Đánh giá chung về tình hình đầu tư nhà ở cho người có thu nhập thấp tại Hà Nội từ 2000-

Một phần của tài liệu Đầu tư vào nhà ở cho người có thu nhập thấp tại Hà Nội (Trang 39 - 43)

tại Hà Nội từ 2000-2010

3.1. Kết quả đạt được

Sau một thời gian khá dài có sự quan tâm đúng mực của nhà nước, vấn đề nhà ở cho người thu nhập thấp hiện nay đã được giải quyết phần nào. Một bộ phận dân cư có thu nhập thấp đã có thể mua được những căn nhà khang trang với các điều kiện môi trường sinh hoạt khá tốt.

Kết quả phát triển nhà ở qua các năm đều tăng lên đáng kể. Đặc biệt là nhà ở do dân tự đầu tư xây dựng. Đối với những hộ thu nhập thấp mà tự bỏ tiền xây nhà, hầu hết diện tích đất ở do cơ quan hoặc nhà nước phân đất là chính. Nhà nước tạo chỗ ở và phân phối trên cơ sở những đóng góp, thâm niên công tác , thành tích trong công tác..Việc làm trên trong những năm 90 đã được thay bằng việc các cơ quan cấp đất và cán bộ, nhân dân tự xây dựng. Bằng những chính sách tạo chỗ ở này, trong thập kỷ qua, chúng ta đã giảI quyết được một diện tích ở tương đối lớn. Bộ mặt các đô thị khong ngừng được thay đổi, không ngừng tăng lên từng năm và qua từng tháng. Điều này đã cải thiện phần lớn vấn đề nhà ở cho đại bộ phận nhân dân là những người làm việc trong các cơ quan nhà nước. Những ai đã ở Việt Nam đầu những năm90, bây giờ quay lại chắc chắn không khỏi ngạc nhiên, bàng

hoàng đến chóng mặt với tốc độ xây dựng và phát triển nhà ở trong thời gian hiện nay.

Tuy nhiên đối với những dự án xây nhà ở cho thuê và bán trả góp cho người có thu nhập thấp, các ngân hàng và chủ đầu tư chưa hăng hái tham gia thực hiện vì cơ chế chính sách hỗ trợ chưa đủ mạnh, chưa có chế tài để thực hiện việc bán trả góp và cho thuê khi số đông người thu nhập thấp hiện không đủ sức chi trả liên tục và khả năng chây ỳ cao. Nhà ở cho đối tượng ưu đãi này có vấn đề về phúc lợi xã hội, đầu tư vào loại nhà này lại có lợi nhuận thấp.

3.2.Những hạn chế và tồn tại trong hoạt động đầu tư phát triển nhà ở cho người có thu nhập thấp tại Hà Nội

Thị trường nhà ở đô thị hiện nay mất cân đối ở chỗ quá chú trọng đến nhà ở để bán hơn là nhà ở cho thuê. Nhà ở cho thuê sinh lợi được nhiều hơn, nhưng có những yếu tố sau đây hạn chế sự phát triển của nó:

+ Nhà kinh doanh bất động sản không có vốn lớn, do đó muốn thu hồi vốn nhà bằng cách bán ngay sau khi xây dựng xong.

+ Người mua muốn có nhà ở thuộc sở hữu của mình để có tài sản thế chấp vay vốn kinh doanh hoặc truyền lại cho con cháu.

+ Nhà kinh doanh bất động sản sợ khó thu được tiền thuê nhà, khó đòi lại nhà cho thuê vì luật pháp, chính sách Nhà nước, dư luận xã hội thiên vị người thuê nhà.

Nhà cho thuê thực sự là nhu cầu cấp thiết của nhiều người như công chức và quân nhân khi thuyên chuyển đến đô thị khác, các hộ nghèo không đủ tiền mua

nhà, các gia đình trẻ mới thành lập, những người ly hôn hoặc gia đình bất hạnh, sinh viên đi học xa, người nước ngoại v.v…

Việc đầu tư xây dựng nhà ở nói chung và nhà ở phục vụ người thu nhập thấp nói riêng là trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp chính quyền. Xã hội hoá nhà ở là tất yếu trong sự phát triển chung, đồng thời huy động được mọi nguồn lực, các ngân hàng, tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp tham gia.

UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo chủ đầu tư các dự án phát triển nhà ở phải dành 30% – 50% quỹ nhà ở chung cư cao tầng để bán cho cán bộ công nhân viên các cơ quan theo danh sách giới thiệu của UBND thành phố. Điều này đã giảm sức ép về nhu cầu nhà ở của cán bộ công nhân viên trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên do vấn đề thiết kế cũng như quy mô và mức độ đầu tư của công trình quá cao, nhiều cán bộ công nhân viên chức không mua được nhà, không phù hợp với tiêu chuẩn và khả năng của đối tượng mua nhà.

Mặc dù Thành phố đã chủ động chỉ đạo triển khai một số dự án thí điểm nhưng do cơ chế lựa chọn đối tượng thụ hưởng (người thu nhập thấp) còn thiếu đồng nhất, cơ chế mua bán trả góp, cho thuê, xử lý rủi ro khi triển khai thiếu sự ràng buộc trách nhiệm nghĩa vụ giữa các bên và các ngành liên quan còn thiếu khả thi. Do đó một số dự án không đáp ứng được theo mục tiêu ban đầu, như: Làng Sinh viên Hacinco; Thí điểm xâ dựng nhà ở thu nhập thấp như khu nhà ở B4, B5 Cầu Diễn; khu nhà ở 9 tầng Xuân Đỉnh; Một số khu nhà ở Quân đội quản lý + Kinh nghiệm rút ra từ làng Sinh viên Hacinco là ngoài các ưu điểm mà chúng ta dễ nhận thấy như đã tạo ra được một quần cư hiện đại cho Sinh viên thuê, nhưng thực tế còn nhiều vấn đề cần trao đổi đó là: Đa phần sinh viên thuê tại đây có gia đình mà mức thu nhập tương đối khá giả (số lượng ít), số lượng lớn các công ty, cơ quan, tổ chức kinh tế cũng thuê văn phòng tại đây; rất nhiều các

hoạt động, các dịch vụ cho sinh viên mặc dù đã được duyệt trong báo cáo nghiên cứu khả thi xong vẫn chưa được xây dựng v.v… Làng Sinh viên hiện nay khó có khả năng thu hồi vốn nếu đầu tư xây dựng đúng những tiêu chí được duyệt và nếu chỉ cho Sinh viên thuê. Như vậy mục đích sử dụng ban đầu đã bị thay đổi.

+ Các khu nhà thu nhập thấp xây dựng thí điểm B4, B5 Cầu Diễn hay 9 tầng Xuân Đỉnh thì mới chỉ đầu tư được ngôi nhà, cũng không khác mấy căn hộ gia đình hiện nay. Đối tượng sử dụng hiện nay cũng chưa xác định được đúng thành phần như chủ trương ban đầu mà chuyển thành nhà ở tạm cư cho các hộ dân tại khu nhà Gỗ ở ngoài đê sông Hồng và phục vụ giải phóng mặt bằng, tái định cư. Như vậy mục đích cho xây dựng nhà cho người thu nhập thấp vẫn chưa thực hiện được.

Hơn nữa, giá bán nhà cho người có thu nhập thấp chưa được quy định và ban hành. Các giá bán hiện nay là quá cao so với thu nhập của người dân nói chung và người thu nhập thấp nói riêng, chưa có chính sách hỗ trợ khi người có thu nhập thấp vay tiền để xây nhà.

CHƯƠNG BA:

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦUTƯ PHÁT TRIỂN CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP TẠI HÀ NỘI. TƯ PHÁT TRIỂN CHO NGƯỜI CÓ THU NHẬP THẤP TẠI HÀ NỘI.

Một phần của tài liệu Đầu tư vào nhà ở cho người có thu nhập thấp tại Hà Nội (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w