trườngnước ngoài

Hai là: Có thể nhận chuyển giao từ các nước đi đầu tư các công nghệ khôngphù hợp với nền kinh tế trong nước, gây ô nhiễm môi trường

Trang 7

Ba là: Các lĩnh vực và địa bàn đầu tư phụ thuộc vào sự lựa chọn của các nhàđầu tư nước ngoài, mà nhiều khi nó không theo ý muốn của nước tiếp nhận điều đócũng đồng nghĩa với việc chủ động trong bố trí cơ cấu đầu tư bị hạn chế.

Bốn là: Giảm số lượng doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng tới cán cân thanhtoán của nước nhận

Ngoài ra FDI còn có thể đem lại những tác động tiêu cực khác như bị thuathiệt do vấn đề giá chuyển nhượng nội bộ từ các công ty quốc tế (công ty xuyênquốc, đa quốc gia), hoặc hiệu quả của hợp tác đầu tư kém do trình độ của đối tácnước tiếp nhận thấp…

5 Các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI

5.1 Nhóm nhân tố thuộc về nước tiếp nhận đầu tư

5.1.1 Môi trường chính trị- xã hội

Sự ổn định của môi trường chính trị -xã hội của nước tiếp nhận đầu tư có ýnghĩa quyết định đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt làđầu tư nước ngoài, nếu môi trường chính trị không ổn định đặc biệt là thể chế chínhtrị sẽ khiến lòng tin của các nhà đầu tư giảm sút do họ phải gánh chịu những thiệthại.Ngoài ra khi tình hình chính trị -xã hội không ổn định, nhà nước không đủ khảnăng kiểm soát hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài, hậu quả là các nhà đầu tưhoạt động không theo định hướng phát triển kinh tế -xã hội mà nước tiếp nhận đề ra,

do đó hiệu quả sử dụng vốn FDI rất thấp

5.1.2 Môi trường kinh tế vĩ mô

Đây là điều kiện tiên quyết của mọi ý định và hành vi đầu tư và là điều đặcbiệt quan trọng đối với việc huy động và sử dụng vốn nước ngoài Để thu hút đượcFDI, nền kinh tế của nước tiếp nhận phải là nơi an toàn cho sự vận động của vốnđầu tư, là nơi có khả năng sinh lời cao hơn các nơi khác Hơn nữa môi trường kinh

tế vĩ mô có ổn định thì mới có điều kiện sử dụng tốt FDI

5.1.3 Hệ thống luật pháp

Môi trường luật pháp là một yếu tố không thể không xem xét đối với hoạtđộng FDI Một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện và vận hành hữu hiệu là mộttrong những yếu tố tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi, định hướng và hỗ trợ,tạo niềm tin cho các nhà đầu tư nước ngoài

Trang 8

5.1.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng

Kết cấu hạ tầng của nước tiếp nhận đầu tư là cơ sở để thu hút FDI và cũng lànhân tố thúc đẩy hoạt động FDI diễn ra nhanh chóng, có ảnh hưởng lớn đến hiệuquả của hoạt động FDI, do đó là một trong những mối quan tâm hàng đầu của cácnhà đầu tư nước ngoài trước khi ra quyết định

5.1.5 Trình độ của nước tiếp nhận

Nguồn lao động vừa là nhân tố để thu hút vừa là nhân tố sử dụng có hiệu quảFDI bởi trình độ của con người quyết định khả năng hợp tác kinh doanh, năng suấtlao động,nếu trình độ lao động và quản lý của nước tiếp nhận cao nhà đầu tư nướcngoài sẽ giảm bớt chi phí đào tạo cũng như thời gian đào tạo, hiệu quả của các dự

án đầu tư sẽ cao Do đó sẽ thu hút được FDI

5.1.6 Chính sách của nước tiếp nhận đối với FDI

Chính sách của nước tiếp nhận đối với FDI có tác động trực tiếp đến số lượng,quy mô, cũng như đối tác của nguồn vốn FDI, nếu chính sách cởi mở, thuận lợi chocác nhà đầu tư nước ngoài thì sẽ thu hút được một số lượng lớn các nhà đầu tư vàngược lại chính sách không cởi mở sẽ là yếu tố ngăn cản các nhà đầu tư nước ngoàithực hiện hoạt động FDI

Trang 9

PHẦN II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG

QUỐC VÀO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA

1 Tổng quan về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam thời gian qua.

Năm 1987 trước tình hình quốc tế chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô tan vỡ,các thế lực thù địch tìm cách chống phá Việt Nam và tình hình trong nước bị tànphá nặng nề bởi chiến tranh, nền kinh tế lạc hậu, lâm vào tình trạng sản xuất trì trệ,khủng hoảng trầm trọng, để khôi phục và phát triển kinh tế nước ta đã chủ trương

mở cửa nền kinh tế, thực hiện công cuộc “đổi mới” toàn diện, trong đó có việc hoànthiện, nâng Điều Lệ Đầu tư năm 1977 thành Bộ Luật đầu tư nước ngoài tại ViệtNam năm 1987 Sự ra đời của bộ Luật này đã tạo môi trường pháp lý để thu hút vốnFDI vào Việt Nam, nhờ đó công cuộc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ởnước ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể

1.1 Giai đoạn 1988-1990

Trong 3 năm 1988-1990, mới thực thi Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài tạiViệt Nam nên kết quả thu hút vốn FDI còn ít (214 dự án với tổng vốn đăng ký cấpmới 1,6 tỷ USD), FDI chưa tác động đến tình hình kinh tế-xã hội đất nước

Thời kỳ này việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượng doanh nghiệpđầu tư nước ngoài còn ít, quy mô vốn đầu tư đăng ký bình quân của một dự án đạt11,6 triệu USD, và ngay từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài năm 1987, nước ta

đã chú trọng thu hút FDI vào lĩnh vực công nghiệp- xây dựng

1.2 Giai đoạn 1991-1996

Trong thời kỳ 1991-1995, vốn FDI đã tăng lên (1.409 dự án với tổng vốn đăng

ký cấp mới 18,3 tỷ USD) và có tác động tích cực đến tình hình kinh tế-xã hội đấtnước Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” FDI tại Việt Nam (có thểcoi như là “làn sóng FDI” đầu tiên vào Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp phép

có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD Đây là giaiđoạn mà môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư

do chi phí đầu tư-kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; sẵn lực lượnglao động với giá nhân công rẻ, thị trường mới, vì vậy FDI tăng trưởng nhanh chóng,

có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế khác và đóng góp tích cực vào thực

Trang 10

hiện các mục tiêu kinh tế-xã hội của đất nước Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USDvốn đăng ký, tăng gấp 5,5 lần năm 1991 (1,2 tỷ USD) Năm 1996 thu hút được 8,8

tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với năm trước

Như vậy nếu như trong thời kỳ 1988-1990 việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa

có thì trong 5 năm thời kì này, số vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,13 tỷ USD, tập trungchủ yếu vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và đạt khoảng 40,6%.Xét về đối tác đầu tư thì việc tăng vốn đầu tư chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Áchiếm tỷ trọng cao nhất 66,8% và được thực hiện chủ yếu tại các vùng kinh tế trọngđiểm : vùng trọng điểm phía Nam chiếm 55,5%, vùng trọng điểm phía Bắc là36,7% Quy mô vốn đăng ký bình quân của một dự án đạt 11,6 triệuUSD Tronggiai đoạn này vốn thực hiện mới chỉ đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng kýmới (bao gồm phần vốn góp của Bên Việt Nam trên 1 tỷ USD- chủ yếu là giá trịquyền sử dụng đất và vốn nước ngoài đưa vào khoảng 6,1 tỷ USD)

1.3 Giai đoạn 1997-1999

Trong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng kýhơn 13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉbằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dự án

có quy mô vốn vừa và nhỏ Cũng trong thời gian này nhiều dự án ĐTNN được cấpphép trong những năm trước đã phải tạm dừng triển khai hoạt động do nhà đầu tưgặp khó khăn về tài chính (đa số từ Hàn Quốc, Hồng Kông)

Như vậy giai đoạn này vốn FDI đã tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước (4,17

tỷ USD), vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuấtcông nghiệp đạt khoảng 65,7%, đối tác đầu tư chủ yếu là các nhà đầu tư châu Áchiếm khoảng 67% Việc tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất thực hiện chủ yếu tạivùng trọng điểm phía Nam (68,1%) và vùng trọng điểm phía Bắc (20,4%) Quy mô

dự án tăng lên 12,3 triệu USD Giai đoạn này mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực củakhủng hoảng kinh tế khu vực vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5năm trước, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới, trong đó đóng góp của Bên ViệtNam là 1,4 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12 tỷ USD

1.4 Giai đoạn 2000-2006

Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn FDI vào Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phụchồi chậm Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,7 triệu USD, tăng 21% so với năm

Trang 11

1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng ký giảm, chỉbằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 3,1 tỷ USD), tăng 6% so với năm

2002 Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng 45,1% so vớinăm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm 2007 đạt mức kỷlục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006, và tăng hơn gấp đôi

so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủng hoảng

Trong giai đoạn 2001-2005 thu hút vốn cấp mới (kể cả tăng vốn) đạt 20,8 tỷUSD vượt 73% so với mục tiêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP ngày 28/8/2001 củaChính phủ,vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD tăng 30% so với mục tiêu Nhìn chungtrong 5 năm 2001-2005, vốn FDI cấp mới đều tăng đạt mức năm sau cao hơn nămtrước (tỷ trọng tăng trung bình 59,5%), nhưng đa phần là các dự án có quy mô vừa

và nhỏ Đặc biệt trong 2 năm 2006-2007, dòng vốn FDI vào nước ta đã tăng đáng

kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn đầu tư chủ yếu tronglĩnh vực công nghiệp (sản xuất thép, điện tử, sản phẩm công nghệ cao, ) và dịch vụ(cảng biển, bất động sản, công nghệ thông tin, du lịch-dịch vụ cao cấp v.v.) Điềunày cho thấy dấu hiệu của “làn sóng FDI” thứ hai vào Việt Nam

Trong 5 năm 2001-2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD (vượt 18% sovới dự kiến là 6 tỷ USD) tăng 69% so với 5 năm trước, trong đó lượng vốn tăngthêm vượt con số 1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2002, và từ 2004 mỗi năm đạt trên 2 tỷUSD, mỗi năm trung bình tăng 35% Ở giai đoạn này vốn tăng thêm chủ yếu tậptrung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiếm khoảng 77,3%, vàvốn tăng thêm chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á đạt 70,3%, được thực hiện tại vùngkinh tế trọng điểm phía Nam chiếm 71,5%, vùng trọng điểm phía Bắc 21,1% Vốnthực hiện đạt 14,3% tỷ USD, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới, tăng 6% so với 5năm trước và vượt 30% so với dự báo ban đầu (11 tỷ USD)

1.5.Giai đoạn 2007-2010

Năm 2007 đánh dấu bước ngoặt lớn: Việt Nam chính thức trở thành thành viêncủa tổ chức thương mại thế giới (WTO) Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta

đã tăng đáng kể (32,3 tỷ USD) với sự xuất hiện của nhiều dự án quy mô lớn Năm

2007 được đánh giá là năm đạt kỷ lục về thu hút FDI

Tính đến cuối năm 2007, cả nước có hơn 9.500 dự án đầu tư nước ngoài đượccấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kể cả vốn tăng thêm) Trừ

Trang 12

các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thời hạn, hiện có 8.590 dự áncòn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD Tình hình tăng vốn đầu tư trongnăm nay thể hiện: có gần 4100 lượt dự án tăng vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêmhơn 18,9 tỷ USD, bằng 23,8% tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới,vốn đầu tư tăngthêm tập trung ở lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, chiếm 79.1% tổng vốn tăngthêm, và chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á (80%) Đặc biệt trong năm 2007 quy môvốn đầu tư trung bình của một dự án đều ở mức 14,4 triệu USD, cho thấy số dự án

có quy mô lớn đã tăng lên so với thời kỳ trước, thể hiện qua sự quan tâm của một sốtập đoàn đa quốc gia đầu tư vào một số dự án lớn (Intel, Panasonic, Honhai,Compal, Piaggio ) do Việt Nam gia nhập và thực hiện cam kết với WTO là bãi bỏcác quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộcthực hiện tỷ lệ nội địa hóa và sử dụng nguyên liệu trong nước Ngoài ra trong năm

2007 đã có sự chuyển dịch cơ cấu đầu tư mạnh vào lĩnh vực dịch vụ đặc biệt là các

dự án xây dựng cảng biển, kinh doanh bất động sản, xây dựng khu vui chơi, giải trí( chiếm 47,7% tổng vốn đăng ký cả nước, tăng 16,5% so với năm 2006) Về hìnhthức đầu tư thì chủ yếu là hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: có 6685

dự án với tổng vốn đăng ký 51,2 tỷ USD, chiếm 77,2% về số dự án và 61,6% tổngvốn đăng ký Có thể so sánh tỷ trọng dự án hoạt động theo hình thức 100% vốnnước ngoài tính đến hết năm 2004 là 39,9%, theo hình thức liên doanh là 40,6% vàtheo hình thứuc hợp doanh là 19,5% để thấy được hình thức 100% vốn nước ngoàiđược các nhà đầu tư lựa chọn hơn

Tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2007, năm 2008 thu hút đầu tư nước ngoàitrực tiếp vẫn cao: trong năm 2008, Việt Nam đã thu hút được 1557 dự án mới vớitổng số vốn đầu tư đăng ký 66,5 tỷ USD, gấp 3,55 lần mức thu hút 2007 Trongcùng kỳ, 397 lượt dự án đã được điều chỉnh tăng vốn đăng ký với tổng vốn đầu tưthêm 5,2 tỷ USD, gấp 1,98 lần năm 2007 Tính cả cấp mới và tăng thêm, vốn đầu

tư đăng ký vào Việt Nam 2008 đạt mức kỷ lục 71,7 tỷ USD, gấp 3,35 lần so vớinăm 2007.trong đó chủ yếu được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốnnước ngoài (77,72% về số dự án và 60,35% về vốn đầu tư đăng ký) và doanhnghiệp liên doanh (18,3% về số dự án và 33,01% về vốn đầu tư đăng ký) Xét vềlĩnh vực đầu tư: chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm64,82% tổng số dự án, 53,07% tổng vốn điều lệ, 53,82% tổng vốn đầu tư đăng ký),ngoài ra lĩnh vực kinh doanh bất động sản là một lĩnh vực thu hút được một lượng

Trang 13

FDI khá lớn, quy mô dự án lớn, lĩnh vực nông lâm nghiệp, thủy sản với số dự ánlớn, nhưng quy mô dự án nhỏ xét về đối tác đầu tư: đứng đầu là Đài Loan với sốlượng dự án lớn (chiếm 19,6%), tổng vốn đầu tư đăng ký (chiếm 12,48%) FDI đổvào chủ yếu ở các địa phương: TP Hồ Chí Minh(tổng số dự án lớn, vốn đầu tư đăng

ký lớn), Bà Rịa-Vũng Tàu (quy mô dự án lớn)

Bước sang năm 2009, Việt Nam phải đối diện với những thách thức lớn trongthu hút FDI do nền kinh tế Việt Nam vừa vượt qua những khó khăn của năm 2008như lạm phát cao, thâm hụt thương mại lớn, lại phải đối mặt với cơn bão khủnghoảng tài chính toàn cầu khiến cho dòng FDI toàn cầu tiếp tục suy giảm đáng kể.trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế thế giới cũng như của nền kinh tếtrong nước, FDI vào Việt Nam năm 2009 cũng suy giảm đáng kể so với cùng kỳnăm 2008 các số liệu sơ bộ tính đến 15-12-2009 cho thấy Việt Nam thu hút được

839 dự án FDI mới với tổng số vốn đăng ký mới và tăng thêm là 21,48 tỉ USD, chỉbằng 53,9% về số dự án mới và 30% vốn đầu tư đăng kí so với cùng kỳ 2008 Vốnđầu tư thực hiện ước đạt 10 tỉ USD, bằng 87% so với cùng kỳ 2008 Mặc dù có sựgiảm sút cả về vốn đăng ký và vốn giải ngân so với cùng kỳ năm trước nhưng có thểnói FDI của Việt Nam trong bối cảnh khó khăn của năm nay vẫn đạt kết quả khácao so với các năm trước đó Trong đó FDI tập trung vào lĩnh vực dịch vụ lưu trú và

ăn uống với 41% vốn cấp mới và tăng thêm, kinh doanh bất động sản đứng thứ 2với 35% vốn đăng ký.Sự gia tăng vốn đăng ký vào 2 lĩnh vực này khiến cho tỷtrọng vốn đăng ký còn hiệu lực trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản đến cuốinăm 2009 đã tăng lên 23% so với 20% của cuối năm 2008 và lĩnh vực dịch vụ lưutrú và ăn uống lên 8% so với 6% cuối năm 2008 Công nghiệp chế biến, chế tạochiếm 54% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực cuối 2008 đã còn 50% cuối năm 2009.Tuy vậy đến thời điểm này FDI vào lĩnh vự sản xuất mà đứng đầu là công nghiệpchế biến, chế tạo vẫn thu hút nhiều hơn lĩnh vực dịch vụ, mặc dù FDI vào lĩnh vựcdịch vụ đang gia tăng nhanh chóng

Năm 2010 cùng với sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, dòngFDI thế giới cũng có xu hướng phục hồi và có khả năng đảo chiều

Theo báo cáo nhận được, trong 9 tháng đầu năm 2010 cả nước có 720 dự ánmới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký 11,4 tỉ USD, tăng37,3% so với cùng kỳ 2009 Có 153 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốnđăng ký tăng tăng thêm là 783 triệu USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm 2009 Đã

Trang 14

xuất hiện một số dự án giảm quy mô vốn đầu tư như dự án Công ty TNHH pháttriển quốc tế thế kỷ 21 xây dựng khu tái định cư tại TP Hồ Chí Minh giảm trên 31triệu USD; dự án Công ty TNHH TM và DV siêu thị An Lạc tại TP Hồ Chí Minhgiảm 6 triệu USD…Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 9 tháng đầu năm

2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 12,19 tỷ USD,bằng 87,3% so với cùng kỳ 2009 Xét theo lĩnh vực đầu tư: lĩnh vực công nghiệpchế biến, chế tạo vẫn là lĩnh vực thế mạnh, FDI đổ vào lĩnh vực này liên tục tăngcao trong những tháng gần đây: 275 dự án đầu tư được cấp mới, tổng vốn cấp mớitrên 3 tỷ USD, 106 dự án mở rộng quy mô, tổng số vốn đăng ký tăng thêm là 653,6triệu USD đưa lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu, chiếm 30,2% tổngvốn đầu tư đăng ký Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu

tư đăng ký là 2,75 tỷ USD, nhưng không có nhiều dự án đăng ký thêm Xét theo đốitác đầu tư trong 9 tháng đầu năm 2010, có 48 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trựctiếp vào Việt Nam, trong đó các nhà đầu tư lớn nhất là Hà Lan với tổng vốn đầu tưđăng ký là 2,2 tỷ USD chiếm 18,2% tổng vốn đầu tư, Hàn Quốc đứng thứ hai(chiếm17%), Hoa Kỳ đứng thứ 3 (chiếm 15,3%) Xét theo địa bàn đầu tư thì Bà Rịa –Vũng Tàu là địa phương thu hút FDI nhiều nhất với 2,23 tỷ USD, tiếp theo làQuảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Nghệ An…

Bảng 2.1 Tình hình FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988 đến 2009

(đơn vị:triệu USD)

Ngày đăng: 17/04/2013, 14:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Minh Hằng – Quan hệ kinh tế đối ngoại Trung Quốc thời kỳ mở cửa – NXB Khoa học xã hội – 1996 Khác
2. Giáo trình Quan hệ kinh tế quốc tế - NXB Chính trị Quốc gia – 2006 Khác
3. John D. DANIESL – Giáo trình Kinh doanh quốc tế - NXB Thống Kê 2005 Khác
5. Th.S Nguyễn Văn Tuấn – Đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển kinh tế ở Việt Nam – NXB Tư pháp – 2005 Khác
6. PGS.TS. Đỗ Tiến Sâm – Báo cáo phát triển Trung Quốc tình hình và triển vọng – NXB Thế Giới – 2007 Khác
7. PGS.TS. Đỗ Tiến Sâm – Viện sĩ M.L.TITARENKO – Trung Quốc những năm đầu thế kỷ hai mươi mốt – NXB Từ điển Bách Khoa -2010 Khác
8. PGS.TS. Đỗ Tiến Sâm – Trung Quốc năm 2008-2009 – NXB Từ điển Bách Khoa – 2009 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Tình hình FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988 đến 2009 - Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam
Bảng 2.1. Tình hình FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988 đến 2009 (Trang 15)
Bảng 2.1. Tình hình FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988 đến 2009 - Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam
Bảng 2.1. Tình hình FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988 đến 2009 (Trang 15)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w