1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đại học đông dương với sự hình thành tầng lớp trí thức việt nam thời thuộc địa

147 505 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 4,16 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- NGUYỄN KIM DUNG ĐẠI HỌC ĐÔNG DƢƠNG VỚI SỰ HÌNH THÀNH TẦNG LỚP TRÍ THỨC VIỆT NAM THỜI THUỘC ĐỊA LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------------------------------- NGUYỄN KIM DUNG ĐẠI HỌC ĐÔNG DƢƠNG VỚI SỰ HÌNH THÀNH TẦNG LỚP TRÍ THỨC VIỆT NAM THỜI THUỘC ĐỊA LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 602254 Ngƣời hƣớng dẫn: GS.TS. Nguyễn Văn Khánh Hà Nội - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả những nghiên cứu trong luận văn này là của riêng tôi, chưa từng được nghiên cứu và công bố. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội tháng 2 năm 2014 Học viên Nguyễn Kim Dung LỜI CẢM ƠN Học viên vô cùng biết ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Thầy, Giáo sư Nguyễn Văn Khánh, đã gợi mở, định hướng, khuyên bảo, sửa chữa và thúc giục học viên cố gắng hết sức hoàn thành nghiên cứu. Học viên gửi lời cảm ơn chân thành tới các Thầy, Phó Giáo sư Phạm Hồng Tung, Phó Giáo sư Trần Kim Đỉnh, Giáo sư Đỗ Quang Hưng, Phó Giáo sư Phạm Xanh... đã gợi mở ý tưởng, chỉ dạy, cung cấp cho học viên nhiều tài liệu và những lời góp ý đầy nhiệt tình, đầy trách nhiệm để học viên bước vững vàng hơn trên con đường đến với học thuật của mình. Xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô, những người anh, người chị, người bạn, người đồng nghiệp đã giúp đỡ học viên thực hiện đề tài. Cuối cùng học viên dành lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã giúp đỡ học viên hoàn thành nhiệm vụ của mình. Trong quá trình thực hiện đề tài, học viên đã có nhiều cố gắng nhưng do khả năng có hạn, luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót. Mong các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để học viên hoàn thiện nghiên cứu này. Hà Nội tháng 2 năm 2014 Học viên Nguyễn Kim Dung MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài .................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 2 3. Nhiệm vụ của đề tài .................................................................................... 3 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu.............................................. 4 5. Đóng góp của đề tài .................................................................................... 6 6. Bố cục của đề tài ......................................................................................... 7 CHƢƠNG 1. ĐẠI HỌC ĐÔNG DƢƠNG VÀ SỰ RA ĐỜI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC PHÁP Ở VIỆT NAM THỜI THUỘC ĐỊA ................................ 8 1.1. Nhu cầu thành lập trƣờng đại học ở Việt Nam thời thuộc địa ............ 8 1.2. Đại học Đông Dƣơng (1906-1908) và sự hình thành nền giáo dục đại học hiện đại ở Việt Nam................................................................................ 16 CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI HỌC ĐÔNG DƢƠNG (19171945)................................................................................................................ 28 2.1. Tình hình Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai...... 28 2.2. Chính sách giáo dục của Albert Sarraut và sự tái lập Đại học Đông Dƣơng ............................................................................................................. 30 2.3. Hoạt động của Đại học Đông Dƣơng trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ 2 (1917- 1929) .......................................................................................... 36 2.4. Đại học Đông Dƣơng trong thời kỳ 1930-1945 ................................... 54 2.4.1. Về tổ chức ............................................................................................. 54 2.4.2. Đại học Đông Dương (1930-1939) ...................................................... 57 2.4.2.1. Đại học Đông Dương từ năm 1930-1935 .......................................... 57 2.4.2.2. Đại học Đông Dương trong giai đoạn 1936-1939 ............................ 62 2.4.3. Đại học Pháp ở Việt Nam trong những năm 1939-1945 ................... 63 CHƢƠNG 3. ĐẠI HỌC ĐÔNG DƢƠNG VỚI SỰ HÌNH THÀNH TẦNG LỚP TRÍ THỨC VIỆT NAM THỜI THUỘC ĐỊA................................... 81 3.1. Vài nét về trí thức Việt Nam truyền thống .......................................... 81 3.2. Đội ngũ trí thức Việt Nam mới hình thành từ Đại học Đông Dƣơng ... 84 3.3. Vai trò của trí thức Đại học Đông Dƣơng với cuộc hiện đại hóa ở Việt Nam ............................................................................................................... 97 3.3.1. Đại học Đông Dương là con đường và trung tâm trực tiếp truyền bá tư tưởng và văn hóa phương Tây vào Việt Nam .......................................... 97 3.3.2. Đại học Đông Dương – cái nôi đào tạo đội ngũ trí thức Tây học có trình độ cao – lực lượng tiên phong trong công cuộc hiện đại hóa nước nhà ....... 102 3.4. Trí thức, sinh viên Đại học Đông Dƣơng với phong trào đấu tranh giành độc lập ................................................................................................ 108 KẾT LUẬN .................................................................................................. 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 119 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 119 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1. Trường Pháp-Việt (1910-1917) ...................................................... 33 Bảng 2.2. Trường tiểu học và trung học niên khóa 1922-1923 ...................... 34 Bảng 2.3. Trường Đại học Đông Dương năm 1921-1922 .............................. 49 Biểu đồ 2.1. Xu hướng phát triển của Đại học Đông Dương (1913-1944) .... 56 Bảng 2.4. Trường Đại học Đông Dương 1931-1932 ...................................... 61 Bảng 2.5.Trường Đại học Đông Dương năm 1941-1942 ............................... 76 MỞ ĐẦU 1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài Đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu quá trình hoạt động của trường Đại học Đông Dương - một trung tâm lớn đào tạo trí thức có trình độ cao ở Việt Nam thời Pháp thuộc. Đại học Đông Dương chính là sự phản ánh sinh động mô hình giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam tương xứng với vai trò đại diện cho nền học vấn của nước Pháp tại Đông Dương – trung tâm thuộc địa của Pháp ở Châu Á – Thái Bình Dương. Giữ một vị trí quan trọng như sự mở đầu cho nền giáo dục đại học hiện đại Việt Nam, Đại học Đông Dương là con đường truyền bá trực tiếp văn hóa phương Tây vào Việt Nam. Trong gần 40 năm hoạt động, Đại học Đông Dương đã đào tạo được một đội ngũ trí thức mới có trình độ cao. Đội ngũ trí thức này có những đóng góp lớn vào công cuộc hiện đại hóa đất nước và phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX. Sự hình thành và phát triển của Đại học Đông Dương cũng khẳng định sự tiếp nối nền học vấn của dân tộc Việt Nam lên một bước mới. Đó là bước chuyển biến từ nền giáo dục Khổng giáo sang nền giáo dục hiện đại thông qua sự áp đặt của người Pháp và nỗ lực tiếp nhận của người Việt để hiện đại hóa mình. Do đó, thế hệ trí thức được sinh ra từ nền giáo dục hiện đại này vừa mang tư tưởng và giá trị phương Tây vừa lắng đọng, kết tinh trong mình những tài sản và phẩm cách của nho sĩ. Họ đã góp phần tạo dựng nên một thời đại vô cùng sôi nổi của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa; của cuộc tranh đấu bảo vệ những tinh hoa truyền thống của con người Việt và vươn lên tiếp nhận, tỏa sáng các giá trị của văn minh phương Tây để hoàn thiện, hiện đại hóa một dân tộc khao khát độc lập, tự do. Như vậy, tính từ mốc mở đầu năm 1906, nền giáo dục đại học hiện đại Việt Nam đã có bề dày lịch sử hơn 100 năm. 1 Từ quá trình và kết quả nghiên cứu về nền giáo dục đại học Việt Nam thời thuộc địa, luận văn đưa ra một số so sánh với nền giáo dục đại học Việt Nam, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho cải cách giáo dục hiện nay, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang tích cực xây dựng nền kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế mạnh mẽ. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Lịch sử giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm với nhiều công trình cũng như nhiều bài viết được công bố trên sách, báo, tạp chí và diễn đàn khoa học. Ở trong nước Tiêu biểu phải kể đến một loạt các công trình của các học giả như Phan Trọng Báu, Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Đăng Tiến, Nguyễn Q. Thắng, Lê Văn Giạng. Ngoài ra, gần đây có công trình của Trần Thị Phương Hoa: Giáo dục Pháp-Việt ở Bắc Kỳ (1884-1945) đã cung cấp nhiều tư liệu về giáo dục Bắc Kỳ nói riêng và giáo dục Việt Nam nói chung thời thuộc Pháp. Đi sâu vào đối tượng nghiên cứu là giáo dục đại học thời Pháp thuộc, kết quả nghiên cứu cũng đạt được những bước tiến nhất định về Đại học Đông Dương nhân kỉ niệm 100 năm Đại học Quốc gia Hà Nội – tiền thân là Đại học Đông Dương. Tiêu biểu là những bài viết của Tiến sĩ Đào Thị Diến về Đại học Đông Dương đăng trên Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội, trên Tạp chí Nghiên cứu lịch sử; Đề tài Đại học Đông Dương do PGS.TS Trần Kim Đỉnh làm Chủ nhiệm năm 2006; Kỷ yếu Hội thảo 100 năm nghiên cứu và đào tạo các ngành khoa học xã hội và nhân văn của Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn năm 2006. Cuốn 100 chân dung một thế kỷ Đại học Quốc gia Hà Nội của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2006 đã cung cấp tư liệu quan trọng về nhiều trí thức xuất sắc tốt nghiệp từ Đại học Đông Dương thời Pháp thuộc... Ở nước ngoài Năm 2009, tác phẩm rất có giá trị, Nhà trường Pháp ở Đông Dương, của học giả Trịnh Văn Thảo, đã được dịch ra tiếng Việt và được xuất bản. Cuốn 2 sách thể hiện cách tiếp cận mới, độc đáo, khách quan của tác giả và cung cấp những tư liệu rất cần thiết cho nghiên cứu lịch sử giáo dục Việt Nam thời thuộc địa nói chung và lịch sử giáo dục đại học thời Pháp thuộc nói riêng. Cuốn Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1945): Nghiên cứu lịch sử xã hội của học giả này cũng là một công trình nghiên cứu xã hội học lịch sử công phu về trí thức Việt Nam thời Pháp thuộc. Bên cạnh đó, nhiều công trình của nhà khoa học Gail P. Kelly về giáo dục Việt Nam như Franco-Vietnamese schools, 1918-1938 là luận án tiến sĩ của bà tại đại học Wiscosin-Madison, Hoa Kỳ năm 1975; cuốn sách French colonial education: Essays on Vietnam and West Africa xuất bản tại New York năm 2000 trình bày nhiều nghiên cứu về Đại học Đông Dương từ năm 1918-1938. Những tư liệu về giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam thời thuộc địa được lưu giữ tản mát trong các tập hồi ký của các trí thức từng là sinh viên của Đại học Đông Dương hay những bài báo được đăng tải trên những tờ báo phát hành đầu thế kỷ XX như Đăng Cổ tùng báo, Đông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, Đông Pháp, Trung Bắc tân văn, Thanh Nghị, Tri Tân..., hiện vẫn chưa được khai thác triệt để. Đó là chưa kể đến một hệ thống tư liệu bằng tiếng Pháp được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ trung ương I, Trung tâm lưu trữ của Pháp ở Paris... vẫn chưa được tiếp cận một cách có hệ thống để phục vụ cho nghiên cứu lịch sử giáo dục đại học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đại học Đông Dương là lò đào tạo không ít những trí thức xuất sắc và là con đường quan trọng để “gió Âu Tây” thổi mạnh vào xã hội Việt Nam đang hiện đại hóa. Nhưng cho đến nay, chưa có một công trình nào đi vào nghiên cứu cụ thể, hệ thống bậc đào tạo đại học ở Việt Nam thời Pháp thuộc và ảnh hưởng của nó đến sự hình thành tầng lớp trí thức Việt Nam cũng như công cuộc hiện đại hóa đất nước đầu thế kỷ XX. 3. Nhiệm vụ của đề tài Trong luận văn này, học viên tập trung khai thác các tư liệu cũng như những đánh giá của các học giả, các nhà nghiên cứu về giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam thời thuộc địa, từ những tư liệu trên báo chí đầu thế kỷ XX về giáo 3 dục đại học Việt Nam đến hồi ký của các trí thức tốt nghiệp Đại học Đông Dương. Ngoài ra, học viên cố gắng tiếp cận các tư liệu bằng tiếng nước ngoài về giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XX. Để thực hiện các yêu cầu của luận văn, học viên cũng kết hợp các tri thức về lịch sử Việt Nam, về giao lưu, tiếp xúc văn hóa Đông Tây, về văn hóa nghệ thuật Việt Nam để làm phong phú hơn nhận thức của mình về giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam đầu thế kỷ XX và vai trò của nó đối với sự hình thành tầng lớp trí thức Việt Nam thời thuộc địa. Từ những nỗ lực đó, học viên mong muốn thực hiện nhiệm vụ mà đề tài đặt ra là bổ sung vào những khoảng trống trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam thời Pháp thuộc. Trên cơ sở phác dựng lại hình ảnh và hoạt động của Đại học Đông Dương cùng các trường cao đẳng, đại học trực thuộc, chúng tôi đưa ra những nhận định dựa trên cơ sở các tư liệu lịch sử đã thu thập được về giáo dục đại học Việt Nam thời thuộc địa và các trí thức – sản phẩm được đào tạo từ nền giáo dục đại học đó, đồng thời tìm cách chỉ ra mối liên hệ giữa Đại học Đông Dương với cuộc hiện đại hóa ở Việt Nam đầu thế kỷ XX và làm rõ các trí thức được đào tạo từ Trường có vị trí như thế nào trong cuộc cách mạng văn hóa cũng như cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Với tinh thần khách quan khoa học, trong đề tài này, chúng tôi muốn đánh giá các sự kiện lịch sử về Đại học Đông Dương cũng như những nhân vật lịch sử có liên quan trên cả hai bình diện tích cực và tiêu cực, chủ quan và khách quan. Hoàn thành nhiệm vụ đó, chúng tôi hi vọng góp thêm nhận thức nhỏ bé của mình vào quá trình nghiên cứu lịch sử giáo dục đại học Việt Nam và vào mảng đề tài nghiên cứu về trí thức Việt Nam cũng như lịch sử tiếp xúc văn hóa giữa Việt Nam với phương Tây đầu thế kỷ XX. 4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tư liệu Tư liệu về Đại học Đông Dương và các trí thức được đào tạo từ trường đại học này cùng những đóng góp của họ với lịch sử Việt Nam thời thuộc địa rất phong phú, đa dạng. Học viên đã sử dụng phần lớn là sử liệu viết, cụ thể là những cuốn sách, bài báo về giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng của các học 4 giả đã nói ở trên. Những cuốn hồi ký của những trí thức tiêu biểu đầu thế kỷ XX như Đặng Thai Mai, Trần Huy Liệu, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Vỹ, Vũ Ngọc Phan, Phạm Duy, Vương Hồng Sển, Vũ Đình Hòe, Xuân Diệu – Huy Cận, Tô Hoài... cũng được học viên khai thác. Ngoài ra, các bài báo về giáo dục trên Nam Phong, Đông Dương tạp chí, Trung Bắc tân văn, Đông Pháp, Thanh Nghị, và nhiều nguồn tư liệu khác như tác phẩm văn học nghệ thuật nổi tiếng của các văn nghệ sĩ đầu thế kỷ XX, thông tin trên internet, các tài liệu dịch .v.v... cũng là nguồn tư liệu hữu ích cho nghiên cứu của luận văn. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Đứng trước một đề tài nghiên cứu chuyên sâu, có tính hệ thống cao và khá mới như vậy, học viên trước hết phải chọn cho mình phương pháp nghiên cứu phù hợp. Các phương pháp nghiên cứu truyền thống, cơ bản được áp dụng là: phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh .v.v... Việc lắp ghép, kết dính các mảnh vỡ lịch sử của Đại học Đông Dương đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Học viên đã cố gắng đi thu thập những mảnh gốm vỡ đó, tập hợp và dựng lại hình dạng, lắp ghép, kết dính những mảnh gốm này bằng sự logic của trí tưởng tượng và sự cần mẫn. Việc tiếp cận các tư liệu, công trình nghiên cứu của các học giả, các nhà nghiên cứu đi trước, các đồng nghiệp về giáo dục đại học nói riêng và giáo dục Việt Nam nói chung là việc làm rất cần thiết để khai thác tư liệu; học tập phương pháp nghiên cứu; thu thập, tổng hợp, so sánh những đánh giá quan trọng về đối tượng nghiên cứu; đồng thời tìm ra những khoảng trống lịch sử cần phải bổ sung, hay những sử liệu cần phải được làm rõ hơn nữa. Những nghiên cứu của những người đi trước là chất liệu rất quan trọng để học viên trên cơ sở những cái đã có tiến hành nghiên cứu sâu thêm và tìm cái mới của riêng mình. Đặc biệt, vấn đề phân định mốc thời gian để nghiên cứu đối tượng trong từng giai đoạn đặc trưng cụ thể là việc làm hết sức khó khăn, học viên đã phải căn cứ và dành rất nhiều thời gian phân tích, so sánh những nghiên 5 cứu có trước, kết hợp với sử liệu tìm được cùng vốn tri thức của bản thân để tìm ra cách phân định phù hợp nhất với đề tài của mình. Trong nghiên cứu, ngoài việc khai thác các tư liệu thành văn, phương pháp tiếp cận nhân chứng lịch sử đã được vận dụng. Tính từ khi ra đời Đại học Đông Dương đến nay đã được hơn 100 năm. Những trí thức từng học tập tại Đại học Đông Dương hiện nay rất tản mát, đã rất nhiều tuổi hoặc đã qua đời. Do đó, việc khai thác kí ức của họ về Đại học Đông Dương gặp nhiều khó khăn. Học viên đã lựa chọn cách khai thác hồi ký của một số trí thức tiêu biểu từng học tại Đại học Đông Dương. Từ các sự kiện lịch sử do các nhân chứng lịch sử cung cấp, học viên cố gắng chắp nối các sự kiện, sau đó phân tích, kiểm chứng và so sánh để chắt lọc lấy những sử liệu mà học viên cho là tiệm cận nhất với sự thật lịch sử. Đảm bảo tính khách quan của nghiên cứu lịch sử được học viên coi là tiêu chí quan trọng nhất khi làm việc với loại hình sử liệu này. Phương pháp thống kê và phân tích bảng số liệu cũng là một thao tác quan trọng để nghiên cứu về hoạt động của Đại học Đông Dương bởi những số liệu thống kê được lưu trữ là sử liệu có tính khách quan cao và chỉ cất tiếng nói về quá khứ khi có sự phân tích của nhà sử học. 5. Đóng góp của đề tài Đề tài Đại học Đông Dương với sự hình thành tầng lớp trí thức Việt Nam thời thuộc địa có những đóng góp quan trọng sau: Thứ nhất, trình bày sự ra đời và quá trình hoạt động của Đại học Đông Dương từ năm 1906 đến năm 1945, chi tiết về tất cả các mặt hoạt động: chính sách giáo dục, tổ chức, chương trình học, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giảng viên, sinh viên và sản phẩm đào tạo.v.v... Thứ hai, phân tích và nêu bật vai trò của Đại học Đông Dương với sự hình thành tầng lớp trí thức Việt Nam thời thuộc địa và vị trí của Trường trong cuộc hiện đại hóa ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. 6 Thứ ba, trong luận văn này, chúng tôi muốn góp phần nhỏ bé vào việc cung cấp các kinh nghiệm lịch sử cho công cuộc cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Tóm lại, luận văn cung cấp cái nhìn đầy đủ, chi tiết hơn về nguyên nhân sự ra đời và lý giải một cách cặn kẽ nhân tố tác động đến sự tái lập Đại học Đông Dương sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Phân tích cụ thể chính sách giáo dục đại học của chính quyền thực dân và cơ chế vận hành của hệ thống giáo dục đại học trong khuôn khổ các chính sách đó. Trình bày chi tiết hoạt động và vị trí của Đại học Đông Dương trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Nhấn mạnh vai trò của Đại học Đông Dương với cuộc hiện đại hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX trên nhiều phương diện. Đồng thời chỉ ra mối liên hệ khăng khít giữa các trí thức được đào tạo từ trường Đại học Đông Dương với phong trào giải phóng dân tộc không chỉ trong hoạt động đấu tranh, mà quan trọng hơn là vai trò truyền bá các khuynh hướng tư tưởng cách mạng, thành lập các đảng, phái chính trị và định hướng các phong trào. 6. Bố cục của đề tài Đề tài Nền giáo dục đại học Pháp với sự hình thành tầng lớp trí thức Việt Nam thời thuộc địa gồm có bố cục 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Đại học Đông Dương và sự ra đời của giáo dục đại học ở Việt Nam thời thuộc địa Chương 2: Hoạt động của Đại học Đông Dương (1917-1945) Chương 3: Đại học Đông Dương với sự hình thành tầng lớp trí thức Việt Nam thời thuộc địa 7 CHƢƠNG 1 ĐẠI HỌC ĐÔNG DƢƠNG VÀ SỰ RA ĐỜI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC PHÁP Ở VIỆT NAM THỜI THUỘC ĐỊA 1.1. Nhu cầu thành lập trƣờng đại học ở Việt Nam thời thuộc địa Sự ra đời của Đại học Đông Dương năm 1906 đã mở đầu cho nền giáo dục đại học hiện đại Việt Nam. Hoạt động ngắn ngủi của Đại học Đông Dương vẻn vẹn 1 năm đã khiến nhiều nhà nghiên cứu đặt câu hỏi: Đại học Đông Dương ra đời năm 1906 có thực sự nằm trong nhu cầu phải thành lập 1 trường đại học hiện đại ở Việt Nam lúc đó hay không? Và những ai đã tham góp vào sự ra đời của trường đại học này trong một hoàn cảnh đặc biệt gấp rút như vậy? Trong sự đáp ứng thực tế xã hội, Đại học Đông Dương đã thực hiện sứ mệnh của mình đến đâu? Chúng tôi thể hiện nhận thức của mình thông qua việc tìm cách lý giải những câu hỏi trên. Đầu thế kỷ XX, công cuộc thực dân hóa của các đế quốc phương Tây đã được áp đặt trên toàn châu Á. Người phương Tây sau khi biến hầu hết các nước châu Á thành thuộc địa của mình, luôn chắc chắn rằng văn minh phương Tây của họ sớm muộn sẽ ngự trị trên vùng đất rộng lớn này. Nhưng những cuộc cải cách văn hóa rộng lớn ở Nhật Bản và Trung Quốc đã khiến họ giật mình. Người Pháp ở Việt Nam cũng không khỏi thảng thốt khi nhận ra: “Người Trung Quốc và những quốc gia có nền văn minh Trung Hoa đều hiểu rằng nền văn minh cổ đại của họ không còn là một thứ vũ khí hữu hiệu nữa. Bởi vậy, Trung Quốc đã cải cách hoàn toàn nền giáo dục của họ theo kiểu Nhật Bản. Người An Nam với sự tiếp xúc với người Pháp đã làm quen với những phát minh hiện đại mà họ đã xác nhận một cách công khai những tiến bộ đó, cũng đòi hỏi một nền giáo dục thích hợp hơn với thời đại của họ.”[3;6], [52] Yêu cầu một cuộc cải cách giáo dục không phải đến đầu thế kỷ XX mới xuất hiện mà đã nằm trong ý định của người Pháp - những kẻ thống trị - từ những năm cuối thế kỷ XIX khi công cuộc bình định hoàn thành. 8 Vấn đề lựa chọn ngôn ngữ nào cho loại giáo dục nào ở Việt Nam đã được người Pháp trăn trở từ những năm 1890. Họ cho rằng chừng nào nước Pháp chưa có khả năng hình thành một tầng lớp ưu tú người bản xứ thông qua sự giáo dục đặc biệt thì “tất cả những gì chúng ta sẽ làm đều trở nên vô bổ”. Dumoutier ở Bắc Bộ, Pétrus Ký và Landes ở Nam Bộ bảo vệ chính sách đưa tiếng Pháp vào bậc trung học và đại học như là ngôn ngữ chính. Và ý tưởng thành lập trường đại học ở Việt Nam của người Pháp có từ lúc đó, trước tiên họ nghĩ đến ở Sài Gòn, sau đó sẽ là ở Hà Nội vào đầu thế kỷ XX. Chủ nghĩa thực dân về văn hóa càng thôi thúc mạnh mẽ hơn ý định thành lập một trường đại học để đào tạo tầng lớp ưu tú bản xứ theo Tây học, thân Pháp, thay thế tầng lớp nho sĩ đào tạo từ trường đại học Nho giáo truyền thống mà bọn thực dân luôn ngờ vực, lo ngại. Cộng thêm vào đó là quyết tâm xóa sạch ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa đã in dấu ở Việt Nam hàng nghìn năm, mở đường cho sự thay thế và thống trị của văn hóa Pháp càng làm cho thực dân Pháp chĩa mũi nhọn một cách không khoan nhượng vào tầng lớp nho sĩ. Pháp cho rằng: “Người An Nam không thích người Trung Quốc vì họ đang chịu đựng sự thống trị về mặt tinh thần. Chỉ có truyền bá mạnh mẽ tiếng Pháp ở Đông Dương mới tránh được cho họ cái gông này”; “Nho sĩ đã từng và mãi mãi vẫn là kẻ thù của nước Pháp, không phải vì lòng yêu nước của họ (...), mà vì nho sĩ ở Đông Dương chỉ là lời khẳng định sự thống trị của Trung Quốc mà thôi (...)”.[52;120] Những phần tử tân học thân Pháp, lúc đó còn rất ít ỏi, tỏ ra lo ngại bị lấn át bởi phái cựu học trên hoạn lộ, phàn nàn rằng: Những người này (nho sĩ) một khi đỗ đạt sẽ được làm quan ít ra cũng Tri huyện hoặc Tri phủ và hoạn lộ xem ra vẫn thênh thang. Còn “chúng tôi vẫn là những người thấp kém về mặt xã hội đối với những nho sĩ hạng thấp nhất”[16;17], [52]. Họ yêu cầu chính quyền Pháp gấp rút thực hiện cải cách giáo dục và mở trường đại học để củng cố địa vị phái tân học. 9 Mặt khác, đúng như những lo ngại của thực dân Pháp trước ảnh hưởng mạnh mẽ từ phong trào duy tân tại Trung Quốc và Nhật Bản, phong trào Khổng giáo duy tân đã bùng nổ mạnh mẽ ở Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX. Các sĩ phu yêu nước cấp tiến Việt Nam, sau thất bại của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc bằng con đường bạo lực theo khuynh hướng phong kiến, đại diện là phong trào Cần Vương, đã nhanh chóng tiếp thu luồng gió cải cách từ Nhật Bản, Trung Hoa. Họ sớm nhận ra yêu cầu cải cách đất nước toàn diện, phục hưng văn hóa dân tộc mà mũi nhọn là cách tân giáo dục. Cuộc cải cách giáo dục toàn diện là niềm mong mỏi và nỗ lực của người Việt Nam được thể hiện rõ nét và sôi nổi trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, phong trào Duy tân của Phan Châu Trinh và nhóm Đông Kinh nghĩa thục. Đặc biệt, sự ra đời và hoạt động rầm rộ của trường Đông Kinh nghĩa thục tại Hà Nội được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá là một nhân tố tác động đến sự ra đời của Đại học Đông Dương năm 1906 một cách nhanh chóng và vội vã khi chưa hề có cơ sở đầy đủ cho sự ra đời một trường đại học hiện đại thực sự ở Việt Nam lúc đó. Trường Đông Kinh nghĩa thục mở ở Hà Nội từ tháng 3 năm 1907, đến tháng 11 năm 1907 thì bị đóng cửa, một số yếu nhân của trường bị thực dân bắt đày đi Côn Đảo. Thời gian hoạt động của trường gần như song song với sự ra đời và hoạt động của Đại học Đông Dương. Trường với tư cách một trường tư thục được chính quyền cho phép mở, đã mô phỏng mô hình trường Khánh Ứng nghĩa thục của Nhật Bản. Khánh Ứng nghĩa thục có 3 cấp học: tiểu học, trung học và đại học theo chiều dọc và có xu hướng phát triển thành Viện đa ngành nhiều khoa. Đông Kinh nghĩa thục hướng đến mục tiêu của phong trào Duy tân lúc đó: “Khai dân trí, Chấn dân khí, Hậu dân sinh”. Trường có tổ chức tương đối chặt chẽ, bao gồm Ban Tu thư (biên soạn và dịch thuật giáo trình), Ban Tài chính (phụ trách thu chi), Ban Cổ động (tổ chức tuyên truyền, diễn thuyết, bình văn, hội họp). Trường chủ trương truyền bá lối sống mới, cải cách văn hóa xã hội theo hướng hiện đại; tổ chức một mô 10 hình giáo dục mới tách biệt khỏi giáo dục khoa cử truyền thống, xóa bỏ lối học “tầm chương trích cũ” xáo mòn, chú trọng thực học, tiếp cận khoa học phổ thông và khoa học chuyên môn, nâng cao niềm tự hào về văn hóa dân tộc, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý thức độc lập dân tộc; đề cao phát triển kinh tế để tạo tiền đề cho sự hùng cường của đất nước. Trường lấy chữ Quốc ngữ làm ngôn ngữ chính của giáo dục bên cạnh chữ Hán và chữ Pháp. “Chữ Quốc ngữ là hồn của nước Phải đem ra tính trước dân ta Sách các nước, sách Chi Na Chữ nào nghĩa nấy dịch ra tỏ tường”. (Khuyên người học chữ Quốc ngữ - Thơ văn Đông Kinh nghĩa thục) Điều này thể hiện ý thức độc lập dân tộc, chống lại toan tính của một số thực dân Pháp muốn sử dụng triệt để tiếng Pháp trong giáo dục ở Việt Nam, cổ súy cho nền giáo dục hoàn toàn bằng Pháp ngữ. Trường Đông Kinh nghĩa thục ảnh hưởng mạnh mẽ ở Hà Nội, lan rộng ra cả Bắc, Trung, Nam, mạnh mẽ nhất ở miền Bắc. Phong trào trường nghĩa thục bùng nổ khiến thực dân Pháp vô cùng lo ngại. Ban đầu, trường chưa có cấp giáo dục đại học. Do nhiều nguyên nhân, có thể do trường mới được thành lập là một trường học kiểu mới đang được thử nghiệm tại đất nước Khổng giáo cả nghìn năm nên còn rất nhiều bỡ ngỡ, trình độ học sinh chưa đủ và ngay cả những người tổ chức cũng rất mơ hồ về một mô hình giáo dục đại học Âu Tây hiện đại, v.v... Nhưng chắc chắn sự mô phỏng mô hình giáo dục của Khánh Ứng nghĩa thục sẽ đặt ra nguy cơ cạnh tranh với nền giáo dục của người Pháp tại Việt Nam - một lĩnh vực mà thực dân Pháp cho rằng phải nắm giữ trước tiên nếu muốn cai trị lâu dài ở xứ thuộc địa này. Và phải chăng, vì lý do đó mà trường Đại học Đông Dương đã vội vã ra đời và đi vào hoạt động? Trong lúc phong trào Duy tân sôi nổi khắp cả nước, một số yếu nhân của nhóm Đông Kinh nghĩa thục đã thảo đơn lên chính quyền thực dân xin mở 11 trường cao đẳng để thay thế nền học vấn cũ bằng nền học vấn phương Tây hiện đại: “Chúng tôi xin chính phủ bãi bỏ khoa cử và mở ngay Cao đẳng học đường để đào tạo nhân tài”[25;76]. Có thể, việc đệ đơn này cũng tạo ra sự quan ngại của thực dân Pháp về nguy cơ một mô hình giáo dục đại học theo Nhật Bản hay một quốc gia nào đó khác Pháp sẽ có thể được nhóm Đông Kinh nghĩa thục này nhen nhóm ở Việt Nam do họ đã tận mắt chứng kiến sự phát triển rầm rộ của phong trào nghĩa thục từ Bắc chí Nam, mà trung tâm là trường nghĩa thục Đông Kinh? Cùng lúc đó, phong trào Đông Du, do Phan Bội Châu khởi xướng, tổ chức cho thanh niên Việt Nam du học Nhật Bản ngày càng phát triển. Để ngăn chặn làn sóng du học này, chính quyền thực dân đã xúc tiến thành lập một trường đại học ở Việt Nam. Nhà cầm quyền Pháp nhận ra nhu cầu phải thành lập một trường đại học ở Việt Nam để làm đối trọng với phong trào Đông Du. Ít lâu sau, các nhà Khổng giáo duy tân của Đông Kinh nghĩa thục nghe tin Toàn quyền Beau cho mở một trường Đại học thật, lấy làm vui mừng lắm. Ngay hôm khai trương, các cụ đã đến học thử tại Đại học Đông Dương để tham khảo về nền giáo dục đại học mới. Nhưng các cụ đều kém tiếng Pháp, lại tiếp cận với nhiều tri thức khoa học cơ bản phức tạp nên không hiểu gì [25;77,78]. Sự việc thể hiện lòng yêu nước, sự nhiệt tình, niềm say mê đón nhận “luồng gió mới” của các nhà Nho yêu nước cấp tiến Việt Nam lúc đó. Mặt khác cũng minh chứng rằng, sự ra đời của trường Đại học Đông Dương vào thời điểm đó, xét thực tế chuyển mình của nền học vấn Việt Nam, là chưa đúng lúc. Bởi lúc đó, số người biết tiếng Pháp ở nước ta còn quá ít ỏi, ngay cả các bậc thức giả cũng còn rất lơ mơ về tiếng Pháp, trong khi trường này chỉ dạy và học bằng tiếng Pháp mà thôi. Theo Trịnh Văn Thảo thì giáo dục Pháp ở Việt Nam cho đến đầu thế kỷ XX vẫn chỉ tạo ra được 1 số ít ỏi các thông ngôn cho người Pháp, hay một số nhân viên công sở có thể nghe hiểu được 12 tiếng Pháp để làm phụ tá và một số đông những “con vẹt” biết nghe và nói một thứ tiếng “Pháp bồi” mà thôi, tất nhiên là càng không thể hiểu nổi, diễn đạt nổi những ý nghĩa phức tạp của ngôn ngữ, cũng như những khái niệm khoa học. Vả lại sự thể hiện của giáo dục Pháp-Việt lúc đó cũng không nhiều nhặn gì ngoài hai trường thông ngôn, một ở Hà Nội, một ở Huế. Do đó, vào thời điểm năm 1906-1907, ở Việt Nam chưa thể có một lớp người đủ thông thạo tiếng Pháp để có thể tiếp thu tri thức ở mức học vấn “cao đẳng” chỉ bằng ngôn ngữ Pháp. Năm 1906, Toàn quyền Paul Beau đã ra Nghị định cải cách giáo dục lần thứ nhất. Theo đề án của Hội đồng Cải cách giáo dục thì không có việc thành lập trường đại học. Nhưng trước áp lực phong trào cải cách của các sĩ phu yêu nước, Toàn quyền Paul Beau đã quyết định thành lập trường Đại học Đông Dương để đối phó kịp thời [35]. Tính chất thuần túy “tượng trưng” của dự án thành lập Đại học Đông Dương được thể hiện rõ ở mục tiêu tuyên truyền của nó, như Paul Beau thừa nhận: “Không còn nghi ngờ gì về việc xây dựng trường đại học này có tiếng vang thật sự trong các giới người Việt vì đối với họ các trường đại học của Nhật và Trung Quốc đã có ít nhiều uy tín và thậm chí là sự hấp dẫn được thể hiện qua việc một số du học sinh đi Nhật; nó sẽ góp phần mở rộng ảnh hưởng trí tuệ của chúng ta vượt ra ngoài biên giới Đông Dương” [52;64]. Nhưng đó chỉ là một mặt của vấn đề, Gail Kelly trong bài viết của mình với nhan đề “The Myth of Educational Planning: The Case of the Indochinese University, 1906-1938” (Câu chuyện thần thoại về một kế hoạch giáo dục: trường hợp Đại học Đông Dương, 1906-1938), xuất bản năm 2000 tại NewYork lại đưa ra nhận định rằng: Hệ thống giáo dục Pháp - Việt ở Việt Nam giữa hai cuộc chiến tranh thế giới không có động cơ giáo dục và mô hình tương ứng của Đại học Hà Nội về tổ chức hành chính thông thường, Paul Beau và người tiền nhiệm là Paul Doumer xem trường đại học giống như những dự án hứa hẹn tại đồng bằng sông Mê Kông hay những tuyến đường xe 13 lửa, những cây cầu và những con đường mà họ đã xây dựng [18]. Như vậy, trường Đại học Đông Dương theo nhận định này chỉ là một bộ phận làm đầy đủ thêm mô hình thuộc địa được Paul Beau kiến tạo ở Đông Dương mà thôi. Đánh giá về nguyên nhân ra đời Đại học Đông Dương, Giáo sư Đinh Xuân Lâm, một cựu sinh viên của trường, cho rằng: Thực dân Pháp quyết định mở trường Đại học Đông Dương ban đầu chưa phải là với mục đích cao cả khai hóa văn minh cho dân xứ thuộc địa như họ đã rêu rao mà mới chỉ là lập “một trường đại học phổ thông để khai dẫn cho kẻ thượng lưu Việt Nam biết văn minh học thuật của quý quốc” (tức nước Pháp). Trước hết, việc mở trường là nhằm vào yêu cầu bức bách của chính họ, cần đẩy mạnh khai thác bóc lột về kinh tế ở thuộc địa để bù đắp những thiệt hại to lớn về tài chính trong chiến tranh xâm lược (1858-1884), rồi sau đó là chiến tranh bình định (1885-1896) kéo dài. Còn về chính trị và văn hóa thì đó là cách mà Toàn quyền Beau ứng phó lại với sự bồng bột của phong trào Đông Du (19051908) dưới ảnh hưởng của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản (1867) và cuộc vận động cải cách ở Trung Quốc (1898). Đây là cách mà ông ta cầm chân thanh niên Việt Nam có nhu cầu học tập, ngăn cản họ tìm đường ra nước ngoài, sẽ nguy hại cho quá trình truyền bá ảnh hưởng văn hóa, chính trị của Pháp ở Việt Nam, và nguy cơ họ sẽ trở thành những phần tử chống Pháp mới, sâu xa hơn, đào tạo họ trở thành tầng lớp trí thức ưu tú tiếp thu văn hóa Pháp ở mức độ sâu rộng hơn, sẽ lôi kéo họ vào lực lượng thân Pháp mà những kẻ cai trị đang rất muốn mở rộng. Đồng thời, lập Đại học Đông Dương, Paul Beau muốn cổ vũ cho thế lực nước Pháp ở Viễn Đông, quét sạch ảnh hưởng Trung Hoa còn sót lại trong giới văn thân sĩ phu yêu nước Việt Nam mà họ rất nghi ngại và đang ra sức dụ dỗ, mua chuộc [11; 33]. Mặt khác, theo chúng tôi, xây dựng Đại học Đông Dương tại Việt Nam còn là sự xác định ý nghĩa khu vực của hệ thống thuộc địa Pháp. Nước Pháp có hai trung tâm thuộc địa: một là Đông Dương với điểm nhấn là Việt Nam; hai là Bắc Phi với điểm nhấn là Angiêri. Do đó, việc xây dựng Đại học Đông 14 Dương rất có ý nghĩa trong tạo dựng hình ảnh, khẳng định vị thế của đế quốc Pháp ở Châu Á-Thái Bình Dương, trước hết là trên lĩnh vực văn hóa. Thực dân Pháp có ý đồ xây dựng mô hình giáo dục đại học tương đương với chính quốc, giống như một hình ảnh thu nhỏ của nước Pháp ở thuộc địa Viễn Đông. Chính vì vậy, họ đã không ngần ngại bỏ nhiều công sức và hàng chục triệu france để xây dựng Đại học này, ngay cả khi những điều kiện cần thiết nhất cho sự ra đời một trường đại học ở Việt Nam còn rất hạn chế. Ý định này của người Pháp còn được thể hiện ở chỗ song song với xây dựng trường Đại học Đông Dương như một sự phản chiếu mô hình giáo dục đại học ở chính quốc, họ cũng không ngừng đầu tư xây dựng Viện Viễn Đông Bác Cổ trở thành một trung tâm nghiên cứu Đông phương học lớn ở Việt Nam. Viện này có thể coi là một trung tâm nghiên cứu gắn liền với Đại học Đông Dương theo đúng mô hình giáo dục đại học Pháp. Năm 1908, khi Đại học Đông Dương đột ngột đình giảng với tư cách một trường đại học đa ngành, trừ một số trường cao đẳng trực thuộc vẫn tiếp tục hoạt đông, thì mọi học liệu của đại học này cũng như hệ thống nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật đều được chuyển về trực thuộc Viện Viễn Đông Bác Cổ. Sự gắn kết của Viện Viễn Đông Bác Cổ và Đại học Đông Dương sẽ còn được thể hiện rõ nét hơn trong giai đoạn hoạt động trở lại của Đại học này từ năm 1917 trở đi, đặc biệt là nhiều nhà khoa học được đào tạo từ Đại học Đông Dương đã làm việc và nghiên cứu tại Viện này. Bên cạnh Viện Viễn Đông Bác Cổ, Pháp còn chú trọng xây dựng một số viện khoa học tự nhiên như Viện nghiên cứu và điều chế vacxin ở Nha Trang do bác sĩ Alexandre Yersin đứng đầu, vào năm 1905, trực thuộc Viện Paster Paris nên còn gọi là Viện Paster Nha Trang. Viện Paster Nha Trang cùng trường Cao đẳng Y Dược Đông Dương góp phần quan trọng vào sự phát triển của nền y học hiện đại Việt Nam, mở đầu là việc điều chế và phổ biến vacxin ngăn ngừa dịch bệnh. Qua đó cho thấy, thực dân Pháp muốn xây dựng Đại học Đông Dương nhằm vào mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành mô hình Pháp thu nhỏ ở Châu Á – Thái Bình Dương. Ý đồ này được thể hiện trước hết ở việc 15 xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm học thuật và nghiên cứu khoa học của khu vực. Sự ra đời của Đại học Đông Dương, vai trò, vị trí của nó trong nền giáo dục Pháp - Việt thời thuộc Pháp, cho đến nay, vẫn tiếp tục được lý giải với nhiều ý kiến khác nhau. Tuy nhiên, Đại học Đông Dương ra đời là mốc mở đầu cho sự xác lập mô hình giáo dục đại học hiện đại ở Việt Nam đầu thế kỷ XX, được người Pháp mang đến, dựa trên cơ sở mô phỏng mô hình giáo dục đại học Pháp kết hợp với điều kiện cụ thể ở thuộc địa và sự phù hợp với chính sách thực dân. Có thể nói, Đại học Đông Dương là đại diện đầy đủ, sinh động nhất của nền giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam thời thuộc địa. Sự ra đời, tồn tại của trường đại học này thể hiện cụ thể trong hoạt động của những trường đại học, cao đẳng trực thuộc nó và thăng trầm theo thời gian, bị chi phối bởi bối cảnh lịch sử đầy biến động của Việt Nam đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. 1.2. Đại học Đông Dƣơng (1906-1908) và sự hình thành nền giáo dục đại học hiện đại ở Việt Nam Ngày 16 tháng 5 năm 1906, Tổng Giám đốc Học chính Đông Dương kiêm Chủ tịch Hội đồng Cải tiến Giáo dục đã gửi báo cáo lên Toàn quyền Đông Dương khẳng định tầm quan trọng của việc thiết lập một trường Đại học ở Hà Nội và Sài Gòn như sau: Trường Đại học sẽ là một trung tâm giảng dạy giáo dục đại học, đỉnh cao học vấn ở Đông Dương của những người được chúng ta bảo hộ, dù họ đến từ các trường Pháp bản xứ hoặc đã tới các trường truyền thống được cải cách và nâng cao của đất nước họ. Không muốn sao chép thể chế và chương trình của các trường Đại học Pháp, Đại học Đông Dương trong khi đáp ứng các nhu cầu kinh tế và hành chính của thuộc địa trong các ban kỹ thuật, sẽ cố gắng tạo nên ở Đông Dương một trung tâm văn hóa Âu châu, như vậy sẽ đóng góp vào việc thúc đẩy sự phát triển tri thức của những người dân được chúng ta bảo hộ và tăng cường ảnh hưởng của nước chúng ta tại Viễn Đông [2;807], [44;14,15]. 16 Ngày 16-5-1906, Toàn quyền Paul Beau ký Nghị định số 1514a thành lập trường đại học đầu tiên của Việt Nam cũng là của Đông Dương [44]. Những quy chế ghi trong Nghị định thành lập và bản Nội quy của trường do Tổng Giám đốc Học chính ban hành đã xác định mô hình đào tạo của Đại học Đông Dương nói chung và các ngành đào tạo trong trường nói riêng. Quy chế đào tạo của trường khá cụ thể, chi tiết, bao gồm: mục tiêu đào tạo, cơ sở đào tạo, ngành đào tạo, chương trình đào tạo, ngân sách đào tạo, đội ngũ giảng viên, đối tượng đào tạo, quy chế thi cử và tốt nghiệp, các chính sách ưu tiên... Nghị định số 1514a, ngày 16 tháng 5 năm 1906 ghi rõ: Điều thứ nhất: - (Đại học Đông Dương) được thành lập tại Đông Dương, dưới tên gọi trường Đại học, một tập hợp các khóa đào tạo đại học cho các sinh viên xứ thuộc địa và các nước láng giềng. Cơ sở đào tạo này có nhiệm vụ phổ biến ở Viễn Đông, chủ yếu là thông qua tiếng Pháp, những kiến thức về các ngành khoa học và các phương pháp châu Âu. Điều 2: - Trường Đại học được đặt dưới quyền trực tiếp của ông Toàn quyền. Trường do một Hội đồng quản trị điều hành dưới sự chủ tọa của ông Tổng Giám đốc Học chính, gồm Giám đốc các cơ quan khoa học của xứ thuộc địa và các trường nằm trong trường đại học và các giáo sư được lựa chọn sao cho tất cả các cơ quan và viện có liên quan có ít nhất một đại diện tại Hội đồng. Các giáo sư này được ông Toàn quyền bổ nhiệm hàng năm. Nhiệm vụ của họ có thể được gia hạn. Điều 3: - Trường đại học có thể kết hợp với các cơ sở nghiên cứu và giảng dạy đã hoặc sẽ được thành lập ở thuộc địa, nhưng không được can thiệp vào quyền tự trị của các cơ sở này. Các điều kiện theo đó các cơ quan nhân sự của các cơ sở này và các cơ quan khác của xứ Đông Dương sử dụng sẽ do ông Toàn quyền quy định theo đề nghị của Hội đồng Quản trị trường Đại học. 17 Điều 4: - Không một sinh viên nào xuất thân từ một trong năm xứ Đông Dương được phép theo học tại trường Đại học nếu không có bằng tốt nghiệp giáo dục bổ túc bản xứ hoặc một văn bằng bản xứ tương đương (tú tài, cử nhân...) và tạm thời là ấm sinh, tôn sinh v.v... Những người nước ngoài, và theo biện pháp quá độ, cả các thuộc dân và dân bảo hộ của nước Pháp, sẽ được nhận vào học tại trường Đại học tùy theo trình độ tương đương được quy định hoặc sau một kỳ thi vào trường. Điều 5: - Trừ sự cho phép đặc biệt, mỗi sinh viên chỉ được ghi tên lại một trường; nhưng sẽ lập một số môn học chung cho hai hoặc nhiều trường. Điều 6: - Bằng tốt nghiệp đại học, với bảng điểm riêng cho các ngành đào tạo đã chọn, độc lập với các văn bằng và cấp bậc chuyên môn được cấp ở nơi khác cho các thuộc dân và dân bảo hộ của Pháp, sẽ được cấp cho các sinh viên sau kỳ thi tốt nghiệp. Điều 7: - Các khóa học và các trường đã hoặc sẽ được thành lập theo các quyết định này sẽ được phân bố giữa các trường đại học khác nhau sau đây: 1. Luật và Hành chính 2. Khoa học 3. Y khoa 4. Xây dựng 5. Văn học Các trường đại học này có trụ sở tại Hà Nội hoặc Sài Gòn, một số trường trong số này có thể hoạt động đồng thời tại cả hai thành phố. Chương trình của các khóa học và các trường sẽ do Hội đồng Quản trị trường Đại học xây dựng với sự phê chuẩn của ông Toàn quyền. Điều 8: - Một số xuất học được ấn định hàng năm theo nghị định của ông Toàn quyền sẽ được Ủy ban thường trực Đông Dương tại Pháp dành cho các sinh viên được Hội đồng Quản trị trường Đại học lựa chọn. Điều 9: - Các khoản chi tiêu cho hoạt động của các khóa học và các trường được nêu trong điều 7 trên đây nhằm đào tạo nhân viên bản xứ cho các 18 bộ máy hành chính địa phương hoặc các cơ quan chính quyền của Đông Dương sẽ do ngân sách của các cơ quan hành chính và ngân sách chung chi trả. Các khóa học hoặc hội thảo đặc biệt có thể được tổ chức và hỗ trợ bởi Phòng Thương mại và Nông nghiệp hoặc các hiệp hội khoa học được thành lập ở Đông Dương. Theo Nghị định này thì trường Cao đẳng Luật và Pháp chính trực thuộc trường Đại học Đông Dương. Trường bao gồm ba khoa dự kiến được thành lập bởi Hội đồng Hoàn thiện Giáo dục Bản xứ, trong đó khoa thứ nhất đã có từ trước, đó chính là trường Hậu Bổ Hà Nội được thành lập theo Nghị định ngày 20/6/1903, là nơi đào tạo nên hệ thống quan lại cho bộ máy hành chính người bản xứ. Trường Y- Dược được thành lập từ năm 1902, đào tạo y sĩ và dược sĩ phụ tá, hạn học 4 năm về Y và 3 năm về Dược. Trong trường còn có một lớp nữ hộ sinh, hạn học 2 năm. Trường Y theo quy định trực thuộc Đại học Đông Dương. Đây là hai trường đại học trực thuộc được xây dựng trước khi có Nghị định 1514a. Ngoài ra, trường Công chính thành lập năm 1902 tại Hà Nội cũng trực thuộc Đại học Đông Dương. Kèm theo Nghị định số 1514a ngày 16/5/1906 là bản Nội quy của Trường do Tổng Giám đốc Học chính H. Gourdon ký ngày 12/10/1907, xác định rõ thành phần sinh viên cùng đội ngũ giáo viên và chương trình của năm học đầu tiên 1907-1908. Sau đó, ngày 8/5/1907, Toàn quyền Đông Dương đã có quyết định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định ngày 16/5/1906. Trong đó quy định thêm một số điều: Trường Đại học Đông Dương được đặt dưới quyền trực tiếp của ông Toàn quyền. Trường do Tổng Giám đốc Học chính điều hành với sự hỗ trợ của Hội đồng Cải tiến giáo dục, các Giám đốc các cơ quan khoa học của xứ 19 thuộc địa và các đại diện cho các thủ trưởng các cơ quan hành chính địa phương và các cơ sở kỹ thuật có liên quan. Trường Đại học có thể kêu gọi sự giúp đỡ từ các cơ quan khác, do ông Toàn quyền quy định theo đề nghị của Hội đồng Quản trị của trường Đại học. Các giảng viên được ông Toàn quyền bổ nhiệm hàng năm theo sự giới thiệu của Tổng Giám đốc Học chính. Nhiệm vụ của họ có thể gia hạn. Các khóa học khác nhau của trường Đại học cũng như các phòng thí nghiệm trực thuộc sẽ được thiết lập theo một quyết định của ông Toàn quyền, theo đề nghị của Tổng Giám đốc Học chính sau khi có ý kiến của Hội đồng Đại học sẽ thông qua các chương trình học. Theo Nghị định ngày 12/6/1907, ngày 10/11/1907, lễ khánh thành trường Đại học Đông Dương được tổ chức tại Phủ Toàn quyền cũ (khu nhượng địa) ở Hà Nội, dưới sự chủ tọa của Thống sứ Bắc Kỳ De Miribel. Những người Á châu muốn được nhận vào học tại Đại học Đông Dương phải gửi đơn yêu cầu tới Ban Thư ký Đại học, số 40 đại lộ Gia Long, nay là 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội; trong đó có đầy đủ tên tuổi, địa chỉ, công việc hiện tại, các văn bằng đại học đã đạt được, ngày nhận bằng, khoa định ghi danh, các môn học và thực hành định theo học. Những người có bằng tốt nghiệp trường Chasseloup - Laubat hoặc bằng tốt nghiệp bổ túc sẽ được nhập học; những người đã có bằng thuộc địa như Cử nhân hoặc Tú tài sẽ được nhận nếu có đủ khả năng về tiếng Pháp; những ứng cử viên không có bất cứ loại bằng cấp nào sẽ được nhận nếu có ý kiến ủng hộ của Hội đồng Đại học. Các khóa học được chia làm ba lĩnh vực: văn học, luật học và khoa học. Trường Luật và Pháp chính chia làm 3 ngành: Ngành thứ nhất giống như trường Hậu bổ Hà Nội để đào tạo quan lại (Trường Hậu bổ thành lập theo Nghị định ngày 20-6-1903 để đào tạo tri phủ, tri huyện, huấn đạo, giáo thụ. Năm 1912, trường Hậu bổ đổi thành trường Sĩ hoạn, học trong 3 năm). Ngành thứ hai đào tạo những viên chức cho cơ quan cai trị của “Nhà nước 20 bảo hộ”. Ngành thứ ba có thể dạy một ít chữ Hán chủ yếu đào tạo những viên chức cho ngành thương chính và thuế quan. Trường Cao đẳng Văn chương dạy ngôn ngữ và văn học cổ điển phương Đông, lịch sử và địa lý các nước Viễn Đông, lịch sử văn học Pháp và nước ngoài, lịch sử triết học và nghệ thuật. Những sinh viên ghi danh ở khoa Văn học phải theo ít nhất 5 môn Văn học. Những sinh viên ghi danh Luật học phải theo tất cả các môn học Luật và ít nhất một môn Văn học. Các khóa học ngôn ngữ tiếng Pháp là bắt buộc đối với tất cả các sinh viên, trừ trường hợp đặc biệt được Hội đồng cho phép. Ngoài ra, các sinh viên có thể ghi tên theo học các môn học khác, ngay cả các môn của một khoa khác, cộng thêm một số môn tối thiểu theo yêu cầu. Trường Cao đẳng Khoa học gồm các ngành Toán, Vật lý, Hóa học và Sinh vật có mục đích từ năm thứ hai trở đi đào tạo thành những giáo viên trung học hoặc cao đẳng sư phạm và những người làm công tác nghiên cứu khoa học. Trường Cao đẳng Y khoa coi như đã tổ chức xong từ trước có hai ngành Y và Dược. Trường Cao đẳng Xây dựng sẽ tổ chức thành 3 ngành: + Cầu đường, đường sắt, mỏ (đã có trước ở trường Công chính) + Điện khí thực hành (bao gồm cả ngành Bưu điện) + Nông nghiệp, Dâu tằm và Thú y Tất cả sinh viên đều học bằng tiếng Pháp. Kết thúc năm thứ nhất sinh viên phải thi để lên năm thứ hai. Thẻ dự thính tự do đối với một số môn học có thể được cấp miễn phí cho những người đăng ký yêu cầu tại Ban Thư ký Đại học. Những sinh viên dự thính tự do không có quyền mượn sách thư viện cũng không được tham gia môn thực hành... Đại học Đông Dương là đại học đa ngành mở đầu cho giáo dục hiện đại ở Việt Nam. Trường được thành lập dựa trên cơ sở các trường đã có trước đó 21 và mở thêm một số ngành đào tạo mới. Những ngành mới mở thuộc khối Khoa học tự nhiên: Toán, Lý, Hóa và Sinh vật; và khối Khoa học xã hội: Ngôn ngữ, Văn học, Lịch sử, Địa lý các nước Viễn Đông, Lịch sử văn học Pháp và nước ngoài, Lịch sử triết học và Lịch sử nghệ thuật. Đại học Đông Dương tập hợp các khóa đào tạo bậc đại học cho các sinh viên xứ thuộc địa và các nước láng giềng. Cơ sở đào tạo có nhiệm vụ phổ biến ở Viễn Đông, chủ yếu là thông qua tiếng Pháp, những kiến thức về các ngành khoa học và các phương pháp châu Âu. Trong báo cáo của Tổng Giám đốc Học chính Đông Dương kiêm Chủ tịch Hội đồng Cải tiến Giáo dục ngày 16/5/1906 gửi Toàn quyền Đông Dương đã xác định: “Đại học Đông Dương là một trung tâm giảng dạy giáo dục đại học đỉnh cao của học vấn ở Đông Dương, đáp ứng các nhu cầu kinh tế và hành chính của thuộc địa trong các ban kỹ thuật sẽ cố gắng hướng dẫn tinh thần khoa học và những phương pháp học tập và nghiên cứu hiện đại”. Như vậy, với Nghị định 1514a và sự ra đời Đại học Đông Dương, trường đại học đa ngành đầu tiên của giáo dục Việt Nam hiện đại, mô hình giáo dục đại học Pháp dành cho người bản xứ bước đầu được xác lập. Đây là bước mở đầu quan trọng cho sự hình thành và phát triển của giáo dục đại học hiện đại ở Việt Nam, nhất là từ sau cải cách giáo dục lần thứ hai năm 1917. Nhìn vào Quy chế, Nghị định thành lập Đại học Đông Dương ta thấy Trường được tổ chức khá quy củ, hoạt động theo đúng khuôn mẫu của mô hình giáo dục đại học Pháp, có quy mô tương đối lớn, và là mối quan tâm lớn của hệ thống hành chính Pháp tại Đông Dương. Nhưng hoạt động của trường Đại học Đông Dương trên thực tế hoàn toàn không được như những gì trên giấy tờ quy định. Tư liệu lịch sử được khai thác đã phác họa phần nào hoạt động của trường trong thời gian (19071908). Cuối tháng 11/1907, Trường tổ chức lễ khai giảng đầu tiên với sự có mặt của 94 sinh viên mới, 62 sinh viên dự thính và 37 sinh viên năm thứ nhất 22 trường Y sẽ tham dự một số giờ học của môn khoa học của Trường, tổng cộng gồm 193 sinh viên. Trong tổng số 94 sinh viên mới chỉ có 39 người có bằng cấp đúng quy định (đã tốt nghiệp trung học Sài Gòn hoặc đã đỗ thi Hương và được chứng nhận biết tiếng Pháp). Học sinh tuyệt đại đa số là công chức ở các cơ quan trung ương của chính quyền thực dân đóng tại Hà Nội lúc đó. Nhà trường cho phép tuổi sinh viên nhập học tối đa là 48 tuổi. Sau một tháng học thử còn lại 68 sinh viên chính thức và 8 dự thính. Đến cuối năm học chỉ còn có 41 người và họ cũng chỉ là sinh viên năm thứ nhất. Giáo viên hầu hết kiêm nhiệm nhiều việc chứ không phải là những giáo sư chuyên giảng dạy, mặc dù họ đều là những người có học vị, bằng cấp cao. Thời gian học phải bố trí vào buổi tối mỗi ngày từ 5 giờ chiều đến 10 giờ đêm, những môn cần làm thí nghiệm học vào sáng thứ năm hàng tuần. Mặc dù Đại học Đông Dương đưa ra một nội dung khá đồ sộ về các khóa học và ngành học nhưng trên thực tế giai đoạn này chỉ có mỗi trường Y hoạt động. Trường khi đó đào tạo bác sĩ (gọi là quan Thầy thuốc) và bà đỡ. Đứng đầu nhà trường là Giám đốc, lương hàng năm 20 ngàn quan và 5 ngàn phụ cấp. Trường có một giáo sư, lương 25 ngàn quan, một thư ký, một quản lý nhà trường. Các giáo viên dạy phụ trong trường mỗi người 600 đồng phụ cấp 1 năm, mỗi tuần lễ dạy 3 giờ, thầy nào dạy 2 giờ thì lĩnh 400 đồng, 1 giờ thì lĩnh 200 đồng. Ban học của các bà đỡ do một bác sĩ riêng đảm nhiệm và một ông phán do bệnh viện cử, đều được hưởng trợ cấp. Trình độ sinh viên quá thấp so với chương trình giảng dạy. Mặc dầu người ta chú ý đến vấn đề này bằng cách châm chước bằng cấp và trình độ tiếng Pháp, nhưng sinh viên vẫn không thể nào tiếp thu nổi nội dung, nhất là đối với các môn khoa học xã hội như Triết học, Luân lý học, Văn học phương Tây.v.v... Trường từ khi thành lập chỉ hoạt động được vẻn vẹn 1 năm (1907-1908) thì phải đình giảng. Nhà cầm quyền không chính thức đưa ra bất cứ ý kiến 23 nào để giải thích rõ ràng cho sự đình giảng đột ngột của một dự án đại học có quy mô hoành tráng như vậy ở xứ thuộc địa. Trước sự “đóng cửa” đột ngột của Đại học Đông Dương ngay khi năm học đầu tiên kết thúc, Toàn quyền Paul Beau bị dư luận công kích kịch liệt nhất là báo chí của thực dân Anh ở Ấn Độ. Đặc biệt, phe chống đối Paul Beau đã sử dụng nhiều lập luận chống lại Đại học Đông Dương. Trong số đó, những lập luận mạnh mẽ nhất xuất phát từ tác giả Ajalbert. Tác giả đã dùng các cụm từ “những chi phí điên khùng” để chỉ “nhiều triệu bạc bị nuốt chửng” và “những bổng lộc béo bở” dành cho các công chức cao cấp. Theo tác giả, đó là một kiểu giáo dục “vượt tầm với” của học sinh và có nguy cơ tạo ra những người “không biết xếp vào hạng nào”. Do vậy, loại hình giáo dục ấy chắc chắn sẽ thất bại, “gây ra hiện tượng bỏ học và hư hỏng” [52;129]. Ngay cả Tổng Giám đốc học chính Đông Dương đương thời là H. Gourdon đã có những phát biểu mang tính phê phán chính sách học đường mới của P.Beau (và cả chính ông) trên tờ báo Thời đại tại Pháp khi ông đã nghỉ hưu: “Từ mấy năm nay, chúng ta đã mang lại cho giáo dục quá nhiều quyền hạn; chúng ta đã vội vàng mở quá nhiều trường; chúng ta đã thiết lập nên nhiều trường đại học và cao đẳng thật là vô tích sự và vội vã, thay vì xây dựng các trường nghề. Đây là những loại trường mà dân bản xứ rất cần. Thực tế, chúng ta đã tăng một số lượng khá lớn học sinh, sinh viên chả biết xếp vào hạng nào. Vả lại, chúng ta đã đưa vào trong giáo dục bản xứ những tư tưởng phương Tây hiện đại mà họ không thể nuốt trôi được. Bởi vì đây là những tư tưởng cạnh tranh mãnh liệt với luân lý truyền thống của họ, làm cho họ mất gốc và đương nhiên họ sẽ trở thành kẻ thù của tiếng Pháp - văn hóa Pháp. Tóm lại, cải cách đã được tiến hành quá nhanh, quá rộng và hoàn toàn không phù hợp với nhu cầu thực tế cũng như khả năng trí tuệ của dân bản xứ” [52;126]. 24 Trịnh Văn Thảo cho rằng Đại học Đông Dương là “một cái bánh vẽ được tô màu” vì nó đáp ứng “lợi ích” và “sự cần thiết” cho chính sách đối ngoại của nước Pháp. Thực tế của những “huyền thoại buồn cười” ấy chỉ là việc tạo ra vài “lớp học thực hành” dạy các khoa học tự nhiên, Luật và Văn học. Tổng cộng chỉ có khoảng 40 sinh viên. “Theo lời thú nhận của người sáng lập, “ở Đông Dương không hề có việc dạy đại học cũng như không có cấp trung học phổ thông”!” [52;130] Trong một năm hoạt động ít ỏi (1907-1908) có thể nói Đại học Đông Dương phôi thai từ Nghị định 1514a, chưa có hoạt động gì đáng kể trên thực tế. Nhưng sự ra đời và hoạt động của trường đại học đa ngành đầu tiên của nền giáo dục hiện đại đã cắm cột mốc quan trọng, có vai trò định hướng cho sự tiếp tục xây dựng hệ thống giáo dục đại học của Pháp ở bản xứ trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai. Năm 1908, Đại học Đông Dương đã phải “đóng cửa” do không đủ những điều kiện cho hoạt động đào tạo đại học về cả chất lượng sinh viên lẫn đội ngũ giảng viên cũng như chương trình đào tạo, đặc biệt là việc sử dụng tiếng Pháp toàn phần để giảng dạy những kiến thức khoa học chuyên sâu trong khi số lượng người Việt thông thạo tiếng Pháp lúc đó rất hạn chế, một mô hình đại học “tượng trưng” phục vụ nhu cầu chính trị nhiều hơn là nhu cầu của thực tế xã hội và bị phản đối gay gắt bởi phe chống đối. Song thực tế cũng đã chứng minh rằng, những sinh viên được trường Đại học Đông Dương đào tạo dù chỉ trong một năm học cũng đã không ngừng đem lại nhiều kết quả đáng khích lệ. Nhiều sinh viên của Trường đã tiếp thu được những khái niệm vững chắc cần thiết cho nghề nghiệp của họ, sự ham thích thực sự đối với khoa học, và nhất là về phương pháp giảng dạy, sau này đã được thể hiện trong rất nhiều sách giáo khoa phổ biến khoa học do một vài người trong số họ soạn ra (Trần Văn Thông (Đốc học), Ấu học quốc ngữ tân thư, Hà Nội – Hải Phòng, Imprimerie d’Extrême – orient, 1908. Sách gồm 2 phần: Phần I có 25 3 tập: tập 1 (Toán pháp), tập 2 (Địa dư), tập 3 (Cách trí – Vệ sinh). Phần II: Cai trị - Lễ pháp – Phong tục). Tiểu kết: Có thể coi thời điểm thành lập Đại học Đông Dương năm 1906 là mốc mở đầu của nền giáo dục đại học Việt Nam hiện đại. Đại học Đông Dương ngay từ đầu đã được xây dựng theo mô hình một trường đại học đa ngành bao gồm nhiều trường đại học trực thuộc. Nó được xây dựng trên cơ sở những trường cao đẳng đã được hình thành từ trước như trường Y, trường Công chính và trường Hậu bổ. Tuy vậy, hoạt động giáo dục bậc đại học của Trường tỏ ra thiếu cơ sở thực tế. Hạn chế đó bắt nguồn ngay từ mục đích ban đầu của nhà cầm quyền, là muốn tạo ra một tầng lớp trí thức lớp trên gắn bó, tận trung, phục vụ đắc lực vai trò chính trị của người Pháp ở Việt Nam; đối phó với phong trào Khổng giáo duy tân và gạt bỏ ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa cũng như tham vọng đánh bóng hình ảnh khai hóa văn minh của người Pháp ở xứ thuộc địa, biến Đại học Đông Dương thành một ô trong “bức tranh xếp hình” thuộc địa nước Pháp mà Paul Beau dựng nên...; đặc biệt, sự thiếu vắng nguồn nhân lực cho giáo dục đại học cả về đội ngũ giảng viên lẫn đội ngũ sinh viên. Trên thực tế, đến năm 1906, thực dân Pháp mới khởi đầu cải cách giáo dục lần thứ nhất mà trọng tâm là hình thành nền giáo dục Pháp-Việt thay thế nền giáo dục truyền thống, nghĩa là khả năng của cải cách giáo dục chỉ có thể dừng ở cấp phổ thông mà thôi. Trong hoàn cảnh đó, những người được tuyển lựa vào trường Đại học Đông Dương còn thiếu tri thức nền tảng cho tiếp nhận học vấn đại học cũng như không đủ trình độ tiếng Pháp để tiếp thu kiến thức khoa học chuyên sâu. Sự đình giảng của Trường sau 1 năm hoạt động là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, sự ra đời Đại học Đông Dương là một sự kiện rất ý nghĩa, nhất là trong việc mang đến một mô hình giáo dục đại học hiện đại và bước đầu giới thiệu, giảng dạy những tri thức khoa học chuyên sâu của phương Tây, nền học thuật mới với cách tiếp cận mới, phương pháp nghiên cứu mới, 26 phạm trù giá trị mới, khái niệm mới và phương tiện giáo dục mới... tại Việt Nam. Sự ra đời có vẻ như “chưa thích hợp” đó đã tạo nền tảng quan trọng cho sự tái lập Đại học Đông Dương 10 năm sau đó, năm 1917, giai đoạn hoạt động thực sự của hệ thống giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam thời thuộc địa. 27 CHƢƠNG 2 HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẠI HỌC ĐÔNG DƢƠNG (1917-1945) 2.1. Tình hình Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất cùng với sự đáp ứng nhu cầu của Đông Dương với cuộc chiến tranh thế giới của đế quốc Pháp càng làm cho chính quyền thực dân nhận thấy rõ hơn tầm quan trọng của xứ thuộc địa này. Do đó, yêu cầu củng cố hơn nữa địa vị của người Pháp, kiểm soát toàn diện hơn, khai thác triệt để hơn Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung càng được đặt ra cấp thiết hơn. Năm 1917, Albert Sarraut quay trở lại làm Toàn quyền xứ Đông Dương. Từng cai trị ở Đông Dương trước Chiến tranh thế giới thứ nhất (Albert Sarraut làm Toàn quyền Đông Dương nhiệm kỳ thứ nhất từ năm 1911 đến năm 1914), ông ta là một trong những người Pháp hiểu khá sâu sắc về xứ thuộc địa này và có tham vọng thực dân lớn. Tháng 12 năm 1916, trước khi trở lại Đông Dương, ông ta đã có bài diễn thuyết rất dài, được Phạm Quỳnh ghi lại trên Nam Phong tạp chí số 2 tháng 7 năm 1917, lời lẽ hết sức bóng bẩy, mị dân nhưng ngầm thể hiện khá rõ tham vọng thực dân và mối hi vọng của Sarraut vào việc khai thác triệt để hơn xứ thuộc địa. Sarraut tỏ ra đặc biệt chú ý đến vấn đề nhân lực Đông Dương: “... người dân bản xứ thường chăm làm dễ bảo, có thể cung cấp được một cái “nhân công” khôn, khéo, dễ dùng, biết am hiểu, biết lợi dụng các máy móc ngày nay... đó là của báu vô tận của xứ này... chỉ hiềm những nhà công nghệ Pháp chưa mấy người biết đến. Những người ấy sau này sẽ là những tay giúp việc rất có ích cho ta trong sự khai hóa về đường kinh tế ta sắp khởi hành ở xứ ấy.” [22;81-83] Với nhận thức như vậy, giáo dục được coi là một công cụ quan trọng trong chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của Albert Sarraut. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam (1917-1939) có quy mô lớn, toàn diện trên tất cả các mặt đời sống kinh tế xã 28 hội. Kéo theo đó là sự mở rộng bộ máy hành chính của chính quyền thực dân xuống tận làng xã với các cuộc cải lương hương chính từ năm 1921, và sự đa dạng các ban ngành của cơ cấu hành chính xã hội hiện đại, đòi hỏi một lực lượng lớn nhân sự người Việt. Cuộc khai thác kinh tế thuộc địa triệt để một mặt tạo ra sự phát triển cưỡng bách về công nghiệp, mặt khác làm cho nền kinh tế Việt Nam thay đổi toàn diện về cơ cấu vùng, cơ cấu ngành nghề và kỹ thuật sản xuất. Nền công nghiệp thuộc địa phát triển ngày càng đặt ra đòi hỏi cấp thiết về nguồn nhân lực được đào tạo bài bản, có trình độ cao. Nó thúc đẩy mạnh mẽ những biến chuyển văn hóa xã hội, mở đường cho sự tiếp thu một cách ồ ạt các hệ giá trị mới của phương Tây, hiện đại hóa gần như đồng nghĩa hoàn toàn với phương Tây hóa không chỉ ở diện mạo mà còn ở hệ thống giá trị xã hội. Hàng loạt các đô thị hiện đại ra đời như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Sài Gòn - Chợ Lớn... với đời sống đô thị hóa, phương Tây hóa. Xã hội Việt Nam đang chuyển mình mạnh mẽ trong cuộc hiện đại hóa đầu thế kỷ XX cùng với nó là yêu cầu ra đời nhanh chóng, cấp bách những “con người Việt Nam mới”. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cùng với sự khai thác triệt để của thực dân Pháp tại Việt Nam, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, sau một thời gian tạm lắng. Cuộc hiện đại hóa toàn diện không những tạo ra một cuộc tiếp xúc văn hóa Đông - Tây mạnh mẽ và sâu sắc nhất trong lịch sử văn hóa Việt Nam, làm nghiêng ngả cả hệ thống giá trị phương Đông cổ truyền, mở đường cho sự nảy mầm và lớn mạnh của tư tưởng phương Tây, mà còn tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho sự du nhập các luồng tư tưởng cách mạng mới, các con đường giải phóng dân tộc mới. Đây là thời kỳ phát triển vô cùng sôi động của phòng trào đấu tranh giải phóng dân tộc đưa đến kết quả là sự thắng lợi hoàn toàn của dân tộc Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Trước khi con đường cách mạng vô sản và tư tưởng của Cách mạng tháng Mười Nga được Nguyễn Ái Quốc – vị lãnh tụ cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã tiếp nhận ở trời Tây, trải nghiệm ở 29 nước Nga Xô viết và tích cực truyền bá vào Việt Nam, phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với các khuynh hướng dân chủ tư sản khác nhau: kiểu cũ và kiểu mới, cộng hòa và lập hiến. Đối tượng đầu tiên tiếp nhận những tư tưởng cách mạng này và truyền bá rộng rãi trong nhân dân đồng thời lãnh đạo các phong trào yêu nước và cách mạng chính là tầng lớp trí thức. Do đó, trí thức đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của hệ tư tưởng Việt Nam đầu thế kỷ XX và là những bộ óc của phong trào giải phóng dân tộc. 2.2. Chính sách giáo dục của Albert Sarraut và sự tái lập Đại học Đông Dƣơng Nuôi tham vọng đạt được bằng giáo dục hai mục đích do Jules Ferry định ra: trang bị cho thuộc địa những cán bộ ngang tầm với sự phát triển kinh tế và văn hóa và biến Đông Dương thành một thứ tủ kính phô bày sự nghiệp khai hóa của Pháp ở châu Á, ngày 21-12-1917, Toàn quyền Albert Sarraut ban hành bộ “Học chính Tổng quy” mở đầu cho cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai (cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất do Paul Beau khởi xướng vào năm 1906). Theo tác giả Trần Thị Phương Hoa trong cuốn sách Giáo dục Pháp-Việt ở Bắc Kỳ (1884-1945) thì “bộ Học chính Tổng quy thực chất là một bộ luật về giáo dục, quy định tất cả mọi thành tố để tạo nên các hệ thống nhà trường trên toàn Đông Dương. Mọi hoạt động của nhà trường đều tuân thủ theo các quy định của Bộ Luật này” [47;129]. Những quy định về trường đại học Pháp ở Việt Nam được cụ thể trong Thiên thứ VII của Bộ Học chính Tổng quy với tên gọi là “Quy định về các trường Đệ tam cấp”. Bộ Học chính đề ra chương trình đại cương cho cả nền đại học, chưa có chương trình thể thức riêng cho từng trường. Tiếp đó, ông ban hành Nghị định ngày 25-12-1918 và Nghị định này không ngừng được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Đây là một văn bản có tính pháp lý quan trọng đối với giáo dục bậc cao đẳng ở Đông Dương nói chung và đối với tổ chức Đại học Đông Dương nói riêng. 30 Nội dung quy chế đào tạo đại học được thể hiện ở Nghị định 25-12-1918 của Toàn quyền Đông Dương về Quy chế chung về bậc Cao đẳng ở Đông Dương: 1. Bậc Cao đẳng do một Giám đốc phụ trách. Giám đốc do Toàn quyền Đông Dương bổ nhiệm; phải có bằng Tiến sĩ tốt nghiệp ở Pháp, và có ít nhất 15 năm công tác trong ngành giáo dục. 2. Chỉ được mở Trường Cao đẳng khi được phép của Toàn quyền Đông Dương, theo đề nghị của Giám đốc bậc Cao đẳng. Đứng đầu Trường Cao đẳng là Hiệu trưởng do Toàn quyền bổ nhiệm, theo đề nghị của Giám đốc bậc Cao đẳng. Hiệu trưởng phải đỗ Cử nhân Luật, hoặc Cử nhân Khoa học, hoặc Cử nhân Văn chương bên Pháp, và có ít nhất 10 năm trong ngành giáo dục hoặc trong các công sở. 3. Muốn nhập học, thí sinh phải làm đơn gửi Giám đốc bậc Cao đẳng và phải dự kỳ thi tuyển. Trong đơn phải ghi lời bảo đảm: khi ra trường sẽ phục vụ Chính phủ Đông Dương ít nhất 10 năm. Tiêu chuẩn để được dự thi tuyển là: đã tốt nghiệp bậc Trung học; là “thần dân” của nước Pháp, hoặc là “người đã được coi là công dân của nước Pháp”. 4. Quy định nhiệm vụ, chương trình của một số trường Cao đẳng sau: Trường Y Dược (hệ 4 năm); Trường Thú y (hệ 4 năm); Trường Pháp chính (hệ 3 năm); Trường Sư phạm (hệ 3 năm); Trường Nông – Lâm (hệ 3 năm); Trường Công chính (hệ 2 năm). Cùng ngày, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định quy định học lực và tuổi của các thí sinh xin dự kỳ thi tuyển vào các trường bậc Cao đẳng ở Đông Dương. Về tuổi, tối thiểu 18, tối đa 25 tuổi. Về học lực, thí sinh phải có một trong các bằng cấp sau: bằng Thành chung, bằng Cao đẳng tiểu học, bằng Trung học, bằng Tú tài. Nhà cầm quyền còn đề cập đến việc lập Nha Cao đẳng để quản lý chung các trường cao đẳng đang trong quá trình thành lập, chịu trách nhiệm về việc sáng lập, tổ chức, đặt thể lệ, định chương trình cho các trường Cao đẳng. 31 Đến đây, bậc Đại học đã có quy chế tương đối đầy đủ, chặt chẽ. Sự ra đời của Bộ Học chính Tổng quy, kèm theo là các nghị định của chính quyền thực dân quy định cụ thể về giáo dục đại học, đã tạo một bước phát triển mới của nền giáo dục đại học hiện đại ở Việt Nam. So với bản Nghị định 1514a về sự thiết lập Đại học Đông Dương năm 1906, Bộ Học chính Tổng quy có quy định chặt chẽ, cụ thể hơn, và bao quát chung cho bậc giáo dục đại học về mô hình giáo dục đại học và các mặt đào tạo. Có thể coi đó là một văn bản thi hành luật về giáo dục đại học đầu tiên ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ sự tái lập Đại học Đông Dương bao gồm nhiều trường đại học, cao đẳng trực thuộc là một yêu cầu xuất phát từ thực tế kinh tế - xã hội của Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Chính quyền thực dân nhận thấy xây dựng bậc giáo dục đại học là một nhu cầu cấp thiết, một chính sách bắt buộc đối với Việt Nam trong công cuộc khai thác thuộc địa cũng như xây dựng hình ảnh của nước Pháp nhằm củng cố vai trò của đế quốc Pháp tại xứ thuộc địa sau mấy chục năm thống trị và thực sự mang lại lợi nhuận lớn cho thực dân. Việc xây dựng nền giáo dục đại học ở thuộc địa xuất phát từ đỏi hỏi thực tế của chế độ thực dân, chứ không chỉ là một “biện pháp tức thời” để đối phó với phòng trào yêu nước và phong trào duy tân, hay một “thủ đoạn chính trị”, cạnh tranh trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa giữa Đông và Tây, giữa văn minh Pháp và văn minh Trung Hoa, giữa văn hóa thực dân và văn hóa bản địa. Một văn bản thi hành luật được ban hành và thực hiện chứng tỏ tầm quan trọng của bậc giáo dục đại học ở Việt Nam lúc đó, phát triển một hệ thống quy chế chặt chẽ, logic, tương ứng với luật để quản lý về mặt nhà nước, giáo dục đại học thuộc địa bắt đầu đi vào hoạt động bài bản từ thập niên 1930 trở đi. Mặt khác, Học chính Tổng quy quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của bậc giáo dục đại học căn cứ vào thành quả của cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất của Paul Beau. Nhờ đó, chính quyền thực dân đã xây dựng được hệ thống trường Pháp-Việt với sự phát triển khá hoàn chỉnh của cấp phổ thông (Tiểu học Pháp-Việt và Cao đẳng tiểu học), đặc biệt là tạo ra một thế hệ các 32 học sinh phổ thông biết tiếng Pháp và có khả năng tiếp nhận tri thức cao hơn bằng tiếng Pháp (Xem Bảng 2.1). Năm Bảng 2.1. Trƣờng Pháp-Việt (1910-1917) Cao đẳng Tiểu học Tiểu học Pháp-Việt Tổng Trường Số HS Trường Số HS 1910 1 249 42 4.874 43 1911 1 204 44 5.401 45 1912 1 291 46 5.706 47 1913 1 374 50 6.053 51 1914 1 327 49 7.273 50 1915 1 403 56 7.916 57 1916 1 478 61 8.656 62 1917 1 463 66 9.725 67 Nguồn: Le Tonkin scolaire, Hanoi:IDEO, 1931, tr.95. Học chính Tổng quy gồm sáu trăm điều khoản quy định về giáo dục là một công trình pháp lý đầy tham vọng dù còn nhiều nhập nhằng và mâu thuẫn [52;63-69], nhưng nó khởi đầu cho chính sách giáo dục quyết liệt đã tạo ra một nền giáo dục quốc dân thống nhất với bộ mặt rõ ràng gồm 3 khu vực: trường Pháp (tiểu học, cao đẳng tiểu học, trung học), trường Pháp-Việt (tiểu học, bổ túc, trung học) và chuyên nghiệp. Tiếng Pháp đóng vai trò là ngôn ngữ chính của giáo dục được quản lý chặt chẽ bởi nhà nước. Bản Tổng quy Học chính được áp dụng trong suốt cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai do Toàn quyền Sarraut thủ xướng, sau đó được Merlin, Varenne kế tục (19171929). Trong quá trình thực hiện gây không ít tranh cãi, nhất là những tranh cãi nảy lửa trong vấn đề hoàn thiện hệ thống giáo dục công, về mối liên hệ giữa việc thi hành chính sách giáo dục ở Đông Dương với luật giáo dục ở chính quốc, cộng với sự giằng co trong yêu cầu phát triển nền giáo dục hoàn thiện hơn ở thuộc địa với những mưu đồ chính trị và ý muốn thực dân. Tuy vậy, văn bản thi hành luật này đã có tác dụng tích cực trong việc tạo ra bước phát triển mới cho giáo dục Pháp-Việt ở Việt Nam, cung cấp một lượng đầu 33 vào với vốn tiếng Pháp đảm bảo cho sự tiếp tục học lên ở bậc cao đẳng, đại học (Xem Bảng 2.2). Do đó, Học chính Tổng quy là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. Bảng 2.2. Trƣờng tiểu học và trung học niên khóa 1922-1923 Trƣờng Bắc Kỳ Trường HS Tiểu học 89 Trung Kỳ Nam Kỳ Tổng cộng Trường HS Trường HS Trường HS 30 41 160 kiêm bị Sơ đẳng 182 59.953 118 32.330 184 Sơ học 868 670 848 Trung học 1 47 Cao đẳng 2 481 2 335 74.410 484 161.693 2.386 1 39 2 86 3 515 7 133 tiểu học Tổng cộng 1.142 55.481 820 32.665 1.077 74.961 3.039 163.110 Nguồn: Annuaire statistique de l’Indochine quyển 11 (1922-1929), tr.10 [35;92]. Hơn nữa, dù Đại học Đông Dương thành lập năm 1906 chỉ hoạt động với quy mô của một đại học liên ngành với nhiều trường đại học trực thuộc trong thời gian 1 năm, nhưng các trường thành viên của nó được thành lập từ trước như trường Y, trường Luật, trường Công chính... vẫn tiếp tục hoạt động, phát triển. Sự trải nghiệm về giáo dục đại học tại các trường này trong hơn 10 năm từ đầu thế kỷ XX đến năm 1917 là cơ sở để Toàn quyền Đông Dương quyết định xây dựng và củng cố hệ thống giáo dục đại học hoàn chỉnh tại Đông Dương trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai, mở đầu là những quy định chặt chẽ trong bộ Học chính Tổng quy. Quá trình hoạt động của các trường này từ năm 1908-1917 được ghi lại bằng những sự kiện lịch sử cụ thể sau. Năm 1908, khi lên làm Toàn quyền, Klobukowsky đã đóng cửa trường Luật. Năm 1911, trường mở cửa lại, dạy 34 luật cho các ông thông ông phán các tòa trong hai năm. Đến năm 1913, đã có 11 người tốt nghiệp. Trường Y – cơ sở đầu tiên của nền giáo dục đại học ở Việt Nam thành lập tháng 1 năm 1902 vẫn tiếp tục hoạt động, tuy từ năm 1907-1917 có bị trì hoãn do sự lo ngại của thực dân Pháp đối với các y sĩ, dược tá được đào tạo tại trường này sẽ cạnh tranh với những bác sĩ, y sĩ, y tá của chính quốc. Năm 1907, trường mang tên trường Y Đông Dương. Năm 1909, theo sắc lệnh của Toàn quyền Đông Dương ngày 18 tháng 3, trường được trả lại tên gọi là trường Y khoa Hà Nội (tên từ năm 1902, khi thành lập trường). Năm 1913, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định đổi lại tên trường là trường Y Đông Dương. Ngày 20 tháng 7 năm 1914, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập thêm ban Dược trực thuộc trường Y Đông Dương nhằm đào tạo dược tá cho Hội Y tế. Năm 1902, Trường Thư ký và Cán sự chuyên môn Công chính được thành lập ở Hà Nội và do Nha Tổng Thanh tra Công chính Đông Dương điều hành. Năm 1913, trường được cải tổ theo Nghị định ngày 15 tháng 4 năm 1913 của Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut và trường được đổi tên là Trường Công chính. Trường đóng tại Hà Nội, vẫn trực thuộc Nha Tổng Thanh tra Công chính Đông Dương. Học sinh được nhận vào, miễn thi nếu có văn bằng Cao đẳng Tiểu học. Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ được bổ dụng ngạch Cán sự Chuyên môn bậc 1 hạng 4. Nhận định về sự “tái lập” Đại học Đông Dương lần thứ hai, Tiến sĩ Đào Thị Diến viết: “Như vậy là, trên thực tế, kể từ khi Đại học Đông Dương do Toàn quyền Paul Beau sáng lập ra theo Nghị định số 1514a ngày 16/5/1906 đã ngừng hoạt động không bởi một văn bản pháp lý nào cho tới khi Nghị định ngày 31/12/1917 được Toàn quyền Albert Sarraut ban hành, chính quyền thuộc địa đã không ra thêm một văn bản nào khác về trường Đại học Đông Dương. Điều này hoàn toàn logic bởi vì người ta không thể ra một văn bản để thành lập một tổ chức vẫn còn đang tồn tại dù chỉ là trên giấy tờ. Hơn nữa, trường Đại học Đông Dương được nhắc tới trong bộ “Học chính Tổng quy” này, về thực chất, được tập hợp từ các trường thành viên của trường Đại học 35 Đông Dương do Paul Beau sáng lập ra. Có thể nói rằng, nếu sự ra đời của Đại học Đông Dương gắn liền với chương trình cải cách giáo dục lần thứ nhất của Pháp ở Việt Nam mà Paul Beau là người khởi xướng thì sự tái thành lập của trường lại không thể tách rời chương trình cải cách giáo dục lần thứ hai của Albert Sarrault, Toàn quyền thứ 23 của Pháp ở Đông Dương. Với bộ “Học chính tổng quy”, Albert Sarraut đã làm cho trường Đại học Đông Dương được hồi sinh sau 10 năm ngừng hoạt động” [5;45]. Cuộc cải cách giáo dục của Sarraut đã kế tiếp chính sách giáo dục của người tiền nhiệm như Paul Beau, Paul Doumer, Dumoutier, Henri Gourdon, Thalamas... và được tiếp tục thực hiện bởi những đồng sự và người kế nhiệm ông. 2.3. Hoạt động của Đại học Đông Dƣơng trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ 2 (1917- 1929) Đây là giai đoạn đánh dấu sự quay trở lại của trường Đại học Đông Dương và diễn ra bước chuyển biến nhanh chậm tùy từng trường trực thuộc từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng cho đến khi cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra. A. Sarraut là một Toàn quyền có chú ý đến việc mở trường chuyên nghiệp và cao đẳng. Trong một bài diễn văn đọc vào tháng 8-1919, Saraut tự hào là đã tổ chức được những trường chuyên nghiệp mà trước đó chưa ai nghĩ đến như trường nông nghiệp Bến Cát (Nam Kỳ); Tuyên Quang (Bắc Kỳ), Saraut còn có những dự kiến to lớn như thành lập các trường Cao đẳng nông nghiệp Hà Nội, trường Cao đẳng Cơ điện, Hóa học, trường Khoa học công nghiệp v.v... Ông ta còn hứa hẹn cấp học bổng cho một số học sinh giỏi sang Pháp học ở các trường Công chính, Kiến trúc, Dệt, v.v... Nhưng cho đến năm 1923 cũng chỉ mới có một số trường dạy nghề ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Huế chuyên đào tạo thợ sửa chữa cơ khí, trường Canh nông Bắc Kỳ, Nam Kỳ, tổng cộng 1.148 học sinh. Ngoài ra, còn một số trường mỹ thuật ứng dụng Hà Nội, mỹ nghệ “bản xứ” ở các tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Thủ Dầu Một vẫn hoạt động nhưng số học sinh khi tăng khi giảm. 36 Điều này cũng dễ hiểu vì nhu cầu mỹ thuật (ứng dụng) và mỹ nghệ (bản xứ) chủ yếu là xuất khẩu, chưa cấp thiết bằng sự phát triển của các xí nghiệp cơ khí phục vụ cho việc sửa chữa máy móc ở các nhà máy, đồn điền và các hầm mỏ đang được mở rộng và khai thác. Việc mở các trường chuyên nghiệp, dạy nghề một mặt hoàn thiện thêm và phát triển hệ thống giáo dục Pháp-Việt, mặt khác tạo điều kiện để trên cơ sở các trường này củng cố, xây dựng các trường đại học, cao đẳng ứng dụng kỹ thuật, một bước thử nghiệm và thể hiện yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao ở bậc đại học để hoạt động trong các ngành kỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam lúc đó. Trong thời gian này, trường Đại học Đông Dương vẫn tiếp tục đóng vai trò là đại diện duy nhất của nền giáo dục đại học, cao đẳng ở Việt Nam, đặt trụ sở tại Hà Nội, ở địa chỉ nay là 19 Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm. Về tổ chức Trường Đại học Đông Dương thực chất là tập hợp các trường Cao đẳng gồm: trường Y Đông Dương (hạn học 4 năm với Y và 3 năm với Dược, từ năm 1923, tăng 6 năm đối với Y và 4 năm đối với Dược), trường Luật và Pháp chính (hạn học 2 năm, sau tăng lên 3 năm), trường Công chính (hạn học 2 năm), trường Nông Lâm (hạn học 3 năm), trường Thú y (hạn học 4 năm), trường Sư phạm (hạn học 3 năm), trường Thương mại (hạn học 2 năm, trường này đặt ở Hà Nội, năm 1924, trường Thương mại thực hành ở Sài Gòn sáp nhập vào trường, đặt trụ sở ở Hà Nội), trường Mỹ thuật (hạn học 3 năm, sau nâng lên 5 năm), trường Cao học Đông Dương (hạn học 3 năm, được mở năm 1921, sáp nhập trường Luật vào trường, đến năm 1928 thì ngừng hoạt động, trường Luật tách ra làm một trường độc lập), trường Cao đẳng Văn khoa (sau trường này được sáp nhập vào trường Cao học Đông Dương), trường Khoa học thực hành (thành lập năm 1923, nhưng thiếu thiết bị, thiếu giáo viên nên chỉ một thời gian ngắn thì bị đóng cửa). Các trường này hoạt động theo khuôn khổ đã quy định trong Bộ Học chính Tổng quy năm 1917. Đây là giai đoạn Đại học Đông Dương có nhiều trường cao đẳng, nhiều ngành đào tạo trực 37 thuộc nhất. Sự ra đời, hoạt động của các trường này song hành với nhau. Tuy nhiên, Đại học Đông Dương lúc này chưa có trường đại học nào ngang tầm với chính quốc cũng như chưa có ngành nào đào tạo ở bậc đại học mà chỉ dừng lại ở bậc cao đẳng, thậm chí trung cấp mà thôi. Mục tiêu đào tạo của các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam thời Pháp thuộc là đào tạo đội ngũ giúp việc có trình độ cao phục vụ cho bộ máy hành chính công cùng công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp tại Đông Dương. Tính thực dụng và sự hàm chứa mưu đồ thực dân trong việc tái lập Đại học Đông Dương đã được Phạm Quỳnh mập mờ nhận ra trong một bài viết dài 8 trang nhan đề “Trường đại học” trên tạp chí Nam Phong năm 1917, ngay khi Albert Sarraut chủ trương ra Nghị định về lập Đại học Đông Dương. Theo ông, mục đích của trường đại học mà Albert Sarraut muốn đặt ra là “chuyên dạy các khoa học; ... chỉ vụ lấy thiết thực, khiến cho gây được những người hữu dụng ngay” [40;142-152]. Với mục tiêu đào tạo như vậy, nhiều chính sách giáo dục đại học của thực dân Pháp ở Việt Nam hàm chứa nhiều mâu thuẫn, gây ra nhiều thăng trầm trong sự phát triển của nền giáo dục đại học Việt Nam thời thuộc địa. Điều này được thể hiện cụ thể trong hoạt động của hệ thống giáo dục này trong các giai đoạn phát triển của nó gắn chặt với chính sách khai thác thuộc địa của giới cầm quyền. Đi vào từng trường đại học, cao đẳng cụ thể, mục tiêu đào tạo vẫn thể hiện tính chất của nền giáo dục phục vụ nhu cầu thực dân, nhưng đa dạng hơn và phần nào phản ánh yêu cầu cũng như vai trò, định hướng giá trị của hệ thống đào tạo khoa học chuyên sâu trong nền giáo dục hiện đại. Trường Luật và Pháp chính được thành lập theo Nghị định ngày 15/10/1917 của Toàn quyền Đông Dương. Có thể nói, Trường Luật và Pháp chính đã đặt viên đá đầu tiên cho một nền Luật học dựa trên những nguyên tắc pháp lý theo quan niệm phương Tây bao gồm các hệ thống Luật Dân sự và hệ thống Thông luật [42]. Mục đích của Trường là hoàn thiện kiến thức phổ thông và khả năng nghề nghiệp cho những người bản xứ muốn được thu dụng 38 vào ngạch hành chính Pháp hay ngạch quan lại Việt Nam. Đây cũng là một lý do khiến số sinh viên của trường này luôn cao nhất, chiếm đến một nửa số sinh viên của Đại học Đông Dương. Năm học 1943-1944, trong hơn 1.000 sinh viên đại học và cao đẳng thì trường Luật chiếm 594 người (hơn một nửa) [35;137], vì có một đội ngũ đông đảo các viên chức nhà nước theo học để nâng cấp trình độ và đảm bảo chức vụ của mình trong bộ máy hành chính Pháp. Có một học giả đã nhận định rằng: “Trong mỗi người An Nam đều có một ông quan”. Vào trường Luật là một “cửa ngõ” để vào được lâu đài chính quyền, nên nói như Vũ Đình Hòe thì “sinh viên trường Luật là cao giá lắm”[61]. Ngày 8/7/1917, Albert Sarraut ký Nghị định thành lập một trường mới nữa là Cao đẳng Sư phạm. Mục tiêu giáo dục của nhà trường là đào tạo giáo sư cho các trường Sư phạm tiểu học và các trường Cao đẳng bổ túc. Theo Quyết định của Toàn quyền Đông Dương ký ngày 27/10/1924, Trường Mỹ thuật Đông Dương chính thức thành lập ở Hà Nội, là một bộ phận của Đại học Đông Dương. Họa sỹ Victor Tardieu - người có ý tưởng sáng lập một ngôi trường đào tạo nên các nghệ sỹ cho xứ Đông Dương, trở thành vị Hiệu trưởng đầu tiên. Tháng 11/1925, Trường khai giảng khóa đầu tiên. Mục đích của Trường Mỹ thuật Đông Dương là đào tạo những nghệ sĩ ưu tú về nghệ thuật hội họa, điêu khắc, kiến trúc… nhằm phát triển nghệ thuật của các nước Đông Dương. Trường Mỹ thuật Đông Dương cũng hướng tới việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo mang tính thực tiễn và ứng dụng của các nghệ sĩ bản địa này. Để đạt được mục đích đó, trường đào tạo và bồi dưỡng về kỹ thuật và kiến thức giúp các nghệ sĩ Đông Dương nhận thức được tính tương hợp giữa nghệ thuật truyền thống của các nước Đông Dương; đồng thời hướng họ tìm hiểu những kỹ thuật cũng như giá trị thẩm mỹ mới của phương Tây song song với sự hỗ trợ phát huy những bản sắc và giá trị nghệ thuật truyền thống của đất nước mình. 39 Trường Cao đẳng Nông Lâm nhằm “Đào tạo những cán bộ chuyên môn bản xứ có thể hoặc giúp việc hoặc khi cần thiết thay thế những nhân viên người Pháp trong các cơ quan Nông lâm”[1]. Trường Thương mại đào tạo các nhân viên phụ trách về nội thương và ngoại thương cho chính quyền Pháp. Trường Công chính đào tạo cán sự chuyên môn cho các sở công chính, địa chính và địa dư. Chương trình đào tạo Ý đồ thực dân được thể hiện rất rõ trong chương trình giảng dạy. Vấn đề khẳng định tư tưởng của giai cấp thống trị của chủ nghĩa đế quốc được đặt lên hàng đầu trong chương trình giảng dạy của tất cả các trường đại học, cao đẳng. Chương trình lịch sử thế giới của trường Cao đẳng Sư phạm luôn luôn nhấn mạnh vai trò nước Pháp trong hệ thống thuộc địa ở châu Á, châu Phi, trong sự phát triển văn minh phương Tây, còn văn minh Việt Nam thì không hề có lấy nửa câu, khi nói đến họ thường dùng khái niệm “Hán-Việt” (SinoAnnamite) để chứng minh rằng Việt Nam không có một nền văn minh bản địa, tất cả những nền văn hóa nổi tiếng của Hòa Bình, Đông Sơn, nền văn học Viêt Nam thời Lý, Trần, Lê... đều mang tính chất ngoại lai.[36] Với lịch sử Pháp họ đã cắt xén đi khá nhiều nhất là lịch sử đấu tranh của giai cấp công nhân Pháp thế kỷ XIX. Những sự kiện rung chuyển thế giới như Cách mạng tháng Mười Nga thì càng bị bưng bít và xuyên tạc đi đến mức độ người ta chỉ biết là cuộc nội chiến của nước Nga mà phần thắng lợi thuộc về Đảng Bôn sê vích. Môn Văn học Pháp rất được trú trọng nhằm phát huy ảnh hưởng của văn hóa Pháp và khắc phục sự yếu kém về nghiệp vụ cũng như trình độ sử dụng tiếng Pháp của sinh viên. Tùy theo chuyên môn đào tạo mà mỗi trường cao đẳng, đại học có chương trình đào tạo cụ thể. Nhìn chung, chương trình đào tạo của các trường thời kỳ này khá cơ bản và chặt chẽ nhưng chỉ dừng lại ở mức độ chương trình đào tạo của các trường cao đẳng, trung cấp, chưa có một trường nào đảm bảo 40 chương trình tương đương với bậc đại học ở chính quốc. Vấn đề nâng cấp chương trình đào tạo đại học sẽ được Toàn quyền Đông Dương giải quyết trong giai đoạn sau ở một số trường tiêu biểu. Nghị định thành lập trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương quy định nhiệm vụ cụ thể của các trường Sư phạm tiểu học, trường Cao đẳng tiểu học và Cao đẳng bổ túc là những trường thực hành của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương; Giám đốc trường Cao đẳng Sư phạm có nhiệm vụ thanh tra các trường Sư phạm toàn xứ Đông Dương, đồng thời phụ trách việc xuất bản tập san Giáo dục dưới sự kiểm tra trực tiếp của Giám đốc học chính Đông Dương. Chương trình đào tạo 3 năm của trường có thể nói là khá phong phú và toàn diện, phục vụ trực tiếp và đắc lực cho yêu cầu đào tạo những thầy giáo có trình độ. Chương trình hai năm đầu đi sâu vào các môn được dạy ở các trường Sư phạm tiểu học và các trường bổ túc. Năm thứ ba dành chủ yếu thời gian học tập cho việc thực hành nghiệp vụ của học sinh. Trường chia thành hai chuyên ban: Chuyên ban Khoa học và Chuyên ban Văn học, có một số giờ lên lớp chung cho cả hai chuyên ban. Về phương pháp dạy chuyên môn, có 3 phương pháp chủ yếu: thuyết trình các đề tài rút ra từ chương trình học; nghiên cứu phê phán các phương pháp dạy và phương tiện giáo dục; thực hành tại các trường thực nghiệm. Thi tốt nghiệp mãn khóa, sinh viên phải trình bày một báo cáo chuyên đề về một vấn đề sư phạm và một bài luận tiếng Pháp về một chủ đề lý luận và tâm lý. Riêng ban Văn học thì phải thi thêm một bài về ngôn ngữ hay văn học Pháp, một bài về lịch sử hay địa lý, và 2 bài giảng thực hành về Pháp văn, địa lý hay lịch sử.[11; 36-37] Hội đồng sát hạch do Giám đốc trường Cao đẳng Sư phạm chủ trì và 4 giám khảo chỉ định hàng năm bởi Giám đốc Học chính Đông Dương và được chọn trong số các thành viên của Giáo dục Cao đẳng và các giáo sư thực thụ của Giáo dục Trung học và bổ túc. 41 Trong văn bản thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, chương trình học ban đầu là 3 năm, nhưng ngay từ khóa thứ nhất, trường đã tiến hành chế độ 5 năm giống như mô hình của trường Mỹ thuật Quốc gia Paris. Trường không có kỳ thi lên lớp như một số trường, mà tính điểm của cả năm học. Bằng tốt nghiệp cũng tính theo điểm của 5 năm học và chất lượng nghệ thuật đạt được trong các tác phẩm, bài tập sáng tác tự do theo cảm hứng trong hai năm cuối của khóa học. Tất nhiên, không phải tất cả sinh viên đều học đến năm thứ 5. Hội đồng giáo sư họp vào cuối năm, sinh viên nào học tập không đạt theo yêu cầu của nhà trường đều bị buộc thôi học. Chương trình được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn đào tạo cơ bản (3 năm đầu), sinh viên học các môn cơ bản: Hình họa nghiên cứu – Vẽ theo mẫu và vẽ theo trí nhớ; Bài tập điêu khắc – Nặn theo mẫu và nặn theo trí nhớ; Bài tập trang trí – Nghiên cứu các họa tiết của nghệ thuật truyền thống, các họa tiết rút ra từ thiên nhiên. Làm các bài tập về bố cục trang trí, trên mặt phẳng, trong không gian, chép và nặn các họa tiết truyền thống… Đồng thời với các môn học cơ bản trên là những môn học cơ sở như: Đạc biểu kiến trúc; Giải phẫu; Định luật xa gần; Lịch sử mỹ thuật; Pháp văn (chỉ học ở một số năm đầu, từ năm 1936 trở đi không học nữa). Năm thứ 3 là năm bản lề của hai giai đoạn cơ bản và chuyên khoa nên hai quý đầu chương trình học như hai năm đầu. Ngoài ra, hàng tháng, mỗi tuần sinh viên còn phải học và nộp các bài tập bố cục về phong cảnh, tĩnh vật, sinh hoạt, đến quý ba (từ tháng 7 – tháng 9) làm các bài tập sáng tác. Giai đoạn đào tạo chuyên khoa (2 năm cuối): Năm thứ tư và thứ năm học chuyên khoa theo thể loại và các chất liệu khác nhau. Nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên làm các bài tập dưới sự hướng dẫn của các giảng viên, giáo sư. Mỗi sáng thứ hai hàng tuần, sinh viên phải trình những công việc của mình đã làm trong tuần trước và được chấm điểm. Các chuyên ngành đào tạo không ngừng mở rộng theo quy mô phát triển của trường. Năm 1925, trường khai giảng với chuyên ngành Hội họa, Điêu 42 khắc, năm 1926 mở thêm ngành Kiến trúc, năm 1930 mở thêm chuyên ngành Sơn mài (1930), Chạm bạc và Gốm (1934), năm 1938 mở thêm chuyên ngành Đồ gỗ. Năm 1917, Trường Công chính được nâng lên thành Trường Cao đẳng Công chính Đông Dương, với chương trình học 2 năm, các sinh viên tốt nghiệp được tuyển vào ngạch Cán sự Công chính tập sự, sau 2 năm thì được thi lên hạng 4. Cùng đào tạo ngành Công chính, năm 1922, lớp Cao đẳng Công chính được thành lập để đào tạo các Công trình sư Công chính, lớp này được dạy tại Trường Khoa học Thực hành và chỉ dành cho các Cán sự chuyên môn Công chính tốt nghiệp với số điểm trung bình 13 trở lên hoặc có 4 năm công vụ và thi đỗ từ hạng 10 trở lên. Thời gian học là 12 tháng với chương trình gần giống chương trình đào tạo kỹ sư Công chính tại Pháp thời bấy giờ. Các sinh viên đỗ được cấp văn bằng Diplôme d’Etudes Supérieures, Ecole des Sciences Appliquées- Section du Cours Supérieur des Travaux Publics và được bổ nhiệm vào ngành Công trình sư tập sự, sau 4 năm làm việc được dự thi vào ngành Công trình sư thực thụ. Năm 1928, trường Khoa học Thực hành bị bãi bỏ, lớp Công trình sư Công chính được sáp nhập vào Trường Cao đẳng Công chính. Năm 1925, trường Cao đẳng Công chính đưa thêm môn học Địa chính và Địa dư vào chương trình để đào tạo các cán sự chuyên môn người bản xứ cho các Sở Công chính, Địa chính và Địa dư. Thời gian học tăng lên 3 năm. Sinh viên tốt nghiệp được cấp "Văn bằng tốt nghiệp lớp Cao đẳng trường Đại học Khoa Công chính" và được bổ nhiệm vào ngạch Cán sự Công chính tập sự, sau 2 năm làm việc sẽ được bổ dụng vào ngạch Cán sự Công chính hạng 4. Đội ngũ giảng viên Tính cách quá độ của trường Đại học Đông Dương được phản ánh rõ nét trong thành phần đội ngũ giảng dạy. Đội ngũ giảng dạy của trường đại học này rất đa dạng về loại hạng, từ những viên chức cao cấp có bằng cử nhân hay 43 tiến sĩ Luật và Khoa học kinh tế, không chuyên, chủ yếu làm việc trong bộ máy hành chính Pháp hơn là giảng dạy hay những giáo sư Trung học có bằng cấp cử nhân được nhà cầm quyền tiến cử đến những thạc sĩ của ngành đại học được tuyển dụng theo thủ tục thiết lập năm 1931. Mặc dù những quy định về trình độ giảng viên đại học (của các trường ở chính quốc) – bằng cấp thạc sĩ ngành đại học đối với Luật và Y, dược, bằng tiến sĩ Văn khoa hay Khoa học cho các môn khác – được chính thức áp dụng cho Đại học Đông Dương từ năm 1931 nhưng quá trình thực thi những quy định này trên thực tế diễn ra một cách rất chậm chạp vì sự chống đối của những giảng viên xuất thân từ ngạch cũ cũng như vì những khó khăn của ngân sách. Một bằng chứng cho sự khó khăn trong việc nâng cao chất lượng giảng viên đại học là trường hợp của Giám đốc học chính Jean Paul Joubin. Joubin có tất cả tầm vóc của một “lãnh chúa cộng hòa”: học trường Cao đẳng sư phạm, thạc sĩ, dạy đại học, Giám đốc khu học chính Lyon, khi A.Sarraut thăm dò ông để kế nhiệm Cognacq [52]. Jean Paul Joubin đại diện cho một thế hệ mới những viên chức cao cấp mà nhiệm vụ chính không phải là xây dưng một hệ thống mới, mà là mang đến sự hào nhoáng cần thiết. Được bổ nhiệm vào chức Tổng Giám đốc học chính với hàm Thống sứ hạng nhất, ông trở thành nhân vật thứ hai trong cấp bậc hành chính. Đây là một đòn truyền thông thành công vì sự có mặt của ông đã bắt đầu lôi kéo tầng lớp ưu tú của đội ngũ giảng dạy sang thuộc địa Đông Dương. Đó là giai đoạn mà các thạc sĩ có mặt đông đảo ở các trường trung học hay trường Đại học Đông Dương. Nhưng thời gian lưu lại Đông Dương của ông ngắn ngủi. Bực tức bởi những chi tiêu xa xỉ của ông Giám đốc và ganh ghét những đặc quyền của ông, cơ quan tài chính phản đối sự xa hoa của ngành học chính, đến mức mà, quá mệt mỏi với những phiền nhiễu quan liêu, Joubin đã xin trở về Pháp vì “lý do sức khỏe”. Bên cạnh 2 trường lớn Y, Dược và Luật của bậc đại học, các khoa Văn học và Khoa học đóng vai “những người bà con nghèo”. Lớp người ưu tú xuất thân từ những trường văn học lớn (Trường Chartes, Trường Cao đẳng Sư 44 phạm...) đều hướng về những trung tâm tư liệu, lưu trữ và về thư viện hơn là về Trường Đại học Đông Dương. Tuy nhiên, sự có mặt của một đội ngũ thạc sĩ và cựu học sinh Cao đẳng Sư phạm có năng lực về văn học (Houlié, Milon...) cũng như về khoa học (Bernard, Brachet...) đã cho phép trường Cao đẳng Sư phạm bảo đảm một sự đào tạo có chất lượng. Với những giảng viên có danh tiếng mà đích thân Victor Tardieu tuyển chọn, trường Mỹ thuật Hà Nội, trong thời gian ngắn, đã có được danh tiếng xứng đáng, trở thành một vườn ươm thực sự những họa sĩ. Đội ngũ giảng viên của Trường khá đông đảo, bao gồm nhiều giảng viên tài ba được đào tạo từ những trường đại học nổi tiếng của Pháp mà Victor Tardieu đưa về từ khi thành lập trường. Hầu hết các giảng viên là các học giả và nghệ sỹ danh tiếng người Pháp từng đoạt giải Khôi nguyên La Mã, giải thưởng Đông Dương hoặc các giải thưởng khác. Trong 20 năm đào tạo, trường chỉ tuyển chọn 5 sinh viên xuất sắc làm giáo viên. Bên cạnh các giảng viên Pháp, các giảng viên Việt Nam cũng đóng vai trò quan trọng trong đào tạo lớp nghệ sĩ đầu tiên của nền nghệ thuật Việt Nam. Họa sỹ Lê Phổ thành danh ngay trên ghế nhà trường nhưng phải sau khi tu nghiệp thêm ở Học viện Mỹ thuật Paris, năm 1933, mới chính thức được bổ nhiệm là giảng viên của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Mỗi trường có một ông Đốc học phụ trách, là người có bằng Cao đẳng ở Pháp ngang với cử nhân Luật hay là cử nhân Khoa học và đã làm việc cho nhà nước ít nhất 10 năm. Lương Đốc học mỗi năm từ 15.000 đến 20.000 quan. Nếu chưa có người đủ trình độ và khả năng đảm nhiệm chức Đốc học thì có thể bổ tạm quyền lĩnh. Người quyền lĩnh cũng phải đủ tư cách, nguyên làm chức gì vẫn giữ nguyên mức lương, hưởng phụ cấp mỗi năm 800 đồng. Sinh viên Ban đầu, thí sinh muốn dự thi vào các trường cao đẳng, đại học trực thuộc Đại học Đông Dương phải có bằng Cao đẳng Tiểu học. Sau, điều kiện tuyển sinh được nâng lên Tú tài phần thứ nhất của chính quốc (trong giai đoạn 1918-1924); những người có bằng Tú tài toàn phần được miễn thi. Sau khi 45 bậc Trung học được củng cố để chuẩn bị tốt hơn nữa nguồn nhân lực cho giáo dục cao đẳng, đại học, bắt đầu từ Nghị định ngày 19 tháng 7 năm 1924, Toàn quyền Đông Dương cho phép mở lớp và cấp bằng Tú tài bản xứ tại trường Trung học bảo hộ thì thí sinh muốn thi vào Đại học Đông Dương phải có bằng Tú tài bản xứ [35;113-114]. Trịnh Văn Thảo trong Nhà trường Pháp ở Đông Dương bổ sung thêm rằng, trong giai đoạn trước Nghị định của Toàn quyền Đông Dương quy định về đầu vào tuyển sinh Đại học Đông Dương năm 1931, bằng Tú tài bản xứ chỉ là điều kiện đầu vào của trường Y và trường Luật và cũng không cần thiết để dự thi vào cơ quan nhà nước [52;155]. Bộ Học chính Tổng quy quy định cấp giáo dục Trung học của trường Pháp-Việt bao gồm hai khóa Cao đẳng Tiểu học và Trung học, ban đầu cấp này chỉ có ở trường Trung học bảo hộ ở Hà Nội và trường Chasseloup-Laubat ở Sài Gòn. Cao đẳng Tiểu học đã có từ trước, còn khóa Trung học thì được dự định từ năm 1918, nhưng mãi đến năm 1924 với Nghị định 19/7/1924 mới được thiết lập với chương trình học 2 năm để lấy bằng Tú tài bản xứ cao hơn Tú tài phần thứ nhất nhưng thấp hơn Tú tài toàn phần của chính quốc. Chương trình học Tú tài bản xứ bao gồm các môn Văn học và Khoa học quá nặng nề, khiến cho phần lớn các học sinh không theo nổi, nhiều vấn đề về chất lượng giáo dục và có quá nhiều mâu thuẫn, lại chỉ có thể dùng để thi vào trường cao đẳng, đại học ở bản xứ, không được thi vào trường đại học chính quốc. Điều đó khiến các học sinh đã chọn giải pháp là học bằng Tú tài chính quốc dù ở Pháp hay ở Việt Nam, buộc nhà cầm quyền phải điều chỉnh lại bằng Tú tài bản xứ cho phù hợp, áp dụng trong 3 năm, tương đương với bằng Tú tài chính quốc bằng Nghị định ngày 17 tháng 12 năm 1929 của Toàn quyền Đông Dương [47;140]. Có thể nói, sự ra đời của bằng Tú tài bản xứ cùng với quy định vào trường Đại học Đông Dương phải có bằng Tú tài, sau đó là sự nâng cấp chất lượng của văn bằng này và việc tăng lên về số lượng các trường cao đẳng trực 46 thuộc đặt yêu cầu tuyển sinh có bằng Tú tài, không chỉ trường Y và trường Luật, đã đánh dấu sự chuyển biến về trình độ của các trường cao đẳng ở Việt Nam thời kỳ này từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng, ít nhất là ở chất lượng đầu vào, kéo theo nó là sự cải tiến nội dung đào tạo cho phù hợp hơn. Riêng trường Mỹ thuật Đông Dương với tư cách là một trường nghệ thuật nên có cách tuyển sinh đặc biệt hơn. Trường Mỹ thuật tiếp nhận các sinh viên người bản xứ thông qua kỳ thi tuyển, các sinh viên tự do người châu Âu và các nước khác. Nhà trường tổ chức tuyển sinh tại Hà Nội – Huế - Sài Gòn –Phnompenh – Vientiane cùng một lúc, bao gồm các môn thi sau: Hình họa, vẽ người mẫu trong 6 buổi, mỗi buổi 3 giờ; Bố cục trang trí theo đề tài, mỗi buổi 8 giờ liền; Định luật xa gần, mỗi buổi 4 giờ; Một bài luận Pháp văn, chỉ kiểm tra. Các bài thi của thí sinh đều niêm phong gửi về Hà Nội chấm và xếp hạng. Các thí sinh được lấy đỗ, trở thành sinh viên của trường do Toàn quyền Đông Dương quyết định. Số sinh viên thuộc nhóm sinh viên trường Công chính (Khoa Xây dựng dân dụng) có quyền theo học các lớp nghệ thuật kiến trúc Viễn Đông tại Cao đẳng Mỹ thuật. Thời gian học ở các trường đều được kéo dài thêm ít nhất là một năm, nội dung học được tăng cường và như vậy đã có điều kiện để nâng cáo chất lượng nghề nghiệp sau khi ra trường. Một số sinh viên cao đẳng được hưởng học bổng, số còn lại được gọi là “bàng thính”. Số sinh viên có học bổng hàng năm do Giám đốc Cao đẳng học chính tư vấn Toàn quyền ra quyết định, chiểu theo số tiền trong dự toán và theo yêu cầu của các sở Nhà nước. Số sinh viên “bàng thính” do Giám đốc Cao đẳng học chính ra quyết định, chiểu theo khả năng của từng trường. Sinh viên muốn có học bổng trước khi vào học phải thi. Muốn ứng thí phải đủ tuổi từ 18 đến 25, có một trong những văn bằng sau: bằng Tú tài, bằng Trung học, bằng Cao đẳng tiểu học, bằng Cao đẳng Pháp. Người nào có bằng Tú tài được thêm 20 điểm. Học trò thi đỗ có học bổng phải ký kết tình 47 nguyện làm việc cho Nhà nước trong 10 năm. Trừ lớp năm 1917 là năm đầu, học trò vào học không phải thi. Sinh viên bàng thính không phải thi nhưng vẫn phải thực hiện các nhiêm vụ như sinh viên có học bổng. Trừ trường Y, Thú y và Dược phải đảm bảo độ tuổi vào học từ 18 đến 25, các trường khác nới tuổi đến 30. Sinh viên có học bổng được ăn ở tại trường không mất tiền, được miễn thuế thân, trừ binh dịch và các loại tạp dịch khác. Bàng thính sinh viên phải tự chịu mọi chi phí. Muốn vào học các khoa thực nghiệm phải trả tiền, mỗi khoa sẽ định mức học phí riêng. Sinh viên bàng thính được phép thi tốt nghiệp như sinh viên có học bổng. Trường Cao đẳng Mỹ thuật có hệ bàng thính dành cho những người yêu mến mỹ thuật. Rất nhiều bàng thính viên do không đủ điều kiện theo học chính khóa nhưng đã trở thành các nghệ sỹ tên tuổi không chỉ trong lĩnh vực tạo hình mà còn rất nổi tiếng trong các lĩnh vực nghệ thuật khác như nhạc sỹ Văn Cao, nhạc sỹ Phạm Duy, nhạc sỹ Đặng Thế Phong, nhà thơ Thế Lữ, nghệ sỹ nhiếp ảnh Võ An Ninh, họa sỹ Phạm Viết Song, họa sỹ Nguyễn Thị Khang… Khi tốt nghiệp sinh viên dự thi để lấy bằng Cao đẳng có ghi chuyên môn đã học. Từng trường đặt thể thức và nội dung thi riêng. Bài thi có thể được xếp loại: hỏng, đỗ, trung bình, ưu, tối ưu. Học sinh thi đỗ được cấp bằng có chữ ký của Toàn quyền, Giám đốc Cao đẳng học chính và Đốc học của trường ký phụ. 48 Bảng 2.3. Trƣờng Đại học Đông Dƣơng năm 1921-1922 Trƣờng Giáo sƣ Y và 22 Sinh viên Tổng Pháp Bắc Trung Nam Campuchia Lào Trung cộng Kì Kì Kì - 51 15 15 Quốc 11 3 21 136 Dược Thú y 5 - 31 2 11 3 2 - 49 Luật 25 - 41 18 44 - - 2 105 Sư 17 - 22 14 11 2 - 1 50 15 - 22 4 2 1 - - 29 12 1 67 11 22 1 - 4 106 Thương 14 2 31 6 8 1 - 2 50 3 265 70 133 19 5 30 525 phạm Nông nghiệp và Lâm nghiệp Công chính nghiệp Tổng 110 cộng Nguồn: Trịnh Văn Thảo, Nhà trường Pháp ở Đông Dương, Sđd, tr.156. Trong thống kê trên ta thấy trường Y Dược chiếm đầu bảng về số sinh viên nhưng cũng quá nhỏ nhoi so với dân số nước ta lúc đó, đa số học nghề bác sĩ và dược sĩ đều tập trung ở thành phố có bệnh viện tư, phòng bào chế tư hoặc trong biên chế của quân đội Pháp. Trường Công chính đứng vị trí thứ 2 với 106 sinh viên, trường Luật đứng thứ 3 với 105 sinh viên, đây là những trường đào tạo nhân viên cấp thiết cho công cuộc mở rộng, hoàn thiện bộ máy hành chính thực dân và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai với quy mô ngày càng lớn. Trong khi đó, trường Sư phạm đào 49 tạo giáo viên lại chỉ chiếm một tỷ lệ rất ít, gần cuối bảng (50 sinh viên), chỉ hơn trường Thú y (49 sinh viên) đào tạo bác sĩ phục vụ nhu cầu chữa bệnh gia súc trong các đồn điền của tư bản Pháp và hơn trường Nông Lâm (29 sinh viên). Tỷ lệ này cũng phản ánh tính chất “dài hạn” của mục đích đào tạo của Đại học Đông Dương lúc đó. Bắc Kỳ là vùng có số sinh viên đông nhất 265/525 sinh viên, tiếp đến là Nam Kỳ với 133/525 sinh viên, sau đó là Trung Kỳ. Đặc biệt là sự có mặt của 30 sinh viên Trung Quốc, 19 sinh viên Campuchia và 5 sinh viên Lào cho thấy Đại học Đông Dương có tính quốc tế, bước đầu thu hút sinh viên nước ngoài như Trung Quốc đến theo học (chiếm 5,7% tổng số sinh viên). Tuy nhiên, do những hạn chế nhiều mặt (trình độ sinh viên chưa đồng đều, thời gian học còn ngắn, chương trình đào tạo chưa hoàn chỉnh...) nên tuy tốt nghiệp cao đẳng thực chất sinh viên ra trường chỉ có trình độ trung cấp. Tỷ lệ sinh viên của các trường cao đẳng trực thuộc Đại học Đông Dương không có nhiều biến động trong những năm tiếp theo. Trong niên khóa 1922 – 1923, số sinh viên các trường cao đẳng [35;95] được phân bổ như sau: 1- Y Dược 106 2- Công chính 104 3- Thương mại 55 4- Luật và Pháp chính 51 5- Canh nông 45 6- Sư phạm 41 7- Thú y 34 Tổng cộng 436 Kết quả đào tạo Đánh giá về chất lượng đào tạo của Đại học Đông Dương, năm 1926, báo Đông Pháp đăng bài viết “Sự giả trá của trường Đại học Đông Pháp” nhằm vạch ra sự yếu kém về trình độ của sinh viên trong trường cũng như cảnh báo về chất lượng của bậc cao đẳng mà người Pháp đã không quan tâm 50 bồi đắp. Bài viết có đoạn: “Trường Đại học đó chẳng qua là họp mấy trường chuyên môn lại, tương tự như những trường dạy canh nông, cơ khí, thương mại, chứ không phải như Đại học đường Sorbonne hoặc như Đại học ở Montpellier, Nancy...[12] Và sau đó, bài báo tỏ ý chê bai trình độ của sinh viên đại học ở Việt Nam: “Bên Pháp [sinh viên] đã có bằng tú tài cả. Trong khi đó sinh viên Cao đẳng Hà Nội thì chỉ cần tốt nghiệp Cao đẳng Tiểu học là đã được thi vào trường, trong số một ngàn bài luận tại trường Cao đẳng Hà Nội thì có đến 999 bài thực tình mà nói, không phải là bài Cao đẳng học”. Về số lượng và trình độ giảng viên thì “rất là ít ỏi, rất hiếm người có bằng Đại khoa hoặc Tiến sĩ. Mỗi tuần lễ lại dạy nhiều giờ quá. Thường phải thuê thêm lĩnh khóa giáo viên, tính theo giờ, hạng này khoa sư phạm cũng lắm khi mập mờ”. Thậm chí, ngay cả khi số lượng người có bằng Trung học phổ thông ngày càng gia tăng, năm học 1921-1922, Trường Luật và Pháp chính được thay thế bằng Trường Cao học Đông Dương để tuyển vào những sinh viên có bằng Tú tài toàn phần cho chương trình đào tạo 4 năm và dù trình độ của trường này có cao hơn so với trường trước đó, nhưng vẫn chưa phải là một Đại học Luật khoa theo đúng nghĩa mà nước Pháp thời bấy giờ đã có. Từ năm 1907-1924, trường Đại học Đông Dương đào tạo được không đầy 1.000 sinh viên [52;77]. Con số 1.000 này có vẻ còn nhiều nghi vấn. Bởi vì nhiều trường cao đẳng, đại học thời kỳ này còn chưa hoàn thiện về thể thức, chương trình giảng dạy. Thời gian đầu phần lớn sinh viên của các trường Luật, Pháp chính, Công chính, Sư phạm lại là những nhân viên nhà nước vào học “bổ túc” để hoàn thiện bằng cấp và phục vụ công việc của họ ở các công sở Pháp. Sau 4 năm củng cố bậc cao đẳng và mở thêm một trường dạy nghề, đến năm 1929, số sinh viên ở các trường cao đẳng đã lên đến 551 người, còn các trường chuyên nghiệp đã vươn lên đến các tỉnh miền núi như Sơn La, Cao Bằng. Những trường loại này tập trung nhiều ở Bắc Kỳ và Nam Kỳ là hai địa 51 phương có nhiều điểm khai thác, Trung Kỳ chỉ có một trường kỹ nghệ thực hành ở Huế. Có thể thấy rằng, số lượng sinh viên các trường đại học, cao đẳng thời gian này không nhiều, tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn sau (19301945). Làm một phép so sánh thì tổng số sinh viên của Đại học Đông Dương ghi tên xin học trong năm học 1921-1922 được đánh giá là năm giảm sút của Đại học Đông Dương sau 5 năm mở cửa trở lại chỉ bằng tổng số đầu năm học 1931-1932 [52;157]. Nguyên nhân là do những áp lực chính trị từ phong trào sinh viên 1925-1926 tiêu biểu là phong trào đòi ân xá cho cụ Phan Bội Châu, đám tang cụ Phan Châu Trinh, khiến nhà cầm quyền thận trọng trong việc mở rộng bậc giáo dục đại học. Đây cũng là giai đoạn cấp Trung học đang được hoàn thiện để đáp ứng đầu vào cho sự phát triển của giáo dục cao đẳng đại học, còn rất nhiều vướng mắc và mâu thuẫn (bằng Tú tài bản xứ và sự điều chỉnh cho tương đương với bằng Tú tài chính quốc) nên chưa đủ điều kiện cung cấp một số lượng sinh viên lớn hơn. Qua đó cũng phản ánh tính “thực dụng” của hệ thống giáo dục đại học, cao đẳng mà thực dân Pháp áp dụng ở Việt Nam. Đối với ngành Luật chủ yếu là đào tạo những nhân viên hành chính làm việc cho bộ máy chính quyền. Đối với các ngành ứng dụng kỹ thuật thì chúng giống như những trường đào tạo kỹ thuật viên cao cấp, những phụ tá cho những người tốt nghiệp bên chính quốc. Như Henri Gourdon đã ghi trong một báo cáo năm 1927 của ông ta: “Tất cả những trường này đều có tính thực hành và mục đích chủ yếu của chúng là đào tạo những phụ tá của chính quyền” [52;158]. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục cao đẳng, đại học thời kỳ này cũng đạt được một số kết quả nhất định. Trước hết là sự hoạt động trở lại của trường đại học đa ngành, Đại học Đông Dương, đánh dấu sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam sau 10 năm hoạt động rời rạc. Tiếp đến là sự nâng lên về trình độ từ trình độ trung cấp lên trình độ cao đẳng khởi đầu từ năm 1924: chất lượng đầu vào nâng cao; thời gian học kéo dài lên (3 hoặc 4 52 năm tùy trường cụ thể); chương trình đào tạo có hệ thống, chặt chẽ, chất lượng đảm bảo hơn... Thêm nữa, trong quá trình hoạt động, các trường cao đẳng đã đào tạo được một số lượng đáng kể các trí thức làm nòng cốt cho quá trình hiện đại hóa nền văn hóa dân tộc, một số trí thức còn tích cực tham gia vào phong trào giải phóng dân tộc thúc đẩy sự phát triển sôi nổi của các phong trào, nhất là từ năm 1925. Tại trường Cao đẳng Sư phạm, thông qua chương trình học tập, phương pháp giảng dạy, học tập, thi cử, kiểm tra, ta thấy mục tiêu đào tạo của nhà trường đã được phục vụ trực tiếp và có hiệu quả, tổ chức nhà trường thực hiện chặt chẽ, có sự phân bố chương trình học các môn qua các năm. Đó là một chương trình được chuẩn bị công phu, ổn định, bảo đảm tính hệ thống, toàn diện, khoa học cần có. Tất nhiên cũng có thể nghi ngờ rằng trên các văn bản giấy tờ thì như vậy, còn kết quả thực hiện đến đâu còn phải tìm hiểu xác minh. Nhưng riêng việc trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương trong suốt thời gian tồn tại đã liên tục đào tạo ra một đội ngũ nhà giáo mô phạm, đồng thời là những nhà khoa học xuất sắc đã đủ chứng tỏ chất lượng đào tạo và vị trí của nhà trường trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam trước kia. Đặc biệt, khi nhìn vào sự tăng trưởng của nhà trường Pháp – bản xứ mới thấy hết sự đóng góp của đội ngũ thầy cô giáo được đào tạo trong các trường sư phạm của 3 “xứ” Việt Nam và những giáo sư Cao đẳng tiểu học xuất thân từ trường Cao đẳng Sư phạm của Đại học Đông Dương. Nói tới những sinh viên trường Đại học Sư phạm Đông Dương trước kia trong chúng ta ngày nay không mấy ai không biết tới các giáo sư nổi tiếng đồng thời là những nhà văn hóa lớn của nước ta như Lê Thước, Đặng Thai Mai, Cao Xuân Huy, Dương Quảng Hàm, Phạm Thiều, Ca Văn Thỉnh, Hoàng Minh Giám, Tôn Quang Phiệt, Nguyễn Khánh Toàn.v.v...[67]. Điều này gần như đi ngược lại mong muốn của chính quyền Pháp đến nỗi mà Giáo sư cũ của Trường Đại học Sư phạm SaintCloud, H. Gourdon tỏ ra ác cảm với những thầy giáo Việt tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, đang giảng dạy tại các trường Cao đẳng tiểu 53 học. Ông ta tố cáo tới Đại học Đông Dương về những “phần tử ngoan cố” và tỏ ý muốn những người có trách nhiệm của trường này phải có biện pháp xử lý [52;75]. Đó là một nguyên nhân khiến năm 1932, trường bị nhà cầm quyền đóng cửa. Sự thành lập trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương có ảnh hưởng đến đời sống văn hóa Việt Nam. Đây là ngôi trường mỹ thuật đầu tiên, mà ở đó các tài năng có thể được khám phá, đào tạo và nung đúc. Được xây dựng ở một quốc gia mà hội họa trước đó không phải là một ngành nghệ thuật phát triển, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã dần hình thành nên một truyền thống mới trong mỹ thuật, đó là một nền thẩm mỹ mới ảnh hưởng phong cách hội họa phương Tây. Cùng với sự phát triển của chữ quốc ngữ, sự ra đời của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã thể hiện sự khao khát hiện đại hóa xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. 2.4. Đại học Đông Dƣơng trong thời kỳ 1930-1945 2.4.1. Về tổ chức Từ năm 1929, nhà cầm quyền Pháp đã có thể tổ chức được một số trường đại học và cao đẳng đúng tiêu chuẩn như ở Pháp. Nhằm cổ vũ cho chủ trương này, Toàn quyền R. Robin đã tuyên bố: “Đông Dương đã phải rất tốn kém tạo ra những trường bậc đại học để những người bản xứ có những văn bằng địa phương không có, tương đương ở chính quốc, có thể theo học để đảm nhiệm những chức vụ dành cho họ trong những ban, ngành của thuộc địa. Mặt khác, hiện nay Đông Dương đang nghiên cứu tạo cho những người An Nam có những văn bằng bậc đại học ở Pháp một ngạch đặc biệt không đòi hỏi nhập quốc tịch Pháp. Điều này vừa mới được thực hiện cho những thầy thuốc bản xứ có những học vị Pháp (...). Đặc biệt hơn là đối với trường Luật và Hành chính ở Hà Nội, đã có một dự án quy định cho phép những thanh niên có bằng tú tài đã ghi tên vào trường này được đăng ký vào những khoa của chính quốc và đổi những văn bằng được cấp ở thuộc đia lấy những bằng 54 tương đương ở chính quốc, theo cách làm đã được chấp nhận cho sinh viên trường Luật ở Pondichéry chẳng hạn”[52;356]. Nhưng trên thực tế, dù được nâng lên làm trường đại học ngang hàng với trường đại học ở chính quốc, thì trường Y, nhất là trường Luật, vẫn không thể đạt tầm như ông Toàn quyền đã hứa hẹn cũng bởi ngay từ đầu khi phát biểu những lời này dường như ông đã “quên” tham khảo ý kiến Bộ Giáo dục quốc gia Pháp. Ngoài ra, còn rất nhiều lý do khác, sẽ được nhìn nhận trong hoạt động cụ thể của bậc của giáo đại học từ năm 1930 đến năm 1945. Theo chủ trương trên, kể từ năm 1932, những nguyên tắc tổ chức bậc đại học ở Pháp được áp dụng ở Đông Dương. Các trường Cao đẳng Luật, trường Thuốc và Bào chế (trường Y) trở thành chi nhánh trực thuộc các trường đại học tương ứng ở Paris. Năm 1941, cùng với trường Khoa học vừa được thành lập, 2 trường cao đẳng trên được đổi tên thành trường đại học. Nếu như giai đoạn trước (1917-1930), Đại học Đông Dương được tái lập với 9 trường đại học trực thuộc thì sau khủng hoảng kinh tế 1929-1933 số trường trực thuộc đại học này có nhiều biến động. 3 trường trực thuộc đại học này là trường Y, trường Luật và Pháp chính, trường Mỹ thuật có hoạt động ổn định nhất và được chính quyền quan tâm, duy trì và nâng cấp. Năm 1938, trường Mỹ thuật được đổi tên thành trường Mỹ thuật và Mỹ nghệ thực hành Đông Dương trực thuộc Viện Đại học Đông Dương. Trường Sư phạm phải đình giảng năm 1932, năm 1935 thì được cải tổ lại, kéo theo là sự biến mất của Ban Văn học, các ban Khoa học gồm Toán, Lý, Hóa chuyển về trực thuộc trường Y. Trường Công chính đình giảng năm 1931; đến năm 1938 thì mở lại một lớp đào tạo để cấp bằng Công trình sư; năm 1944, trường Cao đẳng Công chính được mở đào tạo kỹ sư và phó kỹ sư công chính; và dừng hoạt động vào năm 1945. Trường Thú y và trường Dược nằm trong Đại học Y khoa. Trường Nông nghiệp, Thương mại đình giảng năm 1933. Hai trường này cũng được mở lại sau năm 1935. Năm 1941, thể theo nguyện vọng của giới trí thức Việt Nam, trường Đại học Khoa học được thành lập, hoạt động của trường chưa có 55 gì đáng kể sau 4 năm thì đình giảng vào năm 1945. (Biểu đồ 2.1). Nhưng có thể nói, giai đoạn 1930-1945, trường Đại học Đông Dương có bước phát triển về chất. Chương trình đào tạo đại học, thậm chí trên đại học được áp dụng ở một số trường. Chất lượng đội ngũ giảng viên và đội ngũ sinh viên được nâng cao hơn. Chất lượng bằng cấp cũng được nâng lên một bước.v.v... Biểu đồ 2.1. Xu hƣớng phát triển của Đại học Đông Dƣơng (1913-1944) Nguồn: Trần Thị Phương Hoa, “Indochinese University – A Breakup with the Past”, tr.40-42. Chú thích: Biểu đồ được biểu diễn trên cơ sở số liệu lưu trữ về Đại học Đông Dương từ năm 1933-1944 mà Trần Thị Phương Hoa khai thác được, thể hiện quan điểm nghiên cứu riêng của tác giả. 56 2.4.2. Đại học Đông Dương (1930-1939) 2.4.2.1. Đại học Đông Dương từ năm 1930-1935 Từ năm 1930 đến năm 1935, tình hình Việt Nam có nhiều biến đổi lớn đòi hỏi nhà cầm quyền Pháp phải có đối sách. Đại học Đông Dương cũng không nằm ngoài sự điều chỉnh của chính quyền thực dân. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933) ảnh hưởng nặng nề lên đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam làm cho phong trào cách mạng của học sinh, sinh viên chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp và phong kiến tay sai càng sôi sục. Kéo theo khủng hoảng là nạn thất nghiệp, rồi hiện tượng tự sát hàng loạt của thanh niên trí thức, đã bộc lộ sự chán nản của những phần tử mà thực dân Pháp hi vọng sẽ là người gắn kết tư tưởng thống trị của người Pháp vào nền văn hóa xã hội An Nam. Mối lo ngại suy sụp ảnh hưởng chính quốc ngày một lớn thêm. Thêm vào đó, những ảnh hưởng mạnh mẽ từ những diễn biến sôi động của phong trào cách mạng Trung Quốc sau sự biến Quảng Châu năm 1927 đã thu hút ngày càng nhiều thanh niên trí thức vượt biên sang tham gia vào nhiều tổ chức cách mạng Việt Nam theo nhiều khuynh hướng khác nhau, trong đó có Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên, càng khiến cho thực dân Pháp lo ngại. Một trung tâm “phản loạn” mới của trí thức Việt Nam mà rất nhiều người trong số họ được đào tạo, tôi luyện từ môi trường giáo dục Pháp-Việt đang hoạt động sôi nổi tại Trung Quốc, đe dọa nền thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương, được cách mạng Trung Quốc ủng hộ. Mối lo ngại đó càng tăng lên khi người Pháp vốn ngay từ đầu đã ám ảnh sự cạnh tranh, lấn át của văn hóa Trung Hoa với văn minh Pháp tại xứ thuộc địa An Nam nay lại cộng thêm những nguy hại về ảnh hưởng chính trị. Trong khi đó, thất vọng vì tính hạn chế của Đại học Đông Dương, nhiều thanh niên đã hướng tới chính quốc bất chấp những trở ngại của Quy chế. Số lượng sinh viên Việt Nam du học Pháp ngày càng tăng. 57 Do quá chán nản và nhận ra mưu đồ thực dân của người Pháp, rất nhiều học sinh, sinh viên và những người tốt nghiệp từ trường Pháp-Việt đã vùng lên hòa mình vào cao trào cách mạng 1930-1931 chống lại chính quyền thực dân. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930 cho thấy ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản đã tràn ngập Việt Nam. Cộng thêm “...những hiểm họa lật đổ... từ những trung tâm của sinh viên đại học Việt Nam tại Pháp,... sự bất mãn của người Việt như là kết quả của một ý thức rất rõ rệt nơi những thanh niên có học về những quyền lợi bị tước đoạt” [52;73] càng khiến thực dân Pháp lo lắng và nhận ra rằng nguy cơ chính quyền thực dân bị lật đổ đang đến gần, bắt buộc phải tìm mọi cách củng cố địa vị chính trị, ảnh hưởng văn hóa của mình, lôi kéo tầng lớp thượng lưu bản xứ, đào tạo nhiều hơn nữa những tay sai đắc lực cho thực dân... Do đó, giáo dục đại học được mở rộng và các chức vụ trong bộ máy nhà nước được mở cửa cho người Việt Nam có bằng cấp, dù điều này đi ngược lại với các nhóm lợi ích thực dân Pháp ở thuộc địa. Một trong những việc làm đầu tiên của thực dân Pháp sau khủng hoảng kinh tế là củng cố bậc giáo dục đại học, tăng cường uy tín và khả năng tiếp nhận sinh viên của trường Đại học Đông Dương, tạo điều kiện và tổ chức lại nhiều trường đại học trực thuộc đại học này trở thành những trường đại học ngang bằng với đại học ở chính quốc. Tiêu biểu là trường Y và trường Luật bắt đầu được đầu tư nhiều hơn, quy mô hơn và xây dựng lại theo mô hình tương đương đại học ở chính quốc. Giám đốc Học chính đi đầu trong chủ trương này là Thalamas. Nhưng nhà cầm quyền Pháp lại lo ngại việc nâng cấp nền giáo dục đại học sẽ ảnh hưởng không tốt đến ý đồ thực dân của họ ở thuộc địa. Do đó, Thalamas đã vấp phải sự phản ứng mạnh mẽ từ chính nhà cầm quyền Pháp: “Thalamas đã nhầm. Tranh cãi lý thuyết về một tình trạng trên thực tế đã hiển nhiên... và không thể phủ nhận. Chính từ việc nhân lên các bằng cấp nhưng không có việc làm mà người ta sẽ tạo ra một tình huống xấu. Ngoài cơ quan nhà nước, 58 hoạt động của đất nước chỉ có thể thu hút một số hạn chế, phần còn lại là vườn ươm những người bất bình” [52;77]. Thời gian này, chính quyền Pháp do những gánh nặng của khủng hoảng kinh tế và sự lo ngại quá lớn về phong trào đấu tranh của sinh viên, trí thức, đã cho đóng cửa hàng loạt các trường như trường Công chính, trường Thương mại, trường Nông nghiệp... Trường Cao đẳng Sư phạm được tổ chức lại (thực ra là bị đóng cửa hẳn, kéo theo sự biến mất bộ phận Văn học và gắn bộ phận Khoa học vào trường Cao đẳng Y). Những trường này sẽ được mở lại sau năm 1935. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này, nhưng lý do chủ yếu là chính trị. Trường Thú y được sáp nhập trở lại trường Y. Trong giai đoạn này chỉ có 3 trường thuộc Đại học Đông Dương vẫn được duy trì đó là Cao đẳng Y, Cao đẳng Mỹ thuật, Cao đẳng Luật (xem Biểu đồ 2.1). Tất cả các trường cao đẳng và đại học trên đây đều nằm trong tổ chức chung là Viện Đại học Đông Dương một cơ quan mới thành lập để chỉ đạo bậc giáo dục cao đẳng và đại học. Những người muốn thi vào các trường nói trên đều phải có bằng tú tài toàn phần hoặc phần thứ nhất (tùy theo trường). Mặc dù năm 1932, hai trường Luật và Y khoa trở thành trường đại học có giá trị tương đương các trường đại học bên Pháp, đến năm 1933, trường Luật không lấy sinh viên vì không có thầy. Báo Trung Bắc tân văn số ngày 18 tháng 10 năm 1933 đưa tin rằng Viện Dân biểu đề nghị bổ nhiệm những giáo sư thượng hạng như các trường Cao đẳng bên Pháp cho trường Luật Hà Nội. Nếu trường chưa có giáo sư đủ tư cách thì nên đình việc học. Trường Y được thành lập năm 1902, đến năm 1935 mới tổ chức thi cấp bằng bác sĩ. Trước đó, trường chỉ đào tạo y sĩ. Năm 1935, có 12 cử nhân bác sĩ tốt nghiệp, trong đó có hai người được cấp hạng ưu. Cũng trong năm này, trường Luật tổ chức cấp bằng Luật cho 7 cử nhân Luật khoa đầu tiên. Từ năm 1931, đội ngũ giáo sư Đại học Đông Dương được thay đổi về chất với nhóm những giáo sư thạc sĩ đầu tiên của bậc đại học trong những 59 trường Cao đẳng Luật và Y. Tuy vậy, ngành đại học còn gồm chủ yếu những giáo sư và giảng viên được tuyển chọn theo những phương thức cũ, những giáo sư thạc sĩ tách từ trung học lên hay những viên chức cao cấp của cơ quan nhà nước thuộc địa (học chính, thẩm phán, y tế, những ngành kỹ thuật khác). Riêng trường Cao đẳng Mỹ thuật đổi mới bằng cách tuyển dụng theo hợp đồng những nhà giáo từ Pháp sang. Có những giáo sư dạy hợp đồng ở trường Đại học Đông Dương như V.Tardieu (sinh năm 1870), Hiệu trưởng trường Cao đẳng Mỹ thuật; G. Kherian (sinh năm 1893), giáo sư kinh tế trường Cao đẳng Luật; M. May (sinh năm 1896) giáo sư trường Cao đẳng Y,v.v... Trong năm học 1931-1932, trường Đại học Đông Dương có 14 giáo sư và 102 giảng viên. Số giáo sư tập trung nhiều nhất ở trường Y Dược. Bắc Kỳ có số sinh viên đông nhất: 311/571, tương đương 54,5% sinh viên của Đại học Đông Dương năm học 1931-1932. Số sinh viên ngành Y chiếm đông nhất 257/571 sinh viên toàn Đại học Đông Dương (45%). Số sinh viên Trung Kỳ và Nam Kỳ tương đương nhau, 114/571 sinh viên. Bên cạnh số sinh viên Lào và Campuchia rất ít thì số sinh viên nước khác mà chủ yếu là Trung Quốc chiếm 17/571 sinh viên, tương đương 3% và tập trung vào ngành Bác sĩ và Thú y. Trong năm này, trường Luật gần như đình giảng nên số lượng sinh viên tụt giảm hẳn, chỉ còn 21 sinh viên. (Bảng 2.4). Chương trình Luật bậc Đại học của Pháp chỉ chính thức giảng dạy đầy đủ tại Việt Nam khi Trường Cao đẳng Luật khoa được thành lập theo Sắc lệnh ngày 11/9/1931. Tuy nhiên, do tình hình suy thoái của cuộc đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu lúc đó, trường Luật không lấy sinh viên vì không có thầy [56], nên mãi 2 năm sau, ngày 15/2/1933, trường Cao đẳng Luật khoa mới chính thức khai giảng với 101 sinh viên và 3 giáo sư. Sau năm 1933, trường Luật tiếp tục dẫn đầu về số sinh viên, như một biểu hiện của truyền thống “học để làm quan” của người Việt. Cũng trong năm này, trường Luật tổ chức cấp bằng Luật cho 7 cử nhân Luật khoa đầu tiên. 60 Bảng 2.4. Trƣờng Đại học Đông Dƣơng 1931-1932 Trƣờng Giáo sƣ Tổng Giảng Sinh Trung Nam Cam Lào Nƣớ viên Kỳ viên Kỳ Bắc pu c chia khác cộng Kỳ Bác sĩ 0 0 49 17 34 0 014 114 Y sĩ 0 0 22 17 17 4 62 68 Dược sĩ 0 0 10 7 2 0 00 19 Nữ hộ sinh 0 0 47 7 2 0 00 56 Tổng cộng 6 13 128 48 55 4 66 257 Thú y 0 20 4 8 0 116 49 Luật 0 10 0 11 0 00 21 Sư phạm Văn khoa 0 0 6 2 4 0 00 12 Khoa học 0 0 5 1 3 0 00 9 Tổng cộng 2 6 11 3 7 0 00 21 đẳng 3 9 25 8 8 4 00 45 16 37 31 13 0 00 81 28 27 11 5 0 01 44 8 53 9 7 8 70 84 102 311 114 114 8 717 571 Cao Canh nông Cao đẳng 0 Công chính Cao đẳng 1 thương mại Cao đẳng 2 Mỹ thuật Tổng cộng 14 Nguồn: Trịnh Văn Thảo, Nhà trường Pháp ở Đông Dương, Sđd, tr.165. Từ năm 1932, những nguyên tắc tổ chức bậc đại học ở Pháp mới được áp dụng tại Đông Dương. Tại trường Cao đẳng Luật, chương trình học sau mấy 61 lần sửa đổi nên giống như chương trình dạy trong các trường đại học Luật ở Pháp. Chương trình đào tạo bậc Cử nhân kéo dài trong 3 năm học liên tục. Năm đầu các môn chính là Dân luật, Luật La Mã và Kinh tế học, năm thứ nhì vẫn chương trình như vậy cộng thêm Hình luật, Luật Cai trị Pháp. Năm thứ ba vẫn các môn như năm đầu, có thêm môn Luật Thương mại, Luật Quốc tế và Dân sự tố tụng. Kể từ năm 1935, khi trường Cao đẳng Luật được thành lập, khóa học về Luật Đông Dương được tổ chức cho các sinh viên đã có bằng Cử nhân Luật học. Chương trình học dồn vào một năm gồm có Luật Cai trị Đông Dương, Dân luật, Hình luật, và Luật Tố tụng Việt Nam cùng Kinh tế Đông Dương. Sinh viên sau khi hoàn thành khóa học được thi để lấy Chứng chỉ Luật học Đông Dương. Đối với trường Y, khi được nâng lên thành trường đại học, điều kiện nhập học ngành chuyên môn này đòi hỏi sinh viên phải có bằng Tú tài toàn phần và hoàn tất lớp Lý, Hóa, Sinh. 2.4.2.2. Đại học Đông Dương trong giai đoạn 1936-1939 Giai đoạn 1936-1939, cuộc vận động dân chủ diễn ra rầm rộ khắp cả nước. Chịu ảnh hưởng mạnh của phong trào dân chủ chống phát xít từ chính quốc, tình hình Việt Nam có nhiều thay đổi, nhất là trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Các trí thức trẻ là những người đi tiên phong trong cuộc vận động dân chủ này. Báo chí và hàng loạt các phong trào đấu tranh tư tưởng trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật bùng nổ. Vị trí của tầng lớp trí thức mới được khẳng định. Do phong trào đấu tranh của các trí thức Việt Nam, ảnh hưởng của phong trào dân chủ mạnh mẽ trên thế giới, ở Pháp, và ở thuộc địa, nhà cầm quyền Pháp đã cho mở cửa lại những trường cao đẳng bị đóng cửa do những gánh nặng của khủng hoảng kinh tế giai đoạn trước. Đánh dấu sự phục hồi trở lại của giáo dục đại học sau một thời gian bị đình trệ. Hi vọng mà nhiều người Việt Nam đã nhiều lần bày tỏ, nhất là trong “yêu sách” của Đại hội Đông Dương đòi thành lập một Khoa Khoa học và kỹ thuật, lại một lần nữa bị tan vỡ. Chỉ có trường Cao đẳng Luật và Y được tăng 62 cường nhờ áp dụng từng bước những cải cách phương thức tuyển dụng những giảng viên có chức danh chính thức ở đại học năm 1931. Nhưng chừng nào đội ngũ giảng viên còn chiếm đa số là những viên chức cao cấp và những thạc sĩ tách từ trung học lên thì việc đạt được quy chế Khoa mà mọi người mong muốn sẽ chỉ được hoàn thành vào sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tức là vào đầu cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Mặc dù rập khuôn theo mô hình Cao đẳng Luật của Pháp, trường Luật Hà Nội còn thiếu thốn nhiều về đội ngũ giáo sư, cũng như thiếu sách vở, tài liệu tham khảo. Các sách khảo cứu tường tận về từng chuyên ngành luật và các tạp chí chuyên môn có tiếng trên thế giới viết bằng tiếng nước ngoài đều thiếu. Chính vì thế, các giáo sư trường Luật Hà Nội còn ngần ngại khi nói đến việc lập ban Cao đẳng Luật học, chỉ đến năm 1932 trường Luật Hà Nội mới cấp bằng cử nhân Luật, trước đó sinh viên Luật phải sang Paris mới thi được. 2.4.3. Đại học Pháp ở Việt Nam trong những năm 1939-1945 Nền giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam giai đoạn này phát triển trong hoàn cảnh rất đặc biệt của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai và phong trào giải phóng dân tộc đang rầm rộ. Giai đoạn này Pháp chú trọng vào sự phân hóa trong giáo dục: tổ chức lại các trường cao đẳng, đại học ở Đông Dương theo đúng mô hình của Pháp, qua đó đào tạo một giai tầng “thượng lưu bản xứ” thân Pháp, phục vụ và trung thành với Pháp. Cuộc chiến tranh thế giới nổ ra, Nhật chiếm cứ châu Á – Thái Bình Dương. Năm 1940, nước Pháp chính quốc rơi vào vòng kiểm soát của phát xít Đức; tháng 9 năm 1940, Việt Nam - thuộc địa của Pháp cũng bị phát xít Nhật khống chế. Việt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung, lúc này, rơi vào tình thế biệt lập với chính quốc, chính quyền thực dân Pháp tại đây phải tự xoay sở trong khả năng của mình căn cứ vào tình hình cụ thể. Hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đó ảnh hưởng không nhỏ đến giáo dục đại học ở Việt Nam. Cụ thể là sự liên kết với các trường đại học ở chính quốc của trường Đại học Đông Dương gặp khó khăn do chính sách cai trị của Nhật ở 63 Việt Nam và sự khống chế con đường trên biển Thái Bình Dương của phát xít trong khi tình trạng chiến trường ở Mặt trận phía Tây ngày càng gay cấn. Mặt khác, phát xít Nhật cũng tranh giành ảnh hưởng với Pháp tại Việt Nam, củng cố ảnh hưởng của thuyết Đại Đông Á tại Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó, thực dân Pháp ở Đông Dương nhận thức sâu sắc nhất vai trò của việc phát huy tối đa ảnh hưởng văn hóa Pháp ở xứ thuộc địa, coi văn hóa là một công cụ hữu hiệu nhất mà họ có trong tay khi quyền lực chính trị ở xứ thuộc địa đã gần như bị Nhật tước đoạt, quyền lực kinh tế bị gián đoạn do sự kiểm soát của Nhật và do chiến tranh. Thực dân Pháp càng cố gắng hơn nữa trong việc xây dựng và lôi kéo bộ phận trí thức bản xứ, biến họ trở thành lực lượng tại chỗ thân cận, trung thành và cần thiết, giúp đỡ người Pháp tranh giành ảnh hưởng với phát xít Nhật và ủng hộ thực dân Pháp trong cuộc “âm thầm chuẩn bị” cho kế hoạch lật đổ phát xít Nhật khi có thời cơ. Chúng tôi chưa được tiếp cận với nguồn sử liệu nào khẳng định có sự ra đời và hoạt động của trường đại học của Nhật ở Việt Nam thời kỳ này, nhưng chắc chắn, ảnh hưởng của tư tưởng Nhật Bản cùng sự cai trị của người Nhật đã khiến thực dân Pháp phải có đối sách trong giáo dục đại học ở Việt Nam. Sự “nằm im chờ thời” về mặt chính trị và “ngấm ngầm cạnh trạnh” về mặt văn hóa của thực dân Pháp được biểu hiện bằng sự đầu tư cho giáo dục, nhất là giáo dục đại học Pháp. Nhờ vậy, nền đại học thuộc địa ở Việt Nam được tiến hành tổ chức lại, trở nên tương đối hoàn chỉnh và thực sự mang tính chất của nền giáo dục đại học hiện đại. Đặc biệt hơn nữa, đây cũng là giai đoạn duy nhất trong lịch sử hoạt động, trường đại học Pháp ở Việt Nam hoạt động một cách tương đối độc lập, tự chủ với chính quốc do điều kiện chia cắt của chiến tranh nhưng vẫn đạt được những bước tiến nhất định, nhất là trong việc nâng cấp một số trường lên trình độ đại học, ngang hàng với chính quốc để đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ khi không có nguồn nhân lực chất lượng cao được bổ sung từ chính quốc 64 và nhằm bảo đảm việc học hành của con em thực dân Pháp vì tình thế chiến tranh nên không thể về Pháp học lên được. Trên cơ sở tổ chức giáo dục được ổn định từ trước, rút ra những kinh nghiệm thất bại và thành công của hai cuộc cải cách giáo dục (vào các năm 1906 và 1917), giai đoạn này, nhà cầm quyền Pháp đã có những sửa đổi tương đối phù hợp. Họ đã thể chế hóa bậc tiểu học, cải tiến một bước nội dung và chương trình giảng dạy ở trung học, nhờ đó tạo nguồn đầu vào phong phú và có chất lượng ngày càng cải thiện cho việc củng cố và mở rộng bậc cao đẳng và đại học... Nhờ vậy đã làm cho nền giáo dục Việt Nam được cân đối, hài hòa, ngày càng đi đến hoàn chỉnh và ở một số mặt đã đạt trình độ hiện đại lúc đó. Tuy nhiên, vì là một nền giáo dục do chính quyền thực dân xây dựng nên nó vẫn mang tính hai mặt, mà mặt tiêu cực là phục vụ cho quyền lợi lâu dài của chủ nghĩa đế quốc Pháp bộc lộ trong nội dung và kết quả đào tạo từ tiểu học cho đến trung học và cả đại học. Báo cáo của quyền Giám đốc Nha học chính lên Toàn quyền Đông Dương ngày 17 tháng 8 năm 1939 khẳng định vai trò của giáo dục “nhằm đào tạo những kỹ thuật viên cần thiết cho nền kinh tế, xã hội và hành chính của Đông Dương và tạo nên ảnh hưởng của văn hóa Pháp ở Đông Á”. Cũng trong bản báo cáo này, Giám đốc học chính đã coi trường Đại học Đông Dương là một mô hình đại học hoàn chỉnh và xứng đáng với tên gọi của nó. Ngoài ra, các trường cao đẳng khác như Cao đẳng Mỹ thuật, Nông Lâm, Công chính cũng đã được tổ chức lại và đi vào hoàn thiện. Bị cuốn hút vào quỹ đạo chung của cuộc cạnh tranh văn hóa và ảnh hưởng chính trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, chương trình giảng dạy ở tất cả các cấp học cũng ít nhiều bị điều chỉnh. Những nội dung “Công cuộc cách mạng quốc gia” cùng khẩu hiệu “Cần lao, Gia đình, Tổ quốc”, hoặc chủ trương “Pháp Việt phục hưng”... đều được quán triệt đưa vào chương trình học. Do điều kiện chiến tranh, nhiều giảng viên đại học có trình độ ở chính quốc đã lưu trú khá lâu tại Đông Dương. Sự gắn bó với thuộc địa, phần nhiều 65 do chưa thể trở về chính quốc đã bị phát xít chiếm đóng và tình hình chiến sự tại Tây Âu quá căng thẳng, đã khiến họ đầu tư nhiều tâm huyết hơn vào sự nghiệp giáo dục đại học ở thuộc địa. Phần lớn giảng viên thuộc ngạch địa phương đã lưu trú tương đối lâu (từ 12 đến 30 năm) trong khi những thạc sĩ trẻ tuổi ở các khoa thích đi một đường vòng nhanh chóng sang thuộc địa (1 đến 3 năm) trước khi trở về một trường đại học ở chính quốc. Đặc biệt, nhóm nổi lên trong thử thách của cuộc Đại chiến là nhóm được thưởng “nhiều huân chương” nhất của đội ngũ giảng dạy: 18 người. Trong số 18 người được tuyên dương, 12 người được Bắc đẩu bội tinh hạng năm hay hạng tư, nhiều người được huân chương Chữ thập chiến tranh, Cành cọ hàn lâm, không kể những huân chương khác của Đông Dương [52;292-293]. Giai đoạn này, chính quyền Pháp bắt đầu mở cửa cho một số người Việt được trở thành giảng viên của một số trường cao đẳng. Điển hình là trường hợp Thalamas nhân danh Giám đốc công vụ đã dấn bước đến cùng, bảo vệ một ứng cử viên nữ Việt Nam (Hoàng Thị Nga) vào chức vị giáo sư vật lý ở trường Đại học Hà Nội (Y khoa) trước sự cạnh tranh với một người Âu. Hoàng Thị Nga là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên được bổ nhiệm vào vị trí giảng viên tại trường Đại học Đông Dương. Ngày 24 tháng 6 năm 1939, Giám đốc Học chính ra nghị định trường Y và trường Luật trực thuộc các trường Đại học tương ứng ở Paris về mặt chuyên môn. Năm 1941, Pháp cho thành lập một kí túc xá khang trang cho sinh viên Đại học Đông Dương, gọi là Đông Dương học xá. Năm 1941, Toàn quyền Đông Dương ra sắc lệnh ngày 26 tháng 7 và Nghị định ngày 5 tháng 9 về việc thành lập một trường Cao đẳng Khoa học ở Hà Nội. Trường này được tổ chức theo đúng mô hình trường Khoa học Paris nhằm đào tạo các chứng chỉ Cử nhân Khoa học gồm có Cử nhân Toán, Cử nhân Lý Hóa và Cử nhân Vạn vật. Trường Đại học Đông Dương chỉ còn thiếu Cao đẳng Văn khoa thì thành một trường đại học đầy đủ như ở Pháp. 66 Nghị định thành lập trường chỉ đề ra kế hoạch tổ chức nhà trường mà chưa quy định sẽ dành bao nhiêu kinh phí từ ngân sách Đông Dương cho nhà trường. Dư luận Bắc Kỳ đã rất hoan nghênh việc thành lập trường Cao đẳng Khoa học ở Hà Nội: “Việc mở trường Cao đẳng Khoa học ở Đông Dương giữa lúc này thực là một việc rất ích lợi và hợp thời... Thế là từ nay, các sinh viên Việt Nam ta muốn học về các môn khoa học không còn phải sang tận chánh quốc mới giật được một mảnh bằng cử nhân hoặc tiến sĩ về khoa học” [57]. Chương trình của trường chia làm 3 khoa: Toán, Vật lý, Tự nhiên. Tuy nhiên ở trường Hà Nội, mỗi khoa chỉ dạy một hoặc hai môn: thí dụ về khoa Toán thì chỉ có môn Toán đại cương, Khoa Vật lý chỉ có Hóa học đại cương và SPCN (Physique, Chimie, Histoire naturelle). Những sinh viên muốn vào học khoa Vật lý đều phải có đồng thời các chứng chỉ Toán, Lý, Hóa đại cương. Những người muốn học về một trong ba khoa: Động vật học, Thực vật học hoặc Địa chất học thì ngoài chứng chỉ Lý, Hóa đại cương còn phải có chứng chỉ Sinh đại cương. Còn những sinh viên theo học Lý, Hóa, Sinh (P.C.B) thì cũng phải có cả 3 chứng chỉ Lý, Hóa, Sinh đại cương. Trường này không sản xuất một bằng Cử nhân Toán nào cả mà chỉ có một vài Cử nhân Khoa học Lý Hóa hay Vạn vật. Trong thời gian này, quy định muốn có bằng Cử nhân giáo khoa Toán học, sinh viên phải có 3 chứng chỉ là Toán học đại cương, Cơ học thuần lý và Vi tích phân toán học. Và vì trường không dạy chứng chỉ Vi tích phân toán học nên không có một người nào tốt nghiệp Cử nhân Toán tại Đại học Hà Nội trước năm 1945. Do đó, những người muốn có văn bằng Cử nhân Toán, phải sang Pháp học chứng chỉ Vi tích phân toán. Cử nhân giáo khoa Lý Hóa gồm có các chứng chỉ Toán Lý Hóa, Vật lý đại cương và Hóa học đại cương. Cử nhân Vạn vật gồm có chứng chỉ Lý Hóa Nhiên (SPCN), Thực vật học đại cương và Địa chất học. Lúc này chưa mở chứng chỉ Sinh học đại cương. 67 Có 3 bộ Cử nhân như sau: Cử nhân giáo khoa Lý Hóa : MPC (Toán Lý Hóa – Mathématiques, Physique et Chimie), Vật lý đại cương (Physique générale), Hóa học đại cương (Chimie générale). Cử nhân giáo khoa Vạn vật: SPCN (Science Physique, Chimie et Naturelle), Thực vật đại cương (Botanique générale), Khoáng vật đại cương (Minéralogie générale - có thể thay bằng Sinh vật đại cương - Biologie). Cử nhân giáo khoa Toán: Toán đại cương (Mathématiques générales), Cơ học thuần lý (Mécanique rationnelle), Vi tích phân toán (Calcul différentiel et intégral). Những người có bằng cử nhân giáo khoa được phép dạy tại các trường Trung học Đệ Nhị cấp mà không cần tốt nghiệp tại Đại học Sư phạm. Sinh viên có 3 chứng chỉ không vào bộ trên được cấp bằng Cử nhân Khoa học tự do. Thí dụ có Toán đại cương, Cơ học thuần lý và Vật lý đại cương thì gọi là Cử nhân Khoa học tự do (Licence ès Sciences Libres). Trường Cao đẳng Khoa học Hà Nội chỉ đào tạo được Cử nhân Lý Hóa hoặc Vạn vật. Những sinh viên nào muốn có bằng Cử nhân Toán sau khi đã có các chứng chỉ Toán đại cương và Cơ học thuần lý thì sang Pháp học tiếp chứng chỉ Vi tích phân toán học. Nếu chỉ có Toán cơ học và Vật lý thì không gọi là Cử nhân, phải thêm hoặc Vi tích phân toán tức 4 chứng chỉ thành Cử nhân giáo khoa toán hoặc thế chứng chỉ Hóa học đại cương thành Cử nhân giáo khoa Lý Hóa. Như vậy, thời Pháp thuộc từ năm 1945 trở về trước, việc học của trường Cao đẳng Khoa học không hoàn toàn đầy đủ. Trường Khoa học thời Pháp thuộc có 4 chứng chỉ dự bị: Toán đại cương; Toán Lý Hóa (MPC); Lý Hóa Nhiên (SPCN) dùng cho các bằng Cử nhân; Khoa học PCB (Physique Chimie Botanique) dùng để vào trường Y khoa. Các giáo sư ở trường này thường có văn bằng tiến sĩ hay thạc sĩ từ Pháp sang giảng dạy. Trước khi Nhật đảo chính Pháp năm 1945, không có một giáo 68 sư Việt Nam nào dạy ở trường Cao đẳng Khoa học trừ Giáo sư Hoàng Xuân Hãn nhưng chỉ được chức Giảng sư vì ông chỉ có bằng thạc sĩ và theo cách tổ chức của Pháp, ông chỉ đủ tư cách dạy trung học. Các bài giảng trong lớp thường theo lối diễn văn. Nhưng thực tế, vì việc học và việc thi không giống nhau, lúc học thì học toàn lý thuyết, lúc thi thì làm Toán cho nên kết quả thi của trường Khoa học thường rất kém. Giáo sư các môn Toán, Vật lý hoặc Hóa học chỉ giảng lý thuyết sau đó các phụ tá giáo sư (Giảng nghiệm viên hoặc Giảng nghiệm trưởng) chỉ có bằng Cử nhân, dạy thực tập hoặc làm các bài tập. Mỗi năm bài thi tốt nghiệp một chứng chỉ thí dụ như Toán đại cương được thi hai lần và thi 2 buổi mỗi buổi 4 giờ, thường thì cho một bài Toán lớn từ đầu đến cuối, nếu làm trật câu đầu thì hỏng luôn cả bài. Tỷ lệ thi đậu của các chứng chỉ ở trường Khoa học chiếm khoảng 5 đến 30%. Thậm chí, có nhiều kỳ thi khi ra bảng, không có ai đậu cả. Các chứng chỉ trong trường Cao đẳng Khoa học ngành Vạn vật học (Sciences Naturelles) tương đối có tỷ lệ đậu cao hơn tỷ lệ tốt nghiệp từ 10 đến 40%. Như vậy, trường Cao đẳng Khoa học có tỷ lệ đậu thấp nhất trong tất cả các trường đại học. Tuy vậy, nhờ quy chế chặt chẽ, tuyển chọn cẩn thận, sinh viên là những người có kiến thức vững vàng từ trung học trở lên, lại được đào tạo chu đáo nên năng lực các kỹ sư ra trường không kém những người được học tập từ Pháp về. Sau khi bậc trung học được củng cố, số lượng sinh viên hàng năm vào các trường cao đẳng và đại học đều tăng. (Xem Bảng 2.5). Tháng 10-1941, chính quyền thực dân đổi trường Kiêm bị Y dược Đông Dương thành trường Đại học Y Dược, sinh viên tốt nghiệp sẽ được cấp bằng bác sĩ Y khoa và dược sĩ cao cấp Đông Dương. Cũng năm này, đổi trường Cao đẳng Luật khoa thành trường Đại học Luật khoa Đông Dương. Tại trƣờng Đại học Luật, chương trình học sau mấy lần sửa đổi nay giống như chương trình dạy trong các trường đại học Luật ở Pháp. 69 Vài năm sau khi trường Đại học Luật được thành lập, khóa học về Luật Đông Dương được tổ chức cho các sinh viên đã có bằng Cử nhân Luật học. Chương trình học dồn vào một năm gồm có Luật cai trị Đông Dương, Dân luật, Hình luật, và luật tố tụng Việt Nam cùng kinh tế Đông Dương. Học xong chương trình Luật khoa Cử nhân, sinh viên Luật mới bắt đầu học các chuyên ngành: Công pháp hay Công dân pháp gồm có Luật Hiến pháp, Luật Cai trị, Luật Quốc tế; Tư pháp gồm Dân luật, Hình luật, Luật Thương mại...; Kinh tế học và Luật La Mã cùng Lịch sử Pháp luật. Mỗi ngành học riêng để thi lấy bằng Cao đẳng Luật học (thi vấn đáp). Thí sinh bắt buộc phải có hai bằng Cao đẳng Luật học (trong bốn bằng kể trên) thì mới được trình bày luận án để lấy bằng Luật khoa tiến sĩ [43]. Năm 1941, Trường Cao đẳng Luật khoa được nâng cấp thành Đại học Luật khoa Đông Dương để đào tạo thêm sinh viên bậc tiến sĩ Luật với hai chương trình Cao học Tư pháp và Cao học Kinh tế, và tiếp tục hoạt động cho đến khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9/3/1945 thì tạm ngưng [42]. Hàng năm có một vị giáo sư được cử sang Việt Nam trông nom các kỳ thi và kiểm soát cách giảng dạy ở trường Luật Hà Nội. Văn bằng Luật khoa cử nhân cũng do trường Đại học Paris cấp cho sinh viên tốt nghiệp ở Hà Nội. Cũng như ở Pháp, giáo sư trường Luật Hà Nội chọn trong các tiến sĩ Luật có ba bằng Cao đẳng Luật học và đã qua một kì thi chuyên môn rất khó ở Paris. Đến năm 1941, trường Luật Hà Nội mới có ban Cao đẳng Tư pháp. Muốn thi tiến sĩ, sinh viên phải qua một trường Đại học bên Pháp để thi một bằng Cao đẳng nữa và để trình luận án [47; 167-168]. Có thể nói trường Luật là một trong những trường cao đẳng, đại học có mục đích đào tạo rõ ràng, sát thực tế; có chương trình đào tạo chuẩn mực, kỹ lưỡng, có mối liên hệ trực tiếp với trường Luật Paris, có đủ trình độ đào tạo sau đại học, và có các thế hệ sinh viên thuộc hàng xuất sắc nhất ở Việt Nam thời Pháp thuộc. 70 Cũng như trường Luật, trƣờng Y Hà Nội là một chi nhánh của Đại học Paris, hàng năm cứ đến kỳ thi tốt nghiệp ra trường, Hàn lâm viện Paris lại cử một giáo sư sang chủ tọa. Riêng từ năm 1940, khi Nhật vào chiếm đóng, mối liên lạc giữa các trường Hà Nội với Paris tạm thời bị cắt đứt, trong các kỳ thi tốt nghiệp không có đại biểu của Đại học Paris chủ tọa. Năm 1941, trường Y có các ban sau: Vật lý học, Hóa học, Sinh vật học, Y học, Dược học, Nha học, Nữ hộ sinh. Chương trình học bất cứ ở ban nào cũng có hai phần: phần lý thuyết do các giáo sư dạy tại trường hoặc tự nghiên cứu tại thư viện, phần thực hành trong phòng thí nghiệm hoặc tại các bệnh viện dưới quyền của các giáo sư chuyên môn, có phụ giáo giúp việc. Trường Y có các phòng thí nghiệm về lớp Lý, Hóa, Sinh; khoa Giải phẫu, Bào chế, Hóa học, Ký sinh trùng học.... Khi trường Cao đẳng Khoa học được thành lập thì các ban Vật lý, Hóa sinh, Sinh vật học thuộc trường này. Chứng chỉ Lý-Hóa-Sinh PCB chỉ được giảng dạy ở trường Cao đẳng Khoa học. Tốt nghiệp PCB xong, sinh viên nộp đơn xin vào năm thứ nhất của trường Y khoa, rồi học thêm 6 năm nữa, nhưng mỗi cuối năm đều có kỳ thi, đủ điểm mới được lên lớp. Đến năm thứ 6, kể cả PCB là năm thứ 7, sinh viên Y khoa phải trình một Luận án để ra trường. Luận án thường nghiên cứu và nêu ra các bệnh tật xảy ra trong nước Việt Nam cùng cách chữa trị và thống kê. Mặc dù nằm dưới sự bảo trợ của Đại học Paris, cơ sở vật chất và các phòng thí nghiêm của nhà trường vẫn còn sơ sài. Thư viện của nhà trường có 5.000 cuốn sách, 70 tờ báo về Y học và Khoa học của các nước trên thế giới, tất cả luận án của các trường đại học Pháp. Thư viện này dành cho các giáo sư, phụ giáo, các bác sĩ, các sinh viên đang viết luận án. Thư viện chung cho sinh viên thì còn ít sách [43;4-6]. Vì lúc bấy giờ Pháp mở rất hạn chế nhà thương, bệnh viện tại Việt Nam cho nên muốn thực tập nội trú, sinh viên cuối năm thứ ba phải thi vào nội trú, nếu không đậu vẫn tốt nghiệp Y khoa sau năm thứ 6 và vẫn được hành nghề 71 bác sĩ. Chỉ có sự khác biệt là những bác sĩ nào mang nhãn hiệu nguyên là nội trú ở Bệnh viện thì bác sĩ ấy có nhiều kinh nghiệm hơn. Theo lý thuyết, các giáo sư tại trường Y khoa cần có bằng thạc sĩ Y khoa, và muốn có bằng thạc sĩ, các bác sĩ phải làm trong Bệnh viện 5 năm rồi sau đó sang Pháp thi bằng thạc sĩ Y khoa. Nhưng trên thực tế, các giáo sư Đại học Y khoa, đại đa số là các bác sĩ không có bằng thạc sĩ giảng dạy. Trường Đại học Y khoa Hà Nội mỗi năm chỉ cấp phát chừng một vài chục văn bằng Y khoa bác sĩ. Do đó, trong thời Pháp thuộc, nhiều bác sĩ hành nghề ở Việt Nam thường là các bác sĩ người Pháp chữa trị cho Pháp kiều và cho những người Việt Nam giàu có trong các bệnh viện do Pháp quản trị chẳng hạn bệnh viện St. Paul ở Hà Nội; bệnh viện Grall và St. Paul ở Sài Gòn. Tháng 11 năm 1941, trường Y có hơn 300 sinh viên, kể từ ngày có chương trình cao đẳng tại trường Y Hà Nội đã có 105 bác sĩ tốt nghiệp [43;4-6]. Trường Nha khoa là một bộ phận của Đại học Y khoa đào tạo các nha sĩ. Trường Nha khoa có thời gian học là 5 năm, chuyên đào tạo các nha sĩ chuyên về Răng Hàm Mặt. Trường Dược khoa cũng là một phần của trường Y Hà Nội đào tạo các Dược sĩ. Muốn vào trường Dược khoa, sinh viên phải có bằng tú tài bản xứ cộng thêm tập sự một năm tại các Bệnh viện hay tại các Dược phòng và cuối năm phải thi vấn đáp và thực tập tại trường Dược khoa, nếu đậu thì được vào năm thứ nhất trường Dược, tiếp tục học 4 năm học và mỗi năm đều có thi cuối năm. Sau năm thứ tư (tổng cộng là 5 năm) nếu tốt nghiệp thì được bằng dược sĩ hạng nhất và được phép hành nghề tức là mở Dược phòng, hay làm tại các nhà thương. Nội dung học ở trường gồm có Thực vật học, Hóa học đại cương, Hóa học vô cơ, Hóa học hữu cơ, Hóa Dược, Vật lý học và ảnh hưởng của các dược phẩm đối với con người. Tất cả các môn học đều có kỳ thi cuối năm gồm có thi viết, thực tập và vấn đáp. Nhưng trái với phân khoa Khoa học, phân khoa 72 Dược chú trọng về giáo khoa trong các kỳ thi nhiều hơn. Tuy nhiên, trường Dược khoa phải học thêm một môn gọi là môn Dược bất đồng (kỵ nhau) nghĩa là học những vị thuốc nếu uống cùng với nhau có thể gây phản ứng phụ làm chết người. Tại trường Dược khoa ở Việt Nam thời Pháp thuộc, các dược sĩ tương lai sẽ phải tập sự tại bệnh viện ngay từ năm thứ nhất. Như vậy, nền giáo dục của Pháp đào tạo các dược sĩ không có phẩm chất cao vì thực tập đã thực hiện ngay từ năm thứ nhất trong khi chưa có một kiến thức hiểu biết gì về Dược khoa. Ai có bằng dược sĩ sẽ được phép mở Dược phòng hay ra làm tại các bệnh viện mà không cần giấy phép hành nghề. Năm 1943-1944, trường Đại học Đông Dương gồm 3 trường hợp lại là Đại học Y, Đại học Luật và Cao đẳng Khoa học với tổng cộng 1.222sinh viên. Ngoài ba trường nói trên, ngạch Cao đẳng Đông Dương còn có các trường Mỹ thuật, Nông lâm dựa theo cách tổ chức của các trường cao đẳng của Pháp nhưng cách chọn lọc học trò và cách giảng dạy trong trường khác hẳn với trường “cao” ở Pháp. Trường Cao đẳng Mỹ thuật và Mỹ nghệ thực hành Đông Dương. Giai đoạn từ năm 1938 đến năm 1943, với quan điểm đào tạo chuyển hướng trọng tâm sang mỹ thuật ứng dụng, ông Evarite Jonchère, Hiệu trưởng của trường, được chính quyền Đông Dương ủng hộ. Theo quyết định của Toàn quyền Đông Dương ký ngày 25/4/1938, Trường Mỹ thuật Đông Dương chuyển thành trường Cao đẳng Mỹ thuật và Nghệ thuật ứng dụng. Giai đoạn này, song hành với định hướng đào tạo các nghệ sỹ tạo hình thuần túy có ý thức dân tộc của người tiền nhiệm, ông Jonchère đã phát triển mạnh gỗ mỹ nghệ và sơn mài truyền thống thành một sản phẩm thương mại. Giai đoạn từ năm 1942 đến năm 1945, dưới sự dẫn dắt của Evarite Jonchère, Trường mở rộng quy mô đào tạo. Ngày 22/10/1942 theo Nghị định của Toàn quyền Đôn Dương, trường phân tách thành hai đơn vị đào tạo là Mỹ thuật thuần túy (bao gồm Hội họa, Điêu khắc và Kiến trúc) và Mỹ thuật ứng dụng. 73 Tháng 12/1943, Mỹ ném bom Hà Nội, theo chủ trương của Nha học chính Đông Dương, các trường phải sơ tán khỏi Hà Nội. Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã chia thành 3 bộ phận sơ tán ở 3 nơi: Các lớp mỹ nghệ sơ tán ở Phủ Lý do Gioocgiơ Khánh và Bùi Tường Viên phụ trách. Khoa Kiến trúc và một phần lớn khoa Điêu khắc vào Đà Lạt do E.Jonchère phụ trách. Theo Nghị định ngày 22/2/1944, Khoa Kiến trúc ở Đà Lạt được nâng thành Trường Kiến trúc, nhưng vẫn trực thuộc trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Khoa Hội họa và một bộ phận nhỏ khoa Điêu khắc lên Sơn Tây do giáo sư Inguimberty cùng với các họa sĩ Nam Sơn và Tô Ngọc Vân phụ trách. Chương trình học vẫn như cũ, nhưng do tình trạng sơ tán các môn phụ và lý thuyết phải bỏ, chỉ học được những môn chính. Đặc điểm của thời kỳ này là việc học tập của sinh viên gần với thiên nhiên và gắn với thực tế hơn. Năm 1945, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đóng cửa. Trong 20 năm tồn tại của trường (1925 -1945), đã đào tạo được 149 sinh viên ngành Hội họa, Điêu khắc, 50 sinh viên ngành Kiến trúc và 30 sinh viên ngành Mỹ thuật ứng dụng [57]. Tháng 4/1941, tái giảng trường Cao đẳng Thú y và nâng cao quy chế đào tạo sinh viên, trước kia chỉ cần có bằng Cao đẳng Tiểu học nay phải có bằng Tú tài. Năm 1942 chỉnh đốn trường Cao đẳng Nông lâm đào tạo kỹ sư nông nghiệp và lâm nghiệp. Năm 1944 mở lớp đào tạo kỹ sư và phó kỹ sư công chính tại trường Cao đẳng Công chính. Dù có sự nâng cấp lên bậc đại học ở một số trường cao đẳng, nhưng mục đích chính là nền giáo dục đại học giai đoạn này vẫn chỉ là để cung cấp cho bộ máy cai trị của thực dân Pháp những người Đông Dương có một số hiểu biết về luật pháp và đủ năng lực giữ chức thông ngôn, thư ký,... phục vụ cho công cuộc khai thác, cai trị của Pháp cũng không to tát gì hơn. Năm 1941- 74 1942, toàn Đông Dương chỉ có vẻn vẹn 3 trường gọi là “đại học” đặt tại Hà Nội với tổng số sinh viên là 834 người, trong đó trường Luật khoa: 345 sinh viên (Việt Nam: 224), trường Y Dược 282 sinh viên (sinh viên Việt Nam: 234), trường Khoa học 207 sinh viên (Việt Nam: 170). Bên cạnh các trường đại học còn có 4 trường gọi là “cao đẳng” với tổng số sinh viên toàn Đông Dương là 201 người: Đó là trường Cao đẳng Mỹ thuật 66 sinh viên (Việt Nam: 49), trường Nông Lâm 59 sinh viên (Việt Nam 43). Trường Thú y có 14 sinh viên đều là Việt Nam. Lớp chuyên môn cán sự viên có 62 người thì Việt Nam là 61. (Xem Bảng 2.5). Nếu so sánh với dân số năm 1942 ở Việt Nam, theo Pháp ước lượng khoảng 20.600.000 người thì trong 1 triệu người dân mới có 38 người được theo học ở bậc đại học và cao đẳng. Thật là ít ỏi. Tuy nhiên, những sinh viên cao đẳng và đại học này không được phân bố một cách hợp lý phục vụ cho đời sống kinh tế - xã hội mà tỷ lệ cao nhất lại là sinh viên trường Luật - một trường đào tạo phần lớn để làm quan cai trị. Trong hơn 1.000 sinh viên đại học và cao đẳng năm học 1943-1944 thì trường Luật chiếm 594 người (hơn 1 nửa). Trường Cao đẳng Khoa học chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp: 175 sinh viên, còn các ngành khác số lượng lại càng kém hơn [35;137]: Cao đẳng Thú y 39 sinh viên Cao đẳng Nông lâm 63 sinh viên Cao đẳng Công chính 84 sinh viên 75 Bảng 2.5.Trƣờng Đại học Đông Dƣơng năm 1941-1942 Giáo sƣ và GS GV giảng viên Khoa luật 6 6 Y dược 14 13 Khoa học 5 2 đẳng 6 9 Cao Mỹ thuật Cao đẳng 0 30 canh nông Cao đẳng 0 12 công chính Thú y 0 3 Tổng cộng 33 75 Bắc Trung Nam Cao Kỳ Kỳ Kỳ Miên Lào Pháp Trung Khác 1941 Quốc 1942 Khoa luật 160 40 34 1 1 101 5 3 345 Y dược 90 47 87 3 4 46 4 1 282 Khoa học 103 35 32 1 0 34 1 1 207 4 19 0 0 12 5 0 66 15 10 2 1 13 0 0 59 22 8 1 0 0 0 0 62 10 2 2 0 0 0 0 0 14 437 166 192 8 6 206 15 5 1.035 Cao đẳng 26 Mỹ thuật Cao đẳng 17 canh nông Cao đẳng 31 công chính Thú y 76 Bằng cấp ĐH Đông Dương Trung Cao 1941- 1940- Kỳ Miên Kỳ 1942 1941 Cử nhân luật - - - - 23 23 23 Chứng chỉ cao học (Luật) - - - -3 3 - Bác sĩ Y khoa - - - -5 5 2 Dược sỹ - - - -4 4 4 Lý-Hóa-Sinh (PCB) - - - - 69 69 79 Lý-Hóa-Tự nhiên SPCN - - - -7 7 - Toán đại cương - - - - 29 29 - Toán-Lý-Hóa - - - -6 6 - Nông học - - - - 17 17 10 Công chính - - - - 44 44 - Tổng cộng - - - - 207 207 128 Tú tài phần II 62 20 103 - 194 379 251 Bằng cao đẳng tiểu học - 1 94 - 26 121 160 Bằng sơ cấp - 4 112 46 162 167 41 436 1.128 822 318 2.357 Bằng cao đẳng tiểu học 131 Nam Lào Bắc Kỳ - - 520 Pháp – bản xứ Bằng tiểu học 6.613 Bằng sơ học 17.993 4.793 262 3.282 12.696 9.842 21.366 47.214 41.291 Nguồn: Trịnh Văn Thảo, Nhà trường Pháp ở Đông Dương, tr.177,178,179. Nhìn vào Bảng 2.5, với hơn 800 người có bằng hai phần Tú tài (có đầy đủ quyền tương đương với Tú tài chính quốc), bậc trung học đã trưởng thành. Trường Đại học Đông Dương có thể tiếp nhận một lượng trung bình hằng năm từ 400 đến 500 sinh viên. Sự phát triển của Đại học Đông Dương sẽ tốt hơn nếu không bị chiến tranh cản trở, vì chiến tranh mà trong số những người được cấp bằng của trường Đại học vắng mặt những sinh viên gốc ở Trung Kì và Nam Kì. Trong 5 “xứ” thuộc Liên bang Đông Dương, Bắc Kì của Việt 77 Nam là xứ duy nhất có bộ văn bằng đại học hoàn chỉnh: Y dược (78), Khoa học (42), Luật (26) và Kỹ thuật (62). Như vậy, đến giai đoạn này, các trường cao đẳng và đại học ở Đông Dương (tập trung ở Hà Nội) về mặt quy chế đều đã có tính chất một nền giáo dục cao đẳng hiện đại, nếu so sánh với những trường tương đương lúc đó ở Pháp, nhưng đó chỉ là xét về mặt quy chế thôi. Nếu xét thêm trình độ đội ngũ giảng dạy (tuyệt đại bộ phận là người Pháp, còn người Việt chủ yếu là trong hàng ngũ trợ lý, trợ giảng) và về cơ sở vật chất thiết bị thì các trường Đông Dương ở vào vị trí thấp nhất. Tuy nhiên, do số lượng sinh viên ít (lúc đông nhất vào khoảng năm học 1943-1944, tổng số sinh viên của cả Viện đại học Đông Dương là khoảng 1.000 người, trường đông nhất như Y, Luật, độ 300350 người, trường ít thì độ 50-100 người), việc thi cử, tuyển lựa khá gắt gao trong giai đoạn từ năm 1935 trở đi, kỷ luật học tập chặt chẽ, số đông sinh viên Việt Nam vốn chăm học (vì những lý do khác nhau) nên chất lượng của một tỷ lệ khá lớn sinh viên tốt nghiệp là đạt yêu cầu của mục tiêu đào tạo về mặt khoa học và chuyên môn [20;100]. Tiểu kết Chương 2 trình bày hoạt động của Đại học Đông Dương trong một thời gian dài từ năm 1917 đến năm 1945. Đây là giai đoạn đầy biến động trong lịch sử Việt Nam, ghi dấu ấn đậm nét bằng cuộc khai thác thuộc địa trên quy mô lớn của thực dân Pháp lần thứ hai, cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng sự lớn mạnh và giành thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Trong hoàn cảnh lịch sử đó, nhà cầm quyền Pháp cũng liên tục có nhiều thay đổi trong chính sách giáo dục đại học mà điển hình là sự ra đời của Bộ Học chính Tổng quy - văn bản thi hành luật đầu tiên được áp dụng cho giáo dục, chính sách củng cố giáo dục đại học năm 1931, và tổ chức lại bậc cao đẳng, đại học (1939-1945)... (Có một lưu ý rằng, sau 95 năm từ khi Bộ Học chính Tổng quy ra đời, Việt Nam mới có Luật Giáo dục đại học được ban hành vào ngày 18 tháng 6 năm 2012). 78 Nếu như, năm 1906-1907 là thời điểm đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục đại học hiện đại ở Việt Nam thì giai đoạn 1917-1945 là thời kỳ hoạt động và phát triển của hệ thống giáo dục này. 28 năm phát triển của nền giáo dục đại học Việt Nam thời Pháp thuộc có thể chia thành nhiều giai đoạn nhỏ với những đặc trưng riêng. Tiếp cận nhiều nguồn tài liệu, căn cứ vào các sự kiện lịch sử cùng những mốc thay đổi chính sách giáo dục đại học của thực dân Pháp và những chuyển biến về chất và lượng, chúng tôi chia hoạt động của giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam giai đoạn 1917-1945 thành 3 giai đoạn nhỏ: Hoạt động của trường đại học Pháp ở Việt Nam trong cuộc cải cách giáo dục lần thứ 2 (1917- 1929); Đại học Đông Dương trước cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1930-1939); Đại học Đông Dương trong giai đoạn 1939-1945. Hệ thống giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam thời kỳ này chủ yếu tập trung ở miền Bắc, với trung tâm chính là Hà Nội. Đại học Đông Dương tiêu biểu cho nền giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam. Hầu hết các trường cao đẳng, đại học đều trực thuộc Đại học Đông Dương, sau năm 1938 là Viện Đại học Đông Dương. Trong suốt cuộc hành trình để hoàn thiện mình, giáo dục đại học Việt Nam đã dần dần hoàn thiện về cơ cấu, tổ chức, về đội ngũ giảng viên, số lượng và chất lượng sản phẩm, và đặc biệt là sự hiện đại hóa ngày càng được tăng cường. Có thể nói, đến năm 1945, trước khi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 bùng nổ, nền giáo dục đại học đã thực sự trở thành đại diện tiêu biểu của công cuộc hiện đại hóa đất nước. Dấu ấn đậm nét của nền giáo dục đại học thời kỳ này là sự liên kết mạnh mẽ với nền giáo dục đại học Pháp. Hay nói cách khác, giáo dục đại học Việt Nam thời Pháp thuộc chịu ảnh hưởng chủ yếu từ nền giáo dục đại học Pháp, và được nhà cầm quyền Pháp mặc nhiên thừa nhận là một bộ phận của giáo dục đại học Pháp ở xứ thuộc địa. Từ năm 1932, hai trường Y và Luật trở thành trường đại học, trực thuộc đại học tương ứng ở bên Pháp. Hàng năm, đều có giáo sư bên Pháp sang để tham gia giảng dạy và chấm thi, xét hạch tại hai trường này. Từ năm 1941, trường Cao đẳng Khoa học được thành lập và 79 đi vào hoạt động, 3 trường này được coi là ba trường có trình độ đại học và ngang hàng với trường ở chính quốc. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng đều trực thuộc Đại học Đông Dương và tương đối ổn định về tổ chức, nhất là 3 trường: trường Luật, trường Y và trường Mỹ thuật Đông Dương. Các trường khác đều trải qua nhiều bước thăng trầm. Đặc biệt là giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1935, hầu hết các trường này đều bị định giảng vì lý do khủng hoảng kinh tế. Sau năm 1935, các trường dần dần hoạt động trở lại và bắt đầu được củng cố, tổ chức lại, nhưng số lượng sinh viên không nhiều, và không lâu sau thì phải đóng cửa do những biến động lịch sử lớn của năm 1945. Phong trào đấu tranh chính trị đòi độc lập dân tộc, nhất là phong trào đấu tranh của học sinh, sinh viên, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các trường cao đẳng, đại học tại Việt Nam thời kỳ này. 28 năm hoạt động và phát triển, trường đại học Pháp ở Việt Nam đã đào tạo được một đội ngũ trí thức được hấp thụ trực tiếp và mạnh mẽ tri thức khoa học và văn hóa phương Tây. Những người này thực sự là những trí thức có tài năng, được đào tạo bài bản, và có chuyên môn trên nhiều lĩnh vực khoa học, văn hóa hiện đại. Hoạt động sôi nổi, có hiệu quả của các trí thức tài giỏi này có ảnh hưởng lớn đến cuộc hiện đại hóa của dân tộc đầu thế kỷ XX, và góp phần khẳng định vị trí của Đại học Đông Dương trong cuộc cách mạng văn hóa mang tính bước ngoặt lịch sử đó. 80 CHƢƠNG 3 ĐẠI HỌC ĐÔNG DƢƠNG VỚI SỰ HÌNH THÀNH TẦNG LỚP TRÍ THỨC VIỆT NAM THỜI THUỘC ĐỊA 3.1. Vài nét về trí thức Việt Nam truyền thống Trong Nghị quyết số 27/NQ-TW ngày 6/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương về Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đã xác định: “Trí thức là những người lao động trí óc, có trình độ học vấn cao về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, truyền bá và làm giàu tri thức, tạo ra những sản phẩm tinh thần và vật chất có giá trị đối với xã hội”. Ở mỗi nước khác nhau và mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, tầng lớp trí thức có những biểu hiện khác nhau về trình độ học vấn, về cơ cấu nghề nghiệp, về chính trị, tư tưởng. Nhưng đặc trưng chung của lực lượng xã hội này là ở chỗ họ đại diện cho trí tuệ của xã hội đương thời, có trình độ học vấn cao, hoạt động lao động trí óc là chủ yếu. Họ là lực lượng sáng tạo, duy trì và phát triển nền văn hóa của dân tộc và nhân loại. Như một sự tiếp nối quá khứ, nhiều phẩm chất của đội ngữ trí thức mới Việt Nam hình thành trong thời thuộc địa được kế thừa từ thế hệ trí thức truyền thống – các nho sĩ. Ở Việt Nam, thời dựng nước chưa có tầng lớp trí thức. Thời Bắc thuộc, Hán học được truyền bá vào Việt Nam, nhưng dưới ách nô dịch của người Hán, số người có học vấn rất ít ỏi, chủ yếu được đào tạo để phục vụ bộ máy cai trị của ngoại bang, nên vẫn chưa hình thành tầng lớp trí thức dân tộc. Ở giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến độc lập, tầng lớp trí thức Việt Nam bắt đầu được hình thành, mà chủ yếu là các nhà sư, như sư Khuông Việt, Pháp Thuận... Họ vừa tu hành vừa tham gia vào công việc nội trị, ngoại giao để củng cố nền độc lập dân tộc. 81 Đến thời Lý, trí thức là sư tăng vẫn giữ vị trí quan trọng. Bên cạnh đó, bắt đầu từ năm 1070, khi Văn Miếu được xây dựng, và năm 1076, Quốc Tử Giám được lập và kỳ thi Nho học đầu tiên được tổ chức, nền Nho học chính thức được thiết lập tại quốc gia Đại Việt và gắn bó chặt chẽ với giai cấp phong kiến, trở thành hệ tư tưởng chủ đạo của giai cấp này. Kể từ đây, đội ngũ trí thức Việt Nam được hình thành chủ yếu trong các trường Nho học, và được gọi là các nho sĩ. Quốc Tử Giám là trường học cấp cao, có người gọi là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Tại đây, trải qua nhiều triều đại: Lý, Trần, Lê, Nguyễn, đã đào tạo ra một lực lượng lớn các trí thức Nho học có trình độ cao và nhiều nhà khoa bảng nổi tiếng. 82 tấm bia Tiến sỹ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (đặt tại Hà Nội ngày nay) là minh chứng sinh động về các nhà khoa bảng trong lịch sử Việt Nam. Thi cử tuyển chọn nhân tài là một biện pháp rất quan trọng nhằm tạo dựng đội ngũ trí thức Nho học. Kể từ kỳ thi Nho học đầu tiên năm 1076 đến khoa thi cuối cùng năm 1919, các triều đại phong kiến Việt Nam đã tổ chức 187 kỳ thi Hội, thi Đình, tuyển chọn được 2.898 Tiến sỹ, trong đó có 47 Trạng nguyên, 48 Bảng nhãn, 75 Thám hoa... [23] Thông qua hệ thống các trường Nho học và kỳ thi Nho học, các triều đại phong kiến đã đào tạo được một đội ngũ trí thức càng ngày càng đông đảo, làm rường cột cho chế độ và nhà nước quân chủ. Lực lượng này cùng với bộ phận các thầy đồ, thầy khóa, các nhà Nho ở làng xã hợp thành tầng lớp trí thức Nho học Việt Nam thời phong kiến. Cũng như nhiều nước phương Đông khác, nền học vấn của Việt Nam trước khi có dấu chân của người phương Tây là nền học vấn Nho giáo. Trong đó, đậm đặc các tư tưởng của “kẻ sĩ”, đề cao nhân cách: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín và ràng buộc trong tam cương, ngũ thường. Giáo dục Khổng giáo chủ yếu đào tạo tầng lớp nho sĩ mà nền tảng tri thức của họ là Văn, Sử, Triết, học thuyết “Tề gia, Trị quốc, Bình thiên hạ”, “văn dĩ tải đạo, thi dĩ ngôn chí”. 82 Nếu theo quan điểm phân loại của khoa học hiện đại thì những nho sĩ này được xếp vào trí thức khoa học xã hội và nhân văn. Khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật cũng có một vị trí nhất định nhưng không phải là học vấn chính yếu. Ở Việt Nam, Trạng Lường Lương Thế Vinh nổi tiếng là nhà Toán học xuất sắc, Hồ Nguyên Trừng nổi tiếng là nhà chế tác tài ba với súng thần công, Nguyễn An nổi tiếng là một kiến trúc sư tài giỏi, đã góp công xây dựng hoàng cung của nhà Minh (Trung Quốc).... Nhưng cho đến đầu thế kỷ XX, thì thành tựu chủ yếu của cả nghìn năm Nho học vẫn là văn thơ và những giá trị tư tưởng Khổng giáo. Nền giáo dục đại học mà đại diện là Quốc Tử Giám, trải hàng trăm năm, cũng chỉ đào tạo ra các trí thức với vốn tri thức khoa học xã hội và nhân văn làm nền tảng. Trong gần 1.000 năm, con số các nhà khoa bảng được thống kê mới chỉ vài nghìn (2.898 tiến sĩ). Chỉ khi có nền giáo dục hiện đại, trong đó điểm nhấn là giáo dục đại học mà người Pháp mang đến, áp đặt, xây dựng và phát triển, thì mội đội ngũ trí thức mới đã ra đời, phong phú và đa dạng hơn nhiều. Họ là những nhà khoa học, người làm chuyên môn trên nhiều lĩnh vực khoa học, kỹ thuật từ văn học, sử học, địa lý, nghệ thuật... đến khoa học tự nhiên, y học Tây phương, luật học, kinh tế, thương mại, kiến trúc, xây dựng... Những trí thức Việt Nam mới này chịu ảnh hưởng bởi hệ giá trị phương Tây, đề cao tự do và chủ nghĩa cá nhân, coi trọng lý trí và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nền giáo dục đại học mới đã đem đến cho nền học vấn Việt Nam một cuộc cách mạng lớn về cả tư tưởng, giá trị và loại hình, cũng như sản phẩm. Việc ra đời các trường đại học đào tạo các ngành khoa học hiện đại vừa đảm nhận việc thay thế nền giáo dục Nho học và đào tạo ra lớp trí thức mới, vừa tiếp tục truyền thống học thuật của dân tộc. Không phải ngẫu nhiên mà trong các tác phẩm văn học nghệ thuật được sáng tác bởi đội ngũ trí thức Tây học lại có sự kết hợp hài hòa giữa tính cổ điển cùng sự lãng mạn, phong cách thể hiện phương Tây. 83 Thế hệ trí thức mới còn kế thừa lòng yêu nước và tinh thần dân tộc của các thế hệ trước. Họ thể hiện niềm ngưỡng mộ nồng nhiệt với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh – những nhà cách mạng, nhà Khổng giáo duy tân lớn của thời đại, họ ủng hộ nhiệt liệt chủ trương tiếp thu văn hóa hiện đại trên nền tảng văn hóa truyền thống của Phạm Quỳnh với tư tưởng “truyện Kiều còn thì tiếng Việt còn”. Nhờ cái gốc vững chắc đó nên dù được đào tạo trong môi trường đại học bằng tiếng Pháp, tiếp thu các tri thức của phương Tây, họ vẫn gắn bó mật thiết với văn hóa dân tộc và luôn tìm tòi để hiện đại hóa văn hóa Việt Nam. Truyền thống hiếu học, trọng danh vị của Nho giáo là một nhân tố thúc đẩy quá trình học tập và vươn lên của sinh viên Việt Nam trong trường đại học Pháp. Đó là nỗ lực hoàn thiện mình, dùi mài sách vở, ham hiểu biết, ham học hỏi, bất kể những trở ngại về ngôn ngữ, những hạn chế của giáo dục đại học thuộc địa. Tuy nhiên, điều này cũng có ảnh hưởng tiêu cực đến nền giáo dục đại học hiện đại, theo quan niệm “xưa kia thì mộng khoa danh, bây giờ là óc bằng cấp”. Tư tưởng học để lấy bằng cấp, để ra làm quan đã làm cho nhiều trí thức được đào tạo từ trường đại học xa rời thực tế, hám danh, hám lợi, có người từng bước câu kết rồi trở thành tay sai của thực dân Pháp. 3.2. Đội ngũ trí thức Việt Nam mới hình thành từ Đại học Đông Dƣơng Cơ cấu Hiện chưa thống kê được chính xác trong 40 năm hoạt động, hệ thống giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam (1906-1945) đào tạo được tổng cộng bao nhiêu cử nhân, nhưng từ số liệu cung cấp số lượng sinh viên của trường Đại học Đông Dương ở 1 số niên khóa thu thập được, cho phép dự đoán con số cử nhân tốt nghiệp cao đẳng, đại học Pháp ở Việt Nam còn rất ít ỏi so với dân số 25 triệu người lúc đó (xem phân tích số liệu tr.82). Niên khóa 1943-1944, theo thống kê là năm có số lượng sinh viên đông nhất, cả nước mới có 1.111sinh viên [35;136]. Niên khóa 1941-1942, toàn Đại học Đông Dương mới cấp được 207 bằng cử nhân, trong đó có 23 bằng cử 84 nhân Luật, 5 bác sĩ Y khoa, 4 Dược sĩ, 69 cử nhân Lý-Hóa-Sinh, 7 cử nhân Lý-Hóa-Tự nhiên, 29 cử nhân Toán đại cương, 6 cử nhân Toán-Lý-Hóa, 17 cử nhân Nông học, 44 kỹ sư Công chính (Xem Bảng 2.5). Tuy nhiên, hệ thống giáo dục đại học cũng đã tạo ra một tầng lớp trí thức trình độ cao đáp ứng phần nào trông đợi của thực dân Pháp khi bắt tay vào xây dựng nền giáo dục Pháp – Việt ở thuộc địa. Có nhiều nguyên nhân giải thích về sự hạn chế số lượng trí thức được đào tạo từ trường đại học Pháp ở Việt Nam như: tài chính hạn hẹp; bị các thế lực đối lập trong chính quyền phản đối chủ trương tăng cường giáo dục cho xứ thuộc địa; trình độ của sinh viên theo học còn non kém; những hạn chế về đội ngũ giảng dạy và trong việc hoàn thiện chương trình giảng dạy ở một xứ thuộc địa xa xôi với chính quốc; những khiếm khuyết khó khắc phục của mô hình giáo dục phổ thông khiến không thể cung cấp một số lượng lớn sinh viên cho các trường đại học.v.v.... Nhưng lý do quan trọng hơn là chủ trương của thực dân Pháp muốn hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ sản sinh ra một tầng lớp trí thức Tây học đông đảo có thể trở thành lực lượng chống Pháp hùng hậu. Ngoài sự góp mặt được nhắc đến của một nữ giảng viên mang tên Hoàng Thị Nga được Thalamas tiến cử vào giảng dạy tại Đại học Đông Dương hay một vài nữ họa sĩ của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (họa sĩ Lê Thị Lựu),... thì những thống kê các gương mặt trí thức lớp trên tiêu biểu cho thấy sự thiếu vắng các gương mặt nữ trí thức. Điều này là một thực tế của xã hội thuộc địa đi lên từ xã hội Khổng giáo – nơi mà khoa danh được quy định chỉ dành cho nam giới. Do đó, ngay cả khi phong trào nữ quyền bùng nổ mạnh mẽ, sự tham gia của nữ giới vào nấc thang học vấn đại học vẫn còn rất hạn chế. Tuy nhiên, dù ít ỏi, số phụ nữ được đào tạo này đã có đóng góp quan trọng trong phong trào đòi nữ quyền và giải phóng phụ nữ cũng như phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam... Họ thực sự đã đảm nhận vai trò như những trí thức trong xã hội” [8;6]. 85 Nền kinh tế xã hội thay đổi, các trung tâm công nghiệp được hình thành kéo theo là sự ra đời của hệ thống thành phố và thị xã hiện đại không chỉ làm biến đổi kết cấu dân số mà còn làm thay đổi cả địa bàn phân bố của tầng lớp trí thức. Đại học Đông Dương đóng tại Hà Nội cũng là một trong những lý do làm thay đổi sự phân bố trí thức về mặt địa lý. Trước kia, nho sĩ tập trung chủ yếu ở các vùng đất khoa bảng như Nam Định, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, thì nay có sự chuyển dịch, Hà Nội – trung tâm chính trị, kinh tế của Đông Dương trở thành nơi tập trung nhiều nhất các trí thức lớp trên. Sự tập trung này thể hiện cả ở mặt xuất thân và cư trú. Sự đa dạng về mặt xuất thân cũng góp phần bổ sung vào lý do thay đổi địa bàn phân bố của trí thức. Cụ thể, bên cạnh nguồn gốc là văn thân, nông dân vẫn chiếm số đông, các trí thức trình độ cao này còn xuất thân từ những gia đình viên chức trong bộ máy hành chính Pháp, gia đình tư sản (chủ thầu khoán và nhà buôn), thợ thủ công hay gia đình các trí thức Nho học duy tân đã chuyển sang làm nghề tự do như báo chí, xuất bản (Nguyễn Nhược Pháp là con trai của nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh...) – những gia đình này phần lớn sống tập trung ở các thành phố, thị xã hiện đại, nhiều nhất là ở Hà Nội. (Xem Phụ lục 2) Những thành quả của bậc đại học có đóng góp quan trọng từ sự trưởng thành của bậc phổ thông. Lật lại hồi ký của nhiều trí thức Đại học Đông Dương, chúng tôi nhận thấy họ vốn là những học sinh tại trường Thăng Long, Gia Long - hai trường tư thục nổi tiếng của Hà Nội, trường Trung học bảo hộ Hà Nội (còn gọi là trường Bưởi, nay là trường Chu Văn An), trường Chasseloup – Laubat Sài Gòn, trường Thành Chung Nam Định.v.v... Những trường phổ thông này là cái nôi đào tạo nhiều trí thức ưu tú của Việt Nam thời Pháp thuộc. Rất nhiều trí thức tốt nghiệp các trường này dù không có điều kiện tham gia vào bậc giáo dục đại học vẫn đạt được những tích đáng kể trên con đường học vấn của mình. Thống kê của Trịnh Văn Thảo [51; 35-77] cho thấy, Đại học Đông Dương chỉ đào tạo được một số ít trí thức tinh túy của nền giáo dục thuộc địa, phần lớn số còn lại trưởng thành từ các trường phổ thông 86 trên. Đồng thời, như một vòng tròn, nhiều trí thức của Đại học Đông Dương sau khi tốt nghiệp đã trở thành những thầy giáo của các trường phổ thông này, tiếp tục đào tạo nên các trí thức mới người Việt (Vũ Đình Hòe, Dương Quảng Hàm,...). Nhờ vậy, đội ngũ trí thức mới ưu tú Việt Nam có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau, trước hết là trên chặng đường học tập và giảng dạy. Trong tổng số 222 trí thức đại diện các thế hệ năm 1862, 1907 và 1925 mà Trịnh Văn Thảo thống kê để tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp xã hội học lịch sử [51;35-77] trong thời gian từ năm 1862 đến năm 1954, chỉ có 33 trí thức từng học và tốt nghiệp Đại học Đông Dương, chiếm 14,9%. Kết quả nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, dù đóng vai trò là trung tâm đào tạo trí thức có trình độ cao tại Việt Nam, Đại học Đông Dương chỉ cung cấp 1/7 trí thức “tinh hoa” lúc đó (Xem Phụ lục 2). Và phần lớn các trí thức này đều xuất thân từ tầng lớp trung lưu, thượng lưu trong xã hội. Những người có nguồn gốc từ văn thân, sĩ phu chiếm tỷ lệ lớn nhất (15/33 ≈45,5 %). Do đó, nhóm trí thức được đào tạo tại Đại học Đông Dương có một đặc điểm rất dễ nhận thấy là sự tiếp nối truyền thống của các nho sĩ. Điều này được thể hiện rõ nét ở mặt lựa chọn nghề nghiệp. Trong hệ thống nghề nghiệp rất phong phú của xã hội hiện đại, nhiều trí thức đào tạo từ Đại học Đông Dương đã lựa chọn con đường kiếm sống bằng nghề viết lách như dạy học, viết văn, làm báo và xuất bản, hoặc kết hợp nghiệp chữ nghĩa văn chương với công việc chuyên môn của mình trong các công sở, văn phòng luật sư hay bệnh viện tư, các hãng buôn,v.v... (Xem Phụ lục 2) Xét về mặt nghề nghiệp, đội ngũ trí thức được đào tạo từ các trường này có thể chia thành hai nhóm cơ bản: nhóm công chức, viên chức và nhóm trí thức hoạt động nghề nghiệp tự do có thể tham gia trong các cơ sở kinh tế tư nhân, các văn phòng luật, các trường tư hay lĩnh vực báo chí, xuất bản và in ấn. Những trí thức mới, được học qua nhà trường đại học Pháp, sau khi đỗ đạt đã tham gia vào thị trường lao động ngày một đa dạng với những nghề nghiệp mới như giáo viên, họa sĩ, nhà văn, nhà báo, nhạc sĩ, kỹ sư, luật sư, 87 nhân viên, thư ký, bác sỹ... Họ là lực lượng chủ đạo cấu thành nên tầng lớp tiểu tư sản và trung lưu Việt Nam. Không chỉ giới hạn trong chốn quan trường, những cử nhân trường Luật bước vào thị trường lao động với tư cách nghề nghiệp là những luật sư trên lĩnh vực luật pháp. Việc chọn lựa nghề nghiệp của họ rất phong phú: làm công chức, mở phòng luật tư, dạy học, hoạt động văn hóa nghệ thuật và tham gia phong trào cách mạng... Trường Sư phạm mang đến cho nền giáo dục hiện đại Pháp-Việt đang hình thành và ngày càng được mở rộng một đội ngũ thầy giáo được đào tạo chuyên nghiệp với phương pháp sư phạm của phương Tây, khác hoàn toàn với phương pháp dạy dỗ của các thầy đồ - vốn là những nhà Nho không hề được đào tạo nghiệp vụ sư phạm, dạy theo lối tự biên tự diễn - trước đây. Khoa Văn học được mở tại trường Sư phạm đào tạo các giáo viên dạy văn chương, sử, địa và trở thành một trong những cái nôi đào tạo đội ngũ nhà văn hiện đại của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Trường Y mang đến nền y học hiện đại, gọi là Tây y, khắc phục nhược điểm vốn có từ ngàn năm của Đông y. Vào thời điểm đó, người Pháp cho rằng việc chữa trị theo Đông y sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng con người, và ở xứ nhiệt đới nhiều bệnh dịch và truyền nhiễm thì cần phải gấp rút áp dụng Tây y vào chữa bệnh. Vacxin được nhập vào Việt Nam có vai trò đi đầu trong công tác kiểm soát dịch bệnh. Những cử nhân tốt nghiệp trường Y Dược trở thành những bác sĩ, dược sĩ làm việc tại các bệnh viện, phòng khám tư nhân, các hiệu thuốc Tây.... Nghề bác sĩ Thú y chuyên chữa trị cho các con vật nuôi tại gia đình và tại các trang trại, cơ sở chăn nuôi là một nghề rất mới mẻ, chưa hề có trong truyền thống chữa bệnh của phương Đông. Lần đầu tiên người Việt biết đến các khoa học thực nghiệm mới như Lý học, Hóa học, Sinh học... khi những khóa học về các khoa học này được tổ chức và giảng dạy bài bản tại trường Cao học Đông Dương, sau đó là ở Trường Y Dược và sau năm 1941 tại trường Cao đẳng Khoa học Đông 88 Dương. Nền khoa học cơ bản của phương Tây đã được du nhập mạnh mẽ vào Việt Nam qua con đường giáo dục đại học và các cử nhân khoa học cơ bản ra đời mà lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp mạnh mẽ nhất của họ là nghề dạy học. Họ là những người đi đầu trong truyền thụ những kiến thức khoa học cơ bản một cách bài bản nhất trong nhà trường Việt Nam. Xưa kia ở Việt Nam đã có những người làm nhiệm vụ đo đạc, xây dựng đường xá, đê điều, nhưng chưa bao giờ có một chuyên khoa nào. Sự ra đời của trường Công chính với nhiều ngành đào tạo khác nhau về đo đạc, thi công các công trình, đã cung cấp một nguồn nhân lực có trình độ và phương thức lao động mới. Người Việt có một nền kiến trúc truyền thống khá phong phú với biểu tượng là cây thước tầm và người thợ cả, thì với sự ra đời của ngành xây dựng (công trình sư tại trường Công chính) và ngành kiến trúc (kiến trúc sư tại trường Cao đẳng Mỹ thuật) đã du nhập phong cách kiến trúc và xây dựng mới theo phương Tây. Các đô thị hiện đại với lối quy hoạch và kiến trúc phương Tây được mọc lên và ngày càng thể hiện sự tiện lợi và hiện đại của phương Tây hóa. Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương đã dần hình thành nên một truyền thống mới trong mỹ thuật, đó là một nền thẩm mỹ mới ảnh hưởng phong cách hội họa phương Tây. Trường cũng hướng tới việc bồi dưỡng tư duy sáng tạo mang tính thực tiễn và ứng dụng của các nghệ sĩ bản địa này. Sự phát triển của trường Mỹ thuật cùng với việc mở rộng các ngành đào tạo, đặc biệt là hội họa ứng dụng như: Gốm, Đồ gỗ, Trạm khắc, Kiến trúc... đem đến sự mới mẻ và chuyên nghiệp so với hội họa phương Đông - vốn là một thú chơi tài hoa của các bậc tao nhân mặc khách. Họa sĩ dần trở thành một nghề có tính chuyên nghiệp trong xã hội. Trường Thương mại đào tạo các cử nhân thương mại nhằm cung cấp đội ngũ nhân viên làm việc trong ngành mới – ngành Thương mại của nền kinh tế hàng hóa tại Việt Nam thuộc địa, thay đổi hẳn với quan niệm truyền thống coi nhẹ buôn bán và đội ngũ nhà buôn. 89 Trường Canh nông đào tạo kỹ sư canh nông đánh dấu sự chuyển biến của nền nông nghiệp theo hướng hiện đại song hành cùng dấu chân của thực dân Pháp đặt chân kinh doanh vào lĩnh vực nông nghiệp - trước kia vốn mang nặng tính tiểu nông của người Việt... Mỗi trường cao đẳng, đại học cùng các ngành đa dạng được đào tạo tại đó đều mang đến những tri thức khoa học mới mẻ của phương Tây, góp phần quan trọng vào hiện đại hóa nền học vấn nước nhà, từ đó kéo theo sự hiện đại hóa trong tất cả các lĩnh vực ứng dụng khoa học cũng như sinh hoạt văn hóa trong đời sống người Việt đầu thế kỷ XX. Và trước hết là, các trường này đã đào tạo ra một đội ngũ trí thức mới với cơ cấu nghề nghiệp đa dạng, phong phú và hiện đại. Nhưng sự phong phú, rộng lớn của nghề nghiệp nêu trên mới chỉ nhìn ở bề nổi. Những khảo sát xã hội học lại cho thấy sự thu hẹp về mặt nghề nghiệp. Các trí thức có trình độ cao, khi tham gia vào thị trường lao động, bị cao bằng xuống thấp, bị tước đoạt công sức đèn sách. Nhà cầm quyền Pháp với âm mưu đè nén trí thức ở tầng lớp trung lưu trong xã hội và đối xử bất công với người thuộc địa, đã chỉ sử dụng họ trong công việc của các cán bộ cấp thấp – chủ yếu là thư ký và nhân viên văn phòng trong bộ máy hành chính thực dân. Chỉ trừ một bộ phận xuất thân thượng lưu, cấu kết với Pháp được trọng dụng; một số khác tìm cách thoát khỏi sự đè nén của hệ thống hành chính Pháp bằng việc chuyển sang các ngành nghề tự do. Lĩnh vực văn hóa đã trở thành chọn lựa hàng đầu được đông đảo nhóm trí thức này hưởng ứng như là cách đối phó hữu hiệu sự kiềm tỏa của thực dân lại vừa kế thừa một cách tự nhiên truyền thống của các nho sĩ. Họ thể hiện vai trò của mình trên ba nghề chính là: nhà báo, dạy tư và viết lách. Trong đó, nhà báo là lĩnh vực nghề nghiệp mới lạ, đậm chất phương Tây, chưa có trong truyền thống bút nghiên của phương Đông. Các trí thức này thường kết hợp cả ba hình thức nghề nghiệp: vừa làm báo, vừa viết văn, vừa dạy trường tư để sinh sống, giao lưu, và phục vụ cho sáng tác. 90 Do đó, sự tham gia sôi nổi vào hoạt động văn hóa nghệ thuật là một đặc điểm nổi bật của giới trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX. Đây cũng là một lý do mà văn hóa nghệ thuật Việt Nam giai đoạn này đạt được những bước tiến vượt bậc và những thành tựu nổi bật nhất trong gần 1.000 năm trở lại. Ngay từ khi còn học tại các trường cao đẳng, đại học, sinh viên đã tham gia vào nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật, hòa nhập vào đời sống văn nghệ sĩ, cũng như hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội khác, thực sự trở thành những nhóm trí thức tiêu biểu cho cuộc hiện đại hóa văn hóa xã hội nước nhà. Nhưng do tính chất của hoạt động văn hóa nghệ thuật rất đa dạng, phong phú và rất sôi nổi, phóng khoáng nên không có sự tách bạch rõ ràng giữa hai nhóm trí thức này. Một công chức vẫn có thể tham gia hoạt động văn hóa nghệ thuật vì niềm đam mê, vì tinh thần muốn phục hưng văn hóa dân tộc... và có thể lãnh nhận nguồn thu nhập tương đối từ hoạt động này, đặc biệt là việc tham gia viết báo, sáng tác văn chương. Ngược lại, nhiều trí thức hoạt động văn hóa nghệ thuật tự do, do những bấp bênh của đời sống kinh tế, của sự kiếm sống bằng nghề viết, nghề sáng tác văn hóa nghệ thuật, thường hướng đến tìm kiếm một công việc công chức, viên chức, để có thể đảm bảo đời sống và phục vụ cho sáng tác. Tiêu biểu nhất là cuộc đại khủng hoảng kinh tế xã hội 19291933 đã gây ra nạn thất nghiệp trong giới trí thức ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của họ. Nhưng cũng có không ít trí thức sống chủ yếu bằng tham gia hoạt động trí óc tự do, họ thường làm nghề dạy học tư hoặc mở văn phòng luật kết hợp viết báo, viết văn, hay sáng tác nghệ thuật; nhóm này đạt được nhiều thành công trong sáng tác nhất bởi tài năng, sự chuyên tâm và sống với nghề. Một nhóm khác có sự lựa chọn đặc thù chỉ có ở các nước thuộc địa bị thực dân cai trị, đó là tham gia vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Một số đi một con đường thẳng trở thành những người đứng đầu các phong trào đấu tranh chống Pháp như Nguyễn Thái Học,... Một số chọn con đường hoạt động chính trị chuyên nghiệp một cách bí mật, hoặc bán công khai (vừa là viên chức, nhà báo, nhà văn vừa hoạt động cách mạng). 91 Các trí thức của Đại học Đông Dương không chỉ là lực lượng đón nhận và phổ biến các làn sóng tư tưởng mới. Vượt qua sự kiểm soát cũng như mưu đồ thực dân của người Pháp, trí thức Việt Nam được đào tạo từ trường đại học Pháp, dù ít ỏi nhưng trưởng thành nhanh chóng và có tinh thần dân tộc sâu sắc, đã trở thành ngọn cờ đầu của phong trào hiện đại hóa đất nước và là bộ phận tiên phong truyền bá tư tưởng mới của thời đại, trong đó có chủ nghĩa cộng sản cùng nhiều luồng tư tưởng cách mạng khác. Họ đã góp phần làm cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng với sự tham gia của nhiều tổ chức, nhiều hoạt động cách mạng theo khuynh hướng chính trị khác nhau. Ở Việt Nam, từ giữa những năm 1920, sự lan truyền của tư tưởng cộng sản chính là nhờ một phần đóng góp của tầng lớp những người được hưởng nền giáo dục mới, những người có cơ hội tiếp cận với sách vở và các luồng thông tin tiến bộ. Đội ngũ trí thức được đào tạo từ trường đại học Pháp đã nhanh chóng trở thành một bộ phận quan trọng của tầng lớp trí thức Việt Nam. Họ là một thế hệ trí thức mới rất năng động và có tinh thần dân tộc sâu sắc. Sớm nhất phải kể đến những trí thức Tây học thế hệ đầu tiên như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Phạm Duy Tốn (học trường Thông ngôn), rồi đến thế hệ của những nhà văn, nhà thơ như Tú Mỡ, Hoàng Ngọc Phách, một loạt các nhà văn của Tự lực văn đoàn như Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Thế Lữ và các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ, bác sĩ, luật sư, học giả có tên tuổi như Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Bính, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Tô Ngọc Vân, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Hiến Lê, Ngụy Như Kon Tum.... Đặc biệt, nhiều nhà hoạt động cách mạng ở Việt Nam đều học tập và giảng dạy trong nhà trường Pháp – Việt như Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, Nguyễn Thái Học, Võ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng... Chính nhờ thiết chế tập trung của trường học mà tư tưởng cách mạng giải phóng dân tộc có điều kiện được phổ biến và lan rộng, và cũng vì những tiến bộ của trường kiểu mới mà 92 nhiều trí thức Việt Nam đã tìm đến với nhà trường như một lựa chọn hoàn toàn tự nguyện. Đời sống Là bộ phận xã hội tiếp thu trực tiếp ảnh hưởng của văn hóa phương Tây, trí thức tiểu tư sản đại diện cho lối sống hiện đại ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Họ là những thị dân trung tâm của xã hội đô thị hiện đại lúc đó về văn hóa tư tưởng và là một giai tầng xã hội mới với đời sống kinh tế mới. Nhưng nhìn chung, ngoại trừ bộ phận trí thức có vị trí trong bộ máy chính quyền và hành chính Pháp, hoặc xuất thân hay bước vào tầng lớp tư sản, tiểu tư sản lớp trên nhờ sự nâng đỡ của thực dân Pháp hay những vận may hiếm hoi của kinh doanh ở xứ thuộc địa, thì đại bộ phận trí thức Việt Nam thời Pháp thuộc trong đó có một bộ phận trí thức trình độ cao tốt nghiệp Đại học Đông Dương, đều không giàu có. Theo thống kê của Trịnh Văn Thảo về nguồn gốc xã hội của thế hệ trí thức năm 1925 thì tầng lớp trí thức trung lưu (chủ yếu là viên chức) chiếm 62%, trí thức bình dân (xuất thân nông dân, thợ thủ công, văn nghệ sĩ, lao động trí óc tự do) chiếm 15%, và trí thức thượng lưu (chủ yếu là viên chức, điền chủ, chủ thầu) chỉ chiếm 23% [51;139-140]. Đời sống văn hóa tinh thần mới, phong phú, đa dạng và hiện đại là nét nổi bật của trí thức Việt Nam đầu thế kỷ XX. Trí thức Tây học chính là lực lượng đi đầu trong cuộc vận động đời sống văn hóa mới sâu rộng trong đời sống xã hội cũng như trong văn hóa nghệ thuật. Nhưng trí thức Việt Nam cũng chịu nhiều sự khống chế, đè nén của chính quyền thực dân về văn hóa, tư tưởng. Nhất là đối với những trí thức yêu nước, có tinh thần đấu tranh cho dân quyền và độc lập dân tộc, thực dân Pháp còn tìm mọi cách gây sức ép kinh tế, chính trị lên đời sống của họ. Những người này trở thành những kẻ được “đặc ân” đồng thời là những người “giơ đầu chịu báng” của chính quyền thực dân trong xã hội thuộc địa. Ngay cả những trí thức du học từ Pháp về, nghĩa là những người xét về mặt nào đó là 93 danh giá và “tự do” hơn những trí thức bậc cao được đào tạo từ trường đại học thuộc địa, cũng không nằm ngoại lệ. Tiêu biểu là trường hợp của Nguyễn An Ninh, từng là sinh viên trường Cao đẳng Y Dược nửa năm, sinh viên trường Cao đẳng Luật và Pháp chính, cử nhân Luật tốt nghiệp xuất sắc tại Paris. Năm 1933, ông viết bài cho tờ Tranh đấu (La Lutte) – một tờ báo mang đậm dấu ấn của Tơrốtxki, nhằm lên án những chính sách thực dân của người Pháp ở Việt Nam. Dưới ngòi bút của một trí thức “trở về từ nước Pháp”, Nguyễn An Ninh đã tố cáo nhiều điều hạch sách và đàn áp mà ông phải chịu đựng từ phía nhà chức trách: cấm hành nghề luật sư, đóng cửa và đập phá tờ báo Tiếng chuông rè (La Cloche felée), khủng bố dọa nạt độc giả, bỏ tù ông nhiều lần.... Sau khi ra tù, buộc phải kiếm sống bằng cách đi bán thuốc tự chế, ông tiếp tục phải chịu đựng sự quấy nhiễu hàng ngày của cảnh sát. Ông đã viết: “...tôi là cha của 4 đứa trẻ. Ngoài ra mỗi năm tôi phải trả 50 đồng tiền thuế. Với sự hiện diện của những việc kể trên, liệu người ta có thể rút ra kết luận nào khác kết luận này: ở đất nước này, chỗ ở của những trí óc tự do là trong nhà tù. Và nếu những trí óc này ở ngoài tù, người ta cần làm chúng chết đói” [52]. Danh từ “làng Tây” xuất hiện, dùng để chỉ những người được tham gia vào giới thượng lưu bản xứ, đồng thời phản ánh lối sống theo trào lưu phương Tây trong xã hội đương thời. Trong số đó có nhiều trí thức lớp trên. Một thực tế là phần lớn những người có thể theo đuổi học hành đến bậc đại học ở một nước thuộc địa lạc hậu, khi mà số người được theo học hệ thống giáo dục Pháp-Việt chỉ chiếm 1/1000 dân số, đều xuất thân từ những gia đình có tiềm lực về tài chính nhất định. Bởi vậy, nhiều sinh viên của trường Đại học Đông Dương và nhiều người tốt nghiệp tại trường này vốn thuộc tầng lớp thượng lưu bản xứ và có quyền lợi gắn chặt với chế độ thực dân ngay từ đầu. Một số khác, do những mong muốn, những tham vọng về quyền lợi và địa vị trong xã hội thuộc địa, cũng sốt sắng gia nhập “làng Tây”. Một bộ phận không nhỏ của nhóm trí thức này chịu “uốn lưng, quỳ gối” trước thực dân 94 Pháp, và được dung dưỡng, trở thành những “trưởng giả” mới của xã hội thuộc địa. Cũng trên tờ Tranh đấu, theo Trần Văn Thạch, một sinh viên xuất sắc “từ Pháp về” - một yếu nhân của Tơrốtxki tại Việt Nam - thì những trí thức mới được đào tạo ở Pháp, dù vốn được nhân dân “từ bao đời nay luôn tôn vinh việc học” mến chuộng, đã làm thất vọng những người mến chuộng họ bởi sự ứng xử với chế độ thực dân: “Từ cuộc chinh phục, nhà trường Pháp đã đào tạo một lượng đáng kể trí thức bản xứ. Trừ một vài ngoại lệ, nếu người ta xét hoạt động của những người này trong đời sống chính trị Đông Dương trong hai mươi năm vừa qua, người ta nhận thấy dòng tiếp nối liên tục của những sự phản bội đối với nhân dân đã quá tin tưởng họ vì ít được giác ngộ (...) Người ta có thói quen phàn nàn sự bất lực, thậm chí sự vô ý thức của những trường giả Việt Nam đội khăn xếp và để râu, trong túi có nhiều tiền hơn là sự trung thực và những ý kiến đúng đắn. Vậy, người ta nghĩ gì vào năm 1936 về những trưởng giả mặc vét tông, đeo ca-vát, trông bề ngoài không già bằng cha chú họ, tất nhiên là có học hơn nhiều, nhưng chắc chắn cũng chịu uốn lưng quỵ lụy và ít xứng đáng được tôn trọng?” [46] Đời sống bấp bênh của phần lớn tầng lớp trí thức Việt Nam được bộc lộ rất rõ trong cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội 1929-1933. Bắt đầu từ năm 1930, cuộc khủng hoảng xã hội tăng tốc, kéo theo nó là cuộc khủng hoảng nhà trường. Trí thức trở thành thất nghiệp: từ năm 1937, hơn 300 sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm ở miền Nam [46]. Tờ Trung Bắc tân văn đã đưa nhiều tin bài về nạn trí thức thất nghiệp trong khủng hoảng kinh tế. 5 năm đầu thập niên 1930, những người có bằng cấp cao cũng không thể xin được việc. Thậm chí có nhiều người lâm vào thảm cảnh: “có bằng Cao đẳng mà phải đi kéo xe để kiếm ăn, những người có bằng cử nhân, bác sĩ hay kỹ sư cũng phải nằm co ở nhà, nhiều người đã phải tìm đến cái chết... những người liều thân hoại thể như thế phần nhiều là bọn lao động trí thức” [55]. 95 Tình trạng khủng hoảng thêm trầm trọng khi những người có bằng cấp này không thể tự lập cho mình một công ăn việc làm, tự mở các cơ sở kinh doanh hay các cơ sở kinh tế, mà chỉ trông đợi vào sự phân bổ của nhà nước. Khủng hoảng kinh tế đã chia cắt sâu sắc hơn về mặt xã hội tầng lớp trí thức mới này thành hai khối: tầng lớp bình dân (nhân viên văn phòng, văn nghệ sĩ, trí thức làm nghề tự do) và lớp trung lưu thành thị - những người thuộc “làng Tây” (chủ yếu là trí thức giữ các vị trí trong chính quyền Pháp hoặc có cơ sở kinh doanh tự do được sự bảo trợ của thực dân). Bộ phận trí thức bình dân ngày càng rơi vào tình trạng kinh tế nghèo nàn, “sống mòn” và “đời thừa” như Nam Cao – một nhà văn hiện thực phê phán đương thời đã mô tả rất nhiều trong các tác phẩm của ông. Mặt khác, tình trạng trí thức thất nghiệp trong khủng hoảng kinh tế, một lần nữa, cho thấy sự bất cập giữa đào tạo và thị trường lao động. Tình trạng này cộng thêm sự kì thị của chính quyền thực dân đối với trí thức bản xứ và việc chậm trễ trong giải quyết nạn thất nghiệp của giới cầm quyền đã làm thay đổi suy nghĩ của nhiều sinh viên, trí thức. Họ đã chọn con đường di trú, nhập cư tình nguyện vào chính quốc hoặc lén lút ra nước ngoài. Và điều này một lần nữa lại mang đến hệ lụy đó là ngày càng nhiều tư tưởng văn hóa, cách mạng tiến bộ được đưa về Việt Nam và nhiều nhóm chính trị, phong trào đấu tranh đòi độc lập của người Việt, đại diện là trí thức, bùng nổ ở chính quốc và nước ngoài. Số khác nhờ kế thừa “tài sản đặc trưng” từ các trí thức truyền thống – nho sĩ đã tự động chuyển sang nghiệp viết lách (giảng dạy, báo chí, xuất bản) để kiếm sống. Đây cũng là một trong các lý do khiến cuộc cách mạng văn chương và báo chí bùng nổ mạnh mẽ từ những năm 30 của thế kỷ XX, tạo nên hàng loạt các phong trào “Thơ mới”, Tiểu thuyết mới,v.v... gặt hái được những thành tựu chưa từng có trên chặng đường phát triển văn học Việt Nam trong 2 thiên niên kỷ. Và thêm nữa, rất nhiều trí thức, trong giai đoạn này, đã hăng hái tham gia vào phong trào cách mạng, ngay từ khi còn học tại giảng đường đại học. 96 Trong hoàn cảnh đó và do tác động của phong trào đấu tranh dân chủ đang mạnh mẽ, nhà cầm quyền Pháp đã phải tìm cách can thiệp để giải quyết tình trạng xã hội này. Năm 1935, chính phủ bãi bỏ việc kiểm duyệt các báo chữ quốc ngữ, đồng thời mở rộng cửa các công sở cho trí thức Việt Nam tốt nghiệp tại Pháp về làm việc. Năm 1935, Thống sứ Bắc Kỳ đã ký nhiều nghị định bổ dụng các chức giáo sư người Việt vào dạy tại các trường Cao đẳng Tiểu học ở Đông Dương, một mặt muốn giải quyết tình trạng thất nghiệp của các học sinh đã tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm Đông Dương trước năm 1935, mặt khác tăng cường nhân sự tại các trường học. Riêng trong ngạch học chính, có 22 người tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm và 12 giáo sư cử nhân được bổ làm giáo sự tập sư tại các trường Cao đẳng tiểu học Pháp – Việt. [53] 3.3. Vai trò của trí thức Đại học Đông Dƣơng với cuộc hiện đại hóa ở Việt Nam 3.3.1. Đại học Đông Dương là con đường và trung tâm trực tiếp truyền bá tư tưởng và văn hóa phương Tây vào Việt Nam Truyền bá tri thức phương Tây qua đào tạo đại học là con đường dung hợp văn hóa phương Tây vào văn hóa Việt Nam trực tiếp nhất. Người Pháp đã nhận thức điều này từ rất sớm. Từ năm 1890, họ đã có ý tưởng thành lập trường đại học ở Việt Nam, trước tiên họ nghĩ đến ở Sài Gòn, sau đó sẽ là ở Hà Nội vào đầu thế kỷ XX [52;114-116]. Tiếng Pháp chính là con đường để tất cả những ai là người Việt Nam muốn hội nhập vào nền văn hóa Pháp một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. Tiếng Pháp đã trở thành ngôn ngữ giảng dạy bắt buộc và duy nhất tại bậc đại học được Toàn quyền Đông Dương ấn định từ Nghị định 1514a ngày 16/5/1906. Và tại bậc đại học, tiếng Pháp có hàm lượng học thuật cao để truyền bá tri thức khoa học chuyên sâu một cách trực tiếp đến những người Việt đã thông thạo tiếng Pháp từ bậc phổ thông. Ảnh hưởng của văn hóa Pháp đến những người này càng trực tiếp, đậm đặc và có chiều sâu. 97 Đại học Đông Dương tạo điều kiện cho Việt Nam liên hệ với Pháp và các nước phương Tây một cách trực tiếp, chặt chẽ, chịu ảnh hưởng sâu sắc, trước hết là trên phương diện học thuật. Trong tác phẩm Đông Kinh nghĩa thục, Nguyễn Hiến Lê đã ghi lại bằng những dòng “tương đối ngộ nghĩnh” về sự “ngạc nhiên đến lúng túng” của các nhà Nho tham dự buổi giảng bài tại Đại học Đông Dương năm 1907 khi các giáo sư nhắc đến việc tìm hiểu qua “thư viện” [25;76]. Với sự ra đời của các trường cao đẳng, đại học, sinh viên Việt Nam được biết đến khái niệm “thư viện”; phương pháp học tập, những học thuyết, lý thuyết mới được giới thiệu trên bục giảng hay được đề cập đến ở bất cứ nơi nào đều có thể tìm hiểu, lý giải, học tập qua tài liệu thư viện. Những sách báo, tài liệu từ phương Tây hiện đại được chuyển về các thư viện ở các trường đại học, ở Viện Viễn Đông Bác Cổ, cho phép sinh viên Việt Nam thông thạo tiếng Pháp có thể đọc và tiếp thu trực tiếp các tri thức khoa học – vốn quý của phương Tây. Chưa kể, phòng thí nghiệm được thiết lập và sử dụng cho các sinh viên khoa học thực hành, các phương pháp nghiên cứu thực tế được cung cấp, cho phép họ tiếp nhận trực tiếp các phương pháp mới mẻ của khoa học thực nghiệm, mà nền học vấn Nho giáo chưa bao giờ có. Nền triết học Tây phương, mà trong đó có chủ nghĩa duy vật biện chứng, học thuyết Macxít được truyền bá vào Việt Nam và được hấp thụ bởi những trí thức ưu tú đầu tiên ( tiêu biểu là Nguyễn An Ninh, Trần Đức Thảo...). Nền khoa học Tây phương được giảng dạy tại bậc đại học với các bộ môn mới như Toán học, Lý học, Hóa học, Sinh học, Khảo cổ học, Dân tộc học, Luật học, Kinh tế học... Những lý thuyết mới, phương pháp nghiên cứu mới được cập nhật trong cả lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Nền Y học phương Tây được giảng dạy và áp dụng rộng rãi trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân. Nghệ thuật phương Tây song hành cùng nghệ thuật ứng dụng được đào tạo tại Cao đẳng Mỹ thuật. Các kỹ nghệ phương Tây được giảng dạy trong trường Công chính, Nông lâm, Y Dược, các trường Kỹ nghệ 98 thực hành... Lý thuyết kinh tế, các kỹ năng kinh doanh được giảng dạy trong trường Thương mại. Nền học vấn phương Tây được giảng dạy và ứng dụng. Kỹ nghệ văn minh phương Tây được đưa vào các lĩnh vực đời sống Việt Nam. Chương trình đào tạo được thiết kế theo chương trình đại học của chính quốc. Nhất là từ năm 1932, Toàn quyền Đông Dương cho phép áp dụng trực tiếp mô hình giáo dục đại học ở Pháp cho các trường Y và Luật. Các trường này có mối liên hệ trực tiếp với trường đại học ở chính quốc, không chỉ ở chương trình và mô hình đào tạo mà hàng năm đều có giáo sư tại trường đại học Pháp sang chấm thi và xét tốt nghiệp cho sinh viên. Bằng cử nhân của các trường này được nhà cầm quyền công nhận có giá trị tương đương với bằng cử nhân bên Pháp. Trường Luật được đào tạo bậc trên đại học. Cả hai trường Y, Luật, sau khi tốt nghiệp, đã trải qua kì sát hạch, cử nhân đều có thể đăng kí học tiếp ở trường đại học chính quốc ở bậc học cao hơn. Trường Mỹ thuật Đông Dương được thành lập năm 1925 đã thực sự trở thành vườn ươm các nghệ sĩ của Việt Nam dưới sự hướng dẫn của các giáo sư là những họa sĩ nổi tiếng, tài năng, được giải thưởng Khôi nguyên La Mã và nhiều giải thưởng mỹ thuật quốc tế khác như Điêu khắc gia Evarist Jonchère (1892-1956) nhận giải thưởng Roma 1925, giải thưởng Đông Dương 1932; Kiến trúc sư Emest Hébrad nhận giải thưởng Roma 1904,v.v... Đội ngũ giảng viên được Hiệu trưởng Tardieu tuyển chọn kỹ lưỡng từ chính quốc. Trường Mỹ thuật Đông Dương cũng thường xuyên cử các họa sĩ, các sinh viên xuất sắc tham dự các triển lãm hội họa nổi tiếng ở châu Âu như: Triển lãm thuộc địa tại Paris năm 1931 với sự tham gia đông đảo các họa sĩ Đặng Trần Cốc, Đỗ Đức Thuận, Hồ Văn Lái, Lê Phổ, Lê Thị Lựu, Lê Văn Đệ, Mai Trung Thứ, Nam Sơn, Nguyễn Hữu Đẩu, Nguyễn Phan Chánh, Phạm Hữu Khánh, Thăng Trần Phềnh, Tô Ngọc Vân - thế hệ họa sĩ và điêu khắc gia này đã đi vào lịch sử nghệ thuật Việt Nam. Triển lãm tại Salon các nghệ sĩ Pháp tại Paris năm 1933 gồm có các họa sĩ Nam Sơn, Lê Văn Đệ, Lê Phổ. Hoạt động 99 đào tạo của trường đã cho phép các sinh viên và các họa sĩ Việt Nam tương tác trực tiếp với hội họa phương Tây. Nền giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam đã mang đến không chỉ mô hình mà còn cả một hệ thống lý luận giáo dục mới của Tây phương. Đó là những lý luận chính trị chống chế độ phong kiến của giai cấp tư sản ít nhiều được ẩn hiện trong chương trình học dù bị thực dân hạn chế vì mưu đồ chính trị. Đó là những lý luận về xây dựng và giáo dục con người mới, về nhân sinh quan và lý tưởng con người và những triết lý sâu sắc về văn hóa nhân loại. Chẳng hạn, trong giáo dục con người mới, giáo dục thời kỳ này ủng hộ quan điểm của nhà triết học kinh viện Érasme (1469-1536) đó là đề cao giá trị nhân bản [27;6970]: đạo đức cao quý nhất trong một xã hội văn minh là tuân theo chiều hướng, thỏa mãn các yêu cầu chân chính, lành mạnh, bẩm sinh trong con người... ta sinh ra trên đời trần thế và không yêu chuộng gì hơn một cuộc đời thanh nhàn, đầy lạc thú vật chất cũng như tinh thần. Con người cần được rèn luyện cả trí dục lẫn đức dục, và sử dụng Văn học làm nòng cốt. Phải chăng, cũng vì lẽ đó mà môn Văn học Pháp rất được chú trọng, qua đó cũng nhằm phát huy ảnh hưởng của văn hóa Pháp. Qua văn học Pháp, sinh viên có thể hiểu cách cấu tạo và phát triển của tư tưởng mới. Chính sự chú trọng này là điều kiện vô cùng thuận lợi cho cuộc cách mạng rộng lớn trên lĩnh vực văn học ở Việt Nam. Ngoài ý đồ thực dân, chương trình Văn học được dạy kỹ càng tại các trường đại học kể cả các trường kỹ thuật đã tạo cho các sinh viên, sau này là các trí thức có tâm hồn văn chương ảnh hưởng mạnh mẽ của văn học Pháp, lối sống Pháp, nhiều người trong số họ đã trở thành những trí thức đi đầu trong phong trào hiện đại hóa nền văn học nước nhà. Thành quả của cuộc hiện đại hóa nở rộ trong những năm 30 của thế kỷ XX với sự ra đời của Thơ mới, Tiểu thuyết hiện đại và hàng loạt các thể loại mới trong văn học Việt Nam nói riêng và báo chí Việt Nam nói chung. Đầu thế kỷ XX đến năm 1945, giai đoạn văn học nằm trọn vẹn trong thời Pháp thuộc lại được đánh giá và thực sự đã đạt được những thành tựu rực rỡ nhất, mang tính 100 đột phá trong lịch sử văn học Việt Nam với hàng loạt các tên tuổi và tác phẩm có giá trị, thậm chí được ghi vào lịch sử văn học thế giới. Một nhà văn trong số đó phải được kể đến chính là nhà văn Vũ Trọng Phụng, dù ông không được đào tạo từ trường đại học Pháp nhưng những ảnh hưởng văn học Pháp, đặc biệt là trường phái văn học hiện thực, rất sâu sắc đã làm nên những thành công vang dội của ông được thế giới ghi nhận. Ông được coi là tác giả văn học Việt Nam duy nhất mà sau này tác phẩm được giảng dạy ở phương Tây. Mặt khác, triết lý giáo dục Tây phương đề cao chương trình giáo dục toàn diện: trí dục, đức dục, thể dục, mỹ dục và xã giao, vệ sinh. Thậm chí, người Pháp còn có ý định thành lập một trường cao đẳng thể dục ở Việt Nam. Đồng thời chỉ ra rằng, người học phải học mọi nơi, mọi lúc nhưng phải học mà vui, vui mà học, bên cạnh học ở sách vở thì phải học ở thực tế, học ở người, mỗi người thầy sẽ dạy một chuyên môn nhất định. Do đó, sự ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa phương Tây đối với các trí thức, sinh viên Đại học Đông Dương trước hết là về cách thức tư duy. Đó là cách tư duy phương Tây, duy lý và được hỗ trợ bởi triết học, hệ giá trị thẩm mỹ, thành tựu của khoa học thực nghiệm cùng văn minh vật chất Tây phương. Giáo dục đại học cho phép đào tạo trí thức trở thành những nhà chuyên môn giỏi, có cách tư duy độc lập theo từng chuyên ngành đào tạo, có cách thức làm việc trí óc đặc thù ngành nghề; đồng thời có phương pháp nghiên cứu, phương pháp luận khoa học mới. Trường Sư phạm, Cao học Đông Dương, Cao đẳng Khoa học Đông Dương cùng Viện Viễn Đông Bác Cổ và các viện nghiên cứu khoa học tự nhiên khác đã mang đến tri thức chuyên sâu và phương pháp nghiên cứu khoa học phương Tây cùng các trường phái triết học như là những phương pháp luận cho các ngành khoa học xã hội và khoa học tự nhiên ở Việt Nam, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của đội ngũ các nhà khoa học. Phương pháp luận, cách thức tư duy mới chính là giá trị quan trọng hàng đầu mà Đại học Đông Dương đã đem lại cho các trí thức được đào tạo từ đó. 101 Và đây cũng chính là đóng góp cơ bản của Đại học Đông Dương cho cuộc hiện đại hóa Việt Nam thời thuộc địa: đào tạo ra những “người Việt Nam hiện đại ưu tú”. 3.3.2. Đại học Đông Dương – cái nôi đào tạo đội ngũ trí thức Tây học có trình độ cao – lực lượng tiên phong trong công cuộc hiện đại hóa nước nhà Hệ thống giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam thể hiện tham vọng của thực dân Pháp muốn xác lập ảnh hưởng tuyệt đối về chính trị, văn hóa, tư tưởng thông qua việc đào tạo lớp trí thức trình độ cao này. Chủ nghĩa thực dân về văn hóa được áp đặt vào dân tộc Việt Nam thì bắt buộc nó phải nằm trong quỹ đạo của dân tộc ta. Nếu như giới nho sĩ trước kia thể hiện thái độ cự tuyệt văn minh phương Tây, như một nhà nghiên cứu phương Tây đã nhận xét: Chủ nghĩa thực dân như một chậu nước bẩn mà họ hắt đi, nhưng họ quên mất rằng trong chậu nước bẩn đó có “chú bé Hài đồng” là văn minh kỹ thuật phương Tây. Vì thế đã hắt đi một cơ hội quan trọng [14;38], thì cơ hội quan trọng đó đã được giới trí thức Tân học tận dụng triệt để, để hiện đại hóa mình, rồi biến mình làm nhân tố thúc đẩy mạnh mẽ cuộc hiện đại hóa của cả dân tộc. Cơ hội tiếp xúc trực tiếp với văn hóa nghệ thuật Pháp đã thổi bùng lên trong họ khát vọng hiện đại hóa mạnh mẽ. Đầu thập kỷ 40 của thế kỷ XX, một cây bút tên tuổi của nhóm Thanh Nghị, Đinh Gia Trinh, đồng thời là cựu sinh viên trường Đại học Luật Đông Dương, đã phản ánh tâm trạng của giới trí thức đương thời trước sự du nhập của văn minh phương Tây: “ngày xưa, cái ngày xưa xa xôi, tôi sống trong lũy tre xanh, tôi thở trong bầu không khí phương Đông... Tôi leo dần lên bậc thang học vấn. Tri thức của tôi sống với các nhà tư tưởng, giác quan của tôi được cảm xúc bởi những kỹ xảo của mỹ thuật Tây phương... Đứng ở chỗ giao thông của hai thế giới, tôi tựa như đang chơ vơ, đang tìm kiếm chân lý, như kẻ si tình tìm người yêu để thờ phụng. Đông phương hay Tây phương? Lòng tôi xôn xao bứt rứt trong một cảm giác băn khoăn, vô định hoài” [10;70-79]. Cộng với lòng yêu nước, ý chí muốn 102 phục hưng dân tộc, tư tưởng hiện đại hóa, hòa nhập vào phương Tây đã trở thành tư tưởng, phương pháp suy nghĩ trung tâm của giới trí thức Tây học. Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, chỉ mấy chục năm, với khát khao cháy bỏng và sức làm việc không mỏi mệt của đội ngũ văn nghệ sĩ này, nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam đã tiến những bước dài chưa từng có, có chiều sâu cả trăm năm, với sự ra đời của vô số tác phẩm văn hóa nghệ thuật có giá trị, hàng trăm các văn nghệ sĩ xuất sắc. Dường như là sự chuyển mình, sự thay da đổi thịt trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng nhanh chóng và sâu đậm hơn trong các lĩnh vực khác của xã hội. Nền báo chí hiện đại ra đời, là mảnh đất hoạt động sôi nổi của các trí thức. Năm 1929, Việt Nam có 154 tờ báo, tạp chí và đỉnh cao nhất là năm 1938 có 400 tờ báo bao gồm phong phú các thể loại với chữ quốc ngữ, chữ Pháp, Anh, Trung Quốc... [15;113] Báo chí tiếng Việt mở đầu là tờ Gia Định báo, phát triển mạnh mẽ với hàng loạt Đông Dương tạp chí, Nam Phong, Trung Bắc tân văn, Trung Bắc chủ nhật, Phụ nữ tân văn, Đông Pháp, Ngày nay, Hữu Thanh tạp chí, Thanh Nghị, Tri Tân,v.v.... Ngành xuất bản, in ấn hiện đại hình thành với nhiều nhà xuất bản và nhà in như: nhà in Trung Bắc, nhà in Lê Văn Phúc, nhà xuất bản Nam Đồng Thư xã, nhà xuất bản Tân Dân... Sự hòa quyện một cách nhuần nhuyễn và sôi nổi giữa văn học và nghệ thuật với sự hỗ trợ tích cực từ sự bùng nổ của báo chí đã tạo nên trào lưu hiện đại hóa vô cùng mạnh mẽ trong nền văn hóa Việt Nam mà trung tâm chính là đội ngũ trí thức được đào tạo từ trường đại học Pháp. Rất nhiều trí thức được đào tạo từ các trường cao đẳng, đại học thuộc Đại học Đông Dương đã trở thành những tài năng văn hóa nghệ thuật xuất sắc như Nguyễn Phan Chánh, Hoàng Ngọc Phách, Dương Quảng Hàm, Phạm Duy, Văn Cao... Những trí thức này đã tham gia tích cực, là lực lượng đi đầu trong cuộc hiện đại hóa nền văn hóa nghệ thuật nước nhà. 103 Tên tuổi của Nguyễn Phan Chánh luôn được những người say mê hội họa Việt Nam nhắc đến với niềm cảm phục và sự trân trọng đặc biệt. Ông là người mở đường, người đầu tiên mang vinh quang về cho tranh lụa Việt Nam [67;52]. Được sự hướng dẫn của Giáo sư Victor Tardieu - người họa sĩ lớn đã đưa tranh lụa vào giảng dạy tại trường Mỹ thuật Đông Dương, Nguyễn Phan Chánh đã thực sự tỏa sáng một cách điêu luyện trong thể loại tranh vẽ này ngay khi còn là một sinh viên Mỹ thuật. Các tác phẩm hội họa nổi tiếng của ông trước năm 1945 chủ yếu tập trung vào cuộc sống bình dị của người nông dân Việt Nam. Mảng đề tài rất giản dị, đời thường nhưng đã đem lại cho ông những thành công không chỉ được công nhận ở Việt Nam mà còn ở Pháp và châu Âu. Điển hình là bức họa “Chơi ô ăn quan”, “Đi cày”, “Lên đồng”, “Chị em đùa cá”... Ông được coi là người chiết trung phương pháp tạo hình phương Tây và họa pháp tranh lụa phương Đông. Nguyễn Phan Chánh là họa sĩ Việt Nam duy nhất ưa dùng chữ Nho trong tác phẩm của mình. Sự kết hợp giữa thơ và họa trong tranh Nguyễn Phan Chánh gợi ta nhớ đến những mẫu mực của nghệ thuật cổ điển phương Đông và phương pháp tạo hình phương Tây. Trong cuộc Đấu xảo thuộc địa năm 1931 tại Paris những tác phẩm đầu tiên của Nguyễn Phan Chánh đã gây được tiếng vang lớn. Ông được xem như một trong những họa sĩ tiêu biểu cho nền hội họa Đông Dương. Ông sinh năm 1892, tại Thạch Hà, Hà Tĩnh. Năm 1922, ông Tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Đông Ba, Huế. Năm 1925, ông trở thành sinh viên khóa đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Cùng khóa với ông còn có nhiều người sau trở thành các họa sĩ, nhà văn, nhà báo nổi tiếng như Lê Văn Đệ, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, Nguyễn Tường Tam (sau này là nhà văn Nhất Linh). Trong lĩnh vực kiến trúc phải kể đến gương mặt tiêu biểu của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng và Ngô Viết Thụ. Từng học Kiến trúc tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Nguyễn Bá Lăng đã trở thành một kiến trúc sư nổi tiếng về kiến trúc cổ Việt Nam. Ông là người góp công lớn vào trùng tu Tứ trấn Hà Nội, dựng lại Cầu Thê Húc và chùa Một Cột... Ngoài ra, ông được 104 nhiều người biết đến và tham khảo trong công trình Kiến trúc Phật giáo Việt Nam được Viện Đại học Vạn Hạnh xuất bản lần đầu tiên tại Sài Gòn vào năm 1972. Ngô Viết Thụ sinh ra và lớn lên tại Huế, theo học ngành Kiến trúc, trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, khóa (1944-1949). Ông là kiến trúc sư Việt Nam đầu tiên đạt Giải thưởng lớn Roma về kiến trúc. Ông đã tạo dựng sự nghiệp kiến trúc với nhiều công trình nổi tiếng như Dinh Độc lập, quy hoạch đô thị khu Sài Gòn – Chợ Lớn, Viện Đại học Huế (nay là trường Đại học Sư phạm Huế), Nhà thờ Phủ Cam... Đại diện cho thế hệ kiến trúc sư của nền kiến trúc hiện đại mang phong cách phương Tây, nhưng ông cũng là một bậc thầy trong phong thủy kiến trúc.Tài năng và tên tuổi của ông được nhiều nước trên thế giới biết đến. Hoàng Ngọc Phách được mệnh danh là người mở đầu tiểu thuyết hiện đại Việt Nam ngay từ khi còn là cậu sinh viên Ban Văn chương của trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Tiểu thuyết Tố tâm – tiểu thuyết lãng mạn đầu tiên của nền văn học Việt Nam hiện đại – ông sáng tác khi đang học năm cuối Cao đẳng Sư phạm, được đánh giá là một trong những tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam, tác phẩm đã được giáo sư Michele Sullivan và Emmanuel Lê Ốc Mạch dịch sang tiếng Pháp. Nhà xuất bản Gallimard - nổi tiếng với bộ sách Tìm hiểu phương Đông, chuyên dịch và giới thiệu các tác phẩm văn học nổi tiếng ở các nước Ảrập, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam - đã ấn hành cuốn sách này với tên gọi Một trái tim trong sáng. Dương Quảng Hàm (1898-1946), hiệu là Hải Lượng, là nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo dục Việt Nam. Tác phẩm Việt Nam văn học sử yếu (1941) do ông dày công biên soạn, được xem là cuốn văn học sử phổ thông bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam. Năm 1920, ông tốt nghiệp thủ khoa trường cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Ông viết rất nhiều bài báo tiếng Việt, tiếng Pháp đăng trên các báo Nam Phong, Hữu Thanh, Tri Tân và báo của người Pháp. Ông là người thầy xuất sắc đã đào tạo hàng nghìn học trò trong một phần tư thế kỷ; một nhà nghiên cứu văn học đã đặt nền móng cho môn lịch sử 105 văn học, văn học so sánh ở Việt Nam, người khởi xướng chương trình quốc học cho nền giáo dục hiện đại; một nho sĩ yêu nước, một nhà mô phạm từ cách ăn mặc, nói năng đến mối quan hệ thầy trò, nhất nhất đều theo quan niệm chữ Lễ của Khổng học. Phạm Duy, tên thật Phạm Duy Cẩn, sinh năm 1921, là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc của Việt Nam. Ông được coi là một trong những nhạc sĩ lớn của nền Tân nhạc với số lượng sáng tác đồ sộ và đa dạng về thể loại, trong đó có những bài đã trở nên rất quen thuộc với người Việt. Ngoài sáng tác, Phạm Duy còn có nhiều công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị. Ông từng là sinh viên dự thính của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Văn Cao (1923 – 1995) là một nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng. Ông là sinh viên dự thính của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ông là tác giả của Tiến quân ca, quốc ca của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong những gương mặt quan trọng nhất của tân nhạc. Văn Cao còn là một họa sĩ, nhà thơ với nhiều tác phẩm giá trị. Thuộc thế hệ nhạc sĩ tiên phong, Văn Cao sáng tác các ca khúc lãng mạn Bến xuân, Suối mơ, Thiên Thai, Trương Chi... ghi dấu ấn trong lịch sử tân nhạc Việt Nam. Sau khi gia nhập Việt Minh, Văn Cao viết Tiến quân ca, Trường ca Sông Lô, Tiến về Hà Nội... trở thành nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc kháng chiến. Vi Huyền Đắc (1899-1976), từng học trường Mỹ thuật Đông Dương là nhà thầu khoán, đồng thời là nhà sáng tác kịch, góp phần xây dựng nền kịch nói Việt Nam hiện đại. Cuộc cách tân này biểu hiện nổi bật nhất ở lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nhưng trên các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cũng không kém phần sôi nổi. Kết quả là nền kinh tế xã hội Việt Nam đã chuyển mình từ nền kinh tế xã hội của một đất nước phong kiến nông nghiệp sang nền kinh tế xã hội của một nước thuộc địa với sự đa dạng, phong phú về cơ 106 cấu ngành kinh tế, công nghiệp và thương nghiệp có bước phát triển vượt bậc, tận dụng tối đa những công nghệ phương Tây được đưa vào Việt Nam. Đội ngũ trí thức được đào tạo từ trường đại học Pháp ở Việt Nam đã trở thành cầu nối giữa văn hóa phương Tây và văn hóa Việt Nam. Sự ra đời và hoạt động của đội ngũ trí thức này có sức ảnh hưởng lớn đến cuộc hiện đại hóa ở Việt Nam đầu thế kỷ XX. Được đào tạo bài bản tại trường đại học, những trí thức này đã khéo léo kết hợp giữa vốn tri thức Á Đông với tri thức Tây phương hình thành tri thức mới, con người mới, như những mũi xung kích trong cuộc hiện đại hóa nền văn hóa xã hội nước nhà. Nhiều người trong số họ trở thành những nhà chuyên môn tài giỏi, có nhiều đóng góp lớn cho nền khoa học kỹ thuật của đất nước. Nhiều người lại biết vận dụng những tri thức khoa học, những tư tưởng tiến bộ trong trường đại học làm lý luận và phương pháp đấu tranh cách mạng, đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, trở thành những nhà chính trị, những lãnh tụ của phong trào cách mạng. Dù trong lĩnh vực chuyên môn hay trên mặt trận giải phóng dân tộc, đội ngũ trí thức được đào tạo từ trường đại học Pháp đều hoàn thành tốt sứ mệnh trên hai mũi tiến công văn hóa xã hội và chính trị trong sự nghiệp hiện đại hóa đất nước và giải phóng dân tộc. Sau khi đất nước độc lập, một số trí thức tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong chính phủ cách mạng của nước Việt Nam mới, hoặc tiếp tục trở thành những nhà báo, nhà thơ, nhà văn, họa sỹ, nhạc sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng, những kỹ sư, nhà chuyên môn giỏi trên mặt trận kinh tế. Dù “số phận lịch sử” của đội ngữ trí thức ưu tú này sau năm năm 1945 có rất nhiều biến động nhưng những đóng góp của họ cho công cuộc hiện đại hóa đất nước thời thuộc địa luôn được ghi nhận. Sự tiếp nhận trực tiếp văn minh phương Tây bên cạnh mặt tích cực vốn có được hàm chứa trong các giá trị văn hóa, còn bị chi phối bởi ý đồ thực dân của chính quyền thuộc địa. Đó là ý muốn nhanh chóng đào tạo một tầng lớp trí thức có trình độ cao chịu ảnh hưởng mạnh của Pháp, làm công cụ thống trị 107 về chính trị cũng như về văn hóa tư tưởng, và phục vụ hiệu quả công cuộc khai thác thuộc địa ngày càng mạnh mẽ của thực dân Pháp. Thực dân Pháp không những tìm mọi cách xóa bỏ ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa bằng việc tạo ra một tầng lớp trí thức mới đại diện văn hóa Pháp ở Việt Nam cạnh tranh và loại bỏ các Nho gia mà còn cố gắng đem vào tư tưởng kì thị văn hóa truyền thống trong nền giáo dục Pháp tại thuộc địa. Hậu quả của tư tưởng kì thị văn hóa truyền thống dân tộc được nhồi nhét vào đầu bộ phận sinh viên là việc xuất hiện những “trí thức Việt nói tiếng Pháp”, lai căng, rẻ rúng mọi giá trị mà ông cha của họ công nhận và thực hành. Một số trí thức được đào tạo từ trường đại học Pháp đã trở thành tay sai của chính quyền thực dân, gây thiệt hại không nhỏ cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Mưu đồ thực dân trong chính sách văn hóa giáo dục của thực dân Pháp được bộc lộ rõ qua việc tìm mọi cách khống chế, ép buộc những trí thức mà họ dày công đào tạo phải làm tay sai. Hay nói cách khác, nếu không lựa chọn cách thức uốn lưng quỳ gối mà Trần Văn Thạch nêu ra ở trên, thì phải chịu cảnh như bị kìm kẹp, tù tội như Nguyễn An Ninh và nhiều trí thức yêu nước khác. Cuộc tiếp xúc văn hóa Đông Tây đã thúc đẩy mạnh mẽ những biến chuyển văn hóa xã hội, mở đường cho sự tiếp thu một cách ồ ạt các hệ giá trị mới của phương Tây theo cách đến mức mà dường như “việc chọn lựa một cách cẩn thận là điều không thể, hơn nữa cũng không nhất thiết phải như vậy” [65;13], [14], hiện đại hóa gần như đồng nghĩa hoàn toàn với phương Tây hóa không chỉ ở diện mạo mà còn ở hệ thống giá trị xã hội. Trong đó, nhiều giá trị truyền thống bị mai một đi, nhiều lối sống lệch lạc được du nhập và đòi hỏi phải được khắc phục trong giai đoạn hậu thực dân sau đó. 3.4. Trí thức, sinh viên Đại học Đông Dƣơng với phong trào đấu tranh giành độc lập Sự phân hóa về khuynh hướng chính trị tư tưởng và sự góp mặt vào các phong trào yêu nước là một diện mạo quan trọng của đội ngũ trí thức được 108 hình thành từ nền giáo dục đại học Pháp, bên cạnh diện mạo về kinh tế, văn hóa xã hội của họ. Phong trào đấu tranh của sinh viên Đại học Đông Dương lên cao từ năm 1925-1926, bắt đầu từ sự kiện đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu và lễ truy điệu nhà cách mạng Phan Châu Trinh. Một loạt các số của báo Đông Pháp đã đăng tin về sự kiện này. Sự việc được mô tả như sau: “Nhân vì việc học sinh đính băng tang vào mũ và vào cánh tay để tang cụ Phan Chu Trinh, quan Đốc trường Bảo hộ có mắng mấy học sinh ban Tú tài bản xứ và đuổi hai người, nên cả ban rủ nhau bãi học, ở lớp khác cũng có một phần đồng ý theo... Những người khởi xướng ra việc này cũng khá nhiều. Trong số sinh viên lưu trú có 325 người, mà 93 người không vào học. Còn sinh viên tại ngoại tới số 450, mà có 25 người thì không đến học ngay từ chiều hôm thứ bảy... Nghe đâu như quan trên đã ra lệnh đuổi hẳn những người nào không đến trường” [13]. Những năm 1923, Bùi Quang Chiêu là một nhà tư sản, đồng thời là một kỹ sư Canh nông tốt nghiệp từ trường Đại học Đông Dương đã đứng ra thành lập Đảng Lập hiến. Đảng này đại diện cho khuynh hướng chính trị mới: khuynh hướng dân chủ tư sản kiểu mới ở Việt Nam. Đảng Lập hiến đẩy mạnh hoạt động ở Nam Kỳ đòi hỏi nhà cầm quyền một chế độ báo chí tự do hơn, một địa vị xứng đáng cho người Việt Nam trong các chức vụ chính quyền, một sự đối đãi bình đẳng đối với các công chức người Việt, một sự nới rộng các điều kiện hành nghề cho người Việt muốn mở văn phòng luật sư, quyền tự do đi lại ở trong và ngoài xứ Đông Dương... Đây thực sự là phong trào đấu tranh của trí thức tiểu tư sản lớp trên, trong đó nòng cốt là những người tốt nghiệp đại học Pháp ở Việt Nam vì nó đấu tranh cho quyền lợi thiết thân của họ. Nhiều trí thức Đại học Đông Dương cũng tích cực tham gia vào nhóm Nam Phong do Phạm Quỳnh đứng đầu và nhóm Trung Bắc tân văn do Nguyễn Văn Vĩnh đứng đầu. Hai nhóm này chủ yếu hoạt động mạnh trên lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là báo chí và xuất bản, tuyên truyền văn minh phương 109 Tây, đòi quyền lợi trong khuôn khổ của chế độ thuộc địa và hướng đến xây dựng một nhà nước Cộng hòa tư sản. Năm 1927, một số sinh viên xuất sắc của trường Cao đẳng Sư phạm trên cơ sở nhà xuất bản Nam Đồng thư xã đã thành lập một đảng tư sản là Việt Nam Quốc dân Đảng. Đây là phong trào chính trị theo lập trường cách mạng tư sản của giới trí thức mạnh mẽ và quyết liệt. Các lãnh tụ của Đảng gồm: Nguyễn Thái Học vốn là sinh viên của trường Cao đẳng Sư phạm. Nguyễn Khắc Nhu cũng tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm, từng làm nghề dạy học. Còn Phó Đức Chính là kỹ sư Công chính tốt nghiệp trường Công chính của Đại học Đông Dương. Nhà xuất bản Nam Đồng thư xã làm cơ quan ngôn luận. Hồ Văn Mịch – một nòng cốt của Nam Đồng thư xã cũng là cử nhân tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương. Thành phần tham gia Đảng có một số lượng lớn là trí thức, trong đó công chức và sinh viên chiếm một lượng khá lớn. Trước sự khủng bố ráo riết của chính quyền thực dân, Việt Nam Quốc dân Đảng đã tiến hành cuộc khởi nghĩa Yên Bái. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp trong biển máu. Các nhà lãnh đạo Đảng đều bị xử tử, nhiều người bị bắt bớ tù đày. Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái và của Việt Nam Quốc dân đảng đã đánh dấu sự lụi tàn của khuynh hướng chính trị cách mạng tư sản ở Việt Nam. Trí thức của Đại học Đông Dương cũng tích cực tham gia vào phong trào cách mạng theo khuynh hướng vô sản. Tân Việt Cách mạng Đảng mà tiền thân là Hội Phục Việt thành lập năm 1925, là một tổ chức cách mạng của trí thức chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và khuynh hướng vô sản. Hội Phục Việt là tổ chức thành lập bởi một số tù chính trị ở Trung Kỳ và một số giáo viên như Trần Mộng Bạch, Hà Huy Tập, Trần Phú cùng các sinh viên xuất sắc của trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương là Tôn Quang Phiệt, Đặng Thai Mai và Phạm Thiều. Tân Việt cách mạng đảng thu hút đông đảo trí thức tiểu tư sản tham gia. Năm 1929, Đảng chuyển hóa thành một tổ chức cộng sản là Đông 110 Dương Cộng sản liên đoàn. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập năm 1930, hầu hết các thành viên của Tân Việt đều tự nguyện gia nhập Đảng Cộng sản. Từ năm 1931-1945, phong trào đấu tranh của giới trí thức phát triển thành cao trào rộng khắp cả nước và trở thành một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh chống chính quyền thuộc địa. Thời kỳ này, có sự nổi lên hoạt động của một nhóm trí thức lớp trên, gồm chủ yếu những người tốt nghiệp Đại học Đông Dương và những người du học từ Pháp về, theo lập trường cách mạng vô sản của Đệ Tứ Quốc tế, còn gọi là nhóm Tờrốtxki. Các yếu nhân tiêu biểu là Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm (kỹ sư Công chính), Trần Văn Thạch.... Họ có những đóng góp về lý luận cách mạng vô sản và tố cáo chính sách thực dân của cầm quyền Pháp, đấu tranh chống áp bức của thực dân Pháp trên lĩnh vực tư tưởng, được thể hiện nhiều trên báo chí, mà chủ yếu trên tờ Tranh Đấu (La Lutte) kết hợp đấu tranh trên nghị trường... Nhóm vô sản cánh hữu này có tư tưởng chống lại Quốc tế thứ ba và Đảng Cộng sản Đông Dương – những người vô sản cánh tả triệt để. Từ đây diễn ra cuộc đấu tranh trong nội bộ những người vô sản ở Việt Nam trên lập trường tư tưởng cách mạng vô sản. Đại bộ phận trí thức yêu nước có tinh thần dân tộc đều hướng theo tiếng gọi cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhiều hội sinh viên được thành lập, tham gia vào phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đòi thả các tù nhân cuộc khởi nghĩa Yên Bái, chống thực dân Pháp đàn áp Cao trào Xô viết Nghệ Thĩnh, tham gia cuộc Vận động dân tộc dân chủ (1936-1939) và đấu tranh trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (1939-1945). Nhiều ban nghiên cứu Mácxít được các trí thức thành lập nhằm hoàn thiện lý luận giải phóng dân tộc theo cách mạng vô sản để chuẩn bị cho cuộc giành chính quyền của dân tộc đang đến gần. Các trí thức như Đặng Thai Mai, Võ Nguyễn Giáp, Nguyễn Văn Tố trên cơ sở Hội Truyền bá chữ quốc ngữ đã đưa tư tưởng cách mạng vô sản cùng chủ trương chính sách của Đảng Cộng sản truyền bá sâu rộng trong nhân dân, nhất là trong bộ phận 111 những người có học, kéo theo sự thành lập của hàng loạt các Hội của trí thức khác đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Thông qua Đề cương văn hóa Việt Nam được các trí thức theo lập trường của Đảng Cộng sản soạn thảo đã thúc đẩy mạnh mẽ cuộc đấu tranh của dân tộc ta với thực dân Pháp trên lĩnh vực văn hóa, định hướng đời sống văn hóa tư tưởng của đội ngũ trí thức Việt Nam. Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (1939-1945) còn nổi lên hai nhóm trí thức là nhóm Thanh Nghị và nhóm Tri Tân. Họ có hai tờ báo đại diện là Thanh Nghị báo và tạp chí Tri Tân đều thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh vì sự phát triển của dân tộc Việt Nam và cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc. Các trí thức yêu nước được đào tạo từ trường Đại học Đông Dương cũng tham gia tích cực vào hai nhóm này. Đặc biệt, nhóm Thanh Nghị là nhóm trí thức có nhiều đóng góp tích cực cho phong trào đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa tư tưởng và tham gia vào cuộc vận động khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Các lãnh đạo của nhóm này như luật sư Phan Anh, luật sư Vũ Đình Hòe, luật sư Vũ Văn Hiền... đều là những nhà hoạt động cách mạng nhiệt huyết chịu ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, góp công vào cuộc chuyển giao chính quyền êm thấm và tài tình cho Việt Minh trong Cách mạng tháng Tám. Sau này họ đều trở thành những nhân vật quan trọng trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thời kỳ đầu xây dựng chính quyền sau Cách mạng tháng Tám thành công. Trong số trí thức theo lập trường vô sản thời kỳ này, nhiều người trong nằm trong hàng ngũ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Nổi bật lên gương mặt của những trí thức được đào tạo từ Đại học Đông Dương như Nguyễn An Ninh - nhà lý luận cách mạng vô sản, một trong những người đầu tiên phổ biến lý luận Mácxít và Chủ nghĩa Mác- Lê nin một cách bài bản và khoa học vào Việt Nam, Đặng Thai Mai – nhà văn hóa theo khuynh hướng vô sản, Nguyễn Khánh Toàn – nhà hoạt động cách mạng vô sản xuất sắc, người đặt nền móng cho nền giáo dục cách mạng, Võ Nguyễn Giáp – người sáng lập và tổ chức Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, tiền thân của Quân đội 112 Việt Nam, đại tướng nắm vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh vũ trang giành chính quyền và chống ngoại xâm của dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng... Có thể nói, các trí thức của Đại học Đông Dương đã tích cực tham gia vào phong trào đấu tranh của toàn dân. Họ tiếp nhận và bộc lộ nhiều khuynh hướng chính trị khác nhau, đồng thời tham gia vào đầy đủ các khuynh hướng đấu tranh của Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nhiều người trong số họ trở thành lãnh tụ của các phong trào yêu nước đại diện cho các khuynh hướng cách mạng. Được trang bị đầy đủ, chuyên sâu vốn tri thức phương Tây làm phương pháp tư duy, nghề nghiệp và quan trọng hơn là phương pháp và tư tưởng cách mạng, quân sự tiến bộ, ưu việt của phương Tây; được hun đúc lòng yêu nước, ý chí quyết tâm lật đổ ách thống trị của thực dân giành độc lập dân tộc từ truyền thống và trong phong trào yêu nước đang sôi sục khắp cả nước lúc đó, nhiều trí thức đào tạo từ Đại học Đông Dương đã trở thành những người con ưu tú của dân tộc. Đồng thời, môi trường tập trung của trường đại học là điều kiện thuận lợi để tuyên truyền các tư tưởng và tập hợp các hành động cách mạng. Người Pháp cũng từng lo lắng chính những trí thức mà họ dày công đào tạo sẽ là người cầm vũ khí dẫn đầu cuộc đấu tranh chống lại họ, và việc phát triển nhanh chóng tầng lớp trí thức này sẽ làm cho sự thống trị của người Pháp ở Việt Nam mau chóng kết thúc. Trí thức Việt Nam được đào tạo từ trường đại học Pháp đã góp phần làm cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng; đan xen nhiều luồng tư tưởng cách mạng với sự tham gia của nhiều tổ chức, nhiều hoạt động cách mạng theo khuynh hướng chính trị khác nhau. Nhiều nhà hoạt động chính trị tài ba được đào tạo từ Đại học Đông Dương như Nguyễn Khánh Toàn, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai, Phan Anh, Vũ Đình Hòe... Với vốn tri thức dày dặn, họ đến với phong trào cách 113 mạng bằng lòng yêu nước sôi nổi, và thái độ đầy tích cực với cách mạng, với vận mệnh dân tộc. Họ là lực lượng quan trọng làm nên Cách mạng tháng Tám năm 1945. Hay nói cách khác, đội ngũ trí thức này chính là bộ óc của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Khi Việt Minh lên nắm quyền sau Cách mạng tháng Tám 1945, phần lớn đội ngũ trí thức, dù theo các đảng phái, các quan điểm chính trị khác nhau, đều sẵn sàng tập hợp dưới lá cờ của Việt Minh, bởi tiếng gọi của lòng yêu nước, của dân tộc. Tham gia nhiệt huyết vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, giới trí thức cũng không tránh khỏi những hi sinh, mất mát, trong đó có những khúc quanh của lịch sử khá bi thương. Về một mặt nào đó, lời nhận xét của nhà sử học người Pháp P.Devillers cũng có ý nghĩa nhất định: “Lịch sử đã chứng minh rằng nó được làm ra bởi một thiểu số người, đó là giai cấp trí thức; và rút lại, cái bi kịch đều xoay quanh giai cấp trí thức” [41;54], [31]. Tiểu kết Chương 3 trình bày về sự hình thành đội ngũ trí thức Việt Nam từ trường đại học Pháp thời thuộc địa. Đội ngũ trí thức này đã hòa vào dòng chảy chung của nền học vấn Việt Nam bằng một con đường mới mẻ: con đường hiện đại hóa ảnh hưởng bởi phương Tây. Xét về mặt cơ cấu, đội ngũ trí thức được đào tạo từ trường đại học Pháp không nhiều vì năm có số sinh viên cao nhất của Đại học Đông Dương cũng chỉ 1.000 người, chưa kể nhiều năm hoạt động của trường bị gián đoạn hoặc bị ảnh hưởng bởi tình hình chính trị, kinh tế, xã hội. Đây là những người tiên phong trong công cuộc hiện đại hóa đất nước, họ là một trong số ít người được tiếp thu một cách trực tiếp, bài bản vốn tri thức khoa học phương Tây từ trường đại học Pháp. Họ cũng là những người đi đầu trong việc đưa khoa học công nghệ hiện đại ứng dụng vào các lĩnh vực xã hội, là người đại diện cho hàng loạt các nghề nghiệp mới ở nước ta đầu thế kỷ XX. Kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc, trí thức, sinh viên của Đại học Đông Dương tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh giải phóng dân 114 tộc, là lực lượng đi đầu trong truyền bá tư tưởng mới, khuynh hướng chính trị mới, tham gia trong các đảng phái chính trị và đóng góp tích cực vào thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 giành độc lập cho đất nước. 115 KẾT LUẬN Hệ thống giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam có vị trí quan trọng trong nền giáo dục hiện đại Việt Nam thời thuộc địa. Ngoài nhiệm vụ phục vụ cho công cuộc thực dân của người Pháp được đặt ra ngay từ đầu khi chính quyền Pháp đầu tư xây dựng giáo dục đại học ở Việt Nam, thì trong 39 năm hoạt động (1906-1945), nhà trường đại học Pháp đã đào tạo được một đội ngũ trí thức có trình độ cao đóng vai trò quan trọng trong cuộc hiện đại hóa Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nền giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam thời thuộc địa phát triển qua 3 giai đoạn lớn. Từ năm 1906-1908: thời kỳ xác lập mô hình giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam. Khoảng thời gian từ 1908-1917 là thời kỳ Đại học Đông Dương ngừng hoạt động với tư cách là một đại học đa ngành, chỉ có một số trường thành viên được thành lập trong giai đoạn trước vẫn duy trì hoạt động, nhưng cầm chừng và thu hẹp trong khuôn khổ của từng trường nhỏ. Giai đoạn 1917-1929 đánh dấu sự hoạt động trở lại của Đại học Đông Dương với tư cách là trường đại học đa ngành bắt đầu từ Nghị định ngày 25/12/1918 của Toàn quyền A. Sarraut. Từ năm 1930 đến năm 1945, Đại học Đông Dương hoạt động tương đối ổn định, nhiều trường đại học thành viên như trường Y và trường Luật được xây dựng theo mô hình trường đại học chính quốc và được công nhận ngang bằng về mặt học thuật. Đây là giai đoạn mà nền đại học Việt Nam thực sự mang dáng dấp của nền đại học hiện đại. Nửa đầu thế kỷ XX là thời kỳ xác lập nền giáo dục đại học hiện đại ở Việt Nam trong điều kiện thuộc địa. Nó được phát triển dưới sự chi phối và ảnh hưởng mạnh mẽ của mô hình giáo dục đại học phương Tây. Điều đó cho phép nền giáo dục đại học Việt Nam nhanh chóng hội nhập quốc tế. Bộ Học chính Tổng quy ra đời năm 1917 với tư cách như một văn bản thi hành luật giáo dục đại học ở Việt Nam. Ảnh hưởng của Bộ Học chính Tổng quy rất rõ nét trong lịch sử giáo dục đại học ở Việt Nam từ năm 1917- 116 1945. Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay, 95 năm sau, nước ta mới có Luật Giáo dục đại học, được ban hành vào ngày 18/6/2012, và mô hình giáo dục đại học của nước ta còn rất nhiều bất cập. Tuy bị chi phối bởi những mưu đồ thực dân và bị hạn chế bởi hoàn cảnh chính trị kinh tế xã hội của đất nước lúc đó, nhưng việc ra đời và phát triển mô hình giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam thực sự có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý cho giáo dục đại học nước ta hiện nay về mô hình cũng như phương thức đào tạo và sự hội nhập quốc tế. Hệ thống giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam thời Pháp thuộc nói riêng và nền giáo dục Pháp – Việt nói chung đều xuất phát từ mục đích ban đầu là muốn tạo ra một tầng lớp Tây học, chịu ảnh hưởng của tư tưởng phương Tây. Thực dân Pháp muốn xác lập ảnh hưởng tuyệt đối về chính trị, văn hóa, tư tưởng thông qua việc đào tạo lớp trí thức này. Các chương trình đào tạo của Đại học Đông Dương ở Việt Nam thời thuộc địa mô phỏng mô hình đào tạo đại học ở Pháp, nhưng bị cắt xén. Từ những năm 20 của thế kỷ XX, những trường này được nâng dần chất lượng nhưng quy mô vẫn bé nhỏ và không vững chắc, hay nói cách khác, sự tồn tại còn phụ thuộc rất lớn vào chính sách của chính quyền thực dân. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 ảnh hưởng nặng nề lên hoạt động của các trường cao đẳng đại học, khiến nhà nước thực dân không thể phân bổ công việc cho toàn bộ số sinh viên tốt nghiệp cao đẳng đại học tới các cơ quan chính quyền. Thất nghiệp đã trở thành vấn nạn, dẫn đến số lượng sinh viên các trường đại học giảm đáng kể, và nhiều trường mở ra nhưng hoạt động cầm chừng. Tuy nhiên, nhờ được đào tạo và hấp thụ các tư tưởng học thuật tiên tiến lúc đó, nhiều trí thức thuộc Đại học Đông Dương sau này đã trở thành những tài năng văn hóa nghệ thuật xuất sắc như Nguyễn Phan Chánh, Hoàng Ngọc Phách, Dương Quảng Hàm, Phạm Duy, Văn Cao... Những trí thức này đã tham gia tích cực, là lực lượng đi đầu trong cuộc hiện đại hóa nền văn hóa nghệ thuật nước nhà. 117 Nhiều sinh viên của Đại học Đông Dương, trong đó có những sinh viên xuất sắc nhất, xuất thân từ các gia đình từng có “cừu thù” với thực dân đã trở thành những nhà chính trị tài ba như Nguyễn Khánh Toàn, Võ Nguyên Giáp, nhà văn Đặng Thai Mai... rồi đến Phan Anh, Vũ Đình Hòe... Họ đến với phong trào cách mạng bằng lòng yêu nước sôi nổi, và thái độ đầy tích cực với cách mạng, với vận mệnh dân tộc. Cách mạng tháng Tám dưới sự lãnh đạo của Việt Minh giành thắng lợi, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Các trí thức Việt Nam dù theo các đảng phái khác nhau đều hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ nước Việt Nam mới. Họ sẵn sàng lao mình vào cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ, gian khổ của dân tộc ngay sau đó, từ bỏ mọi điều kiện của cuộc sống trung lưu trước kia, để hòa nhập vào cuộc sống thiếu thốn của quần chúng, chấp nhận những khó khăn, gian khổ, ác liệt, giữa sự sống và cái chết của cuộc chiến. Đó là phẩm chất quý báu sẵn sàng tiếp nhận, học hỏi những cái mới, tiến bộ, sẵn sàng lột xác khỏi cái vỏ ngoài đã già nua, lỗi thời, để thay cho mình bộ cánh Tây học và tinh thần dân tộc của người trí thức Việt Nam. 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo đệ trình Toàn quyền Đông Dương ngày 30-3-1925. 2. Công báo Đông Dương thuộc Pháp, 11 tháng 6 năm 1906. 3. De La Brose, La Tradition et l’enseignement indigène, Hà Nội, 1906. 4. Đào Duy Anh, Hồi ký: Nhớ nghĩ chiều hôm, Nxb. Trẻ, Tp.HCM, 1989. 5. Đào Thị Diến, Bản tin Đại học Quốc gia Hà Nội, số 180. 6. Đào Thị Diến, “Quá trình xây dựng Đại học Đông Dương (19061945)”, Xưa và nay, số 259, 2006. 7. Đặng Thai Mai, Hồi ký, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2001. 8. Đặng Thị Vân Chi, Vấn đề phụ nữ trên báo chí tiếng Việt trước năm 1945, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008. 9. Đặng Thị Vân Chi, Sự hình thành đội ngũ nữ trí thức ở Việt Nam trước năm 1945, Hà Nội, 2012. 10. Đinh Gia Trinh, Sự hoài vọng của lý trí, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1997. 11. Đinh Xuân Lâm, “Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương, nơi đào tạo các nhà giáo dục và nghiên cứu văn hóa dân tộc lỗi lạc”, trong Kỷ yếu Hội thảo 100 năm nghiên cứu và đào tạo ngành khoa học xã hội và nhân văn, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2006. 12. Đông Pháp, “Sự giả trá của trường Đại học Đông Pháp”, ngày 26 tháng 4 năm 1926. 13. Đông Pháp, “Việc bãi khóa ở trường Bảo hộ”, ngày 22 tháng 4 năm 1926. 14. Đỗ Quang Hưng, Giáo trình Tiếp xúc ngôn ngữ văn hóa Đông Tây, Khoa Lịch sử, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 2010. 15. Đỗ Quang Hưng, Lịch sử báo chí Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, H, 2001. 16. Gourdon, L’enseignement des indigènes en Indochine, Paris 1910. 17. G. Taboulet, La Geste Francaise en Indochine, Paris, 1956. 119 18. Gail Kelly, “The Myth of Educational Planning: The Case of the Indochinese University, 1906-1938”, NewYork, 2000. 19. Huy Cận, Hồi ký song đôi, Tập 2, Những năm đi học, làm thơ, hoạt động cách mạng, Nxb. Thanh niên, H, 2003. 20. Lê Văn Giạng, Lịch sử giản lược hơn 1000 năm nền giáo dục Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003. 21. Marty L, Contribution à l’historie des mouvements politiques de l’Indochine Francaise, Hà Nội, 1933, bản dịch của Long Điền in trên Tạp chí Sử Địa, Sài Gòn, số 6, năm 1967, tr.105-106. 22. “Một bài diễn thuyết của quan Toàn quyền Saurraut”, Nam Phong, số 2, tháng 7 năm 1917. 23. Ngô Đức Thọ, Các nhà khoa bảng Việt Nam (1075-1919), Nxb Văn học, Hà Nội, 1993. 24. Nguyễn Đăng Tiến, Lịch sử giáo dục Việt Nam trước Cách mạng tháng 8-1945, Nxb. Giáo dục, H, 1996. 25. Nguyễn Hiến Lê, Đông Kinh nghĩa thục, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2002. 26. Nguyễn Hiến Lê, Hồi ký, Nxb. Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2002. 27. Nguyễn Mạnh Tường, Lý luận giáo dục Châu Âu: Từ É rasme tới Rousseau thế kỷ XVI, XVII, XVIII, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994. 28. Nguyễn Q. Thắng, Khoa cử và giáo dục Việt Nam, Nxb. Văn hóa, 1993. 29. Nguyễn Văn Khánh, Một số vấn đề về trí thức Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2001. 30. Nguyễn Văn Khánh (chủ biên). Kỷ yếu Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam: Lịch sử, thực trạng và giải pháp, Hà Nội, 2011. 120 31. Nguyễn Văn Khánh, Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước, Nxb. Thông tấn, Hà Nội, 2004. 32. Nguyễn Văn Thành, Sự giáo dục và thi cử qua các thời đại ở Việt Nam, xem website: http://www.ninh-hoa.com/bkThuyNguyen_GiaoDucvaThiCu-1.htm, cập nhật ngày 10/5/2013. 33. Nguyễn Vỹ, Văn thi sĩ tiền chiến: Chứng dẫn một thời đại, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2007. 34. Phan Đại Doãn, Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998. 35. Phan Trọng Báu, Giáo dục Việt Nam thời cận đại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994. 36. Phan Trọng Báu, “Nhìn lại hai cuộc cải cách giáo dục (1906-1907) ở Việt Nam đầu thế kỷ XX”, 100 năm Đông Kinh nghĩa thục và công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2008. 37. Phạm Duy, Hồi ký, 4 tập, xem website http://www.e-thuvien.com 38. Phạm Hồng Tung, Nội các Trần Trọng Kim: bản chất, vai trò và vị trí lịch sử, Nxb. Chính trị quốc gia, H, 2010. 39. Phạm Hồng Tung, Lược khảo kinh nghiệm phát triển, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008. 40. Phạm Quỳnh, “Trường Đại học”, Nam Phong số 3, tháng 7 năm 1917. 41. Philippe Devillers, L’Histoire du Vietnam de 1940 à 1952, Ed Du Seuil, Paris, 1952. 42. Sơ lược lịch sử phát triển nền Luật học Việt Nam thời Pháp thuộc và miền Nam Việt Nam trước đây. Xem http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=62&News=2646&CategoryI D=3 43. Thanh Nghị, “Trường Cao đẳng Đông Dương – hiện tại và tương lai”, tháng 11 năm 1941. 121 44. Trần Kim Đỉnh (chủ trì), Đề tài nghiên cứu cơ bản về Đại học Đông Dương, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. 45. Trần Huy Liệu, Hồi ký, Nxb. Khoa học xã hội, H, 1991. 46. Trần Huy Liệu, Văn Tạo, Nguyễn Lương Bích, Thời kỳ Mặt trận bình dân (bằng tiếng Việt), Hà Nội, 1956. 47. Trần Thị Phương Hoa, Giáo dục Pháp-Việt ở Bắc Kỳ (1884-1945), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2012. 48. Trần Thị Phương Hoa, “Indochinese University – a Breakup with the past”, International Conference: Internationalization of Higher education: North – South Perspectives, Hanoi, 20/7/2012. 49. Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Hồi ký, Nxb. Vĩnh Sơn, Sài Gòn, 1969. 50. Trần Viết Nghĩa, Trí thức Việt Nam đối diện với văn minh phương Tây thời Pháp thuộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2012. 51. Trịnh Văn Thảo, Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1954): nghiên cứu lịch sử xã hội, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2013. 52. Trịnh Văn Thảo, Nhà trường Pháp ở Đông Dương, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2009. 53. Trung Bắc tân văn, “Bổ dụng nhân tài. Danh sách các vị giáo sư mới được bổ vào ngạch Học chính Đông Dương”, ngày 13 tháng 9 năm 1935. 54. Trung bắc tân văn, “Các trường học đã gần đến kỳ khai giảng”, ngày 28 tháng 8 năm 1932. 55. Trung Bắc tân văn, “Kinh tế khủng hoảng với cái nạn tự sát”, ngày 26 tháng 8 năm 1933. 56. Trung Bắc tân văn số ngày 18 tháng 10 năm 1933. 57. Trung Bắc tân văn chủ nhật, “Việc lập trường Cao đẳng Khoa học Đông Dương lúc này là rất hợp thời”, ngày 31 tháng 8 năm 1941. 58. Trường Mỹ thuật Đông Dương. Xem http://mythuatvietnam.edu.vn/index.php/lch-s/trung-m-thut-dong-duong 122 59. Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Hà Nội, 2011. 60. Vũ Đình Hòe, Hồi ký Thanh Nghị, Nxb. Văn học, H, 1995. 61. Vũ Đình Hòe, Thuở lập thân, Nxb. Trẻ, HCM, 2012. 62. Vũ Ngọc Khánh, Tìm hiểu nền giáo dục Việt Nam trước 1945, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1985. 63. Vũ Ngọc Phan, Nhà văn hiện đại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1989. 64. Vũ Khiêu, Trí thức Việt Nam thời xưa, Nxb Thuận Hóa, 2006. 65. Vương Kiến Huy, Dịch Học Kim, Tinh hoa tri thức văn hóa Trung Quốc, Nxb. Thế giới, 2004. 66. Vương Hồng Sển, Hơn nửa đời hư, Nxb. Trẻ, Tp.HCM, 1999. 67. 100 chân dung một thế kỷ Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006. 68. 100 năm Đông Kinh nghĩa thục và công cuộc cải cách giáo dục ở Việt Nam hiện nay, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2007. 69. http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=62&News=2646&Cat egoryID=3, cập nhật ngày 10/7/2012 70. http://www.buithanhphuong.com/tulieu/mythuatdongduong/enter.htm l, cập nhật 10/7/2012 71. http://mythuatvietnam.edu.vn/index.php/lch-s/trung-m-thut-dongduong?showall=&start=1, cập nhật ngày 10/7/2012. 123 PHỤ LỤC 124 PHỤ LỤC 1 NỘI QUY TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG DƢƠNG (do Tổng Giám đốc Học chính H. Gourdon ký ngày 12/10/1907) PHỤ LỤC 2 SƠ LƢỢC TIỂU SỬ TRÍ THỨC VIỆT NAM HỌC TẠI ĐẠI HỌC ĐÔNG DƢƠNG TT Họ và tên Năm sinh, mất 1 Nguyễn Văn Thinh 18881947 2 Nguyễn Mạnh Bảo 1911 3 Phan Văn 1906Chánh 1945 4 Cù Huy Cận 19192005 Nơi sinh Xuất thân Đặc điểm về sự nghiệp văn chƣơng và hoạt động chính trị Nam Kì Con trai học Y Bác sĩ đại Tự sát, tác điền khoa diện cho các giả nhiều chủ Hà Nội, chủ điền công trình sau học trang lớn Y khoa Y khoa Nam Kì tại nhiệt đới nội trí Hội đồng Paris thực dân, Bộ trưởng nền Cộng hòa tự trị Nam Kì Bắc Văn Tốt Viết văn, Tác giả Giang thân nghiệp cựu Bộ Dịch Kinh khoa trưởng tân khảo Kiến chính quyền (1957trúc, Ngô Đình 1958), Đại Đại học Diệm Đồng Đông thuyết Dương (1951) (1936) Biên Con Học Y Cộng tác Hòa viên khoa với Tạ Thu chức Hà Nội Thâu hành dang dở LaLute. chính do bị thực trục dân. xuất vì lý do chính trị. Hà Tĩnh Văn Tốt Nhà thơ, Tác giả thân nghiệp chiến sĩ Lửa thiêng Trình độ học vấn Nghề nghiệp, chức vụ trường Canh nông, Đại học Đông Dương 5 Vũ Hoàng Chương 6 cách mạng, cựu Bộ trưởng Bộ Văn hóa chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Học Giảng dạy Luật trung học và (1938), là nhà thơ và Toán lãng mạn Nam Định Văn thân Vi Huyền 1899Đắc 1976 Hải Phòng Hán học, tốt nghiệp Mỹ thuật Đông Dương Làm nhiều nghề, sau làm biên kịch. 7 Hoàng Đạo Nguyễn Tường Long 19071948 Hải Dương Cha là chủ hãng, mẹ sinh ra trong gia đình văn thân Con thứ tư gia đình viên chức Học Luật tại Hà Nội, đỗ bằng cử nhân Tham tán Lục sự tại Tòa Hà Nội. 8 Nguyễn Minh Duệ 19161947 Tân An Con nho sĩ canh tân Tốt nghiệp Cao đẳng Thương mại. Làm báo, dạy học, xuất bản (Tự lực văn đoàn) và làm chính trị (Việt Nam quốc dân đảng, Đại Việt). Bị giam 19401943, trốn sang Trung Quốc và mất vì bệnh tim. Lãnh đạo công ty Liên Thành 19161976 1940. Tác giả: Thơ say (1940), Mây 1943, Vân muội 1944 Tác giả Kinh Kha (1937), Kim Tiền (1959). Tác giả: Mười điều tâm niệm (1938), Bùn lầy nước đọng (1939), con đường sáng (1940). Hi sinh khi rơi vào phục kích của quân đội Pháp trong khi làm nhiệm vụ. 9 Dương Quảng Hàm 18981946 Hưng Yên Văn thân Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Đại học Đông Dương. Học Luật Dạy trung học và phê bình văn học TG: Việt Nam văn học sử yếu. 10 Võ Nguyên Giáp 1910 Quảng Bình Văn thân Dạy Lịch sử tại trường Thăng Long. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng trong chiến tranh VN 1945-1975. Văn thân Trường Công chính. Cao đẳng triết học Sorbon ne. Dạy tư, thành viên Trosky của La Lute. Vĩnh Yên Nông dân Dạy học, lãnh đạo Việt Nam Quốc dân Đảng Văn Lang, Thái Con nho sĩ làm Chuyên ngành Thương mại của Đại học Đông Dương. Học Luật Tác giả các tác phẩm quan trọng về chiến tranh của dân tộc (Chiến tranh nhân dân, Quân đội nhân dân) TG Biện chứng pháp (1941), Phật giáo triết học (1941), Vương Dương Minh (1941), Nỗi lòng Đồ Chiểu (1957). Bị xử tử trong khởi nghĩa Yên Bái. 11 Phan Văn 1902Hùm 1945 Gia Định 12 Nguyễn Thái Học 19021930 13 Nguyễn Tiến Lãng 19101980. Thư ký của Hoàng hậu Nam TG: Tình xưa (1932), Tiếng ngày Nguyên/ quan Hà Đông Phương. Cộng tác với Hữu Thanh, Annam tạp chí, Nam phong, Đuốc Nhà Nam Trung Nhà báo, học nhà văn của Albert Tự lực văn Sarraut, đoàn. học Cao đẳng Canh nông một thời gian. Học Y Soạn kịch, sau viết báo. chuyển Sáng lập sang Hoa Quỳnh học và kịch xã, tốt Sông Hồng nghiệp kịch xã. Cao đẳng Canh nông Cao Viên chức, đẳng viết văn, Công xuất bản. chính. Cộng tác với tạp chí Tân Việt Nam (1945), Bách Khoa, Đại học. 14 Thạch Lam Nguyễn Tường Lân. 19091943 Hải Dương Con viên chức 15 Vũ Khắc Khoan 19171986 Hà Nội Văn thân 16 Nguyễn Hiến Lê 19121984 Hà Nội Văn thân 17 Vũ Đình Long 18961960 Thanh Oai, Hà Con chủ Cao thầu đẳng Y Dạy học, soạn kịch, xanh (1939). TG: Sợi tóc, Nắng trong vườn. TG: Giao thừa (1951), Thần Tháp Rùa (1958), Thành Cát Tư Hãn (1962). TG: Đại cương văn hóa sử Trung Quốc (19551956), Hương sắc trong vườn (1962). TG: chén thuốc độc Nội 18 Dương 1904Bạch Mai 1964 Bà Rịa Con điền chủ 19 Thế Lữ Nguyễn Thứ Lễ 19071989 Phù Đổng, Tiên Du, Bắc Ninh Con viên chức nhỏ 20 Nguyễn Triệu Luật 1946 Bắc Ninh Văn thân 21 Trần Đình Nam 18981972 Huế (Quảng Nam) Văn thân 22 Đặng Thai Mai 19021985 Lương Điền, Nghệ An Văn thân – Dược giám đốc Tân Dân. Trường Thương mại. Sang Pháp, sang Matxco va học Đại học phương Đông. Trường Mỹ thuật Về Việt Nam dạy học, thành viên La Lute. Thành viên Tự lực văn đoàn, hoạt động sân khấu. (1921), toàn án lương tâm, đàn bà mới. TG: Mấy vần thơ (1935), Trại Bồ Tùng Linh (1941). Cao Giảng dạy, Thành viên đẳng Sư văn sĩ nhóm Việt Nam phạm Tân Dân Quốc dân Hà Nội Đảng. TG: Bà Chúa Chè Tốt Bác sĩ, Cộng tác nghiệp chiến sĩ dân với tạp chí Y khoa tộc chủ Nam Hà Nội nghĩa theo Phong xu hướng của Phan Bội Châu, Bộ trưởng Nội các Trần Trọng Kim Cao Dạy trường Uyên thâm đẳng Sư Quốc học trong đào phạm Huế, Trung tạo theo Hà Nội học Thăng chủ nghĩa Long, Bộ Marx và trưởng Bộ Giáo dục Chính phủ Hồ Chí Minh 23 Hoàng Như Mai 1918 Hà Nội 24 Tương Phố Đỗ Thị Đàm 18981973 Lạng Sơn 25 Nguyễn Nhược Pháp 19141938 26 Hoàng Ngọc Phách 18961973 27 Nguyễn An Ninh 19001943 Văn thân Học Giảng viên Luật Hà khoa Văn Nội đại học Tốt Nhà thơ nghiệp trường Sư phạm Nữ sinh Hà Nội Con nhà Học Cộng tác báo Luật với nhiều Nguyễn tạp chí: Văn Đông Vĩnh Dương tạp chí, Hà Nội báo, Tinh Hoa Đức Cha là Tốt Giảng dạy Thọ, Hà chiến sĩ nghiệp (Hiệu Tĩnh cảm Cao trưởng tình đẳng Sư trường phong phạm ĐHSPHN) trào Cần vương Lương Con Học Sáng lập và Hưng, nho sĩ Luật tại viết báo La Chợ tân thời Hà Nội cloche fêlée văn học Trung Quốc. TG: Lôi Vũ (1946), Văn học khái luận (1944), Lỗ Tấn (1944) Nhà soạn kịch, trước chiến tranh cộng tác với tạp chí Hàn Thuyên. TG: Tiếng trống Hà Hồi (1951) TG: Giọt lệ thu (1923), Mưa gió sông Tương (1960) TG: Ngày xưa TG: Tố tâm Mất tại nhà tù Côn Đảo. Lớn sau đó tại Paris 28 Nguyễn Đức Quỳnh 19091974 Hưng Yên 29 Huỳnh Văn Phương 19061945 Mỹ Tho Con điền chủ 30 Lê Văn Siêu 19111995 Hà Nội Không rõ 31 Nguyễn Văn Tâm 18951990 Tây Ninh Bình dân (buôn Không rõ Trường Canh nông Dạy tư và viết báo: Khoa học tạp chí, Tiếng trẻ, Thời thế, Quốc gia... Học Luật tại Pháp. Bị trục xuất sau các sự kiện khởi nghĩa Yên Bái. Đạt bằng Cử nhân tại Hà Nội Trường Công chính (Hà Nội) Dạy tư, tham gia nhóm Trosky (Nhóm La Lutte) Luật (Đại học Dạy học, Đốc phủ sứ thực dân, Viên chức TG: Nước Pháp tại Đông Dương Thành viên sáng lập nhóm Hàn Thuyên. TG: Thằng Cu So (1941), Thằng Phượng (1941), Thằng Kinh (1942) TG: Đồng bạc và giai cấp công nhân (1935), Công nhân vận động (1937) Thành viên nhóm Hàn Thuyên. TG: Tương lai kỹ nghệ Việt Nam, Luân lí thực nghiệp. Đại diện cho tầng lớp tư sản bán) 32 Nghiêm Toản 19071975 Nam Định Không rõ 33 Nguyễn Huy Tưởng 19121960 Từ Sơn, Trung Bắc lưu Ninh Đông đứng đầu Dương) chính phủ Bảo Đại từ 1952-1953 Cao Giảng dạy đẳng Sư tại khoa Văn phạm Đại học Sài Hà Nội gòn Cao đẳng Hà Nội Nhà văn thân Pháp Nam Kỳ. TG: Việt Nam văn sử trích yếu (1949), Thi văn Việt Nam (cùng Xuân Hãn) (1951) Cộng tác với Tri Tân (19441945) TG: Bắc Sơn Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Trịnh Văn Thảo, Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1954): nghiên cứu lịch sử xã hội, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2013. [...]... Việt Nam thời thuộc địa gồm có bố cục 3 chương cụ thể như sau: Chương 1: Đại học Đông Dương và sự ra đời của giáo dục đại học ở Việt Nam thời thuộc địa Chương 2: Hoạt động của Đại học Đông Dương (1917-1945) Chương 3: Đại học Đông Dương với sự hình thành tầng lớp trí thức Việt Nam thời thuộc địa 7 CHƢƠNG 1 ĐẠI HỌC ĐÔNG DƢƠNG VÀ SỰ RA ĐỜI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC PHÁP Ở VIỆT NAM THỜI THUỘC ĐỊA 1.1 Nhu cầu thành. .. trƣờng đại học ở Việt Nam thời thuộc địa Sự ra đời của Đại học Đông Dương năm 1906 đã mở đầu cho nền giáo dục đại học hiện đại Việt Nam Hoạt động ngắn ngủi của Đại học Đông Dương vẻn vẹn 1 năm đã khiến nhiều nhà nghiên cứu đặt câu hỏi: Đại học Đông Dương ra đời năm 1906 có thực sự nằm trong nhu cầu phải thành lập 1 trường đại học hiện đại ở Việt Nam lúc đó hay không? Và những ai đã tham góp vào sự ra... dục đại học Pháp ở Việt Nam đầu thế kỷ XX và vai trò của nó đối với sự hình thành tầng lớp trí thức Việt Nam thời thuộc địa Từ những nỗ lực đó, học viên mong muốn thực hiện nhiệm vụ mà đề tài đặt ra là bổ sung vào những khoảng trống trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam thời Pháp thuộc Trên cơ sở phác dựng lại hình ảnh và hoạt động của Đại học Đông Dương cùng các trường cao đẳng, đại học trực thuộc, ... liền với Đại học Đông Dương theo đúng mô hình giáo dục đại học Pháp Năm 1908, khi Đại học Đông Dương đột ngột đình giảng với tư cách một trường đại học đa ngành, trừ một số trường cao đẳng trực thuộc vẫn tiếp tục hoạt đông, thì mọi học liệu của đại học này cũng như hệ thống nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật đều được chuyển về trực thuộc Viện Viễn Đông Bác Cổ Sự gắn kết của Viện Viễn Đông Bác Cổ và Đại học. .. Việt Nam đầu thế kỷ XX, được người Pháp mang đến, dựa trên cơ sở mô phỏng mô hình giáo dục đại học Pháp kết hợp với điều kiện cụ thể ở thuộc địa và sự phù hợp với chính sách thực dân Có thể nói, Đại học Đông Dương là đại diện đầy đủ, sinh động nhất của nền giáo dục đại học Pháp ở Việt Nam thời thuộc địa Sự ra đời, tồn tại của trường đại học này thể hiện cụ thể trong hoạt động của những trường đại học, ... trò của Đại học Đông Dương với sự hình thành tầng lớp trí thức Việt Nam thời thuộc địa và vị trí của Trường trong cuộc hiện đại hóa ở Việt Nam đầu thế kỷ XX 6 Thứ ba, trong luận văn này, chúng tôi muốn góp phần nhỏ bé vào việc cung cấp các kinh nghiệm lịch sử cho công cuộc cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay Tóm lại, luận văn cung cấp cái nhìn đầy đủ, chi tiết hơn về nguyên nhân sự ra đời... Đại học Đông Dương là một trung tâm giảng dạy giáo dục đại học đỉnh cao của học vấn ở Đông Dương, đáp ứng các nhu cầu kinh tế và hành chính của thuộc địa trong các ban kỹ thuật sẽ cố gắng hướng dẫn tinh thần khoa học và những phương pháp học tập và nghiên cứu hiện đại Như vậy, với Nghị định 1514a và sự ra đời Đại học Đông Dương, trường đại học đa ngành đầu tiên của giáo dục Việt Nam hiện đại, mô hình. .. Bình Dương Ý đồ này được thể hiện trước hết ở việc 15 xây dựng Việt Nam trở thành trung tâm học thuật và nghiên cứu khoa học của khu vực Sự ra đời của Đại học Đông Dương, vai trò, vị trí của nó trong nền giáo dục Pháp - Việt thời thuộc Pháp, cho đến nay, vẫn tiếp tục được lý giải với nhiều ý kiến khác nhau Tuy nhiên, Đại học Đông Dương ra đời là mốc mở đầu cho sự xác lập mô hình giáo dục đại học hiện đại. .. về giáo dục đại học Việt Nam thời thuộc địa và các trí thức – sản phẩm được đào tạo từ nền giáo dục đại học đó, đồng thời tìm cách chỉ ra mối liên hệ giữa Đại học Đông Dương với cuộc hiện đại hóa ở Việt Nam đầu thế kỷ XX và làm rõ các trí thức được đào tạo từ Trường có vị trí như thế nào trong cuộc cách mạng văn hóa cũng như cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Với tinh thần khách quan khoa học, trong... tiếng nói về quá khứ khi có sự phân tích của nhà sử học 5 Đóng góp của đề tài Đề tài Đại học Đông Dương với sự hình thành tầng lớp trí thức Việt Nam thời thuộc địa có những đóng góp quan trọng sau: Thứ nhất, trình bày sự ra đời và quá trình hoạt động của Đại học Đông Dương từ năm 1906 đến năm 1945, chi tiết về tất cả các mặt hoạt động: chính sách giáo dục, tổ chức, chương trình học, phương pháp giảng dạy, ... ĐẠI HỌC ĐÔNG DƢƠNG VỚI SỰ HÌNH THÀNH TẦNG LỚP TRÍ THỨC VIỆT NAM THỜI THUỘC ĐỊA 81 3.1 Vài nét trí thức Việt Nam truyền thống 81 3.2 Đội ngũ trí thức Việt Nam hình thành từ Đại học Đông. .. động Đại học Đông Dương (1917-1945) Chương 3: Đại học Đông Dương với hình thành tầng lớp trí thức Việt Nam thời thuộc địa CHƢƠNG ĐẠI HỌC ĐÔNG DƢƠNG VÀ SỰ RA ĐỜI GIÁO DỤC ĐẠI HỌC PHÁP Ở VIỆT NAM THỜI... giáo dục đại học Pháp với hình thành tầng lớp trí thức Việt Nam thời thuộc địa gồm có bố cục chương cụ thể sau: Chương 1: Đại học Đông Dương đời giáo dục đại học Việt Nam thời thuộc địa Chương

Ngày đăng: 06/10/2015, 00:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w